I. MINH ĐỊNH VỀ NHƯ LAI THIỀN
Về Như Lai Thiền duy chỉ có Đức Đại Nhựt Như Lai Phật mới Chủ Trì trọn mà thôi, còn kỳ dư những vị Hiện Thể như Phật chẳng hạn, vẫn thừa hành TÔN để mà Chỉ Đạo môn Như Lai Thiền, vị ấy dùng phương thức tùy thời đưa Bồ Tát tu hạnh, lập môn đến chừng Bồ Tát Sở Đắc Nhất Tôn Như Lai Thiền.
Vì vậy nên đời nầy hoặc đời sau, nếu bậc Tín Tâm gặp đặng Phật, vị Phật thừa hành chỉ đạo theo môn Như Lai Thiền thì Thiền ấy mới đúng Như Lai Thiền, bằng chẳng như thế khó mà tu đặng Như Lai Thiền.
Ngoài ra bậc Tín Tâm gặp Bồ Tát, vị Bồ Tát ấy, một là sáng tác danh nghĩa Như Lai Thiền, hai là y theo Tôn tập Như Lai Thiền nầy, dụng tất cả phương cách chỉ dạy cho Tín Chúng, sau Tín Chúng sở đắc Thiền Môn, thì môn Thiền ấy chẳng phải sở chứng Như Lai Thiền, chính là Bồ Tát Thiền. Đến như A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác, Phàm Phu hoặc ngoại giáo gặp đặng tập Như Lai Thiền đem tập Thiền nầy ra chỉ dạy cho Tín Chúng Đạo Hữu y theo Môn Chỉ đến nơi kết quả, thì sự kết quả tùy theo sở chứng mức độ A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác, Phàm Phu hay Ngoại Giáo mà thôi.
Đối với Như Lai Thiền là một môn Tối Diệu Tâm truyền Tâm Ấn Chứng mật thiết liên hệ với cấp bậc căn bản Giác Ngộ, Vô Thượng bất nhị viên dung trùm khắp không thiếu sót. Nếu vị nào sở đắc tận cùng thời như thế, cho nên bậc Chỉ Đạo Thiện Tri Thức, phải là bậc hoàn toàn Giác Ngộ thời tín chúng được ấn chứng trong ngày lễ Phát Bồ Đề Tâm vào dòng Như Lai, được tu Như Lai Thiền thật là một pháp môn khó nghĩ bàn đặng.
Như Lai Thiền không thể dụng Lý Trí, bằng văn tự luận giải hoặc nghiên cứu mà triệt thấu Nhãn Tạng. Cũng chưa thể đứng ra nói cho bậc chưa Giác Ngộ mà nhận chân được. Vì sao? Vì bậc chưa Giác Ngộ Tâm đang đầy hư vọng nghi chấp thành thử nghe không đặng để minh xác Như Lai Thiền. Cho nên càng dùng Trí dự đoán, càng dụng Luận để thông đạt bao nhiêu lại càng lạc lõng bấy nhiêu. Có nhiều bậc tu huân tập, tu cấu tịnh, tu định tưởng bao nhiêu lại càng vấp phải lỗi lầm bấy nhiêu. Chỉ trừ ra có bậc sở đắc pháp tánh, tự soi Thể Tánh Như Lai Thiền thì mới tỏ tường được Thiền Như Lai chung gồm duy nhất. Như Lai Thiền thể tánh vốn sẵn an nhiên tịch tịnh viên dung bình đẳng, bậc tu như thế mới gọi là THIỀN TRÍ. Nhờ Thiền Trí Hành Giả mới soi sáng được các Nghiệp Chủng của mỗi vị tu Thiền thọ chấp nơi nghiệp thức của mình trở thành tu chứng khác biệt, thấp cao. Nhờ soi được Tín Chúng, lại nhờ chính mình soi nghiệp cấu nơi mình mà thật chứng rốt ráo Tri Kiến Giải Thoát.
Thời đang còn các chư Tổ chỉ dạy về THIỀN TÔNG, thời ấy hãy còn Chân Truyền. Hai nữa trong thời Trung Kiếp tín chúng giữ trọn TIN VÂNG, chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu thành thử ít LÝ để chướng với Tông. Do đó tìm tòi cũng yếu kém. Thế mà Tổ vẫn phải thành lập mục tiêu chính đáng để làm cây kim chỉ nam cho Tín Chúng nương theo tránh khỏi sai lạc. Mục tiêu ấy là : TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG như sau :
Lấy không TÀ NIỆM lập TÔNG
Lấy chẳng KHỞI VỌNG lập CHỈ
Lấy THANH TỊNH TÂM lập THỂ
Lấy TRÍ TUỆ lập DỤNG
Đến sau cũng có một vài vị Thượng Tọa, Đại Đức vẫn nương theo thành lập : Tông, Chỉ, Thể, Dụng đặng chỉ giáo cho tín chúng nhưng chưa rành mạch vẫn bị sai chạy nhiều đâm ra nghiên cứu, muốn thế nào thì tu theo thế ấy. Từ nơi Thiền Tánh Chân Như, Thể Tánh Chân Giác bị tiêu giảm, từ nơi Tỏ Ngộ Trực Giác bị xóa mờ, vì theo vọng thức đảo điên ở nơi nghiên cứu, nên chi chấp từng văn tự, phân biệt từ nơi được mất trở thành tu theo quan niệm Lý Trí cuồng vọng, không còn gì Ý TRÍ tỏ rõ thiền tánh, do đó bị sai lạc thành thử chẳng đặng kết quả pháp môn Giải Thoát.
-
THẾ NÀO KHÔNG TÀ NIỆM ?
Tà niệm nơi Thiền Tông tức là mong tưởng chờ đón Phật Thánh Tiên ứng hiện trong khi Tọa Thiền. Vì sao? Vì mong tưởng do khởi vọng mà ứng hiện. Sự ứng hiện nơi vọng khởi do 55 thứ Ma mà có. Nó không thực thể bị mộng tưởng điên đảo mà thành, sai biệt với tinh thần thể tánh tự giác, cũng như mộng tưởng nhập xuất để bị Ma Nghiệp lừa gạt phát sinh điên khùng, duy nhất nương theo Thiền Tánh, tỏ soi Tỏ Tánh.
-
THẾ NÀO CHẲNG KHỞI VỌNG ?
Từ một khởi thường phát sinh động vọng, động vọng sinh ra động khởi Tà Niệm. Chẳng khác nào: Nước bị gió liền nổi sóng. Khởi vọng sanh tham muốn, tham muốn sinh tham vọng. Tham vọng thường niệm niệm Bất Chơn, bất chơn tu theo Kiến Dục. Càng Kiến Dục bao nhiêu lại sinh tưởng vọng bấy nhiêu. Nếu các bậc Thiền Tọa khởi vọng theo vọng tưởng thời Chơn Tâm hóa cuồng loạn. Nên chư Tổ mới dụng THANH TỊNH TÂM lập THỂ, cốt điều ngự khởi vọng đảo điên cuồng loạn trở về Chơn Tánh Thể Tánh. Chính Thể Tánh là Bổn Lai của TỰ GIÁC, còn tu Thiền chủ vi GIÁC, do đó mà tọa thiền không nên Tà Niệm đồng với Khởi Vọng.
Thời xưa chư Tổ thành lập Thiền Tông thật chu đáo tận tường, các Ngài mới THANH TỊNH TÂM đứng nơi Thân Tâm Thể Tánh của các hành giả, cho nên mới dùng Thanh Tịnh Tâm lập Thể thật là tối diệu. Vì sao? Vì Thể Tánh thân tâm của hành giả vốn sẵn Thanh Tịnh Tâm, do vọng khởi, tà niệm mà Thể Tánh thân tâm theo khởi vọng, chấp tà niệm lầm mê điên đảo vọng loạn. Do lẽ ấy chư Tổ mới lập Thanh Tịnh Tâm làm THỂ căn bản tu tập trở về với thể tánh Chơn Như. Ngài lại dụng Trí Tuệ làm ngọn đuốc sáng soi rốt ráo. Những vị Giác Ngộ đối với Phật Đạo cùng tín chúng mục đích đưa tất cả tín chúng thành tựu Tri Kiến Giải Thoát. Vì mục đích của đạo Phật, vì Bổn Nguyện với Chí Nguyện chung nên chi bậc Giác Ngộ dù cho có lập Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông hoặc Thiên Thai Tông thảy đều dùng phương thức đề tài đem đến sự kết quả cho tín chúng là Giải Thoát. Vì chí nguyện mục đích trên nên chi các Tổ thành lập TÔNG CHỈ THỂ DỤNG rất liên hệ bảo trì nhau đưa cho tín chúng tu tập đoạt đến quả vị Tri Kiến Giải Thoát.
Nói đến tà niệm thật là vô kể, cần phải tu cho đến CHÁNH NIỆM mới thôi. Tà niệm do đâu mà có? Do lầm mê, khi đang lầm mê thì đang còn khởi vọng đảo điên. Khi Giác Ngộ minh định tường tận không còn lấy một khởi. Một khởi đã không còn thời có đâu phải vọng.
Nên Phật nói: Khi chưa Giác dù có cho là Chánh Niệm chăng vẫn Tà Niệm. Lúc đã Giác dù Tà Niệm vẫn Chánh Niệm. Tà Chánh chăng chỉ có MÊ và NGỘ.
Tập Như Lai Thiền nầy không ngoài đem đến hành giả Tri Kiến Giải Thoát. Tập Như Lai Thiền diễn giải đương thời hạ lai mạt pháp, chính là thời nhân loại đang tương tranh LÝ SỰ, thật lạ lùng khó nghĩ đặng. Vì sao? Vì Thiền thất Chơn Truyền chư Tổ không còn Bình Bát ấn trao. Đó chính là lẽ dĩ nhiên của thường tình phê chỉ của thời lạc lỏng khó tin. Bằng có những bậc đương thời Hạ Lai nhìn đời chê chán, phát tâm tu hành, tu đặng làm đến kết quả mới hay rằng thời nào nó cũng như thế, thời nào Phật Tánh vốn thường còn, Chơn Pháp vốn sẵn có. Do tại nơi tâm mình lạc lõng thờ ơ chưa thiết tha tự tín lầm lẫn chia ra ba thời Chánh Pháp cùng Mạt Pháp, Thượng Lai cùng Hạ Kiếp. Khi mà phát Bồ Đề Tâm tu tập thì lúc đó là Chánh Pháp. Lúc biếng trễ tu hành lạc lõng thân tâm thì lúc đó là lúc Lạc Pháp. Ngày nay tâïp Như Lai Thiền biên tập diễn giải cũng là một sự sẵn có Như Lai Thiền từ lâu, vì Như Lai Thiền bất diệt.
Đối với Như Lai Thiền hay Chân Lý, bậc biết tu Tự Tín, Tự Giác hiện tại, dụng Công Đức tạo Công Năng, nương theo vạn pháp cốt tỏ pháp, thì thời nào cũng nhận thấy Chân Lý hữu dùng thật tại, không cầu nơi quá khứ, chẳng mong chi Vị Lai. Còn tu tập theo lối HOÀI MONG VIỄN TƯỢNG lúc đang còn hoài mong, khi đang mơ ước viễn tượng thời hãy còn tu tập mong chờ. Đến hồi sự Hoài Mong Viễn Tượng thất vọng thì đường tu cũng bị tan theo chiều hướng cố định của mình. Sự hoài mong viễn tượng Phật gọi là VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO xa lìa Thể Tánh, tu như thế đến vạn kiếp cũng chẳng đến đâu cả, tu mà biết được Vô Minh nghiệp chướng của mình cổi giải đó mới thật là bậc biết tu. Tập Như Lai Thiền tu nương nơi Chơn Tánh Thể Tánh soi tỏ THIỀN TÁNH kết quả vô cùng. Như Lai Thiền là một MÔN chung gồm SÁU CỬA Thiền Môn nên gọi là NHẤT TÔN NHƯ LAI THIỀN, đầy đủ Hiển Giáo Mật Tôn, Hiển Mật song tu, Ẩn Hiện duy nhất. Như Lai Thiền vẫn có TÔNG CHỈ THỂ DỤNG, các hành giả khi được xem tập Như Lai Thiền cần suy xét mục tiêu Tông Chỉ Thể Dụng. Lúc nhận định được thì tu thiền mới kết quả, bằng chưa nhận định được thì tu chiều hướng hay bị sai. Hành Giả hãy nương theo mục tiêu làm kim chỉ nam. Tập Như Lai Thiền nầy Tông Chỉ Thể Dụng không khác mấy với lập Tông. Có khác chăng là khác nơi ƯNG VÔ TRỤ XỨ lập TÔNG. Ưng Vô Trụ Xứ tức dụng TÂM nương theo Hành Dụng Như Lai cốt tỏ ngộ như sau :
Lấy HÀNH DỤNG NHƯ LAI lập TÔNG
Lấy KHÔNG TRỤ lập CHỈ
Lấy GIÁC lập THỂ
Lấy HÀNH NGUYỆN lập DỤNG
-
THẾ NÀO LÀ HÀNH DỤNG NHƯ LAI ?
Nói đến Hành Dụng Như Lai, chỉ có Bồ Tát nương Công Đức của Như Lai mà lập Hạnh Nguyện Hành Thâm Pháp Giới Nhiếp Độ Vạn Pháp, thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa mới có thể biết đặng sự Hành Dụng Như Lai. Còn đem ra đặng diễn giải có thể nói : Vạn Pháp khi đã thành tựu hiện tướng gọi là TƯỚNG PHÁP. Tướng Pháp thì như: Quốc Độ, Tịnh Độ, Sơn Hà, Đại Địa đến các cõi, các cảnh giới trở thành Thế Giới Tam Thiên, tướng pháp đứng về Tướng Phần PHÁP THÂN PHẬT. Còn Hành Dụng Như Lai là lúc vạn pháp đang di chuyển trong khi chưa Hiện hãy còn Ẩn rồi sẽ Hiện, chưa Thành rồi sẽ thành, chưa đến kết hợp rồi sẽ đến kết hợp, chưa Giác có tu rồi sẽ Giác, chưa Đắc rồi sẽ Đắc. Tuy Như Lai Hành Dụng không có hình tượng, nhưng bậc đã tỏ thấu thật tỏ tường Như Lai diễn hành không thiếu sót, nên gọi là Như Lai Thể. Trùm khắp trong vũ trụ có không khí, có hư không, có thế giới, có xuất thế giới đến cõi Trời, cõi Phật, cõi Tiên thảy đều nằm trong NHẤT THỂ NHƯ LAI. Vì vậy nên nói đến Như Lai thời nói chung trùm khắp, chớ không thể nào nói mỗi một nhóm nhỏ mà chỉ NHƯ LAI được. Kinh Kim Cang có câu : “NHƯ LAI KHÔNG TỪ ĐÂU ĐẾN, CŨNG KHÔNG ĐI ĐÂU, GỌI LÀ NHƯ LAI.” (Như Lai Giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.) Khi các Hành Giả đã tu Như Lai Thiền thì nên thực hành KHÔNG TRỤ XỨ làm con đường bước đi cho rốt ráo.
Nếu từ đời này đến đời sau miệng đọc tụng: Tôi tu Như Lai Thiền mà hành giả trụ xứ bằng phương thức định tưởng hoặc cầu mong Niết Bàn trong viễn ly điên đảo mộng tưởng, thì chưa trọn Như Lai Thiền mà phải trụ trong Sáu cửa Thiền Môn, chọn lấy một cửa Trụ Xứ, vì sao ? Vì Như Lai Thiền gồm 6 môn vào một bộ Như Lai Thiền nên gọi là Nhất Tôn. Nhất Tôn Như Lai Thiền, nên chi lập TÔNG hành dụng Như Lai tu hành Phật Thừa tỏ thông Nhất Thể mà trọn Giác.
-
THẾ NÀO LẬP CHỈ KHÔNG TRỤ ?
Lập Chỉ tức lập một con đường đi trùm khắp trong Nhất Thể không trụ chấp. Chánh pháp không trụ là pháp THƯỜNG CHÂN, thành thử tu không trụ chấp cốt Hành Thâm Pháp Giới tỏ ngộ Như Lai Hành Dụng của Như Lai Thiền.
Các bậc tín tâm tu hành vị nào cũng ước ao tu cho đúng với tinh thần Phật Đạo, từ Hiển Giáo đến Thiền Tông vẫn có một tâm niệm duy nhất tu pháp THƯỜNG CHÂN, có tu pháp Thường Chân mới đến CHÂN THƯỜNG BẤT BIẾN.
-
THẾ NÀO LÀ LẬP THỂ GIÁC ?
Lập Thể Giác, Thể chỉ ngay Bản Năng của các Hành Giả, nếu Hành Giả tọa thiền mà bản năng thể tánh nơi hành giả chưa GIÁC, hay không chủ vi GIÁC thì tọa thiền vô ích hoặc tạo thêm cái mê lầm hoài ảo mộng tưởng lại thua kẻ chưa tu. Tu cốt soi biết VÔ MINH, giải trừ VÔ MINH, bằng chẳng giải trừ thì chưa lấy được một ngày tu.
Nên chi Tọa Thiền Như Lai lập CHỈ không trụ hành giả lần qua các pháp bản năng Tự Giác, Thể Tánh giải mê chấp. TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG thảy đều tương song trợ giúp cho nhau. Khi hành giả nguyện độ chúng sanh thật hành dụng Ý Tứ, dụng TRÍ TUỆ, dụng NGÔN NGỮ, dụng ĐẠO HẠNH, dụng TỨ NHIẾP PHÁP, LỤC BA LA MẬT ĐA thảy đều là PHẨM TRỢ ĐẠO đưa hành giả đến Giác Ngộ.
TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG của Như Lai Thiền chính là một pháp độ hoàn mỹ. Các hành giả từ nơi Công Phu đến Thực Hành phải có một đường hướng làm kim chỉ nam nương nhờ nơi đó mà Tri Kiến Giải Thoát, vì vậy cho nên thiếu sót khó thành tựu.
BẢNG ĐỐI CHIẾU
NHƯ LAI THIỀN TỔ TRUYỀN THIỀN
HànhDụng Như Lai lập Tông. Không Tà Niệm lập Tông
Lấy Không Trụ lập Chỉ. Chẳng Khởi Vọng lập Chỉ
Lấy Giác lập Thể. Thanh Tịnh Tâm lập Thể
Lấy Hành Nguyện lập Dụng. Lấy Trí Tuệ lập Dụng
Các hành giả xem bảng đối chiếu Như Lai Thiền và Tổ Truyền Thiền, nơi Tông, Chỉ, Thể, Dụng thảy đều có một mục đích chính làm phẩm TRỢ ĐẠO đưa hành giả tọa thiền kết quả như ý nguyện.
-
TẠI SAO PHẬT THUYẾT PHÁP ĐƯỢC GỌI LÀ BẢO PHÁP ?
Phật thuyết pháp có mục đích giải Nghi Chấp, phá đố tật lầm lẫn đem lại sự lợi ích hiện hữu. Khi Bồ Tát nghe được, nhận được thi hành theo lời chỉ dạy kết quả quí báu, nên được gọi là BẢO PHÁP. Cho nên những bậc xem Tam Tạng kinh điển nhận được lời kinh chỉ dạy thực hành Tu Chứng kết quả mới thấy Bảo Pháp sống động linh hoạt. Bằng xem kinh chỉ biết kinh, chưa nhận được thì làm thế nào thật hành tu tập đặng. Đối với tập Như Lai Thiền nầy dạy rõ Thể Tánh, tu Thiền cốt tỏ nơi Thiền Tánh, Thể Tánh nơi Thiền không khác với Pháp Tánh. Thể Tánh Thiền nương chìu theo từng TÀ NIỆM, từng KHỞI VỌNG của các hành giả mà nó từ Nhất Tôn Thiền Tọa đến Sáu Môn Ngoại Giáo, gọi là SÁU CỬA THIỀN MÔN. Trên đã nói 6 cửa Thiền Tông do vọng khởi mà có, nay các hành giả Tọa Thiền KHÔNG TRỤ XỨ, nhiếp độ trùm khắp để đoạt đến Như Lai Thiền. Bằng trụ xứ hay chìm đắm nơi Thiền chưa trọn Sáu Tông thì sai lạc nơi Tiên Đạo hoặc Thần Đạo chưa rốt ráo Giải Thoát.
-
THẾ NÀO LÀ SÁU CỬA THIỀN MÔN ?
Cửa Thiền thứ nhất là : Võ Đạo Thần Thông Thiền
Cửa Thiền thứ hai là : Ứng Khẩu Thiền
Cửa Thiền thứ ba là: Thần Thiền hay Thần Quyền Thiền
Cửa Thiền thứ tư là : Nhân Thiên Thiền
Cửa Thiền thứ năm là : Tịch Tịnh Thiền
Cửa Thiền thứ sáu là : Tiên Đạo Thiền
Sáu cửa Thiền Môn trên do sở thích ưa muốn mà thành, do Duyên Căn mà đến. Sự mê lầm bao nhiêu lớp thì căn tánh nó có bấy nhiêu tuần, bởi sự mê lầm Trụ Xứ mới có LỤC ĐẠO : Thiên, Nhân, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỉ đến Địa Ngục tận cùng.
Khi mà các hành giả ưa thích tham chuộng THIỀN để Trụ Xứ thì đến lúc lâm chung mãn phần sinh về cõi Thiên, đến Nhân, A Tu La, Địa Ngục cũng thảy đều Chánh Báo, Thọ Báo như thế. Sáu cửa Thiền trên Bổn Lai nó cũng như vậy, nó vẫn tùy thuận theo sự ưa thích mong cầu của hành giả Trụ Xứ mà đáp ứng theo như ý nguyện.
Khi hành giả ưa thích tham chuộng Võ Đạo hay Thần Thông Thiền để trụ xứ, thời lúc bấy giờ hành giả công nhận là Chân Lý tuyệt đối cao cống nhất chưa có môn Thiền nào bằng.
Lúc có hành giả ưa thích tham chuộng Ứng Khẩu Thiền để mong cầu Trụ Xứ thời khi bấy giờ hành giả không nhận thấy bên ngoài, liền công nhận là Chân Lý tuyệt đối cao cống nhất chưa có Thiền Môn nào bằng.
Khi bấy giờ có hành giả ưa thích tham chuộng Thần Thiền hoặc Thần Quyền Thiền van vái cầu mong trụ xứ, thời lúc bấy giờ hành giả kính nhận linh thiêng quyền phép, chân chánh tuyệt đối, cao cống nhất chưa có Thiền Môn nào quí bằng.
Lúc hành giả ưa thích tham chuộng Nhân Thiên Thiền để mong cầu xuất hồn tạo nên thần thức thanh thoát trực tiếp chư Thiên, thấu soi quả địa cầu trường sanh bất tử, nhân trí thánh nhân mà trụ xứ, thời hành giả công nhận là Chân Lý tuyệt đối cao cống chưa có Thiền Môn nào ví bằng.
Khi hành giả ưa thích tham chuộng Tịch Tịnh Thiền để trụ xứ, thời lúc bấy giờ hành giả công nhận Tịch Pháp là một pháp môn xuất ly thế gian giải trừ các nghiệp cấu, dứt hẳn nghiệp lậu kiết sử được Thanh Tịnh Tâm, dù vô tình hay cố ý mà lâm vào Tịnh nơi TIÊN ĐẠO hay TỊNH BIỆT, chẳng biết lầm tưởng chư Phật Đắc Quả không ngoài TỊNH, liền công nhận cao cống Chân Lý tuyệt đối chẳng có pháp môn Thiền nào không ngoài Tịnh.
Lúc có những hành giả ưa thích tham chuộng TIÊN ĐẠO THIỀN cho là thoát khỏi vòng sanh tử, tọa thiền để huân tập Trụ Xứ, thời bấy giờ công nhận Tiên Đạo thanh thoát dễ tu, dễ chứng, cảnh giới sung sướng an nhàn là một Chân Nguyên tuyệt đối chưa có Thiền Môn nào ví bằng.
Sáu cửa Thiền Môn nó đáp ứng nhu cầu của các hành giả, vì Thể Tánh thiền tùy theo Định Tưởng, tùy theo Tà Niệm, tùy theo Khởi Vọng, tùy theo Trình Độ, tùy theo Sở Chứng, tùy theo lầm lẫn nhiều ít mà trở thành như thế, nó không phải chánh giác, nó không phải là pháp Thường Chân, vì sao ? Vì Trụ Xứ dùng Bản Ngã Giả Tưởng tạo nên nó như vậy, nên Phật nói: NÓ MUỐN THẾ NÀO, NÓ ĐẶNG THẾ ẤY. THIỀN TÁNH TÙY THUẬN THEO SỞ NGUYỆN CỦA NÓ MÀ THÀNH.
SAU ĐÂY ĐẠI CƯƠNG: TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG các Môn Thiền.
VÕ ĐẠO THẦN THÔNG THIỀN
Lấy Linh Thiêng dưỡng Thần Thức lập TÔNG
Lấy Điện Pháp, Thiên Điện lập CHỈ
Lấy Võ Công Thiền Tọa nhiếp thâu lập THỂ
Lấy Thanh Tịnh dụng hoa quả trường trai lập DỤNG
Phái Thiền Võ Đạo hiện nay chia ra nhiều lối, bên Tây Tạng dùng công lực tọa thiền phát sinh ra hơi nóng trong mùa rét, vị phụ trách về Thiền lấy chăn nhúng nước phủ trên thân mình của vị tọa thiền, tùy theo công năng mức độ hơi nóng trong người tự phát sinh đến chừng chăn khô mới lấy ra. Duy nhất phái này nhận lãnh tu thiền cao thấp ở nơi lấy chăn đắp nước trong mùa đông giá lạnh. Vị tu cao nhất phủ đặng 7 chiếc khăn chồng vào thân mình. Còn các nơi luyện Gồng, luyện Ngãi, xăm nơi mình, ở Thái Lan dụng Võ Thiền tu võ đạo, ở Việt Nam tu tại núi Thất Sơn nhiếp dụng Tinh Khí Thần.
ỨNG KHẨU THIỀN
Lấy Trai Đàn Lễ Bái Tín Tâm lập TÔNG
Lấy Bút Cơ nhập xác ứng thi thơ lập CHỈ
Lấy Thanh Tịnh Thiền Tọa Linh Thánh lập THỂ
Lấy Trống Phách, Tế Lễ, Y Áo lập DỤNG
Phái nầy hiện nay có quá nhiều chia ra đủ hình thức, do trình độ mê tín như cầu Phật Mẫu, Đại Thánh, Thiên Tiên hay lên Đồng, cầu Bóng, nhập xác, dụng am miếu, không ngoài ứng khẩu cơ bút.
THẦN QUYỀN THIỀN
Lấy Linh Thần Hiển Hách Thiêng Liêng lập TÔNG
Lấy Chiêm Ngưỡng Thành Tâm lập CHỈ
Lấy Công Phu Thiền Tọa Tĩnh Tâm lập THỂ
Lấy Tinh Khiết Thần Miếu Trống Phách lập DỤNG.
Môn nầy thuộc về Thiền Thần Thánh phái, chủ về linh thiêng quyền phép, cho nên tín chủ phải thành tâm cầu khẩn, mong thần thánh phò hộ nhỏ phước cho, lại thường hay tế lễ trâu bò xây cất Chùa Thánh to lớn, tùy theo xứ sở địa phương, trình độ cúng tế.
Phái nầy có từ thời Thượng Cổ, thời ấy dân giả hiểu biết ít oi, mê tín lại quá nhiều nên chưa biết gió, mưa, lửa, núi do đâu mà có. Dân giả lầm tưởng TRỜI sai Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sấm, Thần Sét, Thánh thời ban phước cứu độ non sông. Hiện nay danh từ này hãy còn. Sau khoa học tìm ra đặng sự thật ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA lúc đó mới tiêu giảm mê tín quyền thần của các vị ấy.
Đến thời Đức Thế Tôn hiện thể, chính là thời thịnh hành nhất của Thần Quyền. Có hàng trăm ngàn con cừu bị nhà vua, dân giả tế lễ trong một năm, có hàng vạn vạn con vật suốt cả năm đem đi tế lễ chư Thần. Đôi địa phương thời đó vẫn đem Đồng Nam, Đồng Nữ dâng cúng chư Thần làm vật tế lễ. Phái Thần Quyền là một phái kể không thể nào hết được sự mê tín tế lễ. Từ khi Đức Phật ra đời giải trừ mê tín, nghiêm luật cấm sát sanh tế lễ, dụng tinh thần thể tánh Tự Giác, Giác Tha cứu giúp chẳng biết bao nhiêu sinh vật cùng với nhân vật, cải Ác tùng Thiện rất nhiều, nhờ thế mà đỡ bớt.
NHÂN THIÊN THIỀN
Lấy Hướng Thượng cõi Trời lập TÔNG
Lấy suy tưởng luyện Tinh Khí Thần lập CHỈ
Lấy Thanh Tịnh nghiên cứu Tọa Thiền lập THỂ
Lấy Thanh Thoát Ngôn Từ Cao Đẹp lập DỤNG
Phái Thiền nầy hiện nay các nước ưa chuộng đang nghiên cứu. Đa số các bậc Trí Thức hướng thượng suy tầm trong hai lối : Lối thứ nhất Dưỡng Thần, nuôi thân chữa bệnh, dụng Thiền Tọa tiếp Thiên Điện, xuất hồn huân tập tinh hoa thần thức tạo thành căn bản đoạt quả THÁNH THÔNG gọi là Tinh Khí Thần làm cho Thần Thức giao cảm với cõi Trời sáng soi VŨ TRỤ.
Còn một lối thời dụng Thiền Tọa nghiên cứu Đạo Phật cốt TRI KIẾN SIÊU HÌNH. Hiện nay, Nhật Bản dùng Thiền ZEN và YOGA, còn ở miền Nam Việt Nam có phái THÔNG THIÊN HỌC.
TỊCH TỊNH THIỀN
Lấy Nghiêm Luật Giới Luật lập TÔNG
Lấy tu Tịnh lìa Ái Xuất Ly lập CHỈ
Lấy Thiền Tọa Khất Thực lập THỂ
Lấy Công Đức Công Quả lập DỤNG
Phái nầy thành lập y theo Tông Thiền của chư Tổ, y theo Tôn Chỉ của Đức Bổn Sư nên chi trên hình thức Đạo Tràng thành lập các TỊNH XÁ, các hành giả được xứng danh bằng SƯ SẢI, Y Áo vẫn đắp Y như đương thời Phật còn tại thế, tay bưng Bình Bát, đi đứng trang nghiêm chủ yếu xuất thế. Nhưng vì lạc hướng không đúng thời nên chi các Sư không thể nào gìn giữ đúng nghiêm luật cùng giới luật cho đặng, do đó mà Tông chẳng thành tựu.
Khi TÔNG không thành tựu thì CHỈ, THỂ, DỤNG bị sai trở thành tu TỊNH. Từ nơi Tịch Tịnh Thiền cốt TỊNH GIÁC, Tịnh Giác phải lìa Sở Ngã cùng Ngã Sở mới thành tựu GIÁC TỊNH. Bằng chưa lìa để tỏ ngộ mang thêm vào SẮC PHÁP TƯỚNG PHẦN thì bước đường tu trở nên Ảo Tượng TƯỚNG PHẬT. Từ nơi Tướng Phật Cấu Tịnh chủ yếu xuất Lấy Tịnh Biệt đen tối, Chân Lý mơ màng nên chẳng kết quả được bao nhiêu. Thêm vào đó có một phái vẫn y Tông Chỉ trên nhưng lại có phần thư thái hơn, tìm phương thức giải Mê Chấp, nghiêm luật tùy theo trình độ, tùy theo tinh thần ít gò ép, phái nầy gọi là NGUYÊN THỦY.
TIÊN ĐẠO THIỀN
Lấy Sơn Lâm Xuất Thế lập TÔNG
Lấy Thanh Kiết Thanh Tịnh Tâm lập CHỈ
Lấy Tọa Thiền Ly Dục Ly Ái lập THỂ
Lấy Ép xác Trường Trai Ẩm Thực lập DỤNG
Tiên Đạo tùy theo căn tánh, đức tánh, trình độ, suy tưởng, định tưởng không ngoài THANH, THÔ, TẾ, NHỊ để tu tập thiền tọa. Cho nên tu Tiên đắc quả có thứ bậc. Pháp Môn Tiên Đạo Thiền duy nhất định tưởng, huân tập các pháp thanh cao, đẹp đẽ, lấy bỏ, lựa chọn, thanh lọc rồi mới nhiếp thu tu luyện. Các bậc tu Tiên Đạo Thiền phần nhiều ưa thích lên non hoặc nơi lâm sơn cùng cốc, vẫn có bậc chán đời xa lánh trần tục lên non tìm Tôn Sư để tu luyện. Bậc tu Tiên kể ra thời nầy cũng hiếm. Chỉ có bậc tu Phật lầm hướng tu hoặc chưa chu đáo lối tu nên chi càng tín thành tin Phật bao nhiêu mà sai đường hướng vẫn bị tu cầu hữu lậu Phước Báo Nhân Thiên sa vào Tiên Đạo. Sự lầm tưởng chẳng phải bây giờ mới có, thời xưa vẫn thường bị sai đường hướng cho nên kinh Kim Cang mới nói BỐN TƯỚNG GIẢI THOÁT cốt để lại đời sau tránh khỏi tu sai lạc. THẾ NÀO LÀ BỐN TƯỚNG GIẢI THOÁT ?
Bốn Tướng Giải Thoát là: THIÊN TƯỚNG, NHÂN TƯỚNG, CHÚNG SANH TƯỚNG, THỌ GIẢ TƯỚNG. Thiên Tướng chính là tướng Định Tưởng trụ xứ, khởi vọng mong mỏi, thanh lọc tốt xấu, tránh né Thiện Ác, ấy bỏ cấu tạo, huân tập nhiếp thâu trở nên tu luyện lầm vào Tiên Đạo.
Thứ hai nữa là Nhân Tướng, nơi nhân tướng thường trụ, thường chấp, thường bảo thủ cá nhân cho mình tu hành chân chính, thương ghét không chừng, tu theo chí hướng qui định. Đến khi lòng hành giả vẫn tin Phật mà đường hướng sai lạc bị lầm vào Tiên Đạo.
Thứ ba là Chúng Sanh Tướng, nơi tướng Chúng Sanh tu hành không chừng, không đổi, khi thích thì tu thật nhiều, lúc buồn chê chán bỏ tu. Lại thường nâng tánh tự cao, tự đại, chấp nhận mình khôn ngoan xảo quyệt hơn ai. Lúc chính Chúng Sanh Tướng lại tự hạ mình nghiệp căn xấu số không tu được, chê chán buồn khổ, vì nơi nghiệp chúng sanh tướng mà Phật nói Kinh Bất Tăng Bất Giảm để đưa chúng sanh tướng trở về bất thối, bất tăng, vì sao ? Vì Thối sa vào Địa Ngục còn Tăng bị lâm nơi Tiên Đạo.
Tướng thứ tư là tướng Thọ Giả, tướng Thọ Giả là tướng THỌ NGÃ, cho sự làm của mình là ĐÚNG, cho suy tưởng nghĩa Lý nơi mình là PHẢI, cho đường mình phải như vậy tướng định của mình phải như thế, nên chi Phật dạy lìa Ngã, tu đến trọn vẹn CHÁNH NGÃ, lìa Tiểu Ngã Giả Tưởng tu đến trọn vẹn ĐẠI NGÃ BÁT NIẾT BÀN.
Phật Đạo kinh sách rất rõ ràng, lời chỉ dạy không thiếu sót, nhưng mấy ai đã hiểu biết đặng trọn. Lúc hiểu biết được phải qua từng giai đoạn tu hành đầy đủ Công Đức tạo nên Công Năng, mới tùy theo Công Năng Công Đức minh định được đường lối tu khỏi sai lạc.
Minh Dịnh về Như Lai Thiền phải có một đường lối chánh đáng căn bản dặn dò minh xác, chớ chẳng phải tu thế nào cũng đặng, nói thế nào cũng đúng.
Như Lai Thiền chính là một tập Thiền lưu lại thời Hạ Lai Mạt Pháp, dù cho đương thời Mạt Pháp bậc tín tâm thật hành đúng theo tinh thần thì đương nhiên hưởng thọ đặng thời CHÁNH PHÁP.
Tập Như Lai Thiền viết ra từng lời huyết quản chứa đựng chẳng biết bao nhiêu sự sống còn của Đạo Phật. Trong lúc nhân sinh lạc loài Bảo Pháp, lòng tôi không mong mỏi chi hơn là TÍN TÂM của các hành giả phải thật hành tu nơi CHƠN TÁNH, Hạnh Nguyện Độ Sinh lướt qua các Pháp Giới cốt TỎ PHÁP, tu không trụ chấp, ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG, ĐẠO HẠNH và TRÍ TUỆ DUY NHẤT, đó chính là Cúng Dường ngôi Tam Bảo vậy.
Hóa Thân ĐỨC TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Chính Đức VÔ THƯỢNG DI LẠC TÔN PHẬT. BÚT GHI.
NHƯ LAI NÀO CHỈ ĐÂU BÀY,
CHỦ TIN ĐỐN NGỘ MỚI HAY DIỄN TUỒNG.
II. MINH ĐỊNH VỀ THỂ TÁNH THIỀN
-
MINH ĐỊNH VỀ THỂ TÁNH của THIỀN
THIỀN. Thời trước Đức Thế Tôn còn tại thế chẳng có Tông nào cả. Sau thời Đức Thế Tôn, các Tổ mỗi vị sở đắc một Giác Môn, lúc bấy giờ mới phát nguyện duy trì Bảo Ấn. Mỗi vị thành lập mỗi khối chỉ dạy cho tín chúng, khối ấy mới gọi là TÔNG, trở thành 12 Tông, nhưng có 5 Tông thịnh hành như : Thiền Tông, Giáo Tông, (Hiển Giáo), Mật Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông.
Đạo Phật kể từ thời thượng pháp đến thời Hạ Lai lạc pháp, thời nào cũng có Tổ thừa kế chỉ dạy. Có thời vị chỉ dạy nhiều, có thời vị chỉ bày ít. Có thời vị Bồ Tát từ nơi Thể Ứng Hiện, có thời thì vị Phật hiện thể, thời Hiện Thể chỉ dạy đầy đủ 12 Tông, đồng với 10 Danh Hiệu. Vị Phật hoặc vị Tổ cũng phải tùy thời thuận theo nghiệp của Chúng Sanh mà Hóa Giải bất luận tín chúng tại gia hay xuất gia mới nhất định tu đặng, miễn Tin Phật, Tin Pháp Môn, Tin Tăng chỉ đạo. Không khác mấy với các hành giả đứng trong giai cấp địa vị nào miễn tín thành thiết tha có Tâm cầu đạo là tu đặng.
Minh định về THỂ TÁNH của Thiền, Thể Tánh ấy do nơi chủng nghiệp của chúng sanh tự chia ra từng giới mà có. Khi đã trót mê liền bị lầm, đã lầm thì có lẫn, thường chướng đối nhau, cạnh tranh nhau, vướng vấp nhau sinh ra thù hận. Nếu chẳng chướng đối nhau, chẳng thù hận nhau liền có sự cảm mến nhau liên kết vẫn thành nghiệp Ái Nịch. Đứng hai tư thế, từ nơi cảm mến đến hận thù thảy đều là đường dây Sanh Tử luân hồi. Lúc tận giác mới hay rằng : Thể Tánh vốn an nhiên viên tịch, do sự mê lầm mới có cớ sự trên. Từ nơi THỂ TÁNH viên tịch sáng suốt vốn sẵn có nơi nhân sinh của con người, nhưng tại nhân sinh khởi vọng, động vọng, hoài mong, chạy theo sự hoài mong khát vọng từng giới hạn nầy đến giới hạn nọ, vì lẽ ấy nên chi từ Thể Tánh trở thành CHỦNG TÁNH. Đã thành Chủng Tánh riêng biệt, trình độ cao thấp rộng hẹp nên chia ra bốn giai cấp biệt lập khác nhau gọi là: Chủng Tánh Chúng Sanh, Chủng Tánh Bồ Tát, Chủng Tánh Phật, Chủng Tánh Phật lúc còn đang ẨN mê ngộ chưa phân gọi là PHẬT TÁNH, lúc giác ngộ gọi là TÁNH PHẬT, đến Chủng Tánh Như Lai Tánh. Tại sao Như Lai lại có tánh? Như Lai bất động không chỗ chỉ. Vì Bồ Tát quán Như Lai phải dụng tánh Bất Động trùm khắp để quán sát Như Lai, khi đã quán Như Lai gọi là Như Lai Tánh hoặc Như Lai Nhãn Tạng.
Khi đã minh định về Thể Tánh thì thử hỏi Thể Tánh có thể làm những gì ? Những gì Thể Tánh cũng làm được, cũng đến được, khỏi cầu ai, chỉ cần biết khai thác Thể Tánh là dùng được tất cả. Vì vậy cho nên nhân sinh tu Phật biết nương nơi Thể Tánh giải mê lầm được Giác Ngộ. Nhân Sinh tu Thiền Tọa nương nơi Thể Tánh tỏ Thiền tức là tỏ Thiền Tánh. Nhờ Thiền Tánh mà viễn thông Tam Giới, tỏ rõ Tam Thiên khỏi lầm hết mê mà Giác Ngộ. Chớ nên khởi vọng để thấy Tam Thiên, chớ nên hoài mong xuất hồn nhập cảnh mà đoạt đến Tam Giới. Dù cho hành giả có đoạt Tam Giới Tam Thiên bằng ảo tượng xa lìa Thể Tánh mà đạt đến, thì nơi chốn ĐẾN kia thảy đều nằm nơi vọng tưởng Đảo Điên thành tựu. Nó không bền chi cả.
Bậc Trí khi tu Thiền Tọa cần nhất tự kiểm điểm lấy mình, từ khả năng đến công năng, từ tinh thần cầu đạo đến Nghiệp Chướng làm trở ngại bước đường tu tập nó như thế nào ? Nếu nhận thấy bên nào khuyết phải dụng công bồi dưỡng thêm, nghiệp nào tính xấu xa chi làm cho đường tu Bất Tín, bất Hạnh Nguyện, bất cảm hóa nên hóa giải, nên chỉnh trang lại, để cho Thể Tánh được dung thông đó là biết khai thác Thể Tánh mà tu.
Lúc đã biết từ nơi Thể Tánh đồng hợp với Thể Tánh Chân Nguyên vũ trụ, nhưng vì mê lầm tối tăm do sự cản trở của nghiệp thức khởi vọng phải chịu với tư thế CHỦNG TÁNH CHÚNG SANH thì nơi chủng tánh chúng sanh nó có điểm nào cần nên canh giữ hoặc tiêu giảm nó. Khi biết được nơi chủng tánh chúng sanh có bốn đặc điểm đáng lưu tâm. Thế nào là 4 đặc điểm cần lưu tâm :
Thứ nhất : Tăng Thứ ba : Cấu
Thứ hai : Giảm Thứ tư : Tịnh |
Nơi bệnh Tăng thường tự cao, tự mãn. Lúc tự cao cho mình hơn tất cả, khi tự mãn cho mình là đúng, là phải. Do căn bệnh Tăng thường lầm tưởng mình thông hiểu đạo pháp, ngỡ mình Đắc Đạo Tăng Thượng, lại ít học hỏi tu hành, tìm những pháp sâu đậm để tu. Thật nguy hại, làm cho bậc TĂNG xa lìa thể tánh.
Về phần GIẢM, Giảm chính là một căn bệnh thụt lùi thể tánh của mình đi xuống, mình bất tín mình, thân mạng của mình không biết ngự chế, đem giao thân mạng mình cho TRỜI, ĐẤT, QUỈ, THẦN, nên chi mình tự thán mình Nghiệp nặng, mình máng cho mình ngu si tăm tối để nhờ ơn trên ban cho mình. Do hai căn bệnh TĂNG, GIẢM làm sai lạc lệch Thể Tánh nên Phật mới khuyên các hành giả Lìa Ngã cùng Ngã Sở, cốt tiêu giảm bệnh Tăng, dụng pháp môn Tinh Tiến để nâng đỡ bệnh Giảm của chúng sanh.
Còn về CẤU, Cấu là một chứng tật khăng khăng cấu tạo gìn giữ. Cấu nên bị tập nhiễm, thường nhiễm Thọ Ngã, Thường Ngã bởi Cấu mà có. Khi hoài mơ vọng tưởng cấu tạo nơi mơ tưởng trở thành Nghiệp, do Cấu mới có thiên hình vạn tượng, có Tam Thiên chủng tánh, vì pháp Cấu chính là một pháp Sinh Tử Luân Hồi nên Phật mới dạy TỪ, BI, HỶ, XẢ cốt gây Đạo Đức. Do nơi Cấu mà có pháp môn BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA. Bằng không Cấu thì Tâm rỗng rang viên tịch, nếu không cấu thì Thể Tánh dung thông. Chủng Tánh chúng sanh nơi cấu rất là ngăn ngại, cấu chính là bờ ngăn chúng sanh giới vậy.
Còn về phương diện TỊNH, Tịnh là một phương tiện ĐỘ lúc bị ĐỘNG, Tịnh chẳng khác nào viên thuốc ngủ dùng lúc cứu con bệnh đang đau nhức. Đối với chúng sanh tánh hay lấy Thanh Tịnh để nuôi bạc nhược hoặc dung dưỡng tuổi già hoặc giả các bậc tu hành Nhẫn Nhục hay nhẫn nhịn để chấm dứt tranh giành gây hấn nên gọi là TỊNH độ ĐỘNG.
Đứng về thể chất của Tịnh, các bậc tu Thiền Tọa buổi ban đầu chưa minh xác tỏ tường Thể Tánh của mình hoặc của Thiền Tánh, bị vọng loạn giao động điên đảo mới dùng Tịnh cốt độ Vọng Loạn Điên Đảo. Độ xong vọng loạn điên đảo, sáng soi tỏ rõ sự điên đảo loạn vọng, như thế gọi là TỊNH GIÁC. Phải tu nơi Giác Tịnh mới tỏ đặng Thiền Tánh Thể Tánh duy nhất. Bằng chẳng Giác Tịnh, dụng Tịnh tu Tịnh hay bị nơi Cấu Tịnh lần đưa hành giả vào Tịnh Biệt. Khi đã lâm vào Tịnh Biệt Thiền Môn thì hành giả tối tăm mơ màng sinh ra căn bệnh RỖNG nơi đỉnh đầu rất khó chịu, có thể khùng dại nữa.
TĂNG, GIẢM, CẤU, TỊNH là bốn BẢO CHÂU đối với bậc biết tu, biết điều hành ngự chế. Khi biết thì hành giả từ nơi lạc loài sai lạc tu trở về Chân Thể. Bằng chưa biết tu, chưa biết sử dụng điều hành thì nó đem hành giả càng tu đến đâu, càng bị ngộ ĐỘC đến đó. Vì sao biết điều hành ? Vì bậc biết điều hành, gặp lúc chủng tánh sanh tánh ê chề lười trễ đường tu, thì hành giả phải tự nâng công phu, tự tăng sống động, đó chính là biết điều hành ngự chế. Lúc quá ư sống động Thể Tánh soi biết nên GIẢM đến mức độ quân bình, đó là bậc biết chế ngự điều hành.
Về CẤU, khi cấu tạo nhiều thành nghiệp, bằng không Cấu hoặc xả sạch Cấu vẫn mang nghiệp. Nơi CẤU biết dụng Cấu gọi là huân tập Nhiếp Độ. Huân Tập nhiếp độ thực hành cấu tạo để tỏ ngộ. Khi tỏ ngộ cấu đương nhiên dung hòa, cũng như Tịnh độ Động, tỏ Động liền hoàn mỹ Tịnh Giác vậy.
Lời diễn giải trên mới hiểu đặng vạn pháp biết sử dụng hay chưa biết sử dụng. Đối từ Thế Gian đến Xuất Thế Gian, trong công việc chi nó phải linh động. Một cơ xưởng kỹ nghệ, các máy móc bên trong nó vẫn điều hành chạy hoài, về vũ trụ bao la, vũ trụ vẫn sống trong mây gió. Chân Lý luôn luôn thao diễn sống động vô cùng đối với bậc biết tu.
Bậc biết tu thời nào cũng thấy Phật. Thấy Phật không phải chiêm ngưỡng hay tưởng tượng để mà thấy. Càng nương theo vết chân của chư Phật đã qua ngày nay bậc tu hành lần bước, càng bước bao nhiêu thì lời Phật dạy càng tỏ bấy nhiêu, đó là yếu tố thật thấy vậy.
Chân Lý là một Lý Chân. Nương theo Lý Chân thật sở đắc Chân Lý, các bậc tu tìm nơi Chơn Tánh để tu, lần tỏ Thể Tánh viên thông Thiền Tánh thì con đường tu hành rất sống động, thụ hưởng rất linh hoạt. Nhờ dụng Trí hóa giải, nhờ công năng lướt qua các chướng ngại Lý Sự mới nhìn nhận Phật Đạo cứu độ thích nghi hiện tại, thích ứng rõ ràng. Đối với Chân Lý, Phật Đạo không có pháp nào là pháp Thiện Ác, Tốt Xấu, Lành hoặc Dữ cả. Chỉ có bậc tu hành chưa am tường vạn pháp sống động linh hoạt, chỉ biết xem kinh mà chưa Liễu Nghĩa kinh, tu không Hóa Giải, chính là tu xác của nghìn xưa. Tu dụng Trí Tuệ hóa giải liễu nghĩa kinh pháp thực hành để tu, đó chính là bậc biết tu hiện tại của hiện tại thông đạt.
Thể Tánh luôn luôn sống động, khi các hành giả tọa thiền khởi vọng thế nào, Đức Trí ra sao, Hạnh Kiểm như thế nào, nguyện vọng ra sao thì Thiền kia chính nó là TÁNH của hành giả, biểu lộ hiện diện ra từng giai đoạn của hành giả. Hành giả ngỡ là Thiền Ứng nên Thọ Chấp nơi Thiền mà chìm đắm. Nên Phật nói : “NÓ MUỐN THẾ NÀO, THÌ THIỀN TÁNH THẢY ĐỀU ĐỒNG NƯƠNG, ĐỒNG ỨNG THEO CÁI MUỐN CỦA NÓ MÀ THUYÊN DIỄN Y NHƯ THẬT, NÓ NGỞ LÀ XUẤT NHẬP MONG MỎI THỤ CHẤP NƠI THIỀN TÁNH.”
Khi nhận định được Phật Pháp, hành giả tu theo môn nào chẳng hạn, không ngoài phải lượng theo tu sao cho phù hợp, có phù hợp mới có Trí Tuệ hóa giải từng giai đoạn ngăn chấp. Bằng khắc biệt, tu theo Lý Trí, nơi mình khởi muốn liền đương sinh vọng đảo mơ màng, phải nên công dụng PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC. Đối với Thế Gian là một điểm tương tựa suy ngẫm cốt Giác Phật Pháp, đó chính là một tài liệu bất hủ vậy.
Ví như : Đồng hợp các chất, chất liền hóa chất, như đồng thanh tương ứng, đồng hữu tương cầu, Phật Đạo vẫn phải đi trong Tình Lý đó, vẫn thực hành tu nơi ĐỒNG HỢP ĐỒNG HÓA gọi là HÓA ĐỘ MÊ LẦM. Tâm Phật cùng Tâm chúng sanh không khác mà khác, vì chúng sanh chưa hợp với Tâm Phật nên chưa thành Phật. Nếu Tâm mong thành Tâm phải biết nương theo tu hành sao cho đồng hợp liền đặng hóa. Vì như thế nên Bồ Tát phải thực hành tu các pháp môn mà ngày trước Phật đã từng tu, nay Bồ Tát phải tu, chủ yếu hợp với Tâm Phật thành Phật.
Ngày nay các hành giả tu tìm Chân Lý lần tiến để tu. Thời xưa các Bồ Tát vẫn phải tìm tòi y như hành giả hôm nay. Khi các Bồ Tát biết được Lý Sự đồng hợp đồng hóa thì Bồ Tát mới Đại Nguyện BI, CHÍ, DŨNG, thi hành LỤC BA LA MẬT ĐA cốt đồng hợp với tất cả nhân loại mà HÓA THỂ NHƯ LAI thành PHẬT.
Đối với vũ trụ bao la, nhân sinh cùng khắp, từ các cõi Rồng, Người được gọi là NHƯ THỂ hay NHƯ LAI THỂ. Còn đối với các hành giả từ nơi THỂ mà hiện TÁNH tư riêng nên còn là THỂ TÁNH, lúc Tọa Thiền gọi là THIỀN TÁNH, khi làm xấu gọi là TÁNH XẤU, lúc làm đặng sự an lành gọi là TÁNH TỐT, nó không ngoài Thể Tánh, Thể Tánh nó còn đặng có một cái là NHƯ NHIÊN TỰ GIÁC nơi hành giả, nhờ như thế nên chi hợp hóa với vũ trụ NHƯ THỂ. Khi các hành giả tu tập chưa dùng CÔNG tạo nên ĐẠI ĐỨC, tức là Đức bao trùm Hỷ Xả nghiệp lậu kiết sử cốt TẬN GIÁC thì lấy đâu có Công Đức cúng dường Như Lai. Đã không có công đức cúng dường thì lấy đâu đến Tỏ Ngộ? Do tu tập Đồng Hành mới Đồng Hợp đặng Đồng Hóa. Các hành giả phải nương theo vết chân của chư Bồ Tát đã đi, hôm nay hành giả phải tu học thật hành cũng như thời trước chư Phật đã từng dùng BI NGUYỆN GIÁC THÔNG trọn vẹn, thời Bồ Tát cũng phải thực hành Hạnh Nguyện cho đặng THÔNG GIÁC trọn vẹn, đó chính là con đường duy nhất.
III. PHƯƠNG THỨC TỌA THIỀN
Trước tiên vào tu Tọa Thiền phải NIỆM PHẬT. Hành Giả rửa tay, rửa mặt, nếu tắm càng tốt, xong đâu đó đốt hương lên bàn thờ Phật, bái lạy ba bái, ba lạy. Vào nơi Tịnh Cốc hay phòng riêng.
-
LỐI NGỒI
Ngồi Bán Già, mặt quay về hướng Bắc. Hai bàn chân để ngữa, tay phải để dưới, tay trái đặt lên trên, hai cánh tay đồng duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ngữa dưới rún giữa nhượng chân của Bán Già. Ngồi im tâm thanh tịnh giây lát, bắt đầu niệm Phật 10 câu, mỗi câu 10 lần. Lúc chưa thuộc thì niệm mỗi một danh hiệu : NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT độ 15 phút, niệm bằng TÂM NIỆM tốt hơn hết (Tâm niệm là niệm không ra tiếng, niệm bằng tư tưởng niệm.) Xong bái một bái.
-
TRANG TRÍ CHỖ NGỒI
Ngồi, Hành Giả phải ngồi trên một tấm nệm bề 80 phân vuông, dài hơn bàn tọa cũng được, gọi là tấm NÁP. Ngồi trên bộ ván hoặc trên giường có nệm càng tốt, chớ nên ngồi dưới đất không có Náp. Ngày xưa chư Tổ thường xây cất CỐC riêng, nếu Hành Giả cất Cốc càng tốt, còn không có Cốc thì tọa thiền trong phòng riêng. Nên nhớ : Nhà có sẵn bàn thờ Phật thì đốt hương lên bàn thờ, bằng chưa sắm bàn thờ thì vào phòng trước khi Tọa Thiền bái ba bái, sau đó mới niệm Phật.
-
TỌA THIỀN
Khi niệm Phật, mặc áo rộng hoặc đồ bà ba mỏng. Pháp Môn niệm Phật xong bái một bái như trên đã dạy. Lối ngồi Bán Già, Hành Giả thay áo, chỉ mặc quần cụt, giây lưng nơi quần nên nới rộng, vì lưng quần bị thắt chặt lúc ngồi, các pháp chẳng thông hay bị đau lưng hoặc đau ruột về sau. Pháp Môn Thiền Tọa phải cho thông thả, thoải mái. Bên Tây Tạng tu Thiền Tọa, họ chỉ cho đóng khố, bên Nhật Bản cũng thế, miễn sao khỏi trói buộc vướng mắc là được. Lúc chỉnh trang xong đâu đó, hành giả tọa Thiền Tĩnh Tâm êm lặng 5 phút.
Bắt đầu Thiền Tọa bằng lối SỔ TỨC QUÁN, sổ tức đếm bằng tâm niệm, tai vừa nhận nghe, không nên đếm lớn tiếng. Đêm đầu đếm từ 1 đến 200 hoặc 320, đếm xong DỨT KHOÁT TƯ TƯỞNG. Ngồi dứt khoát tư tưởng đó là tu Thiền. Ngồi như thế mỗi thời là 20 phút đến 40 phút. Ngồi càng lâu càng tốt, tùy theo căn cơ, tùy theo sự cố gắng Tin cẩn của Hành Giả.
Đến đêm thứ hai, vẫn Niẹâm Phật, Sổ Tức Quán, đếm từ 1 đến 320 hay 490. Đếm Sổ Tức phải đếm từ từ, chớ nên nôn đếm mau. Đếm Sổ Tức cốt cho Tâm Tịnh để nhập Thiền, đếm xong liền dứt khoát tư tưởng như trên. Tọa Thiền mỗi đêm công phu như vậy từ 20 phút đến 45 phút hay 60 phút. Nên nhớ, đếm Sổ Tức Quán trong 7 đêm, sau nầy vẫn Niệm Phật, khỏi đếm Sổ Tức Quán nữa, cứ như thế cố gắng Tọa Thiền.
-
THẾ NÀO LÀ NHẬP THIỀN?
Nhập Thiền không phải cái Hồn của hành giả nhập hết vào nơi Thiền mới gọi là nhập. Cũng không phải tọa thiền vắng bặt không còn nghe gì ở bên ngoài mới gọi là nhập Thiền. Nhập Thiền không phải xong nhập nơi Thiền như là xác chết mới gọi là nhập Thiền đâu. Những quan niệm trên đều là sai hết thảy, nên bãi bỏ ý định mong cầu trên.
Nhập Thiền Hành Giả tựa như say, như ngật ngật, thân mình lâng lâng, bồng bồng, nhè nhẹ tựa như ngồi trước mây gió hay giữa hư không, phần bên ngoài vẫn nghe tiếng động, nhưng bên trong gìn giữ tịch tịnh. Khi Hành Giả gặp diễn cảnh nơi Thiền, cảnh ấy lâu mau, rõ hay chưa rõ cho lắm đó là công phu tịch tịnh chưa vững lắm còn thiếu khuyết mập mờ. Có hành giả không thấy chi cả thì lấy mức tịch tịnh, lâng lâng, bồng bồng, say thiền, các vị nầy nên cố gắng chớ nên thoái chí, rồi đến thời công phu đầy đủ vẫn đạt đến chí nguyện. Tọa Thiền phải lấy Kiên Dũng làm đích, không khác nào kẻ đi đường xa, cứ đi mãi nó sẽ đến.
-
TẠI SAO TỌA THIỀN KHI THĂNG, LÚC TRẦM, KHI THOẢI MÁI, LÚC UỂ OẢI?
Tại THÂN chưa điều hòa, TÂM chưa điều hòa, KHẨU chưa điều hòa, nên chi có đêm công phu thoải mái, khi thời Thăng, lúc lại Trầm đen tối. Vì nó như vậy nên các Hành Giả chán lười, phát sinh uể oải. Bậc tu Thiền phải là bậc Kiên Dũng quyết tâm, bền chí. Bậc tu Thiền phải là bậc Đại Trượng Phu, xem thói đời chẳng thích ứng, không khác với kẻ chèo thuyền nhổ neo, quyết lòng qua bờ Bến Giác. Vì Tâm Chí của bậc tu Thiền như vậy nên chi đêm nào chán chính là đêm cố gắng để đánh đuổi CON MA LƯỜI TRỄ.
-
PHƯƠNG THỨC KHÍ HẬU?
Khí hậu và nơi Tọa Thiền nó rất cần hòa hợp làm phần Trợ Duyên cho các hành giả. Hành Giả nên xem xét tùy theo thời tiết nóng, lạnh, hoặc chỗ Tọa Thiền bị nóng, bị lạnh. Khi nóng, Hành Giả tìm phương thích nghi hoặc cởi áo, lúc lạnh thời mặc áo rộng mỏng. Bên Tây Tạng, Nhật Bản tọa Thiền chỉ đóng khố. Vì phương thức khí hậu giúp đỡ cho các bậc Tọa Thiền cho nên các vị Thiền Sư mới cất Cốc nơi hòa hợp khí hậu là vậy.
-
PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG?
Theo sử chép thứ lớp của các Tổ về Thiền Tông có 28 vị Tổ, còn ngoài ra các bậc Giác Ngộ khác chưa kể được. Thiền Tông vào thời đại Triều thần Vua Chúa chỉ có : Đinh, Lê, Lý, Trần rất thịnh hành. Đến nay vẫn còn như Nhật Bản, Tây Tạng cùng Việt Nam và các nước lẻ tẻ, tuy không thạnh hành gì cho lắm, nhưng vẫn gìn giữ Tông Thiền.
Đứng về tinh thần của Thiền Tông các hành giả phải lập TÍN, HẠNH, NGUYỆN đồng với GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là nòng cốt của Thiền Tông. Nếu chưa có hai Bổn Nguyện đó xem như bất thành THIỀN GIẢ.
Còn về nơi Thiền Môn, các Tổ tìm nơi thanh tịnh, khi đã có nơi thanh tịnh khí hậu điều hòa các Tổ mới cho cất từng các Cốc cách nhau 5 thước hoặc 10 thước một cái Cốc. Mỗi Cốc có 1 vị ở để tu Tọa Thiền. Mới ban đầu hành giả vừa nhập môn thì phải tu Niệm Phật trong thời gian 3 tháng, sau Tổ nhận xét Tín, Hạnh, Nguyện nhất định, lúc bấy giờ mới cho làm lễ Nhập Lưu. Bậc đã Nhập Lưu, tùy khả năng tọa thiền nhiều ít, mỗi ngày đêm từ một Thời công phu đến bốn thời công phu Thiền Tọa. Có bậc phải Tọa Thiền Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, cũng có vị nguyện tọa thiền ở luôn trong Cốc đến khi Giác Thiền mới đứng dậy.
Sau ngài Hư Vân Hòa Thượng mới tùy theo thời cải cách từng cốc nhỏ, xây cất một ngôi Thiền chia ra từng phòng nho nhỏ để mỗi vị hành giả một ngăn gọi là Thiền Đường. Đứng về tinh thần Thiền Tông không khác mấy với chư Tổ, nhưng trên hình thức có phần khác hơn ở nơi thuyết giải nhiều, lại tại trung tâm Thiền Đường có vị trụ trì Thiền Sư chăm sóc, vì thời này cũng là thời các tín tâm hành giả đã bắt đầu công phu bê trễ, nhưng sự cố gắng của Ngài Hư Vân cũng kết quả đáng kể.
Đến thời Hạ Lai lạc pháp năm 1956, Ngài Tịnh Vương chú trọng về môn Thiền Tông, không biết làm thế nào truyền trao môn Thiền kế tiếp cho Tín Chúng thời Lạc Pháp, Ngài có ý định nhưng gặp lúc đương thời không cho phép vì Ngài là một Cư Nhân sinh sống về nghề buôn bán thường tình. Đến năm 1959 Ngài mới viết xong tập DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI THIỀN, viết xong năm 1961 với ý định phát hành hoặc cho đăng trên mặt báo, nào ngờ Phật Giáo Thống Nhứt phát động đấu tranh giữa thời Ngô Đình Diệm, Ngài lưu lại đồng sửa đổi nhiều mục, khi hoàn tất năm 1964, cho đánh máy là 06 bản cùng với 04 bản làm thành tập.
Tuy nhiên tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền chưa ra đời đặng, nhưng với tình Đạo Tràng Ngài vẫn giúp đỡ chỉ dạy cho một số tu tập từ năm 1956. Đến năm 1965 theo sự đòi hỏi quyết định Ngài phải thành lập PHÁP TẠNG THIỀN TÔN. Khi quyết định chứng minh xong thì sáng hôm sau đó có một ông lão 72 tuổi đem theo một chú nhỏ 17 tuổi, thỉnh cầu Ngài cho nhập đạo. Ngài trực nhớ Tiền Thân Khai Đạo, Ngài gật đầu chấp thuận cho ông lão cùng chú nhỏ làm lễ nhập Đạo đầu tiên.
Trong thời Pháp Tạng Thiền Tôn, vẫn chỉ dạy chớ chưa có chương trình tổ chức. Đến sau này mới hợp thức hóa lấy danh hiệu “PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM” năm 1971. Thật ra số Tín Đồ đạo chúng rất đông, sự tu hành đơn giản rất kết quả, nhưng cơ sở xây cất THIỀN ĐƯỜNG cùng CHÙA chưa có, phải mượn tạm các nhà của Chân Phật Tử để làm nơi Chỉ Đạo, từ Trung Ương đến các Tỉnh trong miền Nam.
-
LỐI CHỈ ĐẠO
Lối Chỉ Đạo chung gồm HIỂN GIÁO, THIỀN GIÁO, TỊNH GIÁO, dụng phương tiện PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC, khi hành lễ mới mặc Y Áo, ngày thường vẫn sinh sống làm ăn. Mỗi chân phật tử ngụ tại gia vì chưa có thành lập cơ sở chùa. Ngài thường nói : “ĐẠO ĐỜI HỢP NHẤT TRƯỜNG TỒN PHẬT TÔN.” Ngài cho thành lập Tứ Chúng như sau :
* TÍN ĐỒ ĐẠO CHÚNG
* TRƯỞNG GIẢ CHÚNG
* HỘ PHÁP CHÚNG
* THỊ GIẢ CHÚNG
Mỗi chúng có hàng trăm vị tu theo Chúng Hạnh cùng với Công Đức Hạnh của Chúng mình cho phù hợp với Hạnh Nguyện. Như Hộ Pháp Chúng thời chuyên ròng thuyết pháp, Trưởng Giả Chúng thì chăm sóc cơ sở, hương đăng cúng dường, Thị Giả Chúng thì hầu cận bên Đức Tăng Chủ, còn Tín Đồ Đạo Chúng là những vị mới vào nhập đạo. Lúc được xem xét hành nguyện phù hợp với chúng nào thì sát nhập vào chúng đó. Với mục đích lối chỉ đạo làm thế nào cho tín chúng có căn bản Đạo Hạnh Trí Tuệ song tu.
-
PHƯƠNG THỨC THIỀN TỌA
Về phương thức, Ngài chỉ dạy đương thời thì không khác trong tập NHƯ LAI THIỀN nầy. Nhưng hành giả nào Tín Tâm nhập đạo, ban đầu truyền pháp môn NIỆM PHẬT, sau được xem xét kỹ càng, sắp cho phép tu Thiền thì hành giả đó phải Trường Trai 7 ngày (bảy ngày.)
Tập tọa Thiền, hành giả Niệm Phật xong, bắt đầu Tĩnh Tâm 5 phút. Sau khi Tĩnh Tâm niệm danh hiệu “NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT” 7 lần, trong 7 lần niệm như thế phải niệm bằng tưởng niệm độ 10 phút hay 7 phút, xong xả tư tưởng nhập Thiền.
Đối với pháp môn Như Lai Thiền có cả THIỀN TÔN đồng với MẬT TÔN song ứng, song hiện, tùy căn cơ của hành giả mà ứng hiện nơi tọa thiền. Có vị tọa thiền nhập thiền 8 phần thì Mật 2 phần, có vị Mật 7 phần thì Thiền 3 phần. Nó cứ mãi phiên diễn đến lúc Tịch Tịnh Viên Minh mới kết quả hoàn mỹ.
-
VỀ MẬT TÔN
Theo như trên đã nói, Mật Tôn hoặc Thiền Tôn tùy căn cơ ứng hiện, không thể nào bắt chước hay mong muốn mà đặng. Bậc đã có sẵn căn cơ Mật Tôn thì bậc nầy mới vừa tập tu Thiền, khi tập Thiền thân mình chuyển động tựa như dòng điện mạnh chạy toàn thân, đầu cổ rung chuyển, thân mình quay cuồng, tùy theo nhiều ít mà chuyển động.
Hành Giả bình tĩnh đó là Mật Pháp giải tỏa các Nghiệp, các đố tật. Lúc bấy giờ hành giả cần nên sửa Tánh, xét xem trong các đố tật ngăn ngại nên cổi giải Tâm chớ nên thọ chấp, hãy xem nơi TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG của Như Lai Thiền không Trụ Chấp thì Mật Tôn lần lượt thay đổi từng giai đoạn, khi thì bắt Ấn, lúc đi quyền thảo. Nên cẩn thận chớ để bên ngoài hay biết đương sinh phê phán khó tu, nên gìn giữ như sau: THÂN KÍN NHIỆM, KHẨU KÍN NHIỆM, Ý KÍN NHIỆM
-
VỀ THIỀN TÔN
Tọa Thiền hành giả phải cố gắng công phu tọa thiền đều đặn, đêm được, đêm mất không đáng kể, mà đáng kể là bậc tu Thiền mong đợi thấy cảnh Thiền. Lại đáng kể thứ hai là bậc tu Thiền hối tiếc : Một là hối chưa kết quả, hai là hối nửa đặng, nửa mất trong buổi công phu.
Tu Thiền rất cần đến Giáo Lý giải mê chấp, nghe Giáo Lý giúp cho Thân Tâm sáng suốt, biết rõ Thiền Tánh phá giải nghi chấp. Cũng rất cần đến thực hành nhiếp độ bên ngoài những người thân cận cầu đạo, đồng thời cũng cần đến bên trong thoải mái. Nói chung lại, tọa Thiền cốt có Trí Tuệ để giải MÊ LẦM. Thiền là một pháp môn trợ giúp trên con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Khi bậc biết tu, biết nghe Giáo Lý cũng không phải bỏ tu Thiền, bằng tu Thiền cũng không thể xa lìa Giáo Lý mà Chánh Giác đặng.
Do đó nên chi đường thời Ngài chỉ đạo xướng danh hiệu TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN, căn bản Giáo Lý Thiền Tọa tương song, ĐỨC TRÍ duy nhất, đồng với Tôn Chỉ Mục Đích Pháp Tạng là: ĐẠO ĐỨC, GIÁO LÝ, THIỀN TỌA, ba mục tiêu đó tu hành chính đáng đặng kết quả Tri Kiến Giải Thoát hiện tại.
Đến năm 1976, vào mùa hạ trung tuần tháng tư, đương thời Đảng Lao Động nắm Chính Quyền, Tứ Chúng đi tham gia công tác lao động, còn lại số Tín Chúng già yếu ở gần Ngài. Trong thời giờ rảnh rỗi, Ngài mới đem tập Như Lai Thiền xem xét kỹ càng, đồng thời Ngài nhập Chánh Định luôn hơn nửa tháng, Ngài biên chép lại tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền bằng NHƯ LAI THIỀN, còn tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền coi như hủy bỏ hoàn toàn không còn giá trị nữa. Ngài nói :
“Tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền trước kia bị sai lạc vì có một số Tôn Giáo đã lợi dụng danh nghĩa đem ra phổ truyền sửa đổi, do đó mà Tôi phải biên tập rõ ràng, đường lối minh xác, để đời nầy hoặc đời sau khỏi mất Chơn Tâm Bảo Pháp.”
Ngài vừa nói dứt lời, chúng tôi (Tứ Chúng) đồng đảnh lễ thưa thỉnh mong cầu Ngài giải bày trong tập NHƯ LAI THIỀN cốt sáng tỏ thời Chỉ Đạo Pháp Tạng, sau công bố giải bỏ Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền tập cũ, Ngài chấp thuận nên chi có viết ở đoạn trên.
-
TẠI SAO TÁNH THAY ĐỔI? CHƯA BIẾT SỬ DỤNG BỊ CHỐNG ĐỐI.
Phần nhiều các bậc biết TÌM CHƠN TÁNH ĐỂ TU, những bậc nầy thường kiểm điểm sửa tánh, giải hóa VÔ MINH, thành thử mới nhận thấy tánh mình thay đổi. Đối với các bậc tu Thiền Tọa, Trí Tuệ luôn luôn sửa bỏ các Đố Tật, các chứng bệnh Nóng nảy, ngang chướng làm cho Thân Tâm tịch tịnh, cốt tọa Thiền thoải mái, do lẽ ấy mà tánh tình thay đổi.
Bậc Tọa Thiền biết sửa đổi Tánh nơi mình, biết tự soi Tánh kẻ khác, tự mình chữa bệnh, lại giúp cho kẻ khác chữa bệnh. Tu như thế thật là quí vô kể. Càng khó hơn hết là : biết chỉ trích đố tật người mà chính đố tật nơi mình, mình chưa soi được. Cho nên Bồ Tát nhận lấy nơi thân mình làm chính, khi nhìn thấy kẻ khác, chưa vội chỉ trích mà vội tự soi lấy mình để sửa chữa. Đó mới thật là quí vô kể.
Vậy các hành giả một khi đã tu tập Pháp Môn Như Lai Thiền thời đã đi vào con đường tu hành Bồ Tát Hạnh nên noi gương Bồ Tát tự soi lấy mình để sửa chữa, để huân tập nhiếp thu đồng hóa giúp đỡ cho tất cả những kẻ quanh mình. Mình và những kẻ ấy được phù hợp khỏi sinh ngăn ngại chướng đối, khỏi sinh Dị Biệt phân chia từng giai đoạn Pháp Giới, đó cũng gọi là Hành Thâm Pháp Giới. Nhờ tu tập như thế, nhờ đồng hóa như vậy làm cho thân tâm không quái ngại mà Tọa Thiền. Cảnh thiền thuyên diễn, tâm không mắc miếu và phân biệt, nhờ tâm không mắc miếu phân biệt như thế nên chi thi hành Thiền Tọa Như Lai nơi TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG đúng đắn được Tri Kiến Giải Thoát.
Nói đến Tánh thay đổi, chính là một lối hay ho lợi ích vô kể đối với bậc biết sử dụng sáng soi Tự Tánh Tỏ Tánh. Bằng chưa biết sử dụng sinh ra sợ hãi cho đó là Nghiệp, đâm ra TẬN DIỆT bước vào con đường CHỒI KHÔ MỘNG LÉP của Nhị Thừa Tu Chứng.
Phần nhiều các hành giả chán chê thói đời, chỉ vì đời tranh giành Xâu Xé, đen trắng không ngừng mong tìm con đường tu tập có lẽ sống thanh thoát hơn nên mới tu Pháp Môn Thiền Tọa. Đương nhiên Tánh Tình Hướng Thượng Tâm Ý THÁNH PHÀM, do nên nặng về THÁNH xa lìa PHÀM tu trong một thời gian, nhìn thấy các Nghiệp Chủng Phàm Phu sa ngã vào dục vọng tham lam đủ cách đâm ra khinh bỉ phân biệt giữa MÊ và NGỘ, dị biệt thái quá trở nên CHƯỚNG ĐỐI. Chớ nào ngờ Tánh nơi chính mình vốn thường thay đổi, Tánh Nhân Sinh vẫn đang thay đổi từng sát na. Mình tu Tọa Thiền biết sửa tánh, biết soi tánh, biết sự di chuyển của Tánh Tình, nhịp nhàng nơi Lục Đạo mà tỏ thông vạn tánh. Còn những kẻ chưa tu, đang thủ sống nơi Tánh cố thủ Lý Tưởng do đó mới sống nơi Dục Vọng tham lam, bậc tu và kẻ chưa tu hơn nhau nơi đó. Nếu bậc càng biết tu vào con đường Bồ Tát Hạnh, vào pháp môn NHẤT TÔN thì ít phân biệt MÊ NGỘ THÁNH hay PHÀM chung qui tìm nơi Thể Tánh của kẻ chưa tu có Tánh nào đặc điểm tốt liền nhiếp thu về cho mình. Còn phần mình có nơi nào hay hoàn cảnh nào hoặc Tâm Chí gì vướng đọng liền Hỷ Xả cốt để liền lạc, đồng thời mình gần gũi giúp đỡ cho họ được an vui ích lợi. Như thế gọi là: GẦN PHÀM PHU KHÔNG MẤT THÁNH THỂ. Nếu các hành giả không thực hành như trên lo nuôi dưỡng mộng Thánh Tăng, khi bị các chướng đối sinh ra ngăn ngại làm cho Tâm Chí của các hành giả mơ màng, tìm không ra mạch sống nơi Chân Lý thời nó sẽ đem các hành giả đến nơi CÔ LẼ tịnh biệt. Một là sa vào Tiên Đạo, hai là tu nơi Nhị Thừa chưa rốt ráo vậy.
Hàng tu Bồ Tát Hạnh rất cần đến Công Năng sửa tánh, Công Đức làm cho phù hợp với chúng sanh. Vì vậy nên chi Bồ Tát rốt ráo Thể Tánh đồng nhiếp độ tu chứng VÔ SANH PHÁP NHẪN, Hạnh Bồ Tát rất tỏ rõ vì sao tạo thành Vô Minh, vì chướng đối các cá tánh chưa phù hợp nên mới có Vô Minh, nếu phù hợp thời đương nhiên Tỏ Tánh Minh Tâm không quái ngại ngăn cách chi cả. Khi hành giả tọa thiền, thân tâm nhiếp độ tánh thay đổi cùng với tánh mình hợp nhất. Đến chừng ấy mới vào Chánh Định bằng chưa hợp chưa thể nào nhập vào Chánh Định. Đó chính là lời nói chân thật nơi tập Như Lai Thiền nầy.
Trong thời Hiền Kiếp Trung Thời, các bậc tu Tọa Thiền nhận lãnh mục tiêu hóa giải chướng Đối làm cơ bản bước tiến, nên chi mới tu pháp môn Lục Hòa Tăng làm nơi đo lường mức độ. Thời ấy các chư Tổ vẫn thường nói: “LẦM MÊ BỞI VẠN PHÁP, NÊN BƯỚC VÀO VẠN PHÁP ĐỂ TU, CỐT TỎ VẠN PHÁP KHỎI LẦM PHÁP LIỀN GIÁC NGỘ.” Cũng như : Đạp gai nên lấy gai để nhổ gai.
Cho nên về Thiền Tông đứng nơi cương vị tinh thần các bậc tu phải thi hành TỰ LỢI THA LỢI chính nơi mình tu được lợi. Vì như thế nên chi phải phát Bồ Đề Tâm Nguyện, nơi Nguyện ấy không ngoài TÍN, HẠNH, NGUYỆN song đồng với GIỚI, ĐỊNH, TUỆ, vì sao Tín Hạnh Nguyện đồng tu với Giới Định Tuệ ? Vì Tín Tâm tu mới Tận Giác, vì Tu Hạnh (đạo hạnh) mới độ sinh, bởi Phát Nguyện mới Tròn Giác. Ba mục tiêu chính đáng, tất cả bậc tu hành đều phải thực hành mới thật tu đồng thật chứng.
Tín Hạnh Nguyện là một pháp môn hữu ích tu chứng hiện tại, vì sao ? Vì hành giả Tín Tâm bao nhiêu thì tỏ rõ đồng với sự hiểu biết bấy nhiêu. Hành Giả TU HẠNH lập đạo hạnh thanh cao hướng thượng bao nhiêu thời các Tăng Ni tín nhiệm Ái kính bấy nhiêu. Chính ra TÍN HẠNH là BỔN NGUYỆN của Bồ Tát phụng hành DUY NHỨT NGUYỆN vậy.
Một khi các hành giả tu Tín Hạnh Nguyện, thì nơi Tín Hạnh Nguyện đã sẵn tu Giới Định Tuệ, chớ chẳng phải tu Giới Định Tuệ mới có Giới Định Tuệ. Vì sao ? Vì lúc hành giả gìn giữ tôn trọng sự tín tâm, thì nơi Tín Tâm đã sẵn ĐỊNH HƯỚNG NHẤT TÂM, tức nhiên Định Tâm CHƠN GIÁC. Còn hành giả thọ trì Đạo Hạnh cao đẹp trang nghiêm đương nhiên nằm nơi GIỚI. Giới nầy nó có ba Giới của phạm vi tu chứng.
-
THẾ NÀO LÀ BA GIỚI PHẠM VI TU CHỨNG?
Giới thứ nhất : Ngũ Giới, Thập Thiện, căn lành, phước thiện gọi là ĐẠO TRÀNG GIỚI.
Giới thứ nhì : Gìn giữ không phá Đạo, không nên cho tất cả quanh mình bất tín làm đoạn duyên Phật, không được phỉnh báng kẻ tu Phật, làm cho họ phải bỏ tu. Không nên lừa gạt các bậc đang tu, làm cho họ hồ nghi bất tín giáo đạo lời của chư Phật dạy gọi là giới TAM THẾ.
Giới thứ ba : Giới nhứt hạnh nầy gọi là PHẬT GIỚI, chứng minh tròn nguyện.
Lúc các hành giả đang thực hành TÍN HẠNH và GIỚI ĐỊNH thời đó cũng là TUỆ NGUYỆN tương song, nên chi trên mới nói Tín Hạnh Nguyện và Giới Định Tuệ đồng nhịp tương song vậy.
Nầy các hành giả cùng các bậc Tín Tâm! Đạo Phật chính là một Tôn Chỉ Mục Đích tối diệu, linh động sống mãi nơi Tâm Thức tỏ ngộ từng thứ lớp, giải quyết SANH, TỬ, BỆNH, LẢO, KHỔ tận cùng. Lúc nào hay khi nào cũng thế, đạo Phật chính là một mối đạo VĂN MINH tột đỉnh. Nếu là bậc biết giải mê, phá ngăn chấp tu nơi CHƠN TÁNH có MINH TÂM KIẾN TÁNH thì mới nhận lời nói trên là CHÂN THẬT.
Nầy các hành giả! Các bậc Tín Tâm, khi các bậc phát Bồ Đề Tâm tu hành, từ nơi Hiển Giáo, Mật Tôn hay Thiền Tôn, Tịnh Độ không ngoài ra LÌA NGÃ, hóa giải NGHI CHẤP, nương theo VÔ NGÃ tu tận đến CHÁNH NGÃ trọn giác. Tu như thế mới là tu, bằng tu hành Thọ Ngã, vì một duyên chi nhỏ bé làm cho các Tín Tâm, các hành giả quái ngại, ngăn cách chướng đối mà bỏ tu thật là uổng phí. Các bậc tu trong tập Như Lai Thiền nầy không ngoài đem đến mục đích Giác Ngộ, không ngoài làm cho hành giả nhận lấy CHÂN TÁNH THIỀN TÁNH THỂ TÁNH chung cùng một THỂ duy nhất.
Nầy các Tín Tâm Hành Giả! Lý Sự mê lầm nó không ngoài chưa nhận định tỏ rõ về TÁNH THAY ĐỔI, CHƯA BIẾT SỬ DỤNG, nên các hành giả cùng các bậc Tín Tâm phải chịu lấy ngăn ngại chướng đối nhau. Nếu biết tường tận được nó, liền biết sử dụng lấy nó thì đương nhiên hành giả cùng các bậc Tín Tâm sẽ Sở Đắc PHÁP TÁNH. Khi đã tỏ ngộ Pháp Tánh liền Sở Đắc các pháp THẦN THÔNG TAM MUỘI, đồng thời thật biết đến quá dư biết A TĂNG TỲ KIẾP, vạn vạn Phật, cùng chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, đến các Tịnh Độ thảy đều viên đoạt đến tận cùng không hai tướng.
Nầy các hành giả cùng các bậc Tín Tâm! Chớ nên tu Tọa Thiền đang lúc công phu hoặc đang khi nhàn rỗi mà mơ ước vọng khởi hoặc giả quan niệm mong mỏi Tọa Thiền thấy được hoặc gặp được Tiên Thần cùng với Lý Sự mọng ước để mà biết, để mà đến, để mà đặng, thì nơi biết, cái đến, chỗ đặng kia thảy đều là Hư Dối mộng mị điên đảo, nó chẳng có ích lợi chi cho các hành giả Tín Tâm, lại mang thêm tu Thiền Tọa lạc lối. Mong làm thế nào các Tín Tâm cùng các hành giả chỉnh trang Tánh Tình, đối xử cao đẹp, mỗi ngày hóa giải mê chấp làm cho Trí Tuệ rộng rãi, phát Đại Nguyện Thật Hành, Thật Tu liền đến nơi BẤT BIẾN THẬT CHỨNG.
Nầy các Tín Tâm Hành Giả! Tất cả mọi người xây cất nhà cửa bằng gạch, ngói, cây hoặc giả tôn, ván, chớ nào có xây cất nhà cửa bằng mộng tưởng, suy tưởng mà thành đâu ? Mộng tưởng Suy Tưởng thuộc về KIẾN THỨC, lúc cần dùng để quan sát kiểm điểm sao cho nó vẹn vừa, chu toàn đẹp đẽ, đối với pháp môn tu Tọa Thiền cũng như thế. Các hành giả Tín Tâm nên lấy công phu tạo Công Năng Đức Độ. Khi chướng đối lấy Trí Tuệ hóa giải cốt tỏ thông đó chính là :
ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG
CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC.
Viết xong ngày 26 tháng 6 năm 1976
Tại TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG
NHA TRANG, VIỆT NAM.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
(Ấn Bút)