GIÁO PHÁP – TẬP 1

Danh mục bài viết

DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI TẠNG PHÁP-TẠNG

 GIÁO – PHÁP TẬP 1

 TỊNH VƯƠNG

 

DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ-LAI TẠNG

ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHÁP TẠNG

                        

THỜI HAI

    Sự tu-hành theo Phật-Đạo có nhiều lối và nhiều Pháp-môn tu. Lối nào hay pháp-môn nào cũng chủ-yếu về TÂM. Vậy pháp-môn hay đường lối tu-tập đều là : PHƯƠNG-TIỆN để phá Mê-Chấp đặng GIÁC-NGỘ, nên tu lối nào cũng đặng, chỉ mau hoặc chậm mà thôi.

           Tuy hiểu rằng:

TỎ-TÂM là GIÁC. Mà làm thế nào để TÂM tỏ ? Vì sao? VìTÂM thì Kinh KIM-CANG có nói : “ ƯNG VÔ SỞ TRỤ SANH NHI KỲ TÂM”. Nghĩa là: Tâm không chỗ chỉ mới sanh Tâm. Như vậy, đã Tâm không chỗ chỉ lấy chi để làm Tâm mà tu cho TỎ-TÂM đến GIÁC-NGỘ?

        Vì sự khó ấy mà kẻ tu-hành phải có đường lối hay pháp-môn. Nơi đường lối hay pháp-môn phải có vị TĂNG-CHỦ hoặc Bậc THIỆN-RI-THỨC đã GIÁC-NGỘ chỉ bày tu-hành mới thành-tựu cùng TỎ- TÂM GIÁC-NGỘ. Nếu chẳng vậy thời tu cho có chứng tu, hay tu để cầu Phước. Vì sao ? Vì đang MÊ tu bằng cách nào cũng vẫn trong thời Mê. Cũng như: Kẻ đang bị lạc đường không lối thoát thì dù có dìu dẫn kẻ khác theo cùng với mình cho có bạn thôi, nó cũng không hơn kém. Do vậy, kẻ tu- hành tối cần nương tựa theo PHÁP-MÔN và TĂNG- CHỦ THIỆN-TRI-THỨC đã Tỏ-Ngộ mới mong CHÂN-GIÁC.

          Nếu theo PHÁP-MÔN DUY-NHẤT PHÁP-TẠNG mà tu thời chung gồm tất cả CĂN-NGHIỆP của Chân- Tử liền dùng ĐẠI- PHƯƠNG – TIỆN chỉ bày. Chân-Tử phải phát BỒ-ĐỀ-TÂM và KIÊN- DŨNG lập GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, nhất tâm tu không ngừng nghỉ.

      LẠI NỮA :

Kẻ tu cần phải sửa đổi để tạo lấy THIỆN-CĂN cùng phải chịu tất cả các thử- thách khi THUẬN lúc NGHỊCH của Thế- gian hiện hành để đặng HIỂU-BIẾT thế nào là : PHÁP. Nếu tỏ Pháp liền đặng tỏ Tâm, như vậy gọi là : NƯƠNG PHÁP TỎ PHÁP tức NGỘ- PHÁP. Những điểm chính yếu con đường tu theo PHÁP -TẠNG NHƯ- LAI vậy.

         Sự tu hành Pháp-Môn PHÁP-TẠNG y Tôn-Chỉnh PHẬT-THỪA DUY-NHẤT, lại dùng ĐẠI PHƯƠNG-TIỆN diễm nói : PHẬT- PHÁP BẤT- LY THẾ-GIAN GIÁC. Tất-cả các bậc tu từ lớn, nhỏ, trước, sau đều theo Phương-tiện GIẢI-THOÁT thôi. Đó chính là lấy TÂM tu TÂM, khi TỎ TÂM TẠNG-GIÁC. Nếu kẻ tu không lập pháp cho Tạng- Giác thì khó mà thành-tựu. Vì sao ? Vì Trí-Tuệ bị lầm các SỞ CHẤP nên TẠNG cách biệt mà BỊ – BIỆT. Đã Bị-Biệt liền mắc-miếu thành mê- mờ.

          Lúc đã phát BỒ-ĐỀ-TÂM mà tu, trước tiên phải KIÊN-DŨNG cho TẠNG-GIÁC lại làm căn-bản để con đường tu-hành không ngừng. Cũng cần tu trên căn bản GIỚI-ĐỊNH-TUỆ là mới dung-thông cùng sự quyết định thành tựu CHÁNH-GIÁC.

          Khi nương nhờ quyết-định mà TÂM -Ý đặng thuần-túy đến HIỂU-BIẾT, và cũng có đôi chút Trí-Tuệ suy-ngẫm mà Phá-Chấp. Khi lần-lượt Phá-chấp sạch lý liền đặng tỏ TÂM. Đó cũng là mức tu thứ hai căn-bản Duy-Nhất con đường tu Pháp-Tạng, cũng là Phương-pháp và TÔN- CHỈ PHẬT-THỪA, nó cũng là cầm đuốc TRÍ- TUỆ soi lần tới mà đi vậy.

Con đường Duy-Nhất là một lối tu điều-hòa, không nặng nhẹ bên nào, vì vậy mà không mắc-miếu thọ chấp đến chốn Viên-dung tịch-tịnh chắng có Tập-khí Sanh-tử. Lại nữa, kẻ tu chớ nên chán-nản tự dìm mình xuống thấp quá, cũng chớ nên tự-cao, tự nâng mình quá tầm hiểu biết. KINH DUY-MA có câu: “ Chớ nên cho mình là PHÀM-PHU cũng chớ tưởng mình là THÁNH. Vì tưởng Phàm bị thối, tưởng Thánh bị Tăng. Do chỗ chấp đó mà tu bị nặng nhẹ không đều, khó viên dung vào CHÂN- GIÁC.

Về con đường đến Chân-Giác nó thật vi-diệu, thường gần đối với Bậc ĐẠI-CĂN thù-thắng.Những Bậc ấy không có ảo-vọng xa-xuôi chỉ lấy hiện tại làm căn-bản tu. Cũng như: Đạp gai lấy gai mà lể hết gai liền hết nhức.

Đức THẾ-TÔN Ngài vẫn nói rất đơn giản như câu : “ BỊ LẦM NƠI PHÁP HUYỄN-HÓA, LẤY PHÁP HUYỄN MÀ TU, KHI HUYỄN SẠCH HẾT TỨC LÀ NGỘ”. Như chúng ta lầm-mê vì trót nhận Huyễn- hóa là CHƠN, liền hết nhức. Khi hết gai thì cũng không còn gai để mà lể. Nếu kẻ tu mà so như vậy chính là tu PHẬT.

Kẻ tu-hành rất cần nơi cổi-giải các chướng-nghiệp, vặc-mắc, đố-tật, những Nghiệp ấy làm cho Tâm tham sinh ra sân-hận, nó lại làm cho kẻ tu-hành Bị-Chướng và cũng Bị-Ngăn trên hoàn-cảnh hành-đạo cùng với Trí-Tuệ không thông-đạt đặng.

Kẻ tu mà kiên-cố cổi-giải thì liền TÂM-Ý rổng-rang, Trí-Tuệ mở. Cũng lại tu-hành chớ nên vọng-ước cao-siêu một khi mà TÂM còn ngăn- cách, mê-mờ, lý-bí, mà phải bị sa vào lối tu TƯỞNG-VỌNG. Những lối tu ấy rất nhiều kẻ bị mắc phải không thể nào đoạt đến Chân-lý, mà  còn bị lầm tu trên ẤN-TƯỞNG, lại còn Thụ-Chấp con đường tu PHẬT là vậy.

Do sự mê lầm sai biệt ấy mà PHẬT mới nói để chỉ thẳng các Chân-Tử khỏi lầm, hoặc tu-hành khỏi bị chìm đắm nơi Huyễn-pháp mà mắc phải nơi Ấn-Tưởng ấy.

Kinh KIM-CANG có bốn câu như sau :

NHẤT THIẾT HỮU-VI PHÁP

NHƯ MỘNG HUYỂN BÀO ẢNH

NHƯ LỘ DIỆT NHƯ ĐIỂN

ƯNG TÁC THỊ NHƯ QUÁNG.

Nghĩa là: Tất cả các Pháp hữu-vi đều là mộng, không thực, như hình bóng, như tia chớp, không thực có, nếu nhận lấy đều mù-quáng.

Lời nói của Đức THÍCH-CA Ngài thấy tỏ rõ chỗ lầm nhận vọng cầu của chúng-sanh trên con đường tu-hành sai lạc ấy mà Ngài chỉ bày thẳng, cốt để lại cho khỏi lầm,cho tất cả kẻ tu đặng đến CHÂN-GIÁC. Vậy kẻ tu nên thận trọng, chớ nên Thọ-Chấp các Huyễn-hóa mà nhận lãnh làm cho càng tu càng mê-mờ thêm nữa, thà rằng đừng tu mà còn hơn.

Bốn câu trên là một hồi chuông thức tỉnh hộ-trì cho các Chân-Tử khi đã ngộ nhận lỡ thời mau gạt bỏ cầu tiến, chớ nên cầu mong phép tài nhỏ mọn, nó có thể làm cho con đường TRI-KIẾN bị ngăn, PHẬT còn nói ra từng Pháp- môn để chứng-minh lối tu sai hay đúng như:

HIỂN-GIÁO     :   là  pháp-môn Hiểu-biết mà Ngộ.

VIÊN-GIÁO     :   là  sự Hiểu và sự Làm tròn khắp mà Ngộ.

ĐỐN-GIÁO      :   là tìm đặng Chơn-Tánh tu mà Ngộ.

MẬT-GIÁO      :   là tu Tự-Biết mà Ngộ.

THÔNG-GIÁO :   là Phá-Chấp tỏ rõ mà Ngộ.

TỊNH-GIÁO      :  là dụng công cho tịch-tịnh

TIỆM-GIÁO      :  là thủng-thẳng tu không ngừng-nghỉ mà Ngộ.

     Chớ chẳng bao giờ tìm thấy trong kinh, sách  nào Phật nói đến THẦN-THÔNG-GIÁO  hay PHÉP-TÀI-GIÁO. Nếu tu-hành y theo các pháp-môn hay tông-giáo trên mà tu thì đặng sự lợi ích khó mà nghĩ bàn.

Con đường PHÁP-TẠNG là một con đường tùy-thuận mỗi hoàn-cảnh mỗi Nghiệp- Căn của kẻ tu mà chỉ bày. Lại cũng tùy mỗi giáo của mỗi Chân-Tử ưa-thích chỉ bày để mà tu. Chung gồm tất-cả các Giáo trên của PHẬT dạy mà gôm lại: DUY-NHẤT PHẬT-THỪA, cũng gọi là Pháp-môn KHÔNG HAI. Nơi Pháp-Tạng kẻ tu hành phải TIN-VÂNG-KÍNH theo sự chỉ bày của TĂNG-CHỦ và phải dẹp bỏ tất cả LÝ-CHƯỚNG để tu tập đến: SỰ-LÝ KHÔNG CHƯỚNG, đó là con đường tu tỏ TÂM cùng khắp.

 

DUY-NHẤT ĐẠI PHƯƠNG-TIỆN PHÁP-TẠNG  dụng TIN- VÂNG-KÍNH chỉ bày quyết-định tu TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT. Nếu Tin-Vâng-Kính chẳng trọn, khó thành- tựu.

Và Ba điểm để cầu NHƯ-LAI mà tu đến CHÂN-GIÁC:

  1. Là THUẬN          2.  Là HÀNH          3.  Là DỤNG

 

  1. THUẬN : Thuận nương vào NHƯ-LAI để cầu NHƯ-LAI. Không lấy y SẮC-TƯỚNG ÂM-THANH mà cầu. Duy-Nhất chỉ THUẬN DÒNG mà đặng.
  2. 2. HÀNH : Hành với NHƯ-LAI để cầu NHƯ-LAI, không lấy chỗ CÔNG-ĐỨC mà cầu. Duy nhất nương vào CÔNG- ĐỨC NHƯ-LAI chung cùng mà đặng.
  3. DỤNG : Dụng NHƯ-LAI sẵn ĐỒNG-DỤNG, Nguyện nương vào NHƯ-LAI để cầu THUẬN-NGHỊCH ĐỒNG-SONG đặng CHÂN-GIÁC./.

                                                                                                                                                                                                                                                     

 

TỊNH-VƯƠNG CHỨNG -KÝ

 

  NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG-NHƯ-LAI

                             NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT   

NAM MÔ PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT

 

BÀI THỨ NHẤT: VÔ  THƯỜNG

 

          Vô -THƯỜNG  tức là : Không Thường, Vì luân-chuyển vần- xoay thay dời biến đổi, khi có lúc không, khi còn lúc mất nên gọi là  VÔ -THƯỜNG.

          Tất-cả VŨ- TRỤ đến NHÂN-SINH muôn loài cùng vạn-vật, từ HỮU-TRI đến VÔ-TRI đều hứng chịu VÔ-THƯỜNG-PHÁP mà xuôi dòng theo Luật NHÂN-QỦA ngăn thành Giới-Hạn như: Năm-Tháng – Ngày và Giờ, Giây cùng Phút. Vì vậy nên tất-cả đều nhịp-nhàng qui- định nơi Sanh-Diệt cùng Diệt-Sanh bởi SỞ-CHẤP in tuồng như thực.

          Vô-Thường là một sự mê-mờ vì kiểm-điểm, chớ thật ra vốn THỂ -TÁNH  linh-động, chẳng phải TỰ-NHIÊN hay NHƯ-NHIÊN mà có nó, vì sẵn nó Bất-Nhị, Thường-Còn, không Tăng, Giảm. Bởi  chia phân để Thọ-Chấp theo Qui-định nhận-xét nên nó thành hình Vô-Thường kể từ  Khởi-Sanh đến khi Bị-Diệt nhịp-nhàng thứ-tự có Bốn Pháp: THÀNH-TRỤ-HOẠI-KHÔNG trong Vô-Thường-Pháp.

          LẠI NỮA: Trót bị vướng-mắc vào Vô-Thường-Pháp, nên  bị xoay-chuyển  THÀNH-TRỤ-HOẠI-KHÔNG.  Do đó dù muốn hay không cũng phải  theo Pháp mà xuôi dòng buông chảy trôi dạt nhịp-nhàng theo xoay-chuyển  đó là lẽ chung của Pháp vướng-chịu sanh Tương-Đối: Được-Mất, Có-Không vậy.

      Hiện nay Bậc tu-hành nên tìm cái chi Thường-Còn Bất-Biến để đặng TRI-KIẾN-GIẢI-THOÁT cái ấy chính là cái Tương-Sanh,Tương-Đối như: Được mừng, Mất buồn của Vô-Thường. Tuồng diễn, đó mới gọi là TU PHẬT, cũng là CHÂN-LÝ VÔ -SANH.

              Đức THÍCH-CA Ngài nhận thấy chúng-sanh ngăn lầm phân- biệt gìn-giữ nắm bắt theo các Pháp mong cầu nó dừng trụ để Thọ- Hưởng, gọi là Sống-Chết vì pháp. Khi pháp dừng trụ gọi là ĐẶNG, lúc pháp Hoại-Không cho là MẤT. Tự phát-sanh ưu-phiền khổ-sở như vậy thật là Đảo-loạn. Nên PHẬT nói: Tất-cả các pháp đều Huyển-Hóa, nó như tia chớp chân trời, như bóng cây dưới nước, chớ nên lầm theo sự Diễn-Tuồng của nó, chớ nên nhận nó là CHÂN-THẬT, đừng nhận chỗ Huyển-Tưởng làm Chơn-Tưởng.

            Vì lầm theo các Pháp di-chuyển, từng lúc, từng hồi của nó mà cho nó là Sanh-Diệt, lại chấp-nhận từng-ly từng tí của nó mà cho là Mình  mà tự mình bị nó điều-động vướng mắc lấy pháp Tứ-Đại riêng tư vòng quanh Sanh-Tử.

Chẳng khác nào: một đám đông dân khờ khạo kia, cứ mỗi buổi Sáng sớm , khi mặt trời mọc lên thì họ đồng vui mừng thích thú cho tồn-sanh mặt-trời. Đến chiều tối thì tất nhiên mặt-trời lần lần lặn.  Họ lại sinh tâm buồn-bả phiền-trách khổ-sở, cho là mặt-trời Bị-Diệt Mất. So nơi ví dụ đó đủ biết sự xoay-chuyển của PHÁP-TÁNH như mặt-trời linh-động vậy, nhưng vốn nó Thường-Còn Bất-Biến nào có Diệt-Sanh. Nhưng bởi diệt-sanh, sanh-diệt là do lầm nhận từng hồi, từng lúc của nó chuyển mình phân-biệt thành thử in tuồng như thật mà thọ-chấp nên theo.

Ví như: Cái Bánh-xe có chín cây Chân-Tăm, khi xe chuyển mình để chạy, thời chín chân-tăm lần lượt chạy quây từ trên xuống dưới, từ ngang qua dọc, không phải nó là như nhiên hay tự nhiên . Đó, bánh-xe Vô-Thường cũng vậy. Vốn Pháp-Tánh  nó vẫn Thường-Trụ, thường-trụ ở nơi điều động các Pháp. Nếu các pháp chẳng di chuyển thì tất cả thua Gang sắt, kém vô-tri. Chẳng khác nào chiếc xe kia có chạy mới có sự Công-Dụng, chớ xe mà không chạy thì chẳng phải là xe. Bởi vì Tự-Ngã Tham-muốn riêng tư từ pháp-chấp vị-kỷ eo-hẹp, nên bị mắc miếu vào Bánh-xe, nắm lấy chân-tăm của xe ngỡ là nơi an-trụ bền vững, nên chi để bị Tâm-Ý đảo-điên. Vì bánh-xe xoay-chuyển thành thử vô-thường năng biến mới có nơi mong cầu dừng-trụ ở chổ dừng quay bất-động của các pháp nữa. Do đó nên bị lầm nghịch mà điên-loạn chớ chẳng chi cả. Cũng như kẻ mong chiếc xe không chạy, thì thà rằng đừng tạo chiếc-xe. Cũng như đừng nhận nó thường hay không Thường vậy.

       Kẻ tu-hành nên quan-sát suy-ngẫm tìm tỏ Pháp Tánh Thường-Còn Bất-biến của nó. Khi mà rõ-thấu đặng, thời Tâm-Ý rỗng-rang, chẳng còn sợ-sệt vô-thường xoay-chuyển của các pháp diễn-hành.

         Nên chư vị Bồ-Tát vẫn nói: Các Pháp Thường-Còn. Phật-Thánh Thường-Còn. Ma Tưởng Thường-Còn. Chúng-Sanh Thường-Còn.

         Chỉ vì: Ngã, Sở-Ngã cùng Danh-Tướng-Ngã. Do Tâm năng-biến nên bị-biến, lại Tự-nhận Vô-Thường  nên bị mắc miếu vào Vô-Thường , chớ chẳng chi là: THƯỜNG hay VÔ -THƯỜNG./.

NAM-MÔ ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI PHÁP-TẠNG

                                                                           HỘI-THƯỢNG- PHẬT.

 

                                                         TỊNH VƯƠNG

Bottom of Form

 

 

 

BÀI THỨ HAI: VÔ  –  NGÃ

 

Vô Ngã tức là: Không TA. Do chấp nhận CÁI-TA mà có cái CỦA-TA. Đã của Ta tức có riêng-tư năng-phân nên bị-biệt.  Từ nơi từng chỗ cùng với các vật dụng riêng Của-Ta.

            Do vậy mà có từng Danh-Ngã cùng Tướng-Ngã như: Nhà-Cửa, Xóm-Làng, thì có Tên Nhà của Ông A, Xóm B, Làng C chẳng hạn, chỉ vì tự đặt mà tự thành ranh-giới biệt ngăn. Còn các vật-dụng cũng có từng món, mỗi món đều có một tên để cho dễ nhận Của-Ta hay của kẻ khác vậy.

PHẬT thấy rõ sự lầm nhận Hình-Bóng Huyển-Ảo cho là Mình, nên PHẬT nói Pháp Vô-Ngã, Là không có Cái-Ta nơi đảo-loạn để chúng sanh khỏi lầm nhận tu-tập, nương vào Vô-Ngã tìm lấy Chơn-Ngã Bản- lai đặng hoàn toàn chánh-giác vậy.

Vì trót mê lầm tự nhận Nhân-Thân (là thân Tứ-Đại) hư-dối là TA, cùng với các dụng Nhơn-Tướng (vật-dùng) Của-Ta nương theo Tứ-Đại để sống nhờ cầu lấy vật dụng làm nơi vui-sướng, do bảo-vệ Tự-Ngã cùng với Tướng-Ngã mà sanh ra Tham-Lam sân-hận, vướng mắc đua vạy hơn thua trong đường Sanh-Tử vì huyễn-pháp lầm nhận Cái-Ta hư dối làm Mình, chớ thật ra nơi thân Giả-Hợp chẳng có Cái-Ta, vì nó Vô- Ngã. 

Các Bậc tu-hành nên thực-hành nhận định Tìm trong Thân xem cái nào là cái Ta? Nếu chỉ nó ở trên đầu là Cái-Ta, thời trên đầu là tóc, còn dưới là: Trán, Tai, Mũi cùng Miệng, đến Cổ, Ngực, Bụng, Rún, Tay và Chân. Còn ở bên trong thời có: Ruột-Gan, Phèo-Bao-Tử và Phổi cùng với Máu-Mủ  Xương và Thịt không có cái chi gọi là CÁI-TA cả. Còn nói gồm chung nó lại mới nhận nó là CÁI-TA, thì một khi đã gồm chung nó lại cũng có thể gọi là nó là CÁI-MI vẫn được, cần chi gọi CÁI-TA? Như vậy, CÁI-TA thật là Thị-Danh Hư-Dối vì nó Bất-Nhất. 

       Lại nhận xem về các vật dụng-như: Từ cái-bàn qua Cái-Ghế cùng lại  Giường, Phảng,Tủ-lớn, tủ-nhỏ, cùng với Chén-Bát mỗi mỗi đều tự-đặt cùng với tự mang Danh-Ngã và Tướng-Ngã cho nó chớ thật ra nó chẳng có Cái-Ngã của nó.

       LẠI NỮA: Tất cả vật dụng cùng với các loài thảy đều bị biến và Mê Lầm mang Danh-Ngã cùng Tướng-Ngã, thành thử cái Dụng máng cho: phải làm và bị làm vậy.

Thế nào là phải bị Danh-Ngã và Tướng-Ngã ?

     Cũng như: Từ nơi chất-Đất đem ra làm thành Chén-Bát cùng Dĩa hay Độc-Bình và các món đồ khác, mỗi món thảy đều có cách dùng của nó.  Đó gọi là Bị-Biến mang Danh-Ngã Tướng-Ngã, chớ thật Bản -lai nó là ĐẤT. 

LẠI NHƯ: Bàn-Ghế Tủ-Giường hay Tấm-Phảng nó cũng trường hợp trên. Nó từ Bản-lai là CÂY. Người thợ cưa ra Vuông-Tròn là GỔ, cưa từng miếng là VÁN, không còn gọi là Cây nữa . Đó, nó bị-biến và mang Danh-Tướng-Ngã qua ba-lớp vậy. Đến lúc tùy người thợ sử-dụng, đóng ra BÀN-GHẾ, nó trở thành Hình Bàn-Ghế, thời cái Danh-Ngã nó là Bàn- Ghế, nhưng Tướng-Ngã nó khác nhau. Có khác nhau như vậy nên việc dùng nó mới khác, như : Cái-Bàn để ăn cơm hay để Sách-Báo hoặc Ly-Tách, chẳng bao giờ Cái-Bàn để ngồi. Cũng như cái Ghế để ngồi, chớ chẳng bao giờ cái Ghế để Sách-Báo Ly-Tách. Gọi là cái-dụng mỗi khi thành hình thế nào thì dùng theo cái ấy của nó, chớ chẳng dùng sai chạy. Tất cả từ Giường-Phảng hay Tủ- áo và Tủ-bạc, mỗi mỗi đều theo thứ lớp Danh-Ngã Tướng-Ngã tạo nên Hình-Tướng.

          Còn nói về THÂN của con người (Nhân-Thân) bị chấp nhận Tự-Ngã nên bị-biến thành CÁI-DỤNG của Chân- Như, đã lầm lỡ chấp-nhận Mình là cái-dụng của Chân-Thể, nên xa cách CÁI TA Thường-Còn Bất- Biến, mà chạy theo Cái-Ta đảo loạn huyển-sanh . Vì sao? Vì nhận Pháp-Huyển làm Chân nên phải tự-mang Danh-Giả Tướng-Giả, ngỡ Bản-Ngã, Tự-Ngã là Mình. Vì trót nhận Hình-Bóng huyễn là Mình nên nương theo bóng để cầu Thực, nhưng nó chẳng Thực vì vốn nó là Huyễn-Pháp.

         Chẳng khác nào nhà ảo-thuật kia lấy hình NỘM- GIẤY diễn-tuồng ăn- nói, xong rồi vứt bỏ hình-giấy không thể nào làm cho trở nên thật đặng. Các Pháp cũng vậy, nó duy-chỉ Giả-Hợp mà thành nên khi hợp lúc tan. Chỉ mê lầm nhận lấy nó mà bị Danh-Ngã Tướng-Ngã tư-riêng tạo nên Nghiệp sai khác Của-Ta CÁI-TA hư dối mờ mê.

Khi đã trở nên NGHIỆP thời có Thanh-Thô, cao-thấp và Sướng-Khổ không đồng chịu-báo hoặc Chánh-Báo. Vì vậy mà có mỗi người một NGHỀ, nghề ấy chính là Nghiệp để nương theo mà tạo cái sự-sống. Đó cũng là Tự-Làm phải Tự-Chịu. 

Các bậc tu-hành nên nhớ: Vì lầm phải bị mê, do nơi mê mới có lầm . Chớ không lầm nào có nơi mê? Chẳng mê là Giác. Cái Giác-Ngộ ấy đâu phải là một hình-tướng gì, nó duy chỉ là Tỏ-Biết trọn-vẹn chung cùng. Còn Mê mờ là Chưa-Biết mà ngăn-ngại. 

Bậc tu phải Chủ-Quán Vô-Ngã đặng lìa Tự-Ngã làm cho các Nghiệp tiêu-giảm, thân-Tâm chẳng còn mắc miếu Huyển-Pháp đặng Tỏ-Tánh lại qua khỏi pháp-chấp. Đó chính là một Pháp-Môn Tri- Kiến giải-thoát vậy.
     Hiện tại vì trót lầm mê nhận các pháp Huyển là mình, cái Hữu-Ngã hư- dối, Cái-Ta không bền, nên đóng thành khuôn Danh-Tướng và Ngã-Dụng của Chân-như mà vọng-loạn. Đó cũng gọi là: Phải sao chịu vậy trong khuôn khổ hành-dụng do thọ chấp nên hình. Chẳng khác nào một món đồ kia Chính nó là Đất, nhưng trót vỗ nên khuôn Chén-Bát hay Dĩa chẳng hạn. Vì vậy mà hiện-tại là một cái bị-khuôn bởi trót lỡ nhúng tay vào nước-Chàm. Sự tối cần là phải rửa cho sạch nghi-chấp, tiêu-giảm Tự-Ngã Danh-Tướng-Ngã, nương vào Vô-Ngã cho đặng Tỏ-Tánh viên- thông đến CHÂN-NGÃ Thường-Còn Bất-Biến . Nếu đặng như vậy gọi là Hành-Nguyện. Các bậc tu-hành chớ nên than-van một khi hãy đang còn lí-bí vì nghi-chấp, chưa đến Bản-Ngã Chung-Cùng mà hoài-vọng Thoát-Sinh chỗ kia hay chốn-nọ, đó thực là điên-đảo vậy.

       Trong Nghiệp-lực một khi đã mắc miếu thời ai cũng có mang và cũng có chịu, chẳng riêng một ai cả, duy chỉ thanh-thô, nặng nhẹ mà thôi, cần nên tu để cỗi-giải.

        Nó chẳng khác nào: Trót lầm lẫn làm Trâu-Ngựa phải mang Cày hay kéo-xe, Con người thì có kẻ sướng người khổ, nhưng chung lại tùy mỗi mỗi Nghiệp mà phải chịu lấy một hiện-hành thuyên-diễn của nó.

        Cũng ví như : Con Ngựa kia phải kéo-xe hàng ngày, nó chẳng than-van, một thời gian Xe-hư, Ngựa-Già liền đặng thoát-sanh. Ngược lại : Nó bực-tức phá chiếc-xe thì người Chủ lại đánh-đập cùm xiềng, đóng chiếc-xe bền chắc-hơn, phải kéo lâu hơn mới hư-nát.

         Bậc tu-hành nên nương theo ví-dụ trên. Khi đang còn trong HƯ-NGÃ nên cỗi-giải chấp-ngăn. Lúc Giác-Ngộ Viên-Thông nên Hành-Nguyện theo mọi hoàn-cảnh diễn-tuồng cho tròn-nguyện. Lời Phật cũng có dặn như: Các ông chớ nên TẬN-DIỆT-ĐỊNH. Vì sao? Vì chưa tròn-nguyện.

      Tất cả Chúng-Sanh vốn nguyên một thể , đồng với chư Phật mười phương chẳng sai khác . Nhưng chỉ chấp-nhận Pháp-Ngã làm Tự-Tánh cho là Mình. Chẳng khác nào một khối-vàng kia đem chia vụn ra làm thành vật-dụng, tự nhận xíu-đỉnh nơi vật-dụng là Mình, dùng Danh-Ngã Tướng-Ngã hơn là Chân-Ngã mà trôi dạt, Như theo tự ngã: Cà-Rá, Bông-Tai hơn là khối-vàng vậy.

ĐỨC VĂN-THÙ NGÀI NÓI: Nó là Phật, chẳng chịu làm Phật, chỉ chịu làm Chúng-Sanh.

Nó Vô-Ngã, nó chẳng chịu. Nó chỉ chịu nó Hữu- Ngã nên trôi dạt Sanh- Tử Luân- Hồi . Nếu nó không nhận Danh-Ngã Tướng-Ngã thì nó đồng với TAM-THẾ. 

CŨNG NHƯ : Các món ấy chính là Vàng-Khối, chẳng chịu nhận là Vàng. Chỉ ưa nhận nó là Cà-Rá hay Bông-Tai mà thôi.

NAM-MÔ TỰ-TẠI-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

 

 

BÀI THỨ BA: NHÂN – DUYÊN

 

       NHÂN-DUYÊN tức là từ gieo NHÂN nầy đến Duyên kia, hay từ chỗ Nhân kia đến Duyên nầy. Nhân-Duyên là một bước đi hay bước về. Bước về Tri-Kiến giải-thoát, hay bước đi mê-mờ. Khi đi mê mờ gọi là Duyên-Nghiệp, duyên-nghiệp nó bị cái vòng-đai của ÁI-NỊCH và ÁI-DỤC chìm đắm kéo lôi trong một thời nhờ khởi sanh gieo Nhân đặng liên kết Duyên mà tu-hành đến Tri-Kiến Giải-Thoát. Nơi Nhân-Duyên thì chẳng có lớn-nhỏ, chỉ vì duyên-nghiệp nặng nhẹ, nhiều ít mà có lớn nhỏ. Đã lớn-nhỏ thời có ĐẠI và Tiểu-Nhân-Duyên.

Bậc Đại-Nhân-Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên-Nghiệp của Ái- Nịch Ái-Dục. Đến lúc tu-hành họ có Năng-Lực cầu tiến-bộ, họ cố gắng chịu-đựng mọi Hoàn-cảnh Thử-thách, Tâm-Ý siêng tu không ngừng. Họ xóa bỏ những Nghiệp chi làm cho họ ngăn-cách trên đường tu để đặng nhất-tâm hiểu biết mà phá-chấp. Họ kiên-dũng lướt qua các nghịch- pháp, làm cho nghiệp-lậu không thể nào xâm chiếm đặng Họ, như vậy gọi là Đại-Nhân-Duyên.

Còn Tiểu-Nhân-Duyên khi chưa tu vẫn nằm trong Duyên-Nghiệp của ái- nịch ái-dục không khác. Đến lúc tu-hành họ biếng-trễ ít tin-tưởng vào tu-Phật đặng Giải-thoát dù có tin chăng họ vẫn cầu Phước để vun cho ái- nịch và ái-dục được sự đằm-thắm thôi. Họ ít khi dùng năng-lực để lướt qua mọi hoàn-cảnh thử-thách. Tất cả sự tu-hành họ cho là phụ-thuộc, còn ái-nịch duyên-nghiệp là chính tồn-sinh ban cho họ vậy.

PHẬT nói: Họ là Nồi-Đất Mỏng, chớ đụng vào mà họ bị vỡ. Đời sau Các ông phải khéo tay nâng chìu, Chớ làm cho họ Đoạn-Duyên.

LẠI NỮA: Phật thường nói Bậc Đại Nhân-Duyên là Bậc đã gieo trồng Nhân-Duyên đầy đủ không thiếu sót, từ Hiền-Kiếp cũng đã gặp Công- Đức Cúng-Dường, hôm nay sự tu-hành đặng thù thắng Tâm Sẵn rỗng rang, ít hay chấp-nhất. Vì chẳng năng-chấp mà đặng Tự-Tại và Vô- Ngại nên đặng trọn-Đại-Bi . Các Duyên Nghiệp dù có chăng cũng chẳng làm chi họ. Vì vậy mà lướt qua Nghiệp-Chướng nhẹ nhàng vào Biển-Cả Đại-Giác .

     Còn Tiểu Nhân-Duyên tuy chưa đặng sự đầy đủ như Đại-Nhân-Duyên, nên cố-gắng tu-tập bắt chước theo Đại Nhân-Duyên mà đến. Không rụt rè cố-chấp, đánh đổi những gì làm trở-ngại Đạo-Tràng, thâm-tâm Tham-Muốn cứ như thế một thời gian tiêu-giảm các-chướng đồng với Đại Nhân- Duyên không khác mấy.

          Nếu như Bậc ĐẠI và TIỂU đồng gặp đặng THIỆN-TRI-THỨC chỉ bày sự tu-tập thì đặng vào con đường Bình-Đẳng không còn phân biệt Đại-Tiểu . Vì sao? Vì đồng duyên nên được sự cứu-cánh tuyệt-mỹ khó mà nghĩ bàn đặng. Nhưng cần nhất chớ nên biếng trể hãy : TIN –VÂNG – KÍNH theo sự chỉ bày của Thiện-Tri-Thức. Sự TIN-VÂNG ấy nó làm cho LÝ Không-Chướng thì đặng SỰ Không-Chướng mà thành tựu. Bằng chẳng Tin-Vâng thì Lý-Chướng Sự Liền-Chướng, tức là chẳng làm thì đâu có đặng ?

Pháp Nhân-Duyên là một Pháp mà chư Bồ-Tát thảy đều nương theo đó để Độ-Sinh . Nó cũng là Mục-tiêu trong Bồ-Tát-Hạnh. Chính là một ngõ để đón Chúng-Sanh Vào Tri-Kiến. Chớ làm cho nó Đoạn. Nếu chẳng có Nhân-Duyên thì dù cho có PHẬT hiện tiền cũng không thể nào Độ đặng,  Vì sao?

Vì: 
PHẬT Bất hóa độ Vô-Duyên 
PHẬT Bất hóa độ Định-Nghiệp .

      So như vậy đủ biết Nhân-Duyên rất cần cho sự TU-CHỨNG. Kẻ tu Đoạn-duyên khó mà Tri-Kiến Giải-Thoát, dù có gặp Phật cũng không giúp nổi vậy.

Chỉ duy có trường hợp sa vào Địa-Ngục gặp ĐỨC ĐỊA-TẠNG cứu- thoát mà thôi. Đoạn-Duyên chính là Định-Nghiệp nơi Định Nghiệp nó tùy nơi thời-gian và không-gian của kẻ chấp nhận. Đến khi nó cũng tùy duyên-khởi tự gieo Nhân mà kết thành Duyên, lần lượt trên Nhân- Duyên đến trọn vẫn đặng Tri-Kiến Giải-Thoát. Nó do các lý-chướng  cùng Sự-chướng mà bị chấp Đoạn-Dị-Diệt thành thử cản-ngăn chướng- ngại cũng gọi là Ma-Tánh hay Ma-Chướng để trôi theo đường sanh-Tử không ngừng.

Nếu Bậc tu-hành lập Nhân-Duyên-Pháp làm một nấc-thang cho nó đặng liên-tục cầu tiến-bộ không ngừng thì đặng tự-tại vô-ngại và hoàn toàn giải-thoát  không còn tập-khí Sanh-Tử  Đặng viên-giác như như bất động .

Đức Thích-Ca Ngài nói :

       Như-Lai không đến, không đi, không Sanh Chẳng Đoạn-Dị-Diệt,Vô-Thủy Vô-Chung.  Chúng-Sanh có đến, có đi có Đoạn – dị – diệt và có Thủy có Chung. Nên có Nhân-Duyên, để nương vào Nhân-Duyên đặng Công- Đức Như-Lai trọn vẹn ./. 

                  NAM-MÔ THƯỜNG TINH-TẤN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

BÀI THỨ TƯ: NHÂN -DUYÊN – SANH

   

Nhân-Duyên-Sanh là Nhân-Duyên nầy Sanh ra kia, hay Nhân- Duyên kia sanh ra nọ. Nhân-Duyên khi kết hợp đầy đủ mới Sanh, không thể nào thiếu mà sanh được, nên gọi là Nhân-Duyên-Sanh.

      Chẳng khác nào ví như : Hạt-Cam hay Hạt-Lúa kia, không thể nào ngồi mà Tưởng nó là Cây-Cam hoặc Cây-Lúa thành tựu nó đặng.

Phải Nhân-Duyên đặt nó xuống đất hay gieo nó xuống đất, cũng vẫn chưa đủ, do nhờ có: Sương-Mưa-Nắng-Nước-Khí hậu và đúng thời-tiết. Chung gồm đầy đủ pháp Nhân-Duyên một thời gian tùy thuận nó TỰ-SANH ra hạt Lúa hoặc Cây Trái-Cam.
       Tất cả các loài từ Hữu đến Vô trong Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới Vũ-Trụ đến Nhân-Sinh cùng với Hoa-Màu Cỏ-Dại, thảy đều nương Nhân-Duyên-Pháp để kết hợp đầy đủ mới Sanh ra sự di-chuyển thành hình. Nó chính là một pháp rất cần thiết, nó nương nhờ nhau đồng nuôi dưỡng lấy nhau mà Sanh đặng tất cả đều toàn-Mỹ tuyệt-vời. Sự tu-hành cũng y như vậy không kém tý nào.

         Kẻ tu cũng Sơ-Khởi đến Sanh-Tín vào Phật-Đạo mà tu đặng Sanh Hiểu-Đạo đến Biết-Đạo mà Tri Kiến-Giải-Thoát. Nhân-Duyên-Sanh là một con đường duy-nhất, tất cả từ đời Hiền-Kiếp đến Hậu-Lai thảy đều nương Nhân-duyên tu-hành để khởi-sanh chỗ-nghi mà Phá-Chấp làm cho Trí-Tuệ tăng-trưởng viễn-thông. Đó gọi là dứt trừ Nghi-Chấp vậy, mà cũng là Cố-Gắng siêng-năng tu không ngừng . Phật vẫn thường khen những bậc khéo tu như thế, nên Phật nói: “Các ông cũng nên biết : Bồ-Tát thảy đều nương vào Nhân-Duyên để độ-sanh còn đòi hỏi sự Sanh trưởng Trí-Tuệ không ngừng khó mà nghĩ bàn đặng việc tinh-tiến.Vì sao? Vì từ một Thế-giới Nghi nầy, Phá ngăn chấp để đoạt đặng thế-giới nọ. Nên chi từ một sát-na đi lại nghìn-vạn ức thế-giới không chướng-ngại, đến lúc về chẳng một ai hay biết. Đó là công-năng siêng cầu Sanh-Trưởng viễn-thông của chư Bồ-Tát.

       Các bậc tu-hành nên nương theo Nhân-Duyên cầu Khởi- Sanh-Nghi mà Phá-Chấp để đặng từ Cái-Biết riêng-rẽ đến Cái-Biết chung-cùng. Nếu Tu mà mong-muốn như vậy nên: Thân-cận bạn-bè anh- em gần-xa để được Khởi-Sanh-Nghi và đặng Sự Phá-Chấp, đồng Hiểu-Họ và Hiểu-Mình. Sau khi Biết-Họ và Biết-Mình cổi-giải thì Tâm-Ý liền mở mang vậy.

        Bằng không dùng như thế để mà tu, chẳng nương theo Nhân- Duyên cầu Sanh soi-biết để tu thì không khác nào Hạt-Cam và Hạt-Lúa cùng Đất-Nước Nắng-Mưa-Thời-Tiết và Khí-Hậu như trên đã nói. Vì sao?  Vì tất cả nó chỉ biết lấy nó thôi, chớ chẳng biết do Nhân Duyên đặt nó xuống đất. Phần Đất thì chỉ biết nó, chớ chẳng biết nó nuôi Hạt-Cam và Lúa. Về SƯƠNG thì chỉ biết nó thôi chớ chẳng biết nó nuôi đất. Về phần MƯA thì chỉ biết nó, chớ chẳng biết nó nuôi Sương. Về phần NẮNG nó chỉ biết nó chớ, chẳng biết nó nuôi Mưa. Về phần THỜI-TIẾT, KHÍ-HẬU cũng chỉ biết nó thôi, chớ chẳng biết nó nuôi Mưa và Nắng.
         Tất cả sự MÊ-LẦM bao trùm chỉ vì TỰ-NGÃ DANH-GIẢ cho Mình là PHẢI là BIẾT nên ngăn-biệt phải Bị-Biệt. Đã bị-biệt thì Cái- Biết đóng thành Khuôn riêng tự sanh ra Chướng ngại với nhau, cũng do chưa Biết nhau vậy.

       Những Bậc tu-hành được lợi Thứ nhứt là: Nên từ Ngôn-Ngữ đến hiểu-biết nhau. Từ Phẩm-Hạnh đến Nội-Tâm Đạo-Đức. Muốn đặng như vậy thì phải nương theo Nhân-Duyên-Sanh mà được. Đi trong các Pháp Thuận-Nghịch, lại công nhận hai pháp thuận-nghịch đều là Nhân- Duyên-Sanh thì đặng Sanh-Trưởng Trí-Tuệ Hiểu-Biết cùng khắp được Chơn- Giác không xa.
            Khi mà Bậc tu đặng sự hiểu-biết tỏ-rõ thời ngược-lại rất kính-nể  và biết ơn tất cả kẻ lân-cận xóm-giềng đã trợ-duyên cho Mình đến ngày hôm nay đặng Chơn-Giác. Vì sao?  Vì tu  nhờ kẻ không tu, mình mới đặng tu. Bậc Thiện  nhờ Kẻ ÁC nên mới có thiện, chớ không có ác lấy đâu được thiện? Chẳng khác: Có LỬA nóng thì VÀNG mới trở thành CAO-TUỔI hay nên NÉN thành THOI, chớ chẳng có lửa, thì Vàng kia vẫn phải lẫn trong  Đất-Bủn. Sự tu-hành rất cần cho gặp các pháp đối-trị hay Thử-Thách càng nhiều càng qúy, để tạo nên Công-năng mà Tỏ-Ngộ. Việc tu-hành phải cần gây Nhân-Duyên cùng khắp mới thành-tựu rốt ráo. Nhược bằng tu mà cứ âm-thầm xa lánh Nhân-Duyên sợ gây thêm Nghiệp-Chướng thì chẳng khác nào: Chồi-Khô Mộng-Lép ( lời  Phật thường nói ). Đường tu PHẬT ít nhất là nó cũng phải có công-năng vun trồng Hành-Nguyện độ-sanh đặng tạo Nhân-Duyên Sanh-Trưởng mà thấu rõ các pháp thâm-diệu. 

Ví như: Nơi vườn kia có một Cây-Cam cành lá tốt tươi, nhiều trái, tất cả ai nhìn thấy cũng trầm-trồ ước muốn được một cây như vậy. Có người đến chủ của Cây-Cam xin lấy giống về trồng, hàng ngày chăm lo bón- phân tưới-nước. Trong thời-gian cây cam nọ đầy đủ Nhân-Duyên Sanh Cây, sanh Trái, người ương trồng cây Cam được mãn-nguyện. Việc tu hành ít nhất nó cũng phải vậy không khác mấy.

Các Bậc tu nên so với kẻ gieo giống Cam để tự tạo Nhân-Duyên-Sanh, con đường tu như vậy là con đường nương theo Bồ-Tát-Hạnh đòi hỏi Cấp-Tiến, mở-rộng hiểu-biết vì đặng nương nhờ các pháp, đi trong các pháp không nhàm-chán, cầu lấy phát-sanh thông-đạt.

            LẠI NỮA: Có những Bậc tự nghĩ than-phiền bị-sanh vào thời Mạt-Pháp khó tu, khó chứng, khó mà Tri-Kiến giải-thoát hiện hành.

Phải chăng được Sanh Đời Hiền-Kiếp dễ Tu, dễ Chứng, dễ Tri-Kiến Giải-Thoát. Đó những bậc tu như vậy, suy nghĩ như vậy thực là điên-đảo cùng đảo-điên.Vìsao? Vì thời nào cũng không sai khác mảy ma, cũng vẫn có các pháp đầy đủ: Thuận-Nghịch,Thiện-Ác,Tham- Sân-Si Hỷ-Nộ, ái-ố in như khuôn không thiếu sót. Do tại Mình thiếu Chí-Nguyện, cho mình là khôn-lanh, đạo-đức, hiền-lành, bảo-thủ, Tự-Tánh , chẳng cầu nhân-duyên-sanh nên không tu-chứng nổi. Chớ thật ra Thời Mạt-Pháp mới dễ tu, dễ chứng, dễ Tri-Kiến giải-thoát. Vì sao?  Vì các pháp Bất-Tịnh lộng hành bao nhiêu thì Pháp Tịch-Tịnh lại tỏ-rõ bấy nhiêu, do vậy mà dễ tu. Cũng như : Các pháp Ác-căn lộng hành bao nhiêu thì mỗi pháp Thiện-Căn được tôn-sùng vậy. Ví như : Bàu Sen kia HOA-SEN lớn nhờ chất Bùn-dơ nhiều mà hoa-sen trở nên lớn đẹp. So vậy đủ biết thời nầy rất thuận cho kẻ tu hành, cần nhớ lấy.

          Nhân-Duyên-Sanh là một nấc thang cho chư Bồ-Tát cùng với Tam-Thế-Phật đã đi, nương nhờ nó đặng thành tựu. Các Tổ xưa cũng phải nương theo nó để cầu Sanh-Trưởng nơi thế-gian mà Sở-Đắc chớ chẳng đâu xa mà đến cả.

              Nếu Bậc tu-hành nào lập Pháp Nhân-Duyên cầu lấy Sự   Sanh-Trưởng để hiểu- biết phá mê-mờ . Đó chính là bậc đã đi vào ĐẠI-PHƯƠNG-TIỆN PHẬT BÁO- ÂN- KINH vậy./.       

 

                  NAM-MÔ ĐẠI-PHƯƠNG-TIỆN PHẬT BÁO-ÂN-KINH.                                                         . 

                

 

 

 

BÀI THỨ NĂM : DUYÊN – KHỞI

 

Duyên Khởi cũng là Thoại-Đầu của Cái-Muốn, cho nên tất cả các Pháp: nên hư mau chậm lầm mê hoặc giác-ngộ cũng do Duyên-khởi mà làm đến thành tựu hoặc sai lầm thêm. Duyên-khởi pháp nó rất quan-hệ, nó có thể đưa Chúng-Sanh vào nơi chìm đắm tận cùng, mà nó cũng có thể mở thông các pháp để đoạt đặng Vô-Thượng Chánh-Giác một khi biết dùng đến nó. Đó gọi là Bậc Điều-Ngự Trượng-Phu.

Bởi hành-dụng thuyên-diễn của nó tuyệt-mỹ tế-vi như thế nên mới dễ bị lầm mà thụ-sinh ra Chúng-Sanh-Giới, chớ nó chẳng tế-nhị thì mấy ai lại lầm vì nó. Nên chi từ nơi trọn-vẹn Tánh chơn-nguyên Bất-Nhị gọi Tánh- Phật lại vì duyên-khởi muốn, lầm chạy theo Cái-Muốn ấy mà biến-thể lần theo nơi Thể-Bị-Biến nhận là TA (mình) trôi dạt Sanh-Tử.

Phật nói : Nó nghĩ thế nào liền sanh ra nơi ấy, vì nó Sơ khởi Kiến-Chấp như vậy, chấp-thủ như vậy, sẽ đưa nó đến Cõi thú-vị như vậy, thành Định-Mệnh như vậy. Đến Như-Lai cũng biết như vậy, Ngài còn biết hơn thế nữa, Ngài không sơ-khởi chấp sở-tri ấy NỘI-TÂM chứng đặng TỊCH-TỊNH, như thật biết sự tập-khởi, sự diệt trừ các Vị-Ngọt mà thọ, những nguy hại hiểm độc và sự XUẤT- LY của chúng.

Nhờ biết như vậy, Như-Lai mới Giải-Thoát hoàn toàn không có tập-khí Sanh-Tử. Những pháp ấy là những pháp sâu kín, khó Thấy, khó Chứng TỊCH-TỊNH DIỆU-MỸ vượt tầm Lý-Luận suông, rất tế-nhị, chỉ có người có TRÍ mới phân-biệt đặng.

Những pháp ấy ĐỨC-NHƯ-LAI Chứng-Tri Giác-Ngộ tuyên-thuyết và chính những pháp ấy những ai Chân-Chính Tán-Thán Đức Như-Lai mới đến.

So theo lời Phật nói trên thì Duyên-Khởi là một Pháp Viên-Dung tùy thuận. Nếu bậc tu-chứng bằng cách nào mà vẫn còn tập-khởi Xuất-Ly cầu chánh-báo đều là bậc Tự mình uống phải độc-dược hại-nguy . Bằng những bậc tu nào Tự khởi tiêu-diệt các Nghiệp-căn, thời chính bậc đó Bị-Diệt trước căn. Bằng những bậc tu nào Ham Muốn đòi hỏi Tăng thêm Tài-Phép thì bậc ấy mê lầm hơn Phàm-Phu,vào nơi Bất chánh Đạo.
Bằng bậc tu mà âm-thầm cho mình là phải, Chính là chồi khô chấp- Pháp.

Thế nào là Bậc Tu-Chứng Tập-khởi Xuất-Ly Cầu Chánh-Báo đều tự-Mình uống phải Độc-Dược ?

Những Bậc tu Đắc-Pháp tỏ-pháp, hành-nguyện Độ-Sanh qua các Thuận-Nghịch Tâm-không chướng-ngại, đặng tự-tại. Các pháp đều soi-biết Đạo- hạnh tu-tập đều là phương-tiện đến tri-kiến giải-thoát nên không có sự chấp-pháp, chấp trong Đạo-hạnh, trong khi tu-tập diễn nói các pháp đặng thông chẳng hạn.

Nhưng hãy còn tập-khởi làm cho mãn-nguyện hoặc Nhập Niết Bàn hay Xuất-Ly đặng viên-Tịch, hoặc Chánh-Báo nơi nầy hay nơi nọ đặng có hưởng hay không hưởng. Hoặc giả điều động Ba-Cõi Sáu Đường, nắm vững hoặc chẳng nắm, hay Làm-Ba Đường-Ác để độ kẻ nọ người kia, hoặc dùng Nhân-Thiên đặng rốt ráo. Tất cả mà tập-khởi thọ-chấp đều tự-mình uống phải Độc-Dược.

     Thế nào là Bậc tu Khởi-Diệt các căn, Chính mình bị-Diệt trước căn ?

Những bậc tu, Tự-Tánh hiểu-biết mê mờ là do Nghiệp bao trùm trở thành Vô -Minh, xa lìa Phật-Tánh nên có Tham-Sân-Si vì vậy mà duyên khởi tập-khởi Tiêu-diệt nghiệp-căn đi nơi Pháp GIẢM mà thụ-chấp, từ nơi Giảm nầy đến Giảm nọ lần lần Giảm đến tận cùng bị vào Không- Pháp mà chấp nhận KHÔNG dù vô-tình hay cố ý cũng bị diệt trước căn mà vào Phi Phi-Tưởng vậy.

Thế nào là Bậc tu Ham-Muốn TĂNG thêm Tài-Phép, Bậc ấy còn mê mờ hơn Phàm-Phu ?

Những Bậc tu tập-khởi thụ-chấp nếu Siêu-Phàm làm Thánh, Quan-Niệm nơi Siêu-Phàm phải có Thần-Thông Tài-Phép vì vậy nên tự ảo-tưởng chư Bồ-Tát và Phật có Thần-Thông tài-phép . Nên chi tu-hành đã có ý-niệm Luyện thần-thông gọi là tu-luyện để có thần-Thông đặng mau sở-đắc làm Bồ-Tát hay Phật vậy. Vì có những tập-khởi sai lầm đó thành thử mê mờ mù mịt hơn Phàm-phu. Vì sao ? Vì đang lầm mê điên-loạn lại THAM cái điên-loạn hơn để ưa Tài-Phép .CHẲNG KHÁC NÀO: Một ly nước kia cặn cáu, ly nước mờ tối, ít nhất phải đem lọc Cáu-cặn ra hết đương nhiên dù muốn hay không Ly-Nước vẫn được trong suốt cùng khắp, khỏi cần luyện hoặc tu -luyện. Bậc tu tri- kiến cũng vậy.

Ngược lại: Ly-Nước kia Cặn-cáu chẳng chịu lọc ra, lại tìm các PHẨM MÀU bỏ vào ly nước, làm cho ly nước trở nên màu: XANH-ĐỎ-VÀNG  chẳng hạn gọi là Siêu-Phàm đặng lừa-bịp chúng-sanh vào con đường vọng-đảo điên-loạn, mà ngược lại chính mình bị điên-loạn hơn Chúng- sanh: Bậc Ham-muốn Tăng cũng vậy. Còn Chư Bồ-Tát và Phật , thời các Nghiệp cùng các Căn đều Liền-lạc, nên chi chẳng vì HỮU chẳng vì VÔ mà Tập-Khởi thọ-chấp, bởi Thân-Tâm Tịch-Tịnh viên dung mà Sở-Đắc các pháp Tam-Muội đến các Thần-Thông Tam-Muội chẳng thiếu sót.
Khi chư Bồ-Tát-Phật dùng đến các Thần-Thông ấy vì Chúng-Sanh mà dùng để đưa chúng-Sanh từ nơi thế giới Bất-Tịnh đặng vào nơi An-Lạc mà dùng làm cho chúng-sanh ấy không hay biết ngỡ là mình đến hay mình đặng, Thật ra duy chỉ có Tha-lực thần-thông Tam muội vậy. 

LẠI NỮA : Bồ-Tát- Phật dùng đến Thần-Thông Tam-Muội đưa từ Thế- giới quá ư cuồng loạn, làm cho thế-giới ấy biến thành Tịnh-độ, mà tất cả chúng-sanh trong thế-giới chẳng hay biết.
Bồ-Tát- Phật Hành-Dụng và Diệu-Dụng Thần-Thông Tam-muội làm cho chúng-sanh đặng tri-kiến giải-thoát trong một Sát-na chúng-sanh không hay biết chi cả. Vì sao chẳng cho chúng-sanh hay biết ? Vì chúng- sanh Bị duyên-khởi tập-khởi mà thụ-chấp, lại ưa muốn tham lam quá độ nên không cho hay biết mà đặng, nếu hay biết thời hại cho chúng sanh ấy thêm vào CÁI MUỐN mà chìm đắm nơi Sanh Tử.

Các Bậc tu-hành nên so theo những điều trên để mà tu-tập. Nên làm cho các Nghiệp-Căn liền-lạc. Nên nương theo Duyên-Khởi cần lấy Hiểu-Biết chớ tập-khởi thụ-chấp mà chẳng đặng rốt ráo vậy.

Duyên-Khởi chính là một thoại-đầu lần mở mê lầm, khi các bậc tu nghi- chấp để Phá-Chấp đó chính là nương theo duyên-khởi đặng tự-soi biết, gọi là Tự-Biết. Bằng theo Duyên-Khởi chấp-nhận là Phải hay Đúng nó như thế, thì tự đem mình vào mờ mê. Tu tập chẳng lo nó đến, không lo nó Đắc. Chỉ lo nó tự cho nó là Phải mà nhận chịu theo Duyên-Khởi thôi. Duyên-Khởi mà chấp-nhận chính là mắc miếu theo 62 kiến-chấp vậy.

Nên PHẬT nói : NHƯ LAI Biết tỏ-rõ nó như vậy, mà chính nó Thụ- Chấp Kiến-Chấp thế nào, tự phát-sanh và chịu-lãnh lấy thế ấy. Tự sanh ra các cảnh-giới thú-vị theo như Khởi-Chấp của nó cho là Thú -Vị Ngọt- Bùi mà đắm-say theo Tập-Khởi Duyên-Chấp.
NHƯ LAI biết còn biết hơn thế nữa, nhưng chẳng thụ-chấp mà đặng hoàn-toàn GIẢI-THOÁT chẳng còn Tập-khí Sanh-Tử vậy ./. 

NAM-MÔ HÀNH-THÂM BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA .

 

 

 

BÀI THỨ SÁU : KHỞI-SANH-TÂM, TU TỎ-TÁNH

 

Khởi Sanh-Tâm tu Tỏ-Tánh gọi là : TÂM-THÔNG chính điều-ngự Tâm đặng  Giác-Ngộ. Bằng bị Tâm-Sanh đó gọi là Tâm-Thức  tâm-thức hay đảo-loạn, biệt-phân mà Sanh-Pháp. Các pháp cũng do tâm Khởi-Sanh nên gọi là: Tâm-Pháp .
         Vì mê lầm nên bị Tâm-Sanh, tâm điều khiển nhận chịu làm Chúng- Sanh, khi đã là Chúng-Sanh có bên trong và bên ngoài. Bên trong ( trong Thân Tứ-Đại ) Tâm-Pháp, còn bên ngoài thì Tướng-Pháp, bởi Tâm-Thức phân-biệt mà thành.
Tâm-khởi Sanh muôn trùng pháp, ngược lại khởi Diệt các Pháp, gọi là Sanh-Diệt, nơi sanh hay diệt chính Tâm điều-động có in tuồng thực. Chúng-Sanh vì trót mê-lầm nơi các pháp Linh-Động, đã lỡ nương nhờ nơi Pháp, thành thử nó thuyên-diễn phải động-vọng theo Tâm-Thức trở nên đảo-loạn không ngừng trong Sanh-Diệt Sanh-Tử Luân-Hồi. Khi đã chạy vạy theo Pháp mà cầu Pháp, trong sự Sướng-Khổ, Vui-Buồn, Được-Mất của pháp diễn tuồng tự biết mà chán-nản liền Khởi- Sanh-Tâm nhất định tu-hành, để tránh khỏi Tâm-Sanh tỏ-pháp giác-ngộ , chẳng còn tập-khí Sanh-Tử luân-hồi.
Vì vậy mà các bậc tu-hành buổi ban đầu rất quý vô cùng, khó mà nghĩ  bàn đặng sự quý giá ấy. Vì sao? Vì Khởi-Sanh-Tâm gọi là Phát BỒ-ĐỀ- TÂM. 

Chẳng khác nào kẻ kia bởi lầm theo bọn giặc-cướp, bị bọn chúng sai khiến bóc-lột cho chúng, còn hành-hạ xác thân của kẻ nọ. Ngày hôm nay cương-quyết bỏ chúng, chẳng chịu làm nô-lệ nữa, tự-lập, tự-tạo để đặng TỰ-TẠI không còn sự ràng buộc của chúng vậy. Đó, những bậc Khởi Sanh-Tâm cũng thế.

        Những Bậc ấy tu trong một thời-gian vì sơ-hở lại bị Tâm-Sanh, nó cũng vẫn nương theo trong con đường tu-tập mà điều-khiển Bậc ấy nào có hay biết, vẫn ngỡ là mình làm chủ .

        Như : Bậc tin PHẬT, thì nó làm cho Bậc ấy tin hơn trở thành mê-tín, nếu kẻ nào động đến sự tu hay đến PHẬT thì sân-hận ghét bỏ.
        NHƯ: Tu Thiện-Căn thì nó TỪ-BI quá độ, đến nổi BI không TRÍ, thành thử thấy ai khổ-sở thời Bậc ấy Thâm-Tâm lại khổ-sở hơn họ, chỉ vì nặng về Thiện nên Chấp-trước cho là con đường tu Phật phải như vậy. Do chấp nên gặp làm ÁC hay nói lời Thô, vội xa lìa chán-ghét, cho những kẻ ấy là Địa-Ngục hoặc Quỷ-Quái, sanh ra ngăn-chấp Tà- Chánh chẳng chịu nghe ai, cứ theo ý mình tự tu, khi Mình suy thích lối nào thì tu theo lối ấy. Thành thử con đường tu-PHẬT thời có một, nhưng nó cứ Bậc thích thì tu một lối tự-sanh ra nhiều lối riêng tư mà có nhiều lối vậy.
Do chổ nhiều lối ấy, nên bậc này nhìn kẻ kia vừa ý hay không vừa ý, sanh ra xâm-xĩa soi-bói lẫn nhau,  cùng nhau phải chịu lấy Thuận- Nghịch trên đường tu-Phật, chẳng hơn kém Thế-Gian. Vì sao ? Vì bị Tâm-Sanh, tâm điều-khiển nơi đường tu, do đó, dù các Bậc tu không tìm ra lối thoát của Tâm-Sanh, nên chi càng tu chừng nào lại càng lúng- túng chừng ấy là vậy. Vì thế nên Phật mới nói pháp LỤC- HÒA.

         Sự tu-hành rất cần đến Thiện-Tri-Thức đã Giác-Ngộ. Nếu kẻ gặp đặng thì rất quý, bằng không thời bậc chỉ bày tu-tập phải ĐẠO-ĐỨC THIÊN- THỪA vững-vàng cũng đỡ cho kẻ tu. Lúc tu-hành chớ tự cho Mình biết mà sanh: Lý-Chướng Sự-Chướng, một mực phải TIN-VÂNG.

        Con đường Khởi-Sanh-Tâm tu Tỏ-Tánh là một con đường mà các bậc tu đã từng ở nơi Đạo-Tràng theo Bồ-Tát-Hạnh. Đến hôm nay mới có tâm Quyết-Định tu Giải-Thoát, Lại tự-tín vào Pháp-Môn, sự tu-Phật tuyệt mỹ cứu-cánh chơn-giác, nên mới Tự phát- nguyện độ-sanh, để tỏ ra thương Mình và thương cả kẻ mê lầm . Lại dùng theo lời Phật dạy để làm món lợi mà tu như: BI-CHÍ-DŨNG, GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, LỤC-BA-LA khi đã có nơi lợi thì vẫn để cho Tâm Khởi-Sanh Nghi tột cùng, liền phá-nghi-chấp ấy, cứ như thế đến không còn một Nghi chấp nào cả. 

       Cũng như : Khi ra khỏi nhà Bọn-Cướp đã tạo đặng lợi-khí vững, Lại biết bọn-cướp mưu-mẹo theo mình. Bậc ấy giả in-tuồng không hay biết để cho bọn-cướp trổ hết tất cả Hành-vi điêu-xảo đến lúc thừa cơ tan dẹp. Cứ như thế mà hàng-phục lần , khi đã hàng-phục trọn đặng bọn-cướp thời chẳng sợ bọn-cướp xâm lấn Thân-mạng nữa, mới thật là bậc tu tự Sanh-Tâm chẳng còn bị Tâm-sanh vậy.

Khi bậc tu đã Tỏ-Tâm , tức là biết tất cả những hành-dụng của Tâm, sự thuyên-diễn của nó khỏi lầm nó lại đặng Điều-Ngự nó, gọi là đoạt được Bản-Thể-Tâm hoặc Tâm-Thông mà tự-sanh, chẳng còn bị Sanh nữa, gọi là Giải-Thoát, chớ chẳng có chi là  giải-thoát./.

NAM-MÔ THƯỜNG TINH-TẤN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

BÀI THỨ BẢY  : PHẨM CÔNG –  ĐỨC

 

 Công-Đức là công-năng và Đức-Hạnh trên đường tu-Phật, không ngoài: Từ-Bi Hỷ-Xã đặng tạo nên Công-Đức, vì vậy gọi là Công-Đức.

Công Đức có nhiều bậc tùy sự tu, tùy mức tạo lập, hoặc giả trình-độ tự- giác trong lúc tu-tập hay Hành-Nguyện trước ngoại-Cảnh diễn-tuồng, Nội-Tâm chẳng phiền-trách động-vọng mà thành-tựu Công-Đức.

Kẻ tu-hành không tạo lấy Công-Đức, thì chẳng khác kẻ kia xây cất Lâu- Đài trên sình-bùn hay ảo-tưởng nay mai lên trên hư-không tạo lập nhà cửa vườn tược, hoặc cũng có thể lấy Sạn Đá-mà nấu-nóng cầu cho nó thành Cơm. Tất cả đều chẳng thành, vì gieo căn lầm lẫn sẽ chịu báo  Lẫn-Lầm vậy.

Công-Đức chính là một nấc thang, một cân-lượng từng lớp, từng bậc, từ Phàm-phu eo-hẹp đến Thần-tiên rộng-rãi và chư Thánh-Tăng tròn-khắp bao la. Nên chi kẻ tu tạo đặng Công-Đức chừng nào sẽ được hưởng chừng nấy. Ví dụ : Bậc tu ở nơi Thế-Gian thì phần nhiều họ hay so-tính eo-hẹp. Bậc tu muốn tạo nên Công-Đức phải thực-hành, chẳng so-tính , tâm rộng-rãi buông tha liền đặng thế-gian khen-tặng tán-thán kính nể, thời chư thần-tiên thảy đều gần-gủi, Vô tình hay hữu-ý mình liền ngang-hàng với Thần-Tiên.

NHƯ: Ở nơi Bậc Thần-Tiên họ rộng-rãi cứu-giúp sinh địa-vị còn phiền trách kẻ làm chẳng vừa lòng. Bậc tu-hành rộng-rãi cứu giúp không vì thuận-nghịch, địa-vị. Đến khi kẻ được giúp đỡ nghịch lại thời vẫn Hỷ- Xả, tâm không phiền trách và Sân-hận. Liền đặng cõi Thần-Tiên tán- thán khen tặng kính nể, thời Chư Thánh-Tăng được gần gũi. Vô tình hay hữu-ý mình liền ngang-hàng với Thánh-Tăng.

     Công Đức nó quan-hệ như vậy, nên có bậc hộ-trì và đặng Đồng-Bậc lại Tán-thán. Từ phàm-phu lên đến PHẬT tất cả thảy đều nương vào Công- Đức thù-thắng để mà tăng-trưởng Công-Năng Đạo-Hạnh. Vì Công-Đức nó là căn-bản để Tri-Kiến vẹn toàn nên chi trong Bồ-Tát-Hạnh dùng: Bố-Thí, Trì-Giới, Tinh-Tấn, Nhẫn-Nhục, Thiền-Định mà đặng Trí-Tuệ Điều Ngự-Tâm, một khi gặp ngoại cảnh Thuận-Nghịch không còn tập-khởi Sân-Hận, đặng trọn vẹn Công-Đức bảo-tồn.

Công-Đức có nhiều thứ lớp do căn-bản Đức-Hạnh và Công-Năng của từng Bậc, nên gọi là Phẩm. Nhưng từ TIỂU đến ĐẠI để chứng tỏ sự chịu đựng nhiều ít mà phân biệt trình-độ trên con đường tu-hành có thực-hiện hay không ở nơi Tâm không phiền trách và Sân-Hận .

Đến Bậc tỏ-biết và mong cầu tu-hành đặng Tri-Kiến Giải-Thoát thời công-đức của những bậc ấy chỉ nương vào Như-Lai để cầu Như-Lai mà tạo Công-Đức. Còn những bậc tu nên lập Công-Đức như sau để cầu tiến  bộ và bảo tồn Công-Đức.

NHƯ: Kẻ cúng phẩm-vật ở Chùa hay xây-cất Chùa, hoặc Tô Tượng Phật hay thường săn-sóc ngôi TAM-BẢO mỗi mỗi không thiếu sót, đó gọi là Công-Đức. Muốn cho công-đức bảo-tồn trọn-vẹn thời chớ nên kể lể, hay có người xâm-xĩa làm cho không vừa ý, chớ có phiền-trách và Sân-Hận. Nếu tỏ ra phiền-trách Sân-Hận tức công-đức bị thiếu kém không trọn.

Có Bậc tạo Công-Đức giúp đỡ cho mọi người bằng Tiền-bạc hay lời nói lành hoặc thuốc-men hay thuyết-pháp nuôi-dưỡng làm cho Trí-Tuệ được tăng-trưởng, làm cho Gia-Đình họ đặng êm-đẹp. Đó gọi là Công-Đức. Muốn cho công-đức bảo-tồn trọn-vẹn thời chớ nên kể lể, hay họ ngược lại xâm-xĩa làm cho không vừa ý, chớ có phiền-trách và Sân-Hận. Nếu tỏ ra phiền-trách Sân-Hận tức công-đức bị thiếu kém không trọn.

Bậc tu-hành nên tạo Công-Đức Cúng-Dường Như-Lai . Chính Công-Đức ấy là Tâm không phiền-Trách và Sân-Hận đặng trọn vẹn. Bằng chẳng trọn, đó chẳng phải là Công-Đức. Đó là Cầu-Phước. Đó là cho vay để sau đặng lợi.

Tất cả sự Hiền-Lành tốt đẹp của: Phẩm-Hạnh Công-Đức, từ Thế-Gian hay Ly-Thế-Gian của bậc Tiên-Thần, cùng với kẻ đã ưa cầm Quyển -Kinh đọc-tụng, tất cả đều hiểu-biết tạo Công-Đức rất quý vô kể. Họ cũng đã tạo nhiều hay đã làm nhiều, nhưng làm đặng, tạo đặng mà chẳng Bảo Tồn trọn-vẹn là do TÂM phiền-trách. Chẳng khác nào kẻ kia ương trồng CAM. Khi trồng thì tưới nước chăm nom, trong một thời, Cây Cam nọ ra ít lá, kẻ ấy dại khờ cũng chỉ vì tham, liền nhổ cây-cam xem thử tại sao lại lâu lớn, làm cho cây Cam chết. So như vậy để rõ: Kẻ tạo đặng Công-Đức hoài mong người Báo-ân Công Đức ấy, khi chẳng đặng chỗ đền-ơn thì liền tự-sanh phiền-trách và Sân-hận, làm như vậy chẳng khác nào cho vay một mà muốn trả thành hai cũng không vừa chỗ trả, nên nó chẳng phải là Công-Đức nên nhớ lấy. 

       Phật vẫn khen các bậc tu-hành tạo đặng Công-Đức chẳng kể lể, không phiền trách, khi gặp Nghịch-Cảnh Tâm rỗng rang chẳng tập-khởi, đó chính là Công Đức Báo-Ân-Phật, là TRI ÂN Bồ-Tát sẽ đặng Tri- Kiến không xa.

      Kẻ đã phát-Tâm tu-hành chớ vì việc ham-muốn nhỏ-nhen chẳng thành theo ý mà tự sanh ra phiền trách sân-hận nó làm cho công-năng tu- tập phải giảm. Khi công năng giảm thì Ma-Nghiệp tăng, Công-đức mòn thì Chướng-nghiệp tăng, chỉ vì nghiệp nó làm cho Công-Đức vừa tạo lại vừa đổ thành thử có làm mà chẳng được hưởng vậy. 

     Nếu biết tạo biết bảo tồn thì từ: Kẻ ác tạo công-đức trở nên người Thiện. Bậc thiện tạo Công-Đức trở nên tu Chân-Chánh. Bậc tu chân- chánh tạo Công-Đức trở nên TU-ĐÀ-HOÀN. Bậc tu-đà-hoàn tạo Công- Đức trở nên TU-ĐÀ-HÀM. Bậc tu-đà-hàm tạo Công-Đức trở nên A-   LA-HÁN. Bậc a-la-hán  tạo Công-Đức trở nên BỒ-TÁT, Bậc Bồ-Tát nương vào Công Đức Như-lai tròn nguyện trở nên PHẬT vẫn nương vào Công-Đức đặng Mười Danh-Hiệu trọn-vẹn rốt ráo.

Những Bậc thực-hành Công-Đức trọn-vẹn, Duy-Nhất Tâm không phiền- trách và Sân-hận mà đặng, ngoài ra chẳng còn chi hơn được. Vì sao? Vì lấy công-đức Lục-Ba-La-Mật, nó làm cho Tâm rỗng rang chẳng mắc miếu qua các chướng- ngại chẳng phân-biệt mà được Tỏ-Tánh Bủn-Sẻn ngăn-phân Thuận-Nghịch nó thật là khó làm. Kẻ tu-hành làm đặng nó mới là Công-Đức vô-lượng Vô Biên. Bằng tất cả làm đặng dễ dàng thì đâu có gọi là tu, đâu có gọi là làm Công-Đức.

Phẩm Công-Đức là một nấc-thang vô cùng qúy, đưa từ phàm-phu lên thành Tiên-Thần, từ Tiên-Thần lên thành THÁNH-PHẬT. Vì vậy Chư Tiên-Thần hộ-trì, Bồ-Tát-Phật hoan-hỷ hay Tán-Thán Tâm không Sân- Hận và phiền-trách mà thành tựu vậy./.

 NAM-MÔ DUYÊN-MỆNH ĐẠI-LỰC-VƯƠNG BỒ-TÁT

 

 

BÀI THỨ TÁM : PHỔ-CHIẾU-QUANG NHƯ-LAI -TẠNG

 

       Phổ Chiếu- Quang Như- Lai-Tạng cùng khắp Bình-Đẳng bất-nhị. Chúng -Sanh đặng nương nhờ sẵn có Như-Lai-Tạng nên Tánh: NGHE,   THẤY, BIẾT, Tánh ấy chính là Bổn-Lai, cũng gọi là PHẬT-TÁNH. Khi mà nó chưa nhiễm vẫn suốt thông Phổ-Chiếu cùng khắp chẳng khác.

Vì trót mê lầm nên bị mờ ám bởi Vô-Minh phải mắc miếu, nên Phật- Tánh kia trở thành: MA-TÁNH. Đã ma-tánh đương nhiên có:THAM- SÂN-SI diễn tuồng điên loạn, tạo thành Nghiệp nên mới Sanh-Tử không ngừng, chịu làm Chúng-Sanh hoặc Chúng-Sanh-Giới.

Trong khi Chúng-Sanh hoặc Chúng-Sanh-Giới ấy thọ-chủng hiện hành trong Ba-Cõi hay Sáu-Đường tỏ biết chu đáo sự diễn hành của Pháp- Tánh nó như thế, sự lầm nhận của mê mờ mà chịu Báo hoặc đòi Chánh- Báo nó như vậy, viên-thông chẳng mắc miếu, tâm đặng Tự-Tại Vô-Ngại, Tánh viên-dung cùng khắp tịch-tịnh an-nhiên đồng Phổ-Chiếu-Quang không khác gọi là: Hiện-Thân hay Hóa-Thân hoặc ỨNG-THÂN chẳng hạn.

Bằng chìm đắm Tham-Sân-Si phân-biệt thọ-chấp: DANH-TƯỚNG NGÃ và SỞ-NGÃ riêng tư vọng đảo phải bị lên xuống trong Ba-Cõi và Sáu-Đường cầu Pháp để hưởng hay không được hưởng, đó gọi là: Chúng-Sanh hoặc Chúng-Sanh-Giới.

     Tất cả sự Phổ-Chiếu- Quang Như -Lai không sai khác, sự Nghe- Thấy-Biết đồng chủng chẳng sai, sự ứng của Phật và Chúng-Sanh đồng nhịp, đồng nhàng. Nhưng chỉ có khác MÊ và NGỘ. Mê làm chúng- sanh, Giác-Ngộ là PHẬT. Nên chi cái: NGHE, THẤY, BIẾT giữa Phật và Chúng-Sanh đồng và chẳng đồng như sau: 

PHẬT NGHE: Trùm khắp viên-dung Bất-Nhị, chẳng sai không lạc. 

CHÚNG-SANH NGHE: Cái-Nghe bị Ma-Tánh làm chủ, Vô-Minh che mờ, nên chi Cái Nghe không ngoài THINH (là tiếng).

PHẬT THẤY: Thấy tỏ rõ cùng khắp không phân-biệt chung gồm không-hai .
CHÚNG-SANH THẤY: Cái-thấy bị Ma-Tánh làm chủ, Vô Minh che mờ, nên cái-thấy không ngoài SẮC-TƯỚNG .

       PHẬT BIẾT: Trùm khắp tỏ rõ tận cùng không Biên-Giới, không sai biệt, tỉ- mỉ CHÂN-BIẾT Bất-Nhị .
       CHÚNG-SANH BIẾT: Cái Biết Ma-Tánh làm chủ, Vô-Minh che mờ,nên cái-biết không ngoài Xúc-Pháp (đụng).

       Nếu chúng-sanh không mê-chấp, không vì Danh-Tướng Ngã và Sở- Ngã mà Thọ-Chấp thì Chúng-Sanh đều là Phật. Bởi Tâm năng phân nên bị-biệt nhận chịu làm Chúng-Sanh, vì cuồng-vọng trongTHAM, ĐƯỢC- MẤT trong Sân-Hận, SI-MÊ nơi ẢO-TƯỞNG Lớn-Nhỏ mà thành hình TỬ-SANH trả vay bởi SÁT-ĐẠO. Gieo giống Luân-Hồi vì ÁI-NỊCH ÁI- DỤC. Chung gồm tạo-tác mà trở nên NGHIỆP-CĂN.

PHẬT Biết tỏ-rõ Ngài nói : Các Nghiệp của Chúng-Sanh , càng ngày càng tạo tác ngùi-ngụt, khắp cả TAM-THIÊN Đại-Thiên Thế-Giới vô kể vô kể… Nếu Chúng-Sanh mềm yếu chẳng đủ Tự-Lực để phá Vô-Minh thì nên phát Bồ- Đề Tâm, cầu lấy THA-LỰC độ thoát, Chúng-Sanh hãy Kiên-Trì tu-tập nương theo Pháp-Môn Tri-Kiến Bất-Nhị mà tu, chớ nên vì các Pháp hư-dối chìm-đắm, chớ vì THAM SÁT ĐẠO DÂM ba món độc  nó dung-dưỡng cho Ma-Tánh, nó đồng với Ma-Ba-Tuần kéo lôi vào trần-lao Sanh-Tử.

        Chớ thật ra Chúng-Sanh và Phật vốn-sẵn, như MẶT-TRỜI kia nhưng bị Núi che, Mây khuất. LẠI NHƯ: Ngọc MA-NI đang bị chôn vùi dưới lòng-đất, vì một khởi sai lầm mà thọ chấp thành hình điên loạn.

        Những lời PHẬT nói trên Bậc tu-hành nên suy ngẫm gạt bỏ các Ma-Tánh gọi là tiêu-giảm Nghiệp. Chớ vì Thuận-Nghịch mà Sân-Hận, chớ vì THAM-LAM chì- đắm. Lại chớ nên ẢO- TƯỞNG lập pháp tu Hành.Vì sao? Vì lập Ảo-tưởng tu-hành càng Si-Mê hơn. Cũng như: Cổi- Nghiệp chớ nên mang-nghiệp, ảo-tưởng chính là mang-Nghiệp.

Bậc tu-hành nên tạo Căn-Thiện, ĐỨC-HẠNH vi- bản . Chớ nên dụng SÁT làm Căn, Chớ nên dụng DÂM làm Căn . Chớ nên dụng ĐẠO-TẶC làm Căn. Ba-Căn ấy chẳng thể nào thoát Trần-Lao, nó chính là Đồng Chủng Ma-Tánh.

PHẬT nói trong KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM toàn bộ rằng : “ A-NAN sau khi TA nhập Diệt-Độ rồi, Ông nên Thuyết-Pháp cho Chúng-Sanh lìa bỏ NGHIỆP-SÁT. Nếu trong Sáu-Đường mà Tâm chẳng SÁT thì chẳng bao giờ nghiệp SANH-TỬ lôi kéo mãi. Đó là nguồn-gốc thoát-Trần- Lao.”

NGƯỢC LẠI: Nếu Tâm Sát-Sanh không trừ đặng thì Trần-lao không ra khỏi dầu cho Trí-Tuệ Thiền-Định hiện-tiền mà không đoạn thì tất phải đọa vào THẦN-ĐẠO.

(Đoạn Đạo-Tặc cũng như trên).
Về DÂM, PHẬT NÓI: Nầy A-NAN, vì sao Nhiếp-Tâm gọi là GIỚI ? Nếu tất cả Chúng-Sanh trong Sáu-Đường, Tâm Không Tham-DÂM lìa tất cả Dâm thì không bao giờ bị NGHIỆP lôi kéo, nó cũng là Thoát Trần Lao. Nếu cái Tâm DÂM-THAM chẳng dứt trừ tiêu-giảm thì trần- lao không ra khỏi, dầu cho Trí -Tuệ Thiền -Định mà chẳng đoạn Dâm, tất đọa vào MA-ĐẠO.

       Những loài MA ấy cũng có Đồ-Chúng, tất cả đều Cao-Cống tự xưng mình là Đạo Vô- Thượng. Sau khi TA Diệt-Độ trong thời-kỳ MẠT- PHÁP có nhiều hạng MA. Nhưng chia ra làm BA-PHẨM : THƯỢNG- PHẨM là MA-VƯƠNG. TRUNGPHẨM là MA-DÂN. HẠ-PHẨM là MA-NỮ, chỉ có MA DÂN và MA NỮ hiện hành ở Thế-Gian làm sự Tham-Dâm Ô-Nhiễm, lại tự xưng là Thiện-Tri-Thức khiến cho Chúng- Sanh lầm vào Tà-Kiến mà tu, lầm-lạc mất Đạo Bồ-Đề. Vậy người dạy tu Chánh-Định trước phải đoạn trừ DÂM-DỤC, đó là lời Minh-Huấn Thanh-Tịnh từ xưa đến nay. Nghĩa quyết-định thứ nhứt của các Đức Phật Thế-TÔN vậy.
 
A-NAN nên biết: Nếu Kẻ tu Thiền-Định, nhưng chẳng đoạn trừ Tâm- Dâm, cũng như kẻ nấu đá-sạn mà muốn trở thành CƠM, dù có ngàn-kiếp cũng chỉ là Sạn- Nóng, chẳng bao giờ, gọi là Cơm .

Tại sao vậy? Vì sạn-đá không có gốc là cơm đặng. Nếu người lấy cái THAM-DÂM mà cầu DIỆU-QUẢ dầu có đặng tỏ-ngộ mau cũng đến DÂM-CĂN. Vì sao? Vì Bổn-Căn là DÂM tất trôi theo Ba-Đường khổ- lụy, chớ chẳng bao giờ giải-thoát CỰC-QỦA NHƯ-LAI. Do đường nào mà Tu-Chứng? Vậy phải làm thế nào cho cái máy DÂM-DỤC của tham- dâm và tham-Tâm đều dứt, mới mong hy-vọng đến Tánh cũng dứt mà được DIỆU QUẢ BỒ-ĐỀ của PHẬT.

           Nếu người đời sau Thuyết-Pháp nói như TA vậy, mới gọi là lời nói của Phật, bằng chẳng vậy gọi là Gỉa- Thuyết, tức là lời nói của Ma Ba-Tuần .

Cứ theo lời Thuyết-Pháp của Phật đủ rõ. Kẻ tu-hành cốt yếu là tiêu-giảm Nghiệp  THAM-SÂN-SI và các thỏa-nghiệp Sát-Đạo-Dâm. Khi nghiệp tiêu thì mới mong Diệu- Qủa- Phật. Đó cũng gọi là phá Ma-Tánh khỏi vướng mắc Trần-Lao Sanh-Tử .

Ngược lại: Kẻ dung dưỡng chẳng tiêu-giảm chỉ dùng lời nói tự bào chữa che dấu, khi mà thâm-tâm còn nghi vấn, bất kỳ việc lớn nhỏ Tự-muốn  lấy mà tu. Lấy Sát- Đạo-Dâm làm sở-thích cho là mình Độ Ba-Đường- Ác. Đó chính là tu theo MA-BA-TUẦN vậy.

Các Bậc tu-hành tùy theo sự hiểu-biết mà tu, chẳng khác nào cầm đuốc Trí-Tuệ sẵn có nơi Phổ-Chiếu-Quang-Như-Lai-Tạng mà đi, chớ cho mình thấp kém, cũng chớ cho mình đã thông-hiểu mà thọ-chấp.

CÓ TU MỚI CÓ ĐẾN
       CÓ LÀM MỚI CÓ ĐẶNG 
                  VÌ VỐN SẴN CÓ PHẬT-TÁNH .

NAM -MÔ PHỔ-CHIẾU QUANG NHƯ-LAI-TẠNG

 

 

 

 

BÀI THỨ CHÍN : PHÁP- ĐẢNH NHƯ – LAI – TẠNG     

PHÁP-ĐẢNH TÙY-THUẬN CHÚNG-SANH THỊ-HIỆN CÁC CÕI 

          Pháp- Đảnh Như- Lai-Tạng cũng là CÁI-BIẾT tròn-khắp Bất-Nhị. Vì Pháp-Đảnh trùm-khắp vốn sẵn Bình-Đẳng như vậy, nên tất cả đều có Cái-Biết không thiếu sót. Nhưng chỉ vì Tự-Ngã thọ-chấp sai lầm BỜ- NGĂN Giới-Hạn nên gọi là: Chúng-Sanh-Giới hay Chúng-Sanh. Chớ thật ra cái-biết chẳng có Bờ-Ngăn Giới-Hạn thì cũng không có Chúng- Sanh hay Chúng-Sanh-Giới.

       NÊN CHI : – Phật đặng Cái-Biết Viên-Dung trùm-khắp .

  • Chúng-Sanh Cái-Biết hạn-lượng Giới-Ngăn .
  • Phật Đã biết , Chúng-Sanh Chưa-Biết.
  • Phật Giác-Ngộ , Chúng-Sanh Mê Lầm .
  • Phật và Chúng Sanh hơn nhau chỗ Mê và Ngộ.

Do những lối ngăn-cách như thế nên Pháp-Đảnh vốn thì nguyên sẵn, Cái- Biết chung-cùng. Nhưng Chúng-sanh tự-ngã của mỗi bậc biết riêng- tư thành thử đóng vào khuôn Bị-Biết. Cái bị-biết ấy chính là Cái- Muốn từng phần, do cái-muốn từng phần đó mà Pháp-Đảnh tùy thuận theo từng bậc hiểu-biết tạo thành Cảnh-Giới, gọi là Chánh-Báo hoặc chịu-báo.

      Nên Phật nói : Tất cả Chúng-Sanh , Từ Thế-gian hay ly-Thế-Gian hoặc trong Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, thảy đều thọ-lãnh Các Cõi mà an- trụ. Chỉ vì Cái-Biết riêng-tư Ưa-Muốn và mong cầu Pháp-Đảnh Thọ- Chấp tập-khởi trong Kiến-chấp thành-tựu lấy Cỏi. Từng đoạn này qua đoạn kia để bắt lấy gìn-giữ Cái-Biết biệt-ngăn cho phần ấy là của Mình.Nên chi Họ Tự TẠO LẤY CỎI, Rồi TỰ-LẢNH LẤY CỎI. Họ TẠO, Họ NGỠ LÀ AI BAN CHO HỌ.

        Vì như thế nên chi Chúng-Sanh ưa muốn tu-Tiên đặng thành Tiên. Muốn làm Thiện được hưởng Phước-Báo. Muốn Sát-Đạo-Dâm phải Bị sa-đọa nơi Địa-Ngục Súc-Sanh Và Ngạ-Quỷ đó là do tự-tạo lấy Cảnh- Giới Thiện Bất-Thiện gọi là vay-trả vậy.

        Chính do Cái-Biết Viên-Thông hay ngăn-cách Lớn-nhỏ Thanh-Thô mà tùy-thuận Pháp-Đảnh thị-hiện. Lại thọ-Báo Về THÂN của các loài Thân-Lớn, Thân-Nhỏ, Thân-thanh Thân-Thô duy chỉ có Cái-Biết trở thành Thân . 

        Nên Phật nói: Nó Biết thế Nào, Nó Muốn thế ấy. Nó thành Tựu như vậy. Chớ chẳng ai ban cho nó. Chỉ nó Biết-Muốn mà đặng.

        Vì như vậy Các bậc tu-hành, để cầu lấy Cái- Biết rộng rải Thường-Còn Bất-Biến gọi là Biết-Muốn mà thành tựu trọn-nguyền như-Sở-Nguyện. Muốn đặng như vậy Phải Phát Bồ-Đề Tâm cùng thực hành Tứ-Nhiếp- Pháp và Lục Ba-La-Hạnh. Con đường ấy Chư Bồ-Tát đã làm hay đang làm Gọi là Bồ-Tát- Hạnh. Mặc dù hiện tại các Bậc tu-hành chưa phải là Bồ-Tát . Nhưng nên vào TRƯỜNG Bồ-Tát để mà học, Sau sẽ trở thành Bồ-Tát. Chư Bồ-Tát trước kia Cái-Biết vẫn có Bờ-Ngăn, vẫn hay phân- biệt, vẫn chìm-đắm mê mờ. Nhưng có Chí-nguyện kiên-Dũng phá Bờ-ngăn, Không Nhận lấy Cái-Biết nhỏ-nhen eo-hẹp, mà thực hành Tứ- Nhiếp-Pháp cùng Lục-Ba-La Hạnh để cỗi mở Cái-Biết trùm-khắp đặng Tri-Kiến giải-thoát tự-tại vô-ngại vậy.

         Các Bậc tu-hành nên nương theo TỨ-NHIẾP HẠNH để thu-nhiếp các thuận-nghịch mà đặng Cái-Biết rộng rãi Phá Bờ-ngăn chấp của Kẻ Dại người-khôn, Kẻ-Xấu người-tốt  để được từ cái-biết phân-biệt đi đến Cái- Biết dung-hòa như sau :

TỨ-NHIẾP HẠNH CÓ: 

1- ĐỒNG SỰ NHIẾP      2- ÁI NGỮ NHIẾP

3- TỰ LỢI NHIẾP            4- BỐ THÍ NHIẾP

     Bốn Pháp-Hạnh thu-nhiếp ấy giúp cho các bậc tu-hành Cổi-Giải Tâm vút-mắc, Phá-chấp Tự-Ngả cầu lấy hiểu-biết Mình và mọi kẻ, nó là một phương-thuốc giải Bờ-Ngăn, lập đặng Trí-Tuệ. Nếu tu-hành mà chẳng thi-hành Tứ-Nhiếp Hạnh thời chẳng khác nào AO-SEN kia khô nước giữa chất Bùn-Đất không vào đặng Cây-Sen vậy.

        Sau đây là chi-tiết của Tứ-Nhiếp HẠNH:

        ĐỒNG-SỰ NHIẾP:

Đồng-Sự với tất cả mọi người không phân-biệt giai-cấp. Khi bậc tu-hành khởi-tâm. Khinh-khi ghét-bỏ chê-bai hoặc thù-hận .Thì nên điều- ngự Tâm dẹp-bỏ, để cùng với mọi Kẻ hòa-hợp và cùng để Tự-mình soi Kẻ ấy có những tánh chi mà Tỏ-biết chung, hoặc làm cho họ đặng Trí-Tuệ tăng-trưởng hay  vui trong lục-hòa, Cùng đi vào con đường Chân-lý hiểu-biết chung-cùng đặng đồng hưởng Phước-Điền. Đó gọi là: ĐỒNG-SỰ Nhiếp-Hạnh.

ÁI-NGỮ Nhiếp :

Từ một lời nói Chân-Thật Hiền-Đức vừa nơi miệng Mình thốt ra, làm cho tất cả mọi Kẻ đặng cảm-mến, bạn-bè quyến-thuộc bắt-chước, lại tan-dẹp tất cả hận-thù nơi thâm-tâm mình, mà ngược lại hòa-giải cho tất cả được lục-hòa êm-đẹp. Còn làm cho Họ đặng Trí-Tuệ tăng-trưởng, hay vui trong Lục-Hòa cùng chung vào đường Chân-Lý, Đồng hưởng Phước-Điền , Đó gọi là ÁI-NGỬ Nhiếp.

TỰ-LỢI Nhiếp :

Bậc tu-hành hiểu-biết và sự lợi ích để phá Mê bởi ngăn-chấp nên bị-biết. Khi đã tỏ-biết nó ích-lợi cho mình, Mà Cái lợi ấy muốn giữa Mình có lợi kẻ khác đặng lợi, nên thực-hành Tự-Lợi chung với Tha-Lợi. Cũng như mình và người đồng chung cái-lợi ấy Nên tất cả mọi Kẻ từ Bạn-bè đến quyến-thuộc đều dùng phương-tiện tinh-xảo làm cho tất cả đặng mến phục thu-nhiếp Đồng dìu-dắt Họ chung-Hưởng Chân-Lý thường-Còn, khiến cho họ được Phước-Điền. Đó gọi là Tự-Lợi Nhiếp.

BỐ-THÍ Nhiếp :

Vì trong sự tu-tập, nên Cái-Biết rộng rãi, Tâm ý mở mang. Nay Muốn cho tất cả phá bờ-ngăn mà Tâm được mở, Nên dùng phương-tiện Bố-Thí để thu-nhiếp tất cả Bạn-bè quyến-thuộc bắt-chước làm, Để cho họ từ nơi Tâm-ý eo-hẹp, lề-thói nhỏ nhen, khiến họ đặng Lớn-lao mà Cái-biết rộng rãi. Khi lãnh Bố-Thí của Mình và sau bắt- chước mình mà Bố-Thí cùng chung vào sự ích-lợi Chân-Lý đặng cùng an-hưởng Phước-Điền. Đó gọi là Bố-Thí-Nhiếp.

Khi đã thực hành Tứ-Nhiếp Hạnh thời đi liền với LỤC-BA-LA đặng có sự nhiếp-Tâm trên con đường Bồ-Tát-Hạnh trọn-vẹn. Cũng chẳng khác nào vào đến TRƯỜNG học phải cho đủ môn để Tỏ-Biết vững vàng một khi Có Bờ-Ngăn Nghi-Chấp thời Bậc tu-hành mới đủ Công-Năng để NGHI-PHÁ BỜ-NGĂN vậy.

Sau đây là LỤC-BA-LA HẠNH và cũng là Chi-Tiết các-Hạnh để hiểu mà tu-sửa thực-hành:

           1- BỐ -THÍ HẠNH               2- TRÌ- GIỚI HẠNH

          3- TINH-TẤN HẠNH           4- NHẪN-NHỤC HẠNH

          5- TRÍ-TUỆ HẠNH               6- THIỀN-ĐỊNH HẠNH. 

CHI TIẾT như sau:

BỐ-THÍ Hạnh :

Có Tài-Thí, Pháp-Thí, Vô- Úy-Thí, TỰ-LỢI và THA- LỢI Thí.

TRÌ-GIỚI Hạnh :

Tất cả Phẩm-Hạnh và Đức-Hạnh bảo-tồn. Trên công việc Đạo-Tràng nên làm theo những gì mà Mọi-Kẻ ưa-thích thì Bậc tu nên làm. Còn chẳng ưa hoặc họ chê-bai pháp Bất-Tịnh hay họ Cho Sát- Đạo-Dâm là Phi-Pháp trong Đạo-Tràng thời Bậc tu-hành chớ nên làm. Miễn sao tùy-thuận xuôi dòng để đoạt đến Cái-Biết chung, đó gọi là TRÌ-GIỚI Hạnh.

TINH-TẤN Hạnh :

 Siêng-năng tu-trong Lục-Ba-La chẳng ngừng, đoạt đến cái-biết chung-cùng không nghỉ, Bảo-tòan lời hứa chẳng cho Bất-Tín với tất cả bạn-bè quyến-thuộc để cho họ bắt-chước mà làm Tinh-Tấn Hạnh. Đó gọi là Tinh-Tấn-Hạnh.
 
 NHẪN-NHỤC Hạnh :

 Nhẫn-nhục đặng dung-hòa Tỏ-Biết, nhẫn-nhục mới đặng xuôi dòng Tỏ-Tâm. Từ nơi Biết của mình viên-thông với Cái- biết mọi kẻ mà Nhẫn-Nhục. Duy chỉ có nhẫn-nhục mà thu-nhiếp cho họ đặng sự gần Mình để mình gieo Chân-Lý lại để cho họ được hưởng Chân-Lý, cùng với tất cả đặng ích-lợi Tri-Kiến giải-thoát, do vậy mà lập Nhẫn-Nhục Hạnh.

TRÍ-TUỆ Hạnh :

Khéo tầm hiểu Cái-Biết sâu-đậm, khi chưa-Biết mà nay Được-Biết, khi chưa Nghe mà nay được nghe. Khi vì Bờ ngăn cái- biết nhỏ-nhen nay được Cái-biết rộng. Trước tu-tập mờ tối nay đặng Biết Đạo-tràng lần đến trọn-vẹn gọi là Trí-Tuệ Hạnh.
Lại nay khéo dùng lời nói làm cho tất cả bạn-bè quyến-thuộc được tùy theo mức biết của họ mà thuyết-pháp, làm Cho Kẻ ưa-thích nghe liền đặng Nghe mà thọ-lãnh, Dùng vừa tầm gọi là khéo trí. Nếu lời nói chẳng đúng tầm mức của kẻ nghe, hoặc cao quá hay thấp quá chưa phải là Trí- Tuệ hạnh, mà chính bậc nói bị mất-Hạnh. Trí-Tuệ Hạnh cũng vậy.

THIỀN-ĐỊNH Hạnh :

Tức là Hạnh Thiên-Thừa. Bậc tu Thiền-Định làm cho Trí -tuệ mở mang. Từ nơi làm Hạnh có một căn-bản rõ đặng từng Bậc mà làm cho họ ưa-thích Đạo-Tràng. Ưa thích Cái-Biết rỗng rang cùng khắp. Lại trong lúc gần tất cả Bạn-bè quyến-thuộc cùng tất cả mọi người chẳng có ý khoe-khoang. Thâm-Tâm kín-nhiệm để tỏ-thấu trong Lục-Ba-La, Mật-Đa đặng vào biển-Cả chẳng còn Bờ-ngăn gọi là GIỚI- HẠN hay Chúng- Sanh GIỚI-Hạn. Đó gọi là Thiền- Định-Hạnh.

Con đường tu-Phật là một con đường để các bậc tu tìm đặng Cái- Biết trùm-khắp viên-dung. Khi cái-Biết đặng như thế thì đặng Pháp-Đảnh Như-Lai Thọ-ký thành-Phật .  

Từ Cái-biết đóng-khuôn trong Bờ-ngăn Chấp. Đến Cái-Biết tròn-khắp viên-dung được Tự-Tại Vô-ngại gọi là Tri- Kiến Giải-Thoát Chớ chẳng chi là Giải-thoát. Vì sao? Vì tất cả đã giải- thoát từ lâu. Hiện giờ bậc tu còn mắc miếu. Đang bị-biết nên bị sanh-Tử chớ nào có ai Sanh-Tử đâu mà Ảo-Tưởng vậy . /.

NAM-MÔPháp-Hải THANH-TỊNH ĐẠI-PHÁPĐẢNH THỌ-PHẬT

 

BÀI THỨ MƯỜI : KHỞI – TÍN

 

KHỞI TÍN tức là Khởi Tín-Nhiệm, chẳng khác nào có kẻ Khởi-Tín ở Hiền gặp Lành hay có Người khởi-tín làm Phúc- Đức để lại cho CON, hoặc tu để nhờ Kiếp- sau. Khởi -Tín nó là mối dây quan- hệ để bước vào Nhứt-Tâm TIN- CẨN.

Vì Khởi-Tín nó có đặc-tánh trưởng- thành giữa Đời và Hành- Đạo. Về Đời thì nói: NHƠN VÔ -TÍN BẤT- LẬP. Về Đạo- Phật có TÍN mới HẠNH-NGUYỆN, còn chẳng Tín không lập nên Hạnh- Nguyện. Vì sao? Vì từ Thế-Gian hay Xuất- Thế – Gian hoặc Tam-Thiên, tất cả mỗi một người hay vạn-vạn kẻ đều sẵn có đặc- điểm khởi-tín đến Tin-Cẩn. Do vậy nên PHẬT chỉ bày cho các chân -tử một thời-gian lúc đã thuần- thúy hiểu- biết trọn-Tin Ngài mới dạy qua: TÍN-HẠNH-NGUYỆN ĐỘ SANH, chớ nào có bảo hạnh-nguyện không mà đặng độ-Sanh? Đó chính là yếu-điểm cũng có ít nhiều Bậc tu- hành chưa quan- sát kịp.

Trong thời Đức Thích-Ca còn tại thế, Ngài nói: TA LÀ PHẬT. Ngài liền bảo- đảm câu nói của Ngài để cho tất cả khởi -Tín và sau TIN Ngài là PHẬT. Nên chi Ngài mới lập Đạo- Tràng và các Phẩm -Hạnh: đi-đứng Nằm-Ngồi mỗi mỗi để gây tạo cho họ đặng nơi Khởi Tín đến TIN VÂNG mà tu hành.

Tuy nhiên Ngài là : PHẬT, Ngài đã đặng Vô-Thượng Chánh-Giác trong thời ấy. Nhưng ngược lại có Bậc khởi-tín, Còn có Kẻ không Tin mà xâm-xỉa ngờ vực ngài thay. Đến nay trên HAI NGÀN năm qua Họ mới Công-nhận Ngài là Phật chớ họ chưa tin theo, Có một số TIN-CẨN tu hành theo di-truyền Kinh-sách để vào Tri-kiến giải-thoát vậy.

Trong thời nầy chẳng khác trước, vẫn có Bậc Khởi-Tín đến TIN-CẨN tu-hành Phật-Đạo vì sự tu ấy nên Kẻ hiểu ít, Bậc Biết nhiều, tùy ở nơi Chơn-Tín mà thành tựu. Cũng có Bậc Biết-Đạo hay đã Thông-Đạo từng ra Giáo-Pháp dùng khởi-tín căn-bản để làm cho tất cả đặng Tín đến Tin- Vâng gìn-giữ Đạo-Tràng khỏi đoạn. Những Bậc ấy dù hay hoặc dỡ vẫn là bậc Biết Làm-Đạo.

Còn có Bậc Biết-Đạo hay Thông-Đạo từng ra Giáo-Pháp chưa trọn Phẩm-Hạnh làm cho mất Tác-Phong,Từng lời nói thô, từng cử-chỉ Phi- Pháp làm cho tất cả Bất-Tín.

Những Bậc ấy dù là Phật vẫn chưa biết làm Đạo.

LẠI NỮA: Khi Đức Thích-Ca hãy còn là Thái-Tử Tất-Đạt-Đa, Ngài có Vợ-Con. Lúc Ngài Sở-Đắc Chân- Lý Vô-Thượng, Ngài vì tình duy-nhứt dìu-dắt chúng sanh đặng Giác-Ngộ Ngài mới làm Đạo-Tràng để chỉ bày tu-tập. Ngài còn biết rõ Chúng-Sanh tuy lầm mê phải chạy theo Sanh-Tử như vậy, nhưng Có Sẵn đầy đủ các pháp Tự-Lập để sau đặng chánh-giác làm Chủ, nên chi mỗi bậc đều có đủ quyền tự Khởi-Tín đến TIN-VÂNG tu-tập chớ chẳng ai bắt buộc đặng.

Ngài Thật-Biết trong giai-đoạn đầu của Chúng-Sanh là Khởi-Tín nó rất quan-hệ cho việc tu-hành đặng giải-thoát. Ngài vì tất cả Chúng-Sanh đoạn-tín nên Ngài không trở về với Vợ-Con. Chớ chẳng phải Ngài trở về với Vợ-Con mà mất Chánh-Giác của Ngài đâu. Đó chính là một cử chỉ cao-đẹp, tình thương cao-quý khó nghĩ bàn.

Ngài lại làm tất cả Phẩm-Hạnh: đi-đứng nằm-ngồi để chữa bệnh nghi- chấp cho chúng-sanh, Ngài vì chúng-sanh để khởi-tín hơn là vì Ngài, tìm đủ các biện-pháp thích-nghi đặng thuyết-pháp chẳng thiếu sót trong thời còn Ngài và cũng ngăn-đón đời-sau.

NHƯ: Có một số lãnh-đạo để dìu-dắt chúng-sanh Tự-Kỷ mình hơn là nương cho Chúng-Sanh Khởi-Tín đến TIN-VÂNG tu-hành.

– Dùng Đạo để buôn Người hơn là tìm biện-pháp thích-nghi chỉ dạy Pháp-Môn Tri-Kiến . 

– Phá Phẩm-Hạnh tác-phong Phật-Đạo rồi tự-tác là: Phá-chấp cho Chúng- sanh tiến-bộ. Đi trong Sát để làm Đạo Gọi là: Xây dựng Chánh- Pháp. Đi trong Dâm để làm Đạo gọi là: Độ Ba đường-ác. Đi trong Bí- Thuật cho chúng sanh Cuồng-Tín gọi là CỨU-ĐỘ. Những lối lãnh đạo như thế Ngài đã-biết nên Ngài nói để kìm hãm ngăn đón các Bậc lãnh đạo về sau như : 

Phật nói : Các ông cũng nên biết rằng : Đời sau Chúng-sanh chẳng khác nào NỒI-ĐẤT Mỏng, Các ông nên tùy-thuận nương theo Họ mà thuyết-Pháp dạy dỗ, chớ nên làm cho Họ đoạn-duyên hay Bất-Tín bỏ tu- hành. Đó chính là lời Huấn-Từ của TA vậy.

Lại còn nhắc-nhở Phẩm-Hạnh bị mất, Tức-nhiên Tự-Cao Thượng-Mạng mà Phật nói: Các Ông cũng nên biết rằng:Thời sau có Ba thứ Ma. Nhưng Ma-Dân và Ma-Nữ thịnh hành nó vẫn có đủ đồ-chúng, cũng tự-xưng Đạo vô-thượng thuyết-pháp in như phật. Duy chỉ có sai khác hơn là chúng nhai-nuốt lẫn nhau, đảm-phá Phẩm-Hạnh. Lấy SÁT làm-đạo, hoặc lấy Dâm làm-đạo. Chúng làm cho Đạo Bồ-Đề lu-mờ để đưa chúng- sanh vào hồ-nghi khó khăn khởi-tín vậy.

Lời Phật nói trên để nhắc cho Bậc Giáo-Pháp làm tấm-gương vừa chỉ dạy cho Kẻ khác nghe mà cũng chính Mình nghe. Hoặc đi trên con đường Lãnh-Đạo chưa vẹn vừa và thích-hợp căn của mọi từng lớp nên kiểm-điểm sửa chữa. Nếu Kẻ khác có quyền Khởi-Tín hay chưa Tín, Chớ vội cho Họ là: Nghiệp-Nặng hay NỒI- ĐẤT Mỏng để tự xâm-xĩa thù-ghét. Mà chính mình tự phát ra những thứ ấy, lại tự lãnh lấy không hay biết vậy.

Khởi-Tín tuy là một lần-đầu để đến TIN-VÂNG tu- phật. Khuyên những Bậc , khi đã Khởi-Tín mà Tin-Vâng tu-hành nên nghe theo lời dạy của Thiện-Tri-Thức, nên làm tròn bổn-phận Đệ-Tử mà đào-tạo thành Chân- Tử của Phật . Chớ vì Nghiệp Tự-Tánh buông-lung hay Ngã-Mạn cho mình đã-biết mà bị vào Lý- Chướng si mê cùng SỰ-CHƯỚNG chẳng tu sửa vẫn sai trong thời tu học. 

Như trong Thời  Còn Phật:  Đức THÍCH CA chưa nhập Niết Bàn, Ngài chỉ dạy 1200 vị tu-hành, cũng vẫn có tình-trạng Nghi-Chấp nghiệp-lực cản ngăn làm cho Lý-chướng và Sự-Chướng. Nên chi sự tu cũng không đồng. Có Bậc Đã-Biết, Có Bậc đặng- biết, có Bậc Chưa-biết, Và chỉ có Bậc TIN-VÂNG trọn liền thâm-nhập Pháp- Bảo đặng Tri-Kiến Giải- Thoát hoàn toàn, Ngài nhận thấy sự tiến-bộ không đồng ngăn-cách như vậy, nên Ngài nói: Ta thường Thuyết Pháp Duy-Nhất Phật-Thừa, chớ chẳng có TAM-THỪA. Do duyên như vậy nên những bậc tu-tập hoặc từ Khởi-Tín đến TIN-VÂNG đều là duy-nhất Phật-Thừa. Bởi vì Nghi-chấp cùng căn-cơ của Các Ông không đồng thành thử có Tam-Thừa, Ta phải nương theo các ông để chỉ dạy.

Nếu Đời sau, khi Ta nhập Niết-Bàn. Các ông có gặp đặng Bậc Thiện-Tri-Thức là Phật, Thì Vị ấy cũng đồng diễn nói Phật-Thừa. Các ông nên Tin- Vâng để trọn lãnh sự chỉ bày thời Các ông đặng thành Phật .

Bằng gặp Thiện-Tri-Thức là Bồ-Tát hay A- La- Hán và Bích-Chi, Các ông nên trọn TIN-VÂNG mà thọ-lãnh, liền thành Bồ-Tát, A-La-Hán, và Bích- Chi .

Dù Các Ông gặp Bậc Thiện-Tri-Thức là Ngoại-Đạo hoặc Tà-Giáo Các ông vẫn trọn Tin-Vâng mà thọ-lãnh, liền thành Ngoại-Đạo hay Tà-Giáo. Nhưng lỗi ấy chẳng phải của Các ông. Chính là lỗi của Bậc Lãnh-Đạo.

Lời Phật nói trong Kinh Pháp-Hoa và Kinh Viên-Giác. Nên chi Bậc tu- hành nào mà Khởi-Tín trong thời nào hay Gặp Bậc Thiện-Tri-Thức Sở- Đắc Chứng-Minh cho tức thì nơi Khởi-Tín đến ngang với mức độ đó như : Gặp Phật thời Khởi-Tín Phật-Thừa. Gặp Bồ-Tát , A-La-Hán hay Bích-Chi Thời Khởi-Tín đến Bậc Bồ-Tát, A-La-Hán và Bích-Chi . Vẫn đặng thọ-báo Phước-Điền vô kể. Nếu gặp Ngoại-Đạo và Tà-Giáo thời Khởi-Tín đến bậc Ngoại Đạo hay Tà-Giáo, Vẫn đặng giàu-sang. Chớ không thể nào ngang hàng Khởi-Tín với Phật. Vì sao sự biết ấy chưa Chánh-Giác mà khởi-tín cũng chưa.

Khởi-Tín nó duy-nhất không hai. Nhưng vì sự hiểu-biết không đồng do bờ-ngăn chấp của ý-muốn riêng khác thành thử sự TIN-VÂNG chẳng đều mà sự tu hành chia ra nhiều bậc khác nhau, đến sau nầy nẩy nở có nhiều lối tu do bởi lẻ ấy mà thành tựu. Nhưng có một-cái là đường lối nào cũng dụng ở Nhất-Tâm tin-vâng trọn đặng trở lại Duy-Nhất Khởi- Tín Phật-Thừa là then chốt để Giác-ngộ, nó chẳng khác nào trăm Sông- ngòi về một Biển-Cả vậy.
 
Do đó khi nó đã đến thời kỳ Chánh-Giác cũng gọi là căn-cơ được đầy đủ thì Các Bậc gặp đặng Phật mà tu. Những Bậc ấy họ đã Khởi-Tín từ lâu chớ chẳng phải hiện giờ mới Khởi-Tín. Nên chi họ tự phát-tâm độ-sanh, phát Bồ-Đề Nguyện, Biết tìm Chơn-Tánh để mà tu, Biết lập Phẩm-Hạnh Nhân-Thiên, biết dùng Thiền-Định để soi-sáng, biết nghi-chấp để phá- chấp đặng tự-lợi đến tha-lợi, Biết xây-dựng Chánh-Pháp làm cho tất cả mọi kẻ Tín-nhiệm Đạo để khởi-tín đến TIN-VÂNG. Biết quan hệ Đạo- Tràng mà chẳng chìm đắm Vợ-chồng Con-Cái trong ái-nịch ái-dục. Lại Tín-Hạnh-Nguyện cầu lấy Chánh-Giác. Vì vậy mà nghe đặng lời thuyết- pháp của phật, lại rõ-biết sự kín-nhiệm của Như-Lai, Thọ lãnh Bảo Pháp. Những Bậc ấy khó mà nghĩ bàn đặng.

Lại có Bậc tuy chưa đặng gặp Phật. Nhưng bậc ấy đã Tự-Tín con đường tu Phật là Giải-Thoát hay Tin vào Pháp-Môn Đại-Thừa để tìm Chơn- Tánh mà tu. Thời những Bậc ấy đã Khởi-Tín từ lâu nên chi mới đặng hiểu-biết như vậy.

Có Bậc tin Nhân-Quả, Tin sự Tu-Hành hơn Tiền-Bạc Giàu-Sang. Biết Cung-Kính ngôi TAM-BẢO, Biết Kính nhường SA-MÔN, biết mến yêu bậc hiền-Đức, biết tự-trọng lấy Mình , chẳng khinh-khi kẻ ngu-dại nghèo-khó. Nhưng họ chưa tu. Những bậc ấy cũng có Khởi-Tín rồi . Hôm nay họ chỉ chờ gặp Thiện-Tri-Thức theo sở-cầu của họ để mà tu.

Khởi-Tín nó quan trọng như vậy, Các Bậc Lãnh-Đạo nên thịnh-trọng gìn- giữ cho họ đặng khởi-tín đến Tin-Cẩn, Chớ nên lố-lăng làm mất Phẩm-Hạnh và Tác-Phong, khiến cho họ đoạn- duyên Khởi-Tín, Một là chính Mình thiếu sót, hai là tự trái lại lời Phó-Chúc của phật. Ba là chẳng chọn Tin-Vâng Tam-Thế, Các Bậc nên nhớ ghi: TRÍ TUỆ để phá nghi-chấp, phẩm hạnh để Tín-Hạnh-Nguyện tròn khắp chẳng làm mất hạt-giống của Như-Lai vậy ./. 

NAM-MÔ KHỞI-TÍN TÔN-PHẬT

 

 

 

BÀI THỨ MƯỜI MỘT :TỨ – ĐẠI  GIẢ – HỢP MỘT LÝ MỤC ĐỂ GIẢI-QUYẾT VŨ-TRỤ CÙNG NHÂN-SINH.

 

Trong Tứ-Đại Giả-Hợp chính là trong con đường Phật-Đạo một phương- pháp tìm hiểu để đạt đến Tỏ-Biết Chân-Lý, nó chung gồm tất cả Triết-Lý Triết-Học Khoa-Học và Y-Khoa mà soạn-giải được sạch-lý, tức là Chân-Lý giải-quyết đặng Bản-Thân Sanh-Tử .

Tứ-Đại Giả-Hợp tức Bốn-Đại mượn nhau hợp thành Hình-Tướng như : Vũ-Trụ và Thân-Người cùng cây cảnh và Vạn-Vật Muôn-Loài , gọi là Vũ-Trụ Nhân-Sanh vậy.

Nơi Vũ-Trụ và Nhân-Sinh ấy chia ra hai Tác-Dụng: Một bên về HỮU- TRI còn một bên là VÔ-TRI nhưng thảy đều có Bốn-Đại hợp-thành. Bốn-Đại hay Bốn- Chất là : ĐỊA-ĐẠI  (Chất-Đất )   THỦY-ĐẠI  (Chất- Nước)   PHONG-ĐẠI  (Chất-Gió)   HỎA-ĐẠI  (Chất-Lửa) . Tứ Đại ấy nó liên tục cấu-kết nhau thành Hình-Tướng, khi đã có Tướng của nó chớ chưa nói về vấn đề NGHE – THẤY – BIẾT gọi là VÔ-TRI . Nếu nó đặng NGHE – THẤY – BIẾT thời gọi nó là HỮU-TRI.

Vì có chỗ KHÔNG-BIẾT và BIẾT nên Vũ -Trụ và Nhân-Sinh là : HAI. Một VÔ-TRI, Hai HỮU-TRI. Bậc Hữu-Tri có thêm hai Đại nữa là: HƯ- KHÔNG và TẠNG-THỨC nên có tất cả là: LỤC-ĐẠI, hơn Vô-Tri hai đại. Đó cũng chính là phần Quan-Sát hiện tại của Nhân-Sinh cũng có lối quan-sát ấy một phần vậy.

Phật-Đạo nói: Tất cả Vũ-Trụ Nhân-Sinh do Giả-Tưởng Tâm biến- hiện nên có SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA bởi vọng tưởng mà thành chớ vốn nó không thực, nó cũng ví như Giấc Chiêm-Bao vậy.

Nếu theo Triết-Lý, theo lời của Phật-Đạo để bàn giải thì nói: Khi đã Giả- Tưởng hợp thành mà có nơi Chiêm-Bao, thì tất cả đều sẵn có Lục- Đại , cũng như Hữu hay Vô đồng có. Nhưng tại sao có cái-biết còn có cái lại không-biết? Triết-Lý đến đây cũng phải chịu. PHẬT lại cho Triết-Lý tận cùng là Biện-Tài, nơi biện tài vô-ngại ấy nó chẳng phải là Chân-Lý vì Chân-Lý bao gồm thì triết-Lý nó vẫn lãnh một phần nào của chân- lý thôi.

Về phần Triết-Học và Khoa-Học, thời Họ có Ý-Chí Cao-cả và rộng-rãi hơn, nào là tìm những cái gì Tồn-Tại nơi Vũ-Trụ để cung-đốn cho Nhân-Sinh, nên họ dọ-dẫm từng Sát-Na khẻ-động của Vũ-Trụ so lại nhịp-nhàng đều đặn ăn khớp với Con-Tim của Loài-Người. Họ Khảo- Cứu thực-tại, nên gọi họ là phái Duy-Vật của Triết-Học và Khoa-Học. Họ lại thực-hiện khám-phá các Hành-Tinh tìm ra đặng tính chất của Nguyên-Tử. Nào là chất-hợp, chất-phá, cùng các chất như : Đặc-Lỏng, Thăng-Trầm để Họ biết nó gìn-giữ Vũ -Trụ và Nhân-Sinh ra sao. Họ lại cần hiểu khi mà Vũ-Trụ tan-rã thì họ lại đưa Nhân-Sinh lên các Hành- Tinh đã tìm đặng, để Bảo-Tồn Nhân-Loại. Đó là những điều của họ đang làm hay sẽ làm vậy. Nhưng ngược lại chính ngay Thân-Mạng họ đến lúc diệt-vong không còn cứu-vãn họ đặng thì sao? Họ đành chịu, Họ lại triết-Lý rằng Kẻ sau họ tiếp tục làm, Có thế thôi.

Cũng có phần vẫn đi trong Triết-Học và Khoa-Học, gọi là : DUY-TÂM. Trước hết là họ Phải-Sống để Bảo-Vệ Thân-Mạng của họ, Sau mới đến Nhân-Sinh. Họ bèn Quan-Sát và Tu-Luyện theo lối của NHẬT-BẢN gọi là : TRIẾT-HỌC-ZEN, Còn ta gọi là THIỀN-TÔNG.

Những Bậc ấy họ đang-hiểu hay đã-hiểu, Vũ-Trụ với Nhân-Sinh in nhau không khác. Trong Thân Con Người Trái-Tim khẻ đập các mạch- máu chạy đều, Thì ở bên ngoài Vũ-Trụ chuyển-Mình làm việc in như nhau. Trong Thân Con-Người Từ Hơi-Thở hay Nóng-Lạnh Bao nhiêu thì ngoài Vũ-Trụ: GIÓ, MƯA, NẮNG, TUYẾT bấy nhiêu. Do như vậy nên Vũ-Trụ bên ngoài chuyển-mình giao-động, con người không đủ- sức điều-hòa theo Vũ-Trụ liền sanh Đau- ốm chết-chóc là vậy. Bậc ấy lại Công-Nhận Vũ-Trụ là ĐẠI-THIÊN-ĐỊA, còn Con-Người là TIỂU THIÊN-ĐỊA. Nhưng họ lại quyết-Định Con-Người là: CHỦ của Vũ-Trụ, vì họ cho Con-Người lấy TẠNG-THỨC làm Bản-Năng, Con-Người có sự Hiểu-Biết. Con-Người có Khôn-Ngoan Tinh- Xảo tuyệt-mỹ, có thể làm cho các Ngoại-Cảnh biến-đổi như: Núi-Sông Rừng-Rú biến thành bình-địa, nơi xa-xăm hẻo-lánh cồn-cư trở nên ĐÔ-THỊ, do những điểm Tạng-Thức hiểu-biết mà làm Chủ Vũ-Trụ, còn Vũ-Trụ thì lấy ĐẤT làm BẢN-NĂNG chỉ có To-Lớn hơn Nhân-Sinh mà Không-Biết.

LẠI NỮA: Bậc ấy lấy Căn-bản Bí-Quyết làm sao cho Con-Người và Vũ-Trụ sự nhịp-nhàng đều-hòa không sai-chạy, thì con người và Vũ-Trụ đồng Sống như nhau, thành thử họ tu-luyện Bảo-Vệ Thân hơn. Trước tiên họ không Dâm-Dục vì Vũ-Trụ không dâm-dục, Sau họ dùng phương thức luyện theo với Vũ-Trụ mà Tọa-Thiền dùng Thiên-Điện thu- nhiếp Tinh-Chất Thanh-Khiết của Vũ-Trụ thở ra họ bèn thâu-nhận để tập-trung năng-lực bồi-dưỡng Thân, trong một thời-gian tu-luyện Thân họ đặng đều-hòa và Tráng-Kiện. Cái mức sống của họ lâu hơn kẻ tầm thường. Nhưng đến một thời nào nó cũng tùy theo công tu-luyện bù-đắp bảo-tồn Thân Mạng. Đến giai-đoạn sau vẫn phải chịu với luật Sống-Chết.

Tất cả phần Triết-Học Khoa-Học Duy-Vật và Duy-Tâm trên, theo lời của Phật-Đạo giải và nói:TÂM-PHÁP BẤT-NHỊ tức là: Tâm và Cảnh không Hai, Tâm biến-diễn in-tuồng có thực. Chúng-Sanh bị tưởng-lầm sanh mê-lầm, nương theo để Sống ngỡ là thật, Vốn nó ảo-tưởng thành Hình thôi. Nên chi Nó muốn thế nào đặng thế ấy không sai, vì nó thọ- chấp mà thành. 

TÂM-PHÁP: Chẳng khác nào, Kẻ kia viết một quyển-truyện thật hay, khi viết kẻ ấy đặt hết Tâm vào ngòi-bút mà viết, Tâm thuyên-diễn thế nào thì quyển-truyện ra thế ấy. Tâm của kẻ viết truyện và quyển-truyện đều là một nên Tâm-Pháp không hai là vậy.

Còn Người xem truyện, xem chẳng nhàm-chán, họ cũng đặt cả Tâm vào truyện họ tưởng in-tuồng như thực, một phút ước mong bao nhiêu tư-tưởng đi trong quyển-truyện mà đầy sinh-sống nó cũng vậy.

Phật đạo lại nói: Kẻ nằm Chiêm-Bao TÂM-Biến ra SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA, nào là Núi-Sông Lâu-Đài, kẻ qua người lại, họ tấp-nập dâng hương lễ bái. Kẻ mơ ấy lại đi-đứng nằm ngồi trong giấc-mơ, nào có hay biết mình ở trong mơ. Tâm của mình biến-hiện, mình lại ở trong Tâm-Mình. Khi mơ đó nó có những đặc-tánh là: Mình vừa khởi-muốn nó liền hiện theo như ý. Mình lại tưởng Mình làm mà đặng, Mình tìm nó đặng. Đó là những then chốt lầm nhận trăm phần trăm đều thế cả. Khoa-Học và Triết- Học cũng vậy, nơi câu: Nên chi Nó muốn thế nào đặng thế ấy không sai, Vì nó thọ-chấp mà thành.

Khi hãy còn mắc vào Vũ-Trụ và Nhân-Sinh thời tư-tưởng có thể đào-tạo muôn- triệu sự-muốn để mà làm thảy đều thành tựu được cả, duy chỉ có trước và sau thôi, Nhưng gìn giữ cho nó tồn-tại không đặng. Có Bậc cũng đã hiểu-biết những lời nói trong bài nầy và đã biết thật rõ mình đang nằm trong Chiêm-Bao, nhưng không thể nào ra khỏi đặng. Vì sao? Vì chính mình không Tin-Mình, hãy còn Nghi-Mình (gọi là còn Nghi- Chấp) Nên mắc vào Tâm-Mình, đó gọi là bị TÂM SANH vì bị tâm-sanh như vậy nên mới có: Làm ác Bị-Sanh vào Địa-Ngục. Làm thiện đặng- Sanh Cõi-Trời,  lập Nhân-Nghĩa Lễ-Trí-Tín Sanh được Thế-gian, đó gọi là Tự-Tạo lấy Cõi mà tự-lãnh lấy Cõi vậy. Trong Vũ-Trụ và Nhân-Sinh cũng thảy đều trong vòng Tâm-Sanh chừng nào KHỞI SANH-TÂM TU TỎ-TÁNH mới thoát khỏi Tâm-Sanh. Bậc mà chẳng bị Tâm-Sanh thì gọi là VÔ-SANH. Khi Tỏ-Tâm Chánh-Giác gọi là Giác-ngộ vậy.

Theo Phật-Đạo thì phần Triết-Học cùng Khoa-Học đang đi nơi thuyên- diễn của Tâm-Sanh, Tuy đoạt đến làm Chủ của Vũ-Trụ chớ chưa phải làm chủ Tâm-Mình. Khi Tâm của Mình thuyên-diễn qua tuồng khác thời chính mình phải trôi dạt theo nó, thành ra giải quyết vấn-đề Vũ-Trụ và Nhân-Sinh không đặng.

Phật-Đạo nói: Trước tiên phải thu-nhiếp điều-ngự TÂM vì TA bị Tâm- ta điều-khiển nên mới Sanh-tử luân-hồi. Nếu Ta Tỏ-Tâm gọi là Giác thời chẳng lầm tâm, Nào bị Tâm-Sanh điều-khiển? Đó là một quyết-định giải-quyết Nhân-Sinh được thì Vũ-Trụ xong.
Các bậc tu-hành hay tìm hiểu nơi Khởi Sanh-Tâm thì nên coi BÀI THỨ- SÁU đó cũng là bài giải-đáp chung và riêng các bậc vậy.

Sau nầy về phần của Y-Khoa họ vẫn khảo-cứu và truy-tầm các chất trong Vũ-Trụ không ngoài Lục-Đại như: Cây-Cỏ Đất-Đá mỗi một thứ cây họ đều tìm đặng nguyên liệu tánh-chất của nó để mà chửa-bệnh hay Bồi-Dưỡng Thân, tùy theo sức-khỏe một khi Thân cần đến, Họ tìm tòi từng hơi-thở, từng lời nói đặng rõ-biết chứng-bệnh do nguyên-nhân nào phát-sanh mà trợ-giúp cho Thân đặng lành mạnh như sau:

  Kẻ thiếu Máu, triệu-chứng xây-xẩm, Họ liền cho chất máu của Loài khác sang hay cho uống những chất trong cây-cỏ mà thích hợp hóa-sanh đặng máu hoặc dùng chất Bổ nơi sự Ăn-Uống làm cho kẻ thiếu máu đặng tăng vừa, thân liền trở nên điều-hòa khoẻ-mạnh. Bằng người Dư- Máu lại cho uống chất để giảm, mục-đích vẫn làm cho điều-hòa là căn-bản thôi. Đó cũng gọi  Nước trong Tứ-Đại.

  Kẻ thiếu Gió, hơi-thở mệt yếu, họ bèn bồi-dưỡng về Phổi hay tùy theo chứng căn về gió.

  Kẻ thiếu Lửa khi nóng lúc lạnh, Họ bèn làm cho điều-hòa các mạch- máu chạy đều mà tạo thành lửa.

  Kẻ thiếu chất Đất, liền cho uống chất-Vôi để bồi dưỡng lấy xương.
Nói tóm lại khi Thân sút-kém Tứ-Đại thâu-nhận chênh-Lệch chẳng điều- hòa tức nhiên có Bệnh. Hoặc trong Lục-Đại có ĐẠI nào DƯ cùng THIẾU vẫn bị đau-ốm hay suy giảm đều có chất chữa-bệnh hay Bồi- dưỡng trong Thân cả. Đó là lẽ thông-thường của các Y-Khoa đã làm và đã biết. Nhưng đến lúc giải-quyết về Cái-Chết vẫn đành chịu. Có bậc nói tu-luyện thuốc Trường-sanh hoặc Linh-Đơn chẳng hạn, nhưng khi mà đã đến lúc Tan-rã phải đành thôi.

Tất cả theo phần Y-Khoa, Phật-Đạo giảng-giải và nói:Tất cả bệnh hoạn do Chúng-Sanh Sân-Hận tranh-dành Tâm-ý  mắc miếu buồn khổ mà có bệnh, Nó cũng gọi là Nghiệp đòi hỏi suy-nghĩ mà thành lao. Nghiệp nóng giận được mừng , Mất phiền mà sanh Não (đau đầu). Nghiệp nhát- sợ hay bị đau-xương ủ-rủ, nghiệp hốt-hoảng chẳng định nên bị nước da vàng, Nuôi tức-giận là nghiệp sau sẽ đau-gan hoặc đau xốc-hông, Quá vui-mừng chính là nuôi cho Tâm-Ý điên-cuồng vọng-loạn mà phát-sanh tăng-thượng.

Nói đến các bệnh thời nó không cùng đặng, vì chính nó là: Nghiệp tạo thành có bệnh, Cứ mỗi trạng thái TĂNG hay GIẢM đều là Nghiệp và Bệnh song liền với nhau. Càng Văn-Minh bao nhiêu lại càng có bệnh bấy nhiêu, Càng Bao-Quảng Vũ-Trụ và Nhân-Sinh lại càng tăng-trưởng bệnh hoạn bấy nhiêu. Cứ tìm đặng một liều thuốc hay là có một bệnh nặng, bệnh do Nghiệp tạo thành mà có, vì thuyết giải của Phật Đạo như thế nên chi làm cho Nghiệp tiêu giảm là hết bệnh, Tâm-Ý rỗng-rang là hết bệnh, không hoảng hốt sợ sệt chẳng hơn thua đặng bình-dị là hết bệnh. Tìm tỏ đặng Tánh-Pháp bản-tánh vọng-đảo của mọi người mà Tâm chẳng gút mắc là hết bệnh. Thung-Dung Tự-Tại giúp người hơn lợi-kỷ cho mình là giải bệnh. Khi bậc tu-hành đã Tự-Lợi và đến nơi Tha- Lợi thời chẳng có bệnh, khi không có bệnh tức nhiên Lão (già) cũng không vậy.

Trên Căn-Bản của nền Phật-Đạo Tu-Chứng có thể giải quyết đặng vấn đề vũ-trụ và nhân-sinh thực tại. Vấn đề Nhân-Sinh duy chỉ có: SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ, đó là một khuôn khổ hệ thống kèm giữ nhân- loại trong vòng BỊ-SANH, lúc đã Bị-Sanh liền Bị Tử, BỊ BỆNH phải có LÃO liền theo với KHỔ.

NGƯỢC LẠI: Ai sanh Ta? TÂM-SANH Ta, Ta liền BỊ SANH.

 Hiện-tại Ta phải làm thế nào?

 Ta SANH-TÂM luôn luôn xem xét Tâm, không cho Tâm lung-lạc, gọi là: Nghi-Chấp để Phá-Chấp, lúc chẳng còn bị Tâm-sanh, Ta điều-khiển đặng Tâm, thời chẳng Bị Sanh nào đâu có TỬ, đã Không-Tử, Chẳng- Sanh, gọi là VÔ-SANH vậy.

CÒN BỆNH: Do đâu có bệnh? Bởi có NGHIỆP liền có BỆNH. Hiện tại ta phải làm thế nào?

Ta phải đối đải mọi hoàn-cảnh chẳng mắc-miếu nặng-nhẹ riêng-rẻ một mình ta, nếu ta làm như thế đặng thì Tâm rỗng-rang, Từ-Bi Hỷ-Xã tâm đặng Tự-Tại, Tình chân-thật đối đải với kẻ lân-cận họ hàng thời Tâm Vô-Ngại.

 Biết vào cửa ĐẠI-BI thì hết NGHIỆP-BỆNH. Lúc đã không Bệnh thời nào có LÃO-KHỔ. Đó chính là giải-quyết vấn đề SANH-TỬ-BỆNH- LÃO-KHỔ, nó cũng chính nằm nơi TỨ-ĐẠI GIẢ-TẠO HỢP-THÀNH vậy. 

              NAM-MÔ CỨU-KHỔ CỨU-NẠN QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT

 

 

BÀI THỨ MƯỜI HAI :TÂM – PHÁP BẤT- NHỊ

 

Tâm-Cảnh Không-Hai,Tâm chẳng khác nào như NƯỚC-BIỂN-CẢ, Còn Pháp tựa Sóng-Cồn trên mặt-biển. Tuy phân-biệt nó là: HAI, SÓNG hay NƯỚC, nhưng vốn Đồng-Chung một Thể.

Đứng về Tánh giao-động và Hình-dáng của nó mà phân-biệt, hoặc Danh-Ngã biệt-phân: Bên phẳng-lặng còn bên Nổi-Cồn cho rằng Sóng cùng Nước thành thử Tương-Đối pháp. Chớ thật chính nó là Nước khởi- sanh thôi, Nơi Tâm-Pháp cũng vậy. Vì tự-cho nó là Pháp chớ thật ra nó chính là Tâm, Tâm thời có cùng khắp chung gồm tất cả như thế, nên Tâm không có chỗ chỉ vậy .

Các Bậc tu-hành rất cần đến sự rõ-biết, cái biết ấy cũng gọi là Trí-Tuệ để xét-đoán lần đến chân-thật đặng vào nơi Chân-Lý Bất-Nhị . Nếu các bậc tu mà nương theo TÂM-PHÁP KHÔNG-HAI, chính là con đường Tri-Kiến.

Tối cần nên tự-hỏi và tự giải-đáp như sau, gọi là Nghi-Chấp để Phá- Chấp: 

TÂM LÀ GÌ? Tâm là Pháp, mà Pháp cũng là Tâm.

TẠI SAO BỊ MẮC-NẰM TRONG TÂM? Tại do mình Tự-Khởi, Lầm vào trong khởi đó, chấp nhận là chân-thật, phải mê mà Bị-nằm, gọi là Khởi-Tâm lại nằm trong Tâm là vậy.

PHÁP LÀ GÌ? Pháp vốn là Tâm-Sanh, Do ngăn-phân nên Có-Pháp, nếu chẳng biệt-phân thời Pháp cũng Không. 

TẠI SAO TÂM-PHÁP HAY BỊ LẦM-LẪN? Vì Bờ-Ngăn Trong-Thân và Cảnh-Ngoài. Trong Thân mới nhận là: Tâm, Còn Ngoại Cảnh cho nó là Pháp, Nên Chướng-Đối bị Ngăn-Ngại trở thành Lẫn-Lầm chỗ Tâm- Pháp và Pháp -Tâm chẳng quyết-dịnh. Bậc tu cố Tìm-Tâm nhưng Tìm chẳng đặng Tâm. Vì sao? Vì một là tìm nơi Tư-Tưởng cho tư-tưởng đó là Tâm. Hai lại nhận trong Thân ngăn-biệt nó là Tâm. Tư-Tưởng thời khi có, lúc không, khi còn lúc mất quanh-quẩn điên-loạn. Còn trong thân thì Ruột-Gan phèo-phổi nào có Tâm?

Đó chính là những lối chưa-biết nên có Bờ-Ngăn của Vô-Minh che lấp mà thọ-chấp riêng khác trong ngoài thành thử tìm chẳng đặng Tâm để tu. Do tìm không được như vậy nên Phật nói: TÌM ĐẶNG CHƠN TÁNH MÀ TU LÀ KHÓ.
 
Chơn-Tánh nó cũng là một phương-tiện để đến Tâm-Cảnh đồng-nhất. Nó là một lối tu, Tự soi bên ngoài để biết bên trong, nó làm cho Thân- Tâm thỏa mãn với ngoại-cảnh không mắc-miếu, lấy ngoài để hiểu-biết trong, lấy trong để so ngoài, làm cho Tự-Tánh Bình-Đẳng, không khinh-khi hoặc vay trả oán-thù, cỗi-giải cho Tâm-Thức nhẹ-nhàng khỏi bên suy-nghĩ mệt-nhọc mắc-miếu thâm-tâm, hay suy-nghĩ những lẽ-phải để hiểu-biết.

Ví như: Ai đánh đập Ta, Ta biết đau. Ta không nên đánh đập kẻ khác vì kẻ nọ cũng biết đau như Ta.

Cũng như: Ai làm khổ ta, Ta biết khổ. Thời ta chớ làm khổ cho họ, vì họ cũng biết khổ như Ta. Đó gọi là tìm đặng Chơn-Tánh mà tu vậy.

Còn nói về tìm Tâm và Điều-Ngự đặng Tâm, khiến cho Tâm Viên-Tịch Tự-Tại Vô-Ngại Tri-Kiến Giải-Thoát, Thì phải nương vào TÂM-PHÁP BẤT-NHỊ để mà tu.

Phải tập làm Hạnh-Nguyện độ-sanh, Phải thực-hành Lục-Ba-La Mật- Đa . Phải Tứ-Nhiếp-Pháp, phải Trí-Tuệ và Thiền-Định để tỏ rõ ngoại- cảnh mà cỗi-giải nội-tâm. Đó là những bậc sẽ Biết-Tâm mà Tỏ-Tâm, Cũng như Biết-Pháp để Tỏ-Pháp, khéo làm cho Tâm-Pháp viên-Tịch vậy.

Sau đây là PHẨM Đại Phương-tiện Pháp-Tạng  để Ví-dụ: 

Chẳng khác nào Kẻ kia Chưa-Biết. Nước Biển và Sóng đều một gốc phát-sanh. Kẻ ấy đến Biển để Múc-Nước về làm thuốc. Lúc đến nơi: Nhìn thấy toàn là Sóng, bèn lầm tưởng sóng không phải là Nước, đứng chờ mãi cho hết sóng đặng lấy nước.

Gặp một Trưởng-Giả nọ đi ngang qua, kẻ kia bèn cung kính hỏi han trưởng-giả nhờ sự giúp đỡ để lấy nước-biển. Trưởng-Giả trầm ngâm thương hại bèn giảng-giải rằng: Chính Sóng ấy nó là Nước, vì nó do khởi mà phát-sanh như vậy đó, ông chớ sợ nó, Ông cứ thử múc xem. Kẻ ấy vâng lời vì Tin-Tưởng Trưởng-Giả là Bậc Đại-Nhân, tác-phong đoan chánh, lời nói ôn-hòa hiền hậu đầy đủ các sự cảm hóa. Liền xuống múc. Lúc múc xong nhìn lại trong-thùng thấy không có Sóng, vui mừng vô kể, bèn thầm nghĩ thật là điên-dại, Từ bấy lúc nay, ta cứ đứng chờ cho Sóng-Lặng để lấy Nước, nào ngờ khi ta đặng-biết nó mà thực-hành liền đoạt như ý-nguyện, Chỉ tại ta chưa biết thôi.

Bậc tu- hành muốn điều-ngự Tâm cũng thế. Trước khi thu-nhiếp Tâm đặng điều-ngự lấy nó, thời cần phải Siêng-Tu Pháp-Giới, lúc thâm-nhập Tỏ-Biết Pháp-Giới thì Tâm liền thông-đạt dung-thông, chớ chẳng cần gò nó.

Trong Kinh Duy-Ma có một đoạn Phá-chấp ngồi yên ngự Tâm lặng lẻ như sau:

PHẬT bảo Ông XÁ-LỢI-PHẤT rằng: Ông đến thăm bệnh Ông DUY- MA-CẬT.  XÁ-LỢI-PHẤT Bạch:
Bạch Đức Thế-Tôn, Con không kham lãnh đến thăm bệnh. Là vì sao? Nhớ lại trước kia. Con từng ở trong rừng ngồi yên dưới gốc cây. Khi ấy Ông Duy-Ma đến bảo con rằng: Nầy ông XÁ-LỢI-PHẤT! Bất tất ông ngồi sửng đó mới là ngồi-yên? Vả chăng yên ngồi, Là chẳng ở trong Ba- Cõi mà hiện Thân-Ý mới là yên ngồi.  Không rời Đạo-Pháp, mà đồng hiện các việc Phàm-Phu mới là yên ngồi. Không khởi Tận-Diệt-Định mà hiện các oai-nghi mới là yên ngồi. Tâm không trụ trong, cũng không ở ngoài mới là ngồi yên. Đối với các kiến chấp không động mà tu BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO mới là ngồi yên. Không đoạn Phiền-Não mà vào Niết-Bàn mới là ngồi yên. Nếu ngồi đặng như thế là chỗ Phật ấn-khả.

So đoạn kinh trên đủ chứng tỏ sự tu-hành gò-bó ngồi yên cho tâm tịch- tịnh, nhưng ngược lại,Tâm càng mắc-miếu lép khô. Chẳng khác nào Núi TU-DI chống-gió. Ngọc Lưu-Ly bị phủ-Bùn hạn lượng ánh-quang, Cây Bồ-Đề trồng trong chậu-kiểng vậy. 

Đoạn Kinh Duy-Ma có câu để chỉ thẳng mà phá chấp như câu: Không rời Đạo-Pháp mà chung-việc với phàm-phu mới là yên ngồi. Câu ấy chứng tỏ bậc tu-hành qua các pháp-giới chẳng chướng-ngại trong Hạnh- Nguyện độ-sanh, chẳng biệt-phân Phàm-Thánh khen-chê để cầu Tỏ-Tâm thông-pháp.

Lại có câu:  Tướng-Pháp nó làm cho ta Phiền-Não mà Ta không phiền- não ấy là Niết-Bàn. Vì sao? Vì Tâm là pháp, mà Pháp cũng do tâm. Ta vui thì Cảnh vui, Ta buồn bị Cảnh buồn. Pháp có gốc tại ta chưa-biết, Pháp không gốc do Ta biệt phân. Khi Tỏ-Tâm và Pháp là một thì đặng tự-tại viên-thông chẳng còn nghi-ngờ Tâm-Pháp vậy.

Tâm-Pháp Bất-Nhị chư Bồ-Tát-Phật đã biết nên tròn-khắp

 Chúng-Sanh chưa-biết mà phân-biệt nên bị-biết thôi./.

 

NAM MÔ PHÁP-TẠNG

HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

 

 

BÀI THỨ MƯỜI BA :HẠNH – NGUYỆN

 

        Hạnh-Nguyện Chính là một TRƯỜNG-TU BỒ-TÁT-HẠNH, nó cũng con đường Duy-Nhất Chư Phật đã làm, BỒ-TÁT đang làm, các Bậc Đại-Căn Chánh-Tín đều làm, con đường ấy là con đường chung.

          Kể từ xưa đến nay, Các bậc tu thấp-cao từng lớp hay đến THÁNH-TĂNG vẫn nương vào con đường ấy đồng Phát-Tâm cùng Hạnh-Nguyện để độ-sanh. Có ý nghĩa: Thương-Mình và Thương- Người dìu-dắt nhau mà tu đặng Tri-Kiến đồng Giải-Thoát vậy.

         Bậc tu-hành Chủ-Yếu là Phát-Nguyện rộng-rãi. Bằng chẳng Nguyện thời Tâm chẳng mở mang, bằng Tự-Kỷ cầu Tự-Lợi không Tha-Lợi gò-bó sợ-sệt. Tự hạ Mình xuống chẳng dám vào Trường: Bồ-Tát-Hạnh để hợp đồng ý-chí Bồ-Tát mà tu, thì khó thành tựu đặng. Vì sao?

 Vì chẳng Hành, không nguyện thì đích đến cũng không. Cũng như : Muốn-Đến không chịu ĐI. Muốn làm không chịu cựa vậy. Nếu không Hạnh-Nguyện thì chẳng thu-nhiếp thi hành Pháp- giới Lục-Ba-La mà thâm-nhập Tỏ-Tâm thông-pháp.

         Con đường nương theo Bồ-Tát-Hạnh để Hạnh-Nguyện rất ích-lợi đặng nhiều Tỏ-Biết toàn-mỹ, lại là một lối Độ-Sanh rốt-ráo khó nghĩ bàn. Đến Chư Bồ- Tát vẫn nương nhờ Hạnh-Nguyện mà tỏ-thấu sự kín- nhiệm của NHƯ-LAI-TẠNG. Cũng nhờ lý-sự đồng-song trên đường Hạnh-Nguyện đoạt đến rốt-ráo NIẾT-BÀN, mềm dẽo các PHÁP, HỮU và VÔ tận gốc không chướng-ngại mà Thấu-Đáo các chứng bệnh của SANH ,TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ, thời phiền-não chướng không thể xâm chiếm đặng.

Trong con đường tu Phật chỉ có một, Nhưng nhiều lối tu, lối nào hay phương-tiện nào cũng không ngoài HẠNH-NGUYỆN và Độ-Sanh của giai-đoạn giao-kết vào tri kiến vậy.

Khi bậc tu-hành mới ban đầu Khởi-Tín thì tâm-ý tự-sanh ra MẾN-ĐẠO chớ chưa có Quyết-Định mà tu, gọi là Mến- Đạo. Đến lúc thích thú có phần hiểu đôi chút ích-lợi liền sanh-tâm cho kẻ khác được tu gọi là tâm khởi-nguyện. Sau Hiểu-Đạo tâm mở mang mà phát-nguyện độ-sanh nương vào Bồ-Tát-Hạnh mà tu, Đó gọi là tu theo con đường HẠNH- NGUYỆN của Bồ-Tát vậy.

Con đường HẠNH-NGUYỆN nó rất sâu rộng Bình-Đẳng không phân biệt, Nó chẳng phải PHÀM-PHU mà không Hạnh-Nguyện được. Không phải THÁNH-TĂNG mới Hạnh-Nguyện được mà thôi. Nó chẳng Giai- cấp Thánh-Phàm, duy nhất kẻ tu-hành có Thiện-Chí Độ-Sanh thôi.

Hạnh-Nguyện có nhiều bậc, tùy theo trí-tuệ mà làm, tùy sự hiểu-biết ít nhiều mà nguyện làm, Nó chính là một mối-giềng của Tình duy-nhất BI-NGUYỆN, cũng có nghĩa là: Thương lấy Mình và thương chung cùng khắp mọi người không phân-biệt. Hay bậc tu-hành đứng trước mọi Hoàn-Cảnh trái-nghịch vì Hạnh-Nguyện mà không sanh tâm thù-hận, hoặc giả tự kiểm-điểm thâm-tâm có những đố-tật và chướng-nghiệp chi cản ngăn trên con đường đạo làm giảm bớt sự tu hành liền bỏ được, lại chỉ bày cho kẻ khác giảm-bỏ. Hạnh-Nguyện chính là một then-chốt NGHI-CHẤP để PHÁ-CHẤP khi phá được các chấp ngăn-ngại, liền chỉ bày cho kẻ khác phá-chấp đặng cùng nhau tiến-bộ phá mờ mê, Lúc mình Giác-Ngộ làm cho kẻ khác đặng Giác vậy.

Kể từ nghìn xưa đến nay, Tất cả các bậc Thánh-Tăng và Phật Thích- Ca Mâu-Ni. Buổi ban đầu vẫn nằm trong mê mờ mà đến Chánh-Giác, chớ có Vị nào từ chơn-giác vào mê mờ đâu? Khi đặng chánh-Giác liền Tỏ- Biết Mình là Phật từ vô-thủy chớ chẳng phải bây giờ có hay mới giác mà diễm nói để giúp kẻ khác được như Mình. Đó chính là một mối giềng trong HẠNH-NGUYỆN. Hiện nay các Bậc tu-hành nên nương theo Hành Nguyện ấy mà tu, chớ nên dìm Mình xuống quá mà không dám Hành Nguyện, hoặc chớ nâng mình lên cao quá khi đi trong Hạnh- Nguyện ngỡ mình là Bồ-Tát mà nguy hại cho con đường tu-hành. Khi đặng giác-ngộ hoàn toàn Chân Lý bày-biện Minh bạch không sai một sợi-chỉ một mãy-kim, một chân-lông hay một sợi-tóc vậy.

Chư Bồ-Tát cùng với Thánh-Tăng lúc đang nằm trong mê mờ không khác các bậc tu hiện giờ. Nhưng chỉ có khác hơn là:TÌM ĐẶNG CHƠN- TÁNH MÀ TU. KHÔNG NÂNG MÌNH CAO, CHẲNG HẠ MÌNH THẤP mà TU. CÓ CHÍ-NGUYỆN ĐẠI-BI ĐẠI-HỶ ĐẠI-XẢ MÀ TU. Lúc giác-ngộ vẫn nương theo đó mà làm gọi là HẠNH-NGUYỆN.

Khi Chư Bồ-Tát đã hoàn-toàn Biết rõ: Vì BỔN-NGUYỆN mà Bồ-Tát mới thị-hiện. Vì chúng- sanh đa bệnh Nghi-Chấp mà thị-hiện. Vì độ -Thoát Chúng-Sanh mà thị-hiện. Lại vì Chúng-Sanh nhiều bệnh thù-hận ganh-ghét đố-tật phân chia THUẬN-NGHỊCH để chấp-trước nhận chịu mà chư Bồ-Tát  mới tùy-thuận Chúng-Sanh mà Thị- hiện từng lớp để độ-sanh gọi là Vạn-Hạnh.

Chỉ vì chúng-sanh đa-bệnh nên Bồ-Tát mới thị-hiện đa hạnh đặng chỉ bày tu-tập mục-đích đưa các Chúng-sanh Tri-Kiến giải-thoát thôi.

Do BỔN-NGUYỆN khi Bồ-Tát Giả-Mê đến Bồ Tát Tỏ- Ngộ, Sanh trưởng trong từng lớp chúng-sanh, hoặc ở nơi con nhà Tịnh mà thị-hiện hay ở con nhà Bất-Tịnh mà thị-hiện, hoặc con nhà-giàu hay con-nhà nghèo mà thị-hiện. Nơi mà Bồ-Tát thị-hiện vô kể… vô kể vậy.

Vì nơi thị-hiện nương theo từng lớp của Chúng-sanh để dạy dỗ chỉ bày như vậy nên Phật nói sau:

“Các Ông cũng nên biết rằng: Bồ-Tát dù có đi trong Ba-Đường Ác cũng không có tội, Lại vì Chúng-Sanh mà Hành-Dụng Thuận hay NGHỊCH cũng không có tội, Càng ngày càng tăng Phước-Điền,vì sao? Vì BỔN -NGUYỆN.

 Vậy Đời nầy hay Đời sau, Các bậc tu có gặp đặng bậc chỉ bày trên đường tu-tập miễn làm thế nào cho Trí-Tuệ tăng-trưởng và lìa các tướng đặng Tri-kiến giải-thoát thôi. Các ông chớ nên phê phán, khen chê nó làm cho trên đường tu-tập bị LÝ-CHƯỚNG và SỰ-CHƯỚNG mà khó lãnh hội được lời huấn-từ của bậc chỉ dạy, lại cản-ngăn lối giải-thoát vậy.

Nói đến bậc chư Bồ-Tát thị hiện, Chính là bậc đã Rõ Biết Pháp-môn giải- thoát. Còn bậc đang tu-hành thời Chưa-Biết mới xin Tu. Khi đã chưa-biết đi tìm cái để mà biết, Vì vậy nên việc làm hay chỉ dạy của bậc Giác-ngộ khó mà nghĩ bàn đặng. Bậc ấy tùy thuận theo chúng-sanh ngăn- chấp khi khen, lúc chê, khi mềm, lúc cứng để chỉ bày từng ly từng-tý Miễn sao đưa cho Chúng-sanh được Tri-Kiến Giải-Thoát là Duy-Nhất, do đó mà dùng đủ phương-tiện như sau:

– Chúng-Sanh ấy có Tánh Thanh-Tao hoặc Ngay-thẳng Chân-thật Tâm Cao-Cả rộng-rãi hay giúp-đỡ mọi người. Thời Bậc ấy vì Chúng Sanh nọ mà khen-tặng THIÊN-HẠNH là hơn cả. Khiến cho Họ Thích-thú để dìu- dắt chỉ bày làm cho Trí-Tuệ Tăng-Trưởng đoạt đến Tri-Kiến Giải-Thoát.

–  Chúng-Sanh ấy ưa thích NHÂN-NGHĨA LỄ-TRÍ-TÍN, Bậc ấy bèn chìu theo ý nên sự đi-đứng-nằm-ngồi khen-tặng Nhân-Thiên là hơn cả. Lại dùng phương-tiện nói: PHẬT-PHÁP BẤT- LY THẾ-GIAN-GIÁC làm cho chúng-sanh được vừa lòng, để chỉ bày cho họ đặng Trí-Tuệ Tăng-Trưởng đến thông- đạt mà Tri-Kiến Giải-Thoát.

– Chúng-Sanh ấy Nóng-Tánh Sân-Hận hay hơn-thua kẻ lân- cận, Bậc ấy vì chúng-sanh đó mà khen-tặng tán-thán Pháp NHẪN-NHỤC là hơn cả, cùng với Hành-nguyện Lục-Hòa thật quý báu vô kể. Làm cho Chúng- Sanh nọ tiêu-giảm A-TU-LA Tánh, Lại khiến cho Trí-Tuệ Tăng-Trưởng thông-đạt mà đến Tri-Kiến Giải-Thoát.

– Chúng Sanh ấy vì: Say-Dâm Tham-Dục-Vọng hay vì ái-nịch, Bậc ấy vì Chúng-sanh nọ mà diễm nói Sanh-Tử Bất-Tịnh (lộng-kiếp) Thọ-Báo Ngạ-Quỷ Súc-Sanh, Làm cho chúng-sanh ấy khỏi sự tham-dâm cùng Dục-vọng Tâm-ý mở mang vào bình-đẵng, Trí-Tuệ tăng-trưởng thông- đạt mà Tri-Kiến Giải-Thoát.

– Chúng-Sanh ấy ưa-thích Xa-hoa hay nhiều lời dối-gạt vọng-ngữ. Bậc ấy liền khen-tặng lời nói Chân-Thật tu-hành Chân-chánh Bản-năng Nhân-Thiên, sẽ đặng thụ-báo các cõi tiên-thần đầy đủ sự sung-sướng, Bậc ấy liền nghe theo lìa đặng Súc-sanh Ngạ-quỷ mà Trí-Tuệ tăng- trưởng thông đạt đến Tri-Kiến Giải-Thoát.

– Chúng-Sanh ấy vì Tham-Sát hay Mưu-Sát cùng bày vẻ cho kẻ khác đi sát. Hoặc thù-hận chém-giết thâm-hiểm. Bậc ấy dùng phương tiện khen- tặng Công-Đức của Pháp-Thiện, có khi dạy sự làm Thiện để bồi dưỡng công-tu, Hoặc Phóng-sanh thêm phước-báo, hay bố-thí để khởi sự Từ- Bi, khiến cho Chúng-Sanh ấy nhận đặng nhiều sự lợi ích, làm cho Trí- Tuệ Tăng-Trưởng thông-đạt đến Tri-Kiến và Giải-Thoát.

Nói chung lại chư Bồ-Tát vì Chúng-sanh mắc vào Ba-Cõi Sáu-đường mà tùy nghi thuyết-pháp cốt chỉ dạy đến Giải-Thoát. Chớ thật ra Bồ-Tát không có lấy một cõi nào gọi là Cõi của Bồ-Tát vì sao?  Vì tất cả đều là cõi của Bồ-Tát vậy.

Bồ-Tát nương nhờ Hạnh-Nguyện mà đặng tròn-khắp, được công-đức vô-lượng vô-biên nên việc làm của Bồ-Tát khó nghĩ bàn đặng.

Vậy Bậc tu-hành nên nương theo Trường của Bồ-Tát-Hạnh mà tu, đặng cùng một Chí-Nguyện thời chư Bồ-Tát sẽ hộ-trì cho đoạt đến Sở-Nguyện.

NAM-MÔ HẢI-HỘI PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬT BỒ-TÁT

 

 

 

 

 

BÀI THỨ MƯỜI BỐN:VẠN – PHÁP  ĐỒNG – Y

 

Vạn pháp đồng y tức là Vạn-Pháp đồng in một. Tuy nhiên Tâm hay Tướng-Pháp diễn tuồng có muôn ngàn vạn lối, từng Cảnh khác biệt chẳng hạn, nhưng chung gồm đến PHÁP thì có một không hai hay sai khác mảy may nào cả. Vì sao? Vì Pháp thời vốn-sẵn Tánh nó Linh- Động, sự thuyên diễn của nó không ngừng, tuy nó là một, Do tập-khởi và Chấp Nhận nơi ngăn-biệt, thành thử từ nơi một bị-biến ra 8 vạn 4000 pháp. Lại cũng từ 8 vạn 4000 pháp đó trở về một pháp.

Bậc tu-hành đứng về Quân-Bình nhận xét, Thời nó chia ra làm hai-pháp: THUẬN và NGHỊCH pháp, nơi Bản Tánh thuận-nghịch nó có ẨN và HIỆN pháp. Do Lầm nơi phân-biệt đó mà bị-biệt trong TƯƠNG ĐỐI nên bị-đối.

Vì trót mê-lầm chấp-nhận nên in-tuồng các-pháp thực sai khác với nhau, nên đứng về bên nầy bỏ bên nọ, Đứng về tốt là mình mà xấu là họ, Phải là mình còn quấy là kẻ khác mà trở thành Nghiệp TƯƠNG-ĐỐI pháp, gây thành thuận-thương, nghịch ghét, thù-hận vay trả không ngừng.

Nói đến Nhất-Thể Chân-Nguyên của PHÁP, Thời nó Viên-Dung cùng khắp Bất-Nhị, không có chỗ chỉ hay nghĩ bàn nó đặng. Vì sao? Vì NÓ VIÊN-TỊCH SẴN-CÓ Bất-Tăng Bất- Giảm.

Nhưng từ CHÂN-NGUYÊN ấy BẢN -TÁNH ấy, Lại tự đem nó ra để đặt điều, Hý-Luận chia xẻ nó, Bàn tán  nó, nên theo những lời chia xẻ bà-tán mà Tin-tưởng ngở là Chân-Thật lầm mơ cho nơi ấy là chân-thật trở thành Muôn-Hình vạn-tượng chạy theo động-vọng đó mà cầu hưởng. Nên PHẬT nói nó là: HUYỄN-PHÁP, chớ chẳng chi gọi nó là HUYỄN cả.

VÍ DỤ CÁC PHÁP HUYỂN NHƯ SAU :

 Có một Vị TRƯỞNG-GIẢ giàu sang ở vào một khuôn-vườn rộng lớn. Vị Trưởng-Giả bèn đóng chiếc xe SONG-MÃ cực-kỳ lộng-lẫy hơn những chiếc xe của dân-giả dùng. Nào là bên trong của chiếc xe có ghế cùng màn che, Bên ngoài có cửa lớn, cửa nhỏ, hai bên hông xe sơn-son chạm trỗ như Rồng-Phụng hay đính các Quả-Lê long-lánh bốn phía xe , thật là cực kỳ Sang-trọng. Chiếc-Xe ấy đem để trong vườn cho nó khô- ráo nước sơn sẽ dùng đến.

Trong khi đó, có một nông-dân đi ngoài khuôn-Vườn cách chiếc-xe hơn hai-trăm thước, Trực nhìn thấy chiếc-xe, liền lầm tưởng là CON-RỒNG nằm trong khuôn-vườn, hoảng-sợ chạy về kêu các anh-em trong xóm mà nói rằng: “Nầy các anh em, Chính mắt tôi đã nhìn thấy trong vườn Ông Trưởng-Giả có một CON-RỒNG Vàng đang nằm cựa quậy cặp mắt thật to lóng lánh sáng ngời, tôi sợ quá về cho các anh-em hay chớ nên ra sau khu vườn ấy.” Các người lối xóm sinh lòng sợ-sệt, cũng có một số tò mò lén lút đến xem thử, khi đến gần vườn một là sợ , hai là ở xa mà nhìn. Có người đứng sau xe nhìn thấy, có người đứng đầu chiếc xe mà nhìn thấy, Nên có kẻ cho là con-phượng, có người cho là con Sấu, có bậc cho là con-rồng, rồi cùng nhau bàn-tán trăm kia vạn nọ, nào là Trưởng-giả giàu có mua đặng con rồng, con phượng. Lại tất cả đồng Tin theo việc bàn-tán ấy tự-sanh mơ ước ảo-huyền của sự đặt-điều mà lầm chấp. Câu chuyện trên đây chỉ vào pháp Chân-nguyên  mà lầm HUYỂN cũng thế.

Tất cả các kẻ vì có lầm nên bị mê, lúc chưa rõ vạn-pháp thảy đều bị từ một-pháp, thời Vạn-Pháp phải bị. Nếu một không lầm, thì vạn cũng không luôn. Có sự lầm mới động-vọng suy-nghĩ bàn tán bằng không vọng nào có loạn?

CŨNG NHƯ: Kẻ lầm uống phải ĐỘC-DƯỢC bị Điên-Loạn, thì nhìn nơi nào cũng đảo-loạn, Vì vậy nên sự: NGHE. THẤY. BIẾT và tất cả việc chi làm cũng còn trong vòng sai khác, không thể nào nói là TĨNH đặng. Nếu những bậc tu-hành cứ so như thế để mà tu, thời tự mình đặt nền-tảng đúng đắn trên việc tu-học vậy.

Từ lúc Khởi-Tín sau đến TIN vào sự TU-PHẬT, nên bình-tĩnh tùy nơi mức hiểu-biết, tùy nơi công năng tu-sửa để cầu tiến-bộ. Lúc tự mình quan-sát thấy bớt SÂN-HẬN ấy là lòng Tham-Muốn có phần giảm, thì trí hiểu-biết có phần tiến-bộ. Vì thế Kẻ tu-hành căn bản là TÂM BUÔNG-XUÔI không phiền-trách và Sân-Hận đó là một lối tu chánh- đáng. Nên xa lìa ẢO TƯỞNG vọng-loạn, nguồn gốc ảo tưởng vọng loạn là TÁNH TỰ-CAO, mong pháp SIÊU-HÌNH VIỄN-ẢO, quá sự chân-thật, Chính nó là Nghiệp THAM-MUỐN của MA-TÁNH lộng- Hành để đưa bậc tu-hành tập-nhiễm điên-dại vậy.

Những bậc tu nên thận trọng lấy, một khi hiểu sơ-sài chớ cho mình là Hiểu, vì cái mức hiểu-biết rất có nhiều bậc nên nhẫn-nại gạt nó lại một bên cầu hiểu thêm nữa.

THEO LỜI PHẬT DẶN :

CÁC ÔNG NÊN CẦM ĐUỐC TRÍ-TUỆ, TÙY MỨC SOI SÁNG MÀ ĐI, CHỚ NÔN, CHỚ VỘI MÀ THỌ CHẤP CHO LÀ ĐƯỢC, LÀ ĐẾN MÀ NGUY HẠI.

Bậc tu-hành càng thung-dung bình-dị bao nhiêu lại càng tiến bộ bấy nhiêu. Chẳng khác nào người đi súc-chai cẩn-thận không nôn đựng nước quý, chỉ cầu cho sạch-sẽ không còn cặn-bả. Khi đã sạch rồi thì đựng món chi cũng dùng đặng vậy. Bậc tu mà Sạch Nghiệp đảo-loạn thời VẠN-PHÁP ĐỒNG-Y sẽ tỏ-ngời rực-rỡ. Lại cần thâm-nhập MƯỜI điểm sau để cầu tỏ-biết:

      MỘT LÀ :  Nghe thuyết-Pháp để rõ Vạn-Pháp Đồng-Y. 

      HAI LÀ  :   Xem Kinh-Phật để Tìm CHƠN-TÁNH cùng Tinh-                     Hoa của Phật dạy để mà tu.

       BA LÀ  :    Không vội chấp-pháp, chẳng cho mình là PHẢI, Khi chưa sạch-lý hiểu-biết mà sanh tăng-thượng mạng. 

       BỐN LÀ:   Lấy việc tu-hành Đạo-Tràng làm quan-hệ , hơn lấy lề lối sống ở thế-gian làm quan-hệ, miễn là Chân-Thiện-Mỹ hoàn lại cho ta là đủ.

        NĂM LÀ :  Không vì Tiền-Bạc hay Thiện-căn mà thuyết-pháp. Không vì nghèo-nàn hay ác-căn mà không thuyết-pháp, nên thâm-nhập tâm Bình-Đẳng, nương theo kẻ cầu-pháp mà thuyết-pháp.

         SÁU LÀ :  Gạt-bỏ tâm tham cầu TÀI-PHÉP Danh-Giả nơi Thần- quyền, ước-vọng xa-xuôi viễn-ảo để mau thành-Phật thành Tiên .

          BẢY LÀ:  Tánh-Tình vui-vẻ, đồng kính các bậc tu, không phân- biệt Tôn-Giáo cùng Giáo-Phái, nặng Đại-Thừa chê bai Tiểu-Thừa, khinh-khi hoặc xăm-xỉa lẫn-nhau nào là Nội-Ngoại, Tà-Chánh  chay- mặn nên hư.
         TÁM LÀ:  Phát-Nguyện tu đến rốt-ráo tận-cùng, nương theo Bồ- Tát-Hạnh mà tu, Độ-Sanh không ngừng nghỉ.

          CHÍN LÀ:  THÂN-KHẨU-Ý Kín-nhiệm, Tâm buông xuôi, thực- hành LỤC-BA-LA MẬT-ĐA.

          MƯỜI LÀ:  Trí-Tuệ phá-chấp, Tướng Phẩm-Hạnh Tu-Phật phải làm cho trọn-vẹn, Căn-bản đi trong Đạo-Đức để cho mọi kẻ ưa-thích, khỏi làm hư Tác-phong mà đoạn duyên Phật-Đạo. Nên lìa Tướng để tri- kiến và giải-thoát là duy-nhất.

Những bậc có chí mà tu như vậy mới gọi là: TU-PHẬT bằng chẳng vậy gọi là: Học Pháp-Phật. Vì sao? Vì duy-nhất là cái duyên độ-sanh làm cho chúng-sanh Tri-Kiến Giải-Thoát nên Phật mới Thị-Hiện. Vì vậy nên ĐứcThích-Ca Ngài mới nương theo sự mê-chấp của Chúng-sanh phương-tiện thuyết-pháp để cỗi-giải nghi-chấp cho chúng-sanh, dìu-dắt đưa cho chúng-sanh từ chưa hiểu đặng hiểu, từ lầm vạn-pháp trở lại không lầm một-pháp, nhờ tu-tập tỏ-biết sự Đồng-Y của vạn-pháp mà đặng cứu-cánh giải-thoát vậy.

PHẬT chẳng khác nào: Ông Cha kia cốt đến cứu bầy con ra khỏi nhà Lửa Tử-sanh. Nhưng trái lại, Bầy Con nó chỉ vì mê nơi ái-nịch muốn kéo ông Cha nằm luôn Nhà-Lửa với Mình. Do lẽ đó nên Ngài mới thuyết-Pháp giảng-giải đủ các phương-pháp 49 Năm để đem các con ra khỏi Nhà-Lửa.

Nếu bậc tu-hành nào mà biết suy-nghĩ như thế, thời chớ nên tu-hành mà cầu lấy AN, hoặc quan-niệm Đạo-Phật là một đạo Vô-Tư hay Tiêu-Cực, hoặc Chán-Đời mà đi tu-Phật. Dù vô-Tình hay cố-Ý mà sai-biệt Bổn-Nguyện, mất nền-tảng Tôn-Nghiêm Quốc-Độ Phật nơi TÂM- MÌNH.

       Mặc dù trong lúc nầy đang bị mê mờ trong Giả-Tạo, thành thử những bậc đang tu còn nhiều giả-tưởng, nó làm cho ngăn lối tiến trên đường tu, lại làm cho việc tu-hành biếng trễ, Chớ có ai lại đã tu mà không cầu tiến đâu? Cũng như ai ai thảy đều gây tạo đường thiện, chớ có ai lại cầu gây điều ác để mà lãnh chịu sự đọa đày đâu? Nhưng chỉ  duy Nghiệp kéo lôi thành thử cầu tốt không đặng, cầu tiến chẳng xong. Đó chính là Căn-Nghiệp ở nơi Điên-Đảo làm cho Tâm không quyết-Định, hay có quyết-định vẫn phải nghi-ngờ trong thời Mạt-Pháp đảo-điên vậy.

Nếu các Bậc tu-hành, hoặc giả đang chực chờ để mà tu thì nên phá những lối suy-nghĩ như sau làm cho biếng trễ mà uổng-phí một kiếp Con-Người đương thời Nhân-Pháp là nơi tu-hành rất tốt.

      MỘT LÀ :  Nghiệp chần-chờ không dứt-khoát, mà mong-mỏi gặp tu mới đặng Giải-Thoát, Còn hiện nay tu không đặng giải-thoát, Chỉ cầu ích- lợi là có tu. Đó là GIẢ-TƯỞNG MA NGHIỆP lôi kéo.

       HAI LÀ  :  Tự mình dìm mình là ngu-tối cho là nặng-nghiệp tự sanh buồn chán nên quan-niệm tu cho có chừng để chờ kiếp sau. Có lúc cho lời PHẬT nói kinh sâu xa, kín-nhiệm mà chẳng chịu coi-kinh. Do Giả-Tưởng như vậy mà thờ-ơ chẳng nghe thuyết-pháp.

      BA LÀ  :   Muốn tu nhưng tự so mình tuổi cao tu chẳng đến, hai nữa còn Trẻ chưa vội gì tu, hay Nghiệp phân-chia Kẻ tu lâu năm cùng người mới tu chẳng chịu học hỏi nhau, hay Xuất-Gia không cầu Tại-Gia.

        BỐN LÀ:   Cho mình có học-lực, Xem Kinh khảo-cứu dễ bị chấp trong Văn-Tự mà tu. Cầu Sắc-Tướng hơn cầu Tinh-Hoa nơi chân-Lý, Cầu Danh-giả hơn cầu lìa Ngã-Danh, Cầu tu cao hơn cầu tỏ-biết, nhận nơi bị-biết học thuộc kinh hơn cầu Tự-Biết.

         NĂM LÀ:   Chấp-nhận cho mình là tu chánh, còn kẻ khác là Tà, Không tìm-hiểu pháp-môn hay sự hiểu biết mọi kẻ học-hỏi tu-tập, năng chấp nhận phần-mình mà tu, Chia rẽ tranh-giành Bổn-Đạo cho là xây- dựng chánh-pháp, Xâm-Xỉa soi-bói các Tông.

          SÁU LÀ :  Biếng-trễ tự cho mình là PHẢI, cho mình Hiền-lành Đạo-Đức hơn kẻ tu. Còn có bậc chờ con cái lớn khôn thời dứt áo ra tu không mấy ngày thành đạo, Họ tu thì lâu còn mình tu thời mau vì vậy không nôn chi tu vội.

       BẢY LÀ :  Vì quan-niệm nơi giả-tưởng nên tu-hành ưa-thích đọc tụng hơn nghe-thuyết-pháp hoặc xem nghĩa kinh. Còn gặp đặng thầy chỉ- bày để tu, Thời tu nhìn thầy hơn là tự sửa mình. Chẳng gạt bỏ đố- tật tu lại sanh chán ghét bậc nọ kẻ kia trong bổn-đạo.

        TÁM LÀ:  Tu cầu Phước giàu-sang, miệng đọc-tụng Sám-Hối, mà Tâm chẳng cải-hối. Biết nói điều-lành mà không làm lành. Lúc nghe Thuyết-Pháp thì buồn-ngủ thờ ơ biếng trễ.

         CHÍN LÀ:  Tu ưa- thích Mê-Tín Dị-đoan hơn là tìm hiểu để Tỏ- Tín , Bê-tha hơn Tinh-Tấn, Nói Lý hơn sự làm, chỉ trích hơn tự tiêu-bỏ nghiệp, Tự-ái hơn là lìa dẹp tự-ái, muốn kẻ khác nghe mình hơn là mình đi nghe kẻ khác.

     MƯỜI LÀ:  Tự cao cho mình biết hơn ai hết, ngạo-mạn chê Tăng, không tin-Phật. Khi gặp điều khổ thời kêu Trời than Phật, Lúc ai động đến việc tu-hành thì cho họ là Mê-Tín, Còn hay khoe-khoang tài mình miệng nói đạo-đức để lừa kẻ khác đặng cười chê lại cho là PHẬT ở trong tâm-Mình.

Mười điều trên nó chính là đảo-loạn cùng phờ-phỉnh, làm cho bậc muốn tu khó dứt ra để mà tu. Còn bậc đang tu bị ngăn-cách vì Giả-Tưởng, Đó cũng gọi là Nghiệp ngăn-phân Ma-Tánh đưa đón làm cho con đường đạo xa cách. Vì vậy khuyên các bậc tu-hành nên có sự quyết-định  tự Phát Bồ-Đề-Tâm mà tu. Nếu tu đặng một ngày tức là một ngày có tu còn hơn không tu vậy, Đặng làm cho các Giả-Tưởng và nghiệp mau giảm, mới cầu tỏ-biết Vạn-Pháp Đồng-Y.

Bậc tu-hành cần phải suy nghĩ rằng: Tất cả các Giả-Tưởng cùng Nghiệp-Thức cũng do mình tạo mà tự-Mình mắc phải, Chớ không AI bắt Mình phải mắc cả.

Dù bậc trên trước là: Thần-Tiên hay Thánh-Phật cũng chẳng thể bắt Mình đặng thay, Huống chi là NGHIỆP?

Đó chính là những điều đáng nghĩ để tự chọn lấy một lối tu hành vững- chãi, Tâm-Địa chơn-chánh, nói năng ngay-thẳng sẽ đến nơi chốn theo sự mong muốn và sở-cầu vậy. Nên chi các bậc tu-hành hiện đang ở Thế- Gian nầy có đủ điều-kiện cho sự lựa chọn mà tu. Muốn tu TIÊN-THẦN liền đặng thành Tiên-Thần. Muốn tu Tri-Kiến Giải-Thoát của Thánh-Phật liền được như ý-nguyện. Vì lẽ đó nên Đức THÁNH-MINH Ngài nói : Ai là kẻ bắt mình?  Chính Mình tự bắt lấy Mình. Ai đem Mình vào Địa-Ngục? Chính Mình tự đem Mình vào Địa-Ngục vậy. Ai nâng Mình lên ngang-hàng với Phật-Thánh-Tiên?  Cũng chính tự Mình đưa Mình , đó chính là những điểm Tự-Tánh trong con đường tu hành nên ghi-nhớ.

Về đường tu-Phật các bậc nên có chí Phát-Nguyện là mục-đích tu đến nơi sở-nguyện và cũng cần siêng-năng kiên-dũng để tiêu dẹp các Giả- Tưởng vọng-loạn. Khi Giả-tưởng cùng vọng-loạn tiêu-giảm bao nhiêu thì Trí-tuệ lại tiến bấy nhiêu. Đó chính là Phá Bờ-ngăn-chấp. Bằng tu mà chẳng dẹp-bỏ hay phá-chấp thì không đặng chi cả. Vì sao? Vì mê lầm nó cứ bao trùm lớp lớp, cứ mỗi một-pháp thời có một bờ-ngăn, từ một đến vạn-pháp thì cũng từ một đến vạn bờ-ngăn. Khi đã tu nên đi ngược trở lại mà tiêu dẹp phá các bờ-ngăn chấp ấy đặng trở lại một pháp cũng không, liền đặng tri-kiến giải-thoát .

       LẠI NỮA:  Nên thịnh trọng về sự hiểu-biết, về trình độ tiến triển trong lúc tu-hành. Nó chẳng khác nào Kẻ nhồi Đất để nắn khuôn-tượng vậy. Càng mềm-dẻo các pháp tỏ-biết bao nhiêu lại càng quý bấy nhiêu, chớ vội cho được hay đắc mà mang-họa, nên chi:

Tu là một việc, Hiểu là một việc, Biết là một việc, Tri Kiến Giải Thoát và Giải-thoát là một việc, Viên-thông là một việc, Viên-Mãn là một việc. Chớ chẳng phải tu là giải-thoát. Chớ chẳng phải Tri-kiến Giải- thoát là viên-thông. Chớ chẳng phải viên-thông là Viên-mãn. Do những điểm trên, nên mới có Tu-Chứng từng-lớp, từng bậc, và cũng nương nhờ Khởi-tâm Phát-Nguyện rộng lớn hay nhỏ hẹp mà thành tựu thứ lớp vậy. 

CŨNG VÍ NHƯ: Một TRƯỜNG-HỌC kia, là nói chung. Nếu nói riêng thời nó chia ra nhiều lớp học. Từ Lớp Năm lên đến lớp Nhất. Mà mỗi một lớp như vậy thì các Môn-Học cũng như nhau, nhưng Toán của lớp-nhất không phải là của lớp-Năm làm được. Còn mỗi một lớp như thế thì có nhiều trò sắp thành thứ-lớp của trình độ học, như có trò lực- học đứng Nhất, lại có trò trung-bình và thứ chót chẳng hạn.

Việc tu hành cũng vậy, tuy rằng ở cùng nhau một Chùa hay cùng gặp nhau tu-tập một Thầy, nhưng năng lực Công-Phu thảy đều cao-thấp thứ- lớp . Đó là do tại ai? Do tại Nghiệp-Nghi Chấp mà thành. Do Lời Phát-Nguyện Rộng-hẹp mà đến. DO Không TIN vào đường  tu-phật đặng Giải-Thoát hiện-tại. Nói chung lại do Nghiệp-Thức Năng-Phân và Bờ- Ngăn chấp-pháp.

           -Vì Sao gọi là Bờ-Ngăn Chấp-Pháp ? Vì BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI, TINH-TẤN, Tự-nhận tu như thế là Pháp-môn Giải-thoát, Chớ nó chẳng phải là Pháp-Môn Giải-Thoát. Nó là  Bố-Thí Trì-Giới Tinh-Tấn thôi.

NHẪN-NHỤC, TRÍ-TUỆ, THIỀN-ĐỊNH. Tự nhận tu như thế là: pháp-môn Giải-Thoát. Chớ nó chẳng phải là Pháp-Môn Giải-Thoát, Chính nó là: Nhẫn-Nhục Trí-Tuệ Thiền-Định thôi.

BI-CHÍ-DŨNG  GIỚI-HẠNH-NGUYỆN hay ĐẠO-TRÀNG hạn-lượng hoặc ĐẠO TRÀNG VÔ HẠN LƯỢNG, tự nhận tu như thế là Pháp Môn Giải Thoát. Chớ chính nó là: Bi Chí Dũng, Giới Hạnh Nguyện hoặc Đạo Tràng Hạn Lượng hay Đạo-Tràng vô hạn-lượng mà thôi. Chớ chẳng phải là Pháp-Môn Tri-Kiến Giải-Thoát vậy.

THẾ NÀO LÀ PHÁP-MÔN TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT ?
Tu-Hành không thiếu PHẨM-HẠNH trên, Chẳng chấp-nhận gìn-giữ một Hạnh nào làm của mình. Đó chính là Pháp-Môn Tri-Kiến và Giải- Thoát.
Chẳng khác nào Kẻ kia đi mua sắm các phẩm vật Nguyên-Liệu không thiếu sót để Đóng Chiếc-Tàu. Các phẩm vật mua sắm đó là làm các Hạnh không thiếu sót. Khi đã mua xong, đóng thành một Chiếc-Tàu để đưa đến bên kia bờ Chánh- Giác, thời Chiếc-Tàu nọ chính là Tướngcủa Giải-Thoát và Vạn-pháp Đồng-Y cũng thế ./. 

                           NAM-MÔ PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬT

 

 

 

BÀI THỨ MƯỜI LĂM:THỰC – TƯỚNG   VÔ – TƯỚNG

 

Nói đến THỰC- TƯỚNG hay VÔ -TƯỚNG để công-nhận lấy một bên là Chơn  hoặc Đúng thì chẳng thể nào đặng cả. Mà ngược lại Công- nhận tất cả hai-bên trở thành TIÊU-CỰC. Vì vậy nên THỰC-TƯỚNG và VÔ-TƯỚNG duy chỉ có SỞ-ĐẮC mới thấu-Tỏ mà thôi.

Thực-Tướng Vô-Tướng trong khi đang còn mơ màng nó chính là một mối-giềng Tranh-Luận bàn-cãi, Chia thành hai-pháp CÓ-KHÔNG Chơn-Giả Chánh-Tà Mê-Giác vậy.

Bởi chia giành, Vì nghi-ngại Chân hay Giả thành thử không nhận được tầm Chân-Lý của hai tướng Thực-Vô. Khi đã không nhận thấu thời dù Muốn hoặc, không-muốn vẫn chẳng xa chạy đặng hai  pháp CÓ KHÔNG đó đặng. Vì sao? Vì chính Thực-Tướng và Vô-Tướng đều là Pháp Bất-Nhị. Chẳng thể nào dùng VĂN-TỰ Ngôn-Ngữ để bàn đến nó. Nếu đem ra Bàn hay diễn nói đến Thực và Vô đều là: LUẬN Thực -Tướng Vô-Tướng vậy.

       Nhược bằng có một Bậc, Đứng vào Thực-Tướng chấp nhận thì Bậc ấy sẽ nói và Hỏi rằng: PHÁP NÓ PHẢI LÀ THỰC-TƯỚNG chăng? 

       TRẢ LỜI : Đúng nó như vậy, không sai khác . Vì sao? Vì từ một mảnh Lông-Cừu đến VŨ-TRỤ hay THIÊN-NHÂN, A-TU-LA, SÚC- SANH, NGẠ-QUỈ cùng ĐỊA-NGỤC trùm-khắp như TAM-THIÊN Đại- Thiên Thế- Giới đều là THỰC-TƯỚNG.

Từ một-Thân đến Trăm-Thân, từ một-Đại đến Lục-Đại, Từ một Lóng- Tay đến Ngón-Tay cùng Bàn-Tay đều là THỰC-TƯỚNG.

Chớ nên nói nó sai: Chớ nên nói nó khác, nếu nói như thế chính là Vọng, là Điên-Đảo là chính Mình Tự-Phản lấy Mình…

      Không nên vậy, Chớ nên vậy, Thực-Tướng là Một. Nếu nó nói là Vô-Tướng thời bị-Phản với Tướng-Phật, bị phá với QUỐC-ĐỘ của Phật, bị Tổn-Thương Phật-Quốc. Nên biết rằng: Cận cùng đều là THỰC-TƯỚNG bao-trùm cùng khắp. Vì Thể-Tánh của nó cùng khắp như vậy, nên đưa-tay mà chỉ nó ra, Thời ngón tay chỉ ấy cũng là : Tướng-Chỉ chơn-thực vậy.

         Đứng về phần trên là phần THỰC-TƯỚNG chấp-nhận đầy đủ như thế. Còn phần dưới đây vẫn Công-Nhận VÔ-TƯỚNG và bàn cãi với THỰC-TƯỚNG. Bậc ấy họ cũng nói và hỏi rằng:

 PHÁP NÓ CÓ PHẢI LÀ: VÔ-TƯỚNG CHĂNG?

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, Không sai khác. Vì sao? Vì từ một mảnh Lông-CỪU đến VŨ-TRỤ hay Thiên-Nhân , A-Tu-La, Súc-Sanh , Ngạ- Qủy hoặc Địa-Ngục trùm-khắp TAM-THIÊN Đại-Thiên Thế- Giới đều là Vô-Tướng . Vì sao? Vì Lông- Cừu, Vũ-Trụ cùng với Sáu-Đường hoặc Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới do đâu mà có? Do chấp nhận mà có hay không chấp nhận mà có? Nếu chấp nhận là Giả-Tưởng là vọng-đảo sai-biệt, nó Chính thật là Vô-Tướng vậy.

          Còn từ một-Thân đến trăm-Thân, Từ một-Đại đến Lục-Đại, từ một Lóng-Tay đến Ngón-Tay cùng Bàn-Tay đều là VÔ-TƯỚNG, Vì sao?
Vì Danh-Giả nói là Bàn-Tay, Ngón-Tay cùng Lóng-Tay, Thử tìm xem trên Ngôn-Ngữ văn-Tự nó có thực chăng? Nếu nó chơn-thực thời tại sao mỗi một CHỦNG-TỘC gọi Tên nó lại riêng khác như: TÀU-TÂY, ANH-MỸ, mỗi nơi đều có tên của nó riêng khác, họ không gọi là Lóng- tay, Ngón-tay và Bàn-tay. Như vậy nó thực là VÔ-TƯỚNG. Chớ nên cho Vô-Tướng là sai, cũng chớ cho nó là khác. Nếu nói như thế Chính là VỌNG, Là Điên-Đảo, là Chính  Mình tự-phản lấy Mình…

Không nên vậy, chớ nên vậy. VÔ-TƯỚNG là Một. Nếu nói nó là THỰC-TƯỚNG thời tìm cái chi là Tướng-Phật? Tóc là Phật ư? Thân là Phật ư ? Nếu nói nơi Thực-Tướng là Quốc-Độ. Thì tất cả đều: Đất-Đá Núi-Sông cùng Xứ- Sở, Thì Đất nào là Quốc? Xứ-Sở Núi-Sông nào là Độ? Còn nói là PHẬT-QUỐC thì nơi nơi đều Chủ-Trị, đã Chủ-Trị thời Độc Tôn. Mà Phật thời không Chủ-Trị, Bình-Đẳng, thì làm gì có Phật-Quốc?

Những điểm đó không nên nói mà oan cho Chư Phật. Vì sao? Vì PHẬT thời không có Biên-Giới và Xứ-Sở. Chính là VÔ-TƯỚNG khó bàn, chớ nên cho là Thực-Tướng mà Hư-Vọng vậy.

Tất cả cận cùng đều là VÔ-TƯỚNG, đều là Trùm khắp Bất-Nhị nó không có chỗ chỉ vì vốn nó Viên-Tịch .

THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG Pháp là một Tuyệt-Mỹ khó mà phân tách Nặng Nhẹ giữa hai-bên, vì nó Bất-Nhị, nó không hai hay sai khác. Nên chi có Kẻ nhận là THỰC-TƯỚNG bị làm CHÚNG-SANH chìm đắm nơi Cảnh-Giới cũng gọi là Chúng-Sanh-Giới .

Còn Bậc nhận nó là VÔ-TƯỚNG thì bị sa vào PHI-PHI-TƯỞNG phải Triền-Miên nơi Triệu-Kiếp. Còn cho nó cũng CÓ- TƯỚNG, cũng KHÔNG-TƯỚNG thời nó là HAI. Nếu nó là Hai thì vẫn nằm vào Pháp TƯƠNG-ĐỐI Si-Mê NỘI-NGOẠI?

THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG chính là then-chốt để Giải Mê mờ, nếu những Bậc Biết-TU, nó cũng gọi là Con đường TRUNG-ĐẠO. Nhưng ít nhất là Bậc tu-hành Cỗi-Giải TÂM rỗng-rang tu không Vội-Chấp (Chấp-Trước). Bậc ấy đã tìm đặng CHƠN-TÁNH mà tu, mới có thể bước sang con đường Trung-Đạo được.

THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG cũng gọi là hai pháp: CÓ-KHÔNG. Nếu Bỏ CÓ Lấy Không thì vào TIÊN-ĐẠO hay sa vào PHI-PHI-TƯỞNG. Lại bỏ KHÔNG lấy CÓ thời mắc miếu chạy vòng theo các pháp mà chìm đắm Sanh-Tử Luân- Hồi.

Phần nhiều những Bậc Tu-Hành đã có Chí Quyết-Tâm tìm vào con đường Tri-Kiến Giải-Thoát, thì Trí-Tuệ họ hay suy-nghĩ Lung Lạc để dùng làm một phương-pháp thích-ứng trên con đường mở-mang Trí-Tuệ. Nhờ như vậy Họ mới lấy Thời KIM-CỔ để soi-biết thành-thử Tự- Biết đặng: Các VỊ-Tổ xưa kia khi chưa đặng ĐẮC-PHÁP vẫn phải mê mờ như họ ngày hôm nay. Các Vị ấy trước tiên cũng Niệm Phật, cũng nghe Thuyết-Pháp hay xem KINH, cũng Mê-Tín Dị-Đoan, cũng tu-hành năng-chấp, cũng Ý-Muốn Tập-Khởi, cũng nặng-nhẹ Thực-Tướng Vô-Tướng. Nhưng các Vị ấy TIN vào lời Phật nói mà Thực-hiện trên công việc làm để Tỏ-Biết, chớ chẳng Tin vào lời Phật nói mà HỌC-THUỘC đặng làm thành CÁI MÁY-NÓI. Gọi là TỰ-BIẾT chớ không BỊ-BIẾT. Nương nhờ như thế nên: Không vì Thực-Tướng mà Thọ- Chấp. Không vì Vô-Tướng mà năng-chấp. Không vì HẠNH-NGUYỆN mà thọ-chấp. Hay không vì KHÔNG-HẠNH-NGUYỆN mà thọ-chấp. Không vì ĐỊNH-TUỆ hay KHÔNG-ĐỊNH-TUỆ mà thọ-chấp. Không VÌ CÓ : Trước-Sau Trên-Dưới Trong-Ngoài, hay KHÔNG Trước-Sau Trên-Dưới Trong-Ngoài mà thọ-chấp. Không vì ĐẮC hay KHÔNG-ĐẮC mà thọ-chấp. Các VỊ-TỔ duy-chỉ đặng CÁI CHẲNG-THAM chẳng còn động-vọng, Chẳng MUỐN, Nên Tâm Bình-Đẳng, Đi vào các pháp CÓ-KHÔNG mà học- hỏi, nên chẳng dính-mắc nơi pháp, Không Dính mắc nên đặng VÔ-NGẠI. Không vì THỰC-VÔ nên đặng BIỆN-TÀI. Không vì CHƠN-GIẢ hay GIẢ-CHƠN nên chẳng còn NGHI. Không nghi nên Tỏ-Thông Tánh-Pháp tròn-khắp Bất-Nhị, mà ra vào: THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP-MÔN vậy./. 

NAM-MÔ THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG TAM-MUỘI PHÁP-MÔN

 

 

 

BÀI THỨ 16 :CHÁNH – TÍN

 

      Chánh-Tín là SỰ-TIN duy nhất không hai. Gọi là NHẤT-TÂM. Nhưng về Quan-Niệm nhận thấy thì chẳng mấy AI được gọi là NHẤT-TÂM và Chánh-Tín cả. Vì sao? -Vì tất cả đều đang nằm trong MÊ-LẦM đảo-loạn riêng cách nhau, thành thử cùng một Chánh-Tín đó, mà khác biệt nhau, chỉ vì tầm hiểu-biết rộng hẹp lớn-nhỏ tùy theo mỗi Bậc Tự-Tín riêng-phần. Chớ thật ra chánh-tín nó vốn một gốc Bình-Đẵng Bất-Nhị.

     Chẳng khác nào: NƯỚC kia vốn đồng một THỂ-TÁNH là: NƯỚC. Nhưng NƯỚC-VŨNG là nước vũng, chớ chẳng phải là NƯỚC-GIẾNG. Còn nước Giếng là nước giếng chớ chẳng phải là NƯỚC-AO. Nước-ao là nước-ao, chớ chẳng phải là NƯỚC-SÔNG. Nước-Sông là nước-sông, chớ chẳng phải là NƯỚC-BIỂN. Đối với Chánh-Tín nó vốn một THỂ chẳng khác, nhưng vì chia ra từng bậc mà nó khác ở nơi hiểu-biết rộng hẹp không đồng như Nước vũng và Nước-giếng, Như nước Ao và nước-sông cùng với Nước Biển vậy.

Những Bậc tu-hành từ khi Khởi-Tín đến TIN nó vẫn tùy theo mức độ và công-phu đưa lần lên từng bậc. Thì đến Bậc nào Chánh-Tín nó vẫn có  theo vẹn vừa với bậc ấy thôi chớ chẳng hơn đặng.

VÍ NHƯ: Có Bậc chỉ hiểu-biết CẦU-PHƯỚC, hay TÍN-NGƯỠNG LỄ- BÁI cầu-an. Hoặc Giả Trai-Đàn Trống-Phách, Cúng-Lạy, thời Chánh- Tín trong phạm-vi hiểu-biết đó thôi. Ngoài ra chẳng còn làm thế nào hơn đặng.

NHƯ: Có Bậc phát-tâm NIỆM-PHẬT tu-hành, hay Trường-Trai Giới- Hạnh, hoặc Khất-Sĩ TU-SĨ hay Xuất- Gia Tại-Gia, vẫn tùy theo từng Bậc ấy Chánh-Tín. 

NHƯ: Có Bậc Phát-Tâm Bồ-Đề tu-hành quyết-định Tìm đường TRI- KIẾN giải-thoát, Tùy theo sự-tín mà tu, hoặc HIỂN-GIÁO, TIỆM- GIÁO, ĐỐN-GIÁO hay THIỀN-TÔNG, TỊNH-ĐỘ chẳng hạn. Thời Bậc ấy vẫn nương theo sự hiểu-biết mà Chánh-Tín, ngoài ra chẳng còn hơn nữa đặng.

Nói đến Chánh-Tín thời chính nó Bất Nhị, nếu những Bậc tu-hành nào, hay những Bậc THƯỢNG -THẶNG hiểu-biết nào đồng với Chánh-Tín thời Bậc ấy gọi là Vô-Thượng Chánh- Giác. Đó chính là tận-gốc của Chánh-Tín. Ngoài ra tất cả đều có-sẵn Chánh-Tín nhưng vì bị Lầm-Mê nên gốc Chánh-Tín trở thành MÊ-TÍN DỊ-ĐOAN. Do chỗ Mê-Tín mà đảo-loạn . Do nơi DỊ-ĐOAN mà Tự-Sanh ra ẢO-TƯỞNG. Tức là: Những sự việc gì đồng với ảo-tưởng của kẻ ấy là: TIN theo, bằng không đồng thì chẳng tin vậy.

Chánh Tín nó chẳng khác nào với Phật-Tánh. Ai ai cũng Sẵn Có Phật- Tánh, nhưng vì mê-lầm mà trở thành Chúng-Sanh. Nếu tu-hành đến Giác-Ngộ cùng đoạt Vô-Thượng Chánh-Giác thì là PHẬT. Mê-Tín và Chánh Tín cũng thế.
ĐỨC THÍCH CA Ngài Thật-Biết vì lầm-lạc mà điên-đảo, nhưng nguồn gốc vẫn còn Sự-Tin của Chánh-Tín.

CŨNG NHƯ: Ông CHA kia có một Người-Con bị điên-loạn. Nhưng đứa con kia Miệng nó vẫn kêu CHA. Khóc-Cười Xin-Cha cứu mạng. Đó Tình-Trạng của chư-phật cứu-độ Chúng-Sanh cũng thế.
Đức THẾ-TÔN Ngài thật-biết nguồn TIN-PHẬT vô-kể của chúng sanh. Lại biết Chúng-Sanh nó ưa-muốn thoát-ly Trần-Cấu, nó đòi hỏi sự Tri-Kiến Giải-Thoát vô tận, nhưng chỉ vì ĐỘC-NGHIỆP trót lầm bị-nhiễm. Vì Bờ-Ngăn ảo-tưởng muôn-trùng. Nên Phật phải phương-tiện làm theo Bờ-Ngăn, theo ảo-tưởng mà thuyết-pháp 49 năm để giải Độc-Nghiệp cho chúng-sanh mà cứu-vãn, đưa về Tri-Kiến giải-thoát.
Phật lại tùy-nghi mà làm Hình-Dáng để phá-nghi, Phật lại tùy theo sự ưa-thích mà phương-tiện khen để nương theo chúng-sanh đặng lần hồi cứu-độ. Phật lại tỏ-biết chúng-sanh điên-đảo không chừng hay đoạn-dị-diệt trong thời tu-tập mà Phật nói Pháp: TINH -TIẾN, NHẪN-NHỤC, THIỀN-ĐỊNH, làm cho chúng-sanh nương theo Đảo-loạn mà hết đảo- loạn. Phật lại rõ-biết Chúng-sanh vì loạn-đảo mà Tranh-giành hơn-thua trong cơn mê sảng, Nên Phật nói pháp: TỪ-BI HỶ-XÃ, TRÍ-TUỆ sáng- soi làm cho chúng sanh hồi-tĩnh. Phật lại tỏ-biết chúng-sanh vọng-tưởng cho là chơn-tưởng mà ái-nịch chìm đắm theo Ngũ-Dục mà Phật phải nói sự sa-đọa: NGẠ-QUỶ, SÚC-SANH, Địa-Ngục, Còn bày-biện cõi TIÊN-THẦN làm cho chúng-sanh ưa-thích mong cầu mà lần đem chúng- sanh vào Tỏ-Minh các pháp diễn-tuồng do Tâm-Sanh biến hiện.
Phật cứ tùy nơi căn-bệnh mà cho thuốc. Tùy nơi Tánh QUẤY-CỰA mà dỗ-dành. Tùy nơi mong cầu mà giúp đỡ, miễn sao cho chúng-sanh từ nơi MÊ-TÍN đặng vào CHÁNH-TÍN Bất-nhị thôi.

Tất cả trên con đường tu-tập, hay sự chỉ bày của ĐỨC THẾ-TÔN thảy đều then-chốt để giải Mê mờ đưa đến Giác-Ngộ. Thành thử PHẬT- PHÁP của Ngài diễn nói đó chẳng phải là PHÁP của PHẬT, mà là vì Chúng-sanh nên Phật mới dùng Phương-Tiện tùy theo chúng-sanh để nói PHÁP, làm cho Chúng-Sanh Tỏ-Pháp vì chúng-sanh lầm pháp.

Cũng như: LẤY HUYỄN ĐỂ TU HUYỄN, khi huyễn hết thì gọi là  GIÁC. Nơi Chánh-Tín nó cũng thế. Nó bởi đi trong MÊ-TÍN DỊ-ĐOAN mà phải tu-hành đến CHÁNH-TÍN CHÂN-THẬT.

 
Phật lại Tỏ-Thấu tận cùng của nguồn gốc các Pháp mà Chúng-Sanh thọ- chấp thâm-nhiễm mê mờ. Nên Ngài mới dùng các Pháp đó để ĐỐI-TRỊ phá mê, đưa chúng-sanh vào đường TRUNG-ĐẠO như sau:

 MÊ-MỜ Ngài nói GIÁC-NGỘ. MÊ TÍN Ngài nói CHÁNH TÍN
 ẢO-TƯỞNG Ngài nói CHÂN-THẬT. ÁI-NỊCH Ngài nói XUẤT-LY
 BỦN-SỈN Ngài nói BỐ-THÍ. BUÔNG-LUNG Ngài nói TINH-TẤN
CHÉM-GIẾT Ngài nói TỪ-BI. THÂM-HIỂM Ngài nói THIỆN-CĂN
SÂN-HẬN Ngài nói HỶ-XÃ. NGĂN-PHÂN Ngài bảo PHÁ-CHẤP

VÔ-THƯỜNG Ngài dạy THƯỜNG-CÒN. SANH TỬ Ngài chỉ VÔ- SANH
 HỮU-NGÃ Ngài nói VÔ-NGÃ. ĐOẠN-DỊ-DIỆT Ngài nói DUYÊN- SANH.
 ƯA HỌC CHO THUỘC-PHÁP Ngài nói ngón tay Ngài chỉ chân-lý, Chớ chẳng phải ngón tay Ngài là Chân-Lý. Và tận cùng Ngài nói là Ngài không Thuyết-Pháp, mà Chúng-Sanh cũng không nghe Pháp.

Đó chính là ngón TINH-HOA tuyệt-mỹ mà Phật đã làm và mong cho bậc tu-hành chớ lầm pháp. Để từ trí-tuệ thấp kém chánh-tín nhỏ-nhen eo-hẹp, đặng vào ĐẠI-TRÍ, Tâm rỗng rang tròn-khắp mà đồng Chánh- Tín với Tam-Thế Phật vẹn vừa Bất Nhị vậy.
Những Bậc tu-hành đời nầy và đời sau, nên chủ-ý những đặc-điểm di- truyền trên , Và chớ vì sự hiểu-biết nhỏ của kẻ khác mà Phỉnh-báng chê khen Kẻ Tà người Chánh, kẻ Nội người Ngoại-Đạo thành Tự-Mình mua lấy Nội-Ngoại Tà-Chánh làm cho đoạn-duyên Phật làm cho mất tất cả Tình duy nhất  mà NHƯ-LAI đã nói Pháp LỤC-HOÀ NHƯ-LAI đã làm Hạnh NHẪN-NHỤC. NHƯ-LAI đã để PHẬT- PHÁP -TĂNG và tạo nên một ngôi TAM-BẢO cốt làm cho Chúng-Sanh soi chung một TẤM- GƯƠNG Bất-Nhị vậy ./.

NAM-MÔ ĐẠI-PHƯƠNG-TIỆN PHẬT BÁO- ÂN-KINH

 

BÀI THỨ MƯỜI BẢY :PHÁP-ĐẢNH  ÁO  ĐẠI-GIÁP

 

PHÁP-ĐẢNH ÁO ĐẠI-GIÁP nương theo Công-Đức của Như-Lai làm Hạnh-Nguyện trong các Pháp đầy-đủ THUẬN-NGHỊCH Tâm không quái-ngại mà thành-tựu ÁO ĐẠI-GIÁP liền Thọ-Ký thành PHẬT.

Áo Đại Giáp như PHẬT đã đặng, chư Bồ-Tát cùng Bồ-Tát Ma-Ha-Tát sắp đặng, Bích-Chi, A-La-Hán sẽ đặng. Thinh-Văn Duyên-Giác đồng với Bậc Đại-Trí-Tuệ đang làm, bậc Tin Phật sắp làm, kẻ Thiện-Căn muốn làm đều tu Hạnh-Nguyện. Trước sau hay sau trước lần-lượt thảy đều tạo nên áo Đại-Giáp được cả.

Đức THÍCH-CA MÂU-NI-PHẬT khi Ngài đặng Thọ-Ký thành PHẬT, Ngài vẫn đầy-đủ 32 áo ĐẠI- GIÁP cùng 32 Tướng Tốt và Mười DANH HIỆU như : ỨNG-CÚNG, CHÁNH-BIẾN-TRI, MINH-HẠNH-TÚC, THIỆN-THỆ . THẾ-GIAN-GIẢI . VÔ-THƯỢNG-SĨ . ĐIỀU-NGỰ TRƯỢNG-PHU . THIÊN-NHƠN-SƯ . PHẬT . THẾ-TÔN .

Ngài bèn dùng PHẬT-NHÃN Bất-Nhị soi khắp thấy Bình-Đẳng, hằng- hà sa số Phật, Vô-Lượng Công-Đức Phật. Vì Công-Đức Vô-lượng ấy nên không thể đem đặng TƯỚNG-PHẬT mà diễn tả hay nghĩ bàn đặng. Cũng không thể chỉ nơi chốn cùng việc làm của chư Phật đặng. Vì Chư Phật không có Biên-Giới Hạn-Lượng nên được trùm khắp thì áo ĐẠI- GIÁP cũng trùm khắp vậy.

Ngài lại dùng HUỆ-NHÃN soi khắp TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ- GIỚI, Ngài Tỏ-Rõ từng Thế-Giới, từng Bậc TU-CHỨNG từ CÓ đến KHÔNG và cũng từ KHÔNG nhận CÓ cùng KHÔNG-KHÔNG của KHÔNG-KHÔNG luôn. Trong TAM-THIÊN và các Thế- Giới đâu đâu cũng mắc-miếu vào hạn-lượng mong cầu đặng chút ít áo Đại-Giáp hữu- hiệu nương nhờ thế mà vui mừng hoan-hỷ Nhạc-phách ngày đêm nơi Hạn-Lượng ĐÃ TẠO và ĐÃ ĐƯỢC HƯỞNG. Còn Bậc Đại-Trí Nhất- Tâm tạo nên Áo Đại-Giáp thường chẳng kể-lể, không mong cầu Công- Đức ấy. Vì sao?

Vì Sở Nguyện tạo áo Đại-Giáp để Cúng-Dường cho NHƯ-LAI thành- thử không màng đến Thọ-hưởng hiện tại, mà cầu Thọ-Ký thành PHẬT để Báo-Ân NHƯ-LAI cùng ỨNG-CÚNG CHÁNH-BIẾN-TRI trong Mười DANH-HIỆU.

Đức THẾ-TÔN Ngài lại dùng CHỦNG-TRÍ không phân-biệt đồng một mà Ngài vì Chúng-Sanh quan-sát. Từ trên đến dưới, Từ trong ra ngoài, Trong muôn ngàn Thế-Giới cùng khắp. Tất cả các cõi ấy, và Cảnh-Giới đang thuyên diễn ấy thảy đều SẴN-CÓ đầy-đủ CHỦNG-TRÍ y như Phật không sai khác. Nhưng bởi mong cầu và Hạn-Lượng phân-chấp : CÓ- KHÔNG. TRÊN-DƯỚI . TRƯỚC-SAU ngăn-biệt nên bị-biệt. Thành thử Tâm-ý hẹp-hòi, Trí-Tuệ nông cạn, Hiểu-Biết nhỏ-nhen. Do lẽ ấy nên thiếu-khuyết sanh sợ-sệt chẳng dám tạo đầy đủ 32 áo Đại-Giáp, Tự tạo phần nào chỉ mong cầu hưởng phần đó thôi. Vì sao?  Vì chấp nơi CÓ-KHÔNG CÒN-MẤT mà sợ vậy.

NGÀI CHƠN-BIẾT sự ĐỒNG-CHỦNG-TRÍ của Chúng-Sanh chẳng thiếu với Ngài, Nên Ngài bèn chỉ thẳng với chúng-sanh rằng : “TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH. CÁC ÔNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH”.  đặng làm cho Chúng-Sanh mạnh-dạn Phát: ĐẠI-BI-TÂM. ĐẠI-TRÍ-TÂM và ĐẠI-DŨNG-TÂM làm cho Tâm không quái-ngại mà tu-hành Hạnh-Nguyện trên đường LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA, đặng tạo áo Đại- Giáp kiên-cố trùm-khắp mà đặng Thành Phật-đạo .

Đối với Phật Ngài chỉ bày chẳng thiếu sót trong TAM-TẠNG Kinh và diễm nói còn nhiều hơn thế nữa. Từ bậc chưa độ đặng độ, từ bậc chưa tỏ đặng tỏ-ngộ, Từ chưa đặng áo Đại-Giáp mà tu-tập đặng áo Đại-Giáp lần lượt đặng thọ-ký thành-Phật. 

Ngài là Bậc TRI-ĐẠO, Ngài là Bậc THUYẾT-ĐẠO, tỏ nguồn gốc Mê Chúng-Sanh nên chỉ bày tu-học. Ngài lại QUYẾT-ĐỊNH Chúng-Sanh ĐẠI-NGUYỆN sẽ Thành-Phật . Nên Ngài mới nói trong KINH: TÂM- ĐỊA-QUÁN Phẩm Thành-Phật như sau:

PHẨM: THÀNH PHẬT  ( Trích Nguyên Văn )

Đức VĂN-THÙ thưa gởi và Tán-Thán rằng: NHƯ LAI ra đời hiếm có như Hoa-Đàm  và GIẢ SỬ NGÀI ra Đời mà nói ra Pháp nầy cũng khó. Ba Pháp BÍ MẬT Vô-Thượng pháp-luân của Tâm-Địa-Quán như thế , thực là lợi cho hết thảy Chúng-Sanh, là đường chính Chân-Thật vào NHƯ-LAI-ĐỊA và BỒ-TÁT-ĐỊA. Nếu Chúng-Sanh nào không tiếc Thân-Mạng mà tu-hành pháp ấy, sẽ chóng Chứng được BỒ-ĐỀ.

Bấy-giờ: Đức Phật bảo BỒ-TÁT VĂN-THÙ SƯ-LỢI rằng: Nếu có Thiện-Nam-Tử, Thiện-Nữ-Nhơn nào muốn tu-tập được BA PHÁP- MÔN BÍ-MẬT. Sớm đặng Thân Công-Đức của NHƯ-LAI, Nên mặc 32 áo ĐẠI-GIÁP KIM-CƯƠNG của BỒ-TÁT mà tu Diệu-Quán ấy thời quyết CHỨNG ĐẶNG đặng PHÁP-THÂN THANH-TỊNH của NHƯ- LAI. 

Những gì là Ba mươi Hai thứ áo Giáp ấy?

MỘT là : Mặc áo Đại Giáp thụ-khổ :  Ở trong vô-lượng kiếp vì chúng- sanh chịu thay-thế Khổ cho chúng-sanh mà không chán.

HAI là : Mặc áo Đại Giáp Bất Xả : (không ngừng bỏ) Thề độ vô-lượng Hữu-Tình cho đến con sâu, con kiến cũng không bỏ.

BA là : Mặc áo Đại Giáp Bí Mật: Giác-Ngộ chúng-sanh trong giấc mộng dài Sanh-Tử , an-trí họ vào ba pháp bí-mật (Tâm Bí-Mật, Ngữ Bí- Mật, Thân Bí-Mật ).

BỐN là : Mặc áo Đại Giáp Hộ Pháp: Ủng-hộ Phật-pháp trong hết thảy thời, cũng như vang ứng tiếng.

 NĂM là: Mặc áo Kim Cương Đại-Giáp: Diệt hẳn sự khởi lên hai KIẾN: HỮU-VÔ  (Có-Không) và hết thảy phiền-não.

SÁU là : Mặc áo Đại-Giáp Năng-Xã: Dù đầu, mắt, tủy, óc, vợ, con, ngọc báu…. có người xin đều xã cả.

BẢY là : Mặc áo Đại Giáp Năng-Thí: Hết thảy đồ vui trong nhà hưởng thụ, quyết không Tham-Trước, đem cho tất-cả.

TÁM là : Mặc áo Đại-Giáp Năng-Trì : Hay giữ Tâm tu Tịnh-Giới của Bồ-Tát và không rời Hạnh Đầu-Đà .

CHÍN là :   Mặc áo Đại-Giáp Nhẫn-Nhục: Gặp các Duyên trái-ngược như : nhục-mạ, đánh-đập… vẫn không báo thù.

MƯỜI là : Mặc áo Đại-Giáp Hồi-Tâm: Giáo-hóa những bậc Duyên-Giác Thanh-Văn khiến họ Hồi Tâm đi về Nhất-Thừa.

MƯỜI MỘT là:Mặc áo Đại-Giáp Tinh-Tiến :Tinh-Tiến độ các hữu-tình, ví như gió lớn ngày đêm không nghỉ.

MƯỜI HAI là : Mặc áo Đại-Giáp tu-hành Giải-Thoát Tam-Muội : Thân- Tâm Tịch-Tịnh, miệng không phạm lỗi.

 MƯỜI BA là : Mặc áo Đại-Giáp Bình-Đẳng : Làm ích lợi cho chúng- sanh, coi Sanh-Tử và Niết-Bàn không có HAI KIẾN .

MƯỜI BỐN là: Mặc áo Đại-Giáp Dữ-Lạc : ( cho vui): Đem Duyên Đại-Từ làm ích-lợi cho mỗi loài, luôn luôn không chán bỏ .

MƯỜI LĂM là : Mặc áo Đại Giáp Bạt Khổ  (nhổ khổ): Đem Vô-Ngại Đại-Bi cứu-nhiếp hết thảy không hạn-lượng.

MƯỜI SÁU là : Mặc áo Đại-Giáp Đại-Hỷ: Đối với chúng-sanh không oán-ghét, luôn luôn làm sự lợi-ích.

MƯỜI BẢY là :  Mặc áo Đại-Giáp Đại-Xã: Tuy làm Hạnh Khổ không sợ nhọc mệt, luôn luôn không thoái-chuyển.

MƯỜI TÁM là : Mặc áo Đại-Giáp Bất-Yếm: (không chán) : Chúng-sanh có sự đau khổ lại nơi Bồ-Tát, Bồ-Tát chịu thay khổ cho chúng-sanh kia mà không chán-ngán.

MƯỜI CHÍN là : Mặc áo Đại-Giáp Giải-Thoát Năng-Kiến: Sự xem-xét trông rõ-ràng như xem quả A-Ma-Lặc (quả Vô-Cấu Thanh-Tịnh) trong bàn tay, như vậy Giải-Thoát được sự Thấy. 

HAI MƯƠI là : Mặc áo Đại-Giáp Vô-Trước: (Không chấp- trước) Thấy thân ngũ-uẩn như bọn Chiên-Đà-La (đồ-tể) tổn hại việc Thiện.

HAI MƯƠI MỐT là : Mặc áo Đại-Giáp Yếm-Xã: (Chán bỏ) Thấy mười hai nhập (6 căn, 6 trần) như làng xóm trống, thường mang lòng sợ-hãi.

HAI MƯƠI HAI là : Mặc áo Đại-Giáp Đại-Trí: Thấy mười tám giới cũng như huyễn-hóa (6 căn, 6 trần, 6 thức) không có chân-thực.

HAI MƯƠI BA là : Mặc áo Đại Giáp Chứng- Chân: (Chứng Lý Chân Như) Thấy biết hết thảy pháp đồng trong Pháp Giới.

HAI MƯƠI BỐN là : Mặc áo Đại-Giáp Xuất-Thế : Che điều ÁC của người, không giấu lỗi Ác của mình, chán bỏ ba cõi.

HAI MƯƠI LĂM là : Mặc áo Đại-Giáp Hóa-Độ: Như Đại-Lương-Y Vương hợp bệnh cho thuốc, Bồ-Tát tùy-nghi mà diễn-hóa.

HAI MƯƠI SÁU là : Mặc áo Đại-Giáp Quy-Nhứt: (Về Một không Hai) Thấy Chân-Thể của Tam-Thừa kia vốn không khác cứu-cánh Đồng-Qui về nơi MỘT Chân-Như Nhất-Thừa Phật-Quả.

HAI MƯƠI BẢY là : Mặc áo Đại-Giáp Độ-Nhân: (Độ Người) Nối ngôi Tam-Bảo-Chung khiến không đoạn-tuyệt, quay xe Diệu-Pháp độ người.

HAI MƯƠI TÁM là : Mặc áo Đại-Giáp Tu-Đạo: PHẬT đối với chúng sanh có ân-đức lớn, vì muốn Báo-Ân Phật nên cần phải tu Phật-Đạo. 

 HAI MƯƠI CHÍN là : Mặc áo Đại-Giáp Vô-Cấu: (Bất-cấu không nhơ) Quán bản-tánh hết thảy Pháp không tịch, không sanh, không diệt.

BA MƯƠI là  : Mặc áo Đại-Giáp không ngăn-ngại: Ngộ VÔ-SANH PHÁP-NHẪN, được Đà-La-Ni nhạo-thuyết biện-tài Vô-Ngại.

BA MƯƠI MỐT là : Mặc áo Đại-Giáp rộng hóa Hữu-Tình: Khiến cho họ đặng ngồi dưới cây Bồ-Đề chứng PHẬT-QỦA NHẤT-VỊ.

BA MƯƠI HAI là : Mặc áo Đại-Giáp trong một Sát-Na: Tâm tương-ứng với Bát-Nhã, chứng-ngộ Đại-Pháp Vô-Dư trong ba đời .

Thế gọi là BA MƯƠI HAI thứ Kim-Cương Đại-Giáp của Bồ-Tát. Nầy Bồ-Tát Văn-Thù Sư-Lợi! Nếu có Thiện Nam-Tử, Thiện-Nữ nhơn nào THÂN mặc áo giáp-trụ Kim-Cương như thế, nên chăm tu tập Ba Pháp BÍ-MẬT. Trong đời hiện tại đủ Phúc-Trí lớn, mau chứng được VÔ-THƯỢNG CHÁNH-ĐẲNG BỒ-ĐỀ.

Trích theo Kinh TÂM-ĐỊA-QUÁN, Đức Thích-Ca Ngài chỉ bày diễm nói như vậy. Các Bậc tu-hành cần phải chịu ĐẠI-NGUYỆN tất-cả trên đường tu, gặp duyên Thuận-Nghịch của các Pháp thời Tâm buông xuôi, Ngữ buông xuôi để cầu CHÁNH-GIÁC. 

                                            TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN

 

 

BÀI THỨ MƯỜI TÁM :PHI – NHÂN – DUYÊN

 PHI Nhân – Duyên là một PHÁP mà Chư Bồ-Tát cùng Bậc Chánh- Giac đã thấu tỏ. Các Bậc ấy thường thâm-nhập PHI-TỨC và TỨC-PHI không lầm lấy một Pháp. Nên Vô-ngại tự-tại Thân-Tâm VIÊN-TỊCH ra vào VIÊN-GIÁC. Bởi vậy nên tất cả việc làm, cùng với cử-chỉ đều vì Hạnh-Nguyện Độ- Sanh khó nghĩ bàn hay phê phán đặng.

Lúc vì Bổn-Nguyện nên chư Bồ-Tát chơn-giác vẫn đồng nương theo Nhân-Duyên pháp, lại thường nói Pháp NHÂN-DUYÊN làm cho Chúng-Sanh không nhàm-chán Đạo-Tràng mà rời bỏ trên con đường tu- Phật. Trong một Thời-gian đầy sự hiểu-biết, Tánh-Tình Bình-Dị, nói năng thuần-túy, Tâm rỗng-rang , Lại Ý-chí Kiên-Dũng đầy đủ Đức-Tin con đường Tri-Kiến Giai-Thoát. Trong khi ấy các Nghiệp đảo-vọng lần lần tiêu-giảm. Chư Chánh-Giac tùy thuận theo đó mà nói Pháp PHI- NHÂN-DUYÊN, để Chúng-Sanh tự-tỏ Phá-chấp NHÂN-DUYÊN pháp. Đó chính là một phương-tiện làm cho Chúng-Sanh chẳng chấp-Pháp mà rõ-biết sự tu-hành là một phương-tiện cứu-cánh Giải-Thoát, Chớ chẳng phải tu để vào mắc trong Nghiệp-Tu vậy.

Do đường lối chỉ bày khéo của Bậc TRI-ĐẠO và khéo THUYẾT-ĐẠO, nên từ MÊ-LẦM tu đến KHÔNG-LẦM, từ chấp pháp Nhân-Duyên tu đến Phi Nhân Duyên cũng không. Biết thấu PHI-TỨC liền-lạc sự TỨC- PHI hoàn toàn không tập-khởi mà vào chơn-giác.

Sau đây là PHẨM PHƯƠNG-TIỆN vì Tình-Thương Duy-Nhất, vì HÀNH-NGUYỆN Độ-Sanh của Chư Bồ-Tát và Chư PHẬT, phơi bày tất cả sự Phi-Tức cùng Tức-Phi Nhân-Duyên hay Phi- Nhân-Duyên trong các Pháp vì sự lầm mê đảo-loạn mà tùy thuận nương chìu để diễm nói làm cho Chúng-Sanh tu-hành đặng chơn-giác. Chớ thật ra Chư Bồ-Tát cùng Chánh-Giác chẳng có chi gọi là Pháp-Phật. Vì Chúng-Sanh mà có Phật-Pháp vậy.

        PHẨM PHƯƠNG-TIỆN :

Vào thời Quá-Khứ A-Tăng Kỳ-Kiếp nọ. Có Trưởng-Giả tên KIÊN-ĐỀ- NI bị-sanh trong một nước. Nước ấy DÂN-CƯ đông đảo, nhưng cực- khổ vì MƯA không thuận, Gió chẳng hòa, thường bị Thiên-Tai Thủy- ách. DÂN-CƯ thì đa số Nghèo-cực ít kẻ Giàu-Sang, Nhọc-Nhằn hơn là Sung-Túc. Mỗi một ngày chưa Vui trong một lúc, Mỗi một tháng chưa hưởng Sướng được một ngày. Mỗi một NĂM chưa đặng an-vui trong một tháng. Phần nhiều Yếu-đau hơn lành-mạnh, Lo-Sợ hơn Sống-yên, Phiền-não hơn Sướng-Vui. Vì lẽ ấy nên DÂN-CƯ tranh giành bởi mong sao tấm thân Nhàn-hạ. Thù-hận vì món-ăn manh-áo, Chém-giết vì được- mất hơn thua. Nhai-Nuốt vì thèm-khát, Dâm-Dục bởi ước-mơ. Dân-Cư không ngừng sự đòi hỏi mà tự gây tạo trả vay cùng vay trả vậy.

Trưởng-Giả KIÊN-ĐỀ-NI được một cái là Giàu-Sang sung-sướng hơn DÂN-CƯ. Ý-Chí và Tâm-Tánh rộng rãi hơn DÂN-CƯ. Biết thương đám Dân-Cư vì bị-nghèo. Nên chi Trưởng-Giả thường giúp đở bằng mọi cách nhưng với mức độ có hạn, không thể cứu-giúp theo chí-nguyện của Trưởng-Giả .

Trưởng-Giả thường quan-sát hay suy-nghĩ nhận xét thấy DÂN-CƯ các khía cạnh như : Lam lũ vì ý chí yếu-hèn, Thấp thỏi trong các Nghề- nghiệp của mưu-sanh. Trưởng-Giả càng ngày lại càng tỏ-tình thương- hại.

Một hôm Trưởng-Giả nghĩ thầm và quyết định tự nói: TA không thể ngồi yên mà suy nghĩ khi DÂN-CƯ SANH-TỬ BỆNH-KHỔ. TA phải làm và phải tìm phương thức cứu nguy. Chí nhất-định xong bèn thu xếp Hành trang tìm cho đặng Ngọc LƯU-LY HOÀN-CHÂU đem về giải- ách. Trưởng-Giả bước ra khỏi cửa: Bèn ngước mặt lên hư-không tỏ-bày sự cao-cả chung-cùng tròn-khắp, êm-ấm bất-tận với mọi người có những gì đem lại Dân-Cư. 

Trưởng-Giả mỗi một mình nhắm hướng Đông đi mãi. Ngày… Tháng… lần qua theo gót chân trưởng-giả… . Khi qua khỏi Rừng lúc qua khỏi Núi, cùng với Chim hót Gió đưa trong Ba-Năm ròng rã. Đến một con Sông rộng, choáng lối đi chẳng còn cách gì đi đặng nữa. Trưởng-Giả liền vào khu rừng bên cạnh lấy Sáu Khúc cây đóng BÈ chắc-chắn và một gậy Trúc làm sào lướt qua SÔNG CÁCH…

Thân Tâm Trưởng-Giả êm-dịu đến bãi cát vàng xinh-xắn, gió mát cảnh vui, muôn màu tươi-sáng. Trên bãi có một ngọn Tháp óng ánh mái-vàng. Trưởng-Giả từ từ đi đến, thấy có Tấm-Biển đề hai chữ BẢO-CHÂU. Trưởng-giả lòng mừng bước vào có VỊ SƯ đã đón sẵn.

Hai bên chào hỏi đầy đủ nghi lễ và cùng nhau ngồi thứ lớp Trưởng-Giả đứng lên nghiêng-Mình xá Vị Sư: Thưa gởi tất cả Ý-Định của Mình và mong tìm Lưu-Ly Hoàn-Châu về cứu-giúp DÂN-CƯ đang bị: Sanh- Tử Bệnh và Khổ, đặng lành-mạnh an-vui giàu-sang bất-tận. Vị SƯ bình dị lại thong thả nói: Nầy Trưởng-Giả, ở đây chẳng thiếu chi Châu Báu, chẳng thiếu chi Ngọc Bích Trân-Châu, chẳng thiếu chi Cành-Vàng Hoa- Ngọc, chớ chẳng riêng gì Lưu-Ly Hoàn-Châu của Trưởng-Giả vừa nói. Nhưng các Châu-Báu ấy nó có thể làm cho Vui Thích một hồi rồi cũng chán. Nó có thể làm cho Áo-Đẹp Nhà-Sang, rồi cũng không ngừng lòng Tham-Muốn. Nó có thể cung-cấp cho các món-ăn ngon-ngọt rồi cũng nhàm, chớ không tồn tại vì viễn-vông, chớ không giải khổ đau vì Sanh- Tử. Nó chẳng tận cùng của tập-khởi não-sanh, nó chỉ ĐỘ một đoạn đường vì Công-Đức. Vì sao? Vì nó còn SẮC-VỌNG.

Trưởng-Giả nên qua khỏi BIỂN-CẢ NĂM-MÀU không mắc miếu đến ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ mà thọ-lãnh HOÀN-CHÂN BẤT-BIẾN. Nói xong Vị SƯ chu cấp tất cả các vật dụng, đưa Trưởng-Giả đến bờ biển Năm-Màu, Trưởng-Giả lòng không nghi-kỵ, Vị SƯ lại lấy trong tay áo ra Chiếc-Thuyền xinh-xắn nhẹ-nhàng đặt trên mặt-biển.

Hai bên cáo biệt nhau và cầu chúc nhau xong, Chiếc-Thuyền nọ trở thành to-lớn đầy đủ tiện nghi cho Trưởng-Giả. Thuyền xuôi dòng trên mặt nước, qua Năm Màu sắc lạ lùng như: NGHI, SỢ-SỆT, NÔN- NÓNG, MONG-MUỐN cùng NGẪN-NGƠ. Nhưng đối với Trưởng-Giả vì Tình duy-nhất chẳng riêng tư, không cầu cạnh, Nhất Tâm BI- DŨNG,  HẠNH-NGUYỆN độ-Dân, nên không chán-nản, chẳng hoài- nghi, lướt qua các ngọn Sóng diễn từng màu thay-đổi Tâm không Sờn, Ý chẳng động-vọng, trọn 49 ngày đêm, Qua Bờ Bên Kia .

Khi Trưởng-Giả vừa đặt chân lên Bờ, Trưởng-Giả tự nói: Lạ thay! Lạ thay! Không còn ngọn gió đảo-điên, chẳng còn tối-tăm mờ-mịt. Không còn Thân-Tâm động-vọng. Chẳng còn tập-khí viễn-vông, Không còn Nghi-Ngờ hai-pháp, chẳng còn phân đôi Thân-Cảnh. Không còn để nói duy-nhất Có-Không. Đâu là PHI? Đâu lại TỨC? Đâu đâu trùm-khắp Viên-Dung, khó nói, khó bàn, khó biện-Minh ra đặng. Vì sao? Vì vượt tầm lý-luận, vượt-tầm hiểu-biết nói năng, duy chỉ có Sở- Đắc mà thôi.

Trưởng-Giả ngồi yên lặng, Quan-sát DÂN-CƯ trong nước bị-Sanh, trong cảnh bị-giới. Trưởng Giả thật biết BỔN-LAI nguồn gốc không đảo-vọng, không tranh-giành phân-biệt, không chia-rẽ thù-hằn, không chém-giết nuốt-nhai, không chê-khen phải-quấy, Không ái-nịch gần-xa, không đắm-say thiện-ác, không đạo-đức cũng không lìa bỏ đạo-đức. Tất cả thảy đều VIÊN-TỊCH  ĐẲNG-MINH  Chánh-Giác, vẫn khó bàn, khó nói, vượt tầm biện luận, không Hai chẳng khác sai Vô-Thượng.

Trưởng-Giả lại Chân-Biết: DÂN-CƯ bị-sanh trong nước. Nước ấy hiện- hành có Bốn Con- QUÁI. Bốn con ở bốn nơi: Đông-Tây Nam-Bắc. Bốn con Quái ấy ngày-đêm thi nhau phun hơi-độc làm cho DÂN-CƯ biến TÁNH Chân-Như trở thành NÓNG-LẠNH LỘNG-HÀNH. Bốn Tánh ấy nó cũng là Cái- Muốn và Nghĩ làm theo ý-nghĩ, trở thành Tư-riêng vị- kỷ thành thử có muôn ngàn vạn pháp gọi là NGHIỆP, chớ Dân không có Nghiệp (do vậy Phật nói chúng-sanh bị-nhiễm độc mà mê lầm) lại lầm nhận là Mình. Bốn chất độc ấy nó cũng thành SÁT-ĐẠO-DÂM, chớ Dân Cư Bổn Lai không có Sát-Đạo-Dâm, nhưng nhận là Mình thành có Sát-Đạo-Dâm. Chất độc nó là một mối giềng đối-đải không ngừng, chớ dân không có Đối-Đải, vì trót Mê mà có đối-đải. Vì Tập-Khởi và Chấp-nhận nên bị nhiễm Sanh-Tử Luân-Hồi . 

Bốn con Quái ấy nó lại phun-hơi độc lên hư-không và Biển-Cả. Nên trên Hư-Không có từng đám-mây buông-tỏa, có Năm Màu-Sắc chuyển-xây, có gió lộng không ngừng, có đốm-sao cùng-khắp biến-thể Mặt-Trời, mặt Trăng tiêu-biểu cho Tối-Sáng Đêm-Ngày .

Dưới nước có Sóng-Nghiệp diễn thao tượng-trưng cho Thế-Gian lăn lộn các Nghiệp không ngừng, khổ sướng tranh-nhau và vẫn có năm màu  không khác với hư-không vậy. 

Còn nơi đất liền nhà cửa Dân-Cư vì điên-loạn mê mờ trở thành Sắc- Thụ-Tưởng HÀNH-THỨC chung lại Ngũ-Ấm Lục-Trần hay còn hơn thế cũng vì Đảo-loạn thọ-chấp nên hình quay cuồng tham-muốn. Trưởng-Giả lại biết tỏ-rõ tận cùng nguồn-gốc Tử-Sanh thay phiên đổi lớp, diễn-biến từng Cảnh, vì tập-khởi mà thành, vì chấp vọng ái-nịch trong Nhân-Duyên mà bị, diễn nên tấm tuồng Vợ-Chồng, Con-Cái Lớn- Nhỏ Bà Con Nội-Ngoại quyến-thuộc quay-quần trong tình Đồng- Nghiệp, Trưởng-Giả chân-biết tỉ-mỉ cùng khắp tận từ không thiếu sót mảy may, bèn đứng dậy phủ áo đâu đấy xong xuôi lấy chiếc Thuyền thâu nhỏ bỏ vào tay áo, bước một bước về đến nhà.

Lúc bấy giờ Dân-Cư hay tin Trưởng-Giả đã về và đã tìm đặng nhiều báu-vật bố-thí cho Dân. Họ cùng nhau bàn tán, nào là cả gánh, cả khiêng, cả bao cả bọc, mỗi người được một viên thì giàu-sang vô kể. Họ mới sắp đặt từng lời nói, từng cử-chỉ để biện-minh Gia-Cảnh mong được sự cứu-giúp nhiều hơn.

Khi bàn định xong đâu vào đó, họ bèn cùng nhau đến nhà Trưởng-Giả. Kẻ nói chuyện nầy, người kể cảnh nọ, đua nhau mà bày tỏ. Trưởng-Giả bình-tĩnh để cho Dân-Cư bày tỏ đâu vào đó xong, Trưởng- Giả bèn đem chuyện thật ra mà nói, Dân-Cư thảy đều ngơ-ngác nản-chí nên chẳng hiểu đặng, nghe đặng mảy may nào, lại thêm buồn ngủ, kẻ ngáp dài, người thời ngứa-ngáy bồn-chồn, cùng nhau bỏ ra về chẳng còn lấy một người ở lại.

Trưởng-Giả mới nghĩ: Lạ thật! Lạ thật! Tại sao Dân-Cư chẳng nghe được lời TA nói? Chẳng TIN TA chân thật? Tại sao nói thật tướng không thọ lãnh đặng? Ta chỉ bày mối lợi vô kể mà không nhận, lại đòi hỏi cái điên-cuồng nhỏ-nhen không bền chắc? Tại sao vậy? Vì sao vậy?

Trưởng-Giả lại quan-sát: Từ trên đến dưới, từ trong ra ngoài, từ sơ- nhiễm đến tập-nhiễm, từ sơ-khởi đến tập-khởi, từ khởi-tín đến TIN- VÂNG, từ ưa-muốn đến không-muốn, từ không-muốn đến đặng-muốn, từ chưa nghe đến đặng nghe , từ chưa thấy đến đặng Thấy, từ chưa biết đến đặng biết. Từ một Pháp đến Vạn-pháp lầm chấp, nhận lãnh mà điên-loạn, theo sự điên-loạn mà khởi-muốn cũng điên-loạn nên bị-sanh chịu-tử phải xuôi dòng trong di-chuyển mà luân hồi Sanh-Tử.

Trưởng-Giả soi-khắp các Căn-Nghiệp điên loạn ưa-muốn không đồng của DÂN-CƯ vì tập-nhiễm thanh thô nhiều ít, nên phát-sanh khôn-dại Tốt-Xấu Giàu-Nghèo mà tượng-trưng cho Chánh-Báo Y-Báo cùng Phước Báo để trả vay. Mỗi mỗi không sai chạy vì Bốn Con-Quái làm chủ ban cho nhiều ít. Phun hơi-độc hóa-sanh sanh-hóa. Nó lại làm cho tất cả vật dụng Cây-Lá biến thành muôn hình vạn cách cho Dân-Cư ăn thôi ngoài ra chẳng có chi là khác cả.

Trưởng-Giả đã quan sát tất cả chu-đáo, bèn giả làm điên-loạn cho phù- hợp thích-nghi từng lớp Dân-Cư, làm cho Dân-Cư ưa-thích dùng phương-tiện ấy để dìu-dắt Dân-Cư đặng qua Bờ Bến-Giác thụ-lãnh HOÀN-CHÂN là mục-đích chính của Trưởng-Giả vậy.

Trưởng-Giả mới hô hào: TA ĐẶNG HOÀN-CHÂN, TA ĐÃ CHÁNH- GIÁC. Các ông Mê Mờ , vì Vô-Minh che lấp Sanh-Tử Luân-Hồi. Muốn đặng như TA phải TIN-TA chỉ bày Nhất-Tâm Kiên-Dũng đặng thụ-lãnh Hoàn- Chân-Thiện-Mỹ giải-thoát Tử-Sanh Thường-Còn Bất-Tận.

Từ ấy Trưởng-Giả chung cùng với đám DÂN-CƯ tùy theo căn-cơ mà diễm nói các pháp, lần lượt có kẻ nghe hơi được, có người được cùng chưa được. Trưởng-Giả dùng Nhân-Duyên làm một mối liên hệ cho Đạo-Tràng. Lấy Nhân-Duyên-Sanh làm sự tăng-trưởng trí-tuệ. Lấy pháp Tứ-Đại làm cho chẳng chìm đắm và thân điên-loạn. Lấy 36 Pháp Bất- Tịnh giảng-giải làm cho chung-cùng Bình-Đẳng . Lấy Vô-Ngã làm pháp né tránh chỉ chỗ điên-loạn Dân-Cư. Trừ giảm ái-nịch mà nói pháp Vô-                          Thường, giải hận-thù mà nói pháp Đại-Bi. Mở tâm Bủn-Sẻn nói pháp Bố-Thí , phá tánh buông-lung mà nói pháp Tinh-Tấn Nhẫn-Nhục. Trên con đường chỉ dạy cho Dân-Cư khi Thuận lúc Nghịch, khi khen lúc chê, tùy tùy theo để diễm nói, miễn cho Dân-Cư Trí-Tuệ Tăng-Trưởng Tâm-Ý rỗng rang tánh Bình-Đẳng, sáng soi Nghiệp-Thức cùng Vọng- Khởi của Bốn CON QUÁI mà mình lại lầm nhận . Sau khi Tỏ-Biết không còn lầm nó nữa gọi là Tỏ-Tánh cũng gọi là GIẢI THOÁT của: CHỈ-ĐỊNH DUY-NHẤT vậy.
Khi ấy đặng Tự-Tại Vô-Ngại vì RÕ các Pháp. Cũng như kẻ rõ biết mình Có bệnh điên-loạn vì bị nhiễm độc do bốn con Quái nên chữa đến KHÔNG còn bệnh. Chớ chẳng phải chính BẢN-THÂN của mình không đâu. Chẳng khác KHÔNG TA trong thời điên-loạn, CÓ TA Chánh-Giác chung cùng trùm-khắp bất nhị. Lắm bậc CHẤP-KHÔNG vì chưa Tỏ- Tánh nên bị sa vào Phi Phi-Tưởng .

Lúc ấy Trưởng-Giả biết tầm hiểu biết DÂN-CƯ bèn nói pháp PHI- NHÂN-DUYÊN và chỉ bày HẠNH-NGUYỆN, để rõ lối Mê Lầm của mình, đặng Sạch-Nghi qua Bờ Bến Giác vậy.

Bấy giờ NHÀ VUA nghe tin Trưởng-Giả tìm đặng CHÂU-QUÝ Báu- Lạ, nhà Vua bèn nghị-bàn với các QUAN. Qua ngày hôm sau cùng với Hoàng-Hậu Thái-Tử Cung-Nga Mỹ-Nữ và Quan-Quân đem theo Ngựa- xe Lọng Phướng và Voi Lạc Đà để chuyên chở hành-trang. Lại tất cả Nam-Nữ trong Cung và ngoài Thành đồng đi theo Nhà-Vua đến nơi Trưởng-Giả để cầu hỏi.
Trưởng-Giả đã biết Nhà Vua đến, nên Ngài bảo DÂN-CƯ đâu đó ngồi êm bất động, Một khẻ không khua, duy chỉ có Gió vẫy cành cây, mây luồng theo gió.
Nhà Vua cùng tất cả đến nơi, để ngựa-xe voi lạc-đà mà đi bộ. Nhà Vua vừa đi vừa nghĩ thầm:  TA chưa bao giờ đặng chốn êm-lặng như thế nầy, chưa bao giờ để cho cây-cỏ sống tự-nhiên, chưa bao giờ để cho CUNG- NGA yên-giấc, chưa bao giờ để tiếng-nhạc nghỉ ngơi, chỉ trừ khi Ta êm- giấc. Nhà Vua lại nhìn, xét các Quan Hầu, các quân lính cùng khắp mọi người chìu-chuộng Nhà Vua, chăm-sóc Nhà Vua từng ly từng tí, chẳng khác nào nuôi nấng trẻ sơ sinh, gìn-giữ bảo-vệ nhà Vua chẳng hơn người bị canh gác trong một qui định của thiên-nhiên bắt buộc. Nhà Vua nghĩ đến đó liền đưa tay khoát QUAN-QUÂN HẦU-CẬN dừng bước đi sau, để Nhà Vua tự do đi trước. Khi đi Nhà Vua thầm nghĩ nhận thấy khoan khoái lạ thường, thung-dung vô kể. Nhà Vua lại tự cho là BÁU LẠ giúp ta chăng, liền có một sự vui-vẻ cực-kỳ làm cho Thân-Tâm kính mến.

Nhà Vua đến trước Trưởng-Giả cung-kính vái chào, Trưởng-Giả nghiêng mình đáp lễ, Vua Quan thứ lớp ngồi yên đâu vào đó. Nhà Vua bèn đứng dậy thưa hỏi: Tất cả các Châu-Báu mà Trưởng-Giả tìm đặng có vật nào là quý hơn cả? Vật ấy có pháp-lạ chi chăng? Trấn an thế nào? Bền bĩ đến đâu? Xin Trưởng-Giả giải đáp.
Trưởng-Giả nói : Kính thưa NHÀ VUA, các Báu tôi tìm đặng rất nhiều không thiếu sót, vật nào nếu hợp việc dùng thời quý hơn cả: Cũng pháp lạ vô cùng, cũng trấn-an trộm-cướp, cũng bền-bỉ bất tận. Nhưng có một cách lạ-lùng, cho mà không lấy được. Vì sao?

Vì Tự-Hạ Phàm-Phu, Tự Tăng Thánh-Sống 
Gìn-Giữ CỦA-MÌNH, Cho Ta là PHẢI
Đuổi bắt Hư-Danh,  Theo toàn Vọng-Ước
Bất-Tín Hồ-Nghi, Cản ngăn sự lành

Những cái ấy, nó làm cho Không Thấy đặng  Không Nghe đặng lại Không Biết đặng của Châu-Báu, thời làm sao mà thọ-lãnh?

Nhà Vua thưa hỏi: 
Làm thế nào đặng THẤY? Làm thế nào đặng NGHE ? Làm thế nào đặng BIẾT ?
Trưởng Giả nói: 
Muốn THẤY Vật lạ, Phải làm SỰ lạ ,
Pháp lạ khó NGHE, Nhà VUA phủ-xả ,
Tất cả THIỆN-ÁC, TÂM-Ý rỗng-rang , 

Để nghe tôi nói: Nhà Vua bèn ngồi yên Bất động.
Trưởng Giả nói:

Nầy NHÀ VUA:

Chỉ-Quán Thân-Ta. Như chết chưa chôn,
Buông-xuôi Thương-Ghét,  Quan-Sát Thế-Gian
Quá-MUỐN thành Tham,  Điên-loạn Dọc-ngang 
Nên thành Thuận-Nghịch,  Luyến-yêu Ái-Nịch 
Xoay chuyển mù mịt,   Được Mừng, Mất giận
Riêng TA không Hận.   TÂM-Ý rỗng-rang
Tánh-THẤY Quân-Bình,    Báu hết rung rinh 
Gọi là NHÃN-TỊNH,   Đó là CÁI THẤY 

CÁI NGHE:

Nghe Pháp lạ không NGHI,   Cũng không nhàm chán
Cầu Tiến không ngừng ,  Ví người mài Gươm báu
Miễn Bén là hơn,   Đặng CÁI NGHE Bất-Nhị

CÁI BIẾT:

Biết nhỏ chẳng chê, Biết lớn không Mừng
Biết nhiều chẳng Phách, Biết lắm không thôi
Chừng nào Chánh- Biết, Mà Đắc Tận-Biết
Thọ-lãnh HOÀN-CHÂN THIỆN-MỸ

Nhà Vua nghe xong mừng rỡ liền đảnh-lễ Trưởng-Giả và nói: Chưa bao giờ được Nghe, nay đặng Nghe, Chưa bao giờ Thấy những cái khó làm, nay Quyết Làm, Chưa bao giờ muốn Biết những cái khó Biết, nay quyết Biết.

Nói xong Nhà Vua bèn hỏi các DÂN-CƯ các Pháp nào đã đặng? Các món nào đã đến? DÂN-CƯ đồng thưa với Nhà Vua:

Cái ĐẶNG đều khó đem bày
Lần hồi Được-Biết mới hay kia mà
Nào đem Tỏ-Nói chỉ ra 
Nhất-Tâm BI-TRÍ,

 Rõ hòa CHÂN NHƯ.

Nhà Vua nghe xong lại hỏi tất cả Hoàng-Hậu Thái-Tử cùng với Quan Quân và Cung Nữ, ai muốn về TRIỀU thì tự-ý về. Tất cả đều thưa: Muôn tâu Bệ Hạ, Bệ Hạ cho chúng tôi đồng ở lại, một là gần Trưởng- Giả để học NGHE-THẤY-BIẾT Bản-Thân , hai nữa gần Bệ Hạ để hôm sớm cùng nhau cho trọn-nghĩa Quân-Thần.

Nhà VUA nói: Ta khá khen cho các ông, biết chọn Bản-Chân mà xa lìa Danh-Lợi, Cầu Giác hơn cầu giàu-sang hư-vọng. Vậy các ông cùng ở lại.

Từ đó, ở lại tu-tập Trưởng-Giả chỉ bày không thiếu sót. Khi đặng TIN- VÂNG-KÍNH trọn-vẹn thuần-túy, Trưởng-Giả và tất cả ra đi.

Vẫn qua các khu-rừng và các dãy Núi như trước, vẫn lướt khỏi SÔNG- CÁCH… lên đến bãi cát Vàng, thời ngọn tháp BẢO-CHÂU đương nhiên to lớn Mái-Tháp trổ ánh-vàng rực-rỡ, cây cảnh tươi-vui êm-dịu, tiếng nhạc du-dương, các loài chim như Khổng-Tước, Oanh Võ kêu vang mừng rỡ, muôn màu sắc đều có Hào-Quang soi sáng Dân-Cư cùng tất cả nhẹ-nhàng khoan-khoái khó mà kể đặng.

Khi ấy có một số Dân-Cư quá ư mừng rỡ mến tiếc phân-vân, liền đến van xin Trưởng-Giả cho được ở lại nơi đó mà tu. Trưởng-Giả vừa đồng- ý ưng chịu, tức thời cũng trong lúc đó trên ngọn Tháp bỗng tiếng Chuông-ngân vang dậy, mùi hương bay tỏa khắp nơi bãi cát vàng trở thành Muôn-Châu vạn-ngọc.

Nhà Vua cùng Dân-Cư thưa hỏi: Kính thưa Trưởng-Giả, vì nhân-duyên gì mà nơi đây lại có các Châu hiện-khắp, có hương và hào-quang tô- điểm muôn màu, khi Trưởng-Giả ưng chịu cho một số xin ở lại. Trưởng- Giả nói: Các Ông cũng nên biết rằng: Số xin ở lại là vì SẮC-VỌNG chưa liền, Tập-Khởi chưa hết, mong muốn chẳng sạch mến-thương luyến tiếc, xin ở lại để mà tu. Khi các bậc ấy tu xong sẽ THẤY, sẽ BIẾT, sẽ gặp Vị Đại-Giác đưa qua Bờ bên kia vậy.

Trưởng-Giả nói xong bèn với tất cả mọi Dân-Cư Nhà Vua đều ra đến Biển NĂM-MÀU, lúc ấy tất cả thảy đều không còn lấy một nghi-ngại nào cản-ngăn hay xâm-chiếm đặng. Vì nhờ như vậy nên rỗng rang bình- dị. Trưởng-Giả bèn lấy trong tay áo một chiếc thuyền, lại nhẹ-nhàng đặt trên mặt nước. Thuyền bỗng trở thành to lớn đầy đủ tiện-nghi chẳng thiếu sót. Tất cả vừa bước lên thuyền đâu đấy xong-xuôi, bỗng trên hư- không có tiếng Nhạc-Trời các Hoa-Đàm trải khắp mặt-biển. Lại có tiếng tán-thán không ngừng của các hạt-châu rơi sáng cả Biển.

Nhà Vua cùng Dân-Cư đồng thưa hỏi: Trưởng-Giả mới nói: Các Ông cũng nên biết rằng: Tiếng nhạc Châu-rơi cùng những lời Tán-Thán ấy là do BỐN-VỊ HỘ-PHÁP khi còn ở nơi đây mà nói thế. Đến lúc vào Bờ BÊN-KIA BỐN-VỊ ấy chính là NHƯ-LAI-TẠNG, cũng gọi là PHÁP- TẠNG trợ duyên cho các Ông. Khi còn mê mờ BỐN-VỊ ấy giả đò làm BỐN CON-QUÁI, đó chính là một BỔN-NGUYỆN thôi, các Ông chớ nghi, chớ nghĩ bàn. Vì sao?  Vì việc làm của Như-Lai khó nói.

Các Bậc đều đảnh lễ ngồi im-lặng.

Khi vừa đến Bờ Bên Kia, đồng bước chân lên bờ đồng nhau thảy đều nở một nụ-cười bất tận. 

So vào PHẨM-PHƯƠNG-TIỆN trên đây đủ nhận thức mà rõ biết pháp PHI-NHÂN-DUYÊN đối với Chư BỒ-TÁT cùng với Bậc Đại-Giác mà thôi. Còn ngoài ra phải nương theo Nhân-Duyên Pháp tu-hành, nếu trong sự PHI-TỨC (Có-Không) chưa đặng tỏ-rõ tận-cùng, chớ nên vì lối nhận lờ mờ phá-chấp , tự sinh Tăng-Thượng để phán phê tất cả việc làm của BỒ TÁT đồng xem Kinh chỉ vào việc làm của PHẬT hay lời nói của PHẬT vội cho mình đã biết mà bị lầm .

Đối với Chư BỒ-TÁT trong thời độ-sanh vì chúng-sanh dùng tất cả phương-tiện cùng nương theo Nhân-Duyên mà chỉ bày dạy dỗ chúng- sanh khi làm THUẬN lúc làm NGHỊCH-HÀNH, hoặc giả có muôn ngàn Sở-Chấp chăng cũng không có một Chấp. Vì sao? Vì Hạnh-Nguyện mà in tuồng như vậy, chớ thật Chư bồ-tát trơn-liền không mắc miếu TỨC- PHI nên chẳng có PHI-TỨC. Vì vậy cho nên Chư Bồ-tát càng ngày càng Phước-Điền tăng-trưởng chớ không có tội, chỉ vì BỔN-NGUYỆN mà thôi.

Tất cả các Bậc tu-hành nên nương theo NHÂN-DUYÊN mà tỏ-biết Phi-Tức cùng Tức-Phi đặng vào Chơn-Giác vậy ./.

                                     NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ HIỆN-GIÁC
                              DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG-NHƯ-LAI

 

 

 

BÀI THỨ MƯỜI CHÍN :CHÁNH – BÁO

              NẾU nói về CHÁNH-BÁO, thời chánh-báo SẴN-CÓ tầm cao nhất của nó là tột-đỉnh bất-nhị . Còn quan-sát từng phần lớn-nhỏ hay Nhỏ hơn nữa thì ai ai cũng thấy đều có cả.

Ví dụ : Như Trưởng-Giả kia có GIA-TÀI Giàu-sang tột-đỉnh lại đầy đủ Phước-Đức. Đó chính là Chánh-Báo của Trưởng-Giả. 

             Trưởng-Giả có một trăm người Con, thường ngày gieo trồng sự tạo lấy Phước-Đức cùng hiểu-biết cho con, mong sau nầy làm nên y như chí-nguyện của Trưởng-Giả.

              Khi Trưởng-Giả Lâm-Chung, Gia-Tài kia chia ra mỗi người con một phần. Đến MỘT năm hay NĂM, MƯỜI năm chẳng hạn, các con ấy vẫn nương theo lời Huấn-Từ của ÔNG-CHA. Họ làm theo hoặc nhiều ít hay chẳng làm là tùy theo chí-nguyện của mỗi con, mà trở nên Giàu hay không Giàu, hoặc Nghèo tự chia ra từng phần. Đó gọi là Chánh-Báo Lớn- nhỏ tùy theo sự làm của Tài-Đức Phước-Trí đặng Thọ-hưởng lâu mau nhiều ít.

              Chánh-Báo nó lại tùy theo Chí-nguyện, tùy theo rộng-hẹp khả năng cao-thấp tầm-mức. Nếu có kẻ gặp sự vẹn-vừa theo sở-thích thì họ hào-hứng làm mà đặng, tạo lấy mà đến. Chớ không thể nào san-sẻ cho nhau về phần chánh-báo, mà san-sẻ cho nhau bằng phần học-hỏi hay tu- tập, cốt đến mức tỏ-thông hay hiểu-biết mà thành tựu nơi Chánh-Báo vậy.

             Con đường tự-tạo trở nên Chánh-Báo nó có rất nhiều cái cực kỳ mâu-thuẩn, cực-kỳ quái lạ, khó mà nghĩ bàn đến nó đặng. Nên có nhiều người cho đó là một THẦN-LINH Phù-hộ hay một Thần-Quyền ban cho mà trở nên cung-kính van xin cầu khẩn, đó là một điểm rất thường của lắm kẻ phải làm và chịu làm, không còn gì hơn để cầu Chánh-Báo.

Lại Về Luận-Giải: Thì phải có Tài-Trí Đức cùng với Thời hợp chung với Chí-nguyện mới thành đạt đặng, nếu thiếu rất khó mà nên đặng. Bởi thế nên chi có Kẻ làm biếng chẳng chịu làm vì chưa hợp theo chí-nguyện hoặc tài-năng của họ. Có người sinh sợ chẳng dám làm vì gặp việc quá tầm hiểu-biết.

Có kẻ Chí-Nguyện lớn nhưng chẳng có Tài, hay có Tài không có Đức, nếu bị thiếu khuyết như thế thì dù có Thời-Cơ đưa đến chăng cũng không làm nên được Chánh-Báo theo Chí-Nguyện của Mình, thành gọi nó là Kẻ sống trong ảo-vọng, nhiều hơn thực tại.

Về phần Đức THÍCH-CA, trước kia là Thái-Tử Tất- Đạt-Đa, sống trong CUNG-VÀNG ĐIỆN-NGỌC, có Tài-Đức vẹn-toàn. Khi đi lấy Vợ Ngài Thí-Võ chẳng ai hơn, lúc ở trong Cung có một con chim non bị tên Ngài đem nuôi nấng lành-mạnh thả chim về Tổ cùng với cha-mẹ anh-em nó.

Chí-Nguyện của Ngài lại Cao-Cống hơn tất cả các Bậc VUA CHÚA thành thử mới nhìn thấy nếp sống ích-kỷ eo-hẹp của VUA-CHÚA không vừa với Chí của Ngài. Ngài lại biết rõ cái Chảnh-Báo ấy không tồn-tại bị di-chuyển đổi thay.

Còn Chí-Nguyện của Ngài thì nếp-sống Bình-Đẳng có những cái chi để bảo-đảm sự sống Bất-Tận, làm cho SANH-TỬ-BỆNH-LÃO-KHỔ không xâm chiếm đặng Chánh-Báo. Tất cả đều đặng Trường Tồn Bất Biến. Vì Chí-Nguyện VÔ-TẬN ấy Ngài bèn có ý lìa bỏ Cung-Điện. Cũng chính Cung-Điện đối với Ngài chẳng còn ý nghĩa chi cả, vì không vẹn vừa theo sở-thích, theo chí-nguyện.

Hôm sau THÁI-TỬ ra đi. Ngài đi khắp nơi, nhưng không một nơi nào đúng theo Chí của Ngài cả, ngày kia Ngài ngồi dưới cây Bồ Đề đoạt đặng VÔ-THƯỢNG CHÁNH-BÁO.

Khi Ngài Sở-Đắc CHÁNH-BÁO VÔ-THƯỢNG. Ngài cũng bất ngờ. Vì sao?  Vì Chánh-Báo Bất-Nhị trường-tồn bất-biến vô-tận, nó chẳng phải như Ngài đã nghĩ, nó vượt tầm lý-luận, nó vượt tầm nói-năng suy-nghĩ, nó chẳng thể chỉ hay nghĩ bàn đặng.

Chính Ngài cũng tự nói: Lạ thay! Lạ thay! Thân thì Giả-Hợp. TÂM không chỗ chỉ. Vậy thì TÂM-CHỨNG hay THÂN-CHỨNG?  Té ra Chánh-Giác từ lâu, Chánh-BÁO sẵn có do Tự-Tánh mê lầm nên riêng-rẽ mỗi người một Chí-Nguyện, mà chí ấy không đồng trở-thành lớn-nhỏ, Chánh-Báo vẫn nguyên phải bị chia xẻ ra từng mảnh để phân-phát cho mỗi một người (chẳng khác sự chia Gia-Tài của Trưởng-Giả trên đã nói) cho vẹn vừa theo Chí-Nguyện.

Ngài lại quan-sát, trong thế-gian ẤN-ĐỘ và ngoài thế-gian còn hằng-hà sa số Thế-Giới, từng lớp, từng-lớp khó mà đếm các Thế-Giới ấy. Mỗi một thế-giới thảy đều có 100 vị VUA để trị vì, thì có 100 Chánh-Báo của Vị Vua ấy để thụ-hưởng. Bằng mỗi một nước có 1.000 vị Quan liền có 1.000 cái Chánh-Báo của vị Quan ấy mà thụ-hưởng.

Về THƯỜNG-DÂN đều có Chánh-Báo từng lớp, nhưng không đồng với nhau, có Kẻ Giàu Người Nghèo, Kẻ sướng Bậc Khổ. Do thế nên gọi Chánh-Báo và Thụ-Báo (Chịu-Báo) để chia Giai-Cấp lớn-nhỏ hay Trung Thượng cùng Hạ. Nhưng ngược lại: Bậc Chánh-Báo của VUA-QUAN thảy đều có Ba-lớp như thường-dân chớ không khác mấy. Đó nói về một Thế-Giới như THẾ-GIAN chẳng hạn.

Còn phỏng theo KINH-SÁCH mà nói, thì nơi Chánh-Báo Vô-Thượng có vô-lượng vô số TAM-THIÊN Đại-Thiên Thế-Giới. Mỗi một Thế-Giới có đầy đủ VUA QUAN và THƯỜNG DÂN.

Cứ tính 1.000 thế-giới như vậy là: MỘT TIỂU-THIÊN.

Còn 1.000 Tiểu-Thiên là: MỘT TRUNG-THIÊN.

 1.000 Trung-Thiên là MỘT ĐẠI-THIÊN.

Ba lần Đại-Thiên gọi là Tam-Thiên Đại-Thiên Thế- Giới.

Nếu như lấy Năng Lực cùng Chí-Nguyện của Con-Người mà suy-ngẫm, để từ Thế-Giới nầy qua Thế Giới nọ khó mà thâu-đoạt đặng một hay hai Thế Giới, huống hồ đoạt tất cả Tam-Thiên .

Mà mỗi một nước như vậy có: VUA-QUAN và DÂN. Những điểm đó làm cho Bậc tu-hành khó TIN mình làm đặng. Khó TIN mình Đến đặng mà sinh ra thờ- ơ tu cho có Chứng. Còn ngược lại cũng có những bậc tu- hành lại quá tham học theo Kinh-Sách ngỡ mình sẽ thành PHẬT nay mai mà sinh Tự-Cao Tăng-Thượng với tất cả kẻ lân-cận mình. Đó là những điều khó nghĩ của các Bậc tu-hành vậy.

Nên chi ĐỨC THÍCH-CA khi Ngài đoạt đặng VÔ-THƯỢNG CHÁNH- BÁO thì đối với Vô-Lượng Vô-số Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới là một TRÒ-CHƠI của Ngài, chớ chẳng phải là một Chánh-Báo Trường- Tồn Bất-Biến. Vì sao?  Vì Ngài tận-biết Chánh-Báo mà lãnh lấy, thì đối với hư-vọng là một trò đùa .

CŨNG-NHƯ  :

Bậc kia thấy đặng Viên Ngọc MA-NI, bèn lấy viên-ngọc, chớ chẳng thèm lấy ánh-sáng của Ngọc vậy.

Ngài lại Tận-Biết nguồn gốc mê lầm của tất cả Chúng-Sanh vì bị nhiễm- độc, có thể cứu được nếu là kẻ chịu uống thuốc giải-độc. Ngài mới dùng tất cả các phương-tiện để cứu-độ. 

CHẲNG KHÁC NÀO: Vị Lương-Y kia chửa bệnh cho Ông Trưởng- Giả nọ. Giàu sang tột đỉnh, đang nằm trong tòa LÂU ĐÀI của Ông, mà miệng đòi giàu-sang thèm khát. Bởi Tự-Tánh điên-loạn mê-sảng. Đó chính là những điểm mà Đức THÍCH CA mong đưa chúng-sanh từ mê- mờ trở nên GIÁC NGỘ.

Phần Chúng-Sanh lại ưa thích đòi hỏi Chánh-Báo giàu-sang Vua Chúa, lên cao từng lớp của Tam-Thiên mà thọ-hưởng. Ngài phải vì chúng-sanh diễm nói các Thọ-Báo của TIÊN-THẦN, các Cõi TRỜI HỶ LẠC đầy Châu Ngọc, để lần hồi đưa sự hiểu biết cho chúng sanh thay đổi Tâm Chí, thay đổi Hạnh Kiểm. Từ nơi đảo-loạn quay-cuồng trở về bình-tĩnh Nhất-Tâm, từ chỗ thờ-ơ trở thành cương-quyết, từ nơi rụt-rè sợ-hãi trở nên thù-thắng Kim-Cang, làm cho chúng-sanh dám lãnh Chánh-Báo Bất Tận vậy.

Nếu giữa thời có PHẬT, nơi Pháp-Hội Ngài chỉ bày tu-tập không thiếu sót Tuyệt-Mỹ Thượng-Thặng vẹn-toàn, trong khi ấy mà Bậc nào Trọn- Tín lãnh-hội, thì Bậc đó đồng Sở-Đắc Vô-Thượng Chánh-Báo y như Ngài không sai khác .

Ngài rất khéo tùy thuận theo căn-cơ của Chúng-Sanh mà thuyết pháp, khi tấn lúc thối, khi nâng lúc Phá-Chấp. Khi làm cho chúng-sanh trở thành THAM-MUỐN, để trở lại KHÔNG-THAM. Lúc nói thẳng TỰ- TÁNH làm cho chúng-sanh Tự-Tín vào pháp-môn tu-tập của mình…. Bao nhiêu những sự khôn-khéo chỉ bày, bao nhiêu những lời Báu-Ngọc Dưỡng nuôi, làm cho Tự-Tánh rực-rỡ mở mang mà giác-ngộ, làm cho Hòa-Hợp Mình và mọi người đồng nhất  làm cho Bốn-loài thoát sanh, làm cho HỮU-VÔ Bình-Đẳng tỏ ngộ sự lầm lẫn Bờ-Ngăn, làm cho Tự- Biết tận-cùng Chánh-Báo đặng thọ-lãnh .

Ngài lại căn-dặn sự tu-hành đời sau trong Kinh VIÊN-GIÁC như : “ Đời sau nếu các Ông gặp đặng THIỆN-TRI-THỨC chỉ bày tu-tập, Bậc ấy là PHẬT, mà các ông TRỌN-TIN-VÂNG lãnh-hội thì các ông cũng đặng thành PHẬT. Các ông gặp BỒ-TÁT, Tin-Vâng lãnh hội liền đặng thành BỒ-TÁT. Gặp LA-HÁN hay BÍCH-CHI Tin-Vâng lãnh hội liền đặng thành LA-HÁN BÍCH-CHI. Hoặc giả gặp NGOẠI-ĐẠO TÀ-GIÁO đồng Tin-Vâng lãnh-hội liền thành TÀ- GIÁO Ngoại-Đạo vậy .”

Sau lần lượt các TỔ theo DI-TRUYỀN, TRỌN-TIN tu-sửa cấu-tạo CHÍ- NGUYỆN nung-đúc lề-lối, vẫn Thuyết-Pháp Độ-Sinh, vẫn làm theo các TÔN-CHỈNH ĐẠO-TRÀNG, Đồng Hợp với Chí- Nguyện của THẾ- TÔN chẳng sai khác, thảy đều thành tựu CHÁNH-BÁO VÔ-THƯỢNG đặng VIÊN-MÃN nhập NIẾT-BÀN in như PHẬT.

Con đường DUY-NHẤT TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT lãnh CHÁNH-BÁO VÔ-THƯỢNG chư PHẬT đã đặng, Chư TỔ đã chỉ bày liên tiếp không ngừng, thời nào cũng có, con đường ấy là BỔN-NGUYỆN chung .

Nếu những Bậc tu-hành lập CHÍ-NGUYỆN mà tu-sửa cầu lấy tiến-bộ hiểu-biết, nương theo HẠNH-NGUYỆN của BỒ-TÁT HẠNH mà tu đồng với CHÍ-NGUYỆN BẤT-BIẾN thời đặng Tri-Kiến Giải-Thoát đều đặng CHÁNH-BÁO Trọn-vẹn Vô-Thượng vậy . 

 NAM-MÔ GIÁO-CHỦ HIỆN-TẠI  BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI :PHÁP-TÁNH VIỄN-DUNG  BÌNH-ĐẴNG

 

Tất-cả PHÁP cùng PHÁP-TÁNH vốn Bình-Đẳng Viên-Dung Bất-Nhị. Vì Bất-Nhị nên không chỗ chỉ hay thêm bớt, tăng giảm nó đặng. Duy dụng Tâm-Thức nhận định nơi: NGHE-THẤY-BIẾT để quan sát Bản- năng nó THƯỜNG-CÒN BẤT-BIẾN mà thôi .

Bởi Pháp tròn khắp viên-dung và Bình-Đẳng như vậy nên chi một chúng- sanh đặng CÁI NGHE, thời vạn-chúng sanh đồng có CÁI NGHE. Một chúng-sanh đặng CÁI THẤY-BIẾT, thời vạn chúng-sanh đồng có CÁI THẤY-BIẾT chẳng sai khác.

LẠI NỮA:

TÁNH-PHÁP thì Vô-Ngại, tùy-thuận không phân-biệt. Nó CÓ SẴN từ lâu, nó vẫn : VÔ-THỦY VÔ-CHUNG VÔ-LƯỢNG cùng VÔ-BIÊN-XỨ, nó BẤT-ĐỘNG. Chớ nên chỉ các Pháp là: Năm, tháng, ngày, giờ, hoặc hạn lượng cho nó để kiểm-điểm nó bao nhiêu . Vì sao? Vì nó viên tịch, không thể dùng văn-tự hay ngôn-thuyết, hoặc Khởi hay Nói mà BIẾT nó đặng. Nó vượt tầm lý-luận như vậy khó mà thấu. Dù cho có Bậc dùng ĐẠI-TRÍ-TUỆ cũng chẳng đặng chi, bất quá là PHƯƠNG-TIỆN chơi thôi. Duy nhất SỞ-ĐẮC rốt-ráo tận cùng mới khen tặng tán- thán nó đặng .

Các Pháp đã Viên-dung còn cung-đốn cho tất-cả bậc tu-hành chẳng thiếu sót. Giữa thời nào cũng vậy, miễn là bậc ấy có Chí-Nguyện cùng TIN vào tu PHẬT là con đường TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT liền đặng toại- nguyện vẹn-vừa. Vì sao? Vì Pháp-Tánh nó bất chấp TỊNH hay BẤT- TỊNH, nó không ngăn-ngại tất-cả các Tông-Phái hay Pháp-Môn nào, nó lại không phân-biệt Tà-Chánh , Nội-Ngoại, chẳng kể thời-gian và không gian. Nó chỉ nương theo SỞ-NGUYỆN mà cung-đốn vẹn-vừa chẳng thiếu-sót. Do vậy mà thời nào tu cũng đặng như ý-nguyện.

Pháp-Tánh nó có đặc-điểm Tự đưa nhiều Bậc để TỎ-BIẾT Tánh nó. Lại không từ chối nâng chiều từng ly từng tí theo ý muốn của mọi kẻ để họ đặng thích-thú vẹn-vừa. Vì vậy nên mới tự sanh ra nhiều Pháp chung và riêng, nên gọi là: PHÁP-GIỚI. 

Pháp-Tánh rộng-rãi cùng khắp tất-cả TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ- GIỚI, nó tùy theo mỗi Giới mà cung-cấp mỗi Cảnh, gọi là CẢNH- GIỚI. Nó cũng tùy theo sự nhu-cầu lớn, nhỏ, thanh, thô, tế-nhị mà THỊ- HIỆN in tuồng CÓ để cho vẹn-vừa theo sở cầu như thật . Tánh-Pháp thật tuyệt-mỹ sự Thị-Hiện ban cho từng lớp, từng Trí-Tuệ, từng Hiểu-Biết, nó cứ theo trình-độ mà cung-đốn vừa theo ý muốn chẳng sai mảy-may nào cả .

VÍ NHƯ: Kẻ muốn cầu lấy điạ-vị hay danh-giá thì tự học một thời gian đặng địa-vị cùng danh giá tùy mức vẹn-vừa. Nhưng kẻ ấy vì quá đà tham muốn, bị Pháp-Tánh chướng-đối để cho TỰ-BIẾT nơi tham muốn ấy, dạy cho rõ Pháp mà kinh-nghiệm Tỏ-Tánh, đó là Tánh-Pháp chịu cho soi biết. Nhưng kẻ ấy vì vô-minh che mờ, lại than phiền khổ-sở, trách móc số phận trời đất, Tánh Pháp vẫn nương chiều trong sự than phiền trách móc ấy in tuồng như thực. Đến khi kẻ ấy hết buồn phiền, tự cho đó là MA phiền-não, Pháp Tánh liền chịu là MA phiền-não .
NHƯ : Kẻ muốn cầu trong SÁT-ĐẠO-DÂM, trong một thời gian hành sự Sát-Đạo-Dâm cũng đặng thú-vị vẹn-vừa. Nhưng kẻ ấy chìm đắm quá tham muốn, bị Pháp-Tánh chướng-đối để cho vì Sát-Đạo-Dâm quá đà tham muốn ấy, dạy cho rõ Pháp mà kinh-nghiệm Tỏ-Tánh, đó là Pháp Tánh chịu cho Soi-Biết. Nhưng kẻ ấy vì vô-minh che, lại than phiền khổ sở trách móc số phận trời, đất, Pháp Tánh vẫn nương chiều trong sự than phiền trách móc ấy in tuồng như thực. Đến khi kẻ ấy hết buồn phiền tự cho là NGHIỆP Pháp-Tánh liền chịu là NGHIỆP. 

NHƯ : Có bậc muốn cầu ưa thích về THIỆN-CĂN, lập Đạo-Đức làm căn- bản sửa đổi để tu-hành, tùy theo Sở-Nguyện tu tại gia hay xuất-gia, hoặc xây cất AM-CHÙA-MIẾU-VÕ để cầu Phước hay cầu TRI KIẾN GIẢI THOÁT chẳng hạn, thời Pháp-tánh thảy đều nương theo tất-cả Sở- cầu mà cung đốn chẳng thiếu sót, vẹn-vừa. Nhưng quá đà cũng vẫn bị chướng-đối của Pháp-tánh để cho Tự-Biết vì tham muốn, dạy cho rõ Pháp mà kinh-nghiệm Tỏ-Tánh Tỏ-Biết cùng Soi-Biết. Nhưng vì vô- minh che mờ chẳng hiểu biết, lại than phiền mơ-màng trách móc, Pháp- Tánh vẫn phải chịu và cũng in tuồng có thực. Đến khi bậc ấy hết phiền trách thì tùy theo các Bậc ấy nói chi, pháp-tánh liền chịu như vậy chẳng sai.

Đó, Tánh-Pháp nó như vậy, nên chi Bậc tu-hành theo pháp-môn TRI- KIẾN thảy đều dung-hòa chẳng nặng nhẹ trên đường đạo, gìn-giữ mức quân-bình mà tu. Chớ vì Thuận thương Nghịch ghét, chớ vì Thiện cảm Ác thù, nên bình-đẳng TÁNH thời Trí-Tuệ sáng soi tỏ-tánh Giác-Ngộ . Lại nên xuôi dòng bắt chước y theo Tánh-Pháp để cầu Thậm-Thâm Vi- Diệu Pháp.

Pháp-Tánh có SẴN tánh như sau :

– Pháp-Tánh  : Không bao giờ có Cái Muốn riêng cho nó. Ta nên tu học y như vậy.

– Pháp Tánh : Nương cái Muốn của trăm nghìn kẻ khác Muốn, liền sẵn sàng giúp-đỡ theo cái muốn vẹn-vừa của họ, ta nên tu học y như vậy .

– Pháp Tánh : Không nên phân-biệt tà, chánh, nội, ngoại, khinh-khi, thương, ghét, thuận, nghịch, bỏ, lấy. Bình-Đẵng viên-dung. Ta nên tu học y như vậy. 

Những lối tu như vậy là tu TỰ-TÁNH soi biết để tỏ Pháp-Tánh mà là Hạnh-Nguyện Độ-Sanh rốt-ráo vậy. Bằng chẳng xuôi dòng cứ cố chấp tu theo TỰ MUỐN cho mình là phải, dù vô tình hay cố ý đã đi ngược lại TRI-KIẾN, chạy theo Sanh-Tử . Vì sao? Vì các Pháp bình-đẵng, Phật-Tánh bình đẳng, do không đảo-vọng mà Bình-Đẳng Tánh-Trí. Đặng Bình-Đẳng Tánh -Trí thời mới đặng tỏ thông các pháp khỏi lầm- lạc Sanh-Tử. Nếu theo ý mê mờ của mình mà tu thì ý muốn bất Bình- Đẳng, đã bất bình-đẳng thời vọng-loạn vậy.

Pháp-Tánh nó Bình-Đẳng viên-dung độ lượng thù-thắng vô kể, nó có thể đưa từ phàm-phu lên ngang hàng với BỒ-TÁT-PHẬT. Cũng có thể đem BỒ-TÁT-PHẬT vòng quanh theo Lục-Đạo để tròn nguyện ĐỘ- SANH . Vì sao? Vì còn Tập-Khí Sanh-Tử , chưa rốt-ráo. 

Pháp-Tánh nó rất tế-nhị tuyệt-mỹ, khả thượng, khả hạ. Nó có thể làm THẦY diễn hành xuôi ngược cho kẻ nhiều ước-vọng xa xuôi ảo-tưởng mà chìm đắm sanh tử, chịu làm chúng-sanh nơi các Cảnh-giới gọi là Chúng-Sanh Giới . Khi nó làm TRÒ nhưng bậc tu biết bình-tĩnh thuận dòng tìm hiểu dò xét tánh diễn hành của nó mà tỏ biết đặng Pháp-Tánh rốt-ráo CHÁNH-GIÁC thời Điều-Ngự nó, gọi là PHÁP-VƯƠNG hay PHẬT chẳng hạn.

LẠI NỮA :

CÁI MUỐN nó chẳng phải là không có hẵn đâu. Nó vẫn Sẵn Có Cái Muốn chung cùng tròn khắp Bất-Nhị. Nhưng bởi do Lầm Muốn, cái muốn riêng biệt gọi là TỰ MUỐN, cho mình là phải. Nó cứ từ một đến vạn kẻ, mỗi người mỗi kẻ đều có từng cái MUỐN của cá tánh nên trở thành ĐẢO-MUỐN. Còn Pháp-Tánh vẫn tùy-thuận Cái Muốn cho mỗi kẻ như: Một người Tự Muốn nhận là Phải, thời Pháp Tánh nương theo Sự Muốn ấy in tuồng có LẼ PHẢI. Đến vạn ức triệu kẻ đều dùng TỰ MUỐN cố chấp cho là PHẢI, thời Pháp-Tánh đồng nương chiều tất-cả, đồng cung-cấp tất-cả, thảy đều in tuồng có LẼ PHẢI. Do vậy nên dễ lầm mê mà TỰ NHẬN vậy.

Ban đầu khởi sanh cái TỰ MUỐN, sau tự sanh cái Tham muốn, rồi cố thủ tham muốn về phần mình mà sân-hận lẫn nhau, si mê theo Dục-vọng gọi là NGHIỆP. Từ Nghiệp nầy sang nghiệp nọ mà Pháp-Tánh bị Bất Bình-Đẳng nên có thanh-thô, cao-thấp, hơn kém, thành thử cái NGHE-THẤY-BIẾT bất đồng, tạo ra muôn trùng Giới-hạn, gọi là PHÁP GIỚI, cùng CẢNH-GIỚI đến THỤ-BÁO hay CHÁNH-BÁO vậy.

Khi kẻ Mê bị chìm đắm vào Cảnh-Giới do cái muốn tạo để pháp-tánh Thị-hiện gọi là TƯỚNG-PHÁP. Lại đi phân-biệt TƯỚNG và TÁNH không đồng mà sai chạy, chớ thật nào ngờ TƯỚNG-TÁNH đều Bất-Nhị (không Hai), nó chẳng khác nào: Hạt giống kia có Sẵn cây và Lá cây nơi hạt giống, chớ chẳng phải đem cây và lá cây ở đâu đến.

Vì vậy nên chi Tướng-pháp nó vẫn viên-dung đồng Bình-Đẳng, nó cũng đặng sự nương chiều theo chúng-sanh muốn mà thị-hiện không phân – biệt, y như Tánh Pháp cung đốn cho tất cả đặng vẹn vừa. Sự cung đốn nó có thể ban cho tất cả các vật dụng quý báu như: Lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu cùng mã não. Sự cung cấp của nó vô kể đặn. Vì từ trên đến dưới , từ trong ra ngoài, từ Địa Ngục đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cùng với QUỐC ĐỘ và PHẬT QUỐC không thiếu sót mảy may nào cả. Nó là một THÁP BẢO khó nghĩ  bàn đặng. Nó lại tùy theo Trí Tuệ cùng với sự Hiểu Biết mà Thị Hiện thành  hình . Vì vậy nên có Cảnh Giới phải làm mới có. Có Cảnh Giới phải Tọa Định hay Định mới thành. Vì do CĂN NGHIỆP nặng nhẹ thanh thô vậy.

Cái Ý Muốn mà đến hay cái Sự Làm mà đặng như : Có bậc muốn tu TIÊN THẦN hay THÁNH PHẬT thì phải làm theo phương pháp đúng theo vừa hợp mà thành tựu Sở Đắc TIÊN THẦN THÁNH PHẬT. Khi đã đặng thì Pháp Tướng liền Thị Hiện y như chỗ Sở Đắc mà có Cảnh Giới hay Quốc Độ vẹn vừa chẳng thiếu sót.
Bằng kẻ hung bạo tà dâm, vọng-ngữ, chém giết, hận-dành thảy thảy đều có Cảnh-Giới mà phải Chịu Báo khổ đau như: Ngạ-Qủy, Súc-Sanh, Địa- Ngục chẳng hạn, không thiếu-sót vẫn vẹn vừa.
Có sự Thị-Hiện của TÁNH-TƯỚNG-PHÁP đồng-song như thế nên Chư Bồ-Tát Ngài biết tỏ rõ sự nguy hại của CÁI MUỐN riêng-biệt mà Thọ- Báo cùng Chánh-Báo , lại biết rõ sự tùy-thuận của Tướng-Tánh-Pháp , sự độ-lượng dung thông của nó ích-lợi vô kể mà các chúng-sanh lại TỰ MUỐN tư riêng thành thử Sanh-Tử.
NÊN CHƯ BỒ-TÁT VĂN-THÙ NGÀI NÓI:
“ Tất-cả nguồn gốc mê-mờ do TỰ-NGÃ của Tánh chấp-nhận cho mình là PHẢI sinh đua vạy trong CÁI PHẢI hơn thua mà đảo-loạn ” .
Vì như vậy Chư BỒ-TÁT vì BI mà NGUYỆN ĐỘ-SANH, dùng phương-tiện VÔ-NGÃ (tức là mình không có CÁI MUỐN), nương theo CÁI MUỐN của tất- cả chúng-sanh để cứu giúp làm cho chúng-sanh tiêu giảm NGHIỆP MUỐN mà TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT Tử-Sanh , đoạt đến Tỏ-Tánh-Pháp Viên-Dung Bình-Đẳng, không dính mắc đặng nơi SỞ-ĐẮC tận cùng rốt-ráo Điều Ngự các Pháp vậy. 
NAM-MÔ PHÁP-TẠNG ĐẠI-HẢI-CHÚNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

                                                                     TỊNH-VƯƠNG

GIÁO PHÁP

TẬP 2

NAM-MÔ PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

NAM-MÔ  TỊNH-VƯƠNG  PHẬT

TUYÊN RÕ VỀ :

NHẤT-TÔN PHÁP-TẠNG

*******

Nhất-Tôn Pháp-Tạng thời Bất-Nhị Nhất-Thể Vô-Thủy, Vô-Chung lien tiếp duy-nhất gồm có Ba Đức PHẬT đồng một chữ A như sau :

Đức-Phật A-ĐỀ  .  Đức Phật A-DI-ĐÀ  .  Đức Phật A-DẬT-ĐA

Chủ-tọa Điều-Ngự gọi là Giáo-Chủ Nhất-Tôn NHƯ-LAI-TẠNG .

Thừa hành giữa thời nầy , Đức TỊNH-VƯƠNG-PHẬT đảm-nhiệm là con đường BỒ-TÁT-ĐỘ , Duy-Nhất từ Hành-Dụng đến Diệu-Dụng để cứu-độ đưa tất-cả được Tri-Kiến Giải-Thoát hiện tại nên đồng thanh ứng-hiện trọn dùng HỮU-VÔ trùm khắp trên dưới tự-tại gọi là Ứng-Thân BỒ-TÁT-PHẬT .

Từ khi Nhất-Tôn Pháp-Tạng mở đầu Vô-Thủy Vô-Chung Vô-Lượng-Thọ Vô-Lượng-Nghĩa không thể đo lường đếm tính đặng . Thời tất-cả NHƯ-LAI cùngĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT và Chư PHẬT với các hàng Chư BỒ-TÁT đặng độ , đặng Hóa-Thân Vô-Lượng Vô-Số Vô-Biên khó suy-nghĩ khó đong-lường . Nhưng mỗi hàng BỒ-TÁT ,mỗi Thứ-Bậc thảy đều làm không ngừng nghỉ trong Nhất-Tôn Pháp-Tạng như sau :

NHẤT-TÔN NHƯ-LAI Chứng-Minh .

ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT . Khi đồng Như-Lai , lúc hòa cùng Chư-Phật . Ngài dung-hòa dung-chứa Thị-Hiện SẮC , KHÔNG-SẮC , THINH , KHÔNG-THINH , HƯƠNG , KHÔNG-HƯƠNG , VỊ , KHÔNG-VỊ cùng XÚC-PHÁP , KHÔNG XÚC-PHÁP và các TỊNH-ĐỘ, QUỐC-ĐỘ HỮU-VÔ NIẾT-BÀN đến ĐẠI-NIẾT-BÀN . Tất-cả Bí-Mật Kín-Nhiệm di-chuyển do Ngài nắm giữ .Từ Thần-Thông đến các Tam-Muội qua GIẢI-THOÁT .

Khi nào NGÀI Ban-Hành Thị-Hiện ?

Lúc BỒ-TÁT được sự Thọ-Ký của Chư PHẬT . Khi NHƯ-LAI NHẤT-TÔN Chứng-Minh rốt-ráo . Từ Thần-Thông đến Tam-Muội qua các Hiện-Thân đến Giải-Thoát Viên-Mãn BA-THÂN Ngài thảy đều gìn-giữ khó nói khó bàn đặng .

Tất-cả Thế-Giới, Cảnh-Giới mỗi một khẻ động di- chuyển Ngài thảy đều cung-cấp trường-tồn bất-diệt . Từ một nơi , một Thế-Giới hay Trăm- Ngàn Vạn- Ức Ô-Trược Mạng-Trược Ngài làm trở thành TỊNH-ĐỘ hay QUỐC-ĐỘ trong một Sát-Na .

Ngài lại gìn-giữ TÂM-ẤN , MẬ-ẤN , nên đối với NGÀI thật  khó nói , khó nghĩ bàn .

Đến ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT tất cả đều khó nói , tất cả đều Tán-Thán vô-lượng vô-biên-xứ đều cung-kính với Oai-Thần Tối-Thắng Diệu-Âm của NGÀI .

CHƯ-PHẬT có nhiệm-vụ THỌ-KÝ và DIỆU-ĐỘ Chư BỒ-TÁT.

CHƯ-PHẬT chỉ dạy cho Chư-Bồ-Tát thành-tựu Phật-Quả đồng Thọ-Ký cho Chư Bồ-Tát trong đường Hạnh-Nguyện đưa Chư-Bồ-Tát Ngũ-Nhãn Lục-Thông Tam-Thân Tứ-Trí đồng Thành-Phật .

Còn Chư BỒ-TÁT Tín-Hạnh-Nguyện để lãnh-hội các Pháp và Chân-Lý huấn-từ của Chư-Phật mà Sở-Đắc .

Chư BỒ-TÁT Độ-Sanh với con đường Hạnh-Nguyện Lục-Ba-La Mật-Đa , thâm-nhập Pháp-Giới thành-tựu Bát-Nhã-Trí , được Trí-Tuệ Vô-Ngại , Đức-Hạnh ứng-thân rốt-ráo từ HỮU-LẬU đến VÔ-LẬU Không-Hai hoàn-toàn Tri-Kiến hoàn-toàn Giải-Thoát .

TRONG THỜI HÓA-ĐỘ CỦA CHƯ-PHẬT .

Thời-kỳ nào PHẬT hóa-độ tất-cả Chúng-Sanh và Bồ-Tát ?

Thời Đức-Phật ra đời , chưa có Thể-Hiện BỒ-TÁT , thì PHẬT phải hành-dụng đến diệu-dụng chung Một hai thứ gọi là BỒ-TÁT-PHẬT . Khi Chúng-Sanh Giác-Ngộ hoặc Đắc-Pháp thì PHẬT trở qua Đốn-Pháp để cho chúng-sanh Hiện-Thể , thời nầy gọi là PHẬT hóa-độ BỒ-TÁT .

Qua thời Bồ-Tát hiện-thân đầy-đủ hoặc chưa đầy-đủ thì PHẬT mới thi-hành Tịnh Bất-Tịnh , Thuận-Nghịch quyết đưa Chư Bồ-Tát qua các trở-lực ngăn-ngại mắc-miếu thân-tâm tập-nhiễm tập-khởi trong LÝ-SỰ, chưa đồng đến Đồng , chưa đặng đến đặng , chưa đắc đến Sở-Đắc hoàn-toàn mà thành PHẬT .

Nên Phật hóa-độ khó nghĩ bàn , khó phê-phán ,vì sao ?

Vì Phật diễn ra các Pháp chẳng thiếu sót . Từ Bồ-Tát chưa bao giờ nhìn đặng , thời làm sao chúng-sanh biết nổi việc hóa-độ của chư Phật ? Làm cho sức lực công-năng của Chư Bồ-Tát chịu đựng tiến triển thọ-lãnh đầy-đủ của NHƯ-LAI-TẠNG mà rốt tận ĐẠI-NIẾT-BÀN .

Sự hóa-độ của Phật , chỉ có Phật với Phật biết , Phật đưa từng hàng Bồ-Tát bởi Tịnh hay Thuận mà Thọ-Chấp , Phật làm cho Bồ -Tát ấy tâm không phân-biệt dị-biệt , được suốt thông Tịnh , Bất-Tịnh đến Thuận-Nghịch thực-thi rỗng-rang trùm khắp thành PHẬT.

Lại  vì hàng Bồ-Tát hay hàng Đắc-Pháp đứng yên nơi CHỮ-KHÔNG cùng với trí-tuệ ngôn-ngữ Văn-Tự làm Sở-Chứng . Phật phải hóa-độ phiên-diễn các Pháp , làm cho Bồ-Tát nghi-chấp đến phá-chấp , chẳng còn ngăn-ngại trí-tuệ suốt-thông , không còn quái-ngại nơi Thấy Nhãn-Tịnh ,đếnThật-biết tỉ-mỉ lìa ngôn-ngữ Văn-Tự Sở-Đắc Bát-Nhã-Trí đồng song thành PHẬT .

Phật hóa-độ , tất-cả nghi Phật thật ÁC ,Phật hóa-độ chư Bồ-Tát phải nghi thật là Nghịch , dù có Ác hoặc Nghịch chăng thời khó nghĩ bàn , vô-lượng hóa-độ , vô-lượng diệu-dụng Bồ-Tát nhìn chưa thấu , thì phàm-phu lấy đâu để hiểu ? Phật chỉ vì Bồ-Tát đứng yên thọ-chấp mà phải hóa- độ như thế , để được Thọ-Ký và Chứng-Minh của NHƯ-LAI .

Bậc Bồ-Tát còn Nghi hay phân-vân chưa chu-đáo Hữu-Lậu Vô-Lậu , tác-dụng , tác-tạo các Pháp , cùng với Trí-Tuệ chướng hay Tướng-Pháp ngại-ngùng , hoặc tự-tại trí-tuệ mà chưa thật tỏ tỉ-mỉ Đúng-Sai thường bị Chướng-Đối , mơ-mộng Niết-Bàn khi thời Định-Tưởng hoặc Thường-Tưởng hay Ly-Tưởng cứu-cánh rốt-ráo bằng Không-Pháp . Hoặc Bồ-Tát quán Tự-Tại Vô-Ngại phá-nghi phá Tương-đối, phá Thân-Khẩu-Ý xuất-ly đặng gìn-giữ Tư-Duy nên chưa tỏ-rõ di-chuyển Pháp-Tánh , chưa biết được Thường-Tánh thì làm sao chu-đáo Diệu-Tánh Niết-Bàn ? Bậc Bồ-Tát như vậy mà bắt chước hóa-độ nơi Phật làm hành-dụng tác-tạo Nghịch-Hành , thật là nguy hại vô kể .

Đối với Phật , Phật nói ra những lời  nói toàn là : KHAI-THỊ Chớ chẳng bao giờ lời nói nơi Phật là Thuyết-Pháp . Phật vì Bồ-Tát mà Khai-Thị để đưa Bồ-Tát thành  Phật-Qủa . Bồ-Tát biết lời-Vàng nên tán-thán Kim-Thân Hoa-Đàm khó gặp liền được Chứng-Ngộ NHƯ-LAI-TẠNG .Bồ- Tát lại biết lời Phật nói là Nhất-Tôn Bất-Nhị , dù cho Ngài phân-biệt tỉ-mỉ hoặc phương-tiện đủ cách nhưng vẫn Nhất-Tôn , liền Sở-Đắc Nhất-Thể Chủng-Trí .

Khi Phật ra đời khó gặp , Nhất-Tôn Pháp-Tạng Tin thật khó bàn . Nếu bậc Bồ-Tát Tin thời Bồ-Tát ấy khó nói đến sự cúng- dường Tam-Thế Như-Lai-Tạng vô-lượng vô-kể .

Nếu có một vị Bồ-Tát tu vạn-hạnh bên ngoài , từ phương Đông đến phương Tây hay Nam-Bắc chẳng hạn , cùng với Trí-Tuệ suốt-thông . Khi nghe Nhất-Tôn Pháp-Tạng chưa biết hoặc Đã-biết . Đương thời Diệu-Dụng BỒ-TÁT-PHẬT cùng sau Thể-Hiện BỒ-TÁT với Tứ-Chúng sẵn-sàng .

Bậc ấy noi Ta Sở-Đắc Chân-Lý và Ta đã thành Phật , dù cho Bậc nọ Sở-Đắc hoặc thành Phật thật sự đi nữa . Mà chưa biết nơi Chứng Minh Nhất-Tôn , chẳng tin sự Chứng-Minh có lòng Ngã-Mạn Tự-Mãn thì cũng chưa đến rốt-ráo để nhập Đại-Niết-Bàn , vì sao ? Vì chưa đặng thọ-ký Nhất-Tôn thì làm sao đến Như-Lai Nhất-Tôn Chứng-Minh , đã chẳng đặng Chứng-Minh thời làm gì có Đại-Nhựt Như-Lai-Phật ban-hành Thị-Hiện cảnh Đại-Niết-Bàn , do lẽ ấy kẻ kia phải dùng Định-Tưởng , đã Định-Tưởng thời còn Sanh-Diệt , đó chính là trọng-yếu thứ nhứt .

Lại có Bồ-Tát dùng lời lẽ thuyết-pháp y như Phật , mà chính Bồ-Tát ấy chẳng biết chỉ-hướng cho Chúng-Sanh hoặc chưa biết rõ sự nói năng lợi hại của Pháp , vì  Chúng-Sanh chưa giảm nghiệp-lậu và Tham-Sân-Si nên thường chứa nhóm trụ-chấp nên khi nghe đã không đem đến sự lợi-ích cho Chúng-Sanh còn làm cho chúng-sanh tăng thêm tham-vọng , thêm kiết-sử đảo-điên ham-muốn , dù cho vô-tình chưa rõ mối nguy hại , nhưng Bồ-Tát đã lầm cho chúng-sanh uống phải độc-dược cuồng quay tăng-thượng hay đoạn-duyên Phật , thời Bồ-Tát liền phải lạc hướng mất Hạnh vòng quanh theo Lục-Đạo để cứu vớt sự lầm thuyết của mình , đó là điểm nguy hại thứ hai.

Bồ-Tát nhìn thấy chúng-sanh vì mê-chấp lầm nhận ngăn-ngại , Bồ-Tát chỉ dạy cho Chúng-Sanh tu-tập Phá-Chấp . Khi mà chúng-sanh Tin lời giải-thuyết của Bồ-Tát để phá-chấp liền khỏi sự lầm nhận nhiều ít , chúng-sanh vui mừng nung-đúc phá-chấp tự nuôi Bản-ngã tăng-thượng bên trong chắc-chắn sẽ thành Phật nay mai , vì mê-lầm làm chúng-sanh đến Giác-Ngộ là Phật , nên chi Chúng-sanh ấy xem việc Đức-Hạnh công-năng chịu đựng là chấp-pháp , học-hỏi thâm-nhập Pháp-Giới là chấp-pháp, tất-cả việc Hạnh-Nguyện phát Bồ-Đề-Tâm đều chấp-pháp, đến một ngôn-ngữ văn- tự đều chấp-pháp ,mà thật chính Chúng-Sanh ấy chưa hiểu gì cả , dùng lời thuyết như cái máy nói nên bừa-bãi Tăng-Thượng , xem Chư-Phật và Như-Lai là môn sở-thuyết . Chớ  không ngờ là Chánh-Báo Viên-Mãn Ba-Thân rốt-ráo Đại-Niết-Bàn Bất-Nhị , đó là điểm nguy-hại thứ ba .

Bồ-Tát vừa hiểu vội chấp-nhận biết ,vừa biết vội chấp nhận đã Đắc . Khi mà Bồ-Tát hiểu được Lý Vô-Sanh , chớ chưa đến tỏ-rõ Vô-Sanh . Lúc Bồ-Tát hiểu Tâm không có chỗ chỉ , cùng vạn-pháp do Tâm-Sanh .Nhưng chưa biết thật tỏ-rõ Tâm là cái gì ? Bản-Thể Tâm ra sao nên tu-hành Hạnh-Nguyện chê Pháp nầy , khen Pháp nọ , thờ-ơ tối-sáng được mừng mất buồn đảo-điên theo Tâm-Pháp . Bồ-Tát có thể xem Kinh hiểu câu rốt-ráo là Niết-Bàn hay Ba-Thân Tứ-Trí Ngũ-Nhãn Lục-Thông cùng Không-Tâm Niết-Bàn đến Viên-Mãn , do đó nên vội chấp nhận Định-Tưởng Giả-Tưởng kiêu-mạng cho ta đã sở-đắc , đó chính là điểm nguy hại thứ tư .

Bồ-Tát lại đương dùng nơi hiểu biết của mình hiện tại hay Định-hướng nơi mình mà đem áp-dụng thuyết-giải nói-năng các Cảnh-Giới cho chúng-sanh nghe , trái lại Bồ-Tát chưa thấu đáo . Vì Định-Tưởng tham- muốn Thiên-Tướng chính mình mà đem nói , các chúng-sanh nghe thích khen tặng Bồ-Tát hăng say nói quá trớn làm cho chúng-sanh Cuồng-Tín, chính Bồ-Tát ấy cũng bị Thọ-Giả-Tướng . Khi mà chúng-sanh ấy theo cuồng-tín chẳng ích lợi , sinh tâm chán mà thối Bồ-Đề đoạn-duyên Phật, đó là điểm nguy hại thứ năm . Bồ-Tát  lại vì chúng-sanh nói cho chúng-sanh lìa bỏ đố-tật chướng-nghiệp Tham-Sân-Si , nói Nhân-Duyên , nói tất-cả những ích-lợi Tri-Kiến , nói từng sự nguy hại của Tham-Dục , tâm nhỏ-nhen eo-hẹp , làm cho Chúng-Sanh nghe được , lãnh được mà phát Bồ-Đề-Tâm cầu Tri-Kiến Giải-Thoát . Bồ-Tát trước khi nói pháp phải vì chúng-sanh nương-chìu xíu đỉnh , sau lần đưa cho chúng-sanh vào con đường Tỏ-Tánh , Đức-Hạnh Ngôn-Ngữ thanh-duyên để cho khỏi đoạn-duyên Phật , khỏi nghi Tam-Bảo chúng-sanh ra đi được xóm làng quý-mến trên dưới thuận-hòa , đó chính là Bồ-Tát khéo nói và khéo tu hạnh Bồ-Tát vậy .

Bồ-Tát nên y-kinh để liễu-nghĩa , nên dạy chúng-sanh nghe Pháp cốt tỏ-biết .Chớ nên y-kinh Bất Liễu-nghĩa dạy chúng-sanh nghe pháp chớ nên thuộc lòng không hiểu nghĩa sau này sẽ Bị-Biết , dạy Chúng-Sanh thật-biết Hữu-Lậu , thật rõ Vô-Lậu Hữu-Vô đều tỏ-rõ , chớ vì Hữu mà nặng , chớ vì Vô để chấp . Lại cũng chớ vì Hữu mà Đoạn nên Vô mà lìa , đó chính là Bồ-Tát khéo cúng-dường Tam-Bảo , khéo đưa chúng-sanh chẳng lấy cũng không bỏ .Còn phần Chúng-Sanh cầu Tri-Kiến Giải-Thoát thành-tựu hiện Thân Bồ-Tát thời phải tu thế nào ? Chúng-Sanh nhất-tâm tu-cầu đến kết-quả hữu hiệu thì nên căn-bản Đạo-Đức Ngôn-Hạnh và BI-TRÍ-DŨNG , GIỚI-ĐỊNH-TUỆ , thi-hành Lục-Ba-La Tứ-Nhiếp-Pháp , phát Bồ-Đề-Tâm Nguyện cho thù-thắng để qua bờ ngăn-chấp của BA-LỐI là : ĐOẠN-DỊ-DIỆT .

THẾ NÀO LÀ :  ĐOẠN ?

Chúng-Sanh thường nghi, chấp nhận cái Nghi của mình mà bỏ tu, Chúng-Sanh Tham-Cầu ,Tham-Biết ,Tham Cuồng-Tín để thọ-chấp mà bỏ tu .Chúng-Sanh vừa hiểu biết chút ít cho là Sở-Đắc bất-tín lời Pháp cho là lý-luận ngôn-luận đặng bỏ tu , cùng tất-cả trái với mơ-ước điên-đảo bỏ tu thảy đều gọi là :  ĐOẠN .

THẾ NÀO LÀ :  DỊ – DIỆT  ?

Chúng-Sanh bởi mê-lầm nên thân-tâm pháp-giới đều thọ-chấp ngăn-ngại, tự sanh nhiều mong-muốn đảo-điên , nên đảo điên động-vọng nó làm Chủ , do lẽ ấy gọi là Chúng-Sanh , nếu rõ biết tỉ-mĩ thật biết chẳng còn lề thói trên liền hiện Thân BỒ-TÁT hay PHẬT không hạn .

Khi tu-cầu hiện-thân thời hai pháp Dị và Diệt nó làm cho Chúng-Sanh khó nghe Phật-Pháp , khó hiểu nổi dụng-độ nơi Bậc Thiện-Tri-Thức , nó làm cho chúng-sanh thường Nghi để mà chấp-nhận nơi mình là phải , đặng dắt dẫn chúng-sanh vướng vào Dị-Diệt . Nếu chúng-sanh nhất-tâm thù-thắng TIN-VÂNG-KÍNH để nghe lời chỉ dạy , điều-ngự phá Nghi-Chấp lần tỏ-biết đặng Giác-Ngộ thì chẳng nói chi , bằng không qua nổi Đoạn-Dị-Diệt khó hiện-Thân đặng .

Ba pháp Đoạn-Dị-Diệt nó tùy theo Chúng-Sanh Thọ-Chấp mà trở ngại lối ngăn-biệt . Bậc càng tu khá bao nhiêu thời nó lại càng khó gìn-giữ Đoạn-Dị-Diệt bé nhỏ bấy nhiêu . Phần nhiều nó ở nơi tế-nhị mà thọ-chấp, nó ở nơi tinh-vi mà vương phải , đó chính là điểm ngăn không lối thoát vậy ./.

                                                  TỊNH-VƯƠNG

 

 

NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT

*************

NAM-MÔ PHÁP-TẠNG  HỘI-THƯỢNG-PHẬT

 BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

GIÁO – PHÁP  TẬP – HAI

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI MỐT :BẤT – ĐỘNG

NÓI đến Pháp BẤT-ĐỘNG duy chỉ Bậc Sở-Đắc tận cùng rốt-ráo THẬT- BIẾT CHÂN-CHÁNH nó là như vậy, như thế , hoặc như kia . Bậc ấy khi dùng đến các Pháp vẫn tùy lúc hay tùy hồi quyết-định không còn nghi ngờ . Pháp Bất-Động là một Pháp vượt tầm lý-luận hay ngôn-thuyết suông để giảng-giải ra nó mà đặng . Vì sao ? Vì nó SẲN-CÓ nơi từng lớp , từng Bậc , từ lớn nhỏ , rộng hẹp , thanh thô , tế nhị trùm khắp tuyệt-mỹ , nó không có sự Tăng-Giảm hoặc Dư hay Thiếu mảy may nào cả.

Nói đến thứ lớp của nó thời cứ mỗi một lớp như vậy có hằng hà sa số bậc , mà mỗi một Bậc thì vô-lượng vô-biên lớp .

CŨNG NHƯ :

Nhìn trong một thành phố hay một xóm làng , mỗi một khoảng đất thì có một cái nhà , mà mỗi một cái nhà có một hoàn-cảnh . Nếu trong nhà ấy có 5 người , hay 10 người , thì mỗi một người đều sự Hiểu-Biết và Hoàn-Cảnh của người đó thảy đều sai khác với mấy người kia . Nó cứ từng người , từng bậc , từng gia-đình , từng Nhà-Nước thống-trị mà tuần-tự thuyên- diễn , nhưng mỗi mỗi hay lớp lớp thảy đều SẴN-CÓ Bất-Động Pháp . Cho đến VŨ-TRỤ cùng TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI không thể nào mà kiểm- điểm hay diễn nói hết đặng . Duy chỉ có SỞ-ĐẮC CHƠN-BIẾT BẤT-ĐỘNG mới chu-đáo mà thôi . Vì trong một pháp nầy Sẵn-Có sự Hiểu-Biết nầy . Nơi pháp Bất-Động khác Sẵn-Có cái Hiểu-Biết khác , nó chỉ Đồng-Hợp để mà hiểu biết , bằng chưa Đồng- Hợp thời chưa hiểu nhau . Do đó mà chia ra từng lớp : Vuông- tròn Dài-ngắn Rộng-hẹp Cao-Thấp cùng khắp , nơi đâu cũng thảy đều có một sự Hiểu-Biết chung và riêng .

Đức THẾ-TÔN Ngài Chánh-Biết Nguyên-Thể Bất-Động nó Sẵn-Có nơi từng lớp , mà mỗi chúng-sanh phải đành chịu trong thứ lớp đó . Chúng sanh lại đòi hỏi Chân-Thiện Chánh-Giác như Ngài , thành thử Ngài vì chúng-sanh mà chỉ dạy trong các thứ lớp đặng thoát-sanh lần hiểu biết Tỏ-Thông đoạt đến Thực-Tưởng Bất-Động , chỉ vì chúng-sanh lầm nhận cái Biết của mình mà mê-mờ .

DO ĐÓ NGÀI NÓI :

Tất cả chúng-sanh thảy đều có sự Hiểu và Biết. Nhưng cái Hiểu nầy là cái Hiểu của Ông chớ chưa phải đã Hiểu đặng cái Hiểu của Bậc khác. Cũng như : Cái Biết nầy là Cái-Biết của Ông , chớ chưa phải Đã-Biết nơi Cái-Biết của Bậc khác . 

Những lời nói tối diệu của Ngài để cho Bậc tu-hành cầu-tiến , từ nơi Hiểu và Biết của mình đến cái Hiểu-Biết Bậc khác , làm cho Trí-Tuệ Tăng-Trưởng lần đến tận cùng CHÁNH-BIẾT BẤT-ĐỘNG .

CHẲNG KHÁC NÀO :

Sẵn có từng NẤC-THANG , kẻ quyết-chí LEO THANG không ngừng , đến tột cùng của MỨC THANG liền RÕ-BIẾT cái thang mấy NẤC . Pháp Bất-Động thứ lớp nó cũng thế.

Nên chi Bậc đã tỏ-rõ Chân-Thực , Tận-Biết tỉ-mỉ từng giai-đoạn TÁNH- PHÁP ra sao  , sự CÔNG-DỤNG nó thế nào một cách chu-đáo không lầm-lẫn nên Điều-Khiển Sắp-Đặt nó . Chẳng khác nào Trưởng-Giả kia Trang-Trí đồ dùng trong nhà của mình .

Bậc ấy khéo Di-chuyển thứ lớp mà trở thành QUỐC-ĐỘ. Lại vì Chúng- sanh mong Tri-Kiến rốt-ráo mà Thần-Diệu lần-lượt đưa chúng-sanh Tam- Thiên cùng Cảnh-Giới trở thành PHẬT-QUỐC , các chúng-sanh trong Cõi chẳng hay biết ngỡ Mình làm đặng .

      Pháp Bất-Động là một pháp có LỢI và cũng có HẠI vô kể . Khi Bậc Thật-Biết thì chẳng còn nghi-ngờ , liền thoát Trần-Lao hoàn-toàn Giải- Thoát chẳng Tập-Khí Sanh-Tử . Bằng chưa biết đến hay lưng-chừng biết, hoặc tu-hành chưa rốt-ráo do Khởi Mường-tượng vội chấp nhận , nó liền nương theo Hương-Vị tập-nhiễm ngọt bùi ấy mà trở thành Cảnh- Giới vẹn-vừa theo ý , họ liền ngỡ là Chân thật mừng rỡ cho Đã Đắc đến Chân-Lý thọ lãnh Chịu-Báo hay Phước-Báo , tùy theo Công-Năng Sở- Tri Kiến-Chấp mà thành-tựu .

Bậc đã Trọn-Biết pháp Bất-Động , Bậc ấy tỏ-rõ từng đường kim mối chỉ của sự tu-hành , lại thâm nhập tất-cả TẠNG-THỨC từng Sở-Tri sâu cạn của họ như  : Tri-Kiến hay chưa Tri-Kiến mà Kiến-Chấp , Giải-Thoát hoặc chưa Giải-Thoát mà Thọ-Chấp . Rõ biết từ hành vi tu tập của Bậc tìm đặng Chơn-Tánh mà Tự-Biết hay tu Khảo-cứu để Bị-Biết . Còn thấu đáo Bậc đang mắc-miếu trong Pháp để mà Chấp , hay đã thoát-sanh đặng pháp Sạch-sẽ trơn liền nhưng vì Nguyện Độ-Sanh diễm nói in tuồng Thật-Chấp , nhưng không còn lấy một Chấp .

Còn biết qua từng giai-đoạn Chứng-Ngộ dừng trụ sạch-sẽ , hay lấy TƯỞNG mà dừng trụ ? Hoặc KHÔNG-TƯỞNG mà dừng trụ ? Cùng với sự thu nhiếp TÂM mà dừng trụ , hoặc lập Thiện-Căn , Thanh-Tịnh Căn , Hòa-Giải Căn , cộng cùng Bất-Động Căn để thành tựu Chứng-Ngộ đến nó ?

     Đó chính là những điểm khó giải cho nhiều bậc tu-hành tìm một lối trụ , một pháp hay một Tôn-Chỉnh đúng-đắn để thâm-nhập Viên-Giác rốt-ráo, Thân-Tâm BẤT-ĐỘNG vậy .

Do lẽ ấy nên các Bậc Tu-Chứng qua từng pháp , từng lớp mơ-màng , Trí- Tuệ rời-rạc chưa Thật-Biết mà nhận lãnh trọn-vẹn , chỉ nương vào VÔ-NGÃ nhận thấy Tư-Duy-pháp để làm rỗng-rang Tâm-Ý mình . Lâu ngày tập khởi Nghi Mình , Nghi Chân-Lý , Nghi Pháp-Môn , nhưng tìm một lối trên để dừng trụ thật là nguy hại . Lại có Bậc xem kinh ghi nhớ học thuộc tu tập Bị-Biết Kinh , nhưng vẫn có sự rỗng-rang trên chẳng hạn . Nếu gặp ai hỏi đến đoạn Kinh thời giảng giải y theo bài vở đã học, còn chận hỏi pháp Chân-Lý bất ngờ liền lý-bí . Vì sao ? Vì Bị-Biết chớ nào có Tự-Biết đâu , do Bị Biết đó mà chẳng Tỏ-Tánh thành thử bị nằm trong LỜI NÓI của PHẬT.

CŨNG NHƯ :

Nằm nơi ngón tay PHẬT chỉ Chân-Lý chớ chẳng tìm Chân-Lý để mà TỎ .

Con đường lập pháp Tỏ-Biết thật là trăm phương vạn lối . Có kẻ tự nâng cao mình là : THÁNH . Có Bậc tự hạ thấp mình là : PHÀM . Kẻ mong chứng nầy , người đòi chứng nọ , tự sinh chứng che đậy buông xuôi biện- luận thuyết-giải trôi chảy để mà Thọ-Chấp , trong một thời gian nơi chấp ấy in tuồng là Thực , lãnh lấy những pháp Tự-Tạo tự lãnh mà không hay biết vậy .

Những lẽ trên có nhiều điểm chưa thấu đáo vì Tâm Chí nông-cạn , Hữu- Lậu Vọng-Đảo chưa sạch , Hạnh-Nguyện chưa tròn , nên sự Khởi tham- lam vội chấp lầm-lẫn che đậy .

CHẲNG KHÁC NÀO :

Con Lươn kia vốn Sẵn-Có chất nhớt của nó để bảo-vệ THÂN và sanh sống . Còn Mê-Lầm Phàm-phu Sẵn-Có PHÁP- GIỚI che đậy những gì lầm sai . Bậc tu vẫn còn Bản-Ngã ấy nhận chịu che đậy thuyết-giải mê-lầm bao phủ như thật , gọi là : VÔ-MINH .

Đối với Bậc Sở-Đắc CHÂN-NHƯ BẤT-ĐỘNG thời Thật-Biết các Tập- Khởi của mỗi lớp thế nào , bị nhiễm ra sao ? Mong muốn chấp nhận thế nào ? Chịu-Báo hay Chánh-Báo ra sao ? Bậc ấy biết tất-cả , còn Biết hơn thế nữa , nhưng không chấp Sở-Tri mà Hoàn-Toàn Giải-Thoát chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử , chỉ nương vào Công-Đức Như-Lai để diễm nói , chỉ bày từ ly-tí . Khi biên soạn hay đọc tụng phương-tiện Kinh Sách miễn làm cho sáng tỏ các bậc tu-hành đến đích Tri-Kiến Giải-Thoát là đủ .

Dù cho Bậc ấy Thị-Hiện các HẠNH THUẬN-NGHỊCH , TỊNH hay BẤT-TỊNH chăng nữa cũng không có lỗi mà đặng Phước -Báo vô kể khó nghĩ bàn . Vì sao ? Vì Bổn-Nguyện chung để Độ-Sanh mà phải như thế .

CÒN NGƯỢC LẠI :

Cũng vốn Pháp Bất-Động ấy . Nhưng Mê-Lầm thời nó trở thành PHÁP-GIỚI đóng khuôn ngăn-biệt mỗi CHÚNG- SANH nên gọi là : CHÚNG-SANH-GIỚI .

Nơi Pháp Giới vẫn từng Bậc , từng lớp-lang , từ nhỏ bé lên đến to lớn trùm khắp TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI . Mỗi một kẻ hay một Bậc cùng một người thảy đều nằm nơi Pháp-Giới , nó đóng nên khuôn HIỂU và BIẾT riêng nhau từng pháp , nên LẼ-PHẢI với VIỆC-QUẤY tự tạo Hoàn-Cảnh THUẬN-NGHỊCH riêng nhau .

Từ thấp lên cao , từ nhỏ đến lớn thảy đều có sự Biệt-Lập Tự-Ngã thành thử khó mà Hiểu cùng Biết với nhau cho tận-từ. Bất quá có hiểu biết nhau chăng cũng trong một trường-hợp chốc lát hoặc trong một hoàn- cảnh mà thôi.

Ngoài ra vẫn xung đột cạnh tranh tự cho mình : ĐÚNG hay PHẢI , nên mới có : THƯƠNG-GHÉT-ĐÚNG-SAI , do hợp và không hợp trở thành câu chuyện SAI-ĐÚNG trong Pháp-Giới nó sẵn-sàng Bản-Năng phủ kín che đậy thành Bản-Ngã kiên-cố chỉ vì chấp-nhận mà nó trong Pháp. 

Pháp-Giới là một pháp quá ư Tinh-Nhuệ , nó có thể gạt gẫm từ phàm-phu thấp kém đến Bậc ĐẠI-THIÊN-TIÊN , qua hàng TĂNG THÁNH . Nó đưa từng lớp , từng Bậc , từ sơ khởi tu-hành đến bậc tu hiểu biết Phật- Pháp , lại lừa bậc đã từng đi trong HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH cùng với bậc GIÁO-PHÁP nếu Tập-Khởi chấp-nhận vẫn mắc Pháp-Giới thêm phí công bê trễ . Nó có đủ phương lừa , đủ cách gạt . Nó tùy-thuận SỰ- MUỐN Tuyệt-mỹ , khôn-khéo đưa từng lớp bị lầm vì nó.

Nếu kẻ tu chẳng khéo suy-ngẫm để điều-ngự sự Tham-Muốn , không củng-cố kiên nhẫn đặng lần nương theo Pháp để Tỏ-pháp mà thâm nhập PHÁP-GIỚI thì dễ bị lầm nhận mà lộn vòng Sanh-Tử.

Tuy nhiên còn có bậc tu chánh-đáng , quyết tâm cầu Diệu-Quả . Họ chẳng vì Danh-Lợi để mà tu , chỉ vì thoát Trần-Lao hư-vị nên mới tìm hiểu đặng nó . Mới nhìn nhận Tánh điêu-luyện tầm quan-trọng và sự nguy-hiểm của nó , làm cho kẻ tu-hành sơ-sài phải Chấp-Pháp . Vì lẽ đó nên Bậc ấy mới mềm dẽo thịnh-trọng Tinh-Tấn Đạo-Tràng trên hết để tu. Chủ Quán THẾ-GIAN như Huyển nên chẳng bao giờ tranh giành Hơn-Thua-Được-Mất mà mắc-miếu theo Pháp-Giới . Do đó , không có sự tập-nhiễm Thanh-Thô để thọ-chấp . Họ nương vào VÔ-NGÃ cầu lấy Xuất-Ly từng Pháp để Tỏ biết chơn thật rõ-ràng .

CŨNG NHƯ :

Hiện THẾ-GIAN-GIỚI chẳng tập-nhiễm để Tỏ-Ngộ THẾ- GIAN mà GIÁC . Qua : TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI cùng CẢNH-GIỚI TỊNH-ĐỘ , chẳng chấp-nhiễm một GIỚI mà thọ- lãnh . Vì sao ? Vì Bậc ấy ĐÃ BIẾT : CẢNH-GIỚI THẾ-GIỚI đều là PHÁP-GIỚI . 

CHẲNG KHÁC NÀO: Bậc học trò kia vào trường Y-KHOA để học, Bậc ấy có một sự quyết chí trở thành một ĐẠI-LƯƠNG-Y , DƯỢC PHẨM , nên siêng-năng khảo-cứu các món thuốc tận từ hiểu biết từng món , có TÁNH DƯỢC khác nhau chuyên trị một bệnh . Sau khi tỏ biết tất-cả các món thuốc rành-mạch , họ có thể hợp thang . Năm bảy vị trở nên một MÔN-THUỐC cứu chữa con bệnh , mà chính bậc ĐẠI-LƯƠNG-Y , DƯỢC-PHẨM không mắc phải một Bệnh hay một món thuốc vậy . Bậc tu-hành dùng Phương-Tiện xuất-ly Pháp để Tỏ Pháp-Giới lại khéo HÀNH-THÂM BÁT-NHÃ mà thâm-nhập BẤT-ĐỘNG .

Có nhiều bậc tu-hành vì Tín-Ngưỡng ưa muốn , nhưng chưa hiểu đặng phương-thức tu , thì có đâu hiểu thấu PHÁP và PHÁP-GIỚI , thành thử họ tu có nhiều Sở-Cầu khác nhau . Tuy thế chung lại chỉ lấy THIỆN- CĂN đặng cầu PHƯỚC-BÁO , nên không có hại chi cả .Vì sao ? Vì các Bậc ấy trót lầm nơi Pháp-Giới THÔ-KHỔ , đến nay tu-hành mong cho thoát sanh khỏi khổ , đặng đến Pháp-Giới Thanh-Nhàn hơn , nên chẳng có hại.

Duy chỉ có Bậc tu Phật đã hiểu biết đôi chút Phật-Pháp mà quyết tâm tu thật dày công , nhưng có một cái : Nặng về Bản-Ngã Chấp-Thủ , gọi là tu theo Sở thích của Mình . Do đó nên nặng về SẮC-TƯỚNG sở-cầu hơn là tìm sự Hiểu-Biết phá mê-lầm . Vì thế khó khăn hiểu Pháp hay Pháp-Giới để mà tu .

Có Bậc khá công hơn , họ đem sự Hiểu-Biết và sự làm để tu rất tinh-tấn cầu tiến-bộ , nên nhàm chán : SANH , TỬ , BỆNH , LÃO , KHỔ mà quyết tâm tu . Đến khi rõ biết : Bởi tập-nhiễm chìm đắm vào THAM- SÂN-SI , do sự ĐƯỢC-MẤT TRANH-GIÀNH mới có PHIỀN-NÃO lộn vòng nơi NHÂN-QUẢ .

Những sự hiểu biết đó nó lại có một trạng thái quyết TẬN-DIỆT các Nghiệp tập-nhiễm để kìm-hãm TÂM , mà mong chờ ĐẠO-QUẢ . Kể ra những bậc như vậy thật là đáng kính nể , nhưng tiếc rằng sự gặt hái chẳng đặng rốt-ráo . Dù có thành tựu đến mức TẬN-DIỆT-ĐỊNH cũng vào PHÁP-GIỚI Thánh-Quả , chớ chưa hẳn Diệu-Quả NIẾT-BÀN.

Con đường tu Phật nó có nhiều then chốt lạ lùng do bởi : PHÁP-GIỚI . Dù cho có nhiều Bậc niệm niệm một câu để Tỏ-Biết cũng chẳng biết tí nào . Vì sao ? Vì nằm trong Pháp-Giới Bị-Biết , chớ chẳng Viên-Dung Tự-Biết . Nó như thế nên Bậc tu hành khá họ vẫn biết rằng : SỰ TU là một Phương-Tiện Cứu-Cánh Giải-Thoát . Nhưng đến lúc say tu : thời nhiều Bậc BẢO-THỦ Món-Tu mà giành-giựt cho mình là CHÂN- CHÁNH , kẻ khác là NGOẠI-ĐẠO TÀ-GIÁO để hơn thua nhau . Đôi bậc tự hào là : BỒ-TÁT hoặc tự dựng là PHẬT mà khinh-khi Bậc khác là CHÚNG-SANH . Đó chính là điểm trọn lừa của PHÁP-GIỚI , để cho Bậc tu chấp-nhận mà Thọ-lãnh .

Nếu Bậc tu-hành y như Pháp-Môn nào cũng tốt , miễn là chớ vội chấp- thủ Cố-Định , nương vào VÔ-NGÃ làm phương-tiện Xuất-Ly qua từng Pháp không nhiễm trước , để Tỏ-Biết tất-cả pháp như HUYỂN-HÓA HƯ-DỐI KHÔNG THỰC mà rạng tỏ VÔ-MINH PHÁP-GIỚI . Đó chính là bậc khéo .

Bằng Bậc tu-hành không CHẤP-THỦ , liền đặng TRÍ-TUỆ hiểu biết rộng-rãi , nhờ chẳng nặng TỰ-NGÃ , chịu khó học hỏi lối tu của các bậc nên tiến-bộ.

Bậc ấy lại rõ biết Tự-Tánh mê-lầm Bản-Năng thường Chấp nên Vọng- đảo mà nương theo lời PHẬT dạy : PHẬT và CHÚNG-SANH KHÔNG SAI KHÁC . NHƯNG SAI KHÁC MÊ VÀ NGỘ . Do lời nói ấy nên đặng sự Hiểu-Biết lìa đặng SẮC-TƯỚNG , lập Chơn-Tánh PHÁ-CHẤP để tu , gọi là ĐỐN-GIÁO CẤP-TIẾN .

Khi đã đặng : ĐỐN-GIÁO CẤP-TIẾN để tu thì thật là qúy. Nhưng phải làm cho tròn HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH . Vì trong Hạnh-Nguyện đó nó giúp cho Bậc tu được sự đứng-đắn Chân-Thật , rốt-ráo , thông-đạt các pháp không thiếu-sót . Nó lại làm cho Bậc tu THẬT-BIẾT nơi HÀNH- DỤNG : CẤP-TIẾN và CẤP-THỦ làm đúng lúc , Phá-Chấp đúng hồi không sai chạy hay mơ-màng mà Tỏ-Rõ , gọi là CHÁNH-GIÁC chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử vậy .

BẰNG PHÁ CHẤP QUÁ ĐÀ :

   MỘT  :  Phải vào chỗ KHÔNG mà Chấp-Thủ . Nếu chẳng Chấp chăng cũng tìm nơi An-Trụ lấy MỘT PHÁP thì lãnh đủ 8 vạn 4000 pháp ?

   HAI    :  Phải vịn vào pháp BÌNH-ĐẲNG , để thuyết-giải hay Biện- Luận suông làm VAI CHÁNH .

CHẲNG KHÁC NÀO : CON LƯƠN có sẵn tánh TRƠN-VUỘT gọi đó là pháp phân hai như : NÓ CŨNG CÓ . NÓ CŨNG KHÔNG . MUỐN CÓ LIỀN CÓ . MUỐN KHÔNG LIỀN KHÔNG . NÓ CŨNG THẾ . NÓ CŨNG VẬY . NÓ KHÔNG HAI HAY SAI KHÁC . Hay NÓ KHÔNG CÓ CHỖ CHỈ . Chưa phải lời Quyết-Định DUY-NHẤT .

Có Bậc cũng đã biết lề-lối phân hai trên là một Sở-Thuyết nên dè-dặt hơn , suy-ngẫm thấu đặng PHÁP-GIỚI : THUẬN- NGHỊCH đều là MỘT. Muốn dung-hòa nhưng chẳng biết làm thế nào ?

– Nếu lập THIÊN-THỪA sợ khép vào hoàn-cảnh quy-luật hay trong vòng Chấp-Thủ ?

– Còn lập THIỆN-CĂN thì Rõ-Biết Thiện-Ác không HAI ? Nên hay dùng lối TỰ-TÁNH nơi mình đương nhiên TỰ-TẠI , xuôi chiều mát- mái đến đâu hay đó .

Trong một thời-gian , chưa có một căn-bản Rốt-Ráo tỉ-mỉ nên : Buông- lung vì TỰ-TẠI . Bất -Thiện bởi chưa TRỌN HẠNH . Vị Kỷ vì CHƯA TỎ . Mạt-Thị Khinh-Khi từng lớp vì chưa CHU-ĐÁO CHƠN-NHƯ , nên những lối hành-động cử-chỉ tự chấp-nhận là HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH . Khi gặp THUẬN , lúc gặp NGHỊCH-PHÁP thảy đều ráng chịu, tập-khí Sanh-Tử vẫn mang , làm sao chối cãi ?

      CHỚ NÀO NGỜ :

PHÁP-GIỚI tuy là MỘT . Nhưng THỂ-DỤNG của nó là HAI , trở thành 8 vạn 4000 pháp Bình-Đẳng BẤT-ĐỘNG . Nơi Pháp-Giới tương-đối nó có hai lối sử-dụng , gọi là : THUẬN- HÀNH và NGHỊCH-HÀNH . Bậc khéo biết thì dùng đúng lúc , đúng hồi,  còn Bậc chẳng Tỏ-Biết lại dùng không đúng chỗ mà bị chống đối Tập-Nhiễm chưa thỏa-mãn vẫn chịu Tập-Khí Sanh-Tử vì chưa trọn CHÂN-LÝ .

Nơi THUẬN-HÀNH NGHỊCH-HÀNH là một vấn-đề trọng-yếu giải- quyết đến sự VIÊN-MÃN hay chưa Viên-Mãn . Vì sao ? Vì Phá-Chấp lầm-mê đặng TRI-KIẾN PHẬT , nhưng Tỏ-Rõ việc sử-dụng THUẬN- NGHỊCH vẹn-vừa đứng-đắn thì đặng : PHẬT TRI-KIẾN . Bằng vì Phá- Chấp quá lối , chẳng Tinh-Tấn ĐẠO-TRÀNG thì muôn kiếp vẫn còn Tập-Khí Sanh-Tử , gọi là HÀNH-NGUYỆN. Đó là một lối giảng-giải mật-thiết cho Bậc GIẢI-THOÁT , nên nhớ lấy .

Còn nói về THUẬN-HÀNH pháp , là một đặc-tánh thu-nhiếp làm cho tất-cả đều ưa-thích mà tu-hành , nó cũng là một lối dỗ-dành nâng-đỡ Bậc non kém . Khen tặng và giúp-đỡ con đường tu , làm cho tất-cả được Say Đạo để Hiểu Đạo cùng Tỏ-Biết và VIÊN-THÔNG CHÂN-LÝ .

Bên NGHỊCH-HÀNH duy chỉ là Pháp TRỢ-DUYÊN cùng PHẨM TRỢ- ĐẠO cho Bậc đã TIN-PHẬT , TIN PHÁP-MÔN tu , để lần đưa từng Pháp vì Bậc ấy đã chịu nỗi sự thử-thách mà tiến-bộ . Ngoài ra chẳng dùng . Vì dùng đến nó làm cho tất-cả mọi người đều chẳng ưa- thích mà xa lánh , hoặc Đoạn-Duyên với mình.

Hai lối sử-dụng của một PHÁP-GIỚI . Nằm nơi Pháp , Tỏ Pháp , Thông- Pháp , Bất-Động với Pháp . Viên-Tịch cùng Pháp. Trọn dùng đến Pháp, Không Tập-Nhiễm một Pháp. Vì sao? VÌ QUÁ BIẾT nên chẳng dùng CÁI-BIẾT .

Chớ nên lìa nó . Chớ nên Bỏ và Diệt nó . Chớ nên Sợ-Chấp , cứ Phương- Tiện trọn HẠNH-NGUYỆN , thì PHÁP-GIỚI trở nên CHÂN-NHƯ BẤT-ĐỘNG .

Tất-cả Chư Vị BỒ-TÁT vẫn nương theo con đường ấy để mà cầu VÔ- THƯỢNG CHÁNH-GIÁC . Nên mới TÁN-THÁN PHÁP-GIỚI mà gọi là : HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI ./. 

                NAM-MÔ HỒI-HƯỚNG PHÁP-ĐẢNH NHƯ-LAI-TẠNG
                                              ( 15-10-MẬU THÂN (1968)  ).

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI HAI :PHÁP-THÍ

                                           *********************************

PHÁP-THÍ là một PHÁP trong vấn-đề ĐỒNG-NHẤT , trùm khắp TAM- THIÊN của TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM và CHƯ PHẬT , chung gồm NHƯ-LAI-TẠNG Diệu-Dụng không ngừng với đích đưa Chúng- Sanh TỰ-BIẾT , liền thoát Trần-Lao thấu-đáo HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI không có sự Kín-Nhiệm , nó lại làm cho THÂN-TÂM tịch-tịnh  , chẳng còn Tập-Nhiễm mà thâm nhập BẢO-PHÁP NHẤT-THỪA , đặng nghe TẠNG-VƯƠNG-PHẬT , để đoạt CHÁNH-GIÁC.

Do lẽ ấy nên Bậc ĐÃ-BIẾT từng cấp mà làm BỒ-TÁT hay BỒ-TÁT MA-HA-TÁT , đã từng Nghe , Biết nhiều ít, liền Phát-Nguyện Hộ-Trì PHÁP-THÍ .

Không nhàm chán , không tiếc rẻ , không Chấp-thủ , không Danh-Giả , chẳng lìa Danh-Giả . Không quán TỰ-TẠI , chẳng lìa TỰ-TẠI . Vì tất cả Hạnh-Nguyện đã biết rõ sự HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI vẫn không Chấp-Thủ , PHẬT-PHÁP BA-ĐỜI đang diễn nói , nên Pháp-Thí Cúng- Dường không ngừng để cho mạch-lạc NHƯ-LAI-TẠNG chẳng dứt đặng trọn vẹn ĐỒNG-ỨNG.

Còn Bậc Khởi-Tâm Pháp-Thí , hay Tỏ lòng Pháp-Thí , hoặc Phát-Nguyện Pháp-Thí cùng với TÂM-Ý xây đắp Đạo-Tràng . Những Bậc như vậy thì A-Tăng-Kỳ-Kiếp cũng đã tu-hành nên ngày hôm nay mới có CĂN-LÀNH , đồng HƯỞNG-ỨNG , đồng BỔN-NGUYỆN ĐỘ-SANH chung, lại đồng sự Hướng-Dẫn , đưa người qua từng lớp PHÁP-GIỚI để phá VÔ-MINH, gọi là trùm khắp ĐỒNG-ỨNG PHÁP-THÍ vậy.

Một trong BA BẬC trên chẳng khác nào:

Có một QUỐC-VƯƠNG kia , vì tấm lòng BÁC-ÁI cùng khắp , thương DÂN-GIẢ trong nước chẳng khác thương CON , thường nhìn thấy sự nghèo túng của DÂN , đến sự mong muốn cứu giúp của VUA.

Ngày nọ cho mời các QUAN đến bàn những cần thiết nơi nhu-cầu khai thác cho DÂN để giải ách khổ , bèn khai thông ĐƯỜNG CÁI, ĐẮP MƯƠNG ĐẬP, MỞ TRƯỜNG HỌC v.v… HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI cũng thế.

Phần các QUAN , lãnh chỉ-thị và cuộc sắp đặt của NHÀ VUA . TIN- VÂNG-KÍNH , do lòng TIN-VÂNG mà hãnh-diện được gặp BẬC MINH-ĐẾ . Nhờ vậy nên phụng-sự ngày đêm không nhàm-chán . Chẳng vì lợi riêng cho Mình mà vì MINH-ĐẾ . BỒ-TÁT Pháp-Thí cũng vậy.

Đến DÂN-GIẢ trong nước hay xóm làng, có nhiều Bậc hiểu biết và nhận xét : Những MƯƠNG-ĐẬP CÔNG-LỘ của VUA-QUAN đưa lại sự ích-lợi cho Quần-Chúng . Do đó biết Tự-Trọng giữ-gìn CỦA CÔNG chẳng bao giờ phá-hoại.

Đồng nói cho tất-cả được hiểu , được biết . Khi mọi người nhận lãnh liền Khởi-Tâm Quý-Trọng TIN-VÂNG , hướng về VUA QUAN chiêm- ngưỡng tỏ lòng ĐỒNG-NHẤT để Báo-Ân Vua . Cùng Tín-Tâm Pháp- Thí , Phát-Nguyện Pháp-Thí , chung-cùng Pháp-Thí không sai với NHẤT-THỪA HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI-TẠNG cả .

Vì lẽ ấy nên :

Từ VÔ-THỦY đến nay , không mấy ai mà chẳng muốn TÂM-TÁNH hiền-lành , Thiện-Căn ĐẠO-ĐỨC . Do đó họ đồng nhau TÁN-THÁN CHƯ PHẬT cùng THÁNH-TĂNG không ngừng . Làm cho nền tảng ĐẠO-PHÁP khỏi Diệt-Vong , càng ngày càng thịnh-vượng Đạo và Đức.

PHÁP-THÍ có MỘT . Nhưng bởi trình-độ nó chia ra rất nhiều Bậc , chung lại chỉ có  : TIN-ĐẠO HIỂU-ĐẠO và BIẾT-ĐẠO cùng Nhất- Tâm Pháp-Thí CHÂN-CHÁNH làm căn-bản mà thôi .

BẬC TIN-ĐẠO :

Họ chỉ biết khen Công-Đức PHẬT Từ-Bi Hỉ-Xã Hiền- Lành Đạo-Đức . Khiến cho tất-cả kẻ nghe đều được ưa thích TÔN- SÙNG , CHIÊM-NGƯỠNG , LỄ BÁI , CẦU-KHẨN làm cho Tâm nhẹ-nhàng thưa-thới hiền-hậu cầu mong CHƯ PHẬT cứu-độ.

BẬC HIỂU-ĐẠO :

Bậc ấy cũng đã từng được nghe Pháp-Thí chẳng lìa bỏ các Hạnh tu niệm Chiêm-Ngưỡng Lễ-Bái và đã kiên-dũng đánh đổi tu nhiều hơn Bậc TIN-ĐẠO .

VÌ lẽ đó nên được hiểu rõ sự ích-lợi của TU PHẬT , cốt yếu SỬA- TÁNH TU-TÂM lập nền Đạo-đức chung , HẠNH-KIỂM chẳng thiếu . Bằng thiếu sót TÔN-CHỈNH đó khó thành-tựu mỹ-mãn .

Bậc Hiểu Đạo và Biết các Pháp chính là tầm quan-trọng cho kẻ tu , còn TÁNH-TÌNH làm nguồn gốc , những hậu-quả CHỊU-BÁO CHÁNH- BÁO không sai . Nó tỷ như Bóng với Hình , như tấm gương soi mặt . Nếu Hình chạy thì Bóng chạy . Còn mặt nhăn , nơi gương soi vẫn nhăn theo, nào sai khác ?

Bậc Hiểu-Đạo Chân-Chánh , họ vừa Pháp-Thí lại vừa TỰ sửa chữa . Họ căn dặn nói năng sự nguy hại của TÁNH xấu-xa phức-tạp cho nhiều kẻ chừa bỏ , họ liền chừa bỏ . Họ thuyết-giải những ý-nghĩa chân-chánh , họ liền nương theo những điều Chân ấy mà sửa trị tu-tập .

Pháp-Thí là một Pháp Tuyệt-Mỹ , vừa dạy cho mọi kẻ tu-hành , mà chính cũng dạy cho mình tu-tập . Nó công-dụng trong Hạnh-Nguyện Hiểu-Đạo để BIẾT-ĐẠO . Mà chính kẻ nghe Pháp-Thí thích-thú hiểu biết kiên sợ . Từ NGẠ-QUỶ , SÚC-SANH , ĐỊA-NGỤC Tánh kẻ ấy sửa đổi TÂM-TÁNH , ĐẠO-HẠNH trong một thời liền Chánh Báo NHÂN- THIÊN . Thật là Cứu-Cánh từ BA Đường-Ác đến CÕI TRỜI hay CÕI NGƯỜI sung-sướng.

BẬC BIẾT-ĐẠO :

Chính Pháp-Thí là nòng cốt để đưa tất-cả vào con đường TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT , nên chi Bậc ấy dùng tất-cả Pháp chỉ dạy phương-tiện Đạo . Lại từ hàng Tiểu-Thừa lần đưa cho họ lên Đại- thừa . Từ Tiểu-Căn eo-hẹp làm cho Phát-Nguyện thù-thắng Tâm-Ý rộng- rãi mà đặng Thượng-Căn Tu-tập thông-thái .

Bậc ấy lại dùng Lời Pháp rành-mạch Quyết-Định nói kẻ tu-hành lập Tâm xảo-trá tuy biết Pháp-Thí nương Đồng-Ứng Tam-Thế , mà Tự mình chẳng chịu SỬA-TÁNH của mình , làm cho TÁNH-TƯỚNG đều phản nhau mà Pháp-Thí thì gọi là Ngụy-Thuyết Giả-Thuyết . Nó chẳng khác nào CON CỌP GIẤY . Họ chỉ nói năng Hùng-Biện To-Lớn Kềnh-Càng, nhưng ruột chứa đầy THAM-VỌNG , dù có thành-tựu chăng cũng không ngoài BA-ĐƯỜNG-ÁC .

Vì sao ? -Vì BIẾT sự Chân-Thật TÂM-TÁNH là những hậu quả của Bậc tu-hành . BIẾT sự xấu-xa thâm nhập ảnh-hưởng nơi CHÁNH-BÁO và CHỊU-BÁO . Pháp tuy Bình-Đẳng nhưng sự CHÁNH-NGỤY Thụ-Báo rất TƯƠNG-XỨNG , Ban hành đúng theo SỞ-NGUYỆN . Lại THẬT- BIẾT chẳng khác nào chọn HẠT GIỐNG để gieo trồng CHẮC-LÉP thành cây trái của CHƠN-TÂM .

Do thế nên mới khuyên can từ buổi ban đầu phải Phát-Nguyện Nhất- Tâm Chơn-Chánh để tu. Sau đặng TỎ-PHÁP Chân-Chánh mà THUYẾT- PHÁP cũng Chơn-Chánh . Kẻ được NGHE Pháp-Thí nương nhờ Chánh Đáng PHƯỚC-ĐIỀN đó mà TRỌN Pháp. Hoặc giả Chư LONG-THẦN HỘ-TRÌ CHÁNH-PHÁP làm cho kẻ Nghe được An-toàn, đến lúc kẻ ấy ra về đương nhiên thích-thú ghi nhớ mà SỬA-SAI y như Bậc đã THÍ-PHÁP . Vì sao ? – Vì Bậc ấy xây-dựng CHÁNH-PHÁP .

Bậc tu nên luôn luôn giữ mức Chân-Thật , mức Chân-Thật ấy có nghĩa: KIỂM-ĐIỂM TỰ-TÁNH sửa sai những gì mọi người chẳng ưa-thích , những gì làm mất Tác-Phong Đạo-Hạnh và tất cả mọi kẻ không chịu , chớ nên làm đến . Dù cho Bậc Tu Trí-Tuệ Thiền-Định hay Thông-Đạt chăng nữa chớ nên dùng Hành-Vi Phi-Pháp . Nếu dùng nó thì Pháp-Thí chẳng tròn sự TÍN , trái lại không được Hộ-Trì TIN-VÂNG của kẻ Nghe Thọ-Pháp.

Nếu Bậc trọng lượng hay gieo trồng Pháp-Thí  , từ lời nói đến việc làm đi đôi với nhau như NHÂN-THỪA hay THIÊN-THỪA mà đặng trọn- vẹn . Những Bậc như vậy , dù cho Pháp-Thí lớn nhỏ không đáng kể , liền được rất nhiều kẻ lãnh-hội TIN-VÂNG lời VÀNG làm trọn . Còn hơn kẻ nói nhiều Pháp lớn mà Phẩm-Hạnh chẳng tròn , Vì sao ? – Vì Pháp-Thí cần sự TIN để mà tu sửa, chớ chẳng phải SỢ để mà sửa tu.

Đối với Bậc TIN-PHẬT nương tựa vào Đạo để : TIN-ĐẠO tu trong một thời đến HIỂU-ĐẠO và sau sẽ TỎ-NGỘ mà BIẾT-ĐẠO làm Hạnh- Nguyện trọn-vẹn đặng Chư-Phật Thọ-Ký thành PHẬT . Một trong BA giai-đoạn ấy chẳng khác nào : Những THƯỜNG-DÂN HÀNH-GIẢ kia tuy chưa gặp đặng NHÀ VUA. Cũng như : Bậc Phát-Nguyện tu chưa gặp PHẬT , nhưng vẫn Nhất-Tâm chiêm-ngưỡng , Đồng-Ứng Pháp-Thí, Đồng Sửa-Sai để cho Bậc dưới TIN-VÂNG lãnh Pháp-Thí . Làm cho DUYÊN-PHẬT mỗi ngày càng thêm phồn-thịnh.

LẠI NHƯ :

Bậc DÂN-GIẢ một lòng tôn-trọng VUA-QUAN gìn-giữ CỦA CÔNG như của mình . Và bày tỏ sự ích-lợi xây-đắp khai-thác , cùng nhau thân cận giúp-đỡ thương-mến . Làm cho tất-cả vui thích Bảo- Tồn nhiều hơn Sứt-mẻ , nên xóm làng phồn-thịnh trong nước giàu sang khỏi nạn đói khổ.

Do lẽ ấy NHÀ VUA cảm mến , các QUAN khâm-phục lời nói và sự Bảo-Tồn của DÂN-GIẢ chân thật . Bèn ý định tâu cùng NHÀ VUA đem vàng bạc hàng lụa thăng-thưởng cho DÂN . NHÀ VUA liền CHUẨN-Y và phong QUAN-TƯỚC cho Bậc CHÂN-CHÁNH PHÁP-THÍ . Sau NHÀ VUA THĂNG-HÀ , trong nước chọn HIỀN-THẦN kế vị . Bậc Chánh-Đáng đặng TẤN-PHONG làm VUA .

Sự tu-hành tuy nhiên buổi ban đầu kẻ tu mơ-màng vì chưa hiểu thấu nơi vi-diệu của các Pháp . Nhưng nó có một QUYẾT-ĐỊNH TƯƠNG- XỨNG đối với Bậc có Công-Năng tu-tập mà bồi đắp lại rất xứng đáng không sai . Do đó nên các Bậc mới phát BỒ-ĐỀ-TÂM Nguyện mà cầu DIỆU-QUẢ , lại dùng Pháp-Thí làm HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH . Lấy Công-Đức xây đắp Đạo-Tràng , kiểm-điểm để Sửa TÁNH lần tiến- bộ.

Từ nơi TIN-ĐẠO để được sự HIỂU-ĐẠO và lần đến TỎ-BIẾT ĐẠO. Những Bậc tu Chân-Chánh luôn luôn họ Tự thương lấy họ , và họ cũng thương khắp mọi người . Vì lòng BÁC-ÁI VỊ-THA vốn Sẵn nơi Đạo- Tràng Tôn-Chỉnh của Bậc NHẤT-TÂM mới lần lượt Pháp-Thí . Bậc ấy họ xem xét thấy rõ , biết tận từ Nghiệp Căn của kẻ nghe Pháp mà Pháp Thí vừa nơi ý muốn của họ, khiến cho kẻ nghe thích-thú mừng-rỡ đặng ích-lợi tu sửa tiến-bộ .

CÒN BẬC NGHE PHÁP LÀM THẾ NÀO LÃNH-HỘI ?

Bậc tu hành có BỐN THỜI-KỲ nghe pháp:

THỨ NHẤT  gọi  là  :   MẾN-ĐẠO nghe pháp.

THỨ NHÌ      gọi  là  :   SA- ĐẠO nghe Pháp.

THỨ BA        gọi  là  :   HIỂU-ĐẠO nghe Pháp và Tập Pháp-Thí.

THỨ TƯ        gọi  là  :   BIẾT-ĐẠO nghe Pháp và Pháp-Thí.

Một trong BỐN THỜI-KỲ , Thời nào cũng chẳng ngoài Siêng-Năng , tu không Dừng-Trụ , chẳng Chấp-Pháp , lìa BỐN-TƯỚNG để GIẢI- THOÁT . Nhưng trọng yếu của nó mỗi một Thời có mỗi đặc-tánh một khác tùy theo Nghiệp-Thức mà diễn-hành lừa dối kẻ tu . NÊN CHI : Càng tu khá chừng nào , lại càng thịnh-trọng suy-ngẫm từng vi-tế chừng nấy.

KHÔNG KHÁC :

Kẻ THỢ CHẠM kia , càng chạm đến chỗ thành hình bao nhiêu , lại càng cẩn-thận những đường cong tỷ-mỷ . Bậc tu PHẬT cũng vậy.

ĐÂY NÓI VỀ BẬC MẾN ĐẠO

Bậc MẾN-ĐẠO chính là bậc khởi đầu để tu-hành . Nó thường cản-trở vì NGHIỆP-THỨC , cho nên : Từ Công-Phu đến khi nghe Pháp-Thí , trong mọi việc tu-hành nó đều Tự sanh ra TÁNH biếng-trễ , thờ-ơ mỏi-mệt , do dự hay buồn ngủ . Nó tùy theo mỗi người mà lôi kéo, tùy theo mỗi Gia-Cảnh làm cho trễ-nãi việc tu .

Nếu MẾN-ĐẠO mà cố-gắng chống trả với Nghiệp-Thức , có Quyết- Định tiêu dẹp nó, thì con đường Hiểu và Biết không xa , mà đặng TRI- KIẾN GIẢI-THOÁT .

Bằng chẳng qua nổi thì phải chịu nó điều-khiển Sanh-Tử đến MUÔN- TRIỆU Kiếp , gọi là Tiểu-Căn hay Nặng Nghiệp , thật uổng một Kiếp NHÂN-SINH .

NÓ CHẲNG KHÁC MẤY. TRONG THỜI CÒN PHẬT ĐANG THUYẾT-PHÁP 

Thời ấy : Có một TRƯỞNG-GIẢ kia , ngoài 70 tuổi nghe Pháp ngứa- ngáy cựa-quậy ngồi không yên , sau rồi ngủ tại HỘI-TRƯỜNG .

Còn một Ông chừng 17 tuổi chăm nghe , mặt sáng rỡ hào-hứng . PHẬT chỉ trong HAI vị mà nói rằng:

Kìa các ông xem : Trưởng-Giả tuy đã già , nhưng khi nghe thuyết-pháp lại ngủ , vì Tiền-Kiếp Trưởng-Giả đó là Con RỒNG , chưa đặng nghe Pháp bao nhiêu , nên Nghiệp-Thức VÔ-MINH che khuất làm cho không nghe đặng Pháp.

Còn Bậc kia tuy tuổi hãy còn nhỏ, nhưng đã từng nghe đến pháp, mà cũng đã từng phá qua các trở-lực của VÔ-MINH , nên Nghiệp-Thức chẳng làm chi đặng . Mới được nghe Pháp , mới đặng ngồi yên , ngày gần đây sẽ Chứng VÔ-SANH cùng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .

NÓI VỀ BẬC SAY-ĐẠO:

SAY-ĐẠO chính là Bậc đang phá Nghiệp-Thức VÔ-MINH . Cầu sự tu- hành làm vai chính, dùng Thế-Gian để phụ-thuộc . Bậc ấy ưa nghe thuyết-pháp , thích-thú LỄ-BÁI ĐẠO-HẠNH , Công-Phu Thiền-Tọa hay tìm hiểu Phật-Pháp . Họ có thể đánh đổi những gì để cầu DIỆU- QUẢ . Thường những Bậc nầy quá SAY đâm ra MÊ-TÍN .

Nếu gặp THIỆN-TRI-THỨC dung-thông chỉ bày thật là quý vô kể. Chẳng khác nào : Kẻ mong ra khỏi khu rừng mà gặp đặng người biết lối ra . Bằng không gặp đặng Bậc Chân-Chánh thật là nguy-hại . Nhưng lỗi ấy : Không phải kẻ mong đi , mà chính do người dẫn lối .

Trên căn bản SAY-ĐẠO tu để HIỂU-ĐẠO đồng với BIẾT-ĐẠO là một đường tu rất tốt. Nếu không SAY-ĐẠO thì chẳng bao giờ TỎ-NGỘ HIỆN-GIÁC . Nếu chẳng SAY-ĐẠO thì không bao giờ Thâm-Nhập TẠNG NHƯ-LAI , nên cần SAY-ĐẠO.

Trong thời kỳ SAY-ĐẠO có hai lối tu : Một là TÍN-TÂM CHIÊM- NGƯỠNG . Hai là TÂM TÍN-NGƯỠNG , có Tự-Tánh tìm Chân-Lý Phật-Pháp mà tu .

Bậc TÍN-TÂM CHIÊM-NGƯỠNG tu bằng TIN Phật , đọc tụng , Lễ Bái, lấy tất-cả tâm chí tinh-hoa TIN Phật , gìn-giữ GIỚI-HẠNH đúng- đắn , lập THIỆN-CĂN vững , TỪ-BI HỶ-XÃ , BỐ-THÍ , TRÌ-GIỚI cùng NHẪN-NHỤC . Những Bậc tu như vậy cũng được HIỂU và BIẾT ĐẠO Mầu-Nhiệm Cứu-Cánh về CÕI PHẬT .

Còn bậc TÂM TÍN-NGƯỠNG , tìm Chân-Lý TỰ-TÁNH để mà tu , nhưng khi coi KINH chớ nên học thuộc vì BỊ-BIẾT . Lúc được nghe thuyết-Pháp chớ suy nghĩ riêng nơi mình mà khó nhận thức được trọn THỜI pháp.

Nên lìa bỏ những cái Hiểu-Biết của mình để trừ LÝ-CHƯỚNG đặng lãnh cái Hiểu-Biết của Bậc Chỉ Dạy. Bằng cần dùng theo sự Hiểu của Mình là phải mà Thọ-Chấp thì không tiến-bộ . Vì sao ? Vì LÝ- CHƯỚNG sẽ đem lại cái SỰ-CHƯỚNG nên khó tu. Nó cũng gọi là NGHIỆP-CHƯỚNG , ngăn cản của sự SAY- ĐẠO vậy.

Từ nơi SAY-ĐẠO đến mức Hiểu-Đạo nên xa lìa BẢN-NGÃ , chớ vội cho mình ĐÃ HIỂU, vì chỗ HIỂU đó cũng có 8 vạn 4000 Bậc để lần đến BIẾT.

Khi đến giai-đoạn BIẾT-ĐẠO lại càng thịnh-trọng từng vi-tế chu-đáo hơn . Vì sao ? – Vì khi Nghi-Chấp đến đâu thời Phá-Chấp liền Hiểu-Biết đến đó . Do lẽ Phá-Chấp đến KHÔNG-PHÁP hoặc giả nơi KHÔNG vẫn SẴN-CÓ . Mà ngược lại chính BẢN-NĂNG chưa có một mảy-may nào về CHÂN-CHÁNH HOÀN-MỸ cả . 

Nên chi khi BIẾT-ĐẠO chẳng xa lìa PHÁP-THÍ , chẳng e-ngại nơi Chấp hoặc Lìa Chấp , miễn là HẠNH-NGUYỆN đầy đủ tròn khắp , cần nương theo câu : NHƯ-LAI VÔ-BIÊN THỀ-NGUYỆN-SỰ .

Đối với sự tu-hành hay đối với Phẩm CÔNG-ĐỨC nó rất Thọ-Xứng . Do chỗ Công Thọ-Xứng ấy mà các Bậc tu-hành mới CẦN TẠO và CỐ TẠO để đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT HOÀN-TOÀN chẳng còn Tập- Khí Sanh-Tử .

Bằng ngồi yên mà suy nghĩ hay nương tựa nơi mơ-màng CẦU-BÁO , thì nó có đặng chỗ BÁO chăng cũng in như sự mong-cầu đó chớ không hơn kém . Nên đem tất cả LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG KHÔNG CHẤP- TRƯỚC để CẦU liền đặng Trọn-Vẹn như Ý-NGUYỆN . Nên những Bậc tu hành mong cầu nghe Pháp, hay mong sự thành tựu, thời cũng nên tỏ ra TỰ-TẠO một THÙ-THẮNG CÔNG-ĐỨC để CẦU. Chớ nên Thử- Thách mà Cầu , chớ nên Lợi-Dụng để Cầu , chớ nên đem Tâm Hiện-Hữu mà Cầu , thì con đường GIẢI-THOÁT khó đến vậy./. 

                                 NAM-MÔ TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM PHẬT

 

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI BA   :TƯỚNG-TÂM

 

TƯỚNG là TÂM . Nếu nói do TÂM sanh TƯỚNG , đó cũng là lời phương-tiện nơi Sở-Chấp Năng-Biệt của Pháp TƯƠNG-ĐỐI : CÓ TRONG . CÓ NGOÀI . Nên Bậc Viên-Dung phải tùy-thuận nói theo thế thôi , chớ thật : TƯỚNG chính TÂM . Vì sao ? -Vì Tướng DUY-NHẤT.

Bằng quan-sát : BÊN TRONG: Có RUỘT -GAN -TIM -PHỔI toàn khắp là THÂN , thì THÂN vẫn TƯỚNG . Còn BÊN NGOÀI : Cảnh Sở-Thích hay Không Thích , hoặc dùng Công tạo thành hay Có Sẵn . Từ Cảnh- Giới MÊ đến TƯỚNG Đại-Giác Phật Quốc , chớ bao giờ gọi là TÂM ?

Nên chi từ một Công tu-tập , đến chịu khó Hạnh-Nguyện Độ-Sanh , đều nằm nơi Phẩm CÔNG-ĐỨC mà tu rốt-ráo cùng TỎ-BIẾT , thì CÁI BIẾT đó là PHÁP . PHÁP vốn TƯỚNG nào phải TÂM ? Nếu cho đó là TÂM, thì từ nơi TÂM phải đi vòng qua PHÁP , rồi đến TƯỚNG ?

Do TƯỚNG chính TÂM là Quyết-Định của NHỨT-THỪA . Khỏi vòng TAM-THỪA đến MỘT-THỪA . TƯỚNG nó có sự Quy-Định sẵn , còn TÂM chẳng Tự-Quyết . Vì sao ? – Vì TÂM nằm nơi VÔ-TƯỚNG để lần BIẾT gọi là TÂM-KHÔNG , đến ĐÃ BIẾT gọi là TÂM-THÔNG , qua THẬT-BIẾT gọi là NHẤT-TƯỚNG , về TRỌN-BIẾT trùm khắp là NHƯ-TƯỚNG . 

Bởi đó nên TƯỚNG chính là một Huyết-Hệ Trọng-yếu , mà từ xưa đến nay lầm-lẫn trên con đường tu-tập . Lắm kẻ LÌA hẳn TƯỚNG để ngồi TƯ-DUY , DIỆT hẳn TƯỚNG để cầu RỖNG-KHÔNG NIẾT-BÀN . 

Có Bậc lập VÔ-VI-PHÁP để TẬN-DIỆT-ĐỊNH , thiếu nhiệm-vụ Sửa- Sai TÂM MÌNH trước mắt , chỉ nhìn nơi Ảo-Tưởng Viễn-Vông để buộc TÂM trong RUỘT , Quán Đảnh trên ĐẦU, vẫn có CÔNG nhưng chưa RÕ LỐI .

TÔI khuyên các Bậc tu-hành dùng TƯỚNG ĐẠO-HẠNH , từ Cử-Chỉ nói-năng trong căn-bản ĐẠO-ĐỨC HIỀN-LÀNH . Lấy các TƯỚNG trước MẶT làm TÂM-MÌNH để tu . Chịu qua tất cả những HOÀN- CẢNH THỬ-THÁCH mà không QUÁI-NGẠI . Đó chính là PHẬN-SỰ của Bậc tu-hành TIÊN-PHẬT hoặc THÁNH-TĂNG cũng đó .

ĐỨC THẾ-TÔN Ngài đã vạch Sẵn một Chương-Trình tu-tập LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG rất tỉ-mỉ công-phu không một LỜI thiếu-sót , không một SỰ nào chẳng tận từ CHƠN-CHÁNH liên-hệ với nhau.

Từ Phẩm CÔNG-ĐỨC đến tu-tập thi-hành LỤC BA LA và TƯỚNG Thu-Nhiếp , gọi là TỨ-NHIẾP-PHÁP . Chung lại TU các PHÁP đặng thấu-đáo TỎ-NGỘ PHÁP .

NGÀI THƯỜNG NÓI :

TƯỚNG hay nhiễm TÂM . Nếu TƯỚNG : SÁT-ĐẠO-DÂM các ông chẳng LÌA để tu, thời dù cho TRÍ-TUỆ THIỀN-ĐỊNH chăng , TÂM vẫn Tập-Nhiễm Sanh-Tử : Vì sao ? – Vì TƯỚNG chính TÂM , lầm-lẫn lấy TRONG bỏ NGOÀI , mà nhận TÂM ra TƯỚNG.

Bằng Bậc Tu nào chỉ đi trong Trí-Tuệ , tự suy-nghĩ Phá-Chấp thì đặng đấy . NHƯNG NGƯỢC LẠI : TƯỚNG PHÁP không Dung-Thông . Vì TƯỚNG là CHỦ của TÂM-PHÁP . Mà TƯỚNG chẳng dung-hòa thỏa- mãn , lấy đâu thành tựu BA-THÂN ? 

Nếu Bậc tu-hành chẳng nghe , hãy còn y-nguyên dung-dưỡng CỬ-CHỈ NGÔN-NGỮ đến HÀNH-VI BẤT-THIỆN , mà làm những điều PHI- ĐẠO . Dù Trí-Tuệ thông-suốt Phá-Chấp chăng , nhưng để sau cùng mà CHẤP-THỦ .

NÓ CHẲNG KHÁC MẤY :

Người nằm trên BE CẦU , chỉ suy nghĩ xây-cất LÂU-ĐÀI , trang-hoàng rực-rỡ , nào là Xe-Lọng , Tràng- Phang, kẻ TÔN-SÙNG , người ĐƯA ĐÓN chẳng thiếu-sót . Trong khi ấy HỌ có quyền nghĩ những gì được cả . NHƯNG NGƯỢC LẠI : Họ không có quyền Chân-Thật Thọ-Hưởng Tòa LÂU-ĐÀI và VẬT-DỤNG mà HỌ đã nghĩ.

CŨNG NHƯ :

Bậc tu-hành dù cho có ngồi dùng Trí-Tuệ đến Cứu-Cánh GIẢI-THOÁT . Nhưng không bao giờ đoạt đến THẬT-TƯỚNG CHÂN- NHƯ mà trọn NHƯ-TƯỚNG . Bậc ấy chỉ hưởng trên GIÁC suy-tưởng thôi , Còn TƯỚNG vẫn chống đối chưa thỏa-mãn , gọi là Tập-Khí Sanh- Tử .

Bậc tu-hành chẳng làm cách gì hơn HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH , nương theo Đạo-Tràng căn-bản Tôn-Chỉnh TƯỚNG , lập THIỆN-CĂN để thu-nhiếp thỏa-mãn , tỏ-rõ TỊNH , BẤT-TỊNH đều NHẤT-TƯỚNG không HAI . Nhưng chẳng Tập-Nhiễm Trơn-Liền , goị là TÂM-TƯỚNG ĐỒNG-NHẤT , đó mới thật là KHÉO-TU .

Lại CHÁNH-NIỆM cần thi-hành TƯỚNG trong LỤC-BA-LA , TỨ- NHIẾP-PHÁP và tất-cả các TƯỚNG để thâm-nhập Tỏ-Biết CHÁNH- GIÁC , chớ chẳng suy-nghĩ rằng CHẤP với KHÔNG-CHẤP . Đến lúc CHƠN-GIÁC thì dù có CHẤP chăng cũng không còn lấy MỘT-CHẤP vậy .

TÔI NÓI : TƯỚNG CHÍNH TÂM CÁC ÔNG . Đó cũng là Lời chỉ Quyết-Định Không HAI , sai khác chút nào . Nhưng phải tùy Công- Năng tu-tập rõ thấu mà nhận lãnh LỜI NÓI trên .

Bằng có Bậc TIN TÔI , cũng chưa đặng trọn sự Tỏ-Biết cặn-kẻ, cần phải tu-niệm theo lời nói : CÁC TƯỚNG VỐN LÀ TÂM MÌNH . Để tất-cả công việc lớn nhỏ đều phải tu , nên LÀM mà ĐẾN chớ nên NHẬN CÀNG mà đặng sao ? Bậc như vậy mới TIN-TÔI .

Sự tu-hành nhìn vào Công-Đức Phẩm-Hạnh , cân với sức Chịu-Đựng để Tỏ-Biết . Tuy thế , nhưng nó thật là TƯƠNG-XỨNG mà Sở-Đắc . Nghĩa ấy không sai chạy đối với Bậc đã Tu . Miễn dùng TƯỚNG để Tu , chẳng Mắc-Miếu TƯỚNG , được Tỏ-TƯỚNG CHÁNH-GIÁC trùm khắp .

TƯỚNG tuy sai khác , nhưng không sai khác chút nào , Vì sao ? – Vì ĐỒNG không sai , mà CHẲNG ĐỒNG bị sai . Đó cũng là một Chính- Yếu nơi Pháp DỊ-DIỆT .

NÊN PHẬT NÓI :

TƯỚNG tuy có MỘT, nhưng TÂM-ĐỊA các Ông không ĐỒNG thành thử SAI , có chỗ CHỊU-BÁO và có nơi được CHÁNH-BÁO .

Chỗ CHỊU-BÁO phải cực-khổ , họ cầu CHÁNH-BÁO . Khi toại- nguyện Sở-Cầu , thì sự cực khổ liền MẤT , nơi ấy gọi là DỊ-DIỆT Pháp. NGƯỢC TRỞ LẠI : Bậc được nơi Chánh-Báo giàu sang mà đi nơi Tâm- Địa xấu-xa , liền đến chỗ CHỊU-BÁO nó cũng DỊ-DIỆT vậy .

TÂM-ĐỊA thì nhiều lớp không Đồng , nên Tướng phải nhiều HÌNH sai khác , tùy theo HÌNH ấy mà ra THỨ-LỚP . Thứ-Lớp Năng-Biến và Bị- Biến trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI , CÕI TRỜI và NGƯỜI .

Nhưng CÕI-TRỜI hoặc CÕI-NGƯỜI hay CẢNH-GIỚI của TAM-THIÊN do bởi không Đồng , Sai khác , nên có BỐN-TƯỚNG làm căn- bản hiện diện cho các ĐỒ-DÙNG để CHÁNH-BÁO và CHỊU-BÁO . BỐN-TƯỚNG ấy là : THANH , THÔ , TỐT , XẤU , tùy theo Sở-Thích QÚY-BÁU hoặc KHÔNG-QUÝ mà Thọ-Lãnh .

Chỉ vì các Ông lầm nơi mong cầu , nuôi sự Thích-Muốn mà chạy trong chìm đắm SÁT-ĐẠO-DÂM . Khi tu-hành lại chẳng sửa-sai trừ bỏ trở thành VỌNG . Nơi Vọng ấy chính là phát-sanh THAM do TÂM bị nhiễm xấu-xa , tư riêng , dục lợi trở nên TÂM-ĐỊA . Đã Tâm-Địa thì phải nằm căn-bản của PHÁP-THÔ . Cho nên có giàu sang Chánh-Báo đến đâu chăng sự Thọ-Hưởng không ngoài : ĐẤT-CÁT .

TA BIẾT tận từ , tận gốc CHỊU-BÁO CHÁNH-BÁO riêng tư từng Cảnh- Giới một , cho đến TAM-THIÊN cùng khắp. Mà THẬT-BIẾT sự MÊ-LẦM của các Ông trót vào chỗ THÔ mà chịu chung , lại tưởng mình sung-sướng . Nên TA vì các ÔNG mà nói : HUYỂN-HÓA , để các Ông lìa bỏ từng TƯỚNG tham-vọng tập-nhiễm , đặng đến CHÂN-TƯỚNG rộng-rãi , CHÁNH-GIÁC hoàn-toàn Bất-Biến mà đặng hưởng như TA , chẳng còn chịu trong sự DỊ-DIỆT nữa .

Những lời PHẬT nói trên , TÔI mong cho các Bậc tu-hành ghi nhận để tu . Chớ nên dùng Ảo-Tưởng ngồi yên gọi là : ĐẶNG hay ĐẮC cùng Đến mà chẳng Tỏ-Biết sự Chân-Đế hiện tiền , TƯỚNG-TÂM của mình rơi-rớt . Nên dụng TỨ-NHIẾP đặng rõ biết vẹn-vừa trong đường tu , chẳng DƯ không THIẾU thì chắc-chắn sẽ thành-tựu .

TƯỚNG chính TÂM . Khi Đã-Biết TƯỚNG là TÂM của MÌNH , thì dù có đi trong : SẮC- THINH- HƯƠNG- VỊ- XÚC- PHÁP để tu chăng , cũng không còn Nhiễm-Trước đến nó , lại nương nhờ nó được TỎ-NGỘ.

Bằng Không Biết : Thời vì SẮC mà ĐẮM . Bởi THINH mà SAY. Do HƯƠNG mà MUỐN . Tại VỊ mà GIÀNH . Nơi Bốn Tướng Mê-Lầm cho mình ĐÃ-BIẾT , chạy theo sự Hiểu-Biết của mình mà bị XÚC- PHÁP đặng nhận TÂM bên trong, bỏ TƯỚNG bên ngoài.

Giữa Hai trạng thái : Biết TƯỚNG là TÂM mình. Chưa Biết TƯỚNG là TÂM. Hoặc Biết : SẮC , THINH , HƯƠNG , VỊ , XÚC , PHÁP cùng chưa Biết , nó có sự Lợi và Hại . Nó NGƯỢC-XUÔI và XUÔI-NGƯỢC, NGỘ-MÊ cũng vậy .

Các TƯỚNG-PHÁP nơi LỤC-BA-LA thật là Tuyệt-Mỹ . Bậc tu nên thi- hành Chân-Chánh để nương nhờ Pháp ấy mà rõ thấu đoạt đến rốt-ráo HẠNH-NGUYỆN . Có nghĩa là cho mọi Người và Mình đồng CHÁNH- GIÁC . 

THẾ NÀO LÀ : TƯỚNG-PHÁP LỤC-BA-LA TỎ-BIẾT ? 

Khởi đầu Pháp LỤC-BA-LA : Thời BỐ-THÍ làm vai chính , chi-tiết của nó gồm có : PHÁP-THÍ , VÔ-ÚY-THÍ và TÀI-THÍ . Còn đứng về con đường Duy-Nhất có MỘT không HAI , thì chỉ TƯ ỚNG chính TÂM mình để tu .

Nên tất-cả từ lời nói đến Vật-Dụng Tài-Sản cùng khắp thảy đều là TƯỚNG . Khi đã biết Tướng chính Tâm mình , đem ra áp-dụng quan-sát tu . Thời nó có Hai yếu-điểm làm đích đo-lường TƯỚNG-TÂM đặng rõ biết sự DƯ-THIẾU TĂNG-GIẢM , để thực-hành con-đường tu cho được vẹn-vừa trọn-vẹn BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM .

HAI YẾU-ĐIỂM ẤY LÀ:

MÌNH-MUỐN hay KHÔNG-MUỐN hoặc MÌNH-THÍCH cùng KHÔNG-THÍCH . Hai yếu-điểm ấy , từ công việc HẠNH-NGUYỆN tu- hành , hoặc Đồ-Dùng trang-trí , Ẩm-Thực , Y-Áo . Tất-cả các Tướng- Pháp đến , Bậc tu-hành phải làm để biết trọn , sau đặng Viên-Thông , nếu chẳng làm khó thành-tựu .

VÍ-DỤ :

Có việc đưa đến , chính mình Không MUỐN , nhưng kẻ khác nhờ giúp-đỡ cho họ trong khi họ MUỐN . Đó chính là TƯỚNG-TÂM của kẻ ấy đang cần , chớ chẳng phải của Mình .

Mình vì Tướng-Tâm của họ. Nhưng trước khi làm phải nhận-xét , không có sự tổn-hại đối với đường tu của mình cho lắm . Nên giúp họ trong lúc CẦN . Vì sao phải nhận-xét ?  Chỉ vì BI phải có TRÍ nên nhận-xét . Nếu BI không TRÍ chớ vội làm .

NGƯỢC LẠI :

Đối với MÌNH-MUỐN , nhờ người kia giúp mình , nên nhận định đối với TƯỚNG-TÂM của họ có đủ sức giúp không ? Nếu nhận-định được thì nhờ họ để gieo Duyên . Bằng quá sức của họ chớ nên nhờ . Họ giúp nhưng thiếu-khuyết chớ đem lòng phiền-trách , mà con đường Tướng-Tâm chẳng trọn .

VỀ ĐỒ DÙNG :

Món đồ MÌNH-THÍCH mua đem về NHÀ hay CHÙA- THÁP chẳng hạn . Dùng trong một thời-gian không Thích nữa, đem đi cất gát một nơi . Trong khi mình thích món ấy chính TƯỚNG-TÂM của Mình . Lúc không Thích vì Công-Đức của Mình đã qua mà Chánh-Báo món tốt hơn , nên gát lại . Có kẻ nhìn thấy , một là họ thiếu dùng , hai họ sở-thích ngõ ý mua lại hoặc xin mình , thì chính mình được biết rõ TÂM của họ đang Thọ-Báo trong món ấy .

Nếu nhận xét mình không thích hay ít thích hoặc dư dùng , vì TÂM của họ mà BỐ-THÍ . BẰNG NGƯỢC-LẠI : Tự Kiểm-Điểm để đo mức TÂM mình trong lúc ấy , được sự tiến-bộ chu-đáo hơn , như : vui-vẻ bình-dị mà cho , hay TƯỚNG của họ đối với mình TƯƠNG-XỨNG mà cho ? Hoặc cho vì khinh-rẻ dòm ngó xấu-xa , chính mình cho để bỏ ghét?

CÒN KHÔNG CHO :

Vì TƯỚNG của họ không thích-hợp mà không cho ? Hay vì lòng mình tiếc mà không cho ? Nó rất nhiều khía- cạnh và trạng-thái , miễn Ngược-Xuôi để soi biết , cổi-giải , được sự BỐ- THÍ ích lợi trên con đường lập Pháp tu-hành .

Bằng có Bậc mà đặng biết như vầy , Một trong Ba Bậc :

– BỐ-THÍ người giàu-sang hơn mình , dù sao mình cũng có Sẵn Chánh- Báo vô kể , hôm nay mới được BỐ-THÍ .

– Bằng có Bậc ngang hàng Tương-Xứng với mình . Thời trái lại VỊ-THA mà BỐ-THÍ .

– Nếu có Bậc cực-khổ hay thiếu dùng , xin hay mua lại . Mình tự Phát- Tâm BỐ-THÍ , chính là mình sẽ đặng Chánh-Báo lần đưa .

Biết được như thế thật là LỢI vô kể , khó nghĩ bàn .

VỀ GIA-ĐÌNH hay CHÙA-THÁP :

Trong GIA-ĐÌNH hoặc CHÙA- THÁP của mình , cần siêng-năng sắp-xếp thứ-tự . Thời đặng TINH- TẤN , mà chính mình vào Phẩm TRANG-NGHIÊM . Từ trong đến ngoài sạch-sẽ được TƯỚNG-TÂM THANH-THOÁT . Các đồ-dùng hiện tại dù quý báu sang cả hay không đáng giá chi , cũng thảy đều sửa- soạn trang-hoàng cho ngăn-nắp vẻ-vang tỉ-mỉ . Thời đặng TƯỚNG Trọn-Vẹn Hiểu-Biết không thiếu-sót .

Nếu bừa-bãi :

Tự đem TÂM hoài-mong , vọng-ước , dụ-dự không sắp xếp . Cùng với để chờ cho có tiền bạc mua sắm vừa ý-muốn rồi sẽ làm . Đó thật là sai , vô tình đem Tướng hiện-hữu vào nơi ảo-tưởng , chớ chẳng biết : Làm đây , mới có đó , Tướng-Tâm trước mặt có tỏ biết MỘT , mới đến Tỏ-Thông VẠN-TƯỚNG . Dù cho Bậc hiểu biết sâu-xa, cầu-kỳ cách mấy chăng , mà không biết hiện-tại trước mắt , vẫn không Đỉnh-Đạt TÂM , mà Ý cuồng-quay lộn-xộn lu-mờ hiện-diện .

Bằng được ngay thẳng điều-chỉnh TRANG-NGHIÊM như trên , thì cũng chớ THÍCH-MUỐN Quá-Đà , đem vào sự đòi hỏi trang-trí , nuôi sự ưa- thích cầu-kỳ , dung-dưỡng TƯỚNG-TÂM vào lòng Dục-Vọng . Đó chính là làm TƯỚNG bị chìm nơi SẮC-TƯỚNG , gọi là : Theo SẮC mà ĐẮM.

CÓ NGHĨA LÀ :

Trong giai-đoạn nào , thời chỉ biết làm tròn với thứ-lớp đó , chớ không thể đòi hỏi hơn . Nếu đòi hơn mà không điều-kiện thì BỊ-TĂNG , chẳng Tương-Xứng với hiện tại . Còn thờ-ơ bị TƯỚNG GIẢM . Đối với Bậc tu Chơn-Chánh , họ có Phẩm-Hạnh tao-nhã , lại chẳng mắc-miếu sự THAM-MUỐN , tạo đặng mức vẹn-vừa , kết-hợp các TƯỚNG mà Tỏ-Biết chu-đáo . Nhờ vậy sau khi Chánh-Giác Hành- Nguyện trong LỤC-ĐẠO , làm cho tất-cả mọi kẻ thảy đều khâm-phục , họ đồng Tán-Thán TIN-VÂNG , nghe sự chỉ bày không thiếu-sót mà đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .

VỀ MỤC LÃNH TƯỚNG-TÂM ĐỂ TỎ-BIẾT :

Nếu có kẻ thành Tâm khẩn muốn , thời họ chẳng biết cái TÂM ở chỗ nào . Nên mua sắm LỄ-VẬT , NHANG-ĐÈN-HOA-QUẢ đặng Cúng- Kính . Vô-Tình hay Cố-Ý , họ đem Chân-Thật TÂM mà Cúng-Dường . Đó chính là những điểm Bậc tu nên biết , chớ cho là giả-tạo . Nhưng nó tùy theo TƯỚNG-TÂM , Công-Đức cùng Căn-Cơ của mỗi người hoặc mỗi kẻ mà mua sắm không Đồng , để Chứng-Minh TÂM-ĐỊA Chịu-Báo hay Chánh- Báo của Lục-Đạo . Nên chi LỄ-VÂT có kẻ mua sắm thật Tinh-Vi Tươi-Tốt , có người Kém-Khuyết Xấu-Xa . Đó chính là TƯỚNG-TÂM của họ .

Đứng vào Bậc Tu Thọ-Lãnh Tướng-Tâm của mọi người nên biết rõ điểm trên đặng dìu-dắt .

HAI NỮA :

Chớ phân-biệt LỄ-VẬT Tốt-Xấu bất Bình-Đẳng . Nên tỏ tình cung kính thịnh-trọng TƯỚNG-TÂM với lòng Thành của mọi người , mà đem sắp Lễ-Vật cho ngay ngắn trên BÀN PHẬT , cùng đứng ra chiêm-ngưỡng cúng lạy van-vái theo ý của kẻ DÂNG-LỄ , làm cho họ thích-thú vui-vẻ đến lúc ra về không một lời ta-thán .

Lại có người mua sắm ĐỒ-DÙNG cho Mình. Trong sự CHO ấy chia ra Ba thứ lớp như : TÌNH-THẦY Cung-Kính mà Cho . TÌNH-BẠN cảm- mến mà cho . TÌNH HÀNG-XÓM Thân-Thiện mà Cho.

Nhưng kẻ ấy đứng vào Bậc GIÀU hay NGHÈO , có DANH-GIẢ hoặc KHÔNG DANH-GIẢ , lại với món đồ cho ấy : XẤU-TỐT , QUÝ hay KHÔNG QUÝ , Đồng với TƯỚNG-TÂM Sở-Thích của Mình , hay Không Thích  . Bậc tu vẫn một Mức tỏ tuồng vui-thích để khỏi phụ với TÂM Thành-Kính hay Cảm-Mến hoặc Thân-thiện của mọi người đã đem cho mình .

HAI NỮA :

Cũng cần đến TỰ-LƯỢNG mà Thọ-Lãnh và cần đến sự Cung-Đáp để vẹn vừa chỗ Lãnh lấy của người . Nếu người ấy là học-trò tu-tập , thì phải giúp họ thế nào ? Bằng là Bạn thì phải làm ra sao ? Cùng người hàng xóm phải chu-tất thứ gì Cho đúng lẽ LƯU-HỮU ?

Tùy theo mỗi mỗi mà Tỏ Biết đáp ứng vẹn-vừa để đều-đặn trong Pháp BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM .

Những lời Tôi nói tuy sơ-sài chẳng có cầu-kỳ chi , nhưng nó không ngoài chỉ thẳng TƯỚNG chính TÂM mình phải thu-nhiếp từng tỉ-mỉ để đến Tỏ-Biết Chân-Thật trùm-khắp chẳng thiếu sót. Khi mà đặng làm trọn Tướng thời rõ thấu những Pháp cực-kỳ Tuyệt-Mỹ và Biết tất-cả sự Kín-Nhiệm của NHƯ-LAI-TẠNG vậy .

THẾ NÀO LÀ: TƯỚNG TRÌ-GIỚI TỎ-BIẾT ?

Nơi TRÌ-GIỚI Tỏ-Biết của con đường Duy-Nhất , TƯỚNG chính TÂM mình , nó không Hai . Nhưng sự quan-sát BUÔNG-GIỚI trùm-khắp để được rõ biết . Từ MỘT TƯỚNG đến Vô-Lượng Vô-Biên Tướng đều là TÂM mình , nhưng chính mình Lầm-Mê rơi-rớt mà chưa Biết hết . Còn Chư-Phật là Bậc đã TRỌN-BIẾT tất-cả . Nên tu-hành mới lập : BA- TÂM và NĂM-NGUYỆN có câu : PHẬT-PHÁP VÔ-BIÊN THỀ NGUYỆN HỌC . NHƯ-LAI VÔ-BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ .

Vì vậy Bậc Tu cần nên dùng Trí-Tuệ để Phá-Chấp mà chu-đáo TÂM , VÔ-BIÊN-GIỚI , TÂM đã Vô-Biên thì TƯỚNG vẫn trùm-khắp , TƯỚNG đặng Đồng-Nhất liền CHÁNH-GIÁC .

TRÍ-TUỆ phải dùng như trên , còn sự Làm theo thứ lớp cũng phải chăm- chỉ cần-mẫn mà Thi-Hành đúng đắn . Tùy theo Công-Năng Mức-Độ qua từng Giới-Hạn gìn-giữ vẹn-vừa , không DƯ THIẾU TĂNG GIẢM , gọi là TRÌ-GIỚI TỎ-BIẾT .

TƯỚNG TINH-TẤN TỎ-BIẾT :

Sự TINH-TẤN Tỏ-Biết ấy nó phải có đủ Chí-Nguyện Cầu-Tiến không ngừng , để Hiểu-Biết từng công-việc Hành-Nguyện tu-tập qua từng GIỚI-HẠN của Pháp-Giới , khi Trì , lúc cho Qua , mà Siêng-năng kiểm- điểm đặng lần vào TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .

TƯỚNG NHẪN-NHỤC TỎ-BIẾT :

Tướng NHẪN-NHỤC Tỏ-Biết chính là TƯỚNG chớ vội vàng chấp- nhận các Pháp , khi mà Bậc tu-hành LÝ-SỰ chưa đặng Viên-Thông , hãy còn tựa vào Một TƯỚNG phỏng-đoán cho rằng mình : ĐẮC hay ĐẾN hoặc ĐẶNG . Còn trong Hạnh-Nguyện cũng chớ nên Tự-Cao vì Bản-Ngã mà phải cố-gắng trong tất-cả Tướng-Pháp để Trọn-Biết gọi là : TƯỚNG NHẪN-NHỤC Tỏ-Biết.

TƯỚNG TRÍ-TUỆ :

Là một TƯỚNG chung gồm để sáng-soi hiểu-biết . Từ công-việc Hạnh- Nguyện đến sự giúp-đỡ hoặc lời nói Bất-Thiện hay Thiện thảy đều Tỏ- Biết . Nó đi sát liền với : BI-TRÍ-DŨNG , GIỚI-HẠNH-NGUYỆN để cầu CHƠN-GIÁC .

TƯỚNG THIỀN-ĐỊNH :

Cũng là một TƯỚNG giúp cho Trí-Tuệ Cứu-Cánh . TIN PHẬT PHÁP , Tin Chân-Lý và Tin Mình chẳng còn Sự-Nghi . Nó lại giúp cho rõ biết cùng khắp Pháp-Giới , đi vào BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ĐA , thâm-nhập BÁT-NHÃ đặng CHÁNH-GIÁC CHÂN-NGUYÊN tận-từ NHẤT- TƯỚNG đồng NHẤT-THỂ trùm khắp NHƯ-TƯỚNG vậy.

Nơi Tướng-Pháp LỤC-BA-LA chung gồm để THẬT-BIẾT , nó là một Pháp-Môn rất cần cho Bậc Tu đặng Trọn-Biết chu-đáo tỉ-mỉ , khỏi sự phân-biệt để nhận-lãnh : TƯỚNG chính TÂM . Vì CHÂN-THIỆN của Mình đã đánh rơi rớt từ lâu , nay Hoàn-Lai Chánh-Báo .

Từ khi ĐỨC THẾ TÔN THỊ HIỆN Ngài vẫn thường chỉ thẳng TƯỚNG chính là TÂM của các Ông.

PHẬT NÓI:

Chỉ vì Chúng sanh lầm mê, nên từ Bản Thể CHƠN TÂM trùm khắp chẳng chịu nhận, lại lầm nhận Thân GIẢ HỢP làm TÂM, nên bị Sanh Tử mà có CHỊU BÁO CHÁNH BÁO sai khác.

Qua thời LỤC-TỔ HUỆ-NĂNG Ngài lại chỉ thẳng nơi Kinh PHÁP- BẢO-ĐÀN mà nói : TÂM CÁC ÔNG RUNG . NÀO PHẢI PHƯỚNG RUNG . Có một số nhận được : TƯỚNG chính là TÂM mình , nên TÔN- SÙNG mà nương theo tu-tập : TƯỚNG-TÂM đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .

Ngày HÔM NAY :

CHÍNH-TÔI , nhận thấy đối với con đường tu-hành thật quá TIN-PHẬT . Do sự TIN ấy lắm Bậc XUẤT-GIA , nhiều Bậc CƯ-SĨ đồng cố-gắng đào-tạo cho mình đặng Tri-Kiến Giải-Thoát hiện tại. Nhưng tại sao chưa đặng Trọn-Nguyện ? Vì DƯ-THIẾU TĂNG- GIẢM nên có nhiều Bậc dùng về HIỂU-BIẾT TRÍ-TUỆ chớ chẳng Thi- Hành TU-CHỈNH , gọi CÓ-LÝ , KHÔNG-SỰ .

Còn lắm Bậc tu rất dày công trong việc THI-HÀNH ĐẠO-HẠNH , nhưng thiếu sự HIỂU-BIẾT TRÍ-TUỆ CẦU-TIẾN . Giữa Hai Trạng Thái không ĐỒNG nhau thành-thử mơ-màng nơi THẬT-TƯỚNG cùng VÔ-TƯỚNG để đến CHƠN-GIÁC mà đặng Toại-Nguyện SỞ-CẦU .

CŨNG NHƯ :

Thời còn PHẬT , DƯ Bậc Chỉ bày , THIẾU Bậc TIN để tu . Hôm nay lại DƯ Bậc TIN-TU , mà THIẾU sự Chỉ-Bày .

TÔI chẳng phải là : AI . Nhưng ai muốn TÔI cũng đặng . TÔI chỉ BIẾT TỎ-RÕ các TƯỚNG trùm khắp là CHÍNH-TÔI , nên TÔI lại chỉ Thẳng. Nếu Bậc TIN-TÔI tu-tập LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG sẽ TỎ-NGỘ CHƠN-GIÁC . 

NAM-MÔ THANH-TỊNH DIỆU-PHÁP-THÂN TỲ-LÔ GIÁNA PHẬT

                                               TỊNH VƯƠNG

                                         Kỷ-Niệm ngày mùng 8 tháng Chạp Mậu-Thân.

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN :TÁNH-TƯỚNG

 

TÁNH VỐN VIÊN-MINH TỊCH-TỊNH BÌNH-ĐẲNG

TƯỚNG thời sai khác , vì sao ? Vì TƯỚNG chính TÂM . Do TÂM năng KHỞI năng BIẾN  nên BỊ-BIẾN . TÂM vốn chẳng Dừng-Trụ  trở thành không nhứt định bởi mong cầu Điên-Đảo . Khi thì THÍCH-MUỐN, lúc lại KHÔNG .

         Nó có nhiều chứng-tật , vì hay Năng-biệt nên Bị-biệt phải vướng-mắc vào Pháp TƯƠNG-ĐỐI , lại dành chịu tư riêng ĐƯỢC-MỪNG , MẤT-BUỒN . Việc THÍCH là HỢP , CHẲNG-THÍCH không HỢP. Chung lại gọi nó là DUYÊN-KHỞI , bởi Khởi mà Tự-Sanh PHÁP. Nhận lầm từng Sở-Thích , lìa bỏ từng Không-Thích , Mong từng Sự-Muốn, chẳng chờ những gì Không-Muốn . Trở thành : CÓ-KHÔNG , KHÔNG và CÓ . Nơi CÓ chính là TƯỚNG . Chỗ KHÔNG đó lại TÂM.

         Khi đã CỐ-THỦ lầm-lẫn BÊN TRONG là TÂM, còn BÊN NGOÀI thì TƯỚNG . Chớ nào ngờ TRONG-NGOÀI là nơi phân-biệt của VỌNG trở nên Ngăn-Cách . Khi có Công-Năng tụ-tập , tìm hiểu sâu-đậm đặng Tỏ-Biết BẢN-THỂ CHƠN-TÂM vốn có MỘT, thì TƯỚNG  chính TÂM mình .

         TÂM khởi bên TRONG :

TIÊU-BIỂU cho VÔ-TƯỚNG.

         TƯỚNG hiện-diện :

Đó chính THỰC-THỂ của THỰC-TƯỚNG .

         Từ VÔ-TƯỚNG đến THỰC-TƯỚNG tuy rằng một THỂ-TÂM nhưng TÁC-DỤNG khác nhau . Đó chính là điểm Tuyệt-Mỹ Viên-Dung Tự-Tại Vô-Ngại Hành-Dung cho Bậc GIÁC-NGỘ . Bậc ấy thật SỞ-ĐẮC không sai của TƯỚNG . Vì sao ?

         Vì đã thực-hành TỨ-NHIẾP-PHÁP cùng LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA trên những LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG mà đặng TỎ-NGỘ NHẤT-TƯỚNG. Còn kỳ dư lầm-lẫn TƯỚNG , thời TƯỚNG sai-khác vậy .

         TÁNH vốn Viên-Minh  Tịch-Tịnh . Bất-Biến do Bình-Đẳng . Thường-Còn bởi Bất-Nhị, gọi là THỂ-TÁNH CHÂN-NHƯ. Không Tập-Nhiệm Vọng-Khởi thanh-thô phân-biêt, nên gọi là TÁNH-PHẬT.

         NGƯỢC LẠI :

Lầm-Mê mờ-tối vọng-loạn năng-phân , thời gọi là PHẬT-TÁNH . Vì sao ?

– Vì TÁNH ấy vốn ĐỨNG YÊN . Nhưng kẻ lầm-mê tưởng TÁNH hay Nhiễm hoặc Thường-Nhiễm, cùng Bị-Nhiễm. Chớ thật ra TÁNH vẫn y-nguyên.

Do một Khởi của TÂM , trở thành muôn trùng Vạn Pháp lại chấp-nhận nhưng Pháp ấy mà bị Nhiễm Pháp , rồi tự-sanh các chướng-nghiệp hoài-mong vọng-đảo , lầm tưởng là TÁNH nhiễm , chớ kỳ thật TÂM-Nhiễm mà đảo , phải chịu làm chúng-sanh theo Giới-Hạn của Sanh-Tử Luân-Hồi thuyên-diễn .

         Đứng nới trạng-thái của kẻ TƯỚNG-TÂM Thường-Nhiễm  hay bị-nhiễm , nơi phân-biệt Bản-Năng cùng Sở-Ngã , thời rất khó biết được Bậc THÂN-TÂM Viên-TỊCH , TÁNH-TƯỚNG Đồng-Song .Vì sao ?

-Vì VÔ-MINH che lấp, làm sao rõ-biết được TỰ-TẠI CHÁNH-GIÁC?

NÊN PHẬT NÓI :

Cái Hiểu-Biết đặng TƯỚNG-TÂM thật là khó vô vạn , còn sự tập-nhiễm hay không tập-nhiễm lại còn khó hơn thế nữa. Vì vậy : PHẬT chỉ biết PHẬT , BỒ-TÁT biết BỒ-TÁT , A-LA-HÁN biết  A-LA-HÁN . Do đó BỒ-TÁT nói một câu, thời Bậc A-LA-HÁN ngồi suy-nghĩ để biết , đến hàng Kiếp chưa thấu hiểu đặng . Thì làm sao chúng-sanh Tâm thường-nhiễm , bị-nhiễm , mà biết đặng TƯỚNG-TÂM của Bậc VIÊN-GIÁC .

Ngoài ra Bậc Phát Bồ-Đề-Tâm tu-hành cầu Đạo . Bậc ấy lìa hẳn CÁI- BIẾT của mình , mà cầu lấy cái TỎ-BIẾT của Bậc khác .Đó chính là: CẦU-ĐẠO CHÁNH-TÂM .

Còn Bậc THÂN-TÂM VIÊN-TỊCH , TÁNH-TƯỚNG Viên-Minh Chánh-Giác , Bậc ấy đứng trước mọi hoàn-cảnh thật CHƠN-BIẾT tỉ-mỉ tận cùng , lại soi khắp các Giới chẳng thiếu-sót mảy-may nào cả . Nhưng chẳng nhiễm , vẫn trơn liền tỏ-rõ .

CHẲNG KHÁC NÀO :

Ngọc MA-NI kia , có Sẵn sự soi sáng của Ngọc, lại thu-nhiếp được tất cả Cảnh-Giới TAM-THIÊN , nó rất tinh-vi tỉ-mĩ, từ một khẻ động, chỉ nhiếp-thâu không đầy nửa Sát-na , liền có đầy đủ Hình-Bóng chẳng sai khác. Nhưng trái lại: Ngọc MA-NI không bao giờ nhiễm các Cảnh-Giới. Vì chính nó trơn-liền sáng soi Viên-Tịch .

VÍ NHƯ: Tấm Gương Thủy-Tinh kia, nó vẫn Sẵn sự Soi và Thu-nhiếp các Cảnh-Vật bên ngoài một cách chu-đáo tỉ-mỉ từ sự di-chuyển như : Gió đẩy đưa các cành lá , hay loài vật bay ngang qua , nó liền nhiếp-thâu không thiếu sót . Nhưng vẫn không Tập-Nhiễm tí nào cả . Bậc CHÁNH-GIÁC cũng thế .

Bậc Tịch-Tịnh Viên-Minh đã tỏ-rõ tận biết các Pháp , thì TƯỚNG cũng tận-biết  . TƯỚNG tận-biết thời TÂM nào quái-ngại mà nhiễm với không-nhiễm ?

Nhờ chẳng nhiểm nên đoạt đến THƯỜNG-CHÂN Trọn-Biết , lại chỉ-bày cho các Bậc tu-tập rành-mạch từng chi-tiết của các Pháp không thiếu-sót . Khi Thuận , lúc Nghịch cùng đến giai-đoạn QUYẾT-ĐỊNH , chỉ thẳng rõ-ràng từng hành-vi và sự liên-hệ tương-quan của nó. Khiến cho Bậc tu được nhiều ích-lợi , làm cho TRÍ-TUỆ Tăng-Trưởng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT.

Những điểm trên Bậc CHÂN-THIỆN có thể giúp được cả. Những đối với Tự-Nhiễm cùng Chấp-Thủ, thật là khó khăn. Chính Bậc dưới lãnh hội TIN-VÂNG để Nghe, lìa bỏ KHÔNG-NHIỄM thì đặng đấy, nhưng một thời gian TÂM-Ý rỗng-rang, nếu chẳng chịu y theo HẠNH-NGUYỆN mà làm, thời lọt vào Tư-Duy NHIỄM-TỊNH, sinh thờ-ơ các Pháp, buông xuôi các TƯỚNG mà chẳng TRÒN HẠNH-NGUYỆN.

DO LẼ ẤY NÊN:

Đức THÍCH-CA, Ngài mới nói cùng Chư BỒ-TÁT: Nếu các Ông. Vì TỊNH mà NHIỄM, vì Không-TỊNH Không-NHỄM, hay vì Một PHÁP để tỏ CHÂN, mà THẬT-BIẾT, đều là Mơ-Màng để BIẾT, Bằng HẠNH-NGUYỆN không Tròn, thời chẳng bao giờ đoạt đến VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC. Vì sao?

-Vì Sự NHIỄM của Nội-Tâm và Ngoại-Cảnh chưa đặng Tỏ-Biết chu-đáo, thì làm thế nào Viên-Tịch mà Dừng-Trụ?

Ngài mới chỉ lên Mặt-Trăng mà nói: Mặt-Trăng kia nó ở xa đám Mây muôn trùng dặm. Nhưng các Ông ở dưới nhìn lên, ngỡ Mây nọ sát liền với Trăng. Bằng có Trăm Ông ở vào Trăm xứ-sở khác nhau, đồng nhìn lên Mặt-TRăng, thì mỗi Ông một Xứ-sở, sự Nhìn-Thấy đều khác nhau giữa Trăng và Mây. Có Ông nói Mây xa hơn Trăng. Có Ông nói Mây xa hẳn Mặt-Trăng, và có Ông nói nó không có Mây. Tùy theo lúc thấy mà nói ở chiều ngang, nhưng chung lại Đồng-Tường mơ-màng mà ước-đoán, chớ chưa THẬT-BIẾT Mặt-Trăng xa muôn trùng với MÂY.

Còn đối với việc làm của NHƯ-LAI, cũng như Mặt-Trăng kia, nó vượt tầm Lý-Luận ngôn-thuyết. Nó chẳng có đám mây nào ở gần mặt-trăng cả, thời làm sao có Sự NHIỄM của NHƯ-LAI.

Dù cho NHƯ-LAI có ngồi chung với các Ông nơi đây chẳng hạn, nhưng đã Trọn-Biết các Nghiệp-Nhiễm chẳng khác nào biết tỏ-rõ MẶT-TRĂNG và MÂY kia xa cách không bao giờ gặp nhau mà làm sao nói đến sự Lầm của NHƯ-LAI được.

Nếu đời này và đời sau, các Ông tu-hành, chỉ nặng về LÝ và TRÍ, không thi-hành HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH, thì chẳng bao giờ thâm-nhập TÁNH-TƯỚNG để TỎ-TÁNH CHÂN-THẬT mà HIỆN-GIÁC. Vì sao?

-Vì Lý-lẽ và Trí-Tuệ của các Ông Suy-Nghĩ mà đoạt đến chỗ Suy-Nghĩ thôi. Dù cho việc Suy-Nghĩ Lý-Lẽ ấy có chân-thật chăng, cũng chân-thật đối với các Ông. Chớ đứng về CHÂN-LÝ  trọn vẹn, thì nó là một khía cạnh. Lý-Luận-Giải gọi là: THẾ-GIAN-GIẢI vây.

Theo lời của ĐỨC THẾ-TÔN trên, vì lầm-lẫn phân-chia TƯỚNG-TÂM sai khác, nên TÁNH-TƯỚNG chẳng ĐỒNG, mà theo DUYÊN-KHỞI bị nhiễm vướng-mắc Sanh-Tử Luân-Hồi, chịu làm Chúng-Sanh hay CHÚNG-SANH-GIỚI.

CHỚ NÀO NGỜ :

TƯỚNG chính TÂM . Còn TÁNH vốn BÌNH-ĐẲNG VIÊN- TỊCH . Nơi hai điểm ấy: Bậc tu-hành nên đi nơi các TƯỚNG cần có thi-hành HẠNH-NGUYỆN để thu-nhiếp TƯỚNG-TÂM mà Tỏ-Biết. Miễn sao LÝ-SỰ ĐỒNG-SONG BẤT-TĂNG BẤT-GIẢM , rõ thấu tỉ-mĩ các Pháp mà đặng TƯỚNG-TÂM BẤT-NHỊ.

Đến khi TỎ-TƯỚNG liền thấu đặng cùng khắp , thời lo chi chẳng VIÊN-DUNG TỊCH-TỊNH ? Bậc đã LẦM theo TƯỚNG-PHÁP, thì nên lấy TƯỚNG-PHÁP Tu để TỎ-GIÁC.

CHẲNG KHÁC NÀO: Có một Bậc đến hỏi vị BỒ-TÁT: “TÌM ĐÂU KHỎI SANH-TỬ ” ? BỒ-TÁT trả lời : “ TÌM TRONG SANH-TỬ, SẼ KHỎI SANH-TỬ ”.

CŨNG NHƯ:

Trong Kinh DUY-MA , có một đoạn nói về Bị-Biệt mắc-miếu , từ NHƯ hóa HUYỂN-PHÁP, còn chẳng Phân-Biệt là NHƯ-PHÁP .

“Bấy giờ trong nhà Ông DUY-MA-CẬT, có một THIÊN-NỮ, thấy có các Vị TRỜI, NGƯỜI, BỒ-TÁT và hàng ĐẠI ĐỆ-TỬ đến Nghe Pháp , Thiên-Nữ bèn Hiện-Thân tung Hoa-Trời để rãi trên mình các Vị. Khi Hoa vừa đến nơi BỒ-TÁT liền rơi hết , mà đến các hàng Trời , Người , cùng ĐẠI ĐỆ-TỬ đều mắc lại . Các Vị dùng Thần-Lực phủi Hoa mà hoa cũng không rớt .

Lúc ấy Thiên-Nữ hỏi Ngài Xá-Lợi-Phất : Tại sao phải phủi hoa?

Xá-Lợi-Phất nói : Hoa này không NHƯ-PHÁP nên phủi

Thiên-Nữ nói : Nầy Ngài Xá-Lợi-Phất, chớ bảo Hoa nầy là Không NHƯ-PHÁP. Vì sao?

-Vì Hoa nầy vốn nó Không Phân-Biệt, tại Nhân-Giả phân-biệt đó thôi.

Bằng người Xuất-Gia ở trong Phật-Pháp có Phân-Biệt, thì nó liền không NHƯ-PHÁP. Mà ngược lại không Phân-Biệt thời nó đặng NHƯ-PHÁP. Đấy Ông xem : Các BỒ-TÁT Hoa nào có dính ? Vì sao ? -Vì đã ĐOẠN hết TƯỞNG phân-biệt . Ví như: Người hồi hộp sợ , thời PHI-NHÂN mới thừa-cơ mà hại đặng.

Nó chẳng khác các Vị ĐẠI ĐỆ-TỬ cùng TRỜI-NGƯỜI vì sợ nên : SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ-XÚC mới thừa cơ đặng. Còn có Bậc đã lìa được sợ-sệt thì tất-cả NĂM-MÓN DỤC không làm chi đặng. Do Tập-Khí và Kiết-Sử chưa Dứt nên Hoa mới mắc nơi Thân thôi. Còn Bậc Kiết-Tập hết rồi hoa không mắc được vậy.

Hai đoạn KINH trên thảy đều chỉ thẳng nơi Phân-Biệt Sở-Chấp của NHÂN-GIẢ nên mê-mờ sợ-sệt chẳng dám nhận TƯỚNG chính TÂM để cầu VI-DIỆU-PHÁP, mà tất-cả Bậc qua các PHÁP chẳng chướng ngại để Tỏ pháp  TÂM , cùng thi-hành HẠNH-NGUYỆN chẳng nhàm chán, đoạt VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC ./.

 

         NAM MÔ TỰ-TẠI-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI LĂM :TỰ TÁNH

 

TỰ-TÁNH là Bậc VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC , Bậc ấy Trọn-Biết chân thật trong TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI rất rõ-ràng tỉ-mỉ không thiếu sót nghi ngờ gì cả. 

KHÁC NÀO :

TRƯỞNG-GIẢ kia biết rõ từng món đồ dùng trong LÂU- ĐÀI của mình, khi cần đến chẳng chút ái-ngại . Lúc hết dùng đem sắp xếp không nghi ngờ . Thân-Tâm Đã-Biết nên trơn liền chẳng vướng đọng ĐÚNG-SAI.

Đối với Bậc Toàn-Giác thật-biết các pháp chân thật cũng thế . Nên dù các trường-hợp Hành-Dụng THUẬN-NGHỊCH , TỊNH BẤT-TỊNH chăng vẫn vẹn-vừa đúng lúc . Lại có một Quyết-Định đưa các Bậc nằm trong BẢN-NGÃ thoát khỏi TRẦN-LAO mà đặng TRI-KIẾN hoàn-toàn GIẢI-THOÁT , không còn Tập-Khí SANH-TỬ . Lại Bậc ấy chẳng có lấy một NGHI.

Nói đến Bậc như thế thật khó nghĩ bàn , thì làm sao đem so tính với Bậc hiện hữu mê-mờ lầm-lẫn ? Hay các hàng TU-CHỨNG từ thấp đến cao , hoặc trong lúc còn tu , hay Bậc đã ĐẮC-PHÁP nhưng chưa rốt-ráo ? Cùng HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH hãy còn lý-bí , sự hiểu-biết lưng chừng như :

– Chưa tỏ-rõ phân định thế nào là CÓ ? Thế nào lại KHÔNG ? Đó gọi là Bậc NỬA-CÓ NỬA-KHÔNG . Còn Bậc đã TỎ-PHÁP TRI-KIẾN nhưng chưa rành-mạch Thật-Biết sự DÙN-THẲNG , chung hay riêng đường lối TỐI-THƯỢNG ? Khi đi lúc về các Pháp . Dù cho những Bậc ấy có đem Luận-Giải in tuồng Thật-Biết Thông-Đạt chăng , nhưng chưa thể nào sắp xếp các Pháp như : MÓN ĐỒ DÙNG của mình để HIỆN- GIÁC An-trụ rốt-ráo . Nên mơ-màng dùng TƯỞNG hay KHÔNG- TƯỞNG . Nghi ngờ CHƠN-GIẢ GIẢ-CHƠN ?

– Bằng có Bậc Tỏ-Biết nơi chốn TÂM-SANH PHÁP . Chính mình tạo chốn CHÁNH-BÁO hay CHỊU-BÁO . Các lý-giải in-tuồng thật-biết chốn ĐIỀU-NGỰ pháp , nhưng lúc thi-hành bị Pháp Điều-Khiển nó Tương-Phản nhau làm cho rời-rợt ngẩn-ngơ không lối thoát . Vì sao ?

Vì BẢN-NGÃ còn chứa đọng chưa trơn liền rốt-ráo . Lại tự lầm nâng mình Trọn-Biết Chơn-Như Tự-Tánh . Vô-Tình hay cố ý-tu PHÁ-CHẤP, lại tạo Pháp để mà CHẤP .

BẢN-NGÃ và TỰ-TÁNH khi chưa biết cho nó không sai khác. Đến lúc biết thời mới nhận định đặng nó sai khác muôn trùng. Vì sao? -Vì Bậc trong khi mê-mờ đến thời tu-tập lần biết ĐANG-BIẾT là BẢN-NGÃ . Còn Bậc GIÁC-NGỘ THẬT-BIẾT hoàn toàn là TỰ-TÁNH . Đó chính điểm SAI KHÁC .

Khi ĐỨC A-DI-ĐÀ Ngài đã trọn vẹn TỰ-TÁNH Ngài nói : TỰ-TÁNH DI-ĐÀ. MUÔN PHƯƠNG TỊNH-ĐỘ . Chính thực đối với Đức A-DI- ĐÀ mới đặng như thế . Bằng những Bậc nằm nơi BẢN-NGÃ , nếu vang nói câu trên hoặc lầm tưởng mình đã trọn đến TỰ-TÁNH , thì Bậc ấy phải đành chịu : BẢN-NGÃ QÚA-ĐÀ . MUÔN PHƯƠNG PHÁP-GIỚI

ĐỨC THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT . Khi Ngài đoạt VÔ-THƯỢNG CHÁNH-GIÁC . Ngài cũng nói : THIÊN-THƯỢNG THIÊN-HẠ DUY- NGÃ ĐỘC-TÔN .

Tuy hai lời nói của Hai VỊ PHẬT khác nhau , nhưng chung gồm một chỗ chỉ : CHƠN-NGÃ TỰ-TÁNH , thật hoàn-toàn rốt-ráo vậy .

BẢN NGÃ nếu dùng đến QUÁN chung cùng và trùm khắp, thì nó lại có sẵn nơi BỐN LOÀI (Thấp-Noản-Thai và Hóa Sinh) không thiếu. Mà quán riêng từng Bậc thì MỖI BẬC MỖI LOÀI, từ Hạ đến Thượng từng trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Lục Đạo hay Tinh Trùng thảy đều có BẢN-NGÃ .

BẢN-NGÃ lại vốn có đặc-tánh của nó là : THƯỜNG-TRÚ THƯỜNG- ĐI gọi là VÃNG-LAI DI-CHUYỂN . Nên bậc soi biết thì mới nhận thấy nó : CÓ-ĐI , CÓ-LẠI . Khi tu-hành đoạt đến viên-tịch thì không thấy nó ĐI-LẠI

Do lẽ ấy nên Bậc TỰ-TÁNH CHƠN-NHƯ nói với Bậc nằm trong BẢN- NGÃ để quyết-định lìa nó , bậc ấy chỉ thẳng nó là : KHÁCH chẳng thật, chớ nên chấp-nhận lấy nó mà lầm-mê . Hãy nương vào VÔ-NGÃ lìa BẢN-NGÃ Trần-Lao đặng tu-tập mà đoạt CHÁNH-GIÁC vậy.

BẢN-NGÃ thường-trú như thế , nên không có chổ nào mà chẳng đến , lại chẳng có nơi nào mà không đi . Nó lien-tục thay đổi nên dễ bị lầm nhận nó là: MÌNH. Còn BỔN-LAI TỰ-TÁNH của mình lại chẳng nhận, trở nên lầm-lẫn . PHẬT gọi là MÊ-LẦM ĐIÊN-ĐẢO vậy .

Khi đã trót theo BẢN-NGÃ , tưởng nó chính Mình , thời rất khó biết được sự lầm nhận để mà soi nó , nên ngỡ Tự-Tánh Bổn-Lai , vì vậy phải cuồng quay sai biệt , ý-nguyện của mình bị Tương-Phản  . KHÁC NÀO: CÂY MONG LẶNG . GIÓ CỨ THỔI. 

Chính Bậc tu-hành nào cũng vậy. Họ rất mong cải-tạo trừ mê, nhất tâm cầu TRI-KIẾN đến chốn THƯỜNG-CÒN BẤT-BIẾN . Nhưng nào có đặng toại-nguyện đâu ? Vì sao ? – Vì đã bị lầm lấy KHÁCH làm CHỦ còn  làm TÔI TỚ thì làm sao có một chủ quyền lập Pháp? – Có một chân- chánh để trọn lãnh PHÁP-ĐẢNH NHƯ-LAI-TẠNG ? Mà đặng THỌ-KÝ. BỔN-LAI TOÀN-MỸ ? Đó cũng là một sự sai lầm của TRUYỀN-KIẾP . Một sự tu-tập ĐÚNG-SAI vậy .

Bậc tu-hành cần nhất TỎ-PHÁP cùng ĐẮC-PHÁP gọi là THẬT-THẤY RÕ-CHÂN cũng là TRI-KIẾN. Điểm thứ hai lại cần đến sáng soi Sự LƯU-HÀNH BẢN-NGÃ đặng khỏi lầm vì nó mà đoạt đến GIẢI- THOÁT . Điểm thứ Ba cần đến HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH mà đến CHÁNH-GIÁC TỰ-TÁNH .

BẰNG CHƯA BIẾT. HOẶC KHÔNG CHỊU BIẾT HAY CHẲNG CẦU BIẾT thì dù có tu gấp mấy chăng cũng không ngoài BẢN-NGÃ để tu vậy.
Càng HÀNH mà không chịu Tỏ-Biết , thì lại càng dung-túng nuôi dưỡng Bản-Ngã thật Lớn-To . Nếu Hiểu-Biết mà không Làm lại đúc nung BẢN- NGÃ cho thật CHẮC CỨNG . Đó là lời ưu-tú Di-Truyền của Chư PHẬT, đem lại sự TRÒN-DUYÊN TRỌN-NGUYỆN để Thật-Biết tỉ-mỉ chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử mà hoàn-toàn Giải-Thoát. Nên nhớ lấy.

BẢN-NGÃ là nguồn-gốc phát sanh Cõi-Trời và Người lại tạo thành LỤC-ĐẠO , TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI do chấp-nhận lầm- lẫn mà thành .

NÊN PHẬT NÓI : Nó muốn thế nào , nó đặng thế ấy . Do BẢN-NGÃ hương-vị ngọt-bùi Thường-Chấp thành-tựu các Cảnh-giới. Chính nó tự tạo Cảnh-Giới , rồi cũng chính nó mong van cầu khẩn cho đặng Cảnh- Giới của nó tạo mà an-trụ . NHƯ-LAI thật biết và biết hơn thế nữa, nhưng NHƯ-LAI không Tập-Nhiễm Thụ-Chấp , nên hoàn-toàn Giải- Thoát chẳng còn Tập-Khí Sanh-Tử vậy . 

Bậc tu-hành nên so lời nói trên để hiểu . Nhưng khi chưa biết đến BẢN- NGẢ nó là : KHÁCH , thì dù có đem hết toàn lực để tu hay chiêm- ngưởng củng-cố đánh đổi mong nhận đặng sự TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT chăng , thì nó cũng là Tri-Kiến , cũng là Giải Thoát. Nhưng chẳng đặng hoàn-toàn . VÌ sao? Vì nó còn mộng-đảo Tập-Nhiễm thanh-thô hương-vị Tập-khí Sanh-Tử .

Bằng THẾ-GIAN-GIỚI , BẢN-NGÃ nó chính là NGHIỆP . Nghiệp nặng nhẹ do nơi ngăn-chấp nhiều ít mà thành ra muôn trùng vạn lối trở nên Nghiệp Tương-Phản và Tương-ứng , Đồng-Nghiệp và Biệt-Nghiệp nên có THƯƠNG-GHÉT , PHẢI-QUẤY , RIÊNG-TƯ cùng HỶ-NỘ ÁI- Ố đến THƯỜNG-LẠC NGÃ-TỊNH . Đều là Thế-gian -pháp để vay trả , trả vay nơi SANH-TỬ LUÂN-HỒI không ngừng nghỉ .

BẢN-NGÃ NÓ CÓ HAI ĐƯỜNG LỐI:

MỘT LÀ : Xa lià , củng-cố , Tận-Diệt , TẬN-DIỆT-ĐỊNH . Đó thuộc về hàng NHỊ-THỪA TU-CHỨNG .

HAI LÀ : Nương theo VẠN-PHÁP VIÊN-THÔNG . Dùng phương-tiện Hạnh-Nguyện Độ-Sanh như : BI-CHÍ-DŨNG , GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cùng LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA , TỨ-NHIẾP-PHÁP và BÁT-NHÃ để thâm- nhập Pháp-Giới . Bậc ấy cần tỏ biết BẢN-NGÃ là : KHÁCH LƯU- HÀNH để Trọn-Biết tỉ-mỉ khỏi lầm hết MÊ . Khi hết mê đặng CHÁNH- GIÁC , gọi là HIỆN-GIÁC của hàng TU-CHỨNG TỐI-THƯỢNG vậy .

CŨNG NHƯ : Có Hai TRƯỞNG-GIẢ nọ , thảy đều trọn quyền làm CHỦ tòa LÂU-ĐÀI . Nhưng cả Hai ông đều một cảnh LẦM. Do sự lầm nhận KHÁCH là CHỦ của tòa Lâu-Đài , còn mình làm TÔI TỚ. Nên phải chịu tất cả quyền điều-khiển của VẠN-KHÁCH . Đó Vạn-Cảnh của Luân-Hồi cũng thế.

Sau chỉ vì sự nhọc-nhằn khổ-cực , sự đòi hỏi không ngừng của KHÁCH mà hai vị Trưởng-Giả đồng chán-nản , lòng hằng mong ước thoát-sanh ra khỏi nơi ao tù TỨ-KHỔ , NĂM-ẤM , TRẦN-LAO , MƯỜI ĐIỀU RÀNG BUỘC.

– Một ông thì quyết chí diệt-lỳ , xa lìa bọn KHÁCH chẳng nói năng với chúng, không để chúng đụng đến Thân-Tâm . Bọn KHÁCH bèn để yên cho TRƯỞNG-GIẢ vài CĂN-PHÒNG AN-TRỤ . Đó là hàng NHỊ- THỪA đến chốn HỮU hoặc VÔ mà an-trụ lấy MÔT .

Còn TRƯỞNG-GIẢ kia cũng có một chí mong ước thoát khỏi chỗ khổ- cực nhọc-nhằn , chẳng khác với TRƯỞNG-GIẢ trên . Nhưng thường Nghi Hoặc và c  ũng thường TỰ hỏi lấy mình, tại sao bọn CHỦ lại đông thế? Nếu là CHỦ sao lại chẳng ở mà cứ đi về thay đổi? Lâu ngày liền TỰ BIẾT MÌNH LẦM. Cũng nhờ có Nghi-Chấp mà rõ biết sự lầm nhận của mình.

Nhưng TRƯỞNG-GIẢ còn bình-tĩnh và rộng-rãi hơn , không vội gì đuổi KHÁCH , để nhìn xem và rõ biết từ cử-chỉ đến Hành-Động ngôn-ngữ từng mỗi một Khách đến trăm nghìn vạn ức triệu , đồng rõ biết tận cùng toàn bộ của KHÁCH không thiếu sót .

Khi đã THẬT-BIẾT thì chẳng còn sợ-hãi rụt-rè và không còn lấy MỘT NGHI , nên Trưởng-Giả làm vẹn-vừa đúng-đắn và có một Quyết-Định quá ư thù-thắng . TRƯỞNG-GỈA bèn ăn mặc y-áo chỉnh-tề , tựa ngồi nơi Toà SƯ-TỬ . Trưởng-Giả cho mời tất-cả KHÁCH không thiếu-sót một ai , Trưởng-Giả tuyên đọc tỏ-rõ tỉ-mỉ tuần-tự theo Thứ-Lớp làm cho tất-cả KHÁCH đều kính nể tôn-trọng CÔNG-ĐỨC cao dày của TRƯỞNG-GIẢ .

Đồng thời KHÁCH cũng Nhất-Nguyện thân cận gần-gủi bên TRƯỞNG- GIẢ đặng tạo lập chung hưởng sự giàu có , do dưới quyền của Trưởng- Giả điều khiển . Từ đó Trưởng-Giả trọn quyền làm CHỦ TÒA LÂU- ĐÀI , lại trọn quyền sai khiến tất-cả KHÁCH , thật là TOÀN-VẸN DUY- NHẤT .

Một LẦM-NHẬN của hai vị TRƯỞNG-GIẢ , và các Bậc TU-CHỨNG cùng khắp trong TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI , trở thành có trạng thái TU-HÀNH trong hai lối TRI-KIẾN và GIẢI-THOÁT khác nhau .

MỘT BÊN :  – TẬN-DIỆT thì rốt cùng vào VÔ-DƯ NIẾT-BÀN

                      –  Còn TẬN-DIỆT-ĐỊNH thời đến HỮU-DƯ NIẾT-BÀN

MỘT LỐI NỮA  :  HIỆN-GIÁC TỎ-BIẾT SỞ-ĐẮC TỰ-TÁNH VIÊN- MINH MUÔN PHƯƠNG TỊNH-ĐỘ RỐT-RÁO ĐẠI-NIẾT-BÀN vậy . 

 NAM-MÔ ĐÔNG-ĐỘ HIỆN-GIÁC DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI SÁU : TU-CHỨNG HAY CHỨNG-TU

 

Vấn-đề TU-CHỨNG không nên giảng-giải đối với những Bậc Tâm-chí hẹp-hòi , sự Tham-Cầu động-vọng chưa GIẢM . Mà TƯƠNG-SANH trạng-thái XIỂM-ĐỀ , mắc phải TĂNG-THƯỢNG CHỨNG-TU .
TU-CHỨNG khi đem giảng nói hay áp-dụng , đối với Bậc tu đã thuần- túy ĐẠO-TRÀNG , chung gồm ĐỨC-HẠNH lẫn TRÍ-TUỆ . Vì Bậc ấy đã từng thi-hành LÝ-SỰ dung-hòa tu-tập không chướng-ngại , nên được biết rõ mối quan hệ NẶNG-NHẸ đường tu và các SỞ-TRI để thọ-lãnh Pháp rốt-ráo hoặc chưa rốt-ráo .
Do đó Thân-Tâm rổng-rang điều-hòa . Chí-Nguyện thù-thắng phù-hợp Chơn-Như-Tánh mà nương theo BẤT TĂNG-GIẢM . Lại cùng con đường BI-TRÍ-DŨNG  GIỚI-ĐỊNH-TUỆ  HÀNH-NGUYỆN cho được TRÒN-DUYÊN không nhàm-chán . Bậc như thế có một trạng-thái hiểu biết chẳng tham để xét soi lần tiến , thì TU-CHỨNG kia là : MỤC-TIÊU đến đích vậy .

Giữa thời nầy, Bậc TU-CHỨNG vẫn có nhưng hiếm-hoi . Còn Bậc CHỨNG-TU lại nhiều , vì còn thiếu-sót vội chấp nhận .

NẾU BẬC TU-HÀNH MÀ ĐƯỢC BIẾT : TU PHẬT-ĐẠO là một việc. Còn TU-CHỨNG là một việc . Nó là Hai nhưng gồm không BỎ-LẤY. Vì sao ? – Vì TU-CHỨNG vượt tầm Lý-Luận , Ngôn-Thuyết , Đạo-Đức cùng Hạnh-Nguyện .

NHƯNG NGƯỢC LẠI : Phải TU cho đầy-đủ các MÔN : LÝ-LUẬN , NGÔN-THUYẾT , ĐẠO-ĐỨC và HẠNH-NGUYỆN cho vẹn mà SỞ- ĐẮC lấy TU-CHỨNG . Bằng thiếu-sót , ngăn-ngại cũng chẳng đến  . Hay vội chấp nhận trong lúc mơ-màng lý-bí cùng với ròng biết trong một MÔN cũng chẳng đặng nó liền sanh in tuồng mình SỞ-ĐẮC để nhận-lãnh phải vướng vào CHỨNG-TU .

Do lẽ ấy các Bậc tu thường lầm nhận , mặc dù không muốn , nhưng vì Nghiệp động-vọng chưa sạch nên làm cho Bậc tu phải lầm nơi Sở-Tri của nó , để nhậnlãnh là mình mà chưa trọn đến rốt-ráo vậy .

Nếu nhận-định xét soi hay kiểm-điểm , thời mới thấy rõ ĐƯỜNG-TU LÀ PHƯƠNG-TIỆN , bởi phương-tiện như thế nên chưa có Quyết-Định. Bậc đang tu dù vô-tình hay cố-ý mà nói hay nhận có Quyết-Định liền bị trong vòng Pháp-Chấp .

Trước kia PHẬT vẫn thường nhắc cho các Bậc đang tu-hành mong chấp- trước như câu : “ NẾU CÁC ÔNG NGHĨ HAY NÓI ĐẾN SỰ: TU-CHỨNG LÀ KHÔNG-CHỨNG ” . Vì sao ?  – Vì nó vượt tầm Ngôn- Thuyết tu cho Trọn-Vẹn chẳng thiếu-sót mà SỞ-ĐẮC . Lúc ĐÃ- ĐẮC thì chẳng còn NÓI ĐẮC.

Đó chính là lời chỉ minh-bạch đối với Bậc đang tu. Cũng có sự Minh- Định cho Bậc đến Đích . Bậc đã TU-CHỨNG , thời BẬC ấy rất Trọn- Biết tỏ-rỏ tỉ-mỉ không thiếu sót  . Do đó có một Quyết-Định Chơn- Chánh không lầm , để đưa các bậc đang tu-tập vào TRI-KIẾN GIẢI- THOÁT .

Đối với Bậc đã SỞ-ĐẮC , thì Thâm-Nhập thấu-đáo các PHÁP-MÔN tu- hành , đồng biết sự NẶNG-NHẸ ngăn-chấp chỗ ĐÚNG-SAI do nghiệp- đảo của các Bậc đang tu . Lại tỏ thấu HÀNH-DỤNG của NHƯ-LAI- TẠNG nên mới ĐỒNG-ỨNG lúc ẨN , khi THỊ-HIỆN các TÁNH THUẬN và NGHỊCH , TỊNH cùng BẤT-TỊNH , THIỆN hay BẤT- THIỆN để gánh chịu cho tất-cả chúng-sanh . Miễn duy-nhất đưa Chúng- Sanh đến TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT mà các CHÚNG không hay biết ngỡ Mình tu đặng .

Đối với Bậc như thế khó nghĩ bàn , khó biết đặng . Nếu Bậc đang tu mà biết đặng , hay bàn đặng , việc làm của BẬC CHƠN-GIÁC , thì Bậc ấy cần gì phải Tu ? 

Điểm ấy Bậc đang tu nhớ để cầu lấy BIẾT. Nên chi lúc gặp đặng Bậc THIỆN-TRI-THỨC chỉ dạy tu-tập , thời nghe theo lời Giáo-Pháp Huấn-Từ để mà tu. Chớ đem sự nghe đó mà hòa chung chỗ phê-phán nghi-ngờ từng Hành-Vi của THIỆN-TRI-THỨC thì nó làm cho LÝ-CHƯỚNG . Khi LÝ đã chướng , SỰ cũng cản-ngăn , không Tu lấy đâu  để   TỎ- NGỘ? Gọi là LÝ-SỰ Đồng-Chướng vậy .

Bằng Bậc thượng-thặng cầu Chơn-Giác hiện-tại có một trạng-thái đánh đổi để lướt qua các Chướng-Ngại của Hành-vi TƯỚNG-PHÁP . Bậc ấy không lấy đó làm quan-hệ đường tu . Mà chỉ cầu lấy GIÁC-NGỘ TU- CHỨNG làm đích căn-bản nên chẳng chỉ-trích , trọn TIN-VÂNG-KÍNH THIỆN-TRI-THỨC , thời đối với TU-CHỨNG không xa mấy của Bậc thượng thặng .

Trong thời nầy nói đến tu-hành thì chẳng thiếu . Nhưng đối với Bậc tu TRÒN-DUYÊN chu-đáo hay BIẾT-TU . Từ TRÍ-TUỆ lẫn ĐỨC-HẠNH và NGÔN-NGỮ thì rất sút kém . Chỉ NẶNG NHẸ có một bên , lại khi Tiến lúc THỦ không rõ-ràng nên chẳng Quân-Bình lối tu mà phải chênh-lệch thiếu sót . Thành thử TU-CHỨNG hiếm-hoi , còn thành tâm tu thì vượt mức trở nên tình-trạng Mê-Tín .

NHỮNG ĐIỂM NẶNG-NHẸ VÀ THIẾU-SÓT NHƯ SAU :

NẶNG NGHỊCH-HÀNH :

Nếu Bậc tu dùng TRÍ-TUỆ phá-chấp chuyên ròng . Thì vẫn thiếu CĂN-BẢN ĐẠO-TRÀNG , kém về ĐỨC-HẠNH . Nên sanh lối lung-lạc hay TĂNG-MẠNG mà đánh giá tu-hành trở-thành DỄ-DÃI . Liền có sự NGHI nơi TU-CHỨNG là một LýLuận Thông-Giải. Mà lâm vào NGHỊCH-HÀNH BẤTTỊNH sa nơi ÁC-CĂN Dụng-Độ .

NẶNG THUẬN-HÀNH :

Còn Bậc dùng CÔNG-PHU tu-tập căn-bản ĐẠO-TRÀNG , và ĐỨC-HẠNH chuyên ròng về THIÊN-PHÁP . Vẫn thiếu đường TRÍ-TUỆ phá-chấp VÔ-MINH , nên tu lâu phải nhàm chán. Do đó liền đánh giá tu-hành KHÓ-KHĂN , nghi TU-CHỨNG chẳng đến hiện-tại phải chờ kiếp sau mới thành-tựu . Mà lâm vào yếu mềm thờ-ơ chỉ đặng có THANH-TỊNH THUẬN-HÀNH , sa nơi THIỆN-CĂN Dụng-Độ .

Lại có Bậc hiểu biết thêm tí nữa , thời Bậc ấy tu chung gồm CÔNG- NĂNG ĐỨC-HẠNH lẫn TRÍ-TUỆ , thuận-nghịch đều tu , nên xem KINH học hỏi luận-giải chuyên ròng theo ý muốn phù-hợp của mình quanh quẩn nơi TU LUYỆN , mà lâm vào TIÊN-ĐẠO Dụng-Độ.

MỘT trong BA điểm trên về sự tu-hành NẶNG-NHẸ . Tu theo Sở-Thích phù-hợp với mình trở thành thiếu-sót và dư dả , chẳng có một căn- bản nào để tiến đến trọn-vẹn SỞ-ĐẮC rốt-ráo nơi TU-CHỨNG . Vì sao? Vì thiếu sự chỉ dạy đường tu , thiếu sự đưa đón khai-thông từng lớp , đó chính là lời nói chân-thật vậy .

Trong bài nầy, TÔI và các BẠN so vào KINH-SÁCH . Nơi thời GIÁO- CHỦ THẾ-TÔN , Ngài dùng đủ phương dìu-dắt các Bậc tu-hành , có căn-bản khi TIẾN lúc THỦ mực thước và tôn-chỉnh , vì Ngài là Bậc Tri- ĐẠO THUYẾT-ĐẠO khéo nên : TÙY-NGHI THUYẾT-PHÁP . TÙY NGĂN-CHẤP mà PHÁ-CHẤP. TÙY SỰ ĐƯA. TÙY NƠI ĐÓN. Làm cho thuần-túy BẤT TĂNG-GIẢM trong LÝ-SỰ Đồng-Song.

NGÀI CHẲNG KHÁC NÀO :

ĐẠI-LƯƠNG-Y cứu chữa bệnh TOÀN THÂN, chỉ vì Tham mà TĂNG, ưa GIẢM mà Mê-Lầm thọ-chấp . Ngài là Bậc ĐIỀU-NGỰ TRƯỢNG-PHU cùng THIÊN-NHƠN-SƯ hay ỨNG- CÚNG và CHÁNH-BIẾN-TRI hoặc NHƯ-LAI , PHẬT và THẾ- TÔN có đầy đủ 10 DANH-HIỆU do trọn-vẹn Hoàn-tất mà đặng như thế.

Giữa thời ĐỨC THÍCH-CA Ngài KHAI-ĐẠO . Tất-cả Chư-vị Bồ-Tát đang tu , hoặc TU-CHỨNG . Từ trên đến dưới trong HỘI-TRƯỜNG đồng theo đồng học hỏi tu-tập không thiếu-sót . Ngài lại thường nhắc- nhở : CÁC PHÁP KHÔNG BỎ và cũng CHẲNG LẤY CHỈ CẦN THÂM-NHẬP RỐT-RÁO LÀ SỞ-ĐẮC .

NẾU CÓ :

Bậc nặng về PHẨM-HẠNH ĐẠO-TRÀNG công-phu tu-tập không chán . Nhưng thiếu về đường TRÍ-TUỆ xét-suy để phá-chấp . 

NGÀI LIỀN NÓI :

TRÍ-TUỆ là Cứu-Cánh cuả TU-CHỨNG . Nếu các Ông dùng Công-Năng củng-cố để mà tu thì chẳng thành-tựu đặng. Vì sao ? – Vì VÔ-MINH không thể lấy sức mà phá nó , bằng dùng sức mà phá VÔ-MINH thì chẳng khác nào CON KIẾN kia cố đục xuyên qua núi TU-DI , núi ấy không lay chuyển mà lại phí-công . Nếu dùng TRÍ-TUỆ phá VÔ-MINH . Ví như : GƯƠM BÁU chém thủng THẠCH-XOA vậy.

BẰNG CÓ :

Bậc tu THIỀN-ĐỊNH chuyên Trí-Tuệ xét suy . Nhưng thiếu sót PHẨM-HẠNH NGÔN-NGỮ ĐẠO-TRÀNG CÔNG-PHU Tu- tập.

NGÀI LIỀN NÓI :

Chớ ngồi yên mà suy-nghĩ . Có bao giờ không làm mà đặng tỏ thấu chu-đáo ? Cũng như kẻ kia không chịu đi qua BỜ GIÁC mà bảo Bờ Giác kia đến ? Nếu không đi mà bảo đến , thì chẳng khác nào Xây Cất TÒA LÂU-ĐÀI trên hư-không . Nếu tu mà ngồi yên để TƯỞNG , thì không hơn mấy KẺ XÂY MỘNG ĐỂ VÀO MỘNG .

So trên con đường TU PHẬT , có một hệ- thống không thiếu-sót nếu NƠI nào cùng PHÁP nào bê-trể thiếu-sót thảy đều QUAN-TRỌNG cả . Nó lại vẹn-vừa chẳng NẶNG-NHẸ nên gọi là VIÊN-DUNG để đến TU CHỨNG . Bằng chênh-lệch Nặng-Nhẹ thì gọi là CHỨNG-TU vậy .

TU-CHỨNG hay CHỨNG-TU chính là TRỌN-GIÁC cùng chưa TRỌN- GIÁC ./. 

NAM-MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

                         Kỷ-Niệm : ngày 8 tháng 4 KỶ DẬU (1969)

 

 

 

BÀI HAI MƯƠI BẢY :CÁC  PHÁP

                       

CÁC-PHÁP khó giảng-giải tận-từ hay nói năng hết đặng . Vì sao lại khó giảng nói tận hết ? Vì so như :

– Có một thuở ĐỨC THẾ-TÔN, Ngài thuyết-pháp tại khu rừng Ngài đồng hỏi : TA nói Pháp với các Ông có nhiều chăng ? Lúc bấy giờ Chư ĐỆ-TỬ kính thưa : BẠCH THẾ-TÔN THẬT NHIỀU .

Ngài gật đầu và nói . Pháp TA nói , nếu đem suy với tầm hiểu-biết của các ông , thì nó thật có nhiều . Nhưng đối với NHƯ-LAI chẳng thấm vào đâu cả . Vì sao vậy ? – Vì nó chẳng khác mấy CÂY-LÁ trong rừng nầy . Nếu đem kiểm-điểm từng Cây-Lá thì thật khó kể hết , khó đếm đặng , các Pháp của NHƯ-LAI cũng thế .

Lời TA đang thuyết , hay đã từng thuyết , với các ông chẳng khác nào số lá TA đang nắm nơi tay đây . Chớ không thể nói tận từ hay hết đặng . Đó chính là lời chân-thật . Vậy các ông cần phải TU-CẦU , để mong lãnh các Pháp của NHƯ-LAI mới tận hết . Trước tiên cầu Pháp thì các ông phải : TÍN-HẠNH- NGUYỆN . Bằng không Tín-Hạnh-Nguyện hay thiếu-sót khó thành tựu . Vì sao?

                    Vì Tín để nghe Trọn-Lãnh PHÁP .

                     Vì HẠNH được Ngộ mà Nhận PHÁP .

                      Còn NGUYỆN thâm-nhập các Pháp mà vào BIỂN-PHÁP,

      các ông nhớ lấy đặng Thọ-Lãnh Pháp của NHƯ-LAI .

       PHẬT nói trên , thì đủ chứng-tỏ các Pháp nó vô-biên khó mà nói hết. Còn Bậc cầu Pháp để lãnh-hội cũng không dễ gì , duy chỉ TÍN-TÂM thề-nguyện-học , gọi là PHẬT-PHÁP VÔ-BIÊN THỀ- NGUYỆN-HỌC , nếu không TÍN khó mà nghe để thâm-nhập các pháp .

CHẲNG KHÁC NÀO :

Kẻ TÍN vị LƯƠNG-Y , vị ấy hái Cây-Lá trước mặt làm thành món thuốc cho bệnh-nhân uống . Kẻ bệnh TÍN mà uống không ngăn-ngại nghi-ngờ , bệnh liền khỏi .

      Bằng không Tín thời chẳng uống , làm sao được khỏi bệnh ? Bậc cầu nghe pháp cũng vậy . Mà các pháp nó vẫn ở ngay trước mặt , không Tin khó nghe , khó lãnh .

        Nếu Bậc-Tu mà nghe cho đặng Pháp là một sự khó . Còn nhận-lãnh hay thâm-nhập lại càng khó hơn . Bậc như vậy phải là Bậc TÍN-TÂM bằng chẳng Tín-Tâm thời khó mà nghe đồng khó lãnh .

       Do đó nên Thời HIỀN-KIẾP các Bậc tu chuyên-chính mới rộng phát BA-TÂM NĂM-NGUYỆN đặng có TỰ-LỰC để tu-tập VẠN- HẠNH làm cho say-mến ĐẠO-TRÀNG và Thân-Tâm thuần- túy , để TÍN-TÂM BẤT-THỐI mà kiên-cố nhận nghe lời chỉ- giáo của THIỆN-TRI-THỨC lãnh lấy một-Pháp , liền Sở-Đắc các Pháp . Đó chính là TẤM-GƯƠNG không ngoài Tín-Hạnh-Nguyện .
        Đến ngày nay vẫn có nhiều Bậc y- Tôn-Chỉ ấy lần đến nơi NHỨT-NGUYỆN TÍN-TÂM để tiêu-dẹp NGHIỆP- ĐẢO Tu-Tập , chẳng còn nghi-ngờ được trọn lãnh pháp TRI-KIẾN.

        Các Pháp nó có nhiều trạng thái lạ-lùng , đối với những kẻ mê-lầm. Nó lại rõ-rệt đối với Bậc ĐÃ BIẾT nó . Bởi khác lạ vì mơ-màng chưa chu-đáo , nên dễ bị thường ngăn mà chấp, trở thành căn-bản GIỚI-HẠN. Nếu tu-hành không dùng đến TÍN – TÂM thì làm thế nào Phá nổi các bờ ngăn chấp ấy ?  Vì vậy Tín- Tâm chính là một lợi-khí lần Tỏ-Thông các Pháp . Còn không TÍN-TÂM chẳng nghe được Pháp ? Nên gọi là CHẤP-PHÁP . Vì lầm nơi BỜ-NGĂN CỦNG-CỐ nên chẳng thoát Trần-Lao , mà phải trở thành TAM-GIỚI SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA.

Đứng tầm Quan-Sát các BỜ-NGĂN nơi PHÁP-GIỚI từng lớp NGƯỜI trong THẾ-GIAN và các Bậc tu-hành . Nếu cầu TÍN đặng thì nó trợ giúp cho Bậc tu-hành hay Thế-Gian tiến bộ lần biết . Bằng Củng-Cố thời bị trong vòng PHÁP-GIỚI mà an-trụ .

      TỪ THẾ-GIAN-GIỚI :

Nếu có NGƯỜI ẤN-TƯỢNG hay QUAN- NIỆM trong SÁT-ĐẠO-DÂM cùng HỶ-NỘ ÁI-Ố , DANH-GIẢ hay THƯỜNG-LẠC và NGÃ-TỊNH đều các thú vui Hạnh-Phúc của mỗi Người . Theo nguyện-vọng của họ mà Thọ- Chấp . Thì làm thế nào ?

         BẰNG TỪNG BẬC TU :

Nếu nói Pháp . XUẤT-LY THẾ-GIAN hay các Pháp đều HUYỄN-HÓA . Thì sẵn có nhiều bậc chấp-nhận Xuất-Ly Thế-Gian , các Pháp đều Huyễn-Hóa ?

Bằng nói các Pháp nó :

KHÔNG DỪNG TRỤ . VÔ LAI-KHỨ hay VIÊN-TỊCH . Thì sẵn có nhiều bậc chấp nhận như thế thì làm sao ?

Nếu nói Pháp : không thể chỉ , chẳng thể bàn , Bình-Đẳng Bất-Nhị  (không hai) , hay sai khác mà LẶNG-THINH cũng không Hình chẳng TƯỚNG mà LY hẵn gọi là rốt-ráo thì thế nào ?

        Các Pháp rất Tinh-Nhuệ chỉ vì CHƯA-BIẾT vội chấp nhận nó . Nên mới có từng BỜ-NGĂN GIỚI-HẠN sự hiểu-biết khác nhau , thành nơi TU-CHỨNG cao-thấp .

           Khi chưa tu , hãy còn ở nơi THẾ-GIAN-GIỚI thì mỗi Người họ vẫn có mỗi cách Tự-Hào , là khôn-ngoan chánh-đáng hiền-lành . Lúc đặng Tu thì đã có sẵn Tánh cho mình là CHƠN-CHÁNH hiểu-biết . Đó chính là BỜ-NGĂN GIỚI-HẠN để thường chấp- pháp .

             Bằng nương theo TÍN-HẠNH-NGUYỆN thuần-túy , có một ĐỨC-TIN vững vàng nơi TAM-THẾ hay Bậc THIỆN-TRI- THỨC để lãnh-hội lời chỉ-giáo tu-hành , thì các Nghiệp TỰ-NHẬN Bờ-Ngăn trên tan-dẹp đặng LÝ-SỰ KHÔNG-CHƯỚNG để Tu , lần đến TỎ PHÁP ĐẮC-PHÁP viên-dung toàn giác . Chừng ấy mới CHƠN-BIẾT các pháp nó sẵn có mạch lạc thứ-tự , liền khỏi chỗ NGHI lại tránh được nơi nói năng bừa bãi .

CHẲNG KHÁC NÀO :

Buổi ban đầu , mới vào Trường-Học , thời học chữ A. chữ B. chữ C phải học cho thuộc 24 chữ . Xong tập ráp vần, đến biết đọc và biết viết . Khi đã học giỏi thật biết sắp xếp đúng sai trong 24 chữ . Không còn nghi-ngờ có thể làm   THƠ hay viết văn trôi chảy . Các Pháp nó cũng là BÀI VĂN chung gồm 24 CHỮ thay qua đổi lại mà thôi. Nó cũng là một BÀI TOÁN chưa giải đặng trong 10 con số . Khi đã làm được THI-THƠ hay VIẾT QUA CỐT TRUYỆN , thời khỏi phải Lầm- Nhận sống trong tưởng-tượng mê-mờ . Lúc đã giải xong một BÀI-TOÁN VŨ-TRỤ , thời SỞ-ĐẮC CHÂN-LÝ HIỆN-TIỀN .

ĐẾN CHƠN-BIẾT CÁC PHÁP THÌ NÓ :

Từng giai-đoạn nào gọi là : HUYỂN .

 Lúc nào KHÔNG HUYỂN ?

 Quán thế nào ? KHÔNG DỪNG TRỤ ?

 Không Quán thế nào ? NÓ DỪNG TRỤ ?

 Sao gọi KHÔNG TRỤ MÀ TRỤ ?

Thời nào VÔ-KHỨ-LAI ?

 Lúc nào CÓ LAI KHỨ ?

 Lối nào KHÔNG THỂ CHỈ ?

 Việc gì CÓ NƠI CHỈ ?

 Khúc nào nó KHÔNG HAI ,

Tận chi là KHÔNG-PHÁP ? Lúc nào là lúc LẶNG THINH ,

Khi nào là khi PHẢI NÓI ?

 Thời nào là thời VIÊN-TỊCH ? CÁC- PHÁP nó không bỏ , cũng chẳng lấy TOÀN-GIÁC mà ĐẮC .

CÁC PHÁP tu-học không ngoài ra CHỮ-TÍN để lãnh Pháp  . HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH đi trong VẠN-PHÁP không ngoài TRÒN-DUYÊN , TRÒN-NGUYỆN . Nếu không thi-hành Tròn- Duyên và Tròn-Nguyện để TỎ-PHÁP , thời thua kẻ Phàm-Nhơn họ biết làm TRÒN BỔN-PHẬN ?

Sự TÍN-HẠNH-NGUYỆN Tròn-Duyên và Tròn-NGUYỆN , chính là con đường của CHƯ-TỔ cùng BỒ-TÁT , PHẬT dùng để độ-sinh lại tỏ-rõ tuần-tự và các đường tu ngăn-chấp của các bậc TU-CHỨNG.

Khi đã biết tác-dụng các pháp , vì TRI-ĐẠO mà THUYẾT-ĐẠO . Nếu gặp phải từng bậc tu chướng : mình không-chướng , lại có thể dùng đủ phương-tiện giúp họ được TRI-KIẾN , miễn là bậc đó KHỞI-TÍN . Nếu chẳng KHỞI TÍN gọi là : VÔ-DUYÊN thì không nói-năng bàn- cãi . Vì sao ? VÌ PHẬT BẤT-HÓA ĐỘ VÔ-DUYÊN , nên bậc TRI-ĐẠO chẳng Thuyết-Đạo .

Những lời ƯU-TÚ TRÒN-DUYÊN không ngoài TÍN-HẠNH- NGUYỆN đặng tu đến TRỌN-BIẾT từng lớp của các Pháp . Khi ĐẮC các pháp thời không còn NGHI-SỢ pháp , dùng Đúng lúc . Nói Đúng chiều , KHÔNG BỎ CHẲNG-LẤY . Nhưng hoàn-toàn sử-dụng .

CHẲNG KHÁC NÀO : Rừng kia có nhiều CÂY-LÁ , cây-lá ấy đều là vị-thuốc . BIỂN-PHÁP cũng thế . Mỗi cây và lá đều Sẵn -Có một Tánh- Dược , nên có thể hái hết đem về làm thuốc . Các Pháp cũng thế , mỗi pháp có một ĐẶC-TÁNH cứu mê-lầm , đặng TRI-KIẾN .

NÊN VĂN-THÙ NGÀI NÓI : Các hương-vị ngọt bùi , nơi rừng cây biển pháp của Như-Lai mà tất cả CHÚNG- SANH chẳng chịu dùng . Lại đi tìm xa xuôi ảo-vọng cao-siêu huyền-bí thật là lạ .

Các Pháp hiện-hữu đoạt đến khỏi lầm gọi là : CHÂN-LÝ chớ chẳng chi là Chân-Lý . Đối với Bậc ĐÃ-BIẾT tỏ-rõ Biển-Pháp gọi là ĐẠI- LƯƠNG-Y . Biết chữa các ngăn-chấp gọi là ĐIỀU-NGỰ . HẠNH- NGUYỆN TRỌN gọi là THIÊN-NHƠN-SƯ , làm cho tất cả tăng-trưởng trí-tuệ phá mê-lầm , đó chính là điểm các Bậc Tu-Chứng TÔN-SÙNG . Bằng Bậc chưa Tỏ-Biết hay lưng chừng biết , nếu chẳng cẩn-thận dùng phải mà thọ-chấp , thời nó chính là ĐỘC-DƯỢC .

Đối với ĐỨC-THẾ-TÔN . Ngài thật biết chỗ nguy hại của các hàng tu- chứng , khi chưa hết các NGHIỆP ĐẢO-ĐIÊN vội chấp Pháp, hay sợ không chấp , để mà chấp của hàng : PHI-PHI-TƯỞNG hoặc ở hàng TAM-THỪA , TẬN-DIỆT để đến NHỊ-THỪA Thọ-Chấp TU-CHỨNG .

NÊN NGÀI NÓI :

Thà chưa Tu , khi có lỗi-lầm ở nơi ĐỊA-NGỤC còn có ngày gặp PHẬT . Bằng tu mà ĐOẠN-DỊ-DIỆT để lầm chấp sa nơi PHI PHI TƯỞNG thật nguy-hại vô kể.

Theo lời dặn ấy. Đến thời sau có nhiều Bậc tu y PHÁP MÔN TIỆM GIÁO CẤP-THỦ. Có nghĩa là: Tự sữa Tánh để tìm hiểu các Pháp trên căn-bản lìa THAM-SÂN-SI đặng tỏ-biết đến mức nào thì tu theo với trình-độ nấy. Mục-tiêu tạo ĐỨC-HẠNH mà thôi . Tuy nhiên có một đôi phần chậm tiến, nhưng được đa số vào hàng HIỀN-NHÂN hoặc THÁNH-TĂNG.

Giữa thời ấy vẫn còn trong Tôn-Chỉ nương theo CẤP-THỦ để mà TIẾN, dùng sự THỦ-TIẾN làm mực thước , lấy TRÍ-TUỆ xét soi cẩn-thận , nên đường tu-hành ít bừa bãi. Lại tự nêu ĐẠO-TRÀNG là mục-đích GƯƠNG-MẪU lấy nền GIÁO-HÓA hòa-hợp để độ-sanh lập DI- TRUYỀN CỔ-ĐIỂN làm ĐẠO-HẠNH , nhờ vậy mà THÂN-TÂM thuần-túy tham-muốn ít vọng-khởi hưởng được nơi tu-tập Bất-thối , thọ- lãnh các Pháp rõ ràng TỎ-TÁNH ĐẮC-PHÁP vững-chãi . Nên ngày nay vẫn còn TÔN-CHỈ chép ghi .

SAU NỮA :

PHÁP-MÔN TIỆM-GIÁO CẤP-TIẾN và CẤP-THỦ không thiếu . Nhưng lạc-hướng trở thành KHÔNG THỦ ĐỂ MÀ THỦ. Có nghĩa là :

CŨNG-CỐ Y-KINH ĐỂ TU . Nhưng:

Trong đoạn kinh nào của bậc tu thích hợp thời theo đó mà tu, gọi là: TU THEO CÁI MUỐN. HAI NỮA: Nếu nhìn bên ngoài thì TÔN-CHỈNH ĐẠO- TRÀNG Y CỔ CỰU. Hạnh-kiểm tốt . Nhưng thâm-tâm vọng-khởi mong mõi mau thành . Vì sao? Vì muốn THẦN-THÔNG TÀI-PHÉP , vì chỉ lấy đó làm mục-tiêu mức-tiến . Chớ chẳng kiểm-điểm tan dẹp NGHIỆP-CĂN cầu TỎ-TÁNH đặng rốt-ráo các Pháp .

Lắm Bậc chăm-chỉ Khảo-Cứu KINH để tu  , hay cốt PHÁ-CHẤP gọi là KHÔNG-CHẤP , dùng chuyên Luận-Giải thì được phần TRÍ-TUỆ khá. Nhưng thiếu về mọi mặt GIỚI-HẠNH ĐẠO-TRÀNG để Dung-Hòa các Pháp xuôi dòng đến Toàn-Giác . Do lẻ thiếu khuyết mà dễ sa vào BA ĐƯỜNG ÁC thành thử có hiểu biết nhưng vẫn mơ màng nơi CHÂN-LÝ.

Một trong hai điểm sai lạc lầm tưởng chẳng rõ biết nơi: KHÔNG-CHẤP, để mà CHẤP LẤY PHI-ĐẠO. Chớ chưa hẳn: TRỌN BIẾT PHI ĐẠO LÀ SUỐT-ĐẠO. Vì sao ? Vì CẤP-TIẾN Phá-Chấp thì duy chỉ BIẾT có mỗi một phần Mình, nên thường vào các Pháp BẤT TỊNH nói năng Bất- Tín , liền bị chướng-đối ngỡ ngàng mà chẳng Trọn-Biết Suốt-Đạo , phải đi Ba Đường-Ác . Bằng Cố-Thủ để tu chăng , thì chỉ biết một Pháp-Môn mà thôi.

Nếu y Tôn-Chỉ TÍN-HẠNH-NGUYỆN để lần tiến lãnh hội các Pháp rành rẽ . ĐẠO-HẠNH thâm-nhập chung tròn TỎ-BIẾT Toàn-Mỹ Pháp- Giới đoạt đến CHÁNH-GIÁC .

Chừng ấy mới BIẾT đặng nơi RỪNG CÂY BIỂN PHÁP chính là NHƯ- LAI PHÁP-TẠNG chân-thiện PHÁP-THÂN . Thì thử hỏi: Nó có DƯ THIẾU TĂNG GIẢM được không? Lúc tu chẳng tu cho trọn thì sự lãnh pháp cũng thế, nào vẹn đâu? Do lẽ ấy nên ĐỨC THẾ-TÔN Ngài mới chỉ bày TÍN-TÂM HẠNH-NGUYỆN đặng nương theo các pháp THỀ- NGUYỆN-HỌC .

Đối với ĐẠO-TRÀNG GIÁO-PHÁP , thời trước của THẾ-TÔN và hiện nay không khác mấy . Vì sao? Vì ở nơi Mực Thước TÍN-TÂM  . Cầu lãnh các pháp.

ĐỨC THÍCH-CA đương thời , Ngài chỉ giáo 1.200 vị đệ tử, tuy rằng có một ĐỨC THẾ-TÔN CHƠN-SƯ . Nhưng các hàng đệ tử nào có mấy vị được TÍN đầy đủ. Bậc thì tin Ngài TÀI PHÉP, Bậc thì tin 32 tướng tốt. Bậc Tin Giáo-Pháp hay , trong muôn ngàn vạn ức lối Tin sai biệt. Trở thành : Muôn ngàn vạn ức Chơn-Sư . Do đó mỗi lần Ngài thuyết Pháp, có then chốt Quyết-Định thì Ngài nói: CÁC ÔNG HÃY TIN TA. LỜI TA NÓI RẤT CHÂN-THẬT . Đến nay cũng thế. Nếu Bậc nào TÍN TÂM sẽ đặng TỎ PHÁP, chớ nên vọng đảo. Thời xưa và hiện nay mà uổng phí đường tu, trong cơ hội có Chí-Nguyện TRI-KIẾN GIẢI- THOÁT , khi mà gặp đặng Bậc THIỆN-TRI-THỨC trọn dùng các Pháp mà diễm nói được TRÍ-TUỆ TĂNG-TRƯỞNG không mắc vào một Pháp. Đó chính là: PHÁP-MÔN TỐI-THƯỢNG không bỏ chẳng lấy vậy.

Đoạn trên nói về TÍN-HẠNH-NGUYỆN cầu lãnh-pháp . Đoạn dưới đây nói về GIÁO-PHÁP : Không ngoài làm cho kẻ nghe pháp KHỞI-TÍN.

Bước đường GIÁO-PHÁP chỉ dạy , nói năng Thuyết-Giải làm cho kẻ nghe Pháp hào hứng TIN-VÂNG mà tránh nổi sai lạc thật là KHÓ . Do khó nên mới vừa tu lại vừa HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SINH để cho Chúng Sinh BỜ NGĂN PHÁP-CHẤP của mình và của kẻ khác được giải tỏa. Từ lúc Bậc GIÁO-PHÁP đã TRI-ĐẠO đến TỎ-RÕ các Pháp khỏi lầm lẫn theo nó thì phải HẠNH-NGUYỆN tỉ-mỉ đặng thâm-nhập PHÁP-GIỚI mới thông-đạt thứ lớp tuần tự mà THUYẾT-ĐẠO .

Trong GIÁO-PHÁP chia ra nhiều Bậc. Bậc vừa tu gọi là Bậc HẠNH- NGUYỆN ĐỘ MÌNH và GIÚP-NGƯỜI , bậc ấy chưa có một quyết định nương vào VÔ-NGÃ để giáo-pháp , cho mình hiểu và kẻ được nghe hiểu . Đó chính là GIÁO-PHÁP để TỰ-LỢI LỢI-THA vậy . Bậc nầy khi Giáo-Pháp chưa thể nhận-định rành-rẽ chỗ Đúng-Sai . Nhưng nhắm đích là mong kẻ nghe được tu-hành như mình . Nên HẠNH-NGUYỆN rất thù thắng hơn cả.

Nhờ thế mà ưa thuyết-pháp , thích giúp-đỡ cho kẻ tu, chỉ vì Say-Đạo, mến-đạo để Biết-Đạo gọi là : NƯƠNG VÀO HẠNH-NGUYỆN CÔNG- ĐỨC , CẦU PHÁP NHƯ-LAI Tỏ-Tánh . Do đó nên đối với Bậc nầy. Trên thì đặng CHỮ TÍN dưới thì đặng HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SINH . Thành thử khi Giáo-Pháp chính Bậc nói ra các Pháp cốt cho kẻ nghe, nhưng mình lại được nghe trước thật nó có lợi vô kể đối với Bậc Tín- Hạnh-Nguyện trọn .

Nhưng cũng có cái hại , vì trường hợp lầm tưởng mình Sở-Đắc. Vì sao? Vì đôi lúc Bộc-Thuyết thật hay chưa bao giờ có y như lời PHẬT rồi ngỡ mình là PHẬT mà tự sanh Bản-Ngã Tăng-Thượng thật nguy hại, điểm ấy nên chú ý .

Nếu Bậc tu-hành mà tạo đặng ĐỨC-HẠNH cho vững , thì qua những giai đoạn trên , lại được sự học hỏi tiến-bộ mà lần đến nơi TRI-ĐẠO TRỌN-BIẾT mà THUYẾT-ĐẠO .

BẬC TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP :

CÓ NGHĨA LÀ : Biết các Pháp , hay Pháp-Môn tu-tập chốn ĐẠO- TRÀNG thảy đều là phương-tiện cứu-cánh đến GIẢI-THOÁT , do đó đối với sự tu-hành không mắc-miếu . Nên chẳng sợ – sệt nơi ĐÚNG SAI. Nhưng phải HẠNH-NGUYỆN . Tròn-Nguyện mà hoàn-toàn Giải-Thoát, thâm-nhập rành-mạch THUYẾT-ĐẠO.

CŨNG NHƯ : Bậc biết rằng: Sắm THUYỀN để qua BỜ-GIÁC, khi đặng đến bờ-giác thì bỏ thuyền lại. Đến Thật-Biết như thế cũng là khó chớ chẳng dễ gì.

Tuy lắm Bậc biết thế, nhưng nào ai có rành-rẻ mối giềng chỗ Sở-Đắc các Pháp mà TRI-ĐẠO ? Thành thử nơi Tri-Đạo Giáo-Pháp có nhiều Bậc , ở chổ mới Tri-Đạo , hay đã Tri-Đạo hoặc Trọn TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP.

BẬC TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP có tự-lượng theo kẻ nghe Pháp mà thuyết. Bậc ấy có một căn-bản diễn nói chỉ-giáo cho kẻ nghe Pháp được cỗi-giải các Nghiệp bằng phương- tiện TÌM CHƠN-TÁNH để tu . Sau mới lần lượt đưa các Pháp đặng hiểu-biết để phá mê-lầm ngăn-chấp , từ Tín- Hạnh-Nguyện đến Lục-Ba-La và Tứ-Nhiếp-Pháp thảy đều chỉ bày tu tập đúng lúc chẳng thiếu sót , vì biết mối nguy hại là:CHỈ THẲNG SAU BỊ QUANH. THÀ TU QUANH SAU ĐẶNG ĐẾN THẲNG. Nên mới Giáo Pháp căn-bản chẳng sợ lớn nhỏ đúng sai của chấp Pháp, vì chu đáo tỏ biết các Pháp mà TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP. Đó chính là Bậc Giáo-Pháp khá.

CÒN BẬC: TRI-ĐẠO GIÁO-PHÁP vẫn biết các Pháp và các môn tu tập đều là phương-tiện cứu-cánh đến Giải-Thoát . Nhưng lại có một Quyết-Định GIÁO-PHÁP TỎ-TÁNH quá sớm. Nên Bậc ấy thuyết giải chuyên ròng PHÁ-CHẤP. Làm cho kẻ nghe lãnh hội thiếu căn-bản ĐẠO TRÀNG ĐỨC-HẠNH . Khi tu tập Phá-Chấp đến Tri-Đạo thường lâm vào NGHỊCH-HÀNH PHÁP khó chỉnh cho vẹn để thọ-lãnh Chân-Lý mà tỏ biết rốt-ráo , phải hồ-nghi bất-tín . Đó gọi là chỉ thẳng mà bị quanh. Còn Bậc trên chỉ quanh nhưng sau đến thẳng.

BẬC TRI-ĐẠO THUYẾT-ĐẠO:

Bậc nầy không vội nói chỗ Đúng-Sai hay Mau-Chậm . Chỉ làm cho kẻ nghe được chỗ: KHỞI-TÍN. Nếu kẻ nghe chưa đến lúc Khởi Tín thời vẫn vui-vẻ để yên. Do lẽ ấy nên Bậc Tri-Đạo khéo Thuyết mới nương chìu đủ cách đối với tất cả mọi người . Khi HÀNH lúc DỤNG cốt làm cho họ được thân cận kính mến . Gọi là: DIỆU-DỤNG . Bậc như thế đủ phương giúp : Trong TÌNH THẦY , lúc TÌNH BẠN , hoặc giả tình BÀ CON XÓM LÀNG . Nếu đa số được KHỞI-TÍN . Bậc Thuyết-Đạo mới GIÁO-PHÁP chỉ dạy . Nói đến sự Giáo-Pháp của Bậc ấy khó nghĩ bàn. Vì sao ? Vì tùy thuận mỗi kẻ mà nói , tùy theo sự điều-động dắt dẫn. Làm cho tất cả kẻ nghe Pháp đặng hào-hứng tranh nhau để tu , ngó nhau cùng tiến-bộ , nhìn nhau mà phát Đại-Nguyện . Lại có một THỂ-CÁCH chung hưởng Tình Duy-Nhứt Đạo-Tràng , để Tỏ-Biết Pháp-Môn KHÔNG HAI mà Tu-Chứng.

CÁC PHÁP DUY CHỈ CÓ:

ĐỨC VĂN-THÙ SƯ-LỢI PHÁP-VƯƠNG TỬ mới nói tận .

ĐỨC ĐẠI-LỰC DI-LẶC TÔN-PHẬT mới chịu tận.

Còn kỳ dư khó mà nói tận-từ hay giảng-giải hết đặng.

DUY CHỈ: TÍN-HẠNH-NGUYỆN mà lãnh các Pháp.

DUY CHỈ: Làm cho tất-cả được: KHỞI-TÍN, mà Thuyết Pháp./. 

NAM-MÔ PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG-PHẬTBỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM :TRÒN DUYÊN

TRÒN-DUYÊN chính là một Pháp của TỐI-THẮNG DIỆU-ÂM PHẬT. Ngài đã từng chỉ bày nói-năng cho tất-cả TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI . Nhưng mấy ai nghe , làm đặng . Vì sao ? 
Vì tất-cả chỉ mong muốn đòi hỏi : TĂNG .
Bởi TĂNG nên CẤU , Vì Cấu mà tạo thành Nghiệp để mê mờ , đồng nương theo mê ấy , đòi hỏi CHÂN-THIỆN-MỸ ?

CHẲNG KHÁC NÀO : Có vị Trưởng-Giả kia , giàu sang tột đỉnh của-cải tiền-bạc dinh-dư vô số . Trưởng-Giả có một đứa Con tuổi còn thơ nên khờ-khạo .

Một hôm Cậu-Bé nghe ngoài thành có đám Hát , Cậu liền mon men đi xem . Khi xem xong Cậu trở về liền phát sinh mơ-ước : Phải chi mình có được Bộ-Áo và Cân-Đai hay khuôn mặt HỒNG-TÁO thời thích biết là bao. Cậu có ngờ đâu là Mặt Hồng-Táo họ vẽ. Cậu có biết đâu Áo-Giáp đóng tuồng, nên ngỡ thật Cậu ước-ao đòi hỏi.

Thế rồi Cậu bỏ nhà ra đi để tìm cho được mặt Hồng-Táo và Áo-Giáp Cân-Đai . Cậu đi mãi ngày kia đến một Thành-Phố Chợ-Quán . Cậu nhìn thấy có bán Áo-Giáp sặc-sỡ , Cậu nào có biết nên Cậu nghĩ thầm… Ta đã tìm đặng Áo-Giáp , chỉ còn cái mặt của Ta thay đổi là xong.

Cậu bèn vào xem, lúc xem xong theo ý nghĩ của Cậu , nên lấy Áo-Giáp ra đi. Kẻ bán hàng đuổi theo bắt lấy lại bộ Áo-Giáp. Cậu đâm ra phiền- trách kẻ bán hàng đã ỷ thế cướp giật Áo-Giáp của Cậu đã tìm ra , nhưng không được hưởng . Thế rồi Cậu nghĩ phải chi mình lớn-mạnh thì người kia làm gì dám cướp-đoạt Áo-Giáp mình đã tìm ra . Từ đấy Cậu nuôi hy- vọng lớn-khôn tìm Áo-Giáp và làm sao trở thành mặt HỒNG-TÁO.

Ngày qua ngày…. Cậu quên mình là con của một vị-Trưởng Giả . Cậu phải đi lang-thang cầu thực , từ nơi nầy đến chốn nọ , khi ở Đình lúc nằm Chợ . Nhưng nào có quên sự mơ-ước Áo-Giáp Cân-Đai Mặt-Mày trở thành khác chúng ?

Đó chính là :

-Tất-cả mong muốn đòi hỏi TĂNG gốc mê lầm sai biệt , nên từ Bản- Thể CHÂN-NHƯ Thường-Còn Bất-Biến , lại vọng-khởi lần mơ theo mơ, tưởng thật , đòi thật chốn mơ . Chẳng khác câu chuyện CẬU-BÉ .

Nên Phật nói là Hư-Vọng Điên-đảo . Lầm nhận Huyển-Hóa làm Chân- Thật . Còn nơi Chân-Thật không nhận , cho là Huyển-Hóa .

VỀ PHẦN TRƯỞNG-GIẢ :

Từ lúc Cậu-Bé ra đi. Trưởng Giả cho tất cả những người hầu-cận thân- cận tìm khắp nơi không gặp. Ngày đêm năm tháng trôi… Trưởng-Giả mong đợi, vì tuổi-cao già đến, lại thêm phần giao Tài-Sản cho Cậu-Bé. Nhưng không gặp…

Thế rồi một hôm. Các người hầu-cận và thân-cận , tin cho Trưởng-Giả biết đã gặp Cậu-Bé . Trưởng-Giả mừng-rỡ sắp sửa đón con. Nhưng các hầu-cận thân-cận đồng thưa : Kính thưa Trưởng-Giả chúng tôi gặp đặng Cậu , cùng nhau đến gần Cậu , thời Cậu sợ-hãi xem chúng tôi như là bọn ĐỒ-TỂ đến ví bắt con lợn. Cậu lẫn trốn la hét, không còn nhớ ra chúng tôi nữa, do đó không đem về được.

Trưởng-Giả suy-nghĩ và nói với các người. Phải rồi, phải rồi! Có lẽ, có lẽ: Con của Ta, vì xa cách Ta lâu ngày nên quên hẳn. Vậy Ta cùng các Ông đến gặp nó . Sau sẽ dùng phương-pháp đưa nó về . Nói xong Trưởng- Giả cùng các Hầu-Cận thân-cận đồng đi…

Đến Làng-Nhỏ xa Đô-Thị , có một Chợ lá chòi tranh. Khi ấy các Hầu- Cận mới thưa chỉ cùng Trưởng-Giả nơi Cậu-Bé ẩn náu . Trưởng-Giả lần bước đến nhìn thấy Con thân thể tiều-tụy . Trưởng Giả vội bước đến để nắm tay , thời Cậu Bé sợ hãi lùi bước, nét mặt xanh nhợt thất-thanh hét và chạy lẫn trốn. Chẳng khác nào Trẻ-thơ bị Voi rượt vậy. Trưởng Giả nhìn theo Con thương hại.

Sau khi ấy bèn nói với các Hầu-Cận và Thân-Cận : Con của Ta , nó lầm bị NGŨ-ĐỘC nên chi sự NGHE-THẤY-BIẾT sai biệt mà quên hẳn Ta, quên hẳn các Ông , quên hẳn vườn-tược đất-đai của-cải tài-sản của nó. Vậy các ông nên vì Ta mà tìm tất-cả phương-pháp tùy-thuận theo sự lầm- lẫn của nó mà dìu-dắt nó trở lại BỔN-LAI cũ .

Các Ông cũng nên nhớ : TA chỉ vì con , nên lúc nó thơ-ấu Ta sợ nó sai lạc , nên TA có khâu vào trong chéo-áo của nó một tấm ngọc LƯU-LY. Trên tấm ngọc có khắc bốn chữ : BỔN-LAI HOÀN-CHÂN . Lúc các Ông xem xét nếu con Ta bớt sự lầm mà nhận được TA, thời các Ông tháo tấm khảm ngọc để con TA TIN-NHẬN cùng về với Ta. Dặn dò đâu đấy xong , Trưởng-Giả bèn từ biệt Thân-Cận Hầu-Cận mà trở lại Gia- Trang.

Còn phần các Thân-Hầu-Cận cùng nhau nghĩ bàn , sắp đặt lề-lối ăn mặt cùng cử-chỉ nghèo khổ hay đi lang-thang , và tập nói-năng thèm muốn , y như CẬU-BÉ để gần cậu , cậu khỏi sợ.

Đến ngày được gần , thời-gian tìm hiểu , biết đích cậu bị vọng-đảo sai lạc mà mộng-ước , ÁO-GIÁP CÂN-ĐAI với khuôn Mặt trở nên HỒNG- TÁO . Khi ấy các Thân-Hầu-Cận mới bàn tính , đồng thời lập ra một GÁNH-HÁT cốt cho vừa-vẹn với sự mơ của cậu để gần hoặc dạy-dỗ cậu cho thoát khỏi nơi lầm về chung cùng với Trưởng-Giả .

Từ ngày CẬU-BÉ được vào GÁNH-HÁT , Cậu rất thích cố công tập HẠNH cùng các ĐIỆU-BỘ như : Đi-Đứng Nằm-Ngồi uy-nghi phải lối. Cậu nuôi tất-cả niềm TIN để đoạt đến MẶT-HỒNG ÁO-GIÁP cùng là Phướng-Lọng Tràng-Phan sung-sướng giàu-sang theo chí-nguyện của cậu. Lúc cậu đặng vui , là lúc các Thân-Hầu-Cận khen hay bày cho Bài- Hát , hoặc đã thuộc được bài, khi Cậu buồn vì mộng-ước chưa thành hay nôn-nóng chưa cho mình có ĐỊA-VỊ trong tuồng hát.

Những trạng thái ấy, làm cho Thân-Hầu-Cận phải tùy lúc dạy-dỗ, tùy khi nói năng, lại tùy theo kiểu cách để lần đưa hiểu biết cho Cậu được giải mê-lầm. Nhưng Cậu nào có biết sự nhọc nhằn của Thân-Hầu-Cận, nên đôi lúc oán-thương lẫn cùng thương-oán, sự nghi-ngờ ấy có hàng vạn lần triệu lớp, cứ thế mãi đến khi Cậu được hiểu biết rằng:

ÁO-GIÁP MẶT-HỒNG. Chính là thứ lớp diễn-tuồng chẳng phải là Mục- Đích . Từ đó Cậu sinh ra suy nghĩ : TA SẼ VỀ ĐÂU? Với bao suy nghĩ khác . Nhưng lạ thay ! Cậu muốn xa lìa GÁNH-HÁT, khỏi chỗ đóng tuồng mà chẳng đặng . Vì nó cứ lãng-vãng khuôn mặt HỒNG-TÁO ở chốn CÂN-ĐAI . Cậu in tuồng đứng giữa cảnh phân-vân. Chính cậu thời cậu cũng khó mà hiểu cậu. Thế rồi một ngày quyết-định của cậu…

Mới đến Thân-Hầu-Cận kính thưa : Tôi không còn ưa thích MẶT -HỒNG hay ÁO-GIÁP . Tôi chỉ mong sao được như quý Ông. Ngày dạo chơi thư-thả , sắc mặt dung-thông bình-dị . Khi đóng tuồng lại thực hay, thực khéo chẳng cần học ai mà biết Hát , không cần hỏi ai lại đặng sự tỏ- thông chỉ bày thêm cặn kẽ .

Lúc bấy giờ các Thân-Hầu-Cận mới thử-thách và vặn hỏi : Cậu có TIN Ta không ? Cậu thích ÁO-GIÁP hay MẶT-HỒNG Ta sẽ cho cậu ? Khi ấy Cậu-Bé kính thưa : Tôi rất Tin các Ông. Nhưng đối với chiếc Áo hay khuôn Mặt vẽ kia, nó không thực, nó là tấm-tuồng hư-vọng , nếu nói nó là thực chăng cũng thực trong Sân-Khấu HÁT-CA mà thôi . Bởi tại tôi một thời lầm nó để nuôi ảo-mộng mà sống theo KỲ-VỌNG ĐẢO-ĐIÊN . Tôi đến xin các ông giúp cho tôi được yên hay bình- dị y như các ông, ấy mới là Chí-Nguyện ngày nay.

Khi bấy giờ các Thân-Hầu-Cận xem xét đâu đó , mới lần lượt đem sự thật ra nói cặn-kẻ tỉ-mỉ cho Cậu-Bé biết và lấy trong chéo áo của Cậu Bé một tấm KHÁNH-NGỌC . Cậu Bé nghe đâu nhớ đó chẳng thiếu sót và được xem tấm ngọc LƯU-LY : BỔN-LAI HOÀN-CHÂN Cậu ta mừng rỡ cảm tạ Thân-Hầu-Cận đồng cùng với các ông về với Trưởng-Giả.

Đó chính là một sự lầm TĂNG . Để chỉ nơi mê-mờ sai-biệt thành thử CẤU-TẠO nghiệp VỌNG-ĐẢO gọi là Chúng-Sanh . Cùng để chứng tỏ sự sáng-suốt không lầm của Chư BỒ-TÁT-PHẬT .

CHẲNG KHÁC : Cậu Bé lầm mơ MẶT-HỒNG ÁO-GIÁP . Còn Thân- Hầu-Cận và TRƯỞNG-GIẢ . Biểu-Dương cho BỒ-TÁT-PHẬT . Nên chi làm Chúng-Sanh thường theo KỲ-VỌNG mà Bị-Biến Đảo-Điên trở thành THAM-MUỐN , chỉ vì Sự Muốn không phải lối, để mà Muốn, nó cũng gọi là ngược chiều nên có THAM-SÂN-SI . Trong tham-sân-si có BỐN TƯỚNG quan-trọng nên trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI , lại làm cho tất-cả Tam-Thiên khó thoát TRẦN-LAO hoàn- toàn Giải-Thoát.

BỐN-TƯỚNG ẤY LÀ : THỨ NHẤT: THIÊN-TƯỚNG: 

Nơi Thiên-Tướng là một Tướng ưa thích CẦU-KỲ NGƯỢC-CHIỀU. Cũng như: CẬU BÉ nói trên mơ MẶT của TUỒNG HÁT trở thành Mặt mình. Hay kẻ xem ẢO-THUẬT lầm cho là thật, mà mong muốn Ảo Thuật trở thành Chơn-Thật .

Vì THIÊN-TƯỚNG mà có các Cõi : THIÊN-TIÊN THẦN-THÁNH . Vì Thiên-Tướng mà có tất-cả ưa thích THẦN-THÔNG TÀI-PHÉP. Còn Chư Bậc GIÁC-NGỘ đối với trên là một TRÒ ĐỂ DIỄN, cũng gọi là DỤNG-ĐỘ chớ chẳng phải là CHÂN-LÝ.

THỨ HAI: NHÂN-TƯỚNG:

Nơi Nhân-Tướng là một Tướng ƯA-KHEN THÍCH-TẶNG , NHẬN PHẢI , CHO ĐÚNG về phần mình, hay được kẻ nói theo nâng muốn hợp mình như : Ông ĐẠO-ĐỨC , NHƠN-TỪ , QÚY-PHÁI , HẠNH-TỐT và KHÔN-NGOAN liền sinh Tâm mừng rỡ. Bằng ngược lại thời giận-hờn ghét-bỏ . Nơi Nhân-Tướng lại Cố-Thủ , Năng-Chấp Thường-Trụ , nó là một Pháp CẤU- TẠO Ghét-Thương Phải-Quấy năng phân-biệt Giai-Cấp . Nếu chẳng hiểu đặng sự nguy hại của Nhân-Tướng vội chấp nhận mình ĐÚNG , hơn ai cả thì khó tu, khó đoạt đến CHÂN-LÝ vậy .

THỨ BA: CHÚNG-SANH-TƯỚNG: 

Nơi Chúng-Sanh-Tướng là một Tướng THƯỜNG-TĂNG HAY-GIẢM. Khi Tăng thời TỰ-CAO KIÊU-MẠNG nhận mình là : THÁNH . TÀI- ĐỨC tập-quán cố-thủ thành BẢN-NGÃ CẦU-KỲ .

Lúc GIẢM thì cho mình là: NGU- DỐT NGHIỆP NẶNG PHÀM-PHU hay CHÚNG-SANH MỜ-MỊT . Chúng-Sanh-Tướng nó có trạng-thái lạ- lùng không chừng chẳng đổi . Vì lẽ ấy mới thành hình TAM-GIỚI và SƠN-HÀ ĐẠI-ĐỊA .

CŨNG NHƯ:

TỰ-CAO Thích-Lớn thành SƠN (Núi)

TỰ HẠ cho thấp-thỏi thành HÀ (Sông)

TỰ RỘNG-RÃI nghêng-ngang thành ĐẠI (Lớn)

XẤU-XA GANH-TỴ Phân- Biệt thành ĐỊA (Đất)

Từ Sơn-Hà Đại-Địa Giới-Hạn phân chia mà có TIỂU-ĐỊA . Nơi Tiểu- Địa tức là THÂN Giả-Hợp , lầm nhận Thân chịu làm CHÚNG-SANH sống trong Giới-Hạn gọi là Chúng-Sanh-Giới . Nếu chẳng hiểu thì nguy hại Sanh-Tử . Bằng hiểu-biết nương nhờ nó mà tu đặng cứu-cánh Giải- Thoát vậy.

THỨ TƯ: THỌ-GIẢ-TƯỚNG: 

Nơi Tướng-Thọ-Giả là một Tướng . Khi lầm thì nó dễ lầm. Lúc Giác thời nó dễ Giác. Vì nó linh-động tùy-thuận thường tưởng nó là THẬT. Lại thường cho nó là GIẢ. Nó chính là VÔ-MINH , mà nó cũng là ĐẠI- GIÁC . Kẻ mê nếu sơ-xuất một khởi chẳng suy-nghĩ kịp nhận trong cái Mê tưởng ngộ . Còn Bậc tu-hành khá ngỡ NGỘ chấp-nhận thành MÊ. Nó là một Pháp phải rốt-ráo thời , nó rốt-ráo . Còn mê-lầm thời , nó vẫn mê-lầm . Bằng đứng trong BỐN-TƯỚNG thì nó là GIẢ-TƯỚNG. Nếu thoát Trần-Lao vượt BỐN-TƯỚNG thời nó lại là THẬT-TƯỚNG vậy.

BỐN-TƯỚNG hiện-sanh không ngoài một KHỞI-TĂNG buổi ban đầu. Còn CẤU-TẠO thành NGHIỆP là hậu-quả TĂNG-SAI . Do đó ngày nay mới mắc-miếu mê-lầm . Nếu không KHỞI-TĂNG , nào bị GIẢM? Bằng không Cấu-Nghiệp nào nó ĐỘNG ? Đã không Động đâu có TỊNH ? Do Tăng mà Cấu , bởi Cấu thành Nghiệp , có Nghiệp có Động , đã Động phải TỊNH . CŨNG NHƯ : Có LỬA thời có KHÓI , mà KHÓI cũng do LỬA . Nếu không Lửa cũng không Khói .

Vì lầm nên bị Bốn-Tướng . Nay tu-hành để Tỏ-Biết chu-đáo , đặng chốn KHÔNG-LẦM . Chớ chẳng phải tu mà đến chỗ KHÔNG của VÔ-VI hay PHI-PHI-TƯỞNG.

Theo bài nầy để chỉ : Từ cái TĂNG mê-lầm của CẬU BÉ, nên có gánh hát. Nếu cậu không sai-lầm thời chẳng có Gánh-Hát làm chi . Đó chính là một Biện-Minh CHỮ- KHÔNG sai lạc và nơi KHÔNG vì hết Vọng, gọi là không còn Vọng , may ra có phần giúp cho Bậc tu tránh chỗ lầm KHÔNG mà KINH-BÁT-NHÃ bị oan .

TRÒN-DUYÊN:

Tròn-Duyên là một Pháp Tối-Diệu Trùm-Khắp, nó có đầy đủ từng lớp, nếu Bậc tu-hành Tích-Cực công-dụng Pháp Tròn- Duyên , thời nó lại cung-đốn vẹn-vừa từng sự Hiểu-Biết Toàn-Mỹ Tuyệt-Đích. Nhờ nó mà đặng TRÒN-NGUYỆN cùng rốt BA-THÂN VIÊN-MÃN.

Tròn-duyên chính là một Pháp , không đòi hỏi sự lặng-lẽ của TĂNG- GIẢM CẤU-TỊNH hay CỘNG , BẤT-CỘNG . Vì sao? -Vì nó không có dùng CÁI-MUỐN của nó , nó chỉ duy-nhất Tròn-Duyên là đặng .

Tròn-Duyên là một Pháp dung-thông bình-đẳng bất-nhị , ai có Tâm-Chí cố-gắng thảy đều làm đặng. Từ ĐỜI thi-hành Tròn-Duyên thì trong Nước được ÂU-CA Thái-Bình , mỗi Gia-đình mà lập pháp Tròn-Duyên thì đặng HẠNH-PHÚC , xóm làng gìn-giữ Tròn-Duyên thời chẳng có Trộm-Cướp . Về ĐẠO lập Pháp Tròn-Duyên Thân-Tâm thanh-bình đoạt đến Chân-Lý hoặc vào Tịnh-Độ. Nếu một Người biết , một Nhà biết , một Nước biết . Cứ thế chuyền nhau cùng khắp TAM-THIÊN ĐẠI- THIÊN THẾ-GIỚI để thi-hành pháp Tròn-Duyên thời tất-cả liền biến thành TỊNH-ĐỘ .

Tròn-Duyên bảo-tồn từng Giai-Đoạn PHẨM-NGUYỆN , từng pháp soi biết , từng mỗi NHÂN-VỊ cùng THỂ-CÁCH của mỗi Bậc , mỗi Người đã lập chí làm, hay tu-học mà thực-hiện nó .

Từ Bậc TÍN-HẠNH-NGUYỆN biết giữ vẹn. Bậc thi-hành BI-TRÍ- DŨNG hoặc LỤC-BA-LA hay BA-LA-MẬT-ĐA , cùng với Bậc lìa NGÃ , SỞ-NGÃ đặng tu với mục-tiêu Tròn-Duyên không chán thì tỏ đặng PHÁP -MÔN KHÔNG-HAI mà rõ Pháp TỐI-THƯỢNG đến SỞ- ĐẮC gọi là GIÁC-NGỘ .

Cho đến Bậc GIÁC , Bậc ấy : vì tất-cả còn lầm-mê nên mới phát-sinh BỔN-NGUYỆN , do lẽ đó nên đem BẢN-GIÁC cung-đốn cho tất-cả . Vì vậy Bậc GIÁC-NGỘ mới nương theo mê để Tận-Độ thành thử chỉ dạy giảng nói, làm cho tất-cả được TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT , như thế gọi là: CHƠN-SƯ. 

Còn Bậc tu-hành lìa NGÃ , NGÃ-SỞ đồng nương theo VÔ-NGÃ đặng khỏi Cấu-Nghiệp , mắc-miếu mà cầu nhận BẢN-GIÁC của THIỆN-TRÍ- THỨC được Tròn-Duyên cùng TIN-VÂNG-KÍNH gọi là : CHÂN- TỬ . Bằng chưa phải , hay chưa đặng như trên thời nên cố-gắng cho được một CHƠN-SƯ , cho đồng một CHÂN-TỬ .

Pháp Tròn-Duyên là một Pháp trùm-khắp dung-thông vượt tầm Bất- Tăng-Giảm , lại tạo nên ĐỨC-HẠNH song-toàn . Nếu tu-hành cùng chung ĐẠO-HỮU , mỗi Bậc đều lấy đích Tròn-Duyên đối xử hay giúp đỡ với nhau, thời hiện tại chốn Đạo-Tràng ấy trở nên LỤC-HÒA CHÁNH-PHÁP . Từ hàng THÁNH-TĂNG xưa và Chư BỒ-TÁT vẫn gìn-giữ Thể-Cách Tròn-Duyên đặng Tròn-Nguyện , nên mỗi lần nói ra một lời thì phải CUỐN-LƯỞI BẢY-LẦN mới nói . Vì sao ? – Vì Khơi- Duyên phải thi-hành cho Tròn-Duyên . Nhờ thế mà đi trong Vạn-Hạnh HÀNH-THÂM BÁT-NHÃ , đến LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA không thọ chấp sự vui- buồn-mừng-phiền-được-mất-phải-quấy , chỉ mục-tiêu Tròn Nguyện . So như ĐỨC DUY-MA cùng với  DI-LẠC các Ngài vẫn nhắm Tròn-Duyên trên với ĐỨC THẾ-TÔN dưới với Bậc lãnh Pháp do lẽ ấy mà ĐỨC DUY-MA NGÀI NÓI : (nơi mục Xuất-Gia) như : Các Ngươi nay ở trong Chánh-Pháp , nên cùng nhau Xuất-Gia . Vì sao ? – VÌ PHẬT RA ĐỜI KHÓ GẶP.

Lúc bấy giờ Trưởng-Giả-Tử nói : Thưa CƯ-SĨ , Chúng tôi nghe PHẬT dạy. CHA-MẸ KHÔNG CHO , KHÔNG ĐƯỢC XUẤT-GIA . 

Ngài nói : Phải . Các Ngươi phát-tâm Vô-Thượng Bồ-Đề đó chính là Xuất-Gia , đó chính là đầy-đủ GIỚI PHÁP .

Thật là lời nói vẹn toàn , Kính trên nâng dưới của Ngài DUY-MA . Còn về thời hiện-kiếp của Họ LÝ . BỐ-ĐẠO HÒA-THƯỢNG ( Di Lặc ) trong quyển Nhì TỪ-BI-ÂM trang 21 , Ngài cho Ông họ TRẦN CƯ-SĨ tám câu THI , nơi câu thứ tư trở xuống rằng :

Nếu Người tri-kỷ nên an-phận

Dẫu kẻ Oan-Gia cũng cọng-hòa

Miễn tấm lòng nầy không Quái-ngại.

Mười Phương Chứng đặng LỤC-BA-LA .

So lời Đức Duy-Ma và Hòa-Thượng Bố-Đạo hai Ngài dạy thật là Tấm- Gương đầy-đủ khó bàn . Nhưng dù có trích-dịch ra đây chỗ Đúng-Sai chăng  , cũng là lời Tinh-Hoa đẹp .

Bậc mà đã cố-tâm thi hành lập Pháp Tròn-Duyên , Bậc ấy không thể nào dùng TĂNG-GIẢM chênh-lệch gọi là Tròn-Duyên đặng . Vì sao ? Vì nếu TĂNG có quy-định Hạnh-Nguyện là : GIEO-DUYÊN . Bằng quá tầm thời TĂNG-DUYÊN , Nếu Tăng theo CÁI-MUỐN của mình buộc kẻ khác phải tu thì SI-MÊ . Còn Giảm trong lúc bị Tăng dùng Giảm để ngự-chế cho đặng viên-dung , đó chính là khéo tu Tròn-Duyên . Nếu Giảm đi quá mức liền đến VÔ-VI-PHÁP hoặc buông-trôi tự sinh ra biếng trễ .

Cùng Bậc tu dùng BI-TRÍ-DŨNG , tuy Bi-Trí-Dũng như thế nhưng nó có BA-BẬC . Từ Sơ-Khởi dùng lòng TỪ-BI . Bậc khá hơn thì TẬP sự BI-TRÍ-DŨNG . Bậc Hạnh-Nguyện thi-hành BI-TRÍ-DŨNG . Bậc đã từng thi-hành mới nhận thấy BI phải có TRÍ mà TRÍ cần DŨNG nó rất liên kết nhau, bằng thiếu sót một trong ba hay Nặng-Nhẹ sự TĂNG- GIẢM cũng không thành tựu Tròn-Duyên vậy.

Về phần LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA không thể nào mà chẳng soi-biết sự dung-thông vẹn vừa ở nơi BẤT-TĂNG-GIẢM đặng thi-hành Pháp Tròn- Duyên mà tiêu CẤU-NGHIỆP . Nếu TĂNG bị CẤU , còn GIẢM mắc phải VÔ đó là điễm Tối-Thắng nhứt của Pháp Tròn-Duyên . So như sau để biết :

BỐ-THÍ : NGHE-THẤY-BIẾT người khổ . Nếu cần TIỀN , nên TÀI- THÍ . Không quá BA-LẦN , thì dùng Trí-Tuệ xét soi , lại tùy nơi sự trợ- giúp . Chớ nên quá lắm nó trở thành NGHIỆP để THÍ .

PHÁP-THÍ : Có Bậc đến cầu-pháp hay cầu tu. Tùy thuận cầu của họ, hay Bậc tu thời chỉ dạy. Họ cần bao nhiêu nói bấy nhiêu. Chớ nên vì mình mà ép, cũng chẳng nên biếng GIẢM nơi chỉ bày. Họ càng gieo-duyên bao nhiêu thời chỉ bày bấy nhiêu. Đôi lúc vì Nghiệp-Đảo hay các Pháp thử-thách của ngoại-cảnh làm cho họ chẳng biết để gieo-duyên. Thì nên nâng họ quá BA-LẦN bằng chẳng nghe thì để yên , chớ nên dùng Tăng-Quá mà chẳng Tròn-Duyên .

TRÌ-GIỚI : Trì-Giới Tròn-Duyên thời Bậc ĐẠI-TRÍ mới dùng để QUÁN-CHUNG đồng SOI-BIẾT RIÊNG . Khi CHUNG- QUÁN nó thuộc về BÌNH-ĐẲNG . Còn SOI-BIẾT thuộc phần kiểm-điểm RIÊNG  từng lớp , từng Bậc tỉ-mỉ rành rẽ đặng Trọn-Biết viên-dung Tròn-Duyên Rốt-Nguyện .

VÍ-NHƯ: QUÁN-CHUNG thì NHẤT-THỂ , mà SOI-RIÊNG thời từng PHÁP-GIỚI . Bằng QUÁN-CHUNG thì VŨ-TRỤ , mà SOI-RIÊNG thời gọi là Chúng-Sinh hay BỐN-LOÀI , mà SOI-RIÊNG từng loài, từng Vật , từng Người đều có một BẢN-NGÃ . Tuy nhiên Bản-Ngã nói chung , nhưng Soi-Biết đến nó thì mỗi Người, mỗi Bậc riêng khác không đồng từ Tánh-Tình đến Cử-Chỉ cùng sự Hiểu-Biết ít-nhiều nặng-nhẹ trở thành nhiều thứ bậc. Đó chính là những ưu-điểm cho Bậc Trì-Giới , sau nầy làm Tròn-Duyên mới Tỏ-Thấu : CHUNG mà RIÊNG  , RIÊNG mà CHUNG đến CHẲNG-CHUNG CŨNG KHÔNG-RIÊNG .

TRÌ-GIỚI : Đặng thật biết Mình và CHƠN-BIẾT Người để CHUNG- QUÁN , thời tất-cả Sẵn-Có CHỦ-QUYỀN TỰ-TIN nơi Chủ-Quyền đó họ có một căn bản để Tin cùng CHƯA-TIN là quyền của họ , dù cho một ĐỨC-PHẬT hay THÁNH-TIÊN , lúc họ chưa TIN cũng đành chịu.

Nhưng ngược lại : Khi họ ĐÃ-TIN thời làm cách nào họ VẪN-TIN . Đó chính là một then-chốt Bình-Đẳng của Muôn-Loài Vạn-Vật như nhau . Nếu Bậc tu TRÌ-GIỚI mà biết QUÁN và biết SOI như thế mới gọi là: TRÌ-GIỚI MÌNH , cùng TÔN-TRỌNG GIỚI-HẠN KẺ KHÁC , để thi- hành Tròn-Duyên đặng Tròn-Nguyện mà SỞ-ĐẮC : TỔNG-TRÌ ĐÀ-LA-NI-TẠNG .

Bằng Chưa Biết cố ép họ làm, ép tu, ép để đồng hiểu một chủ đích như mình. Dù rằng : THIỆN , BẤT-THIỆN đều ép-buộc . Nếu họ chưa TIN, chưa theo mình thì liền giận-giữ chê bai hay phỉnh-báng . Hoặc giả những Người ấy là : Bà-Con Giòng-Họ Con-Cái hay Cha-Mẹ cũng thế. Vì sao ? Vì Mình chưa Tròn-Duyên , chưa Trì-Giới đúng đắn , chỉ dùng CÁI-MUỐN ÁI-NỊCH Ràng-buộc làm sao cỗi-giải cho kẻ khác ?

Pháp Trì-Giới tròn-duyên là một trọng yếu để thi-hành đầy-đủ LỤC-BA- LA-MẬT-ĐA . Nếu Bậc biết dùng thời bậc ấy đi trong Vạn-Pháp chẳng chướng-ngại , không xâm-phạm , lìa hẵn BỐN-TƯỚNG mà đặng Trọn- Biết Bốn-Tướng . Không bỏ chỗ ĐỘNG vì thật Biết ĐỘNG CỦA DỤNG , chẳng thích nơi TỊNH thật Biết TỊNH CỦA ĐỘNG để xây dựng TỊNH mà ĐỘ, trọn dùng ĐỘNG mà DỤNG-GIÁC . 

NAM-MÔ HIỆN-GIÁC TỲ-LÔ GIÁ-NA PHẬT

 

 

BÀI THỨ HAI MƯƠI CHÍN :HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI

 

HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI là một MÔN chính-yếu TU cốt để Giải Mê-Lầm , khi đặng thâm-nhập các Pháp Tỏ-Biết tỉ-mỉ , thời liền TRỌN-GIÁC , như vậy gọi là BÁT-NHÃ-TRÍ .

         HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI lại dành cho những Bậc tu-hành có Thiện-Chí đồng với Nhất-Tâm Bậc ấy phát ĐẠI-NGUYỆN, hay tìm đặng Chơn-Tánh tu-cầu TÔ-TÁNH , lưới qua các Nghịch-Cảnh chẳng bao giờ vướng phải Ba Pháp ĐOAN-DỊ-DIỆT , cốt nương theo TƯỚNG-PHÁP , đặng sở-đắc CHÂN-TƯỚNG . Nhờ vậy mà TRÍ-TUỆ Dung-Thông , Thân-Tâm Tự-Tại , chiếm đặng ĐẠI-BI , thi-hành HẠNH-NGUYỆN . Trong Hành-Thâm Pháp-Giới  , Cổi-Giải tất cả Mê-Lầm , đặng Không Lầm , Trọn-Biết Tổng-Trì Đà-La-Ni-Tạng , Hoàn-Toàn GIẢI-THOÁT .

         PHÁP-GIỚI là một PHÁP , Tất cả đều phải lầm-nhận Thọ-Chấp , nên tự Mình đem buộc lấy Mình mà chẳng hay biết , đành chịu làm Chúng-Sanh-Giới .

PHÁP-GIỚI là một pháp  do khởi thọ-chấp trở thành lòng THAM-CẦU mong muốn , đến lúc tu-hành , lại trở qua đường tu-luyện , nên chỉ mới có Cảnh-Giới TIÊN-THẦN , mà phát-sinh TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI . Lại cùng nhau canh giữ cho đó là của mình an-trụ , nên nó trở thành ĐỘC-TÔN CAI-QUẢN . Do như thế , nên đương nhiên nó lại là Bờ-Ngăn Kiên-Cố , nó làm cho tất cả khó Tri-Kiến Giải-Thoát .

Bậc tu-hành cầu Tri-Kiến Giải-Thoát , nên lìa Tướng thọ-chấp , chẳng vì PHƯỚC-LỢI Hữu-Vi nhỏ-nhen để mong an-trụ . Bậc ấy vì Tri-Kiến nên Phát Bồ-Đề-Tâm , cùng Năm-Nguyện , cốt nương theo Vạn-Pháp thấu- tỏ thật-biết chu-đáo Vạn-Pháp, đặng khỏi lầm mà Giác-Ngộ , lối đó gọi là HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI .

Khi Thật-Biết, PHÁP-GIỚI nó có tướng giai-đoạn, do sở-Chấp của mỗi bậc Tu-Chứng mà thành hình trong Pháp-Giới, hay Chúng-Sanh sở-Chấp thành hình Bản-Ngã, hoặc Tiên-Thần do năng-chấp nó thành-hình Cảnh-Giới, từ thấp đến cao, từ nơi Tịnh đến Bất-Tịnh trong Tam-Thiên Lục-Đạo. Lúc biết Bất-Tịnh trong Tam-Thiên Lục-Đạo. Lúc biết tỏ-rõ như vậy, liền Sở-Đắc TAM-THÂN, TỨ-TRÍ, NGỦ-NHÂN, LỤC-THÔNG. Đó chính là một Quyết-Định, KHÔNG-HAI với Bậc tu Chứng-Ngộ Thâm-Nhập Pháp-Giới vậy.

Thật ra PHÁP nó không có giới-Hạn Vút-Mắc, bởi phân-biệt thọ-chấp nên trở thành giới-hạn vướng-mắc. Khi đã vướng vút-mắc, đương nhiên có PHÁP-GIỚI. Từ Pháp-Giới cố-thủ để nhận chịu, liền sinh Cảnh-Giới an-trụ.

PHẬT NÓI : Chúng-Sanh duy chỉ lầm nhận một PHÁP, liền có Vạn- Pháp quay-quần ràng buộc, nên phải chạy theo Vạn-Pháp diễn-biến Sanh-Tử Luân-Hồi .

BỒ-TÁT khi biết các Pháp di-chuyển vì Thể-Tánh, nên xuôi-dòng Hành-Thâm đặng Tỏ-Biết đến rốt-ráo chân-thật , gọi là Hạnh-Nguyện Độ-Sanh vậy .

PHÁP Ví như một cuộn dây suông-sẻ, từ đầu đến cuối, không có phân-đoạn hay vút-mắc .

Khi nó Vút-Mắc. Bởi kẻ kia đem nó ra thắt , thành gút để mắc nơi gút , lại thắt nên hình Con-Hạt , Con Rít , Con Rồng hay Con Phượng cùng các con khác . Tùy theo sở-thích của mỗi người , mỗi bậc , mỗi kẻ tự thắt lấy thọ-c hấp trở nên BẢN-NGÃ. Từ Bản-Ngã nung-đúc trở nên Cảnh-giới , chui vào cảnh-giới hình của mình thắt nhận là mình mà Sanh-Tử .

Vì lầm PHÁP nay tu cốt thật-biết đặng khỏi lầm , nên Pháp-Môn HÀNH-TƯỚNG Pháp đặng thâm-nhập các pháp đến không lầm , gọi là Hành-Thâm Pháp-Giới . Bậc Hành-Thâm để tỏ-rõ mối giềng của mình trước kia đã lầm , cùng tất cả đang sai-lầm phải bị đặt mình trong Pháp-Giới đến Cảnh-Giới .

Bậc tu rất cần thật-biết các pháp, đến biết THỂ-TÁNH pháp và biết sự di-chuyển tác-dụng lợi-ích , không lợi-ích mỗi Pháp . Lúc chấp-nhận Pháp thì nó sẽ ra sao ? Bằng không chấp nhận . Bị chấp-nhận nó thế nào? Qua các Pháp cầu tu-học Hành-Thâm nó lợi ra sao ? Nếu Pháp nó đứng về Hữu , khi nó chuyển thành TƯỚNG , nó trả nơi KHÔNG-TƯỚNG thì nó về đâu ? Bằng Pháp nó đang ở nơi VÔ thời nó yên-trụ hay diễn-hành nên tướng , mà tướng nó diễn những gì ? Bậc ấy lại biết Dùng đúng lúc , nói Pháp đúng chìu . Đó chính là những điểm tối cần đưa Bậc thi-hành thâm-nhập Pháp-Giới đến viễn-thông BẤT-NHÃ-TRÍ vậy .

Bậc tu nên tìm hiểu sâu rộng , nghi-chấp mà phá-chấp , chớ vì BẢN-NGÃ tu có một chìu . Cũng như : TỊNH thời gìn-giữ có Tịnh thôi , ngoài ra chẳng dám nghĩ để hiểu-biết thêm bên ngoài vì sợ ĐỘNG thì thật khó Tỏ-Thông các pháp ? Do đó thường bị Chướng-Ngại đến DỊ-DIỆT đâm ngỡ mình cao-cống hay mơ-màng .

Bởi Lầm PHÁP . Trở thành PHÁP-GIỚI  , chịu làm trong Giới-Hạn Chúng-Sanh . Đến nay chủ-đích tu đặng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT, thì không ngoài phải HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI để phá mê-mờ lầm chấp. Như có một người lầm uống Độc-Dược, thì phải uống thuốc Giải-Độc. Lúc hết lầm , tức là Khỏi-Mê , do đó tu-hành phải nương theo Vạn-Pháp Vạn-Hạnh cốt Tỏ-Biết đoạt đến Giác-Ngộ . Đó là một quyết-định trọng-yếu, mà tất-cả các Thánh-Tăng từ ngàn xưa đến nay Đã Tu đến Sở-Đắc CHÂN-LÝ TRI-KIẾN-PHẬT .

Nhưng khi đến TRI-KIẾN-PHẬT, chưa hẳn đã Thành PHẬT. Còn Đắc CHÂN-LÝ, cũng chưa hẳn tận hưởng CHÂN-LÝ. Vì sao?

-Vì chưa tận dụng Chân-Lý rốt-ráo, thời chưa thể nào Tận-Hưởng.

Cũng như: TRI-KIẾN-PHẬT chưa Hanh-Thâm PHẬT TRI-KIẾN do đó mà chưa thành Phật .

Bậc Tri-Kiến-Phật tỏ-rỏ Phật-Pháp, rất cần sự thu-nhiếp các pháp cho được rõ thấu tỉ-mỉ các Pháp cho được rõ thấu tỉ-mỉ các Pháp thi-hành Tròn-Nguyện mà đoạt đến Phật-Qủa . Bằng nhìn các Pháp vốn KHÔNG vội CHẤP-KHÔNG An-Trụ, vẫn vướng vào PHÁP-GIỚI, Hay nó Cũng KHÔNG mà nó Cũng CÓ, mơ-màng chẳng Quyết-Định Tỏ-Rõ, thời vẫn Pháp-Giới, Vô-Minh che phủ.

CŨNG NHƯ: Một vị VUA lên ngôi chẳng biết chi cả, các Nịnh-Thần cai-quản chủ-trị, bảo sao thì nhà VUA kia cũng nghe theo, thì có hơn chi Dân-Giả chăng? Vì sao? Vì chưa thấu tận .

Bậc TRI-KIẾN-PHẬT Thâm-Nhập Pháp-Giới trọn-vẹn Bát-Nhã-Trí trên đường tu PHẬT-TRI-KIẾN chu-đáo thì : CHẲNG KHÁC NÀO : Vị TÂN-VƯƠNG kia lên ngôi Cửu-Ngũ chưa được biết việc Bình-Trị , và chưa rõ tánh-tình của các hàng Quan-Chức Trung hay Bất-Trung ,lại chưa thật rõ chu-đáo lòng Dân cùng công-việc Quốc-Nội và Đối-Ngoại. Nên cần xem xét hay nhờ Quan Cận-Thần Nhiếp-Chánh dạy-dổ chỉ-bày rành-mạch , trong một thời-gian , biết rõ tỉ-mỉ đúng-đắn khỏi lầm mới Ngự-Trị . Bậc Tri-Kiến-Phật nên Hành-Thâm Pháp-Giới gọi là PHẬT-TRI-KIẾN cũng thế .

Hành-Thâm Pháp-Giới chính là một Pháp tối-cần trong con đường tu BÔ-TÁT-HẠNH , khiến cho Tâm Thù-Thắng biết giá-trị tự-tánh Tỏ-Pháp . Nên chi BỒ-TÁT thường phát Đại-Nguyện để vững-vàng đến Tròn-Nguyện , mỗi một Bậc tu có thể lập Vạn-Hạnh , thực-thi Vạn-Nguyện , khi thanh-tịnh , lúc chẳng thanh-tịnh , khi thuận-hành , lúc nghịch-hành , cùng nơi ăn chốn ở với Chúng-Sanh các Cấp không Chướng-Ngại phân-biệt Thánh-Phàm . Bậc ấy vào Phàm-Phu nhưng không xa Thánh-Ý , từ một có thể hóa ra vạn-ức Bậc trở về một bậc , mà chẳng mấy ai hay biết . Từ yên-tịch bậc ấy qua muôn ngàn cảnh-giới , vạn-ức cảnh-giới , vô-lượng cảnh-giới khi trở về yên-tịch không một ai hay biết .

Lại có thể làm Bồ-Tát-Đạo trang-nghiêm , đến Bồ-Tát-Hạnh Tinh-Tấn , qua Bồ-Tát-Hải nói-năng thông-đạt cùng Bồ-Tát-Hùng , Bồ-Tát-Lực , Bồ-Tát-Nhẫn chẳng kiên-sợ các chướng-đối, nhẫn-nhịn các nhỏ-nhen , tâm không phiền-trách , đến Bồ-Tát-Tuệ , Bồ-Tát-Dũng , Bồ-Tát-Nguyện , Bồ-Tát Bất-Thối , Bồ-Tát D-THẮNG, BỒ-TÁT DIỆU-ÂM và BỒ-TÁT HÀNH-THÂM TỐI-THẮNG, do đó mới đầy đủ sự kiên-dũng nghị-lực qua từng lớp lang PHÁP-GIỚI NGĂN-BIỆT. Bậc ấy đối với các Pháp-Giới như món đồ dùng, món ẩm-thực, món y-áo, món nhà-cửa anh-em mật-thiết, vườn-tược không còn chướng ngại, lại khởi vui thú, vì đặng trọn-biết PHÁP-GIỚI là PHẨM TRỢ-ĐẠO. Nhờ thế mà Sở-Đắc NHÂN-TỊNH thấu tỏ sự Kín-Nhiệm của NHƯ-LAI-TẠNG Cung-Kính, Cúng-Dường Tán-Thán NHƯ-LAI chẳng ngớt.

Lúc bấy giờ thật biết vô-số, vô-lượng, vô-biên Pháp-Giới. Từ LÝ Pháp-Giới đến SỰ Pháp-Giới thành Pháp-Giới Bờ-Ngăn lớp-lang như cát sông Hằng. Nếu kẻ tu-hành củng-cố thọ-chấp, thời thật khó thành-tựu, phải bị trong Pháp-Giới đóng khuôn, gọi là Chồi-Khô Mộng-Lép vậy. Nơi hàng Bồ-Tát Hành-Thâm, Pháp-Giới mới biết ích lợi đi trong các Pháp tỏ-biết đến Chánh-Giác, do đó nên chỉ:

Thuở còn PHẬT, PHẬT bảo Vị BỒ-TÁT rằng:

Ông nên đến xứ-sở nọ đặng giúp cho Dân xứ-sở ấy đặng an-lành. Lúc bấy giờ Vị Bồ-Tát vâng lãnh.

Phật nói: Ông đến xứ-sở mà Dân xứ-sở ấy họ cải-vả mắng-nhiếc thịnh-nộ, thì Ông nghĩ thế nào?

Vị Bồ-Tát thưa: Bạch Thế-Tôn, Con thích lắm, con còn Biết-Ơn xứ-sở ấy, vì sao? –Vì Họ cải-vả mắng-nhiết thinh-nộ con, con liền được Tịch-Tịnh Tâm không Thù-Oán, do đó con biết ơn họ, vì họ chẳng Đánhcon.

Lúc bấy giờ Đức Thế-Tôn Ngài hỏi: Nếu xứ-sở ấy họ đánh Ông, thì Ông nghĩ thế nào?

Bồ-Tát thưa: Họ Đánh con thì họ giúp cho con mau tiêu rỗi Nghiệp, Con còn Biết Ơn họ vì họ chưa giết con.

Phật hỏi: Bằng Họ giết Ông, thì Ông nghĩ thế nào.

Bồ-Tát thưa: Nếu họ giết con thời con vẫn Biết-Ơn, vì nhờ họ mà con đặng Trong-Nguyện nhập Niết-Bàn.

Khi ấy Phật khen và nói : Phải , phải , Ông thật là có Tâm-Chí căn-bản cầu Pháp để Tỏ-Pháp , thêm Đại-Nguyện rộng-rãi vào các Pháp khó khăn chẳng sanh tâm nhàm chán , thật là Tối-Thượng . Kẻ chửi mình , sinh-tâm Đại-Hỷ , Kẻ đánh mình , sinh-tâm Đại-Bi , Kẻ giết mình , sinh-tâm Đại-Xả , thật là Quý vô kể . Nầy Bồ-Tát : Hạnh-Nguyện Thù-Thắng của Ông như vậy , thì dù cho PHÁP-GIỚI nọ có Tăng lên gấp trăm lần , cũng không thể nào cản-ngăn Ông được, vì sao? _Vì với đích Ông được biết mối lợi-ích của sự tu-tập HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI, thì các GIỚI kia, chính là PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ-ĐỀ. TA khuyên từ đời nầy, đến đời sau nên noi gương Ông mà tu-tập.

TA chỉ tiếc cho những Bậc kém Căn thiểu Trí thường-trụ vội Châp, mà đã Lầm-Lẫn bởi Pháp, khi tu lại nhận Pháp để sa-lụy Pháp-Giới cho là ĐẶNG hay ĐẮC. Bậc như thế chẳng phải do Họ, nhưng do tại TÂM Nhỏ-Nhent eo-hẹp mà đến nơi củng-cố tu-cầu mong muốn riêng biệt. Họ tự đem THỂ-GIÁC bao-la rộng-rãi chẳng khác đem BIỂN kia để vào LỖ CHÂN-TRÂU cho là GIÁC-CHỨNG-ĐẮC.

Ông nên biết có BA Điểm Lầm tại-hại cho Bậc tu đáng kể:

Thứ nhứt là: TRÁNH-NÉ PHÁP đòi xuất ly Thế-Gian, để Thọ-Chấp nơi tu-luyện PHÁP-GIỚI, thành tựu Pháp-Giới-Ảnh.

Thứ hai là: Mán dnh cho PHÁP là Ô-NHIỄM TRẤN-CẤU ÁC-THẾ, nên thường bị Trấn-Cấu Ô-Nhiễm Ác-Thế trói buộc Thân-Tâm mà không hay biết.

Thứ ba là: Gia-công Trừ-Diệt các PHÁP chẳng chịu Hiểu-Biết, nên phải chịu DIỆT. Những Bậc Cố-Chấp như thế, khó tìm Pháp sâu-đậm vi-diệu, chỉ diễn nói Thiện-Căn cầu Phước gieo-duyên mà thôi, vì sao? –Vì Họ tu theo CÁI-MUỐN, nên hay NGHI-NGỜ cùng xa-lánh yếu-hàn, Ông nên nhớ lấy.

SO ĐOẠN TRÊN CỦA BỒ-TÁT

HÀNH – TƯỚNG TỎ – PHÁP

Chứng tỏ con đường tu rất cần đến sự Hiểu-Biết các Pháp ngăn-biệt hay Chẳng ngăn-biệt, giới-hạn của nó, làm cho tất cả thảy đều Lầm-Nhận. Tuy nhiên, Ta hiểu-biết các Pháp nó như thế, nhưng nó vẫn đứng trên mặt LÝ PHÁP-GIỚI mà Thọ-Chấp, khi Ta thi-hành Hạnh-Nguyện đến nơi, đến chốn, tận-từ thực-thi SỰ-SỰ PHÁP-GIỚI, chừng ấy  sự Biết của ta có một giá-trị Thật-Biết vô-kể. Nên Bồ-Tát thường qua tất cả Pháp ĐỘNG, để GIÁC, còn TỊNH của ĐỘ thôi.

Sự tu nó phải có CÔNG-NĂNG mới đem đến Cái-Biết vững-chãi . Có HẠNH-NGUYỆN ĐỘ-SANH , mới đưa đến LÝ-SỰ diệu-thâm . Bằng Tu dùng sức TƯỞNG hay ĐỊNH hoặc ĐỊNH-TƯỞNG để an-trụ , thì vẫn vướng vào SANH-DIỆT PHÁP-GIỚI , vì sao?

-Vì ĐỊNH hay ĐINH-TƯỞNG-SANH thì có ĐỊNH-TƯỞNG-DIỆT , đó cũng là sự Lầm-Lẫn không nhỏ của các Bậc tu thường vấp phải . Chỉ có  HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI LÝ-SỰ Đồng-Song , Tự-Tánh Tỏ-Biết CHÂN-THẬT thì rốt-ráo .

Khi chưa có sự Biết tận-từ , Thân-Tâm chưa rốt-ráo hãy còn NGHI , thời nên nhớ vẫn còn Sở-Chấp, mặc dù là Không-Chấp , nhưng nó vẫn Chấp. Do sự rốt cùng tỉ-mỉ khó nhận của TÁNH-PHÁP năng-chấp của NGHIỆP SỞ-TRI , Bậc tu phải vướng vào PHÁP-GIỚI . Nên Bồ-Tát mới Nhất-Tâm tu mãi không ngừng , còn một hơi thở của ỨNG-THÂN, là còn phải Hiểu-Biết , còn phải nương thân theo BỔN-NGUYỆN chẳng dừng vậy.

PHÁP-GIỚI thời nó muôn trùng vạn ức Na-do-tha khó kể nỗi . Từ khởi nghĩ hiểu-biết LÝ PHÁP-GIỚI  trong Vũ-Trụ trùm-khắp , gọi  là PHÁP-THÂN . Khi Bậc tu-hành Hiểu-Biết Viên-Thông Đắc CHÂN-LÝ PHÁP-THÂN , thì đối với tinh-thần tự-tại diễn nói vô-ngại Thân-Tâm Tịch-Tịnh . Nhưng đối với hoàn-cảnh hiện tại hãy còn mắc-miếu gay cấn , nó làm cho tự mình hồ-nghi với SỞ-ĐẮC của mình , thành thử không công nhận được nơi TU-CHỨNG PHÁP-THÂN , mơ-màng vì NHỊ-THỪA Chướng-Đối .

Vì vậy mà ỨNG-THÂN phải ĐẮC CHÂN-LÝ . Nếu Ứng-Thân Đắc Chân-Lý , thời phải làm thế nào thi-hành Vạn-Hạnh đi trong Vạn-Pháp SỰ-SỰ PHÁP-GIỚI , để THÂM-NHẬP Pháp-Giới tỉ-mỉ . Lại làm cho tất cả Chúng-Sanh có lợi đồng với mình được lợi , đưa Chúng-Sanh TRI-KIẾN , mình đặng TRI-KIẾN , đem Chúng-Sanh GIẢI-THOÁT , mình đặng Trọn GẢI-THOÁT . Chừng ấy BA-THÂN VIÊN-MÃN mới rốt-ráo ĐẠI NIẾT-BÀN . Đó chính là một điểm cần ghi nhớ .

Từ BA-ĐỜI PHẬT đến Chư BỒ-TÁT , tất cả thảy đều đi nơi Hành-Thâm Pháp-Giới đến rốt-ráo Chánh-Giác Bất-Nhị . Nên chi , Hành-Thâm Pháp-Giới chính là một Pháp TỐI-THƯỢNG Vi-Diệu khó nghĩ bàn một khi Bậc tu đắc-pháp Ngộ Chân từ bậc , Tỏ Lý diệu-thâm qua Bờ Bỉ-Ngạn , rốt đến BÁT-NHÃ-TRÍ , thời đối với Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới , Bậc ấy chỉ khẻ đầu ngón tay thôi .

Bậc THÂM-NHẬP PHÁP-GIỚI có thể từ một Cái ĐẦU , hóa ra trăm ngàn vạn ức Cái ĐẦU , từ hai tay có thể hóa ra muôn triệu cánh tay mà chẳng mấy ai hay biết , Họ đều ngỡ là Bậc ấy ngồi yên Tịch-Tịnh đi đứng ăn nằm như họ .

Bậc THÂM-NHẬP PHÁP-GIỚI tỉ-mỉ rốt-ráo , có thể đi trăm ngàn vạn ức triệu Thế-Giới trong một Sát-Na , có thể Phân-Thân đi Cúng-dường TAM-THẾ-PHẬT trong một chốc lát đầy đủ các  QUỐC-ĐỘ , lúc trở về không mấy ai được biết , họ chỉ ngỡ Bậc ấy ngồi yên Tỉnh-Tọa như họ .

Bậc HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI Sở-Đắc trọn vẹn các Pháp không thiếu sót . Bậc ấy chỉ đưa qua tầm mắt quan-sát , có thể nhìn thấy các Cảnh-Giới đua chen , giành-dựt dưng bông , lễ bái , hát xướng ca-nhạc từ cõi Trời đến các Từng Trời từ cõi Tiên đến các Chư-Tiên , Sắc-Giới đến Vô-Sắc trùm khắp tỉ-mỉ không thiếu một khẻ động Tam-Giới vậy .

HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI nó có lợi tột đỉnh , nó lại lừa kẻ thọ-chấp đóng thành khuôn đến Tỉ-Kiếp khó Thoát-Sanh , nó chính là tối-diệu thậm-thâm của Chư-PHẬT tán thán , Chư BỒ-TÁT Cúng-Dường , Đảnh Lễ Chiêm-Ngưỡng thật vô-kể vậy ./.

NAM MÔ ĐẠI-NHỰT NHƯ-LAI-PHẬT.

 

 

 

BÀI THỨ BA MƯƠI :TÂM BẤT-NHỊ

NHƯNG TA CÓ THỂ NÓI :

TÂM có một , nhưng Ta có thể nói là Tâm-Pháp , Tướng-Pháp hay Tâm-Thức cùng Như-Lai-Tạng , do đó Tâm không có chỗ chỉ , vì cùng khắp liên-kết chung gồm .

Ta đứng về TƯỚNG thì Ta có thể nói , các Tướng-Pháp tiêu-biểu cho Tâm . Ta suy-nghĩ về Tâm thời Ta có quyền nói : Do Tâm sinh Vạn- Pháp nên gọi là TÂM-PHÁP .

Khi Ta phân-biệt các pháp tỉ-mỉ để nhận biết Ta nói là : TÂM-THỨC , nhưng Ta có thể cho là Ý-THỨC . Lúc Ta nếm ngửi Hương vị hoặc Nắm-bắt đụng-chạm sự : Nóng-Lạnh , Chua-Chát , Ngọt-Bùi , Đắng-Cay thời Ta nói do Như-Lai-Tạng đồng-ứng Thân-Tâm phát sanh THẤY- BIẾT .

CHUNG LẠI :  

Tâm Bất-Nhị Bổn-Lai Diện-Mục đứng yên không di chuyển Động-Tịnh . Cũng như : Nước là Nước chớ không CÓ SÓNG nên Tâm không thể chỉ hay nói hoặc phê-phán . Nếu chỉ hay nói cùng phê-phán đến nó , thì nó liền ngăn-cách dị-biệt trở thành nhiều lối phiên diễn mà có SÓNG-CỒN . Tâm bị chỉ , bị phân gọi là Tâm điên-đảo Loạn-Tâm .

Khi Ta đã bị Tâm Loạn-Tưởng thì Ta phải ngược chiều tu-hành trở lại về Tâm , bằng cách nhiếp-thâu các pháp , hay chịu đựng các Tướng- Pháp Thuận-Nghịch để ngự-chế TỊNH-TÂM , làm cho Tâm-Thức bớt xao-xuyến . Lại có cách thường Quán Như-Lai-Tạng suy-ngẫm đến suốt thông sự chung gồm của nó mà biết được nó chính là TÂM mà đoạt đến BẢN-THỂ-TÂM , lại đi trong Hạnh-Nguyện Độ-Sanh đến Tâm-Thông cùng thi-hành Lục-Ba-La-Mật-Đa chẳng Sở-Chấp để về TÂM-KHÔNG Bất-Biến CHƠN-TÂM VIÊN-MÃN .

TÂM THÌ CÓ CHỪNG ĐÓ .

Nhưng các Bậc tu nó cứ loanh-quanh khó hiểu , khó lãnh hội thâm-nhập, phải nương tựa các pháp để tu , cốt sao Tỏ-Pháp liền Tỏ-Tâm . Bậc như vậy gọi là biết tu . 

Bằng chưa biết , hay chẳng chịu biết , thời trong lúc tu nơi Pháp , liền Chấp-Pháp để Tu-Luyện củng-cố lấy pháp vội cho là Chánh-Đáng , thì thử hỏi bậc ấy làm sao Tỏ-Tâm đến rốt ráo ?

Sau đây Ta thử đứng về Tâm-Pháp tự suy-ngẫm nó ra sao ? Thì nguyên nó cũng là TÂM , bậc biết nó một THỂ-TÂM thì nhập về Tâm , vì nó không hai chẳng sai khác .

Bằng Bậc chưa biết hay không chịu biết , đem phân-biệt bên trong , bên ngoài với ý nghỉ Chủ-Quan , liền bị hai Tướng Dị-Biệt trở nên TÂM- PHÁP và TƯỚNG-PHÁP . Sự loanh-quanh đó tự mình Chủ-Xướng phân-biệt nên mờ tối phải đi tìm tâm , đó là nguyên-nhân thứ nhất .

Đây đứng về TÂM-THỨC Ta tự suy-ngẫm nó ra sao ? Nó chính vẫn là Tâm . Những sự nhận biết của nó vốn-sẵn . Cũng như : Có gió thì phải có SÓNG , có Nước thì phải có giá-lạnh hay mát . Nên Tâm-Thức di- chuyển lần đi để Ta tự-biết nó sẵn như thế , nếu ta lần theo tỉ-mỉ để biết thì Ta đến tận-biết nó có một mối về Tâm .

Bằng Bậc chưa biết , hay chẳng chịu biết , tự-sanh rụt-rè quái ngại vì sợ đảo-loạn , coi nó như vật phân-biệt đảo-điên , nên không nhờ nó đặng soi-biết mà đi đoạn-trừ TÂM-THỨC . Bởi lầm cho nó là Ý-THỨC NỊNH-THẦN mà chẳng quan-tâm suy-nghĩ đặng biết , trái lại ngăn-cách để tu bằng lối TẬN-DIỆT cho Thanh-Tịnh hơn là Tỏ-Biết . Thì làm sao Tỏ-Pháp đến Tỏ-Tâm rốt-ráo Bản-Thể-Tâm ? Đó là nguyên-nhân thứ hai.

Đây Ta đứng về NHƯ-LAI-TẠNG bày tỏ sự NGHE-THẤY-BIẾT để nhận-xét nó ra sao , có phải là TÂM chăng ?

Khi Ta đụng chạm vào Lửa thì Ta liền biết Nóng . Lúc Ta sờ vào Nước- Đá thời Ta biết Lạnh . Ta vịn nơi Mịn thì biết nó Sốp . Ta cầm nắm ĐÁ hoặc SẮT , Ta liền biết nó Nặng và Cứng . Chung lại từ va-chạm đến vấp-đánh thảy đều biết cả , chớ không thể chỉ hay nói CÁI-BIẾT nó ở đâu , vì đâu nó cũng có ở .

NÓI ĐẾN CÁI THẤY – NGHE – BIẾT .

Nếu Ta nhìn thấy trái CHANH trước mắt màu XANH , Ta nếm Chanh liền biết Chua . Ta nhìn thấy ĐƯỜNG-CÁT nó màu vàng hay trắng , nếu Ta nếm thì nó ngọt . Ta nhìn MUỐI thấy nó có từng hột trắng ta nếm nó mặn . Tất cả nhìn thấy , nếm biết , từ cay-đắng hương-vị màu-sắc nó đồng-hợp với Ta trở thành THẤY-BIẾT chẳng thiếu sót . Nơi NHƯ-LAI- TẠNG đều là TÂM .

Bằng nói đến CÁI NGHE Ta có thể nghe từng tiếng-Chuông , tiếng trống , tiếng-Kèn , tiếng-phách , cùng tất-cả các tiếng khua-động chẳng có thiếu sót . Bậc biết NGHE , biết nhận-định tìm-hiểu cái nghe sau mới rõ sự Nghe cùng Thấy-Biết liên-hệ hữu-hiệu Tự-Tánh đến Tỏ-Biết , gọi là TÌM ĐẶNG CHƠN-TÁNH để tu . Trong một thời-gian tường-tận hết nghi mà Sở-Đắc CHƠN-TÂM TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT . 

Bằng chưa biết hay không chịu biết . Bậc ấy có một quan-niệm tìm cao- siêu cầu-kỳ , hay tìm Chơn-Tâm theo lề-lối Viễn-Ảo , mộng tưởng cứu- cánh Giác-Ngộ , bằng theo sở-thích của tư-tưởng mình , rồi tự mơ-màng tạo thành TÂM-TƯỞNG để cấu-tạo ĐỊNH-TƯỞNG liền sa nơi tuệ trong-tưởng , đến Nhãn-Tưởng , Hương-Tưởng , Pháp-Tưởng cùng tất- cả sự sự giao-động đều tưởng đến XÚC-TƯỞNG , nó đi mê mờ Chơn- Tâm vượt đến DỊ-BIỆT , sống trong hoài-mơ vọng-loạn BA-CÕI SÁU- ĐƯỜNG chạy theo Sanh-Tử của TÂM .

SAU ĐÂY TA CÓ THỂ NÓI :

CÁC BẬC NGHE và TÙY THEO LÃNH LẤY GIÁC-NGỘ TÂM.

Một trong Bốn giai-đoạn . Khi Ta nói về TÂM-PHÁP , TƯỚNG-PHÁP hay TÂM-THỨC cùng NHƯ-LAI-TẠNG , hoặc nhiều hơn thế nữa . Miễn các Bậc TIN-VÂNG thọ-lãnh thì có thể biết TÂM . Tỏ-Tánh được thông-đạt các Pháp cùng Tâm cặn-kẽ an-vui khen tặng tán-thán và đặng Giác-Ngộ .

Đó chẳng phải là TA mà không phải TÂM . Nhưng cũng thật là TA , cũng thật là TÂM , nên mới có sự thể biết thông như thế .

ĐIỂM NHỨT : TA NÓI VỀ TÂM-PHÁP .

Các Ông được Nghe , liền mừng-rỡ và tự nói rằng : Phải rồi , phải rồi . Do TÂM-PHÁP nơi Ta , Ta lại nghi-ngờ sự di-chuyển nên mơ-màng mà chẳng nhận ra sự hiện-diện SƠN-HÀ ĐẠI-ĐIẠ chung-cùng Cảnh-Vật vốn nó đều là TA . Không khác mấy với kẻ nằm CHIÊM-BAO , kẻ ấy thấy trong giấc mộng có những CHÙA-THÁP và Chư-Tăng đang tế-lễ . Đến khi tỉnh mộng thời tất-cả đều tan mất , thì thử hỏi nó trở về đâu ? Đối với Ta cùng Cảnh-Vật cũng thế . Bởi Ta lầm không biết nhận nên trở thành Dị-Biệt SƠN-HÀ bên ngoài , không phải nó là Ta , nên Ta có nơi nghi , từ nghi ấy đâm ra tìm kiếm TÂM của ta , mà chính tâm ta trước mặt không nhận ,phải tìm tâm ta trong hư-không vô tận , cầu mong sự ban cho vô lối tín mê . Nay Ta được Nghe mà ta được biết Thân-t   âm ngoại-vật đều là TÂM , TÂM đó chính là Ta cùng là tất-cả . Liền hết nghi Sở-Đắc CHƠN-TÂM BẤT-NHỊ .

ĐIỂM NHÌ : TA NÓI VỀ TƯỚNG-PHÁP .

Khi nghe Ta nói TƯỚNG-PHÁP tỏ rõ . Các ông được Nghe liền mừng rỡ tự nói : Phải rồi , phải rồi . Do nơi chướng-ngại ngăn-biệt , cùng ái nịch Chấp-Ngã CỦA-TA , riêng dành nó tự trở thành đắm trong NGŨ- DỤC Tham-Sân-Si nên thân-tâm bị hèn yếu eo-hẹp mà si mê , do đó mà Cái-Thấy ngăn-ngại Tốt-Xấu Thuận-Nghịch , Thiện và Bất-Thiện để ưa- thích cùng không ưa-thích tạo nên NGHIỆP-CẢM chướng-đối , vì vậy mà đường tu-hành chập-chờn biếng-trể . Tâm xao-động đảo-điên . Nay Ta được Nghe và được Biết TƯỚNG-PHÁP và TÂM-PHÁP vốn đều là TÂM , thì Ta chẳng chướng-ngại trong ngoài dị-biệt . Ta đã Phát Bồ-Đề Tâm rộng-rãi nay Ta hãy thực-hành rộng-rãi và phá-chấp ngăn-ngại đặng cho Lý-Sự đồng-song mà đến CHƠN-TÂM rốt ráo vậy , nhờ thế mà giác-ngộ .

ĐIỂM BA  : TA NÓI VỀ TÂM-THỨC .

Các ông được Nghe , liền mừng rỡ tự nói : Phải rồi , phải rồi . Do sự chưa biết lầm-lẫn nên Ta khởi-diệt TÂM-THỨC , cho nó là pháp động- vọng nào ngờ chính Tâm-Thức vốn là Tâm-Ta , Thể-Tánh Tâm-Thức sẵn có sự di-chuyển cốt để đưa Ta đến hiểu-biết Sáng-Soi mà tìm đặng Chơn-Tánh tu đến Tự-Tánh thường- còn . Thật tuyệt-mỹ khó nghĩ- bàn đến sự tác-dụng của Tâm-Thức . Nếu đối với Bậc biết nương nhờ sử dụng thì nó là cứu-cánh giải-thoát . Bằng chưa biết thì trái lại đi diệt trừ đã chẳng lợi chi mà tu-hành phải chịu loanh-quanh nơi mê-lầm xó tối . Đó chính là điểm rất cần cho Ta công nhận để sử dụng Tâm Thức mà đoạt đến TÂM BẤT-NHỊ vậy .

ĐIỂM TƯ : TA NÓI VỀ NHƯ-LAI-TẠNG .

Các Ông được  Nghe , liền mừng-rỡ mà tự nói rằng : Phải rồi , phải rồi . Như-Lai-Tạng chung gồm tất-cả Tâm-Pháp , Tướng-Pháp cùng Tâm- Thức điều động đụng-chạm ngửi nếm mà đặng sanh ra NGHE-THẤY- BIẾT trùm khắp bất-nhị . Do Ta lầm-lẫn nên đem nó mà DỊ-BIỆT đoạn phân từng phần mà Ta phải mê-mờ nơi DỊ-CHỦNG , vì vậy ta công nhận Cái-Ta nơi thân-tâm nhỏ-bé , vứt bỏ một nguyên-thể Như-Lai- Tạng rộng lớn bao la trùm khắp . Nên Phật thường nói rằng : Ta bỏ biển- cả không nhận mà đi nhận lấy bọt nước . Nay Ta được nghe và biết Như-Lai-Tạng cũng vốn là Tâm , đồng hợp đồng ứng tương sinh liên hệ với thân tâm sanh ra NGHE-THẤY-BIẾT nó không hai như Ta lầm tưởng . Bởi sự lầm ấy mà Ta ĐOẠN-DỊ-DIỆT , chớ thật ra trong ngoài đều sẵn , chẳng có DỊ-DIỆT phân chia chung cùng Bất-Nhị .

VÍ NHƯ : Ta nhìn THẤY con Chim-én trên hư-không , thì Ta không nên hỏi , tại sao ta thấy ? Đó là điên-đảo . Nếu Ta nói , tại cặp Mắt ta thấy, hay tại con Chim-én trên hư-không mà ta thấy ? Đó chính ta lộn- xộn, vì sao ? Vì có cặp con mắt nơi ta sẵn , mà chưa có con Chim-én trên hư-không thì làm chi Ta được thấy ? Bằng có con Chim-én trên hư- không nhưng ta chưa gặp nhìn thấy thì làm sao thấy ?

Nên khi Ta đã nhìn thấy rồi , thì dù cho con Chim-én bay nơi khác , hoặc Ta có bịt mắt chăng thì Cái-Thấy ấy vẫn còn nơi tròng con mắt Ta . Cũng như : Có một người to lớn trắng-trẻo uy-nghi  , đứng trước mặt ta, ta đã Thấy rồi , khi người ấy đi trong một hai năm chăng , nếu có kẻ nhắc lại thời Ta nhớ và vẫn nhìn thấy người to-lớn trắng trẻo đứng trước mặt Ta . Như thế là cái Tánh-Thấy của ta không mất , vì sao lạ vậy ? Vì nó chính là Tánh-Thấy CHƠN-TÂM DIỆU-MINH Thường-Tịch Như- Lai-Tạng , nó chẳng phải tự-nhiên hay như-nhiên , nó vốn bất-nhị chung- cùng đồng-hợp lúc đụng-chạm giao-cảm mà có . Khi đã hợp rồi thì dù cho hư-không kia hay con Chim én nọ nó không có trước mắt nữa thời ta cũng có thể Thấy trước mắt trở lại không bao giờ mất là vậy. 

Còn nói đến sự Đụng-Chạm , Nếm-Ngữi, nó cũng không phải là biệt hẳn bên ngoài , mà nó chẳng phải phần riêng hẳn bên trong thân-tâm nơi Ta . Chính nó đều sẵn viên-dung trong-ngoài đồnghiệp thành ra THẤY-BIẾT , do đó từ một khẻ-động trên đầu ngón tay của Ta nhịp hay cọ xát thì liền có Cái-Biết nơi cọ-xát . Như Ta vấp phải viên đá ở đầu ngón chân , thì giữa viên đá đồng cái vấp nơi chân nó liền có cái biết đau , Ta cùng viên-đá .

Khi Ta nếm đến Cay-Đắng , Ngọt-Bùi , Chua-Mặn thì giữa vật cùng Lưỡi giao-động đồng-hợp tương-ứng phát ngay cái-biết . Cái-biết ấy nó sẵn có nơi toàn thân-Ta và cùng khắp NHƯ-LAI-TẠNG , Cảnh cùng Vật ngoài chung trong không thiếu sót , đến sự Mưa-Gío , Nóng-Lạnh tê-tái thanh-thô nặng-nhẹ , đến từ cảm nghĩ nhiều ít giữa Ta và Sơn-Hà Đại- Địa đồng-nhất , không riêng khác cùng Ta với sự NGHE-THẤY-BIẾT đều là TÂM-TA cũng là NHƯ-LAI-TẠNG bất-biến không hai của Ta và cũng Ta tất-cả .

TA CÓ THỂ NÓI: TÂM NÓ CHUNG GỒM NGHE – THẤY – BIẾT.

TÂM-PHÁP . TƯỚNG-PHÁP . TÂM-THỨC cùng NHƯ-LAI-TẠNG, từ một lời đến vạn lời hay các Môn tu-hành , lớn nhỏ rộng hẹp và các phương-tiện trong ngôn-ngữ cử-chỉ đến hành-động hạnh-nguyện trùm- khắp , Ta có thể nói nó thảy đều là TÂM chung gồm NGHE – THẤY – BIẾT .

VÍ NHƯ : Một trong hai Bậc tu-hành . Có Bậc tu , đã hiểu-biết hay biết hơn thế nữa . Bậc ấy biết tận-từ tuyệt-mỹ thâm-diệu rốt-ráo Tâm-Pháp và Tướng-Pháp , Tâm-Thức cùng Như-Lai-Tạng cặn-kẽ tỉ-mỉ , mà Vị đó hiện-tại thi-hành BỔN-NGUYỆN Độ-Sanh thì đều là TÂM . Đến Mãn- Nguyện nhập ĐẠI-NIẾT-BÀN mới thành Phật .

Còn một Kẻ kia chưa biết Bốn Pháp-Tâm, Tướng-Tâm, Thức-Tâm và Như-Lai-Tạng . Nhưng kẻ ấy tin-tưởng hết sức niệm danh-hiệu : A-DI- ĐÀ-PHẬT , thì vẫn được là TÂM chừng mãn-kiếp cũng được Thành- Phật  . Vì sao ? Vì lớn nhỏ rộng hẹp đều là TÂM . Duy chỉ có Công- Năng tận-biết Nguyện-Lực rốt-ráo trường-tồn thôi .

Một trong hai Bậc trên thảy đều chung gồm có nơi NGHE-THẤY-BIẾT đều là TÂM cũng là NHƯ-LAI-TẠNG , Bậc chưa trọn-biết nhưng vẫn Nhất-Tâm mà thành Phật , thời PHẬT NƠI TÂM . Bậc rốt ráo biết tận- cùng đều NGHE-THẤY-BIẾT chung khắp đoạt Bản-Thể Chơn-Tâm Thành-Phật , thì PHẬT là PHẬT .

CŨNG NHƯ : Có một BIỂN-CẢ , biển ấy của Vị TRƯỞNG-GIẢ . Khi bấy giờ có một trăm ngàn người đến xin Nước-Biển , Kẻ thì đem chén để múc , Người thời đem gàu để múc , Kẻ đem tô để múc họ đem đủ thứ dụng-cụ để múc nước biển . Thì thử hỏi đồ họ đến múc xách mang về có phải chung một gốc nước Biển không ? Đối với Tâm rốt ráo và Tâm- Niệm cũng thế , cùng với sự Thành-Phật cũng vậy . Tuy nhất-tâm chưa biết và đối với Bậc rốt-ráo không sai khác , nhưng nó vẫn sai khác nơi tận-hưởng và chưa được Tận-Hưởng nhiều ít , bền hay không bền thôi. Bởi tùy theo Công-Năng và Công-Đức của mỗi Bậc trọn đến hoặc chưa trọn đến CHƠN-TÂM VIÊN-TỊCH mà ở nơi Tâm phiên-diễn  .

NÊN PHẬT NÓI : Tất-cả Nhất-Tâm thảy đều Thấy Phật và gặp Phật . Nhưng Phàm-Phu thấy Phật , thì Phật của Phàm-Phu . Tiên-Thần thấy Phật thì Phật của Tiên-Thần . La-Hán thấy Phật thì Phật của La-Hán . Bích-Chi thấy Phật thì Phật của Bích-Chi . Bồ-Tát thấy Phật thì Phật của Bồ Tát . Đến chừng Phật thấy Phật mới là PHẬT .

Lời nói trên thời Ta đủ biết . Tâm thì có một nhưng phần tu-tập thành- tựu lấy Tâm nhiều ít tùy theo TU-CHỨNG mà đến nơi tận-hưởng . Đối với BẢN-THỂ-TÂM trùm-khắp viên-dung bình-đẳng . Chỗ nào nó cũng ở , mà nó không đâu chẳng ở , do thế mà TÂM chẳng có chỗ chỉ , đương nhiên sanh TÂM .

Nếu Ta vừa khởi TÂM-PHÁP , liền có tâm trong Tâm-Pháp . Bằng Ta nghĩ Tướng-Pháp liền có trong Tướng-Pháp . Nếu Ta cho nó nơi Tâm- Thức , liền sanh nơi Tâm-Thức . Bằng Ta nhớ đến Như-Lai-Tạng trùm- khắp , thì nó liền thung-dung vô-ngại , lúc đến khi không trong Như-Lai- Tạng . Từ một khởi-niệm TÂM liền ứng theo khởi-niệm , từ một Quán- Tưởng Tâm liền đồng trong Quán-Tưởng . Do đó các Bậc tu-hành từng lớp như : TU-TIÊN , TU-THẦN , TU-THÁNH , TU-PHẬT nơi nơi cũng ngỡ mình Tu-Phật , vì sao ? Vì thờ Phật tưởng-niệm Phật mà sự đòi hỏi nơi TÂM lại nặng về Tiên-Thần-Thánh hay CÔ- BÀ , thời Tâm kia của mình nó phải vì mình mà ứng-hiện theo CÁI-MUỐN .

TÂM chính là của Mình , mà trái lại mình đi tìm tâm ? Nếu mình mong muốn , thì tâm mình nó phải tuân theo mình . Vì mình lầm chưa biết nó , nên mình phải cầu-lụy van-xin . Khi mình được biết , thời mình lại khen tặng thích thú, cho đó là vi-diệu .

Tất cả sự phiên-diễn , mình đã tạo biết bao cảnh để diễn-tuồng hư-thật và thật hư , nơi tâm của mình mà mình chẳng hay biết , vậy mình phải cố-gắng để đoạt đến Thật-Biết , thì Chân-Thiện-Mỹ sẽ hoàn lại cho Ta vậy.

VỀ – TÂM.

Tâm Ta, Ta chẳng rõ thông

Ta cùng Tâm diễn, bềnh-bồng Giới-Sinh

TÂM-KHÔNG chưa phải lặng trong

Tỏ-Tường chu-đáo , mới hòng Viên-Minh

Cũng Ta khắp chốn , cũng Mình

Vẹn chung tận-biết , Lộ-Trình vốn TA./.

NAM-MÔ PHỔ-HIỀN ĐẠI-HẠNH VÔ-TẬN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

 

BÀI THỨ BA MƯƠI MỐT :PHẬT – PHÁP

 

DO ĐÂU KHÓ NGHE , KHÓ LÃNH HỘI ?

 

PHẬT-PHÁP trên con đường Giải-Thoát ,vì sao khó nghe khó lãnh-hội? Vì chưa đủ căn-bản nên khó nghe và khó lãnh-hội . Nếu đủ điều- kiện lập-căn thì trái lại dễ lãnh-hội và cũng dễ nghe Phật-Pháp  . 

Trên con đường tu-tập cốt-yếu là nghe Phật-Pháp lãnh-hội được Phật Pháp , nó tạo ra rất nhiều phương-thức và điều-kiện để cho vẹn-vừa với bậc nói Phật-Pháp để mà nghe và lãnh-hội . Nhưng chung lại có ba YẾU-ĐIỂM cho bậc tu trong buổi ban đầu phải có để mà nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp . Nếu chưa có hay thiếu khuyết thì vẫn khó nghe hiểu , khó lãnh-hội đặng .

BA YẾU ĐIỂM ẤY LÀ :SAY ĐẠO – TIN ĐẠO – TINH TIẾN

VÌ SAO PHẢI SAY ĐẠO ?

Nếu chưa Say-Đạo , phần nhiều nặng về ĐỜI hay CÁ-TÁNH BẢN-NGÃ .  Đối với Thế-Gian thì chìm đắm SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ cùng XÚC- PHÁP ở nơi ái-dục ái-nịch kéo lôi nên không tu được , thì làm sao nghe Pháp mà thọ-lãnh Phật-Pháp ?

Bằng không Say-Đạo , tâm-ý hoang-mang nên nghe cạn-cợt chỉ buông chìu theo ý muốn của nghiệp làm sở thích , nên ghiệp ngăn-cản trở thành lười-biếng , khi nghe Pháp không thích-thú , buồn ngủ , uể-oải , do đó khó nghe , khó lãnh-hội Phật-Pháp . Nên chi cần phải Say-Đạo . Vì Say-Đạo chính là lướt qua các trở-lực của buổi ban đầu , cùng đi trên con đường Phật-Pháp đến Giải-Thoát Sanh-Tử Luân-Hồi vậy .

BẬC ĐÃ SAY-ĐẠO :

Bậc ấy Mến-Đạo rồi đến Hiểu-Đạo cùng Biết-Đạo .

Khi Say-Đạo , Mến- Đạo trong thời gian đó đương nhiên hiền từ , biết suy-xét những chuyện vặt-mắc nhỏ-nhen và dẹp bỏ Bản-Ngã Tự-Ái để Cầu-Đạo  , nên ít phân- biệt giai-cấp , thứ-vị tuổi-tác , miễn đồng bạn tu-hành , đồng nghe Pháp và được hiểu biết Phật-Pháp thì thú-vị .

Nên chi phần nhiều trong lúc Say-Đạo , các Trưởng-Giả , đến Kỹ-Sư , Bác-Học , Văn-Hào cùng Vua-Chúa gạt bỏ tài-sản , quyền-uy mà đi Xuất-Gia cầu nghe Pháp , lãnh-hội Phật-Pháp , thân-tâm ái-nịch ái-dục họ chẳng mắc-miếu chìm-đắm , vì họ cho những vật-dụng trong ĐỜI là miếng mồi SANH-TỬ . Nhờ vậy mà Bậc Say-Đạo gọi là Xuất-Ly Thế- Gian cầu GIÁC .

VÌ SAO PHẢI TIN-ĐẠO ?

Nếu chưa TIN-ĐẠO hay TIN-PHẬT  thì không có đích để tu trên con đường Phật-Pháp . Nói đến bậc chưa Tin còn có triển-vọng một ngày nào sẽ Tin , họ còn hơn là đối với bậc không Tin . Bậc không Tin thường bị đi nơi ĐOẠN-KIẾN , bậc đoạn-kiến có quan-niệm chấp-nhận chẳng Sanh-Tử Luân-Hồi , không Nhân-Quả . Ví như cái chén kia vỡ rồi thì vất , con người chết xong là mất , bậc ấy không tu được .

Còn đối với Bậc chưa Tin , hay chẳng vội Tin . Bậc nầy đã có một niềm Tin , nhưng bị Nghiệp thường cản , vì sao ? Vì đôi lúc có gặp dịp để họ tin , bởi họ thờ-ơ buông-trôi chưa-Tin  cứ thế mãi lần lượt vì nặng ái- nịch tình vợ chồng , con-cái kéo lôi trôi chảy mãi , cứ thế dần-dà theo lầm-mê chìm-đắm , nên gọi là có Tin , nhưng chưa vội Tin cũng thế .

Bậc đã Tin , cần nên có một căn-bản để mà tin , phải thực-thi trong điều- kiện đặng đến mức Tin vững chãi không ngừng mà nghe đặng Phật- Pháp , lãnh-hội Chân-Lý của Phật-Pháp . Khi có đầy-đủ sự Tin thì nó liền tan dẹp các Nghiệp ngổn-ngang nơi Thân-Tâm để nghe đặng mà lãnh-hội đặng Phật-Pháp . Chừng ấy mới tỏ-biết cái GIÁ-TRỊ PHẬT-PHÁP trên con đường Giải-Thoát thật là vô-giá , cứu-cánh Giải-Thoát không chi bằng . Buổi ban đầu tạo nên Đức-Tin thường hay vấp phải Mê-Tín , sau nhờ Hiểu-Biết , nghe Pháp lãnh-hội Phật-Pháp , lần phá mê-chấp mới đến Trọn-Tính , Tin-Vâng . Mấy ai buổi ban đầu đi đến đích đặng . Nhưng dù sao cũng gìn-giữ Thiện-Căn làm gốc là được .

VÌ SAO PHẢI TINH-TIẾN ?

Tinh-Tiến là một đích rất cần cho sự nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp để tu-tập . Nếu không Tinh-Tiến thì chẳng bao giờ thành- tựu, đối với tất- cả sự chi mà thiếu Tinh-Tiến thời coi như sự đó bất thành thay , còn như Phật-Pháp thì lại càng cần hơn nữa .Vì vậy Chư Bồ-Tát cùng Thánh-Tăng đều phát-nguyện thù-thắng để huân-tập tinh-tiến Bất-Thối trên đường Phật-Pháp đến Tri-Kiến Giải-Thoát . Tinh-Tiến là yếu-tố thành-tựu Quả-Vị tu không nhàm chán đến Bất-Thối Bồ-Tát . Nên chi Đức PHỔ-HIỀN-HẠNH mới tán-thán khen tặng , đồng phát-nguyện của Ngài Độ-Sanh không ngừng nghỉ , còn Hư-Không , còn Vi-Trần , còn Hơi-Thở là còn HÀNH-NGUYỆN . Đời nầy hoặc Đời sau , nếu ai tu-hành Tinh- Tiến chăm-chỉ không ngừng thì Ngài sẽ Thị-Hiện xoa đầu Khai-Thị làm cho Trí-Tuệ viên-thông  Sở-Đắc Chân-Lý .

Đối với TINH-TIẾN là một điểm cần-thiết bậc nhất trong BA ĐIỂM trên vậy.

Ba điểm SAY-ĐẠO , TIN-ĐẠO , TINH-TIẾN nó liên-quan mật-thiết , nếu bậc tu-hành nào thi-hành thiếu khuyết hay áp-dụng chênh-lệch thì trên con đường tu-hành nó bị Sai-Biệt , khó nghe Pháp , khó lãnh-hội Phật- Pháp vô cùng . Bằng Bậc nào gìn-giữ đều đặn , sửa chữa đứng-đắn thì Phật-Pháp trái lại dễ nghe , dễ lãnh-hội .

VÍ NHƯ  : Say-Đạo , Tin-Đạo , nhưng thiếu Tinh-Tiến thời làm sao tiến- bộ được ? Cũng như đến Trường-Học mà không cần-mẫn chăm-chỉ khó thành tài . Bậc Tin-Đạo Say-Đạo lại càng nuôi dưỡng dung túng biếng trễ . Chẳng khác nào mong đuổi kẻ trộm cướp mà chẳng hề mở miệng, chỉ lâm-râm vái thì đời nào kẻ trộm cướp ra đi , nên chi thiếu Tinh-Tiến thời sự nghe lãnh Phật- Pháp chẳng sâu đậm , không sâu đậm tức là cạn- cợt , đã cạn-cợt liền sinh nhàm chán , thường bị về TỊNH-BIỆT mơ- màng .

Bằng Tinh-Tiến , nhưng không Say-Đạo , Tin-Đạo thì sự Tinh-Tiến kia không thể gọi nó là Tinh-Tiến , chỉ nói nó là kẻ Siêng-Năng giỏi-dắn thôi. Còn Tinh-Tiến Tin-Đạo mà Tu chưa Say-Đạo thì Bậc nầy tu Cầu PHƯỚC , chẳng phải bậc Tu mong nghe Pháp và lãnh-hội Phật-Pháp , hoặc Tu lấy lệ người Tu .

Khi bậc đã có đủ Ba Yếu-Điểm trên , thì Bậc ấy cũng đã từng gieo trồng Căn-Duyên trong con đường Phật-Pháp nhiều kiếp . Nhưng ban đầu vẫn khó nghe và nhận lãnh sai-biệt , đến sau lần-lượt hiểu biết mới lãnh-hội đúng-đắn , vì sao ?

VÌ CON ĐƯỜNG PHẬT-PHÁP , LÀ CON ĐƯỜNG TRUNG-ĐẠO .

Khi Đức Thế-Tôn Ngài thuyết-pháp đầu tiên cho năm vị KHỔ-HẠNH ở Ba-La-Nại . Ngài nói : Nầy các Tỳ-Kheo ! Ở đời có hai Cực-Đoan ta nên tránh :

THỨ NHẤT :  Cực-đoan lấy lạc-thú làm mục-đích . Điều ấy quá hèn và ngu-xuẩn , chỉ dành riêng cho kẻ Tiểu-nhân .

THỨ HAI    :    Là tu KHỔ-HẠNH , điều ấy làm cho con người thêm đau khổ , chỉ dành riêng cho kẻ mê-muội .

Nầy các Tỳ-Kheo ! Phật-Pháp chỉ tránh hai Cực-Đoan ấy mà đi trên TRUNG-ĐAO , con đường ấy đoạt được Trí-Tuệ , nâng cao Trí-Giác đến tuyệt đích Giải-Thoát hoàn-toàn cho con người .

Vậy TRUNG-ĐẠO LÀ GÌ?

Đó là con đường CHÁNH , không nghiêng-ngã vào hai Cực-Đoan nói trên . TA đã từng kinh-nghiệm hai Cực-Đoan ấy . Trước kia TA làm Thái- Tử nếu đã khoái-lạc ở đời , nhưng TA nhận thấy những lạc-thú ấy nhất thời , lại làm cho TA hối-hận băn-khoăn mãi . Sau TA tu Khổ-Hạnh nhưng lại thấy đớn-đau và chẳng ích gì cho việc tìm Chân-Lý , nên TA thực-hành vào TRUNG-ĐẠO là con đường Kiến-Thức tuyệt-đích , nó giúp cho con người TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT vậy.

Phật-Pháp Chủ-Đích đưa con người đến nơi Chánh-Đáng , nên lời nói Phật-Pháp là lời nói Chân-Thật . Do nơi nghe lãnh của từng lớp đảo- vọng Cực-Đoan nặng về một phía nên lời nói của bậc nói Phật-Pháp chúng-sanh khó nghe , khó lãnh-hội là vậy .

CŨNG NHƯ : Rất cần đến Say-Đạo và Tin-Phật , nhưng TIN-SAY nghiêng ngã quá trớn thì trở nên MÊ-TÍN .

NHƯ  :  Tinh-Tiến là cần-mẫn để nghe bậc lãnh-lạo chỉ bày , phần bậc tu phải làm theo , nhưng nên tự lượng vẹn-vừa chẳng chênh-lệch nghiêng ngã về một bên quá nặng . Nếu cố-gắng Tinh-Tiến quá nhiều trở thành Cố-Định TU-LUYỆN , thì vẫn khó  nghe Pháp và khó lãnh-hội Phật-Pháp .

Con đường TRUNG-ĐẠO là một con đường đi vào chính giữa Pháp Tương-Đối đặng Tỏ-Biết pháp Tương-Đối , không bỏ mà cũng chẳng LẤY . Nếu nặng một bên gọi là CHẤP-PHÁP , những sự kiện do đó mà khó nghe, khó lãnh Phật-Pháp vì sao? Vì phần nhiều chỉ biết nghiêng ngã công nhận có một bên , tích-cực có một bên , thành ra Cực-Đoan chìm đắm .

VÍ NHƯ  :   SAY-ĐẠO cực kỳ quá trớn . Còn TIN-PHẬT TIN PHÁP-MÔN cũng vô cùng , nên sự TIN-SAY đó trở thành Cực-Đoan MÊ-TÍN. Cũng như Sướng-KHỔ , Thương-Ghét , Cao-Thấp đều là hai pháp của tương-đối . Nếu nhận bên SƯỚNG  thì có khi thân-tâm sẽ KHỔ . Nặng bên THƯƠNG có ngày vẫn GHÉT . Mong nghe Pháp CAO thì chính Ta bị Tham trở thành Pháp THẤP . Chi bằng tu-hành cứ dung-thông rằng : Ta chẳng Sướng mà cũng không có Khổ thì liền tìm được gốc của nó là Sướng-Khổ do cái HAM-MUỐN mà thành . Cứ gìn-giữ sự tu-hành hay nghe Pháp có một độ lượng dung thông , Tham-cầu nhưng không quá trớn , tìm hiểu mong đến Biết-Nghe chớ đừng nghĩ rằng Nghe cho thật nhiều mà chính ta chẳng suy-gẫm để Hiểu-Biết .

Đối với sự nghe Phật-Pháp trên con đường TRUNG-ĐẠO chẳng khác nào : Như kẻ cầm sợi chỉ để xâu vào LỖ KIM . Ít nhất sợi chỉ phải se cho thật thẳng , mắt phải chăm vào LỖ cây kim , xâu vào giữa đích trong LỖ KIM , nếu lệch qua một bên là sai xâu không đặng . Nghe Pháp cùng lãnh-hội Phật-Pháp cũng thế .

Nghe Phật-Pháp ta chớ đặt nơi mơ màng truy-cứu cầu-kỳ phán đoán . Ta chỉ cầu suy nghĩ TỰ-TÁNH nơi ta để nhận thức Phật-Pháp thì mới mong kết-quả Chân-Chánh . 

CŨNG NHƯ  :  Làm lành thì có PHƯỚC , làm dữ bị mang HỌA . Thì Bậc tu nên tạo có Thiện-Căn hơn là vaí-van cầu Phước mà chính mình Hung-Dữ . NHU : Tu là sửa các đố-tật ích-kỷ thù-ghét Tâm sanh Sân- Hận , chớ chẳng phải Tu để cố LUYỆN ngồi yên Niệm-Phật , mà ai động đến Bản-Ngã nơi mình ích-kỷ thù ghét sân-hận làm cho Thân-Tâm mắc-miếu vào mê-lầm .

Đó chính là con đường CHƠN-TÁNH TỰ- TÁNH phá Mê-Chấp để nghe Pháp và dễ lãnh-hội Phật-Pháp vậy ./.

NAM-MÔ

PHÁP-TẠNG HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

 

 

BÀI THỨ  BA MƯƠI HAI :CHỈ-QUÁN-LUẬN

CHỈ là môn chỉ thẳng  ( trực chỉ ) . QUÁN tức là suy-nghĩ quán xét sự di chuyển các pháp , từ Thể-Tánh ẩn-hiện cho thật tỏ rõ khỏi lầm Sở-Đắc Chân-Lý  , gọi là Minh-Tâm Kiến-Tánh Giác-Ngộ.

CHỈ QUÁN có nhiều lớp , nhưng cũng đều là pháp môn Tối-Thượng, tu thẳng đến Thanh-Tịnh Tâm trọn thông đạt Nhất Tâm Bất Thối Chuyển. Do đó các TỔ thường áp dụng môn Chỉ-Quán để Ấn-Chỉ Khai-Thị cho các Tín-Đồ Đạo-Chúng , từ điểm tựa phát Bồ-Đề Tâm đến Thân-Tâm thù thắng để cầu đến Thanh-Tịnh Tâm mà hoàn-toàn Tri-Kiến Giải-Thoát. Nếu bậc tu nào không có một ý-chí Say-Đạo phát Tâm để đoạt đến Thanh-Tịnh-Tâm thì làm sao tỏ ngộ ?

CHỈ-QUÁN rất nhiều lối tùy theo Trí-Tuệ , tùy các pháp Khởi-niệm mà Chỉ-quán , cốt cổi-giải từng ngăn-chấp , phá từ lối mê, trước hết bậc tu-hành phải chỉ-quán Hỷ-Xả cùng tiếp đó BI-CHÍ-DŨNG lướt qua các pháp Tâm không chướng-ngại , thời Tâm rỗng-rang mới đến Thanh-Tịnh -Tâm chừng ấy các pháp chẳng còn mắc-miếu được viên-thông tỏ- rõ tỉ-mỉ khỏi lầm , sạch nghi mà rốt-ráo .

Các TỔ xưa dùng nhiều lối để chỉ dạy , từ Tiệm-Giáo đến Đốn-Giáo cùng thoại-đầu và Chỉ-Quán . Có bậc diễn nói như : CÁC PHÁP NHƯ HUYỂN hay THẾ-GIAN LÀ CHIÊM-BAO hoặc pháp-môn NHẤT- TÂM NIỆM-PHẬT . Chủ yếu xa lìa Sở-Chấp , niệm niệm để lướt qua các Pháp ngăn-ngại làm cho thân-tâm thanh-tịnh , chừng ấy mới quán xét các pháp hư-dối nhờ thế mà cổi-giải thế-gian Tâm rỗng chẳng mắc- miếu được đến Thanh-Tịnh-Tâm Tri-Kiến Giải-Thoát .

Lại có bậc Chỉ-Quán , các pháp do Tâm-sanh nhìn nhận Pháp và Tâm đồng một , dụng Tâm tự chỉ để Quán pháp tỏ-pháp cùng phát-nguyện cho thù-thắng tâm đi trong hạnh-nguyện độ-sanh qua các chướng-đối tâm chẳng quái-ngại chấp-nhiễm cốt thật-biết Thanh-Tịnh-Tâm sở-đắc Nhất-Tâm hoàn-toàn Giải-Thoát .

Bậc tu Chỉ-Quán thường có Trí-Tuệ , Tâm rỗng vì Hỷ-Xả nhờ Đức-Hạnh thuần-túy mà tâm ít chướng-đối qua các pháp diễn hành soi-biết con đường tu-hành thanh-tao thâm-nhập . Khi bậc tu-hành đã ít chướng- ngại thân-tâm thanh-tịnh , thời Thiện-Tri- Thức mới dùng pháp Biệt-Tôn Đốn-Ngộ để Khai-Thị làm cho Đạo-Chúng liễu-ngộ hoặc tiến-bộ thêm vậy . 

Môn Đốn-Ngộ chính là môn khai-thông hay vét sạch các sở-chấp ngăn- ngại , nên cần để khai cho các bậc tu đặng vào nơi THANH-TỊNH- TÂM . Đối với môn nầy ít dùng , vì bậc lãnh-hội đặng rất ít , dù cho có nghe được đôi chút chăng nữa cũng chưa thâm-nhập nổi . Khi bậc đã nhận được pháp ĐỐN-NGỘ thì NGHE-THẤY-BIẾT rỗng-rang hào- hứng hoặc tỏ tánh hay Sở-Đắc Diện-Mục Bổn-Lai mà đến Nhất-Tâm Bất-Nhị . 

Môn ĐỐN-NGỘ rất có hại đối với bậc tu-hành chưa sạch lý còn chướng-ngại biệt-phân đầy-dẫy , khi nghe đến hoài-nghi thoái-bộ , lúc nghe được chút ít liền sanh thâm-ý ĐỌC-TỤNG ghi nhớ gọi là niệm- niệm , đó chính là tâm tham vô kể , đôi khi vừa hiểu liền lầm tưởng mình Sở-Đắc đem ra giảng-giải tự-ngã khoe-khoan in tuồng một chiếc Máy vậy.

Giữa thời nầy thường vấp phải , hoặc nghe nhờn tai và đọc tụng ghi nhớ trong Thiền-Sư Kinh-Sách . Ngược lại chẳng tỏ-rõ tí nào , do đó nên phát-sanh tưởng-vọng mơ-cầu kỳ-ảo đặng tìm ra một Chân-Lý ước-mơ nơi mình, lâu ngày trở thành Bất-Tín đối với Đốn-Môn coi như một trò đùa vô ý .

ĐỐN-MÔN vẫn có lợi cho bậc có ý-thức để làm kim Chỉ-Quán xét suy mà thi-hành lúc bị sở-chấp dùng nó tự giải , sau mới biết vi-diệu thậm- thâm ĐỐN-NGỘ .
VÍ NHƯ :  Bậc không có bệnh , nhìn thấy kẻ có bệnh sợ-sệt lo âu , Bậc ấy nói rằng : Ông không có bệnh , vì vốn bệnh không có , chớ sợ chớ lo vô ích , hãy TIN tôi uống thuốc thì hết bệnh. Kẻ tin liền uống thuốc hết bệnh , mới Quán Xét thật-biết vốn nó không có bệnh.

CŨNG NHƯ : VÔ-MINH vốn nó không có , lầm nhận mà có VÔ- MINH , tu-hành cổi-giải phá ngăn-chấp vô-minh tan dẹp vậy . Đó chính là bậc biết dùng phương Đốn-Ngộ làm vị thuốc giải mê-lầm .

Còn Bậc nghe mà chẳng thi-hành uống thuốc , thực-thi tu-tập cho sạch nghiệp , lại dùng Tâm THAM-SÂN-SI đầy-dẫy học thuộc ĐỐN-MÔN cho mau Liễu-Ngộ thì thử hỏi có phải liều-lĩnh mang nuôi bệnh chăng ?

Từ nơi Chơn-Tâm bất-nhị do bởi tham-cầu mơ-ước huyển-ảo nên bị sai lạc mà trở nên vọng-tâm . Khi Bậc tu đã phát Bồ-Đề-Tâm tức là cổi mở Tâm từ nơi eo-hẹp đến rộng-rãi bao-la trùm khắp , đồng thời phải biết tỏ-rõ về TÂM , lúc được biết thời Tâm ấy liền đạt đến Bất-Loạn , bằng chưa biết hay chẳng chịu biết thời thật khó Tỏ-Tánh Minh-Tâm Nhất- Tâm Bất-Loạn .

THẾ NÀO ĐỂ TỎ-TÂM ? ĐẾN NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN ?

Khi đã biết thế nào là TÂM , thì nên tu-tập CHỈ-QUÁN trong BẢY- BÁU của Bản-Thể Chơn-Tâm , bảy-báu ấy nó liên-hệ giao-kết với nhau chẳng sai chạy hoặc thiếu sót mảy-may nào cả  . Lúc đã thật-biết trọn- vẹn sự di-chuyển giao-kết liên-hệ thời biết tỉ-mỉ trùm khắp mà đoạt đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN , nó Tròn-Giác Nhất-Tâm thì khó mà diễn- giải hay ngôn thuyết , vì sao ? Vì nó vượt tầm lý-luận , Bất-Đẳng Vô- Thượng-Giác .
Tất-cả thảy đều nằm nơi Nhất-Tâm nguyên-vẹn , bởi lầm-lẫn đem Tâm Chân-Như mà phân đoán , thời nó liền Bị-Biệt ra từng mảnh biệt-ngăn, do biệt-ngăn sở-chấp nên Tâm trở thành sa số giới-hạn không thể nào nói hết được . Nhưng chung lại từ nơi mê-lầm lẫn-lộn , tu-hành mong đạt lại Nhất-Tâm thì nên cần biết như sau :

Vốn NHẤT-TÂM cũng là : CHÂN-NHƯ . PHẬT-TÁNH . PHÁP- THÂN . NHƯ-LAI-TẠNG . PHÁP-GIỚI . PHÁP-TÁNH . Trong bảy nghĩa ấy cũng đồng nơi Nhất-Tâm . Nhưng mỗi một liền có một đặc- điểm riêng mà sự liên-kết lại chung gồm buông tỏa trùm khắp .

Về CHÂN NHƯ : Chân-Như và Nhất-Tâm không khác , nếu chẳng phân- biệt thì nó vốn đồng , vì nó chân-thật như-như . Bởi năng-phân thành thử nó nương theo Pháp mà có , nơi có ấy đảo-lộn thuyên-diễn nên mơ-màng mà nói nó Bất-Bình-Đẳng . Chớ thật ra CHÂN-NHƯ BÌNH- ĐẲNG đặc-điểm Tánh-Trí chân-thật . KHÁC NÀO : Vàng kia nguyên một khối , bị đem ra chẻ từng mảnh , tuy gọi nó là MẢNH , nhưng vàng y trong khối . Chân-Như cũng thế .

VỀ PHẬT TÁNH : Phật chỉ nơi GIÁC . Tánh thuộc về TÂM . Phật- Tánh không có MÊ-GIÁC vốn VIÊN-MINH (sáng sẵn) . Khi bị lầm thì có VÔ-MINH lẫn che Phật Tánh . Lúc tu-hành Trọn-Giác thì mới rõ Vô- Minh thường Tự-Diệt vì nó không Thực-Thể . Phật-Tánh thì không có Sanh hay Diệt , nó thường còn bất-biến lại chẳng nhiễm vô-minh . Khi đoạt đến Nhất-Tâm , đến hoàn-toàn CHÁNH-GIÁC thời TÂM kia chẳng còn MÀ LÀ PHẬT .

TÓM LẠI ĐỂ CHỈ VÔ-MINH VÀ PHẬT-TÁNH

Phật-Tánh chẳng khác một khối vàng bị chia ra từng mảnh mà có Tánh cùng Phật . Mảnh ấy làm thành Cà-Rá , Bông-Tai hoặc chiếc neo cùng chạm trỗ mọi hình thức như Con-Rồng chẳng hạn . Những hình thức chạm hay Bông-Tai , Cà-Rá đó là VÔ-MINH .

Khi người thợ không còn cần dùng đem đi thét vào lửa thì những hình thức Chiếc-Neo , Cà-Rá , Bông-Tai hay con Rồng chạm trỗ thảy đều tan chảy mất mà Vàng nọ vẫn còn như nguyên , Phật-Tánh cũng thế .

VỀ PHÁP THÂN  : 

Pháp vốn TÂM . Thân là một BIỂU-TƯỢNG hình- sắc khuôn-khổ , do biểu-tượng hình-sắc lẫn-lộn với VÔ-MINH mà có Khởi , từ Khởi liền hóa THỂ hay THÂN lại chấp nhận Thân ấy trong mường-tượng gọi là DUYÊN-KHỞI bị sinh ra muôn Tướng-Pháp , vì mê-lầm nơi mường-tượng cho đó là Chân-Thật nương chạy cầu báo , nên có Chánh-Báo và Thọ-Báo như : Niết-Bàn Tịnh-Độ , Quốc-Độ đến cùng khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới kể cả Ngạ-Quỷ , Súc-Sanh , Địa-Ngục , đó chính là biểu tượng lầm quán mong-cầu lớn nhỏ cao-thấp mà có từng ỨNG-THÂN và PHÁP-THÂN vậy .

Từ ỨNG-THÂN hay HÓA-THÂN , nếu bị mê-lầm đóng trong Pháp- Giới gọi là Chúng-Sanh-Giới , khi tu-hành Tỏ-Tánh đi trong Hạnh- Nguyện để tỏ-biết chân-thật giác-ngộ , thì Chúng-Sanh-Giới ấy đồng một THỂ-TÁNH với PHÁP-THÂN y như nhau , gọi là SỞ-ĐẮC PHÁP- THÂN-PHẬT .

VỀ NHƯ-LAI-TẠNG  :  

Đồng một với Chân-Như , Phật-Tánh và Pháp- Thân nó liên-hệ giao-kết với nhau , nhưng vốn không khác , vì bị chia thành thử phải có một vài tập-nhiễm của VÔ-MINH nên có riêng mỗi THỂ-TÁNH , từ có Thể-Tánh thì có mỗi đặc-điểm mà kết chung lại vẫn đồng NHẤT-TÂM .

NHƯ-LAI-TẠNG có đặc điểm XÚC-PHÁP (hợp biết) SẮC-PHÁP và VÔ-SẮC-PHÁP , từ nơi có cũng có biết , mà chốn không vẫn có Sẵn Cái-Biết , nó ẩn-hiện giao-tế tùy theo giữa ứng-thân và pháp-thân đến Phật-Tánh và Chân-Như . Thành-thử ỨNG-THÂN được cái NGHE- THẤY-BIẾT chung-cùng mà CHÚNG-SANH-GIỚI thì Nghe-Thấy-Biết riêng biệt , vì sao ? Vì chúng-sanh lầm theo TẠNG-THỨC tạm gọi là TÂM-HỒN , Tạng-Thức chứa nhóm Vô-Minh mật-mờ tối-sáng biết cùng không biết phân hai thành ra không nhận được NHƯ-LAI-TẠNG vốn là mình lại đi nhận Thân TỨ-ĐẠI do đó PHẬT NÓI : BIỂN-CẢ KHÔNG NHẬN LẠI ĐI NHẬN BỌT NƯỚC .

VỀ PHÁP GIỚI  :

Từ nơi Nghe-Thấy-Biết DỊ-BIỆT của Tứ-Đại-Thân , sinh ra huyền-ảo tự-ngã riêng tư của TA nên trở thành THAM-SÂN-SI Bản-Ngã cách biệt mà Dị-Biệt trong Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới cùng với Ba-Cõi Sáu-Đường phải chịu một đặc-điểm như nhau trong Sanh-Diệt chết-sống . Pháp-Giới là một nơi khuôn-khổ thọ-chấp phải chịu làm Chúng-Sanh-Giới vậy .

VỀ PHÁP-TÁNH  :

Pháp vốn là TÂM . Còn Tánh vẫn là TÂM , có thể nói là TÂM-TÂM CÙNG KHẮP . Thật vậy , đối với tất-cả trong Bản-Thể-Tâm hay các Thể-Tánh từ : PHÁP-GIỚI đến NHƯ-LAI-TẠNG . PHÁP- THÂN . PHẬT-TÁNH . CHÂN-NHƯ đều chung một PHÁP-TÁNH cũng là TÂM-TÂM cùng khắp .

Đứng về mặt CHỈ-QUÁN để tỏ ngộ thì Pháp-Tánh vốn là BỔN-LAI DIỆN-MỤC . Pháp-Tánh Viên-Dung Bình-Đẳng tùy theo từng khẽ động sơ-khởi mà cung-ứng cho tất-cả Cảnh-Giới thuận-nghịch , Tịnh bất-tịnh trong ngoài muôn phương vạn cõi , đến vô-minh thọ-chấp hoặc toàn- giác khắp trùm , dị-chủng biệt-chủng đồng-chủng nó không mảy-may quái-ngại Chánh-Báo , Thọ-Báo , Kỳ-Báo thảy đều thị-hiện , ứng-hiện thanh-thô kỳ-ảo , nhìn thấy rõ biết hay chưa tỏ-biết đều có lý-sự cung- ứng của Pháp-Tánh .

Đứng về nơi Lầm-mê mà nói , thì nó vốn sẵn NHẤT-TÂM đủ cả BẢY- BÁU . Nhưng Tai nghe theo Sở-Cầu , Mắt thấy theo cái Ưa-thích , Thân- biết theo tạng-thức của mình , nên chi có chướng-ngại lúc không hợp theo tạng-thức , chẳng hợp nơi ưa-thích , không hợp theo sở-cầu thành thử DỊ-BIỆT khó NGHE , khó THẤY đồng khó BIẾT sai-biệt tách rời Nhất-Tâm mà tự đặt mình vào nơi DUYÊN-LỰ-TÂM vậy .

Khi đã Dị-Biệt về THÂN , lúc đã lầm-mê các Pháp thì phải chịu lầm với PHÁP-TÁNH . Nên giải-tỏa Bản-Ngã theo ý-muốn đồng tất-cả sự hiểu biết của mình mà Phát BỒ-ĐỀ-TÂM nghe theo Thiện-Tri-Thức chỉ bày để nương tựa Bản-Giác nơi Thiện-Tri-Thức mà trọn-giác . Bằng chẳng vậy khó đạt được tỏ-rõ tỉ-mỉ nơi BẢY-BÁU thật biết khỏi lầm Pháp- Tánh .

Có nhiều bậc hiểu , liền thọ-chấp như : CÁC PHÁP ĐỀU LÀ HƯ-DỐI , nên bậc ấy sinh Tâm kiên sợ chẳng cho Pháp-nhiễm mà động Tâm. Do đó sự tu-hành gò-bó dưỡng nuôi tư-tưởng Tịnh-Tâm . Thời được sự tán- trợ cung-đốn của PHÁP-TÁNH , bậc ấy nhận thấy Tịnh-Tâm của mình chân-thật mà cố-thủ .

Có nhiều Bậc tu theo quan-niệm của mình , bờ-giác từ bên kia bên nọ , phải siêu-hình vạn-tượng , xuất-thánh ly-phàm, nên gia công tu-luyện ép thân khổ-hạnh . Thì được sự tán-trợ cung-đốn của PHÁP-TÁNH , bậc ấy nhận thấy niềm vui-thích in-tuồng chân-thật mà Chấp-thủ .

Có nhiều Bậc biết PHÁP là TÂM liền chấp nhận mỗi lần mình mở miệng ra đều là Tâm-Mình , do Tâm mình sinh các Pháp mà phải đi trong Sanh-Diệt . Bèn làm thinh không chấp mà vẫn bị PHÁP-TÁNH cung đốn nơi CHẤP-KHÔNG vậy.

Trên con đường tu phải lập BI-TRÍ-DŨNG , GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cùng thi- hành LỤC-BA-LA-MẬT-ĐA cho đầy-đủ , chẳng có pháp nào là pháp bỏ qua không tu , cần trí-tuệ hiểu biết chừng nào quý chừng ấy , có công chịu đựng nhiều thì nơi hiểu biết càng nhiều , chớ vì Tâm cố-tánh mà bỏ trôi , chớ sợ mình tu nhiều bị chấp-pháp , nên sợ thả trôi tránh né hoặc tìm cách buông xuôi khi chưa đặng tỏ-biết gọi là KHỞI-CHẤP thì vô- tình hay cố ý mình vẫn vướng vào PHÁP-TÁNH CHẤP-KHÔNG của pháp .
 
Đường tu cần phải tu trong vạn ngàn cái chấp của các Pháp đặng tỏ-biết khỏi lầm mà Giác-Ngộ thời không còn lấy một Chấp .

Nên vấn-đề TẬN-BIẾT rốt-ráo đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN thì chân- thật rõ biết là : CHÁNH-GIÁC chớ chẳng lấy đâu làm Giác cả . Nếu mong đạt đến như thế , thì phải nằm nơi Chấp , để tỏ-rõ tận từ các Pháp- Chấp . Khi tỏ đặng thì thật biết PHÁP-TÁNH . PHÁP-GIỚI . NHƯ-LAI- TẠNG . PHÁP-THÂN . PHẬT-TÁNH đồng với CHÂN-NHƯ chung gồm được như thế thời đương nhiên NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN . Bằng không như vậy thì dù cho không muốn loạn nó cũng phải loạn ? 

Khi đã toàn Giác thời thật biết sự liên-kết của các pháp linh-động , sự di-chuyển điều-hành BỔN-LAI của nó , không thể nào hỏi rằng : Tại sao nó phải di-chuyển linh-động điều-hành , thật là vô-ích của vô-ích vậy .

CHỈ QUÁN

Nói đến TAM-TẠNG KINH-ĐIỂN của ĐỨC BỔN-SƯ để lại đến ngày hôm nay đều là phương-tiện Chỉ-Quán đó là một điểm chân-thật với bậc chưa hiểu biết . Còn đối với bậc Đã-Biết thì vẹn-nguyên là Chân-Lý thật sự không sai một mảy-may nào cả .

Trong thời Ngài còn đang hiện thế , Ngài vẫn thường công nhận và nói năng rằng  : Về CHÂN-LÝ , CHÂN-TÂM và BẢN-GIÁC nó vượt tầm lý-luận và ngôn-thuyết qua bờ bên kia , khó chỉ và khó nói . Nếu có bậc Sở-Đắc như TA mới biết đặng mà thôi .

Như vậy đủ biết CHÂN-LÝ có chổ chỉ , CHÂN-TÂM có nơi nói , BẢN- GIÁC có quyết-định , chớ chẳng phải vu-vơ Thật-Giả hay Giả-Thật mới là Chân-Lý , Chân-Tâm , Bản-Giác đâu . Nếu bậc tu-hành đã đến giai- đoạn đó thì cũng nên cố-gắng phá-chấp tu-tập cho đến nơi chốn căn-bản hoàn-toàn Chánh-Giác vậy .

Bài CHỈ-QUÁN về NHẤT-TÂM bậc tu cần phải tỏ thông BẢY-BÁU mà đoạt đến BẤT-LOẠN . Nó cũng vượt tầm ngôn-thuyết và lý-luận không chỗ chỉ do Sở-Đắc rốt-ráo biết đặng thôi . Trong thời nào cũng vậy. Pháp nào nó cũng không hai hay sai khác gì do tại CHƯA-BIẾT phải tu đến ĐƯỢC-BIẾT . 

Đối với nỗi niềm khó tả , khó nói . Nhưng bài nầy nói làm điểm tựa để CHỈ-QUÁN như:

 – Đứng vào trạng thái hiện-hữu có bậc tu-hành rất Chánh-Tín trọn TÍN- TÂM , nhưng nó phải bị vọng-tâm bất-tín là vì sao ?

 TÂM nào là VỌNG  ?  TÂM nào lại CHƠN  ? 

– PHÁP đồng với TÂM một gốc và chung với TƯỚNG một THỂ sao lìa Pháp bỏ Tướng cũng chẳng đoạt đến TÂM nổi ?

– Vì sao phải nói đến TÂM , khi đã nói đến Tâm thì Tâm có thật , nếu Tâm thật thì sao lại có nơi TÂM-THÔNG tu đến TÂM-KHÔNG ?

– TÂM nào là Tâm nghĩ đến Phật ? TÂM nào là Tâm lìa Tướng-Phật ?

– PHẬT có quyền chăng ? Nếu không có quyền thì làm sao đưa tất-cả chúng-sanh đến Giác-Ngộ ? Mà có quyền sao chẳng làm cho tất-cả phải tu ? Lại cần có TÍN mới tu đặng , bằng không TIN thì không tu đặng ?

Những câu hỏi trên và trăm ngàn câu hỏi khác , không thể nào nói hết các thế chưa biết còn nghi . Hãy cố-gắng nghe một cốt chuyện như sau : Nhờ cốt chuyện ấy may ra cổi-giải được một phần nào để Trọn-Biết mà đoạt đến NHẤT-TÂM BẤT-LOẠN chăng ?

      NGÀY XƯA THẬT XƯA :

Có một Bậc đã từng THẤY đồng BIẾT tỏ-rõ tất-cả BẢY-BỘ . Nó không phải tự-nhiên hay như-nhiên gì mà nó vẫn lien-tục câu kết giao chuyển trở thành Yếng-Sáng đủ màu sắc soi khắp , vì vốn sẵn nơi nó mà thôi .

Lúc bấy giờ có một số đâm nghi mà tự hỏi ? TẠI SAO LẠI CÓ YẾNG- SÁNG KIA ? Từ đó mới lập phương để tìm cho ra tận gốc của Yếng-Sáng mới thỏa-mãn . Họ thảy đều nghi và DỰ-ĐOÁN…? Kẻ thì nghĩ thế nầy . Người lại nghĩ thế kia .Bậc thời nghĩ thế nọ ,trỗi lên trăm-ngàn-ức- triệu , đến hằng-hà sa-số dự-đoán cố chấp nhận không ai chịu kém ai. Bậc nào cũng công nhận mình đúng hay cao-cống hơn cả…

Thế rồi tuần tự theo ý-muốn chia phân : ĐÔNG . TÂY . NAM . BẮC đến Tứ-Hướng thành MƯỜI-PHƯƠNG để xưng tụng cho họ . Họ lại dự- đoán trong mỗi hướng Mười-Phương có PHẬT-TRỜI , THÁNH- THẦN và CHƯ-TIÊN lớn nhỏ ngự trị nhau , liền sanh mơ-ước cầu mong thèm khát , trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI và hằng-hà sa-số Thế-Giới vô kể …  Từ đó giết nhau để bảo-vệ sự cao-cống của mình . Tranh nhau để cung-đốn DỰ-ĐOÁN nơi mình , sinh ra muôn ngàn triệu lối diễn mãi không ngừng .

Khi bấy giờ… Bậc đã THẬT-BIẾT tận gốc mới nhìn đến ! Bọn điên-loạn chỉ biết nơi Dự-Đoán Sở-Cầu mong-ước của mình mà phải tranh-giành đua vạy chẳng biết bao nhiêu CÁI-BÓNG dự-đoán đòi bắt bóng . CÁI- HÌNH mong cầu van xin . CÁI MUỐN vô lối phải than van cực-khổ , tự mua chuốc lấy Cảnh-Khổ vào mình . Vì đó mà thương hại nơi LẦM- LẪN của họ , nên cốt đến giải-mê để cho tất-cả đều biết nơi lầm của mình .

Lúc đến nơi … Mới nhận NGHE sự khát-vọng đòi cao-cống , sự mong- mỏi cầu-kỳ theo Cái-Muốn của mình lập ra . Bậc ấy thật biết rõ nơi nguyện-vọng đảo-điên nên nói rằng : Các ông mong cầu đến Tối-Thượng , thì TA đây là Bậc VÔ-THƯỢNG ĐẲNG CHÁNH-GIÁC đây. Bọn mừng rỡ sung-sướng liền thưa : Ông có phải là ĐỨC-PHẬT chăng? ĐÚNG ĐÚNG TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH . Rồi đây các Ông sẽ thành như TA .

Bọn ấy sung-sướng liền kiểm-điểm rằng : Từ lâu nay ta tự xưng là cao- cống , chớ ta đã hiểu biết hơn ai nhưng chính thật đối với ta chưa có nơi toại-nguyện tỏ-rõ , chính chúng ta chỉ mong cầu cho gặp mặt được Đức Tối-Thượng Đẳng-Phật đến ban cho chúng ta ân-huệ mà ngày hôm nay gặp PHẬT ra đời , còn là Vô-Thượng Chánh-Giác nữa thật là phúc cho anh em chúng ta vô kể chắc-chắn được toại-nguyện .

Nghĩ xong đồng đảnh lễ cùng thưa : Bạch Ngài chúng con nơi Thế-Gian người Phàm mắt thịt, xin TÔN NGÀI để chỉ giáo ban cho chúng con nhờ. Lúc bấy giờ Bậc Chánh-Giác suy-nghĩ rồi nói : TA nói thật với các Ông , TA cũng là THẾ-TÔN HIỆN-THẾ .

Từ đó Ngài thường giảng-giải để cho bọn chúng được mau tỏ rõ. Nhưng chẳng ai nghe được tất-cả lời của Ngài , vì sao ? Vì mỗi người ngồi trước sự hiện diện của bậc Chánh-Giác mà họ vẫn nghĩ vơ-vẩn theo niềm mong-ước dự-đoán khảo-cứu tư-riêng phần của họ , nên không nghe được . Khi mà có nghe được chút ít chăng là đúng với sở-thích nguyện-vọng nơi họ , thành thử bậc Chánh-Giác mới xuôi-dòng để lần nói theo mọi người và cũng lần đưa cho họ được nơi TIN thật là rắc-rối .

Có lắm bậc-chúng đòi nhìn thấy CÕI-TRỜI , có lắm người đòi NGHE tiếng nói trên hư-không và BIẾT được huyền-cơ trong Vũ-Trụ Tam- Thiên đến cố trợn mắt moi tuệ làm đủ hình thức của khát-vọng . Do đó Bậc Chánh-Giác mới nói : TÂM CỦA CÁC ÔNG VỌNG-ĐẢO . CẦN TU-HÀNH ĐẾN THANH-TỊNH-TÂM mà đạt đến NHẤT-TÂM BẤT- LOẠN . Từ đó họ nhận lấy TÂM để tu . Đôi khi họ hỏi nơi nào thật , chốn nào giả , thì Bậc Chánh-Giác nói : NÓ CŨNG THẬT MÀ NÓ CŨNG GIẢ .

Bậc Chánh-Giác có nhiều lần nói các CÕI-TRỜI trong TAM-GIỚI . Nói CÕI-PHẬT ở Tam-Thiên , Nói CÕI RỒNG-NGƯỜI ở nơi Ngoại-Giáo , chỉ vì các Bậc-Chúng đòi hỏi ước-mơ . Đôi lúc nói CHÁNH-BÁO  PHƯỚC-THIỆN , nói THỌ-BÁO của ba đường ác , vì để tránh né sự hơn thua giành giựt xâu-xé nhau . Khi nói ĐƯỢC lúc nói MẤT , khi nói ĐẮC , lúc nói KHÔNG , chính là một phương-pháp Tối-Diệu lần đưa về tận gốc của THẤT-BỘ  Bảy-Báu . Từ lời nói của Bậc Chánh-Giác đều  chân-thật , từ nơi nghe của Bậc-Chúng đều vọng-đảo mà bọn chúng vẫn cho mình chân-thật nó mâu-thuẩn giữa mâu-thuẩn vậy .

Bậc Chánh- Giác càng làm hay nói bao nhiêu thì Bậc-Chúng lại càng THỌ-CHẤP bấy nhiêu , do đó Bậc Chánh-Giác mới nói: LỜI NÓI CỦA TA ĐÂY LÀ NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG , chớ chẳng phải ngón tay TA là mặt Trăng , các Ông nên tự tìm lấy Bản-Giác sẵn có nơi các Ông để tỏ Ngộ .

Nội tình của Bậc Giác , cố đưa Bậc Chúng ra mọi sắc-vọng bao nhiêu thì Bậc Chúng ghép Bậc Chánh-Giác vào Hình-Sắc bấy nhiêu thật là eo- ngặt ! Thế rồi Bậc Giác phải tùy-thuận theo nhu-cầu sở-thích của mỗi bậc mà làm tất-cả các HẠNH , cốt cho CHỮ-TIN để chỉ bày nên chi: CHÚNG-SANH ĐA-BỆNH THÌ PHẬT ĐA-HẠNH .

Chúng đòi Quyền-Uy thì Phật phải dùng quyền-uy để nói . Chúng đòi TÂM , thì Phật phải giải BẢN-THỂ-TÂM . Chúng đòi thành Phật thời Bậc Chánh-Giác phải LÀM-PHẬT. Chúng phân-biệt nhiều , thì Phật phải nói TAM-THÂN . TỨ-TRÍ . NGŨ- NHÃN . LỤC-THÔNG cùng các Pháp TAM-MUỘI . Chúng đòi bên kia bên nọ , thời Phật phải dùng bên kia , bên nọ mà giảng-giải .

Khi Bậc Chúng mong biết nơi CÓ . Chỗ KHÔNG thời PHẬT nói : Nó cũng CÓ vì các Ông mơ-ước thành-tựu theo Sở-Cầu mà nó phải CÓ , trở thành TAM-THIÊN ĐẠI-THIÊN-THẾ-GIỚI . Lúc các ông Giác-Ngộ thời Tam-Thiên nọ đối với các Ông nó CÓ hay KHÔNG ? Bậc chúng đồng thưa : BẠCH THẾ-TÔN không . 

Đúng như vậy khi ấy các ông đã đoạt đến BỔN-LAI DIỆN-MỤC CỦA BẢY-BÁU thì nào có nơi Tâm mà Loạn-Tâm ?

Bậc Giác vì nơi lầm mà nói Pháp , nên chi Ngài nói :  Vì các Ông nên TA nói pháp  , chớ chính TA không có Pháp. Nói như thế mà bậc Chúng lại quan-niệm PHẬT KHÔNG CÓ PHÁP . Nên thường làm thinh để Thành PHẬT .

Lúc Bậc-Chúng nuôi ảo-mộng cố-định sở-chấp thì Ngài nói : CÁC ÔNG LÌA BẢN-NGÃ , thì Bậc Chúng lại tu về TỊNH-PHÁP . Từ một phương nầy đến Pháp kia tùy-thuận để chữa trị bệnh DỰ-ĐOÁN , MƠ-ƯỚC , VỌNG-CẦU mà Ngài phải lập thành : Bi-Chí-Dũng . Giới-Định-Tuệ . Lục-Ba-La-Mật-Đa đến cuối cùng tu BÁT-NHÃ để đoạt đến BẢY-BỘ của NHẤT-TÂM , nên có : TÂM đến TÂM-THÔNG mà liền lạc Thật- Giác đến TÂM-KHÔNG sở-chấp rốt-ráo thật Giác BẢY-BỘ liên tục có sẵn ./.

*************************

 

 

 

            Hôm nay Hai-Bốn tháng Mười hai

  Tôi viết bài ni chẳng ái-hoài
PHẬT-THÁNH an-vui niềm diễn-ảo
PHÀM-PHU mong đợi ánh Như-Lai
Nôm-Na TAM-THẾ xây hương khói
Nhộn-nhịp TỨ-TĂNG cố miệt-mài
Nào hẳn đến , đi, đâu có đặng ?
Chung qui TIN-TRỌN , đắc hoàn-lai  ./.

TỊNH VƯƠNG

                                         ( KỶ-NIỆM NGÀY 24 -12 CANH-TUẤT )

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC :

                                                                         TRANG

  1. TUYÊN RÕ VỀ NHẤT TÔN PHÁP TẠNG
  2. BẤT ĐỘNG
  3. PHÁP THÍ
  4. TƯỚNG TÂM
  5. TÁNH TƯỚNG
  6. TỰ TÁNH
  7. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?
  8. CÁC PHÁP
  9. TRÒN DUYÊN
  10. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI
  11. TÂM BẤT NHỊ
  12. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?
  13. CHỈ-QUÁN-LUẬN

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishFrenchGermanVietnamese