NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
NAM MÔ VÔ THƯỢNG TÔN PHẬT
NAM MÔ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT
NAM MÔ HIỆN THÂN TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
LỜI THƠ PHẬT ĐẠO
TẬP III
THƯỢNG SANH ĐÂU SUẤT MÔN
HẠ LAI VÔ THƯỢNG TÔN
NAM MÔ ĐƯƠNG SANH HẠ LAI DI LẠC TÔN PHẬT
Để tiếp theo LỜI THƠ PHẬT ĐẠO thứ ba nầy, trong đó có đề cập những vần thơ về NHƯ LAI THIỀN, xin mời quý Chân Phật Tử hãy HỒI HƯỚNG Công Đức Cúng dường NHƯ LAI, NHẤT TÂM Đảnh lễ TAM THẾ PHẬT cùng Đức TĂNG CHỦ TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN, kính dâng lên Ngài lời Tri Ân và lời vấn an trọn lành.
Kính bạch Đức Tăng Chủ,
Trước Chánh Điện Trang Nghiêm Tam Thế chứng minh, hương trầm thanh thoát, vạn vật như đang trở mình chào đón ánh Từ Thị, chúng con xin được lễ bái chiêm ngưỡng Tôn Nhang Bậc Chánh Giác, đồng thọ lãnh lời Khai Thị Ấn Quyết của Đức Ngài…
Kính xin Ngài cho phép chúng con được HỒI HƯỚNG Tam Thế, tuyên lời Kệ Ấn Truyền giữa đương thời Hạ Lai Mạt Pháp.
THƯỢNG SANH ĐÂU SUẤT MÔN
HẠ LAI VÔ THƯỢNG TÔN
NAM MÔ ĐƯƠNG SANH HẠ LAI DI LẠC TÔN PHẬT
Kính thưa các Chân Phật Tử
Chúng ta đều biết rằng PHẬT ĐẠO tùy CĂN CƠ cứu độ, tùy THỜI cơ lưu hành mới CHỨNG TRI Phật Đạo. Đó là chính yếu đối với bậc tu hành. Chỉ sợ chưa biết tu, chớ đừng sợ không giải thoát. Đương thời HẠ LAI TẬN ĐỘ, dù cho ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT ra đời chăng, vẫn tùy thời mới xuất hiện, vẫn tùy căn cứu độ Tứ Loài. Đức Ngài tùy thời đặng
THƯỢNG SANH ĐÂU SUẤT MÔN
NGÀI tùy CĂN HẠ LAI VÔ THƯỢNG ĐẲNG
Ngài đã từng ẤN QUYẾT cho Nhân Sinh:
Có Tu mới có Thành
Chưa Tu vẫn chưa Thành.
Bổn Lai vốn đành rành.
Nhân Sinh đều Phật Tánh.
Con đường tu là một phương tiện đến Trí Tuệ Tỏ Tánh Tri Kiến Giải Thoát. Vì vậy có hai lối tu, mau hoặc chậm, gọi là Đốn Giáo hoặc Tiệm Giáo.
Lối Tiệm Giáo căn bản về Tướng hay Đạo Hạnh tức là lập Sắc Tướng tu mà đến. Lối tu Tiệm chuyên ròng Công Phu lập Sắc Tướng Đạo Hạnh trong một thời gian đặng thuần túy, lần lần tỏ Tự Tánh Bổn Lai liền hiểu biết cỗi giải sự lầm chấp, gọi là phá chấp đến Tri Kiến cùng Giải Thoát.
Lối Đốn Giáo căn bản về Tánh hay Trí Tuệ tức là Tự Tánh làm cho Tỏ Tánh tu mà đến. Lối tu Đốn cũng Công Phu lập Sắc Tướng Đạo Hạnh làm nơi Phương Tiện Đạo Tràng, nhưng chủ yếu tìm lần nơi Tự Tánh giải mê phá chấp để suy ngẫm hiểu biết làm căn bản đến Giác Ngộ.
Đó chính là Tu Lập Pháp Trí, Bậc tu có thể tùy Căn lựa chọn, tùy cơ sở thích mà tu. Nhưng Tỏ Tánh Liễu Đạo là hơn cả.
Bài Thi
PHẢI CHĂNG TU hay là LẬP PHÁP TRÍ
Sau đây được làm theo Thể Lục Bát câu Lục ở trên nói về lối tu Tiệm, chủ về Tướng, câu Bát ở dưới, nói về lối tu Đốn, Chủ về Tánh.
Phải chăng Tu Sửa thói Đời?
Hay là Hòa Hợp, Trí lời mở mang.
Phải chăng Tu chịu khổ nàn?
Hay là lập Trí cốt hoàn Thiện Minh.
Phải chăng Tu chọn Sắc Hình?
Hay là Tỏ Tánh Quân bình in nhau.
Phải chăng Tu chuộng phép màu?
Hay là Phá Chấp, trước sau Tỏ tường.
Phải chăng Tu lánh tình vương?
Hay nguồn Tâm Pháp, diễn tuồng Nhất Nguyên.
Phải chăng Tu phát lời nguyền?
Hay là Tâm rỗng vẹn tuyền Chân Như.
Phải chăng Tu thuộc văn từ?
Hay là xóa: Muốn Buồn, Mừng, Có, Không.
Phải chăng Tu xuất nhập đồng?
Hay là Bất Động vẹn phần Quang Minh.
Phải chăng Tu cứu độ hình?
Hay là suốt suốt lộ trình Vô Lai.
Phải chăng Đặng Mất không hai?
Khoe Tài khoe Đức nay mai Niết Bàn.
Hay là một kiến không màng?
Ly Chân sẵn Kiến, khắp tràn Phật Tôn.
Khuyên ai Tu chớ vuông tròn,
Tỏ tường Tướng Tánh, hơn lòn lạy xin.
Chẳng mong huyển hóa tròng thêm,
Hằng ngày thong thả, giải niềm bận mang.
Pháp Tương Đối, Pháp lầm than,
Vừa ngăn trí tuệ, lấp đàng Viễn Thông.
Phải. Quấy hai pháp song đồng,
Nghĩ thầm Phải Quấy cũng không bến bờ.
Lầm theo Tương Đối vọng mơ,
Thuận thương, Nghịch ghét làm mờ Chân Như.
Ngẫm suy chu đáo tận từ,
Tâm càng cổi giải đẹp tươi trăm đường.
Nếu nhận Pháp chấp liền vương,
Không cho mình phải lần tường Tỏ thông.
Càng Tu càng dốt trăm phần,
Ấy là tiến bộ dẹp lòng tự cao.
Pháp Trí đóng mở tiêu hao,
Ba hồi tối sáng khơi mào tỉnh mê.
Gắng công Tâm rổng rang về,
Thung dung sạch chướng, mọi bề mở mang.
Tu lập Pháp Trí khải hoàn,
Tu theo sắc tướng là đường quanh co.
Tướng Sắc Phương Tiện thăm dò,
Thực hành Nhất Trí chính đò Tâm Thông.
Khuyên ai Tu khéo mau gần,
Pháp Đàn Chư Phật cốt ngần ấy thôi./.
Làm thế nào để sống giữa đời mà không bị nhiễm trước như người ta thường nói: Gần bùn mà chẳng hôi tánh mùi bùn.
Bậc tu lúc đầu cần nên sửa tánh suy ngẫm, bãi bỏ những đố tật mà mọi người không thưa thích để tạo nên Đức Tánh Bao Dung làm cho tất cả những người chung quanh mình mến kính thì Thân Tâm mình thường lạc an vui, Trí Tuệ mở mang đồng thời nên lấy các Tướng trước mặt làm Tâm mình để tu, chịu qua tất cả hoàn cảnh thử thách mà tâm không quái ngại, tỏ rõ Tịnh, Bất Tịnh đều là Nhất Tướng không hai, nhưng chẳng nhiễm, trơn liền, gọi là Tâm Tướng đồng nhất.
Khi đã biết Tướng là Tâm mình thì dù đi trong Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp để tu chăng, cũng không còn nhiễm trước đến nó, lại nương nhờ nó được Tỏ Ngộ. Đó chính là bậc biết Khéo Tu, biết xây dựng nền Chánh Pháp ngay trong Tâm khảm bất diệt của mình như bài:
TÂM VÀ SỰ
Được diễn đạt sau đây…
Tâm và Sự nào rời Tướng Tánh,
Thử nhìn xem Tâm khởi Duyên sanh,
Bao nhiêu Tâm diễn Tướng hành,
Nương theo Tâm Sự trưởng thành Giác Nguyên .
Kể từ quá khứ Di Đà,
Diệu dùng Tạng Pháp chung hòa chúng sanh.
Phật Lực cứu cánh vô ngành,
Một câu Chánh Niệm trở thành Tây Phương.
Từ khi biến đổi Chân Thường,
Đến thời Mạt Pháp vẫn nương lời nguyền.
Bổn Lai Lai Bổn Chân Nguyên,
Dụng Tam Thế Dụng, vẹn tuyền Độ Sinh.
Pháp Tạng vẫn ánh Thanh Bình,
Khắp ngàn Tướng Tánh, lộ trình Như Lai.
Mượn đường Phật Đạo không hai,
Từ Mê trở Ngộ, không ngoài Tình chung .
Khuyên người Chân Tử buông lung,
Ngày hằng Tinh Tấn khỏi cùng Tử Sanh.
Khuyên người sát hại hận giành.
Ngày hằng Bi Trí liền thành Phật Tôn.
Khuyên người dâm dục lưu tồn,
Ngày hằng trừ giảm, tiêu mòn Nữ Ma.
Khuyên người tham vọng xa hoa,
Ngày hằng Tâm Niệm: thân ta Vô Thường.
Khuyên người luyến ái tình vương,
Ngày hằng chủ quán tấm tuồng chiêm bao.
Khuyên người học rộng tài cao,
Ngày hằng suy ngẫm đặng nào Vô Sanh.
Hiện hành một kiếp mong manh,
Khác nào trước gió chỉ mành treo chuông.
Khuyên người chớ biện luận suông,
Có Tu có Chứng, chính nguồn Pháp Tâm .
Không Tu thì phải sai lầm,
Bấy lời Pháp Tạng ân cần khuyên ai.
Phật Đài Bảo Pháp không hai,
Nụ cười Tôn Chủ diễn hoài Giới Sinh.
Âu Ca Phật vẫn thanh bình.
Thung dung tự tại, không mình, không ta.
Nghìn phương đều chốn Phật Đà,
Tâm Sự đồng nhất gọi là khuyên ai./.
Nói đến Như Lai Thiền là nói đến một vấn đề xa lạ bỡ ngỡ đối với Nhân Sinh, chỉ có đương thời Phật Chánh Giác Hiện Thể mới có Như Lai Thiền và chỉ dạy Như Lai Thiền nên nhân sinh rất khó gặp và khó có dịp được Tâm Truyền Tâm Như Lai Thiền.
Sau đây, Ban Tu Thư chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng quý Chân Phật Tử về Như Lai Thiền.
TỨ THỜI THIỀN TỌA
Sơ Khai Triền Miên định,
Trung thời rõ rõ soi.
Hạ Lai Thu Nhiếp Chỉnh.
Hoàn tất Khải Khải Minh./.
(Chuông 1 tiếng)
Đó là lời Minh Định về Tứ Thời Thiền Tọa trong Bảo Phẩm Như Lai Thiền của Đức Tịnh Vương Nhất Tôn, Tăng Chủ Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam.
Về Như Lai Thiền, kể từ thời Thượng Kiếp, đến thời Hạ Lai Lạc Pháp, thời nào cũng có Tổ thừa kế chỉ dạy. Có thời vị Bồ Tát từ nơi Thể ứng hiện, có thời thì Vị Phật Hiện Thể chỉ dạy.
Như Lai Thiền là một Môn chung gồm sáu cửa Thiền Môn nên gọi là Nhất Tôn Như Lai Thiền, đầy đủ Hiển Giáo Mật Tôn, Hiển Mật song tu, Ẩn Hiện duy nhất.
Như Lai Thiền vốn đã sẵn có từ lâu vì Như Lai Thiền bất diệt, nhưng duy chỉ thời nào Bậc Tín Tâm gặp đặng Phật Hiện Thể thừa hành Tôn để chỉ đạo Môn Như Lai Thiền thì Thiền ấy mới đúng là Thiền của Nhất Tôn Như Lai Tạng.
PHÁP TẠNG
Pháp Tạng nguyên vẹn viễn dung,
Đồng song Ẩn Hiện đồng cùng Giới Sinh .
Mật Ấn cứu cánh vô gành,
Từ Mê đến Ngộ chẳng dành riêng ai .
Tạng Pháp Mật Ấn không hai,
Tọa Thiền Pháp Tạng Như Lai gốc nguồn.
Trăm ngàn vạn ức tròn vuông,
Bao dung trùm khắp chính luồng Phật Tôn.
Như Lai chỉ rõ khỏi lầm,
Pháp Tạng đóng mở do tầm chúng sanh.
Xinh xinh Tánh Tướng vốn bình,
Như như Bất Động đẹp tình Có Không.
Lộ trình Giới Dụng suốt thông,
Tấm gương Chân Giác đục trong tấm tuồng./.
Nhất Tôn Pháp Tạng thời Bất Nhị Nhất Thể, vô thủy vô chung liên tiếp duy nhất gồm có Bá Đức Phật đồng một chữ A như sau:
- Thời Thượng Kiếp: A ĐỀ CỔ PHẬT.
- Thời Trung Kiếp: A DI ĐÀ PHẬT.
- Thời Hạ Kiếp: A DẬT ĐA DI LẠC TÔN PHẬT.
Ba Đức Phật chủ tọa điều ngự gọi là Giáo Chủ Nhất Tôn Như Lai Tạng, các vị Phật ấy chủ trì lãnh đạo chứng minh, dùng Như Lai Tạng Tôn Chỉ Mục đích khai thông Tạng Thức gọi là Pháp Tạng.
Thời Thượng Kiếp, Đức A Đề Cổ Phật thị hiện là một thời Vũ Trụ với con người rất nhẹ cảm, chỉ mỗi một kẽ động ấn chỉ liền trực ngộ, thành thử công dụng ấn quyết hơn là dùng phương tiện.
Qua thời Trung Kiếp, Đức A Di Đà Phật hiện thể đầy đủ ba mươi hai tướng tốt quang minh, Ngài minh thuyết thực tiễn cứu cánh vãng sanh, do đó nên chi Chư Phật đồng thanh tán thán:
TỰ TÁNH DI ĐÀ MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ (Chuông)
TỰ TÁNH DI ĐÀ MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ (Chuông).
Cũng trong thời Trung Kiếp, trải qua nhiều thế kỷ. lúc bấy giờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời. Ngài Y theo mục đích của Nhất Tôn lập CHÍ TÔN HẠNH, dùng phương thức THIÊN THỪA là một lối Xuất Gia khuất thực, lìa bỏ gia đình để chỉ đạo Tứ Chúng tu tập, khinh điển của Đức Bổn Sư thảy đều Phật Thừa Tối Thượng Ấn Quyết lời Kim Thân mà ra, nhưng vì tất cả chưa nhận đặng nên trở thành Tam Thừa Tu Chứng.
Như Lai nào chỉ đâu bày,
Chủ Tin đốn ngộ mới hay diễn tuồng.
Đến thời Hạ Kiếp chính là thời nhân loài đang tương tranh lý sự, vì sao? Vì Thiền thất chơn truyền, Chư Tổ không còn bình bát ấn trao. Đa số đều dụng Tâm Thức mà tu Thiền, nên vướng vào nơi vọng khởi mà trụ xứ hay chìm đắm trong Thiền trở thành sáu môn Ngoại Giáo, gọi là sáu cửa Thiền Môn như: Võ Đạo Thiền, Ứng Khẩu Thiền, Thần Quyền Thiền, Nhân Thiên Thiền, Tịch Tịnh Thiền và Tiên Đạo Thiền.
Sáu cửa Thiền Môn này đều do vọng khởi mà có, do sở thích ưa muốn mà thành, do Duyên căn mà đến, đều thuộc về vọng tưởng điên đảo, hoài vọng viễn tưởng, xa lìa Thể Tánh, Tu như thế đến vạn kiếp cũng chẳng đến đâu cả…
Ta lầm bắt cá trên mây ,
Ta mong Phật Thánh đến đây xoa đầu.
Không Tu mà muốn hưởng mau,
Không làm hạnh nguyện trước sau khó tường.
Chung đời tình gởi không vương,
Lướt qua các pháp, Chân Thường Viên Thông./.
Bậc tu xa lánh Thế Gian hoặc vào Tịnh Cốc ngồi yên suy tưởng cho là cao Đạo sẽ sa vào Tịnh Biệt. Đó chỉ là Giác Tưởng, vẫn là Vô Minh. Phật Đạo không chấp nhận Giác Tưởng mà phải Thể nhập vào đời mới thực chứng Chân Lý Thực Tiễn. Tu mà biết được vô minh nghiệp chướng của mình để cổi giải đó mới thật là biết tu. Bậc tu Thiền phải Tự Tín Tự Giác hiện tại, nương nơi Chơn Tánh, Thể Tánh, soi tỏ Thiền Tánh, Hạnh Nguyện Độ Sinh. Lướt qua các Pháp Giới, cốt tỏ Pháp, không tu trụ chấp, Đạo Hạnh và Trí Tuệ duy nhất thì thời nào cũng nhận thấy Chân Lý hữu dụng thực tại.
ĐẠO ĐỨC, GIÁO LÝ, THIỀN TỌA là ba phương tiện đưa bậc tu hành đến mục tiêu Tri Kiến Giải Thoát hiện tại của hiện tại. Trong đó, Thiền là phương tiện tối cần để tạo cho bậc tu có Thiền Trí.
Bài Thơ
THIỀN PHƯƠNG TIỆN PHÁP
Phương tiện Thiền Tông rõ tánh hình,
Thật hư, hư thật để Minh Minh,
Thiền khi tán trụ thăng trầm bổng,
Ý Pháp nương thân sắc đổi hình.
Tánh Tướng lưu hành sẵn viễn thông,
Nơi nơi Hành Giả lượng không đồng,
Pháp Thiền thao diễn thanh thô khởi,
Do chấp thăng trầm hóa chẳng thông.
Tâm Pháp nhẹ nhàng ẩn hiện chung,
Tuy Thiền thông khởi vẫn muôn trùng,
Giả chơn nghi chấp, chơn liền giả,
Đâu phải trong ngoài vốn viễn dung.
Ý Pháp chẳng bình, Y bị phân,
Sẳn đồng Minh Thể xẻ san phần,
Một chia vạn Pháp lầm chưa rõ,
Thiền Định muôn màu Nhiếp khỏi phân.
Phương Thiền mấu chốt mở lầm mê,
Từ Ý ngăn phân Nhất Trí về,
Tuyệt đối tỏ nguồn thông suốt suôt,
Mỉm cười giả tạo tấm tuồng mê./.
Đương Thời Hạ Lai Mạt Pháp này, do Bổ Nguyện chung cùng Tam Thế, Đức Tịnh Vương Nhất Tôn đã Hiện Thể:
Dù sao chung kết Tam Thừa,
Gom về duy nhất để vừa Thích Tôn,
Đó là lời hẹn Bảo tồn,
Lời Nguyền trong ấy vẫn còn trong Ta.
Ngài thành lập Nhất Tôn Hạnh, dùng phương thức Đạo Đời hợp nhất thực hiện Đức Trí Tương Song Chân Nguyên Trực Giác. Đối với Như Lai Thiền, Ngài minh định bằng đường lối rất rõ ràng, phù hợp với thời Hạ Lai qua Tông Chỉ Thể Dụng như sau:
Lấy HÀNH DỤNG NHƯ LAI…lập TÔNG.
Lấy KHÔNG TRỤ……….………..lập CHỈ.
Lấy GIÁC…………………………lập THỂ.
Lấy HẠNH NGUYỆN…….…….lập DỤNG.
Tôn Phái Thiền tùy theo Tâm Thức của mỗi Hành Giả mà Hướng Giáo, không tùy thuộc học hỏi văn tự tu Thiền, vì Thiền Môn không tự. Nên chi tu thiền đặc điểm về TÂM TRUYỀN TÂM LIỄU NGỘ.
Khi đang tu tập Thiền Tọa, chớ nên chấp trụ lâm vào Tâm Thức đảo điên cuồng vọng mà xa rời Bản Thể Tâm.
Bài Thơ
VỀ TÂM
Tâm Ta, Ta chẳng rõ thông,
Ta cùng Tâm diễn bềnh bồng Giới Sinh.
Tâm Không chưa phải lặng trong,
Tỏ tường chu đáo mới hòng Viên Minh.
Cũng Ta khắp chốn cũng Mình,
Vẹn chung Tận biết, lộ trình vốn Ta./.
Hành Giả phải có đầy đủ hiểu biết năng khiếu, kiên trì Chí Dũng lập trường mới Tu Thiền đặng. Vì sao? Vì Thiền dùng Bản Thức cai quản Tâm Thức, có nghĩa là lìa vọng về Chơn, sở đắc Trí Tuệ Tâm.
Bài Thơ
TÂM THỨC
Thiền nương Tâm Thức khó phân,
Ý riêng Hành Giả chẳng đồng tế vi.
Thanh Thô ẩn hiện vô nghì,
Không phân Sân Nhiễm, bởi vì trót mê.
Nên chi biến đổi muôn bề,
Pháp Thiền hư thật chẳng hề mừng vui.
Tâm thức khôn khéo tới lui,
Hiện Cảnh nương Muốn, sụt sùi lầm sai.
Ý Ma năm lăm thứ diễn hoài,
Nhẹ đưa Hành Giả lạc loài không hay.
Trừ Vọng tham muốn hằng ngày,
Tánh Ma tan dẹp, Định bày triền miên.
Pháp Định đến Tuệ toại nguyền,
Ngược soi Tánh Tướng, rõ liền Ba Thân.
Khuyên ai đừng vội tu lầm,
Lục Hòa chung khắp chẳng cần hơn thua.
Miễn sao Chân Thiện tỏ đưa,
Như Như Tự Tánh không thừa Báo Ân.
Nên lập Chân Lý thật gần,
Chớ tìm ảo vọng, tướng phần cao siêu.
Tu vậy, Bảo Pháp khắp đều,
Mỉm cười thật chứng, Độ đều Tam Thiên./.
Tu Thiền không có cấp bậc nào mà lại có Đẳng Cấp Thiền. Thiền Trí vốn có Tứ Cấp từ Sơ Thiền Nhị Thiền Tam Thiền đến Tứ Không Thiền để nhận thức cùng khai hoang nơi Chân Lý Thực Tiễn đến toàn diện sở đắc như sau:
Về Sơ Thiền, những bậc ở cấp Sơ Thiền nương nơi Công Năng Đức Độ hóa giải hay dùng Lý Trí mà nhận chân nơi: PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC, những bậc nầy tìm đặng CHƠN TÁNH để tu, nên những đều mà nhân sanh chưa nhận chân đặng Thế Gian thì Bậc Sơ Thiền lại nhìn nhận chu đáo hơn, Nghe Thấy Biết cũng rõ hơn.
Bài Thơ
NGHE THẤY BIẾT
Chớ tìm ảo vọng xa xuôi,
Nhất ngôn Phật pháp, phá đui giải mù.
Kẻ Nghe Thấy Biết trơn lu,
Không lầm, chẳng lỡ, hết mù vẹt mê.
Nghe sao Tâm ý đề huề,
Thấy sao bình thản, được về Chân Như.
Biết trên khắp dưới tận từ,
Không lầm, chẳng lỡ, đẹp tươi vạn phần.
Đó là Tri kiến Nguyên Nhân,
Nào xa đâu cách được gần Như Như.
Bậc Sơ Thiền nhận chân rõ ràng chính ta bị nghiệp kéo lôi biếng trễ, ta vướng vào hoàn cảnh trói buộc mong thoát sanh. Ta mong thoát nó ra, nó mãi đeo đuổi. Ta vị vạn pháp hữu hóa trăm phương vạn cách.
Kẻ chán đời, có nhiều tham vọng,
Sống yêu đời, thắc thẻo non sông.
Người xa đời, tìm sống viễn vông.
Đồng chung biết sống, viên thông mọi bề.
Bậc Sơ Thiền thấy rằng ta phải vươn mình để khỏi bị sanh, tu qua các trở lực điều ngụ vạn pháp mà CHỨNG TRI PHẬT ĐẠO. Trong Một thời gian, khi Công Năng Đức Độ sơ thiền tiến hóa hơn liền nhìn nhận chu đáo hơn như: Chính Thân Tâm mình hữu hóa vạn pháp, tất cả các Nghiệp chính mình tự tạo còn phiền trách ai.
Bài Thơ
PHÁP TÁNH
Tội Phúc do mình gây,
Sướng Khổ Tâm ta tạo.
Tham Cầu là cực khổ.
Chẳng tham đẹp hơn ai.
Mê Lầm là chưa biết.
Tận biết rõ muôn phương.
Các Pháp vốn sẵn thường.
Có Không đồng Tánh Pháp./.
Những Bậc biết nhìn nhận như thế mới tiến qua cấp bậc Nhị Thiền khỏi sai lạc Thiền Tông.
Về Nhị Thiền. Mục Điều Ngự là một Giới Thiền quan trọng. Điều Ngự cho Thân kín nhiệm, Khẩu kín nhiệm, Ý kín nhiệm. Thân Khẩu Ý này có kín nhiệm thời Thiền mới có thể Điều Ngự vạn pháp di chuyển.
Người ơi! Trước Cảnh sanh Tình,
Thân Tâm Khẩu Ý chính mình lầm mê.
Người ơi! Vạn pháp đề huề,
Cũng Thân Khẩu Ý được về Chân Như.
Vì sau Thân Khẩu Ý phải kín nhiệm?
Vì Thân đang tọa Thiền, di chuyển biến hóa, khi Thân nhỏ, lúc Thân to, Mắt nhìn thấy cây cảnh núi sông, tai nghe tiếng nhạc trời, Ý chẳng mừng rỡ, Khẩu chẳng nói ra để khỏi vướng nơi năng sở chấp.
Bài Thơ…
TỌA THIỀN ẨN HIỆN PHÁP
Tựa đề
THÂN BIẾN DIỄN
Tuy nhiên Tâm Pháp diễn tuồng,
Pháp liên tục biết nên luồng bị mê.
Chính Thân Vũ Trụ đồng huề,
Trong ngoài tỏ Một, cập kề Pháp Không.
Đoạn này bày tỏ về Thân,
Gặp đêm lừng lựng, bồng bồng, tăn tăn.
Mặt tê, môi xệ, miệng nhăn,
Đầu dài meo méo, mày cong, mắt tròn.
Từ từ Thân lớn hơn non,
Dưới chân ẩn hiện đường mòn cỏn con.
Dùn dùn thân bé tí hon,
Đột nhiên Thân rã, chỉ còn biết thôi.
Lần lần Thân ráp vãng hồi,
Có khi Thân rõ, như ngồi ngã tư.
Thân khi dài ngắn từ từ,
Lên lên, xuống xuống, một, mười, bảy, ba.
Tịch Tịnh Thân hóa, hóa ra,
Gần xa cùng khắp, Thân Ta dẫy đầy.
Vô Ngã thay đổi Pháp này,
Nhận Thân Giả Hợp lấp xây Mê Lầm.
Thân chung Ba Cõi Sáu con đường,
Không Trụ vần xây khắp khắp phương.
Chẳng thiếu đâu dư đồng Chủng Trí,
Phân dành chia xẻ chút Thân thương,
Thân không giả vì Chân Thân Pháp,
Lời Phật bày có Pháp có Ta,
Thích Ca vẫn Tất Đạt Đa,
Vẫn Thân Viên Mãn, tại Ta Mê Lầm./.
Trong khi Tọa Thiền, sự phiên diễn các Pháp khi Ẩn lúc Hiện, không sao kể hết được. Biết được như vậy bậc Thiền Tọa chớ nên trụ chấp vào các diễn cảnh, được không mừng, mất cũng chẳng buồn.
Bài Thơ
VÔ NHỊ PHÁP VÔ TÂM
Tập Thiền sơ khởi Tu Hành,
Xua tư tưởng đến, riêng dành tịch an.
Dứt tưởng nhớ, đặng mở mang,
Mức Thiền tịch tịnh, ngây loang bồng bồng.
Thiền êm cảnh trước rỗng không,
Như ngồi ở giữa cánh đồng bao la.
Núi sông ẩn hiện gần xa,
Lăng nhăng trên nước, lập lòa ánh sao.
Trên đầu mây lượn đủ màu,
Vàng, Xanh, Đen, Trắng, nối nhau liền liền
Nhiều khi Pháp Định triền miên,
Không hình chẳng bóng, tịch yên tịch thường.
Pháp trên Tâm Cảnh đồng nương,
Tâm trùng Duyên hiệp, Cảnh vương diễn tuồng.
Mối giềng Ẩn Hiện một nguồn,
Tọa Thiền mới hiểu Tỏ Tường Lầm Mê.
Duyên Pháp tùy tùy Ẩn Hiện nương,
Tâm không rỗng rỗng khó miêu tường,
Cảnh thành trụ trụ thanh thô pháp,
Thân Ý phân phân, hóa ngã vương./.
Những bậc Nhị Thiền đều nhìn nhận: đa số bị lầm nhau, do nơi Cảnh sanh Tình, bất đồng nên gây ra hoàn cảnh mỗi con người bảo thủ, nhận lấy cái Phải nơi mình mà tự sanh lắm nỗi bất hòa nhau. Đó chính là sai lạc Do Lầm nên Hữu Hóa mà ra…
Bao nhiêu Pháp bấy nhiêu lầm,
Bao nhiêu sinh Cảnh, bấy nguồn Giác Mê.
Bằng nhìn vạn pháp đề huề,
Tỏ Thông Diệu Dụng, nào hề đắng cay .
Nơi Hữu Hóa nó có hai cơ sở. Một là Thuận hữu hóa mến thương, hai là Nghịch hữu hóa bất hòa thù ghét, chỉ vì Hữu Hóa từng con người cho đến từng lớp người mới phát sanh cạnh tranh hơn thiệt nhau, thành ra mới có:
Đời muôn mặt, đất trăm phương,
Phật Vương. Chư Phật, một nguồn Giác Nguyên.
Diễn hành hữu hoá Chân Thường,
Lòng không chìm đắm, đâu vương mạch sầu.
Bậc có căn cơ trọng trách về Bản Giác phụng sự nơi Giác Chân cùng Giác Tánh, thật biết Tánh Chất Hữu Hóa như thế nên bậc nầy lướt qua từng hoàn cảnh vạn pháp, Thuận không vui mừng, bằng Nghịch chẳng hờn oán, được gọi là Hỷ Xả Thân Tâm.
Thuận làm Thân Phật thâu trăm cõi,
Nghịch lại Như Lai nhiếp khắp nơi.
Bậc Nhị Thiền này phụng sự nhiếp thâu Giác Chân, Giác Tánh nên tỏ rõ vạn pháp chuyển xoay. Do đó mới nói:
Pháp tương đối, Pháp lầm than,
Vừa ngăn Trí Tuệ lấp đàng viễn thông.
Nghĩ suy hai pháp tương đồng,
Thuận thương, Nghịch ghét, thêm lòng tái tê.
Hàng Nhị Thiền biết tỏ rõ rằng thời Hạ Lai Lạc Pháp đối với Thiền Tông, đa số Hành Giả tu Thiền thảy đều công dụng Thiền quán Sắc Thinh ứng hiện cho là mục tiêu chính, trở thành sai lệch với Chính Tông, nên mới có Sáu cửa Thiền Môn và các loại Thiền Thần Giao Cách Cảm, Thiền Xuất Hồn, Thiền Chữa Bệnh, Thiền nghiên cứu, và nhiều loại Thiền khác.
Các loại Thiền này thảy đều do Thiền Tánh di chuyển hữu hóa, tùy thuận theo vọng tâm, ý muốn tu cầu của Hành Giá. Rất hiếm bậc Tu Thiền chủ đích về Trí Tuệ Cứu Cánh, thâm nhập trưởng thành Thiền Trí.
Thiền có chủ về Trí Tuệ Cứu Cánh mới là NHƯ LAI THIỀN TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Bài thơ
THIỀN PHÁP CHẤP
Ai bảo rằng: Thiền Tọa tịnh Tâm,
Vẫn nguyên đồng lặng, khởi sai lầm,
Vắn dài Thiên tưởng nương nương Định,
Để rõ “thường như” ngộ Thể Tâm.
Ai bảo rằng: Thiền vắng lặng tanh,
Viên dung Tam giới tỏ muôn ngành,
Chung tình chung cảm đồng phương Phật,
Rạng rỡ Niết Bàn chẳng giới ranh.
Ai bảo rằng: Thiền thoan thoát siêu,
Nguy nguy lợi lợi đủ muôn điều,
Huỳng Quang tuôn tỏa soi cùng khắp,
Không sạch lý mờ cũng phải điêu.
Ai bảo rằng: Thiền phát Huệ Minh,
Mong manh mòn mỏi Pháp Siêu hình,
Thêm làm Hoa Trí triền miên định,
Một nhận là muôn lạc Thể Minh
Ai bảo rằng: Thiền tận tận như,
Có không tương đối, chẳng ly trừ,
Thân Thiền hóa pháp muôn in một,
Tánh Tướng thảy đều dụng dụng Như.
Giữa thời Lạc Pháp nầy, Đức Tịnh Vương đã Minh Thuyết con đường trọng yếu về Thiền Môn là một Long Mạch Chân Lý Thực Tiễn tu đạt Thiền Trí. Còn về phương diện Thiền Tọa là kiến tạo Công Năng Đức Độ, bồi dưỡng Thiền Trí phát huy. Không hẳn dùng Sắc Thiền mà Giác, chẳng phải dụng Âm Thanh nơi các cõi Trời mà Ngộ, duy nhất Thiền Trí, Giác Trí về Như Trí nơi Nhất Thiết Trí, tỏ rõ từng Chủng Trí, Hoàn Chân Chánh Giác.
Bậc Tu Thiền nên chiêm nghiệm lời Ấn Quyết sau đây: “ Pháp Môn Tu Thiền phải Định Tưởng mà Không Hướng Định Giải Thoát: Thiền Tọa xả hết tư tưởng, hướng nơi Nhập Thiền, đưa vào Tịch Tịnh tưởng, an nhiên tịch tịnh tướng của Nhãn Tạng, sáng soi các tư tưởng diễn đạt mà soi vạn pháp, không cấu như nhiên Tịnh, tỏ tánh thường chân, an nhiên Giác Trí về Như Trí, gọi là Định Tưởng mà Không Hướng Định Giải Thoát.
Bậc Nhị Thiền nhờ Điều Ngự Thân Khẩu Ý, nên từ nơi Ý Thức kiểm chứng nhỏ nhen trở thành chốn Hỷ Xả viên đạt rộng rãi, từ nơi Khẩu kín nhiệm, lúc nào cần diễn đạt mới diễn đạt. Thân Tâm trưởng thành bình dị mà tận thấu tu đạt Thiền Tánh. Được như thế đỉnh đạt như vậy mới vẹn tuyền Pháp Giới mà thâm nhập từng Pháp Giới, được gọi là Điều Ngự Trượng Phu tiến qua bậc cấp Tam Thiền, khỏi sai lạc.
Vết chân bước trước,
Bậc lướt theo sau,
Vạn gót in nhau,
Không sau không trước.
Về Tam Thiền. Mục đề Thiên Nhân Sư. Hàng Tam Thiền không nhiễm trước, Trí Tuệ đã qua giai đoạn cứu cánh, nên chi không ngưỡng vọng quá khứ, chẳng hoài vọng Vị Lai. Duy nhất hiện tại làm mức tiến. Do như thế, hàng Tam Thiền tỏ rõ Thiền Tánh, thấy rõ tất cả chúng sanh, sanh sanh hóa hóa, từng lúc từng khi, sự thay đổi nầy Do Lầm nên Hữu Hóa…
Giòng đời cứ thế mãi buông trôi,
Hết kiếp này qua, kiếp khác trồi.
Vướng vít luân hồi đâu chấm dứt,
Chỉ vì: Mỗi Nghiệp, mỗi tình thôi.
Hàng Tam Thiền nói: Tứ Loài Tâm Tánh nó như thế nào, nó hay Hóa như thế ấy…
So sánh non sông với cánh đồng,
Các loài kiến bọ biết hay không?
Vui đoàn đưa đón đây kia nọ,
Khổ sướng như nhau Thể vẫn Đồng.
Hàng Tam Thiền dụng Giác mà thấy Tướng, còn tất cả dùng Tướng thấy Tướng, nên chi khó nhận đặng Giác Tướng.
Trăm năm Tướng Thú thường còn,
Tướng Người bất diệt, vuông tròn khắp nơi.
Tiên Thần tướng Thánh triệu đời,
Nào đâu mất mác, mà lời kêu than?
Hàng Tam Thiền thật chứng cùng kiểm chứng Thân Mạng nơi cơ sở bồi dưỡng Thiền Trí, trau dồi sáng soi Tâm Tánh lầm lạc nơi chốn Hữu Hóa, nên mới nói: Hay thay! Đức Độ Lầm Mê. Nghĩa là: Chỉ có Đức mới Hóa Độ được sự Mê lầm.
Ta soi nơi tấm gương dày,
Đưa tay nhảy múa phơi bày mặt gương.
Pháp Thân vi diệu khôn lường,
Tùy Công Năng đức, tùy phương hiện hình.
Hàng Tam Thiền nói: Ta đã từng tận sự Hữu Hóa, Ta thường hóa, hay hóa, Tâm Tánh nơi Ta thuần túy, cho nơi Hóa là một món ăn đầy đủ phương thức, thành thử Tâm không quái ngại, Ý chẳng vương mang, Thức đặng Tự Tại mà Tận Thấu tất cả và chính Ta đã từng Hóa tất cả.
Bài Thơ
CẢM THI
Thiên hạ cầu mơ ước cõi Tiên,
Nhìn Tôi, Tôi nở nụ cười Duyên,
Ngồi đây để tỏ niềm chân thật,
Tôi nói lời thơ được vẹn tuyền.…
Ai ơi! Thiên Tưởng gieo Duyên,
Trước sau giữ trọn lời Nguyền thành Tiên.
Người ơi! Đi đứng Đạo Huyền,
Phất phơ thanh thoát, duyên Tiên sẵn sàng.
Kẻ mơ ngồi nghĩ hoang mang,
Làm không được trọn, khải hoàn có chăng?
Tuổi TA tỷ kiếp muôn ngàn,
TA đi TA lại chị Hằng đón đưa.
Thiên Tiên mong đợi khôn thừa,
Địa Tiên mừng đón, chẳng vừa ý TA.
Chung đời khởi điểm cành hoa,
Khi đi Tạng Pháp đậm đà điểm tô.
TA nhìn Chân Tướng Không Vô,
TA đưa Bản Giác khỏi bờ sông Thương.
Ai ơi! TA trọn tình vương,
Đồng chung vạn cảnh, TA thường nói năng.
Tuy nhiên phiên diễn bao ngàn,
Nhưng TA toàn vẹn, tựa hàng Viên Minh.
Nhìn Trăng ngăn gió che trời,
TA đi vẫn để những lời Phật Tôn.
Ta chưa bao giờ ưa Xuất Định, nhưng Ta thường hóa thành thử Xuất Định, Ta không thừa nhận nơi chốn nhập định, nhưng Ta sáng soi Thường Tịch Quang trở thành Nhập Định.
Bao năm triệt thấu Tâm Tư,
Chữ Đồng vô lượng, nghĩa từ ra sao?
Dù Ta đi đứng ra vào,
Nói năng chi mấy vẫn vào Vương Tôn.
Bậc Tam Thiền chính Bậc đã gần như hoàn tất Bát Nhã Trí, qua tầm số siêu đẳng Thiền Trí, nương nhờ cung kính Như Lai thề nguyện Sự mà được trọn lành như thế, nên được gọi là Thiên Nhân Sư:
Mặc ai đi ngả về nghiêng,
Tôi đi duy nhất Tròn Duyên kia mà.
Lập tình sinh chốn Ba La,
Tôi đi Bổn Nguyện Phật Đà Như Lai.
Miễn sao Chân lý trường tồn,
Chung Tình Pháp Tạng, thường còn Nhất Tôn./.
Về Tứ Không Thiền. Thứ bậc Tứ Không Thiền này đương thời Đức Bổn Sư còn tại thế, tất cả những vị tu Thiền Tọa hiếm bậc đã tu đạt. Chỉ trừ ra Đức Bổn Sư tu Đạt mà thôi. Do đó nên chi có một số tu sai lệch phải qua nơi Phi Phi Tưởng, lại ngỡ lầm là đắc Tứ Không Thiền mà tai hại, lâm vào Ma Nghiệp Ngoại Lai. Lại nữa, có bậc lấy Tâm Thức, lấy Lý Trí học vấn, lấy bằng cấp thế gian, nghiên cứu Kinh Điển đem giảng giải, vội cho là Như Lai Thiền, thật là lầm sai. Dù cho có nói Tứ Không Thiền, chính ra vẫn chỉ là Phàm Phu Thiền của Phàm Phu mà thôi, cũng vô tình cũng lâm vào nghiệp thức ngoại lai độc nhiễm.
Sau đây, Bài Thơ:
DIỄN CẢNH NƠI CÓ KHÔNG
Có Không, không có viễn vong,
Bỏ không nhận có ví bằng Phàm Phu.
Lìa Có lấy Không mịt mù,
Cũng Không, cũng Có, âm u mơ màng.
Chung gồm Không Có hợp đàng,
Viên thông đôi ngã, Khải hoàn giác chân./.
Chính ra chốn Tứ Không Thiền là chốn Viên Minh Thường Tịch, sạch sẽ từ Sơ Thiền đến Tứ Không Viên Minh Chánh Giác, được gọi là
TỨ KHÔNG
Chân không nào phải hồn vô tận,
Thật Tỏ muôn phương Diệu Độ Đồng,
Nếu biết sớm chiều chưa thoải mái,
Hương Nguyền gìn giữ Trọn Tình Trong./.
Về Như Lai Thiền,
Trong Tập Thi Thơ này, chúng tôi chưa đủ phương tiện để diễn đạt hết những gì mà Đức Đại Lực đã Khai Thị chúng tôi trong hơn ba mươi ba năm Hành Đạo của Ngài, tính đến năm 1989.
Chỉ có Diện Kiến, may ra mới có thể thỏa mãn được phần nào về Tâm Ấn Thiền mà thôi.
Ban Tu Thư chúng tôi xin kính mời Chân Phật Tử Thể Nhập tiếp Tập Bảo Phẩm Như Lai Thiền vì chúng tôi chỉ góp nhặt phần nào những lời Khai Thị trong suốt lộ trình Chỉnh Trang Phật Đạo và Tận Độ Hạ Lai của Đức Ngài.
Xin hẹn tái ngộ và chúc Chư Vị Hồi Hướng tu hành dưới Ánh Từ Thị của Phật Nhãn Phổ Chiếu giữa thời Đương Sanh Hạ Lai.
NAM MÔ ĐƯƠNG SANH HẠ LAI DI LẠC TÔN PHẬT.
Chuông (3 tiếng)