BÀI NIỆM PHẬT

PHÁP–TẠNG PHẬT–GIÁO VIỆT NAM 

Bài: NIỆM PHẬT 

(Mỗi câu Danh Hiệu Phật niệm mười lần)

******** 

1-Nam Mô Đông-Độ Dược-Sư Lưu-Ly Quang Như-lai

2- Nam Mô Tây-Phương Cực-Lạc Thế-Giới A-Di-Đà Phật

3- Nam Mô Giáo-Chủ Hiện-Tại Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

4- Nam Mô Bảo-Tạng Phật

5- Nam Mô Tịnh-Vương-Phật

6- Nam Mô Pháp-Tạng Hội-Thượng Phật Bồ-Tát Ma-Ha-Tát

7- Nam Mô Đa-Bảo Như-Lai

8- Nam Mô Hiện-Thân Tỳ-Lô Giá-Na-Phật

9- Nam Mô Vô Thượng Di Lạc Tôn Phật

10- Nam Mô Tối-Thắng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát

11- Nam Mô Đại-Nhật Như-Lai Phật

12- Nam Mô Diệu-Âm Phật

13- Nam Mô Hộ-Pháp Bồ-Tát đồng-thanh tương-ứng nguyện

14- Nam Mô Chư-long thần chư Hộ-pháp Bồ-tát ma-ha-tát nguyện

 

TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN 

 

CHÚ Ý: Khi BẮT ĐẦU Tọa thiền, niệm:

“Nam-Mô Vô Thượng Di Lạc Tôn  Phật” (7 lần)
niệm rất chậm, hơi thở đều theo tâm niệm sau đó gắng xả tư tưởng…

GIÁO–PHÁP 

TẬP I 

4 DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG 

***********

ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG

***********

THỜI HAI

Sự tu hành theo Phật Đạo có nhiều lối và nhiều Pháp Môn. Tu lối nào hay pháp môn nào cũng chủ yếu về Tâm. Vậy Pháp Môn hay đường lối tu tập đều là PHƯƠNG TIỆN để phá mê-chấp đặng Giác Ngộ, nên tu lối nào cũng đặng, chỉ mau hoặc chậm mà thôi.

Tuy hiểu rằng: TỎ TÂM là GIÁC, mà làm thế nào để TÂM tỏ? Vì TÂM thì kinh KIM CANG có nói: “ƯNG VÔ SỞ-TRỤ NHI SANH KỲ 

TÂM”. Nghĩa là: TÂM không chỗ chỉ mới sanh TÂM. Như vậy, đã không chỗ chỉ, lấy chi để làm TÂM mà tu cho TỎ TÂM đến Giác Ngộ?

Vì sự khó ấy mà kẻ tu hành phải có đường lối hay Pháp Môn. Nơi đường lối hay Pháp Môn phải có vị TĂNG CHỦ hoặc Bậc

THIỆN TRÍ THỨC đã GIÁC NGỘ chỉ bày tu hành mới thành tựu cùng tỏ Tâm Giác-Ngộ. Nếu chẳng vậy: Thời tu cho có chứng tu, hay tu để cầu Phước. Vì sao? Vì đang MÊ tu bằng cách nào cũng vẫn trong thời Mê. Cũng như: Kẻ đang bị lạc đường không lối thoát, thì dù có dìu dẫn kẻ khác theo cùng với mình cho có bạn thôi, nó cũng không hơn kém. Do vậy, kẻ tu hành tối cần nương tựa theo PHÁP MÔN VÀ TĂNG-CHỦ THIỆN TRÍ THỨC đã Tỏ Ngộ mới mong CHÂN GIÁC.

5 Nếu theo PHÁP MÔN DUY NHẤT PHÁP TẠNG mà tu, thời
chung  gồm  tất  cả  CĂN  NGHIỆP  của  Chân  Tử  liền  dùng  ĐẠI

PHƯƠNG TIỆN chỉ bày. Chân Tử phải phát BỒ ĐỀ TÂM và Kiên
Dũng lập GIỚI ĐỊNH TUỆ, nhất tâm tu không ngừng nghĩ.

Lại nữa, kẻ tu cần phải sửa đổi để tạo lấy THIỆN CĂN cùng phải
chịu tất cả các thử thách khi THUẬN lúc NGHỊCH của thế gian hiện
hành để đặng Hiểu Biết thế nào là PHÁP. Nếu tỏ PHÁP liền đặng tỏ

TÂM, như vậy gọi là: NƯƠNG PHÁP TỎ-PHÁP, tức NGỘ PHÁP.
Những điểm chính yếu con đường tu theo PHÁP TẠNG NHƯ LAI

vậy.

Sự tu hành Pháp Môn PHÁP TẠNG Y Tôn-Chỉ PHẬT THỪA
DUY NHẤT, lại dùng ĐẠI PHƯƠNG TIỆN diễn nói:“PHẬT PHÁP 

BẤT LY THẾ GIAN GIÁC!”.

Tất cả các bậc tu từ lớn, nhỏ, trước, sau đều theo phương tiện
GIẢI THOÁT thôi. Đó chính là lấy TÂM tu TÂM, khi TỎ Tâm

TẠNG GIÁC. Nếu kẻ tu không lập pháp cho TẠNG GIÁC thì khó mà
thành tựu. Vì sao? Vì Trí Tuệ bị lầm các SỞ CHẤP nên TẠNG cách

biệt mà BỊ BIỆT. Đã bị biệt liền mắc miếu thành mê mờ. Lúc đã phát
Bồ Đề Tâm mà tu, trước tiên phải KIÊN DŨNG cho TẠNG GIÁC, lại

làm căn bản để con đường tu hành không ngừng. Cũng cần tu trên căn
bản GIỚI ĐỊNH TUỆ là mới Dung Thông cùng sự Quyết Định thành

tựu CHÁNH GIÁC.

Khi nương nhờ Quyết Định mà TÂM Ý đặng thuần túy đến Hiểu
Biết, và cũng có đôi chút Trí Tuệ suy ngẫm ấy để PHÁ CHẤP. Khi lần

lượt Phá Chấp sạch Lý liền đặng Tỏ Tâm. Đó cũng là mức tu thứ hai
căn bản duy nhất con đường tu PHÁP TẠNG, cũng là PHƯƠNG

PHÁP và TÔN CHỈ PHẬT THỪA, nó cũng là cầm đuốc TRÍ TUỆ soi
lần tới mà đi vậy.

6

Con đường DUY NHẤT là một lối tu Điều Hòa, không nặng
nhẹ bên nào. Vì vậy mà không mắc miếu thọ chấp, đến chốn VIÊN

DUNG TỊCH TỊNH, chẳng có TẬP KHÍ SANH TỬ. Lại nữa, kẻ tu
chớ nên chán nản tự dìm mình xuống thấp quá, cũng chớ nên tự

cao, tự nâng mình quá tầm hiểu biết.

Kinh DUY MA có câu: “Chớ nên cho mình là PHÀM PHU, cũng
chớ tưởng mình là THÁNH. Vì tưởng Phàm bị thối, tưởng Thánh bị

Tăng”. Do chỗ chấp đó mà tu bị nặng nhẹ không đều, khó Viên Dung
vào CHÂN GIÁC.

Về con đường đến Chân Giác nó thật là vi diệu, thường gần đối
với bậc ĐẠI CĂN THÙ THẮNG. Những Bậc ấy không có ảo vọng

xa xuôi, chỉ lấy HIỆN TẠI làm căn bản tu. Cũng như : Đạp gai lấy
gai mà lễ, hết gai liền hết nhức.

ĐỨC THẾ TÔN Ngài vẫn nói rất đơn giản như câu: BỊ LẦM NƠI
PHÁP HUYỄN HÓA, LẤY PHÁP HUYỄN MÀ TU, KHI HUYỄN

SẠCH HẾT TỨC LÀ NGỘ”. Như chúng ta lầm mê vì trót nhận
Huyễn Hóa là CHƠN, chẳng khác nào như kẻ đạp phải gai thời bị

nhức, lễ gai đặng thì liền hết nhức. Khi hết gai thì cũng không còn gai
để mà lễ. Nếu kẻ tu mà so như vậy chính là TU PHẬT.

Kẻ tu hành rất cần nơi cỗi giải các Chướng Nghiệp vặt mắc, đố
tật. Những NGHIỆP ấy làm cho Tâm Tham sinh ra sân hận nó lại làm

cho kẻ tu hành BỊ CHƯỚNG và cũng BỊ NGĂN trên hoàn cảnh Hành
Đạo cùng với Trí Tuệ không Thông Đạt đặng.

Kẻ tu mà kiên cố cỗi giải thì liền TÂM Ý rỗng rang, TRÍ TUỆ
mở. Cũng lại tu hành chớ nên vọng ước cao siêu một khi mà Tâm còn
ngăn cách mê mờ, lí bí, mà phải bị sa vào lối tu TƯỞNG VỌNG.

Những lối tu ấy rất nhiều kẻ bị mắc phải không thể nào đoạt đến
CHÂN LÝ, mà còn bị lầm tu trên ẤN TƯỞNG, lại còn Thụ Chấp con

đường tu PHẬT là vậy.

7

HIỂN GIÁO

Do sự lầm sai biệt ấy mà PHẬT mới nói để chỉ thẳng cho các
Chân Tử khỏi lầm, hoặc tu hành khỏi bị chìm đắm nơi Huyễn Pháp

mà mắc phải nơi Ấn Tưởng ấy.

Kinh KIM CANG có Bốn câu như sau:

NHẤT THIẾT HỮU VI PHÁP 
NHƯ MỘNG HUYỄN BÀO ẢNH 

NHƯ LỘ DIỆT NHƯ ĐIỂN 
ƯNG TÁC THỊ NHƯ QUÁN 

Nghĩa là tất cả các Pháp Hữu Vi đều là mộng không thực, như
hình bóng, như tia chớp, không thực có, nếu nhận lấy đều mù quáng.

Lời nói của Đức THÍCH CA Ngài thấy tỏ rõ chỗ lầm nhận vọng
cầu của chúng sanh trên con đường tu hành sai lạc ấy mà Ngài chỉ bày

thẳng, cốt để lại cho khỏi lầm, cho tất cả kẻ tu đặng đến CHÂN GIÁC.

Vậy kẻ tu nên thận trọng, chớ nên thọ chấp các Huyển Hóa mà
nhận lãnh làm cho càng tu càng mê mờ thêm nữa, thà rằng đừng tu

còn hơn.

Bốn câu trên là một hồi chuông thức tỉnh Hộ Trì cho các Chân Tử
khi đã ngộ nhận lỡ thời mau gạt bỏ cầu tiến, chớ nên cầu mong phép

tài nhỏ mọn, nó có thể làm cho con đường TRI KIẾN bị ngăn.

PHẬT còn nói ra từng PHÁP MÔN để chứng minh lối tu sai hay
đúng như:

là Pháp Môn Hiểu Biết mà Ngộ.

VIÊN GIÁO     là sự Hiểu và sự làm tròn khắp mà Ngộ.
ĐỐN GIÁO      là tìm đặng Chơn Tánh tu mà Ngộ.

MẬT GIÁO      là tu Tự Biết mà Ngộ.
THÔNG GIÁO  là Phá Chấp tỏ rõ mà Ngộ.

TỊNH GIÁO     là dùng Công cho Tịch Tịnh mà Ngộ.

TIỆM GIÁO     là thủng thẳng tu không ngừng Nghĩ mà Ngộ.

8

Chớ chẳng bao giờ tìm thấy Kinh Sách nào PHẬT nói đến THẦN
THÔNG GIÁO hay PHÉP TÀI GIÁO. Nếu tu hành y theo các Pháp

Môn hay Tông Giáo trên mà tu thì đặng sự lợi ích khó nghĩ bàn.

Con đường PHÁP TẠNG là một con đường tùy thuận mỗi hoàn
cảnh, mỗi nghiệp căn của kẻ tu mà chỉ bày. Lại cũng tùy mỗi GIÁO

của mỗi Chân Tử ưa thích chỉ bày để mà tu.

Chung gồm tất cả các GIÁO trên của PHẬT dạy mà gom lại:
DUY NHẤT PHẬT THỪA, cũng gọi là Pháp Môn KHÔNG HAI. Nơi

PHÁP TẠNG LẬP pháp THIỀN TỌA để TỎ PHÁP tức là TỎ TÂM.

Đối với tình DUY NHẤT PHÁP TẠNG kẻ tu hành phải TIN
VÂNG KÍNH theo sự chỉ bày của TĂNG CHỦ và phải dẹp bỏ tất

cả LÝ CHƯỚNG để tu tập đến: SỰ LÝ KHÔNG CHƯỚNG đó là
con đường tu tỏ TÂM cùng khắp .

DUY  NHẤT  ĐẠI  PHƯƠNG  TIỆN  PHÁP  TẠNG  dụng  TIN
VÂNG KÍNH chỉ bày Quyết Định tu TRI KIẾN GIẢI THOÁT . Nếu

Tin Vâng Kính chẳng trọn khó thành tựu. Và BA ĐIỂM để cầu NHƯ LAI mà tu đến CHÂN GIÁC. Một là
THUẬN. Hai là HÀNH. Ba là DỤNG.

1 – THUẬN: Thuận nương vào Như Lai để cầu NHƯ LAI. Không lấy  SẮC  TƯỚNG  ÂM  THANH  mà  cầu.  Duy  nhất  chỉ  THUẬN DÒNG mà đặng.

2 – HÀNH: Hành với NHƯ LAI để cầu NHƯ LAI. Không lấy chỗ CÔNG ĐỨC mà cầu. Duy Nhất nương vào CÔNG ĐỨC NHƯ LAI chung cùng mà đặng.

3 – DỤNG: Dụng NHƯ LAI sẵn ĐỒNG DỤNG. Nguyện nương vào NHƯ LAI để cầu THUẬN NGHỊCH ĐỒNG SONG đặng CHÂN GIÁC.

9 TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

CHỨNG KÝ.#***$

GIÁO PHÁP 

Bài 1: VÔ THƯỜNG 

VÔ THƯỜNG tức là Không Thường, Vì luân chuyển vần xoay
thay đổi biến dời, khi có lúc không, khi còn lúc mất nên gọi là VÔ

THƯỜNG.

Tất cả Vũ Trụ đến Nhân Sinh muôn loài cùng vạn vật, từ HỮU
TRI đến VÔ TRI đều hứng chịu Vô Thường Pháp mà xuôi dòng theo

luật NHÂN QỦA ngăn thành giới hạn như: năm – Tháng – Ngày – Giờ
– Giây cùng Phút. Vì vậy nên tất cả đều nhịp nhàng qui định nơi

SANH DIỆT cùng DIỆT SANH bởi Sở Chấp in tuồng như thật.

Vô Thường là một sự mê mờ vì kiểm điểm, chớ thật ra vốn THỂ
TÁNH linh động, chẳng phải TỰ NHIÊN hay NHƯ NHIÊN mà có

nó, vì sẵn nó BẤT NHỊ, THƯỜNG CÒN, KHÔNG TĂNG, KHÔNG
GIẢM, bởi phân chia cùng qui định nhận xét nên nó thành hình Vô

Thường mà Thọ Chấp. Từ lúc Khởi Sanh đến khi Bị Diệt nhịp nhàng
thứ tự có Bốn Pháp : THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG trong Vô Thường

Pháp.

Lại nữa: Trót vướng mắc vào Vô Thường Pháp, trót bị xoay
chuyển nơi: THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG, do đó dù muốn hay không

cũng phải THỤ BÁO theo Pháp mà xuôi dòng buông chảy trôi dạt
theo các Pháp nhịp nhàng xoay chuyển, đó là lẻ chung của Pháp

vướng chịu sanh TƯƠNG ĐỐI PHÁP: Được Mất Có Không vậy.

10

Hiện nay bậc tu hành nên tìm nơi THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN để
đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Tránh lầm lẫn: Được mừng, Mất buồn

của Vô Thường thuyên diễn, đó mới gọi là TU PHẬT, cũng là CHÂN
LÝ VÔ SANH.

ĐỨC THÍCH CA Ngài nhận thấy chúng sanh ngăn lầm phân biệt
gìn giữ nắm bắt theo các Pháp, mong cầu nó dừng trụ để Thọ Hưởng,
gọi là SỐNG CHẾT vì Pháp. Khi Pháp Dừng Trụ gọi là ĐẶNG, lúc

Pháp Hoại Không cho là MẤT, tự phát sinh ưu phiền khổ sở như vậy
thật là đảo loạn, nên PHẬT nói:Tất cả các pháp đều Huyển Hóa, nó

như tia chớp chân trời, như bóng cây dưới nước, chớ nên lầm theo sự
Diễn Tuồng của nó, chớ nên nhận nó là chân thật, đừng nhận chỗ
Huyển Tưởng làm Chơn Tưởng.

Vì lầm theo các Pháp di chuyển từng lúc, từng hồi của nó mà
cho nó là SANH DIỆT, lại chấp nhận từng ly từng tí của nó mà cho

là MÌNH, mà tự mình bị nó điều động vướng mắc lấy pháp Tứ Đại
riêng tư vòng quanh Sanh Tử.

Chẳng khác nào: một đám đông dân khờ khạo kia, cứ mỗi buổi
sáng sớm khi mặt trời mọc lên thì họ đồng vui mừng thích thú cho tồn

sanh mặt trời. Đến chiều tối thì tất nhiên mặt trời lần lần lặn, họ lại
sinh tâm buồn bả phiền trách khổ sở, cho là mặt trời Bị Diệt mất. So

nơi ví dụ đó đủ biết sự xoay chuyển của PHÁP TÁNH như mặt trời
linh động vậy, nhưng vốn nó THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN nào có Diệt

Sanh. Nhưng bởi Diệt Sanh, Sanh Diệt là do lầm nhận từng hồi, từng
lúc của nó chuyển mình phân biệt thành thử in tuồng như thật mà Thọ

Chấp nên theo.

Ví như: Cái bánh xe có chín cây chân tăm, khi xe chuyển mình để
chạy thời chín chân tăm lần lượt chạy quây từ trên xuống dưới, từ

ngang qua dọc, không phải nó là NHƯ NHIÊN hay TỰ NHIÊN. Đó,
bánh xe VÔ THƯỜNG cũng vậy.

11

Vốn PHÁP TÁNH nó vẫn Thường Trụ, Thường Trụ ở nơi điều
động các pháp. Nếu các pháp chẳng di chuyển thì tất cả thua gang sắt,

kém vô tri. Chẳng khác nào chiếc xe kia có chạy mới có sự công dụng,
chớ xe mà không chạy thì chẳng phải là xe.

Bởi vì TỰ NGàtham muốn riêng tư từ Pháp CHẤP vị kỷ eo hẹp
nên bị mắc miếu vào bánh xe, nắm lấy chân tăm của xe ngỡ là nơi an
trú bền vững, nên chi để bị Tâm Ý đảo điên. Vì bánh xe xoay chuyển

thành thử Vô Thường năng biến mới có nơi mong cầu dừng trụ ở chổ
dừng quay bất động của các Pháp nữa. Do đó nên bị lầm nghịch mà

điên loạn chớ chẳng chi cả.

Cũng như kẻ mong chiếc xe không chạy, thì thà rằng đừng tạo
chiếc xe. Cũng như đừng nhận nó Thường hay Không Thường vậy.

Kẻ  tu  hành  nên  quan  sát  suy  ngẫm  tìm  tỏ  PHÁP  TÁNH
THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN của nó. Khi mà rõ thấu đặng thời TÂM Ý

rỗng rang, chẳng còn sợ sệt Vô Thường xoay chuyển của các Pháp
diễn hành.

NÊN CHƯ VỊ BỒ TÁT VẪN NÓI: Các PHÁP thường còn.
PHẬT TÁNH thường còn. MA TƯỞNG thường còn. CHÚNG SANH

thường còn.

CHỈ VÌ: NGÃ, SỞ NGàcùng DANH TƯỚNG NGÃ. Do Tâm
Năng Biến nên Bị Biến, lại tự nhận VÔ THƯỜNG nên bị mắc miếu

vào VÔ THƯỜNG, chớ chẳng chi là: THƯỜNG hay VÔ THƯỜNG.

NAM MÔ ĐẠI NHỰT NHƯ LAI 

PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT 

#***$

12

GIÁO PHÁP  

BÀI 2: VÔ NGà

VÔ NGàtức là: KHÔNG TA. Do chấp nhận CÁI TA mà có cái
CỦA TA. Đã của Ta tức có riêng tư năng phân nên Bị Biệt từng nơi

từng chỗ cùng với các vật dụng riêng của TA.

Do vậy mà có từng DANH NGàcùng TƯỚNG NGànhư: Nhà,
cửa, xóm, làng, thì có tên nhà của Ông A, xóm B, làng C chẳng hạn,

chỉ vì tự đặt mà tự thành ranh giới biệt ngăn. Còn các vật dụng cũng
có từng món, mỗi món đều có một tên để cho dễ nhận của ta hay của

kẻ khác vậy.

PHẬT thấy rõ sự lầm nhận hình bóng huyển ảo cho là Mình, nên
PHẬT nói Pháp Vô Ngã, là không có CÁI TA nơi đảo loạn để chúng

sanh khỏi lầm nhận tu tập , nương vào Vô Ngã tìm lấy CHƠN NGÃ
BẢN LAI đặng hoàn toàn CHÁNH GIÁC vậy.

Vì trót mê lầm tự nhận Nhân Thân ( là thân Tứ Đại ) hư dối của
Ta, cùng với các dụng Nhơn Tướng ( vật dùng ) của Ta nương theo Tứ

Đại để sống nhờ cầu lấy vật dụng làm nơi vui sướng, do bảo vệ Tự
Ngã cùng với Tướng Ngã mà sanh ra tham lam sân hận, vướng mắc

đua vạy hơn thua trong đường sanh tử vì Huyển Pháp lầm nhận Cái Ta
hư dối làm Mình, chớ thật ra nơi thân Giả Hợp chẳng có CÁI TA, vì

nó VÔ NGÃ.Các bậc tu hành nên thực hành nhận định tìm trong Thân xem cái
nào là cái TA? Nếu chỉ nó ở trên đầu là cái Ta, thời trên đầu là tóc, còn

dưới là: Trán Tai – Mũi cùng Miệng, đến Cổ – Ngực – Bụng – Rún, Tay
và Chân. Còn ở bên trong thời có: Ruột, Gan, Phèo, Bao tử và Phổi
cùng với Máu Mủ, Xương, Thịt không có cái chi gọi là CÁI TA cả.

Còn nói gồm chung nó lại mới nhận nó là CÁI TA, thì một khi đã gồm
chung nó lại cũng có thể gọi là nó là CÁI MI vẫn được, cần chi gọi

13

CÁI TA? Như vậy, CÁI TA thật là Thị Danh Hư Dối vì nó BẤT
NHẤT.

 

 

 

Lại nhận xem về các vật dụng như: Từ cái bàn qua cái ghế cùng
lại giường, phảng, tủ lớn, tủ nhỏ, cùng với chén bát mỗi mỗi đều tự

đặt cùng với tự mang Danh Ngã và Tướng Ngã cho nó chớ thật ra nó
chẳng có CÁI NGàcủa nó.

 

 

 

LẠI NỮA: Tất cả vật dụng cùng với các loài thảy đều Bị Biến và
Mê Lầm mang Danh Ngã cùng Tướng Ngã, thành thử cái Dụng máng

cho: PHẢI LÀM và BỊ LÀM vậy.

 

 

 

THẾ NÀO LÀ PHẢI BỊ DANH NGàVÀ TƯỚNG NGÃ?

 

 

Cũng như: Từ nơi chất ĐẤT đem ra làm thành Chén Bát cùng Dĩa
hay Độc Bình và các món đồ khác, mỗi món thảy đều có cách dùng

của nó.

 

 

 

… Đó gọi là BỊ BIẾN mang Danh Ngã Tướng Ngã, chớ thật BẢN
LAI nó là ĐẤT.

 

 

 

LẠI NHƯ: Bàn, ghế, tủ, giường hay tấm phảng nó cũng trường
hợp trên. Nó từ Bản Lai là CÂY. Người thợ cưa ra vuông, tròn là GỔ,

cưa từng miếng là VÁN, không còn gọi là Cây nữa. Đó, nó Bị biến và
mang Danh Tướng Ngã qua Ba lớp vậy. Đến lúc tùy người thợ sử

dụng đóng ra BÀN GHẾ, nó trở thành hình Bàn Ghế, thời cái Danh
Ngã nó là BÀN GHẾ, nhưng Tướng Ngã nó khác nhau. Có khác nhau

như vậy nên việc dùng nó mới khác, như: Cái bàn để ăn cơm hay để
sách báo hoặc ly tách, chẳng bao giờ cái Bàn để ngồi. Cũng như cái

GHẾ để ngồi, chớ chẳng bao giờ cái GHẾ để sách báo ly tách. Gọi là
CÁI DỤNG mỗi khi thành hình thế nào thì dùng theo cái ấy của nó,
chớ chẳng dùng sai chạy. Tất cả tủ, giường, phảng hay tủ áo và tủ bạc,

mỗi mỗi đều theo thứ lớp DANH NGàTƯỚNG NGàtạo nên Hình
Tướng.

 

 

 

 

 

 

 

14

 

Còn nói về THÂN của con người (Nhân Thân) bị chấp nhận Tự
Ngã nên Bị Biến thành CÁI DỤNG của CHÂN NHƯ. Đã lầm lỡ chấp

nhận  Mình  là  Cái  Dụng  của  Chân  Thể,  nên  xa  cách  CÁI  TA
THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN, mà chạy theo Cái Ta đảo loạn Huyển

Sanh. Vì sao? Vì nhận pháp Huyển làm Chân nên phải bị mang Danh
Giả Tướng Giả, ngỡ Bản Ngã, Tự Ngã là mình. Vì trót nhận hình bóng
Huyển là Mình nên nương theo bóng để cầu Thực, nhưng nó chẳng

Thực vì vốn nó là Huyển Pháp.

 

 

 

 

 

VÔ NGàtức là: KHÔNG TA. Do chấp nhận CÁI TA mà có cái
CỦA TA. Đã của Ta tức có riêng tư năng phân nên Bị Biệt từng nơi

từng chỗ cùng với các vật dụng riêng của TA.

 

 

 

Do vậy mà có từng DANH NGàcùng TƯỚNG NGànhư: Nhà,
cửa, xóm, làng, thì có tên nhà của Ông A, xóm B, làng C chẳng hạn,

chỉ vì tự đặt mà tự thành ranh giới biệt ngăn. Còn các vật dụng cũng
có từng món, mỗi món đều có một tên để cho dễ nhận của ta hay của

kẻ khác vậy.

 

 

 

 

PHẬT thấy rõ sự lầm nhận hình bóng huyển ảo cho là Mình, nên
PHẬT nói Pháp Vô Ngã, là không có CÁI TA nơi đảo loạn để chúng

sanh khỏi lầm nhận tu tập , nương vào Vô Ngã tìm lấy CHƠN NGÃ
BẢN LAI đặng hoàn toàn CHÁNH GIÁC vậy.

 

 

 

Vì trót mê lầm tự nhận Nhân Thân ( là thân Tứ Đại ) hư dối của
Ta, cùng với các dụng Nhơn Tướng ( vật dùng ) của Ta nương theo Tứ

Đại để sống nhờ cầu lấy vật dụng làm nơi vui sướng, do bảo vệ Tự
Ngã cùng với Tướng Ngã mà sanh ra tham lam sân hận, vướng mắc

đua vạy hơn thua trong đường sanh tử vì Huyển Pháp lầm nhận Cái Ta
hư dối làm Mình, chớ thật ra nơi thân Giả Hợp chẳng có CÁI TA, vì

nó VÔ NGÃ.

 

 

 

 

Các bậc tu hành nên thực hành nhận định tìm trong Thân xem cái
nào là cái TA ? Nếu chỉ nó ở trên đầu là cái Ta, thời trên đầu là tóc,

còn dưới là: Trán Tai – Mũi cùng Miệng, đến Cổ – Ngực – Bụng – Rún,

 

 

 

15

 

Tay và Chân. Còn ở bên trong thời có: Ruột, Gan, Phèo, Bao tử và
Phổi cùng với Máu Mủ, Xương, Thịt không có cái chi gọi là CÁI TA

cả. Còn nói gồm chung nó lại mới nhận nó là CÁI TA, thì một khi đã
gồm chung nó lại cũng có thể gọi là nó là CÁI MI vẫn được, cần chi

gọi CÁI TA? Như vậy, CÁI TA thật là Thị Danh Hư Dối vì nó BẤT
NHẤT.

 

 

 

 

Lại nhận xem về các vật dụng như: Từ cái bàn qua cái ghế cùng
lại giường, phảng, tủ lớn, tủ nhỏ, cùng với chén bát mỗi mỗi đều tự

đặt cùng với tự mang Danh Ngã và Tướng Ngã cho nó chớ thật ra nó
chẳng có CÁI NGàcủa nó.

 

 

 

LẠI NỮA: Tất cả vật dụng cùng với các loài thảy đều Bị Biến và
Mê Lầm mang Danh Ngã cùng Tướng Ngã, thành thử cái Dụng máng
cho: PHẢI LÀM và BỊ LÀM vậy.

 

 

 

THẾ NÀO LÀ PHẢI BỊ DANH NGàVÀ TƯỚNG NGÃ?

 

 

Cũng như: Từ nơi chất ĐẤT đem ra làm thành Chén Bát cùng Dĩa
hay Độc Bình và các món đồ khác, mỗi món thảy đều có cách dùng

của nó.

 

 

 

… Đó gọi là BỊ BIẾN mang Danh Ngã Tướng Ngã, chớ thật BẢN
LAI nó là ĐẤT.

 

 

 

LẠI NHƯ: Bàn, ghế, tủ, giường hay tấm phảng nó cũng trường
hợp trên. Nó từ Bản Lai là CÂY. Người thợ cưa ra vuông, tròn là GỔ,

cưa từng miếng là VÁN, không còn gọi là Cây nữa. Đó, nó Bị biến và
mang Danh Tướng Ngã qua Ba lớp vậy. Đến lúc tùy người thợ sử

dụng đóng ra BÀN GHẾ, nó trở thành hình Bàn Ghế, thời cái Danh
Ngã nó là BÀN GHẾ, nhưng Tướng Ngã nó khác nhau. Có khác nhau
như vậy nên việc dùng nó mới khác, như: Cái bàn để ăn cơm hay để

sách báo hoặc ly tách, chẳng bao giờ cái Bàn để ngồi. Cũng như cái
GHẾ để ngồi, chớ chẳng bao giờ cái GHẾ để sách báo ly tách. Gọi là

CÁI DỤNG mỗi khi thành hình thế nào thì dùng theo cái ấy của nó,

 

 

 

 

 

16

 

chớ chẳng dùng sai chạy. Tất cả tủ, giường, phảng hay tủ áo và tủ bạc,
mỗi mỗi đều theo thứ lớp DANH NGàTƯỚNG NGàtạo nên Hình

Tướng.

 

 

 

Còn nói về THÂN của con người (Nhân Thân) bị chấp nhận Tự
Ngã nên Bị Biến thành CÁI DỤNG của CHÂN NHƯ. Đã lầm lỡ chấp

nhận  Mình  là  Cái  Dụng  của  Chân  Thể,  nên  xa  cách  CÁI  TA
THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN, mà chạy theo Cái Ta đảo loạn Huyển

Sanh. Vì sao? Vì nhận pháp Huyển làm Chân nên phải bị mang Danh
Giả Tướng Giả, ngỡ Bản Ngã, Tự Ngã là mình. Vì trót nhận hình bóng

Huyển là Mình nên nương theo bóng để cầu Thực, nhưng nó chẳng
Thực vì vốn nó là Huyển Pháp.

 

 

 

 

 

Chẳng khác nào nhà Ảo Thuật kia lấy hình NỘM Giấy diễn tuồng
ăn nói, xong rồi vứt bỏ hình giấy không thể nào làm cho trở nên

THẬT đặng. Các Pháp cũng vậy, nó duy chỉ Giả Hợp mà thành nên
khi hợp lúc tan, chỉ mê lầm nhận lấy nó mà bị Danh Ngã Tướng Ngã

tư riêng tạo nên Nghiệp sai khác của Ta cái Ta hư dối mờ mê.

 

 

 

 

Khi đã trở nên Nghiệp thời có thanh thô, cao thấp và sướng khổ
không đồng Chịu Báo hoặc Chánh Báo. Vì vậy mà có mỗi người một

nghề, nghề ấy chính là Nghiệp để nương theo mà tạo cái sự sống. Đó
cũng là Tự Làm phải Tự Chịu.

 

 

 

Các bậc tu hành nên nhớ: VÌ LẦM phải bị MÊ, do nơi MÊ mới có
LẦM. Chớ không Lầm nào có nơi Mê ? Chẳng Mê là GIÁC. Cái

GIÁC NGỘ ấy đâu phải là một hình tướng gì, nó duy chỉ là TỎ BIẾT
trọn vẹn chung cùng. Còn mê mờ là CHƯA BIẾT mà ngăn ngại.

 

 

 

Bậc tu phải chủ quán VÔ NGàđặng lìa Tự Ngã làm cho các
NGHIỆP tiêu giảm, thân tâm chẳng còn mắc miếu Huyển Pháp đặng

Tỏ Tánh lại qua khỏi Pháp Chấp. Đó chính là một pháp môn TRI
KIẾN GIẢI THOÁT vậy.

 

 

 

 

 

 

 

17

 

Hiện tại vì trót lầm mê nhận các pháp Huyển là mình, cái Hữu
Ngã hư dối, cái Ta không bền, nên đóng thành khuôn Danh Tướng và

Ngã Dụng của CHÂN NHƯ mà vọng loạn. Đó cũng gọi là: Phải sao
chịu vậy trong khuôn khổ Hành Dụng do thọ chấp nên hình. Chẳng

khác nào một món đồ kia chính nó là Đất, nhưng trót vỗ nên khuôn
Chén Bát hay Dĩa chẳng hạn. Vì vậy mà hiện tại là một cái Bị Khuôn
bởi trót lỡ nhúng tay vào nước Chàm. Sự tối cần là phải rửa cho sạch

Nghi Chấp, tiêu giảm Tự Ngã Danh Tướng Ngã, nương vào Vô Ngã
cho đặng Tỏ Tánh Viên Thông đến CHÂN NGàTHƯỜNG CÒN

BẤT BIẾN. Nếu được như vậy gọi là Hành Nguyện.

 

 

 

 

 

Các bậc tu hành chớ nên than van một khi hãy còn lí bí vì Nghi
Chấp, chưa đến Bản Ngã chung cùng mà hoài vọng Thoát Sinh chỗ

kia hay chốn nọ, đó thực là điên đảo vậy.

 

 

 

Trong Nghiệp Lực một khi đã mắc miếu thời ai cũng có mang và
cũng có chịu, chẳng riêng một ai cả, duy chỉ thanh thô, nặng nhẹ mà

thôi, cần nên tu để cỗi giải. Nó chẳng khác nào: Trót lầm lẫn làm trâu
ngựa phải mang cày hay kéo xe, con người thì có kẻ sướng người khổ,

nhưng chung lại tùy mỗi mỗi Nghiệp mà phải chịu lấy một HIỆN
HÀNH thuyên diễn của nó.

 

 

 

 

CŨNG VÍ NHƯ: Con ngựa kia phải kéo xe hàng ngày, nó chẳng
than van, một ngày kia xe hư, ngựa già liền đặng thoát sanh. Ngược

lại : Nó bực tức phá chiếc xe thì người chủ lại đánh đập cùm xiềng,
đóng chiếc xe bền chắc hơn, phải kéo lâu hơn mới hư nát.

 

 

 

Bậc tu hành nên nương theo ví dụ trên. Khi đang còn trong HƯ
NGànên cỗi giải chấp ngăn. Lúc GIÁC NGỘ Viên Thông nên Hành
Nguyện theo mọi hoàn cảnh diễn tuồng cho TRÒN NGUYỆN. Lời

PHẬT cũng có dặn như: Các ông chớ nên TẬN DIỆT ĐỊNH. Vì sao?
Vì chưa TRÒN NGUYỆN.

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

Tất cả chúng sanh vốn nguyên MỘT THỂ, đồng với CHƯ PHẬT
MƯỜI PHƯƠNG chẳng sai khác. Nhưng chỉ chấp nhận Pháp Ngã làm

TỰ TÁNH cho là Mình. Chẳng khác nào một khối vàng kia đem chia
vụn ra làm thành vật dụng, tự nhận xíu đỉnh nơi vật dụng là Mình,

dùng Danh Ngã Tướng Ngã hơn là CHÂN NGàmà trôi dạt. Như theo
Tự Ngã: Cà Rá, Bông tai hơn là KHỐI VÀNG vậy.

 

 

 

 

ĐỨC  VĂN  THÙ  NGÀI  NÓI:  Nó  là  PHẬT  chẳng  chịu  làm
PHẬT, chỉ chịu làm chúng sanh.

 

 

 

Nó VÔ NGànó chẳng chịu. Nó chỉ chịu nó HỮU NGànên trôi
dạt SANH TỬ LUÂN HỒI. Nếu nó không nhận Danh Ngã Tướng

Ngã thì nó đồng với TAM THẾ.

 

 

 

CŨNG NHƯ: Các món ấy chính là VÀNG KHỐI, chẳng chịu
nhận là VÀNG. Chỉ ưa nhận nó là Cà Rá hay Bông Tai mà thôi.

 

 

 

NAM MÔ TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT 

 

 

#***$

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI 3: NHÂN DUYÊN

 

 

NHÂN DUYÊN tức là từ gieo NHÂN nầy đến DUYÊN kia, hay
từ chỗ NHÂN kia đến DUYÊN nầy. NHÂN DUYÊN là một bước đi

hay bước về. Bước về TRI KIẾN GIẢI THOÁT, hay bước đi MÊ MỜ.
Khi đi mê mờ gọi là DUYÊN NGHIỆP. Duyên Nghiệp nó bị cái vòng

đai của Ái Nịch và Ái Dục chìm đắm kéo lôi. Trong một thời nhờ
Khởi Sanh gieo NHÂN đặng liên kết DUYÊN mà tu hành đến TRI

KIẾN GIẢI THOÁT. Nơi Nhân Duyên thì chẳng có lớn nhỏ, chỉ vì
Duyên Nghiệp nặng nhẹ, nhiều ít mà có lớn nhỏ. Đã lớn nhỏ thời có

ĐẠI và TIỂU NHÂN DUYÊN.

 

 

 

 

 

 

 

19

 

Bậc Đại Nhân Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên Nghiệp
của Ái Nịch Ái Dục. Đến lúc tu hành họ có năng lực cầu tiến bộ,

họ cố gắng chịu đựng mọi hoàn cảnh thử thách, Tâm Ý siêng tu
không ngừng : Họ xóa bỏ những Nghiệp chi làm cho họ ngăn cách

trên đường tu để đặng Nhất Tâm hiểu biết mà Phá Chấp. Họ kiên
dũng lướt qua các Nghịch Pháp, làm cho nghiệp lậu không thể nào
xâm chiếm đặng họ, như vậy gọi là ĐẠI NHÂN DUYÊN.

 

 

 

 

Còn Tiểu Nhân Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên Nghiệp
của Ái Nịch Ái Dục không khác. Đến lúc tu hành họ biếng trễ ít tin

tưởng vào tu PHẬT đặng Giải Thoát. Dù có tin chăng họ vẫn cầu
phước để vun cho Ái Nịch và Ái Dục được sự đằm thắm thôi. Họ ít
khi dùng năng lực để lướt qua mọi hoàn cảnh thử thách. Tất cả sự tu

hành họ cho là phụ thuộc, còn Ái Nịch Duyên Nghiệp là chính tồn
sinh ban cho họ vậy.

 

 

 

 

PHẬT nói: Họ là NỒI ĐẤT mỏng, chớ đụng vào mà họ bị vỡ.
Đời sau các ông phải khéo tay nâng chìu, chớ làm cho họ Đoạn

Duyên.

 

 

 

LẠI NỮA: PHẬT thường nói Bậc Đại Nhân Duyên là Bậc đã
gieo trồng Nhân Duyên đầy đủ không thiếu sót, từ Hiền Kiếp cũng đã

gặp Công Đức Cúng Dường, hôm nay sự tu hành đặng thù thắng Tâm
sẵn rỗng rang, ít hay chấp nhất. Vì chẳng Năng Chấp mà đặng TỰ

TẠI và VÔ NGẠI nên đặng TRỌN ĐẠI BI Các Duyên Nghiệp dù có
chăng cũng chẳng làm chi họ. Vì vậy mà lướt qua Nghiệp Chướng nhẹ

nhàng vào BIỂN CẢ ĐẠI GIÁC.

 

 

 

 

Còn Tiểu Nhân Duyên tuy chưa đặng sự đầy đủ như Đại Nhân
Duyên, nên cố gắng tu tập bắt chước theo Đại Nhân Duyên mà đến.

Không rụt rè cố chấp, đánh đổi những gì làm trở ngại Đạo Tràng,
thâm  tâm  tham  muốn.  Cứ  như  thế  một  thời  gian  tiêu  giảm  các

CHƯỚNG đồng với Đại Nhân Duyên không khác mấy.

 

 

 

 

 

 

 

20

 

Nếu như Bậc ĐẠI và TIỂU đồng gặp đặng THIỆN TRI THỨC
chỉ bày sự tu tập thì đặng vào con đường BÌNH ĐẲNG, không còn

phân biệt ĐẠI TIỂU. Vì sao? Vì ĐỒNG DUYÊN nên được sự cứu
cánh tuyệt mỹ khó mà nghĩ bàn đặng. Nhưng cần nhất chớ nên

BIẾNG TRỄ, hãy TIN VÂNG KÍNH theo sự chỉ bày của THIỆN TRÍ
THỨC.

 

 

 

 

Sự TIN VÂNG ấy nó làm cho LÝ không chướng thì đặng SỰ
không chướng mà thành tựu. Bằng chẳng TIN VÂNG thì LÝ chướng

SỰ liền chướng, tức là chẳng làm thì đâu có đặng ?

 

 

 

Pháp NHÂN DUYÊN là một Pháp mà CHƯ BỒ TÁT thảy đều
nương theo đó để ĐỘ SINH. Nó cũng là mục tiêu trong BỒ TÁT

HẠNH. Chính là một ngõ để đón chúng sanh vào TRI KIẾN, chớ làm
cho nó ĐOẠN. Nếu chẳng có Nhân Duyên thì dù cho có Phật hiện

tiền cũng không thể nào ĐỘ đặng. Vì sao?

 

 

 

 

Vì:  

 

PHẬT bất hóa độ VÔ DUYÊN 
PHẬT bất hóa độ ĐỊNH NGHIỆP. 

 

 

 

So như vậy đủ biết Nhân Duyên rất cần cho sự TU CHỨNG. Kẻ tu
đoạn duyên khó mà Tri Kiến Giải Thoát, dù có gặp PHẬT cũng không

giúp nổi vậy.

 

 

 

Chỉ duy có trường hợp sa vào ĐỊA NGỤC gặp ĐỨC ĐỊA TẠNG
cứu thoát mà thôi. Đoạn Duyên chính là ĐỊNH NGHIỆP.

 

 

 

Nơi Định Nghiệp nó tùy nơi Thời gian và Không gian của kẻ chấp
nhận, đến khi nó cũng tùy DUYÊN KHỞI tự gieo NHÂN mà kết

thành DUYÊN, lần lượt trên NHÂN DUYÊN đến trọn vẫn đặng TRI
KIẾN GIẢI THOÁT. Nó do các LÝ CHƯỚNG cùng SỰ CHƯỚNG

mà bị chấp ĐOẠN DỊ DIỆT thành thử cản ngăn chướng ngại cũng gọi

 

 

 

 

 

 

 

21

 

là MA TÁNH hay MA CHƯỚNG để trôi theo đường SANH TỬ
không ngừng.

 

 

 

Nếu bậc tu hành lập NHÂN DUYÊN PHÁP làm một nấc thang
cho nó đặng liên tục cầu tiến bộ không ngừng thì đặng TỰ TẠI VÔ

NGẠI và HOÀN TOÀN GIẢI THOÁT, không còn Tập Khí Sanh Tử,
đặng VIÊN GIÁC NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.

 

 

 

 

ĐỨC THÍCH CA NGÀI NÓI:

 

 

 

NHƯ LAI không đến, không đi, không sanh, Chẳng Đoạn – Dị –
Diệt, VÔ THỦY VÔ CHUNG. CHÚNG SANH có đến, có đi, có

Đoạn – Dị – Diệt và có Thủy có Chung, nên có Nhân Duyên để nương
vào Nhân Duyên đặng CÔNG ĐỨC NHƯ LAI trọn vẹn.

 

 

 

 

NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP  

 

 

BÀI 4: DUYÊN SANH 

 

 

NHÂN DUYÊN SANH là Nhân Duyên nầy sanh ra kia, hay Nhân
Duyên kia sanh ra nọ. Nhân Duyên khi kết hợp đầy đủ mới sanh,

không thể nào thiếu mà sanh được, nên gọi là NHÂN DUYÊN SANH.

 

 

 

CHẲNG KHÁC NÀO VÍ NHƯ: Hạt cam hay hạt lúa kia không thể
nào ngồi mà TƯỞNG nó là cây Cam hoặc cây Lúa thành tựu nó đặng.

Phải Nhân Duyên đặt nó xuống đất hay gieo nó xuống đất cũng vẫn
chưa đủ, do nhờ có: Sương, mưa, nắng, nước, Khí hậu và đúng thời tiết.

 

 

 

 

 

 

22

 

Chung gồm đầy đủ pháp Nhân Duyên một thời gian tùy thuận nó TỰ
SANH ra hạt lúa hoặc cây trái cam.

 

 

 

Tất cả các loài từ HỮU đến VÔ, trong Tam Thiên Đại Thiên Thế
Giới Vũ Trụ đến nhân Sinh cùng với hoa màu cỏ dại, thảy đều nương

Nhân Duyên Pháp để kết hợp đầy đủ mới sanh ra sự di chuyển thành
hình. Nó chính là một pháp rất cần thiết, nó nương nhờ nhau đồng nuôi
dưỡng lấy nhau mà sanh đặng tất cả đều toàn mỹ tuyệt vời. Sự tu hành

cũng y như vậy không kém tí nào.

 

 

 

 

Kẻ tu cũng SƠ KHỞI đến sanh TÍN vào PHẬT ĐẠO mà tu đặng
Sanh HIỂU ĐẠO đến BIẾT ĐẠO mà Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

Nhân Duyên Sanh là một con đường DUY NHẤT, tất cả từ đời
Hiền Kiếp đến Hậu Lai thảy đều nương Nhân Duyên tu hành để Khởi

sanh CHỖ NGHI mà PHÁ CHẤP làm cho Trí Tuệ Tăng Trưởng viễn
thông. Đó gọi là dứt trừ Nghi Chấp vậy, mà cũng là cố gắng siêng

năng tu không ngừng.

 

 

 

 

PHẬT vẫn thường khen những Bậc khéo tu như thế, nên PHẬT
nói: “Các ông cũng nên biết:BỒ TÁT thảy đều nương vào Nhân

Duyên để ĐỘ SANH, còn đòi hỏi sự sanh trưởng Trí Tuệ không
ngừng khó mà nghĩ bàn đặng việc Tinh Tiến. Vì sao? Vì từ một thế

giới NGHI nầy phá ngăn chấp để đoạt đặng thế giới nọ. Nên chi từ
một SÁT NA đi lại nghìn vạn ức thế giới không chướng ngại, đến lúc

về  chẳng  một  ai  hay  biết.  Đó  là  Công  Năng  siêng  cầu  SANH
TRƯỞNG Viễn Thông của Chư BỒ TÁT”.

 

 

 

 

 

Các bậc tu hành nên nương theo Nhân Duyên cầu KHỞI SANH
NGHI mà PHÁ CHẤP để đặng từ CÁI BIẾT riêng rẽ đến CÁI BIẾT
CHUNG CÙNG. Nếu tu mà mong muốn như vậy nên: Thân cận bạn

bè anh em gần xa để được Khởi Sanh Nghi và đặng sự Phá Chấp đồng
hiểu HỌ và hiểu MÌNH. Sau khi biết họ và biết mình cỗi giải thì TÂM

Ý liền mở mang vậy.

 

 

 

 

23

 

Bằng không dùng như thế để mà tu, chẳng nương theo Nhân
Duyên cầu SANH soi biết để tu thì không khác nào Hạt cam và Hạt

Lúa cùng Đất, Nước, Nắng, Mưa, Thời Tiết và Khí Hậu như trên đã
nói. Vì sao?

 

 

 

Vì tất cả nó chỉ biết lấy nó thôi, chớ chẳng biết do Nhân Duyên
đặt nó xuống đất. Phần ĐẤT thì chỉ biết nó chớ chẳng biết nó nuôi hạt
cam và lúa. Về SƯƠNG thì chỉ biết nó thôi chớ chẳng biết nó nuôi

đất. Về phần MƯA thì chỉ biết nó chớ chẳng biết nó nuôi Sương. Về
phần NẮNG nó chỉ biết nó chớ chẳng biết nó nuôi mưa. Về phần

THỜI, TIẾT, KHÍ HẬU cũng chỉ biết nó thôi chớ chẳng biết nó nuôi
Mưa và Nắng.

 

 

 

 

Tất cả sự MÊ LẦM bao trùm chỉ vì TỰ NGàDANH GIẢ cho
mình là PHẢI là BIẾT nên ngăn Biệt phải Bị Biệt. Đã Bị Biệt thì Cái

Biết đóng thành khuôn riêng tự sanh ra chướng ngại với nhau, cũng do
chưa Biết nhau vậy.

 

 

 

Những Bậc tu hành được lợi thứ nhất là: nên từ Ngôn Ngữ đến
Hiểu Biết nhau, từ Phẩm Hạnh đến Nội Tâm Đạo Đức. Muốn đặng

như vậy thì phải nương theo Nhân Duyên Sanh mà được. Đi trong các
Pháp THUẬN NGHỊCH, lại công nhận hai pháp Thuận Nghịch đều là

Nhân Duyên Sanh thì đặng sanh trưởng Trí Tuệ Hiểu Biết cùng khắp
được CHƠN GIÁC không xa.

 

 

 

 

Khi mà bậc tu đặng sự hiểu biết tỏ rõ thời ngược lại rất KÍNH NỂ
và BIẾT ƠN tất cả kẻ lân cận xóm giềng đã Trợ Duyên cho mình đến

ngày hôm nay đặng Chơn Giác. Vì sao ? Vì tu nhờ kẻ không tu mình
mới đặng tu. Bậc Thiện nhờ kẻ Ác mình mới có Thiện,chớ không có
Ác lấy đâu được Thiện?

 

 

 

CHẲNG KHÁC: Có LỬA NÓNG thì VÀNG mới trở thành CAO
TUỔI hay nên nén thành THOI, chớ chẳng có Lửa thì Vàng kia vẫn

phải lẫn trong ĐẤT BỦN.

 

 

 

 

24

 

Sự tu hành rất cần cho gặp các pháp ĐỐI TRỊ hay THỬ THÁCH
càng nhiều càng qúy để tạo nên CÔNG NĂNG và TỎ NGỘ.

 

 

 

Việc tu hành phải cần gây Nhân Duyên cùng khắp mới thành tựu
rốt ráo. Nhược bằng tu mà cứ âm thầm xa lánh Nhân Duyên sợ gây

thêm  Nghiệp  Chướng  thì  chẳng  khác  nào:  CHỒI  KHÔ  MỘNG
LÉP (lời đó PHẬT thường nói). Đường tu PHẬT ít nhất là nó cũng
phải có CÔNG NĂNG vun trồng HÀNH NGUYỆN ĐỘ SANH đặng

tạo Nhân Duyên Sanh Trưởng mà thấu rõ các pháp Thâm Diệu.

 

 

 

VÍ NHƯ: Nơi vườn kia có một cây Cam cành lá tốt tươi, nhiều
trái, tất cả ai nhìn thấy cũng trầm trồ ước muốn được một cây như vậy.

Có người đến chủ cây Cam xin lấy giống về trồng, hàng ngày chăm lo
bón phân tưới nước. Trong thời gian cây Cam nọ đầy đủ Nhân Duyên
sanh Cây, sanh trái, người ươn trồng cây Cam được mãn nguyện. Việc

tu hành ít nhất nó cũng phải vậy không khác mấy.

 

 

 

 

Các Bậc tu nên so với kẻ gieo giống Cam để tự tạo Nhân Duyên
Sanh, con đường tu như vậy là con đường nương theo BỒ TÁT

HẠNH đòi hỏi Cấp Tiến, mở rộng hiểu biết vì đặng nương nhờ các
pháp, đi trong các Pháp không nhàm chán, cầu lấy phát sanh Thông

Đạt.

 

 

 

 

LẠI NỮA: Có những bậc tự nghĩ than phiền bị sanh vào thời Mạt
Pháp khó tu, khó chứng, khó mà Tri Kiến Giải Thoát hiện hành.

 

 

 

Phải chăng được sanh đời Hiền Kiếp dễ tu, dễ chứng, dễ Tri Kiến
Giải Thoát?

 

 

 

Đó, những bậc tu như vậy, suy nghĩ như vậy thực là điên đảo
cùng đảo điên. Vì sao?

 

 

 

– Vì thời nào cũng không sai khác mảy may, cũng vẫn có các pháp
đầy đủ: THUẬN NGHỊCH, THIỆN ÁC, THAM, SÂN, SI, HỶ NỘ ÁI

Ố …in như khuôn không thiếu sót. Do tại mình thiếu CHÍ NGUYỆN,

 

 

 

25

 

cho mình là khôn lanh, đạo đức, hiền lành, bảo thủ, Tự tánh, chẳng
cầu Nhân Duyên Sanh nên không TU CHỨNG nổi. Chớ thật ra thời

Mạt Pháp mới dễ tu, dễ chứng, dễ Tri Kiến Giải Thoát. Vì sao? Vì các
pháp BẤT TỊNH lộng hành bao nhiêu thì pháp TỊCH TỊNH lại tỏ rõ

bấy nhiêu, do vậy mà dễ tu.

 

 

 

 

CŨNG NHƯ: Các pháp ÁC CĂN lộng hành bao nhiêu thì mỗi
pháp THIỆN CĂN được Tôn Sùng vậy.

 

 

 

VÍ NHƯ: Bàu sen kia hoa sen LỚN nhờ chất BÙN DƠ nhiều mà
hoa sen trở nên ĐẸP. So như vậy đủ biết thời nầy rất thuận cho kẻ tu

hành,cần nhớ lấy.

 

 

 

NHÂN DUYÊN SANH là một nấc thang cho CHƯ BỒ TÁT
cùng với TAM THẾ PHẬT đã đi, nương nhờ nó đặng thành tựu. Các

TỔ xưa cũng phải nương theo nó để cầu SANH TRƯỞNG nơi thế
gian mà SỞ ĐẮC chớ chẳng đâu xa mà đến cả.

 

 

 

Nếu bậc tu hành nào lập pháp NHÂN DUYÊN cầu lấy sự Sanh
Trưởng để HIỂU BIẾT phá MÊ MỜ. Đó chính là Bậc đã đi vào: ĐẠI

PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH vậy.

 

 

 

NAM MÔ ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI 5: DUYÊN KHỞI 

 

 

DUYÊN KHỞI cũng là thoại đầu của CÁI MUỐN, cho nên tất cả
các Pháp: Nên Hư, Mau Chậm, Lầm Mê hoặc Giác Ngộ cũng do

Duyên Khởi mà làm đến THÀNH TỰU hoặc Sai Lầm thêm.

 

 

 

 

26

 

Duyên Khởi Pháp nó rất quan hệ, nó có thể đưa chúng sanh vào
nơi chìm đắm tận cùng, mà nó cũng có thể mở thông các pháp để đoạt

đặng VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC một khi biết dùng đến nó. Đó gọi
là Bậc ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU.

 

 

 

Bởi Hành Dụng thuyên diễn của nó tuyệt mỹ tế vi như thế nên
mới dể bị lầm mà Thụ Sinh ra CHÚNG SANH GIỚI, chớ nó chẳng tế
nhị thì mấy ai lại lầm vì NÓ. Nên chi từ nơi trọn vẹn TÁNH CHƠN

NGUYÊN BẤT NHỊ gọi Tánh Phật lại vì duyên khởi MUỐN lầm
chạy theo Cái Muốn ấy mà biến thể lần theo nơi THỂ Bị Biến nhận là

TA (mình) trôi dạt sanh tử.

 

 

 

 

PHẬT NÓI: Nó nghĩ thế nào liền sanh ra nơi ấy, vì nó Sơ khởi
Kiến Chấp như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa nó đến Cõi thú vị như
vậy, thành Định Mệnh như vậy. Đến NHƯ LAI cũng biết như vậy,

Ngài còn biết hơn thế nữa, Ngài không Sơ Khởi chấp Sở Tri ấy NỘI
TÂM chứng đặng TỊCH TỊNH, như Thật Biết sự Tập Khởi, sự Diệt

Trừ các vị ngọt mà thọ, những nguy hại hiểm độc và sự XUẤT LY của
chúng.

 

 

 

 

Nhờ biết như vậy, NHƯ LAI mới Giải Thoát hoàn toàn không có
Tập Khí Sanh Tử. Những pháp ấy là những pháp sâu kín, khó Thấy,

khó Chứng TỊCH TỊNH DIỆU MỸ vượt tầm lý luận suông, rất tế nhị,
chỉ có người có TRÍ mới phân biệt đặng.

 

 

 

Những pháp ấy ĐỨC NHƯ LAI Chứng Tri Giác Ngộ tuyên
thuyết và chính những pháp ấy những ai Chân Chính tán thán Đức

NHƯ LAI mới đến.

 

 

 

So theo lời PHẬT nói trên thì Duyên Khởi là một pháp Viên Dung
Tùy Thuận. Nếu Bậc Tu Chứng bằng cách nào mà vẫn còn Tập Khởi

Xuất Ly cầu Chánh Báo đều là bậc Tự mình uống phải độc dược nguy
hại. Bằng những bậc tu nào Tự Khởi tiêu diệt các nghiệp căn, thời

chính bậc đó Bị Diệt trước Căn.

 

 

 

 

 

27

 

Bằng những bậc tu nào ham muốn đòi hỏi tăng thêm tài phép thì
bậc ấy mê lầm hơn phàm phu, vào nơi BẤT CHÁNH Đạo.

 

 

 

Bằng bậc tu mà âm thầm cho mình là phải, chính là Chồi Khô Chấp
Pháp.

 

 

 

THẾ NÀO LÀ BẬC TU CHỨNG TẬP KHỞI XUẤT LY CẦU
CHÁNH BÁO ĐỀU TỰ MÌNH UỐNG PHẢI ĐỘC DƯỢC?

 

 

 

Những Bậc tu Đắc Pháp Tỏ Pháp, Hành Nguyện Độ Sanh qua các
THUẬN – NGHỊCH Tâm không chướng ngại, đặng tự tại. Các pháp

đều soi biết Đạo Hạnh tu tập đều là phương tiện đến Tri Kiến Giải
Thoát nên không có sự Chấp Pháp, chấp trong Đạo Hạnh, trong khi tu

tập diễn nói các Pháp đặng thông chẳng hạn.

 

 

 

 

Nhưng hãy còn Tập Khởi làm cho mãn nguyện hoặc nhập Niết
Bàn hay Xuất Ly đặng viên tịch, hoặc Chánh Báo nơi nầy hay nơi nọ

đặng  hưởng  hay  không  hưởng.  Hoặc  giả  điều  động  Ba  Cõi  Sáu
Đường, nắm vững hoặc chẳng nắm, hay làm Ba Đường Ác để độ kẻ

nọ người kia, hoặc dùng Nhân Thiên đặng rốt ráo…  Tất cả mà tập
khởi thọ chấp đều tự mình uống phải độc dược.

 

 

 

 

THẾ NÀO LÀ BẬC TU KHỞI DIỆT CÁC CĂN, CHÍNH MÌNH
BỊ DIỆT TRƯỚC CĂN?

 

 

 

Những Bậc tu Tự Tánh hiểu biết mê mờ là do NGHIỆP bao trùm
trở thành Vô Minh, xa lìa PHẬT TÁNH nên có THAM-SÂN-SI. Vì

vậy mà Duyên Khởi Tập Khởi tiêu diệt Nghiệp Căn đi nơi Pháp Giảm
mà thụ chấp. Từ nơi Giảm nầy đến Giảm nọ lần lần Giảm đến tận

cùng bị vào KHÔNG PHÁP mà chấp nhận KHÔNG. Dù vô tình hay
cố ý cũng bị Diệt trước Căn mà vào Phi Phi Tưởng vậy.

 

 

 

 

THẾ NÀO LÀ BẬC TU HAM MUỐN TĂNG THÊM TÀI PHÉP,
BẬC ẤY CÒN MÊ MỜ HƠN PHÀM PHU?

 

 

 

 

28

 

Những Bậc tu tập khởi thụ chấp nếu Siêu Phàm làm THÁNH,
quan niệm nơi siêu phàm phải có Thần Thông Tài Phép. Vì vậy nên tự

Ảo Tưởng Chư BỒ TÁT và PHẬT có Thần Thông Tài Phép, nên chi
tu hành đã có ý niệm LUYỆN THẦN THÔNG, gọi là Tu Luyện để có

thần thông đặng mau sở Đắc làm Bồ Tát hay Phật vậy.

 

 

 

 

Vì có những tập khởi sai lầm đó thành thử mê mờ mù mịt hơn
phàm phu. Vì sao ? Vì đang lầm mê điên loạn lại THAM cái điên loạn

hơn để ưa tài phép.

 

 

 

CHẲNG KHÁC NÀO:Một ly nước kia cặn cáu, ly nước mờ tối, ít
nhất phải đem lọc cáu cặn ra hết đương nhiên dù muốn hay không ly

nước vẫn được trong suốt cùng khắp, khỏi cần Luyện hoặc Tu Luyện.
Bậc tu TRI KIẾN cũng vậy.

 

 

 

NGƯỢC LẠI: Ly nước kia cặn cáu chẳng chịu lọc ra, lại tìm các
PHẨM MÀU bỏ vào ly nước, làm cho ly nước trở nên màu: XANH

ĐỎ VÀNG chẳng hạn gọi là siêu phàm đặng lừa bịp chúng sanh vào
con đường vọng đảo điên loạn, mà ngược lại chính mình bị điên loạn

hơn chúng sanh. Bậc ham muốn TĂNG cũng vậy.

 

 

 

 

Còn Chư BỒ TÁT và PHẬT, thời các Nghiệp cùng các Căn đều
liền lạc, nên chi chẳng vì HỮU chẳng vì VÔ mà tập khởi thọ chấp, bởi

Thân Tâm tịch tịnh viên dung mà Sở Đắc các pháp Tam Muội đến các
Thần Thông Tam muội chẳng thiếu sót.

 

 

 

Khi Chư BỒ TÁT PHẬT dùng đến các thần thông ấy vì chúng
sanh mà dùng để đưa chúng sanh từ nơi thế giới Bất Tịnh đặng vào

nơi An Lạc mà dùng làm cho chúng sanh ấy không hay biết ngỡ là
mình đến hay mình đặng, thật ra duy chỉ có Tha Lực Thần Thông Tam
muội vậy.

 

 

 

LẠI NỮA: BỒ TÁT PHẬT dùng đến Thần Thông Tam Muội đưa
từ Thế Giới quá ư cuồng loạn, làm cho thế giới ấy biến thành Tịnh Độ,

mà tất cả chúng sanh trong thế giới chẳng hay biết.

 

 

29

 

BỒ TÁT PHẬT HÀNH DỤNG và DIỆU DỤNG Thần Thông
Tam muội làm cho chúng sanh đặng Tri Kiến Giải Thoát trong một Sát

Na chúng sanh không hay biết chi cả. Vì sao chẳng cho chúng sanh
hay biết ? Vì chúng sanh bị Duyên Khởi Tập Khởi mà Thụ Chấp, lại

ưa muốn tham lam quá độ nên không cho hay biết mà đặng, nếu hay
biết thời hại cho chúng sanh ấy thêm vào CÁI MUỐN mà chìm đắm
nơi Sanh Tử.

 

 

 

 

Các Bậc tu hành nên so theo những điều trên để mà tu tập. Nên
làm cho các Nghiệp Căn liền lạc. Nên nương theo Duyên Khởi cầu lấy

Hiểu Biết chớ Tập Khởi Thụ Chấp mà chẳng đặng rốt ráo vậy.

 

 

 

DUYÊN KHỞI chính là một thoại đầu lần mở mê lầm, khi các
bậc tu NGHI CHẤP để PHÁ CHẤP đó chính là nương theo Duyên
Khởi đặng tự soi biết, gọi là TỰ BIẾT. Bằng theo Duyên Khởi chấp

nhận là Phải hay Đúng nó như thế, thì tự đem mình vào mờ mê. Tu tập
chẳng lo nó đến, không lo nó Đắc. Chỉ lo nó tự cho nó là Phải mà

nhận chịu theo Duyên Khởi thôi. Duyên khởi mà chấp nhận chính là
mắc miếu theo 62 kiến chấp vậy.

 

 

 

 

NÊN PHẬT NÓI: NHƯ LAI biết tỏ rõ nó như vậy, mà chính nó
Thụ Chấp Kiến Chấp thế nào, tự phát sanh và chịu lãnh lấy thế ấy. Tự

sanh ra các cảnh giới thú vị theo như Khởi Chấp của nó cho là Thú vị
Ngọt Bùi mà đắm say theo Tập Khởi Duyên Chấp.

 

 

 

NHƯ LAI biết còn biết hơn thế nữa, nhưng chẳng thụ chấp mà
đặng hoàn toàn GIẢI THOÁT chẳng còn Tập khí Sanh Tử vậy.

 

 

 

NAM MÔ HÀNH THÂM BÁT NHàBA LA MẬT ĐA 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

30

 

BÀI 6: KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH

 

 

KHỞI SANH TÂM tu đặng Tỏ Tánh gọi là TÂM THÔNG, điều
ngự Tâm đặng thì GIÁC NGỘ. Bằng bị Tâm Sanh mê lầm gọi là
TÂM THỨC. Tâm Thức hay đảo loạn, biệt phân mà sanh PHÁP. Các

Pháp cũng do TÂM khởi sanh.

 

 

 

Vì mê lầm nên bị Tâm Sanh, Tâm điều khiển nhận chịu làm
chúng sanh. Khi đã là chúng sanh có bên TRONG và bên NGOÀI.

Bên trong là TÂM PHÁP, còn bên ngoài thì TƯỚNG PHÁP, bởi phân
biệt mà thành.

 

 

 

Tâm khởi sanh muôn trùng pháp, ngược lại khởi Diệt tận cùng thì
Không Pháp, đó gọi là SANH DIỆT. Nơi Sanh hay Diệt chính TÂM

điều động IN TUỒNG thực.

 

 

 

Chúng sanh vì trót mê lầm nơi các pháp di chuyển linh động vì đã
lỡ nương nhờ nơi pháp thành thử nó thuyên diễn động vọng theo Tâm

Thức trở nên đảo loạn không ngừng trong Sanh Tử Luân Hồi.

 

 

 

Khi đã chạy theo Pháp để cầu Pháp trong sự sướng khổ, vui buồn,
được mất của pháp diễn ảo. Lúc vì hoàn cảnh nào Tự Biết mà chán

nản liền khởi sanh Tâm nhất quyết tu hành để tránh khỏi Tâm Sanh,
cầu GIÁC NGỘ, chẳng còn Tập Khí Sanh Tử Luân Hồi.

 

 

 

Vì vậy mà nơi KHỞI của bậc tu hành buổi ban đầu rất quý vô
cùng, khó nghĩ, khó bàn đặng. Vì sao?

 

 

 

-Vì Khởi Sanh Tâm gọi là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM.

 

 

CHẲNG KHÁC NÀO:Kẻ kia bởi lầm theo bọn giặc cướp, bị bọn
chúng sai khiến bóc lột cho chúng, còn hành hạ thân xác của kẻ nọ.

Ngày hôm nay cương quyết bỏ chúng, chẳng chịu làm nô lệ nữa, tự lập,
tự tạo để đặng TỰ TẠI không còn sự ràng buộc của chúng. Đó những

bậc Khởi Sanh Tâm cũng thế.

 

 

 

 

31

 

Nhưng ngược lại nào có yên cho mà đặng tu hành. Vì sao? Vì
những bậc ấy tu trong một thời gian nếu sơ khởi lại bị Tâm sanh. Nó

cũng vẫn nương theo trong con đường tu tập mà điều khiển bậc ấy nào
có hay biết, vẫn ngỡ là mình làm chủ tu tập chân chính.

 

 

 

VÍ NHƯ: Bậc TIN PHẬT thì nó làm cho Bậc ấy tin hơn trở thành
MÊ TÍN, nếu kẻ nào động đến sự tu hay đến PHẬT thì sân hận ghét
bỏ.

 

 

 

NHƯ: Tu Thiện Căn thì nó Từ Bi quá độ, đến nổi BI không TRÍ,
thành thử thấy ai khổ sở thời Bậc ấy thâm tâm lại khổ sở hơn Họ, chỉ

vì nặng về Thiện nên CHẤP TRƯỚC cho là con đường tu PHẬT phải
như vậy. Do chấp nên gặp làm ÁC hay nói lời thô vội xa lìa chán ghét,

cho những kẻ ấy là Địa Ngục hoặc Quỷ Quái, sanh ra ngăn chấp TÀ
CHÁNH chẳng chịu nghe ai, cứ theo ý mình Tự Tu, khi mình suy

thích lối nào thì tu theo lối ấy, thành thử con đường TU PHẬT có
MỘT, nhưng nó cứ bậc thích thì tu một lối, tự sanh ra nhiều lối riêng

tư mà có nhiều lối vậy.

 

 

 

 

 

Do chổ nhiều lối ấy nên bậc này nhìn kẻ kia vừa ý hay không vừa
ý, sanh ra xâm xĩa soi bói lẫn nhau, cùng nhau phải chịu lấy THUẬN

NGHỊCH trên đường tu Phật, chẳng hơn kém thế gian. Vì sao? Vì bị
Tâm Sanh, Tâm điều khiển nơi đường tu. Do đo,ù các bậc tu không

tìm ra lối thoát của TÂM SANH, nên chi càng tu chừng nào lại càng
lúng túng chừng ấy là vậy. Vì thế nên PHẬT mới nói Pháp Lục Hòa.

 

 

 

 

Sự tu hành rất cần đến THIỆN TRÍ THỨC đã GIÁC NGỘ. Nếu
kẻ nào gặp đặng thì rất quý, bằng không thời Bậc chỉ bày tu tập phải

ĐẠO ĐỨC THIÊN THỪA vững vàng cũng đỡ cho kẻ tu. Lúc tu hành
chớ Tự cho mình Biết mà sanh: LÝ CHƯỚNG SỰ CHƯỚNG, một

mực phải TIN VÂNG.

 

 

 

 

Con đường Khởi Sanh Tâm tu Tỏ Tánh là một con đường mà các
bậc tu đã từng ở nơi Đạo Tràng theo BỒ TÁT HẠNH, đến hôm nay

 

 

 

 

32

 

mới có TÂM quyết định tu GIẢI THOÁT. Lại TỰ TÍN vào pháp Môn,
sự tu Phật tuyệt mỹ cứu cánh CHƠN GIÁC, nên mới TỰ NGUYỆN

ĐỘ SANH để tỏ ra THƯƠNG MÌNH và THƯƠNG CẢ KẺ MÊ
LẦM.

 

 

 

Lại dùng theo lời PHẬT dạy để làm món lợi mà tu như: BI CHÍ
DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ, LỤC BA LA. Khi đã có nơi lợi thì vẫn để
cho Tâm Khởi Sanh NGHI tột cùng, liền PHÁ NGHI CHẤP ấy, cứ

như thế đến không còn một NGHI CHẤP nào cả.

 

 

 

CŨNG NHƯ: Khi ra khỏi nhà bọn cướp đã tạo đặng lợi khí vững,
lại biết bọn cướp mưu mẹo theo mình. Bậc ấy giả in tuồng không hay

biết để cho bọn cướp TRỖ HẾT tất cả hành vi điêu xảo đến lúc thừa
cơ tan dẹp. Cứ như thế mà hàng phục lần. Khi đã hàng phục trọn đặng
bọn cướp thời chẳng sợ bọn cướp xâm lấn thân mạng nữa, mới thật là

bậc tu tự Sanh Tâm chẳng còn bị Tâm Sanh vậy.

 

 

 

 

Khi Bậc tu đã tỏ Tâm tức là biết tất cả những Hành Dụng của
Tâm, sự thuyên diễn của nó, khỏi lầm nó, lại đặng Điều Ngự nó, gọi là

đoạt được BẢN THỂ TÂM hoặc TÂM THÔNG mà Tự Sanh, chẳng
còn Bị Sanh nữa, gọi là GIẢI THOÁT, chớ chẳng có chi là GIẢI

THOÁT.

 

 

 

 

NAM MÔ THƯỜNG TIN TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI 7: PHẨM CÔNG ĐỨC 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

 

CÔNG ĐỨC là Công Năng và Đức Hạnh trên đường tu PHẬT,
không ngoài: Từ Bi Hỷ Xã đặng tạo nên Công Đức, vì vậy gọi là

Công Đức.

 

 

 

Công Đức có nhiều Bậc tùy sự tu, tùy mức tạo lập, hoặc giả trình
độ Tự Giác trong lúc tu tập hay Hành Nguyện trước ngoại cảnh diễn

tuồng, nội tâm chẳng phiền trách động vọng mà thành tựu Công Đức.

 

 

 

Kẻ tu hành không tạo lấy Công Đức, thì chẳng khác kẻ kia xây
cất lâu đài trên sình bùn hay ảo tưởng nay mai lên trên hư không tạo

lập nhà cửa vườn tược, hoặc cũng có thể lấy Sạn Đá mà nấu nóng cầu
cho nó thành Cơm. Tất cả đều chẳng thành, vì gieo CĂN lầm lẫn sẽ

CHỊU BÁO lẫn lầm vậy.

 

 

 

 

Công Đức chính là một nấc thang, một cân lượng từng lớp, từng
bậc, từ phàm phu eo hẹp đến Thần Tiên rộng rãi và Chư Thánh Tăng

tròn khắp bao la. Nên chi kẻ tu tạo đặng Công Đức chừng nào sẽ được
hưởng chừng nấy. Ví dụ: Bậc tu ở nơi Thế Gian thì phần nhiều họ hay

so tính eo hẹp. Bậc tu muốn tạo nên Công Đức phải thực hành, chẳng
so tính, tâm rộng rãi buông tha… liền đặng thế gian khen tặng tán thán

kính nể, thời Chư Thần Tiên thảy đều gần gủi, Vô tình hay hữu ý mình
liền ngang hàng với Thần Tiên.

 

 

 

 

 

NHƯ: Ở nơi Bậc Thần Tiên họ rộng rãi cứu giúp sinh địa vị còn
phiền trách kẻ làm chẳng vừa lòng. Bậc tu hành rộng rãi cứu giúp

không vì Thuận Nghịch, địa vị. Đến khi kẻ được giúp đỡ nghịch lại
thời vẫn Hỷ Xả, tâm không phiền trách và sân hận. Liền đặng cõi

Thần Tiên tán thán khen tặng kính nể, thời Chư Thánh Tăng được gần
gủi. Vô tình hay hữu ý mình liền ngang hàng với Thánh Tăng.

 

 

 

 

Công Đức nó quan hệ như vậy, nên có bậc hộ trì và đặng Đồng
Bậc lại tán thán. Từ phàm phu lên đến PHẬT tất cả thảy đều nương

vào Công Đức thù thắng để mà tăng trưởng Công Năng Đạo Hạnh. Vì
Công Đức nó là căn bản để Tri Kiến vẹn toàn nên chi trong BỒ TÁT

 

 

 

 

34

 

HẠNH dùng:Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền Định mà
đặng Trí Tuệ Điều Ngự Tâm, một khi gặp ngoại cảnh Thuận Nghịch

không còn Tập Khởi Sân Hận, đặng trọn vẹn Công Đức bảo tồn.

 

 

 

Công Đức có nhiều thứ lớp do căn bản Đức Hạnh và Công Năng
của từng Bậc, nên gọi là PHẨM. Nhưng từ TIỂU đến ĐẠI để chứng

tỏ sự chịu đựng nhiều ít mà phân biệt trình độ trên con đường tu hành
có thực hiện hay không ở nơi Tâm không phiền trách và sân hận.

 

 

 

Đến Bậc tỏ biết và mong cầu tu hành đặng Tri Kiến Giải Thoát
thời Công Đức của những bậc ấy chỉ nương vào NHƯ LAI để cầu

NHƯ LAI mà tạo Công Đức. Còn những bậc tu nên lập Công Đức
như sau để cầu tiến bộ và bảo tồn Công Đức.

 

 

 

NHƯ: Kẻ cúng phẩm vật ở Chùa hay xây cất Chùa, hoặc tô tượng
Phật hay thường săn sóc ngôi TAM BẢO mỗi mỗi không thiếu sót, đó

gọi là Công Đức. Muốn cho Công Đức bảo tồn trọn vẹn thời chớ nên
kể lể, hay có người xâm xĩa làm cho không vừa ý, chớ có phiền trách

và sân hận. Nếu tỏ ra phiền trách sân hận tức Công Đức bị thiếu kém
không trọn.

 

 

 

 

Có bậc tạo Công Đức giúp đỡ cho mọi người bằng Tiền Bạc hay
lời nói lành hoặc thuốc men hay thuyết Pháp nuôi dưỡng làm cho Trí

Tuệ được Tăng Trưởng, làm cho gia đình họ đặng êm đẹp. Đó gọi là
Công Đức. Muốn cho Công Đức bảo tồn trọn vẹn thời chớ nên kể lể,

hay họ ngược lại xâm xĩa làm cho không vừa ý, chớ có phiền trách và
sân hận. Nếu tỏ ra phiền trách Sân Hận tức Công Đức bị thiếu kém

không trọn.

 

 

 

 

Bậc tu hành nên tạo Công Đức CÚNG DƯỜNG NHƯ LAI. Chính
Công Đức ấy là Tâm không phiền trách và Sân Hận đặng trọn vẹn.

Bằng chẳng trọn, đó chẳng phải là Công Đức. Đó là cầu phước. Đó là
cho vay để sau đặng lợi.

 

 

 

 

 

 

 

35

 

Tất cả sự hiền lành tốt đẹp của:Phẩm Hạnh Công Đức, từ Thế
Gian hay Ly Thế Gian của bậc Tiên Thần, cùng với kẻ đã ưa cầm

quyển Kinh đọc tụng, tất cả đều hiểu biết tạo Công Đức rất quý vô kể.
Họ cũng đã tạo nhiều hay đã làm nhiều, nhưng làm đặng, tạo đặng mà

chẳng bảo Tồn trọn vẹn là do TÂM phiền trách. Chẳng khác nào kẻ
kia ương trồng CAM. Khi trồng thì tưới nước chăm lom, trong một
thời cây Cam nọ ra ít lá, kẻ ấy dại khờ cũng chỉ vì THAM, liền nhổ

cây cam xem thử tại sao lại lâu lớn, làm cho cây Cam chết. So như
vậy để rõ : Kẻ tạo đặng Công Đức hoài mong người Báo Ân Công

Đức ấy, khi chẳng đặng chỗ đền ơn thì liền tự sanh phiền trách và sân
hận, làm như vậy chẳng khác nào cho vay MỘT mà muốn trả thành
HAI cũng không vừa chỗ trả, nên nó chẳng phải là Công Đức nên nhớ

lấy.

 

 

 

 

 

 

PHẬT vẫn khen các bậc tu hành tạo đặng Công Đức chẳng kể lể,
không phiền trách, khi gặp Nghịch Cảnh Tâm rỗng rang chẳng Tập

Khởi, đó chính là Công Đức BÁO ÂN PHẬT, là TRI ÂN BỒ TÁT sẽ
đặng Tri Kiến không xa. Kẻ đã phát tâm tu hành chớ vì việc tham

muốn nhỏ nhen chẳng thành theo ý mà tự sanh ra phiền trách sân hận
nó làm cho Công Năng tu tập phải giảm. Khi Công Năng giảm thì Ma

Nghiệp  Tăng,  Công  Đức  mòn  thì  Chướng  Nghiệp  Tăng,  chỉ  vì
NGHIỆP nó làm cho Công Đức vừa tạo lại vừa đổ thành thử có làm

mà chẳng được hưởng vậy.

 

 

 

 

 

Nếu BIẾT TẠO BIẾT BẢO TỒN thì từ:Kẻ Ác tạo Công Đức trở
nên  người  THIỆN.  Bậc  Thiện  tạo  Công  Đức  trở  nên  tu  CHÂN

CHÁNH. Bậc tu chân chánh tạo Công Đức trở nên TU ĐÀ HOÀN.
Bậc Tu Đà Hoàn tạo Công Đức trở nên TU ĐÀ HÀM. Bậc Tu Đà hàm

tạo Công Đức trở nên A LA HÁN. Bậc A La Hán tạo Công Đức trở
nên BỒ TÁT, Bậc Bồ Tát nương vào Công Đức NHƯ LAI Tròn

Nguyện trở nên PHẬT vẫn nương vào Công Đức đặng MƯỜI DANH
HIỆU trọn vẹn rốt ráo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

 

Những Bậc thực hành Công Đức trọn vẹn, Duy nhất Tâm không
phiền trách và Sân Hận mà đặng, ngoài ra chẳng còn chi hơn được. Vì

sao? Vì lấy Công Đức Lục Ba La Mật, nó làm cho Tâm rỗng rang
chẳng mắc miếu qua các chướng ngại chẳng phân biệt mà được Tỏ

Tánh Bủn Sẻn Ngăn Phân Thuận Nghịch nó thật là khó làm. Kẻ tu
hành làm đặng nó mới là Công Đức Vô Lượng Vô Biên. Bằng tất cả
làm đặng dễ dàng thì đâu có gọi là TU, đâu có gọi là làm CÔNG

ĐỨC.

 

 

 

 

 

Phẩm CÔNG ĐỨC là một nấc thang vô cùng qúy, đưa từ phàm
phu lên thành Tiên Thần, từ Tiên Thần lên thành THÁNH PHẬT. Vì

vậy Chư Tiên Thần hộ trì, BỒ TÁT PHẬT hoan hỷ hay Tán Thán Tâm
không Sân Hận và Phiền Trách mà thành tựu vậy.

 

 

 

NAM MÔ DUYÊN MỆNH ĐẠI LỰC VƯƠNG BỒ TÁT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI 8: PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG

 

 

PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG cùng khắp Bình Đẳng
Bất Nhị. Chúng Sanh đặng nương nhờ sẵn có Như Lai Tạng nên Tánh:

NGHE, THẤY, BIẾT, Tánh ấy chính là BỔN LAI, cũng gọi là PHẬT
TÁNH. Khi mà nó chưa nhiễm vẫn suốt thông Phổ Chiếu cùng khắp

chẳng khác.

 

 

 

 

Vì trót mê lầm nên bị mờ ám bởi Vô Minh phải mắc miếu, nên
Phật  Tánh  kia  trở  thành:MA  TÁNH.  Đã  Ma  Tánh  đương  nhiên

có:THAM SÂN SI diễn tuồng điên loạn, tạo thành NGHIỆP nên mới
Sanh Tử không ngừng, chịu làm Chúng Sanh hoặc Chúng Sanh Giới.

 

 

 

 

 

37

 

Trong khi Chúng Sanh hoặc Chúng Sanh Giới ấy thọ chủng hiện
hành trong Ba Cõi hay Sáu Đường tỏ biết chu đáo sự diễn hành của

Pháp Tánh nó như thế, sự lầm nhận của mê mờ mà chịu Báo hoặc đòi
Chánh Báo nó như vậy, viên thông chẳng mắc miếu, tâm đặng Tự Tại

Vô Ngại, Tánh Viên Dung cùng khắp tịch tịnh an nhiên đồng Phổ
Chiếu Quang không khác gọi là : Hiện Thân hay Hóa Thân hoặc Ứng
Thân chẳng hạn.

 

 

 

 

Bằng chìm đắm Tham Sân Si phân biệt thọ chấp:DANH TƯỚNG
NGàvà SỞ NGàriêng tư vọng đảo phải bị lên xuống trong Ba Cõi

và Sáu Đường cầu Pháp để hưởng hay không được hưởng, đó gọi là:
Chúng Sanh hoặc Chúng Sanh Giới.

 

 

 

Tất cả sự Phổ Chiếu Quang Như Lai không sai khác, sự Nghe,
Thấy, Biết đồng chủng chẳng sai, sự Ứng của PHẬT và Chúng Sanh

đồng nhịp, đồng nhàng. Nhưng chỉ có khác MÊ và NGỘ. Mê làm
chúng sanh, Giác Ngộ là PHẬT. Nên chi cái: NGHE, THẤY, BIẾT

giữa PHẬT và Chúng Sanh Đồng và chẳng Đồng như sau:

 

 

 

 

PHẬT NGHE: Trùm khắp Viên Dung Bất Nhị, chẳng sai không
lạc.

 

 

 

CHÚNG SANH NGHE: Cái Nghe bị Ma Tánh làm chủ, vô minh
che mờ nên chi Cái Nghe không ngoài THINH (là tiếng).

 

 

 

PHẬT THẤY: Thấy tỏ rõ cùng khắp không phân biệt chung gồm
Không HAI.

 

 

 

CHÚNG SANH THẤY: Cái thấy bị Ma Tánh làm chủ, vô minh
che mờ, nên Cái Thấy không ngoài SẮC TƯỚNG.

 

 

 

PHẬT BIẾT: Trùm khắp tỏ rõ tận cùng không Biên Giới, không
sai biệt, tỉ mỉ CHÂN BIẾT BẤT NHỊ.

 

 

 

 

 

 

 

38

 

CHÚNH SANH BIẾT: Cái Biết Ma Tánh làm chủ, vô minh che
mờ nên Cái Biết không ngoài XÚC PHÁP (đụng chạm).

 

 

 

Nếu chúng sanh không mê chấp, không vì Danh Tướng Ngã và
Sở Ngã mà Thọ Chấp thì Chúng Sanh đều là PHẬT.

 

 

 

Bởi Tâm Năng Phân nên Bị Biệt nhận chịu làm Chúng Sanh, vì
cuồng vọng trong THAM ĐƯỢC MẤT trong Sân Hận, SI MÊ nơi Ảo
Tưởng Lớn Nhỏ mà thành hình TỬ SANH trả vay bởi SÁT ĐẠO.

Gieo giống Luân Hồi vì ÁI NỊCH ÁI DỤC. Chung gồm tạo tác mà trở
nên NGHIỆP CĂN.

 

 

 

 

PHẬT BIẾT TỎ RÕ NGÀI NÓI: Các Nghiệp của Chúng Sanh
càng ngày càng tạo tác ngùi ngụt, khắp cả Tam Thiên Đại Thiên Thế

Giới vô kể vô kể… Nếu chúng sanh mềm yếu chẳng đủ Tự Lực để phá
Vô Minh thì nên phát BỒ ĐỀ TÂM cầu lấy THA LỰC ĐỘ THOÁT,

chúng sanh hãy Kiên Trì tu tập nương theo Pháp Môn Tri Kiến Bất
Nhị mà tu, chớ nên vì các pháp hư dối chìm đắm, chớ vì THAM SÁT

ĐẠO DÂM Ba món độc nó dung dưỡng cho Ma Tánh, nó đồng với
Ma Ba Tuần kéo lôi vào trần lao Sanh Tử.

 

 

 

 

 

Chớ thực ra chúng sanh và Phật vốn sẵn, như MẶT TRỜI kia
nhưng bị núi che, mây khuất. LẠI NHƯ: Ngọc MA NI đang bị chôn

vùi dưới lòng đất, vì một Khởi sai lầm mà Thọ Chấp thành hình điên
loạn.

 

 

 

Những lời PHẬT nói trên Bậc tu hành nên suy ngẫm gạt bỏ các
Ma Tánh gọi là tiêu giảm Nghiệp. Chớ vì Thuận Nghịch mà Sân Hận,

chớ vì Tham Lam chìm đắm. Lại chớ nên Ảo Tưởng lập pháp tu hành.
Vì sao? Vì lập Ảo Tưởng tu hành càng Si Mê hơn. Cũng như: Cỗi
Nghiệp chớ nên Mang Nghiệp, Ảo Tưởng chính là mang Nghiệp.

 

 

 

Bậc tu hành nên tạo CĂN THIỆN, ĐỨC HẠNH VI BẢN. Chớ
nên dụng SÁT làm Căn, Chớ nên dụng DÂM làm Căn. Chớ nên

 

 

 

 

39

 

dụng ĐẠO TẶC làm Căn. Ba Căn ấy chẳng thể nào thoát Trần Lao,
nó chính là Đồng Chủng Ma TÁNH. 

 

 

 

PHẬT NÓI TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TOÀN BỘ
RẰNG: “ A NAN sau khi Ta Nhập Diệt Độ rồi, Ông nên thuyết pháp

cho Chúng Sanh lìa bỏ NGHIỆP SÁT. Nếu trong SÁU ĐƯỜNG mà
Tâm chẳng SÁT thì chẳng bao giờ Nghiệp SANH TỬ lôi kéo mãi. Đó
là nguồn gốc thoát Trần Lao.”

 

 

 

 

NGƯỢC LẠI: Nếu Tâm Sát Sanh không trừ đặng thì Trần Lao
không ra khỏi. Dầu cho Trí Tuệ Thiền Định hiện tiền mà không

ĐOẠN thì tất phải đọa vào THẦN ĐẠO. (Đoạn ĐẠO TẶC cũng như
trên).

 

 

 

Về DÂM, PHẬT NÓI: Nầy A Nan, vì sao Nhiếp Tâm gọi là
GIỚI? Nếu tất cả chúng sanh trong Sáu Đường, Tâm Không THAM

DÂM lìa tất cả Dâm thì không bao giờ bị NGHIỆP lôi kéo, nó cũng là
Thoát Trần Lao. Nếu cái Tâm DÂM THAM chẳng dứt trừ tiêu giảm

thì Trần Lao không ra khỏi, dầu cho Trí Tuệ Thiền Định mà chẳng
Đoạn Dâm, tất đọa vào MA ĐẠO.

 

 

 

 

Những loài MA ấy cũng có Đồ Chúng, tất cả đều Cao Cống tự
xưng mình là đạo VÔ THƯỢNG. Sau khi TA Diệt Độ trong thời kỳ

MẠT PHÁP có nhiều hạng MA. Nhưng chia ra làm BA PHẨM.
THƯỢNG PHẨM là MA VƯƠNG. TRUNG PHẨM là MA DÂN. HẠ

PHẨM là MA NỮ. Chỉ có MA DÂN và MA NỮ hiện hành ở Thế
Gian làm sự Tham Dâm Ô Nhiễm, lại tự xưng là THIỆN TRÍ THỨC

khiến cho Chúng Sanh lầm vào Tà Kiến mà tu, lầm lạc mất đạo Bồ
Đề. Vậy người dạy tu Chánh Định trước phải đoạn trừ DÂM DỤC, đó
là lời MINH HUẤN THANH TỊNH từ xưa đến nay. Nghĩa Quyết

Định Thứ Nhứt của các ĐỨC PHẬT THẾ TÔN vậy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

 

A NAN nên biết: Nếu kẻ tu Thiền Định, nhưng chẳng đoạn trừ
Tâm Dâm, cũng như kẻ nấu Đá Sạn mà muốn trở thành CƠM, dù có

ngàn kiếp cũng chỉ là SẠN NÓNG, chẳng bao giờ gọi là CƠM.

 

 

 

Tại sao vậy? Vì Sạn ĐÁ không có GỐC là Cơm đặng. Nếu người
lấy cái THAM DÂM mà cầu DIỆU QUẢ dầu có đặng Tỏ Ngộ mau

cũng đến DÂM CĂN. Vì sao? Vì Bổn Lai là DÂM tất trôi theo Ba
Đường khổ lụy, chớ chẳng bao giờ Giải Thoát CỰC QỦA NHƯ LAI.

Do đường nào mà Tu Chứng? Vậy phải làm thế nào cho cái máy
DÂM DỤC của Tham Dâm và Tham Tâm đều dứt, mới mong hy vọng

đến TÁNH cũng dứt mà được DIỆU QUẢ BỒ ĐỀ của PHẬT.

 

 

 

 

Nếu người đời sau Thuyết Pháp nói như TA vậy mới gọi là LỜI
NÓI CUẢ PHẬT, bằng chẳng vậy gọi là MA THUYẾT, tức là lời nói
của MA BA TUẦN

 

 

 

Cứ theo lời Thuyết Pháp của Phật đủ rõ. Kẻ tu hành cốt yếu là
tiêu giảm Nghiệp: THAM SÂN SI và các Thỏa Nghiệp: SÁT ĐẠO

DÂM. Khi Nghiệp tiêu thì mới mong DIỆU QUẢ PHẬT. Đó cũng gọi
là phá MA TÁNH khỏi vướng mắc Trần Lao SANH TỬ.

 

 

 

NGƯỢC LẠI: Kẻ dung dưỡng chẳng tiêu giảm, chỉ dùng lời nói
tự bào chữa che dấu, khi mà thâm tâm còn Nghi Vấn, bất kỳ việc lớn,

nhỏ TỰ MUỐN lấy mà tu. Lấy SÁT ĐẠO DÂM làm sở thích cho là
mình ĐỘ ba đường Ác. Đó chính là tu theo MA BA TUẦN vậy.

 

 

 

Các Bậc tu hành tùy theo sự hiểu biết mà tu, chẳng khác nào cầm
đuốc Trí Tuệ Sẵn Có nơi PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG mà

đi, chớ cho mình THẤP KÉM, cũng chớ cho mình ĐàThông Hiểu
mà Thọ Chấp.

 

 

CÓ TU MỚI CÓ ĐẾN 
CÓ LÀM MỚI CÓ ĐẶNG 

VÌ VỐN SẴN CÓ PHẬT TÁNH 

 

 

 

NAM MÔ PHỔ CHIẾU QUANG NHƯ LAI TẠNG 

 

 

41

 

#***$

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI 9: PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG 

 

 

PHÁP ĐẢNH TÙY THUẬN CHÚNG SANH THỊ HIỆN CÁC 
CÕI 

 

 

 

PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG cũng là CÁI BIẾT tròn khắp Bất
Nhị. Vì Pháp Đãnh trùm khắp vốn sẵn Bình Đẳng như vậy, nên tất cả

đều có Cái Biết không thiếu sót. Nhưng chỉ vì Tự Ngã thọ chấp sai lầm
BỜ NGĂN GIỚI HẠN nên gọi là: Chúng Sanh Giới hay Chúng Sanh.

Chớ thật ra Cái Biết chẳng có Bờ Ngăn Giới Hạn thì cũng không có
Chúng Sanh hay Chúng Sanh Giới.

 

 

 

 

NÊN CHI: Phật đặng Cái Biết viên dung trùm khắp Chúng Sanh
Cái Biết hạn lượng giới ngăn .

 

 

 

Phật Đã biết – Chúng Sanh chưa biết. Phật Giác Ngộ – Chúng
Sanh mê lầm Phật và Chúng Sanh hơn nhau chỗ Mê và Ngộ.

 

 

 

Do những lối ngăn cách như thế nên Pháp Đãnh vốn thì Nguyên
Sẵn, Cái Biết chung cùng. Nhưng chúng sanh Tự Ngã của mỗi Bậc

biết riêng tư thành thử đóng vào khuôn Bị Biết. Cái Bị Biết ấy chính
là Cái Muốn từng phần, do cái muốn từng phần đó mà Pháp Đãnh tùy

thuận theo từng bậc hiểu biết tạo thành Cảnh Giới, gọi là Chánh Báo
hoặc Chịu Báo.

 

 

 

 

NÊN PHẬT NÓI: Tất cả chúng sanh từ thế gian hay ly thế gian
hoặc trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thảy đều thọ lãnh các Cõi

mà an trụ. Chỉ vì Cái Biết riêng tư ưa muốn và mong cầu Pháp Đãnh
thọ chấp Tập Khởi trong Kiến Chấp thành tựu lấy Cõi. Từng đoạn này

qua đoạn kia để bắt lấy gìn giữ Cái Biết biệt ngăn cho phần ấy là của

 

 

 

 

 

 

42

 

mình.Nên chi họ TỰ TẠO LẤY CÕI, RỒI TỰ LÃNH LẤY CÕI. HỌ
TẠO, HỌ NGỠ LÀ AI BAN CHO HỌ,

 

 

 

Vì như thế nên chi chúng sanh ưa muốn tu Tiên đặng thành Tiên.
Muốn làm Thiện được hưởng Phước Báo. Muốn Sát-Đạo-Dâm phải bị

sa đọa nơi Địa Ngục, Súc Sanh và Ngạ Quỷ. Đó là do Tự Tạo lấy
Cảnh Giới Thiện, Bất Thiện, gọi là Vay-Trả vậy.

 

 

 

Chính do Cái Biết viên thông hay ngăn cách lớn nhỏ Thanh Thô
mà tùy thuận Pháp Đãnh thị hiện. Lại Thọ Báo về THÂN của các loài,

Thân lớn, Thân Nhỏ, Thân Thanh. Thân Thô, duy chỉ có CÁI BIẾT trở
thành THÂN.

 

 

 

NÊN PHẬT NÓI : Nó Biết thế nào, Nó Muốn thế ấy. Nó thành
tựu như vậy, chớ chẳng ai ban cho nó.Chỉ nó Biết-Muốn mà đặng.

 

 

 

Vì như vậy các Bậc tu hành để cầu lấy CÁI BIẾT rộng rãi
Thường Còn Bất Biến, gọi là BIẾT MUỐN mà Thành Tựu Trọn

Nguyền như Sở Nguyện. Muốn đặng như vậy phải Phát Bồ Đề Tâm
cùng thực hành Tứ Nhiếp Pháp và Lục Ba La Hạnh. Con đường ấy

Chư BỒ TÁT đã làm hay đang làm gọi là BỒ TÁT HẠNH. Mặc dù
hiện  tại  các  Bậc  tu  hành  chưa  phải  là  Bồ  Tát,  nhưng  nên  vào

TRƯỜNG Bồ Tát để mà học, sau sẽ trở thành Bồ Tát. Chư Bồ Tát
trước kia Cái Biết vẫn có Bờ Ngăn, vẫn hay phân biệt, vẫn chìm đắm

mê mờ. Nhưng có Chí Nguyện Kiên Dũng phá Bờ Ngăn, không nhận
lấy Cái Biết nhỏ nhen eo hẹp, mà thực hành Tứ Nhiếp Pháp cùng Lục

Ba La Hạnh để cỗi mở Cái Biết trùm khắp đặng Tri Kiến Giải Thoát
Tự Tại Vô Ngại vậy.

 

 

 

 

 

 

Các Bậc tu hành nên nương theo TỨ NHIẾP HẠNH để thu nhiếp
các Thuận-Nghịch mà đặng Cái Biết rộng rãi phá Bờ Ngăn Chấp của

kẻ Dại người Khôn, kẻ Xấu người Tốt, để được từ Cái Biết phân biệt
đi đến Cái Biết dung hòa như sau:

 

 

 

TỨ NHIẾP HẠNH CÓ:  

 

 

43

 

1- ĐỒNG SỰ NHIẾP
2- ÁI NGỮ NHIẾP

3- TỰ LỢI NHIẾP
4- BỐ THÍ NHIẾP

 

 

 

Bốn Pháp Hạnh thu nhiếp ấy giúp cho các Bậc tu hành cổi giải
tâm gút mắc, phá chấp Tự Ngã, cầu lấy Hiểu Biết mình và mọi kẻ, nó
là một phương thức giải Bờ Ngăn, lập đặng Trí Tuệ. Nếu tu hành mà

chẳng thi hành Tứ Nhiếp Hạnh thời chẳng khác nào AO SEN kia khô
nước giữa chất Bùn Đất không vào đặng cây Sen vậy.

 

 

 

 

Sau đây là chi tiết của TỨ NHIẾP HẠNH:

 

 

  • ĐỒNG SỰ NHIẾP: Đồng Sự với tất cả mọi người không phân
    biệt giai cấp. Khi bậc tu hành khởi tâm khinh khi, ghét bỏ, chê bai

hoặc thù hận, thì nên điều ngự Tâm dẹp bỏ, để cùng với mọi kẻ hòa
hợp và cùng để tự mình soi kẻ ấy có những tánh chi mà tỏ biết chung,

hoặc làm cho họ đặng Trí Tuệ Tăng Trưởng hay Tâm vui trong Lục
Hòa, cùng đi vào con đường Chân lý hiểu biết chung cùng đặng đồng

hưởng Phước Điền. Đó gọi là : Đồng Sự Nhiếp Hạnh.

 

 

 

 

  • ÁI NGỮ NHIẾP: Từ một lời nói chân thật Hiền Đức vừa nơi
    miệng mình thốt ra làm cho tất cả mọi kẻ đặng cảm mến, bạn bè

quyến thuộc bắt chước, lại tan dẹp tất cả hận thù nơi thâm tâm mình,
mà ngược lại hòa giải cho tất cả được Lục Hòa êm đẹp. Còn làm cho

họ đặng Trí tuệ Tăng Trưởng, hay vui trong Lục Hòa cùng chung vào
đường Chân Lý, đồng hưởng Phước Điền. Đó gọi là Ái Ngữ Nhiếp.

 

 

 

 

  • TỰ LỢI NHIẾP: Bậc tu hành hiểu biết và sự lợi ích để phá mê
    bởi ngăn chấp nên bị biết. Khi đã tỏ biết nó ích lợi cho mình, mà cái
    lợi ấy muốn giữa mình có lợi, kẻ khác đặng lợi, nên thực hành Tự Lợi

chung với Tha Lợi. Cũng như mình và người đồng chung cái lợi ấy
nên tất cả mọi kẻ từ bạn bè đến quyến thuộc đều dùng phương tiện

tinh xảo làm cho tất cả đặng mến phục thu nhiếp đồng dìu dắt họ

 

 

 

 

44

 

chung hưởng Chân Lý Thường Còn, khiến cho họ được Phước Điền.
Đó gọi là Tự Lợi Nhiếp.

 

 

 

  • BỐ THÍ NHIẾP: Vì trong sự tu tập nên Cái Biết rộng rãi, Tâm Ý
    mở mang. Nay muốn cho tất cả phá bờ ngăn mà Tâm được mở, nên

dùng phương tiện Bố Thí để thu nhiếp tất cả bạn bè quyến thuộc bắt
chước làm, để cho họ từ nơi Tâm Ý eo hẹp, lề thói nhỏ nhen khiến họ
đặng lớn lao mà Cái Biết rộng rãi. Khi lãnh Bố Thí của mình và sau bắt

chước mình mà Bố Thí cùng chung vào sự ích lợi Chân Lý đặng cùng
an hưởng Phước Điền. Đó gọi là Bố Thí Nhiếp.

 

 

 

 

Khi đã thực hành Tứ Nhiếp Hạnh thời đi liền với LỤC BA LA
đặng có sự Nhiếp Tâm trên con đường BỒ TÁT HẠNH trọn vẹn.

Cũng chẳng khác nào vào đến TRƯỜNG học phải cho đủ môn để Tỏ
Biết vững vàng một khi có Bờ Ngăn Nghi Chấp thời Bậc tu hành mới

đủ Công Năng để PHÁ BỜ NGĂN vậy.

 

 

 

 

Sau đây là LỤC BA LA HẠNH và cũng là Chi Tiết các HẠNH để
hiểu mà tu sửa thực hành :

1- BỐ THÍ HẠNH
2- TRÌ GIỚI HẠNH

3- TINH TẤN HẠNH

4- NHẪN NHỤC HẠNH
5- TRÍ TUỆ HẠNH

6- THIỀN ĐỊNH HẠNH.

 

 

 

 

 

Chi Tiết như sau :

 

 

  • BỐ THÍ HẠNH: Có Tài Thí, Pháp Thí, Vô Úy Thí, Tự Lợi và Tha
    Lợi Thí.

 

 

 

  • TRÌ GIỚI HẠNH: Tất cả Phẩm Hạnh và Đức Hạnh bảo tồn.
    Trên công việc Đạo Tràng nên làm theo những gì mà mọi kẻ ưa thích

thì Bậc tu nên làm, còn chẳng ưa hoặc họ chê bai pháp Bất Tịnh hay
họ cho Sát Đạo Dâm là Phi Pháp trong Đạo Tràng thời Bậc tu hành

 

 

 

45

 

chớ nên làm. Miễn sao tùy thuận xuôi dòng để đoạt đến Cái Biết
chung, đó gọi là TRÌ GIỚI HẠNH.

 

 

 

  • TINH TẤN HẠNH: Siêng Năng tu trong Lục Ba La chẳng
    ngừng, đoạt đến Cái Biết chung cùng không nghỉ, bảo tồn lời hứa

chẳng cho Bất Tín với tất cả bạn bè quyến thuộc để cho họ bắt chước
mà làm Tinh Tấn Hạnh. Đó gọi là TINH TẤN HẠNH.

 

 

 

  • NHẪN NHỤC HẠNH: Nhẫn Nhục đặng dung hòa tỏ biết, nhẫn
    nhục mới đặng xuôi dòng Tỏ Tâm. Từ nơi Biết của mình viên thông

với Cái Biết mọi kẻ mà Nhẫn Nhục. Duy chỉ có nhẫn nhục mà thu
nhiếp cho họ đặng sự gần mình để mình gieo Chân lý lại cho họ được

hưởng Chân Lý, cùng với tất cả đặng ích lợi Tri Kiến Giải Thoát, do
vậy mà lập Nhẫn Nhục Hạnh.

 

 

 

 

  • TRÍ TUỆ HẠNH: Khéo tầm hiểu Cái Biết sâu đậm khi chưa
    Biết mà nay được Biết, khi chưa Nghe mà nay được Nghe, khi vì Bờ

Ngăn Cái Biết nhỏ nhen nay được Cái Biết rộng. Trước tu tập mờ tối
nay đặng Biết Đạo Tràng lần đến trọn vẹn gọi là Trí Tuệ Hạnh.

 

 

 

Lại nay khéo dùng lời nói làm cho tất cả bạn bè quyến thuộc được
tùy theo mức biết của họ mà thuyết pháp, làm cho kẻ ưa thích Nghe

liền đặng Nghe mà thọ lãnh, dùng vừa tầm gọi là Khéo Trí. Nếu lời
nói chẳng đúng tầm mức của kẻ nghe, hoặc cao quá hay thấp quá chưa

phải là Trí Tuệ Hạnh, mà chính bậc nói bị Mất Hạnh. Trí Tuệ Hạnh
cũng vậy.

 

 

 

 

  • THIỀN ĐỊNH HẠNH: Tức là Hạnh Thiên Thừa. Bậc tu Thiền
    Định làm cho Trí Tuệ mở mang. Từ nơi làm Hạnh có một căn bản rõ

đặng từng Bậc mà làm cho họ ưa thích Đạo Tràng, ưa thích Cái Biết
rỗng rang cùng khắp. Lại trong lúc gần tất cả bạn bè quyến thuộc cùng

tất cả mọi người chẳng có ý khoe khoan, thâm tâm kín nhiệm để tỏ
thấu trong Lục Ba La Mật Đa đặng vào Biển Cả chẳng còn Bờ Ngăn

 

 

 

 

 

 

 

46

 

gọi là GIỚI HẠN hay CHÚNG SANH GIỚI HẠN. Đó gọi là THIỀN
ĐỊNH HẠNH.

 

 

 

Con đường tu PHẬT là một con đường để các Bậc tu tìm đặng
CÁI BIẾT trùm khắp viên dung. Khi Cái Biết đặng như thế thì đặng

PHÁP ĐÃNH NHƯ LAI THỌ KÝ THÀNH PHẬT.

 

 

 

Từ Cái Biết đóng khuôn trong Bờ Ngăn Chấp đến Cái Biết tròn khắp
viên dung được Tự Tại Vô Ngại gọi là TRI KIẾN GIẢI THOÁT, chớ

chẳng chi là GIẢI THOÁT. Vì sao? Vì tất cả đã giải thoát từ lâu. Hiện giờ
Bậc tu còn mắc miếu đang BỊ BIẾT nên bị Sanh Tử, chớ nào có ai Sanh

Tử đâu mà Ảo Tưởng vậy.

 

 

 

 

NAM MÔ PHÁP HẢI THANH TỊNH 

 

 

ĐẠI PHÁP ĐẢNH THỌ PHẬT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI : 10 KHỞI TÍN

 

 

KHỞI TÍN tức là Khởi Tín Nhiệm, chẳng khác nào có kẻ Khởi
Tín ở Hiền gặp Lành hay có người Khởi Tín làm Phúc Đức để lại cho

Con, hoặc tu để nhờ Kiếp sau. Khởi Tín nó là mối dây quan hệ để
bước vào NHỨT TÂM TIN CẨN.

 

 

 

Vì Khởi Tín nó có đặc tánh trưởng thành giữa Đời và Hành Đạo.
Về Đời thì nói: NHƠN VÔ TÍN BẤT LẬP. Về Đạo PHẬT có TÍN
mới HẠNH NGUYỆN, còn chẳng Tín không lập nên Hạnh Nguyện.

Vì sao? Vì từ Thế Gian hay Xuất Thế Gian hoặc Tam Thiên, tất cả mỗi
một người hay vạn vạn kẻ đều Sẵn có đặc điểm Khởi Tín đến Tin Cẩn.

 

 

 

47

 

Do vậy nên PHẬT chỉ bày cho các Chân Tử một thời gian lúc đã
thuần túy hiểu biết Trọn Tin Ngài mới dạy qua: TÍN – HẠNH –

NGUYỆN ĐỘ SANH, chớ nào có bảo Hạnh Nguyện không mà đặng
Độ Sanh? Đó chính là yếu điểm cũng có ít nhiều Bậc tu hành chưa

quan sát kịp.

 

 

 

 

Trong thời Đức THÍCH CA còn tại thế, Ngài nói: TA LÀ PHẬT.
Ngài liền bảo đảm câu nói của Ngài để cho tất cả Khởi Tín và sau Tin

Ngài là PHẬT. Nên chi Ngài mới lập Đạo Tràng và các Phẩm Hạnh: Đi
– Đứng Nằm – Ngồi mỗi mỗi để gây tạo cho họ đặng nơi Khởi Tín đến

TIN VÂNG mà tu hành.

 

 

 

 

Tuy nhiên Ngài là PHẬT. Ngài đã đặng VÔ THƯỢNG CHÁNH
GIÁC trong thời ấy. Nhưng ngược lại có Bậc Khởi Tín, còn có kẻ
không tin mà xâm xỉa ngờ vực Ngài thay. Đến nay trên HAI NGÀN

NĂM qua họ mới công nhận Ngài là PHẬT, chớ họ chưa tín theo, có
một số TIN CẨN tu hành theo Di Truyền Kinh Sách để vào Tri Kiến

Giải Thoát vậy.

 

 

 

 

Trong thời nầy chẳng khác trước, vẫn có Bậc Khởi Tín đến TIN
CẨN tu hành Phật Đạo, vì sự tu ấy nên kẻ hiểu ít, bậc biết nhiều, tùy ở

nơi Chơn Tín mà thành tựu. Cũng có Bậc Biết Đạo hay đã Thông Đạo
từng ra Giáo Pháp dùng Khởi Tín căn bản để làm cho tất cả đặng Tín

đến Tin Vâng gìn giữ Đạo Tràng khỏi đoạn. Những Bậc ấy dù hay
hoặc dỡ vẫn là Bậc BIẾT LÀM ĐẠO.

 

 

 

 

Còn có Bậc Biết Đạo hay Thông Đạo từng ra Giáo Pháp chưa trọn
Phẩm Hạnh làm cho mất Tác Phong, từng lời nói thô, từng cử chỉ Phi

Pháp làm cho tất cả Bất Tín. Những Bậc ấy dù là PHẬT vẫn chưa biết
làm Đạo.

 

 

 

LẠI NỮA: Khi Đức THÍCH CA hãy còn là THÁI TỬ TẤT ĐẠT
ĐA, Ngài có vợ con. Lúc Ngài SỞ ĐẮC CHÂN LÝ VÔ THƯỢNG,

Ngài vì tình DUY NHỨT dìu dắt chúng sanh đặng Giác Ngộ Ngài mới

 

 

 

 

48

 

làm Đạo Tràng để chỉ bày tu tập. Ngài còn biết rõ Chúng Sanh tuy lầm
mê phải chạy theo Sanh Tử như vậy, nhưng Có Sẵn đầy đủ các pháp

Tự Lập để sau đặng Chánh Giác làm chủ, nên chi mỗi Bậc đều có đủ
quyền tự Khởi Tín đến TIN VÂNG tu tập chớ chẳng ai bắt buộc đặng.

 

 

 

Ngài THẬT BIẾT trong giai đoạn đầu của Chúng Sanh là Khởi
Tín nó rất quan hệ cho việc tu hành đặng Giải Thoát. Ngài vì tất cả
chúng sanh Đoạn Tín nên Ngài không trở về với Vợ Con. Chớ chẳng

phải Ngài trở về với Vợ Con mà mất Chánh Giác của Ngài đâu. Đó
chính là một cử chỉ cao đẹp, tình thương cao quý khó nghĩ bàn.

 

 

 

 

Ngài lại làm tất cả Phẩm Hạnh:Đi Đứng Nằm Ngồi để chữa bệnh
Nghi Chấp cho chúng sanh. Ngài vì Chúng Sanh để Khởi Tín hơn là

vì Ngài, tìm đủ các biện pháp thích nghi đặng thuyết pháp chẳng thiếu
sót trong thời còn Ngài, và cũng ngăn đón đời sau.

 

 

 

NHƯ: Có một số lãnh đạo để dìu dắt chúng sanh Tự Kỷ mình hơn
là nương cho Chúng Sanh Khởi Tín đến TIN VÂNG tu hành.

 

 

 

– Dùng Đạo để buôn người hơn là tìm biện pháp thích nghi chỉ
dạy Pháp Môn TRI KIẾN.

 

 

 

– Phá Phẩm Hạnh tác phong Phật Đạo rồi tự tác là: Phá Chấp cho
chúng sanh tiến bộ. Đi trong SÁT để làm Đạo gọi là: Xây Dựng

Chánh Pháp. Đi trong DÂM để làm Đạo gọi là : Độ Ba đường Ác. Đi
trong Bí Thuật cho chúng sanh Cuồng Tín gọi là CỨU ĐỘ. Những lối

lãnh đạo như thế Ngài ĐàBIẾT nên Ngài nói để kìm hãm ngăn đón
các Bậc lãnh đạo về sau như :

 

 

 

 

PHẬT NÓI: Các Ông cũng nên biết rằng: Đời sau Chúng Sanh
chẳng khác nào NỒI ĐẤT MỎNG, các Ông nên tùy thuận nương theo
họ mà thuyết pháp dạy dỗ, chớ nên làm cho họ Đoạn Duyên hay Bất

Tín bỏ tu hành. Đó chính là lời HUẤN TỪ của TA vậy.

 

 

 

 

 

 

49

 

Lại còn nhắc nhở Phẩm Hạnh bị mất, tức nhiên Tự Cao Thượng
Mạng mà Phật nói: Các Ông cũng nên biết rằng:Thời sau có Ba thứ

  1. Nhưng Ma Dân và Ma Nữ thịnh hành, nó vẫn có đủ đồ chúng,
    cũng tự xưng Đạo Vô Thượng thuyết pháp in như PHẬT. Duy chỉ có

sai khác hơn là chúng nhai nuốt lẫn nhau, đảm phá Phẩm Hạnh. Lấy
SÁT làm Đạo, hoặc lấy DÂM làm Đạo. Chúng làm cho Đạo Bồ Đề lu
mờ để đưa Chúng Sanh vào hồ nghi khó khăn Khởi Tín vậy.

 

 

 

 

Lời PHẬT nói trên để nhắc cho Bậc Giáo Pháp làm tấm gương
vừa chỉ dạy cho kẻ khác nghe mà cũng chính mình nghe. Hoặc đi trên

con đường lãnh đạo chưa vẹn vừa và thích hợp Căn của mọi từng lớp
nên kiểm điểm sửa chữa. Nếu kẻ khác có quyền Khởi Tín hay chưa
Tín, chớ vội cho họ là : Nghiệp Nặng hay Nồi Đất Mỏng để tự xâm

xĩa thù ghét. Mà chính mình tự phát ra những thứ ấy, lại tự lãnh lấy
không hay biết vậy.

 

 

 

 

KHỞI TÍN tuy là một lần đầu để đến TIN VÂNG tu PHẬT.
Khuyên những bậc khi đã Khởi Tín mà Tin Vâng tu hành nên nghe

theo lời dạy của Thiện Trí Thức, nên làm tròn bổn phận Đệ Tử mà đào
tạo thành Chân Tử của PHẬT. Chớ vì Nghiệp Tự Tánh buông lung

hay Ngã Mạng cho mình Đã Biết mà bị vào LÝ CHƯỚNG si mê cùng
SỰ CHƯỚNG chẳng tu sửa vẫn sai trong thời tu học.

 

 

 

 

NHƯ:Trong thời còn PHẬT, Đức THÍCH CA chưa nhập Niết
Bàn, Ngài chỉ dạy 1200 vị tu hành, cũng vẫn có tình trạng Nghi Chấp

Nghiệp Lực cản ngăn làm cho Lý Chướng và Sự Chướng. Nên chi sự
tu cũng không ĐỒNG. Có bậc ĐàBIẾT, Có Bậc ĐẶNG BIẾT, CÓ

BẬC CHƯA BIẾT. Và chỉ có Bậc TIN VÂNG trọn liền thâm nhập
PHÁP BẢO đặng TRI KIẾN GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN.

 

 

 

 

Ngài nhận thấy sự tiến bộ không đồng ngăn cách như vậy, nên
NGÀI NÓI: TA thường thuyết pháp DUY NHẤT PHẬT THỪA, chớ

chẳng có TAM THỪA. Do Duyên như vậy nên những Bậc tu tập hoặc
từ Khởi Tín đến TIN VÂNG đều là Duy Nhất Phật Thừa. Bởi vì Nghi

 

 

 

 

50

 

Chấp cùng Căn Cơ của các Ông không Đồng thành thử có Tam Thừa,
TA phải nương theo các Ôâng để chỉ dạy.

 

 

 

Nếu đời sau, khi TA nhập Niết Bàn, các ôâng có gặp đặng Bậc
Thiện Trí Thức là PHẬT, thì Vị ấy cũng Đồng diễn nói Phật Thừa.

Các ông nên TIN VÂNG để trọn lãnh sự chỉ bày thời các ông đặng
thành PHẬT.

 

 

 

Bằng gặp Thiện Trí Thức là BỒ TÁT hay A LA HÁN và BÍCH
CHI, các ông nên trọn TIN VÂNG mà thọ lãnh, liền thành BỒ TÁT, A

LA HÁN, và BÍCH CHI.

 

 

 

Dù các ông gặp Bậc Thiện Trí Thức là Ngoại Đạo hoặc Tà Giáo.
Các Ông vẫn trọn TIN VÂNG mà thọ lãnh liền thành Ngoại Đạo hay

Tà Giáo. Nhưng lỗi ấy chẳng phải của các Ông. Chính là lỗi của Bậc
Lãnh Đạo.

 

 

 

Lời PHẬT nói trong Kinh PHÁP HOA và Kinh VIÊN GIÁC. Nên
chi Bậc tu hành nào mà Khởi Tín trong thời nào hay gặp Bậc Thiện

Trí Thức Sở Đắc chứng minh cho tức thì nơi Khởi Tín đến ngang với
mức độ đó như : Gặp PHẬT thời khởi tín PHẬT THỪA. Gặp BỒ

TÁT, A LA HÁN hay BÍCH CHI thời khởi tín đến Bậc BỒ TÁT, A LA
HÁN và BÍCH CHI. Vẫn đặng Thọ Báo Phước Điền vô kể. Nếu gặp

Ngoại Đạo và Tà Giáo thời khởi tín đến bậc Ngoại Đạo hay Tà giáo,
vẫn đặng giàu sang. Chớ không thể nào ngang hàng Khởi Tín với

PHẬT. Vì sao sự Biết ấy chưa CHÁNH GIÁC mà Khởi Tín cũng
chưa.

 

 

 

 

 

KHỞI TÍN nó Duy Nhất không Hai. Nhưng vì sự hiểu biết không
Đồng do Bờ Ngăn Chấp của ý muốn riêng khác thành thử sự TIN
VÂNG chẳng đều mà sự tu hành chia ra nhiều bậc khác nhau, đến sau

nầy nẩy nở có nhiều lối tu do bởi lẻ ấy mà thành tựu. Nhưng có một
cái là đường lối nào cũng dụng ở NHẤT TÂM TIN VÂNG trọn đặng

 

 

 

 

 

 

51

 

trở lại DUY NHẤT KHỞI TÍN PHẬT THỪA là then chốt để GIÁC
NGỘ, nó chẳng khác nào trăm sông ngòi về một BIỂN CẢ vậy.

 

 

 

Do đó khi nó đã đến thời kỳ Chánh Giác cũng gọi là Căn Cơ được
đầy đủ thì các Bậc gặp đặng PHẬT mà tu. Những Bậc ấy họ đã Khởi

Tín từ lâu chớ chẳng phải hiện giờ mới Khởi Tín. Nên chi họ tự phát
tâm Độ Sanh, phát Bồ Đề Nguyện, biết tìm Chơn Tánh để mà tu, biết
lập Phẩm Hạnh Nhân Thiên, biết dùng Thiền Định để soi sáng, biết

Nghi Chấp để Phá Chấp đặng Tự Lợi đến Tha Lợi, biết xây dựng
Chánh Pháp làm cho tất cả mọi kẻ Tín Nhiệm Đạo để Khởi Tín đến

TIN VÂNG. Biết quan hệ Đạo Tràng mà chẳng chìm đắm Vợ chồng
Con Cái trong Ái Nịch Ái Dục. Lại TÍN HẠNH NGUYỆN cầu lấy
Chánh Giác. Vì vậy mà nghe đặng lời thuyết pháp của PHẬT, lại Rõ

Biết sự Kín Nhiệm của NHƯ LAI thọ lãnh Bảo Pháp. Những Bậc ấy
khó mà nghĩ bàn đặng.

 

 

 

 

 

 

Lại có Bậc tuy chưa đặng gặp PHẬT, nhưng bậc ấy đã Tự Tín
con đường tu PHẬT là Giải Thoát hay Tin vào pháp môn Đại Thừa

để tìm Chơn Tánh mà tu. Thời những Bậc ấy đã Khởi Tín từ lâu nên
chi mới đặng hiểu biết như vậy.

 

 

 

Có Bậc tin Nhân Quả, tin sự tu hành hơn Tiền Bạc giàu sang, biết
cung kính ngôi TAM BẢO, biết kính nhường SA MÔN, biết mến yêu

bậc HIỀN ĐỨC, biết Tự Trọng lấy MÌNH, chẳng khinh khi kẻ NGU
DẠI NGHÈO KHÓ. Nhưng họ chưa tu. Những bậc ấy cũng có Khởi

Tín rồi, hôm nay họ chỉ chờ gặp Thiện Trí Thức theo Sở Cầu của họ
để mà tu.

 

 

 

 

KHỞI TÍN nó quan trọng như vậy, các Bậc Lãnh Đạo nên thịnh
trọng gìn giữ cho họ đặng Khởi Tín đến Tin Cẩn, chớ nên lố lăng làm

mất Phẩm Hạnh và Tác Phong, khiến cho họ Đoạn Duyên Khởi Tín.
Một là chính mình thiếu sót. Hai là tự trái lại lời Phó Chúc của PHẬT.

Ba là chẳng chọn TIN VÂNG TAM THẾ.

 

 

 

 

 

 

 

52

 

Các Bậc nên nhớ ghi: 

 

 

– TRÍ TUỆ để phá Nghi Chấp.

 

 

– PHẨM HẠNH để Tín Hạnh Nguyện tròn khắp chẳng làm mất
Hạt Giống của NHƯ LAI VẬY.

 

 

 

NAM MÔ KHỞI TÍN TÔN PHẬT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI THỨ 11:  TỨ ĐẠI GIẢ HỢP 

 

 

MỘT LÝ MỤC GIẢI QUYẾT VŨ TRỤ CÙNG NHÂN SINH

 

 

Trong Tứ Đại Giả Hợp chính là trong con đường Phật Đạo một
phương pháp tìm hiểu để đạt đến Tỏ Biết Chân Lý. Nó chung gồm tất

cả Triết Lý Triết Học Khoa Học và Y Khoa mà soạn giải được sạch lý,
tức là Chân Lý giải quyết đặng Bản Thân SANH TỬ.

 

 

 

Tứ Đại Giả Hợp tức Bốn Đại mượn nhau hợp thành Hình Tướng
như: Vũ Trụ và Thân Người cùng Cây Cảnh và Vạn Vật muôn loài,

gọi là Vũ Trụ Nhân Sanh vậy.

 

 

 

Nơi Vũ Trụ và Nhân Sinh ấy chia ra hai Tác Dụng: Một bên về
HỮU TRI còn một bên là VÔ TRI nhưng thảy đều có Bốn Đại hợp

thành. Bốn Đại hay Bốn Chất là: ĐỊA ĐẠI (chất đất ) THỦY ĐẠI
( chất Nước ) PHONG ĐẠI (chất Gió) HỎA ĐẠI (chất Lửa). Tứ Đại

ấy nó liên tục cấu kết nhau thành Hình Tướng, khi đã có Tướng của nó
chớ chưa nói về vấn đề NGHE THẤY BIẾT gọi là VÔ TRI. Nếu có

đặng NGHE THẤY BIẾT thời gọi nó là HỮU TRI.

 

 

 

 

 

53

 

Vì có chỗ KHÔNG BIẾT và BIẾT nên Vũ Trụ và Nhân Sinh là
HAI. Một VÔ TRI, Hai HỮU TRI. Bậc Hữu Tri có thêm hai Đại nữa

là: HƯ KHÔNG và TẠNG THỨC, nên có tất cả là : LỤC ĐẠI, hơn
Vô Tri hai Đại. Đó cũng chính là phần quan sát hiện tại của Nhân Sinh

cũng có lối quan sát ấy một phần vậy.

 

 

 

PHẬT ĐẠO NÓI: Tất cả Vũ Trụ Nhân Sinh do GIẢ TƯỞNG
Tâm biến hiện nên có SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA, bởi vọng tưởng mà thành

chớ vốn nó không thực, nó cũng ví như giấc chiêm bao vậy.

 

 

 

Nếu theo Triết Lý, theo lời của Phật Đạo để bàn giải thì nói: Khi
đã Giả Tưởng hợp thành mà có nơi chiêm bao, thì tất cả đều SẴN CÓ

Lục Đại, cũng như Hữu hay Vô đồng có. Nhưng tại sao có cái Biết
còn có cái lại KHÔNG BIẾT? Triết Lý đến đây cũng phải chịu. PHẬT
lại cho Triết Lý tận cùng là Biện Tài, nơi biệt tài vô ngại ấy nó chẳng

phải là Chân Lý, vì Chân Lý bao gồm, thì Triết Lý nó vẫn lãnh một
phần nào của Chân Lý thôi.

 

 

 

 

Về phần Triết Học và Khoa Học, thời họ có ý chí cao cả và rộng
rãi hơn, nào là tìm những cái gì tồn tại nơi vũ trụ để cung đốn cho

nhân sinh, nên họ dọ dẫm từng Sát Na khẻ động của Vũ Trụ so lại
nhịp nhàng đều đặn ăn khớp với con tim của loài người. Họ khảo cứu

thực tại, nên gọi họ là phái Duy Vật của Triết Học và Khoa Học. Họ
lại thực hiện khám phá các Hành Tinh tìm ra đặng tính chất của

Nguyên Tử, nào là chất Hợp, chất Phá, cùng các chất như: Đặc, Lỏng,
Thăng, Trầm để họ biết nó gìn giữ vũ trụ và Nhân Sinh ra sao. Họ lại

cần hiểu khi mà vũ trụ tan rã thì họ lại đưa Nhân Sinh lên các Hành
Tinh đã tìm đặng để bảo tồn nhân loại. Đó là những điều của họ đang
làm hay sẽ làm vậy. Nhưng ngược lại, chính ngay Thân Mạng họ đến

lúc diệt vong không còn cứu vãng họ đặng thì sao ? Họ đành chịu, họ
lại triết lý rằng kẻ sau họ tiếp tục làm, có thế thôi.

 

 

 

 

 

Cũng có phần vẫn đi trong Triết Học và Khoa Học, gọi là DUY
TÂM. Trước hết là họ phải sống để bảo vệ thân mạng của họ sau mới

 

 

 

 

 

54

 

đến Nhân Sinh. Họ bèn quan sát và Tu Luyện theo lối của Nhật Bản
gọi là:TRIẾT HỌC ZEN, còn ta gọi là THIỀN TÔNG.

 

 

 

Những bậc ấy họ đang hiểu hay đã hiểu : Vũ Trụ với Nhân Sinh
in nhau không khác. Trong Thân con người trái tim khẻ đập các mạch

máu chạy đều, thì ở bên ngoài Vũ Trụ chuyển mình làm việc in như
nhau. Trong thân con người từ hơi thở hay nóng lạnh bao nhiêu thì
ngoài Vũ Trụ: GIÓ, MƯA, NẮNG, TUYẾT bấy nhiêu. Do như vậy

nên Vũ Trụ bên ngoài chuyển mình giao động, con người không đủ
sức điều hòa theo vũ trụ liền sanh đau ốm chết chóc là vậy. Bậc ấy lại

công nhận Vũ Trụ là ĐẠI THIÊN ĐỊA, còn con người là TIỂU
THIÊN ĐỊA. Nhưng họ lại quyết định con người là:CHỦ của Vũ Trụ,
vì họ cho con người lấy TẠNG THỨC làm Bản Năng, con người có

sự HIỂU BIẾT, con người có KHÔN NGOAN TINH XÃO tuyệt mỹ,
có thể làm cho các Ngoại Cảnh biến đổi như:Núi Sông Rừng Rú biến

thành Bình Địa, nơi xa xăm hẻo lánh cồn cư trở nên Đô Thị, do những
điểm Tạng Thức hiểu biết mà làm chủ Vũ Trụ, còn Vũ Trụ thì lấy

ĐẤT làm BẢN NĂNG chỉ có to lớn hơn Nhân Sinh mà KHÔNG
BIẾT.

 

 

 

 

 

 

 

Trong Tứ Đại Giả Hợp chính là trong con đường Phật Đạo một
phương pháp tìm hiểu để đạt đến Tỏ Biết Chân Lý. Nó chung gồm tất

cả Triết Lý Triết Học Khoa Học và Y Khoa mà soạn giải được sạch lý,
tức là Chân Lý giải quyết đặng Bản Thân SANH TỬ.

 

 

 

Tứ Đại Giả Hợp tức Bốn Đại mượn nhau hợp thành Hình Tướng
như: Vũ Trụ và Thân Người cùng Cây Cảnh và Vạn Vật muôn loài,

gọi là Vũ Trụ Nhân Sanh vậy.

 

 

 

Nơi Vũ Trụ và Nhân Sinh ấy chia ra hai Tác Dụng: Một bên về
HỮU TRI còn một bên là VÔ TRI nhưng thảy đều có Bốn Đại hợp

thành. Bốn Đại hay Bốn Chất là: ĐỊA ĐẠI (chất đất ) THỦY ĐẠI ( chất
Nước ) PHONG ĐẠI (chất Gió) HỎA ĐẠI (chất Lửa). Tứ Đại ấy nó

liên tục cấu kết nhau thành Hình Tướng, khi đã có Tướng của nó chớ

 

 

 

 

55

 

chưa nói về vấn đề NGHE THẤY BIẾT gọi là VÔ TRI. Nếu có đặng
NGHE THẤY BIẾT thời gọi nó là HỮU TRI.

 

 

 

Vì có chỗ KHÔNG BIẾT và BIẾT nên Vũ Trụ và Nhân Sinh là
HAI. Một VÔ TRI, Hai HỮU TRI. Bậc Hữu Tri có thêm hai Đại nữa

là: HƯ KHÔNG và TẠNG THỨC, nên có tất cả là : LỤC ĐẠI, hơn
Vô Tri hai Đại. Đó cũng chính là phần quan sát hiện tại của Nhân Sinh
cũng có lối quan sát ấy một phần vậy.

 

 

 

 

PHẬT ĐẠO NÓI: Tất cả Vũ Trụ Nhân Sinh do GIẢ TƯỞNG
Tâm biến hiện nên có SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA, bởi vọng tưởng mà thành

chớ vốn nó không thực, nó cũng ví như giấc chiêm bao vậy.

 

 

 

Nếu theo Triết Lý, theo lời của Phật Đạo để bàn giải thì nói: Khi
đã Giả Tưởng hợp thành mà có nơi chiêm bao, thì tất cả đều SẴN CÓ

Lục Đại, cũng như Hữu hay Vô đồng có. Nhưng tại sao có cái Biết
còn có cái lại KHÔNG BIẾT? Triết Lý đến đây cũng phải chịu. PHẬT

lại cho Triết Lý tận cùng là Biện Tài, nơi biệt tài vô ngại ấy nó chẳng
phải là Chân Lý, vì Chân Lý bao gồm, thì Triết Lý nó vẫn lãnh một

phần nào của Chân Lý thôi.

 

 

 

 

Về phần Triết Học và Khoa Học, thời họ có ý chí cao cả và rộng
rãi hơn, nào là tìm những cái gì tồn tại nơi vũ trụ để cung đốn cho

nhân sinh, nên họ dọ dẫm từng Sát Na khẻ động của Vũ Trụ so lại
nhịp nhàng đều đặn ăn khớp với con tim của loài người. Họ khảo cứu

thực tại, nên gọi họ là phái Duy Vật của Triết Học và Khoa Học. Họ
lại thực hiện khám phá các Hành Tinh tìm ra đặng tính chất của

Nguyên Tử, nào là chất Hợp, chất Phá, cùng các chất như: Đặc, Lỏng,
Thăng, Trầm để họ biết nó gìn giữ vũ trụ và Nhân Sinh ra sao. Họ lại
cần hiểu khi mà vũ trụ tan rã thì họ lại đưa Nhân Sinh lên các Hành

Tinh đã tìm đặng để bảo tồn nhân loại. Đó là những điều của họ đang
làm hay sẽ làm vậy. Nhưng ngược lại, chính ngay Thân Mạng họ đến

lúc diệt vong không còn cứu vãng họ đặng thì sao ? Họ đành chịu, họ
lại triết lý rằng kẻ sau họ tiếp tục làm, có thế thôi.

 

 

 

 

 

 

56

 

Cũng có phần vẫn đi trong Triết Học và Khoa Học, gọi là DUY
TÂM. Trước hết là họ phải sống để bảo vệ thân mạng của họ sau mới

đến Nhân Sinh. Họ bèn quan sát và Tu Luyện theo lối của Nhật Bản
gọi là:TRIẾT HỌC ZEN, còn ta gọi là THIỀN TÔNG.

 

 

 

Những bậc ấy họ đang hiểu hay đã hiểu : Vũ Trụ với Nhân Sinh
in nhau không khác. Trong Thân con người trái tim khẻ đập các mạch
máu chạy đều, thì ở bên ngoài Vũ Trụ chuyển mình làm việc in như

nhau. Trong thân con người từ hơi thở hay nóng lạnh bao nhiêu thì
ngoài Vũ Trụ: GIÓ, MƯA, NẮNG, TUYẾT bấy nhiêu. Do như vậy

nên Vũ Trụ bên ngoài chuyển mình giao động, con người không đủ
sức điều hòa theo vũ trụ liền sanh đau ốm chết chóc là vậy. Bậc ấy lại
công nhận Vũ Trụ là ĐẠI THIÊN ĐỊA, còn con người là TIỂU

THIÊN ĐỊA. Nhưng họ lại quyết định con người là:CHỦ của Vũ Trụ,
vì họ cho con người lấy TẠNG THỨC làm Bản Năng, con người có sự

HIỂU BIẾT, con người có KHÔN NGOAN TINH XÃO tuyệt mỹ, có
thể làm cho các Ngoại Cảnh biến đổi như:Núi Sông Rừng Rú biến thành

Bình Địa, nơi xa xăm hẻo lánh cồn cư trở nên Đô Thị, do những điểm
Tạng Thức hiểu biết mà làm chủ Vũ Trụ, còn Vũ Trụ thì lấy ĐẤT làm

BẢN NĂNG chỉ có to lớn hơn Nhân Sinh mà KHÔNG BIẾT.

 

 

 

 

 

 

 

LẠI NỮA:Bậc ấy lấy căn bản bí quyết làm sao cho con người và
Vũ Trụ sự nhịp nhàng điều hòa không sai chạy, thì con người và Vũ

Trụ đồng sống như nhau, thành thử họ tu luyện bảo vệ THÂN hơn.
Trước tiên họ không dâm dục vì vũ trụ không dâm dục, sau họ dùng

phương thức luyện theo với vũ trụ mà Tọa Thiền dùng Thiên Điện
thu nhiếp tinh chất thanh khiết của vũ trụ thở ra họ bèn thâu nhận để
tập trung năng lực bồi dưỡng Thân, trong một thời gian tu luyện

Thân họ đặng điều hòa và tráng kiện, cái mức sống của họ lâu hơn kẻ
tầm thường. Nhưng đến một thời nào nó cũng tùy theo công tu luyện

bù đắp bảo tồn Thân Mạng, đến giai đoạn sau vẫn phải chịu với luật
Sống Chết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

57

 

Tất cả phần Triết Học Khoa Học Duy Vật và Duy Tâm trên, theo
lời của Phật Đạo giải và nói:TÂM PHÁP BẤT NHỊ tức là:Tâm và

Cảnh không Hai, Tâm biến diễn in tuồng có thực. Chúng Sanh bị
tưởng lầm sanh mê lầm, nương theo để sống ngỡ là thật, vốn nó Ảo

Tưởng thành hình thôi. Nên chi Nó muốn thế nào đặng thế ấy không
sai, vì nó Thọ Chấp mà thành.

 

 

 

 

TÂM PHÁP:Chẳng khác nào:Kẻ kia viết một quyển truyện thật
hay, khi viết kẻ ấy đặt hết Tâm vào ngòi bút mà viết, Tâm thuyên diễn

thế nào thì quyển truyện ra thế ấy. Tâm của kẻ viết truyện và quyển
truyện đều là Một, nên Tâm Pháp không Hai là vậy.

 

 

 

Còn người xem truyện, xem chẳng nhàm chán, họ cũng đặt cả
Tâm vào truyện họ tưởng in tuồng như thực, một phút ước mong bao
nhiêu tư tưởng đi trong quyển truyện mà đầy sinh sống nó cũng vậy.

 

 

 

PHẬT ĐẠO LẠI NÓI:Kẻ nằm chiêm bao TÂM BIẾN ra SƠN
HÀ ĐẠI ĐỊA, nào là Núi Sông Lâu Đài, kẻ qua người lại, họ tấp nập

dưng hương lễ bái. Kẻ mơ ấy lại đi đứng nằm ngồi trong giấc mơ, nào
có hay biết mình ở trong mơ. Tâm của mình biến hiện, mình lại ở

trong Tâm mình. Khi mơ đó nó có những đặc tánh là:Mình vừa Khởi
Muốn nó liền hiện theo như ý, mình lại tưởng mình làm mà đặng,

mình tìm nó đặng. Đó là những then chốt lầm nhận trăm phần trăm
đều thế cả. Khoa Học và Triết Học cũng vậy, nơi câu : nên chi nó

muốn thế nào đặng thế ấy không sai, vì nó Thọ Chấp mà thành.

 

 

 

 

 

Khi hãy còn mắc vào Vũ Trụ và nhân sinh thời tư tưởng có thể
đào tạo nên triệu sự Muốn để mà làm thảy đều thành tựu được cả, duy

chỉ có trước và sau thôi, Nhưng gìn giữ cho nó tồn tại không đặng.

 

 

 

Có Bậc cũng đã Hiểu Biết những lời nói trong bài nầøy và đã biết
thật rõ mình đang nằm trong Chiêm Bao, nhưng không thể nào ra khỏi

đặng. Vì sao? Vì chính mình không Tin Mình, hãy còn Nghi Mình
( gọi là còn Nghi Chấp ) nên mắc vào Tâm mình, đó gọi là Bị TÂM

 

 

 

 

58

 

SANH. Vì bị Tâm Sanh như vậy nên mới có:Làm Ác bị sanh vào Địa
Ngục. Làm Thiện đặng sanh Cõi Trời. Lập Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín

sanh được Thế Gian. Đó là Tự Tạo lấy Cõi mà tự lãnh lấy Cõi vậy.

 

 

 

Trong Vũ Trụ và Nhân Sinh cũng thảy đều trong vòng Tâm Sanh
chừng nào KHỞI SANH TÂM TU TỎ TÁNH mới thoát khỏi Tâm

Sanh. Bậc mà chẳng bị Tâm Sanh thì gọi là VÔ SANH. Khi Tỏ Tâm
Chánh Giác gọi là Giác Ngộ vậy.

 

 

 

Theo Phật Đạo thì phần Triết học cùng Khoa Học đang đi nơi
thuyên diễn của Tâm Sanh, tuy đoạt đến làm chủ của Vũ Trụ chớ chưa

phải làm chủ TÂM MÌNH. Khi Tâm của mình thuyên diễn qua tuồng
khác thời chính mình phải trôi dạt theo nó, thành ra giải quyết vấn đề Vũ

Trụ và Nhân Sinh không đặng.

 

 

 

 

PHẬT ĐẠO NÓI: Trước tiên phải thu nhiếp Điều Ngự Tâm vì TA
bị Tâm Ta điều khiển nên mới Sanh Tử Luân Hồi. Nếu Ta tỏ Tâm gọi

là GIÁC thời chẳng lầm TÂM, nào bị Tâm Sanh điều khiển ? Đó là
một quyết định giải quyết Nhân Sinh được thì Vũ Trụ xong.

 

 

 

Các Bậc tu hành hay tìm hiểu nơi Khởi Sanh Tâm thì nên coi BÀI
THỨ SÁU, đó cũng là bài giải đáp chung và riêng các Bậc vậy.

 

 

 

Sau nầy về phần của Y KHOA họ vẫn khảo cứu và truy tầm các
chất trong Vũ Trụ không ngoài Lục Đại như: Cây Cỏ Đất Đá mỗi một

thứ cây họ đều tìm đặng nguyên liệu tánh chất của nó để mà chửa
bệnh hay bồi dưỡng Thân, tùy theo sức khỏe một khi Thân cần đến, họ
tìm tòi từng hơi thở, từng lời nói đặng rõ biết chứng bệnh do nguyên

nhân nào phát sanh mà trợ giúp cho Thân đặng lành mạnh như sau:

 

 

 

 

– Kẻ thiếu Máu, triệu chứng xây xẩm, họ liền cho chất máu của
loài khác sang hay cho uống những chất trong cây cỏ mà thích hợp

hóa sanh đặng máu hoặc dùng chất bổ nơi sự ăn uống làm cho kẻ thiếu
máu đặng tăng vừa, thân liền trở nên điều hòa khoẻ mạnh. Bằng người

 

 

 

 

 

59

 

dư máu lại cho uống chất để giảm, mục đích vẫn làm cho điều hòa là
căn bản thôi. Đó cũng gọi là NƯỚC trong Tứ Đại.

 

 

 

– Kẻ thiếu Gió hơi thở mệt yếu, họ bèn bồi dưỡng về Phổi hay tùy
theo chứng căn về gió.

 

 

 

– Kẻ thiếu Lửa khi nóng lúc lạnh, họ bèn làm cho điều hòa các
mạch máu chạy đều mà tạo thành lửa.

 

 

 

– Kẻ thiếu chất Đất, liền cho uống chất vôi để bồi dưỡng lấy
xương.

 

 

 

Nói tóm lại khi Thân sút kém, Tứ Đại thâu nhận chênh lệch
chẳng điều hòa tức nhiên có Bệnh. Hoặc trong Lục Đại có ĐẠI nào

DƯ cùng THIẾU vẫn bị đau ốm hay suy giảm đều có chất chữa
bệnh hay bồi dưỡng trong Thân cả. Đó là lẽ thông thường của các Y

KHOA đã làm và đã Biết. Nhưng đến lúc giải quyết về CÁI CHẾT
vẫn đành chịu. Có bậc nói tu luyện thuốc Trường sanh hoặc Linh

Đơn chẳng hạn, nhưng khi mà đã đến lúc Tan Rã phải đành thôi.

 

 

 

 

Tất cả theo phần Y Khoa, Phật Đạo giảng giải và nói:Tất cả bệnh
hoạn do Chúng Sanh Sân Hận Tranh Dành Tâm Ý mắc miếu buồn khổ

mà có bệnh, nó cũng gọi là Nghiệp đòi hỏi suy nghĩ mà thành lao.
Nghiệp nóng giận, được mừng mất phiền mà sanh Não (đau đầu).

Nghiệp nhát sợ hay bị đau xương ủ rủ. Nghiệp hốt hoảng chẳng định
nên bị nước da vàng. Nuôi tức giận là Nghiệp sau sẽ đau gan hoặc đau

xốc hông. Quá vui mừng chính là nuôi cho Tâm Ý điên cuồng vọng
loạn mà phát sanh Tăng Thượng.

 

 

 

 

 

Nói đến các bệnh thời nó không cùng đặng, vì chính nó là:Nghiệp
tạo  thành  có  bệnh.  Cứ  mỗi  trạng  thái TĂNG  hay  GIẢM  đều  là
NGHIỆP và BỆNH song liền với nhau. Càng văn minh bao nhiêu lại

càng có bệnh bấy nhiêu. Càng bao quảng vũ trụ và Nhân Sinh lại càng
tăng trưởng bệnh hoạn bấy nhiêu. Cứ tìm đặng một liều thuốc hay là

có một bệnh nặng, bệnh do Nghiệp tạo thành mà có, vì thuyết giải của

 

 

60

 

Phật Đạo như thế nên chi làm cho Nghiệp tiêu giảm là hết bệnh, Tâm
Ý rỗng rang là hết bệnh, không hoảng hốt sợ sệt chẳng hơn thua đặng

bình dị là hết bệnh. Tìm tỏ đặng Tánh Pháp bản tánh vọng đảo của
mọi người mà Tâm chẳng gút mắc là hết bệnh. Thung Dung Tự Tại

giúp người hơn lợi kỷ cho mình là giải bệnh. Khi bậc tu hành đã Tự
Lợi và đến nơi Tha Lợi thời chẳng có bệnh, khi không có bệnh tức
nhiên Lão (già) cũng không vậy.

 

 

 

 

Trên Căn Bản của nền Phật Đạo Tu Chứng có thể giải quyết đặng
vấn đề vũ trụ và nhân sinh thực tại. Vấn đề Nhân Sinh duy chỉ

có:SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ, đó là một khuôn khổ hệ thống
kèm giữ nhân loại trong vòng BỊ SANH, lúc đã Bị Sanh liền Bị Tử, BỊ
BỆNH phải có LÃO liền theo với KHỔ.

 

 

 

 

NGƯỢC LẠI: Ai sanh Ta: TÂM SANH Ta, Ta liền BỊ SANH.
Hiện tại Ta phải làm thế nào? Ta SANH TÂM luôn luôn xem xét Tâm,

không cho Tâm lung lạc, gọi là: Nghi Chấp để Phá Chấp, lúc chẳng
còn bị Tâm sanh, Ta điều khiển đặng Tâm, thời chẳng Bị Sanh nào

đâu có TỬ, đã Không Tử, Chẳng Sanh, gọi là VÔ SANH vậy.

 

 

 

 

CÒN BỆNH: Do đâu có bệnh? Bởi có NGHIỆP liền có BỆNH.
Hiện tại ta phải làm thế nào Ta phải đối đải mọi hoàn cảnh chẳng mắc

miếu nặng nhẹ riêng rẻ một mình ta, nếu ta làm như thế đặng thì Tâm
rỗng rang, Từ Bi Hỷ Xã tâm đặng Tự Tại, Tình chân thật đối đải với

kẻ lân cận họ hàng thời Tâm Vô Ngại. Biết vào cửa ĐẠI BI thì hết
NGHIỆP BỆNH. Lúc đã không Bệnh thời nào có LÃO KHỔ. Đó

chính là giải quyết vấn đề SANH TỬ BỆNH LÃO KHỔ, nó cũng
chính nằm nơi TỨ ĐẠI GIẢ TẠO HỢP THÀNH vậy.

 

 

 

 

 

NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

 

 

61

 

GIÁO PHÁP 

 

 

BÀI  12: TÂM PHÁP BẤT NHỊ. TÂM CẢNH KHÔNG HAI 

 

 

Tâm chẳng khác nào như NƯỚC BIỂN CẢ, còn Pháp tựa SÓNG
CỒN trên mặt biển. Tuy phân biệt nó là: HAI, SÓNG hay NƯỚC,

nhưng vốn Đồng Chung một THỂ.

 

 

 

Đứng về Tánh giao động và Hình Dáng của nó mà phân biệt, hoặc
Danh Ngã biệt phân: bên phẳng lặng còn bên nổi Cồn cho rằng Sóng

cùng Nước thành thử Tương Đối Pháp. Chớ thật chính nó là Nước
khởi sanh thôi, nơi Tâm Pháp cũng vậy. Vì tự cho nó là Pháp chớ thật

ra nó chính là Tâm, Tâm thời có cùng khắp chung gồm tất cả như thế,
nên Tâm không có chỗ chỉ vậy.

 

 

 

 

Các Bậc tu hành rất cần đến sự rõ biết, cái biết ấy cũng gọi là Trí
Tuệ để xét đoán lần đến chân thật đặng vào nơi CHÂN LÝ BẤT NHỊ.

Nếu các bậc tu mà nương theo TÂM PHÁP KHÔNG HAI, chính là
con đường Tri Kiến. Tối cần nên tự hỏi và tự giải đáp như sau, gọi là

Nghi Chấp để Phá Chấp:

 

 

 

 

TÂM LÀ GÌ? Tâm là Pháp, mà Pháp cũng là Tâm.

 

 

TẠI SAO BỊ MẮC NẰM TRONG TÂM? Tại do mình Tự Khởi,
lầm vào trong Khởi đó chấp nhận là chân thật, phải mê mà bị nằm, gọi

là Khởi Tâm lại nằm trong Tâm vậy .

 

 

 

PHÁP LÀ GÌ? Pháp vốn là Tâm Sanh, do ngăn phân nên có Pháp,
nếu chẳng biệt phân thời Pháp cũng không.

 

 

 

TẠI SAO TÂM PHÁP HAY BỊ LẦM LẪN? Vì bờ ngăn trong
Thân và Cảnh Ngoài. Trong Thân mới nhận là : Tâm, còn ngoại cảnh

cho nó là Pháp, nên Chướng Đối bị ngăn ngại trở thành lẫn lầm chỗ
Tâm Pháp và Pháp Tâm chẳng quyết định. Bậc tu cốt tìm Tâm nhưng

tìm chẳng đặng Tâm. Vì sao? Vì một là tìm nơi Tư Tưởng, cho Tư

 

 

 

 

62

 

Tưởng đó là Tâm. Hai lại nhận trong Thân ngăn biệt nó là Tâm. Tư
Tưởng thời khi có, lúc không, khi còn, lúc mất quanh quẩn điên loạn.

Còn trong thân thì Ruột Gan Phèo Phổi nào có Tâm?

 

 

 

Đó chính là những lối chưa biết nên có Bờ Ngăn của Vô Minh
che lấp mà thọ chấp riêng khác trong ngoài thành thử tìm chẳng

đặng Tâm để tu. Do tìm không được như vậy nên Phật nói: TÌM
ĐẶNG CHƠN TÁNH MÀ TU LÀ KHÓ.

 

 

 

CHƠN TÁNH nó cũng là một phương tiện để đến Tâm Cảnh
đồng nhất. Nó là một lối tu, tự soi bên ngoài để biết bên trong, nó làm

cho Thân Tâm thỏa mãn với ngoại cảnh không mắc miếu, lấy ngoài để
hiểu biết trong, lấy trong để so ngoài, làm cho Tự Tánh Bình Đẳng,

không khinh khi hoặc vay trả oán thù, cỗi giải cho Tâm Thức nhẹ
nhàng khỏi bên suy nghĩ mệt nhọc mắc miếu thâm tâm, hay suy nghĩ

những lẽ phải để hiểu biết.

 

 

 

 

Ví như: Ai đánh đập Ta, Ta biết đau, Ta không nên đánh đập kẻ
khác vì kẻ nọ cũng biết đau như Ta. Cũng như: Ai làm khổ Ta, Ta biết

khổ. Thời ta chớ làm khổ cho họ, vì họ cũng biết khổ như ta. Đó gọi là
tìm đặng Chơn tánh mà tu vậy.

 

 

 

Còn nói về tìm Tâm và Điều Ngự đặng Tâm, khiến cho Tâm Viên
Tịch Tự Tại Vô Ngại Tri Kiến Giải Thoát, thì phải nương vào TÂM

PHÁP BẤT NHỊ để mà tu.

 

 

 

Phải tập làm Hạnh Nguyện Độ Sanh, phải thực hành Lục Ba La
Mật Đa, phải Tứ Nhiếp Pháp, phải Trí Tuệ và Thiền Định để tỏ rõ

ngoại cảnh mà cỗi giải nội tâm. Đó là những bậc sẽ Biết Tâm mà Tỏ
Tâm, cũng như Biết Pháp để Tỏ Pháp, khéo làm cho Tâm Pháp viên
tịch vậy.

 

 

 

SAU ĐÂY LÀ PHẨM ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG ĐỂ
VÍ DỤ:

 

 

 

 

63

 

Chẳng khác nào kẻ kia Chưa Biết nước Biển và Sóng đều một gốc
phát sanh. Kẻ ấy đến Biển để múc Nước về làm thuốc. Lúc đến nơi:

Nhìn thấy toàn là Sóng, bèn lầm tưởng Sóng không phải là Nước,
đứng chờ mãi cho hết Sóng đặng lấy nước.

 

 

 

Gặp một Trưởng Giả nọ đi ngang qua, kẻ kia bèn cung kính hỏi
han Trưởng Giả nhờ sự giúp đỡ để lấy Nước Biển. Trưởng Giả trầm
ngâm thương hại bèn giảng giải rằng:Chính SÓNG ấy nó là NƯỚC, vì

nó do Khởi mà phát sanh như vậy đó. Ông chớ sợ nó, Ông cứ thử múc
xem. Kẻ ấy vâng lời vì Tin Tưởng Trưởng Giả là Bậc Đại Nhân, tác

phong đoan chánh, lời nói ôn hòa hiền hậu đầy đủ các sự cảm hóa.
Liền xuống múc. Lúc múc xong nhìn lại trong thùng thấy không có
Sóng, vui mừng vô kể, bèn thầm nghĩ thật là điên dại, từ bấy lúc nay,

ta cứ đứng chờ cho Sóng lặng để lấy Nước, nào ngờ khi ta đặng Biết
nó mà thực hành liền đoạt như ý nguyện, chỉ tại ta Chưa Biết thôi.

 

 

 

 

 

Bậc tu hành muốn điều Ngự Tâm cũng thế. Trước khi thu nhiếp
Tâm đặng điều ngự lấy nó, thời cần phải siêng tu Pháp Giới, lúc thâm

nhập Tỏ Biết Pháp Giới thì Tâm liền thông đạt dung thông,chớ chẳng
cần gò nó. Trong Kinh DUY MA có một đoạn Phá Chấp ngồi yên ngự

Tâm lặng lẻ như sau:

 

 

 

 

PHẬT bảo Ông XÁ LỢI PHẤT rằng: Ông đến thăm bệnh Ông
DUY MA CẬT. XÁ LỢI PHẤT Bạch:

 

 

 

Bạch Đức Thế Tôn, con không kham lãnh đến thăm bệnh. Là vì 
sao? Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên dưới gốc cây. 

Khi ấy Ông DUY MA đến bảo con rằng: Nầy Ông XÁ LỢI PHẤT! Bất 
tất ông ngồi sửng đó mới là ngồi yên? Vả chăng yên ngồi là chẳng ở 
trong Ba Cõi mà hiện Thân Ý mới là yên ngồi. Không khởi Tận Diệt 

Định mà hiện các oai nghi mới là yên ngồi. Không rời Đạo Pháp mà 
đồng hiện các việc Phàm Phu mới là yên ngồi. Tâm không trụ trong, 

cũng không ở ngoài mới là ngồi yên. Đối với các kiến chấp không 
động mà tu BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO mới là ngồi yên. Không 

 

 

 

 

 

 

64

 

đoạn Phiền Não mà vào Niết Bàn mới là ngồi yên. Nếu ngồi đặng như 
thế là chỗ Phật ấn khả. 

 

 

 

So đoạn kinh trên đủ chứng tỏ sự tu hành gò bó ngồi yên cho Tâm
tịch tịnh, nhưng ngược lại Tâm càng mắc miếu lép khô. Chẳng khác

nào núi TU DI chống gió, Ngọc LƯU LY bị phủ bùn hạn lượng ánh
quang, cây Bồ Đề trồng trong chậu kiểng vậy.

 

 

 

Đoạn kinh DUY MA có câu để chỉ thẳng mà phá chấp như câu:
Không rời Đạo Pháp mà chung việc với phàm phu mới là yên ngồi.

Câu ấy chứng tỏ bậc tu hành qua các Pháp Giới chẳng chướng ngại
trong Hạnh Nguyện Độ sanh, chẳng biệt phân Phàm Thánh khen chê

để cầu Tỏ Tâm Thông Pháp.

 

 

 

 

LẠI CÓ CÂU: Tướng Pháp nó làm cho ta phiền não mà Ta không
phiền não ấy là NIẾT BÀN. Vì sao? Vì Tâm là Pháp, mà Pháp cũng

do Tâm. Ta vui thì cảnh vui, ta buồn bị cảnh buồn. Pháp có gốc tại ta
chưa biết, Pháp không gốc do Ta biệt phân. Khi tỏ Tâm và Pháp là

MỘT thì đặng tự tại viên thông chẳng còn nghi ngờ Tâm Pháp vậy.

 

 

 

 

TÂM PHÁP BẤT NHỊ CHƯ BỒ TÁT PHẬT ĐàBIẾT NÊN
TRÒN KHẮP, CHÚNG SANH CHƯA BIẾT MÀ PHÂN BIỆT NÊN

BỊ BIỆT THÔI.

 

 

 

#***$

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 13HẠNH NGUYỆN 

 

 

HẠNH NGUYỆN chính là một TRƯỜNG TU BỒ TÁT HẠNH,
nó cũng con đường Duy Nhất Chư Phật đã làm, BỒ TÁT đang làm,

các Bậc ĐẠI CĂN CHÁNH TÍN đều làm, con đường ấy là con đường
chung.

 

 

 

 

 

 

65

 

Kể từ xưa đến nay, các bậc tu thấp cao từng lớp hay đến THÁNH
TĂNG vẫn nương vào con đường ấy đồng Phát Tâm cùng Hạnh

nguyện  để  Độ  Sanh.  CÓ  Ý  NGHĨA: Thương  MÌNH  và Thương
NGƯỜI dìu dắt nhau mà tu đặng Tri Kiến đồng Giải Thoát vậy.

 

 

 

Bậc tu hành chủ yếu là phát nguyện rộng rãi. Bằng chẳng Nguyện
thời Tâm chẳng mở mang, bằng Tự Kỷ cầu Tự Lợi không Tha Lợi gò
bó sợ sệt, tự hạ mình xuống chẳng dám vào trường BỒ TÁT HẠNH

để hợp đồng ý chí BỒ TÁT mà tu thì khó thành tựu đặng. Vì sao ? Vì
chẳng  HÀNH,  không  nguyện  thì  đích  đến  cũng  không.  CŨNG

NHƯ:Muốn  ĐẾN  không  chịu  ĐI.  Muốn  LÀM  không  chịu  CỰA
QUẬY. Nếu không Hạnh Nguyện thì chẳng thu nhiếp thi hành Pháp
Giới Lục Ba La mà thâm nhập Tỏ Tâm Thông Pháp.

 

 

 

 

Con đường nương theo Bồ Tát Hạnh để Hạnh Nguyện rất ích lợi
đặng nhiều Tỏ Biết toàn mỹ, lại là một lối Độ Sanh rốt ráo khó nghĩ

bàn. Đến Chư BỒ TÁT vẫn nương nhờ Hạnh Nguyện mà tỏ thấu sự
Kín Nhiệm của NHƯ LAI TẠNG. Cũng nhờ Lý Sự Đồng Song trên

đường Hạnh Nguyện đoạt đến rốt ráo NIẾT BÀN, mềm dẽo các
PHÁP HỮU và VÔ tận gốc không chướng ngại mà thấu đáo các

chứng bệnh của SANH TỬ BỆNH LÃO KHỔ thời phiền não chướng
không thể xâm chiếm đặng.

 

 

 

 

Trong con đường tu PHẬT chỉ có MỘT, nhưng nhiều lối tu, lối
nào hay phương tiện nào cũng không ngoài HẠNH NGUYỆN và ĐỘ

SANH của giai đoạn giao kết vào TRI KIẾN vậy.

 

 

 

Khi bậc tu hành mới ban đầu Khởi Tín thì Tâm -Ý tự sanh ra
MẾN ĐẠO chớ chưa có quyết định mà tu, gọi là MẾN ĐẠO. Đến lúc
thích thú có phần hiểu đôi chút ích lợi liền sanh Tâm cho kẻ khác

được tu gọi là Tâm KHỞI NGUYỆN. Sau Hiểu Đạo tâm mở mang mà
phát nguyện Độ Sanh nương vào Bồ Tát Hạnh mà tu, đó gọi là tu theo

con đường HẠNH NGUYỆN của Bồ Tát vậy.

 

 

 

 

 

 

 

66

 

Con đường HẠNH NGUYỆN nó rất sâu rộng Bình Đẳng không
phân biệt, nó chẳng phải PHÀM PHU mà không Hạnh Nguyện được.

Không phải THÁNH TĂNG mới Hạnh Nguyện được mà thôi. Nó
chẳng giai cấp Thánh Phàm, duy nhất kẻ tu hành có Thiện Chí Độ

Sanh thôi.

 

 

 

 

Hạnh Nguyện có nhiều Bậc, tùy theo Trí Tuệ mà làm, tùy sự Hiểu
Biết ít nhiều mà Nguyện làm. Nó chính là một mối giềng của tình Duy

Nhất BI NGUYỆN. Cũng có nghĩa là: Thương lấy Mình và thương
chung cùng khắp mọi người không phân biệt. Hay bậc tu hành đứng

trước mọi hoàn cảnh Trái Nghịch vì Hạnh Nguyện mà không sanh tâm
thù hận, hoặc giả tự kiểm điểm thâm tâm có những đố tật và chướng
nghiệp chi cản ngăn trên con đường đạo làm giảm bớt sự tu hành liền

bỏ được, lại chỉ bày cho kẻ khác giảm bỏ.

 

 

 

 

 

Hạnh Nguyện chính là một then chốt NGHI CHẤP để PHÁ
CHẤP, khi phá được các Chấp ngăn ngại, liền chỉ bày cho kẻ khác

Phá Chấp đặng cùng nhau tiến bộ phá mờ mê, lúc mình Giác Ngộ làm
cho kẻ khác đặng Giác vậy.

 

 

 

Kể từ nghìn xưa đến nay, tất cả các bậc Thánh Tăng và PHẬT
THÍCH CA MÂU NI buổi ban đầu vẫn nằm trong mê mờ mà đến Chánh

Giác, chớ có Vị nào từ Chơn Giác vào mê mờ đâu? Khi đặng Chánh
Giác liền Tỏ Biết Mình là Phật từ Vô Thủy chớ chẳng phải bây giờ có

hay mới Giác mà diễm nói để giúp kẻ khác được như mình, Đó chính là
một mối giềng trong HẠNH NGUYỆN. Hiện nay các bậc tu hành nên

nương theo Hạnh Nguyện ấy mà tu, chớ nên dìm mình xuống quá mà
không dám Hạnh Nguyện, hoặc chớ nâng mình lên cao quá khi đi trong
Hạnh Nguyện ngỡ mình là BỒ TÁT mà nguy hại cho con đường tu

hành. Khi Đặng Giác Ngộ hoàn toàn Chân Lý bày biện minh bạch
không sai một sợi chỉ một mảy kim, một chân lông hay một sợi tóc vậy.

 

 

 

 

 

Chư Bồ Tát cùng với Thánh Tăng lúc đang nằm trong mê mờ
không khác các bậc tu hiện giờ. Nhưng chỉ có khác hơn là:TÌM

 

 

 

67

 

ĐẶNG  CHƠN  TÁNH  MÀ  TU,  KHÔNG  NÂNG  MÌNH  CAO,
CHẲNG HẠ MÌNH THẤP MÀ TU. CÓ CHÍ NGUYỆN ĐẠI BI ĐẠI

HỶ ĐẠI XàMÀ TU. Lúc Giác Ngộ vẫn nương theo đó mà làm gọi là
HẠNH NGUYỆN.

 

 

 

Khi Chư BỒ TÁT đã hoàn toàn biết rõ: Vì BỔN NGUYỆN mà
BỒ TÁT mới Thị Hiện, Vì chúng sanh đa bệnh Nghi Chấp mà Thị
Hiện. Vì Độ Thoát chúng sanh mà Thị Hiện. Lại vì chúng sanh

nhiều bệnh thù hận ganh ghét đố tật phân chia THUẬN NGHỊCH để
chấp trước nhận chịu mà Chư BỒ TÁT mới tùy thuận chúng sanh

mà thị hiện từng lớp để Độ Sanh gọi là VẠN HẠNH.

 

 

 

 

Chỉ vì chúng sanh đa bệnh nên Bồ Tát mới Thị Hiện Đa Hạnh
đặng chỉ bày tu tập mục đích đưa các chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát
thôi.

 

 

 

Do Bổn Nguyện khi Bồ Tát GIẢ MÊ đến Bồ Tát TỎ NGỘ, sanh
trưởng trong từng lớp chúng sanh, hoặc ở nơi con nhà Tịnh mà thị

hiện hay ở con nhà Bất Tịnh mà thị hiện, hoặc con nhà giàu hay con
nhà nghèo mà thị hiện. Nơi mà Bồ Tát Thị Hiện vô kể… vô kể vậy.

 

 

 

Vì nơi thị hiện nương theo từng lớp của chúng sanh để dạy dỗ chỉ
bày như vậy nên Phật nói sau:

 

 

 

“Các Ông cũng nên biết rằng:BỒ TÁT dù có đi trong Ba Đường
Ác cũng không có tội, lại vì chúng sanh mà Hành Dụng THUẬN hay

NGHỊCH cũng không có tội, càng ngày càng tăng Phước Điền. Vì
sao? – Vì BỔN NGUYỆN. Vậy đời nầy hay đời sau, các bậc tu có gặp

đặng bậc chỉ bày trên đường tu tập miễn làm thế nào cho Trí Tuệ Tăng
Trưởng và lìa các Tướng đặng Tri Kiến Giải Thoát thôi. Các Ông chớ
nên  phê  phán,  khen  chê  nó  làm  cho  trên  đường  tu  tập  bị  LÝ

CHƯỚNG và SỰ CHƯỚNG mà khó lãnh hội được lời huấn từ của
bậc chỉ dạy, lại cản ngăn lối giải thoát vậy.

 

 

 

 

 

 

 

68

 

Nói đến bậc Chư BỒ TÁT thị hiện, chính là Bậc đã RÕ BIẾT
pháp Môn Giải Thoát. Còn bậc đang tu hành thời Chưa Biết mới xin

Tu. Khi đã chưa biết, đi tìm cái để mà biết, vì vậy nên việc làm hay
chỉ dạy của bậc Giác Ngộ khó mà nghĩ bàn đặng. Bậc ấy tùy thuận

theo chúng sanh ngăn chấp khi khen, lúc chê, khi mềm, lúc cứng để
chỉ bày từng ly từng tí, miễn sao đưa cho chúng sanh được Tri Kiến
Giải Thoát là Duy Nhất, do đó mà dùng đủ phương tiện như sau:

 

 

 

 

– Chúng sanh ấy có Tánh Thanh Tao hoặc ngay thẳng chân thật,
Tâm cao cả rộng rãi hay giúp đỡ mọi người. Thời bậc ấy vì chúng

sanh nọ mà khen tặng THIÊN HẠNH là hơn cả. Khiến cho họ thích
thú để dìu dắt chỉ bày làm cho Trí Tuệ Tăng Trưởng đoạt đến Tri Kiến
Giải Thoát.

 

 

 

 

– Chúng sanh ấy ưa thích NHÂN-NGHĨA- LỄ-TRÍ-TÍN, Bậc ấy
bèn chìu theo ý nên sự Đi-Đứng-Nằm-Ngồi khen tặng Nhân Thiên là

hơn cả. Lại dùng phương tiện nói: PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN
GIÁC làm cho chúng sanh được vừa lòng, để chỉ bày cho họ đặng Trí

Tuệ Tăng Trưởng đến Thông Đạt mà Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

 

– Chúng sanh ấy nóng tánh sân hận hay hơn thua kẻ lân cận, bậc
ấy vì chúng sanh đó mà khen tặng tán thán pháp NHẪN NHỤC là hơn

cả, cùng với Hành Nguyện Lục Hòa thật quý báu vô kể. Làm cho
chúng sanh nọ tiêu giảm A TU LA Tánh, lại khiến cho Trí Tuệ Tăng

Trưởng Thông Đạt mà Đến Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

 

– Chúng sanh ấy vì: Say Dâm Tham Dục Vọng hay vì Ái Nịch,
Bậc ấy vì chúng sanh nọ mà diễm nói Sanh Tử Bất Tịnh (lộn kiếp)

thọ báo Ngạ Quỷ Súc Sanh, làm cho chúng sanh ấy khỏi sự tham
dâm cùng Dục Vọng Tâm ý mở mang vào Bình Đẵng, Trí Tuệ Tăng

Trưởng thông đạt mà Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

 

– Chúng Sanh ấy ưa thích xa hoa hay nhiều lời dối gạt vọng ngữ.
Bậc ấy liền khen tặng lời nói chân thật tu hành Chân Chánh Bản Năng

 

 

 

 

69

 

Nhân Thiên sẽ đặng thụ báo các cõi Tiên Thần đầy đủ sự sung sướng,
bậc ấy liền nghe theo lìa đặng Súc Sanh Ngạ Quỷ mà Trí Tuệ Tăng

Trưởng Thông Đạt đến Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

– Chúng Sanh ấy vì Tham Sát hay Mưu Sát cùng bày vẻ cho kẻ
khác đi sát. Hoặc thù hận chém giết thâm hiểm. Bậc ấy dùng phương

tiện khen tặng Công Đức của Pháp Thiện, có khi dạy sự làm Thiện để
bồi dưỡng công tu, hoặc phóng sanh thêm Phước Báo, hay Bố Thí để

khởi sự Từ Bi, khiến cho chúng sanh ấy nhận đặng nhiều sự lợi ích,
làm cho Trí Tuệ Tăng Trưởng Thông Đạt đến Tri Kiến và Giải Thoát.

 

 

 

 

Nói chung lại chư Bồ TÁT vì chúng sanh mắc vào Ba Cõi Sáu
Đường mà tùy nghi thuyết pháp cốt chỉ dạy đến Giải Thoát. Chớ thật

ra Bồ Tát không có lấy một Cõi nào gọi là Cõi của BỒ TÁT. Vì sao?
Vì tất cả đều là cõi của BỒ TÁT vậy.

 

 

 

BỒ TÁT nương nhờ Hạnh Nguyện mà đặng tròn khắp, được công
đức vô lượng vô biên nên việc làm của Bồ Tát khó nghĩ bàn đặng.

 

 

 

Vậy Bậc tu hành nên nương theo Trường của BỒ TÁT HẠNH
mà tu, đặng cùng một CHÍ NGUYỆN thời Chư Bồ Tát sẽ hộ trì cho

đoạt đến SỞ NGUYỆN.

 

 

 

NAM MÔ HẢI HỘI PHÁP TẠNG 

 

 

HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT 

 

 

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

 

 

 

70

 

 Bài 14: VẠN PHÁP ĐỒNG Y 

 

 

VẠN PHÁP ĐỒNG Y tức là vạn pháp đồng in Một. Tuy nhiên
Tâm thay Tướng Pháp diễn tuồng có muôn ngàn vạn lối, từng Cảnh
khác biệt chẳng hạn, nhưng chung gồm đến PHÁP thì có MỘT không

Hai hay SAI KHÁC mảy may nào cả. Vì sao? Vì Pháp thời vốn sẵn
tánh nó linh động, sự thuyên diễn của nó không ngừng. Tuy nó là Một,
do Tập Khởi và Chấp Nhận nơi ngăn biệt, thành thử từ nơi Một Bị

Biến ra 8 vạn 4000 pháp. Lại cũng từ 8 vạn 4000 pháp đó trở về Một
Pháp.

 

 

 

 

Bậc tu hành đứng về Quân Bình nhận xét, thời nó chia ra làm hai
pháp: THUẬN và NGHỊCH Pháp. Nơi bản tánh thuận nghịch nó có

ẨN  và  HIỆN  pháp.  Do  lầm  nơi  phân  biệt  đó  mà  Bị  Biệt  trong
TƯƠNG ĐỐI nên BỊ ĐỐI.

 

 

 

Vì trót mê lầm chấp nhận nên in tuồng các pháp thực sai khác với
nhau, nên đứng về bên nầy bỏ bên nọ, đứng về tốt là mình mà xấu là

Họ. Phải là mình còn quấy là kẻ khác mà trở thành nghiệp TƯƠNG
ĐỐI pháp, gây thành Thuận Thương Nghịch Ghét, thù hận vay trả

không ngừng.

 

 

 

 

Nói đến NHẤT THỂ CHÂN NGUYÊN của pháp, thời nó Viên
Dung cùng khắp Bất Nhị, không có chỗ chỉ hay nghĩ bàn nó đặng. Vì

sao? Vì NÓ VIÊN TỊCH SẴN CÓ BẤT TĂNG BẤT GIẢM.

 

 

 

Nhưng vì CHÂN NGUYÊN ấy, BẢN TÁNH ấy, lại tự đem nó ra
để đặt điều, hý luận chia xẻ nó, bàn tán nó, nên theo những lời chia xẻ

bàn tán mà tin tưởng ngở là Chân Thật lầm mơ cho nơi ấy là Chân
Thật trở thành muôn hình vạn tượng chạy theo động vọng đó mà cầu
hưởng. Nên PHẬT nói nó là:HUYỄN PHÁP, chớ chẳng chi gọi nó là

HUYỄN cả.

 

 

 

VÍ DỤ CÁC PHÁP HUYỂN NHƯ SAU: Có một Vị TRƯỞNG
GIẢ giàu sang ở vào một khuôn vườn rộng lớn. Vị Trưởng Giả bèn

 

 

71

 

đóng chiếc xe SONG Màcực kỳ lộng lẫy hơn những chiếc xe của dân
giả dùng. Nào là bên trong của chiếc xe có ghế cùng màn che, bên

ngoài có cửa lớn, cửa nhỏ, hai bên hông xe sơn son chạm trỗ như
Rồng Phụng hay đính các quả Lê lóng lánh bốn phía xe thật là cực kỳ

sang trọng. Chiếc xe ấy đem để trong vườn cho nó khô ráo nước sơn
sẽ dùng đến.

 

 

 

 

Trong khi đó, có một nông dân đi ngoài khu vườn cách chiếc xe
hơn hai trăm thước, trực nhìn thấy chiếc xe, liền lầm tưởng là CON

RỒNG nằm trong khuôn vườn, hoảng sợ chạy về kêu các anh em
trong xóm mà nói rằng: “Nầy các anh em, Chính mắt tôi đã nhìn thấy

trong vườn Ông Trưởng Giả có một CON RỒNG VÀNG đang nằm
cựa quậy cặp mắt thật to lóng lánh sáng ngời, tôi sợ quá về cho các

anh em hay chớ nên ra sau khu vườn ấy.”

 

 

 

 

Các người lối xóm sinh lòng sợ sệt, cũng có một số tò mò lén lút
đến xem thử, khi đến gần vườn một là sợ, hai là ở xa mà nhìn. Có

người đứng sau xe nhìn thấy, có người đứng đầu chiếc xe mà nhìn
thấy, nên có kẻ cho là con Phượng, có người cho là con Sấu, có bậc

cho là con Rồng… rồi cùng nhau bàn tán trăm kia vạn nọ, nào là
Trưởng Giả giàu có mua đặng con RỒNG, con PHƯỢNG…

 

 

 

 

Lại tất cả đồng tin theo việc bàn tán ấy tự sanh mơ ước ảo huyền
của sự Đặt Điều mà lầm chấp. Câu chuyện trên đây chỉ vào pháp

CHÂN NGUYÊN mà lầm HUYỂN cũng thế.

 

 

 

Tất cả các kẻ vì có lầm nên bị mê, lúc chưa rõ Vạn Pháp thảy
đều bị từ một pháp, thời vạn pháp phải bị. Nếu một không lầm thì

Vạn cũng không luôn. Có sự lầm mới động vọng suy nghĩ bàn tán
bằng không vọng nào có loạn ?

 

 

 

CŨNG NHƯ: Kẻ lầm uống phải ĐỘC DƯỢC bị điên loạn, thì
nhìn nơi nào cũng đảo loạn. Vì vậy nên sự:NGHE, THẤY, BIẾT và tất

cả việc chi làm cũng còn trong vòng sai khác, không thể nào nói là

 

 

 

 

72

 

TĨNH đặng. Nếu những bậc tu hành cứ so như thế để mà tu, thời tự
mình đặt nền tảng đúng đắn trên việc tu học vậy.

 

 

 

Từ lúc KHỞI TÍN sau đến TIN vào sự TU PHẬT, nên bình tĩnh
tùy nơi mức hiểu biết, tùy nơi công năng tu sửa để cầu tiến bộ. Lúc

tự mình quan sát thấy bớt SÂN HẬN ấy là lòng Tham Muốn có
phần Giảm, thì trí hiểu biết có phần Tiến Bộ. Vì thế kẻ tu hành căn
bản là TÂM BUÔNG XUÔI không phiền trách và sân hận đó là một

lối tu chánh đáng. Nên xa lìa ẢO TƯỞNG VỌNG LOẠN, nguồn
gốc ảo tưởng vọng loạn là TÁNH TỰ CAO, mong pháp SIÊU HÌNH

VIỄN ẢO, quá sự chân thật. Chính nó là Nghiệp THAM MUỐN của
MA TÁNH lọng hành để đưa bậc tu hành tập nhiễm điên dại vậy.

 

 

 

 

 

Những bậc tu nên thận trọng lấy, một khi hiểu sơ sài chớ cho
mình là Hiểu, vì cái mức hiểu biết rất có nhiều Bậc. nên nhẫn nại gạt

nó lại một bên cầu hiểu thêm nữa.

 

 

 

THEO LỜI PHẬT DẶN: CÁC ÔNG NÊN CẦM ĐUỐC TRÍ 
TUỆ, TÙY MỨC SOI SÁNG MÀ ĐI, CHỚ NÔN, CHỚ VỘI MÀ 

THỌ CHẤP CHO LÀ ĐƯỢC, LÀ ĐẾN MÀ NGUY HẠI.

 

 

 

Bậc tu hành càng thung dung bình dị bao nhiêu lại càng tiến bộ
bấy nhiêu. Chẳng khác nào người đi súc chai cẩn thận không nôn

đựng nước quý, chỉ cầu cho sạch sẽ không còn cặn bả. Khi đã sạch rồi
thì đựng món chi cũng dùng đặng vậy. Bậc tu mà Sạch Nghiệp Đảo

loạn thời VẠN PHÁP ĐỒNG Y sẽ tỏ ngời rực rỡ. Lại cần thâm nhập
MƯỜI điểm sau để cầu Tỏ Biết:

 

 

 

 

  • MỘT LÀ: Nghe thuyết pháp để rõ vạn Pháp Đồng y. 

 

 

  • HAI  LÀ:  Xem  Kinh  PHẬT  để  tìm  CHƠN TÁNH  cùng 
    TINH HOA của PHẬT dạy để mà tu.  

 

 

 

  • BA LÀ: Không vội Chấp Pháp, chẳng cho mình là PHẢI, 
    khi chưa sạch lý hiểu biết mà sanh Tăng Thượng Mạng.  

 

 

73

 

  • BỐN LÀ: Lấy việc tu hành Đạo Tràng làm quan hệ hơn lấy 
    lề lối sống ở thế gian làm quan hệ, miễn là CHÂN THIỆN MỸ 

hoàn lại cho ta là đủ. 

 

 

 

  • NĂM LÀ: Không vì tiền bạc hay Thiện Căn mà thuyết 
    pháp. Không vì nghèo nàn hay Ác Căn mà không thuyết pháp. 

Nên thâm nhập Tâm Bình Đẳng, nương theo kẻ cầu pháp mà 
thuyết pháp. 

 

 

 

  • SÁU LÀ: Gạt bỏ tâm tham cầu TÀI PHÉP DANH GIẢ nơi 
    Thần Quyền, ước vọng xa xuôi viễn ảo để mau thành PHẬT thành 

TIÊN. 

 

 

 

  • BẢY LÀ: Tánh tình vui vẻ, đồng kính các bậc tu, không 
    phân biệt Tôn Giáo cùng Giáo Phái, nặng Đại Thừa chê bai Tiểu 
    Thừa, khinh khi hoặc xăm xỉa lẫn nhau nào là NỘI NGOẠI TÀ 

CHÁNH CHAY MẶN NÊN HƯ. 

 

 

 

  • TÁM LÀ: Phát nguyện tu đến rốt ráo tận cùng, nương theo 
    BỒ TÁT HẠNH mà tu, Độ sanh không ngừng nghỉ. 

 

 

 

  • CHÍN LÀ: THÂN KHẨU Ý Kín nhiệm, Tâm buông xuôi, 
    thực hành LỤC BA LA MẬT ĐA. 

 

 

 

  • MƯỜI LÀ: Trí Tuệ Phá Chấp, Tướng Phẩm Hạnh tu PHẬT 
    phải làm cho trọn vẹn, căn bản đi trong Đạo Đức để cho mọi kẻ ưa 

thích, khỏi làm hư Tác Phong mà Đoạn Duyên Phật Đạo. Nên lìa 
Tướng để Tri Kiến và Giải Thoát là Duy Nhất. 

 

 

 

Những bậc có Chí mà tu như vậy mới gọi là: TU PHẬT. Bằng
chẳng vậy gọi là: Học Pháp Phật. Vì sao? Vì duy nhất là cái duyên Độ

sanh làm cho chúng sanh Tri Kiến Giải Thoát nên PHẬT mới Thị
Hiện. Vì vậy nên ĐỨC THÍCH CA Ngài mới nương theo sự mê chấp

của chúng sanh phương tiện thuyết pháp để cỗi giải nghi chấp cho
chúng sanh, dìu dắt đưa cho chúng sanh từ chưa hiểu đặng hiểu, từ

 

 

 

 

74

 

lầm vạn pháp trở lại không lầm một pháp, nhờ tu tập tỏ biết sự Đồng
Y của Vạn Pháp mà đặng cứu cánh Giải Thoát vậy.

 

 

 

PHẬT chẳng khác nào: Ông CHA kia cốt đến cứu bầy con ra khỏi
nhà lửa TỬ SANH. Nhưng trái lại, bầy con nó chỉ vì mê nơi Ái Nịch

muốn kéo Ông CHA nằm luôn nhà Lửa với mình. Do lẽ đó nên Ngài
mới thuyết Pháp giảng giải đủ các phương pháp 49 năm để đem các
con ra khỏi nhà Lửa.

 

 

 

 

Nếu bậc tu hành nào mà biết suy nghĩ như thế, thời chớ nên tu
hành mà cầu lấy An, hoặc quan niệm Đạo Phật là một Đạo Vô Tư hay

Tiêu Cực, hoặc chán đời mà đi Tu Phật. Dù vô tình hay cố ý mà sai
biệt Bổn Nguyện, mất nền tảng Tôn Nghiêm Quốc Độ Phật nơi TÂM

MÌNH.

 

 

 

 

Mặc dù trong lúc nầy đang bị mê mờ trong Giả Tạo, thành thử
những bậc đang tu còn nhiều Giả Tưởng, nó làm cho ngăn lối tiến trên

đường tu, lại làm cho việc tu hành biếng trễ, chớ có ai lại đã tu mà
không cầu tiến đâu? Cũng như ai ai thảy đều gây tạo đường Thiện,

chớ có ai lại cầu gây điều Ác để mà lãnh chịu sự đọa đày đâu? Nhưng
chỉ duy Nghiệp kéo lôi thành thử cầu tốt không đặng, cầu tiến chẳng

xong. Đó chính là Căn Nghiệp ở nơi Điên Đảo làm cho Tâm không
quyết định, hay có quyết định vẫn phải nghi ngờ trong thời Mạt Pháp

đảo điên vậy.

 

 

 

 

 

Nếu các Bậc tu hành, hoặc giả đang chực chờ để mà tu thì nên
phá những lối suy nghĩ như sau, nó làm cho biếng trễ mà uổng phí

một kiếp CON NGƯỜI đương thời Nhân Pháp là nơi tu hành rất tốt.

 

 

 

* MỘT LÀ: Nghiệp chần chờ không dứt khoát, mà mong mỏi
gặp tu mới đặng Giải Thoát còn hiện nay tu không đặng Giải Thoát.

Chỉ cầu ích lợi là có Tu. Đó là GIẢ TƯỞNG MA NGHIỆP lôi kéo.

 

 

 

* HAI LÀ: Tự mình dìm mình là ngu tối cho là nặng Nghiệp tự
sanh buồn chán nên quan niệm tu cho có chừng để chờ kiếp sau. Có

 

 

75

 

lúc cho lời PHẬT nói kinh sâu xa, Kín Nhiệm mà chẳng chịu coi
Kinh. Do Giả Tưởng như vậy mà thờ ơ chẳng nghe thuyết pháp.

 

 

 

* BA LÀ: Muốn tu nhưng tự so mình tuổi cao tu chẳng đến, hai
nữa còn trẻ chưa vội gì tu, hay nghiệp phân chia kẻ tu lâu năm cùng

người mới tu chẳng chịu học hỏi nhau, hay Xuất Gia không cầu Tại
Gia.

 

 

 

* BỐN LÀ: Cho mình có học lực, xem kinh khảo cứu dễ bị chấp
trong Văn Tự mà tu. Cầu Sắc Tướng hơn cầu Tinh Hoa nơi Chân Lý.

Cầu Danh Giả hơn cầu lìa Ngã Danh. Cầu tu cao hơn cầu Tỏ Biết.
Nhận nơi Bị Biết học thuộc Kinh hơn cầu Tự Biết.

 

 

 

* NĂM LÀ: Chấp nhận cho mình là tu Chánh, còn kẻ khác là tà,
không tìm hiểu pháp Môn hay sự Hiểu Biết mọi kẻ học hỏi tu tập,

năng chấp nhận phần mình mà tu, chia rẽ tranh giành Bổn Đạo cho là
Xây Dựng Chánh Pháp, xâm xỉa soi bói các Tông.

 

 

 

* SÁU LÀ:  Biếng  trễ  tự  cho  mình  là  PHẢI,  cho  mình  Hiền
Lành Đạo Đức hơn kẻ tu. Còn có bậc chờ con cái lớn khôn thời dứt

áo ra tu không mấy ngày thành Đạo. Họ tu thì lâu còn mình tu thời
mau vì vậy không nôn chi tu vội.

 

 

 

* BẢY LÀ: Vì quan niệm nơi Giả Tưởng nên tu hành ưa thích
đọc tụng hơn nghe thuyết pháp hoặc xem nghĩa Kinh. Còn gặp đặng

Thầy chỉ bày để tu, thời tu nhìn Thầy hơn là Tự sửa mình. Chẳng gạt
bỏ đố tật tu lại sanh chán ghét bậc nọ kẻ kia trong Bổn Đạo.

 

 

 

* TÁM LÀ: Tu cầu Phước giàu sang, miệng đọc tụng Sám Hối
mà Tâm chẳng Cải Hối. Biết nói điều lành mà không làm lành. Lúc

nghe Thuyết Pháp thì buồn ngủ thờ ơ biếng trễ.

 

 

 

* CHÍN LÀ: Tu ưa thích mê tín dị đoan hơn là tìm hiểu để Tỏ
Tín, Bê Tha hơn Tinh Tấn, nói Lý hơn Sự làm chỉ trích hơn Tự tiêu bỏ

 

 

 

 

76

 

Nghiệp, Tự ái hơn là lìa dẹp Tự ái, muốn kẻ khác nghe mình hơn là
mình đi nghe kẻ khác.

 

 

 

* MƯỜI LÀ: Tự cao cho mình biết hơn ai hết, ngạo mạn chê
Tăng, không Tin Phật. Khi gặp điều khổ thời kêu Trời than Phật, lúc ai

động đến việc tu hành thì cho họ là mê tín, còn hay khoe khoang tài
mình miệng nói Đạo Đức để lừa kẻ khác đặng cười chê lại cho là
PHẬT ở trong Tâm Mình.

 

 

 

 

Mười điều trên nó chính là đảo loạn cùng phờ phỉnh, làm cho bậc
muốn tu khó dứt ra để mà tu. Còn bậc đang tu bị ngăn cách vì Giả

Tưởng. Đó cũng gọi là Nghiệp ngăn phân Ma Tánh đưa đón làm cho
con đường Đạo xa cách. Vì vậy khuyên các Bậc tu hành nên có sự

Quyết Định mà Tự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM mà tu. Nếu tu đặng một ngày
tức là một ngày có tu còn hơn không tu vậy, đặng làm cho các Giả

Tưởng và Nghiệp mau giảm, mới cầu Tỏ Biết Vạn Pháp Đồng Y.

 

 

 

 

Bậc tu hành cần phải suy nghĩ rằng: Tất cả các Giả Tưởng cùng
Nghiệp Thức cũng do mình tạo mà TỰ MÌNH mắc phải, chớ không

AI bắt mình phải mắc cả.

 

 

 

Dù bậc trên trước là: THẦN TIÊN hay THÁNH PHẬT cũng
chẳng thể bắt mình đặng thay, huống chi là NGHIỆP?

 

 

 

Đó chính là những điều đáng nghĩ để tự chọn lấy một lối tu hành
vững chãi, Tâm Địa Chơn Chánh, nói năng ngay thẳng sẽ đến nơi

chốn theo sự mong muốn và sở cầu vậy. Nên chi các bậc tu hành hiện
đang ở Thế Gian nầy có đủ điều kiện cho sự lựa chọn mà tu. Muốn tu

TIÊN THẦN liền đặng thành Tiên Thần. Muốn tu Tri Kiến Giải Thoát
của THÁNH PHẬT liền được như Ý Nguyện. Vì lẽ đó nên Đức
THÁNH MINH Ngài nói:Ai là kẻ bắt mình? Chính mình tự bắt lấy

Mình. Ai đem mình vào Địa Ngục? Chính mình tự đem mình vào Địa
Ngục vậy. Ai nâng mình lên ngang hàng với PHẬT THÁNH TIÊN?

 

 

 

 

 

 

 

77

 

Cũng chính tự Mình đưa Mình. Đó chính là những điểm TỰ TÁNH
trong con đường tu hành nên ghi nhớ.

 

 

 

Về đường tu PHẬT các bậc nên có chí PHÁT NGUYỆN là mục
đích tu đến nơi Sở Nguyện và cũng cần Siêng Năng Kiên Dũng để

tiêu dẹp các GIẢ TƯỞNG Vọng Loạn. Khi Giả Tưởng cùng Vọng
Loạn tiêu giảm bao nhiêu thì Trí Tuệ lại tiến bấy nhiêu. Đó chính là
Phá Bờ Ngăn Chấp. Bằng tu mà chẳng dẹp bỏ hay Phá Chấp thì không

đặng chi cả. Vì sao ?

 

 

 

 

Vì mê lầm nó cứ bao trùm lớp lớp, cứ mỗi một Pháp thời có một
Bờ Ngăn, từ Một đến Vạn Pháp thì cũng từ Một đến Vạn Bờ Ngăn.

Khi đã tu nên đi ngược trở lại mà tiêu dẹp phá các bờ ngăn chấp ấy
đặng trở lại một pháp cũng không, liền đặng Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

LẠI NỮA: Nên thịnh trọng về sự hiểu biết, về trình độ tiến triển
trong lúc tu hành. Nó chẳng khác nào kẻ nhồi Đất để nắn khuôn

Tượng vậy. Càng mềm dẽo các pháp Tỏ Biết bao nhiêu lại càng quý
bấy nhiêu, chớ vội cho được hay đắc mà mang họa.

 

 

 

Nên chi:Tu là một việc, Hiểu là một việc, Biết là một việc, Tri
Kiến Giải Thoát là một việc, Viên Thông là một việc. Viên Mãn là một

việc. Chớ chẳng phải tu là Giải Thoát. Chớ chẳng phải Tri Kiến Giải
Thoát là Viên Thông. Chớ chẳng phải Viên Thông là Viên mãn.

 

 

 

Do những điểm trên nên mới có TU CHỨNG từng lớp, từng Bậc
và cũng nương nhờ Khởi Tâm Phát Nguyện rộng lớn hay nhỏ hẹp mà
thành tựu Thứ Lớp vậy.

 

 

 

CŨNG VÍ NHƯ: Một TRƯỜNG HỌC kia là nói chung. Nếu nói
riêng thời nó chia ra nhiều lớp học. Từ lớp Năm lên đến lớp Nhất. Mà
mỗi một lớp như vậy thì các môn học cũng như nhau, nhưng Toán của

lớp Nhất không phải là của lớp Năm làm được. Còn mỗi một lớp như
thế thì có nhiều trò sắp thành thứ lớp của trình độ học, như có trò lực

học đứng Nhất, lại có trò trung bình và Thứ chót chẳng hạn.

 

 

78

 

Việc tu hành cũng vậy. Tuy rằng ở cùng nhau một Chùa hay cùng
gặp nhau tu tập một Thầy, nhưng năng lực công phu thảy đều cao thấp

thứ lớp. Đó là do tại ai? Do tại Nghiệp NGHI CHẤP mà thành.

 

 

 

Do lời PHÁT NGUYỆN rộng hẹp mà đến. D0 KHÔNG TIN vào
đường TU PHẬT đặng Giải Thoát hiện tại. Nói chung lại do NGHIỆP

THỨC Năng Phân và BỜ NGĂN Chấp Pháp.

 

 

 

  • VÌ SAO GỌI LÀ BỜ NGĂN CHẤP PHÁP?

 

 

Vì BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, TINH TẤN, tự nhận tu như thế là pháp
môn Giải Thoát, chớ nó chẳng phải là pháp môn Giải Thoát. Nó là: Bố

Thí Trì Giới Tinh Tấn mà thôi.

 

 

 

–  NHẪN NHỤC, TRÍ TUỆ, THIỀN ĐỊNH, tự nhận tu như thế là:
pháp môn Giải Thoát, chớ nó chẳng phải là Pháp môn Giải Thoát.

Chính nó là: Nhẫn Nhục Trí Tuệ Thiền Định thôi.

 

 

 

–  BI CHÍ DŨNG, GIỚI HẠNH NGUYỆN hay ĐẠO TRÀNG
HẠN LƯỢNG hoặc ĐẠO TRÀNG VÔ HẠN LƯỢNG, tự nhận tu

như thế là Pháp Môn Giải Thoát. Chớ chính nó là: Bi Chí Dũng, Giới
Hạnh Nguyện hoặc Đạo Tràng Hạn Lượng hay Đạo Tràng Vô Hạn

Lượng mà thôi. Chớ chẳng phải là Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát vậy.

 

 

 

 

THẾ NÀO LÀ PHÁP MÔN TRI KIẾN GIẢI THOÁT?

 

 

Tu hành không thiếu PHẨM HẠNH trên, chẳng chấp nhận gìn
giữ một HẠNH nào làm của mình. Đó chính là Pháp Môn Tri Kiến và

Giải Thoát.

 

 

 

CHẲNG KHÁC NÀO: Kẻ kia đi mua sắm các phẩm vật nguyên
liệu không thiếu sót để đóng CHIẾC TÀU. Các phẩm vật mua sắm đó

là làm các HẠNH không thiếu sót. Khi đã mua xong, đóng thành một
chiếc TÀU để đưa đến bên kia BỜ CHÁNH GIÁC, thời Chiếc Tàu nọ

 

 

 

 

 

79

 

chính là TƯỚNG của GIẢI THOÁT và VẠN PHÁP ĐỒNG Y cũng
thế.

 

 

 

NAM MÔ PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 15THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG 

 

 

Nói đến THỰC TƯỚNG hay VÔ TƯỚNG để công nhận lấy một
bên là CHƠN hoặc ĐÚNG thì chẳng thể nào đặng cả. Mà ngược lại

công nhận tất cả Hai Bên trở thành TIÊU CỰC. Vì vậy nên THỰC
TƯỚNG và VÔ TƯỚNG duy chỉ có Sở Đắc mới thấu tỏ mà thôi.

 

 

 

Thực Tướng Vô Tướng trong khi đang còn mơ màng nó chính là
một mối giềng tranh luận bàn cãi, chia thành hai pháp CÓ KHÔNG

CHƠN GIẢ CHÁNH TÀ MÊ GIÁC vậy.

 

 

 

Bởi chia giành, vì nghi ngại CHÂN hay GIẢ thành thử không
nhận được tầm Chân Lý của hai tướng THỰC VÔ. Khi đã không nhận
thấu thời dù muốn hoặc không muốn vẫn chẳng sai chạy đặng hai

pháp CÓ KHÔNG đó đặng. Vì sao? Vì chính Thực Tướng và Vô
Tướng đều là pháp BẤT NHỊ. Chẳng thể nào dùng VĂN TỰ NGÔN

NGỮ để bàn đến nó. Nếu đem ra bàn hay diễn nói đến Thực và Vô
đều là: LUẬN Thực Tướng Vô Tướng vậy.

 

 

 

 

Nhược bằng có một Bậc đứng vào Thực Tướng chấp nhận thì bậc
ấy sẽ nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ PHẢI LÀ THỰC TƯỚNG chăng?

 

 

 

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một
mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC

SANH, NGẠ QUỈ cùng ĐỊA NGỤC trùm khắp như TAM THIÊN
ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI đều là THỰC TƯỚNG.

 

 

 

Từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một
Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là THỰC TƯỚNG.

 

 

 

Chớ nên nói nó SAI, chớ nên nói nó KHÁC, nếu nói như thế
chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, là Chính Mình TỰ PHẢN lấy mình..

 

 

 

 

 

81

 

Không nên vậy, chớ nên vậy, Thực Tướng là MỘT. Nếu nó nói là
Vô Tướng thời bị phản với TƯỚNG PHẬT, bị phá với QUỐC ĐỘ của

PHẬT, bị tổn thương PHẬT QUỐC.

 

 

 

NÊN BIẾT RẰNG: Cận cùng đều là THỰC TƯỚNG bao trùm
cùng khắp. Vì Thể Tánh của nó cùng khắp như vậy, nên đưa tay mà

chỉ nó ra, thời ngón tay chỉ ấy cũng là: TƯỚNG CHỈ CHƠN THỰC
vậy.

 

 

 

Đứng về phần trên là phần THỰC TƯỚNG chấp nhận đầy đủ như
thế. Còn phần dưới đây vẫn công nhận VÔ TƯỚNG và bàn cãi với

THỰC TƯỚNG. Bậc ấy họ cũng nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ CÓ
PHẢI LÀ: VÔ TƯỚNG CHĂNG?

 

 

 

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một
mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC

SANH, NGẠ QUỶ hoặc ĐỊA NGỤC trùm khắp TAM THIÊN ĐẠI
THIÊN THẾ GIỚI đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao? Vì Lông Cừu, Vũ Trụ

cùng với Sáu Đường hoặc Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do đâu mà
có? Do chấp nhận mà có hay không chấp nhận mà có? Nếu chấp nhận

là Giả Tưởng là Vọng Đảo Sai Biệt, nó chính thật là VÔ TƯỚNG vậy.

 

 

 

 

Còn từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một
Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao?

 

 

 

Vì Danh Giả nói là Bàn Tay, Ngón Tay cùng lóng Tay, thử tìm
xem trên Ngôn Ngữ Văn Tự nó có Thực chăng? Nếu nó Chơn Thực
thời tại sao mỗi một CHỦNG TỘC gọi tên nó lại riêng khác như:

TÀU, TÂY, ANH, MỸ, mỗi nơi đều có tên của nó riêng khác, họ
không gọi là Lóng Tay, Ngón Tay và Bàn tay. Như vậy nó thực là VÔ
TƯỚNG. Chớ nên cho Vô Tướng là SAI, cũng chớ cho nó là KHÁC.

Nếu nói như thế chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, chính là Mình TỰ
PHẢN lấy Mình…

 

 

 

 

 

 

 

82

 

Không nên vậy, chớ nên vậy. VÔ TƯỚNG là MỘT. Nếu nói
nó là THỰC TƯỚNG thời tìm cái chi là TƯỚNG PHẬT? Tóc là

Phật ư? Thân là Phật ư? Nếu nói nơi Thực Tướng là Quốc Độ, thì
tất cả đều: ĐẤT ĐÁ NÚI SÔNG cùng XỨ SỞ, thì Đất nào là

Quốc? Xứ Sở Núi Sông nào là Độ? Còn nói là PHẬT QUỐC thì
nơi nơi đều Chủ Trị, đã Chủ Trị thời Độc Tôn. Mà Phật thời không
Chủ Trị, Bình Đẳng, thì làm gì có Phật Quốc?

 

 

 

 

Những điểm đó không nên nói mà oan cho Chư Phật. Vì sao? Vì
PHẬT thời không có Biên Giới và Xứ Sở. Chính là VÔ TƯỚNG khó

bàn, chớ nên cho là THỰC TƯỚNG mà Hư Vọng vậy.

 

 

 

Tất cả cận cùng đều là VÔ TƯỚNG, đều là trùm khắp BẤT NHỊ
nó không có chỗ chỉ vì vốn nó VIÊN TỊCH.

 

 

 

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG Pháp là một Tuyệt Mỹ khó mà
phân tách NẶNG NHẸ giữa hai bên, vì nó BẤT NHỊ, nó không Hai

hay Sai Khác. Nên chi có kẻ nhận là THỰC TƯỚNG bị làm CHÚNG
SANH chìm đắm nơi Cảnh Giới cũng gọi là CHÚNG SANH GIỚI.

 

 

 

Còn Bậc nhận nó là VÔ TƯỚNG thì bị sa vào PHI PHI TƯỞNG
phải triền miên nơi Triệu Kiếp. Còn cho nó: CŨNG CÓ TƯỚNG,

CŨNG KHÔNG TƯỚNG thời nó là HAI. Nếu nó là HAI thì vẫn nằm
vào pháp TƯƠNG ĐỐI SI MÊ NỘI NGOẠI?

 

 

 

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG chính là then chốt để Giải mê mờ,
nếu những Bậc BIẾT TU, nó cũng gọi là con đường TRUNG ĐẠO.
Nhưng ít nhất là Bậc tu hành cỗi giải TÂM rỗng rang tu không vội

CHẤP (Chấp Trước). Bậc ấy đã tìm đặng CHƠN TÁNH mà tu, mới
có thể bước sang con đường TRUNG ĐẠO được.

 

 

 

 

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG cũng gọi là hai pháp CÓ KHÔNG.
Nếu bỏ CÓ lấy KHÔNG thì vào TIÊN ĐẠO hay sa vào PHI PHI

TƯỞNG. Lại bỏ KHÔNG lấy CÓ thời mắc miếu chạy vòng theo các
pháp mà chìm đắm SANH TỬ LUÂN HỒI.

 

 

 

83

 

Phần nhiều những Bậc tu hành đã có chí Quyết Tâm tìm vào con
đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, thì Trí Tuệ họ hay suy nghĩ lung lạc

để dùng làm một phương pháp thích ứng trên con đường mở mang Trí
Tuệ. Nhờ như vậy họ mới lấy thời KIM CỔ để soi biết thành thử Tự

Biết đặng: Các Vị Tổ xưa kia khi chưa đặng ĐẮC PHÁP vẫn phải mê
mờ như họ ngày hôm nay. Các Vị ấy trước tiên cũng Niệm Phật, cũng
nghe Thuyết Pháp hay xem KINH, cũng mê Tín Dị Đoan, cũng tu

hành Năng Chấp, cũng Ý Muốn Tập Khởi, cũng Nặng Nhẹ Thực
Tướng Vô Tướng… Nhưng các Vị ấy TIN vào lời PHẬT nói mà thực

hiện trên công việc làm để Tỏ Biết, chớ chẳng Tin vào lời PHẬT nói
mà HỌC THUỘC đặng làm thành CÁI MÁY NÓI. Gọi là TỰ BIẾT
chớ không BỊ BIẾT.

 

 

 

 

 

 

Nương nhờ như thế nên: Không vì Thực Tướng mà Thọ Chấp.
Không vì Vô Tướng mà Năng Chấp. Không vì HẠNH NGUYỆN mà

Thọ Chấp. Hay không vì KHÔNG HẠNH NGUYỆN mà thọ chấp.
Không vì ĐỊNH TUỆ hay KHÔNG ĐỊNH TUỆ mà Thọ Chấp. Không

vì CÓ: Trước Sau Trên Dưới Trong Ngoài, hay KHÔNG: Trước Sau
Trên Dưới Trong Ngoài mà Thọ Chấp. Không vì ĐẮC hay KHÔNG

ĐẮC mà Thọ Chấp….

 

 

 

 

Các Vị TỔ duy chỉ đặng CÁI CHẲNG THAM chẳng còn Động
Vọng, CHẲNG MUỐN, nên Tâm Bình Đẳng, Đi vào các Pháp CÓ

KHÔNG mà học hỏi, nên chẳng Dính Mắc nơi Pháp, Không Dính
Mắc nên đặng VÔ NGẠI. Không vì THỰC VÔ nên đặng BIỆN TÀI.

Không vì CHƠN GIẢ hay GIẢ CHƠN nên chẳng còn NGHI. Không
nghi nên TỎ THÔNG TÁNH PHÁP trùm khắp BẤT NHỊ, mà ra vào:
THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN vậy.

 

 

 

 

NAM MÔ NHƯ LAI NHÃN TẠNG

 

 

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN 

 

 

#***$

 

 

 

84

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 16CHÁNH TÍN

 

 

CHÁNH TÍN là SỰ TIN Duy Nhất Không Hai. Gọi là NHẤT
TÂM. Nhưng về quan niệm nhận thấy thì chẳng mấy AI được gọi là

NHẤT TÂM và CHÁNH TÍN cả. Vì sao? -Vì tất cả đều đang nằm
trong MÊ LẦM đảo loạn riêng cách nhau, thành thử cùng một Chánh

Tín đó, mà khác biệt nhau, chỉ vì tầm Hiểu Biết rộng hẹp lớn nhỏ tùy
theo mỗi Bậc Tự Tín riêng phần. Chớ thật ra Chánh Tín nó vốn một

gốc Bình Đẵng Bất Nhị. CHẲNG KHÁC NÀO: NƯỚC kia vốn đồng
một THỂ TÁNH là: NƯỚC. Nhưng NƯỚC VŨNG là nước Vũng, chớ

chẳng phải là NƯỚC GIẾNG. Còn nước Giếng là nước giếng chớ
chẳng phải là NƯỚC AO. Nước Ao là nước ao, chớ chẳng phải là

NƯỚC SÔNG. Nước Sông là nước sông, chớ chẳng phải là NƯỚC
BIỂN.

 

 

 

 

 

 

Đối với Chánh Tín nó vốn một THỂ chẳng khác, nhưng vì chia ra
từng bậc mà nó khác ở nơi hiểu biết rộng hẹp không đồng như:Nước

Vũng và Nước Giếng, như nước Ao và nước Sông cùng với nước Biển
vậy.

 

 

 

Những Bậc tu hành từ khi khởi Tín đến TIN nó vẫn tùy theo mức
độ và công phu đưa lần lên từng Bậc. Thì đến Bậc nào Chánh Tín nó

vẫn có theo vẹn vừa với Bậc ấy thôi chớ chẳng hơn đặng.

 

 

 

VÍ  NHƯ:  Có  Bậc  chỉ  hiểu  biết  CẦU  PHƯỚC,  hay  TÍN
NGƯỠNG LỄ BÁI cầu an. Hoặc giả Trai Đàn Trống Phách, Cúng

Lạy, thời Chánh Tín trong phạm vi Hiểu Biết đó thôi. Ngoài ra chẳng
còn làm thế nào hơn đặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

85

 

NHƯ: Có Bậc phát tâm NIỆM PHẬT tu hành, hay Trường Trai
Giới Hạnh, hoặc Khất Sĩ Tu Sĩ hay Xuất Gia Tại Gia, vẫn tùy theo

từng Bậc ấy Chánh tín.

 

 

 

NHƯ: Có Bậc phát tâm Bồ Đề tu hành quyết định tìm đường TRI
KIẾN GIẢI THOÁT, tùy theo sự TÍN mà tu, hoặc HIỂN GIÁO, TIỆM

GIÁO, ĐỐN GIÁO hay Thiền Tông, TỊNH ĐỘ chẳng hạn. Thời Bậc
ấy vẫn nương theo sự Hiểu Biết mà Chánh Tín, ngoài ra chẳng còn

hơn nữa đặng.

 

 

 

 

Nói đến Chánh Tín thời chính nó BẤT NHỊ, nếu những Bậc tu
hành nào, hay những Bậc THƯỢNG THẶNG hiểu biết nào đồng

với Chánh Tín thời Bậc ấy gọi là VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Đó
chính là Tận Gốc của Chánh Tín.

 

 

 

Ngoài ra tất cả đều có sẵn Chánh Tín, nhưng vì bị LẦM MÊ nên
gốc Chánh Tín trở thành MÊ TÍN DỊ ĐOAN. Do chỗ Mê Tín mà Đảo

Loạn. Do nơi Dị Đoan mà Tự Sanh ra ẢO TƯỞNG. Tức là: Những sự
việc gì đồng với Ảo Tưởng của Kẻ ấy là: TIN THEO, bằng không

đồng thì chẳng Tin Vậy.

 

 

 

 

Chánh Tín nó chẳng khác nào với Phật Tánh. Ai ai cũng Sẵn Có
Phật Tánh, nhưng vì mê lầm mà trở thành Chúng Sanh. Nếu tu hành

đến Giác Ngộ cùng đoạt Vô Thượng Chánh Giác thì là PHẬT. Mê
Tín và Chánh Tín cũng thế.

 

 

 

ĐỨC THÍCH CA Ngài Thật Biết vì lầm lạc mà điên đảo, nhưng
nguồn gốc vẫn còn SỰ TIN của Chánh Tín.

 

 

 

CŨNG NHƯ: Ông CHA kia có một người con bị điên loạn.
Nhưng đứa con kia Miệng nó vẫn kêu CHA. Khóc Cười xin Cha cứu
mạng. Đó tình trạng của Chư Phật cứu độ chúng sanh cũng thế.

 

 

Đức THẾ TÔN Ngài thật Biết nguồn TIN PHẬT vô kể của chúng
sanh. Lại biết chúng sanh nó ưa muốn thoát ly Trần Cấu, nó đòi hỏi sự

 

 

86

 

Tri Kiến Giải Thoát vô tận, nhưng chỉ vì ĐỘC NGHIỆP trót lầm bị
nhiễm, vì Bờ Ngăn ảo tưởng muôn trùng. Nên Phật phải phương tiện

làm theo Bờ Ngăn, theo ảo tưởng mà thuyết pháp 49 năm để giải Độc
Nghiệp cho chúng sanh mà cứu vãng, đưa về Tri Kiến Giải Thoát.

 

 

 

PHẬT lại tùy nghi mà làm hình dáng để phá nghi, PHẬT lại tùy
theo sự ưa thích mà phương tiện khen để nương theo chúng sanh đặng
lần hồi cứu độ. PHẬT lại tỏ biết chúng sanh điên đảo không chừng

hay Đoạn-Dị-Diệt trong thời tu tập mà Phật nói Pháp: TINH TIẾN,
NHẪN NHỤC, THIỀN ĐỊNH, làm cho chúng sanh nương theo Đảo

Loạn mà hết Đảo Loạn. PHẬT lại rõ biết chúng sanh vì loạn đảo mà
tranh giành hơn thua trong cơn mê sảng, nên PHẬT nói pháp: TỪ BI
HỶ XÃ, TRÍ TUỆ sáng soi làm cho chúng sanh hồi tĩnh. Phật lại tỏ

biết chúng sanh vọng tưởng cho là Chơn Tưởng mà Ái Nịch chìm đắm
theo Ngũ Dục mà PHẬT phải nói sự sa đọa: NGẠ QUỶ, SÚC SANH,

ĐỊA NGỤC. Còn bày biện cõi TIÊN THẦN làm cho chúng sanh ưa
thích mong cầu mà lần đem chúng sanh vào TỎ MINH các pháp diễn

tuồng do Tâm Sanh biến hiện.

 

 

 

 

 

 

PHẬT cứ tùy nơi CĂN BỆNH mà cho thuốc. Tùy nơi Tánh
QUẤY CỰA mà dỗ dành. Tùy nơi MONG CẦU mà giúp đỡ, miễn sao

cho chúng sanh từ nơi MÊ TÍN đặng vào CHÁNH TÍN BẤT NHỊ
thôi.

 

 

 

Tất cả trên con đường tu tập, hay sự chỉ bày của ĐỨC THẾ TÔN
thảy đều then chốt để giải mê mờ đưa đến Giác Ngộ. Thành thử PHẬT

PHÁP của Ngài diễn nói đó chẳng phải là PHÁP của PHẬT, mà là vì
Chúng Sanh nên PHẬT mới dùng Phương Tiện tùy theo Chúng Sanh
để nói PHÁP, làm cho chúng sanh Tỏ Pháp vì chúng sanh Lầm Pháp.

 

 

 

CŨNG NHƯ: LẤY HUYỄN ĐỂ TU HUYỄN, KHI HUYỄN 
HẾT GỌI LÀ GIÁC. Nơi Chánh Tín nó cũng thế. Nó bởi đi trong 

MÊ TÍN DỊ ĐOAN mà phải tu hành đến CHÁNH TÍN CHÂN 
THẬT.

 

 

 

 

87

 

PHẬT lại tỏ thấu tận cùng của nguồn gốc các Pháp mà chúng
sanh Thọ Chấp thâm nhiễm mê mờ. Nên Ngài mới dùng các Pháp đó

để ĐỐI TRỊ phá mê, đưa chúng sanh vào đường Trung Đạo như sau:

 

 

 

–  MÊ MỜ Ngài nói GIÁC NGỘ 

 

 

–  MÊ TÍN Ngài nói CHÁNH TÍN 

 

 

–  ẢO TƯỞNG Ngài nói CHÂN THẬT 

 

 

–  ÁI NỊCH Ngài nói XUẤT LY 

 

 

–  BỦN SỈN Ngài nói BỐ THÍ 

 

 

–  BUÔNG LUNG Ngài nói TINH TẤN 

 

 

–  CHÉM GIẾT Ngài nói TỪ BI 

 

 

–  THÂM HIỂM Ngài nói THIỆN CĂN 

 

 

–  SÂN HẬN Ngài nói HỶ Xà

 

 

–  NGĂN PHÂN Ngài bảo PHÁ CHẤP 

 

 

–  VÔ THƯỜNG Ngài dạy THƯỜNG CÒN 

 

 

–  SANH TỬ Ngài chỉ VÔ SANH 

 

 

–  HỮU NGàNgài nói VÔ NGà

 

 

–  ĐOẠN-DỊ-DIỆT Ngài nói DUYÊN SANH.

 

 

–  ƯA HỌC CHO THUỘC PHÁP Ngài nói ngón tay Ngài chỉ 
CHÂN LÝ, chớ chẳng phải ngón tay Ngài là Chân Lý. Và tận 

cùng Ngài nói là Ngài không Thuyết Pháp, mà chúng sanh cũng 
không nghe Pháp.

 

 

 

 

88

 

Đó chính là ngón TINH HOA tuyệt mỹ mà PHẬT đã làm và
mong cho Bậc tu hành chớ LẦM PHÁP. Để từ Trí Tuệ thấp kém

Chánh Tín nhỏ nhen eo hẹp, đặng vào ĐẠI TRÍ, Tâm rỗng rang tròn
khắp mà đồng CHÁNH TÍN với TAM THẾ PHẬT vẹn vừa Bất Nhị

vậy.

 

 

 

 

Những Bậc tu hành đời nầy và đời sau, nên chủ ý những Đặc
Điểm Di Truyền trên. Và chớ vì sự Hiểu Biết nhỏ của kẻ khác mà

phỉnh bán chê khen kẻ Tà người Chánh, kẻ Nội người Ngoại Đạo
thành Tự Mình mua lấy Nội Ngoại Tà Chánh làm cho Đoạn Duyên

PHẬT làm cho mất tất cả TÌNH DUY NHẤT mà NHƯ LAI đã nói
Pháp LỤC HOÀ NHƯ LAI đã làm Hạnh NHẪN NHỤC. NHƯ LAI
đã để PHẬT PHÁP TĂNG và tạo nên một Ngôi TAM BẢO cốt làm

cho chúng sanh soi chung một TẤM GƯƠNG BẤT NHỊ vậy.

 

 

 

 

 

NAM MÔ ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN KINH 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

89

 

GIÁO PHÁP 

 

 

 Bài 17PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP

 

 

PHÁP ĐẢNH ÁO ĐẠI GIÁP nương theo Công Đức của NHƯ
LAI làm Hạnh Nguyện trong các Pháp đầy đủ THUẬN NGHỊCH Tâm

không quái ngại mà thành tựu ÁO ĐẠI GIÁP liền Thọ Ký thành
PHẬT.

 

 

 

Áo Đại Giáp như PHẬT đã đặng, chư BỒ TÁT cùng BỒ TÁT
MA HA TÁT sắp đặng. BÍCH CHI, A LA HÁN sẽ đặng. THINH VĂN

DUYÊN GIÁC đồng với Bậc ĐẠI TRÍ TUỆ đang làm. Bậc TIN
PHẬT sắp làm, kẻ THIỆN CĂN muốn làm đều tu Hạnh Nguyện.

Trước sau hay sau trước lần lượt thảy đều tạo nên Áo ĐẠI GIÁP được
cả.

 

 

 

 

Đức THÍCH CA MÂU NI PHẬT khi Ngài đặng Thọ Ký thành
PHẬT, Ngài vẫn đầy đủ 32 Áo Đại Giáp cùng 32 Tướng Tốt và Mười

DANH HIỆU như: ỨNG CÚNG. CHÁNH BIẾN TRI. MINH HẠNH
TÚC. THIỆN THỆ. THẾ GIAN GIẢI. VÔ THƯỢNG SĨ. ĐIỀU NGỰ

TRƯỢNG PHU. THIÊN NHƠN SƯ. PHẬT. THẾ TÔN.

 

 

 

 

Ngài bèn dùng PHẬT NHÃN BẤT NHỊ soi khắp thấy Bình
Đẳng, hằng hà sa số PHẬT, Vô Lượng Công Đức PHẬT. Vì Công

Đức Vô Lượng ấy nên không thể đem đặng TƯỚNG PHẬT mà diễn
tả hay nghĩ bàn đặng. Cũng không thể chỉ nơi chốn cùng việc làm của

Chư PHẬT đặng. Vì Chư PHẬT không có Biên Giới Hạn Lượng nên
được trùm khắp, thì Áo ĐẠI GIÁP cũng trùm khắp vậy.

 

 

 

 

Ngài lại dùng HUỆ NHÃN soi khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN
THẾ GIỚI, Ngài tỏ rõ từng Thế Giới, từng Bậc TU CHỨNG từ CÓ
đến KHÔNG và cũng từ KHÔNG đến CÓ cùng KHÔNG KHÔNG

của KHÔNG KHÔNG luôn. Trong TAM THIÊN và các THẾ GIỚI
đâu đâu CŨNG MẮC MIẾU vào hạn lượng mong cầu đặng chút ít Áo

Đại Giáp hữu hiệu nương nhờ thế mà vui mừng hoan hỷ Nhạc Phách

 

 

90

 

ngày đêm nơi Hạn Lượng ĐàTẠO và ĐàĐƯỢC HƯỞNG. Còn Bậc
Đại Trí Nhất Tâm tạo nên Áo Đại Giáp thường chẳng kể lể, không

mong cầu Công Đức ấy. Vì sao? Vì Sở Nguyện tạo Áo Đại Giáp để
Cúng Dường cho NHƯ LAI thành thử không màng đến Thọ Hưởng

hiện tại, mà cầu Thọ Ký thành PHẬT để Báo Ân NHƯ LAI cùng
ỨNG CÚNG CHÁNH BIẾN TRI trong MƯỜI DANH HIỆU.

 

 

 

 

Đức THẾ TÔN Ngài lại dùng CHỦNG TRÍ không phân biệt đồng
MỘT mà Ngài vì Chúng Sanh quan sát từ trên đến dưới, từ trong ra

ngoài, trong muôn ngàn Thế giới cùng khắp. Tất cả các Cõi ấy và
Cảnh Giới đang thuyên diễn ấy thảy đều SẴN CÓ đầy đủ CHỦNG

TRÍ y như PHẬT không sai khác. Nhưng bởi mong cầu và Hạn Lượng
phân chấp: CÓ KHÔNG. TRÊN DƯỚI. TRƯỚC SAU ngăn biệt nên

Bị Biệt, thành thử Tâm Ý hẹp hòi, Trí Tuệ nông cạn, Hiểu biết nhỏ
nhen. Do lẽ ấy nên thiếu khuyết sanh sợ sệt chẳng dám tạo đầy đủ 32

áo Đại Giáp, tự tạo phần nào chỉ mong cầu hưởng phần đó thôi. Vì
sao? – Vì chấp nơi CÓ-KHÔNG-CÒN-MẤT mà sợ vậy.

 

 

 

 

 

NGÀI CHƠN BIẾT sự ĐỒNG CHỦNG TRÍ của chúng sanh chẳng
thiếu với Ngài, nên Ngài bèn chỉ thẳng với chúng sanh rằng: “TA LÀ

PHẬT ĐàTHÀNH. CÁC ÔNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH” đặng làm cho
chúng sanh mạnh dạn phát: ĐẠI BI TÂM. ĐẠI TRÍ TÂM và ĐẠI

DŨNG TÂM làm cho Tâm không Quái Ngại mà tu hành Hạnh Nguyện
trên đường LỤC BA LA MẬT ĐA, đặng tạo áo ĐẠI GIÁP kiên cố trùm

khắp mà đặng thành PHẬT ĐẠO.

 

 

 

 

Đối với PHẬT Ngài chỉ bày chẳng thiếu sót trong TAM TẠNG
Kinh và diễm nói còn nhiều hơn thế nữa. Từ Bậc chưa Độ đặng Độ, từ
bậc chưa Tỏ đặng Tỏ Ngộ, từ chưa đặng Áo Đại Giáp mà tu tập đặng

Áo Đại Giáp lần lượt đặng Thọ Ký thành PHẬT.

 

 

Ngài là Bậc TRI ĐẠO, Ngài là Bậc THUYẾT ĐẠO, tỏ nguồn gốc
Mê chúng sanh nên chỉ bày tu học. Ngài lại QUYẾT ĐỊNH chúng

 

 

 

 

 

 

91

 

sanh ĐẠI NGUYỆN sẽ THÀNH PHẬT. Nên Ngài mới nói trong kinh
TÂM ĐỊA QUÁN, Phẩm THÀNH PHẬT như sau:

 

 

 

PHẨM: THÀNH PHẬT
(Trích Nguyên Văn)

 

 

 

Đức VĂN THÙ thưa gởi và Tán Thán rằng: NHƯ LAI ra đời
hiếm có như HOA ĐÀM và GIẢ SỬ NGÀI ra Đời mà nói ra Pháp nầy
cũng khó. Ba Pháp BÍ MẬT VÔ THƯỢNG PHÁP LUÂN của Tâm

Địa Quán như thế, thực là lợi cho hết thảy Chúng Sanh, là đường
Chính Chân Thật vào NHƯ LAI ĐỊA và BỒ TÁT ĐỊA. Nếu chúng

sanh nào không tiếc Thân Mạng mà tu hành pháp ấy, sẽ chóng Chứng
được BỒ ĐỀ.

 

 

 

 

Bấy giờ: Đức PHẬT bảo BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI rằng: Nếu
có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn nào muốn tu tập được BA PHÁP

MÔN BÍ MẬT, sớm đặng Thân Công Đức của NHƯ LAI, nên mặc 32
áo ĐẠI GIÁP KIM CƯƠNG của BỒ TÁT mà tu Diệu Quán ấy, thời

quyết CHỨNG đặng PHÁP THÂN THANH TỊNH của NHƯ LAI.

 

 

 

 

Những gì là BA MƯƠI HAI thứ ÁO GIÁP ấy?

 

 

1.-  Mặc áo Đại Giáp thụ khổ: Ở trong vô lượng kiếp vì chúng
sanh chịu thay thế KHỔ cho chúng sanh mà không chán.

 

 

 

2.-  Mặc áo Đại Giáp Bất Xả: (không ngừng bỏ) Thề độ vô
lượng Hữu Tình cho đến con sâu, con kiến cũng không bỏ.

 

 

 

3.-   Mặc áo Đại Giáp Bí Mật: Giác Ngộ chúng sanh trong giấc
mộng dài Sanh Tử, an trí họ vào ba pháp Bí Mật (Tâm Bí Mật, Ngữ Bí

Mật, Thân Bí Mật).

 

 

 

4.-  Mặc áo Đại Giáp Hộ Pháp: Ủng hộ Phật Pháp trong hết
thảy Thời, cũng như vang ứng tiếng.

 

 

 

 

 

92

 

5.-  Mặc áo Kim Cương Đại Giáp: Diệt hẳn sự Khởi lên hai
KIẾN: HỮU VÔ (Có Không) và hết thảy phiền não.

 

 

 

6.-  Mặc áo Đại Giáp Năng Xã: Dù đầu, mắt, tủy, óc, vợ, con,
ngọc báu…. có người xin đều xã cả.

 

 

 

7.-  Mặc áo Đại Giáp Năng Thí: Hết thảy đồ vui trong nhà
hưởng thụ, quyết không Tham Trước, đem cho tất cả.

 

 

 

8.-  Mặc áo Đại Giáp Năng Trì: Hay giữ Tâm tu Tịnh Giới của
BỒ TÁT và không rời Hạnh ĐẦU ĐÀ.

 

 

 

9.-  Mặc áo Đại Giáp Nhẫn Nhục: Gặp các Duyên Trái Ngược
như: Nhục mạ, đánh đập… vẫn không báo thù.

 

 

 

10.- Mặc áo Đại Giáp Hồi Tâm: Giáo hóa những bậc Duyên
Giác Thinh văn khiến họ Hồi Tâm đi về Nhất Thừa.

 

 

 

11.- Mặc áo Đại Giáp Tinh Tiến: Tinh Tiến độ các Hữu Tình, ví
như gió lớn ngày đêm không nghỉ.

 

 

 

12.- Mặc áo Đại Giáp tu hành Giải Thoát Tam Muội: Thân
Tâm Tịch Tịnh, Miệng không phạm lỗi.

 

 

 

13.- Mặc áo Đại Giáp Bình Đẳng: Làm ích lợi cho chúng sanh,
coi SANH TỬ và NIẾT BÀN không có Hai Kiến.

 

 

 

14.- Mặc áo Đại Giáp Dữ Lạc: (Cho vui) Đem Duyên Đại Từ
làm ích lợi cho mỗi loài, luôn luôn không chán bỏ.

 

 

 

15.- Mặc áo Đại Giáp Bạt Khổ: (nhổ khổ) Đem Vô Ngại Đại Bi
cứu nhiếp hết thảy không hạn lượng.

 

 

 

16.- Mặc áo Đại Giáp Đại Hỷ: Đối với chúng sanh không oán
ghét, luôn luôn làm sự lợi ích.

 

 

 

 

93

 

17.- Mặc áo Đại Giáp Đại Xã: Tuy làm Hạnh Khổ không sợ
nhọc mệt, luôn luôn không thoái chuyển.

 

 

 

18.- Mặc áo Đại Giáp Bất Yếm: (không chán) Chúng sanh có sự
đau khổ lại nơi Bồ Tát, Bồ Tát chịu thay khổ cho chúng sanh kia mà

không chán ngán.

 

 

 

19.- Mặc áo Đại Giáp Giải Thoát Năng Kiến: Sự xem xét trông
rõ ràng như xem quả A Ma Lặc (quả Vô Cấu Thanh Tịnh) trong bàn

tay, như vậy Giải Thoát được sự Thấy.

 

 

 

20.- Mặc áo Đại Giáp Vô Trước: (Không Chấp Trước) Thấy
thân ngũ uẩn như bọn Chiên Đà La (đồ tể) tổn hại việc Thiện.

 

 

 

21.- Mặc áo Đại Giáp Yếm Xã: (Chán bỏ) Thấy mười hai nhập
(6 căn, 6 trần) như làng xóm trống, thường mang lòng sợ hải.

 

 

 

22.- Mặc áo Đại Giáp Đại Trí: Thấy 18 giới cũng như huyển hóa
(6 căn, 6 trần, 6 thức) không có chân thực.

 

 

 

23.- Mặc áo Đại Giáp Chứng Chân: (Chứng Lý Chân Như)
Thấy biết hết thảy pháp đồng trong Pháp Giới.

 

 

 

24.- Mặc áo Đại Giáp Xuất Thế: Che điều ÁC của Người, không
giấu lỗi Ác của mình, chán bỏ Ba Cõi.

 

 

 

25.- Mặc áo Đại Giáp Hóa Độ: Như Đại lương Y Vương hợp
bệnh cho thuốc, Bồ Tát tùy nghi mà diễn hóa.

 

 

 

26.- Mặc áo Đại Giáp Quy Nhứt: (Về Một không Hai) Thấy
Chân Thể của Tam Thừa kia vốn không khác cứu cánh đồng qui về
nơi MỘT Chân Như Nhất Thừa PHẬT QỦA.

 

 

27.- Mặc áo Đại Giáp Độ Nhân: (Độ Người) Nối ngôi Tam Bảo
Chủng khiến không đoạn tuyệt, quay xe Diệu Pháp độ người.

 

 

 

94

 

28.- Mặc áo Đại Giáp Tu Đạo: PHẬT đối với chúng sanh có ân
đức lớn, vì muốn Báo Ân PHẬT nên cần phải tu PHẬT ĐẠO.

 

 

 

29.- Mặc áo Đại Giáp Vô Cấu: (Bất cấu không nhơ) Quán bản
tánh hết thảy Pháp không tịch, không sanh, không diệt.

 

 

 

30.- Mặc áo Đại Giáp không ngăn ngại: Ngộ VÔ SANH PHÁP
NHẪN, được Đà La Ni nhạo thuyết biện tài Vô Ngại.

 

 

 

31.- Mặc áo Đại Giáp rộng hóa Hữu Tình: Khiến cho họ đặng
ngồi dưới cây Bồ Đề chứng PHẬT QỦA NHẤT VỊ.

 

 

 

32.- Mặc áo Đại Giáp trong một Sát Na: Tâm tương ứng với
Bát Nhã, chứng ngộ Đại Pháp VÔ DƯ trong BA Đời.

 

 

 

Thế gọi là BA MƯƠI HAI thứ KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁP của BỒ
TÁT. Nầy BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI! Nếu có Thiên Nam Tử,

Thiện Nữ Nhơn nào THÂN mặc áo giáp trụ Kim Cương như thế nên
chăm tu tập BA pháp BÍ MẬT. Trong đời hiện tại đủ Phúc Trí lớn,

mau chứng được VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG BỒ ĐỀ.

 

 

 

 

Trích theo Kinh TÂM ĐỊA QUÁN, Đức THÍCH CA Ngài chỉ bày
diễm nói như vậy. Các Bậc tu hành cần phải chịu ĐẠI NGUYỆN tất

cả trên đường tu, gặp duyên THUẬN NGHỊCH của các Pháp thời
TÂM buông xuôi, NGỮ buông xuôi để cầu CHÁNH GIÁC./. 

 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

95

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 18PHI NHÂN DUYÊN 

 

 

PHI NHÂN DUYÊN là một PHÁP mà Chư BỒ TÁT cùng Bậc
CHÁNH GIÁC đã thấu tỏ. Các Bậc ấy thường thâm nhập PHI TỨC

và TỨC PHI không lầm lấy một Pháp. Nên Vô Ngại Tự Tại Thân Tâm
VIÊN TỊCH ra vào VIÊN GIÁC. Bởi vậy nên tất cả việc làm, cùng
với cử chỉ đều vì HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH khó nghĩ bàn hay phê

phán đặng.

 

 

 

 

Lúc vì Bổn Nguyện nên Chư BỒ TÁT Chơn Giác vẫn đồng
nương theo Nhân Duyên Pháp, lại thường nói Pháp NHÂN DUYÊN

làm cho Chúng Sanh không nhàm chán Đạo Tràng mà rời bỏ trên con
đường TU PHẬT. Trong một thời gian đầy sự HIỂU BIẾT, tánh tình

Bình Dị, nói năng thuần túy, Tâm rỗng rang, lại ý chí Kiên Dũng đầy
đủ Đức TIN con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Trong khi ấy các

Nghiệp Đảo Vọng lần lần tiêu giảm. Chư CHÁNH GIÁC tùy thuận
theo đó mà nói Pháp PHI NHÂN DUYÊN, để Chúng Sanh tự tỏ phá

chấp NHÂN DUYÊN PHÁP. Đó chính là một phương tiện làm cho
Chúng Sanh chẳng Chấp Pháp mà Rõ Biết sự tu hành là một Phương

tiện Cứu Cánh Giải Thoát, chớ chẳng phải TU để vào mắc trong
NGHIỆP TU vậy.

 

 

 

 

 

 

Do đường lối chỉ bày khéo của Bậc TRI ĐẠO và Khéo THUYẾT
ĐẠO, nên từ MÊ LẦM tu đến KHÔNG LẦM, từ chấp pháp NHÂN

DUYÊN tu đến PHI NHÂN DUYÊN cũng không. Biết thấu PHI TỨC
liền lạc sự TỨC PHI hoàn toàn không Tập Khởi mà vào CHƠN

GIÁC.

 

 

 

 

Sau đây là PHẨM PHƯƠNG TIỆN vì Tình Thương DUY NHẤT,
vì HÀNH NGUYỆN ĐỘ SANH của Chư BỒ TÁT và Chư PHẬT,

phơi bày tất cả sự PHI TỨC cùng TỨC PHI, NHÂN DUYÊN hay PHI
NHÂN DUYÊN trong các Pháp vì sự lầm mê đảo loạn mà tùy thuận

 

 

 

 

96

 

nương chìu để diễm nói làm cho Chúng Sanh tu hành đặng Chơn
Giác. Chớ thật ra Chư BỒ TÁT cùng CHÁNH GIÁC chẳng có chi gọi

là PHÁP PHẬT. Vì Chúng Sanh mà có PHẬT PHÁP vậy.

 

 

 

PHẨM PHƯƠNG TIỆN

 

 

Vào thời quá khứ A Tăng Kỳ Kiếp nọ. Có Trưởng Giả tên KIÊN
ĐỀ NI bị sanh trong một nước. Nước ấy DÂN CƯ đông đảo, nhưng
cực khổ vì MƯA không thuận, Gió chẳng hòa, thường bị Thiên Tai

Thủy Ách. DÂN CƯ thì đa số nghèo cực ít kẻ giàu sang, nhọc nhằn
hơn là Sung Túc. Mỗi một ngày chưa VUI trong một lúc, Mỗi một

tháng chưa hưởng Sướng được một ngày. Mỗi một năm chưa đặng an
vui trong một tháng. Phần nhiều yếu đau hơn lành mạnh, lo sợ hơn

Sống Yên, Phiền Não hơn Sướng Vui. Vì lẽ ấy nên DÂN CƯ tranh
giành bởi mong sao tấm thân Nhàn Hạ. Thù Hận vì món ăn manh áo,

chém giết vì Được Mất Hơn Thua. Nhai nuốt vì thèm khát, Dâm dục
bởi ước mơ. DÂN CƯ không ngừng sự đòi hỏi mà tự gây tạo Trả vay

cùng Vay trả vậy.

 

 

 

 

 

 

Trưởng Giả KIÊN ĐỀ NI được một cái là Giàu Sang Sung Sướng
hơn Dân Cư. Ý Chí và Tâm Tánh rộng rãi hơn Dân Cư. Biết thương

đám Dân Cư vì bị nghèo. Nên chi Trưởng Giả thường giúp đở bằng
mọi cách nhưng với mức độ có hạn, không thể cứu giúp theo Chí

Nguyện của Trưởng Giả.

 

 

 

 

Trưởng Giả thường quan sát hay suy nghĩ nhận xét thấy Dân Cư
các khía cạnh như: Lam lụ vì ý chí yếu hèn, Thấp thỏi trong các nghề

nghiệp của mưu sanh. Trưởng Giả càng ngày lại càng tỏ tình thương
hại.

 

 

 

Một hôm Trưởng Giả nghĩ thầm và quyết định tự nói: TA không
thể ngồi yên mà suy nghĩ khi Dân Cư: SANH TỬ BỆNH KHỔ. TA

phải làm và phải tìm phương thức cứu nguy. Chí nhất định xong bèn
thu xếp hành trang tìm cho đặng Ngọc LƯU LY HOÀN CHÂU đem

 

 

 

 

97

 

về giải ách. Trưởng Giả bước ra khỏi cửa: Bèn ngước mặt lên Hư
Không tỏ bày sự cao cả chung cùng tròn khắp, êm ấm bất tận với mọi

người có những gì đem lại Dân Cư.

 

 

 

Trưởng Giả mỗi một mình nhắm hướng Đông đi mãi. Ngày…
Tháng… lần qua theo gót chân Trưởng Giả… Khi qua khỏi rừng lúc

qua khỏi Núi, cùng với chim hót gió đưa trong BA NĂM ròng rã. Đến
một con Sông rộng, choáng lối đi chẳng còn cách gì đi đặng nữa.

Trưởng giả liền vào khu rừng bên cạnh lấy SÁU KHÚC CÂY đóng
BÈ chắc chắn và một gậy Trúc làm sào lướt qua SÔNG CÁCH…

 

 

 

 

Thân Tâm Trưởng Giả êm dịu đến bãi cát vàng xinh xắn, gió mát
cảnh vui, muôn màu tươi sáng. Trên bãi có một ngọn THÁP óng ánh

mái vàng. Trưởng Giả từ từ đi đến, thấy có tấm Biển đề hai chữ BẢO
CHÂU. Trưởng Giả lòng mừng bước vào có VỊ SƯ đã đón sẵn.

 

 

 

Hai bên chào hỏi đầy đủ nghi lễ và cùng nhau ngồi thứ lớp
Trưởng Giả đứng lên nghiêng mình xá VỊ SƯ: Thưa gởi tất cả Ý Định

của Mình và mong tìm LƯU LY HOÀN CHÂU về cứu giúp Dân Cư
đang bị: SANH TỬ BỆNH và KHỔ, đặng lành mạnh an vui giàu sang

bất tận. Vị SƯ bình dị lại thong thả nói: Nầy Trưởng Giả, ở đây chẳng
thiếu chi châu báu, chẳng thiếu chi Ngọc Bích Trân Châu, chẳng thiếu

chi Cành Vàng Hoa Ngọc, chớ chẳng riêng gì Lưu Ly Hoàn Châu của
Trưởng Giả vừa nói. Nhưng các Châu Báu ấy nó có thể làm cho Vui

Thích một hồi rồi cũng chán. Nó có thể làm cho Áo đẹp Nhà sang, rồi
cũng không ngừng lòng Tham Muốn. Nó có thể cung cấp cho các món

ăn ngon ngọt rồi cũng nhàm, chớ không tồn tại vì viễn vông, chớ
không giải khổ đau vì Sanh Tử. Nó chẳng tận cùng của tập khởi não
sanh, nó chỉ ĐỘ một đoạn đường vì Công Đức. Vì sao? -Vì nó còn

SẮC VỌNG.

 

 

 

 

 

 

Trưởng Giả nên qua khỏi BIỂN CẢ NĂM MÀU không mắc miếu
đến ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ mà thọ lãnh HOÀN CHÂN BẤT BIẾN.

Nói xong vị SƯ chu cấp tất cả các vật dụng, đưa Trưởng Giả đến bờ

 

 

 

 

98

 

biển NĂM MÀU, Trưởng Giả lòng không nghi kỵ, Vị SƯ lại lấy trong
tay áo ra Chiếc Thuyền xinh xắn nhẹ nhàng đặt trên mặt biển.

 

 

 

Hai bên cáo biệt nhau và cầu chúc nhau xong, chiếc thuyền nọ trở
thành to lớn đầy đủ tiện nghi cho Trưởng Giả. Thuyền xuôi dòng trên

mặt nước, qua Năm Màu sắc lạ lùng như: NGHI, SỢ SỆT, NÔN
NÓNG, MONG MUỐN cùng NGẪN NGƠ… Nhưng đối với Trưởng
Giả vì tình DUY NHẤT chẳng riêng tư, không cầu cạnh, Nhất Tâm BI

DŨNG, HẠNH NGUYỆN ĐỘ DÂN, nên không chán nản, chẳng hoài
nghi, lướt qua các ngọn Sóng diễn từng MÀU thay đổi, Tâm không

Sờn, Ý chẳng động vọng, trọn 49 ngày đêm qua BỜ BÊN KIA.

 

 

 

 

 

Khi Trưởng Giả vừa đặt chân lên bờ, Trưởng Giả tự nói: Lạ thay!
Lạ thay! Không còn ngọn gió đảo điên, chẳng còn tối tăm mờ mịt.
Không còn Thân Tâm động vọng. Chẳng còn Tập Khí Viễn Vông.

Không còn nghi ngờ Hai Pháp. Chẳng còn phân đôi Thân Cảnh.
Không còn để nói Duy Nhất CÓ-KHÔNG. Đâu là PHI? Đâu là TỨC?

Đâu đâu trùm khắp Viên Dung , khó nói, khó bàn, khó biện minh ra
đặng. Vì sao? Vì vượt tầm lý luận, vượt tầm hiểu biết nói năng, duy

chỉ có SỞ ĐẮC mà thôi.

 

 

 

 

 

Trưởng Giả ngồi yên lặng, quan sát Dân Cư trong nước Bị Sanh,
trong Cảnh Bị Giới, Trưởng Giả thật biết BỔN LAI nguồn gốc không

đảo vọng, không tranh giành phân biệt, không chia rẽ thù hằn, không
chém giết nuốt nhai, không chê khen phải quấy, không Ái Nịch gần

xa, không đắm say Thiện Ác, không Đạo Đức cũng không lìa bỏ Đạo
Đức. Tất cả thảy đều VIÊN TỊCH ĐẲNG MINH CHÁNH GIÁC, vẫn

khó bàn, khó nói, vượt tầm biện luận, không Hai chẳng khác sai VÔ
THƯỢNG.

 

 

 

 

 

Trưởng Giả lại chân biết: Dân Cư bị sanh trong nước. Nước ấy
hiện hành có BỐN CON QUÁI. Bốn con ở bốn nơi Đông Tây Nam

Bắc. Bốn con Quái ấy ngày đêm thi nhau phun hơi độc làm cho DÂN
CƯ  biến  TÁNH  CHÂN  NHƯ  trở  thành  NÓNG  LẠNH  LỘNG

 

 

 

 

99

 

HÀNH. Bốn Tánh ấy nó cũng là CÁI MUỐN và NGHĨ làm theo ý
nghĩ, trở thành tư riêng vị kỷ thành thử có muôn ngàn vạn pháp gọi là

NGHIỆP, chớ Dân không có Nghiệp (do vậy PHẬT nói chúng sanh bị
nhiễm độc mà mê lầm) lại lầm nhận là Mình. Bốn chất độc ấy nó cũng

thành SÁT-ĐẠO-DÂM, chớ Dân Cư Bổn Lai không có Sát-Đạo-Dâm,
nhưng nhận là Mình thành có Sát-Đạo-Dâm. Chất độc nó là một mối
giềng đối đải không ngừng, chớ dân không có Đối Đải, vì trót Mê mà

có đối đải. Vì Tập Khởi và Chấp nhận nên bị nhiễm SANH TỬ
LUÂN HỒI.

 

 

 

 

 

Bốn con Quái ấy nó lại phun hơi độc lên Hư Không và Biển Cả.
Nên trên Hư Không có từng đám mây buông tỏa, có Năm Màu Sắc
chuyển xây, có gió lộng không ngừng, có đốm sao cùng khắp biến thể

mặt Trời, mặt Trăng tiêu biểu cho TỐI SÁNG ĐÊM NGÀY.

 

 

 

Dưới nước có SÓNG NGHIỆP diễn thao tượng trưng cho Thế
Gian lăn lộn các Nghiệp không ngừng, khổ sướng tranh nhau và vẫn

có NĂM MÀU không khác với HƯ KHÔNG vậy.

 

 

 

Còn nơi đất liền nhà cửa Dân Cư vì điên loạn mê mờ trở thành
SẮC THỤ TƯỞNG HÀNH THỨC, chung lại Ngũ Ấm Lục Trần hay

còn hơn thế cũng vì Đảo Loạn thọ chấp nên hình quay cuồng tham
muốn. Trưởng Giả lại biết tỏ rõ tận cùng nguồn gốc Tử Sanh thay

phiên đổi lớp, diễn biến từng Cảnh, vì tập khởi mà thành, vì chấp
vọng ái nịch trong Nhân Duyên mà bị, diễn nên tấm tuồng Vợ Chồng,

Con Cái Lớn Nhỏ Bà Con Nội Ngoại quyến thuộc quay quần trong
tình Đồng Nghiệp, Trưởng Giả chân biết tỉ mỉ cùng khắp tận từ không

thiếu sót mảy may, bèn đứng dậy phủ áo đâu đấy xong xuôi lấy chiếc
Thuyền thâu nhỏ bỏ vào tay áo, bước một bước về đến nhà.

 

 

 

 

 

Lúc bấy giờ Dân Cư hay tin Trưởng Giả đã về và đã tìm đặng
nhiều báu vật bố thí cho Dân. Họ cùng nhau bàn tán, nào là cả gánh,

cả khiêng, cả bao cả bọc, mỗi người được một viên thì giàu sang vô

 

 

 

 

 

 

100

 

kể. Họ mới sắp đặt từng lời nói, từng cử chỉ để biện minh Gia Cảnh
mong được sự cứu giúp nhiều hơn.

 

 

 

Khi bàn định xong đâu vào đó, họ bèn cùng nhau đến nhà Trưởng
Giả. Kẻ nói chuyện nầy, người kể cảnh nọ, đua nhau mà bày tỏ….

Trưởng Giả bình tỉnh để cho Dân Cư bày tỏ đâu vào đó xong, Trưởng
Giả bèn đem chuyện thật ra mà nói, Dân Cư thảy đều ngơ ngác nản
chí nên chẳng hiểu đặng, nghe đặng mảy may nào, lại thêm buồn ngủ,

kẻ ngáp dài, người thời ngứa ngáy bồn chồn, cùng nhau bỏ ra về
chẳng còn lấy một người ở lại.

 

 

 

 

Trưởng Giả mới nghĩ: Lạ thật! Lạ thật! Tại sao Dân Cư chẳng
nghe được lời TA nói? Chẳng TIN TA chân thật? Tại sao nói Thật

Tướng không thọ lãnh đặng? Ta chỉ bày mối lợi vô kể mà không nhận,
lại đòi hỏi cái điên cuồng nhỏ nhen không bền chắc? Tại sao vậy? Vì

sao vậy?

 

 

 

 

Trưởng Giả lại quan sát: Từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, từ sơ
nhiễm đến tập nhiễm, từ sơ khởi đến tập khởi, từ Khởi Tín đến TIN

VÂNG, từ ưa muốn đến không muốn, từ không muốn đến đặng muốn,
từ chưa nghe đến đặng nghe, từ chưa thấy đến đặng Thấy, từ chưa biết

đến đặng biết. Từ một Pháp đến vạn pháp lầm chấp, nhận lãnh mà
điên loạn, theo sự điên loạn mà Khởi Muốn cũng điên loạn nên BỊ

SANH CHỊU TỬ phải xuôi dòng trong Di Chuyển mà luân hồi Sanh
Tử.

 

 

 

 

 

Trưởng Giả soi khắp các CĂN NGHIỆP điên loạn ưa muốn không
Đồng của DÂN CƯ vì tập nhiễm thanh thô nhiều ít, nên phát sanh khôn

dại Tốt Xấu Giàu Nghèo mà tượng trưng cho Chánh Báo Y Báo cùng
Phước Báo để trả vay. Mỗi mỗi không sai chạy vì Bốn CON QUÁI làm

chủ ban cho nhiều ít. Phun hơi độc hóa sanh sanh hóa. Nó lại làm cho tất
cả vật dụng cây lá biến thành muôn hình vạn cách cho Dân Cư ăn thôi

ngoài ra chẳng có chi là khác cả.

 

 

 

 

 

 

 

101

 

Trưởng Giả đã quan sát tất cả chu đáo, bèn giả làm điên loạn cho
phù hợp thích nghi từng lớp Dân Cư, làm cho Dân Cư ưa thích dùng

phương tiện ấy để dìu dắt Dân Cư đặng qua Bờ BẾN GIÁC, thụ lãnh
HOÀN CHÂN là mục đích chính của Trưởng Giả vậy.

 

 

 

Trưởng Giả mới hô hào: TA ĐẶNG HOÀN CHÂN, TA ĐÃ
CHÁNH GIÁC. Các ông mê mờ vì Vô Minh che lấp Sanh Tử Luân
Hồi. Muốn đặng như TA phải TIN TA chỉ bày Nhất Tâm Kiên Dũng

đặng thụ lãnh HOÀN CHÂN THIỆN MỸ, Giải Thoát TỬ SANH,
THƯỜNG CÒN BẤT TẬN.

 

 

 

 

Từ ấy Trưởng Giả chung cùng với đám DÂN CƯ tùy theo căn cơ
mà diễm nói các pháp, lần lượt có kẻ nghe hơi được, có người Được

cùng chưa Được. Trưởng Giả dùng Nhân Duyên làm một mối liên hệ
cho Đạo Tràng. Lấy Nhân Duyên Sanh làm sự tăng trưởng Trí Tuệ.

Lấy Pháp Tứ Đại làm cho chẳng chìm đắm và thân điên loạn. Lấy 36
Pháp Bất Tịnh giảng giải làm cho chung cùng Bình Đẳng. Lấy Vô

Ngã làm pháp né tránh chỉ chỗ điên loạn Dân Cư. Trừ giảm Ái Nịch
mà nói pháp Vô Thường. Giải hận thù mà nói pháp Đại Bi. Mở Tâm

Bủn Sẻn nói pháp Bố Thí. Phá Tánh buông lung mà nói pháp Tinh Tấn
Nhẫn Nhục. Trên con đường chỉ dạy cho DÂN CƯ khi Thuận lúc

Nghịch, khi khen lúc chê, tùy tùy theo để diễm nói, miễn cho Dân Cư
Trí Tuệ Tăng Trưởng Tâm Ý rỗng rang Tánh Bình Đẳng, sáng soi

Nghiệp Thức cùng Vọng Khởi của Bốn CON QUÁI mà mình lại lầm
nhận. Sau khi Tỏ Biết không còn lầm nó nữa gọi là Tỏ Tánh cũng gọi

là GIẢI THOÁT của: CHỈ ĐỊNH DUY NHẤT vậy.

 

 

 

 

 

 

 

Khi ấy đặng Tự Tại Vô Ngại vì RÕ các Pháp. Cũng như kẻ rõ biết
mình CÓ bệnh điên loạn vì bị nhiễm độc do bốn con Quái nên chữa

đến KHÔNG còn bệnh. Chớ chẳng phải chính BẢN THÂN của mình
không đâu. Chẳng khác KHÔNG TA trong thời điên loạn, CÓ TA

Chánh Giác chung cùng trùm khắp Bất Nhị. Lắm Bậc CHẤP KHÔNG
vì chưa Tỏ Tánh nên bị sa vào PHI PHI TƯỞNG.

 

 

 

 

 

 

 

102

 

Lúc ấy Trưởng Giả biết tầm hiểu biết DÂN CƯ bèn nói pháp PHI
NHÂN DUYÊN và chỉ bày HẠNH NGUYỆN, để rõ lối Mê Lầm của

mình, đặng SẠCH NGHI qua BỜ BẾN GIÁC vậy.

 

 

 

Bấy giờ NHÀ VUA nghe tin Trưởng Giả tìm đặng CHÂU QUÝ
BÁU LẠ nhà Vua bèn nghị bàn với các QUAN. Qua ngày hôm sau

cùng với Hoàng Hậu Thái Tử Cung Nga Mỹ Nữ và Quan Quân đem
theo Ngựa xe Lọng Phướng và Voi Lạc Đà để chuyên chở Hành trang.

Lại tất cả Nam Nữ trong Cung và ngoài Thành đồng đi theo Nhà Vua
đến nơi Trưởng Giả để cầu hỏi.

 

 

 

 

Trưởng Giả đã biết Nhà Vua đến, nên Ngài bảo DÂN CƯ đâu đó
ngồi êm bất động, Một khẻ không khua, duy chỉ có Gió vẫy cành cây,

mây luồng theo gió.

 

 

 

Nhà Vua cùng tất cả đến nơi, để ngựa xe voi lạc đà mà đi bộ. Nhà
Vua vừa đi vừa nghĩ thầm: TA chưa bao giờ đặng chốn êm lặng như

thế nầy, chưa bao giờ để cho cây cỏ sống tự nhiên, chưa bao giờ để
cho CUNG NGA yên giấc, chưa bao giờ để tiếng nhạc nghỉ ngơi, chỉ

trừ khi Ta êm giấc. Nhà Vua lại nhìn xét các Quan Hầu, các quân lính
cùng khắp mọi người chìu chuộng Nhà Vua, chăm sóc Nhà Vua từng

ly từng tí, chẳng khác nào nuôi nấng trẻ thơ sinh, gìn giữ bảo vệ Nhà
Vua chẳng hơn người bị canh gác trong một qui định của thiên nhiên

bắt buộc. Nhà Vua nghĩ đến đó liền đưa tay khoát QUAN QUÂN
HẦU CẬN dừng bước đi sau, để Nhà Vua tự do đi trước. Khi đi Nhà

Vua thầm nghĩ nhận thấy khoan khoái lạ thường, thung dung vô kể.
Nhà Vua lại tự cho là BÁU LẠ giúp ta chăng, liền có một sự vui vẻ

cực kỳ làm cho Thân Tâm kính mến.

 

 

 

 

 

 

Nhà Vua đến trước Trưởng Giả cung kính vái chào, Trưởng Giả
nghiêng mình đáp lễ, Vua Quan thứ lớp ngồi yên đâu vào đó. Nhà Vua

bèn đứng dậy thưa hỏi: Tất cả các Châu Báu mà Trưởng Giả tìm đặng
có vật nào là quý hơn cả? Vật ấy có phép lạ chi chăng? Trấn an thế

nào? Bền bĩ đến đâu? Xin Trưởng Giả giải đáp.

 

 

 

 

103

 

Trưởng Giả nói: Kính thưa NHÀ VUA, các Báu tôi tìm đặng rất
nhiều không thiếu sót, vật nào nếu hợp việc dùng thời quý hơn cả:

Cũng pháp lạ vô cùng, cũng trấn an trộm cướp, cũng bền bĩ bất tận.
Nhưng có một cách lạ lùng, cho mà không lấy được. Vì sao?

 

 

 

Vì tự hạ phàm phu. 

Tự tăng Thánh Sống.
Gìn giữ CỦA MÌNH.  

Cho Ta là phải. 
Đuổi bắt Hư Danh.  

Theo toàn Vọng Ước 
Bất Tín Hồ Nghi. 
Cản ngăn sự lãnh.

 

 

 

 

 

Những cái ấy, nó làm cho KHÔNG THẤY đặng, KHÔNG NGHE
đặng lại KHÔNG BIẾT đặng của CHÂU BÁU, thời làm sao mà thọ

lãnh?

 

 

 

Nhà Vua thưa hỏi:

Làm thế nào đặng THẤY? 
Làm thế nào đặng NGHE? 

Làm thế nào đặng BIẾT?

 

 

 

Trưởng Giả nói:

Muốn THẤY vật lạ Phải làm SỰ lạ
Pháp lạ khó NGHE Nhà VUA phủ xã 

Tất cả THIỆN ÁC TÂM Ý rỗng rang. 

 

 

 

Để nghe tôi nói:

 

 

Nhà Vua bèn ngồi yên Bất Động.

 

 

Trưởng Giả nói:

 

 

Nầy NHÀ VUA:

 

 

104

 

  • Chỉ Quán Thân Ta. Như chết chưa chôn.
  • Buông xuôi Thương Ghét. Quan Sát Thế Gian.
  • Quá MUỐN thành Tham. Điên loạn Dọc ngang.
    •  Nên thành Thuận Nghịch. Luyến yêu Ái Nịch. 
  • Xoay chuyển mịt mù. Được Mừng, Mất giận
    •  Riêng TA không hận . TÂM Ý rỗng rang. 
  • Tánh THẤY quân bình. Báu hết rung rinh.
    •  Gọi là NHÃN TỊNH. Đó là CÁI THẤY  

 

 

 

 

 

CÁI NGHE:

  • Nghe pháp lạ không NGHI Cũng không nhàm chán. 
    •  Cầu Tiến không ngừng. Ví người mài gươm báu. 
  • Miễn bén là hơn. Đặng CÁI NGHE Bất Nhị. 

 

 

 

CÁI BIẾT :

  • Biết nhỏ chẳng chê Biết lớn không mừng. 
  • Biết nhiều chẳng Phách. Biết lắm không thôi. 
  • Chừng nào CHÁNH BIẾT. Mà Đắc TẬN BIẾT. 
    •  Thọ lãnh HOÀN CHÂN THIỆN MỸ. 

 

 

 

 

Nhà Vua nghe xong mừng rỡ liền đảnh lễ Trưởng Giả và nói: Chưa
bao giờ được NGHE, nay đặng NGHE. Chưa bao giờ Thấy những cái

khó làm, nay Quyết Làm. Chưa bao giờ muốn Biết những cái Khó Biết,
nay Quyết Biết.

 

 

 

Nói xong Nhà Vua bèn hỏi các DÂN CƯ các Pháp nào đã đặng?
Các món nào đã đến? DÂN CƯ đồng thưa với NHÀ VUA:

Cái ĐẶNG đều khó đem bày

Lần hồi được Biết mới hay kia mà 
Nào đem Tỏ nói chỉ ra  

Nhất Tâm BI TRÍ, rõ hòa CHÂN NHƯ.

 

 

 

 

NHÀ VUA nghe xong lại hỏi tất cả Hoàng Hậu Thái Tử cùng với
Quan Quân và Cung Nữ, ai muốn về TRIỀU thì tự ý về. Tất cả đều

 

 

 

 

105

 

thưa: Muôn tâu Bệ Hạ, Bệ Hạ cho chúng tôi đồng ở lại, một là gần
Trưởng Giả để học NGHE THẤY BIẾT Bản Thân. Hai nữa gần Bệ Hạ

để hôm sớm cùng nhau cho trọn nghĩa Quân Thần.

 

 

 

Nhà VUA nói: Ta khá khen cho các ông, biết chọn Bản Chân mà
xa lìa Danh Lợi, Cầu GIÁC hơn cầu giàu sang hư Vọng. Vậy các ông

cùng ở lại.

 

 

 

Từ đó ở lại tu tập Trưởng Giả chỉ bày không thiếu sót. Khi đặng
TIN VÂNG KÍNH trọn vẹn thuần túy, Trưởng Giả và tất cả ra đi.

 

 

 

Vẫn qua các khu rừng và các dãy núi như trước, vẫn lướt khỏi
SÔNG CÁCH… lên đến bãi cát Vàng, thời ngọn tháp BẢO CHÂU

đương nhiên to lớn Mái Tháp trỗ ánh vàng rực rỡ, cây cảnh tươi vui
êm dịu, tiếng nhạc du dương, các loài chim như Khổng Tước, Oanh

Võ kêu vang mừng rỡ, muôn màu sắc đều có Hào Quang soi sáng Dân
Cư cùng tất cả nhẹ nhàng khoan khoái khó mà kể đặng.

 

 

 

 

Khi ấy có một số Dân Cư quá ư mừng rỡ mến tiếc phân vân, liền
đến van xin Trưởng Giả cho được ở lại nơi đó mà tu. Trưởng Giả vừa

đồng ý ưng chịu, tức thời cũng trong lúc đó trên ngọn Tháp bỗng tiếng
chuông ngân vang dậy, mùi hương bay tỏa khắp nơi bãi cát vàng trở

thành muôn Châu vạn Ngọc.

 

 

 

 

Nhà Vua cùng Dân Cư thưa hỏi: Kính thưa Trưởng Giả, vì nhân
duyên gì mà nơi đây lại có các Châu hiện khắp, có hương và hào

quang tô điểm muôn màu, khi Trưởng Giả ưng chịu cho một số xin ở
lại. Trưởng Giả nói: Các Ông cũng nên biết rằng: Số xin ở lại là vì

SẮC VỌNG chưa liền, TẬP KHỞI chưa hết, MONG MUỐN chẳng
sạch, mến thương luyến tiếc, xin ở lại để mà tu, Khi các bậc ấy tu
xong sẽ THẤY, sẽ BIẾT, sẽ gặp VỊ ĐẠI GIÁC đưa qua Bờ BÊN KIA

vậy.

 

 

 

 

Trưởng Giả nói xong bèn với tất cả mọi Dân Cư, Nhà Vua đều ra
đến Biển NĂM MÀU, lúc ấy tất cả thảy đều không còn lấy một Nghi

 

 

106

 

Ngại nào cản ngăn hay xâm chiếm đặng. Vì nhờ như vậy nên rỗng
rang bình dị. Trưởng Giả bèn lấy trong tay áo một chiếc thuyền, lại

nhẹ nhàng đặt trên mặt nước. Thuyền bỗng trở thành to lớn đầy đủ
tiện nghi chẳng thiếu sót. Tất cả vừa bước lên thuyền đâu đấy xong

xuôi bỗng trên hư không có tiếng nhạc Trời các Hoa Đàm trải khắp
mặt biển. Lại có tiếng tán thán không ngừng của các hạt Châu rơi sáng
cả Biển.

 

 

 

 

Nhà Vua cùng Dân Cư đồng thưa hỏi:Trưởng Giả mới nói:Các
Ông cũng nên biết rằng: Tiếng nhạc Châu rơi cùng những lời Tán

Thán ấy là do BỐN VỊ HỘ PHÁP khi còn ở nơi đây mà nói thế. Đến
lúc vào Bờ BÊN KIA, BỐN VỊ ấy chính là NHƯ LAI TẠNG, cũng
gọi là PHÁP TẠNG trợ duyên cho các Ông. Khi còn mê mờ BỐN VỊ

ấy giả đò làm BỐN CON QUÁI, đó chính là một BỔN NGUYỆN
thôi, các Ông chớ nghi, chớ nghĩ bàn. Vì sao?

 

 

 

 

– Vì việc làm của NHƯ LAI khó nói các Bậc đều đảnh lễ ngồi im
lặng.

 

 

 

Khi vừa đến bờ bên kia, đồng bước chân lên bờ đồng nhau thảy
đều nở một nụ cười bất tận.

 

 

 

So vào PHẨM PHƯƠNG TIỆN trên đây đủ nhận thức mà rõ biết
pháp PHI NHÂN DUYÊN đối với Chư BỒ TÁT cùng với Bậc ĐẠI

GIÁC mà thôi. Còn ngoài ra phải nương theo Nhân Duyên Pháp tu
hành, nếu trong sự PHI TỨC (Có Không) chưa đặng tỏ rõ tận cùng,

chớ nên vì lối nhận lờ mờ phá chấp, tự sinh Tăng Thượng để phán phê
tất cả việc làm của BỒ TÁT đồng xem Kinh chỉ vào việc làm của

PHẬT hay lời nói của PHẬT vội cho mình đã biết mà bị lầm.

 

 

 

 

Đối với Chư BỒ TÁT trong thời Độ Sanh vì chúng sanh dùng tất cả
Phương Tiện cùng nương theo Nhân Duyên mà chỉ bày dạy dỗ chúng

sanh khi làm THUẬN lúc làm NGHỊCH HÀNH, hoặc giả có muôn
ngàn Sở Chấp chăng cũng không có một Chấp. Vì sao? Vì Hạnh

 

 

 

 

107

 

Nguyện mà in tuồng như vậy, chớ thật Chư BỒ TÁT trơn liền không
mắc miếu TỨC PHI nên chẳng có PHI-TỨC.

 

 

 

Vì vậy cho nên Chư BỒ TÁT càng ngày càng Phước Điền Tăng
Trưởng chớ không có tội, chỉ vì BỔN NGUYỆN mà thôi.

 

 

 

Tất cả các Bậc tu hành nên nương theo NHÂN DUYÊN mà tỏ
biết PHI-TỨC cùng TỨC-PHI đặng vào CHƠN GIÁC vậy.

 

 

 

NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC

 

 

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI 

 

 

#***$

 

 

 

 

 

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 19CHÁNH BÁO

 

 

NẾU nói về CHÁNH BÁO, thời Chánh Báo SẴN CÓ tầm cao
nhất của nó là tột đỉnh Bất Nhị. Còn quan sát từng phần Lớn Nhỏ hay

Nhỏ hơn nữa thì ai ai cũng thấy đều có cả.

 

 

 

VÍ DỤ: Như Trưởng Giả kia có GIA TÀI giàu sang tột đỉnh lại
đầy đủ Phước Đức. Đó chính là Chánh Báo của Trưởng Giả.

 

 

 

Trưởng Giả có một trăm người con, thường ngày gieo trồng sự
tạo lấy Phước Đức cùng Hiểu Biết cho con, mong sau nầy làm nên y

như Chí Nguyện của Trưởng Giả.

 

 

 

Khi Trưởng Giả lâm chung, Gia Tài kia chia ra mỗi người con
một phần. Đến MỘT năm hay NĂM, MƯỜI năm chẳng hạn, các con

ấy vẫn nương theo lời Huấn Từ của ÔNG CHA. Họ làm theo hoặc
nhiều ít hay chẳng làm là tùy theo chí nguyện của mỗi con, mà trở nên

 

 

108

 

Giàu hay không giàu, hoặc nghèo tự chia ra từng phần. Đó gọi là
Chánh Báo Lớn Nhỏ tùy theo sự làm của Tài Đức Phước Trí đặng Thọ

Hưởng lâu mau nhiều ít.

 

 

 

Chánh Báo nó lại tùy theo Chí Nguyện, tùy theo rộng hẹp khả
năng cao thấp tầm mức. Nếu có kẻ gặp sự vẹn vừa theo sở thích thì họ

hào hứng làm mà đặng, tạo lấy mà đến. Chớ không thể nào san sẻ cho
nhau về phần Chánh Báo, mà san sẻ cho nhau bằng phần học hỏi hay

tu tập, cốt đến mức Tỏ Thông hay Hiểu Biết mà thành tựu nơi Chánh
Báo vậy.

 

 

 

 

Con đường tự tạo trở nên Chánh Báo nó có rất nhiều cái cực kỳ
mâu thuẩn, cực kỳ quái lạ, khó mà nghĩ bàn đến nó đặng. Nên có

nhiều người cho đó là một THẦN LINH phù hộ hay một THẦN
QUYỀN ban cho mà trở nên cung kính van xin cầu khẩn, đó là một

điểm rất thường của lắm kẻ phải làm và chịu làm, không còn gì hơn để
cầu Chánh Báo.

 

 

 

 

LẠI VỀ LUẬN GIẢI: Thì phải có Tài-Trí- Đức cùng với Thời hợp
chung với Chí Nguyện mới thành đạt đặng, nếu thiếu rất khó mà nên

đặng. Bởi thế nên chi có kẻ làm biếng chẳng chịu làm vì chưa hợp theo
Chí Nguyện hoặc Tài Năng của họ. Có người sinh sợ chẳng dám làm vì

gặp việc quá tầm hiểu biết.

 

 

 

 

Có kẻ Chí Nguyện lớn nhưng chẳng có Tài, hay có Tài không có
Đức, nếu bị thiếu khuyết như thế thì dù có Thời Cơ đưa đến chăng

cũng không làm nên được Chánh Báo theo Chí Nguyện của mình,
thành gọi nó là kẻ sống trong Ảo Vọng, nhiều hơn Thực Tại.

 

 

 

Về phần ĐỨC THÍCH CA, trước kia là Thái Tử TẤT ĐẠT ĐA,
sống trong CUNG VÀNG ĐIỆN NGỌC, có TÀI ĐỨC vẹn toàn. Khi

đi lấy vợ Ngài thí võ chẳng ai hơn, lúc ở trong Cung có một con chim
non bị tên Ngài đem nuôi nấng lành mạnh thả chim về tổ cùng với

Cha Mẹ anh em nó.

 

 

 

 

 

109

 

Chí Nguyện của Ngài lại Cao Cống hơn tất cả các Bậc VUA
CHÚA thành thử mới nhìn thấy nếp sống ích kỷ eo hẹp của VUA

CHÚA không vừa với Chí của Ngài. Ngài lại biết rõ cái CHÁNH
BÁO ấy không tồn tại bị di chuyển đổi thay.

 

 

 

Còn Chí Nguyện của Ngài thì nếp sống Bình Đẳng có những cái
chi để bảo đảm sự sống Bất Tận, làm cho SANH-TỬ-BỆNH-LÃO-
KHỔ không xâm chiếm đặng Chánh Báo. Tất cả đều đặng Trường

Tồn Bất Biến. Vì Chí Nguyện VÔ TẬN ấy Ngài bèn có ý lìa bỏ Cung
Điện. Cũng chính Cung Điện đối với Ngài chẳng còn ý nghĩa chi cả,

vì không vẹn vừa theo Sở Thích, theo Chí Nguyện.

 

 

 

 

Hôm sau THÁI TỬ ra đi. Ngài đi khắp nơi, nhưng không một nơi
nào đúng theo Chí của Ngài cả, ngày kia Ngài ngồi dưới cây BỒ ĐỀ
đoạt đặng VÔ THƯỢNG CHÁNH BÁO.

 

 

 

Khi Ngài Sở Đắc CHÁNH BÁO VÔ THƯỢNG. Ngài cũng bất
ngờ. Vì sao? – Vì Chánh Báo Bất Nhị Trường Tồn Bất Biến Vô Tận,

nó chẳng phải như Ngài đã nghĩ, nó vượt tầm lý luận, nó vượt tầm nói
năng suy nghĩ, nó chẳng thể chỉ hay nghĩ bàn đặng.

 

 

 

Chính Ngài cũng tự nói:Lạ thay! Lạ thay! THÂN thì Giả Hợp.
TÂM không chỗ chỉ. Vậy thì TÂM CHỨNG hay THÂN CHỨNG? – Té

ra CHÁNH GIÁC từ lâu, CHÁNH BÁO sẵn có. Do Tự Tánh mê lầm
nên riêng rẽ mỗi người một Chí Nguyện, mà chí ấy không đồng trở

thành lớn nhỏ, Chánh Báo vẫn nguyên phải bị chia xẻ ra từng mảnh để
phân phát cho mỗi một người (chẳng khác sự chia gia tài của Trưởng

Giả trên đã nói) cho vẹn vừa theo Chí Nguyện. 

 

 

 

 

Ngài lại quan sát trong thế gian ẤN ĐỘ và ngoài thế gian còn
hằng hà sa số Thế Giới, từng lớp, từng lớp khó mà đếm các Thế Giới

ấy. Mỗi một thế giới thảy đều có 100 vị VUA để trị vì, thì có 100
Chánh Báo của vị VUA ấy để thụ hưởng. Bằng mỗi một nước có

 

 

 

 

 

 

 

110

 

1.000 vị QUAN liền có 1.000 cái Chánh Báo của vị Quan ấy mà thụ
hưởng. 

 

 

 

VỀ THƯỜNG DÂN đều có Chánh Báo từng lớp, nhưng không
đồng với nhau, có kẻ giàu người nghèo, kẻ sướng bậc khổ. Do thế nên

gọi Chánh Báo và Thụ Báo (Chịu Báo) để chia giai cấp lớn nhỏ hay
Trung Thượng cùng Hạ. Nhưng ngược lại : Bậc Chánh Báo của VUA
QUAN thảy đều có Ba lớp như thường dân chớ không khác mấy. Đó

nói về một Thế Giới như THẾ GIAN chẳng hạn. 

 

 

 

 

Còn phỏng theo KINH SÁCH mà nói, thì nơi Chánh Báo VÔ
THƯỢNG có vô lượng vô số TAM THIÊN ĐẠI THIÊN Thế Giới.

Mỗi một Thế Giới có đầy đủ VUA QUAN và THƯỜNG DÂN. 

 

 

 

Cứ tính 1.000 Thế Giới như vậy là: MỘT TIỂU THIÊN. Còn
1.000 Tiểu Thiên là: MỘT TRUNG THIÊN. 1.000 Trung Thiên là

MỘT ĐẠI THIÊN. Ba lần Đại Thiên gọi là TAM THIÊN ĐẠI THIÊN
THẾ GIỚI. 

 

 

 

Nếu như lấy Năng Lực cùng Chí Nguyện của Con Người mà suy
ngẫm, để từ Thế Giới nầy qua Thế Giới nọ khó mà thâu đoạt đặng

Một hay Hai Thế Giới, huống hồ đoạt tất cả TAM THIÊN. 

 

 

 

Mà mỗi một nước như vậy có: VUA QUAN và DÂN. Những
điểm đó làm cho Bậc tu hành khó TIN mình Làm đặng. Khó TIN

mình Đến đặng mà sinh ra thờ ơ tu cho có chứng. Còn ngược lại cũng
có những bậc tu hành lại quá tham học theo Kinh Sách ngỡ mình sẽ
thành PHẬT nay mai mà sinh Tự Cao Tăng Thượng với tất cả kẻ lân

cận mình. Đó là những điều khó nghĩ của các Bậc tu hành vậy. 

 

 

 

 

Nên chi ĐỨC THÍCH CA khi Ngài đoạt đặng VÔ THƯỢNG
CHÁNH BÁO thì đối với Vô Lượng Vô số Tam Thiên Đại Thiên

Thế Giới là một TRÒ CHƠI của Ngài, chớ chẳng phải là một Chánh
Báo Trường Tồn Bất Biến. Vì sao? – Vì Ngài tận biết Chánh Báo mà

lãnh lấy, thì đối với hư vọng là một trò đùa. 

 

 

 

111

 

CŨNG NHƯ: Bậc kia thấy đặng viên NGỌC MA NI, bèn lấy
VIÊN NGỌC, chớ chẳng thèm lấy ÁNH SÁNG của Ngọc vậy. 

 

 

 

Ngài lại Tận Biết nguồn gốc mê lầm của tất cả chúng sanh vì bị
nhiễm độc, có thể cứu được nếu là kẻ chịu uống thuốc giải độc. Ngài

mới dùng tất cả các phương tiện để cứu độ.  

 

 

 

CHẲNG KHÁC NÀO: VỊ LƯƠNG Y kia chửa bệnh cho Ông
Trưởng Giả nọ. Giàu sang tột đỉnh, đang nằm trong tòa LÂU ĐÀI của

Ông, mà miệng đòi giàu sang thèm khát. Bởi Tự Tánh điên loạn mê
sảng. Đó chính là những điểm mà Đức THÍCH CA mong đưa chúng

sanh từ mê mờ trở nên GIÁC NGỘ. 

 

 

 

 

Phần Chúng Sanh lại ưa thích đòi hỏi Chánh Báo giàu sang Vua
Chúa, lên cao từng lớp của Tam Thiên mà thọ hưởng. Ngài phải vì

chúng sanh diễm nói các Thọ Báo của TIÊN THẦN, các Cõi TRỜI
HỶ LẠC đầy Châu Ngọc, để lần hồi đưa sự hiểu biết cho chúng sanh

thay đổi Tâm Chí, thay đổi Hạnh Kiểm. Từ nơi đảo loạn quay cuồng
trở về bình tĩnh Nhất Tâm, từ chỗ thờ ơ trở thành cương quyết, từ nơi

rụt rè sợ hãi trở nên thù thắng Kim Cang, làm cho chúng sanh dám
lãnh Chánh Báo Bất Tận vậy. 

 

 

 

 

 

Nếu giữa thời có PHẬT, nơi PHÁP HỘI Ngài chỉ bày tu tập
không thiếu sót, Tuyệt Mỹ Thượng Thặng vẹn toàn, trong khi ấy mà

Bậc  nào  TRỌN  TÍN  lãnh  hội,  thì  Bậc  đó  đồng  SỞ  ĐẮC  VÔ
THƯỢNG CHÁNH BÁO y như Ngài không sai khác. 

 

 

 

Ngài rất khéo tùy thuận theo căn cơ của Chúng Sanh mà thuyết
pháp, khi tấn lúc thối, khi nâng lúc Phá Chấp. Khi làm cho chúng

sanh trở thành THAM MUỐN, để trở lại KHÔNG THAM. Lúc nói
thẳng TỰ TÁNH làm cho chúng sanh Tự Tín vào pháp môn tu tập

của mình…. Bao nhiêu những sự khôn khéo chỉ bày, bao nhiêu
những lời Báu Ngọc Dưỡng nuôi, làm cho Tự Tánh rực rỡ mở mang

mà Giác Ngộ, làm cho Hòa Hợp Mình và mọi người Đồng Nhất.

 

 

 

 

 

112

 

Làm cho Bốn loài thoát sanh, làm cho HỮU VÔ Bình Đẳng tỏ ngộ
sự lầm lẫn Bờ Ngăn, làm cho Tự Biết tận cùng CHÁNH BÁO đặng

thọ lãnh. 

 

 

 

Ngài lại căn dặn sự tu hành đời sau trong Kinh VIÊN GIÁC như:
“Đời sau nếu các Ông gặp đặng THIỆN TRÍ THỨC chỉ bày tu tập,

Bậc ấy là PHẬT, mà các ông TRỌN TIN VÂNG lãnh hội thì các ông
cũng đặng thành PHẬT. Các ông gặp BỒ TÁT, Tin Vâng lãnh hội liền

đặng thành BỒ TÁT. Gặp LA HÁN hay BÍCH CHI Tin Vâng lãnh hội
liền đặng thành LA HÁN BÍCH CHI. Hoặc giả gặp NGOẠI ĐẠO TÀ

GIÁO đồng Tin Vâng lãnh hội liền thành TÀ GIÁO NGOẠI ĐẠO
vậy.” 

 

 

 

 

 

Sau lần lượt các TỔ theo DI TRUYỀN, TRỌN TIN tu sửa cấu tạo
CHÍ NGUYỆN nung đúc lề lối, vẫn Thuyết Pháp Độ Sinh, vẫn làm

theo các TÔN CHỈNH ĐẠO TRÀNG, Đồng Hợp với Chí Nguyện của
THẾ TÔN chẳng sai khác, thảy đều thành tựu CHÁNH BÁO VÔ

THƯỢNG đặng VIÊN MÃN nhập NIẾT BÀN in như PHẬT. 

 

 

 

 

Con đường DUY NHẤT TRI KIẾN GIẢI THOÁT lãnh CHÁNH
BÁO VÔ THƯỢNG chư PHẬT đã đặng, Chư TỔ đã chỉ bày liên tiếp

không ngừng, thời nào cũng có, con đường ấy là BỔN NGUYỆN
chung. 

 

 

 

Nếu những Bậc tu hành lập CHÍ NGUYỆN mà tu sửa cầu lấy tiến
bộ hiểu biết, nương theo HẠNH NGUYỆN của BỒ TÁT HẠNH mà

tu đồng với CHÍ NGUYỆN BẤT BIẾN thời đặng Tri Kiến Giải Thoát
đều đặng CHÁNH BÁO TRỌN VẸN VÔ THƯỢNG vậy.

 

 

 

NAM MÔ GIÁO CHỦ HIỆN TẠI 

 

 

BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 

 

 

#***$

 

 

 

 

113

 

GIÁO PHÁP 

 

 

Bài 20: PHÁP TÁNH

 

 

VIỄN DUNG BÌNH ĐẲNG

 

 

TẤT cả PHÁP cùng PHÁP TÁNH vốn Bình Đẳng Viên Dung Bất
Nhị. Vì Bất Nhị nên không chỗ chỉ hay thêm bớt, tăng giảm nó đặng.
Duy dụng Tâm Thức nhận định nơi: NGHE THẤY BIẾT để quan sát

Bản Năng nó THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN mà thôi.

 

 

 

Bởi Pháp tròn khắp viên dung và Bình Đẳng như vậy nên chi một
chúng sanh đặng CÁI NGHE, thời vạn chúng sanh đồng có CÁI

NGHE. Một chúng sanh đặng CÁI THẤY BIẾT, thời vạn chúng sanh
đồng có CÁI THẤY BIẾT chẳng sai khác.

 

 

 

LẠI NỮA: TÁNH PHÁP thì Vô Ngại, Tùy Thuận không phân
biệt.  Nó  CÓ  SẴN  từ  lâu,  nó  vẫn: VÔ THỦY VÔ  CHUNG VÔ

LƯỢNG cùng VÔ BIÊN XỨ, nó BẤT ĐỘNG.

 

 

 

CHỚ NÊN CHỈ CÁC PHÁP LÀ:NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ,
hoặc HẠN LƯỢNG cho nó để kiểm điểm nó bao nhiêu. Vì sao? Vì nó

VIÊN TỊCH, không thể dùng Văn Tự hay Ngôn Thuyết, hoặc Khởi
hay Nói mà BIẾT nó đặng. Nó vượt tầm lý luận như vậy khó mà thấu.

Dù cho có Bậc dùng ĐẠI TRÍ TUỆ cũng chẳng đặng chi, bất quá là
PHƯƠNG TIỆN chơi thôi. Duy nhất SỞ ĐẮC rốt ráo tận cùng mới

khen tặng tán thán nó đặng.

 

 

 

 

Các Pháp đã viên dung còn cung đốn cho tất cả bậc tu hành chẳng
thiếu sót. Giữa thời nào cũng vậy, miễn là bậc ấy có Chí Nguyện cùng

TIN vào Tu PHẬT là con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT liền đặng
toại nguyện vẹn vừa. Vì sao? Vì Pháp Tánh nó bất chấp TỊNH hay

BẤT TỊNH, nó không ngăn ngại tất cả các Tông Phái hay Pháp Môn

 

 

 

 

114

 

nào, nó lại không phân biệt Tà Chánh, Nội Ngoại, chẳng kể Thời Gian
và Không Gian. Nó chỉ nương theo SỞ NGUYỆN mà cung đốn vẹn

vừa chẳng thiếu sót. Do vậy mà thời nào tu cũng đặng như ý nguyện.

 

 

 

Pháp Tánh nó có đặc điểm Tự đưa nhiều Bậc để TỎ BIẾT Tánh
nó. Lại không từ chối nâng chìu từng ly từng tí theo ý muốn của mọi

kẻ để họ đặng thích thú vẹn vừa. Vì vậy nên mới tự sanh ra nhiều
Pháp chung và riêng, nên gọi là: PHÁP GIỚI.

 

 

 

Pháp Tánh rộng rãi cùng khắp tất cả TAM THIÊN ĐẠI THIÊN
THẾ GIỚI, nó tùy theo mỗi Giới mà cung cấp mỗi Cảnh, gọi là

CẢNH GIỚI. Nó cũng tùy theo sự nhu cầu lớn, nhỏ, thanh, thô, tế nhị
mà THỊ HIỆN in tuồng CÓ để cho vẹn vừa theo sở cầu như thật. Tánh

Pháp thật tuyệt mỹ sự Thị Hiện ban cho từng lớp, từng Trí Tuệ, từng
Hiểu Biết, nó cứ theo trình độ mà cung đốn vừa theo ý muốn chẳng

sai mảy may nào cả.

 

 

 

 

VÍ NHƯ: Kẻ muốn cầu lấy điạ vị hay danh giá thì tự học một thời
gian đặng địa vị cùng danh giá tùy mức vẹn vừa. Nhưng kẻ ấy vì quá

đà tham muốn, bị Pháp Tánh chướng đối để cho TỰ BIẾT nơi tham
muốn ấy, dạy cho rõ Pháp mà kinh nghiệm Tỏ Tánh, đó là Tánh Pháp

chịu cho soi biết. Nhưng kẻ ấy vì vô minh che mờ, lại than phiền khổ
sở, trách móc số phận Trời Đất, Tánh Pháp vẫn nương chìu trong sự

than phiền trách móc ấy in tuồng như thực. Đến khi kẻ ấy hết buồn
phiền, tự cho đó là MA phiền não, Pháp Tánh liền chịu là MA phiền

não.

 

 

 

 

 

NHƯ: Kẻ muốn cầu trong SÁT ĐẠO DÂM, trong một thời gian
hành sự Sát Đạo Dâm cũng đặng thú vị vẹn vừa. Nhưng kẻ ấy chìm
đắm quá tham muốn, bị Pháp Tánh chướng đối để cho vì Sát-Đạo-

Dâm quá đà tham muốn ấy, dạy cho rõ Pháp mà kinh nghiệm Tỏ
Tánh, đó là Pháp Tánh chịu cho Soi Biết. Nhưng kẻ ấy vì vô minh

che, lại than phiền khổ sở trách móc số phận Trời Đất, Pháp Tánh vẫn
nương chìu trong sự than phiền trách móc ấy in tuồng như thực, đến

 

 

 

 

115

 

khi kẻ ấy hết buồn phiền tự cho là NGHIỆP Pháp Tánh liền chịu là
NGHIỆP.

 

 

 

NHƯ: Có bậc muốn cầu ưa thích về THIỆN CĂN, lập Đạo Đức
làm căn bản sửa đổi để tu hành, tùy theo Sở Nguyện tu tại gia hay xuất

gia, hoặc xây cất AM-CHÙA-MIẾU-VÕ để cầu Phước hay cầu TRI
KIẾN GIẢI THOÁT chẳng hạn, thời Pháp tánh thảy đều nương theo
tất cả sở cầu mà cung đốn chẳng thiếu sót, vẹn vừa. Nhưng quá đà

cũng vẫn bị chướng đối của Pháp tánh để cho tự biết vì tham muốn,
dạy cho rõ Pháp mà kinh nghiệm Tỏ Tánh Tỏ Biết cùng Soi Biết.

Nhưng vì vô minh che mờ chẳng hiểu biết, lại than phiền mơ màng
trách móc, Pháp Tánh vẫn phải chịu và cũng in tuồng có thực. Đến khi
bậc ấy hết phiền trách thì tùy theo các Bậc ấy nói chi, Pháp Tánh liền

chịu như vậy chẳng sai.

 

 

 

 

 

 

Đó, Tánh Pháp nó như vậy, nên chi Bậc tu hành theo Pháp Môn
TRI KIẾN thảy đều dung hòa chẳng nặng nhẹ trên đường đạo, gìn giữ

mức quân bình mà tu. Chớ vì Thuận thương Nghịch ghét, chớ vì Thiện
cảm Ác thù, nên bình đẳng TÁNH thời Trí Tuệ sáng soi tỏ tánh Giác

Ngộ. Lại nên xuôi dòng bắt chước y theo Tánh Pháp để cầu Thậm
Thâm Vi Diệu Pháp.

 

 

 

 

PHÁP TÁNH CÓ SẴN TÁNH NHƯ SAU:

 

 

Pháp Tánh: Không bao giờ có Cái Muốn riêng cho nó. Ta nên tu
học y như vậy.

 

 

 

– Pháp Tánh: Nương cái Muốn của trăm nghìn kẻ khác Muốn, liền
sẵn sàng giúp đở theo cái muốn vẹn vừa của họ, ta nên tu học y như

vậy.

 

 

 

– Pháp Tánh: Không nên phân biệt Tà Chánh, Nội Ngoại, Khinh
Khi, Thương Ghét, Thuận Nghịch, Bỏ Lấy. Bình Đẳng Viên Dung. Ta

nên tu học y như vậy.

 

 

 

 

116

Những lối tu như vậy là tu TỰ TÁNH soi biết để tỏ Pháp Tánh
mà là Hạnh Nguyện Độ Sanh rốt ráo vậy. Bằng chẳng xuôi dòng cứ cố

chấp tu theo TỰ MUỐN cho mình là phải, dù vô tình hay cố ý đã đi
ngược lại TRI KIẾN, chạy theo SANH TỬ. Vì sao? Vì các Pháp Bình

Đẳng, Phật Tánh Bình Đẳng, do không đảo vọng mà Bình Đẳng Tánh
Trí. Đặng Bình Đẳng Tánh Trí thời mới đặng tỏ thông các pháp khỏi
lầm lạc Sanh Tử. Nếu theo ý mê mờ của mình mà tu thì ý muốn bất

Bình Đẳng, đã bất bình đẳng thời vọng loạn vậy.

Pháp tánh nó Bình Đẳng Viên Dung độ lượng thù thắng vô kể, nó
có thể đưa từ phàm phu lên ngang hàng với BỒ TÁT, PHẬT. Cũng có

thể  đem  BỒ  TÁT,  PHẬT  vòng  quanh  theo  Lục  Đạo  để  TRÒN
NGUYỆN ĐỘ SANH. Vì sao? Vì còn Tập Khí Sanh Tử, chưa rốt ráo.

Pháp Tánh nó rất tế nhị tuyệt mỹ, khả thượng, khả hạ. Nó có thể
làm THẦY diễn hành xuôi ngược cho kẻ nhiều ước vọng xa xuôi ảo

tưởng mà chìm đắm sanh tử, chịu làm chúng sanh nơi các Cảnh Giới gọi
là Chúng Sanh Giới

Khi nó làm TRÒ nhưng bậc tu biết bình tĩnh thuận dòng tìm hiểu
dò xét tánh diễn hành của nó mà tỏ biết đặng Pháp Tánh rốt ráo

CHÁNH GIÁC thời Điều Ngự nó, gọi là PHÁP VƯƠNG hay PHẬT
chẳng hạn.

LẠI NỮA:CÁI MUỐN nó chẳng phải là không có hẵn đâu. Nó
vẫn Sẵn Có Cái Muốn chung cùng tròn khắp Bất Nhị. Nhưng bởi do

Lầm Muốn, cái muốn riêng biệt gọi là TỰ MUỐN, cho mình là phải.
Nó cứ từ một đến vạn kẻ, mỗi người mỗi kẻ đều có TỪNG CÁI

MUỐN của cá tánh nên trở thành ĐẢO MUỐN. Còn Pháp tánh vẫn
tùy thuận Cái Muốn cho mỗi kẻ như:Một người Tự Muốn nhận là

Phải, thời Pháp Tánh nương theo Sự Muốn ấy in tuồng có LẼ PHẢI.
Đến vạn ức triệu kẻ đều dùng TỰ MUỐN cố chấp cho là PHẢI, thời

Pháp Tánh đồng nương chìu tất cả, đồng cung cấp tất cả, thảy đều in
tuồng có LẼ PHẢI. Do vậy nên dễ lầm mê mà TỰ NHẬN vậy.

117

Ban  đầu  khởi  sanh  cái TỰ  MUỐN,  sau  tự  sanh  cái THAM
MUỐN, rồi cố thủ tham muốn về phần mình mà sân hận lẫn nhau, si

mê theo Dục Vọng gọi là NGHIỆP. Từ Nghiệp nầy sang nghiệp nọ mà
Pháp Tánh bị Bất Bình Đẳng nên có thanh thô, cao thấp, hơn kém,

thành thử cái NGHE-THẤY-BIẾT bất đồng, tạo ra muôn trùng giới
hạn,  gọi  là  PHÁP  GIỚI,  cùng  CẢNH  GIỚI  đến THỤ  BÁO  hay
CHÁNH BÁO vậy.

Khi kẻ Mê bị chìm đắm vào cảnh giới do cái muốn tạo để pháp
tánh thị hiện gọi là TƯỚNG PHÁP. Lại đi phân biệt TƯỚNG và

TÁNH không đồng mà sai chạy, chớ thật nào ngờ TƯỚNG-TÁNH
đều Bất Nhị (không Hai), nó chẳng khác nào: Hạt giống kia có Sẵn
cây và Lá cây nơi hạt giống, chớ chẳng phải đem cây và lá cây ở đâu

đến.Vì vậy nên chi Tướng Pháp nó vẫn viên dung đồng bình đẳng, nó
cũng đặng sự nương chìu theo chúng sanh muốn mà thị hiện không

phân biệt, y như Tánh Pháp cung đốn cho tất cả đặng vẹn vừa. Sự cung
đốn nó có thể ban cho tất cả các vật dụng quý báu như : Lưu ly, pha lê,

xa cừ, xích châu cùng mã não. Sự cung cấp của nó vô kể đặng. Vì từ
trên đến dưới, từ trong ra ngoài, từ Địa Ngục đến Tam Thiên Đại Thiên

Thế Giới cùng với QUỐC ĐỘ và PHẬT QUỐC không thiếu sót mảy
may nào cả. Nó là một THÁP BẢO khó nghĩ bàn đặng. Nó lại tùy theo

Trí Tuệ cùng với sự Hiểu Biết mà Thị Hiện thành hình. Vì vậy nên có
Cảnh Giới phải làm mới có. Có Cảnh Giới phải Tọa Định hay Định

mới thành. Vì do CĂN NGHIỆP nặng nhẹ thanh thô vậy.

Cái Ý Muốn mà đến hay cái Sự Làm mà đặng như : Có bậc muốn
tu TIÊN THẦN hay THÁNH PHẬT thì phải làm theo phương pháp

đúng theo vừa hợp mà thành tựu Sở Đắc TIÊN THẦN THÁNH
PHẬT. Khi đã đặng thì Pháp Tướng liền Thị Hiện y như chỗ Sở Đắc

mà có Cảnh Giới hay Quốc Độ vẹn vừa chẳng thiếu sót.

118

Bằng kẻ hung bạo tà dâm, vọng ngữ, chém giết, hận dành thảy
thảy đều có Cảnh Giới mà phải Chịu Báo khổ đau như: Ngạ Qủy, Súc

Sanh, Địa Ngục chẳng hạn, không thiếu sót vẫn vẹn vừa.Có sự Thị Hiện của TÁNH TƯỚNG PHÁP đồng song như thế
nên Chư Bồ Tát Ngài biết tỏ rõ sự nguy hại của CÁI MUỐN riêng biệt

mà Thọ Báo cùng Chánh Báo, lại biết rõ sự tùy thuận của Tướng Tánh
Pháp sự độ lượng dung thông của nó ích lợi vô kể mà các chúng sanh

lại TỰ MUỐN tư riêng thành thử Sanh Tử.

NÊN CHƯ BỒ TÁT VĂN THÙ NGÀI NÓI:

“Tất cả nguồn gốc mê mờ do TỰ NGàcủa Tánh chấp nhận cho
mình là PHẢI sinh đua vạy trong CÁI PHẢI hơn thua mà đảo loạn”.

Vì như vậy CHƯ BỒ TÁT vì BI mà NGUYỆN ĐỘ SANH, dùng
phương tiện VÔ NGà(tức là mình không có CÁI MUỐN), nương

theo CÁI MUỐN của tất cả chúng sanh để cứu giúp làm cho chúng
sanh tiêu giảm NGHIỆP MUỐN mà TRI KIẾN GIẢI THOÁT TỬ

SANH, đoạt đến Tỏ Tánh Pháp Viên Dung Bình Đẳng, không dính
mắc đặng nơi SỞ ĐẮC tận cùng rốt ráo Điều Ngự các Pháp vậy.

NAM MÔ PHÁP TẠNG

 

 

ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT MA HA TÁT 

 

 

                                          TỊNH – VƯƠNG 

 

 

                                                        08 – 04 – Mậu-Thân  1968 

 

119

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishFrenchGermanVietnamese