TẬP 4
31. CHÂN LÝ THỰC TIỄN THẬT TU THẬT CHỨNG
CHÂN LÝ THỰC TIỄN là con đường rất thiết thực, mang sự hiểu biết chính mình thực hành cho tất cả những bà con giòng họ bạn thân, cùng tất cả hàng xóm được chứng tri, nhìn nhận cao đẹp quý hóa, lại làm tấm gương soi sáng vừa cứu ngay thân mạng mình, vừa đưa đường hướng dẫn cho tất cả các bậc ưa chuộng Đạo Đức. Đối với các bậc Tu Phật hay Tôn Giáo hoặc Đạo Giáo nào chăng nữa vẫn sử dụng căn bản chính là TÍN NGƯỠNG, sau khi nhập môn phải TIN VÂNG, Tin Vâng cơ bản thực hành xây dựng Đạo Đức, xây dựng Trí Tuệ, xây dựng phát tâm tu cầu. Khi bấy giờ Ái Kính bậc Tôn Sư Đức Tin Chân Lý Giáo Môn mà thành đạt như chí nguyện.
Con đường Tu Phật, Tôn Chỉ Đạo Phật giải lầm mê về với Giác Ngộ. Bước đầu tiên Tín Ngưỡng đồng với Phát Bồ Đề Tâm rộng rãi, giải bỏ những lề thói nhỏ nhen vặc mắc, Tâm Chí rộng rãi bao dung, biết thương người như thân mạng chính mình. Khi bậc tu hành biết nhận lấy Vũ Trụ làm Nhà Cửa, lấy Quần Chúng làm bà con giòng họ, lãnh lấy món ăn biết đặng những món ăn nầy do tất cả gia công đủ lực kiến tạo để nuôi dưỡng tu hành Tri Kiến Giải Thoát, bằng mỗi một thân mình, ta không bao giờ kiến tạo nổi. Đây chính CÁI BIẾT TẬN CÙNG, CÁI BIẾT BẤT DIỆT nơi những vị tu đúng với CHÂN TÔN ĐẠO PHẬT. Vì sao? Vì bậc tu đúng Chân Tôn chính tu đúng Pháp Môn Bất Diệt Thường Còn Bất Biến Thân Tâm, Thường Còn Bất Diệt Tinh Thần Hướng Thượng cầu Đạo Bồ Đề, đoạt Quả Vị Tối Thượng, nên chi đã từng khởi Tâm Tối Thượng. Tâm nầy không bao giờ ích kỷ lạm dụng bất cứ mỗi một Sự Việc lớn nhỏ trái với Hạnh Nguyện trong con đường tu cầu Diệu Quả. Bậc thực hiện theo con đường Chân Lý, bậc nầy lìa Cá Nhân, Cá Tánh, lìa Bản Ngã, Lý không bao giờ Chướng, vì biết nghe tu học Đa Chúng, tu học tư tưởng ảo tưởng trở về Tự Tánh, thọ trì Kinh Pháp thâm nhập Lời Vàng Tạng Pháp nơi Chư Phật ban cho mà Sở Đắc Chân Lý. Khi Sở Đắc mới nhìn nhận Pháp Môn Bất Diệt chư Bồ Tát thọ trì. Con đường sanh diệt, diệt sanh thời các bậc đang tu hóa giải nghiệp, hóa giải Tâm, hóa giải Nghi Chấp, nương nơi vạn pháp tương đối, tu cầu tuyệt đối, tu như thế, hành như vậy. Chớ nên cực đoan, tiêu cực nghiệp mà ngồi yên, chớ nên nặng về lý lẽ, lý trí mà vấp phải lý sự gọi là Sự Chướng, Sự đã Chướng thì Lý vẫn Chướng, tu nơi giả tưởng nặng hơn Chân lý Thực Tiễn, lầm mê vào Pháp Tánh,làm thế nào Tri Kiến Giải Thoát?
THẾ NÀO LÀ PHÁP BẤT DIỆT GIẢI THOÁT?
NGHE THẤY BIẾT đều là Vạn Pháp. Khi đã lầm mê liền có nguồn Mê Bất Diệt vô cùng tận. NGHE THẤY BIẾT. Lúc tu Bất Diệt giải lầm mê, vẫn con đường Chứng Đạo Vô Sanh Bất Diệt vô cùng tận Chánh Giác. Vì sao? Vì mê lầm tu nương lầm mê, sạch lầm hết mê là Giác.
Nói đến CÁI NGHE, nó viên dung ghi nhận đầy đủ âm thanh ngoài ý định mọi từng lớp, dù cho bàng quan chưa lưu ý chăng Cái Nghe vẫn thu nhận. Thể Tánh Cái Nghe bao dung, chung gồm trải ra từng lớp lớp, tùy theo Giới nghe nhận, tùy nơi bậc nghe nhận không thiếu sót giới nào hay bậc nào. Do đó nên chi Cái Nghe Viên Dung. Bậc tu Bất Diệt phải viên đạt GIỚI ĐỊNH TUỆ, mới đúng chỗ Nghe từng giới giới, thấu đặng chốn Nghe của từng Giới, từng bậc không lầm lạc, bậc Nghe như thế mới tận thấu Nghe. Vì sao? Vì không nơi chốn nào là PHẢI TRÁI, có phải trái chăng hợp từng Giới thì Phải, không hợp nhau là Trái thôi. Do nơi thứ bậc trình độ giai cấp kể không hết nổi, có hàng hà sa số từ giới hạng, đến giới sanh qua tử giới. Nói đến Pháp Giới Chúng Sanh Giới thì Giới nào, Tánh Chúng Sanh nào nó sẵn có Thường Còn Bất Diệt nơi nó, bất di bất dịch của nó. Chớ nào phải Ta đi sanh diệt đâu mà cầu Bất Sanh Diệt? Ta nào có Vô Thường đâu mà gọi Ta thường còn thành Phật? Ta Tận Tận Thấu còn thấu hơn thế nữa, không chấp trơn liền hoàn toàn Giải Thoát.
Bậc tu cầu bất thối chuyển, chớ vì lời nói khen chê mà thoái chuyển, chớ vì lời nói hay giỏi, đánh giá cao nghe theo, hãy nhìn nơi sức chịu đựng bối cảnh không nao núng bình thường Tâm không loạn ảo. Vì bậc như thế đã biết tu tập quán chúng nghe biết được từng GIỚI, vì sao? Vì lời nói trực thuộc tùy theo từng GIỚI. Bậc biết nghe phải ĐỊNH và TUỆ nhận cái nghe. ĐỊNH cốt rõ từng Giới. TUỆ thấu rõ hoàn cảnh khỏi lầm nhận. Nơi lầm lạc do nơi cái Nghe lầm lạc sanh ra chướng đối cùng các nghiệp ngăn cản không ngừng. Cái Nghe tự do thoải mái, cái Nghe Bị nghe, cùng với cái Nghe Được Nghe. Ba trường hợp trên đây:Cái Nghe tự do thoải mái, đối với những bậc viễn đạt, không còn chướng ngại, phân biệt Cái Nghe, khi nghe từng giới sanh nói, hoặc giả trình bày, bậc nầy nghe xong hóa giải. Kẻ lãnh hội đặng mừng rỡ, do đó có Tự Do Thoải Mái đồng nghe. Hai nữa là:Cái Nghe Tự Lợi, được lợi cho mình về Tài Chánh, Danh Lợi, mưu sĩ thành công vẫn tự do thoải mái. Còn Cái Nghe Bị Nghe vì kém Tín Ngưỡng, kém Tin Vâng tu hành mức độ thấp. Khi nghe, chưa nhận đặng mà phải nghe, đây cũng gọi là Bị Nghe, lúc bị nghe thời tu vẫn bị tu, lơ là chễnh mãng, những bậc nầy nên cố gắng lướt qua khỏi bị nghe đến được nghe, biết nghe những gì chưa nghe, nay đặng nghe những gì chưa biết, nay được biết. Cái Nghe là một yếu điểm con đường Giải Thoát toàn chân, Cái Nghe cũng nguồn mê bất tận, vì sao? Vì Nghe tháo mở TỎ THÔNG nghi chấp, cũng cái Nghe vướng mắc thâm tâm nghi ngờ cố chấp không thể giải. Duy chỉ có GIỚI ĐỊNH TUỆ tự tu tự lượng mà thôi.
CÁI THẤY. Nói đến Cái Thấy của Cái Thấy rất đơn giản khô cạn, tầm thường thì làm sao Nhân Loài có Cái Sống để mà đặng sống. Vì sao? Vì Cái Thấy nơi cái Thấy nó không ngoài SẮC TRẦN Cây Cỏ Núi Sông Nhà Cửa Tiền Bạc, Vàng Ngọc, Tốt cùng Xấu, Đen và Trắng, thấy Chồng, thấy Vợ, thấy Con Cái. Cái Thấy của Cái Thấy nầy tầm thường thấp kém phàm phu tục tử. Dù cho có đặng Phước Báo, lúc Thoát Sanh đặng lên cõi Trời chăng vẫn là Cái Thấy của cái Thấy Chúng Sanh Thấy, gọi là Nhân Tưởng, Thiên Tưởng, Chúng Sanh Tưởng thảy đều thứ lớp Chúng Sanh Thọ Giả Tưởng mà thôi.
CÁI THẤY, rộng rãi bao la vô cùng tận tận, chưa hẳn nằm vào cái thấy NHỤC NHÃN Sắc Trần mỗi một chỗ thấy đâu thôi là cái thấy nhỏ nhen eo hẹp tầm thường khô cạn, cái thấy nó sẵn thấy các nơi như: Suy Tưởng Thấy, Hồi Tưởng Thấy, Niệm Xứ Tưởng vẫn Thấy. Chủ Quán Tưởng Thấy (sáng soi) Mơ Tưởng Thấy, Định Tưởng đến Thường Tưởng cùng Mơ Tưởng, Thường Tưởng Mơ Tưởng lâm nơi Vọng Tưởng mà Hoài Tưởng, Hoài cùng Vọng thường điên đảo Mộng Hành, tu khó trở về với Chân Lý Thực Tiễn, gọi là Mê Tín. Tất cả những điểm diễn giải trên, chung gồm lại thảy đều một Cái Thấy. Bậc tu biết nhận định chung gồm lại tất cả là Một thì Thấy hết. Bằng chưa biết nhận, năng phân bị biệt, chỉ mỗi một cái Thấy riêng tư từng thứ lớp, gọi là GIỚI THẤY, chưa BIẾT THẤY.
CÁI BIẾT. Nó bao quản tất cả cái Nghe cùng Thấy. Cái Biết nó cũng là PHÁP mà nó vẫn là TÂM, tùy theo mức tu nhận định, tùy theo đường tu sở chứng. Có bậc tu chứng PHÁP. Cũng có Bậc Sở Đắc TÂM, nên gọi là TÂM PHÁP BẤT NHỊ (là không hai), duy nhất nhất có Một. Khi kẻ lầm mê chưa nhận chân liên hệ, Cái Nghe vô tư tiêu cực thì cái nghe kia trực thuộc về Pháp, cái nghe nơi cái nghe chưa biết chi cả pháp nơi pháp. Lúc Nghe nhận Định, thì Định trở về TÂM, trực thuộc cái BIẾT, bấy giờ Tâm Pháp duy nhất nghe biết tường tận. Cũng như:Cái Thấy bàng quan, vô ý chưa nhận, vô tư chưa nhìn, thì cái Thấy nọ phục diện Pháp. Cái Thấy nơi cái thấy chưa biết chi cả cũng gọi là Pháp với Pháp. Khi nhận Thức, thời Thức về TÂM trực thuộc cái BIẾT. Bấy giờ TÂM PHÁP BẤT NHỊ THẤY BIẾT QUÂN MINH. Được gọi là CÁI BIẾT chung cùng NGHE THẤY. Sự NGHE THẤY BIẾT chung cùng không ngoài GIỚI ĐỊNH TUỆ. Khi bậc đa trí vĩ nhân hay bậc tự tu sử dụng tỏ thấu từng Giới, thông đạt từng ngành, thật biết từng Căn Cơ và Tánh Chất Tâm không quái ngại, vạn pháp không lầm, gọi là CHÂN LÝ SỞ ĐẮC, rốt ráo BẢN THỂ TÂM.
Con đường TU PHẬT, chủ yếu giải lầm mê về với Giác Ngộ. Sự sống còn vẫn là Pháp. Chết là Mất vẫn Pháp. Ăn uống nằm ngồi đi đứng, nhất cử, nhất động đều là Pháp, không ngoài vạn pháp, Nghe Thấy Biết trên đều là Pháp. Bậc tu hành đưa vạn pháp về với Tâm, Tịnh Tâm hóa giải không hai liền TRỰC NGỘ. Bằng chấp Pháp, Tự Ngã nơi Pháp, Tự Mãn nơi Pháp xưng danh, xưng tướng, xưng Sắc Hình thảy đều Tâm rung vọng động điên đảo, phải chạy theo vạn pháp diệt sanh, sanh diệt, chính điểm một điều đáng chủ ý: Vạn pháp thanh tịnh thì Tâm thanh tịnh, Tâm thanh tịnh không nương tựa Thanh hay Tịnh Viên Tịch Chơn Tâm, nếu nương tựa thanh tịnh chưa hẳn Chơn Tâm. Cần dẹp Động, dẹp Động là Tịnh Pháp đưa đến Tịnh Tâm, TÂM mới hóa giải động vọng nghiệp pháp. Cái Biết, Biết trong động vọng, vẫn Pháp biết Pháp. Cái Biết thanh tịnh dung hòa không vướng đọng, trực thuộc TÂM PHÁP BẤT NHỊ là TRÍ TUỆ. Vì sao? Vì không Ngã hay Ngã Sở. Bậc có Trí Tuệ rất hồn nhiên, bình dị, trọn hòa Giác Trí.
Lầm Mê Giác Ngộ thường biến dạng Mê và Ngộ, do như thế nên Chơn Tâm phải năng biến bị biến thành Tâm Pháp. Pháp và Tâm sai lầm vì động vọng, vọng động Pháp Tâm trưởng thành PHÁP TÁNH, làm cho tất cả vọng tưởng lìa Chơn Tâm, đảo điên Sống Chết hoài vọng mơ màng cầu báo mới có Chánh Báo Thọ Báo Nghiệp Sanh thành Chúng Sanh Tánh, Chúng Sanh Tánh là Tánh Sanh Diệt, Diệt Sanh qua từng giai đoạn thụ nhiễm, cái sống lẽ sống không ngoài Pháp Giới, nên gọi là Chúng Sanh Giới. Đức THẾ TÔN nhập Niết Bàn. Chư Tổ thừa kế chỉ dạy đã thấu đạt lầm mê cùng Giác Ngộ khỏi lầm hết mê với phương pháp Tự Tánh Tỏ Tánh, Minh Tâm Kiến Tánh được gọi Pháp Môn Đốn Giáo. Pháp Môn Đốn Giáo thích hợp với bậc Đại Căn, Đại Trí Dũng Mãnh hóa giải chấp mê. Tự Tánh phát minh cốt thấu đạt Pháp Tánh những cơn lầm nhận, lìa Ngã Ngã Sở nghi chấp thì động vọng tiêu giảm, Động Pháp trở thành Tịnh Pháp Viễn Dung. Thân Tâm vọng đảo trở thành Thâm Tâm Viên Tịch mà Liễu Ngộ. Khi Liễu Ngộ Chúng Sanh Tánh, thì Chúng Sanh Giới cũng không còn, đây gọi là con đường Đốn Giáo hàng Bồ Tát Hạnh Nguyện Thật Tu thời Thật Chứng không sai chạy.
Bậc Liễu Ngộ Chánh Giác, tận thấu lý sự lầm mê khởi điểm từ Duyên Căn chưa tỏ thấu bị vướng mê lầm. Khi tỏ rõ còn tỏ rõ tận thấu tỉ mỉ rốt ráo hơn thế nữa giải thoát Chánh Giác. Bậc Chánh Giác toàn chơn, toàn thiện cùng khắp không thiếu sót.
Khi Thọ Sanh Bị Sanh làm Chúng Sanh Giới, Giới Chúng Sanh là Giới bất di bất dịch yên yên, làm thế nào nẩy nở Pháp Thân vận chuyển? Đã không vận chuyển lưu hành thì không có Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Vì sao? Vì Pháp Giới là Thể nơi Sắc Tướng Hình Tướng, đã Tướng thì không thay đổi, không thay đổi được gọi nó Thường Còn, Chúng Sanh Giới phải vô tri vô giác thời sao? Đằng nầy vạn pháp, vạn pháp lại có sẵn Thể Tánh nơi vạn pháp, Thể Tánh phải linh động, linh động là Pháp Tánh, yên yên là Pháp Giới.
Pháp Tánh tùy thuộc theo khuôn khổ của Giới, có như thế nên mỗi chúng sanh có mỗi một Tánh, chuyển luân ra hằng hà sa số Chúng Sanh Tánh. Tùy cấp, tùy bậc tùy thứ vị. Thượng Sanh, Hạ Kiếp di chuyển qua lại thay kiếp nhau niệm niệm Diệt Sanh, Sanh Diệt. Bậc rộng rãi an lành thì Hóa Sanh từng kiếp, còn eo hẹp khổ đau than phiền trách móc thời Diệt Sanh. Bậc tu hành đa phần quan điểm hóa giải Pháp Giới tận diệt kiếp nầy được sanh kiếp khác, quan điểm như thế bị lầm sai. Vì sao? Vì Diệt Pháp Giới nầy đến Pháp Giới kia vẫn như nhau không sai khác. Duy chỉ thay đổi Tánh. Tánh hiện tại xấu xa bủn xẻn tham lam hư vọng, thay đổi Tánh trở thành thanh cao, rộng rãi bố thí ban cho thực tại khỏi hư vọng. Con đường tu Sửa Tánh, Minh Tâm tận thấu Pháp Tánh trở về với Phật Tánh.
Phật Tánh Tự Tánh Di Đà Muôn Phương Tịnh Độ. Bậc nầy Tận Tận nguồn mê, sạch sẽ vận chuyển khứ lai thảy đều do Pháp Tánh, Pháp Tánh chính là Vô Minh, khi Vô Minh minh tận, Phật Tánh hiện tiền, Vô Minh Pháp Tánh đang còn lấy Một Pháp thảy đều Pháp Giới Thụ Sanh. Vì sao? Vì Phật Tánh Viên Minh, Pháp Tánh biến dạng hằng hà sa số vô lượng vô biên vô cùng tận. Pháp Tánh thị hiện ứng hiện đủ nơi khắp chốn, liền có Pháp Giới bao che bảo trì, vạn pháp vạn pháp vốn là Pháp Tâm biến dạng tùy theo Thượng Hạ thọ chấp. Do lẽ ấy nên chi Pháp Tánh sạch Vô Minh không còn, Chánh Giác. Hóa giải nguồn mê phải Tu Tự Tánh Tỏ Tánh, đây gọi là Thật tu Thật Chứng
PHẬT ĐẠO dụng TÂM là điểm chính. Dưỡng TÁNH bao dung không ngăn ngại, bước tu suốt thấu CHƠN TÂM. Bậc tu hành nhận được như thế mới có Trí Tuệ căn bản, lãnh Bảo Pháp để tu. Giáo Môn Tu Phật duy nhất Phật Thừa Tối Thượng. Khi nhập Môn phải Giải Tỏa những tập quán lề thói xấu xa hư vọng, Nhất Tâm Đạo Tràng tu cầu Diệu Quả Bồ Đề Giải Thoát. Vì sao? Đạo Tràng là nơi Chứng Tri, Tri Kiến Tu Chứng từng Thứ Bậc của Chư Bồ Tát Đại Căn, Đại Chí Đại Nguyện đầy đủ Phẩm Hạnh đầy đủ Công Năng Bất Khả Thuyết thành Phật.
Hiện nay Phật nhập Niết Bàn đã hơn hai mươi Thế Kỷ Phật Lịch, bậc Tu Phật có hàng triệu triệu đệ tử nhập môn, kể cả xuất gia tại gia, không thể thống kê số nhập môn được, lượng thì rất đông, Phẩm tu quá kém, Chân Phật Tử hiếm hoi do nơi thiếu Chủ Lực, Hạnh Nguyện, kém Căn Tánh Hướng Thượng Đại Căn Đại Chí để tu đạt đến đích thị Giải Thoát.
Tưởng Niệm cùng Ý Niệm Phật Tử còn nhớ câu: NHẤT THIẾT CHÚNG SANH GIAI HỮU PHẬT TÁNH. GIAI THÀNH PHẬT ĐẠO. Nhờ Lời Vàng Ấn Chỉ nầy mà sự tu hành không nhỏ, nhưng lại kém Thực Lực, nên chi càng phát tâm bao nhiêu lại càng lầm lạc, vì sao? Vì tu hư vọng, mất thể tánh tự tánh giải mê, tinh thần hóa giải không đúng, dù đúng Phật Ngôn không đúng Thể Tánh thì sao? Càng hóa giải Vô Minh che Phật Tánh bao nhiêu, lại càng thọ tánh xấu bấy nhiêu, trở thành Thọ Ngã Giả Tưởng, làm thế nào tận tận vô minh trở về Phật Tánh?
Chỗ yếu kém thiếu Thực Lực, biếng trễ nên chi ưa thích những gì chưa tu đã chứng, còn nung đúc kiên trì, Công Năng bất diệt, Đại Lực, Từ Bi, Tự Lợi Tha Lợi, Sửa Tánh thảy đều chễnh mãng thờ ơ mà như thế. Phật Tánh sẵn có, tận dụng in tuồng không, hay chưa chẳng hạn, con đường Phật Tử đang tu, còn tu nơi Sanh Diệt thối chuyển thân tâm, trở thành có tu mà chưa có chứng, đây là một điều khuyến tu đáng kể, đa phần Phật Tử có tu liền biết, tự hỏi: Ai tạo Nghiệp? Nghiệp tự mình tạo. Bậc cao hơn hỏi: Mình là gì? Mình là Thọ Ngã, thọ ngã đích thị Ngã Tánh, ngã tánh là Pháp Tánh, Pháp Tánh giả tưởng, giả ý nguyện, giả nguyện vọng đều giả tưởng. Có giả tưởng như thế nên chi Khởi Sanh, Khởi Diệt, khởi Cấu Tịnh. Bốn Tướng nầy mãi lầm lạc không thể Chứng Tri Phật Tánh.
Khi đã trót lầm mê, tu về Giác Ngộ thật khó, nhưng cái tu khó, mà dễ. Nơi Thọ Pháp để tu, dễ mà khó hơn thật tu. Thật Tu đúng Pháp môn là thật khó, vì sao? Vì thật khó bước đường đang tu đến rốt ráo. Do nơi tu hợp mới hóa, chưa hợp chưa bao giờ hóa, còn là hư vọng đảo điên, từ Mê đến Ngộ nó như thế.
Nói về Chúng Sanh. Mỗi Chúng Sanh có Tướng Giới Tánh chung hợp. Đứng Tướng mà NÓI là CHÚNG SANH TƯỚNG, đứng Giới đặng NHÌN là CHÚNG SANH GIỚI, đứng về KHÔNG TƯỚNG được THẤY gọi là CHÚNG SANH TÁNH.
Thế nào CHÚNG SANH TƯỚNG?
Tướng về Chúng Sanh không thể diễn tả cho hết đặng. Vì sao? Vì tùy theo Cảnh Giới các Cõi cùng Thế Giới. Hiện Sanh ĐA CHÚNG gọi là Chúng Sanh. Tướng nó tùy thuộc theo Giới Thọ Sanh, Chánh Báo Thọ Báo không chừng, chỉ có Thượng Sanh Hạ Kiếp, trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Lục Đạo gọi là Muôn Phương Tịnh Độ đều hiện sanh Tướng. Nhân Tướng. Thiên Tướng. Chúng Sanh Tướng. Thọ Giả Tướng. Tướng Thọ Giả là nhận lầm Tướng Sanh Diệt, Tướng Sanh Diệt là Tướng Tử Sanh. Tướng Tử Sanh là Tướng đua giành Giới Tướng cạnh tranh đối tượng nhau, chẳng biết bao nhiêu Địa Vị Giai Cấp, chỉ vì Được Mất hình thành Giới Tướng, nên mới có Nghiệp Cấu thù hận, chém giết, đánh đập xâu xé nhau không thể nào kể hết:Đua theo Thọ Giả Có Không là chạy theo Hư Vị, hư vị nầy Chúng Sanh lầm Pháp Tánh Chúng Sanh Tánh. Khi chúng sanh không lầm Tánh thì chúng sanh Giác Ngộ. Bằng lầm Tánh trở thành Pháp Tánh lầm mê, Sự Lý Lầm Mê hay Giác Ngộ, nó trực thuộc về Tương Đối là PHÁP, tuyệt đối là TÂM. Như TÂM PHÁP là Hai, Pháp Tánh Phật Tánh đều Hai. Chính Hai kia trở thành Mê Ngộ lẫn lộn, Bậc tu khi đạt đến Tâm và Pháp. Không Pháp, còn Tâm, Không Tâm về Giác như thế.
Phật Tánh gọi là Tự Tánh Di Đà Muôn Phương Tịnh Độ. Phật Tánh viên dung bình đẳng chung khắp. Tất cả Chúng Sanh đều có Phật Tánh. Khi chúng sanh Hồi Hướng Thiện, Thiện Tánh tinh thần phục Thiện Phật Tánh triển khai. Bằng chưa hồi hướng, chưa phục Thiện thì Phật Tánh không có. Vì sao? Vì Phật Tánh sẵn có nơi phục thiện. Nếu Ác, Ác Tánh, Ác Mưu, Ác Mãn, Ác Tôn bực tức, nóng giận ngang tàng trực thuộc MA TÁNH. Giữa Ma Tánh – Phật Tánh, cũng như PHÁP TÂM – TÂM PHÁP linh động từng sát na thay đổi. Bậc tu dễ lầm chưa tỏ Pháp cùng Tâm phải tu đạt Chân Lý, chưa đạt Pháp Tánh phải tu Tự Tánh.
Nói đến Phật Tánh, thì cần giải Pháp Tánh như thế nào? Pháp Tánh, không có đuờng nào để chỉ. Không có lối nào để nói Pháp Tánh, vì sao? Vì Pháp Tánh không trụ nơi nào, mà nơi nào vẫn Trụ. Thiện hay Bất Thiện đều ra vào Viên Giác. Dù cho Đại Trí Thượng Căn Thiền Trí. Tiểu Trung Đại Căn, Pháp Tánh vẫn vãng lai, lai vãng. Duy chỉ Tu Đạt Pháp Tánh thời Pháp Tánh tự nhiếp Pháp Tánh mà thôi. Khi Pháp Tánh nhiếp sạch Pháp Tánh không còn Giới, Phật Giới, Viên Mãn Chánh Giác.
Bậc tu cầu Diệu Quả phải giải trừ Tham Vọng, trong sạch bợn nhơ thân tâm sáng suốt, khỏi lầm Pháp Tánh, không vấp lợi danh, mới trưởng thành Tự Tánh. Vì sao? Vì Phật Tánh bao quản trùm khắp, Đại Diện Chân Tôn Hàm Chứa toàn chơn, toàn thiện tuyệt mỹ không hai. Còn phần chúng sanh lầm lạc sống theo Cá Tánh, Cá Nhân, Cá Thiên. Từ mỗi một Cá Nhân, toàn thể Cá Nhân, hợp lại trở thành Cá Thể, có Cá Thể nên mới có từng Cảnh Giới và các Cõi, trở thành Thượng Sanh Hạ Kiếp. Nói đến Cá Thể vận chuyển theo Pháp Tánh, thì vô kể, bằng nói đến Cá Nhân cùng Cá Tánh thật vô lượng, vô biên, trùm khắp vô cùng của mỗi mỗi hiện diện phát sanh, phát diệt, phát cấu, phát ly trở về với PHÁP TỊNH. Phật Đạo nhiều Pháp Môn, mỗi pháp môn cứu chữa bệnh mê lầm, phối hợp có Mười Hai Tông, do Chư Bồ Tát Tu Chứng hướng dẫn, chuyên cần Tín ngưỡng vẫn là bước đi đến Tri Kiến Phật Tánh Phổ Chiếu giải lầm mê. Tu Hợp Phật Tánh rất cần DỤNG TÁNH hợp Tánh liền sở đắc Phật Tánh, gọi là Tự Tánh Tỏ Tánh. Tuyệt tác thay Tánh nó Tỏ Tánh không hai! Nếu Pháp mà Tỏ Tánh liền vướng bị hai tướng, vì sao? Vì Pháp Tỏ Tánh là Pháp Tánh, chấp pháp là ngoại giáo sai biệt Chơn Tôn.
Từ nơi Phật Tánh, phân phối chia rẽ trở thành Chúng Sanh Tánh, cho đến nổi trực thuộc với Cá nhân, Cá Tánh cùng Cá Thể, thì Tánh trọn vẹn Phật Tánh đâu còn Đại Khối Đại Lượng với Chúng Sanh? Duy chỉ có Phật mới toàn chơn toàn thiện vì Phật hoàn toàn Phật Tánh. Phật thấu TÁNH thành PHẬT. Chúng sanh chưa thấu Tánh nhau thì làm như thế nào trở nên toàn thiện toàn chơn? Khi tu cầu diệu quả Bồ Đề đối với bậc tu pháp có Thiện Căn, Thiện Chí mà kiến tạo Đức Tánh. Vì sao? Vì Đức độ lầm mê, thời Tánh nọ bước qua điên đảo. ĐỨC TÁNH vốn sẵn hòa hợp từng lớp người Chúng Sanh Giới, đương nhiên Đức Tánh xây dựng Bản Năng Công Đức Phẩm mà thật hành Từ Bi Hỷ Xả. Khi đã có Tự Tánh Hỷ Xả thời có lời ÁI NGỮ của Tự Tánh Phát Minh, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh.
Bằng lý trí tự nguyện tu sửa tạo Đức Tánh nhưng điêu thoa lừa gạt, Tự Lợi Tự Ngã bảo vệ Cá Nhân Cá Tánh chủ thủ riêng, chưa soi lại Tâm Tánh để Tu Sửa nơi bản thân làm thế nào Hòa Hợp đúng với tinh thần Tu Đạt. Lời Tự Nguyện Lý Trí là một việc, còn Bản Năng Chủ Lực thu nhiếp vạn Tánh về với Phật Tánh là một việc. Thiết thực không tu mộng Chứng, chẳng tạo lấy “NĂNG TUYẾT. BẤT NĂNG HÀNH” Chân Lý đều như thế.
Tu Sửa Tánh Tỏ Tánh chính Pháp môn GIÁC TỊNH. Vì sao? Vì chú Tâm, chuyên Tâm nhận xét lỗi lầm bản thân mà chừa lỗi, chừa tánh xấu, tật ganh ghét chê bai, nóng giận thù hận lần lượt cổi giải sửa đổi. Phải chăng đây là Tịnh Pháp hay Động? Động Pháp thì Bất Bình Đẳng, bất bình đẳng Tâm biến loạn, tự biến năng biến vấp phải nghiệp do nơi bất bình đẳng. Bậc có Trí Tuệ không nặng nhẹ, vì biết xét chúng sanh tánh, xét mình tu hợp hóa, là Độ Sanh, độ những phát sanh sai với Chơn Tôn Đạo Đức, trở về Chân Tánh Thường Còn, là Phật Tu, là Hạnh Nguyện, Hợp-Hóa chúng sanh tánh, TÁNH chúng Sanh HỢP với HẠNH.
Có Tu Tỏ Tánh mới nhìn nhận vạn pháp linh động chuyển luân, thấy đặng nghiệp lậu kiết sử, năng chấp, thọ chấp chứng tri, Tánh thời đồng đẳng bá thiên vạn triệu Tánh, đồng về với khối Tánh như nhau, đồng mê lầm thọ ngã như nhau. Lúc Giác Ngộ vạn nơi lầm hết lầm trở về TRÒN GIÁC. Bậc tu nhớ như thế, biết đặng như vậy, Tâm không quái ngại tu hành TỰ TÁNH Pháp Môn Tối Thượng CHÂN TRUYỀN.
CHƠN TÂM PHẬT TÁNH ĐỒNG THỂ KHÔNG HAI. Vì sao? Vì Tánh có Chủ Lực lướt qua vạn Tánh. TÂM suông TÁNH thẳng, TÂM vướng TÁNH dừng mà sanh nghiệp. Do đó nên chi con đường tu Tỏ Tánh cần CHỦ LỰC CÔNG NĂNG cùng ĐẠO HẠNH. Hạnh Pháp tăng trưởng về GIỚI TƯỚNG, Tướng nơi Giới đại diện giai cấp, tu chứng từ thế gian đến xuất thế gian làm mục tiêu Chánh Báo. Bậc tu hành tu KHÔNG TƯỚNG mà TƯỚNG, TƯỚNG lại KHÔNG TƯỚNG chứng tri CHÁNH GIÁC. Khi KHÔNG TƯỚNG nhìn nhận soi sáng Chúng Sanh.
Lúc Tướng Bồ Tát nhiếp thu Tánh về Phật Tánh Chơn Tôn. KHÔNG TƯỚNG VÔ CHẤP TRỤ TƯỚNG Chứng Thị CHÁNH GIÁC.
NAM MÔ VÔ THƯỢNG TÔN PHẬT
Từ mê lầm Tu Đạt đến Giác Ngộ, con đường tu cầu Diệu Quả, khó khăn vô kể. Bậc tu ban đầu có Đức Tin duy nhất, tin Ngôi Tam Bảo PHẬT-PHÁP-TĂNG, bản thân xây dựng Đạo Đức, tu học pháp An Lành không gây gổ ác tâm mưu sĩ, niềm tin trong sạch, tánh chất Hiền Hòa không tham lam, sân hận, giải mê lầm. Phát BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN.
Tu thường giải nghiệp, xét lỗi lầm cải hối, Tâm Chí rộng rãi hướng thượng, thực hành tu sửa chừng nào, thân tâm càng mở mang chừng ấy, lý trí cao đẹp thanh thoát. Khi bấy giờ mới phát Tâm Nguyện: PHẬT PHÁP Vô Biên thề nguyện HỌC, NHƯ LAI vô biên thề nguyện SỰ. Nơi Ba TÂM Năm NGUYỆN nầy Chư Tổ cùng Chư Bồ Tát đều TỰ NGUYỆN làm mực thước để tu cầu về Chánh Tín. LÝ SỰ TƯƠNG SONG Đồng Giác.
Bậc Tín Ngưỡng là bậc có Chí Nguyện giải mê lầm phá vô minh, cầu Giải Thoát, dụng LÝ TRÍ tìm pháp sâu đậm để tu, xem kinh pháp cốt liễu nghĩa Lời Vàng hướng dẫn, dụng kinh điển Đại Thừa nương theo con đường Bồ Tát Hạnh Nguyện, thực hiện Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa, Công Đức Phẩm chủ yếu tạo Công Năng, gọi là Lý Sự SONG TU.
Bằng bậc có trình độ lý trí tu học, dụng lý trí tỏ kinh liễu nghĩa, tỏ pháp cùng pháp giới Đắc Chân Lý chẳng hạn thì Chân Lý kia Vô Ngại Pháp Giới đều là Lý ngộ, chưa đủ Vạn Năng vẹn toàn Tu Đạt, vì sao? Vì kém SỰ, đã kém Sự vô ngại Pháp Giới SỰ, bậc tu đạt khó qua nhiều trở lực ngăn cách, khó thoát khỏi vòng đai Pháp Giới xâm chiếm bản năng mình. Phải chăng khi bấy giờ Lý Thông. Sự Chướng làm cho Chân Lý mơ màng tâm cầu hiện tại kết quả, đứng yên nơi Tu Chứng thân tâm cầu báo. Bậc tu cầu nên thấu:Chân Giác không thể nhận Chân mà Giác. Chưa hẳn dụng Lý làm Chân. Khi Lý TỎ thì Sự THÔNG. Sự TỎ Lý ĐẠT. Lúc THÔNG ĐẠT thực hiện SỰ SỰ Tận Thành, không còn Lý Sự, về với CHÁNH TÍN.
Con đường Tu Phật, tu cầu Tri Kiến Giải Thoát khó khăn. Chưa phải Chân Lý Nhà Phật khó khăn hay Đạo Phật khó khăn, chỉ bậc tu thiếu khuyết lầm nhận khó khăn, vì bước tu sai lệch tăng giảm, đúng cùng chưa đúng với tinh thần Chơn Thể, trở thành biểu tượng nhiều phương diện, định hướng khác nhau, cho đến nguyện vọng tu cầu hình thể lòng Tín Ngưỡng khoảng cách xa nhau. Bậc Xuất Gia đến Tu Tại Gia tu hành có một Tự Tâm Minh Đạt. Tự Tánh Di Đà nơi quan niệm sai khác nhau không thể nào diễn giải hết đặng.
Phật Tử tu rất đông. Bậc tỏ CHƠN THỂ PHÁP lại hiếm, Bậc Sở Đắc càng hiếm hơn. Kể ra thống kê, từ Mười Ngàn Vị, chỉ có một vị chứng tri Chơn Thể Pháp, biết đường lối Đạo Phật Tu Phật. Từ một Vị đến Mười Ngàn Vị biết Tu Phật Chứng Tri đường lối Đạo Phật, chỉ còn Một Bậc Đắc Chân Lý. Từ một bậc Đắc Chân Lý, cho đến Trăm Triệu Đắc Chân Lý, chỉ còn lại mỗi Một Bậc CHÁNH TÍN Thành PHẬT.
Vì sao? Vì Năng Khiếu kiến tri dừng trụ Tu Chứng. Vì Tín Hạnh Nguyện, Hạnh Nguyện kém, TÍN hồi hướng bị phân kiến Thánh Phàm, dừng trụ Tu Chứng. Vì Giới Định Tuệ chưa Minh Đạt Chủng Tánh, dừng trụ Tu Chứng. Vì Tứ Nhiếp Pháp. Lục Ba La chưa đồng Sự nhiếp thu Mật Đa rốt ráo, dừng trụ Tu Chứng. Lại nữa:Kém Kiên Trì thiếu Vô Sanh Nhẫn Pháp về với Giác Tịnh. Tự Tại Vô Ngại Kiến Dục Độ Sanh. Bất Tịnh Dục Vọng mà dừng trụ Tu Chứng. Sự Lý Tu Chứng có hàng hàng lớp lớp của các bậc tu vô kể, thật vô vô kể. Đức BỔN SƯ khi Ngài còn tại thế lời Vàng minh thuyết Phật Thừa, các bậc tu hành nhận chơn Tam Thừa tu tập, tùy Duyên, tùy Căn thấp cao Chứng Thị nên mới có hàng Thinh Văn, Duyên Giác, Bích Chi cùng A La Hán đến Bồ Tát, lúc đang tu Bất Thối Bồ Đề, Bất Thối Bồ Tát. Bồ Tát Nhất Sanh Bổn Xứ Thành Phật.
Đạo Phật đứng trước thời Hạ Lai. Bậc tu hành kém yếu Năng Lực tinh thần, con đường tu suy giảm, đa dạng thường chấp hay chấp, Tự Mãn Lý Chướng, thêm lười trễ, hiếm bậc đánh đổi tu cầu giải thoát nên khó tin Giải Thoát, chỉ tu cầu liễu sanh qua từng cảnh giới tu cầu Phước Báo Nhân Thiên thì làm sao tin đặng Bậc hoàn toàn Chánh Tín Giải Thoát?
Nói đến Chánh Tín Phật Đạo thì Vô Lượng Vô Biên Công Đức giải thoát. Vô Lượng Vô Số Vô Xứ Cảnh Giới giải thoát. Vô Lượng Vô Biên Vô Cùng Tận Pháp Giới Giải Thoát, Vô Lượng Thọ Vô Lượng Nghĩa Liễu Đạt Giải Thoát, Vô Lượng Vô Tận Sanh Diệt Diệt Sanh giải thoát. Vì sao? Vì PHẬT PHÁP vô biên thề nguyện HỌC không trụ một pháp, thấu tận vạn pháp giải thoát. SỰ SỰ Như Lai thề nguyện SỰ vẹn, diện kiến Như Lai Giải Thoát.
Bậc tu Tín Ngưỡng TÂM trơn liền vẫn giải thoát. CHÍ Bất Biến giải thoát. DŨNG Bất Thối giải thoát. Nương Vạn Pháp Tu Bát Nhã trọn trí Bát Nhã giải thoát. CẢNH không nhiễm trước, TÌNH không oán hận giải thoát. Không ái nịch, ái dục, không tập khí giải thoát. Diệt Sanh không nhàm chán, giải thoát. SỰ không chê. LÝ không trụ chứng giải thoát. Giải thoát từ điểm nhỏ cho đến trùm khắp vô biên cùng cùng tận giải thoát. Chớ nên lựa chọn kén lường điên đảo vọng cầu nơi Sự Việc Lớn mà bỏ những việc Nhỏ không tu để giải thoát, không bao giờ giải thoát, phải lâm nơi dừng trụ tu chứng như trên.
Khi bậc tu hành biết nhận rõ Pháp Môn Giải Thoát, qua từng giai đoạn pháp giới giải thoát, từng khúc nôi pháp giới giải thoát, lần hồi Kiên Trì không lay chuyển. Bất Thối Tâm, thâm nhập pháp môn thời pháp môn nào cũng hướng về giải thoát tu giải thoát. TÂM không quái ngại. Trí chẳng mơ màng thực hành giải thoát. Vì sao? Vì Chơn Thể nơi Tâm, ngôn ngữ cử chỉ của chúng sanh bất cọng nhập Tâm nhỏ, lúc Xuất Tâm thì lớn lao vô cùng. Hành động chúng sanh bất cọng, khi nhập vào Tâm lớn, lúc Xuất thì nhỏ, do như thế nên chi có kẻ nghi Chấp Trụ, dừng trú giải nghi giải thoát.
Nói về TƯỚNG và TÂM thì Tướng đã giải thoát từ lâu. Tâm chưa giải thoát. Khi Đức THẾ TÔN Ngài đạt Vô Thượng Chánh Giác, Ngài nói: “Lạ thay! Tướng đã giải thoát từ lâu, ngày nay Ta mới giải thoát.” Vì Tâm bị vướng mắc. Thiên Ngã. Nhân Ngã. Thọ Giả Ngã Tưởng, trở thành Chúng Sanh Giới nên có trọng lượng và giới hạn. Nhân Cách, Tư Cách cùng Thể Cách mỗi mỗi Chúng Sanh Giới kiến tạo tự tạo các Nghiệp, có nghiệp chủng, từ mỗi nghiệp chủng trở thành các Cõi các Cảnh Giới, không ngoài Thượng Sanh Hạ Kiếp Chánh Báo. Thọ Báo, dời đổi qua từng kiếp sống mạng sống, Lý Sống cùng Sự Sống lại qua qua lại không ngừng. Mỗi phục diện của chúng sanh giới đều có HẠNH GIỚI, Giới Hạnh nầy sắp xếp thứ tự phù hợp với từng giới, chúng sanh từng bậc Nhân Giới, Thiên Giới, Tiên Giới, Thần Giới, Ngạ Quỷ Súc Sanh Giới, đến Địa Ngục Giới, gọi là giới nào hành sự theo giới ấy, nên chi Bậc Tu Phật phải tu căn bản Giới Hạnh Nguyện, lập Đạo Hạnh Nhân Thiên Hạnh, Đạo Hạnh theo tinh thần tu cầu Diệu Quả Tri Kiến Giải Thoát thời phải tu Vạn Hạnh là PHẨM HẠNH, tùy theo các giới sanh nhiếp độ, tùy Duyên hóa Độ, tùy mức giới sanh HỢP HÓA, giải trừ TÂM vướng mắc, thực hiện TỨ NHIẾP NHIẾP THÂU Vạn Hạnh trở về NHẤT HẠNH, cho nên Chư Bồ Tát TỰ NGUYỆN, Tu Hạnh con đường Hạnh Nguyện nơi Bồ Tát là Hành Dụng, thực hành cốt nhiếp hạnh, Bồ Tát dùng Hạnh giải giới không còn là Chúng Sanh Giới, trở thành Bồ Tát Độ Sanh, thoát sanh pháp giới. Bậc tu Hạnh chưa trọn thì pháp giới phải mang, bằng GIỚI HẠNH VIÊN ĐẠT tận thành vẫn Chứng Đắc.
Nói chung lại hai chữ: CHÚNG SANH, phân tách ra có Nhân Chúng Sanh, Thiên Chúng Sanh, Tiên Chúng Sanh, các thọ chủng chúng sanh không ngoài GIỚI và CÕI, như:Cõi Trời, Cõi Người Ta, đến Cảnh Giới Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, nơi nào chốn nào có Danh Từ thảy đều phải tu thêm nữa đến rốt ráo thành Phật Chánh Giác, nên gọi là CHÁNH TÍN THÀNH PHẬT. Đây chính là một điểm nên ghi nhớ. Như trên đã nói thì kể theo trên thế giới hoàn cầu không thể nào nói đặng bao nhiêu chúng sanh, làm sao diễn giải cho hết nổi Pháp Thân Phật có bao nhiêu chúng sanh?
Phật nói: “Chúng Sanh đa bệnh. Phật Đa Hạnh.” Đối với Lời Vàng Kinh Điển hướng dẫn để tu hành. Chẳng khác khu rừng có vô lượng lá rừng mà lời thuyết chỉ bằng một nắm lá trong bàn tay, thì làm sao dạy để Giác? Phật không dạy, chỉ KHAI THỊ cốt NGỘ NHẬP, lời khai thị từng môn, từng lá rừng, bậc tu hành phải ngộ nhập thực hành từng giống cây nơi khu rừng tường tận, không còn lấy một lá nào mà không thấu đặng, gọi là sạch sẽ không lầm, Giác Ngộ. Bậc chưa nhận liền chẳng hiểu, bậc hiểu không hành cũng phải đứng yên, làm sao Thị Nhận để về CHÁNH TÍN.
Nguồn Mê nó vô tận như Lá Rừng không thể đếm đặng. Thời gian lại vô thủy vô chung, nên chúng sanh bị sanh hóa hóa sanh vô lượng, vô biên kiếp, không thể lường được đã từng thăng trầm bao nhiêu kiếp, sanh nơi nào đến chốn kia hay từ chỗ kia đến nơi nọ đặng. Nhưng có thể tỏ thấu chúng sanh phải Sanh, cùng phải Tử không ngoài con đường gọi là QUỸ ĐẠO GIỚI SANH Chánh Báo Thọ Báo, Thượng Sanh Hạ Kiếp, lần lượt thay đổi tùy theo Tánh Chất Phẩm Lượng hiện hành cấu tạo Thiện Ác, Rộng Hẹp, cọng hóa hay bất cọng bị hóa trọng lượng tương song thụ sanh trong kiếp đó.
Khi được tu, biết tu là con đường xây dựng HÓA rồi mới Sanh, chưa biết tu sửa, chưa biết xây dựng thù hận tranh giành gây hấn là Diệt tồi phá đều BỊ HÓA, BỊ CỌNG nghiệp, phải lâm nơi Diệt rồi mới Sanh Hạ Kiếp hay các loài Cầm Thú. Vì sao? Vì cho chúng sanh bình đẳng Tứ Loài Sanh Hóa từ Noãn Sanh, Thai Sanh, Thấp Sanh, cùng Hóa Sanh, thành thử hạ sanh diệt-sanh hạ-liệt sanh nơi Hạ Tiện Người và sanh vật.
Nói về con đường sanh tử lầm mê đã có từ Vô Lượng Vô Biên thế kỷ làm chúng sanh phải hứng chịu với con đường ấy khó mà thoát sanh hoàn toàn chánh giác. Từ vô thủy vô số vô biên đã sẵn có chúng sanh. Đến hiện kiếp nầy vẫn đã có vô số vô biên chúng sanh còn lại tái sanh chưa giải thoát, vẫn đi nơi sanh tử, vẫn chịu sống chết theo quỹ-đạo-giới của mình mà Tử Sanh, thường còn, bất biến, thường trụ bất di, do nơi Sở Chấp, hứng chịu với mục đích đang lầm lạc Diệt Sanh Sanh Diệt là hơn cả nên chi mới có lý sự chướng ngại. Tâm Chí ngăn cách, so tính đủ điều làm cho con đường Chánh Tín xa với Chơn Tâm, không còn Chơn Thể nơi vạn pháp để Tỏ Tánh Tự Tánh mà Tự Giác. Bậc tu cầu về với Chánh Tín phải Công Đức vô lượng, dung hòa vô biên cốt giải trừ Bản Ngã Giả Tưởng vô số pháp giới, trọn lành tròn giác. Thật khó giảng giải như thế nào, duy nhất chúng sanh phải Đại Bi Đại Nguyện thề nguyện ĐẠI THÀNH, Phật với chúng sanh phải Đồng Năng Đồng Lực, Đồng Hóa mới trưởng thành Đồng Đẳng Giác. Bất đồng chênh lệch cho đến Thiền Trí không nhận được Giác Trí, Giác Trí chưa nhận được Huệ Nhãn, Huệ Nhãn khó tin Phật Nhãn thì sao? Đồng Đẳng. Đẳng Giác sạch sẽ Chánh Giác. Đối với Quỹ Đạo Giới sạch sẽ hơn thế nữa Giới Giới-Tận, tận tận Giới Chánh Tín, gọi là thậm thâm Bát Nhã Giới vậy.
Bậc Vô Thượng Chánh Giác tận chu đáo tỉ mỉ. Mỗi một chúng sanh có Chánh Báo cực điểm, bất khả thuyết, toàn diện Bích Châu, Bảo Châu, Trân Châu. Các Châu đó quý báu vô cùng tuyệt vời không thể nói lên, như thế nào đặng lại Chánh Báo. Không có đường kính thẳng, đường kính dài, hay đường kính rộng để chỉ nơi ấy Chánh Báo được. Vì lầm lạc, mê mờ chạy theo Sanh Diệt, khốn khổ đau buồn, hơn là sung sướng thoải mái, vướng bị vô cùng tận, vô số vô biên pháp sống chết sanh hóa, hóa sanh không ngoài pháp giới di động điều hành, thọ nghiệp hải, thọ từng chủng hải, thọ từng khắt khe nghi chấp hải, kể sao cho tận đặng. Nói đến đời, chỉ biết từng giới nơi Bản Ngã Giả Tưởng, kể cả niên canh tuổi tác, bị động tác nơi tuồng đời ưu đãi, bạc đãi khác nhau. Đáng kể đến THÂM TÂM biết tiên liệu, tùy người mà đối xử, nghịch hay thuận, tùy mỗi con người biết ngự chế thâm tâm tánh chất hay chưa ngự chế tánh chất, nơi này nó làm cho khởi sanh Động Tịnh Vọng Động, nhiếp thâu hay chưa bao giờ nhiếp thâu, trở thành trăm ngàn vạn nghiệp nặng nhẹ khác hẳn nhau. Bậc nhìn nhận bên ngoài hay bậc bàng quan chưa ngự chế, đua chạy tấm tuồng, dù có tu bao nhiêu chăng vẫn tu nơi Sanh Diệt Diệt Sanh. Bậc tìm các Pháp sâu đậm để tu, thời biết ngự chế thâm tâm, biết xuôi dòng quần chúng cốt nhiếp thâu vạn nẻo về với một đường chính nơi mình tỏ ngộ, đây là Pháp Bất Diệt viên dung. Khi chưa nhận tiến bộ thâm tâm, thì vạn lối kia nó diễn giải trăm đời vạn kiếp thảy đều, như mây cùng gió, xuôi dòng sanh tử.
TÂM phân biệt THÁNH và PHÀM, ĐỜI hay ĐẠO, tu vạn kiếp không bao giờ thành CHÂN GIÁC. Lúc VÀO ĐỜI CHUNG CẢNH, KHÔNG VƯƠNG THẾ TÌNH thì đã thực hiện CHÂN TRUYỀN BẢO PHÁP. Khi TIN PHẬT, mà chưa TIN lấy BẢN NĂNG nơi mình TU ĐẠT thành PHẬT, đó là đang còn tu Mê Tín, khó về CHÁNH TÍN CHƠN TÔN. Đây là Pháp Môn TÍN NGƯỠNG về với CHÁNH TÍN GIÁC NGỘ. Đọc tụng BẤT THỐI NGÔN.
VÔ THƯỢNG TÔN
Ấn Chứng
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, là một PHẨM phát Tâm khó nghĩ bàn, niệm xứ thoát Tam Thiên, thông Tam Giới, Công Đức cúng dường vô sở chứng, vô thượng Bồ Đề Tâm thề nguyền Sự. Vì sao? Vì Tâm phát huy giải Giới, ví như: Xuất Gia không văn tự, đó là xuất gia. Pháp Vô sở đắc là ĐẮC. TÂM HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, đích thị cúng dường NHƯ LAI BA LA MẬT ĐA nguyện. Sự HỒI HƯỚNG nầy, không Tướng, nhưng đầy đủ TƯỚNG không thiếu sót, chẳng uy lực mà đầy đủ uy lực, do PHẨM CÚNG DƯỜNG chung khắp, các bậc tu cầu Diệu Quả không thể thiếu sót phát tâm, khó diễn giải vô sở chứng tri, bậc đã Hồi Hướng Công Đức Phẩm.
Bậc NHẤT TÂM đảnh lễ, THÂN-KHẨU-Ý giải nghiệp, bậc này thường đánh đổi thân mạng, niệm niệm tu cầu Diệu Quả Bồ Đề, không phân biệt, Tâm nhận định đặng biết chúng sanh chung khắp đều tu, mỗi mỗi tu theo HẠNH mình. Từ nơi giải Tâm, đến giai đoạn đặng rõ lầm mê, nguồn mê nó như thế, Tâm trơn liền không còn chướng ngại, tu đạt VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM, nương nhờ Công Đức, vượt hẳn thế gian CHỨNG TRI BÌNH ĐẲNG. Hồi Hướng Công Đức siêu thoát, Tâm tỏ rõ Diệu Pháp sở đắc DIỆU QUANG, SÁT TRÍ NHẤT THIẾT TRÍ thành tựu CHÁNH GIÁC.
Thiền Sư vừa nghĩ đến đây, Ngài rời khỏi tảng đá đang ngồi, đứng lên, chân bước đi, miệng lẩm bẩm: Dại thật, dại thật, cho những bậc lầm mê, trên con đường Diệu Quả. Thường TƯỞNG tức PHI. Thường TÌNH tức ĐỌA, mãi gìn giữ năng sở thường tình, mộng ảo Tri Kiến Giải Thoát, lề thói thường tình ưa thích tất cả mọi người chìu chuộng tâng bốc an vui, hơn Tâm tự tạo nguồn vui bất tận. Nơi thường tình nơi sống quần chúng thường sống phẳng lặng mơ hồ, như con người sống của con người như thế. Nếu bậc vươn mình cao cả hơn, không mong cầu chỗ thường tình làm quan hệ, cũng chẳng cho nó làm tầm thường, miễn cao hơn thường tình, hơn tầm thường, nơi mình đang trụ chấp biết chỉ trích, chưa tự xét mình, chính mình tầm thường hơn ai hết. Biết suy, biết xét, chưa thực hiện mình đang biết, đây chính là con bệnh thường vấp phải.
Bậc ĐẠI CHÍ xét người làm cán cân đo lường chứng thị, nghĩ đến mình dụng CÔNG NĂNG làm nhà ở, công năng nầy không lấy lề thói tầm thường làm quan hệ, chỉ quan hệ thiếu công năng, kém đức độ mà thôi. TINH THẦN cao cả, do nơi Tinh Thần HỒI HƯỚNG Tâm nguyện giải mê, phá nghi chấp, khai hoang lần tiến những gì chưa hiểu đặng hiểu, chưa thông đặng thông làm chốn an nhàn nguồn vui bất tận. Bậc đang sống biết sống như thế chưa phải là lối sống tầm thường. Vì sao? Vì chỗ sống của mỗi địa giới như: Thế Gian có thường tình phục diện thế gian. Cõi Trời (Thiên) củng cố địa giới thường tình của Thiên. Dưới sự nhận định Nhãn Quang đâu đâu thảy đều thường tình chung khắp các cõi, các Cảnh Giới cho đến Tịnh Độ Quốc Độ đều thường tình mỗi nơi, mỗi chốn. Vì sao? Vì còn GIỚI vẫn thường tình. Chỉ có HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, bao nhiêu CÔNG NĂNG tu hành, bao nhiêu Chủ Lực sung mãn thảy đều CÚNG DƯỜNG NHƯ LAI mới cao cống Vô Lượng CÔNG ĐỨC, vô biên vô tận Chánh Giác là Tối Thượng PHẨM.
Đối với TA, thật biết tỏ rõ như thế, nên không vướng mắc, đầy đủ Chủ Lực, nguồn sống, thật là cuộc sống HUY HOÀNG trước mọi sự việc, kể cả gây hấn, nghịch ngợm bằng phương thức nào, vẫn có sự sống BẤT DIỆT. Nên chi Sự Sống thông với Sự Sống của tất cả không có khoảng cách nhau, vì vậy nên chi không có ĐOẠN-DỊ-DIỆT, vạn pháp suông chảy, Tâm vui vẻ thoải mái trơn liền, đương nhiên SỰ SỐNG NÓ SỐNG.
Thiền Sư vừa nghĩ đến đây, nở nụ cười thoải mái, Ngài nói: “TA và tất cả sanh ra để làm gì? Để ăn, để mặc, để sống ư? Thật vớ vẩn nơi vớ vẩn, chịu nơi khuôn khổ thường tình, vạy vọ lâm nơi tầm thường bị sút kém thua thường tình, thì làm sao thông cảm sự sống, cùng nhau thoải mái? Đứng Nhân Cách tầm thường hay thường tình kẻ ưa thích chỗ này, người lại ưa nơi nọ, có những mong đợi hoài vọng khao khát tâm trạng khác nhau. Khi bước vào con đường Tu Phật chưa đủ Công Đức Công Năng để giải tỏa, lòng tham vọng đang còn, các khía cạnh nơi Nghiệp Tham, không tham lam tiền bạc, vẫn tham vọng đủ chiều hướng hư danh. Tu vấp phải qua nhiều nghiệp thức. Bậc bình dị nương VÔ NGÃ để tu, khỏi tham mơ vọng đảo, lầm ngã giả tướng, MINH TÂM đến không Dị Biệt thoát sa đọa.”
Thiền Sư đưa tay hái cành lá. Ngài ngồi lại tảng đá, nét mặt cảm mến như nhiên, Ngài nói: “TƯỚNG giải thoát từ lâu. Cây cỏ núi sông hoa quả vẫn làm tròn Bổn Phận dung dưỡng nhân loài, nay TA nói lên TÂM HỒN GIẢI THOÁT.” Thế nhân mấy Ai biết đặng Ai? Họ chỉ nhìn nhau bằng đôi mắt tầm thường, TA chỉ biết TA là đủ, vì sao? Vì nó như thế. Khi ĐỨC THẾ TÔN đang còn tại thế, chưa chắc Nhân Sinh nhìn đặng Ngài Vô Thượng, Ngài đã từng công bố, chưa hẳn có bậc đã tin Ngài. Lúc bấy giờ tinh thần Tối Thượng Quả Vị ĐẲNG ĐẲNG GIÁC. Chỉ Ngài thấu Ngài mà thôi. Ngài nhập Niết Bàn Lời VÀNG sáng rạng, NGÔN TỪ trở lại BẢO CHÂU. Cao quí thay! VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC PHẨM thành XÁ LỢI.
Có lẽ, có lẽ. Bổn Phận Đức CHÍ TÔN đã tròn Bổn Phận. Nay TA tiếp tục phải làm tròn, miễn tất cả Nhân Sanh ưa chuộng xem với TÂM HỒN GIẢI THOÁT vẫn toại nguyện không khác. Đức Bổn Sư thành Phật Chánh Giác, Ngài nói: “Bá thiên vạn ức PHẬT CHÁNH GIÁC, nay TA thành PHẬT CHÁNH GIÁC.” Nào Đức Ngài tuyên minh Ngài Chánh Giác thành Phật mỗi một mình Ngài đâu. Đối như TA vẫn như thế, các bậc đang tu, đồng tu đến mức độ như TA cũng có Thế Giới Hải bậc như TA, bậc đồng nguyện rộng rãi phát Tâm HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC PHẨM, TA Tuyên Minh cho tất cả, các bậc tu cầu DIỆU QUẢ phải HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC cúng dường NHƯ LAI, chính lời nầy TỐI THƯỢNG.
Thiền Sư nhìn Hư Không không tận. Ngài nói: “Hư Không như nhiên hay dĩ nhiên? Thế Nhân thường tình hay tầm thường? Đó là dĩ nhiên do Tâm chưa thoan thoát, Tâm Chí hay Thân Tâm chỉ định, viễn tượng như thế nào thì nó ra thế ấy. Phải chăng hiện tượng Giác Minh hay viễn tượng nó ra như thế. Cuộc mơ hồ mãi diễn tấm tuồng lầm mơ, lúc đã lầm mơ thời mãi lầm mơ phải tu cho tận cùng lầm mơ, sạch lầm mơ mới trở về TỰ TÁNH, Tự Tánh vẫn chưa đủ, phải TỎ TÁNH MINH TÂM mới hay CHƠN THỂ Hư Không tận tận kiến diện PHẬT TƯỚNG. Bồ Tát phát Tâm dũng mãnh, tu nơi Tâm dũng mãnh, tối thắng vạn cảnh cách ngăn, CHÍ không nhàm chán, năng lực bồi dưỡng thêm đến giai đoạn TRÍ LỰC. Trí Lực là một Trí CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN ĐỘ. Trí nầy chịu đựng tất cả, tùy thuận tất cả, DUNG HÒA tất cả, NHIẾP THÂU tất cả trưởng thành NHẤT THIẾT TRÍ.
Lại nữa: TRÍ LỰC CÔNG ĐỨC PHẨM cúng dường NHƯ LAI PHẬT, trí lực trải qua vô tận thế giới đại hải Trí, thành đạt NHẤT THIẾT TRÍ. Trí Lực khó giải hết đặng, dù mang tất cả TAM TẠNG KINH để tán thán CÔNG ĐỨC PHẨM, Bồ Tát Độ Sanh trải qua hằng hà sa số kiếp, mỗi kiếp có vô lượng Công Đức thời Công Đức ấy nhiếp TRÍ, nhiếp TUỆ, sáng soi khắp DIỆU QUANG, PHỔ QUANG, hằng hà sa số QUANG, thành đạt NĂNG LỰC, TÌM LỰC, CHỦ LỰC, NHẪN NẠI LỰC, BẤT THỐI CHUYỂN LỰC, TẬN TẬN vượt tầm bên kia Lực mới có NHẤT THIẾT LỰC tận tận Hoàn CHÁNH GIÁC. Thiền Sư nhìn Hư Không tận tận cũng thế.”
Thiền Sư nét mặt thay đổi theo chiều hướng. Ngài nói: “Vạn pháp hằng hà sa số vô biên trùm khắp, nguồn mê mãi diễn bất tận, lúc đang lạc lỏng lầm mê, TRÍ thời đại hải vô tận. Bậc Tu Phật nhỏ bé tựa như con thuyền bé nhỏ trên biển NHƯ LAI vô tận, làm thế nào giải thoát độ Nhân Sinh? Nếu sớm biết điên đảo viễn vọng tu cầu mộng ảo về với THÀNH THẬT TÂM, THIẾT THA TÂM cùng THÙ THẮNG TÂM. BA TÂM cứu vãng chẳng biết bao nhiêu bậc giải thoát.”
Thế nào kết quả THÀNH THẬT TÂM?
Bậc tu thành thật với THÂN TÂM mình, xây dựng ĐỨC TRÍ, PHƯỚC BÁO, PHƯỚC THIỆN, THIỆN CĂN, THIỆN CHÍ, NHẤT TÂM đảnh lễ. Miễn TÂM TÌNH phục vụ THIỆN CĂN, giúp đỡ mọi người không cầu báo, cứu vãng mọi người không cầu đáp. Lời ngay thật khuyên can, khuyến khích làm cho chẳng Đoạn Duyên Phật. Vì tất cả mọi lớp người hơn mình, miệt mài chu toàn, CÔNG ĐỨC CÔNG NĂNG THẬT TU đối với TINH THẦN, xét lầm lỗi không lầm lỗi, thành thử không kinh sợ phạm lỗi phạm giới. Thị Chứng HOAN HỶ ĐỊA, Hoan Hỷ Địa Hành Thâm Pháp Giới, ra vào Pháp Giới làm lợi ích chúng sanh không nhiễm giới, trải qua các Thuận Nghich Tâm không kinh sợ, hoan hỷ vì THIỆN CĂN cứu giúp xây dựng cho tất cả lìa Ngã, nương theo Vô Ngã để tu không làm tổn thương CÔNG ĐỨC, bồi dưỡng Công Đức hồi hướng cúng dường. Do lẽ ấy, nên chi CẤU-LY là món ăn trong sạch VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM. Vì sao? Vì THÀNH THẬT là CHƠN TÂM, vốn CHƠN THỂ vạn pháp, vạn pháp trong sạch Cấu-Ly Ly-Cấu đều trong sạch. Chỉ chưa trong sạch bởi TÂM THỨC qua qua lại lại, dị biệt năng phân bị biệt lầm lẫn MÊ NGỘ, làm sao tỉnh Giác? Bậc Hoan Hỷ Địa thâu nhận TÂM ĐỊA QUÁN nơi chúng sanh, bậc nầy thường quán chúng BÌNH ĐẲNG, nhìn nhận nơi bất bình đẳng lầm lạc chúng sanh, Tâm chưa thông vì năng sở chấp. Bậc Hoan Hỷ Địa, Tâm Hoan Hỷ, Tánh Hoan hỷ, THIỆN CĂN GIÁC TRÍ Hoan hỷ, thấu đạt TỰ TÁNH giao cảm CHƠN TÂM, vì sao ? Vì THÀNH THẬT TÂM, THIẾT THA TÂM THÙ THẮNG tất cả nên không có Năng Sở Kiến Tri thành thử không còn lấy một chấp.”
Thiền Sư chống tay, bàn tay nâng lấy trán, Ngài gật gù nói: “Chưa thành-thật Tâm làm sao THIẾT THA TÂM? Đã không thiết-tha làm chi có THÙ THẮNG? Ba điểm nầy, là một khởi đầu CÔNG ĐỨC PHẨM, Công Đức Phẩm chưa có THÙ THẮNG TÂM thì Công Đức nọ trở thành Công Đức cầu báo, Phước Báo Nhân Thiên. CÔNG ĐỨC HỒI HƯỚNG mới là CÔNG ĐỨC THÀNH THẬT THIẾT THA cúng dường NHƯ LAI PHẬT.”
Thiền Sư nhìn theo cành cây, gió đẩy đưa, cành cây theo chiều gió đưa đẩy. Ngài nói: “Con đường tu cầu Diệu Quả BỒ ĐỀ, TRI KIẾN GIẢI THOÁT, tu không thể nào Tăng hay Giảm, thiếu hoặc dư, cũng không thể nào ôm lấy hay vứt bỏ. Cũng như: Thiếu kém thời phải bổ sung, còn Tăng lên đương nhiên Giảm xuống, nó có qua có lại, có tới có lui, mới thông đặng con đường lui tới, tới lui. Tâm không nhàm chán sở đắc từ NHÂN ĐỊA, THIÊN QUAN, NHÃN TỊNH, QUÂN MINH TRỰC NGỘ.
Bằng nghiên cứu, khảo cứu, viễn vọng, hoài vọng, lý trí đến cơ bản được gọi đắc CHÂN LÝ, Không thể nào ôm lấy chỗ Đắc ấy để đứng yên. Vì sao? Vì CHÂN LÝ VÔ SỞ ĐẮC, Chân Lý con đường tu cầu, theo CHÂN LÝ đến CHÁNH GIÁC. Nào phải Chân Lý hoàn toàn Giác Ngộ đâu? Gọi là không ôm lấy hay vứt bỏ, không bỏ cũng không lấy. Nếu TÂM còn nghi ngờ, TRÍ chưa khoát đạt thì phải Y-TÔN TAM-TÂM CÔNG ĐỨC HỒI HƯỚNG đến BÁT NHÃ TÂM KINH Tu Hành, chớ nên dừng trụ.”
NAM MÔ QUAN THẾ ÂM NHƯ LAI PHẬT
THỂ và DỤNG duy chỉ hàng Bồ Tát Hạnh Nguyện hoặc giả bậc tu Tự Tánh, tìm pháp sâu đậm để tu Minh Tâm Kiến Tánh am tường. Bằng bậc phát tâm chưa hiểu, tạm hiểu hay đã hiểu, tất cả đều nương Y Chỉ tu hành minh tâm kiến tánh Giác Ngộ.
Còn ĐỨC PHẬT hay VỊ PHẬT đều Bất Khả Tư Nghì, khó nghĩ bàn hay nói đặng. Chỉ có Hiện Tượng, Hiện Sinh Đại Diện toàn giác, xưng tán Phật. Khi Ngài đã Giác, Chánh Giác không còn viễn tượng. Vì sao? Vì Vô Thượng Đẳng. Bước đường từ lầm mê trở thành Chánh Giác, trải qua từng phần, từng phần, vô lượng Công Đức, vô lượng Công Đức Phật hoàn toàn CHÁNH GIÁC. Ngài lưu lại đầy đủ khía cạnh, các trở lực, dành ban cho chúng sanh, phát tâm cầu Diệu Quả, bằng phương thức THÀNH THẬT, THIẾT THA TÂM, nương Y CHỈ lời Vàng PHẬT NGÔN, chứng thị Sơ Ngộ Đại Ngộ, từng phần trải qua từng phần Giác Ngộ.
Nói đến Tâm thì Tâm trùm khắp, ưng vô sở trụ sanh nhi kỳ Tâm, thành thử phải ấn chỉ Độc Nhất Tâm, gọi là Nhất Tâm. Chỉ có BẢN THỂ TÂM là NHẤT TÂM. Tâm Đại Thanh Tịnh VIÊN MINH CHỦ THỂ Y THỂ. Còn TRÍ trực thuộc về Dụng, nên mới có THỂ DỤNG. Tâm tùy nơi phát tâm khởi điểm Rộng Hẹp Lớn Nhỏ, thì Trí phải bị Rộng Hẹp Lớn Nhỏ. Bằng Trí thanh thoát quảng đại hoặc ti tiện, thời Tâm vẫn thanh thoát quảng đại hay ti tiện y như Trí. Thành thử, tùy theo như thế nào, nó ra như thế ấy, không thể phân đặng, gọi là CHÂN NHƯ.
TRÍ phục diện về DỤNG, tất cả phải trực thuộc về Dụng cho đến Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Thân, Pháp Giới, Pháp Tánh. Bậc tu hành phải dùng Công Năng, pháp Hạnh nhiếp thu Pháp Tánh, từ Vạn Hạnh về với Nhất Hạnh. Hành Thâm Pháp Giới, thâm nhập Pháp Giới không còn một Giới, Sở Đắc Pháp Thân. Trí từ nơi Trí Hóa đến Lý Trí, từ Lý Trí tu đạt Trí Tuệ, từng phần,từng phần thu nhiếp TẠNG THỨC bất thối chuyển sở đắc KIM CANG TRÍ Giác Ngộ.
Trí Dụng phân phối vô lượng vô biên vô số Trí, chung gồm tất cả Tam Thiên, từ Nhân Sanh Trí, Thiên Sanh Trí, Tiên Thần Thánh Hóa Trí, Bồ Tát Trí cùng Phật Trí, đã nơi Dụng hệ thống TRÍ DỤNG, dù cho Thiền Trí Giác Trí vẫn chưa thoát khỏi Dụng, Vì sao? Vì Thiền Trí vẫn Thiền Dụng, Giác Trí không ngoài Giác Dụng. Có như thế nên tu lìa Ngã, Ngã Sở chính lìa Dụng, không trụ, không chứng, Pháp Bất Khả Đắc lìa Dụng, nhiếp thâu bá thiên vạn trí, trở thành BÁT NHÃ TRÍ, tỏ rõ các CHỦNG TRÍ không thiếu sót, sở đắc NHẤT THIẾT TRÍ, sạch Dụng NHẤT TÂM đảnh lễ thành PHẬT.
Khi trót lâm nơi Dụng, làm chúng sanh giới dụng, không còn tuyệt đối như NHẤT TÂM. Vì sao? Vì đã trở thành DỤNG TÂM, bị DỤNG điều động TÂM, phải bước từ bước Tương Đối, vọng động tùy Dụng khai Tâm. Tùy Chí Dũng, Dụng tạo Tâm. Tùy học hỏi, Dụng sanh Tâm. Sắc Thọ Tưởng, Dụng giải Tâm, làm cho Tâm Thông. Tâm nương nhờ Tìm Thức Tạng Thức ý Thức hướng dẫn Tâm. Bằng chấp trụ hoặc giả biếng trễ Tâm đứng yên, mơ màng Tối Sáng sa Tịnh Biệt Tâm hay Chướng Ngại Tâm, cần nương nhờ Dụng, thực hành tu tập có đầy đủ Công Năng, lần đưa TÂM thoát Dụng, gọi là GIẢI THOÁT, không có chi Giải Thoát.
Ngài Hòa Thượng CHÍ NGUYÊN vừa nghĩ đến đây, hồi tưởng lại:Lúc an trú tại Tỉnh Kiết Giang, Quận Kiều Giang, rừng Tùng Khao. Ngài Xuất Định vượt tầm, nhìn Sơn Hà Đại Địa Cây Cảnh núi sông, thanh nhã cao đẹp, chẳng khác bức tranh VÂN CẨM hữu tình thanh thú, Ngài nói:
Ai chẳng biết TA, TA biết TA.
Sơn Hà Đại Địa, tức đều MA
Châu mày, nhăn mặt sơn hà đổ
Nhức mỏi đau mình đại địa la.
Khi giận trời mây thành ráng đỏ
Lúc buồn Tứ Hải nhuộm màu đen
Xuôi xuôi Pháp lặng sơn hà Tịnh
Hòa với sơn hà định viễn miên.
Thiện tai! Thiện tai! Sơn Hà Đại Địa cho đến toàn thể Chân Như đều lâm nơi TRÍ DỤNG, mơ màng Giác Dụng. Hàng Bồ Tát, trụ mà không trụ lìa Dụng, viên thông, không Đắc mà Đắc vượt tầm Trí Dụng, cho đến Kim Cang Kinh. Như Lai không thuyết pháp, Tu Bồ Đề không nghe pháp, cốt sạch Dụng chứng tri. Bằng Như Lai thuyết pháp. Tu Bồ Đề nghe Pháp chứng tri, thì chứng tri nơi Trí Dụng? Khéo thay CHÍ TÔN vi diệu!
Khi lầm mê Trí. Trí Hóa Dụng thành, không sao kể hết, nguồn mê vô lượng vô biên. Tu cầu Chánh Giác phải nương nơi TRÍ HÓA DỤNG THU, vô lượng vô biên hóa giải không chấp trụ cho là chứng đắc. Bậc tu phải có TRÍ hóa giải DỤNG, bằng phương thức Tận Dụng giải Dụng mới TẬN THÀNH, nếu ngồi yên chiêm ngưỡng mong cầu thảy đều sai con đường giải thoát.
Bồ Tát thực hành tận dụng, hành dụng ra vào vạn pháp chủ yếu tỏ dụng, nên chi Bồ Tát cúng dường Tâm Chí Đầu Não Tim Óc, giúp đỡ chúng sanh, cúng dường Chư Phật nhiều kiếp không nhàm chán, cầu NHẤT TÂM. Bồ Tát lìa Ngã tu VÔ NGÃ là pháp BỐ THÍ THA LỢI không Tự lợi, thành thử đánh đổi tất cả mà nhiếp thu tất cả, về với NHẤT THIẾT TRÍ với NHẤT TÂM không hai vậy.
Trí Dụng bản năng TỰ LỢI, Dụng Lợi chia ra từng Cá Nhân, Cá Tánh, Cá Thể nên chìm đắm Sắc Thinh Hương từng Vị Thứ, rất hiếm bậc Tha Lợi, rất hiếm bậc dụng lợi, rất hiếm bậc cứu giúp không cầu báo. Trí Dụng là tấm tuồng VẬT HÓA, vạn vật thảy đều hóa sanh sanh hóa, từ Cây Cảnh Núi Sông chung cùng nơi DỤNG, cho đến kiếp Nhân loài phải chịu chung cuộc của VẬT HÓA SANH qua từng kiếp kiếp sanh hóa, muôn hình vạn tướng. Từ một Nhân Sanh, trải qua cho đến Chánh Giác đã từng làm Vật Hóa Sanh theo Trí Dụng, nhiều lớp dụng. Như: Thú vật, hình thể vật, Thượng Cầm, Hạ Thú, Nhà Giàu, Nhà Sướng, Nhà Khổ đủ mùi vị, có nghĩ Nhãn Quang nhìn thấy bao nhiêu loài thời chính mình đã từng vướng bị Vật Hóa Sanh ra loài ấy. Gọi là LUẬT NHÂN QUẢ khôn cùng. Do nơi đâu mà có như thế, do nơi DỤNG mà thành VẬT HÓA DỤNG SANH.
Sự Dụng thay, vật hóa luân chuyển Vũ Trụ Pháp Thân, hư hoại đổi thành mới mẻ không ngừng. Dụng nầy mãn tự sanh Dụng khác, gọi là Sanh Tử Luân Hồi con đường Sanh Diệt, nơi sanh diệt thoát qua nhiều kiếp đổi thay, nó tùy theo sở trường ưa thích tham muốn nơi Trí Dụng của mỗi chúng sanh kiến tạo hình thành. Nó muốn khởi độc ác làm nhiều điều ác, nó phải thế vì lâm nơi ác thọ nghiệp thọ báo. Nó muốn Thiện Tâm, Thiện Chí, Thiện Dụng, nó về Thượng Sanh mà Chánh Báo, do TÁNH TÌNH cùng nơi MUỐN của nó tạo thành.
Lúc đang còn nguyên vẹn thì NHẤT TÂM làm Tâm Duy Nhất. TRÍ gìn giữ là DỤNG. Lúc xa lìa Nhất Tâm lầm nơi Dụng thì Tâm nơi chúng sanh trở thành phân biệt bị biệt nên TÁNH thế vì Tâm vọng, TÁNH VỌNG, cho nên DỤNG tùy thuận theo mỗi Tánh Chúng Sanh, chúng sanh tánh, chúng sanh giới dụng. GIỚI cũng DỤNG, TÁNH cũng DỤNG thì làm như thế nào TRÒN DỤNG về GIÁC? Duy chỉ có bậc NHẤT TÂM về Chánh Giác mới nhận thấu đặng nơi lầm lẫn di chuyển minh thuyết cho Chúng Sanh Tánh nương theo Y CHỈ để tu đến kết quả thành đạt mà thôi.
Khi làm chúng sanh tánh, chính Tánh là TÂM của chúng sanh. Vì sao? Vì Tánh nào trực thuộc Giới nấy. Tâm vẫn không sửa đặng Tánh, vì Tánh vốn Tâm chúng sanh, lấy đâu để nhiếp độ? Mỗi bản năng của Tánh có mỗi Giới sanh nơi thứ lớp con người, nên mới chia ra Lục Đạo, Tam Thiên thảy đều có TÁNH HẠNH, tiêu biểu cho Nhân Loài, Thiên Loài Tứ Loài chung khắp lớp lang TÁNH HẠNH, bao nhiêu chúng sanh thảy đều sẵn có bao nhiêu Tánh Hạnh. Chư Phật thấu đặng nguồn Mê liên hệ kết nối nhau, nên mới nói: Chỉ có HẠNH mới nhiếp thâu TÁNH mà thôi. Vì Sao? Vì TÁNH là TÂM chúng sanh. HẠNH là DỤNG của từng phần, từng phần chúng sanh giới. Hạnh từng lớp-lớp Tứ Loài, nên chi có vô lượng vô biên Tánh Hạnh, vô tận tận Hạnh cùng Tánh. Phật nói VẠN HẠNH ấn chỉ ĐẠO HẠNH Bồ Tát Hạnh, không nói vô lượng vô biên Tánh Hạnh Tứ Loài. Con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, bậc tu GIÁC DỤNG đặng thời GIÁC TRÍ. GIÁC TRÍ đặng thì GIÁC CĂN. GIÁC CĂN đặng thời GIÁC THỂ. GIÁC THỂ đến GIÁC CHƠN. LÌA CHƠN, LÌA THỂ, LÌA CĂN, LÌA TRÍ, LÌA DỤNG, VIÊN GIÁC CHÁNH GIÁC TÂM NHẤT TÂM CHÁNH GIÁC.
Tất cả Chư Bồ Tát theo ẤN CHỈ đồng nguyện tu trên con đường BỒ TÁT HẠNH, ĐẠI NGUYỆN NHƯ LAI VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ, nhờ thực hành SỰ SỰ, tu VẠN HẠNH, nhiếp thâu VẠN TÁNH, hiện thân Bồ Tát khắp nơi, nhiếp thu Pháp Giới TỎ HẠNH, TẬN TÁNH, không còn lấy mỗi một Tánh Hạnh, CHÁNH GIÁC.
NAM MÔ TỐI THẮNG ĐẠI LỰC TÔN PHẬT
Hộ Niệm Phẩm Cúng Dường,
ngày Rằm tháng Bảy
Formularbeginn
GIẢI THOÁT không GIẢI THOÁT vì yếu kém Hạnh Nguyện. Con đường Hạnh Nguyện Hành Dụng bổ sung các bậc tu hoàn toàn giải thoát. Nên Chư Bồ Tát Đại Nguyện Hạnh Nguyện chủ trọng đồng hợp, đồng hóa, nhiếp thu Pháp Giới, thâm nhập Pháp Giới tỏ ngộ THỂ DỤNG, sở đắc GIÁC DỤNG, hoàn toàn GIẢI THOÁT.
Đứng trước THỂ DỤNG,cương vị Thánh Phàm thảy đều một DỤNG, lầm Dụng làm phàm phu, Giác Dụng làm Thánh,tất cả Phàm Thánh tròn dụng giác dụng, thì Thánh Phàm cũng không, chỉ GIÁC NGỘ, bằng lìa Giác, không ngộ, Chánh Giác.
Tuyệt mỹ thay con đường GIẢI THOÁT! Đang mê thời còn lầm, bị nghi ngờ vọng loạn, cần phải tu. Sạch Vọng thành CHƠN, lìa Loạn Giác Trí, Dụng thông không có nghi ngờ, không nghi ngờ thì tìm đâu có mê loạn? Bậc tu cầu giải thoát, hãy nhìn lời Y CHỈ đây, HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, tu hành như CHÍ NGUYỆN.
Vì sao? Vì phục diện chúng sanh là chúng sanh. Còn Phật là Phật. Không có chi để nói. Nhưng Hiện Sinh PHẬT đại diện GIÁC. Chúng sanh đại biểu nguồn MÊ. Chúng sanh mê, do nơi GIỚI, đã giới đương nhiên PHÁP GIỚI. Có GIỚI trùm khắp trở thành PHÁP THÂN, Pháp Thân chung gồm đầy đủ chúng sanh NGHE-THẤY-BIẾT, nên chi được gọi là PHÁP THÂN PHẬT.
Khi tất cả chúng sanh trưởng thành Thân Phật gọi là: TAM THẾ PHẬT Đại diện PHÁP THÂN PHẬT. Bậc tu hành tròn Dụng Giác Dụng, Tận Dụng Chánh Giác. Khi bấy giờ mới tận thấu toàn diện chúng sanh, chung gồm tất cả chúng sanh, đang dụng nơi Pháp Thân Phật, thì không có mê lầm. Bằng mỗi một chia ra bá thiên vạn triệu,vô số vô biên thảy đều lầm lạc nơi mỗi mỗi chúng sanh dụng.
Sự Lý lầm lạc nơi chúng sanh giới, bị giới mới có Tự Ngã xúc pháp không ngoài lý tưởng, lưu hành tùy theo trình độ tài cán phát triển lưu hành, mới có Hành Dụng Pháp Thân Phật, Dụng vô số vô biên vô lượng vô cùng. Không chỗ chỉ, vô khứ tùng lai dụng. Dù Thánh Phàm chưa liễu đạt Dụng, thảy đều đồng dụng Thánh Phàm. Bậc tu hành phải bước theo từng bước một lần nơi Thiên Ngã, Nhân Ngã, Tiên Thần Ngã, Thánh Hóa Ngã, Chúng Sanh Ngã. Chúng Sanh thọ ngã nên lầm GIẢ TƯỚNG, tận thấu thâm nhập mới tỏ rõ, vốn chúng sanh VÔ NGÃ, lầm nơi Ngã Dụng chạy theo nhịp nhàng Sanh Tử Tử Sanh. Vì sao? -Vì mỗi lần hoàn mãn Dụng nầy, phải thay đỗi qua Dụng khác. CHƠN THỂ nơi Dụng lưu chuyển vòng quanh, chúng sanh phải vòng quanh di chuyển, lầm lạc như thế.
Bồ Tát Đại Nguyện Độ Sanh, cốt đánh thức chúng sanh khỏi lầm lạc. Bồ Tát hành thâm Pháp Giới thâm nhập Pháp Giới tỏ rõ điều động Pháp giới, cứu giúp chúng sanh giải nghi, hóa nghi chấp trưởng thành Bồ Tát. Trải qua vô lượng vô biên cùng tận Công Đức, hồi hướng cúng dường Tam Thế Phật. Nương Công Đức. Dụng ĐỨC TÁNH Vị Tha, Tha Lợi không Tự Lợi, nên chi lý sự lầm lỗi nơi chúng sanh giới, Bồ Tát thứ tha trơn liền. Còn Dụng Công ra vào sanh tử không nhàm chán tử sanh, trưởng thành, phục diện MA HA TÁT. Bậc BỒ TÁT MA HA TÁT, sạch sẽ thấu đáo không còn năng sở ngã nơi Bồ Tát, thật tỏ năng sở ngã thảy đều NGÃ DỤNG, tuyệt mỹ vi diệu thay hàng MA HA TÁT! Đã trọn lành BÁT NHÃ, MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA!
Con đường Hạnh Nguyện. Hành Dụng thật khó khăn vô cùng. Bồ Tát thực hiện bước đi nơi Bồ Tát Bất Khả Tư Nghị. Vì sao? -Vì Bồ Tát tu PHẨM HẠNH, thực hành HẠNH NGUYỆN, nên Bồ Tát tùy HẠNH Chúng Sanh, Bồ Tát NGUYỆN THỊ HIỆN ỨNG HIỆN HẠNH hợp hóa Hạnh, cứu độ chúng sanh, lần đưa chúng sanh giải trừ Pháp Giới Ngạ Quỷ hay Súc Sanh mà chúng sanh lầm lạc trở thành NHÂN THIÊN HẠNH. Vì Bồ Tát thật biết. Mỗi mỗi chúng sanh Hạnh không ngoài LỤC ĐẠO như: THIÊN Hạnh, NHÂN Hạnh, A TU LA Hạnh, SÚC SANH, NGẠ QUỶ cho đến ĐỊA NGỤC MÔN đều có HẠNH nơi mỗi ĐẠO HẠNH LỤC ĐẠO. Bồ Tát tùy CĂN hợp hóa, NHIẾP ĐỘ là như thế.
Phần HÀNH DỤNG Bồ Tát Hợp Hóa nhiếp độ chúng sanh. Hành Dụng so với Hạnh Nguyện thì Hành Dụng bước qua rất nhiều gây hấn, có KỲ CÔNG cùng CHỦ LỰC chịu đựng, CÔNG ĐỨC rộng rãi bao dung, trải qua phương pháp độ sanh KIÊN NHẪN, TINH TẤN VỊ THA TỪNG Giới. Vì sao? Vì nơi Hợp Hóa hòa giải nghi chấp chúng sanh, vì Tâm Thức chúng sanh vọng loạn không ngừng, Thọ Ngã Giã Tưởng ưa thích Được Mất Có Không, đầy đủ tư tưởng hợp bất hợp, tự sanh gai gốc, chống đối lẫn nhau, nên chúng sanh sống không an lành, cầu an lành tương lai hạnh phúc làm lẽ sống, về vị lai ít nghĩ đến, chỉ Tin các bậc Thánh Thần Chư Phật cứu độ. Dù có Tu Phật chăng vẫn tu với nguyện vọng, cầu xin van vái mê tín dị đoan, hơn cầu Chân Lý thực tế Chơn Giác. Nên chi phát nguyện chúng sanh, tâm chí nguyện vọng nào chăng nữa, khó thắng nổi cầu phước, cầu Danh, hơn Tha Lợi giữa chúng sanh đang sống.
Bồ Tát Hành Dụng thật biết tỏ rõ nghiệp chủng Tâm Thức, nhiều lớp vô số thứ bậc, thứ lớp nào chẳng hạn, vẫn Tín Dụng, đảo điên Thần Thánh Hóa, cầu nơi sự sống còn đầy vọng loạn cứu độ. Nhân Duyên nầy, sự cứu độ làm đường dây nhịp cầu, hướng dẫn chúng sanh từ mê lầm trở về Giác Ngộ. Vì sao? -Vì Hợp Hóa tối cần cho Pháp Độ, cứu độ chúng sanh giai thành Phật Đạo.
Lúc Đức Phật còn tại thế, phương tiện bằng phương cách Tín Ngưỡng, Chiêm Ngưỡng, cung kính, cúng dường, khai hóa tùy theo Tín Ngưỡng cung kính, lễ bái cúng dường đường lối Phát Tâm Lìa Ngã và Ngã Sở. Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Chư TỔ chiêm ngưỡng lễ bái Phụng Hành Bảo Pháp, hướng dẫn chúng sanh tín ngưỡng cúng dường làm Công Đức Phẩm. Kể thời Lục Tổ. Ngài Thần Tú xây dựng Tín Ngưỡng vẫn như trên, tăng thêm Tán Phách Tụng Tán Sớ Điệp Hành Lễ làm cho Tín Chúng có phần hào hứng chủ đích hợp hóa nương nơi đó tu hành cho đến ngày hôm nay, triển khai nặng về Sắc Pháp, kém về Y Chỉ Giáo Lý.
ĐẠO PHẬT. Hiện Bậc Tu Phật kể ra không hết, quá nhiều cấp đẳng, Tín Ngưỡng hòa Mê Tín, đứng chung đường Tu Phật, có nhiều Vị tu mất Y Chỉ, có nhiều bậc đang gìn giữ Y Chỉ, vun trồng pháp môn tu, không ngoài Tam Tạng kinh Lời Vàng hướng dẫn. Đồng nhau ra công dụng, đồng nhau Giới Hạnh, đồng nhau tu Đạo Đức, trường trai Thanh Tịnh Hạnh, chiêm ngưỡng cứu độ, chiêm ngưỡng hướng về Giải Thoát. Tại sao Giải Thoát không Giải Thoát? Mơ màng hai phương diện Giải Thoát không Giải Thoát, Chư Vị Thánh Tăng chưa Hoàn Thể hoàn toàn Giải Thoát.
Vì đồng Dụng, nên Thánh Phàm, chung cảnh chung Dụng, không bao giờ có pháp môn nào Ly Cách Giác Ngộ. Bằng Ly hay Diệt thảy đều sai. KHÔNG LẤY. CHẲNG BỎ, Giác Ngộ. Nếu nhận CHẤP vẫn MÊ, mà Vô Tư Tịnh Biệt vẫn LẦM, Tôn Chỉ Tịnh Độ vốn GIÁC TỊNH đặng ĐỘ mà thôi. Thánh Phàm chỉ hơn nhau Mê Ngộ.
THÁNH PHÀM. Cương vị Bậc Thánh. Tùy thuộc Công Năng hiện Giác mỗi Vị. Công Năng hiện giác đủ phương diện. Tu hành yếu kém phương diện nào, thời kém Hiện Giác, tùy mức tu ít nhiều không thể phân tách, sở chứng mỗi vị. Chẳng khác ngọn đèn nhỏ thì sáng hẹp, ngọn đèn trung sáng trung, ngọn đại sáng đại, đối với Bậc Thánh như thế. Tuy nhiên Phàm Thánh đứng chung Dụng không khác mà khác. Vì Bậc Thánh sống theo mức tu sống, theo Thánh Ý sáng soi đặng sống, có Cương Vị, Cương Lĩnh, cương vị cương lĩnh nầy, thâm nhập Đạo Tràng, chỉ có bậc Thánh ngang hàng nhau mới nhận được mà thôi. Kỳ dư giảng giải ra kẻ chưa có mức độ trình độ Thánh Tăng, không thể nhận được. Vì sao? -Vì mê phải nói trong cái mê, chỗ mê với nhau đồng thấy được, bằng đưa về Giác phải dụng Giáo Lý Giáo Hóa, phương tiện CHỈ DỤ may ra còn nghe đặng đôi phần. Nên kinh DUY MA nói: GẦN PHÀM PHU, KHÔNG MẤT THÁNH Ý, chứng tỏ Thánh Phàm chung Dụng, Thánh Ý Phàm Phu, khác hẵn nhau, do nơi Thánh đầy đủ năng lượng, chung khắp HOÀN CHÂN. Còn Phàm sống theo TÂM THỨC điều động, tối sáng mật mờ, tìm không ra lối thoát, đối tượng chướng đối lẫn nhau tạo nên sóng cồn thuận nghịch vô cùng tận, Sanh Diệt – Diệt Sanh. Chỉ có HỢP HÓA mới cứu vãn.
Vì sao? -Vì PHÀM THÁNH có hai điều trắc ẩn, THUẬN-NGHỊCH, HỢP HÓA – BẤT HỢP HÓA. Thánh Phàm cho đến, Thánh Thánh, Phàm Phàm, chưa đồng đẳng nhau, chưa giao cảm nhau, thảy đều vướng nơi trắc ẩn. Cùng nhau xây dựng cơ sở HỢP HÓA. Bằng chưa xây dựng, vẫn vướng nơi trắc ẩn. Nên chi GIẢI THÓAT – KHÔNG GIẢI THOÁT như thế. Phật nói: PHẬT biết PHẬT. Phật thời chung khắp Chư Phật, đồng cấp đẳng, QUÂN MINH Thượng, không còn cái Biết nơi Ngã Dụng, vì sạch Biết, tận biết, VIÊN MINH CHÁNH GIÁC, nên Phật cảm thông Phật. Cảm thông nó vượt tầm cái Biết, gọi là Không Biết mà Biết. Hai điều trắc ẩn trên do nơi, Một là: TƯỚNG hợp, TÂM THỨC chưa hợp, THUẬN nghe, NGHỊCH ghét. Hai là: TÂM hợp, TƯỚNG chưa hợp. Khi hợp về Tướng, lúc gần nhau chưa hợp về Tâm, tư tưởng lý trí bất đồng, trái nhau đủ chiều hướng, đương nhiên sóng cồn vướng nhau, lòng sanh trắc ẩn, lâm vào Pháp Giới muôn trùng, chỉ có HÀNH DỤNG THỰC HÀNH như: BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, TINH TẤN, NHẪN NHỤC, tu BỐN DỤNG nầy giải nổi va chạm Pháp Giới Thuận Nghịch thảy đều an lành, đặng TRÍ TUỆ THIỀN ĐỊNH.
Trên con đường tu Phật, Thọ Pháp theo hướng dẫn lời Vàng Chư Phật, cứ mãi tu Phật Pháp, Pháp Phật, chưa mở giải cho nhau, cổi giải sợi dây ràng buộc lẫn nhau, đừng mong Giải Thoát. HÀNH DỤNG là con đường từ CỔ đến KIM, Chư Bồ Tát tán thán. Chư Phật từng kiểm chứng khi Ngài còn cương vị Bồ Tát, trải qua những cuộc Sanh Tử, Tử Sanh, vòng quanh Lục Đạo cho đến Tam Thiên, vết chân Ngài dẫm nát chỉ vì NHIỄM, KHÔNG NHIỄM, TỎ-CHƯA TỎ lai sanh vạn vạn kiếp. Vì sao? -Vì Hợp Nhiễm bị LAI SANH, Hợp BẤT NHIỄM chưa TỎ THẤU, Bằng Bất Hợp, Buộc Hợp tự sanh thù hận, lâm nơi VÔ MINH PHÁP GIỚI, giải giới nầy lâm giới kia, lộn vòng sanh tử. Duy chỉ TÂM KHÔNG QUÁI NGẠI. HỢP HÓA ĐỘ SANH. Bất Nhiễm Hành Dụng BẤT THỐI CHUYỂN. Giải Buộc đương sanh, TẬN DỤNG GIẢI THOÁT.
NAM MÔ TỐI THẮNG DIỆU ÂM PHẬT
Trí Tuệ phương thức sáng soi, Chư Bồ Tát Đại Nguyện Hành Dụng gần chúng sanh không mất THÁNH Ý, nương nhờ TRÍ TUỆ CỨU CÁNH mới qua nhiều trở lực ngăn ngại, trắc ẩn, liền đặng hóa giải, có hằng vô lượng vô số vô biên pháp giới thuận nghịch khác nhau, trên dưới trong ngoài không giống nhau, trong lúc Hạnh Nguyện, Hành Dụng giữa Phàm Thánh đồng chung không kể nổi, chỉ hơn kém nhau MÊ và NGỘ, NHIỄM cùng KHÔNG NHIỄM TRƯỚC mà thôi. Phần Thánh Ý, thời Thánh rất am tường, còn Phàm Phu nguồn MÊ vọng loạn đảo điên ưa thích, chỉ có NĂNG SỞ KIẾN CHẤP. Bồ Tát phải trải qua những điều Phải Trái, Lý Luận Biện Minh, nó mãi diễn nơi tấm tuồng BỐI cùng CÁCH, biệt phân nơi Bồ Tát xây dựng chúng sanh trưởng thành Phật Đạo.
Khi Bồ Tát Tu Đạt TRÍ TUỆ, Sở Đắc Huệ Nhãn, Đại Ngộ, Chánh Giác nơi Bồ Tát, chừng ấy Bồ Tát Tổng Trì Đà La Ni Tạng. Ngài nói: TA thời dụng TRÍ TUỆ không hai Cơ Bản Tu Đạt Phật Trí, cầu Diệu Quả Bồ Đề. Còn chúng sanh Đựợc Mất, Có Không, Sống Chết, Tử Sanh theo điên đảo không ngoài TÂM THỨC điều hành, TẠNG THỨC chủ trì bao quản, ước mơ động vọng. Ý THỨC eo hẹp nhỏ nhen lề thói sống cạnh tranh môi thuẫn lợi danh, tham lam cá nhân củng cố, nên chúng sanh hay nghi, thường chấp.
Nếu Chúng Sanh là bậc HỮU HỌC, thì TÂM THỨC nọ, nó lưu chuyển trưởng thành TRÍ THỨC, nhờ THỨC-THỨC thường hóa được hóa, gọi là TRÍ HÓA, trí hóa tùy bản năng HỌC LỰC HÓA, Khả Năng nên có Lý Trí thành đạt hay thông đạt nền Văn Hóa, thành tài nhiều cơ cấu.
Bằng Chúng Sanh phát Tâm tu hành, TÂM TÍN NGƯỠNG xem Kinh Pháp, đọc tụng kiên trì, tu phương thức nào chăng không ngoài TÂM THỨC, Tâm Thức lưu hành, bậc tu thời đảo điên vọng loạn, TÌM THỨC đẩy đưa Ý THỨC nghi chấp. Dù bậc tu giải nghi phá chấp, không chấp vẫn bị chấp không. Sự Lý đảo điên, chạy vòng không ngoài điên đảo. Từ vọng loạn chạy dài, vẫn chưa qua nổi loạn vọng hồ nghi, tu như thế nào Minh Tâm, Kiến Tánh? Dù Kiến Tánh, Tánh nó vẫn không sửa sai. Bằng Minh Tâm, thì Tâm đang vọng động không ngừng, làm thế nào Chứng Thị?
Ba phục diện:Chúng Sanh sống theo TÂM THỨC. Bậc HỮU HỌC TRÍ HÓA theo TÂM THỨC. Vị tu Phật xem Kinh Pháp, đọc tụng Kinh Điển TÌM THỨC Ý THỨC không ngoài TÂM THỨC hiểu biết Bị Biết cùng Bị Tu. Ba điểm trên thảy đều lầm lạc. TÂM THỨC điều hành quanh quẩn, khó khăn giải giới, tận thấu chu toàn đặng, vì sao? -Vì Chúng Sanh tu Chúng Sanh, chưa TRÍ TUỆ CỨU CÁNH, làm thế nào là con đường đến THÁNH Ý GIÁC NGỘ?
Bậc Tu Phật rất cần THÀNH THẬT, THIẾT THA TÍN NGƯỠNG. Tin PHẬT PHÁP TĂNG. Đức Tin cao độ chừng nào, chính mình TỰ TÍN khả năng Công Năng, nhịp nhàng lần theo lời Phật dạy. Bằng bậc tu chưa có Đức Tin, Thân Tâm mình không bao giờ tin mình, Tri kiến dù có tu chăng vẫn chung cuộc Mê Tín, cầu Phước Báo mà thôi.
Vì sao? -Vì vọng loạn đảo điên nơi TÂM THỨC. Tâm Thức chẳng khác nào Tia Chớp chân trời, ánh trăng dưới nước, lay động không ngừng. Chúng sanh lầm lấy, vì Tâm Thức nó không khác mấy với Con Ngựa điên loạn, mang Tâm Chí Chúng Sanh cuồng quay vọng loạn không ngừng, vòng quanh mù quáng, làm thế nào Giác Ngộ?
Bậc Tu Phật phải có Công Đức Bản Năng. Bản Năng ngự trị kiềm chế Tâm Thức qua những cơn vọng loạn, giải Tâm Ý ngổn ngang, gọi là BẢN THỨC, lúc đã có Bản Thức Bản Năng giải nghiệp, bằng chưa Bản Thức vẫn còn mơ hồ con đường Tu Phật, dù cho có hiểu biết Phật Pháp chăng, vẫn chưa hiểu chi cả. Vì sao? -Vì biết lỗi lầm chúng sanh mà chính Thân Tâm mình bậc tu đang lầm lỗi TỰ MÃN theo TÂM THỨC.
BẢN THỨC điều ngự KHÔNG BUỘC, KHÔNG MỞ, thấm nhuần dung thông bao nhiêu thì TRÍ TUỆ phát triển bấy nhiêu. Tùy bậc tu Giải Nghiệp Thức, đạt Trí Tuệ Căn Bản. Thời Lạc Pháp lầm Tâm Thức khôn ngoan, khôn hoang là Trí Tuệ, nên tu hành kém, ưa chuộng môn KHÔNG TU mà chứng, có bậc lầm nơi vọng tưởng ngỡ là Chơn. Có bậc càng tu nhận thấy càng Vọng Loạn đảo điên tận diệt vạn Pháp, lâm nơi Tịnh Biệt Vô Dư. Bậc tu vọng tưởng làm Chơn sa vào Tà Kiến, Dục Kiến.
Chân lý nhà Phật, tùy mức độ khả năng, căn cơ Trí Tuệ Tu Chứng, không còn cách nào hơn cả. Công phu tinh tiến triển khai Trí Tuệ. Có Tu mới có Chứng. Khi kết quả hoàn mỹ không Chứng cũng không Tu. Chính như nhiên khi mê lầm giải lầm trưởng thành Giác Ngộ, Tu Phật mức độ nào, nhận chân theo mức ấy, CÔNG PHU đầy đặn. TÂM CHÍ vững vàng, THIỆN CĂN, THIỆN CHÍ, ĐỨC TÁNH đầy đủ thì tất cả thảy đều đầy đủ không sai. Lời BÌNH ĐẲNG, Y CHỈ PHẬT TÔN. Năng Thuyết bất Năng Hành khó thành đạt.
Bồ Tát giải nói xong êm lặng, sau Ngài tiếp: Nhẫn Nhục – Trí Tuệ – Thiền Định. Trí Tuệ Nhẫn Nhục Thiền Định nầy khai hoang TRÍ TUỆ phát triển. Nhẫn Nhục có hai lối: Lối thứ nhất BỊ NHẪN NHỤC. Lối thứ hai: Bậc có Bản Năng điều ngự Bản Thức, dụng Nhẫn Nhục kiềm chế Tâm Thức khỏi dục vọng, tranh giành hơn thua mà nhẫn nhục, vì nhẫn nhục lìa Ngã, Ngã Sở, đúng với tinh thần Trí Tuệ, Thiền Định, vì sao? Vì Tâm Thức động vọng, Thiền Định là TỊNH TÂM, đã TỊNH TÂM TRÍ TUỆ. Trí Tuệ lìa tất cả nhận thấu tất cả, Trí Tuệ không mắc miếu nơi đâu, thì đâu đâu thảy đều tận thấu. Còn phần Tâm Thức động vọng từng hồi, hồi nào cũng phải lẫn quấy tùy Chúng Sanh Phải Quấy nào do nơi Tâm, tuy nói Tâm đặng mà không đặng mảy may nào cả, chỉ cuồng quay TÂM THỨC mà thôi.
TỊNH TÂM, THIỀN ĐỊNH vốn chung TRÍ TUỆ. Không Tịnh Tâm Trí Tuệ vẫn không. Không Thiền Định nào phát huy Trí Tuệ? Bậc tu phải có BẢN THỨC kiềm chế Tâm Thức. Bản Thức phải có yếu tố năng lực kiên trì Chí Dũng Thù Thắng Tinh Tấn Bất Thối Tâm, Nhẫn Nại Bất Chuyển Bồ Đề, đánh đổi qua từng giai đoạn Tu Chứng, từ Phàm Phu trưởng thành THÁNH Ý. TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Lời Vàng hướng dẫn chỉ dạy. NGHE đặng là khó, Nghe đặng thực hiện chưa đặng phải KIÊN TRÌ THỰC HIỆN đặng càng khó hơn, vì sao? -Vì Nghe đặng, nhờ dẹp điên đảo loạn tưởng nơi Tâm Thức mà Nghe đặng. Còn thực hiện chưa đặng vì yếu kém thực lực Công Năng, nên chưa thực hiện đặng. Bậc tu phải cần tu hơn thế nữa mới thực hiện đặng.
Đương thời cuối thế kỷ 20, cận kề 21, đa số tu TỰ TÁNH TỎ TÁNH, nghiên cứu nhà Phật cũng khá nhiều. Phái Thiền Tôn ưa chuộng không ít, có nhiều nước thành lập cơ sở khang trang, nhiều nơi Tu Thiền cần Trí Tuệ, vừa nghiên cứu vừa Tu Thiền, hoặc Tu Thiền Dưỡng Sinh, Tọa Thiền Võ Đạo Thần Giao Cách Cảm. Những chỉ tiêu Tu Thiền trên thảy đều trực thuộc về NHÂN THIỀN hay NHÂN THIÊN THIỀN là tốc độ cao nhất, vì sao? -Vì Thiền Dụng TÂM THỨC mà Tu Thiền, chưa TRÍ TUỆ CỨU CÁNH THIỀN. Trí Tuệ Cứu Cánh mới là NHƯ LAI THIỀN TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
Phật Đạo mục đích đưa Tín Chúng giải thoát. Phật đã từng nói: TƯỚNG giải thoát từ lâu, TÂM chúng sanh mắc miếu chưa giải thoát. Nên chi Tu Thiền đặc điểm về TÂM truyền, Tâm Liễu Ngộ. Khi đang tu tập Thiền Tọa chớ nên Chấp Trụ Trụ Chấp, lâm vào TÂM THỨC đảo điên cuồng vọng, Hành Giả có đầy đủ hiểu biết năng khiếu, kiên trì Chí Dũng lập trường mới Tu Thiền đặng. Vì sao? Vì Dụng BẢN THỨC cai quản TÂM THỨC, lìa THỨC hồi TÂM, có nghĩa lìa vọng về CHÂN sở đắc TRÍ TUỆ TÂM. Tại sao Trí Tuệ Tâm? Vì Tâm độc lập trơn liền, chen lẫn Thức trở thành Tâm Thức, Thức thời Động Vọng trở thành Pháp, Hành Giả Tọa Thiền Tỏ Pháp, Thức không còn, Tâm về với Tâm nên gọi Trí tuệ Tâm. Tu Thiền chủ yếu phát Trí Tuệ Cứu Cánh, Ấn Quyết Tâm, Tuệ phát trực nhập đắc Tâm, Trực Ngộ Chân Giác, lìa Chân CHÁNH GIÁC, tu như thế NHƯ LAI THIỀN.
Tôn phái Thiền, Tùy theo Tâm Thức của mỗi Hành Giả mà hướng giáo, không tùy thuộc học hỏi Văn Tự Tu Thiền, vì Thiền Môn không TỰ. Bậc Thiền Sư thấu đạt TÂM THỨC lưu động phiên diễn tất cả, nên tùy nơi mỗi Hành Giả, lập Tông ấn giáo Tu Thiền. Các Hành Giả, bổn phận TÍN HẠNH NGUYỆN bất thối tự lập phát huy Thiền Tông. Tu Thiền không có cấp bậc nào mà có Cấp Đẳng Thiền, Phái Thiền có CHỦ THỂ, CHỦ TÁNH, Thiền Tôn đi sâu Bản Năng tìm lực Chủ Trì Phổ Chiếu làm con đường Giác Ngộ, bản năng Tự Lập duy nhất. Có ý nghĩa vạn Pháp duy Tâm. Vũ Trụ Bản Thể Thân Tâm duy nhất không hai. Dưới mắt Thiền Sư, thấu đạt tất cả, tất cả đều Thiền Sư, ngoài ra không có Từ Ngữ nào giải đặng.
Thiền Tôn một Giáo Môn cực điểm đánh đổi mê lầm về với Giác Ngộ Tận Giác. Khi Hành Giả nhập môn Tu Thiền, Vị Thiền Sư chứng minh Nhập Môn. Lễ nhập môn xong, Hành Giả tu tập Thiền Tọa, tối đa hai thời Thiền Tọa, ngoài ra Vị Thiền Sư giáo huấn từng vị Hành Giả riêng, còn Nghi Luật thời TÂM KHẨU Ý kiểm soát. Thân khẩu ý KÍN NHIỆM, mỗi tháng hai lần phát hiện Tâm Thức, mãi mãi từ Ba Năm đến Bảy Năm lúc nào tỏ ngộ nguồn mê nơi Tâm Thức, thường chấp, thường trụ hoặc hay trụ chấp thiệt hại như thế nào, đâu đó sạch sẽ, lúc bấy giờ mới làm Đại Lễ NHẬP LƯU. Nhập Lưu mỗi một Hành Giả, biệt lập ở riêng mỗi vị một cái CỐC, công phu Thiền Tọa, Tứ Thời Công Phu. Trước khi vào LƯU CỐC các vị thảy đều THỀ NGUYỆN. Có vị thề: Tu chưa Đắc Đạo, thề chưa rời khỏi CỐC.
Tinh Thần Tín Hạnh Nguyện Tọa Thiền, Tôn Phái Tu Thiền cực điểm. Khi đã hiểu thấu sự lý lầm mê do nơi TÂM THỨC, dùng BẢN THỨC cực điểm lời nguyện tinh thần bất khuất, giải trừ Thần Thức viễn vong trở về với NHẤT TÂM GIẢI THOÁT, Thiền Tôn tận dụng HIỂN GIÁO MẬT TÔN gọi là VIÊN GIÁO, TIỆM GIÁO, ĐỐN GIÁO là bước tu toàn diện, đầy đủ viên dung Tri Kiến Giải Thoát. Đa phần thời Hạ Lai nầy, nhiều bậc chưa thấu đáo. Tu Hiển Giáo chuyên ròng Hiển Giáo. Tu Thiền quan niệm Mật Tôn Siêu Hình Vạn Tượng, tu ròng Thiền Học Đốn Học, Tu Tiệm gìn giữ Tiệm, nếu không chung kết, tổng hợp làm thế nào Liễu Đạt Chánh Giác?
Đặc Điểm Thiền Tôn, bậc kém Tọa Thiền, đảo điên Động Vọng, nơi động vọng đảo điên trực thuộc TÂM THỨC. Dụng BẢN THỨC ngự chế động vọng đảo điên. Khi Hành Giả Tọa Thiền khá đặng TỊNH TÂM, nhờ Tâm Tịnh thời Tâm Thức cải hóa, trở thành THẦN THỨC, Thần Thức Tâm Thức thảy đều trong vòng mê loạn tham muốn. Một bên Tâm Thức do Thân Tâm, còn một bên Thần Thức, Tâm hóa Tinh Thần lung lạc nên gọi là Thần Thức lưu hành qua từng vọng tưởng. Thiền Tọa phải kiên trì không trụ xứ Thần Thức, Bản Thức vẫn ngự chế không trụ xứ Thần Thức, Thiền Tọa di chuyển chung khắp, các Cảnh Giới các Cõi. Thiên Biến Vạn Hóa, làm cho Hành Giả ưa chuộng mà trụ xứ, Hành Giả có Trí Tuệ Huệ Nhãn tránh khỏi lầm lạc. Bằng chưa Tu Đạt đến, không nên trụ, không nên chấp trụ một pháp nào, không vui mừng tự ngã một Cõi nào, bằng chấp trụ đều Mù Quáng. Miễn ngự trên Thần Thức di chuyễn khắp khắp Tam Thiên, Đại Thiên Thế Giới, bất luận cao thấp Cảnh Giới thảy đều nương nơi Thần Thức, Tỏ Ngộ Thần Thức Thiền Tánh.
Nơi NGHE THẤY BIẾT Bình Đẳng, nhưng Bất Bình Đẳng, giai cấp trình độ: có Tu, chưa Tu, có Chứng, chưa Chứng, kể ra không hết đặng. Khi Nghe, lúc Thấy, được Biết cùng chưa đặng Biết sai biệt nhau. TẬN GIÁC CHÁNH GIÁC ĐỒNG ĐẲNG nhau. Tu Phật Đạo Phật rất BÌNH ĐẲNG, vì Lầm Mê Giác Ngộ xa cách nhau, khó diễn giải, đã khó diển giải, khó nhận lãnh, được gọi là BẤT KHẢ TƯ NGHỊ, khó nghĩ bàn.
Bậc Thiền Sư:Dưới sự nhận định, xa cách hẵn Bậc Hành Giả đang tu Thiền Tọa. Vì sao? -Vì Bậc Thiền Sư nhìn nhận Tổng Quát, do đó Thiền Sư nói:Một nơi Phải, hoặc cái Phải của một Chúng Sanh cho là Phải. Trong giờ phút đó Vũ Trụ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mới có hàng bá thiên vạn triệu Chúng Sanh đồng cho Phải, gọi là THẾ GIỚI HẢI PHẢI. Mỗi một Chúng Sanh cho là QUẤY, thì liền có bá thiên vạn triệu Chúng Sanh đồng cho là QUẤY, gọi là THẾ GIỚI HẢI QUẤY. Khi Đức Phật Thọ Ký, Bá Thiên Vạn Phật đồng thọ ký. Mỗi một vị đắc Chân Lý liền có Bá Thiên vạn triệu đồng đắc Chân Lý, gọi là CHÂN LÝ HẢI. Một Bậc Đạt VÔ THƯỢNG ĐẲNG, liền có Bá Thiên vạn triệu bậc Tu Đạt VÔ THƯỢNG ĐẲNG, gọi là THƯỢNG ĐẲNG THẾ GIỚI HẢI.
Từ chốn TÂM THỨC lầm mê, có bá thiên vạn triệu lầm mê nơi TÂM THỨC, vô lượng vô biên đại Mê, cuồng Mê, vọng Mê TÂM THỨC HẢI. Bản Năng phải ngự chế xem xét lỗi lầm, qua từng cái Mê sạch sẽ hết thức giải Mê GIÁC NGỘ. Từ nơi Tâm Thức Hành Giả Tọa Thiền trở thành THẦN THỨC, Thần Thức rộng rãi bao la, thanh thoát cực điểm, Đại Lung, Đại Lạc, Đại Cường, Đại Vĩ, lên xuống cuồng quanh, thiên biến vạn hóa, theo CHƠN THỂ Pháp Tánh, Hành Giả lầm nhận vui mừng an trụ hoặc giả ưa chuộng thích thú cho đó cực điểm không ai bằng, liền thọ chủng Thần Thức lâm vào Ngoại Giáo.
Bằng bậc liên trì tận thấu TÂM THỨC liệt hạ tranh giành, THẦN THỨC tham lam Đại Vọng, không NHIỄM, chẳng Lìa, TRÒN GIÁC. Ví như bậc đã tự mình phát hình nhìn xem Vũ Trụ thuyên diễn, một tấm tuồng Mê Ngộ, CHÁNH GIÁC
Kỷ niệm Trung Thu
Formularbeginn
Hôm nay đúng Bảy ngày, THIỀN SƯ niệm niệm KINH ĐÀN đi vòng dưới chân đồi, niệm niệm từng bước một. Cầu Chư Phật Chư Bồ Tát nguyện giúp đỡ cho tất cả Chúng sanh phát BỒ ĐỀ TÂM đặng Trí Tuệ Cứu Cánh, Trí Tuệ Viễn Đạt, tu cầu Tri Kiến Giải Thoát. Chương trình Kinh Đàn nầy, mỗi ngày kinh đàn một vòng, bảy ngày Kinh Đàn Bảy vòng, xong tĩnh tọa Minh Thuyết PHẬT NGÔN. Thiền Sư Nhất Tâm VỊ THA, Chí Nguyện Tha Lợi, chung khắp Pháp Môn Giải Thoát. Vì sao? -Vì Ngài thật rõ thấu TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH Tu Phật:Bình Đẳng Dung Hòa, Dung Thông Sở Đắc, không Pháp Môn nào lớn nhỏ cao thấp tuyệt đối không hai. Vì Bất Bình Đẳng do lầm mê, dị biệt khoảng cách, thành thử bất đồng có vô lượng, vô biên, hằng hà sa số chướng đối, ngăn ngại nhau, nên chi trở thành Chúng Sanh, khó nghe, khó nhận, khó hiểu, làm thế nào biết đặng lời PHẬT NGÔN; Bình Đẳng ĐẠI HẢI cho đến Đại Hải Chúng, Thế Giới Hải, Chư Phật Hải, Bồ Tát Hải, Chúng Sanh Hải. Khi Đức Phật đang còn Ngôi Bồ Tát, Ngài phải Tu Tánh BÌNH ĐẲNG đối với Chúng Sanh mà Sở Đắc BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ, dụng Tánh Trí chủ quán đồng đẳng Chúng Sanh, Sở Đắc PHÁP NHÃN. HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC không nhàm chán tu đạt DIỆU QUANG SÁT TRÍ. Nhìn hàng Bồ Tát Trí, soi lại Chúng Sanh Trí, bên Bồ Tát thoát sanh hóa độ Chúng Sanh, còn phần Chúng Sanh thường chấp ưa trụ nhỏ nhen eo hẹp. Bồ Tát Vị Tha cứu độ, hóa độ, thân tâm Bồ Tát chung cùng Chúng Sanh trưởng thành ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ tu NHẤT THIẾT TRÍ thành PHẬT. Khi bấy giờ PHẬT nói: Chúng Sanh Chư Phật không riêng khác, chỉ MÊ NGỘ mà thôi.
Nói đến tư thế Thiền Sư. Ngài đang ở ngôi Chùa Tháp mục nát, ngọn Tháp chỉ còn nền Tháp. Ngài che mái chùa bằng lá, chính giữa làm Chánh Điện, có Tướng Phật Bàn Phật bằng vôi, Đức Phật bàn Phật lâu năm đã phai màu cũ kỹ, Ngài chỉ có chõng tre, chiếc bàn nhỏ, tấm kệ để Kinh, chiếc giường đóng tạm, đồ đạc đặt ở nhà Tây, Ngài thường ngồi nhìn xóm làng xa xa ẩn hiện chen lẫn vườn cây rừng lá. Đời THIỀN SƯ duy nhất BỘ ĐẦU ÓC mới mẻ, tinh thần khoát đạt, bình dị NHƯ LAI PHẬT thoải mái.
Thiền Sư Ngài đi Kinh Đàn xong trở về, Ngài bước lên Tam cấp, từ chân đồi đến sân Chùa Tháp, có trên NĂM MƯƠI cấp bước của Ngài. Vừa đến sân, hai chú Tiểu chạy ra đón bái, Thiền Sư giao cho hai chú, mổi chú một phần việc, BAO ĐÃY và chiết gậy. Ánh nắng đã lên cao, Ngài thay áo, ngồi vào chiếc chõng, dùng tách trà chậm rãi tôn nghiêm, Ngài nói: Tuyệt tác thay! Đức THẾ TÔN Ngài đã từng đánh đổi tất cả TÂM HUYẾT, lời VÀNG lưu lại đời đời nhắc nhở từng bước tu nhỏ, cho đến Đại Lực. Đại Hùng, Kiên Nhẫn, Kiên Trì trong Tam Tạng Kinh Điển, từ lầm mê trưởng thành Giác Ngộ không thiếu sót. Các bậc tu không biết lấy chi tán thán báo ân cho xứng đáng
Ngài từ Ngôi Vị Thái Tử, thế mà vứt bỏ cung vàng điện ngọc, chỉ tấm lòng VỊ THA ban cho tất cả, tình BÁC ÁI với toàn dân, Thân Tâm Ngài tầm phương, tầm cách, CHÍ cao đẹp, sẵn có BẢN NĂNG CHÂN TÔN CHÁNH GIÁC, nên Pháp Nhãn Huệ Nhãn đến Phật Nhãn tu đạt Vô Thượng, Mười Danh Hiệu BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Ngài tận thấu còn thấu hơn thế nữa, đường đi lối về, nơi lầm lạc chúng sanh để hướng dẫn không sót. Từ sơ khởi phát Bồ Đề Tâm, cho đến năng sở kiến tri chứng thị rốt ráo Giải Thoát
Ngài bậc Chứng Đạo, khéo Thuyết Đạo làm cho chúng sanh Minh Đạo, biện tài vô ngại Tâm Chí bền vững, Tín Chúng tu không mất Y CHỈ, giáo hóa không mất Ý NHỊ THƯỢNG TÔN, Hợp Hòa không hại sanh vật, chẳng thiệt Chúng sanh làm cho chúng sanh Thọ giới BỒ ĐỀ, phát Tâm Giải Thoát.
Thiền Sư êm lặng đưa đôi mắt vô tư, khuông mặt trầm tư của Ngài khó diễn giải. Ngài ngước mặt lên in tuồng bày tỏ cùng ai nổi niềm tâm cảm lời BẢO SÁM, lời Bảo Sám vừa tri ân Chư Phật, vừa Minh Thuyết lời VÀNG, Ngài nói: Có TỎ TÁNH (sửa tánh) mới MINH TÂM. Có xét lỗi lầm, không lầm lỗi. Có HẠNH NGUYỆN mới có phát TÂM. Có HÀNH DỤNG đặng chu đáo, Hành Dụng chưa Tu TỨ NHIẾP PHÁP LỤC BA LA thì chưa HIỀN HÒA thấm nhuần Đạo Pháp, đã chưa thấm nhuần Đạo Pháp, làm sao có TỪ TÂM, làm sao sáng soi Nghiệp Thức mà Giác Ngộ? Tứ Nhiếp: ĐỒNG HÀNH NHIẾP, ĐỒNG SỰ NHIẾP, ÁI NGỮ NHIẾP, VỊ THA NHIẾP. Bậc tu chưa thực hiện BI CHÍ DŨNG, tựa bằng xác chết chưa chôn, lười trễ đứng yên, khó qua trở lực vạn ngành pháp giới. Nếu chẳng thông GIỚI ĐỊNH TUỆ thì Vô Minh, làm thế nào lãnh hội lời VÀNG Phật dạy? Bằng chưa TÍN, HẠNH, NGUYỆN BA LA MẬT ĐA, nằm yên bất di chuyển, nương nhờ Pháp Giới cải tạo, hoàn cảnh đón đưa, Thần Linh phù hộ, lâm nơi tu cuồng tín.
Thiền Sư vừa nói đến đây, Ngài ngã mình trên chiếc chõng dưỡng thần một lúc. Chú Tiểu đã thay tách trà hai lần, Ngài ngồi dạy, nhìn về hướng Chánh Điện tiếp nói: Tu hành không tự thân chí nguyện sửa sai lung lạc, chính mình phải vãng sinh nơi mình, không ai mang Ngộ đến cho, giải mê mình đặng. Bậc tu tận lực giải Nghiệp thức, căn trần, cấu ly, cấu Nghiệp, ly Nghiệp, ác tâm, ác ý, ác nghiệp, do THÂN KHẨU Ý tự mình chướng đối, nghi ngờ bị biệt đủ hình thức lầm lạc vô cùng. Lúc phát Tâm tu Phật TỰ TÂM hóa giải, từ nơi nhỏ bé trưởng thành rộng rãi, Đại Hùng Đại Lực Đại Từ Bi. Bằng chưa phát Tâm, dung dưỡng, xem Kinh Pháp không giải Vô Minh, dù cho Xuất Gia tu Chùa hoặc giả Tu Núi bao nhiêu năm chăng, cũng chưa có một ngày tu.
Tu Phật lấy TÍN TÂM, Năng lực, Chất Lượng, trọng lượng cải tiến làm căn bản. Kiên Trì bền vững đặng tu. Từ nơi Mến Đạo Say Đạo đến Tỏ Đạo, khi Tỏ Đạo liền TỎ TÁNH. Tánh Kết Hợp Dung Hòa Là:TÁNH BÌNH ĐẲNG, Tánh tự cao tự mãn là tánh Bất Bìng Đẳng. Tánh Thọ Ngã là tánh Phân Biệt Dị Biệt Bất Bình Đẳng, vạn pháp bình đẳng là PHẬT PHÁP, vạn pháp bất bình đẳng mê lầm, Tâm Bình Pháp Bình, Tánh Bình thời THUẬN Pháp, tánh bất bình đều nằm nơi NGHỊCH pháp. Bậc tu đến căn bản Bình Đẳng Tánh Trí phải tận lực Công Năng, đầy đủ Công Đức, giải tỏa sạch Nghiệp trơn liền cặn bã. Chẳng khác nào: Ly nước sạch cặn cáu đương nhiên nước trong, không thể dùng hiểu biết mà chu đáo Bình Đẳng Tánh Trí đặng. Khi tu Đạt Bình Đẳng Tánh Trí, lúc bấy giờ mới bước vào DIỆU QUANG SÁT TRÍ. Bình Đẳng mới có Diệu Quang, Bình Đẳng cùng Diệu Quang chung một THỂ của Bồ Tát chứng thị. Trong giai đoạn nầy Đức Thế Tôn Ngài dạy Bồ Tát phải tu BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA khỏi lâm Thọ Ngã Giả Tưởng, chấp trước vướng lầm mê, Bát Nhã Trí là cơ bản Diệu Quang, có Diệu Quang mới thu nhận Diệu Pháp Sở Đắc ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ, nhiếp thu bá thiên vạn trí về NHẤT THIẾT TRÍ. Bất Khả Tư Nghị duy chỉ CÔNG NĂNG CÔNG QUẢ Tu Đạt mà thôi.
Sự Vật Hóa chỉ có bậc Diệu Quang rõ nhìn nhận, đến bậc Đại Viên Cảnh Trí chu đáo tận tường, ngoài ra chỉ đọc tụng tán tụng, tựa như các cánh Sen trôi theo dòng nước, chưa biết cánh Sen nọ nó trôi về đâu. Vì sao? -Vì tất cả đều Vô Ngã, Vũ Trụ Tam Thiên thảy đều Vô Ngã, Chúng Sanh đến Chư Thánh Thần đều Vô Ngã, thảy thảy đều Hữu Sanh Hữu Tướng, Hữu Hóa Hữu Danh, Hữu Hóa Hữu Chứng, Hữu Chứng Hữu Tri, Hữu Giác, Thị Chứng Chứng Thị không ngoài Thân Tâm Sự Vật Hóa, thì thử hỏi nơi Thị Chứng phải chăng, Pháp Bất Khả Đắc tại sao công nhận đắc, lầm lạc nơi bị hóa hóa đắc chăng? Bậc Tu Phật phải Tu Bát Nhã, Hành Thâm Bát Nhã, trơn liền không hóa chẳng sanh, không Giác chứng thị Giác vậy
NHƯ THẾ NÀO LÀ SỰ VẬT HÓA?
Vạn Vật đến Thân Mạng thảy đều Vạn Pháp Diễn Hóa, nhịp nhàng sanh diệt, diệt sanh thế hệ diệt sanh nơi vạn pháp, sanh diệt vốn vạn pháp diễn hóa mà ra. Chúng sanh thọ Thân Tâm Tứ Đại nơi vạn pháp, lầm nhận chúng sanh sống chết, nào hay biết LIỄU SANH thay đổi vạn pháp đổi thay phải bị theo SỰ VẬT HÓA làm đường dây Sanh Tử. Từ Sự Việc Lý Sự trở thành Lý Trí Hóa mà trụ chấp từng giai đoạn lầm lạc, nên chi khi qua lầm lạc mới hay chính mình lầm lạc. Sự lầm lạc nơi sự việc, sự làm ăn cùng nói năng lầm lạc. Sự Đi Đứng Nằm Ngồi, chướng ngại nhau trở thành pháp giới lầm lạc với nhau. Lý Sự Nhân Cách Điạ Vị khắc biệt chưa thông cảm nhau lầm lạc gây hấn lầm lạc, trở thành nghiệp, trở nên hận thù ghét bỏ nhau, có hằng hà sa số pháp giới vô biên vô lượng pháp giới nơi Sự hình thành. Nếu Thân Tâm trơn liền không mắc miếu Pháp Giới liền GIÁC NGỘ CHỨNH THỊ PHÁP GIỚI, trở thành Bậc Đại Diện Quang Sát Pháp Giới gọi là DIỆU QUANG SÁT TRÍ. Nhưng tai hại thay Nhân Vật, Thiện Vật cho đến Thiên Thần Thánh Hóa thảy đều có Hữu Sanh Hữu Tướng gọi là PHÁP THÂN, nên Thân Tâm kia trở thành vướng nơi CẢNH mà sống, sống không ngoài SẮC TƯỚNG gọi là VẬT HÓA HỮU SANH, thành thử nó phải quay cuồng nơi Pháp Hóa, Pháp Sanh, Pháp Diệt. Các bậc tu tu mãi nơi Sanh Diệt thấu rõ Diệt Sanh, không còn quan niệm gây cấn sanh diệt, liền TỎ PHÁP Tỏ Tâm Tỏ Hóa. Lúc tỏ Hóa nương nơi Hóa, Y CHỈ lời Phật dạy để tu hành, TÍN NGƯỠNG KIÊN TRÌ CHÍ DŨNG. SỰ VẬT HÓA tận thấu là ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ.
NAM MÔ TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT
Formularbeginn
Thiền Sư từ mái Chùa Tây bước ra sân Chùa Tháp, Ngài ngồi trên phiến đá ở góc sân, nhìn dưới chân đồi suy nghĩ thời pháp SỰ VẬT HÓA,HỮU SANH HỮU TƯỚNG, sống chết Diệt Sanh Hóa thay đổi, đổi thay Tứ Loài chung khắp Bản Thể Tam Thiên Rồng Người Sinh Mạng Hóa, Lý Trí Hóa, cho đến Công Lực Công Năng Tự lực Tinh Thần Vật Chất, kiến tạo sáng lập không ngoài Sự Vận Chuyển Hóa. Tất cả thảy đều HỮU SANH HỮU TƯỚNG HÓA, HỮU SANH HỮU VẬT HÓA, cho đến Cây Cỏ Núi Sông, sanh nở không ngừng hóa, có hóa nên mới có hằng hà sa số các Cõi, Cảnh Giới, Chư Thiên – Tiên Giới, Thần Giới, Thánh Hóa Giới. Cõi nào lối sống theo Cõi nấy. Cảnh Giới thế giới nào sinh sống nơi thế giới nấy, Giới bị sống, không ngoài CHÁNH BÁO THỌ BÁO trong giới, gọi là CHÚNG SANH GIỚI.
Phần Chúng Sanh Thọ Giới chăm lo nghĩ ngợi không ngoài GIỚI chúng sanh thọ giới, mỗi chúng sanh thảy đều lẽ sống sự sống lệ thuộc hoàn cảnh giới, dù cho vươn mình đến đâu chăng không thể thoát hoàn cảnh hiện tại, gọi là Giới của mỗi một chúng sanh giới. SỰ HÓA VẬT HÓA không quá phạm vi giới hạn. Khi nói đến GIẢI THOÁT, tu Pháp Môn Giải Thoát, chúng sanh có đủ tiềm năng, tìm đường giải thoát bằng TỰ TU, TỰ HÓA vẫn LIỄU SANH THOÁT TỬ, thay đổi Cảnh Giới như:Từ ĐỊA NGỤC sanh NHÂN THIÊN, hoặc Nhân Thiên lên Cõi TIÊN, cho đến TỊNH ĐỘ là cùng tận. Dù cho Bậc gặp THIỆN TRI THỨC hướng dẫn chỉ đạo, yếu kém TIỀM NĂNG TINH TẤN, Thọ Ngã Giả Tưởng thờ ơ, chưa có TINH THẦN, thời vẫn khó giải thoát.
Thiền Sư nở nụ cười, khoan khoái tiếp nói:Tự Hóa Vật Hóa Thần Hóa, ba hệ thống chung gồm nhau, trở thành MỘT. Chúng sanh vẫn có sẵn TỰ HÓA khắp khắp, quán soi VẬT HÓA đến tinh thần đào tạo HÓA, thành ra mới có từng trình độ, giai cấp hóa trong vòng giới hạng hoá sanh.
Thiền Sư êm lặng nhìn trời Tây tiếp nói:Vòng đai PHÁP GIỚI, riêng mỗi chúng sanh đều một DỤNG thọ trì một GIỚI, biết yên phận không gây hấn nhau thời chẳng có chi để giải nói. Vì sao? -Vì Thọ Trì là đã chấp nhận, nhận lãnh làm CHÚNG SANH GIỚI, chúng sanh an hoà, sống yên trong GIỚI DỤNG, khi biết rõ Giới Dụng nơi mình, liền đặng biết Giới nào Dụng nấy, miễn thực hiện TRÒN DỤNG là xây dựng TỊNH ĐỘ GIỚI cho mình. Bằng toàn thể thực hiện, đồng hiện TỊNH ĐỘ GIỚI muôn phương BỒ TÁT cúng dường, còn chi là Giới hay chúng sanh Thọ Giới nữa.
Còn Sinh Vật có THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT. THỰC VẬT yên phận hơn loài Động Vật, các loài Hữu Sanh Hữu Tướng. Tướng các loài đều giải thoát, nhưng Động Vật Tâm Thức chưa giải thoát. Vì sao? Vì Động Vật BẢN NGÃ tranh giành, mắc miếu chưa giải thoát. Thực Vật như Cây Cỏ, Núi Sông, Sơn Hà Đại Địa vẫn sống THỰC DỤNG THỰC HÓA, THỰC SANH PHẨM CHẤT, đồng TÁNH TƯỚNG, nên hoàn toàn Giải Thoát từ lâu.
Động Vật có thể nói đến con người. Con người khôn ngoan hơn Động Vật nên Thế Giới của con người làm chủ các loài Động Vật cây cỏ núi sông. Con người khôn ngoan hơn con người, biết vươn mình có TRÍ phát minh, lợi ích cho đa chúng, chính mình đặng lợi, gọi là NHÂN VẬT hơn con người đủ mọi mặt, tùy theo Nhân Vật thực hiện. Bằng bộ óc phát minh dục lợi riêng mình, chẳng có lợi cho Đa Chúng lại thiệt thòi nhiều kẻ khác, như:nhân vật cướp bóc mưu sĩ hiểm sâu chẳng hạn, còn thua hơn con người đang sống lương thiện là khác.
Nhân Vật thì không thiếu, Nhân Vật có hai hạng NHÂN TÀI cùng THIÊN TÀI, Bậc Thiên Tài phát triển thành THÁNH NHÂN, THÁNH TRIẾT chẳng hạn. Bậc Nhân Tài phát triển thế giới VĨ NHÂN hiện đại. Bậc Nhân Vật có TÀI ĐỨC rất hiếm, có Tài chưa có Đức vẫn Nhân Tài thường nhân. TRÍ cùng ĐỨC nó nâng NHÂN PHẨM con người, dù có Tài cho mấy chăng vẫn không qua được ĐỨC điều hành TRÍ, TRÍ kiểm chứng ĐỨC trở nên an nhàn sung sướng nhất trần gian.
Thiền Sư nói đến đây nhìn cảnh Trời Mây bao la vô tận, chỉ có TÂM HỒN mới kiểm chứng trời mây, nỗi niềm Ngài đã từng bày tỏ thăng trầm chịu đựng bước đường Tu Chứng trời mây cùng Thị Chứng. Nên chi Ngài nói: Từ nơi TINH THẦN cao đẹp sạch sẽ, thì TỰ TÁNH không ngã về một bên: Tự hào, Tự Ái, Tự Mãn, Tự Tôn. Khi bấy giờ mới SỰ Hóa Vật Hóa thảy đều trong sạch bình thoảng: TỰ HÓA sẵn BÌNH, VẬT HÓA chứng Tri TRI KIẾN, thì THẦN HÓA dung thông GIẢI THOÁT khổ ách nơi chốn lầm than khổ đau. SỰ Hóa VẬT Hóa, TỰ Hóa VẬT Hóa THẦN Hóa là NGŨ UẨN GIAI KHÔNG. ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH, không ngoài vạn pháp như HUYỂN HÓA.
Ngài trầm ngâm thẩm xét. Vũ Trụ bao la rộng lớn, Bản Thể lại vô biên, còn PHÁP THÂN hàm chứa hằng hà sa số vô lượng vô biên chúng sanh giới. PHÁP thời trùng trùng duyên khởi diệt sanh, sanh diệt không ngừng, chúng sanh lầm NGŨ UẨN Trụ chứng nơi HUYỂN HÓA cầu an, làm cho Vũ Trụ Bản Thể dẫy đầy Pháp Giới Vô Minh, không thể lọt một mũi kim hay sợi tóc tìm ra ánh sáng TRÍ TUỆ, làm thế nào giải thoát hoàn CHÂN THIỆN MỸ với chúng sanh?
Thiền Sư nói: Hỡi các THIỆN CHÂN TỬ! Bậc cầu Đạo Bồ Đề nên có TINH THẦN TÍN NGƯỠNG, nên Y TÔN Y CHỈ lời dạy PHẬT TÔN, chớ sai đường lệch hướng tinh thần tín ngưỡng. Vì sao? Vì tất cả Sự Hóa Vật Hóa cho đến tu cầu chưa có tinh thần tu học chưa bao giờ tu đạt đặng. Tinh Thần là một khởi điểm đầu tiên đến cuối thành công THẦN HÓA, từ thờ ơ đến CHÍ DŨNG Hóa, từ lười trễ biếng nhác, đến TINH TẤN siêng năng, từ chưa tìm ra cái sống, TINH THẦN HÓA tìm đặng cái sống an vui BẤT DIỆT. Chưa có Tinh Thần TÔN ĐẠO, Đạo nào Thần Hóa đặng thọ lãnh Giáo Pháp Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Chánh Giác?
Bậc Tu Phật không căn cứ lâu mau nhiều ít, tu như thế nào vẫn cứu vãng lầm than, hay xây dựng Đạo Đức thân Tâm, lúc TỰ HÓA không ngoài ĐỨC TÁNH chính mình HÓA, không ngoài Thiện Căn, từ lời nói đến việc làm thảy đều bình tĩnh không làm mất Công Quả tu hành. Nhìn ngoại cảnh Vật Hóa Tâm không chướng đối, giải gây hấn nóng giận, về THẦN HÓA khôn ngoan ĐẠO HẠNH, chớ mưu sĩ làm tổn thương Đạo Đức, thiệt hại chúng sanh quần chúng, gìn giữ như thế tu như vậy thời cứu vãng lầm than, bảo toàn Công Quả.
Bằng bậc tu cầu Diệu Quả GIẢI THOÁT, nên vươn mình nơi HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT,tất cả thảy đều tu BẢN NĂNG Hóa Giải Nghi Chấp, hóa giải các Nghiệp đồng thời NHIẾP THÂU tránh lầm lạc, nơi TỰ TÁNH HÓA GIẢI NHIẾP THÂU là hai MÔN cần thiết cho TỎ TÁNH, Tu có HÓA GIẢI mới có Tiến Bộ và Thành Công, có NHIẾP THÂU mới có lãnh hội lời Vàng, nhận chân từ thế gian đến xuất thế gian TẬN THẤU.
Thiền Sư nói: VÔ MINH là gì: -Phải chăng Vô Minh điều chính chưa biết sanh ra đối tượng chấp, hóa mê, nên Hóa Giải chấp mê, gọi là phá Vô Minh Mê Chấp, nhiếp thâu gần chúng sanh cốt tỏ thấu chúng sanh, các hành vi thọ ngã giả tưởng nhiếp thâu mình khỏi lầm, Giác Ngộ. Bậc tu cầu Diệu Quả, NHẤT TÂM HÓA GIẢI NHIẾP THÂU, sạch giải, TẬN THẤU, trưởng thành PHẬT ĐẠO.
Nơi Tự Hóa Vật Hóa Thần Hóa tùy theo thứ lớp giai cấp trình độ chúng sanh giới tự hóa, gọi là tùy Nghiệp Thức Hóa như : Cảnh sanh tình, vui buồn sướng khổ hóa, tham vọng ưa thích hóa. Bậc tu cầu Diệu Quả lúc duyên khởi tự hóa SẮC-THỌ-TƯỞNG-HÀNH-THỨC, nghĩa là: Sắc, Hình Sắc hay Sắc Tướng về tiền bạc, công danh, hiện tướng tiền bạc và công danh. THỌ, tham muốn tiền bạc công danh, TƯỞNG tượng tiền bạc công danh. HÀNH, hành động theo TÂM THỨC đạt cho đặng tiền bạc công danh, nguyện vọng khởi sanh của mình. Trên đây là lầm lạc TỰ HÓA, chúng sanh tự Hóa SẮC-THỌ-TƯỞNG-HÀNH-THỨC là mức đo NGHIỆP để cổi giải Nghiệp. Sắc-Thọ Tưởng-Hành-Thức, một điểm DUYÊN KHỞI GIẢI Nghiệp hay THỌ Nghiệp, THOÁT Sanh hay THỌ sanh nơi KIẾN DỤC. Tùy các bậc tu cầu dung lượng.
TỰ HÓA không phải tự nhiên như nhiên hồn nhiên hóa, nó là TRỰC NGỘ TRỰC GIÁC không có văn tự nên mới có LIỄU NGỘ, ĐẠI NGỘ, nó nương nhờ TINH THẦN CÔNG NĂNG Sở Đắc CHỨNG TRI Tu Cầu DIỆU QUẢ HIỆN SINH HÓA. THIỀN SƯ gật đầu nói: Đa phần các pháp môn chỉ có phái THIỀN MÔN chiếm trọn TỰ HÓA VẬT HÓA THẦN HÓA mà thôi. Vì sao? Vì phái tu TỊNH TUỆ là Thiền Môn, TRÍ TUỆ rất cần phát triển từ nơi TINH THẦN cao đẹp THẦN HÓA hiện sanh. Có Trí Tuệ mới có Tự Hóa không lầm, QUÁN soi không lạc là VẬT HÓA thành thử TỰ VẬT THẦN Hóa do THẦN HÓA phát huy, chưa có Thần Hóa thì chúng sanh nằm yên tê liệt. Tất cả chúng sanh sống chết vươn mình hay lười trễ chỉ có Tinh Thần phấn khởi linh động thanh thoát không ngoài Tinh Thần, Thần Hóa mà ra.
THIỀN MÔN. TÍN-HẠNH-NGUYỆN mở đầu bước vào nhập môn, phải TÍN NGƯỠNG Giáo Môn. Dụng HẠNH Tọa Thiền gọi là THIÊN Hạnh, Thề NGUYỆN tu Tọa Thiền Bất Thối. Hành Giả Thề Nguyện Tọa Thiền không Ly Tọa, chưa Đắc Đạo thề chưa lìa khỏi CỐC Thiền. Thiền Môn là một TÔN nâng TINH THẦN hơn Vật Chất, khi Đắc Đạo xong, Tinh Thần lẫn Vật Chất thảy đều tu, gọi là SONG GIÁO hay VIÊN GIÁO. Không lấy, chẳng bỏ nơi căn bản không ngoài TỰ HÓA, VẬT HÓA, THẦN HÓA rốt ráo CHÁNH GIÁC.
Phần HÓA chủ yếu có TINH THẦN mới có THẦN HÓA, Thần Hóa Thân Tâm thoải mái mới có Trí Tuệ Tự Giác, Tự Giác mới Tự Hóa giải nghiệp, nghiệp thì hàng hàng lớp lớp chúng sanh thảy đều có Nghiệp, Thần Hóa từ Nhân Thiên Lục Đạo các Cõi trong Tam Thiên đâu đâu vẫn có nghiệp, nếu chưa có Trí Tuệ Thần Hóa thì làm thế nào giải nghiệp, khi nghiệp an trú nơi nào phải công dụng nơi nơi hóa giải. Dù cho có tu học thuộc Bát Nhã Ba La Mật chăng nhưng chưa có TRÍ TUỆ CỨU CÁNH THẦN HÓA dung thông, thời Bát Nhã kia vẫn chưa thâm nhập làm sao tu đạt rốt ráo? Thiền Sư nói xong đứng lên, rời khỏi phiến đá đang ngồi, bước đi về hướng Chánh Điện. Hai Chú Tiểu chờ sẵn hai bên, Ngài chiêm ngưỡng TÔN PHẬT chú nguyện cho chúng sanh nên vun trồng CÂY BỒ ĐỀ TÂM NGUYỆN. THỌ GIÁO Lời PHẬT VƯƠNG.
Kính dâng Đại lễ ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ ngày 30-9
TỨ CHÚNG PHỤNG HÀNH
Thiền Sư tĩnh tọa xong, Ngài lẩm bẩm hai chữ: THÁNH HIỀN! PHẬT GIÁC! Hồn nhiên đôi mắt Thiền Sư in tuồng giao cảm mười phương sáng ngời tỏ vẻ vui tươi gật đầu nói: THÁNH bổn tánh HIỀN! PHẬT đại diện toàn chân Chánh Giác nên gọi THÁNH HIỀN! PHẬT GIÁC! Hai cấp THÁNH và PHẬT. Có CHÍ DŨNG CÔNG NĂNG Tự Thành PHẬT THÁNH, nào phải mong cầu xin mà đặng? Về THÁNH Xuất thời chẳng thiếu chi, nhưng hoàn toàn XUẤT THÁNH rất hiếm. Vì sao? Vì con người chưa vẹn MƯỜI ĐIỀU toàn mỹ “NHÂN VÔ THẬP TOÀN”, dù con người kết nạp bản năng toàn chân chăng, NĂM BA BẢY điều vẫn phục diện học làm Thánh, vươn mình khai hoang làm Thánh Xuất. Thánh xuất có nghĩa giải nghiệp Xuất Thánh, sạch nghiệp VIÊN MINH liền TỰ XUẤT, khi thành đạt không học vẫn Xuất Thánh. Thời Hiền Kiếp PHẬT THÁNH đồng THỂ HIỆN , có Thánh Nhân như KHỔNG TỬ, Thánh Thiên như LÃO TỬ, Thánh Triết VÔ THƯỢNG THẾ TÔN, mới có ĐẠO KHỔNG, ĐẠO GIÁO LÃO TỬ, PHẬT GIÁO THẾ TÔN, hàng Thánh Tăng, Chư Bồ Tát hàng Tu cầu Hạnh Nguyện tu cầu Diệu Quả thành Phật.
Các hàng THÁNH mỗi Vị chuyên một Môn, mỗi một môn thâm nhập nhiều ngành, có hàng bá thiên vạn ngành, cũng như mỗi Một Pháp có bá thiên vạn pháp, trở về với Một Pháp, một môn nhiều ngành cũng thế. Bậc Thánh tùy theo đơn vị chuyên môn mà triển khai cho từng lớp Thánh Xuất, giải nghiệp Thánh Xuất không phân biệt vào giới nào. Vì sao? Vì Thánh Xuất do nơi CHÍ DŨNG, BẢN NĂNG, NĂNG KHIẾU, TINH THẦN cao đẹp, tôn trọng PHẨM GIÁ CHỦ THỂ, CHỦ TÁNH bao dung thành ĐỨC TÁNH. Đức Tánh phát HIỀN HÒA, HIỀN LÀNH, HIỀN HẬU. Các bậc tu mong đạt Ba điểm trên thời phải dẹp TỰ ÁI, TỰ CAO, TỰ MÃN, TAM ĐỘC Chúng Sanh Tánh, TỰ ÁI ngăn cách HIỀN HÒA, TỰ CAO cản ngăn lành mạnh, Hiền Lành, Tự Mãn củng cố học hỏi Tăng Thượng, chẳng Hiền Hậu, làm thế nào Thánh Xuất?
LÀM NGƯỜI KHÓ GỠ, CAO THIÊN HẠ.
THÁNH XUẤT NAN KHAI, Ý NGHĨA HAY.
Khi làm người, Bậc biết Ngự Tâm giải nghiệp, biết Sửa Tánh tầm Chơn, tôn trọng PHẨM GIÁ, nâng CHỦ THỂ và CHỦ TÁNH trường tồn Thánh Xuất, chính Bậc nương theo vết chân Bồ Tát từ chúng sanh trưởng thành Thánh Xuất.
Bằng chưa dẹp Tự Ái, Tự Cao, Tự Mãn, thua hơn con người, thời làm sao gỡ nổi để cao hơn Thiên Hạ? Bậc học làm Thánh chưa nâng Chủ Tánh thành Đức Tánh, chưa có Đức Tánh lấy đâu độ lầm mê? Vì sao? Vì Đức độ lầm mê. Chúng sanh kém Đức mê lầm, cũng như Bậc sáng mắt hướng dẫn cho kẻ mù lòa. Đây chính một sự dĩ nhiên.
Bậc THÁNH TĂNG tu sao không ngoài Đức Tánh và MƯỜI DANH HIỆU tu đạt trọn lành GIÁC NGỘ. Từ Nhân Thiên Thánh Xuất, bao gồm Lục Đạo, nhiếp thâu Lục Đạo Viên Dung CHÁNH GIÁC. Các hàng Thánh không trụ mà trụ, Bậc Thánh tu không ngoài cơ bản Y TÔN mà Xuất. Khi bậc biết Pháp Môn Hóa Giải, sạch Thiên Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sanh Tướng, khỏi vòng Thọ Ngã Giả Tướng, đó là THIÊN NHÂN SƯ. Bậc không vì LÝ mà chướng, không vì SỰ mà chểnh mảng thấp cao, LÝ SỰ TƯƠNG SONG Tự Tại Vô Ngại Đại Bi, Sự Sự Việc việc mỗi mỗi đều thâm nhập tài năng xuất chúng, qua các trở ngại không nhàm chán, gọi là ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU. Lại vì chúng sanh toàn năng giúp đỡ, toàn lực, toàn lý, toàn trí, tất cả chúng sanh an vui Thánh Tăng an vui, gọi là THẾ GIAN GIẢI. Thực hiện BI CHÍ DŨNG. GIỚI ĐỊNH TUỆ gần chúng sanh không mất THÁNH Ý, thật thấu từng giới của chúng sanh, giới này thọ chủng tánh tình ra sao, Giới nào ngôn ngữ hành động như thế nào Chánh Báo Thọ Báo như thế ấy, hình hài thân mạng lớn nhỏ dài ngắn Liễu Sanh sẽ đặng vào nơi Thai Sanh, Noãn Sanh hoặc ti tiện Thấp Sanh thảy thảy, nhận thấy tường tận không hai tướng, gọi là TÚC MẠNG MINH.
Thiền Sư vừa giải đến đây, hai bàn tay Ngài đặt trên mặt bàn nhỏ, nhìn mười ngón tay, trầm lặng tiếp nói: CHÁNH BIẾN TRI là một Danh Hiệu PHẬT, bao la rộng rãi vô cùng, yếu tố sáng soi Quân Minh vô tận. Vì sao? -Vì Trí Hóa Tâm Thức Biến Tri, nghề nghiệp Biến Trí, cải cách biến trí, biến trí tùy thuộc nghiệp, còn Chánh Biến Tri thuộc Giác Tướng về Như Tướng KIẾN TRI mà TRI KIẾN PHẬT.
Thiền Sư hai bàn tay đưa thẳng ngang tai rộng rãi mĩm cười tiếp nói: CHÁNH BIẾN TRI sai lạc thì Tà Biến Tri làm thế nào phân biệt? Như nhà THÔNG THÁI, gắng tạo thành Thông Thái chỉ là một con người tạo thành làm thuê cho Thông Thái. Phải có căn bản nơi Chủ Thể Chủ Tánh cao đẹp vững vàng gọi là ĐỨC TÁNH bao dung đến thành công Thông Thái, đó mới thật chính mình Thông Thái. Làm như thế nào, tu như thế nào nâng CHỦ THỂ cùng CHỦ TÍNH? Bậc CHÁNH BIẾN không khinh Tà Biến, Bậc ĐẠO ĐỨC không ghét PHI ĐẠO ĐỨC, Bậc Thánh Tăng không bãi bỏ chúng sanh thọ nghiệp. Đó chính nâng Chủ Thể Chủ Tính. Bằng khinh ghét bỏ chê thì không khác nào mang VÀNG pha lẫn với BÙN NHƠ, làm sao CHÁNH BIẾN CHƠN GIÁC?
Dù cho Bậc Tín Tâm cầu đạo Bồ Đề bao nhiêu chăng nữa, hiểu biết Phật Pháp nhiều Môn nhiều ngành mà thiếu sót bao dung, vẫn còn Bùn chen Vàng, Vàng Bùn lẫn lộn. Vì sao? Vì mỗi mỗi chúng sanh có một TÁNH, mỗi mỗi con người có một TÂM TÁNH khác nhau, dù cho có giống nhau chăng vẫn phải khép mình sống với nhau bằng chìu nhau mà sống. Bậc Đại Chí Đại Dũng Đại Bi quảng đại bao dung, liền có Trí Tuệ sáng soi từng Tánh của mỗi Chúng Sanh tánh, từng lớp lớp con người, mỗi Chủng phát huy mỗi nghiệp làm lẽ sống, nơi sống mà Sanh Tử, không ngoài Ô Nhiễm lầm mê, chưa có Trí Tuệ sáng soi. Bằng tu cầu Trí Tuệ cần Sửa Tánh giải Tâm, xét lầm giải nghiệp sở đắc Trí Tuệ, Trí Tuệ đắc nhờ giải nghi hóa chấp, bước vào CHÁNH BIẾN đặng TRI. Vì sao? Vì Chánh Biến từ nơi TỰ TÁNH sạch sẽ, Chủ Tánh Quán Chúng mà ra ĐỨC TÁNH, mới nhiếp thâu vạn tánh về NHẤT TÁNH CHÁNH BIẾN. Chẳng khác mấy:Vạn Hạnh về NHẤT HẠNH, tôn trọng PHẨM GIÁ lập HẠNH. Nơi vạn Tánh mỗi chúng sanh, có một Tánh củng cố, nhiều chúng sanh nhiều Tánh củng cố nên mới riêng rẽ chướng đối nhau, chia ra vạn lối khó về một lối Nhất Tâm. Bậc tu phải tu vạn Tâm về NHẤT THỂ, khỏi lầm lạc, được gọi: Chúng sanh lầm lạc, Bậc Chánh Biến không lạc lầm, lầm lạc Tà Biến, không lầm, không lạc, CHÁNH BIẾN TRI.
Bậc tu chớ nên NẢN CHÍ bê trễ vấp phải thối chuyển, vì:NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI, lúc NÃI CHÍ là khi lâm vào Pháp Giới thối chuyển, Sự Lý thăng trầm, bước tu được mất có không do nơi Thối Chuyển. Nên Chí Dũng Kiên Trì cốt TINH TẤN lướt qua thối chuyển, thì VÔ VÔ MINH TẬN, VÔ VÔ MINH DIỆT, LIỄU NGỘ.
Đứng trước tinh thần hóa giải Vô Minh ngăn cách, đứng trước tinh thần lướt qua các trở ngại phân chia trở nên lành lẽ, đứng trước tinh thần chống trả bản thân lười trễ, thật là CHÍ DŨNG vô cùng, khó nghĩ bàn những bậc ĐẠI HÙNG từ Mê lần đến NGỘ. Từ thế gian đến xuất thế gian, TINH THẦN xây dựng nên Sự Việc tất cả, thiếu tinh thần bị tê liệt tất cả, thì thử hỏi Tinh Thần là cái gì? Lợi Hại như thế? Tinh Thần chẳng là cái gì mà cái gì cũng đoạt đến.
Tinh Thần BẤT KHẢ TƯ NGHỊ, khó nghĩ bàn đặng. Tinh Thần là CHỦ THỂ NĂNG LỰC NHƯ LAI, vì sao? -Vì PHẬT Ấn Chỉ NHƯ LAI VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆT VÔ SỞ TRÚ, CỐ DANH NHƯ LAI. Hàng Bồ Tát Đại Nguyện: NHƯ LAI VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN SỰ. Bồ Tát Hành Dụng phụng sự cứu giúp chúng sanh, chúng sanh là Hành Dụng theo Thể Dụng vận chuyển Như Lai, nên Bồ Tát đem hết TINH THẦN phụng sự thành tựu CHÁNH BIẾN TRI, kiến diện Như Lai CHỦ THỂ Năng Lực Như Lai Thọ Ký.
Tinh thần bậc tu cầu Diệu Quả Bồ Đề, Tri Kiến Giải Thoát phải đầy đủ Trí Tuệ Chí Dũng Tinh thần, bằng yếu kém hoặc thiếu, khó đặng. Dù tinh thần thiết tha, chưa trí tuệ vẫn lâm nơi tinh thần cuồng tín, vì thế nên chi phải có bậc THIỆN TRI THỨC chỉ đạo mới mong kết quả. Chưa có hay chưa gặp Thiện Tri Thức nên Tu THIỆN, Tinh Thần THIỆN CĂN, THIỆN CHÍ, cúng dường Công Đức, Tín ngưỡng Ngôi TAM BẢO, Tinh Thần như thế vẫn đáng kính trọng.
Bậc sẵn Tinh Thần cao, Xuất Gia hay Tại Gia, Tin PHẬT, PHÁP, TĂNG, Ngôi TAM BẢO, Y TÔN, Y Kinh. Về LÝ đọc tụng KINH PHÁP, Về SỰ siêng năng CÔNG ĐỨC, tinh thần còn tu nhiều hơn thế, nên nhớ:NHƯỢC DĨ SẮC KIẾN NGÃ, NHƯỢC DĨ ÂM THANH CẦU NGÃ, THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO, BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI. Một là: Đọc tụng Kinh Pháp, dùng Sắc Kinh, chưa tụng Ý THÁNH, nghĩa kinh, làm thế nào Tri Kiến? Hai là: Nghe thuyết pháp, chưa thọ lãnh an toàn, nhận định khiếm diện, chưa đúng với tinh thần PHÁP, làm thế nào KIẾN TRI THÁNH PHÁP? Ba là: Nhận Tà Biến, thực hành Tà Biến, lâm nơi sai biệt, khi lâm sai biệt thời phải trực thuộc Tà Đạo sai lầm. Bốn là: Nơi sai, nhận sai, thiếu tinh thần PHỤNG HÀNH, thế nào Đồng CHỦ THỂ NĂNG LỰC thấy đặng Như Lai? Mới có câu:
Y KINH DIỄN NGHĨA, TAM THẾ PHẬT OAN.
LY KINH NHẤT TỰ, TỨC ĐỒNG MA THUYẾT.
Cho nên Y Kinh diễn nghĩa chưa đủ TỰ GIÁC, PHẬT vẫn bị oan, bằng Tự Ái Tự Cao Tự Mãn thuyết giả Ngôn Từ, ngỡ là Minh Thuyết. Dụng TÂM THỨC quán soi Tà Dục Kiến Dục, ngỡ Chánh Báo Vương Tôn tăng thượng Ma Thuyết, sai lạc Y CHỈ cơ bản CHỦ TÍNH thiện căn, Tà Biến Tri ngỡ Chánh Biến Thọ nghiệp, không thể giải. Ngoài ra duy chỉ TỰ TÁNH TỎ TÁNH, đầy đủ TINH THẦN BẤT THỐI là hơn cả.
TUYỆT MỸ THAY! THÁNH HIỀN! PHẬT GIÁC!
NAM MÔ QUÁN ĐẢNH CHÁNH BIẾN TRI MA HA TÁT