GIÁO PHÁP- TẬP 2

Danh mục bài viết

GIÁO PHÁP TẬP 2

 

NAM-MÔ

PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

NAM-MÔ  TỊNH-VƯƠNG  PHẬT

 

TUYÊN RÕ VỀ :NHẤT-TÔN PHÁP-TẠNG

*******

Nhất-Tôn Pháp-Tạng thời Bất-Nhị Nhất-Thể Vô-Thủy, Vô-Chung lien tiếp duy-nhất gồm có Ba Đức PHẬT đồng một chữ A như sau :

Đức-Phật A-ĐỀ  

Đức Phật A-DI-ĐÀ  

Đức Phật A-DẬT-ĐA

Chủ-tọa Điều-Ngự gọi là Giáo-Chủ Nhất-Tôn NHƯ-LAI-TẠNG.

Thừa hành giữa thời nầy, Đức TỊNH-VƯƠNG-PHẬT đảm-nhiệm là con đường BỒ-TÁT-ĐỘ, Duy-Nhất từ Hành-Dụng đến Diệu-Dụng để cứu-độ đưa tất-cả được Tri-Kiến Giải-Thoát hiện tại nên đồng thanh ứng-hiện trọn dùng HỮU-VÔ trùm khắp trên dưới tự-tại gọi là Ứng-Thân BỒ-TÁT-PHẬT .

Từ khi Nhất-Tôn Pháp-Tạng mở đầu Vô-Thủy Vô-Chung Vô-Lượng-Thọ Vô-Lượng-Nghĩa không thể đo lường đếm tính đặng. Thời tất-cả NHƯ-LAI cùng ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT và Chư PHẬT với các hàng Chư BỒ-TÁT đặng độ, đặng Hóa-Thân Vô-Lượng Vô-Số Vô-Biên khó suy-nghĩ khó đong-lường. Nhưng mỗi hàng BỒ-TÁT, mỗi Thứ-Bậc thảy đều làm không ngừng nghỉ trong Nhất-Tôn Pháp-Tạng như sau: NHẤT-TÔN NHƯ-LAI Chứng-Minh .

ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT. Khi đồng Như-Lai, lúc hòa cùng Chư-Phật. Ngài dung-hòa dung-chứa Thị-Hiện SẮC, KHÔNG-SẮC, THINH, KHÔNG-THINH, HƯƠNG, KHÔNG-HƯƠNG, VỊ, KHÔNG-VỊ cùng XÚC-PHÁP, KHÔNG XÚC-PHÁP và các TỊNH-ĐỘ, QUỐC-ĐỘ HỮU-VÔ NIẾT-BÀN đến ĐẠI-NIẾT-BÀN. Tất-cả Bí-Mật Kín-Nhiệm di-chuyển do Ngài nắm giữ.Từ Thần-Thông đến các Tam-Muội qua GIẢI-THOÁT.

Khi nào NGÀI Ban-Hành Thị-Hiện?

Lúc BỒ-TÁT được sự Thọ-Ký của Chư PHẬT. Khi NHƯ-LAI NHẤT-TÔN Chứng-Minh rốt-ráo. Từ Thần-Thông đến Tam-Muội qua các Hiện-Thân đến Giải-Thoát Viên-Mãn BA-THÂN Ngài thảy đều gìn-giữ khó nói khó bàn đặng.

Tất-cả Thế-Giới, Cảnh-Giới mỗi một khẻ động di-chuyển Ngài thảy đều cung-cấp trường-tồn bất-diệt. Từ một nơi, một Thế-Giới hay Trăm- Ngàn Vạn-Ức Ô-Trược Mạng-Trược Ngài làm trở thành TỊNH-ĐỘ hay QUỐC-ĐỘ trong một Sát-Na .

Ngài lại gìn-giữ TÂM-ẤN, MẬ-ẤN, nên đối với NGÀI thật  khó nói, khó nghĩ bàn.

Đến ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT tất cả đều khó nói, tất cả đều Tán-Thán vô-lượng vô-biên-xứ đều cung-kính với Oai-Thần Tối-Thắng Diệu-Âm của NGÀI.

CHƯ-PHẬT có nhiệm-vụ THỌ-KÝ và DIỆU-ĐỘ Chư BỒ-TÁT.

CHƯ-PHẬT chỉ dạy cho Chư-Bồ-Tát thành-tựu Phật-Quả đồng Thọ-Ký cho Chư Bồ-Tát trong đường Hạnh-Nguyện đưa Chư-Bồ-Tát Ngũ-Nhãn Lục-Thông Tam-Thân Tứ-Trí đồng Thành-Phật .

Còn Chư BỒ-TÁT Tín-Hạnh-Nguyện để lãnh-hội các Pháp và Chân-Lý huấn-từ của Chư-Phật mà Sở-Đắc.

Chư BỒ-TÁT Độ-Sanh với con đường Hạnh-Nguyện Lục-Ba-La Mật-Đa, thâm-nhập Pháp-Giới thành-tựu Bát-Nhã-Trí, được Trí-Tuệ Vô-Ngại, Đức-Hạnh ứng-thân rốt-ráo từ HỮU-LẬU đến VÔ-LẬU Không-Hai hoàn-toàn Tri-Kiến hoàn-toàn Giải-Thoát.

TRONG THỜI HÓA-ĐỘ CỦA CHƯ-PHẬT.

Thời-kỳ nào PHẬT hóa-độ tất-cả Chúng-Sanh và Bồ-Tát?

Thời Đức-Phật ra đời, chưa có Thể-Hiện BỒ-TÁT, thì PHẬT phải hành-dụng đến diệu-dụng chung Một hai thứ gọi là BỒ-TÁT-PHẬT. Khi Chúng-Sanh Giác-Ngộ hoặc Đắc-Pháp thì PHẬT trở qua Đốn-Pháp để cho chúng-sanh Hiện-Thể, thời nầy gọi là PHẬT hóa-độ BỒ-TÁT.

Qua thời Bồ-Tát hiện-thân đầy-đủ hoặc chưa đầy-đủ thì PHẬT mới thi-hành Tịnh Bất-Tịnh, Thuận-Nghịch quyết đưa Chư Bồ-Tát qua các trở-lực ngăn-ngại mắc-miếu thân-tâm tập-nhiễm tập-khởi trong LÝ-SỰ, chưa đồng đến Đồng, chưa đặng đến đặng, chưa đắc đến Sở-Đắc hoàn-toàn mà thành PHẬT.

Nên Phật hóa-độ khó nghĩ bàn, khó phê-phán,vì sao?

Vì Phật diễn ra các Pháp chẳng thiếu sót. Từ Bồ-Tát chưa bao giờ nhìn đặng, thời làm sao chúng-sanh biết nổi việc hóa-độ của chư Phật?  Làm cho sức lực công-năng của Chư Bồ-Tát chịu đựng tiến triển thọ-lãnh đầy-đủ của NHƯ-LAI-TẠNG mà rốt tận ĐẠI-NIẾT-BÀN.

Sự hóa-độ của Phật, chỉ có Phật với Phật biết, Phật đưa từng hàng Bồ-Tát bởi Tịnh hay Thuận mà Thọ-Chấp, Phật làm cho Bồ -Tát ấy tâm không phân-biệt dị-biệt, được suốt thông Tịnh, Bất-Tịnh đến Thuận-Nghịch thực-thi rỗng-rang trùm khắp thành PHẬT.

Lại  vì hàng Bồ-Tát hay hàng Đắc-Pháp đứng yên nơi CHỮ-KHÔNG cùng với trí-tuệ ngôn-ngữ Văn-Tự làm Sở-Chứng. Phật phải hóa-độ phiên-diễn các Pháp, làm cho Bồ-Tát nghi-chấp đến phá-chấp, chẳng còn ngăn-ngại trí-tuệ suốt-thông, không còn quái-ngại nơi Thấy Nhãn-Tịnh, đếnThật-biết tỉ-mỉ lìa ngôn-ngữ Văn-Tự Sở-Đắc Bát-Nhã-Trí đồng song thành PHẬT.

Phật hóa-độ, tất-cả nghi Phật thật ÁC, Phật hóa-độ chư Bồ-Tát phải nghi thật là Nghịch, dù có Ác hoặc Nghịch chăng thời khó nghĩ bàn , vô-lượng hóa-độ, vô-lượng diệu-dụng Bồ-Tát nhìn chưa thấu, thì phàm-phu lấy đâu để hiểu? Phật chỉ vì Bồ-Tát đứng yên thọ-chấp mà phải hóa-độ như thế, để được Thọ-Ký và Chứng-Minh của NHƯ-LAI .

Bậc Bồ-Tát còn Nghi hay phân-vân chưa chu-đáo Hữu-Lậu Vô-Lậu, tác-dụng, tác-tạo các Pháp, cùng với Trí-Tuệ chướng hay Tướng-Pháp ngại-ngùng, hoặc tự-tại trí-tuệ mà chưa thật tỏ tỉ-mỉ Đúng-Sai thường bị Chướng-Đối, mơ-mộng Niết-Bàn khi thời Định-Tưởng hoặc Thường-Tưởng hay Ly-Tưởng cứu-cánh rốt-ráo bằng Không-Pháp. Hoặc Bồ-Tát quán Tự-Tại Vô-Ngại phá-nghi phá Tương-đối, phá Thân-Khẩu-Ý xuất-ly đặng gìn-giữ Tư-Duy nên chưa tỏ-rõ di-chuyển Pháp-Tánh, chưa biết được Thường-Tánh thì làm sao chu-đáo Diệu-Tánh Niết-Bàn? Bậc Bồ-Tát như vậy mà bắt chước hóa-độ nơi Phật làm hành-dụng tác-tạo Nghịch-Hành, thật là nguy hại vô kể.

Đối với Phật, Phật nói ra những lời  nói toàn là: KHAI-THỊ Chớ chẳng bao giờ lời nói nơi Phật là Thuyết-Pháp. Phật vì Bồ-Tát mà Khai-Thị để đưa Bồ-Tát thành  Phật-Qủa. Bồ-Tát biết lời-Vàng nên tán-thán Kim-Thân Hoa-Đàm khó gặp liền được Chứng-Ngộ NHƯ-LAI-TẠNG. Bồ-Tát lại biết lời Phật nói là Nhất-Tôn Bất-Nhị, dù cho Ngài phân-biệt tỉ-mỉ hoặc phương-tiện đủ cách nhưng vẫn Nhất-Tôn, liền Sở-Đắc Nhất-Thể Chủng-Trí.

Khi Phật ra đời khó gặp, Nhất-Tôn Pháp-Tạng Tin thật khó bàn. Nếu bậc Bồ-Tát Tin thời Bồ-Tát ấy khó nói đến sự cúng- dường Tam-Thế Như-Lai-Tạng vô-lượng vô-kể.

Nếu có một vị Bồ-Tát tu vạn-hạnh bên ngoài, từ phương Đông đến phương Tây hay Nam-Bắc chẳng hạn, cùng với Trí-Tuệ suốt-thông . Khi nghe Nhất-Tôn Pháp-Tạng chưa biết hoặc Đã-biết. Đương thời Diệu-Dụng BỒ-TÁT-PHẬT cùng sau Thể-Hiện BỒ-TÁT với Tứ-Chúng sẵn-sàng.

Bậc ấy nói Ta Sở-Đắc Chân-Lý và Ta đã thành Phật, dù cho Bậc nọ Sở-Đắc hoặc thành Phật thật sự đi nữa. Mà chưa biết nơi Chứng Minh Nhất-Tôn, chẳng tin sự Chứng-Minh có lòng Ngã-Mạn Tự-Mãn thì cũng chưa đến rốt-ráo để nhập Đại-Niết-Bàn, vì sao? Vì chưa đặng thọ-ký Nhất-Tôn thì làm sao đến Như-Lai Nhất-Tôn Chứng-Minh, đã chẳng đặng Chứng-Minh thời làm gì có Đại-Nhựt Như-Lai-Phật ban-hành Thị-Hiện cảnh Đại-Niết-Bàn, do lẽ ấy kẻ kia phải dùng Định-Tưởng, đã Định-Tưởng thời còn Sanh-Diệt, đó chính là trọng-yếu thứ nhứt .

Lại có Bồ-Tát dùng lời lẽ thuyết-pháp y như Phật, mà chính Bồ-Tát ấy chẳng biết chỉ-hướng cho Chúng-Sanh hoặc chưa biết rõ sự nói năng lợi hại của Pháp, vì  Chúng-Sanh chưa giảm nghiệp-lậu và Tham-Sân-Si nên thường chứa nhóm trụ-chấp nên khi nghe đã không đem đến sự lợi-ích cho Chúng-Sanh còn làm cho chúng-sanh tăng thêm tham-vọng, thêm kiết-sử đảo-điên ham-muốn, dù cho vô-tình chưa rõ mối nguy hại, nhưng Bồ-Tát đã lầm cho chúng-sanh uống phải độc-dược cuồng quay tăng-thượng hay đoạn-duyên Phật, thời Bồ-Tát liền phải lạc hướng mất Hạnh vòng quanh theo Lục-Đạo để cứu vớt sự lầm thuyết của mình, đó là điểm nguy hại thứ hai.

Bồ-Tát nhìn thấy chúng-sanh vì mê-chấp lầm nhận ngăn-ngại, Bồ-Tát chỉ dạy cho Chúng-Sanh tu-tập Phá-Chấp. Khi mà chúng-sanh Tin lời giải-thuyết của Bồ-Tát để phá-chấp liền khỏi sự lầm nhận nhiều ít, chúng-sanh vui mừng nung-đúc phá-chấp tự nuôi Bản-ngã tăng-thượng bên trong chắc-chắn sẽ thành Phật nay mai, vì mê-lầm làm chúng-sanh đến Giác-Ngộ là Phật, nên chi Chúng-sanh ấy xem việc Đức-Hạnh công-năng chịu đựng là chấp-pháp, học-hỏi thâm-nhập Pháp-Giới là chấp-pháp, tất-cả việc Hạnh-Nguyện phát Bồ-Đề-Tâm đều chấp-pháp, đến một ngôn-ngữ văn- tự đều chấp-pháp, mà thật chính Chúng-Sanh ấy chưa hiểu gì cả, dùng lời thuyết như cái máy nói nên bừa-bãi Tăng-Thượng, xem Chư-Phật và Như-Lai là môn sở-thuyết . Chớ  không ngờ là Chánh-Báo Viên-Mãn Ba-Thân rốt-ráo Đại-Niết-Bàn Bất-Nhị, đó là điểm nguy-hại thứ ba.

Bồ-Tát vừa hiểu vội chấp-nhận biết, vừa biết vội chấp nhận đã Đắc . Khi mà Bồ-Tát hiểu được Lý Vô-Sanh, chớ chưa đến tỏ-rõ Vô-Sanh. Lúc Bồ-Tát hiểu Tâm không có chỗ chỉ, cùng vạn-pháp do Tâm-Sanh .Nhưng chưa biết thật tỏ-rõ Tâm là cái gì? Bản-Thể Tâm ra sao nên tu-hành Hạnh-Nguyện chê Pháp nầy, khen Pháp nọ, thờ-ơ tối-sáng được mừng mất buồn đảo-điên theo Tâm-Pháp. Bồ-Tát có thể xem Kinh hiểu câu rốt-ráo là Niết-Bàn hay Ba-Thân Tứ-Trí Ngũ-Nhãn Lục-Thông cùng Không-Tâm Niết-Bàn đến Viên-Mãn, do đó nên vội chấp nhận Định-Tưởng Giả-Tưởng kiêu-mạng cho ta đã sở-đắc, đó chính là điểm nguy hại thứ tư.

Bồ-Tát lại đương dùng nơi hiểu biết của mình hiện tại hay Định-hướng nơi mình mà đem áp-dụng thuyết-giải nói-năng các Cảnh-Giới cho chúng-sanh nghe, trái lại Bồ-Tát chưa thấu đáo. Vì Định-Tưởng tham- muốn Thiên-Tướng chính mình mà đem nói, các chúng-sanh nghe thích khen tặng Bồ-Tát hăng say nói quá trớn làm cho chúng-sanh Cuồng-Tín, chính Bồ-Tát ấy cũng bị Thọ-Giả-Tướng. Khi mà chúng-sanh ấy theo cuồng-tín chẳng ích lợi, sinh tâm chán mà thối Bồ-Đề đoạn-duyên Phật, đó là điểm nguy hại thứ năm. Bồ-Tát lại vì chúng-sanh nói cho chúng-sanh lìa bỏ đố-tật chướng-nghiệp Tham-Sân-Si, nói Nhân-Duyên, nói tất-cả những ích-lợi Tri-Kiến, nói từng sự nguy hại của Tham-Dục, tâm nhỏ-nhen eo-hẹp, làm cho Chúng-Sanh nghe được, lãnh được mà phát Bồ-Đề-Tâm cầu Tri-Kiến Giải-Thoát. Bồ-Tát trước khi nói pháp phải vì chúng-sanh nương-chìu xíu đỉnh, sau lần đưa cho chúng-sanh vào con đường Tỏ-Tánh, Đức-Hạnh Ngôn-Ngữ thanh-duyên để cho khỏi đoạn-duyên Phật, khỏi nghi Tam-Bảo chúng-sanh ra đi được xóm làng quý-mến trên dưới thuận-hòa, đó chính là Bồ-Tát khéo nói và khéo tu hạnh Bồ-Tát vậy.

Bồ-Tát nên y-kinh để liễu-nghĩa, nên dạy chúng-sanh nghe Pháp cốt tỏ-biết. Chớ nên y-kinh Bất Liễu-nghĩa dạy chúng-sanh nghe pháp chớ nên thuộc lòng không hiểu nghĩa sau này sẽ Bị-Biết, dạy Chúng-Sanh thật-biết Hữu-Lậu, thật rõ Vô-Lậu Hữu-Vô đều tỏ-rõ, chớ vì Hữu mà nặng, chớ vì Vô để chấp. Lại cũng chớ vì Hữu mà Đoạn nên Vô mà lìa, đó chính là Bồ-Tát khéo cúng-dường Tam-Bảo, khéo đưa chúng-sanh chẳng lấy cũng không bỏ. Còn phần Chúng-Sanh cầu Tri-Kiến Giải-Thoát thành-tựu hiện Thân Bồ-Tát thời phải tu thế nào? Chúng-Sanh nhất-tâm tu-cầu đến kết-quả hữu hiệu thì nên căn-bản Đạo-Đức Ngôn-Hạnh và BI-TRÍ-DŨNG, GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, thi-hành Lục-Ba-La Tứ-Nhiếp-Pháp, phát Bồ-Đề-Tâm Nguyện cho thù-thắng để qua bờ ngăn-chấp của BA-LỐI là: ĐOẠN-DỊ-DIỆT.

THẾ NÀO LÀ :  ĐOẠN ?

Chúng-Sanh thường nghi, chấp nhận cái Nghi của mình mà bỏ tu, Chúng-Sanh Tham-Cầu ,Tham-Biết ,Tham Cuồng-Tín để thọ-chấp mà bỏ tu .Chúng-Sanh vừa hiểu biết chút ít cho là Sở-Đắc bất-tín lời Pháp cho là lý-luận ngôn-luận đặng bỏ tu , cùng tất-cả trái với mơ-ước điên-đảo bỏ tu thảy đều gọi là :  ĐOẠN .

THẾ NÀO LÀ :  DỊ – DIỆT  ?

Chúng-Sanh bởi mê-lầm nên thân-tâm pháp-giới đều thọ-chấp ngăn-ngại, tự sanh nhiều mong-muốn đảo-điên, nên đảo điên động-vọng nó làm Chủ, do lẽ ấy gọi là Chúng-Sanh, nếu rõ biết tỉ-mĩ thật biết chẳng còn lề thói trên liền hiện Thân BỒ-TÁT hay PHẬT không hạn.

Khi tu-cầu hiện-thân thời hai pháp Dị và Diệt nó làm cho Chúng-Sanh khó nghe Phật-Pháp, khó hiểu nổi dụng-độ nơi Bậc Thiện-Tri-Thức, nó làm cho chúng-sanh thường Nghi để mà chấp-nhận nơi mình là phải, đặng dắt dẫn chúng-sanh vướng vào Dị-Diệt. Nếu chúng-sanh nhất-tâm thù-thắng TIN-VÂNG-KÍNH để nghe lời chỉ dạy, điều-ngự phá Nghi-Chấp lần tỏ-biết đặng Giác-Ngộ thì chẳng nói chi, bằng không qua nổi Đoạn-Dị-Diệt khó hiện-Thân đặng.

Ba pháp Đoạn-Dị-Diệt nó tùy theo Chúng-Sanh Thọ-Chấp mà trở ngại lối ngăn-biệt. Bậc càng tu khá bao nhiêu thời nó lại càng khó gìn-giữ Đoạn-Dị-Diệt bé nhỏ bấy nhiêu. Phần nhiều nó ở nơi tế-nhị mà thọ-chấp, nó ở nơi tinh-vi mà vương phải, đó chính là điểm ngăn không lối thoát vậy ./.

                                                  TỊNH-VƯƠNG

 

 

NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT

*************

NAM-MÔ PHÁP-TẠNG  HỘI-THƯỢNG-PHẬT

 BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

GIÁO – PHÁP 

TẬP  HAI

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI MỐT :

BẤT – ĐỘNG

NÓI đến Pháp BẤT-ĐỘNG duy chỉ Bậc Sở-Đắc tận cùng rốt-ráo THẬT- BIẾT CHÂN-CHÁNH nó là như vậy, như thế, hoặc như kia. Bậc ấy khi dùng đến các Pháp vẫn tùy lúc hay tùy hồi quyết-định không còn nghi ngờ. Pháp Bất-Động là một Pháp vượt tầm lý-luận hay ngôn-thuyết suông để giảng-giải ra nó mà đặng. Vì sao? Vì nó SẲN-CÓ nơi từng lớp, từng Bậc, từ lớn nhỏ, rộng hẹp, thanh thô, tế nhị trùm khắp tuyệt-mỹ, nó không có sự Tăng-Giảm hoặc Dư hay Thiếu mảy may nào cả.

Nói đến thứ lớp của nó thời cứ mỗi một lớp như vậy có hằng hà sa số bậc, mà mỗi một Bậc thì vô-lượng vô-biên lớp. CŨNG NHƯ: Nhìn trong một thành phố hay một xóm làng, mỗi một khoảng đất thì có một cái nhà, mà mỗi một cái nhà có một hoàn-cảnh. Nếu trong nhà ấy có 5 người, hay 10 người, thì mỗi một người đều sự Hiểu-Biết và Hoàn-Cảnh của người đó thảy đều sai khác với mấy người kia. Nó cứ từng người, từng bậc, từng gia-đình, từng Nhà-Nước thống-trị mà tuần-tự thuyên-diễn, nhưng mỗi mỗi hay lớp lớp thảy đều SẴN-CÓ Bất-Động Pháp. Cho đến VŨ-TRỤ cùng TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI không thể nào mà kiểm-điểm hay diễn nói hết đặng. Duy chỉ có SỞ-ĐẮC CHƠN-BIẾT BẤT-ĐỘNG mới chu-đáo mà thôi. Vì trong một pháp nầy Sẵn-Có sự Hiểu-Biết nầy. Nơi pháp Bất-Động khác Sẵn-Có cái Hiểu-Biết khác, nó chỉ Đồng-Hợp để mà hiểu biết , bằng chưa Đồng- Hợp thời chưa hiểu nhau. Do đó mà chia ra từng lớp:  Vuông-tròn Dài-ngắn Rộng-hẹp Cao-Thấp cùng khắp, nơi đâu cũng thảy đều có một sự Hiểu-Biết chung và riêng.

Đức THẾ-TÔN Ngài Chánh-Biết Nguyên-Thể Bất-Động nó Sẵn-Có nơi từng lớp, mà mỗi chúng-sanh phải đành chịu trong thứ lớp đó. Chúng sanh lại đòi hỏi Chân-Thiện Chánh-Giác như Ngài, thành thử Ngài vì chúng-sanh mà chỉ dạy trong các thứ lớp đặng thoát-sanh lần hiểu biết Tỏ-Thông đoạt đến Thực-Tưởng Bất-Động, chỉ vì chúng-sanh lầm nhận cái Biết của mình mà mê-mờ .

DO ĐÓ NGÀI NÓI :

Tất cả chúng-sanh thảy đều có sự Hiểu và Biết. Nhưng cái Hiểu nầy là cái Hiểu của Ông chớ chưa phải đã Hiểu đặng cái Hiểu của Bậc khác. Cũng như : Cái Biết nầy là Cái-Biết của Ông, chớ chưa phải Đã-Biết nơi Cái-Biết của Bậc khác. 

Những lời nói tối diệu của Ngài để cho Bậc tu-hành cầu-tiến, từ nơi Hiểu và Biết của mình đến cái Hiểu-Biết Bậc khác, làm cho Trí-Tuệ Tăng-Trưởng lần đến tận cùng CHÁNH-BIẾT BẤT-ĐỘNG .

CHẲNG KHÁC NÀO: Sẵn có từng NẤC-THANG, kẻ quyết-chí LEO THANG không ngừng, đến tột cùng của MỨC THANG liền RÕ-BIẾT cái thang mấy NẤC. Pháp Bất-Động thứ lớp nó cũng thế.

Nên chi Bậc đã tỏ-rõ Chân-Thực, Tận-Biết tỉ-mỉ từng giai-đoạn TÁNH- PHÁP ra sao, sự CÔNG-DỤNG nó thế nào một cách chu-đáo không lầm-lẫn nên Điều-Khiển Sắp-Đặt nó. Chẳng khác nào Trưởng-Giả kia Trang-Trí đồ dùng trong nhà của mình.

Bậc ấy khéo Di-chuyển thứ lớp mà trở thành QUỐC-ĐỘ. Lại vì Chúng- sanh mong Tri-Kiến rốt-ráo mà Thần-Diệu lần-lượt đưa chúng-sanh Tam-Thiên cùng Cảnh-Giới trở thành PHẬT-QUỐC, các chúng-sanh trong Cõi chẳng hay biết ngỡ Mình làm đặng.

      Pháp Bất-Động là một pháp có LỢI và cũng có HẠI vô kể. Khi Bậc Thật-Biết thì chẳng còn nghi-ngờ, liền thoát Trần-Lao hoàn-toàn Giải-Thoát chẳng Tập-Khí Sanh-Tử. Bằng chưa biết đến hay lưng-chừng biết, hoặc tu-hành chưa rốt-ráo do Khởi Mường-tượng vội chấp nhận, nó liền nương theo Hương-Vị tập-nhiễm ngọt bùi ấy mà trở thành Cảnh- Giới vẹn-vừa theo ý, họ liền ngỡ là Chân thật mừng rỡ cho Đã Đắc đến Chân-Lý thọ lãnh Chịu-Báo hay Phước-Báo , tùy theo Công-Năng Sở-Tri Kiến-Chấp mà thành-tựu.

Bậc đã Trọn-Biết pháp Bất-Động, Bậc ấy tỏ-rõ từng đường kim mối chỉ của sự tu-hành, lại thâm nhập tất-cả TẠNG-THỨC từng Sở-Tri sâu cạn của họ như : Tri-Kiến hay chưa Tri-Kiến mà Kiến-Chấp, Giải-Thoát hoặc chưa Giải-Thoát mà Thọ-Chấp. Rõ biết từ hành vi tu tập của Bậc tìm đặng Chơn-Tánh mà Tự-Biết hay tu Khảo-cứu để Bị-Biết.  Còn thấu đáo Bậc đang mắc-miếu trong Pháp để mà Chấp, hay đã thoát-sanh đặng pháp Sạch-sẽ trơn liền nhưng vì Nguyện Độ-Sanh diễm nói in tuồng Thật-Chấp, nhưng không còn lấy một Chấp.

Còn biết qua từng giai-đoạn Chứng-Ngộ dừng trụ sạch-sẽ, hay lấy TƯỞNG mà dừng trụ? Hoặc KHÔNG-TƯỞNG mà dừng trụ? Cùng với sự thu nhiếp TÂM mà dừng trụ, hoặc lập Thiện-Căn, Thanh-Tịnh Căn, Hòa-Giải Căn, cộng cùng Bất-Động Căn để thành tựu Chứng-Ngộ đến nó?

     Đó chính là những điểm khó giải cho nhiều bậc tu-hành tìm một lối trụ, một pháp hay một Tôn-Chỉnh đúng-đắn để thâm-nhập Viên-Giác rốt-ráo, Thân-Tâm BẤT-ĐỘNG vậy.

Do lẽ ấy nên các Bậc Tu-Chứng qua từng pháp, từng lớp mơ-màng, Trí-Tuệ rời-rạc chưa Thật-Biết mà nhận lãnh trọn-vẹn, chỉ nương vào VÔ-NGÃ nhận thấy Tư-Duy-pháp để làm rỗng-rang Tâm-Ý mình. Lâu ngày tập khởi Nghi Mình, Nghi Chân-Lý, Nghi Pháp-Môn, nhưng tìm một lối trên để dừng trụ thật là nguy hại. Lại có Bậc xem kinh ghi nhớ học thuộc tu tập Bị-Biết Kinh, nhưng vẫn có sự rỗng-rang trên chẳng hạn. Nếu gặp ai hỏi đến đoạn Kinh thời giảng giải y theo bài vở đã học, còn chận hỏi pháp Chân-Lý bất ngờ liền lý-bí. Vì sao? Vì Bị-Biết chớ nào có Tự-Biết đâu, do Bị Biết đó mà chẳng Tỏ-Tánh thành thử bị nằm trong LỜI NÓI của PHẬT.

CŨNG NHƯ: Nằm nơi ngón tay PHẬT chỉ Chân-Lý chớ chẳng tìm Chân-Lý để mà TỎ.

Con đường lập pháp Tỏ-Biết thật là trăm phương vạn lối. Có kẻ tự nâng cao mình là: THÁNH. Có Bậc tự hạ thấp mình là: PHÀM. Kẻ mong chứng nầy, người đòi chứng nọ, tự sinh chứng che đậy buông xuôi biện-luận thuyết-giải trôi chảy để mà Thọ-Chấp, trong một thời gian nơi chấp ấy in tuồng là Thực, lãnh lấy những pháp Tự-Tạo tự lãnh mà không hay biết vậy.

Những lẽ trên có nhiều điểm chưa thấu đáo vì Tâm Chí nông-cạn, Hữu- Lậu Vọng-Đảo chưa sạch, Hạnh-Nguyện chưa tròn, nên sự Khởi tham-lam vội chấp lầm-lẫn che đậy.

CHẲNG KHÁC NÀO:

Con Lươn kia vốn Sẵn-Có chất nhớt của nó để bảo-vệ THÂN và sanh sống. Còn Mê-Lầm Phàm-phu Sẵn-Có PHÁP- GIỚI che đậy những gì lầm sai. Bậc tu vẫn còn Bản-Ngã ấy nhận chịu che đậy thuyết-giải mê-lầm bao phủ như thật, gọi là: VÔ-MINH.

Đối với Bậc Sở-Đắc CHÂN-NHƯ BẤT-ĐỘNG thời Thật-Biết các Tập-Khởi của mỗi lớp thế nào, bị nhiễm ra sao? Mong muốn chấp nhận thế nào? Chịu-Báo hay Chánh-Báo ra sao? Bậc ấy biết tất-cả, còn Biết hơn thế nữa, nhưng không chấp Sở-Tri mà Hoàn-Toàn Giải-Thoát chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử, chỉ nương vào Công-Đức Như-Lai để diễm nói, chỉ bày từ ly-tí. Khi biên soạn hay đọc tụng phương-tiện Kinh Sách miễn làm cho sáng tỏ các bậc tu-hành đến đích Tri-Kiến Giải-Thoát là đủ.

Dù cho Bậc ấy Thị-Hiện các HẠNH THUẬN-NGHỊCH, TỊNH hay BẤT-TỊNH chăng nữa cũng không có lỗi mà đặng Phước-Báo vô kể khó nghĩ bàn. Vì sao ? Vì Bổn-Nguyện chung để Độ-Sanh mà phải như thế .

CÒN NGƯỢC LẠI: Cũng vốn Pháp Bất-Động ấy. Nhưng Mê-Lầm thời nó trở thành PHÁP-GIỚI đóng khuôn ngăn-biệt mỗi CHÚNG- SANH nên gọi là: CHÚNG-SANH-GIỚI.

Nơi Pháp Giới vẫn từng Bậc, từng lớp-lang, từ nhỏ bé lên đến to lớn trùm khắp TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI. Mỗi một kẻ hay một Bậc cùng một người thảy đều nằm nơi Pháp-Giới, nó đóng nên khuôn HIỂU và BIẾT riêng nhau từng pháp, nên LẼ-PHẢI với VIỆC-QUẤY tự tạo Hoàn-Cảnh THUẬN-NGHỊCH riêng nhau .

Từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn thảy đều có sự Biệt-Lập Tự-Ngã thành thử khó mà Hiểu cùng Biết với nhau cho tận-từ. Bất quá có hiểu biết nhau chăng cũng trong một trường-hợp chốc lát hoặc trong một hoàn- cảnh mà thôi.

Ngoài ra vẫn xung đột cạnh tranh tự cho mình: ĐÚNG hay PHẢI, nên mới có: THƯƠNG-GHÉT-ĐÚNG-SAI, do hợp và không hợp trở thành câu chuyện SAI-ĐÚNG trong Pháp-Giới nó sẵn-sàng Bản-Năng phủ kín che đậy thành Bản-Ngã kiên-cố chỉ vì chấp-nhận mà nó trong Pháp. 

Pháp-Giới là một pháp quá ư Tinh-Nhuệ, nó có thể gạt gẫm từ phàm-phu thấp kém đến Bậc ĐẠI-THIÊN-TIÊN, qua hàng TĂNG THÁNH. Nó đưa từng lớp, từng Bậc, từ sơ khởi tu-hành đến bậc tu hiểu biết Phật-Pháp, lại lừa bậc đã từng đi trong HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH cùng với bậc GIÁO-PHÁP nếu Tập-Khởi chấp-nhận vẫn mắc Pháp-Giới thêm phí công bê trễ. Nó có đủ phương lừa, đủ cách gạt. Nó tùy-thuận SỰ-MUỐN Tuyệt-mỹ, khôn-khéo đưa từng lớp bị lầm vì nó.

Nếu kẻ tu chẳng khéo suy-ngẫm để điều-ngự sự Tham-Muốn, không củng-cố kiên nhẫn đặng lần nương theo Pháp để Tỏ-pháp mà thâm nhập PHÁP-GIỚI thì dễ bị lầm nhận mà lộn vòng Sanh-Tử.

Tuy nhiên còn có bậc tu chánh-đáng, quyết tâm cầu Diệu-Quả. Họ chẳng vì Danh-Lợi để mà tu, chỉ vì thoát Trần-Lao hư-vị nên mới tìm hiểu đặng nó. Mới nhìn nhận Tánh điêu-luyện tầm quan-trọng và sự nguy-hiểm của nó, làm cho kẻ tu-hành sơ-sài phải Chấp-Pháp. Vì lẽ đó nên Bậc ấy mới mềm dẽo thịnh-trọng Tinh-Tấn Đạo-Tràng trên hết để tu. Chủ Quán THẾ-GIAN như Huyển nên chẳng bao giờ tranh giành Hơn-Thua-Được-Mất mà mắc-miếu theo Pháp-Giới. Do đó, không có sự tập-nhiễm Thanh-Thô để thọ-chấp. Họ nương vào VÔ-NGÃ cầu lấy Xuất-Ly từng Pháp để Tỏ biết chơn thật rõ-ràng.

CŨNG NHƯ :

Hiện THẾ-GIAN-GIỚI chẳng tập-nhiễm để Tỏ-Ngộ THẾ- GIAN mà GIÁC. Qua: TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI cùng CẢNH-GIỚI TỊNH-ĐỘ, chẳng chấp-nhiễm một GIỚI mà thọ- lãnh. Vì sao? Vì Bậc ấy ĐÃ BIẾT: CẢNH-GIỚI THẾ-GIỚI đều là PHÁP-GIỚI . 

CHẲNG KHÁC NÀO: Bậc học trò kia vào trường Y-KHOA để học, Bậc ấy có một sự quyết chí trở thành một ĐẠI-LƯƠNG-Y, DƯỢC PHẨM, nên siêng-năng khảo-cứu các món thuốc tận từ hiểu biết từng món, có TÁNH DƯỢC khác nhau chuyên trị một bệnh. Sau khi tỏ biết tất-cả các món thuốc rành-mạch, họ có thể hợp thang. Năm bảy vị trở nên một MÔN-THUỐC cứu chữa con bệnh, mà chính bậc ĐẠI-LƯƠNG-Y, DƯỢC-PHẨM không mắc phải một Bệnh hay một món thuốc vậy. Bậc tu-hành dùng Phương-Tiện xuất-ly Pháp để Tỏ Pháp-Giới lại khéo HÀNH-THÂM BÁT-NHÃ mà thâm-nhập BẤT-ĐỘNG. .

Có nhiều bậc tu-hành vì Tín-Ngưỡng ưa muốn, nhưng chưa hiểu đặng phương-thức tu, thì có đâu hiểu thấu PHÁP và PHÁP-GIỚI, thành thử họ tu có nhiều Sở-Cầu khác nhau. Tuy thế chung lại chỉ lấy THIỆN- CĂN đặng cầu PHƯỚC-BÁO, nên không có hại chi cả.Vì sao? Vì các Bậc ấy trót lầm nơi Pháp-Giới THÔ-KHỔ, đến nay tu-hành mong cho thoát sanh khỏi khổ, đặng đến Pháp-Giới Thanh-Nhàn hơn, nên chẳng có hại.

Duy chỉ có Bậc tu Phật đã hiểu biết đôi chút Phật-Pháp mà quyết tâm tu thật dày công, nhưng có một cái: Nặng về Bản-Ngã Chấp-Thủ, gọi là tu theo Sở thích của Mình. Do đó nên nặng về SẮC-TƯỚNG sở-cầu hơn là tìm sự Hiểu-Biết phá mê-lầm. Vì thế khó khăn hiểu Pháp hay Pháp-Giới để mà tu.

Có Bậc khá công hơn, họ đem sự Hiểu-Biết và sự làm để tu rất tinh-tấn cầu tiến-bộ, nên nhàm chán: SANH, TỬ, BỆNH , LÃO, KHỔ mà quyết tâm tu. Đến khi rõ biết: Bởi tập-nhiễm chìm đắm vào THAM- SÂN-SI, do sự ĐƯỢC-MẤT TRANH-GIÀNH mới có PHIỀN-NÃO lộn vòng nơi NHÂN-QUẢ .

Những sự hiểu biết đó nó lại có một trạng thái quyết TẬN-DIỆT các Nghiệp tập-nhiễm để kìm-hãm TÂM, mà mong chờ ĐẠO-QUẢ. Kể ra những bậc như vậy thật là đáng kính nể, nhưng tiếc rằng sự gặt hái chẳng đặng rốt-ráo. Dù có thành tựu đến mức TẬN-DIỆT-ĐỊNH cũng vào PHÁP-GIỚI Thánh-Quả, chớ chưa hẳn Diệu-Quả NIẾT-BÀN.

Con đường tu Phật nó có nhiều then chốt lạ lùng do bởi: PHÁP-GIỚI. Dù cho có nhiều Bậc niệm niệm một câu để Tỏ-Biết cũng chẳng biết tí nào. Vì sao? Vì nằm trong Pháp-Giới Bị-Biết, chớ chẳng Viên-Dung Tự-Biết. Nó như thế nên Bậc tu hành khá họ vẫn biết rằng: SỰ TU là một Phương-Tiện Cứu-Cánh Giải-Thoát. Nhưng đến lúc say tu: thời nhiều Bậc BẢO-THỦ Món-Tu mà giành-giựt cho mình là CHÂN- CHÁNH, kẻ khác là NGOẠI-ĐẠO TÀ-GIÁO để hơn thua nhau. Đôi bậc tự hào là: BỒ-TÁT hoặc tự dựng là PHẬT mà khinh-khi Bậc khác là CHÚNG-SANH. Đó chính là điểm trọn lừa của PHÁP-GIỚI, để cho Bậc tu chấp-nhận mà Thọ-lãnh.

Nếu Bậc tu-hành y như Pháp-Môn nào cũng tốt, miễn là chớ vội chấp- thủ Cố-Định, nương vào VÔ-NGÃ làm phương-tiện Xuất-Ly qua từng Pháp không nhiễm trước, để Tỏ-Biết tất-cả pháp như HUYỂN-HÓA HƯ-DỐI KHÔNG THỰC mà rạng tỏ VÔ-MINH PHÁP-GIỚI. Đó chính là bậc khéo.

Bằng Bậc tu-hành không CHẤP-THỦ, liền đặng TRÍ-TUỆ hiểu biết rộng-rãi, nhờ chẳng nặng TỰ-NGÃ, chịu khó học hỏi lối tu của các bậc nên tiến-bộ.

Bậc ấy lại rõ biết Tự-Tánh mê-lầm Bản-Năng thường Chấp nên Vọng- đảo mà nương theo lời PHẬT dạy: PHẬT và CHÚNG-SANH KHÔNG SAI KHÁC. NHƯNG SAI KHÁC MÊ VÀ NGỘ. Do lời nói ấy nên đặng sự Hiểu-Biết lìa đặng SẮC-TƯỚNG, lập Chơn-Tánh PHÁ-CHẤP để tu, gọi là ĐỐN-GIÁO CẤP-TIẾN.

Khi đã đặng: ĐỐN-GIÁO CẤP-TIẾN để tu thì thật là qúy. Nhưng phải làm cho tròn HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH. Vì trong Hạnh-Nguyện đó nó giúp cho Bậc tu được sự đứng-đắn Chân-Thật, rốt-ráo, thông-đạt các pháp không thiếu-sót. Nó lại làm cho Bậc tu THẬT-BIẾT nơi HÀNH- DỤNG: CẤP-TIẾN và CẤP-THỦ làm đúng lúc, Phá-Chấp đúng hồi không sai chạy hay mơ-màng mà Tỏ-Rõ, gọi là CHÁNH-GIÁC chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử vậy.

BẰNG PHÁ CHẤP QUÁ ĐÀ:

   MỘT :  Phải vào chỗ KHÔNG mà Chấp-Thủ. Nếu chẳng Chấp chăng cũng tìm nơi An-Trụ lấy MỘT PHÁP thì lãnh đủ 8 vạn 4000 pháp ?

   HAI :  Phải vịn vào pháp BÌNH-ĐẲNG, để thuyết-giải hay Biện- Luận suông làm VAI CHÁNH .

CHẲNG KHÁC NÀO: CON LƯƠN có sẵn tánh TRƠN-VUỘT gọi đó là pháp phân hai như: NÓ CŨNG CÓ. NÓ CŨNG KHÔNG. MUỐN CÓ LIỀN CÓ. MUỐN KHÔNG LIỀN KHÔNG. NÓ CŨNG THẾ. NÓ CŨNG VẬY. NÓ KHÔNG HAI HAY SAI KHÁC. Hay NÓ KHÔNG CÓ CHỖ CHỈ. Chưa phải lời Quyết-Định DUY-NHẤT.

Có Bậc cũng đã biết lề-lối phân hai trên là một Sở-Thuyết nên dè-dặt hơn, suy-ngẫm thấu đặng PHÁP-GIỚI: THUẬN-NGHỊCH đều là MỘT. Muốn dung-hòa nhưng chẳng biết làm thế nào?

– Nếu lập THIÊN-THỪA sợ khép vào hoàn-cảnh quy-luật hay trong vòng Chấp-Thủ ?

– Còn lập THIỆN-CĂN thì Rõ-Biết Thiện-Ác không HAI? Nên hay dùng lối TỰ-TÁNH nơi mình đương nhiên TỰ-TẠI, xuôi chiều mát- mái đến đâu hay đó.

Trong một thời-gian, chưa có một căn-bản Rốt-Ráo tỉ-mỉ nên: Buông- lung vì TỰ-TẠI. Bất-Thiện bởi chưa TRỌN HẠNH. Vị Kỷ vì CHƯA TỎ. Mạt-Thị Khinh-Khi từng lớp vì chưa CHU-ĐÁO CHƠN-NHƯ, nên những lối hành-động cử-chỉ tự chấp-nhận là HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH. Khi gặp THUẬN, lúc gặp NGHỊCH-PHÁP thảy đều ráng chịu, tập-khí Sanh-Tử vẫn mang, làm sao chối cãi?

      CHỚ NÀO NGỜ: PHÁP-GIỚI tuy là MỘT. Nhưng THỂ-DỤNG của nó là HAI, trở thành 8 vạn 4000 pháp Bình-Đẳng BẤT-ĐỘNG. Nơi Pháp-Giới tương-đối nó có hai lối sử-dụng, gọi là: THUẬN- HÀNH và NGHỊCH-HÀNH. Bậc khéo biết thì dùng đúng lúc, đúng hồi,  còn Bậc chẳng Tỏ-Biết lại dùng không đúng chỗ mà bị chống đối Tập-Nhiễm chưa thỏa-mãn vẫn chịu Tập-Khí Sanh-Tử vì chưa trọn CHÂN-LÝ.

Nơi THUẬN-HÀNH NGHỊCH-HÀNH là một vấn-đề trọng-yếu giải- quyết đến sự VIÊN-MÃN hay chưa Viên-Mãn. Vì sao? Vì Phá-Chấp lầm-mê đặng TRI-KIẾN PHẬT, nhưng Tỏ-Rõ việc sử-dụng THUẬN- NGHỊCH vẹn-vừa đứng-đắn thì đặng: PHẬT TRI-KIẾN. Bằng vì Phá- Chấp quá lối, chẳng Tinh-Tấn ĐẠO-TRÀNG thì muôn kiếp vẫn còn Tập-Khí Sanh-Tử, gọi là HÀNH-NGUYỆN. Đó là một lối giảng-giải mật-thiết cho Bậc GIẢI-THOÁT, nên nhớ lấy.

Còn nói về THUẬN-HÀNH pháp, là một đặc-tánh thu-nhiếp làm cho tất-cả đều ưa-thích mà tu-hành, nó cũng là một lối dỗ-dành nâng-đỡ Bậc non kém. Khen tặng và giúp-đỡ con đường tu, làm cho tất-cả được Say Đạo để Hiểu Đạo cùng Tỏ-Biết và VIÊN-THÔNG CHÂN-LÝ .

Bên NGHỊCH-HÀNH duy chỉ là Pháp TRỢ-DUYÊN cùng PHẨM TRỢ- ĐẠO cho Bậc đã TIN-PHẬT, TIN PHÁP-MÔN tu, để lần đưa từng Pháp vì Bậc ấy đã chịu nỗi sự thử-thách mà tiến-bộ. Ngoài ra chẳng dùng. Vì dùng đến nó làm cho tất-cả mọi người đều chẳng ưa- thích mà xa lánh, hoặc Đoạn-Duyên với mình.

Hai lối sử-dụng của một PHÁP-GIỚI. Nằm nơi Pháp, Tỏ Pháp, Thông- Pháp, Bất-Động với Pháp. Viên-Tịch cùng Pháp. Trọn dùng đến Pháp, Không Tập-Nhiễm một Pháp. Vì sao? VÌ QUÁ BIẾT nên chẳng dùng CÁI-BIẾT .

Chớ nên lìa nó. Chớ nên Bỏ và Diệt nó. Chớ nên Sợ-Chấp, cứ Phương-Tiện trọn HẠNH-NGUYỆN, thì PHÁP-GIỚI trở nên CHÂN-NHƯ BẤT-ĐỘNG .

Tất-cả Chư Vị BỒ-TÁT vẫn nương theo con đường ấy để mà cầu VÔ- THƯỢNG CHÁNH-GIÁC. Nên mới TÁN-THÁN PHÁP-GIỚI mà gọi là: HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI ./. 

NAM-MÔ HỒI-HƯỚNG PHÁP-ĐẢNH NHƯ-LAI-TẠNG
                           ( 15-10-MẬU THÂN (1968)  

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI HAI:

PHÁP-THÍ

                                           *********************************

PHÁP-THÍ là một PHÁP trong vấn-đề ĐỒNG-NHẤT, trùm khắp TAM-THIÊN của TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM và CHƯ PHẬT, chung gồm NHƯ-LAI-TẠNG Diệu-Dụng không ngừng với đích đưa Chúng- Sanh TỰ-BIẾT, liền thoát Trần-Lao thấu-đáo HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI không có sự Kín-Nhiệm, nó lại làm cho THÂN-TÂM tịch-tịnh, chẳng còn Tập-Nhiễm mà thâm nhập BẢO-PHÁP NHẤT-THỪA, đặng nghe TẠNG-VƯƠNG-PHẬT, để đoạt CHÁNH-GIÁC.

Do lẽ ấy nên Bậc ĐÃ-BIẾT từng cấp mà làm BỒ-TÁT hay BỒ-TÁT MA-HA-TÁT, đã từng Nghe, Biết nhiều ít, liền Phát-Nguyện Hộ-Trì PHÁP-THÍ.

Không nhàm chán, không tiếc rẻ, không Chấp-thủ, không Danh-Giả, chẳng lìa Danh-Giả. Không quán TỰ-TẠI, chẳng lìa TỰ-TẠI. Vì tất cả Hạnh-Nguyện đã biết rõ sự HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI vẫn không Chấp-Thủ , PHẬT-PHÁP BA-ĐỜI đang diễn nói, nên Pháp-Thí Cúng-Dường không ngừng để cho mạch-lạc NHƯ-LAI-TẠNG chẳng dứt đặng trọn vẹn ĐỒNG-ỨNG.

Còn Bậc Khởi-Tâm Pháp-Thí, hay Tỏ lòng Pháp-Thí, hoặc Phát-Nguyện Pháp-Thí cùng với TÂM-Ý xây đắp Đạo-Tràng. Những Bậc như vậy thì A-Tăng-Kỳ-Kiếp cũng đã tu-hành nên ngày hôm nay mới có CĂN-LÀNH, đồng HƯỞNG-ỨNG, đồng BỔN-NGUYỆN ĐỘ-SANH chung, lại đồng sự Hướng-Dẫn, đưa người qua từng lớp PHÁP-GIỚI để phá VÔ-MINH, gọi là trùm khắp ĐỒNG-ỨNG PHÁP-THÍ vậy.

Một trong BA BẬC trên chẳng khác nào:

Có một QUỐC-VƯƠNG kia, vì tấm lòng BÁC-ÁI cùng khắp, thương DÂN-GIẢ trong nước chẳng khác thương CON, thường nhìn thấy sự nghèo túng của DÂN, đến sự mong muốn cứu giúp của VUA.

Ngày nọ cho mời các QUAN đến bàn những cần thiết nơi nhu-cầu khai thác cho DÂN để giải ách khổ, bèn khai thông ĐƯỜNG CÁI, ĐẮP MƯƠNG ĐẬP, MỞ TRƯỜNG HỌC v.v… HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI cũng thế.

Phần các QUAN, lãnh chỉ-thị và cuộc sắp đặt của NHÀ VUA . TIN- VÂNG-KÍNH, do lòng TIN-VÂNG mà hãnh-diện được gặp BẬC MINH-ĐẾ. Nhờ vậy nên phụng-sự ngày đêm không nhàm-chán . Chẳng vì lợi riêng cho Mình mà vì MINH-ĐẾ. BỒ-TÁT Pháp-Thí cũng vậy.

Đến DÂN-GIẢ trong nước hay xóm làng, có nhiều Bậc hiểu biết và nhận xét: Những MƯƠNG-ĐẬP CÔNG-LỘ của VUA-QUAN đưa lại sự ích-lợi cho Quần-Chúng. Do đó biết Tự-Trọng giữ-gìn CỦA CÔNG chẳng bao giờ phá-hoại.

Đồng nói cho tất-cả được hiểu, được biết. Khi mọi người nhận lãnh liền Khởi-Tâm Quý-Trọng TIN-VÂNG, hướng về VUA QUAN chiêm-ngưỡng tỏ lòng ĐỒNG-NHẤT để Báo-Ân Vua. Cùng Tín-Tâm Pháp-Thí, Phát-Nguyện Pháp-Thí, chung-cùng Pháp-Thí không sai với NHẤT-THỪA HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI-TẠNG cả.

Vì lẽ ấy nên :

Từ VÔ-THỦY đến nay, không mấy ai mà chẳng muốn TÂM-TÁNH hiền-lành, Thiện-Căn ĐẠO-ĐỨC. Do đó họ đồng nhau TÁN-THÁN CHƯ PHẬT cùng THÁNH-TĂNG không ngừng. Làm cho nền tảng ĐẠO-PHÁP khỏi Diệt-Vong, càng ngày càng thịnh-vượng Đạo và Đức.

PHÁP-THÍ có MỘT. Nhưng bởi trình-độ nó chia ra rất nhiều Bậc, chung lại chỉ có : TIN-ĐẠO HIỂU-ĐẠO và BIẾT-ĐẠO cùng Nhất- Tâm Pháp-Thí CHÂN-CHÁNH làm căn-bản mà thôi .

BẬC TIN-ĐẠO : Họ chỉ biết khen Công-Đức PHẬT Từ-Bi Hỉ-Xã Hiền- Lành Đạo-Đức. Khiến cho tất-cả kẻ nghe đều được ưa thích TÔN- SÙNG, CHIÊM-NGƯỠNG, LỄ BÁI, CẦU-KHẨN làm cho Tâm nhẹ-nhàng thưa-thới hiền-hậu cầu mong CHƯ PHẬT cứu-độ.

BẬC HIỂU-ĐẠO : Bậc ấy cũng đã từng được nghe Pháp-Thí chẳng lìa bỏ các Hạnh tu niệm Chiêm-Ngưỡng Lễ-Bái và đã kiên-dũng đánh đổi tu nhiều hơn Bậc TIN-ĐẠO.

VÌ lẽ đó nên được hiểu rõ sự ích-lợi của TU PHẬT, cốt yếu SỬA- TÁNH TU-TÂM lập nền Đạo-đức chung, HẠNH-KIỂM chẳng thiếu . Bằng thiếu sót TÔN-CHỈNH đó khó thành-tựu mỹ-mãn.

Bậc Hiểu Đạo và Biết các Pháp chính là tầm quan-trọng cho kẻ tu, còn TÁNH-TÌNH làm nguồn gốc, những hậu-quả CHỊU-BÁO CHÁNH- BÁO không sai. Nó tỷ như Bóng với Hình, như tấm gương soi mặt . Nếu Hình chạy thì Bóng chạy. Còn mặt nhăn, nơi gương soi vẫn nhăn theo, nào sai khác?

Bậc Hiểu-Đạo Chân-Chánh, họ vừa Pháp-Thí lại vừa TỰ sửa chữa . Họ căn dặn nói năng sự nguy hại của TÁNH xấu-xa phức-tạp cho nhiều kẻ chừa bỏ, họ liền chừa bỏ. Họ thuyết-giải những ý-nghĩa chân-chánh, họ liền nương theo những điều Chân ấy mà sửa trị tu-tập .

Pháp-Thí là một Pháp Tuyệt-Mỹ, vừa dạy cho mọi kẻ tu-hành, mà chính cũng dạy cho mình tu-tập. Nó công-dụng trong Hạnh-Nguyện Hiểu-Đạo để BIẾT-ĐẠO. Mà chính kẻ nghe Pháp-Thí thích-thú hiểu biết kiên sợ. Từ NGẠ-QUỶ, SÚC-SANH, ĐỊA-NGỤC Tánh kẻ ấy sửa đổi TÂM-TÁNH, ĐẠO-HẠNH trong một thời liền Chánh Báo NHÂN- THIÊN. Thật là Cứu-Cánh từ BA Đường-Ác đến CÕI TRỜI hay CÕI NGƯỜI sung-sướng.

BẬC BIẾT-ĐẠO : Chính Pháp-Thí là nòng cốt để đưa tất-cả vào con đường TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT, nên chi Bậc ấy dùng tất-cả Pháp chỉ dạy phương-tiện Đạo. Lại từ hàng Tiểu-Thừa lần đưa cho họ lên Đại- thừa. Từ Tiểu-Căn eo-hẹp làm cho Phát-Nguyện thù-thắng Tâm-Ý rộng-rãi mà đặng Thượng-Căn Tu-tập thông-thái.

Bậc ấy lại dùng Lời Pháp rành-mạch Quyết-Định nói kẻ tu-hành lập Tâm xảo-trá tuy biết Pháp-Thí nương Đồng-Ứng Tam-Thế, mà Tự mình chẳng chịu SỬA-TÁNH của mình, làm cho TÁNH-TƯỚNG đều phản nhau mà Pháp-Thí thì gọi là Ngụy-Thuyết Giả-Thuyết. Nó chẳng khác nào CON CỌP GIẤY. Họ chỉ nói năng Hùng-Biện To-Lớn Kềnh-Càng, nhưng ruột chứa đầy THAM-VỌNG, dù có thành-tựu chăng cũng không ngoài BA-ĐƯỜNG-ÁC.

Vì sao ? -Vì BIẾT sự Chân-Thật TÂM-TÁNH là những hậu quả của Bậc tu-hành. BIẾT sự xấu-xa thâm nhập ảnh-hưởng nơi CHÁNH-BÁO và CHỊU-BÁO. Pháp tuy Bình-Đẳng nhưng sự CHÁNH-NGỤY Thụ-Báo rất TƯƠNG-XỨNG, Ban hành đúng theo SỞ-NGUYỆN . Lại THẬT- BIẾT chẳng khác nào chọn HẠT GIỐNG để gieo trồng CHẮC-LÉP thành cây trái của CHƠN-TÂM .

Do thế nên mới khuyên can từ buổi ban đầu phải Phát-Nguyện Nhất- Tâm Chơn-Chánh để tu. Sau đặng TỎ-PHÁP Chân-Chánh mà THUYẾT- PHÁP cũng Chơn-Chánh . Kẻ được NGHE Pháp-Thí nương nhờ Chánh Đáng PHƯỚC-ĐIỀN đó mà TRỌN Pháp. Hoặc giả Chư LONG-THẦN HỘ-TRÌ CHÁNH-PHÁP làm cho kẻ Nghe được An-toàn, đến lúc kẻ ấy ra về đương nhiên thích-thú ghi nhớ mà SỬA-SAI y như Bậc đã THÍ-PHÁP . Vì sao ? – Vì Bậc ấy xây-dựng CHÁNH-PHÁP .

Bậc tu nên luôn luôn giữ mức Chân-Thật, mức Chân-Thật ấy có nghĩa: KIỂM-ĐIỂM TỰ-TÁNH sửa sai những gì mọi người chẳng ưa-thích, những gì làm mất Tác-Phong Đạo-Hạnh và tất cả mọi kẻ không chịu, chớ nên làm đến. Dù cho Bậc Tu Trí-Tuệ Thiền-Định hay Thông-Đạt chăng nữa chớ nên dùng Hành-Vi Phi-Pháp. Nếu dùng nó thì Pháp-Thí chẳng tròn sự TÍN, trái lại không được Hộ-Trì TIN-VÂNG của kẻ Nghe Thọ-Pháp.

Nếu Bậc trọng lượng hay gieo trồng Pháp-Thí , từ lời nói đến việc làm đi đôi với nhau như NHÂN-THỪA hay THIÊN-THỪA mà đặng trọn- vẹn . Những Bậc như vậy, dù cho Pháp-Thí lớn nhỏ không đáng kể, liền được rất nhiều kẻ lãnh-hội TIN-VÂNG lời VÀNG làm trọn. Còn hơn kẻ nói nhiều Pháp lớn mà Phẩm-Hạnh chẳng tròn, Vì sao ? – Vì Pháp-Thí cần sự TIN để mà tu sửa, chớ chẳng phải SỢ để mà sửa tu.

Đối với Bậc TIN-PHẬT nương tựa vào Đạo để : TIN-ĐẠO tu trong một thời đến HIỂU-ĐẠO và sau sẽ TỎ-NGỘ mà BIẾT-ĐẠO làm Hạnh-Nguyện trọn-vẹn đặng Chư-Phật Thọ-Ký thành PHẬT. Một trong BA giai-đoạn ấy chẳng khác nào: Những THƯỜNG-DÂN HÀNH-GIẢ kia tuy chưa gặp đặng NHÀ VUA. Cũng như : Bậc Phát-Nguyện tu chưa gặp PHẬT, nhưng vẫn Nhất-Tâm chiêm-ngưỡng , Đồng-Ứng Pháp-Thí, Đồng Sửa-Sai để cho Bậc dưới TIN-VÂNG lãnh Pháp-Thí. Làm cho DUYÊN-PHẬT mỗi ngày càng thêm phồn-thịnh.

LẠI NHƯ : Bậc DÂN-GIẢ một lòng tôn-trọng VUA-QUAN gìn-giữ CỦA CÔNG như của mình. Và bày tỏ sự ích-lợi xây-đắp khai-thác, cùng nhau thân cận giúp-đỡ thương-mến. Làm cho tất-cả vui thích Bảo- Tồn nhiều hơn Sứt-mẻ, nên xóm làng phồn-thịnh trong nước giàu sang khỏi nạn đói khổ.

Do lẽ ấy NHÀ VUA cảm mến, các QUAN khâm-phục lời nói và sự Bảo-Tồn của DÂN-GIẢ chân thật. Bèn ý định tâu cùng NHÀ VUA đem vàng bạc hàng lụa thăng-thưởng cho DÂN. NHÀ VUA liền CHUẨN-Y và phong QUAN-TƯỚC cho Bậc CHÂN-CHÁNH PHÁP-THÍ. Sau NHÀ VUA THĂNG-HÀ, trong nước chọn HIỀN-THẦN kế vị. Bậc Chánh-Đáng đặng TẤN-PHONG làm VUA.

Sự tu-hành tuy nhiên buổi ban đầu kẻ tu mơ-màng vì chưa hiểu thấu nơi vi-diệu của các Pháp. Nhưng nó có một QUYẾT-ĐỊNH TƯƠNG- XỨNG đối với Bậc có Công-Năng tu-tập mà bồi đắp lại rất xứng đáng không sai. Do đó nên các Bậc mới phát BỒ-ĐỀ-TÂM Nguyện mà cầu DIỆU-QUẢ, lại dùng Pháp-Thí làm HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH . Lấy Công-Đức xây đắp Đạo-Tràng, kiểm-điểm để Sửa TÁNH lần tiến-bộ.

Từ nơi TIN-ĐẠO để được sự HIỂU-ĐẠO và lần đến TỎ-BIẾT ĐẠO. Những Bậc tu Chân-Chánh luôn luôn họ Tự thương lấy họ, và họ cũng thương khắp mọi người. Vì lòng BÁC-ÁI VỊ-THA vốn Sẵn nơi Đạo- Tràng Tôn-Chỉnh của Bậc NHẤT-TÂM mới lần lượt Pháp-Thí. Bậc ấy họ xem xét thấy rõ, biết tận từ Nghiệp Căn của kẻ nghe Pháp mà Pháp Thí vừa nơi ý muốn của họ, khiến cho kẻ nghe thích-thú mừng-rỡ đặng ích-lợi tu sửa tiến-bộ.

CÒN BẬC NGHE PHÁP LÀM THẾ NÀO LÃNH-HỘI ?

Bậc tu hành có BỐN THỜI-KỲ nghe pháp:

THỨ NHẤT  gọi  là  :   MẾN-ĐẠO nghe pháp.

THỨ NHÌ      gọi  là  :   SAY – ĐẠO nghe Pháp.

THỨ BA        gọi  là  :   HIỂU-ĐẠO nghe Pháp và Tập Pháp-Thí.

THỨ TƯ        gọi  là  :   BIẾT-ĐẠO nghe Pháp và Pháp-Thí.

Một trong BỐN THỜI-KỲ, Thời nào cũng chẳng ngoài Siêng-Năng , tu không Dừng-Trụ, chẳng Chấp-Pháp , lìa BỐN-TƯỚNG để GIẢI- THOÁT. Nhưng trọng yếu của nó mỗi một Thời có mỗi đặc-tánh một khác tùy theo Nghiệp-Thức mà diễn-hành lừa dối kẻ tu. NÊN CHI : Càng tu khá chừng nào, lại càng thịnh-trọng suy-ngẫm từng vi-tế chừng nấy.

KHÔNG KHÁC : Kẻ THỢ CHẠM kia, càng chạm đến chỗ thành hình bao nhiêu, lại càng cẩn-thận những đường cong tỷ-mỷ. Bậc tu PHẬT cũng vậy.

ĐÂY NÓI VỀ BẬC MẾN ĐẠO

Bậc MẾN-ĐẠO chính là bậc khởi đầu để tu-hành. Nó thường cản-trở vì NGHIỆP-THỨC, cho nên: Từ Công-Phu đến khi nghe Pháp-Thí, trong mọi việc tu-hành nó đều Tự sanh ra TÁNH biếng-trễ, thờ-ơ mỏi-mệt, do dự hay buồn ngủ. Nó tùy theo mỗi người mà lôi kéo, tùy theo mỗi Gia-Cảnh làm cho trễ-nãi việc tu.

Nếu MẾN-ĐẠO mà cố-gắng chống trả với Nghiệp-Thức, có Quyết- Định tiêu dẹp nó, thì con đường Hiểu và Biết không xa, mà đặng TRI- KIẾN GIẢI-THOÁT.

Bằng chẳng qua nổi thì phải chịu nó điều-khiển Sanh-Tử đến MUÔN- TRIỆU Kiếp, gọi là Tiểu-Căn hay Nặng Nghiệp, thật uổng một Kiếp NHÂN-SINH .

NÓ CHẲNG KHÁC MẤY. TRONG THỜI CÒN PHẬT ĐANG THUYẾT-PHÁP 

Thời ấy : Có một TRƯỞNG-GIẢ kia, ngoài 70 tuổi nghe Pháp ngứa- ngáy cựa-quậy ngồi không yên, sau rồi ngủ tại HỘI-TRƯỜNG .

Còn một Ông chừng 17 tuổi chăm nghe, mặt sáng rỡ hào-hứng. PHẬT chỉ trong HAI vị mà nói rằng:

Kìa các ông xem: Trưởng-Giả tuy đã già, nhưng khi nghe thuyết-pháp lại ngủ, vì Tiền-Kiếp Trưởng-Giả đó là Con RỒNG, chưa đặng nghe Pháp bao nhiêu, nên Nghiệp-Thức VÔ-MINH che khuất làm cho không nghe đặng Pháp.

Còn Bậc kia tuy tuổi hãy còn nhỏ, nhưng đã từng nghe đến pháp, mà cũng đã từng phá qua các trở-lực của VÔ-MINH, nên Nghiệp-Thức chẳng làm chi đặng. Mới được nghe Pháp, mới đặng ngồi yên, ngày gần đây sẽ Chứng VÔ-SANH cùng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

NÓI VỀ BẬC SAY-ĐẠO:

SAY-ĐẠO chính là Bậc đang phá Nghiệp-Thức VÔ-MINH. Cầu sự tu-hành làm vai chính, dùng Thế-Gian để phụ-thuộc. Bậc ấy ưa nghe thuyết-pháp, thích-thú LỄ-BÁI ĐẠO-HẠNH, Công-Phu Thiền-Tọa hay tìm hiểu Phật-Pháp. Họ có thể đánh đổi những gì để cầu DIỆU- QUẢ. Thường những Bậc nầy quá SAY đâm ra MÊ-TÍN.

Nếu gặp THIỆN-TRI-THỨC dung-thông chỉ bày thật là quý vô kể. Chẳng khác nào: Kẻ mong ra khỏi khu rừng mà gặp đặng người biết lối ra. Bằng không gặp đặng Bậc Chân-Chánh thật là nguy-hại. Nhưng lỗi ấy: Không phải kẻ mong đi, mà chính do người dẫn lối.

Trên căn bản SAY-ĐẠO tu để HIỂU-ĐẠO đồng với BIẾT-ĐẠO là một đường tu rất tốt. Nếu không SAY-ĐẠO thì chẳng bao giờ TỎ-NGỘ HIỆN-GIÁC. Nếu chẳng SAY-ĐẠO thì không bao giờ Thâm-Nhập TẠNG NHƯ-LAI, nên cần SAY-ĐẠO.

Trong thời kỳ SAY-ĐẠO có hai lối tu: Một là TÍN-TÂM CHIÊM- NGƯỠNG . Hai là TÂM TÍN-NGƯỠNG, có Tự-Tánh tìm Chân-Lý Phật-Pháp mà tu .

Bậc TÍN-TÂM CHIÊM-NGƯỠNG tu bằng TIN Phật , đọc tụng , Lễ Bái, lấy tất-cả tâm chí tinh-hoa TIN Phật, gìn-giữ GIỚI-HẠNH đúng- đắn, lập THIỆN-CĂN vững, TỪ-BI HỶ-XÃ, BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI cùng NHẪN-NHỤC. Những Bậc tu như vậy cũng được HIỂU và BIẾT ĐẠO Mầu-Nhiệm Cứu-Cánh về CÕI PHẬT.

Còn bậc TÂM TÍN-NGƯỠNG, tìm Chân-Lý TỰ-TÁNH để mà tu, nhưng khi coi KINH chớ nên học thuộc vì BỊ-BIẾT. Lúc được nghe thuyết-Pháp chớ suy nghĩ riêng nơi mình mà khó nhận thức được trọn THỜI pháp.

Nên lìa bỏ những cái Hiểu-Biết của mình để trừ LÝ-CHƯỚNG đặng lãnh cái Hiểu-Biết của Bậc Chỉ Dạy. Bằng cần dùng theo sự Hiểu của Mình là phải mà Thọ-Chấp thì không tiến-bộ. Vì sao? Vì LÝ- CHƯỚNG sẽ đem lại cái SỰ-CHƯỚNG nên khó tu. Nó cũng gọi là NGHIỆP-CHƯỚNG, ngăn cản của sự SAY- ĐẠO vậy.

Từ nơi SAY-ĐẠO đến mức Hiểu-Đạo nên xa lìa BẢN-NGÃ, chớ vội cho mình ĐÃ HIỂU, vì chỗ HIỂU đó cũng có 8 vạn 4000 Bậc để lần đến BIẾT.

Khi đến giai-đoạn BIẾT-ĐẠO lại càng thịnh-trọng từng vi-tế chu-đáo hơn. Vì sao ? – Vì khi Nghi-Chấp đến đâu thời Phá-Chấp liền Hiểu-Biết đến đó. Do lẽ Phá-Chấp đến KHÔNG-PHÁP hoặc giả nơi KHÔNG vẫn SẴN-CÓ. Mà ngược lại chính BẢN-NĂNG chưa có một mảy-may nào về CHÂN-CHÁNH HOÀN-MỸ cả. 

Nên chi khi BIẾT-ĐẠO chẳng xa lìa PHÁP-THÍ, chẳng e-ngại nơi Chấp hoặc Lìa Chấp, miễn là HẠNH-NGUYỆN đầy đủ tròn khắp, cần nương theo câu: NHƯ-LAI VÔ-BIÊN THỀ-NGUYỆN-SỰ .

Đối với sự tu-hành hay đối với Phẩm CÔNG-ĐỨC nó rất Thọ-Xứng . Do chỗ Công Thọ-Xứng ấy mà các Bậc tu-hành mới CẦN TẠO và CỐ TẠO để đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT HOÀN-TOÀN chẳng còn Tập- Khí Sanh-Tử .

Bằng ngồi yên mà suy nghĩ hay nương tựa nơi mơ-màng CẦU-BÁO, thì nó có đặng chỗ BÁO chăng cũng in như sự mong-cầu đó chớ không hơn kém. Nên đem tất cả LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG KHÔNG CHẤP-TRƯỚC để CẦU liền đặng Trọn-Vẹn như Ý-NGUYỆN. Nên những Bậc tu hành mong cầu nghe Pháp, hay mong sự thành tựu, thời cũng nên tỏ ra TỰ-TẠO một THÙ-THẮNG CÔNG-ĐỨC để CẦU. Chớ nên Thử- Thách mà Cầu, chớ nên Lợi-Dụng để Cầu, chớ nên đem Tâm Hiện-Hữu mà Cầu, thì con đường GIẢI-THOÁT khó đến vậy./. 

                                 NAM-MÔ TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM PHẬT

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI BA :

TƯỚNG-TÂM

 

TƯỚNG là TÂM . Nếu nói do TÂM sanh TƯỚNG, đó cũng là lời phương-tiện nơi Sở-Chấp Năng-Biệt của Pháp TƯƠNG-ĐỐI :

CÓ TRONG. CÓ NGOÀI. Nên Bậc Viên-Dung phải tùy-thuận nói theo thế thôi, chớ thật: TƯỚNG chính TÂM . Vì sao ? -Vì Tướng DUY-NHẤT.

Bằng quan-sát: BÊN TRONG: Có RUỘT-GAN -TIM -PHỔI toàn khắp là THÂN, thì THÂN vẫn TƯỚNG. Còn BÊN NGOÀI: Cảnh Sở-Thích hay Không Thích, hoặc dùng Công tạo thành hay Có Sẵn. Từ Cảnh- Giới MÊ đến TƯỚNG Đại-Giác Phật Quốc, chớ bao giờ gọi là TÂM ?

Nên chi từ một Công tu-tập, đến chịu khó Hạnh-Nguyện Độ-Sanh, đều nằm nơi Phẩm CÔNG-ĐỨC mà tu rốt-ráo cùng TỎ-BIẾT, thì CÁI BIẾT đó là PHÁP. PHÁP vốn TƯỚNG nào phải TÂM? Nếu cho đó là TÂM, thì từ nơi TÂM phải đi vòng qua PHÁP, rồi đến TƯỚNG ?

Do TƯỚNG chính TÂM là Quyết-Định của NHỨT-THỪA . Khỏi vòng TAM-THỪA đến MỘT-THỪA . TƯỚNG nó có sự Quy-Định sẵn, còn TÂM chẳng Tự-Quyết . Vì sao ? – Vì TÂM nằm nơi VÔ-TƯỚNG để lần BIẾT gọi là TÂM-KHÔNG , đến ĐÃ BIẾT gọi là TÂM-THÔNG, qua THẬT-BIẾT gọi là NHẤT-TƯỚNG, về TRỌN-BIẾT trùm khắp là NHƯ-TƯỚNG. 

Bởi đó nên TƯỚNG chính là một Huyết-Hệ Trọng-yếu, mà từ xưa đến nay lầm-lẫn trên con đường tu-tập. Lắm kẻ LÌA hẳn TƯỚNG để ngồi TƯ-DUY, DIỆT hẳn TƯỚNG để cầu RỖNG-KHÔNG NIẾT-BÀN. 

Có Bậc lập VÔ-VI-PHÁP để TẬN-DIỆT-ĐỊNH, thiếu nhiệm-vụ Sửa- Sai TÂM MÌNH trước mắt, chỉ nhìn nơi Ảo-Tưởng Viễn-Vông để buộc TÂM trong RUỘT, Quán Đảnh trên ĐẦU, vẫn có CÔNG nhưng chưa RÕ LỐI .

TÔI khuyên các Bậc tu-hành dùng TƯỚNG ĐẠO-HẠNH, từ Cử-Chỉ nói-năng trong căn-bản ĐẠO-ĐỨC HIỀN-LÀNH. Lấy các TƯỚNG trước MẶT làm TÂM-MÌNH để tu. Chịu qua tất cả những HOÀN- CẢNH THỬ-THÁCH mà không QUÁI-NGẠI. Đó chính là PHẬN-SỰ của Bậc tu-hành TIÊN-PHẬT hoặc THÁNH-TĂNG cũng đó.

ĐỨC THẾ-TÔN Ngài đã vạch sẵn một Chương-Trình tu-tập LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG rất tỉ-mỉ công-phu không một LỜI thiếu-sót, không một SỰ nào chẳng tận từ CHƠN-CHÁNH liên-hệ với nhau.

Từ Phẩm CÔNG-ĐỨC đến tu-tập thi-hành LỤC BA LA và TƯỚNG Thu-Nhiếp, gọi là TỨ-NHIẾP-PHÁP. Chung lại TU các PHÁP đặng thấu-đáo TỎ-NGỘ PHÁP.

NGÀI THƯỜNG NÓI:

TƯỚNG hay nhiễm TÂM. Nếu TƯỚNG: SÁT-ĐẠO-DÂM các ông chẳng LÌA để tu, thời dù cho TRÍ-TUỆ THIỀN-ĐỊNH chăng, TÂM vẫn Tập-Nhiễm Sanh-Tử : Vì sao ? – Vì TƯỚNG chính TÂM, lầm-lẫn lấy TRONG bỏ NGOÀI, mà nhận TÂM ra TƯỚNG.

Bằng Bậc Tu nào chỉ đi trong Trí-Tuệ , tự suy-nghĩ Phá-Chấp thì đặng đấy. NHƯNG NGƯỢC LẠI: TƯỚNG PHÁP không Dung-Thông . Vì TƯỚNG là CHỦ của TÂM-PHÁP. Mà TƯỚNG chẳng dung-hòa thỏa- mãn, lấy đâu thành tựu BA-THÂN? 

Nếu Bậc tu-hành chẳng nghe, hãy còn y-nguyên dung-dưỡng CỬ-CHỈ NGÔN-NGỮ đến HÀNH-VI BẤT-THIỆN, mà làm những điều PHI- ĐẠO. Dù Trí-Tuệ thông-suốt Phá-Chấp chăng, nhưng để sau cùng mà CHẤP-THỦ.

NÓ CHẲNG KHÁC MẤY:

Người nằm trên BE CẦU, chỉ suy nghĩ xây-cất LÂU-ĐÀI, trang-hoàng rực-rỡ, nào là Xe-Lọng, Tràng- Phang, kẻ TÔN-SÙNG , người ĐƯA ĐÓN chẳng thiếu-sót. Trong khi ấy HỌ có quyền nghĩ những gì được cả. NHƯNG NGƯỢC LẠI: Họ không có quyền Chân-Thật Thọ-Hưởng Tòa LÂU-ĐÀI và VẬT-DỤNG mà HỌ đã nghĩ.

CŨNG NHƯ:

Bậc tu-hành dù cho có ngồi dùng Trí-Tuệ đến Cứu-Cánh GIẢI-THOÁT. Nhưng không bao giờ đoạt đến THẬT-TƯỚNG CHÂN- NHƯ mà trọn NHƯ-TƯỚNG. Bậc ấy chỉ hưởng trên GIÁC suy-tưởng thôi , Còn TƯỚNG vẫn chống đối chưa thỏa-mãn , gọi là Tập-Khí Sanh- Tử .

Bậc tu-hành chẳng làm cách gì hơn HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH , nương theo Đạo-Tràng căn-bản Tôn-Chỉnh TƯỚNG , lập THIỆN-CĂN để thu-nhiếp thỏa-mãn , tỏ-rõ TỊNH , BẤT-TỊNH đều NHẤT-TƯỚNG không HAI. Nhưng chẳng Tập-Nhiễm Trơn-Liền, goị là TÂM-TƯỚNG ĐỒNG-NHẤT, đó mới thật là KHÉO-TU .

Lại CHÁNH-NIỆM cần thi-hành TƯỚNG trong LỤC-BA-LA, TỨ- NHIẾP-PHÁP và tất-cả các TƯỚNG để thâm-nhập Tỏ-Biết CHÁNH- GIÁC, chớ chẳng suy-nghĩ rằng CHẤP với KHÔNG-CHẤP. Đến lúc CHƠN-GIÁC thì dù có CHẤP chăng cũng không còn lấy MỘT-CHẤP vậy.

TÔI NÓI: TƯỚNG CHÍNH TÂM CÁC ÔNG. Đó cũng là Lời chỉ Quyết-Định Không HAI, sai khác chút nào. Nhưng phải tùy Công- Năng tu-tập rõ thấu mà nhận lãnh LỜI NÓI trên.

Bằng có Bậc TIN TÔI, cũng chưa đặng trọn sự Tỏ-Biết cặn-kẻ, cần phải tu-niệm theo lời nói: CÁC TƯỚNG VỐN LÀ TÂM MÌNH. Để tất-cả công việc lớn nhỏ đều phải tu, nên LÀM mà ĐẾN chớ nên NHẬN CÀNG mà đặng sao? Bậc như vậy mới TIN-TÔI.

Sự tu-hành nhìn vào Công-Đức Phẩm-Hạnh, cân với sức Chịu-Đựng để Tỏ-Biết. Tuy thế, nhưng nó thật là TƯƠNG-XỨNG mà Sở-Đắc. Nghĩa ấy không sai chạy đối với Bậc đã Tu. Miễn dùng TƯỚNG để Tu, chẳng Mắc-Miếu TƯỚNG, được Tỏ-TƯỚNG CHÁNH-GIÁC trùm khắp.

TƯỚNG tuy sai khác, nhưng không sai khác chút nào, Vì sao ? – Vì ĐỒNG không sai, mà CHẲNG ĐỒNG bị sai. Đó cũng là một Chính- Yếu nơi Pháp DỊ-DIỆT.

NÊN PHẬT NÓI :

TƯỚNG tuy có MỘT, nhưng TÂM-ĐỊA các Ông không ĐỒNG thành thử SAI, có chỗ CHỊU-BÁO và có nơi được CHÁNH-BÁO.

Chỗ CHỊU-BÁO phải cực-khổ, họ cầu CHÁNH-BÁO. Khi toại- nguyện Sở-Cầu, thì sự cực khổ liền MẤT, nơi ấy gọi là DỊ-DIỆT Pháp. NGƯỢC TRỞ LẠI: Bậc được nơi Chánh-Báo giàu sang mà đi nơi Tâm-Địa xấu-xa, liền đến chỗ CHỊU-BÁO nó cũng DỊ-DIỆT vậy .

TÂM-ĐỊA thì nhiều lớp không Đồng , nên Tướng phải nhiều HÌNH sai khác, tùy theo HÌNH ấy mà ra THỨ-LỚP. Thứ-Lớp Năng-Biến và Bị- Biến trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI, CÕI TRỜI và NGƯỜI .

Nhưng CÕI-TRỜI hoặc CÕI-NGƯỜI hay CẢNH-GIỚI của TAM-THIÊN do bởi không Đồng, Sai khác, nên có BỐN-TƯỚNG làm căn- bản hiện diện cho các ĐỒ-DÙNG để CHÁNH-BÁO và CHỊU-BÁO . BỐN-TƯỚNG ấy là: THANH, THÔ, TỐT, XẤU, tùy theo Sở-Thích QÚY-BÁU hoặc KHÔNG-QUÝ mà Thọ-Lãnh.

Chỉ vì các Ông lầm nơi mong cầu, nuôi sự Thích-Muốn mà chạy trong chìm đắm SÁT-ĐẠO-DÂM. Khi tu-hành lại chẳng sửa-sai trừ bỏ trở thành VỌNG. Nơi Vọng ấy chính là phát-sanh THAM do TÂM bị nhiễm xấu-xa, tư riêng, dục lợi trở nên TÂM-ĐỊA. Đã Tâm-Địa thì phải nằm căn-bản của PHÁP-THÔ. Cho nên có giàu sang Chánh-Báo đến đâu chăng sự Thọ-Hưởng không ngoài: ĐẤT-CÁT.

TA BIẾT tận từ, tận gốc CHỊU-BÁO CHÁNH-BÁO riêng tư từng Cảnh-Giới một, cho đến TAM-THIÊN cùng khắp. Mà THẬT-BIẾT sự MÊ-LẦM của các Ông trót vào chỗ THÔ mà chịu chung, lại tưởng mình sung-sướng. Nên TA vì các ÔNG mà nói: HUYỂN-HÓA, để các Ông lìa bỏ từng TƯỚNG tham-vọng tập-nhiễm, đặng đến CHÂN-TƯỚNG rộng-rãi, CHÁNH-GIÁC hoàn-toàn Bất-Biến mà đặng hưởng như TA, chẳng còn chịu trong sự DỊ-DIỆT nữa .

Những lời PHẬT nói trên , TÔI mong cho các Bậc tu-hành ghi nhận để tu . Chớ nên dùng Ảo-Tưởng ngồi yên gọi là: ĐẶNG hay ĐẮC cùng Đến mà chẳng Tỏ-Biết sự Chân-Đế hiện tiền, TƯỚNG-TÂM của mình rơi-rớt. Nên dụng TỨ-NHIẾP đặng rõ biết vẹn-vừa trong đường tu, chẳng DƯ không THIẾU thì chắc-chắn sẽ thành-tựu .

TƯỚNG chính TÂM. Khi Đã-Biết TƯỚNG là TÂM của MÌNH, thì dù có đi trong: SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ-XÚC- PHÁP để tu chăng, cũng không còn Nhiễm-Trước đến nó, lại nương nhờ nó được TỎ-NGỘ.

Bằng Không Biết: Thời vì SẮC mà ĐẮM. Bởi THINH mà SAY. Do HƯƠNG mà MUỐN. Tại VỊ mà GIÀNH. Nơi Bốn Tướng Mê-Lầm cho mình ĐÃ-BIẾT, chạy theo sự Hiểu-Biết của mình mà bị XÚC- PHÁP đặng nhận TÂM bên trong, bỏ TƯỚNG bên ngoài.

Giữa Hai trạng thái: Biết TƯỚNG là TÂM mình. Chưa Biết TƯỚNG là TÂM. Hoặc Biết: SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC , PHÁP cùng chưa Biết, nó có sự Lợi và Hại. Nó NGƯỢC-XUÔI và XUÔI-NGƯỢC, NGỘ-MÊ cũng vậy.

Các TƯỚNG-PHÁP nơi LỤC-BA-LA thật là Tuyệt-Mỹ. Bậc tu nên thi-hành Chân-Chánh để nương nhờ Pháp ấy mà rõ thấu đoạt đến rốt-ráo HẠNH-NGUYỆN. Có nghĩa là cho mọi Người và Mình đồng CHÁNH- GIÁC. 

THẾ NÀO LÀ : TƯỚNG-PHÁP LỤC-BA-LA TỎ-BIẾT ? 

Khởi đầu Pháp LỤC-BA-LA: Thời BỐ-THÍ làm vai chính, chi-tiết của nó gồm có: PHÁP-THÍ, VÔ-ÚY-THÍ và TÀI-THÍ. Còn đứng về con đường Duy-Nhất có MỘT không HAI, thì chỉ TƯ ỚNG chính TÂM mình để tu .

Nên tất-cả từ lời nói đến Vật-Dụng Tài-Sản cùng khắp thảy đều là TƯỚNG. Khi đã biết Tướng chính Tâm mình, đem ra áp-dụng quan-sát tu. Thời nó có Hai yếu-điểm làm đích đo-lường TƯỚNG-TÂM đặng rõ biết sự DƯ-THIẾU TĂNG-GIẢM, để thực-hành con-đường tu cho được vẹn-vừa trọn-vẹn BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM .

HAI YẾU-ĐIỂM ẤY LÀ:

MÌNH-MUỐN hay KHÔNG-MUỐN hoặc MÌNH-THÍCH cùng KHÔNG-THÍCH . Hai yếu-điểm ấy, từ công việc HẠNH-NGUYỆN tu- hành , hoặc Đồ-Dùng trang-trí, Ẩm-Thực, Y-Áo. Tất-cả các Tướng-Pháp đến, Bậc tu-hành phải làm để biết trọn, sau đặng Viên-Thông, nếu chẳng làm khó thành-tựu.

VÍ-DỤ: Có việc đưa đến, chính mình Không MUỐN, nhưng kẻ khác nhờ giúp-đỡ cho họ trong khi họ MUỐN. Đó chính là TƯỚNG-TÂM của kẻ ấy đang cần, chớ chẳng phải của Mình .

Mình vì Tướng-Tâm của họ. Nhưng trước khi làm phải nhận-xét, không có sự tổn-hại đối với đường tu của mình cho lắm. Nên giúp họ trong lúc CẦN. Vì sao phải nhận-xét?  Chỉ vì BI phải có TRÍ nên nhận-xét. Nếu BI không TRÍ chớ vội làm .

NGƯỢC LẠI :

Đối với MÌNH-MUỐN, nhờ người kia giúp mình , nên nhận định đối với TƯỚNG-TÂM của họ có đủ sức giúp không ? Nếu nhận-định được thì nhờ họ để gieo Duyên. Bằng quá sức của họ chớ nên nhờ. Họ giúp nhưng thiếu-khuyết chớ đem lòng phiền-trách , mà con đường Tướng-Tâm chẳng trọn .

VỀ ĐỒ DÙNG :

Món đồ MÌNH-THÍCH mua đem về NHÀ hay CHÙA- THÁP chẳng hạn. Dùng trong một thời-gian không Thích nữa, đem đi cất gát một nơi. Trong khi mình thích món ấy chính TƯỚNG-TÂM của Mình. Lúc không Thích vì Công-Đức của Mình đã qua mà Chánh-Báo món tốt hơn, nên gát lại. Có kẻ nhìn thấy, một là họ thiếu dùng, hai họ sở-thích ngõ ý mua lại hoặc xin mình, thì chính mình được biết rõ TÂM của họ đang Thọ-Báo trong món ấy.

Nếu nhận xét mình không thích hay ít thích hoặc dư dùng, vì TÂM của họ mà BỐ-THÍ. BẰNG NGƯỢC-LẠI: Tự Kiểm-Điểm để đo mức TÂM mình trong lúc ấy, được sự tiến-bộ chu-đáo hơn, như: vui-vẻ bình-dị mà cho, hay TƯỚNG của họ đối với mình TƯƠNG-XỨNG mà cho? Hoặc cho vì khinh-rẻ dòm ngó xấu-xa, chính mình cho để bỏ ghét? CÒN KHÔNG CHO : Vì TƯỚNG của họ không thích-hợp mà không cho? Hay vì lòng mình tiếc mà không cho? Nó rất nhiều khía- cạnh và trạng-thái, miễn Ngược-Xuôi để soi biết, cổi-giải, được sự BỐ- THÍ ích lợi trên con đường lập Pháp tu-hành .

Bằng có Bậc mà đặng biết như vầy, Một trong Ba Bậc :

– BỐ-THÍ người giàu-sang hơn mình, dù sao mình cũng có Sẵn Chánh- Báo vô kể, hôm nay mới được BỐ-THÍ .

– Bằng có Bậc ngang hàng Tương-Xứng với mình. Thời trái lại VỊ-THA mà BỐ-THÍ.

– Nếu có Bậc cực-khổ hay thiếu dùng, xin hay mua lại. Mình tự Phát- Tâm BỐ-THÍ, chính là mình sẽ đặng Chánh-Báo lần đưa .

Biết được như thế thật là LỢI vô kể, khó nghĩ bàn .

VỀ GIA-ĐÌNH hay CHÙA-THÁP :

Trong GIA-ĐÌNH hoặc CHÙA- THÁP của mình, cần siêng-năng sắp-xếp thứ-tự. Thời đặng TINH- TẤN, mà chính mình vào Phẩm TRANG-NGHIÊM. Từ trong đến ngoài sạch-sẽ được TƯỚNG-TÂM THANH-THOÁT. Các đồ-dùng hiện tại dù quý báu sang cả hay không đáng giá chi, cũng thảy đều sửa-soạn trang-hoàng cho ngăn-nắp vẻ-vang tỉ-mỉ. Thời đặng TƯỚNG Trọn-Vẹn Hiểu-Biết không thiếu-sót .

Nếu bừa-bãi: Tự đem TÂM hoài-mong, vọng-ước, dụ-dự không sắp xếp. Cùng với để chờ cho có tiền bạc mua sắm vừa ý-muốn rồi sẽ làm.  Đó thật là sai, vô tình đem Tướng hiện-hữu vào nơi ảo-tưởng , chớ chẳng biết: Làm đây, mới có đó, Tướng-Tâm trước mặt có tỏ biết MỘT, mới đến Tỏ-Thông VẠN-TƯỚNG. Dù cho Bậc hiểu biết sâu-xa, cầu-kỳ cách mấy chăng, mà không biết hiện-tại trước mắt, vẫn không Đỉnh-Đạt TÂM, mà Ý cuồng-quay lộn-xộn lu-mờ hiện-diện.

Bằng được ngay thẳng điều-chỉnh TRANG-NGHIÊM như trên, thì cũng chớ THÍCH-MUỐN Quá-Đà , đem vào sự đòi hỏi trang-trí, nuôi sự ưa- thích cầu-kỳ, dung-dưỡng TƯỚNG-TÂM vào lòng Dục-Vọng. Đó chính là làm TƯỚNG bị chìm nơi SẮC-TƯỚNG, gọi là: Theo SẮC mà ĐẮM.

CÓ NGHĨA LÀ:

Trong giai-đoạn nào, thời chỉ biết làm tròn với thứ-lớp đó , chớ không thể đòi hỏi hơn. Nếu đòi hơn mà không điều-kiện thì BỊ-TĂNG, chẳng Tương-Xứng với hiện tại. Còn thờ-ơ bị TƯỚNG GIẢM. Đối với Bậc tu Chơn-Chánh, họ có Phẩm-Hạnh tao-nhã, lại chẳng mắc-miếu sự THAM-MUỐN , tạo đặng mức vẹn-vừa , kết-hợp các TƯỚNG mà Tỏ-Biết chu-đáo . Nhờ vậy sau khi Chánh-Giác Hành- Nguyện trong LỤC-ĐẠO, làm cho tất-cả mọi kẻ thảy đều khâm-phục, họ đồng Tán-Thán TIN-VÂNG, nghe sự chỉ bày không thiếu-sót mà đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .

VỀ MỤC LÃNH TƯỚNG-TÂM ĐỂ TỎ-BIẾT :

Nếu có kẻ thành Tâm khẩn muốn, thời họ chẳng biết cái TÂM ở chỗ nào. Nên mua sắm LỄ-VẬT, NHANG-ĐÈN-HOA-QUẢ đặng Cúng- Kính. Vô-Tình hay Cố-Ý, họ đem Chân-Thật TÂM mà Cúng-Dường. Đó chính là những điểm Bậc tu nên biết, chớ cho là giả-tạo. Nhưng nó tùy theo TƯỚNG-TÂM, Công-Đức cùng Căn-Cơ của mỗi người hoặc mỗi kẻ mà mua sắm không Đồng, để Chứng-Minh TÂM-ĐỊA Chịu-Báo hay Chánh-Báo của Lục-Đạo. Nên chi LỄ-VẬT có kẻ mua sắm thật Tinh-Vi Tươi-Tốt, có người Kém-Khuyết Xấu-Xa. Đó chính là TƯỚNG-TÂM của họ.

Đứng vào Bậc Tu Thọ-Lãnh Tướng-Tâm của mọi người nên biết rõ điểm trên đặng dìu-dắt .

HAI NỮA :

Chớ phân-biệt LỄ-VẬT Tốt-Xấu bất Bình-Đẳng. Nên tỏ tình cung kính thịnh-trọng TƯỚNG-TÂM với lòng Thành của mọi người, mà đem sắp Lễ-Vật cho ngay ngắn trên BÀN PHẬT, cùng đứng ra chiêm-ngưỡng cúng lạy van-vái theo ý của kẻ DÂNG-LỄ, làm cho họ thích-thú vui-vẻ đến lúc ra về không một lời ta-thán .

Lại có người mua sắm ĐỒ-DÙNG cho Mình. Trong sự CHO ấy chia ra Ba thứ lớp như: TÌNH-THẦY Cung-Kính mà Cho. TÌNH-BẠN cảm- mến mà cho. TÌNH HÀNG-XÓM Thân-Thiện mà Cho.

Nhưng kẻ ấy đứng vào Bậc GIÀU hay NGHÈO, có DANH-GIẢ hoặc KHÔNG DANH-GIẢ, lại với món đồ cho ấy: XẤU-TỐT, QUÝ hay KHÔNG QUÝ, Đồng với TƯỚNG-TÂM Sở-Thích của Mình, hay Không Thích . Bậc tu vẫn một Mức tỏ tuồng vui-thích để khỏi phụ với TÂM Thành-Kính hay Cảm-Mến hoặc Thân-thiện của mọi người đã đem cho mình.

HAI NỮA:

Cũng cần đến TỰ-LƯỢNG mà Thọ-Lãnh và cần đến sự Cung-Đáp để vẹn vừa chỗ Lãnh lấy của người. Nếu người ấy là học-trò tu-tập, thì phải giúp họ thế nào? Bằng là Bạn thì phải làm ra sao? Cùng người hàng xóm phải chu-tất thứ gì Cho đúng lẽ LƯU-HỮU?

Tùy theo mỗi mỗi mà Tỏ Biết đáp ứng vẹn-vừa để đều-đặn trong Pháp BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM .

Những lời Tôi nói tuy sơ-sài chẳng có cầu-kỳ chi, nhưng nó không ngoài chỉ thẳng TƯỚNG chính TÂM mình phải thu-nhiếp từng tỉ-mỉ để đến Tỏ-Biết Chân-Thật trùm-khắp chẳng thiếu sót. Khi mà đặng làm trọn Tướng thời rõ thấu những Pháp cực-kỳ Tuyệt-Mỹ và Biết tất-cả sự Kín-Nhiệm của NHƯ-LAI-TẠNG vậy.

THẾ NÀO LÀ: TƯỚNG TRÌ-GIỚI TỎ-BIẾT?

Nơi TRÌ-GIỚI Tỏ-Biết của con đường Duy-Nhất, TƯỚNG chính TÂM mình , nó không Hai. Nhưng sự quan-sát BUÔNG-GIỚI trùm-khắp để được rõ biết. Từ MỘT TƯỚNG đến Vô-Lượng Vô-Biên Tướng đều là TÂM mình, nhưng chính mình Lầm-Mê rơi-rớt mà chưa Biết hết. Còn Chư-Phật là Bậc đã TRỌN-BIẾT tất-cả. Nên tu-hành mới lập: BA-TÂM và NĂM-NGUYỆN có câu: PHẬT-PHÁP VÔ-BIÊN THỀ NGUYỆN HỌC. NHƯ-LAI VÔ-BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ .

Vì vậy Bậc Tu cần nên dùng Trí-Tuệ để Phá-Chấp mà chu-đáo TÂM, VÔ-BIÊN-GIỚI, TÂM đã Vô-Biên thì TƯỚNG vẫn trùm-khắp, TƯỚNG đặng Đồng-Nhất liền CHÁNH-GIÁC.

TRÍ-TUỆ phải dùng như trên, còn sự Làm theo thứ lớp cũng phải chăm- chỉ cần-mẫn mà Thi-Hành đúng đắn. Tùy theo Công-Năng Mức-Độ qua từng Giới-Hạn gìn-giữ vẹn-vừa, không DƯ THIẾU TĂNG GIẢM, gọi là TRÌ-GIỚI TỎ-BIẾT .

TƯỚNG TINH-TẤN TỎ-BIẾT :

Sự TINH-TẤN Tỏ-Biết ấy nó phải có đủ Chí-Nguyện Cầu-Tiến không ngừng, để Hiểu-Biết từng công-việc Hành-Nguyện tu-tập qua từng GIỚI-HẠN của Pháp-Giới, khi Trì, lúc cho Qua, mà Siêng-năng kiểm- điểm đặng lần vào TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

TƯỚNG NHẪN-NHỤC TỎ-BIẾT :

Tướng NHẪN-NHỤC Tỏ-Biết chính là TƯỚNG chớ vội vàng chấp- nhận các Pháp, khi mà Bậc tu-hành LÝ-SỰ chưa đặng Viên-Thông , hãy còn tựa vào Một TƯỚNG phỏng-đoán cho rằng mình: ĐẮC hay ĐẾN hoặc ĐẶNG. Còn trong Hạnh-Nguyện cũng chớ nên Tự-Cao vì Bản-Ngã mà phải cố-gắng trong tất-cả Tướng-Pháp để Trọn-Biết gọi là: TƯỚNG NHẪN-NHỤC Tỏ-Biết.

TƯỚNG TRÍ-TUỆ :

Là một TƯỚNG chung gồm để sáng-soi hiểu-biết. Từ công-việc Hạnh- Nguyện đến sự giúp-đỡ hoặc lời nói Bất-Thiện hay Thiện thảy đều Tỏ- Biết. Nó đi sát liền với: BI-TRÍ-DŨNG, GIỚI-HẠNH-NGUYỆN để cầu CHƠN-GIÁC.

TƯỚNG THIỀN-ĐỊNH :

Cũng là một TƯỚNG giúp cho Trí-Tuệ Cứu-Cánh. TIN PHẬT PHÁP,  Tin Chân-Lý và Tin Mình chẳng còn Sự-Nghi. Nó lại giúp cho rõ biết cùng khắp Pháp-Giới, đi vào BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ĐA, thâm-nhập BÁT-NHÃ đặng CHÁNH-GIÁC CHÂN-NGUYÊN tận-từ NHẤT-TƯỚNG đồng NHẤT-THỂ trùm khắp NHƯ-TƯỚNG vậy.

Nơi Tướng-Pháp LỤC-BA-LA chung gồm để THẬT-BIẾT, nó là một Pháp-Môn rất cần cho Bậc Tu đặng Trọn-Biết chu-đáo tỉ-mỉ, khỏi sự phân-biệt để nhận-lãnh: TƯỚNG chính TÂM. Vì CHÂN-THIỆN của Mình đã đánh rơi rớt từ lâu, nay Hoàn-Lai Chánh-Báo .

Từ khi ĐỨC THẾ-TÔN THỊ HIỆN Ngài vẫn thường chỉ thẳng TƯỚNG chính là TÂM của các Ông.

PHẬT NÓI:

Chỉ vì Chúng sanh lầm mê, nên từ Bản-Thể CHƠN-TÂM trùm khắp chẳng chịu nhận, lại lầm nhận Thân GIẢ HỢP làm TÂM, nên bị Sanh Tử mà có CHỊU BÁO CHÁNH BÁO sai khác.

Qua thời LỤC-TỔ HUỆ-NĂNG Ngài lại chỉ thẳng nơi Kinh PHÁP- BẢO-ĐÀN mà nói: TÂM CÁC ÔNG RUNG. NÀO PHẢI PHƯỚNG RUNG. Có một số nhận được: TƯỚNG chính là TÂM mình, nên TÔN-SÙNG mà nương theo tu-tập: TƯỚNG-TÂM đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

Ngày HÔM NAY:

CHÍNH-TÔI, nhận thấy đối với con đường tu-hành thật quá TIN-PHẬT. Do sự TIN ấy lắm Bậc XUẤT-GIA, nhiều Bậc CƯ-SĨ đồng cố-gắng đào-tạo cho mình đặng Tri-Kiến Giải-Thoát hiện tại. Nhưng tại sao chưa đặng Trọn-Nguyện? Vì DƯ-THIẾU TĂNG- GIẢM nên có nhiều Bậc dùng về HIỂU-BIẾT TRÍ-TUỆ chớ chẳng Thi- Hành TU-CHỈNH, gọi CÓ-LÝ, KHÔNG-SỰ.

Còn lắm Bậc tu rất dày công trong việc THI-HÀNH ĐẠO-HẠNH, nhưng thiếu sự HIỂU-BIẾT TRÍ-TUỆ CẦU-TIẾN. Giữa Hai Trạng Thái không ĐỒNG nhau thành-thử mơ-màng nơi THẬT-TƯỚNG cùng VÔ-TƯỚNG để đến CHƠN-GIÁC mà đặng Toại-Nguyện SỞ-CẦU .

CŨNG NHƯ:

Thời còn PHẬT, DƯ Bậc Chỉ bày, THIẾU Bậc TIN để tu. Hôm nay lại DƯ Bậc TIN-TU, mà THIẾU sự Chỉ-Bày.

TÔI chẳng phải là: AI. Nhưng ai muốn TÔI cũng đặng. TÔI chỉ BIẾT TỎ-RÕ các TƯỚNG trùm khắp là CHÍNH-TÔI, nên TÔI lại chỉ Thẳng. Nếu Bậc TIN-TÔI tu-tập LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG sẽ TỎ-NGỘ CHƠN-GIÁC. 

NAM-MÔ THANH-TỊNH DIỆU-PHÁP-THÂN TỲ-LÔ GIÁ-NA PHẬT

 

TỊNH VƯƠNG

Kỷ-Niệm ngày mùng 8 tháng Chạp Mậu-Thân.

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN :TÁNH-TƯỚNG

 

TÁNH VỐN VIÊN-MINH TỊCH-TỊNH BÌNH-ĐẲNG

TƯỚNG thời sai khác, vì sao? Vì TƯỚNG chính TÂM. Do TÂM năng KHỞI năng BIẾN  nên BỊ-BIẾN. TÂM vốn chẳng Dừng-Trụ  trở thành không nhứt định bởi mong cầu Điên-Đảo. Khi thì THÍCH-MUỐN, lúc lại KHÔNG.

         Nó có nhiều chứng-tật, vì hay Năng-biệt nên Bị-biệt phải vướng-mắc vào Pháp TƯƠNG-ĐỐI, lại dành chịu tư riêng ĐƯỢC-MỪNG, MẤT-BUỒN. Việc THÍCH là HỢP, CHẲNG-THÍCH không HỢP. Chung lại gọi nó là DUYÊN-KHỞI, bởi Khởi mà Tự-Sanh PHÁP. Nhận lầm từng Sở-Thích, lìa bỏ từng Không-Thích, Mong từng Sự-Muốn, chẳng chờ những gì Không-Muốn. Trở thành: CÓ-KHÔNG, KHÔNG và CÓ. Nơi CÓ chính là TƯỚNG. Chỗ KHÔNG đó lại TÂM.

         Khi đã CỐ-THỦ lầm-lẫn BÊN TRONG là TÂM, còn BÊN NGOÀI thì TƯỚNG. Chớ nào ngờ TRONG-NGOÀI là nơi phân-biệt của VỌNG trở nên Ngăn-Cách. Khi có Công-Năng tụ-tập, tìm hiểu sâu-đậm đặng Tỏ-Biết BẢN-THỂ CHƠN-TÂM vốn có MỘT, thì TƯỚNG  chính TÂM mình .

         TÂM khởi bên TRONG:

TIÊU-BIỂU cho VÔ-TƯỚNG.

         TƯỚNG hiện-diện:

Đó chính THỰC-THỂ của THỰC-TƯỚNG .

         Từ VÔ-TƯỚNG đến THỰC-TƯỚNG tuy rằng một THỂ-TÂM nhưng TÁC-DỤNG khác nhau. Đó chính là điểm Tuyệt-Mỹ Viên-Dung Tự-Tại Vô-Ngại Hành-Dung cho Bậc GIÁC-NGỘ. Bậc ấy thật SỞ-ĐẮC không sai của TƯỚNG. Vì sao?

         Vì đã thực-hành TỨ-NHIẾP-PHÁP cùng LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA trên những LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG mà đặng TỎ-NGỘ NHẤT-TƯỚNG. Còn kỳ dư lầm-lẫn TƯỚNG, thời TƯỚNG sai-khác vậy.

         TÁNH vốn Viên-Minh  Tịch-Tịnh. Bất-Biến do Bình-Đẳng. Thường-Còn bởi Bất-Nhị, gọi là THỂ-TÁNH CHÂN-NHƯ. Không Tập-Nhiệm Vọng-Khởi thanh-thô phân-biêt, nên gọi là TÁNH-PHẬT.

         NGƯỢC LẠI:

Lầm-Mê mờ-tối vọng-loạn năng-phân , thời gọi là PHẬT-TÁNH. Vì sao?

– Vì TÁNH ấy vốn ĐỨNG YÊN. Nhưng kẻ lầm-mê tưởng TÁNH hay Nhiễm hoặc Thường-Nhiễm, cùng Bị-Nhiễm. Chớ thật ra TÁNH vẫn y-nguyên.

Do một Khởi của TÂM, trở thành muôn trùng Vạn-Pháp lại chấp-nhận nhưng Pháp ấy mà bị Nhiễm Pháp, rồi tự-sanh các chướng-nghiệp hoài-mong vọng-đảo, lầm tưởng là TÁNH nhiễm, chớ kỳ thật TÂM-Nhiễm mà đảo, phải chịu làm chúng-sanh theo Giới-Hạn của Sanh-Tử Luân-Hồi thuyên-diễn .

         Đứng nới trạng-thái của kẻ TƯỚNG-TÂM Thường-Nhiễm  hay bị-nhiễm, nơi phân-biệt Bản-Năng cùng Sở-Ngã, thời rất khó biết được Bậc THÂN-TÂM Viên-TỊCH , TÁNH-TƯỚNG Đồng-Song.Vì sao?

-Vì VÔ-MINH che lấp, làm sao rõ-biết được TỰ-TẠI CHÁNH-GIÁC?

NÊN PHẬT NÓI:

Cái Hiểu-Biết đặng TƯỚNG-TÂM thật là khó vô vạn, còn sự tập-nhiễm hay không tập-nhiễm lại còn khó hơn thế nữa. Vì vậy: PHẬT chỉ biết PHẬT, BỒ-TÁT biết BỒ-TÁT, A-LA-HÁN biết  A-LA-HÁN. Do đó BỒ-TÁT nói một câu, thời Bậc A-LA-HÁN ngồi suy-nghĩ để biết, đến hàng Kiếp chưa thấu hiểu đặng. Thì làm sao chúng-sanh Tâm thường-nhiễm, bị-nhiễm, mà biết đặng TƯỚNG-TÂM của Bậc VIÊN-GIÁC.

Ngoài ra Bậc Phát Bồ-Đề-Tâm tu-hành cầu Đạo. Bậc ấy lìa hẳn CÁI- BIẾT của mình, mà cầu lấy cái TỎ-BIẾT của Bậc khác. Đó chính là: CẦU-ĐẠO CHÁNH-TÂM.

Còn Bậc THÂN-TÂM VIÊN-TỊCH , TÁNH-TƯỚNG Viên-Minh Chánh-Giác , Bậc ấy đứng trước mọi hoàn-cảnh thật CHƠN-BIẾT tỉ-mỉ tận cùng , lại soi khắp các Giới chẳng thiếu-sót mảy-may nào cả . Nhưng chẳng nhiễm, vẫn trơn liền tỏ-rõ.

CHẲNG KHÁC NÀO: Ngọc MA-NI kia, có Sẵn sự soi sáng của Ngọc, lại thu-nhiếp được tất cả Cảnh-Giới TAM-THIÊN, nó rất tinh-vi tỉ-mĩ, từ một khẻ động, chỉ nhiếp-thâu không đầy nửa Sát-na, liền có đầy đủ Hình-Bóng chẳng sai khác. Nhưng trái lại: Ngọc MA-NI không bao giờ nhiễm các Cảnh-Giới. Vì chính nó trơn-liền sáng soi Viên-Tịch .

VÍ NHƯ:

Tấm Gương Thủy-Tinh kia, nó vẫn Sẵn sự Soi và Thu-nhiếp các Cảnh-Vật bên ngoài một cách chu-đáo tỉ-mỉ từ sự di-chuyển như : Gió đẩy đưa các cành lá , hay loài vật bay ngang qua, nó liền nhiếp-thâu không thiếu sót . Nhưng vẫn không Tập-Nhiễm tí nào cả. Bậc CHÁNH-GIÁC cũng thế .

Bậc Tịch-Tịnh Viên-Minh đã tỏ-rõ tận biết các Pháp, thì TƯỚNG cũng tận-biết. TƯỚNG tận-biết thời TÂM nào quái-ngại mà nhiễm với không-nhiễm?

Nhờ chẳng nhiểm nên đoạt đến THƯỜNG-CHÂN Trọn-Biết, lại chỉ-bày cho các Bậc tu-tập rành-mạch từng chi-tiết của các Pháp không thiếu-sót. Khi Thuận, lúc Nghịch cùng đến giai-đoạn QUYẾT-ĐỊNH, chỉ thẳng rõ-ràng từng hành-vi và sự liên-hệ tương-quan của nó. Khiến cho Bậc tu được nhiều ích-lợi, làm cho TRÍ-TUỆ Tăng-Trưởng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

Những điểm trên Bậc CHÂN-THIỆN có thể giúp được cả. Những đối với Tự-Nhiễm cùng Chấp-Thủ, thật là khó khăn. Chính Bậc dưới lãnh hội TIN-VÂNG để Nghe, lìa bỏ KHÔNG-NHIỄM thì đặng đấy, nhưng một thời gian TÂM-Ý rỗng-rang, nếu chẳng chịu y theo HẠNH-NGUYỆN mà làm, thời lọt vào Tư-Duy NHIỄM-TỊNH, sinh thờ-ơ các Pháp, buông xuôi các TƯỚNG mà chẳng TRÒN HẠNH-NGUYỆN.

DO LẼ ẤY NÊN:

Đức THÍCH-CA, Ngài mới nói cùng Chư BỒ-TÁT: Nếu các Ông. Vì TỊNH mà NHIỄM, vì Không-TỊNH Không-NHỄM, hay vì Một PHÁP để tỏ CHÂN, mà THẬT-BIẾT, đều là Mơ-Màng để BIẾT, Bằng HẠNH-NGUYỆN không Tròn, thời chẳng bao giờ đoạt đến VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC. Vì sao?

-Vì Sự NHIỄM của Nội-Tâm và Ngoại-Cảnh chưa đặng Tỏ-Biết chu-đáo, thì làm thế nào Viên-Tịch mà Dừng-Trụ?

Ngài mới chỉ lên Mặt-Trăng mà nói: Mặt-Trăng kia nó ở xa đám Mây muôn trùng dặm. Nhưng các Ông ở dưới nhìn lên, ngỡ Mây nọ sát liền với Trăng. Bằng có Trăm Ông ở vào Trăm xứ-sở khác nhau, đồng nhìn lên Mặt-Trăng, thì mỗi Ông một Xứ-sở, sự Nhìn-Thấy đều khác nhau giữa Trăng và Mây. Có Ông nói Mây xa hơn Trăng. Có Ông nói Mây xa hẳn Mặt-Trăng, và có Ông nói nó không có Mây. Tùy theo lúc thấy mà nói ở chiều ngang, nhưng chung lại Đồng-Tường mơ-màng mà ước-đoán, chớ chưa THẬT-BIẾT Mặt-Trăng xa muôn trùng với MÂY.

Còn đối với việc làm của NHƯ-LAI, cũng như Mặt-Trăng kia, nó vượt tầm Lý-Luận ngôn-thuyết. Nó chẳng có đám mây nào ở gần mặt-trăng cả, thời làm sao có Sự NHIỄM của NHƯ-LAI.

Dù cho NHƯ-LAI có ngồi chung với các Ông nơi đây chẳng hạn, nhưng đã Trọn-Biết các Nghiệp-Nhiễm chẳng khác nào biết tỏ-rõ MẶT-TRĂNG và MÂY kia xa cách không bao giờ gặp nhau mà làm sao nói đến sự Lầm của NHƯ-LAI được.

Nếu đời này và đời sau, các Ông tu-hành, chỉ nặng về LÝ và TRÍ, không thi-hành HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH, thì chẳng bao giờ thâm-nhập TÁNH-TƯỚNG để TỎ-TÁNH CHÂN-THẬT mà HIỆN-GIÁC. Vì sao?

-Vì Lý-lẽ và Trí-Tuệ của các Ông Suy-Nghĩ mà đoạt đến chỗ Suy-Nghĩ thôi. Dù cho việc Suy-Nghĩ Lý-Lẽ ấy có chân-thật chăng, cũng chân-thật đối với các Ông. Chớ đứng về CHÂN-LÝ  trọn vẹn, thì nó là một khía cạnh. Lý-Luận-Giải gọi là: THẾ-GIAN-GIẢI vậy.

Theo lời của ĐỨC THẾ-TÔN trên, vì lầm-lẫn phân-chia TƯỚNG-TÂM sai khác, nên TÁNH-TƯỚNG chẳng ĐỒNG, mà theo DUYÊN-KHỞI bị nhiễm vướng-mắc Sanh-Tử Luân-Hồi, chịu làm Chúng-Sanh hay CHÚNG-SANH-GIỚI.

CHỚ NÀO NGỜ :

TƯỚNG chính TÂM. Còn TÁNH vốn BÌNH-ĐẲNG VIÊN-TỊCH . Nơi hai điểm ấy: Bậc tu-hành nên đi nơi các TƯỚNG cần có thi-hành HẠNH-NGUYỆN để thu-nhiếp TƯỚNG-TÂM mà Tỏ-Biết. Miễn sao LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM, rõ thấu tỉ-mĩ các Pháp mà đặng TƯỚNG-TÂM BẤT-NHỊ.

Đến khi TỎ-TƯỚNG liền thấu đặng cùng khắp, thời lo chi chẳng VIÊN-DUNG TỊCH-TỊNH? Bậc đã LẦM theo TƯỚNG-PHÁP, thì nên lấy TƯỚNG-PHÁP Tu để TỎ-GIÁC.

CHẲNG KHÁC NÀO: Có một Bậc đến hỏi vị BỒ-TÁT: “TÌM ĐÂU KHỎI SANH-TỬ” ? BỒ-TÁT trả lời: “ TÌM TRONG SANH-TỬ, SẼ KHỎI SANH-TỬ ”.

CŨNG NHƯ:

Trong Kinh DUY-MA, có một đoạn nói về Bị-Biệt mắc-miếu, từ NHƯ hóa HUYỂN-PHÁP, còn chẳng Phân-Biệt là NHƯ-PHÁP.

“Bấy giờ trong nhà Ông DUY-MA-CẬT, có một THIÊN-NỮ, thấy có các Vị TRỜI, NGƯỜI, BỒ-TÁT và hàng ĐẠI ĐỆ-TỬ đến Nghe Pháp , Thiên-Nữ bèn Hiện-Thân tung Hoa-Trời để rãi trên mình các Vị. Khi Hoa vừa đến nơi BỒ-TÁT liền rơi hết, mà đến các hàng Trời, Người, cùng ĐẠI ĐỆ-TỬ đều mắc lại. Các Vị dùng Thần-Lực phủi Hoa mà hoa cũng không rớt.

Lúc ấy Thiên-Nữ hỏi Ngài Xá-Lợi-Phất: Tại sao phải phủi hoa?

Xá-Lợi-Phất nói:

Hoa này không NHƯ-PHÁP nên phủi

Thiên-Nữ nói:

Nầy Ngài Xá-Lợi-Phất, chớ bảo Hoa nầy là Không NHƯ-PHÁP. Vì sao?

-Vì Hoa nầy vốn nó Không Phân-Biệt, tại Nhân-Giả phân-biệt đó thôi.

Bằng người Xuất-Gia ở trong Phật-Pháp có Phân-Biệt, thì nó liền không NHƯ-PHÁP. Mà ngược lại không Phân-Biệt thời nó đặng NHƯ-PHÁP. Đấy Ông xem: Các BỒ-TÁT Hoa nào có dính? Vì sao? -Vì đã ĐOẠN hết TƯỞNG phân-biệt. Ví như:

Người hồi hộp sợ, thời PHI-NHÂN mới thừa-cơ mà hại đặng.

Nó chẳng khác các Vị ĐẠI ĐỆ-TỬ cùng TRỜI-NGƯỜI vì sợ nên: SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ-XÚC mới thừa cơ đặng. Còn có Bậc đã lìa được sợ-sệt thì tất-cả NĂM-MÓN DỤC không làm chi đặng. Do Tập-Khí và Kiết-Sử chưa Dứt nên Hoa mới mắc nơi Thân thôi. Còn Bậc Kiết-Tập hết rồi hoa không mắc được vậy.

Hai đoạn KINH trên thảy đều chỉ thẳng nơi Phân-Biệt Sở-Chấp của NHÂN-GIẢ nên mê-mờ sợ-sệt chẳng dám nhận TƯỚNG chính TÂM để cầu VI-DIỆU-PHÁP, mà tất-cả Bậc qua các PHÁP chẳng chướng ngại để Tỏ pháp  TÂM, cùng thi-hành HẠNH-NGUYỆN chẳng nhàm chán, đoạt VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC ./.

 

         NAM MÔ TỰ-TẠI-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM :TỰ TÁNH

 

TỰ-TÁNH là Bậc VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC, Bậc ấy Trọn-Biết chân thật trong TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI rất rõ-ràng tỉ-mỉ không thiếu sót nghi ngờ gì cả. 

KHÁC NÀO:

TRƯỞNG-GIẢ kia biết rõ từng món đồ dùng trong LÂU- ĐÀI của mình, khi cần đến chẳng chút ái-ngại. Lúc hết dùng đem sắp xếp không nghi ngờ. Thân-Tâm Đã-Biết nên trơn liền chẳng vướng đọng ĐÚNG-SAI.

Đối với Bậc Toàn-Giác thật-biết các pháp chân thật cũng thế. Nên dù các trường-hợp Hành-Dụng THUẬN-NGHỊCH, TỊNH BẤT-TỊNH chăng vẫn vẹn-vừa đúng lúc. Lại có một Quyết-Định đưa các Bậc nằm trong BẢN-NGÃ thoát khỏi TRẦN-LAO mà đặng TRI-KIẾN hoàn-toàn GIẢI-THOÁT, không còn Tập-Khí SANH-TỬ. Lại Bậc ấy chẳng có lấy một NGHI.

Nói đến Bậc như thế thật khó nghĩ bàn, thì làm sao đem so tính với Bậc hiện hữu mê-mờ lầm-lẫn? Hay các hàng TU-CHỨNG từ thấp đến cao, hoặc trong lúc còn tu, hay Bậc đã ĐẮC-PHÁP nhưng chưa rốt-ráo? Cùng HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH hãy còn lý-bí, sự hiểu-biết lưng chừng như :

– Chưa tỏ-rõ phân định thế nào là CÓ ? Thế nào lại KHÔNG? Đó gọi là Bậc NỬA-CÓ NỬA-KHÔNG. Còn Bậc đã TỎ-PHÁP TRI-KIẾN nhưng chưa rành-mạch Thật-Biết sự DÙN-THẲNG, chung hay riêng đường lối TỐI-THƯỢNG? Khi đi lúc về các Pháp. Dù cho những Bậc ấy có đem Luận-Giải in tuồng Thật-Biết Thông-Đạt chăng, nhưng chưa thể nào sắp xếp các Pháp như : MÓN ĐỒ DÙNG của mình để HIỆN-GIÁC An-trụ rốt-ráo. Nên mơ-màng dùng TƯỞNG hay KHÔNG-TƯỞNG. Nghi ngờ CHƠN-GIẢ GIẢ-CHƠN?

– Bằng có Bậc Tỏ-Biết nơi chốn TÂM-SANH PHÁP. Chính mình tạo chốn CHÁNH-BÁO hay CHỊU-BÁO. Các lý-giải in-tuồng thật-biết chốn ĐIỀU-NGỰ pháp, nhưng lúc thi-hành bị Pháp Điều-Khiển nó Tương-Phản nhau làm cho rời-rợt ngẩn-ngơ không lối thoát. Vì sao?

Vì BẢN-NGÃ còn chứa đọng chưa trơn liền rốt-ráo. Lại tự lầm nâng mình Trọn-Biết Chơn-Như Tự-Tánh. Vô-Tình hay cố ý-tu PHÁ-CHẤP, lại tạo Pháp để mà CHẤP.

BẢN-NGÃ và TỰ-TÁNH khi chưa biết cho nó không sai khác. Đến lúc biết thời mới nhận định đặng nó sai khác muôn trùng. Vì sao? -Vì Bậc trong khi mê-mờ đến thời tu-tập lần biết ĐANG-BIẾT là BẢN-NGÃ. Còn Bậc GIÁC-NGỘ THẬT-BIẾT hoàn toàn là TỰ-TÁNH . Đó chính điểm SAI KHÁC.

Khi ĐỨC A-DI-ĐÀ Ngài đã trọn vẹn TỰ-TÁNH Ngài nói: TỰ-TÁNH DI-ĐÀ. MUÔN PHƯƠNG TỊNH-ĐỘ. Chính thực đối với Đức A-DI- ĐÀ mới đặng như thế. Bằng những Bậc nằm nơi BẢN-NGÃ , nếu vang nói câu trên hoặc lầm tưởng mình đã trọn đến TỰ-TÁNH , thì Bậc ấy phải đành chịu: BẢN-NGÃ QÚA-ĐÀ . MUÔN PHƯƠNG PHÁP-GIỚI

ĐỨC THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT. Khi Ngài đoạt VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC. Ngài cũng nói: THIÊN-THƯỢNG THIÊN-HẠ DUY-NGÃ ĐỘC-TÔN .

Tuy hai lời nói của Hai VỊ PHẬT khác nhau, nhưng chung gồm một chỗ chỉ: CHƠN-NGÃ TỰ-TÁNH, thật hoàn-toàn rốt-ráo vậy.

BẢN NGÃ nếu dùng đến QUÁN chung cùng và trùm khắp, thì nó lại có sẵn nơi BỐN LOÀI (Thấp-Noản-Thai và Hóa Sinh) không thiếu. Mà quán riêng từng Bậc thì MỖI BẬC MỖI LOÀI, từ Hạ đến Thượng từng trong Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, Lục-Đạo hay Tinh-Trùng thảy đều có BẢN-NGÃ.

BẢN-NGÃ lại vốn có đặc-tánh của nó là: THƯỜNG-TRÚ THƯỜNG- ĐI gọi là VÃNG-LAI DI-CHUYỂN. Nên bậc soi biết thì mới nhận thấy nó: CÓ-ĐI, CÓ-LẠI. Khi tu-hành đoạt đến viên-tịch thì không thấy nó ĐI-LẠI.

Do lẽ ấy nên Bậc TỰ-TÁNH CHƠN-NHƯ nói với Bậc nằm trong BẢN-NGÃ để quyết-định lìa nó, bậc ấy chỉ thẳng nó là: KHÁCH chẳng thật, chớ nên chấp-nhận lấy nó mà lầm-mê. Hãy nương vào VÔ-NGÃ lìa BẢN-NGÃ Trần-Lao đặng tu-tập mà đoạt CHÁNH-GIÁC vậy.

BẢN-NGÃ thường-trú như thế, nên không có chổ nào mà chẳng đến, lại chẳng có nơi nào mà không đi. Nó liên-tục thay đổi nên dễ bị lầm nhận nó là: MÌNH. Còn BỔN-LAI TỰ-TÁNH của mình lại chẳng nhận, trở nên lầm-lẫn. PHẬT gọi là MÊ-LẦM ĐIÊN-ĐẢO vậy .

Khi đã trót theo BẢN-NGÃ, tưởng nó chính Mình, thời rất khó biết được sự lầm nhận để mà soi nó, nên ngỡ Tự-Tánh Bổn-Lai, vì vậy phải cuồng quay sai biệt, ý-nguyện của mình bị Tương-Phản. KHÁC NÀO: CÂY MONG LẶNG. GIÓ CỨ THỔI. 

Chính Bậc tu-hành nào cũng vậy. Họ rất mong cải-tạo trừ mê, nhất tâm cầu TRI-KIẾN đến chốn THƯỜNG-CÒN BẤT-BIẾN. Nhưng nào có đặng toại-nguyện đâu? Vì sao?  -Vì đã bị lầm lấy KHÁCH làm CHỦ còn  làm TÔI TỚ thì làm sao có một chủ quyền lập Pháp? – Có một chân-chánh để trọn lãnh PHÁP-ĐẢNH NHƯ-LAI-TẠNG? Mà đặng THỌ-KÝ. BỔN-LAI TOÀN-MỸ? Đó cũng là một sự sai lầm của TRUYỀN-KIẾP. Một sự tu-tập ĐÚNG-SAI vậy.

Bậc tu-hành cần nhất TỎ-PHÁP cùng ĐẮC-PHÁP gọi là THẬT-THẤY RÕ-CHÂN cũng là TRI-KIẾN. Điểm thứ hai lại cần đến sáng soi Sự LƯU-HÀNH BẢN-NGÃ đặng khỏi lầm vì nó mà đoạt đến GIẢI- THOÁT. Điểm thứ Ba cần đến HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH mà đến CHÁNH-GIÁC TỰ-TÁNH.

BẰNG CHƯA BIẾ. HOẶC KHÔNG CHỊU BIẾT HAY CHẲNG CẦU BIẾT thì dù có tu gấp mấy chăng cũng không ngoài BẢN-NGÃ để tu vậy.
Càng HÀNH mà không chịu Tỏ-Biết, thì lại càng dung-túng nuôi dưỡng Bản-Ngã thật Lớn-To. Nếu Hiểu-Biết mà không Làm lại đúc nung BẢN-NGÃ cho thật CHẮC CỨNG. Đó là lời ưu-tú Di-Truyền của Chư PHẬT, đem lại sự TRÒN-DUYÊN TRỌN-NGUYỆN để Thật-Biết tỉ-mỉ chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử mà hoàn-toàn Giải-Thoát. Nên nhớ lấy.

BẢN-NGÃ là nguồn-gốc phát sanh Cõi-Trời và Người lại tạo thành LỤC-ĐẠO, TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI do chấp-nhận lầm- lẫn mà thành .

NÊN PHẬT NÓI: Nó muốn thế nào, nó đặng thế ấy. Do BẢN-NGÃ hương-vị ngọt-bùi Thường-Chấp thành-tựu các Cảnh-giới. Chính nó tự tạo Cảnh-Giới, rồi cũng chính nó mong van cầu khẩn cho đặng Cảnh- Giới của nó tạo mà an-trụ. NHƯ-LAI thật biết và biết hơn thế nữa, nhưng NHƯ-LAI không Tập-Nhiễm Thụ-Chấp, nên hoàn-toàn Giải-Thoát chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử vậy. 

Bậc tu-hành nên so lời nói trên để hiểu. Nhưng khi chưa biết đến BẢN-NGẢ nó là: KHÁCH, thì dù có đem hết toàn lực để tu hay chiêm-ngưởng củng-cố đánh đổi mong nhận đặng sự TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT chăng, thì nó cũng là Tri-Kiến, cũng là Giải Thoát. Nhưng chẳng đặng hoàn-toàn. VÌ sao? Vì nó còn mộng-đảo Tập-Nhiễm thanh-thô hương-vị Tập-khí Sanh-Tử.

Bằng THẾ-GIAN-GIỚI, BẢN-NGÃ nó chính là NGHIỆP. Nghiệp nặng nhẹ do nơi ngăn-chấp nhiều ít mà thành ra muôn trùng vạn lối trở nên Nghiệp Tương-Phản và Tương-ứng, Đồng-Nghiệp và Biệt-Nghiệp nên có THƯƠNG-GHÉT, PHẢI-QUẤY, RIÊNG-TƯ cùng HỶ-NỘ ÁI-Ố đến THƯỜNG-LẠC NGÃ-TỊNH. Đều là Thế-gian-pháp để vay trả, trả vay nơi SANH-TỬ LUÂN-HỒI không ngừng nghỉ .

BẢN-NGÃ NÓ CÓ HAI ĐƯỜNG LỐI:

MỘT LÀ:

Xa lià, củng-cố, Tận-Diệt, TẬN-DIỆT-ĐỊNH. Đó thuộc về hàng NHỊ-THỪA TU-CHỨNG.

HAI LÀ:

Nương theo VẠN-PHÁP VIÊN-THÔNG. Dùng phương-tiện Hạnh-Nguyện Độ-Sanh như: BI-CHÍ-DŨNG, GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cùng LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA, TỨ-NHIẾP-PHÁP và BÁT-NHÃ để thâm- nhập Pháp-Giới. Bậc ấy cần tỏ biết BẢN-NGÃ là: KHÁCH LƯU- HÀNH để Trọn-Biết tỉ-mỉ khỏi lầm hết MÊ. Khi hết mê đặng CHÁNH- GIÁC, gọi là HIỆN-GIÁC của hàng TU-CHỨNG TỐI-THƯỢNG vậy.

CŨNG NHƯ:

Có Hai TRƯỞNG-GIẢ nọ, thảy đều trọn quyền làm CHỦ tòa LÂU-ĐÀI. Nhưng cả Hai ông đều một cảnh LẦM. Do sự lầm nhận KHÁCH là CHỦ của tòa Lâu-Đài, còn mình làm TÔI TỚ. Nên phải chịu tất cả quyền điều-khiển của VẠN-KHÁCH. Đó Vạn-Cảnh của Luân-Hồi cũng thế.

Sau chỉ vì sự nhọc-nhằn khổ-cực, sự đòi hỏi không ngừng của KHÁCH mà hai vị Trưởng-Giả đồng chán-nản, lòng hằng mong ước thoát-sanh ra khỏi nơi ao tù TỨ-KHỔ, NĂM-ẤM, TRẦN-LAO, MƯỜI ĐIỀU RÀNG BUỘC.

– Một ông thì quyết chí diệt-lý, xa lìa bọn KHÁCH chẳng nói năng với chúng, không để chúng đụng đến Thân-Tâm. Bọn KHÁCH bèn để yên cho TRƯỞNG-GIẢ vài CĂN-PHÒNG AN-TRỤ. Đó là hàng NHỊ- THỪA đến chốn HỮU hoặc VÔ mà an-trụ lấy MỘT.

Còn TRƯỞNG-GIẢ kia cũng có một chí mong ước thoát khỏi chỗ khổ- cực nhọc-nhằn, chẳng khác với TRƯỞNG-GIẢ trên. Nhưng thường Nghi Hoặc và cũng thường TỰ hỏi lấy mình, tại sao bọn CHỦ lại đông thế? Nếu là CHỦ sao lại chẳng ở mà cứ đi về thay đổi? Lâu ngày liền TỰ BIẾT MÌNH LẦM. Cũng nhờ có Nghi-Chấp mà rõ biết sự lầm nhận của mình.

Nhưng TRƯỞNG-GIẢ còn bình-tĩnh và rộng-rãi hơn, không vội gì đuổi KHÁCH, để nhìn xem và rõ biết từ cử-chỉ đến Hành-Động ngôn-ngữ từng mỗi một Khách đến trăm nghìn vạn ức triệu, đồng rõ biết tận cùng toàn bộ của KHÁCH không thiếu sót.

Khi đã THẬT-BIẾT thì chẳng còn sợ-hãi rụt-rè và không còn lấy MỘT NGHI, nên Trưởng-Giả làm vẹn-vừa đúng-đắn và có một Quyết-Định quá ư thù-thắng. TRƯỞNG-GỈA bèn ăn mặc y-áo chỉnh-tề, tựa ngồi nơi Toà SƯ-TỬ. Trưởng-Giả cho mời tất-cả KHÁCH không thiếu-sót một ai, Trưởng-Giả tuyên đọc tỏ-rõ tỉ-mỉ tuần-tự theo Thứ-Lớp làm cho tất-cả KHÁCH đều kính nể tôn-trọng CÔNG-ĐỨC cao dày của TRƯỞNG-GIẢ.
Đồng thời KHÁCH cũng Nhất-Nguyện thân cận gần-gủi bên TRƯỞNG- GIẢ đặng tạo lập chung hưởng sự giàu có, do dưới quyền của Trưởng-Giả điều khiển. Từ đó Trưởng-Giả trọn quyền làm CHỦ TÒA LÂU- ĐÀI, lại trọn quyền sai khiến tất-cả KHÁCH, thật là TOÀN-VẸN DUY- NHẤT.
Một LẦM-NHẬN của hai vị TRƯỞNG-GIẢ, và các Bậc TU-CHỨNG cùng khắp trong TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI, trở thành có trạng thái TU-HÀNH trong hai lối TRI-KIẾN và GIẢI-THOÁT khác nhau .

MỘT BÊN :

-TẬN-DIỆT thì rốt cùng vào VÔ-DƯ NIẾT-BÀN
                    – Còn TẬN-DIỆT-ĐỊNH thời đến HỮU-DƯ NIẾT-BÀN

MỘT LỐI NỮA :

HIỆN-GIÁC TỎ-BIẾT SỞ-ĐẮC TỰ-TÁNH VIÊN- MINH MUÔN PHƯƠNG TỊNH-ĐỘ RỐT-RÁO ĐẠI-NIẾT-BÀN vậy . 

NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ HIỆN-GIÁC DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI SÁU: TU-CHỨNG HAY CHỨNG-TU

 

Vấn-đề TU-CHỨNG không nên giảng-giải đối với những Bậc Tâm-chí hẹp-hòi, sự Tham-Cầu động-vọng chưa GIẢM. Mà TƯƠNG-SANH trạng-thái XIỂM-ĐỀ, mắc phải TĂNG-THƯỢNG CHỨNG-TU .
TU-CHỨNG khi đem giảng nói hay áp-dụng, đối với Bậc tu đã thuần- túy ĐẠO-TRÀNG, chung gồm ĐỨC-HẠNH lẫn TRÍ-TUỆ. Vì Bậc ấy đã từng thi-hành LÝ-SỰ dung-hòa tu-tập không chướng-ngại, nên được biết rõ mối quan hệ NẶNG-NHẸ đường tu và các SỞ-TRI để thọ-lãnh Pháp rốt-ráo hoặc chưa rốt-ráo.
Do đó Thân-Tâm rổng-rang điều-hòa. Chí-Nguyện thù-thắng phù-hợp Chơn-Như-Tánh mà nương theo BẤT TĂNG-GIẢM. Lại cùng con đường BI-TRÍ-DŨNG  GIỚI-ĐỊNH-TUỆ  HÀNH-NGUYỆN cho được TRÒN-DUYÊN không nhàm-chán. Bậc như thế có một trạng-thái hiểu biết chẳng tham để xét soi lần tiến, thì TU-CHỨNG kia là : MỤC-TIÊU đến đích vậy .

Giữa thời nầy, Bậc TU-CHỨNG vẫn có nhưng hiếm-hoi. Còn Bậc CHỨNG-TU lại nhiều, vì còn thiếu-sót vội chấp nhận .

NẾU BẬC TU-HÀNH MÀ ĐƯỢC BIẾT: TU PHẬT-ĐẠO là một việc. Còn TU-CHỨNG là một việc. Nó là Hai nhưng gồm không BỎ-LẤY. Vì sao? – Vì TU-CHỨNG vượt tầm Lý-Luận, Ngôn-Thuyết, Đạo-Đức cùng Hạnh-Nguyện.

NHƯNG NGƯỢC LẠI: Phải TU cho đầy-đủ các MÔN: LÝ-LUẬN , NGÔN-THUYẾT, ĐẠO-ĐỨC và HẠNH-NGUYỆN cho vẹn mà SỞ- ĐẮC lấy TU-CHỨNG. Bằng thiếu-sót, ngăn-ngại cũng chẳng đến. Hay vội chấp nhận trong lúc mơ-màng lý-bí cùng với ròng biết trong một MÔN cũng chẳng đặng nó liền sanh in tuồng mình SỞ-ĐẮC để nhận-lãnh phải vướng vào CHỨNG-TU .

Do lẽ ấy các Bậc tu thường lầm nhận, mặc dù không muốn , nhưng vì Nghiệp động-vọng chưa sạch nên làm cho Bậc tu phải lầm nơi Sở-Tri của nó, để nhậnlãnh là mình mà chưa trọn đến rốt-ráo vậy.

Nếu nhận-định xét soi hay kiểm-điểm, thời mới thấy rõ ĐƯỜNG-TU LÀ PHƯƠNG-TIỆN, bởi phương-tiện như thế nên chưa có Quyết-Định. Bậc đang tu dù vô-tình hay cố-ý mà nói hay nhận có Quyết-Định liền bị trong vòng Pháp-Chấp.

Trước kia PHẬT vẫn thường nhắc cho các Bậc đang tu-hành mong chấp- trước như câu : “ NẾU CÁC ÔNG NGHĨ HAY NÓI ĐẾN SỰ: TU-CHỨNG LÀ KHÔNG-CHỨNG ”. Vì sao ?  -Vì nó vượt tầm Ngôn-Thuyết tu cho Trọn-Vẹn chẳng thiếu-sót mà SỞ-ĐẮC. Lúc ĐÃ- ĐẮC thì chẳng còn NÓI ĐẮC.

Đó chính là lời chỉ minh-bạch đối với Bậc đang tu. Cũng có sự Minh- Định cho Bậc đến Đích. Bậc đã TU-CHỨNG, thời BẬC ấy rất Trọn- Biết tỏ-rỏ tỉ-mỉ không thiếu sót . Do đó có một Quyết-Định Chơn- Chánh không lầm, để đưa các bậc đang tu-tập vào TRI-KIẾN GIẢI- THOÁT .

Đối với Bậc đã SỞ-ĐẮC, thì Thâm-Nhập thấu-đáo các PHÁP-MÔN tu- hành, đồng biết sự NẶNG-NHẸ ngăn-chấp chỗ ĐÚNG-SAI do nghiệp-đảo của các Bậc đang tu. Lại tỏ thấu HÀNH-DỤNG của NHƯ-LAI-TẠNG nên mới ĐỒNG-ỨNG lúc ẨN, khi THỊ-HIỆN các TÁNH THUẬN và NGHỊCH, TỊNH cùng BẤT-TỊNH, THIỆN hay BẤT-THIỆN để gánh chịu cho tất-cả chúng-sanh. Miễn duy-nhất đưa Chúng- Sanh đến TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT mà các CHÚNG không hay biết ngỡ Mình tu đặng .

Đối với Bậc như thế khó nghĩ bàn, khó biết đặng. Nếu Bậc đang tu mà biết đặng, hay bàn đặng, việc làm của BẬC CHƠN-GIÁC, thì Bậc ấy cần gì phải Tu? 

Điểm ấy Bậc đang tu nhớ để cầu lấy BIẾT. Nên chi lúc gặp đặng Bậc THIỆN-TRI-THỨC chỉ dạy tu-tập, thời nghe theo lời Giáo-Pháp Huấn-Từ để mà tu. Chớ đem sự nghe đó mà hòa chung chỗ phê-phán nghi-ngờ từng Hành-Vi của THIỆN-TRI-THỨC thì nó làm cho LÝ-CHƯỚNG. Khi LÝ đã chướng, SỰ cũng cản-ngăn, không Tu lấy đâu  để   TỎ- NGỘ? Gọi là LÝ-SỰ Đồng-Chướng vậy.

Bằng Bậc thượng-thặng cầu Chơn-Giác hiện-tại có một trạng-thái đánh đổi để lướt qua các Chướng-Ngại của Hành-vi TƯỚNG-PHÁP. Bậc ấy không lấy đó làm quan-hệ đường tu. Mà chỉ cầu lấy GIÁC-NGỘ TU- CHỨNG làm đích căn-bản nên chẳng chỉ-trích, trọn TIN-VÂNG-KÍNH THIỆN-TRI-THỨC, thời đối với TU-CHỨNG không xa mấy của Bậc thượng thặng .

Trong thời nầy nói đến tu-hành thì chẳng thiếu. Nhưng đối với Bậc tu TRÒN-DUYÊN chu-đáo hay BIẾT-TU. Từ TRÍ-TUỆ lẫn ĐỨC-HẠNH và NGÔN-NGỮ thì rất sút kém. Chỉ NẶNG NHẸ có một bên , lại khi Tiến lúc THỦ không rõ-ràng nên chẳng Quân-Bình lối tu mà phải chênh-lệch thiếu sót. Thành thử TU-CHỨNG hiếm-hoi, còn thành tâm tu thì vượt mức trở nên tình-trạng Mê-Tín.

NHỮNG ĐIỂM NẶNG-NHẸ VÀ THIẾU-SÓT NHƯ SAU:

NẶNG NGHỊCH-HÀNH:

Nếu Bậc tu dùng TRÍ-TUỆ phá-chấp chuyên ròng. Thì vẫn thiếu CĂN-BẢN ĐẠO-TRÀNG, kém về ĐỨC-HẠNH. Nên sanh lối lung-lạc hay TĂNG-MẠNG mà đánh giá tu-hành trở-thành DỄ-DÃI. Liền có sự NGHI nơi TU-CHỨNG là một Lý Luận Thông-Giải. Mà lâm vào NGHỊCH-HÀNH BẤT TỊNH sa nơi ÁC-CĂN Dụng-Độ .

NẶNG THUẬN-HÀNH:

Còn Bậc dùng CÔNG-PHU tu-tập căn-bản ĐẠO-TRÀNG, và ĐỨC-HẠNH chuyên ròng về THIÊN-PHÁP. Vẫn thiếu đường TRÍ-TUỆ phá-chấp VÔ-MINH, nên tu lâu phải nhàm chán. Do đó liền đánh giá tu-hành KHÓ-KHĂN, nghi TU-CHỨNG chẳng đến hiện-tại phải chờ kiếp sau mới thành-tựu. Mà lâm vào yếu mềm thờ-ơ chỉ đặng có THANH-TỊNH THUẬN-HÀNH, sa nơi THIỆN-CĂN Dụng-Độ .

Lại có Bậc hiểu biết thêm tí nữa, thời Bậc ấy tu chung gồm CÔNG- NĂNG ĐỨC-HẠNH lẫn TRÍ-TUỆ, thuận-nghịch đều tu, nên xem KINH học hỏi luận-giải chuyên ròng theo ý muốn phù-hợp của mình quanh quẩn nơi TU LUYỆN, mà lâm vào TIÊN-ĐẠO Dụng-Độ.

MỘT trong BA điểm trên về sự tu-hành NẶNG-NHẸ. Tu theo Sở-Thích phù-hợp với mình trở thành thiếu-sót và dư dả, chẳng có một căn-bản nào để tiến đến trọn-vẹn SỞ-ĐẮC rốt-ráo nơi TU-CHỨNG . Vì sao? Vì thiếu sự chỉ dạy đường tu, thiếu sự đưa đón khai-thông từng lớp, đó chính là lời nói chân-thật vậy.

Trong bài nầy, TÔI và các BẠN so vào KINH-SÁCH. Nơi thời GIÁO- CHỦ THẾ-TÔN, Ngài dùng đủ phương dìu-dắt các Bậc tu-hành, có căn-bản khi TIẾN lúc THỦ mực thước và tôn-chỉnh, vì Ngài là Bậc Tri- ĐẠO THUYẾT-ĐẠO khéo nên: TÙY-NGHI THUYẾT-PHÁP. TÙY NGĂN-CHẤP mà PHÁ-CHẤP. TÙY SỰ ĐƯA. TÙY NƠI ĐÓN. Làm cho thuần-túy BẤT TĂNG-GIẢM trong LÝ-SỰ Đồng-Song.

NGÀI CHẲNG KHÁC NÀO: ĐẠI-LƯƠNG-Y cứu chữa bệnh TOÀN THÂN, chỉ vì Tham mà TĂNG, ưa GIẢM mà Mê-Lầm thọ-chấp. Ngài là Bậc ĐIỀU-NGỰ TRƯỢNG-PHU cùng THIÊN-NHƠN-SƯ hay ỨNG- CÚNG và CHÁNH-BIẾN-TRI hoặc NHƯ-LAI, PHẬT và THẾ-TÔN có đầy đủ 10 DANH-HIỆU do trọn-vẹn Hoàn-tất mà đặng như thế.

Giữa thời ĐỨC THÍCH-CA Ngài KHAI-ĐẠO. Tất-cả Chư-vị Bồ-Tát đang tu, hoặc TU-CHỨNG. Từ trên đến dưới trong HỘI-TRƯỜNG đồng theo đồng học hỏi tu-tập không thiếu-sót. Ngài lại thường nhắc- nhở : CÁC PHÁP KHÔNG BỎ và cũng CHẲNG LẤY CHỈ CẦN THÂM-NHẬP RỐT-RÁO LÀ SỞ-ĐẮC.

NẾU CÓ:

Bậc nặng về PHẨM-HẠNH ĐẠO-TRÀNG công-phu tu-tập không chán. Nhưng thiếu về đường TRÍ-TUỆ xét-suy để phá-chấp. 

NGÀI LIỀN NÓI:

TRÍ-TUỆ là Cứu-Cánh cuả TU-CHỨNG. Nếu các Ông dùng Công-Năng củng-cố để mà tu thì chẳng thành-tựu đặng. Vì sao ? – Vì VÔ-MINH không thể lấy sức mà phá nó, bằng dùng sức mà phá VÔ-MINH thì chẳng khác nào CON KIẾN kia cố đục xuyên qua núi TU-DI, núi ấy không lay chuyển mà lại phí-công. Nếu dùng TRÍ-TUỆ phá VÔ-MINH. Ví như : GƯƠM BÁU chém thủng THẠCH-XOA vậy.

BẰNG CÓ:

Bậc tu THIỀN-ĐỊNH chuyên Trí-Tuệ xét suy. Nhưng thiếu sót PHẨM-HẠNH NGÔN-NGỮ ĐẠO-TRÀNG CÔNG-PHU Tu- tập.

NGÀI LIỀN NÓI:

Chớ ngồi yên mà suy-nghĩ. Có bao giờ không làm mà đặng tỏ thấu chu-đáo? Cũng như kẻ kia không chịu đi qua BỜ GIÁC mà bảo Bờ Giác kia đến? Nếu không đi mà bảo đến, thì chẳng khác nào Xây Cất TÒA LÂU-ĐÀI trên hư-không. Nếu tu mà ngồi yên để TƯỞNG, thì không hơn mấy KẺ XÂY MỘNG ĐỂ VÀO MỘNG .

So trên con đường TU PHẬT, có một hệ-thống không thiếu-sót nếu NƠI nào cùng PHÁP nào bê-trể thiếu-sót thảy đều QUAN-TRỌNG cả . Nó lại vẹn-vừa chẳng NẶNG-NHẸ nên gọi là VIÊN-DUNG để đến TU CHỨNG. Bằng chênh-lệch Nặng-Nhẹ thì gọi là CHỨNG-TU vậy .

TU-CHỨNG hay CHỨNG-TU chính là TRỌN-GIÁC cùng chưa TRỌN- GIÁC ./. 

NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

Kỷ-Niệm : ngày 8 tháng 4 KỶ DẬU (1969)

 

 

 

BÀI HAI MƯƠI BẢY :CÁC  PHÁP

                       

CÁC-PHÁP khó giảng-giải tận-từ hay nói năng hết đặng. Vì sao lại khó giảng nói tận hết? Vì so như:

– Có một thuở ĐỨC THẾ-TÔN, Ngài thuyết-pháp tại khu rừng Ngài đồng hỏi: TA nói Pháp với các Ông có nhiều chăng? Lúc bấy giờ Chư ĐỆ-TỬ kính thưa: BẠCH THẾ-TÔN THẬT NHIỀU.

Ngài gật đầu và nói. Pháp TA nói, nếu đem suy với tầm hiểu-biết của các ông, thì nó thật có nhiều. Nhưng đối với NHƯ-LAI chẳng thấm vào đâu cả. Vì sao vậy? – Vì nó chẳng khác mấy CÂY-LÁ trong rừng nầy. Nếu đem kiểm-điểm từng Cây-Lá thì thật khó kể hết, khó đếm đặng, các Pháp của NHƯ-LAI cũng thế.

Lời TA đang thuyết, hay đã từng thuyết, với các ông chẳng khác nào số lá TA đang nắm nơi tay đây. Chớ không thể nói tận từ hay hết đặng. Đó chính là lời chân-thật. Vậy các ông cần phải TU-CẦU, để mong lãnh các Pháp của NHƯ-LAI mới tận hết. Trước tiên cầu Pháp thì các ông phải: TÍN-HẠNH-NGUYỆN. Bằng không Tín-Hạnh-Nguyện hay thiếu-sót khó thành tựu. Vì sao?

                    Vì Tín để nghe Trọn-Lãnh PHÁP .

                     Vì HẠNH được Ngộ mà Nhận PHÁP .

                      Còn NGUYỆN thâm-nhập các Pháp mà vào BIỂN-PHÁP, các ông nhớ lấy đặng Thọ-Lãnh Pháp của NHƯ-LAI .

       PHẬT nói trên, thì đủ chứng-tỏ các Pháp nó vô-biên khó mà nói hết. Còn Bậc cầu Pháp để lãnh-hội cũng không dễ gì, duy chỉ TÍN-TÂM thề-nguyện-học, gọi là PHẬT-PHÁP VÔ-BIÊN THỀ- NGUYỆN-HỌC,  nếu không TÍN khó mà nghe để thâm-nhập các pháp .

CHẲNG KHÁC NÀO:

Kẻ TÍN vị LƯƠNG-Y, vị ấy hái Cây-Lá trước mặt làm thành món thuốc cho bệnh-nhân uống. Kẻ bệnh TÍN mà uống không ngăn-ngại nghi-ngờ, bệnh liền khỏi .

      Bằng không Tín thời chẳng uống, làm sao được khỏi bệnh? Bậc cầu nghe pháp cũng vậy. Mà các pháp nó vẫn ở ngay trước mặt, không Tin khó nghe, khó lãnh .

        Nếu Bậc-Tu mà nghe cho đặng Pháp là một sự khó. Còn nhận-lãnh hay thâm-nhập lại càng khó hơn. Bậc như vậy phải là Bậc TÍN-TÂM bằng chẳng Tín-Tâm thời khó mà nghe đồng khó lãnh .

       Do đó nên Thời HIỀN-KIẾP các Bậc tu chuyên-chính mới rộng phát BA-TÂM NĂM-NGUYỆN đặng có TỰ-LỰC để tu-tập VẠN- HẠNH làm cho say-mến ĐẠO-TRÀNG và Thân-Tâm thuần- túy, để TÍN-TÂM BẤT-THỐI mà kiên-cố nhận nghe lời chỉ- giáo của THIỆN-TRI-THỨC lãnh lấy một-Pháp, liền Sở-Đắc các Pháp. Đó chính là TẤM-GƯƠNG không ngoài Tín-Hạnh-Nguyện.
        Đến ngày nay vẫn có nhiều Bậc y Tôn-Chỉ ấy lần đến nơi NHỨT-NGUYỆN TÍN-TÂM để tiêu-dẹp NGHIỆP-ĐẢO Tu-Tập, chẳng còn nghi-ngờ được trọn lãnh pháp TRI-KIẾN.

        Các Pháp nó có nhiều trạng thái lạ-lùng, đối với những kẻ mê-lầm. Nó lại rõ-rệt đối với Bậc ĐÃ BIẾT nó. Bởi khác lạ vì mơ-màng chưa chu-đáo, nên dễ bị thường ngăn mà chấp, trở thành căn-bản GIỚI-HẠN. Nếu tu-hành không dùng đến TÍN -TÂM thì làm thế nào Phá nổi các bờ ngăn chấp ấy?  Vì vậy Tín-Tâm chính là một lợi-khí lần Tỏ-Thông các Pháp. Còn không TÍN-TÂM chẳng nghe được Pháp ? Nên gọi là CHẤP-PHÁP. Vì lầm nơi BỜ-NGĂN CỦNG-CỐ nên chẳng thoát Trần-Lao, mà phải trở thành TAM-GIỚI SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA.

Đứng tầm Quan-Sát các BỜ-NGĂN nơi PHÁP-GIỚI từng lớp NGƯỜI trong THẾ-GIAN và các Bậc tu-hành. Nếu cầu TÍN đặng thì nó trợ giúp cho Bậc tu-hành hay Thế-Gian tiến bộ lần biết. Bằng Củng-Cố thời bị trong vòng PHÁP-GIỚI mà an-trụ.

      TỪ THẾ-GIAN-GIỚI:

Nếu có NGƯỜI ẤN-TƯỢNG hay QUAN- NIỆM trong SÁT-ĐẠO-DÂM cùng HỶ-NỘ ÁI-Ố, DANH-GIẢ hay THƯỜNG-LẠC và NGÃ-TỊNH đều các thú vui Hạnh-Phúc của mỗi Người. Theo nguyện-vọng của họ mà Thọ-Chấp. Thì làm thế nào?

         BẰNG TỪNG BẬC TU :

Nếu nói Pháp . XUẤT-LY THẾ-GIAN hay các Pháp đều HUYỄN-HÓA. Thì sẵn có nhiều bậc chấp-nhận Xuất-Ly Thế-Gian, các Pháp đều Huyễn-Hóa?

Bằng nói các Pháp nó: KHÔNG DỪNG TRỤ. VÔ LAI-KHỨ hay VIÊN-TỊCH. Thì sẵn có nhiều bậc chấp nhận như thế thì làm sao?

Nếu nói Pháp : không thể chỉ , chẳng thể bàn, Bình-Đẳng Bất-Nhị  (không hai), hay sai khác mà LẶNG-THINH cũng không Hình chẳng TƯỚNG mà LY hẵn gọi là rốt-ráo thì thế nào?

        Các Pháp rất Tinh-Nhuệ chỉ vì CHƯA-BIẾT vội chấp nhận nó . Nên mới có từng BỜ-NGĂN GIỚI-HẠN sự hiểu-biết khác nhau , thành nơi TU-CHỨNG cao-thấp .

           Khi chưa tu, hãy còn ở nơi THẾ-GIAN-GIỚI thì mỗi Người họ vẫn có mỗi cách Tự-Hào, là khôn-ngoan chánh-đáng hiền-lành. Lúc đặng Tu thì đã có sẵn Tánh cho mình là CHƠN-CHÁNH hiểu-biết. Đó chính là BỜ-NGĂN GIỚI-HẠN để thường chấp-pháp .

             Bằng nương theo TÍN-HẠNH-NGUYỆN thuần-túy, có một ĐỨC-TIN vững vàng nơi TAM-THẾ hay Bậc THIỆN-TRI- THỨC để lãnh-hội lời chỉ-giáo tu-hành, thì các Nghiệp TỰ-NHẬN Bờ-Ngăn trên tan-dẹp đặng LÝ-SỰ KHÔNG-CHƯỚNG để Tu, lần đến TỎ PHÁP ĐẮC-PHÁP viên-dung toàn giác. Chừng ấy mới CHƠN-BIẾT các pháp nó sẵn có mạch lạc thứ-tự, liền khỏi chỗ NGHI lại tránh được nơi nói năng bừa bãi .

CHẲNG KHÁC NÀO: Buổi ban đầu, mới vào Trường-Học , thời học chữ A. chữ B. chữ C phải học cho thuộc 24 chữ. Xong tập ráp vần, đến biết đọc và biết viết. Khi đã học giỏi thật biết sắp xếp đúng sai trong 24 chữ. Không còn nghi-ngờ có thể làm THƠ hay viết văn trôi chảy. Các Pháp nó cũng là BÀI VĂN chung gồm 24 CHỮ thay qua đổi lại mà thôi. Nó cũng là một BÀI TOÁN chưa giải đặng trong 10 con số. Khi đã làm được THI-THƠ hay VIẾT QUA CỐT TRUYỆN, thời khỏi phải Lầm-Nhận sống trong tưởng-tượng mê-mờ. Lúc đã giải xong một BÀI-TOÁN VŨ-TRỤ, thời SỞ-ĐẮC CHÂN-LÝ HIỆN-TIỀN.

ĐẾN CHƠN-BIẾT CÁC PHÁP THÌ NÓ :
 
Từng giai-đoạn nào gọi là : HUYỂN .

 Lúc nào KHÔNG HUYỂN ?

 Quán thế nào? KHÔNG DỪNG TRỤ ?

 Không Quán thế nào? NÓ DỪNG TRỤ?

 Sao gọi KHÔNG TRỤ MÀ TRỤ?

Thời nào VÔ-KHỨ-LAI?

 Lúc nào CÓ LAI KHỨ?

 Lối nào KHÔNG THỂ CHỈ ?

 Việc gì CÓ NƠI CHỈ?

 Khúc nào nó KHÔNG HAI,

Tận chi là KHÔNG-PHÁP? Lúc nào là lúc LẶNG THINH,

Khi nào là khi PHẢI NÓI?

 Thời nào là thời VIÊN-TỊCH? CÁC-PHÁP nó không bỏ, cũng chẳng lấy TOÀN-GIÁC mà ĐẮC.

CÁC PHÁP tu-học không ngoài ra CHỮ-TÍN để lãnh Pháp . HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH đi trong VẠN-PHÁP không ngoài TRÒN-DUYÊN , TRÒN-NGUYỆN. Nếu không thi-hành Tròn-Duyên và Tròn-Nguyện để TỎ-PHÁP, thời thua kẻ Phàm-Nhơn họ biết làm TRÒN BỔN-PHẬN?

Sự TÍN-HẠNH-NGUYỆN Tròn-Duyên và Tròn-NGUYỆN, chính là con đường của CHƯ-TỔ cùng BỒ-TÁT, PHẬT dùng để độ-sinh lại tỏ-rõ tuần-tự và các đường tu ngăn-chấp của các bậc TU-CHỨNG.

Khi đã biết tác-dụng các pháp, vì TRI-ĐẠO mà THUYẾT-ĐẠO. Nếu gặp phải từng bậc tu chướng: mình không-chướng, lại có thể dùng đủ phương-tiện giúp họ được TRI-KIẾN, miễn là bậc đó KHỞI-TÍN. Nếu chẳng KHỞI TÍN gọi là: VÔ-DUYÊN thì không nói-năng bàn-cãi. Vì sao? VÌ PHẬT BẤT-HÓA ĐỘ VÔ-DUYÊN, nên bậc TRI-ĐẠO chẳng Thuyết-Đạo .

Những lời ƯU-TÚ TRÒN-DUYÊN không ngoài TÍN-HẠNH- NGUYỆN đặng tu đến TRỌN-BIẾT từng lớp của các Pháp. Khi ĐẮC các pháp thời không còn NGHI-SỢ pháp, dùng Đúng lúc. Nói Đúng chiều, KHÔNG BỎ CHẲNG-LẤY. Nhưng hoàn-toàn sử-dụng .

CHẲNG KHÁC NÀO:

Rừng kia có nhiều CÂY-LÁ, cây-lá ấy đều là vị-thuốc. BIỂN-PHÁP cũng thế. Mỗi cây và lá đều Sẵn-Có một Tánh- Dược, nên có thể hái hết đem về làm thuốc . Các Pháp cũng thế , mỗi pháp có một ĐẶC-TÁNH cứu mê-lầm, đặng TRI-KIẾN .

NÊN VĂN-THÙ NGÀI NÓI:

Các hương-vị ngọt bùi , nơi rừng cây biển pháp của Như-Lai mà tất cả CHÚNG- SANH chẳng chịu dùng . Lại đi tìm xa xuôi ảo-vọng cao-siêu huyền-bí thật là lạ .

Các Pháp hiện-hữu đoạt đến khỏi lầm gọi là: CHÂN-LÝ chớ chẳng chi là Chân-Lý. Đối với Bậc ĐÃ-BIẾT tỏ-rõ Biển-Pháp gọi là ĐẠI- LƯƠNG-Y. Biết chữa các ngăn-chấp gọi là ĐIỀU-NGỰ. HẠNH- NGUYỆN TRỌN gọi là THIÊN-NHƠN-SƯ, làm cho tất cả tăng-trưởng trí-tuệ phá mê-lầm, đó chính là điểm các Bậc Tu-Chứng TÔN-SÙNG. Bằng Bậc chưa Tỏ-Biết hay lưng chừng biết, nếu chẳng cẩn-thận dùng phải mà thọ-chấp, thời nó chính là ĐỘC-DƯỢC .

Đối với ĐỨC-THẾ-TÔN. Ngài thật biết chỗ nguy hại của các hàng tu- chứng, khi chưa hết các NGHIỆP ĐẢO-ĐIÊN vội chấp Pháp, hay sợ không chấp, để mà chấp của hàng : PHI-PHI-TƯỞNG hoặc ở hàng TAM-THỪA, TẬN-DIỆT để đến NHỊ-THỪA Thọ-Chấp TU-CHỨNG .

NÊN NGÀI NÓI:

Thà chưa Tu, khi có lỗi-lầm ở nơi ĐỊA-NGỤC còn có ngày gặp PHẬT. Bằng tu mà ĐOẠN-DỊ-DIỆT để lầm chấp sa nơi PHI PHI TƯỞNG thật nguy-hại vô kể.

Theo lời dặn ấy. Đến thời sau có nhiều Bậc tu y PHÁP MÔN TIỆM- GIÁO CẤP-THỦ. Có nghĩa là: Tự sữa Tánh để tìm hiểu các Pháp trên căn-bản lìa THAM-SÂN-SI đặng tỏ-biết đến mức nào thì tu theo với trình-độ nấy. Mục-tiêu tạo ĐỨC-HẠNH mà thôi. Tuy nhiên có một đôi phần chậm tiến, nhưng được đa số vào hàng HIỀN-NHÂN hoặc THÁNH-TĂNG.

Giữa thời ấy vẫn còn trong Tôn-Chỉ nương theo CẤP-THỦ để mà TIẾN, dùng sự THỦ-TIẾN làm mực thước, lấy TRÍ-TUỆ xét soi cẩn-thận, nên đường tu-hành ít bừa bãi. Lại tự nêu ĐẠO-TRÀNG là mục-đích GƯƠNG-MẪU lấy nền GIÁO-HÓA hòa-hợp để độ-sanh lập DI- TRUYỀN CỔ-ĐIỂN làm ĐẠO-HẠNH, nhờ vậy mà THÂN-TÂM thuần-túy tham-muốn ít vọng-khởi hưởng được nơi tu-tập Bất-thối, thọ-lãnh các Pháp rõ ràng TỎ-TÁNH ĐẮC-PHÁP vững-chãi. Nên ngày nay vẫn còn TÔN-CHỈ chép ghi .

SAU NỮA: PHÁP-MÔN TIỆM-GIÁO CẤP-TIẾN và CẤP-THỦ không thiếu. Nhưng lạc-hướng trở thành KHÔNG THỦ ĐỂ MÀ THỦ. Có nghĩa là: CŨNG-CỐ Y-KINH ĐỂ TU. Nhưng: Trong đoạn kinh nào của bậc tu thích hợp thời theo đó mà tu, gọi là: TU THEO CÁI MUỐN. HAI NỮA: Nếu nhìn bên ngoài thì TÔN-CHỈNH ĐẠO- TRÀNG Y CỔ CỰU. Hạnh-kiểm tốt. Nhưng thâm-tâm vọng-khởi mong mỏi mau thành. Vì sao? Vì muốn THẦN-THÔNG TÀI-PHÉP, vì chỉ lấy đó làm mục-tiêu mức-tiến. Chớ chẳng kiểm-điểm tan dẹp NGHIỆP-CĂN cầu TỎ-TÁNH đặng rốt-ráo các Pháp .

Lắm Bậc chăm-chỉ Khảo-Cứu KINH để tu , hay cốt PHÁ-CHẤP gọi là KHÔNG-CHẤP, dùng chuyên Luận-Giải thì được phần TRÍ-TUỆ khá. Nhưng thiếu về mọi mặt GIỚI-HẠNH ĐẠO-TRÀNG để Dung-Hòa các Pháp xuôi dòng đến Toàn-Giác. Do lẻ thiếu khuyết mà dễ sa vào BA ĐƯỜNG ÁC thành thử có hiểu biết nhưng vẫn mơ màng nơi CHÂN-LÝ.

Một trong hai điểm sai lạc lầm tưởng chẳng rõ biết nơi: KHÔNG-CHẤP, để mà CHẤP LẤY PHI-ĐẠO. Chớ chưa hẳn: TRỌN BIẾT PHI ĐẠO LÀ SUỐT-ĐẠO. Vì sao? Vì CẤP-TIẾN Phá-Chấp thì duy chỉ BIẾT có mỗi một phần Mình, nên thường vào các Pháp BẤT-TỊNH nói năng Bất-Tín, liền bị chướng-đối ngỡ ngàng mà chẳng Trọn-Biết Suốt-Đạo, phải đi Ba Đường-Ác. Bằng Cố-Thủ để tu chăng,  thì chỉ biết một Pháp-Môn mà thôi.

Nếu y Tôn-Chỉ TÍN-HẠNH-NGUYỆN để lần tiến lãnh hội các Pháp rành rẽ . ĐẠO-HẠNH thâm-nhập chung tròn TỎ-BIẾT Toàn-Mỹ Pháp- Giới đoạt đến CHÁNH-GIÁC.

Chừng ấy mới BIẾT đặng nơi RỪNG CÂY BIỂN PHÁP chính là NHƯ- LAI PHÁP-TẠNG chân-thiện PHÁP-THÂN. Thì thử hỏi: Nó có DƯ THIẾU TĂNG GIẢM được không? Lúc tu chẳng tu cho trọn thì sự lãnh pháp cũng thế, nào vẹn đâu? Do lẽ ấy nên ĐỨC THẾ-TÔN Ngài mới chỉ bày TÍN-TÂM HẠNH-NGUYỆN đặng nương theo các pháp THỀ- NGUYỆN-HỌC .

Đối với ĐẠO-TRÀNG GIÁO-PHÁP, thời trước của THẾ-TÔN và hiện nay không khác mấy. Vì sao? Vì ở nơi Mực Thước TÍN-TÂM. Cầu lãnh các pháp.

ĐỨC THÍCH-CA đương thời, Ngài chỉ giáo 1.200 vị đệ tử, tuy rằng có một ĐỨC THẾ-TÔN CHƠN-SƯ. Nhưng các hàng đệ tử nào có mấy vị được TÍN đầy đủ. Bậc thì tin Ngài TÀI PHÉP, Bậc thì tin 32 tướng tốt. Bậc Tin Giáo-Pháp hay, trong muôn ngàn vạn ức lối Tin sai biệt. Trở thành: Muôn ngàn vạn ức Chơn-Sư. Do đó mỗi lần Ngài thuyết Pháp, có then chốt Quyết-Định thì Ngài nói: CÁC ÔNG HÃY TIN TA. LỜI TA NÓI RẤT CHÂN-THẬT. Đến nay cũng thế. Nếu Bậc nào TÍN TÂM sẽ đặng TỎ PHÁP, chớ nên vọng đảo. Thời xưa và hiện nay mà uổng phí đường tu, trong cơ hội có Chí-Nguyện TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT, khi mà gặp đặng Bậc THIỆN-TRI-THỨC trọn dùng các Pháp mà diễm nói được TRÍ-TUỆ TĂNG-TRƯỞNG không mắc vào một Pháp. Đó chính là: PHÁP-MÔN TỐI-THƯỢNG không bỏ chẳng lấy vậy.

Đoạn trên nói về TÍN-HẠNH-NGUYỆN cầu lãnh-pháp. Đoạn dưới đây nói về GIÁO-PHÁP: Không ngoài làm cho kẻ nghe pháp KHỞI-TÍN.

Bước đường GIÁO-PHÁP chỉ dạy, nói năng Thuyết-Giải làm cho kẻ nghe Pháp hào hứng TIN-VÂNG mà tránh nổi sai lạc thật là KHÓ . Do khó nên mới vừa tu lại vừa HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SINH để cho Chúng Sinh BỜ NGĂN PHÁP-CHẤP của mình và của kẻ khác được giải tỏa. Từ lúc Bậc GIÁO-PHÁP đã TRI-ĐẠO đến TỎ-RÕ các Pháp khỏi lầm lẫn theo nó thì phải HẠNH-NGUYỆN tỉ-mỉ đặng thâm-nhập PHÁP-GIỚI mới thông-đạt thứ lớp tuần tự mà THUYẾT-ĐẠO .

Trong GIÁO-PHÁP chia ra nhiều Bậc. Bậc vừa tu gọi là Bậc HẠNH- NGUYỆN ĐỘ MÌNH và GIÚP-NGƯỜI, bậc ấy chưa có một quyết định nương vào VÔ-NGÃ để giáo-pháp, cho mình hiểu và kẻ được nghe hiểu. Đó chính là GIÁO-PHÁP để TỰ-LỢI LỢI-THA vậy. Bậc nầy khi Giáo-Pháp chưa thể nhận-định rành-rẽ chỗ Đúng-Sai. Nhưng nhắm đích là mong kẻ nghe được tu-hành như mình. Nên HẠNH-NGUYỆN rất thù thắng hơn cả.

Nhờ thế mà ưa thuyết-pháp, thích giúp-đỡ cho kẻ tu, chỉ vì Say-Đạo, mến-đạo để Biết-Đạo gọi là: NƯƠNG VÀO HẠNH-NGUYỆN CÔNG- ĐỨC, CẦU PHÁP NHƯ-LAI Tỏ-Tánh. Do đó nên đối với Bậc nầy. Trên thì đặng CHỮ TÍN dưới thì đặng HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SINH. Thành thử khi Giáo-Pháp chính Bậc nói ra các Pháp cốt cho kẻ nghe, nhưng mình lại được nghe trước thật nó có lợi vô kể đối với Bậc Tín-Hạnh-Nguyện trọn.

Nhưng cũng có cái hại, vì trường hợp lầm tưởng mình Sở-Đắc. Vì sao? Vì đôi lúc Bộc-Thuyết thật hay chưa bao giờ có y như lời PHẬT rồi ngỡ mình là PHẬT mà tự sanh Bản-Ngã Tăng-Thượng thật nguy hại, điểm ấy nên chú ý .

Nếu Bậc tu-hành mà tạo đặng ĐỨC-HẠNH cho vững, thì qua những giai đoạn trên, lại được sự học hỏi tiến-bộ mà lần đến nơi TRI-ĐẠO TRỌN-BIẾT mà THUYẾT-ĐẠO .

BẬC TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP:

CÓ NGHĨA LÀ:

Biết các Pháp, hay Pháp-Môn tu-tập chốn ĐẠO- TRÀNG thảy đều là phương-tiện cứu-cánh đến GIẢI-THOÁT , do đó đối với sự tu-hành không mắc-miếu. Nên chẳng sợ-sệt nơi ĐÚNG SAI. Nhưng phải HẠNH-NGUYỆN. Tròn-Nguyện mà hoàn-toàn Giải-Thoát, thâm-nhập rành-mạch THUYẾT-ĐẠO.

CŨNG NHƯ :

Bậc biết rằng: Sắm THUYỀN để qua BỜ-GIÁC, khi đặng đến bờ-giác thì bỏ thuyền lại. Đến Thật-Biết như thế cũng là khó chớ chẳng dễ gì.

Tuy lắm Bậc biết thế, nhưng nào ai có rành-rẻ mối giềng chỗ Sở-Đắc các Pháp mà TRI-ĐẠO? Thành thử nơi Tri-Đạo Giáo-Pháp có nhiều Bậc , ở chổ mới Tri-Đạo, hay đã Tri-Đạo hoặc Trọn TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP.

BẬC TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP có tự-lượng theo kẻ nghe Pháp mà thuyết. Bậc ấy có một căn-bản diễn nói chỉ-giáo cho kẻ nghe Pháp được cỗi-giải các Nghiệp bằng phương-tiện TÌM CHƠN-TÁNH để tu . Sau mới lần lượt đưa các Pháp đặng hiểu-biết để phá mê-lầm ngăn-chấp, từ Tín- Hạnh-Nguyện đến Lục-Ba-La và Tứ-Nhiếp-Pháp thảy đều chỉ bày tu tập đúng lúc chẳng thiếu sót, vì biết mối nguy hại là:CHỈ THẲNG SAU BỊ QUANH. THÀ TU QUANH SAU ĐẶNG ĐẾN THẲNG. Nên mới Giáo Pháp căn-bản chẳng sợ lớn nhỏ đúng sai của chấp Pháp, vì chu đáo tỏ biết các Pháp mà TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP. Đó chính là Bậc Giáo-Pháp khá.

CÒN BẬC:

TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP vẫn biết các Pháp và các môn tu tập đều là phương-tiện cứu-cánh đến Giải-Thoát. Nhưng lại có một Quyết-Định GIÁO-PHÁP TỎ-TÁNH quá sớm. Nên Bậc ấy thuyết giải chuyên ròng PHÁ-CHẤP. Làm cho kẻ nghe lãnh hội thiếu căn-bản ĐẠO TRÀNG ĐỨC-HẠNH. Khi tu tập Phá-Chấp đến Tri-Đạo thường lâm vào NGHỊCH-HÀNH PHÁP khó chỉnh cho vẹn để thọ-lãnh Chân-Lý mà tỏ biết rốt-ráo, phải hồ-nghi bất-tín. Đó gọi là chỉ thẳng mà bị quanh. Còn Bậc trên chỉ quanh nhưng sau đến thẳng.

BẬC TRI-ĐẠO THUYẾT-ĐẠO:

Bậc nầy không vội nói chỗ Đúng-Sai hay Mau-Chậm . Chỉ làm cho kẻ nghe được chỗ: KHỞI-TÍN. Nếu kẻ nghe chưa đến lúc Khởi Tín thời vẫn vui-vẻ để yên. Do lẽ ấy nên Bậc Tri-Đạo khéo Thuyết mới nương chìu đủ cách đối với tất cả mọi người. Khi HÀNH lúc DỤNG cốt làm cho họ được thân cận kính mến. Gọi là: DIỆU-DỤNG. Bậc như thế đủ phương giúp: Trong TÌNH THẦY, lúc TÌNH BẠN, hoặc giả tình BÀ CON XÓM LÀNG. Nếu đa số được KHỞI-TÍN. Bậc Thuyết-Đạo mới GIÁO-PHÁP chỉ dạy. Nói đến sự Giáo-Pháp của Bậc ấy khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì tùy thuận mỗi kẻ mà nói, tùy theo sự điều-động dắt dẫn. Làm cho tất cả kẻ nghe Pháp đặng hào-hứng tranh nhau để tu, ngó nhau cùng tiến-bộ, nhìn nhau mà phát Đại-Nguyện. Lại có một THỂ-CÁCH chung hưởng Tình Duy-Nhứt Đạo-Tràng, để Tỏ-Biết Pháp-Môn KHÔNG HAI mà Tu-Chứng.

CÁC PHÁP DUY CHỈ CÓ:
ĐỨC VĂN-THÙ SƯ-LỢI PHÁP-VƯƠNG TỬ mới nói tận .
ĐỨC ĐẠI-LỰC DI-LẶC TÔN-PHẬT mới chịu tận.
Còn kỳ dư khó mà nói tận-từ hay giảng-giải hết đặng.
DUY CHỈ: TÍN-HẠNH-NGUYỆN mà lãnh các Pháp.
DUY CHỈ: Làm cho tất-cả được: KHỞI-TÍN, mà Thuyết Pháp./. 

NAM-MÔ PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬTBỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM :TRÒN DUYÊN

TRÒN-DUYÊN chính là một Pháp của TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM PHẬT. Ngài đã từng chỉ bày nói-năng cho tất-cả TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI. Nhưng mấy ai nghe, làm đặng. Vì sao? 
Vì tất-cả chỉ mong muốn đòi hỏi: TĂNG .
Bởi TĂNG nên CẤU, Vì Cấu mà tạo thành Nghiệp để mê mờ, đồng nương theo mê ấy, đòi hỏi CHÂN-THIỆN-MỸ ?

CHẲNG KHÁC NÀO:

Có vị Trưởng-Giả kia, giàu sang tột đỉnh của-cải tiền-bạc dinh-dư vô số. Trưởng-Giả có một đứa Con tuổi còn thơ nên khờ-khạo.

Một hôm Cậu-Bé nghe ngoài thành có đám Hát, Cậu liền mon men đi xem. Khi xem xong Cậu trở về liền phát sinh mơ-ước: Phải chi mình có được Bộ-Áo và Cân-Đai hay khuôn mặt HỒNG-TÁO thời thích biết là bao. Cậu có ngờ đâu là Mặt Hồng-Táo họ vẽ. Cậu có biết đâu Áo-Giáp đóng tuồng, nên ngỡ thật Cậu ước-ao đòi hỏi.

Thế rồi Cậu bỏ nhà ra đi để tìm cho được mặt Hồng-Táo và Áo-Giáp Cân-Đai. Cậu đi mãi ngày kia đến một Thành-Phố Chợ-Quán. Cậu nhìn thấy có bán Áo-Giáp sặc-sỡ, Cậu nào có biết nên Cậu nghĩ thầm… Ta đã tìm đặng Áo-Giáp, chỉ còn cái mặt của Ta thay đổi là xong.

Cậu bèn vào xem, lúc xem xong theo ý nghĩ của Cậu, nên lấy Áo-Giáp ra đi. Kẻ bán hàng đuổi theo bắt lấy lại bộ Áo-Giáp. Cậu đâm ra phiền-trách kẻ bán hàng đã ỷ thế cướp giật Áo-Giáp của Cậu đã tìm ra, nhưng không được hưởng . Thế rồi Cậu nghĩ phải chi mình lớn-mạnh thì người kia làm gì dám cướp-đoạt Áo-Giáp mình đã tìm ra . Từ đấy Cậu nuôi hy-vọng lớn-khôn tìm Áo-Giáp và làm sao trở thành mặt HỒNG-TÁO.

Ngày qua ngày…. Cậu quên mình là con của một vị-Trưởng Giả. Cậu phải đi lang-thang cầu thực, từ nơi nầy đến chốn nọ, khi ở Đình lúc nằm Chợ . Nhưng nào có quên sự mơ-ước Áo-Giáp Cân-Đai Mặt-Mày trở thành khác chúng ?

Đó chính là :

-Tất-cả mong muốn đòi hỏi TĂNG gốc mê lầm sai biệt, nên từ Bản- Thể CHÂN-NHƯ Thường-Còn Bất-Biến, lại vọng-khởi lần mơ theo mơ, tưởng thật, đòi thật chốn mơ. Chẳng khác câu chuyện CẬU-BÉ .

Nên Phật nói là Hư-Vọng Điên-đảo. Lầm nhận Huyển-Hóa làm Chân- Thật. Còn nơi Chân-Thật không nhận, cho là Huyển-Hóa .

VỀ PHẦN TRƯỞNG-GIẢ :

Từ lúc Cậu-Bé ra đi. Trưởng Giả cho tất cả những người hầu-cận thân- cận tìm khắp nơi không gặp. Ngày đêm năm tháng trôi… Trưởng-Giả mong đợi, vì tuổi-cao già đến, lại thêm phần giao Tài-Sản cho Cậu-Bé. Nhưng không gặp…

Thế rồi một hôm. Các người hầu-cận và thân-cận, tin cho Trưởng-Giả biết đã gặp Cậu-Bé. Trưởng-Giả mừng-rỡ sắp sửa đón con. Nhưng các hầu-cận thân-cận đồng thưa: Kính thưa Trưởng-Giả chúng tôi gặp đặng Cậu, cùng nhau đến gần Cậu, thời Cậu sợ-hãi xem chúng tôi như là bọn ĐỒ-TỂ đến ví bắt con lợn. Cậu lẫn trốn la hét, không còn nhớ ra chúng tôi nữa, do đó không đem về được.

Trưởng-Giả suy-nghĩ và nói với các người. Phải rồi, phải rồi! Có lẽ, có lẽ: Con của Ta, vì xa cách Ta lâu ngày nên quên hẳn. Vậy Ta cùng các Ông đến gặp nó. Sau sẽ dùng phương-pháp đưa nó về. Nói xong Trưởng- Giả cùng các Hầu-Cận thân-cận đồng đi…

Đến Làng-Nhỏ xa Đô-Thị, có một Chợ lá chòi tranh. Khi ấy các Hầu- Cận mới thưa chỉ cùng Trưởng-Giả nơi Cậu-Bé ẩn náu. Trưởng-Giả lần bước đến nhìn thấy Con thân thể tiều-tụy. Trưởng Giả vội bước đến để nắm tay, thời Cậu Bé sợ hãi lùi bước, nét mặt xanh nhợt thất-thanh hét và chạy lẫn trốn. Chẳng khác nào Trẻ-thơ bị Voi rượt vậy. Trưởng Giả nhìn theo Con thương hại.

Sau khi ấy bèn nói với các Hầu-Cận và Thân-Cận: Con của Ta , nó lầm bị NGŨ-ĐỘC nên chi sự NGHE-THẤY-BIẾT sai biệt mà quên hẳn Ta, quên hẳn các Ông, quên hẳn vườn-tược đất-đai của-cải tài-sản của nó. Vậy các ông nên vì Ta mà tìm tất-cả phương-pháp tùy-thuận theo sự lầm-lẫn của nó mà dìu-dắt nó trở lại BỔN-LAI cũ .

Các Ông cũng nên nhớ: TA chỉ vì con, nên lúc nó thơ-ấu Ta sợ nó sai lạc, nên TA có khâu vào trong chéo-áo của nó một tấm ngọc LƯU-LY. Trên tấm ngọc có khắc bốn chữ: BỔN-LAI HOÀN-CHÂN . Lúc các Ông xem xét nếu con Ta bớt sự lầm mà nhận được TA, thời các Ông tháo tấm khảm ngọc để con TA TIN-NHẬN cùng về với Ta. Dặn dò đâu đấy xong, Trưởng-Giả bèn từ biệt Thân-Cận Hầu-Cận mà trở lại Gia-Trang.

Còn phần các Thân-Hầu-Cận cùng nhau nghĩ bàn, sắp đặt lề-lối ăn mặt cùng cử-chỉ nghèo khổ hay đi lang-thang, và tập nói-năng thèm muốn, y như CẬU-BÉ để gần cậu, cậu khỏi sợ.

Đến ngày được gần, thời-gian tìm hiểu, biết đích cậu bị vọng-đảo sai lạc mà mộng-ước, ÁO-GIÁP CÂN-ĐAI với khuôn Mặt trở nên HỒNG- TÁO. Khi ấy các Thân-Hầu-Cận mới bàn tính, đồng thời lập ra một GÁNH-HÁT cốt cho vừa-vẹn với sự mơ của cậu để gần hoặc dạy-dỗ cậu cho thoát khỏi nơi lầm về chung cùng với Trưởng-Giả .

Từ ngày CẬU-BÉ được vào GÁNH-HÁT, Cậu rất thích cố công tập HẠNH cùng các ĐIỆU-BỘ như: Đi-Đứng Nằm-Ngồi uy-nghi phải lối. Cậu nuôi tất-cả niềm TIN để đoạt đến MẶT-HỒNG ÁO-GIÁP cùng là Phướng-Lọng Tràng-Phan sung-sướng giàu-sang theo chí-nguyện của cậu. Lúc cậu đặng vui, là lúc các Thân-Hầu-Cận khen hay bày cho Bài- Hát, hoặc đã thuộc được bài, khi Cậu buồn vì mộng-ước chưa thành hay nôn-nóng chưa cho mình có ĐỊA-VỊ trong tuồng hát.

Những trạng thái ấy, làm cho Thân-Hầu-Cận phải tùy lúc dạy-dỗ, tùy khi nói năng, lại tùy theo kiểu cách để lần đưa hiểu biết cho Cậu được giải mê-lầm. Nhưng Cậu nào có biết sự nhọc nhằn của Thân-Hầu-Cận, nên đôi lúc oán-thương lẫn cùng thương-oán, sự nghi-ngờ ấy có hàng vạn lần triệu lớp, cứ thế mãi đến khi Cậu được hiểu biết rằng:

ÁO-GIÁP MẶT-HỒNG. Chính là thứ lớp diễn-tuồng chẳng phải là Mục- Đích. Từ đó Cậu sinh ra suy nghĩ : TA SẼ VỀ ĐÂU? Với bao suy nghĩ khác. Nhưng lạ thay! Cậu muốn xa lìa GÁNH-HÁT, khỏi chỗ đóng tuồng mà chẳng đặng. Vì nó cứ lãng-vãng khuôn mặt HỒNG-TÁO ở chốn CÂN-ĐAI. Cậu in tuồng đứng giữa cảnh phân-vân. Chính cậu thời cậu cũng khó mà hiểu cậu. Thế rồi một ngày quyết-định của cậu…

Mới đến Thân-Hầu-Cận kính thưa: Tôi không còn ưa thích MẶT -HỒNG hay ÁO-GIÁP. Tôi chỉ mong sao được như quý Ông. Ngày dạo chơi thư-thả, sắc mặt dung-thông bình-dị. Khi đóng tuồng lại thực hay, thực khéo chẳng cần học ai mà biết Hát, không cần hỏi ai lại đặng sự tỏ-thông chỉ bày thêm cặn kẽ .

Lúc bấy giờ các Thân-Hầu-Cận mới thử-thách và vặn hỏi: Cậu có TIN Ta không? Cậu thích ÁO-GIÁP hay MẶT-HỒNG Ta sẽ cho cậu? Khi ấy Cậu-Bé kính thưa: Tôi rất Tin các Ông. Nhưng đối với chiếc Áo hay khuôn Mặt vẽ kia, nó không thực, nó là tấm-tuồng hư-vọng, nếu nói nó là thực chăng cũng thực trong Sân-Khấu HÁT-CA mà thôi . Bởi tại tôi một thời lầm nó để nuôi ảo-mộng mà sống theo KỲ-VỌNG ĐẢO-ĐIÊN. Tôi đến xin các ông giúp cho tôi được yên hay bình-dị y như các ông, ấy mới là Chí-Nguyện ngày nay.

Khi bấy giờ các Thân-Hầu-Cận xem xét đâu đó, mới lần lượt đem sự thật ra nói cặn-kẻ tỉ-mỉ cho Cậu-Bé biết và lấy trong chéo áo của Cậu Bé một tấm KHÁNH-NGỌC. Cậu Bé nghe đâu nhớ đó chẳng thiếu sót và được xem tấm ngọc LƯU-LY: BỔN-LAI HOÀN-CHÂN Cậu ta mừng rỡ cảm tạ Thân-Hầu-Cận đồng cùng với các ông về với Trưởng-Giả.

Đó chính là một sự lầm TĂNG. Để chỉ nơi mê-mờ sai-biệt thành thử CẤU-TẠO nghiệp VỌNG-ĐẢO gọi là Chúng-Sanh. Cùng để chứng tỏ sự sáng-suốt không lầm của Chư BỒ-TÁT-PHẬT.

CHẲNG KHÁC: Cậu Bé lầm mơ MẶT-HỒNG ÁO-GIÁP. Còn Thân- Hầu-Cận và TRƯỞNG-GIẢ. Biểu-Dương cho BỒ-TÁT-PHẬT. Nên chi làm Chúng-Sanh thường theo KỲ-VỌNG mà Bị-Biến Đảo-Điên trở thành THAM-MUỐN, chỉ vì Sự Muốn không phải lối, để mà Muốn, nó cũng gọi là ngược chiều nên có THAM-SÂN-SI. Trong tham-sân-si có BỐN TƯỚNG quan-trọng nên trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI, lại làm cho tất-cả Tam-Thiên khó thoát TRẦN-LAO hoàn-toàn Giải-Thoát.

BỐN-TƯỚNG ẤY LÀ :

THỨ NHẤT: THIÊN-TƯỚNG: 

Nơi Thiên-Tướng là một Tướng ưa thích CẦU-KỲ NGƯỢC-CHIỀU. Cũng như: CẬU BÉ nói trên mơ MẶT của TUỒNG HÁT trở thành Mặt mình. Hay kẻ xem ẢO-THUẬT lầm cho là thật, mà mong muốn Ảo Thuật trở thành Chơn-Thật .

Vì THIÊN-TƯỚNG mà có các Cõi: THIÊN-TIÊN THẦN-THÁNH . Vì Thiên-Tướng mà có tất-cả ưa thích THẦN-THÔNG TÀI-PHÉP. Còn Chư Bậc GIÁC-NGỘ đối với trên là một TRÒ ĐỂ DIỄN, cũng gọi là DỤNG-ĐỘ chớ chẳng phải là CHÂN-LÝ.

THỨ HAI: NHÂN-TƯỚNG:

Nơi Nhân-Tướng là một Tướng ƯA-KHEN THÍCH-TẶNG, NHẬN PHẢI, CHO ĐÚNG về phần mình, hay được kẻ nói theo nâng muốn hợp mình như : Ông ĐẠO-ĐỨC, NHƠN-TỪ, QÚY-PHÁI, HẠNH-TỐT và KHÔN-NGOAN liền sinh Tâm mừng rỡ. Bằng ngược lại thời giận-hờn ghét-bỏ. Nơi Nhân-Tướng lại Cố-Thủ, Năng-Chấp Thường-Trụ, nó là một Pháp CẤU-TẠO Ghét-Thương Phải-Quấy năng phân-biệt Giai-Cấp. Nếu chẳng hiểu đặng sự nguy hại của Nhân-Tướng vội chấp nhận mình ĐÚNG, hơn ai cả thì khó tu, khó đoạt đến CHÂN-LÝ vậy .

THỨ BA: CHÚNG-SANH-TƯỚNG: 

Nơi Chúng-Sanh-Tướng là một Tướng THƯỜNG-TĂNG HAY-GIẢM. Khi Tăng thời TỰ-CAO KIÊU-MẠNG nhận mình là: THÁNH. TÀI- ĐỨC tập-quán cố-thủ thành BẢN-NGÃ CẦU-KỲ.

Lúc GIẢM thì cho mình là: NGU- DỐT NGHIỆP NẶNG PHÀM-PHU hay CHÚNG-SANH MỜ-MỊT. Chúng-Sanh-Tướng nó có trạng-thái lạ-lùng không chừng chẳng đổi. Vì lẽ ấy mới thành hình TAM-GIỚI và SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA .

CŨNG NHƯ:

TỰ-CAO Thích-Lớn thành SƠN (Núi)

TỰ HẠ cho thấp-thỏi thành HÀ (Sông)

TỰ RỘNG-RÃI nghêng-ngang thành ĐẠI (Lớn)

XẤU-XA GANH-TỴ Phân- Biệt thành ĐỊA (Đất)

Từ Sơn-Hà Đại-Địa Giới-Hạn phân chia mà có TIỂU-ĐỊA. Nơi Tiểu- Địa tức là THÂN Giả-Hợp, lầm nhận Thân chịu làm CHÚNG-SANH sống trong Giới-Hạn gọi là Chúng-Sanh-Giới. Nếu chẳng hiểu thì nguy hại Sanh-Tử. Bằng hiểu-biết nương nhờ nó mà tu đặng cứu-cánh Giải-Thoát vậy.

THỨ TƯ: THỌ-GIẢ-TƯỚNG: 

Nơi Tướng-Thọ-Giả là một Tướng. Khi lầm thì nó dễ lầm. Lúc Giác thời nó dễ Giác. Vì nó linh-động tùy-thuận thường tưởng nó là THẬT. Lại thường cho nó là GIẢ. Nó chính là VÔ-MINH, mà nó cũng là ĐẠI- GIÁC. Kẻ mê nếu sơ-xuất một khởi chẳng suy-nghĩ kịp nhận trong cái Mê tưởng ngộ. Còn Bậc tu-hành khá ngỡ NGỘ chấp-nhận thành MÊ. Nó là một Pháp phải rốt-ráo thời, nó rốt-ráo. Còn mê-lầm thời, nó vẫn mê-lầm. Bằng đứng trong BỐN-TƯỚNG thì nó là GIẢ-TƯỚNG. Nếu thoát Trần-Lao vượt BỐN-TƯỚNG thời nó lại là THẬT-TƯỚNG vậy.

BỐN-TƯỚNG hiện-sanh không ngoài một KHỞI-TĂNG buổi ban đầu. Còn CẤU-TẠO thành NGHIỆP là hậu-quả TĂNG-SAI. Do đó ngày nay mới mắc-miếu mê-lầm. Nếu không KHỞI-TĂNG, nào bị GIẢM? Bằng không Cấu-Nghiệp nào nó ĐỘNG ? Đã không Động đâu có TỊNH? Do Tăng mà Cấu, bởi Cấu thành Nghiệp, có Nghiệp có Động, đã Động phải TỊNH. CŨNG NHƯ: Có LỬA thời có KHÓI , mà KHÓI cũng do LỬA. Nếu không Lửa cũng không Khói .

Vì lầm nên bị Bốn-Tướng. Nay tu-hành để Tỏ-Biết chu-đáo, đặng chốn KHÔNG-LẦM. Chớ chẳng phải tu mà đến chỗ KHÔNG của VÔ-VI hay PHI-PHI-TƯỞNG.

Theo bài nầy để chỉ: Từ cái TĂNG mê-lầm của CẬU BÉ, nên có gánh hát. Nếu cậu không sai-lầm thời chẳng có Gánh-Hát làm chi. Đó chính là một Biện-Minh CHỮ-KHÔNG sai lạc và nơi KHÔNG vì hết Vọng, gọi là không còn Vọng, may ra có phần giúp cho Bậc tu tránh chỗ lầm KHÔNG mà KINH-BÁT-NHÃ bị oan .

TRÒN-DUYÊN:

Tròn-Duyên là một Pháp Tối-Diệu Trùm-Khắp, nó có đầy đủ từng lớp, nếu Bậc tu-hành Tích-Cực công-dụng Pháp Tròn- Duyên, thời nó lại cung-đốn vẹn-vừa từng sự Hiểu-Biết Toàn-Mỹ Tuyệt-Đích. Nhờ nó mà đặng TRÒN-NGUYỆN cùng rốt BA-THÂN VIÊN-MÃN.

Tròn-duyên chính là một Pháp, không đòi hỏi sự lặng-lẽ của TĂNG- GIẢM CẤU-TỊNH hay CỘNG, BẤT-CỘNG. Vì sao? -Vì nó không có dùng CÁI-MUỐN của nó, nó chỉ duy-nhất Tròn-Duyên là đặng.

Tròn-Duyên là một Pháp dung-thông bình-đẳng bất-nhị, ai có Tâm-Chí cố-gắng thảy đều làm đặng. Từ ĐỜI thi-hành Tròn-Duyên thì trong Nước được ÂU-CA Thái-Bình, mỗi Gia-đình mà lập pháp Tròn-Duyên thì đặng HẠNH-PHÚC, xóm làng gìn-giữ Tròn-Duyên thời chẳng có Trộm-Cướp. Về ĐẠO lập Pháp Tròn-Duyên Thân-Tâm thanh-bình đoạt đến Chân-Lý hoặc vào Tịnh-Độ. Nếu một Người biết , một Nhà biết, một Nước biết. Cứ thế chuyền nhau cùng khắp TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI để thi-hành pháp Tròn-Duyên thời tất-cả liền biến thành TỊNH-ĐỘ .

Tròn-Duyên bảo-tồn từng Giai-Đoạn PHẨM-NGUYỆN, từng pháp soi biết, từng mỗi NHÂN-VỊ cùng THỂ-CÁCH của mỗi Bậc, mỗi Người đã lập chí làm, hay tu-học mà thực-hiện nó .

Từ Bậc TÍN-HẠNH-NGUYỆN biết giữ vẹn. Bậc thi-hành BI-TRÍ- DŨNG hoặc LỤC-BA-LA hay BA-LA-MẬT-ĐA, cùng với Bậc lìa NGÃ, SỞ-NGÃ đặng tu với mục-tiêu Tròn-Duyên không chán thì tỏ đặng PHÁP-MÔN KHÔNG-HAI mà rõ Pháp TỐI-THƯỢNG đến SỞ- ĐẮC gọi là GIÁC-NGỘ .

Cho đến Bậc GIÁC, Bậc ấy : vì tất-cả còn lầm-mê nên mới phát-sinh BỔN-NGUYỆN, do lẽ đó nên đem BẢN-GIÁC cung-đốn cho tất-cả. Vì vậy Bậc GIÁC-NGỘ mới nương theo mê để Tận-Độ thành thử chỉ dạy giảng nói, làm cho tất-cả được TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT, như thế gọi là: CHƠN-SƯ. 

Còn Bậc tu-hành lìa NGÃ, NGÃ-SỞ đồng nương theo VÔ-NGÃ đặng khỏi Cấu-Nghiệp, mắc-miếu mà cầu nhận BẢN-GIÁC của THIỆN-TRÍ- THỨC được Tròn-Duyên cùng TIN-VÂNG-KÍNH gọi là: CHÂN- TỬ. Bằng chưa phải, hay chưa đặng như trên thời nên cố-gắng cho được một CHƠN-SƯ, cho đồng một CHÂN-TỬ .

Pháp Tròn-Duyên là một Pháp trùm-khắp dung-thông vượt tầm Bất- Tăng-Giảm, lại tạo nên ĐỨC-HẠNH song-toàn. Nếu tu-hành cùng chung ĐẠO-HỮU, mỗi Bậc đều lấy đích Tròn-Duyên đối xử hay giúp đỡ với nhau, thời hiện tại chốn Đạo-Tràng ấy trở nên LỤC-HÒA CHÁNH-PHÁP. Từ hàng THÁNH-TĂNG xưa và Chư BỒ-TÁT vẫn gìn-giữ Thể-Cách Tròn-Duyên đặng Tròn-Nguyện, nên mỗi lần nói ra một lời thì phải CUỐN-LƯỞI BẢY-LẦN mới nói . Vì sao? – Vì Khơi- Duyên phải thi-hành cho Tròn-Duyên. Nhờ thế mà đi trong Vạn-Hạnh HÀNH-THÂM BÁT-NHÃ, đến LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA không thọ chấp sự vui-buồn-mừng-phiền-được-mất-phải-quấy, chỉ mục-tiêu Tròn Nguyện. So như ĐỨC DUY-MA cùng với  DI-LẠC các Ngài vẫn nhắm Tròn-Duyên trên với ĐỨC THẾ-TÔN dưới với Bậc lãnh Pháp do lẽ ấy mà ĐỨC DUY-MA NGÀI NÓI: (nơi mục Xuất-Gia) như : Các Ngươi nay ở trong Chánh-Pháp, nên cùng nhau Xuất-Gia. Vì sao? – VÌ PHẬT RA ĐỜI KHÓ GẶP.

Lúc bấy giờ Trưởng-Giả-Tử nói:

Thưa CƯ-SĨ, Chúng tôi nghe PHẬT dạy. CHA-MẸ KHÔNG CHO, KHÔNG ĐƯỢC XUẤT-GIA . 

Ngài nói:

Phải. Các Ngươi phát-tâm Vô-Thượng Bồ-Đề đó chính là Xuất-Gia, đó chính là đầy-đủ GIỚI PHÁP.

Thật là lời nói vẹn toàn, Kính trên nâng dưới của Ngài DUY-MA. Còn về thời hiện-kiếp của Họ LÝ. BỐ-ĐẠO HÒA-THƯỢNG (Di Lặc) trong quyển Nhì TỪ-BI-ÂM trang 21, Ngài cho Ông họ TRẦN CƯ-SĨ tám câu THI, nơi câu thứ tư trở xuống rằng:

Nếu Người tri-kỷ nên an-phận

Dẫu kẻ Oan-Gia cũng cọng-hòa

Miễn tấm lòng nầy không Quái-ngại.

Mười Phương Chứng đặng LỤC-BA-LA.

So lời Đức Duy-Ma và Hòa-Thượng Bố-Đạo hai Ngài dạy thật là Tấm- Gương đầy-đủ khó bàn. Nhưng dù có trích-dịch ra đây chỗ Đúng-Sai chăng , cũng là lời Tinh-Hoa đẹp .

Bậc mà đã cố-tâm thi hành lập Pháp Tròn-Duyên, Bậc ấy không thể nào dùng TĂNG-GIẢM chênh-lệch gọi là Tròn-Duyên đặng. Vì sao? Vì nếu TĂNG có quy-định Hạnh-Nguyện là: GIEO-DUYÊN. Bằng quá tầm thời TĂNG-DUYÊN, Nếu Tăng theo CÁI-MUỐN của mình buộc kẻ khác phải tu thì SI-MÊ. Còn Giảm trong lúc bị Tăng dùng Giảm để ngự-chế cho đặng viên-dung, đó chính là khéo tu Tròn-Duyên. Nếu Giảm đi quá mức liền đến VÔ-VI-PHÁP hoặc buông-trôi tự sinh ra biếng trễ .

Cùng Bậc tu dùng BI-TRÍ-DŨNG, tuy Bi-Trí-Dũng như thế nhưng nó có BA-BẬC. Từ Sơ-Khởi dùng lòng TỪ-BI. Bậc khá hơn thì TẬP sự BI-TRÍ-DŨNG. Bậc Hạnh-Nguyện thi-hành BI-TRÍ-DŨNG. Bậc đã từng thi-hành mới nhận thấy BI phải có TRÍ mà TRÍ cần DŨNG nó rất liên kết nhau, bằng thiếu sót một trong ba hay Nặng-Nhẹ sự TĂNG- GIẢM cũng không thành tựu Tròn-Duyên vậy.

Về phần LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA không thể nào mà chẳng soi-biết sự dung-thông vẹn vừa ở nơi BẤT-TĂNG-GIẢM đặng thi-hành Pháp Tròn- Duyên mà tiêu CẤU-NGHIỆP . Nếu TĂNG bị CẤU, còn GIẢM mắc phải VÔ đó là điễm Tối-Thắng nhứt của Pháp Tròn-Duyên. So như sau để biết:

BỐ-THÍ :

NGHE-THẤY-BIẾT người khổ. Nếu cần TIỀN, nên TÀI- THÍ. Không quá BA-LẦN, thì dùng Trí-Tuệ xét soi, lại tùy nơi sự trợ- giúp. Chớ nên quá lắm nó trở thành NGHIỆP để THÍ.

PHÁP-THÍ :

Có Bậc đến cầu-pháp hay cầu tu. Tùy thuận cầu của họ, hay Bậc tu thời chỉ dạy. Họ cần bao nhiêu nói bấy nhiêu. Chớ nên vì mình mà ép, cũng chẳng nên biếng GIẢM nơi chỉ bày. Họ càng gieo-duyên bao nhiêu thời chỉ bày bấy nhiêu. Đôi lúc vì Nghiệp-Đảo hay các Pháp thử-thách của ngoại-cảnh làm cho họ chẳng biết để gieo-duyên. Thì nên nâng họ quá BA-LẦN bằng chẳng nghe thì để yên, chớ nên dùng Tăng-Quá mà chẳng Tròn-Duyên .

TRÌ-GIỚI:

Trì-Giới Tròn-Duyên thời Bậc ĐẠI-TRÍ mới dùng để QUÁN-CHUNG đồng SOI-BIẾT RIÊNG . Khi CHUNG- QUÁN nó thuộc về BÌNH-ĐẲNG. Còn SOI-BIẾT thuộc phần kiểm-điểm RIÊNG  từng lớp, từng Bậc tỉ-mỉ rành rẽ đặng Trọn-Biết viên-dung Tròn-Duyên Rốt-Nguyện.

VÍ-NHƯ:

QUÁN-CHUNG thì NHẤT-THỂ, mà SOI-RIÊNG thời từng PHÁP-GIỚI. Bằng QUÁN-CHUNG thì VŨ-TRỤ, mà SOI-RIÊNG thời gọi là Chúng-Sinh hay BỐN-LOÀI, mà SOI-RIÊNG từng loài, từng Vật, từng Người đều có một BẢN-NGÃ. Tuy nhiên Bản-Ngã nói chung, nhưng Soi-Biết đến nó thì mỗi Người, mỗi Bậc riêng khác không đồng từ Tánh-Tình đến Cử-Chỉ cùng sự Hiểu-Biết ít-nhiều nặng-nhẹ trở thành nhiều thứ bậc. Đó chính là những ưu-điểm cho Bậc Trì-Giới, sau nầy làm Tròn-Duyên mới Tỏ-Thấu: CHUNG mà RIÊNG , RIÊNG mà CHUNG đến CHẲNG-CHUNG CŨNG KHÔNG-RIÊNG .

TRÌ-GIỚI:

Đặng thật biết Mình và CHƠN-BIẾT Người để CHUNG- QUÁN, thời tất-cả Sẵn-Có CHỦ-QUYỀN TỰ-TIN nơi Chủ-Quyền đó họ có một căn bản để Tin cùng CHƯA-TIN là quyền của họ, dù cho một ĐỨC-PHẬT hay THÁNH-TIÊN, lúc họ chưa TIN cũng đành chịu.

Nhưng ngược lại:

Khi họ ĐÃ-TIN thời làm cách nào họ VẪN-TIN. Đó chính là một then-chốt Bình-Đẳng của Muôn-Loài Vạn-Vật như nhau. Nếu Bậc tu TRÌ-GIỚI mà biết QUÁN và biết SOI như thế mới gọi là: TRÌ-GIỚI MÌNH, cùng TÔN-TRỌNG GIỚI-HẠN KẺ KHÁC, để thi-hành Tròn-Duyên đặng Tròn-Nguyện mà SỞ-ĐẮC: TỔNG-TRÌ ĐÀ-LA-NI-TẠNG .

Bằng Chưa Biết cố ép họ làm, ép tu, ép để đồng hiểu một chủ đích như mình. Dù rằng: THIỆN, BẤT-THIỆN đều ép-buộc. Nếu họ chưa TIN, chưa theo mình thì liền giận-giữ chê bai hay phỉnh-báng. Hoặc giả những Người ấy là: Bà-Con Giòng-Họ Con-Cái hay Cha-Mẹ cũng thế. Vì sao? Vì Mình chưa Tròn-Duyên, chưa Trì-Giới đúng đắn, chỉ dùng CÁI-MUỐN ÁI-NỊCH Ràng-buộc làm sao cỗi-giải cho kẻ khác?

Pháp Trì-Giới tròn-duyên là một trọng yếu để thi-hành đầy-đủ LỤC-BA- LA-MẬT-ĐA. Nếu Bậc biết dùng thời bậc ấy đi trong Vạn-Pháp chẳng chướng-ngại, không xâm-phạm, lìa hẵn BỐN-TƯỚNG mà đặng Trọn-Biết Bốn-Tướng. Không bỏ chỗ ĐỘNG vì thật Biết ĐỘNG CỦA DỤNG, chẳng thích nơi TỊNH thật Biết TỊNH CỦA ĐỘNG để xây dựng TỊNH mà ĐỘ, trọn dùng ĐỘNG mà DỤNG-GIÁC. 

NAM-MÔ HIỆN-GIÁC TỲ-LÔ GIÁ-NA PHẬT

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI CHÍN :HÀNH-THÂM PHÁP GIỚI

 

HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI là một MÔN chính-yếu TU cốt để Giải Mê-Lầm, khi đặng thâm-nhập các Pháp Tỏ-Biết tỉ-mỉ, thời liền TRỌN-GIÁC, như vậy gọi là BÁT-NHÃ-TRÍ.

         HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI lại dành cho những Bậc tu-hành có Thiện-Chí đồng với Nhất-Tâm Bậc ấy phát ĐẠI-NGUYỆN, hay tìm đặng Chơn-Tánh tu-cầu TỎ-TÁNH, lưới qua các Nghịch-Cảnh chẳng bao giờ vướng phải Ba Pháp ĐOAN-DỊ-DIỆT, cốt nương theo TƯỚNG-PHÁP, đặng sở-đắc CHÂN-TƯỚNG. Nhờ vậy mà TRÍ-TUỆ Dung-Thông, Thân-Tâm Tự-Tại, chiếm đặng ĐẠI-BI, thi-hành HẠNH-NGUYỆN. Trong Hành-Thâm Pháp-Giới, Cổi-Giải tất cả Mê-Lầm , đặng Không Lầm, Trọn-Biết Tổng-Trì Đà-La-Ni-Tạng, Hoàn-Toàn GIẢI-THOÁT.

         PHÁP-GIỚI là một PHÁP, Tất cả đều phải lầm-nhận Thọ-Chấp , nên tự Mình đem buộc lấy Mình mà chẳng hay biết, đành chịu làm Chúng-Sanh-Giới .

PHÁP-GIỚI là một pháp  do khởi thọ-chấp trở thành lòng THAM-CẦU mong muốn, đến lúc tu-hành, lại trở qua đường tu-luyện, nên chỉ mới có Cảnh-Giới TIÊN-THẦN, mà phát-sinh TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI. Lại cùng nhau canh giữ cho đó là của mình an-trụ , nên nó trở thành ĐỘC-TÔN CAI-QUẢN. Do như thế , nên đương nhiên nó lại là Bờ-Ngăn Kiên-Cố, nó làm cho tất cả khó Tri-Kiến Giải-Thoát .

Bậc tu-hành cầu Tri-Kiến Giải-Thoát, nên lìa Tướng thọ-chấp, chẳng vì PHƯỚC-LỢI Hữu-Vi nhỏ-nhen để mong an-trụ. Bậc ấy vì Tri-Kiến nên Phát Bồ-Đề-Tâm, cùng Năm-Nguyện, cốt nương theo Vạn-Pháp thấu- tỏ thật-biết chu-đáo Vạn-Pháp, đặng khỏi lầm mà Giác-Ngộ, lối đó gọi là HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI .

Khi Thật-Biết, PHÁP-GIỚI nó có tướng giai-đoạn, do sở-Chấp của mỗi bậc Tu-Chứng mà thành hình trong Pháp-Giới, hay Chúng-Sanh sở-Chấp thành hình Bản-Ngã, hoặc Tiên-Thần do năng-chấp nó thành-hình Cảnh-Giới, từ thấp đến cao, từ nơi Tịnh đến Bất-Tịnh trong Tam-Thiên Lục-Đạo. Lúc biết Bất-Tịnh trong Tam-Thiên Lục-Đạo. Lúc biết tỏ-rõ như vậy, liền Sở-Đắc TAM-THÂN, TỨ-TRÍ, NGỦ-NHÂN, LỤC-THÔNG. Đó chính là một Quyết-Định, KHÔNG-HAI với Bậc tu Chứng-Ngộ Thâm-Nhập Pháp-Giới vậy.

Thật ra PHÁP nó không có giới-Hạn Vút-Mắc, bởi phân-biệt thọ-chấp nên trở thành giới-hạn vướng-mắc. Khi đã vướng vút-mắc, đương nhiên có PHÁP-GIỚI. Từ Pháp-Giới cố-thủ để nhận chịu, liền sinh Cảnh-Giới an-trụ.

PHẬT NÓI :

Chúng-Sanh duy chỉ lầm nhận một PHÁP, liền có Vạn- Pháp quay-quần ràng buộc, nên phải chạy theo Vạn-Pháp diễn-biến Sanh-Tử Luân-Hồi .

BỒ-TÁT khi biết các Pháp di-chuyển vì Thể-Tánh, nên xuôi-dòng Hành-Thâm đặng Tỏ-Biết đến rốt-ráo chân-thật, gọi là Hạnh-Nguyện Độ-Sanh vậy .

PHÁP Ví như một cuộn dây suông-sẻ, từ đầu đến cuối, không có phân-đoạn hay vút-mắc .

Khi nó Vút-Mắc. Bởi kẻ kia đem nó ra thắt, thành gút để mắc nơi gút , lại thắt nên hình Con-Hạt, Con Rít, Con Rồng hay Con Phượng cùng các con khác. Tùy theo sở-thích của mỗi người, mỗi bậc, mỗi kẻ tự thắt lấy thọ-chấp trở nên BẢN-NGÃ. Từ Bản-Ngã nung-đúc trở nên Cảnh-giới, chui vào cảnh-giới hình của mình thắt nhận là mình mà Sanh-Tử .

Vì lầm PHÁP nay tu cốt thật-biết đặng khỏi lầm, nên Pháp-Môn HÀNH-TƯỚNG Pháp đặng thâm-nhập các pháp đến không lầm, gọi là Hành-Thâm Pháp-Giới. Bậc Hành-Thâm để tỏ-rõ mối giềng của mình trước kia đã lầm, cùng tất cả đang sai-lầm phải bị đặt mình trong Pháp-Giới đến Cảnh-Giới.

Bậc tu rất cần thật-biết các pháp, đến biết THỂ-TÁNH pháp và biết sự di-chuyển tác-dụng lợi-ích, không lợi-ích mỗi Pháp. Lúc chấp-nhận Pháp thì nó sẽ ra sao? Bằng không chấp nhận. Bị chấp-nhận nó thế nào? Qua các Pháp cầu tu-học Hành-Thâm nó lợi ra sao? Nếu Pháp nó đứng về Hữu, khi nó chuyển thành TƯỚNG, nó trả nơi KHÔNG-TƯỚNG thì nó về đâu? Bằng Pháp nó đang ở nơi VÔ thời nó yên-trụ hay diễn-hành nên tướng, mà tướng nó diễn những gì? Bậc ấy lại biết Dùng đúng lúc, nói Pháp đúng chìu. Đó chính là những điểm tối cần đưa Bậc thi-hành thâm-nhập Pháp-Giới đến viễn-thông BÁT-NHÃ-TRÍ vậy.

Bậc tu nên tìm hiểu sâu rộng, nghi-chấp mà phá-chấp, chớ vì BẢN-NGÃ tu có một chìu. Cũng như: TỊNH thời gìn-giữ có Tịnh thôi, ngoài ra chẳng dám nghĩ để hiểu-biết thêm bên ngoài vì sợ ĐỘNG thì thật khó Tỏ-Thông các pháp? Do đó thường bị Chướng-Ngại đến DỊ-DIỆT đâm ngỡ mình cao-cống hay mơ-màng.

Bởi Lầm PHÁP. Trở thành PHÁP-GIỚI, chịu làm trong Giới-Hạn Chúng-Sanh. Đến nay chủ-đích tu đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT, thì không ngoài phải HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI để phá mê-mờ lầm chấp. Như có một người lầm uống Độc-Dược, thì phải uống thuốc Giải-Độc. Lúc hết lầm, tức là Khỏi-Mê, do đó tu-hành phải nương theo Vạn-Pháp Vạn-Hạnh cốt Tỏ-Biết đoạt đến Giác-Ngộ. Đó là một quyết-định trọng-yếu, mà tất-cả các Thánh-Tăng từ ngàn xưa đến nay Đã Tu đến Sở-Đắc CHÂN-LÝ TRI-KIẾN-PHẬT .

Nhưng khi đến TRI-KIẾN-PHẬT, chưa hẳn đã Thành PHẬT. Còn Đắc CHÂN-LÝ, cũng chưa hẳn tận hưởng CHÂN-LÝ. Vì sao?

-Vì chưa tận dụng Chân-Lý rốt-ráo, thời chưa thể nào Tận-Hưởng.

Cũng như: TRI-KIẾN-PHẬT chưa Hanh-Thâm PHẬT TRI-KIẾN do đó mà chưa thành Phật .

Bậc Tri-Kiến-Phật tỏ-rỏ Phật-Pháp, rất cần sự thu-nhiếp các pháp cho được rõ thấu tỉ-mỉ các Pháp cho được rõ thấu tỉ-mỉ các Pháp thi-hành Tròn-Nguyện mà đoạt đến Phật-Qủa. Bằng nhìn các Pháp vốn KHÔNG vội CHẤP-KHÔNG An-Trụ, vẫn vướng vào PHÁP-GIỚI, Hay nó Cũng KHÔNG mà nó Cũng CÓ, mơ-màng chẳng Quyết-Định Tỏ-Rõ, thời vẫn Pháp-Giới, Vô-Minh che phủ.

CŨNG NHƯ: Một vị VUA lên ngôi chẳng biết chi cả, các Nịnh-Thần cai-quản chủ-trị, bảo sao thì nhà VUA kia cũng nghe theo, thì có hơn chi Dân-Giả chăng? Vì sao? Vì chưa thấu tận .

Bậc TRI-KIẾN-PHẬT Thâm-Nhập Pháp-Giới trọn-vẹn Bát-Nhã-Trí trên đường tu PHẬT-TRI-KIẾN chu-đáo thì: CHẲNG KHÁC NÀO : Vị TÂN-VƯƠNG kia lên ngôi Cửu-Ngũ chưa được biết việc Bình-Trị , và chưa rõ tánh-tình của các hàng Quan-Chức Trung hay Bất-Trung, lại chưa thật rõ chu-đáo lòng Dân cùng công-việc Quốc-Nội và Đối-Ngoại. Nên cần xem xét hay nhờ Quan Cận-Thần Nhiếp-Chánh dạy-dổ chỉ-bày rành-mạch, trong một thời-gian, biết rõ tỉ-mỉ đúng-đắn khỏi lầm mới Ngự-Trị. Bậc Tri-Kiến-Phật nên Hành-Thâm Pháp-Giới gọi là PHẬT-TRI-KIẾN cũng thế .

Hành-Thâm Pháp-Giới chính là một Pháp tối-cần trong con đường tu BỒ-TÁT-HẠNH, khiến cho Tâm Thù-Thắng biết giá-trị tự-tánh Tỏ-Pháp. Nên chi BỒ-TÁT thường phát Đại-Nguyện để vững-vàng đến Tròn-Nguyện, mỗi một Bậc tu có thể lập Vạn-Hạnh, thực-thi Vạn-Nguyện, khi thanh-tịnh, lúc chẳng thanh-tịnh, khi thuận-hành, lúc nghịch-hành, cùng nơi ăn chốn ở với Chúng-Sanh các Cấp không Chướng-Ngại phân-biệt Thánh-Phàm . Bậc ấy vào Phàm-Phu nhưng không xa Thánh-Ý, từ một có thể hóa ra vạn-ức Bậc trở về một bậc, mà chẳng mấy ai hay biết. Từ yên-tịch bậc ấy qua muôn ngàn cảnh-giới, vạn-ức cảnh-giới, vô-lượng cảnh-giới khi trở về yên-tịch không một ai hay biết .

Lại có thể làm Bồ-Tát-Đạo trang-nghiêm, đến Bồ-Tát-Hạnh Tinh-Tấn , qua Bồ-Tát-Hải nói-năng thông-đạt cùng Bồ-Tát-Hùng, Bồ-Tát-Lực, Bồ-Tát-Nhẫn chẳng kiên-sợ các chướng-đối, nhẫn-nhịn các nhỏ-nhen, tâm không phiền-trách, đến Bồ-Tát-Tuệ, Bồ-Tát-Dũng, Bồ-Tát-Nguyện, Bồ-Tát Bất-Thối, Bồ-Tát DIỆU-THẮNG, BỒ-TÁT DIỆU-ÂM và BỒ-TÁT HÀNH-THÂM TỐI-THẮNG, do đó mới đầy đủ sự kiên-dũng nghị-lực qua từng lớp lang PHÁP-GIỚI NGĂN-BIỆT. Bậc ấy đối với các Pháp-Giới như món đồ dùng, món ẩm-thực, món y-áo, món nhà-cửa anh-em mật-thiết, vườn-tược không còn chướng ngại, lại khởi vui thú, vì đặng trọn-biết PHÁP-GIỚI là PHẨM TRỢ-ĐẠO. Nhờ thế mà Sở-Đắc NHÃN-TỊNH thấu tỏ sự Kín-Nhiệm của NHƯ-LAI-TẠNG Cung-Kính, Cúng-Dường Tán-Thán NHƯ-LAI chẳng ngớt.

Lúc bấy giờ thật biết vô-số, vô-lượng, vô-biên Pháp-Giới. Từ LÝ Pháp-Giới đến SỰ Pháp-Giới thành Pháp-Giới Bờ-Ngăn lớp-lang như cát sông Hằng. Nếu kẻ tu-hành củng-cố thọ-chấp, thời thật khó thành-tựu, phải bị trong Pháp-Giới đóng khuôn, gọi là Chồi-Khô Mộng-Lép vậy. Nơi hàng Bồ-Tát Hành-Thâm, Pháp-Giới mới biết ích lợi đi trong các Pháp tỏ-biết đến Chánh-Giác, do đó nên chỉ:

Thuở còn PHẬT, PHẬT bảo Vị BỒ-TÁT rằng:

Ông nên đến xứ-sở nọ đặng giúp cho Dân xứ-sở ấy đặng an-lành. Lúc bấy giờ Vị Bồ-Tát vâng lãnh.

Phật nói: Ông đến xứ-sở mà Dân xứ-sở ấy họ cải-vả mắng-nhiếc thịnh-nộ, thì Ông nghĩ thế nào?

Vị Bồ-Tát thưa: Bạch Thế-Tôn, Con thích lắm, con còn Biết-Ơn xứ-sở ấy, vì sao? -Vì Họ cải-vả mắng-nhiết thịnh-nộ con, con liền được Tịch-Tịnh Tâm không Thù-Oán, do đó con biết ơn họ, vì họ chẳng Đánh con.

Lúc bấy giờ Đức Thế-Tôn Ngài hỏi: Nếu xứ-sở ấy họ đánh Ông, thì Ông nghĩ thế nào?

Bồ-Tát thưa: Họ Đánh con thì họ giúp cho con mau tiêu rỗi Nghiệp, Con còn Biết Ơn họ vì họ chưa giết con.

Phật hỏi: Bằng Họ giết Ông, thì Ông nghĩ thế nào.

Bồ-Tát thưa: Nếu họ giết con thời con vẫn Biết-Ơn, vì nhờ họ mà con đặng Trong-Nguyện nhập Niết-Bàn.

Khi ấy Phật khen và nói: Phải, phải, Ông thật là có Tâm-Chí căn-bản cầu Pháp để Tỏ-Pháp, thêm Đại-Nguyện rộng-rãi vào các Pháp khó khăn chẳng sanh tâm nhàm chán, thật là Tối-Thượng. Kẻ chửi mình, sinh-tâm Đại-Hỷ, Kẻ đánh mình, sinh-tâm Đại-Bi, Kẻ giết mình , sinh-tâm Đại-Xả, thật là Quý vô kể. Nầy Bồ-Tát: Hạnh-Nguyện Thù-Thắng của Ông như vậy, thì dù cho PHÁP-GIỚI nọ có Tăng lên gấp trăm lần, cũng không thể nào cản-ngăn Ông được, vì sao? _Vì với đích Ông được biết mối lợi-ích của sự tu-tập HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI, thì các GIỚI kia, chính là PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ. TA khuyên từ đời nầy, đến đời sau nên noi gương Ông mà tu-tập.

TA chỉ tiếc cho những Bậc kém Căn thiểu Trí thường-trụ vội Chấp, mà đã Lầm-Lẫn bởi Pháp, khi tu lại nhận Pháp để sa-lụy Pháp-Giới cho là ĐẶNG hay ĐẮC. Bậc như thế chẳng phải do Họ, nhưng do tại TÂM Nhỏ-Nhen eo-hẹp mà đến nơi củng-cố tu-cầu mong muốn riêng biệt. Họ tự đem THỂ-GIÁC bao-la rộng-rãi chẳng khác đem BIỂN kia để vào LỖ CHÂN-TRÂU cho là GIÁC-CHỨNG-ĐẮC.

Ông nên biết có BA Điểm Lầm tai-hại cho Bậc tu đáng kể:

Thứ nhứt là: TRÁNH-NÉ PHÁP đòi xuất ly Thế-Gian, để Thọ-Chấp nơi tu-luyện PHÁP-GIỚI, thành tựu Pháp-Giới-Ảnh.

Thứ hai là: Mán danh cho PHÁP là Ô-NHIỄM TRẤN-CẤU ÁC-THẾ, nên thường bị Trấn-Cấu Ô-Nhiễm Ác-Thế trói buộc Thân-Tâm mà không hay biết.

Thứ ba là: Gia-công trừ diệt các Pháp chẳng chịu hiểu-biết, nên phải chịu Diệt. Những bậc cố-chấp như thế, khó tìm pháp sâu-đậm vi-diệu, chỉ diễn nói Thiện-Căn cầu Phước gieo-duyên mà thôi, vì sao? -Vì Họ tu theo Cái-Muốn, nên hay NGHI-NGỜ cùng xa-lánh yếu-hàn, Ông nên nhớ lấy.

SO ĐOẠN TRÊN CỦA BỒ-TÁT

HÀNH – TƯỚNG TỎ – PHÁP

Chứng tỏ con đường tu rất cần đến sự hiểu-biết các pháp ngăn-biệt hay chẳng ngăn-biệt, giới-hạn của nó, làm cho tất cả thảy đều lầm nhận. Tuy nhiên, Ta hiểu-biết các Pháp nó như thế, nhưng nó vẫn đứng trên mặt LÝ-PHÁP-GIỚI mà thọ-chấp, khi ta thi-hành Hạnh-Nguyện đến nơi, đến chốn, tận-từ thực-thi SỰ-SỰ PHÁP-GIỚI, chừng ấy  sự biết của ta có một giá-trị Thật-Biết vô kể. Nên Bồ-Tát thường qua tất-cả Pháp ĐỘNG để GIÁC, còn TỊNH của ĐỘ thôi.

Sự tu nó phải có công-năng mới đem đến Cái-Biết vững-chãi. Có Hạnh-Nguyện Độ-Sanh, mới đưa đến LÝ-SỰ diệu-thâm. Bằng Tu dùng sức TƯỞNG hay ĐỊNH hoặc ĐỊNH-TƯỞNG để an-trụ, thì vẫn vướng vào SANH-DIỆT PHÁP-GIỚI, vì sao? Vì ĐỊNH hay ĐINH-TƯỞNG-SANH thì có ĐỊNH-TƯỞNG-DIỆT, đó cũng là sự lầm-lẫn không nhỏ của các bậc tu thường vấp phải. Chỉ có  HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI Lý-Sự Đồng-Song Tự-Tánh Tỏ-Biết chân thật thì rốt-ráo.

Khi chưa có sự biết tận từ , thân tâm chưa rốt-ráo hãy còn nghi, thời nên nhớ vẫn còn Sở-Chấp, mặc dù là không-chấp, nhưng nó vẫn chấp. Do sự rốt cùng tỉ-mỉ khó nhận của TÁNH-PHÁP năng-chấp của NGHIỆP SỞ-TRI bậc tu phải vướng vào Pháp-Giới, nên Bồ-Tát mới Nhất-Tâm tu mãi không ngừng, còn một hơi thở của ỨNG-THÂN, là còn phải hiểu biết, còn phải nương thân theo BỔN-NGUYỆN chẳng dừng vậy.

PHÁP-GIỚI thời nó muôn trùng vạn ức Na-do-tha khó kể nỗi. Từ khởi nghĩ hiểu-biết LÝ-PHÁP-GIỚI  trong Vũ-Trụ trùm-khắp gọi  là PHÁP-THÂN. Khi Bậc tu-hành hiểu-biết viên-thông Đắc CHÂN-LÝ PHÁP-THÂN, thì đối với tinh-thần tự-tại diễn nói vô-ngại Thân-Tâm tịch-tịnh.Nhưng đối với hoàn-cảnh hiện tại hãy còn mắc-miếu gay cấn nó làm cho tự mình hồ-nghi với SỞ-ĐẮC của mình, thành thử không công nhận được nơi TU-CHỨNG PHÁP-THÂN, mơ-màng vì NHỊ-THỪA Chướng-Đối .

Vì vậy mà ỨNG-THÂN phải ĐẮC CHÂN-LÝ. Nếu Ứng-Thân Đắc Chân-Lý thời phải làm thế nào thi-hành Vạn-Hạnh đi trong Vạn-Pháp SỰ-SỰ PHÁP-GIỚI để THÂM-NHẬP Pháp-Giới tỉ-mỉ. Lại làm cho tất-cả Chúng-Sanh có lợi đồng với mình được lợi, đưa chúng-sanh TRI-KIẾN mình đặng TRI-KIẾN, đem Chúng-Sanh GIẢI-THOÁT mình đặng Trọn GẢI-THOÁT, chừng ấy BA-THÂN VIÊN-MÃN mới rốt-ráo ĐẠI NIẾT-BÀN đó chính là một điểm cần ghi nhớ .

Từ BA-ĐỜI Phật đến Chư Bồ-Tát tất cả thảy đều đi nơi Hành-Thâm Pháp-Giới đến rốt-ráo Chánh-Giác Bất-Nhị, nên chi  Hành-Thâm Pháp-Giới chính là một pháp tối-thượng vi-diệu khó nghĩ bàn một khi bậc tu đắc-pháp, ngộ chân từ bậc, tỏ Lý diệu-thâm qua Bờ Bỉ-Ngạn rốt đến BÁT-NHÃ-TRÍ, thời đối với Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới bậc ấy chỉ khẻ đầu ngón tay thôi .

Bậc THÂM-NHẬP PHÁP-GIỚI có thể từ một cái ĐẦU  hóa ra trăm ngàn vạn ức cái Đầu, từ hai tay có thể hóa ra muôn triệu cánh tay mà chẳng mấy ai hay biết, họ đều ngỡ là bậc ấy ngồi yên Tịch-Tịnh đi đứng ăn nằm như họ.

Bậc Thâm-Nhập Pháp-Giới tỉ-mỉ rốt-ráo, có thể đi trăm ngàn vạn ức triệu Thế-Giới trong một Sát-Na, có thể phân-thân đi Cúng-Dường TAM-THẾ-PHẬT trong một chốc lát đầy-đủ các  QUỐC-ĐỘ, lúc trở về không mấy ai được biết, họ chỉ ngỡ Bậc ấy ngồi yên Tỉnh-Tọa như họ .Bậc HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI Sở-Đắc trọn-vẹn các Pháp không thiếu sót. Bậc ấy chỉ đưa qua tầm mắt quan-sát có thể nhìn thấy các Cảnh-Giới đua chen, giành-giựt dưng bông, lễ bái, hát xướng ca-nhạc từ cõi Trời đến các từng Trời, từ cõi Tiên đến các Chư-Tiên, Sắc-Giới đến Vô-Sắc trùm khắp tỉ-mỉ không thiếu một khẻ động Tam-Giới vậy. HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI nó có lợi tột đỉnh, nó có ích khó nghĩ bàn. Nó đưa bậc tu đến VÔ-THƯỢNG, nó lại lừa kẻ thọ-chấp đóng thành khuôn đếnTỉ-Kiếp khó thoát-sanh, nó chính là tối-diệu thậm-thâm của Chư-PHẬT tán-thán, Chư BỒ-TÁT Cúng-Dường , Đảnh lễ Chiêm-Ngưỡng thật vô-kể vô-kể vậy ./.

NAM MÔ ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT

 

BÀI THỨ BA MƯƠI :TÂM BẤT-NHỊ

NHƯNG TA CÓ THỂ NÓI :

TÂM có một, nhưng Ta có thể nói là Tâm-Pháp, Tướng-Pháp hay Tâm-Thức cùng Như-Lai-Tạng, do đó Tâm không có chỗ chỉ, vì cùng khắp liên kết chung gồm.

Ta đứng về TƯỚNG thì Ta có thể nói, các Tướng-Pháp tiêu-biểu cho Tâm. Ta suy-nghĩ về Tâm thời Ta có quyền nói: Do Tâm sinh Vạn- Pháp nên gọi là: TÂM-PHÁP .

Khi Ta phân-biệt các pháp tỉ-mỉ để nhận biết, ta nói là: TÂM-THỨC, nhưng Ta có thể cho là Ý-Thức. Lúc Ta nếm-ngửi Hương vị hoặc Nắm-bắt đụng-chạm sự: Nóng-Lạnh, Chua-Chát, Ngọt-Bùi, Đắng-Cay thời Ta nói do Như-Lai-Tạng đồng-ứng Thân-Tâm phát sanh THẤY- BIẾT .

CHUNG LẠI :

 Tâm Bất-Nhị Bổn-Lai Diện-Mục đứng yên không di chuyển Động-Tịnh. Cũng như: Nước là Nước chớ không CÓ SÓNG nên Tâm không thể chỉ hay nói hoặc phê-phán. Nếu chỉ hay nói cùng phê-phán đến nó, thì nó liền ngăn-cách dị-biệt trở thành nhiều lối phiên diễn mà có SÓNG-CỒN. Tâm bị chỉ, bị phân gọi là Tâm điên-đảo Loạn-Tâm.

Khi Ta đã bị Tâm Loạn-Tưởng thì Ta phải ngược chiều tu-hành trở lại về Tâm, bằng cách nhiếp-thâu các pháp, hay chịu đựng các Tướng- Pháp Thuận-Nghịch để ngự-chế TỊNH-TÂM, làm cho Tâm-Thức bớt xao-xuyến. Lại có cách thường Quán Như-Lai-Tạng suy-ngẫm đến suốt thông sự chung gồm của nó mà biết được nó chính là TÂM mà đoạt đến BẢN-THỂ-TÂM, lại đi trong Hạnh-Nguyện Độ-Sanh đến Tâm-Thông cùng thi-hành Lục-Ba-La-Mật-Đa chẳng sở-chấp để về TÂM-KHÔNG Bất-Biến CHƠN-TÂM VIÊN-MÃN .

TÂM THÌ CÓ CHỪNG ĐÓ .

Nhưng các Bậc tu nó cứ loanh-quanh khó hiểu, khó lãnh hội thâm-nhập, phải nương tựa các pháp để tu, cốt sao Tỏ-Pháp liền tỏ-tâm . Bậc như vậy gọi là biết tu . 

Bằng chưa biết, hay chẳng chịu biết, thời trong lúc tu nơi Pháp, liền Chấp-Pháp để Tu-Luyện củng-cố lấy pháp vội cho là Chánh-Đáng, thì thử hỏi bậc ấy làm sao Tỏ-Tâm đến rốt ráo?

Sau đây Ta thử đứng về Tâm-Pháp tự suy-ngẫm nó ra sao? Thì nguyên nó cũng là TÂM, Bậc biết nó một THỂ-TÂM thì nhập về Tâm, vì nó không hai chẳng sai khác .

Bằng bậc chưa biết hay không chịu biết, đem phân-biệt bên trong, bên ngoài với ý-nghĩ Chủ-Quan, liền bị hai tướng Dị-Biệt trở nên TÂM- PHÁP và TƯỚNG-PHÁP. Sự loanh-quanh đó tự mình Chủ-Xướng phân-biệt nên mờ tối phải đi tìm tâm, đó là nguyên-nhân thứ nhất .

Đây đứng về TÂM-THỨC Ta tự suy-ngẫm nó ra sao? Nó chính vẫn là TÂM . Những sự nhận biết của nó vốn-sẵn. Cũng như : Có gió thì phải có SÓNG, có Nước thì phải có giá-lạnh hay mát. Nên Tâm-Thức di-chuyển lần đi để ta tự-biết nó sẵn như thế, nếu ta lần theo tỉ-mỉ để biết thì ta đến tận-biết nó có một mối về TÂM .

Bằng Bậc chưa biết, hay chẳng chịu biết, tự-sanh rụt-rè quái ngại vì sợ đảo-loạn, coi nó như vật phân-biệt đảo-điên, nên không nhờ nó đặng soi-biết mà đi đoạn-trừ TÂM-THỨC. Bởi lầm cho nó là Ý-THỨC NỊNH-THẦN mà chẳng quan-tâm suy-nghĩ đặng biết, trái lại ngăn-cách để tu bằng lối TẬN-DIỆT cho Thanh-Tịnh hơn là Tỏ-Biết. Thì làm sao Tỏ-Pháp đến Tỏ-Tâm rốt-ráo Bản-Thể-Tâm? Đó là nguyên-nhân thứ-hai.

Đây Ta đứng về NHƯ-LAI-TẠNG bày tỏ sự NGHE-THẤY-BIẾT để nhận-xét nó ra sao, có phải là TÂM chăng?

Khi Ta đụng chạm vào Lửa thì ta liền biết Nóng. Lúc Ta sờ vào Nước- Đá thời Ta biết Lạnh. Ta vịn nơi Mịn thì biết nó Sốp. Ta cầm nắm ĐÁ hoặc SẮT, ta liền biết nó Nặng và Cứng. Chung lại từ va-chạm đến vấp-đánh thảy đều biết cả, chớ không thể chỉ hay nói CÁI-BIẾT nó ở đâu, vì đâu nó cũng có ở.

NÓI ĐẾN CÁI THẤY – NGHE – BIẾT .

Nếu Ta nhìn thấy trái CHANH trước mắt màu XANH, Ta nếm Chanh liền biết Chua. Ta nhìn thấy ĐƯỜNG-CÁT nó màu vàng hay trắng , nếu Ta nếm thì nó ngọt. Ta nhìn MUỐI thấy nó có từng hột trắng ta nếm nó mặn. Tất cả nhìn thấy, nếm biết, từ cay-đắng hương-vị màu-sắc nó đồng hợp với ta trở thành THẤY-BIẾT chẳng thiếu sót. Nơi NHƯ-LAI-TẠNG đều là TÂM .

Bằng nói đến CÁI-NGHE Ta có thể nghe từng tiếng-Chuông, tiếng trống, tiếng-Kèn, tiếng-phách, cùng tất-cả các tiếng khua-động chẳng có thiếu sót. Bậc biết NGHE, biết nhận-định tìm-hiểu cái nghe sau mới rõ sự Nghe cùng Thấy-Biết liên-hệ hữu-hiệu tự-tánh đến Tỏ-Biết, gọi là TÌM ĐẶNG CHƠN-TÁNH để tu. Trong một thời-gian tường-tận hết nghi mà Sở-Đắc CHƠN-TÂM TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT. 

Bằng chưa biết hay không chịu biết. Bậc ấy có một quan-niệm tìm cao- siêu cầu-kỳ, hay tìm Chơn-Tâm theo lề-lối Viễn-Ảo, mộng tưởng cứu- cánh giác-ngộ, bằng theo sở-thích của tư-tưởng mình, rồi tự mơ-màng tạo thành TÂM-TƯỞNG để cấu-tạo ĐỊNH-TƯỞNG liền sa nơi tuệ trong-tưởng, đến Nhãn-Tưởng, Hương-Tưởng, Pháp-Tưởng cùng tất cả sự sự giao-động đều tưởng đến XÚC-TƯỞNG, nó đi mê mờ Chơn- Tâm vượt đến DỊ-BIỆT, sống trong hoài-mơ vọng loạn BA-CÕI SÁU-ĐƯỜNG chạy theo Sanh-Tử của TÂM .

SAU ĐÂY TA CÓ THỂ NÓI :

CÁC BẬC NGHE và TÙY-THEO LÃNH LẤY GIÁC-NGỘ TÂM.

Một trong Bốn giai-đoạn. Khi Ta nói về TÂM-PHÁP, TƯỚNG-PHÁP hay TÂM-THỨC cùng NHƯ-LAI-TẠNG, hoặc nhiều hơn thế nữa . Miễn các Bậc TIN-VÂNG thọ-lãnh thì có thể biết TÂM. Tỏ-Tánh được thông-đạt các Pháp cùng Tâm cặn-kẽ an-vui khen-tặng tán-thán và đặng Giác-Ngộ.

Đó chẳng phải là TA mà không phải TÂM. Nhưng cũng thật là TA, cũng thật là TÂM, nên mới có sự thể biết thông như thế.

ĐIỂM NHỨT: TA NÓI VỀ TÂM-PHÁP.

Các Ông được Nghe, liền mừng-rỡ và tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi . Do TÂM-PHÁP nơi ta, ta lại nghi-ngờ sự di-chuyển nên mơ-màng mà chẳng nhận ra sự hiện diện SƠN-HÀ ĐẠI-ĐIẠ chung-cùng Cảnh-Vật vốn nó đều là TA. Không khác mấy với kẻ nằm CHIÊM-BAO, kẻ ấy thấy trong giấc mộng có những CHÙA-THÁP và Chư-Tăng đang tế-lễ . Đến khi tỉnh mộng thời tất-cả đều tan mất, thì thử hỏi nó trở về đâu ? Đối với Ta cùng Cảnh-Vật cũng thế. Bởi Ta lầm không biết nhận nên trở thành Dị-Biệt SƠN-HÀ bên ngoài, không phải nó là Ta, nên ta có nơi nghi, từ nghi ấy đâm ra tìm kiếm TÂM của ta, mà chính tâm ta trước mặt không nhận, phải tìm tâm ta trong hư-không vô tận, cầu mong sự ban cho vô lối tín mê. Nay Ta được Nghe mà ta được biết Thân-tâm ngoại-vật đều là TÂM, tâm đó chính là Ta cùng là tất-cả . Liền hết nghi Sở-Đắc CHƠN-TÂM BẤT-NHỊ.

ĐIỂM NHÌ: TA NÓI VỀ TƯỚNG-PHÁP .

Khi nghe Ta nói TƯỚNG-PHÁP tỏ rõ. Các ông được Nghe liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi do nơi chướng-ngại ngăn-biệt, cùng ái-nịch Chấp-Ngã CỦA-TA , riêng dành nó tự trở thành đắm trong NGŨ- DỤC Tham-Sân-Si nên thân-tâm bị hèn yếu eo-hẹp mà si mê, do đó mà Cái-Thấy ngăn-ngại Tốt-Xấu Thuận-Nghịch, Thiện và Bất-Thiện để ưa-thích cùng không ưa-thích tạo nên NGHIỆP-CẢM chướng-đối , vì vậy mà đường tu-hành chập-chờn biếng-trể. Tâm xao-động đảo-điên. Nay Ta được Nghe và được Biết TƯỚNG-PHÁP và TÂM-PHÁP vốn đều là TÂM, thì Ta chẳng chướng-ngại trong ngoài dị-biệt . Ta đã Phát Bồ-Đề Tâm rộng-rãi nay Ta hãy thực-hành rộng-rãi và phá-chấp ngăn-ngại đặng cho Lý-Sự đồng-song mà đến CHƠN-TÂM rốt ráo vậy, nhờ thế mà giác-ngộ .

ĐIỂM BA: TA NÓI VỀ TÂM-THỨC .

Các ông được Nghe, liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do sự chưa biết lầm-lẫn nên Ta khởi-diệt TÂM-THỨC, cho nó là pháp động- vọng nào ngờ chính Tâm-Thức vốn là Tâm-Ta, thể-tánh tâm-thức sẵn có sự di-chuyển cốt để đưa Ta đến hiểu-biết Sáng-Soi mà tìm đặng Chơn-Tánh tu đến Tự-Tánh thường-còn . Thật tuyệt-mỹ khó nghĩ-bàn đến sự tác-dụng của Tâm-Thức. Nếu đối với Bậc biết nương nhờ sử dụng thì nó là cứu-cánh giải-thoát. Bằng chưa biết thì trái lại đi diệt trừ đã chẳng lợi chi mà tu-hành phải chịu loanh-quanh nơi mê-lầm xó tối. Đó chính là điểm rất cần cho ta công nhận để sử dụng Tâm Thức mà đoạt đến TÂM BẤT-NHỊ vậy .

ĐIỂM TƯ : TA NÓI VỀ NHƯ-LAI-TẠNG .

Các Ông được  Nghe, liền mừng rỡ mà tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi . Như-Lai-Tạng chung gồm tất-cả Tâm-Pháp, Tướng-Pháp cùng Tâm- Thức điều động đụng-chạm ngửi nếm mà đặng sanh ra NGHE-THẤY- BIẾT trùm khắp bất-nhị. Do Ta lầm-lẫn nên đem nó mà DỊ-BIỆT đoạn phân từng phần mà Ta phải mê-mờ nơi DỊ-CHỦNG , vì vậy ta công nhận Cái-Ta nơi thân-tâm nhỏ-bé, vứt bỏ một nguyên-thể Như-Lai-Tạng rộng lớn bao la trùm khắp. Nên Phật thường nói rằng : Ta bỏ biển-cả không nhận mà đi nhận lấy bọt nước. Nay Ta được nghe và biết Như-Lai-Tạng cũng vốn là Tâm, đồng hợp đồng ứng tương sinh liên hệ với thân-tâm sanh ra NGHE-THẤY-BIẾT nó không hai như ta lầm tưởng. Bởi sự lầm ấy mà ta ĐOẠN-DỊ-DIỆT, chớ thật ra trong ngoài đều sẵn, chẳng có DỊ-DIỆT phân chia chung cùng Bất-Nhị .

VÍ NHƯ :

Ta nhìn THẤY con Chim-én trên hư-không, thì ta không nên hỏi, tại sao ta thấy? Đó là điên-đảo. Nếu Ta nói, tại cặp Mắt ta thấy, hay tại con Chim-én trên hư-không mà ta thấy ? Đó chính ta lộn- xộn, vì sao? Vì có cặp con mắt nơi ta sẵn, mà chưa có con Chim-én trên hư-không thì làm chi ta được thấy? Bằng có con Chim-én trên hư- không nhưng ta chưa gặp nhìn thấy thì làm sao thấy?

Nên khi Ta đã nhìn thấy rồi , thì dù cho con Chim-én bay nơi khác, hoặc ta có bịt mắt chăng thì Cái-Thấy ấy vẫn còn nơi tròng con mắt ta . Cũng như : Có một người to lớn trắng-trẻo uy-nghi, đứng trước mặt ta, ta đã Thấy rồi, khi người ấy đi trong một hai năm chăng, nếu có kẻ nhắc lại thời ta nhớ và vẫn nhìn thấy người to-lớn trắng trẻo đứng trước mặt Ta. Như thế là cái Tánh-Thấy của ta không mất, vì sao lạ vậy? Vì nó chính là Tánh-Thấy CHƠN-TÂM DIỆU-MINH Thường-Tịch Như- Lai-Tạng, nó chẳng phải tự-nhiên hay như-nhiên, nó vốn bất-nhị chung cùng đồng hợp lúc đụng-chạm giao-cảm mà có. Khi đã hợp rồi thì dù cho hư-không kia hay con Chim-én nọ nó không có trước mắt nữa thời ta cũng có thể Thấy trước mắt trở lại không bao giờ mất là vậy. 

Còn nói đến sự Đụng-Chạm, Nếm-Ngữi, nó cũng không phải là biệt hẳn bên ngoài, mà nó chẳng phải phần riêng hẳn bên trong thân-tâm nơi Ta. Chính nó đều sẵn viên-dung trong-ngoài đồnghiệp thành ra THẤY-BIẾT  do đó từ một khẻ-động trên đầu ngón tay của Ta nhịp hay cọ xát thì liền có Cái-Biết nơi cọ-xát. Như Ta vấp phải viên đá ở đầu ngón chân , thì giữa viên đá đồng cái vấp nơi chân nó liền có cái biết đau, Ta cùng viên-đá.

Khi Ta nếm đến Cay-Đắng, Ngọt-Bùi, Chua-Mặn thì giữa vật cùng Lưỡi giao-động đồng-hợp tương-ứng phát ngay cái-biết. Cái-biết ấy nó sẵn có nơi toàn thân-Ta và cùng khắp NHƯ-LAI-TẠNG, Cảnh cùng Vật ngoài chung trong không thiếu sót, đến sự Mưa- Gió, Nóng-Lạnh tê-tái thanh-thô nặng-nhẹ, đến từ cảm nghĩ nhiều ít giữa Ta và Sơn-Hà Đại-Địa đồng-nhất, không riêng khác cùng Ta với sự NGHE-THẤY-BIẾT đều là TÂM-TA cũng là NHƯ-LAI-TẠNG bất-biến không hai của Ta và cũng Ta tất-cả.

TA CÓ THỂ NÓI : TÂM NÓ CHUNG GỒM NGHE – THẤY – BIẾT:

TÂM-PHÁP. TƯỚNG-PHÁP. TÂM-THỨC cùng NHƯ-LAI-TẠNG, từ một lời đến vạn lời hay các Môn tu-hành, lớn-nhỏ rộng-hẹp và các phương-tiện trong ngôn-ngữ cử-chỉ đến hành-động hạnh-nguyện trùm- khắp, Ta có thể nói nó thảy đều là TÂM chung gồm NGHE – THẤY – BIẾT .

Ví như :

Một trong hai bậc tu-hành. Có Bậc tu, đã hiểu-biết hay biết hơn thế nữa. Bậc ấy biết tận-từ tuyệt-mỹ thâm-diệu rốt-ráo Tâm-Pháp và Tướng-Pháp, Tâm-Thức cùng Như-Lai-Tạng cặn-kẽ tỉ-mỉ, mà Vị đó hiện-tại thi-hành BỔN-NGUYỆN độ-sanh thì đều là TÂM. Đến mãn- nguyện nhập ĐẠI NIẾT-BÀN mới thành Phật.

Còn một Kẻ kia chưa biết Bốn Pháp-Tâm, Tướng-Tâm, Thức-Tâm và Như-Lai-Tạng. Nhưng kẻ ấy tin-tưởng hết sức niệm danh-hiệu: A-DI- ĐÀ, thì vẫn được là TÂM chừng mãn-kiếp cũng được Thành- Phật  . Vì sao? Vì lớn nhỏ rộng-hẹp đều là TÂM. Duy chỉ có công-năng tận-biết Nguyện-Lực rốt ráo trường-tồn thôi.

Một trong hai bậc trên thảy đều chung gồm có nơi NGHE-THẤY-BIẾT đều là TÂM cũng là NHƯ-LAI-TẠNG. Bậc chưa trọn-biết nhưng vẫn Nhất-Tâm mà thành Phật, thời PHẬT NƠI TÂM. Bậc rốt ráo biết tận cùng đều NGHE-THẤY-BIẾT chung khắp đoạt Bản-Thể Chơn-Tâm Thành-Phật, thì PHẬT là PHẬT.

CŨNG NHƯ :

Có một BIỂN-CẢ , biển ấy của Vị TRƯỞNG-GIẢ . Khi bấy giờ có một trăm ngàn người đến xin Nước-Biển, Kẻ thì đem chén để múc, Người thời đem gàu để múc, Kẻ đem Tô để múc , họ đem đủ thứ dụng-cụ để múc Nước biển, Thì thử hỏi đồ họ đến múc xách mang về có phải chung một gốc nước Biển không? Đối với Tâm rốt ráo và Tâm-Niệm cũng thế, cùng với sự Thành-Phật cũng vậy . Tuy nhất-tâm chưa biết và đối với Bậc rốt ráo không sai khác, nhưng nó vẫn sai khác nơi tận-hưởng và chưa được tận-hưởng nhiều ít, bền hay không bền thôi. Bởi tùy theo Công-Năng và Công-Đức của mỗi bậc trọn đến hoặc chưa trọn đến CHƠN-TÂM VIÊN-TỊCH mà ở nơi Tâm phiên-diễn.

NÊN PHẬT NÓI: Tất-cả Nhất-Tâm thảy đều Thấy Phật và gặp Phật. Nhưng Phàm-Phu thấy Phật, thì Phật của Phàm-Phu. Tiên-Thần thấy Phật thì Phật của Tiên-Thần. La-Hán thấy Phật thì Phật của La-Hán . Bích-Chi thấy Phật thì Phật của Bích-Chi. Bồ-Tát thấy Phật thì Phật của Bồ-Tát. Đến chừng Phật thấy Phật mới là PHẬT .

Lời nói trên thời Ta đủ biết. Tâm thì có một nhưng phần tu tập thành tựu lấy Tâm nhiều ít tùy theo TU-CHỨNG mà đến nơi tận-hưởng . Đối với BẢN-THỂ-TÂM trùm-khắp viên-dung bình-đẳng . Chỗ nào nó cũng ở , mà nó không đâu chẳng ở, do thế mà TÂM chẳng có chỗ chỉ , đương nhiên sanh Tâm .

Nếu Ta vừa khởi TÂM-PHÁP, liền có tâm trong Tâm-Pháp. Bằng ta nghĩ Tướng-Pháp, liền có trong Tướng-Pháp. Nếu Ta cho nó nơi Tâm- Thức, liền sanh nơi Tâm-Thức. Bằng Ta nhớ đến Như-Lai-Tạng trùm- khắp, thì nó liền thung-dung vô-ngại, lúc đến khi không trong Như-Lai- Tạng. Từ một khởi niệm TÂM liền ứng theo khởi niệm, từ một Quán-Tưởng tâm liền đồng trong Quán-Tưởng. Do đó các Bậc tu-hành từng lớp như: Tu-Tiên, Tu-Thần, Tu-Thánh, Tu-Phật nơi nơi cũng ngỡ mình Tu-Phật, vì sao? Vì thờ Phật tưởng-niệm Phật mà sự đòi hỏi nơi TÂM lại nặng về Tiên-Thần-Thánh hay CÔ- BÀ, thời Tâm kia của mình nó phải vì mình mà ứng hiện theo CÁI-MUỐN .

TÂM chính là của Mình, mà trái lại mình đi tìm tâm? Nếu mình mong muốn, thì tâm mình nó phải tuân theo mình. Vì mình lầm chưa biết nó,  nên mình phải cầu-lụy van xin. Khi mình được biết, thời mình lại khen tặng thích-thú, cho đó là vi-diệu.

Tất cả sự phiên diễn, mình đã tạo biết bao cảnh để diễn-tuồng hư-thật và thật hư, nơi tâm của mình mà mình chẳng hay biết, vậy mình phải cố gắng để đoạt đến Thật-Biết, thì Chân-Thiện-Mỹ sẽ hoàn lại cho ta vậy.

VỀ – TÂM.

Tâm ta, ta chẳng rõ thông
Ta cùng Tâm diễn, bềnh-bồng Giới-Sinh
TÂM-KHÔNG chưa phải lặng trong
Tỏ-Tường chu-đáo , mới hòng Viên-Minh
Cũng Ta khắp chốn , cũng Mình
Vẹn chung tận biết , Lộ-Trình vốn TA./.

NAM-MÔ PHỔ-HIỀN ĐẠI-HẠNH VÔ-TẬN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

BÀI THỨ BA MƯƠI MỐT :PHẬT – PHÁP

DO ĐÂU KHÓ NGHE, KHÓ LÃNH HỘI?

 PHẬT-PHÁP trên con đường Giải-Thoát, vì sao khó nghe, khó lãnh-hội? Vì chưa đủ căn-bản nên khó nghe và khó lãnh-hội. Nếu đủ điều- kiện lập-căn thì trái lại dễ lãnh-hội và cũng dễ nghe Phật-Pháp. 

Trên con đường tu-tập cốt-yếu là nghe Phật-Pháp lãnh-hội được Phật Pháp, nó tạo ra rất nhiều phương-thức và điều-kiện để cho vẹn-vừa với bậc nói Phật-Pháp để mà nghe và lãnh-hội. Nhưng chung lại có ba YẾU-ĐIỂM cho bậc tu trong buổi ban đầu phải có để mà nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp. Nếu chưa có hay thiếu khuyết thì vẫn khó nghe hiểu, khó lãnh-hội đặng .

BA YẾU ĐIỂM ẤY LÀ :

                           SAY ĐẠO – TIN ĐẠO – TINH TIẾN

VÌ SAO PHẢI SAY ĐẠO ?

Nếu chưa Say-Đạo, phần nhiều nặng về ĐỜI hay CÁ-TÁNH BẢN-NGÃ.  Đối với Thế-Gian thì chìm đắm SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ cùng XÚC- PHÁP ở nơi ái-dục ái-nịch kéo lôi nên không tu được, thì làm sao nghe Pháp mà thọ-lãnh Phật-Pháp?

Bằng không Say-Đạo, tâm-ý hoang-mang nên nghe cạn-cợt chỉ buông chìu theo ý muốn của nghiệp làm sở thích, nên nghiệp ngăn-cản trở thành lười-biếng, khi nghe Pháp không thích-thú, buồn ngủ, uể-oải, do đó khó nghe, khó lãnh-hội Phật-Pháp. Nên chi cần phải Say-Đạo. Vì Say-Đạo chính là lướt qua các trở lực của buổi ban đầu, cùng đi trên con đường Phật-Pháp đến Giải-Thoát Sanh-Tử Luân-Hồi vậy.

BẬC ĐÃ SAY-ĐẠO:

Bậc ấy Mến-Đạo rồi đến Hiểu-Đạo cùng Biết-Đạo .

Khi Say-Đạo, Mến-Đạo trong thời gian đó đương nhiên hiền từ , biết suy xét những chuyện vặc-mắc nhỏ-nhen và dẹp bỏ Bản-Ngã Tự-Ái để Cầu-Đạo, nên ít phân-biệt giai-cấp, thứ-vị tuổi-tác, miễn đồng bạn tu-hành, đồng nghe Pháp và được hiểu biết Phật-Pháp thì thú-vị .

Nên chi phần nhiều trong lúc Say-Đạo, các Trưởng-Giả, đến Kỹ-Sư, Bác-Học, Văn-Hào cùng Vua-Chúa gạt bỏ tài-sản, quyền-uy mà đi Xuất-Gia cầu nghe Pháp, lãnh-hội Phật-Pháp, thân-tâm ái-nịch ái-dục họ chẳng mắc-miếu chìm-đắm, vì họ cho những vật-dụng trong ĐỜI là miếng mồi SANH-TỬ. Nhờ vậy mà Bậc Say-Đạo gọi là Xuất-Ly Thế- Gian cầu GIÁC.

VÌ SAO PHẢI TIN-ĐẠO?

Nếu chưa TIN-ĐẠO hay TIN-PHẬT  thì không có đích để tu trên con đường Phật-Pháp. Nói đến bậc chưa Tin còn có triển-vọng một ngày nào sẽ Tin, họ còn hơn là đối với bậc không Tin . Bậc không Tin thường bị đi nơi ĐOẠN-KIẾN, bậc đoạn-kiến có quan-niệm chấp-nhận chẳng Sanh-Tử Luân-Hồi , không Nhân-Quả. Ví như cái chén kia vỡ rồi thì vất, con người chết xong là mất, bậc ấy không tu được .

Còn đối với bậc chưa Tin, hay chẳng vội Tin. Bậc nầy đã có một niềm Tin, nhưng bị Nghiệp thường cản, vì sao? Vì đôi lúc có gặp dịp để họ tin, bởi họ thờ-ơ buông-trôi chưa Tin  cứ thế mãi lần lượt vì nặng ái- nịch tình vợ chồng, con-cái kéo lôi trôi chảy mãi, cứ thế dần-dà theo lầm-mê chìm-đắm, nên gọi là có Tin, nhưng chưa vội Tin cũng thế .

Bậc đã Tin, cần nên có một căn-bản để mà tin, phải thực-thi trong điều- kiện đặng đến mức Tin vững chãi không ngừng mà nghe đặng Phật-Pháp, lãnh-hội Chân-Lý của Phật-Pháp. Khi có đầy-đủ sự Tin thì nó liền tan dẹp các Nghiệp ngổn-ngang nơi thân-tâm để nghe đặng mà lãnh-hội đặng Phật-Pháp. Chừng ấy mới tỏ-biết cái GIÁ-TRỊ PHẬT-PHÁP trên con đường Giải-Thoát thật là vô-giá, cứu-cánh Giải-Thoát không chi bằng. Buổi ban đầu tạo nên Đức-Tin thường hay vấp phải Mê-Tín, sau nhờ Hiểu-Biết, nghe Pháp lãnh-hội Phật-Pháp, lần phá mê-chấp mới đến Trọn-Tính, Tin-Vâng. Mấy ai buổi ban đầu đi đến đích đặng. Nhưng dù sao cũng gìn-giữ Thiện-Căn làm gốc là được .

VÌ SAO PHẢI TINH-TIẾN ?

Tinh-Tiến là một đích rất cần cho sự nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp để tu-tập. Nếu không Tinh-Tiến thì chẳng bao giờ thành- tựu, đối với tất-cả sự chi mà thiếu Tinh-Tiến thời coi như sự đó bất thành thay , còn như Phật-Pháp thì lại càng cần hơn nữa.Vì vậy Chư Bồ-Tát cùng Thánh-Tăng đều phát-nguyện thù-thắng để huân-tập tinh-tiến Bất-Thối trên đường Phật-Pháp đến Tri-Kiến Giải-Thoát. Tinh-Tiến là yếu-tố thành-tựu Quả-Vị tu không nhàm chán đến Bất-Thối Bồ-Tát . Nên chi Đức PHỔ-HIỀN-HẠNH mới tán-thán khen tặng, đồng phát-nguyện của Ngài Độ-Sanh không ngừng nghỉ, còn Hư-Không, còn Vi-Trần, còn Hơi-Thở là còn HÀNH-NGUYỆN. Đời nầy hoặc Đời sau , nếu ai tu-hành Tinh-Tiến chăm-chỉ không ngừng thì Ngài sẽ Thị-Hiện xoa đầu Khai-Thị làm cho Trí-Tuệ viên-thông  Sở-Đắc Chân-Lý .

Đối với TINH-TIẾN là một điểm cần-thiết bậc nhất trong BA ĐIỂM trên vậy.

Ba điểm SAY-ĐẠO, TIN-ĐẠO, TINH-TIẾN nó liên-quan mật-thiết, nếu bậc tu-hành nào thi-hành thiếu khuyết hay áp-dụng chênh-lệch thì trên con đường tu-hành nó bị Sai-Biệt, khó nghe Pháp, khó lãnh-hội Phật- Pháp vô cùng. Bằng Bậc nào gìn-giữ đều đặn, sửa chữa đứng-đắn thì Phật-Pháp trái lại dễ nghe, dễ lãnh-hội .

VÍ NHƯ : Say-Đạo, Tin-Đạo, nhưng thiếu Tinh-Tiến thời làm sao tiến-bộ được? Cũng như đến Trường-Học mà không cần-mẫn chăm-chỉ khó thành tài. Bậc Tin-Đạo Say-Đạo lại càng nuôi dưỡng dung túng biếng trễ. Chẳng khác nào mong đuổi kẻ trộm cướp mà chẳng hề mở miệng, chỉ lâm-râm vái thì đời nào kẻ trộm cướp ra đi, nên chi thiếu Tinh-Tiến thời sự nghe lãnh Phật- Pháp chẳng sâu đậm, không sâu đậm tức là cạn- cợt, đã cạn-cợt liền sinh nhàm chán, thường bị về TỊNH-BIỆT mơ-màng.

Bằng Tinh-Tiến, nhưng không Say-Đạo, Tin-Đạo thì sự Tinh-Tiến kia không thể gọi nó là Tinh-Tiến, chỉ nói nó là kẻ Siêng-Năng giỏi-giắng thôi. Còn Tinh-Tiến Tin-Đạo mà Tu chưa Say-Đạo thì bậc nầy tu cầu PHƯỚC, chẳng phải bậc Tu mong nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp, hoặc Tu lấy lệ Người-Tu .

Khi bậc đã có đủ Ba Yếu-Điểm trên, thì Bậc ấy cũng đã từng gieo trồng Căn-Duyên trong con đường Phật-Pháp nhiều kiếp. Nhưng ban đầu vẫn khó nghe và nhận lãnh sai-biệt, đến sau lần-lượt hiểu biết mới lãnh-hội đúng-đắn, vì sao ?

VÌ CON ĐƯỜNG PHẬT-PHÁP, LÀ CON ĐƯỜNG TRUNG-ĐẠO .

Khi Đức Thế-Tôn Ngài thuyết-pháp đầu tiên cho năm vị KHỔ-HẠNH ở Ba-La-Nại. Ngài nói: Nầy các Tỳ-Kheo! Ở đời có hai Cực-Đoan ta nên tránh :

THỨ NHẤT :  

Cực-đoan lấy lạc-thú làm mục-đích. Điều ấy quá hèn và ngu-xuẩn, chỉ dành riêng cho kẻ Tiểu-nhân .

THỨ HAI   :  

 Là tu KHỔ-HẠNH, điều ấy làm cho con người thêm đau khổ, chỉ dành riêng cho kẻ mê-muội .

Nầy các Tỳ-Kheo! Phật-Pháp chỉ tránh hai Cực-Đoan ấy mà đi trên TRUNG-ĐAO, con đường ấy đoạt được Trí-Tuệ, nâng cao Trí-Giác đến tuyệt đích Giải-Thoát hoàn-toàn cho con người .

Vậy TRUNG-ĐẠO LÀ GÌ?

Đó là con đường CHÁNH, không nghiêng-ngã vào hai Cực-Đoan nói trên. TA đã từng kinh-nghiệm hai Cực-Đoan ấy. Trước kia TA làm Thái-Tử nếu đã khoái-lạc ở đời, nhưng TA nhận thấy những lạc-thú ấy nhất thời, lại làm cho TA hối-hận băn-khoăn mãi. Sau TA tu Khổ-Hạnh, nhưng lại thấy đớn-đau và chẳng ích gì cho việc tìm Chân-Lý , nên TA thực-hành vào TRUNG-ĐẠO là con đường Kiến-Thức tuyệt-đích, nó giúp cho con người TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT vậy.

Phật-Pháp Chủ-Đích đưa con người đến nơi Chánh-Đáng, nên lời nói Phật-Pháp là lời nói Chân-Thật. Do nơi nghe lãnh của từng lớp đảo- vọng Cực-Đoan nặng về một phía nên lời nói của bậc nói Phật-Pháp chúng-sanh khó nghe, khó lãnh-hội là vậy .

CŨNG NHƯ:

Rất cần đến Say-Đạo và Tin-Phật, nhưng TIN-SAY nghiêng ngã quá trớn thì trở nên MÊ-TÍN.

NHƯ :  Tinh-Tiến là cần-mẫn để nghe bậc lãnh-lạo chỉ bày, phần bậc tu phải làm theo, nhưng nên tự lượng vẹn-vừa chẳng chênh-lệch nghiêng ngã về một bên quá nặng. Nếu cố-gắng Tinh-Tiến quá nhiều trở thành Cố-Định TU-LUYỆN, thì vẫn khó  nghe Pháp và khó lãnh-hội Phật-Pháp .

Con đường TRUNG-ĐẠO là một con đường đi vào chính giữa Pháp Tương-Đối đặng Tỏ-Biết pháp Tương-Đối, không bỏ mà cũng chẳng LẤY . Nếu nặng một bên gọi là CHẤP-PHÁP, những sự kiện do đó mà khó nghe, khó lãnh Phật-Pháp vì sao? Vì phần nhiều chỉ biết nghiêng ngã công nhận có một bên, tích-cực có một bên, thành ra Cực-Đoan chìm đắm .

VÍ NHƯ :  

 SAY-ĐẠO cực kỳ quá trớn. Còn TIN-PHẬT TIN PHÁP-MÔN cũng vô cùng , nên sự TIN-SAY đó trở thành Cực-Đoan MÊ-TÍN. Cũng như Sướng-KHỔ, Thương-Ghét, Cao-Thấp đều là hai pháp của tương-đối. Nếu nhận bên SƯỚNG  thì có khi thân-tâm sẽ KHỔ . Nặng bên THƯƠNG có ngày vẫn GHÉT. Mong nghe Pháp CAO thì chính Ta bị Tham trở thành Pháp THẤP. Chi bằng tu-hành cứ dung-thông rằng: Ta chẳng Sướng mà cũng không có Khổ, thì liền tìm được gốc của nó là Sướng-Khổ do cái HAM-MUỐN mà thành. Cứ gìn-giữ sự tu-hành hay nghe Pháp có một độ lượng dung thông, Tham-cầu nhưng không quá trớn, tìm hiểu mong đến Biết-Nghe chớ đừng nghĩ rằng Nghe cho thật nhiều mà chính ta chẳng suy-gẫm để Hiểu-Biết .

Đối với sự nghe Phật-Pháp trên con đường TRUNG-ĐẠO chẳng khác nào : Như kẻ cầm sợi chỉ để xâu vào LỖ KIM. Ít nhất sợi chỉ phải se cho thật thẳng, mắt phải chăm vào LỖ cây kim, xâu vào giữa đích trong LỖ KIM, nếu lệch qua một bên là sai xâu không đặng. Nghe Pháp cùng lãnh-hội Phật-Pháp cũng thế .

Nghe Phật-Pháp ta chớ đặt nơi mơ màng truy-cứu cầu-kỳ phán đoán . Ta chỉ cầu suy nghĩ TỰ-TÁNH nơi ta để nhận thức Phật-Pháp thì mới mong kết-quả Chân-Chánh . 

CŨNG NHƯ : 

Làm lành thì có PHƯỚC, làm dữ bị mang HỌA. Thì Bậc tu nên tạo có Thiện-Căn hơn là vái-van cầu Phước mà chính mình Hung-Dữ . NHƯ : Tu là sửa các đố-tật ích-kỷ thù-ghét Tâm sanh Sân- Hận, chớ chẳng phải Tu để cố LUYỆN ngồi yên Niệm-Phật, mà ai động đến Bản-Ngã nơi mình ích-kỷ thù ghét sân-hận làm cho Thân-Tâm mắc-miếu vào mê-lầm.

Đó chính là con đường CHƠN-TÁNH TỰ- TÁNH phá Mê-Chấp để nghe Pháp và dễ lãnh-hội Phật-Pháp vậy ./.

NAM-MÔ

PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

BÀI THỨ  BA MƯƠI HAI :CHỈ-QUÁN-LUẬN

CHỈ là môn chỉ thẳng ( trực-chỉ ). QUÁN tức là suy-nghĩ quán xét sự di chuyển các pháp, từ Thể-Tánh ẩn-hiện cho thật tỏ rõ khỏi lầm Sở-Đắc Chân-Lý, gọi là Minh-Tâm Kiến-Tánh Giác-Ngộ.

CHỈ-QUÁN có nhiều lớp, nhưng cũng đều là pháp môn Tối-Thượng, tu thẳng đến Thanh-Tịnh-Tâm trọn thông-đạt Nhất-Tâm Bất-Thối-Chuyển. Do đó các TỔ thường áp-dụng môn Chỉ-Quán để ấn-chỉ Khai-Thị cho các Tín-Đồ Đạo-Chúng, từ điểm tựa phát Bồ-Đề-Tâm đến Thân-Tâm thù thắng để cầu đến Thanh-Tịnh -Tâm mà hoàn-toàn Tri-Kiến Giải-Thoát. Nếu bậc tu nào không có một ý-chí Say-Đạo phát-tâm để đoạt đến Thanh-Tịnh-Tâm thì làm sao tỏ ngộ?

CHỈ-QUÁN rất nhiều lối tùy theo Trí-Tuệ, tùy các pháp Khởi-niệm mà Chỉ-quán, cốt cổi-giải từng ngăn-chấp, phá từ lối mê, trước hết bậc tu-hành phải chỉ-quán Hỷ-Xả cùng tiếp đó BI-CHÍ-DŨNG lướt qua các pháp Tâm không chướng-ngại, thời Tâm rỗng-rang mới đến Thanh-Tịnh-Tâm chừng ấy các pháp chẳng còn mắc-miếu được viên-thông tỏ- rõ tỉ-mỉ khỏi lầm, sạch nghi mà rốt-ráo .

Các TỔ xưa dùng nhiều lối để chỉ dạy, từ Tiệm-Giáo đến Đốn-Giáo cùng thoại-đầu và Chỉ-Quán. Có bậc diễn nói như : CÁC PHÁP NHƯ HUYỂN hay THẾ-GIAN LÀ CHIÊM-BAO hoặc pháp-môn NHẤT- TÂM NIỆM-PHẬT. Chủ yếu xa lìa Sở-Chấp, niệm niệm để lướt qua các Pháp ngăn-ngại làm cho thân-tâm thanh-tịnh, chừng ấy mới quán xét các pháp hư-dối nhờ thế mà cổi-giải thế-gian tâm rỗng chẳng mắc- miếu được đến Thanh-Tịnh-Tâm Tri-Kiến Giải-Thoát.

Lại có bậc Chỉ-Quán, các pháp do Tâm-sanh nhìn nhận Pháp và Tâm đồng một, dụng Tâm tự chỉ để Quán pháp tỏ-pháp cùng phát-nguyện cho thù-thắng tâm đi trong hạnh-nguyện độ-sanh qua các chướng-đối tâm chẳng quái-ngại chấp-nhiễm cốt thật-biết Thanh-Tịnh-Tâm sở-đắc Nhất-Tâm hoàn-toàn Giải-Thoát.

Bậc tu Chỉ-Quán thường có Trí-Tuệ, Tâm rỗng vì Hỷ-Xả nhờ Đức-Hạnh thuần-túy mà tâm ít chướng-đối qua các pháp diễn hành soi-biết con đường tu-hành thanh-tao thâm-nhập. Khi bậc tu-hành đã ít chướng- ngại thân-tâm thanh-tịnh, thời Thiện-Tri-Thức mới dùng pháp Biệt-Tôn Đốn-Ngộ để Khai-Thị làm cho Đạo-Chúng liễu-ngộ hoặc tiến-bộ thêm vậy. 

Môn Đốn-Ngộ chính là môn khai-thông hay vét sạch các sở-chấp ngăn- ngại, nên cần để khai cho các bậc tu đặng vào nơi THANH-TỊNH- TÂM. Đối với môn nầy ít dùng, vì bậc lãnh-hội đặng rất ít , dù cho có nghe được đôi chút chăng nữa cũng chưa thâm-nhập nổi. Khi bậc đã nhận được pháp ĐỐN-NGỘ thì NGHE-THẤY-BIẾT rỗng-rang hào- hứng hoặc tỏ tánh hay Sở-Đắc Diện-Mục Bổn-Lai mà đến Nhất-Tâm Bất-Nhị. 

Môn ĐỐN-NGỘ rất có hại đối với bậc tu-hành chưa sạch lý còn chướng-ngại biệt-phân đầy-dẫy, khi nghe đến hoài-nghi thoái-bộ, lúc nghe được chút ít liền sanh thâm-ý ĐỌC-TỤNG ghi nhớ gọi là niệm- niệm, đó chính là tâm tham vô kể, đôi khi vừa hiểu liền lầm tưởng mình Sở-Đắc đem ra giảng-giải tự-ngã khoe-khoan in tuồng một chiếc Máy vậy.

Giữa thời nầy thường vấp phải, hoặc nghe nhờn tai và đọc tụng ghi nhớ trong Thiền-Sư Kinh-Sách. Ngược lại chẳng tỏ-rõ tí nào, do đó nên phát-sanh tưởng-vọng mơ-cầu kỳ-ảo đặng tìm ra một Chân-Lý ước-mơ nơi mình, lâu ngày trở thành Bất-Tín đối với Đốn-Môn coi như một trò đùa vô ý.

ĐỐN-MÔN vẫn có lợi cho bậc có ý-thức để làm kim Chỉ-Quán xét suy mà thi-hành lúc bị sở-chấp dùng nó tự giải, sau mới biết vi-diệu thậm-thâm ĐỐN-NGỘ.
VÍ NHƯ :  Bậc không có bệnh, nhìn thấy kẻ có bệnh sợ-sệt lo-âu, Bậc ấy nói rằng: Ông không có bệnh, vì vốn bệnh không có, chớ sợ chớ lo vô ích, hãy TIN tôi uống thuốc thì hết bệnh. Kẻ tin liền uống thuốc hết bệnh, mới Quán Xét thật-biết vốn nó không có bệnh.

CŨNG NHƯ : VÔ-MINH vốn nó không có, lầm nhận mà có VÔ- MINH, tu-hành cổi-giải phá ngăn-chấp vô-minh tan dẹp vậy. Đó chính là bậc biết dùng phương Đốn-Ngộ làm vị thuốc giải mê-lầm.

Còn Bậc nghe mà chẳng thi-hành uống thuốc, thực-thi tu-tập cho sạch nghiệp, lại dùng Tâm THAM-SÂN-SI đầy-dẫy học thuộc ĐỐN-MÔN cho mau Liễu-Ngộ thì thử hỏi có phải liều-lĩnh mang nuôi bệnh chăng?

Từ nơi Chơn-Tâm bất-nhị do bởi tham-cầu mơ-ước huyển-ảo nên bị sai lạc mà trở nên vọng-tâm. Khi Bậc tu đã phát Bồ-Đề-Tâm tức là cổi mở Tâm từ nơi eo-hẹp đến rộng-rãi bao-la trùm khắp, đồng thời phải biết tỏ-rõ về TÂM, lúc được biết thời Tâm ấy liền đạt đến Bất-Loạn, bằng chưa biết hay chẳng chịu biết thời thật khó Tỏ-Tánh Minh-Tâm Nhất-Tâm Bất-Loạn .

THẾ NÀO ĐỂ TỎ-TÂM ? ĐẾN NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN ?

Khi đã biết thế nào là TÂM, thì nên tu-tập CHỈ-QUÁN trong BẢY- BÁU của Bản-Thể Chơn-Tâm, bảy-báu ấy nó liên-hệ giao-kết với nhau chẳng sai chạy hoặc thiếu sót mảy-may nào cả. Lúc đã thật-biết trọn- vẹn sự di-chuyển giao-kết liên-hệ thời biết tỉ-mỉ trùm khắp mà đoạt đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN, nó Tròn-Giác Nhất-Tâm thì khó mà diễn-giải hay ngôn thuyết, vì sao? Vì nó vượt tầm lý-luận, Bất-Đẳng Vô-Thượng-Giác.
Tất-cả thảy đều nằm nơi Nhất-Tâm nguyên-vẹn, bởi lầm-lẫn đem Tâm Chân-Như mà phân đoán, thời nó liền Bị-Biệt ra từng mảnh biệt-ngăn, do biệt-ngăn sở-chấp nên Tâm trở thành sa số giới-hạn không thể nào nói hết được. Nhưng chung lại từ nơi mê-lầm lẫn-lộn, tu-hành mong đạt lại Nhất-Tâm thì nên cần biết như sau:

Vốn NHẤT-TÂM cũng là: CHÂN-NHƯ . PHẬT-TÁNH . PHÁP- THÂN . NHƯ-LAI-TẠNG . PHÁP-GIỚI . PHÁP-TÁNH . Trong bảy nghĩa ấy cũng đồng nơi Nhất-Tâm. Nhưng mỗi một liền có một đặc- điểm riêng mà sự liên-kết lại chung gồm buông tỏa trùm khắp.

Về CHÂN NHƯ :

Chân-Như và Nhất-Tâm không khác, nếu chẳng phân- biệt thì nó vốn đồng, vì nó chân-thật như-như. Bởi năng-phân thành thử nó nương theo Pháp mà có, nơi có ấy đảo-lộn thuyên-diễn nên mơ-màng mà nói nó Bất-Bình-Đẳng. Chớ thật ra CHÂN-NHƯ BÌNH- ĐẲNG đặc-điểm Tánh-Trí chân-thật. KHÁC NÀO: Vàng kia nguyên một khối, bị đem ra chẻ từng mảnh, tuy gọi nó là MẢNH, nhưng vàng y trong khối. Chân-Như cũng thế.

VỀ PHẬT-TÁNH:

Phật chỉ nơi GIÁC. Tánh thuộc về TÂM. Phật- Tánh không có MÊ-GIÁC vốn VIÊN-MINH (sáng sẵn). Khi bị lầm thì có VÔ-MINH lẫn che Phật Tánh. Lúc tu-hành Trọn-Giác thì mới rõ Vô-Minh thường Tự-Diệt vì nó không Thực-Thể. Phật-Tánh thì không có Sanh hay Diệt, nó thường còn bất-biến lại chẳng nhiễm vô-minh . Khi đoạt đến Nhất-Tâm, đến hoàn-toàn CHÁNH-GIÁC thời TÂM kia chẳng còn MÀ LÀ PHẬT.

TÓM LẠI ĐỂ CHỈ VÔ-MINH VÀ PHẬT-TÁNH

Phật-Tánh chẳng khác một khối vàng bị chia ra từng mảnh mà có Tánh cùng Phật. Mảnh ấy làm thành Cà-Rá , Bông-Tai hoặc chiếc neo cùng chạm trỗ mọi hình thức như Con-Rồng chẳng hạn. Những hình thức chạm hay Bông-Tai, Cà-Rá đó là VÔ-MINH.

Khi người thợ không còn cần dùng đem đi thét vào lửa thì những hình thức Chiếc-Neo, Cà-Rá, Bông-Tai hay con Rồng chạm trỗ thảy đều tan chảy mất mà Vàng nọ vẫn còn như nguyên, Phật-Tánh cũng thế.

VỀ PHÁP THÂN

Pháp vốn TÂM. Thân là một BIỂU-TƯỢNG hình- sắc khuôn-khổ, do biểu-tượng hình-sắc lẫn-lộn với VÔ-MINH mà có Khởi, từ Khởi liền hóa THỂ hay THÂN lại chấp nhận Thân ấy trong mường-tượng gọi là DUYÊN-KHỞI bị sinh ra muôn Tướng-Pháp, vì mê-lầm nơi mường-tượng cho đó là Chân-Thật nương chạy cầu báo, nên có Chánh-Báo và Thọ-Báo như : Niết-Bàn Tịnh-Độ , Quốc-Độ đến cùng khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới kể cả Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh, Địa-Ngục, đó chính là biểu tượng lầm quán mong-cầu lớn nhỏ cao-thấp mà có từng ỨNG-THÂN và PHÁP-THÂN vậy .

Từ ỨNG-THÂN hay HÓA-THÂN , nếu bị mê-lầm đóng trong Pháp- Giới gọi là Chúng-Sanh-Giới, khi tu-hành Tỏ-Tánh đi trong Hạnh- Nguyện để tỏ-biết chân-thật giác-ngộ, thì Chúng-Sanh-Giới ấy đồng một THỂ-TÁNH với PHÁP-THÂN y như nhau, gọi là SỞ-ĐẮC PHÁP-THÂN-PHẬT.

VỀ NHƯ-LAI-TẠNG:  

Đồng một với Chân-Như, Phật-Tánh và Pháp- Thân nó liên-hệ giao-kết với nhau, nhưng vốn không khác, vì bị chia thành thử phải có một vài tập-nhiễm của VÔ-MINH nên có riêng mỗi THỂ-TÁNH, từ có Thể-Tánh thì có mỗi đặc-điểm mà kết chung lại vẫn đồng NHẤT-TÂM .

NHƯ-LAI-TẠNG có đặc điểm XÚC-PHÁP (hợp biết) SẮC-PHÁP và VÔ-SẮC-PHÁP, từ nơi có cũng có biết, mà chốn không vẫn có Sẵn Cái-Biết, nó ẩn-hiện giao-tế tùy theo giữa ứng-thân và pháp-thân đến Phật-Tánh và Chân-Như. Thành-thử ỨNG-THÂN được cái NGHE- THẤY-BIẾT chung-cùng mà CHÚNG-SANH-GIỚI thì Nghe-Thấy-Biết riêng biệt, vì sao? Vì chúng-sanh lầm theo TẠNG-THỨC tạm gọi là TÂM-HỒN, Tạng-Thức chứa nhóm Vô-Minh mật-mờ tối-sáng biết cùng không biết phân hai thành ra không nhận được NHƯ-LAI-TẠNG vốn là mình lại đi nhận Thân TỨ-ĐẠI do đó PHẬT NÓI: BIỂN-CẢ KHÔNG NHẬN LẠI ĐI NHẬN BỌT NƯỚC .

VỀ PHÁP GIỚI:

Từ nơi Nghe-Thấy-Biết DỊ-BIỆT của Tứ-Đại-Thân, sinh ra huyền-ảo tự-ngã riêng tư của TA nên trở thành THAM-SÂN-SI Bản-Ngã cách biệt mà Dị-Biệt trong Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới cùng với Ba-Cõi Sáu-Đường phải chịu một đặc-điểm như nhau trong Sanh-Diệt chết-sống. Pháp-Giới là một nơi khuôn-khổ thọ-chấp phải chịu làm Chúng-Sanh-Giới vậy.

VỀ PHÁP-TÁNH:

Pháp vốn là TÂM. Còn Tánh vẫn là TÂM, có thể nói là TÂM-TÂM CÙNG KHẮP. Thật vậy, đối với tất-cả trong Bản-Thể-Tâm hay các Thể-Tánh từ: PHÁP-GIỚI đến NHƯ-LAI-TẠNG . PHÁP- THÂN. PHẬT-TÁNH. CHÂN-NHƯ đều chung một PHÁP-TÁNH cũng là TÂM-TÂM cùng khắp.

Đứng về mặt CHỈ-QUÁN để tỏ ngộ thì Pháp-Tánh vốn là BỔN-LAI DIỆN-MỤC. Pháp-Tánh Viên-Dung Bình-Đẳng tùy theo từng khẽ động sơ-khởi mà cung-ứng cho tất-cả Cảnh-Giới thuận-nghịch, Tịnh bất-tịnh trong ngoài muôn phương vạn cõi, đến vô-minh thọ-chấp hoặc toàn-giác khắp trùm, dị-chủng biệt-chủng đồng-chủng nó không mảy-may quái-ngại Chánh-Báo, Thọ-Báo, Kỳ-Báo thảy đều thị-hiện, ứng-hiện thanh-thô kỳ-ảo, nhìn thấy rõ biết hay chưa tỏ-biết đều có lý-sự cung- ứng của Pháp-Tánh.

Đứng về nơi Lầm-mê mà nói, thì nó vốn sẵn NHẤT-TÂM đủ cả BẢY- BÁU. Nhưng Tai nghe theo Sở-Cầu, Mắt thấy theo cái Ưa-thích, Thân- biết theo tạng-thức của mình, nên chi có chướng-ngại lúc không hợp theo tạng-thức, chẳng hợp nơi ưa-thích, không hợp theo sở-cầu thành thử DỊ-BIỆT khó NGHE, khó THẤY đồng khó BIẾT sai-biệt tách rời Nhất-Tâm mà tự đặt mình vào nơi DUYÊN-LỰ-TÂM vậy.

Khi đã Dị-Biệt về THÂN, lúc đã lầm-mê các Pháp thì phải chịu lầm với PHÁP-TÁNH. Nên giải-tỏa Bản-Ngã theo ý-muốn đồng tất-cả sự hiểu biết của mình mà Phát BỒ-ĐỀ-TÂM nghe theo Thiện-Tri-Thức chỉ bày để nương tựa Bản-Giác nơi Thiện-Tri-Thức mà trọn-giác. Bằng chẳng vậy khó đạt được tỏ-rõ tỉ-mỉ nơi BẢY-BÁU thật biết khỏi lầm Pháp-Tánh.

Có nhiều bậc hiểu, liền thọ-chấp như : CÁC PHÁP ĐỀU LÀ HƯ-DỐI, nên bậc ấy sinh Tâm kiên sợ chẳng cho Pháp-nhiễm mà động Tâm. Do đó sự tu-hành gò-bó dưỡng nuôi tư-tưởng Tịnh-Tâm. Thời được sự tán- trợ cung-đốn của PHÁP-TÁNH, bậc ấy nhận thấy Tịnh-Tâm của mình chân-thật mà cố-thủ.

Có nhiều Bậc tu theo quan-niệm của mình, bờ-giác từ bên kia bên nọ, phải siêu-hình vạn-tượng, xuất-thánh ly-phàm, nên gia công tu-luyện ép thân khổ-hạnh. Thì được sự tán-trợ cung-đốn của PHÁP-TÁNH, bậc ấy nhận thấy niềm vui-thích in-tuồng chân-thật mà Chấp-thủ.

Có nhiều Bậc biết PHÁP là TÂM liền chấp nhận mỗi lần mình mở miệng ra đều là Tâm-Mình, do Tâm mình sinh các Pháp mà phải đi trong Sanh-Diệt. Bèn làm thinh không chấp mà vẫn bị PHÁP-TÁNH cung đốn nơi CHẤP-KHÔNG vậy.

Trên con đường tu phải lập BI-TRÍ-DŨNG, GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cùng thi- hành LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA cho đầy-đủ, chẳng có pháp nào là pháp bỏ qua không tu, cần trí-tuệ hiểu biết chừng nào quý chừng ấy , có công chịu đựng nhiều thì nơi hiểu biết càng nhiều, chớ vì Tâm cố-tánh mà bỏ trôi, chớ sợ mình tu nhiều bị chấp-pháp, nên sợ thả trôi tránh né hoặc tìm cách buông xuôi khi chưa đặng tỏ-biết gọi là KHỞI-CHẤP thì vô- tình hay cố ý mình vẫn vướng vào PHÁP-TÁNH CHẤP-KHÔNG của pháp .
 
Đường tu cần phải tu trong vạn ngàn cái chấp của các Pháp đặng tỏ-biết khỏi lầm mà Giác-Ngộ thời không còn lấy một Chấp .

Nên vấn-đề TẬN-BIẾT rốt-ráo đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN thì chân- thật rõ biết là: CHÁNH-GIÁC chớ chẳng lấy đâu làm Giác cả . Nếu mong đạt đến như thế, thì phải nằm nơi Chấp, để tỏ-rõ tận từ các Pháp- Chấp. Khi tỏ đặng thì thật biết PHÁP-TÁNH. PHÁP-GIỚI . NHƯ-LAI- TẠNG. PHÁP-THÂN . PHẬT-TÁNH đồng với CHÂN-NHƯ chung gồm được như thế thời đương nhiên NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN. Bằng không như vậy thì dù cho không muốn loạn nó cũng phải loạn? 

Khi đã toàn Giác thời thật biết sự liên-kết của các pháp linh-động, sự di-chuyển điều-hành BỔN-LAI của nó, không thể nào hỏi rằng: Tại sao nó phải di-chuyển linh-động điều-hành, thật là vô-ích của vô-ích vậy .

CHỈ QUÁN

Nói đến TAM-TẠNG KINH-ĐIỂN của ĐỨC BỔN-SƯ để lại đến ngày hôm nay đều là phương-tiện Chỉ-Quán đó là một điểm chân-thật với bậc chưa hiểu biết. Còn đối với bậc Đã-Biết thì vẹn-nguyên là Chân-Lý thật sự không sai một mảy-may nào cả.

Trong thời Ngài còn đang hiện thế, Ngài vẫn thường công nhận và nói năng rằng : Về CHÂN-LÝ, CHÂN-TÂM và BẢN-GIÁC nó vượt tầm lý-luận và ngôn-thuyết qua bờ bên kia, khó chỉ và khó nói. Nếu có bậc Sở-Đắc như TA mới biết đặng mà thôi.

Như vậy đủ biết CHÂN-LÝ có chổ chỉ, CHÂN-TÂM có nơi nói, BẢN- GIÁC có quyết-định, chớ chẳng phải vu-vơ Thật-Giả hay Giả-Thật mới là Chân-Lý, Chân-Tâm, Bản-Giác đâu. Nếu bậc tu-hành đã đến giai- đoạn đó thì cũng nên cố-gắng phá-chấp tu-tập cho đến nơi chốn căn-bản hoàn-toàn Chánh-Giác vậy.

Bài CHỈ-QUÁN về NHẤT-TÂM bậc tu cần phải tỏ thông BẢY-BÁU mà đoạt đến BẤT-LOẠN . Nó cũng vượt tầm ngôn-thuyết và lý-luận không chỗ chỉ do Sở-Đắc rốt-ráo biết đặng thôi. Trong thời nào cũng vậy. Pháp nào nó cũng không hai hay sai khác gì do tại CHƯA-BIẾT phải tu đến ĐƯỢC-BIẾT. 

Đối với nỗi niềm khó tả, khó nói. Nhưng bài nầy nói làm điểm tựa để CHỈ-QUÁN như:

 – Đứng vào trạng thái hiện-hữu có bậc tu-hành rất Chánh-Tín trọn TÍN- TÂM, nhưng nó phải bị vọng-tâm bất-tín là vì sao?

 TÂM nào là VỌNG ?  TÂM nào lại CHƠN ? 

– PHÁP đồng với TÂM một gốc và chung với TƯỚNG một THỂ sao lìa Pháp bỏ Tướng cũng chẳng đoạt đến TÂM nổi?

– Vì sao phải nói đến TÂM, khi đã nói đến Tâm thì Tâm có thật, nếu Tâm thật thì sao lại có nơi TÂM-THÔNG tu đến TÂM-KHÔNG?

– TÂM nào là Tâm nghĩ đến Phật? TÂM nào là Tâm lìa Tướng-Phật?

– PHẬT có quyền chăng? Nếu không có quyền thì làm sao đưa tất-cả chúng-sanh đến Giác-Ngộ? Mà có quyền sao chẳng làm cho tất-cả phải tu? Lại cần có TÍN mới tu đặng, bằng không TIN thì không tu đặng?

Những câu hỏi trên và trăm ngàn câu hỏi khác, không thể nào nói hết các thế chưa biết còn nghi. Hãy cố-gắng nghe một cốt chuyện như sau : Nhờ cốt chuyện ấy may ra cổi-giải được một phần nào để Trọn-Biết mà đoạt đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN chăng?

      NGÀY XƯA THẬT XƯA:

Có một Bậc đã từng THẤY đồng BIẾT tỏ-rõ tất-cả BẢY-BỘ. Nó không phải tự-nhiên hay như-nhiên gì mà nó vẫn liên-tục câu kết giao chuyển trở thành Yếng-Sáng đủ màu sắc soi khắp, vì vốn sẵn nơi nó mà thôi .

Lúc bấy giờ có một số đâm nghi mà tự hỏi? TẠI SAO LẠI CÓ YẾNG- SÁNG KIA? Từ đó mới lập phương để tìm cho ra tận gốc của Yếng-Sáng mới thỏa-mãn. Họ thảy đều nghi và DỰ-ĐOÁN…? Kẻ thì nghĩ thế nầy. Người lại nghĩ thế kia. Bậc thời nghĩ thế nọ, trỗi lên trăm-ngàn-ức- triệu, đến hằng-hà sa-số dự-đoán cố chấp nhận không ai chịu kém ai. Bậc nào cũng công nhận mình đúng hay cao-cống hơn cả…

Thế rồi tuần tự theo ý-muốn chia phân: ĐÔNG . TÂY . NAM . BẮC đến Tứ-Hướng thành MƯỜI-PHƯƠNG để xưng tụng cho họ. Họ lại dự- đoán trong mỗi hướng Mười-Phương có PHẬT-TRỜI, THÁNH- THẦN và CHƯ-TIÊN lớn nhỏ ngự trị nhau, liền sanh mơ-ước cầu mong thèm khát, trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI và hằng-hà sa-số Thế-Giới vô kể …  Từ đó giết nhau để bảo-vệ sự cao-cống của mình. Tranh nhau để cung-đốn DỰ-ĐOÁN nơi mình, sinh ra muôn ngàn triệu lối diễn mãi không ngừng.

Khi bấy giờ… Bậc đã THẬT-BIẾT tận gốc mới nhìn đến! Bọn điên-loạn chỉ biết nơi Dự-Đoán Sở-Cầu mong-ước của mình mà phải tranh-giành đua vạy chẳng biết bao nhiêu CÁI-BÓNG dự-đoán đòi bắt bóng . CÁI- HÌNH mong cầu van xin . CÁI MUỐN vô lối phải than van cực-khổ, tự mua chuốc lấy Cảnh-Khổ vào mình. Vì đó mà thương hại nơi LẦM- LẪN của họ, nên cốt đến giải-mê để cho tất-cả đều biết nơi lầm của mình .

Lúc đến nơi … Mới nhận NGHE sự khát-vọng đòi cao-cống, sự mong- mỏi cầu-kỳ theo Cái-Muốn của mình lập ra. Bậc ấy thật biết rõ nơi nguyện-vọng đảo-điên nên nói rằng: Các ông mong cầu đến Tối-Thượng, thì TA đây là Bậc VÔ-THƯỢNG ĐẲNG CHÁNH-GIÁC đây. Bọn mừng rỡ sung-sướng liền thưa: Ông có phải là ĐỨC-PHẬT chăng? ĐÚNG ĐÚNG TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH. Rồi đây các Ông sẽ thành như TA .

Bọn ấy sung-sướng liền kiểm-điểm rằng: Từ lâu nay ta tự xưng là cao- cống, chớ ta đã hiểu biết hơn ai nhưng chính thật đối với ta chưa có nơi toại-nguyện tỏ-rõ, chính chúng ta chỉ mong cầu cho gặp mặt được Đức Tối-Thượng Đẳng-Phật đến ban cho chúng ta ân-huệ mà ngày hôm nay gặp PHẬT ra đời, còn là Vô-Thượng Chánh-Giác nữa thật là phúc cho anh em chúng ta vô kể chắc-chắn được toại-nguyện.

Nghĩ xong đồng đảnh lễ cùng thưa: Bạch Ngài chúng con nơi Thế-Gian người Phàm mắt thịt, xin TÔN NGÀI để chỉ giáo ban cho chúng con nhờ. Lúc bấy giờ Bậc Chánh-Giác suy-nghĩ rồi nói: TA nói thật với các Ông, TA cũng là THẾ-TÔN HIỆN-THẾ .

Từ đó Ngài thường giảng-giải để cho bọn chúng được mau tỏ rõ. Nhưng chẳng ai nghe được tất-cả lời của Ngài, vì sao? Vì mỗi người ngồi trước sự hiện diện của bậc Chánh-Giác mà họ vẫn nghĩ vơ-vẩn theo niềm mong-ước dự-đoán khảo-cứu tư-riêng phần của họ, nên không nghe được. Khi mà có nghe được chút ít chăng là đúng với sở-thích nguyện-vọng nơi họ, thành thử bậc Chánh-Giác mới xuôi-dòng để lần nói theo mọi người và cũng lần đưa cho họ được nơi TIN thật là rắc-rối .

Có lắm bậc-chúng đòi nhìn thấy CÕI-TRỜI, có lắm người đòi NGHE tiếng nói trên hư-không và BIẾT được huyền-cơ trong Vũ-Trụ Tam- Thiên đến cố trợn mắt moi tuệ làm đủ hình thức của khát-vọng. Do đó Bậc Chánh-Giác mới nói: TÂM CỦA CÁC ÔNG VỌNG-ĐẢO. CẦN TU-HÀNH ĐẾN THANH-TỊNH-TÂM mà đạt đến NHẤT-TÂM BẤT- LOẠN. Từ đó họ nhận lấy TÂM để tu. Đôi khi họ hỏi nơi nào thật, chốn nào giả, thì Bậc Chánh-Giác nói: NÓ CŨNG THẬT MÀ NÓ CŨNG GIẢ .

Bậc Chánh-Giác có nhiều lần nói các CÕI-TRỜI trong TAM-GIỚI. Nói CÕI-PHẬT ở Tam-Thiên, Nói CÕI RỒNG-NGƯỜI ở nơi Ngoại-Giáo, chỉ vì các Bậc-Chúng đòi hỏi ước-mơ. Đôi lúc nói CHÁNH-BÁO  PHƯỚC-THIỆN, nói THỌ-BÁO của ba đường ác, vì để tránh né sự hơn thua giành giựt xâu-xé nhau. Khi nói ĐƯỢC lúc nói MẤT, khi nói ĐẮC, lúc nói KHÔNG, chính là một phương-pháp Tối-Diệu lần đưa về tận gốc của THẤT-BỘ  Bảy-Báu. Từ lời nói của Bậc Chánh-Giác đều  chân-thật, từ nơi nghe của Bậc-Chúng đều vọng-đảo mà bọn chúng vẫn cho mình chân-thật nó mâu-thuẩn giữa mâu-thuẩn vậy .

Bậc Chánh- Giác càng làm hay nói bao nhiêu thì Bậc-Chúng lại càng THỌ-CHẤP bấy nhiêu, do đó Bậc Chánh-Giác mới nói: LỜI NÓI CỦA TA ĐÂY LÀ NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG, chớ chẳng phải ngón tay TA là mặt Trăng , các Ông nên tự tìm lấy Bản-Giác sẵn có nơi các Ông để tỏ Ngộ .

Nội tình của Bậc Giác, cố đưa Bậc Chúng ra mọi sắc-vọng bao nhiêu thì Bậc Chúng ghép Bậc Chánh-Giác vào Hình-Sắc bấy nhiêu thật là eo- ngặt! Thế rồi Bậc Giác phải tùy-thuận theo nhu-cầu sở-thích của mỗi bậc mà làm tất-cả các HẠNH, cốt cho CHỮ-TIN để chỉ bày nên chi: CHÚNG-SANH ĐA-BỆNH THÌ PHẬT ĐA-HẠNH .

Chúng đòi Quyền-Uy thì Phật phải dùng quyền-uy để nói. Chúng đòi TÂM , thì Phật phải giải BẢN-THỂ-TÂM. Chúng đòi thành Phật thời Bậc Chánh-Giác phải LÀM-PHẬT. Chúng phân-biệt nhiều, thì Phật phải nói TAM-THÂN . TỨ-TRÍ . NGŨ- NHÃN . LỤC-THÔNG cùng các Pháp TAM-MUỘI . Chúng đòi bên kia bên nọ, thời Phật phải dùng bên kia, bên nọ mà giảng-giải .

Khi Bậc Chúng mong biết nơi CÓ. Chỗ KHÔNG thời PHẬT nói: Nó cũng CÓ vì các Ông mơ-ước thành-tựu theo Sở-Cầu mà nó phải CÓ, trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN-THẾ-GIỚI. Lúc các ông Giác-Ngộ thời Tam-Thiên nọ đối với các Ông nó CÓ hay KHÔNG? Bậc chúng đồng thưa: BẠCH THẾ-TÔN không . 

Đúng như vậy khi ấy các ông đã đoạt đến BỔN-LAI DIỆN-MỤC CỦA BẢY-BÁU thì nào có nơi Tâm mà Loạn-Tâm?

Bậc Giác vì nơi lầm mà nói Pháp , nên chi Ngài nói:  Vì các Ông nên TA nói pháp, chớ chính TA không có Pháp. Nói như thế mà bậc Chúng lại quan-niệm PHẬT KHÔNG CÓ PHÁP. Nên thường làm thinh để Thành PHẬT .

Lúc Bậc-Chúng nuôi ảo-mộng cố-định sở-chấp thì Ngài nói: CÁC ÔNG LÌA BẢN-NGÃ, thì Bậc Chúng lại tu về TỊNH-PHÁP. Từ một phương nầy đến Pháp kia tùy-thuận để chữa trị bệnh DỰ-ĐOÁN, MƠ-ƯỚC, VỌNG-CẦU mà Ngài phải lập thành: Bi-Chí-Dũng, Giới-Định-Tuệ, Lục-Ba-La-Mật-Đa đến cuối cùng tu BÁT-NHÃ để đoạt đến BẢY-BỘ của NHẤT-TÂM, nên có: TÂM đến TÂM-THÔNG mà liền lạc Thật- Giác đến TÂM-KHÔNG sở-chấp rốt-ráo thật Giác BẢY-BỘ liên tục có sẵn ./.

*************************

 

Hôm nay Hai-Bốn tháng Mười hai

Tôi viết bài Thi chẳng ái-hoài
PHẬT-THÁNH an vui niềm diễn-ảo
PHÀM-PHU mong đợi ánh Như-Lai
Nôm-Na TAM-THẾ xây hương khói
Nhộn-nhịp TỨ-TĂNG cố miệt-mài
Nào hẳn đến , đi, đâu có đặng ?
Chung qui TIN-TRỌN , đắc Hoàn-Lai.

TỊNH VƯƠNG

( KỶ-NIỆM NGÀY 24 -12 CANH-TUẤT )

 

 

 

 

 

MỤC LỤC :

 

  1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
  2. Bài 21. BẤT ĐỘNG
  3. Bài 22. PHÁP THÍ
  4. Bài 23. TƯỚNG TÂM
  5. Bài 24. TÁNH TƯỚNG
  6. Bài 25.
  7. TỰ TÁNH
  8. Bài 26. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
  9. Bài 27. CÁC PHÁP
  10. Bài 28. TRÒN DUYÊN
  11. Bài 29. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
  12. Bài 30. TÂM BẤT NHỊ
  13. Bài 31. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
  14. Bài 32 . CHỈ-QUÁN-LUẬN

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishFrenchGermanVietnamese