PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BẢO PHẨM
XUẤT THẾ CHƠN KINH
ĐỨC TĂNG CHỦ
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
ẤN TRUYỀN
TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG
42 HỒNG BÀNG 42
NHA TRANG
PHẦN I KINH PHÁP CHÍNH LÀ BẢO PHẨM ĐỐI VỚI BẬC BIẾT LÃNH HỘI ĐỂ TU
ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT không bao giờ bảo phải Xuất Thế, nhưng mục tiêu chỉ dạy tinh thần hoàn toàn Xuất Thế Tối Thượng Giải Thoát, như vậy có phải là Xuất Thế chăng.
Sau khi Ngài CƯU MA LA THẬP dịch kinh KIM CANG quyết chỉ pháp Như Lai cùng Bát Nhã Tâm Kinh hoàn mỹ thảy đều nói Thế Giới Tướng Phần, Thị Danh Thế Giới Giả Tướng đặng các bậc tu đến Chân Tướng rốt ráo tỏ rõ Bát Nhã Trí khỏi thủ chấp Giả Tướng. Nếu có bậc tu chưa vẹn, chưa rốt ráo vội chấp nhận sẽ bị Giả Tưởng Tướng Phần đắm tướng Bồ Tát tức Phi Bồ Tát, đó có phải là môn tinh thần siêu thoát của Xuất Thế chăng?
Sự chỉ dạy, lối đón đưa các bậc đang mơ màng viễn ly điên đảo mộng tưởng liền được cứu cánh Niết Bàn, chủ đích lìa 62 kiến chấp nơi Tâm Kinh Bát Nhã tuyệt mỹ. Còn về Lý Chân năng sở kiến tri thủ ngã của các bậc tu lầm lẫn để lìa Tướng Ngã của Kim Cang quá ư tuyệt đích, rất có lợi cho bậc tu đến ngã ba HỮU VÔ để quán sát nầy, đoạt mục tiêu chính sở đắc Chân Không Thực Chứng, làm áo giáp Như Lai thi hành Hạnh Nguyện, nhiếp độ Tứ Nhiếp Pháp, Lục Ba La Mật Đa cùng Hành Thâm Pháp Giới không xa lìa Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ mà thực thi Bát Nhã Ba La Mật Đa hoàn tất Chánh Giác.
Phật Đạo mục đích chính TRI KIẾN GIẢI THOÁT, bậc tu đầu tiên chưa biết thì chẳng nói làm chi, đến lúc đã nhận định được giá trị biết tu rất cần thực hành qua từng Pháp Môn, sau lần mới hiểu mỗi Pháp Môn là mỗi dụng cụ cứu chữa từng căn bệnh mê lầm đến hoàn giác xuất thế mà chẳng xuất thế, rốt ráo là xuất thế.
Thời Hạ Lai nầy, có lắm bậc tìm đặng Chơn Tánh để tu, nhưng hiếm hoi bậc tâm Hướng Thượng dụng Trí Đà La Ni để nhìn theo vết chân Bồ Tát đã nguyện, hôm nay bậc tu phải thi hành thực hành nguyện ấy, từ nơi Chơn Tánh chung với Hạnh Nguyện là môn Xuất Thế. Bằng hiểu biết dụng Chơn Tánh suy tưởng phá mê, nhưng chưa thực thi Hạnh Nguyện, hãy còn dung dưỡng tâm trí điêu thoa theo nơi tâm thức dục vọng, chưa hẳn là bậc tu xuất thế, mà là kẻ đang học khôn giữa thế nhân này vậy.
Khi các bậc tu nghe đến văn tự hai chữ ‘ XUẤT THẾ ’thì tâm trí ngại ngùng ngơ ngẩn phê chỉ, vì sao? Vì quan niệm Hữu Vi Tướng Phần văn tự, hơn là dụng Tâm Giác rõ thông. Đối với Ông La Hầu La ngày trước con của Phật, gần Phật mà hãy còn nằm nơi quan niệm như các bậc tu thay, huống chi ai không quyền chỉ trích, đến lúc gặp Ông DUY MA nói nơi Phẩm Xuất Gia cũng thế.
Phần nhiều trên sự tu hành đa số nhận định về tướng phần bị biết, rất hiếm bậc công dụng Đà La Ni Trí ( Trí Thiền Định) nhận định Giác Tâm Thể Tánh, nên chi thường vọng loạn sai lạc hướng tu. Đối với Đạo Phật lấy Tâm Giác dùng Thể Tánh làm mục đích nhận định, lấy tướng phần làm Phương Tiện chỉ nơi Thể Tánh cốt Giác Nguyên. Chẳng khác vẽ con chim Én để cho xem, đến khi ra giữa Trời gặp đặng con chim Én nhận được, đó gọi là Tướng Phần làm PHƯỢNG TIỆN đến THỂ TÁNH GIÁC NGUYÊN.
Vì nơi nhận định sai biệt kia nên chi phải tu lìa Bản Ngã, Kiến Ngã cùng Sở Ngã cốt đem cho bậc tu đến nơi nhận định đúng với tinh thần mục tiêu liền Giác Ngộ, bằng chưa đúng hoặc sai biệt nhiều ít thảy đều gọi nó là Nghiệp Thức Vọng Đảo Điên Loạn cũng thế.
Đứng trước tình trạng khó nhận nầy, nó trở thành Vô Minh làm cho bậc tu hành có gặp Đức Phật hay bậc đã từng đoạt Bát Nhã Ba La Mật Đa chăng cũng khó mà nhận định, chỉ trừ ra đầy đủ Công Năng như vị đã gặp mới nhận được mà thôi. Do lẽ ấy, dù cho có sao chăng nữa, đối với đức Phật hay vị đã Giác Ngộ vẫn phải tùy thuận nương theo nhận tưởng của các bậc tu hành, để cứu độ chữa trị, giải mê lầm, làm cho bớt vọng đảo, đưa cho nhận thức đặng TÂM GIÁC lãnh hội được kinh pháp. Đến chừng biết nhận, biết tu thuần thục, lúc bấy giờ mới có thể Phát Danh Chứng Thị.
Đương thời Hạ Lai Mạt Pháp sự tu hành thực chứng thật hiếm, vì sao? Vì thời Thượng Pháp có Giáo Lý, có thi hành để tu, nên có THỰC CHỨNG. Đến thời Trung Pháp có Giáo Lý, có thực hành tương song liền có THỰC CHỨNG. Qua thời Hạ Lai Mạt Pháp có Giáo Lý nhưng kém thi hành, thành thử hiếm hoi Thực Chứng. Kinh Pháp Bất Diệt chỉ nương nhờ Mật Pháp. Nơi Kinh Pháp có thực hành liền có Sở Đắc, chưa thực hành thì Kinh Pháp kia trở thành Lý Thuyết. Tu có chứng tri chăng cũng là chứng tri trên Giả Thuyết Biện Tài, chớ chưa hẳn là THỰC CHỨNG.
Nên chi thời nầy, đối với bậc quyết tâm có thiện chí tu Phật cũng đã khó tìm, còn khó hơn nữa là bậc tu biết nhận, biết lãnh hội Kinh Pháp, khi nhận biết mới nhận thấy lời VÀNG trên những Thời Pháp, có nhiều chữ NGỌC trong mỗi quyển Kinh. Thời Pháp hoặc quyển Kinh thảy đều có một chủ điểm để chỉ dạy căn bản phá mê lầm hay hóa giải từng cơn Thọ Chấp.
Lúc ban đầu bậc tu hành chưa hiểu thì chẳng khác nào đứa trẻ thơ đang lạc lõng bơ vơ chưa hiểu qua Kinh Pháp tí nào, đến chừng giải trừ các Đố Tật xấu xa, giảm bớt Nghiệp qua các Chướng Ngại ngăn cách tự Tâm tỏ lần, bớt căn vọng loạn. Trong thời gian nhờ Công Năng mới biết dụng Tâm Giác nhận được NGHE- THẤY- BIẾT, chừng ấy công nhận Kinh Pháp chính là Bảo Phẩm đối với bậc biết lãnh hội để TU.
PHẦN II MỖI MỘT PHÁP MÔN LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM
Nói đến tinh thần cao quý của Đạo Phật thì khó diễn tả, khó tán thán, chỉ trừ ra có công năng tu tập, tùy khả năng theo trình độ hiểu biết đến giai đoạn nào thời giai đoạn ấy tán thán thôi.
Còn nói đến các pháp môn thật tối diệu khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì mỗi pháp môn thật hành tu tập, chính là mỗi một dụng cụ linh động cứu giải cho một pháp giới. Cứ kể mỗi Nhân Sinh lầm chịu một pháp giới (hoàn cảnh) nhất định, ngoài ra còn phải chịu rất nhiều pháp giới (hoàn cảnh) phụ thuộc. Đem so tính tất cả nhân sinh đang sống trên vũ trụ nầy thì thật ra vô số, gọi là hằng hà sa số nhân sinh. Lại đem mỗi một nhân sinh làm bài toán nhơn một lấy trăm thời kể ra vô tỷ triệu pháp giới. Thế mà liền có hằng hà sa số vô tỷ triệu triệu pháp môn cứu chữa.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài thật biết tỏ rõ tất cả chúng sanh trót lầm mê tạo thành Pháp Giới, phải chịu lấy một pháp giới nhất định, còn ngoài ra rất nhiều pháp giới phụ định trong cam khổ, nên phải làm Chúng Sanh Giới.
Từ Vũ Trụ đến Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, chỉ vi Duyên Khởi thọ sanh nơi Tướng Phần mong cầu nơi Chánh Báo Pháp Giới, Chịu Báo Pháp Giới. Sự lầm mê nguy hại nơi Sanh Tử Luân Hồi như thế nào, Ngài thật biết tỏ rõ, vì lòng Đại Bi mà diến giải nơi Tam Tạng kinh điển chung gồm cứu độ cho tất cả Pháp Giới không thiếu sót, miễn chúng sanh thật hành tu tập liền đặng giải thoát Thật Chứng. So trên thì làm thế nào nói lên cho đúng với tinh thần Tối Thượng cứu giải vô biên Pháp Giới của Phật Đạo.
Những tinh thần cao quý, yếu điểm tối thượng đã nói trên, nên chi Pháp Phật rộng rãi bao dung vô biên khó kể. Cứ mỗi một lời Vàng nơi Kinh Pháp Chí Tôn giải cứu độ mê lầm đến 84.000 vị tu hành trong một năm vương chấp. Riêng mỗi vị như thế có đến 100 lần nghi chấp, phá đặng chấp rồi lại nghi trong một năm, thật là tinh thần cứu cánh tối thượng vô kể. Kinh Pháp là CẨM NANG thường nhắc nhở lần đưa các bậc tu từ khởi đầu đến tận cùng Chánh Giác. Kinh Pháp chính con đường Chỉ Đạo Bất Diệt. Khi bậc có Thiện Chí tu hành thì kết quả hiện tại, vì vậy chư Bồ Tát nguyện thực hành tu tập rốt ráo thành Phật. Kinh Pháp đầy đủ LUẬT LUẬN tương song, TƯỚNG TÁNH đồng nhất để chỉ bày. Bậc tu đứng trước thời nào tu vẫn Sở Đắc, thời nào bậc tu hành có thiện chí quyết tâm thì thời ấy là Chánh Pháp chứng tri thật sự. Đương thời Chánh Pháp nhưng bậc tu chưa quyết tâm thiện chí thì vẫn phải chịu Mạt Pháp đối với Kinh Pháp.
Đối với Bảo Phẩm Kinh Pháp, Đại Bồ Tát thời quá khứ đồng nguyện hộ trì, nên chi có một linh động tối diệu đáng kể. Linh động tối diệu ấy, thường ứng trực trước giờ phút để giúp đỡ các bậc tu Thiện Chí nhất tâm tu cầu được như ý nguyện, Kinh Pháp lại những nỗi khó khăn nan giải đối với bậc tu. Khi Sở Đắc Chân Không liền diễn giải Chủ Quán Tam Muội Pháp Môn đến Hành Thâm đoạt Bát Nhã, nếu chưa rốt ráo có mỗi một thời điểm nào vội Thọ Ngã thành Phật liền vương vào PHẬT GIỚI QUỐC ĐỘ.
Phần trên diễn giải LýSự Tương Song, tinh thần cùng mỗi Pháp Môn là một dụng cụ cứu độ mê lầm cùng tu chứng hiện tại đối với bậc Thiện Chí Quyết Tâm, tinh thần hướng thượng nương theo con đường Bồ Tát Nguyện để tu. Đến phần giữa nói rõ Thọ Chấp, Trụ Chấp nơi nào thì bậc tu phải chịu đang nằm nơi Pháp Môn ấy mà Tu Chứng an trụ với Chứng Tu chưa rốt ráo. Đồng thời chỉ rõ Kinh Pháp chính là CẨM NANG BẢO PHÁP.
Sau đây nêu lên tinh thần một vài quyển Kinh để các bậc tu nhận hiểu yếu điểm phẩm lượng của sự chỉ dạy Kinh Pháp thật là Bảo Phẩm vô lượng Đại Bi chư Phật giải Mê, phá Nghi Chấp Tối Thượng:
KINH DUY MA
Kinh Duy Ma là quyển Kinh hóa giải. Khi bậc tu lầm nhận an trụ hoặc giả mơ màng vấp phải quan niệm Định Tưởng nơi mình chênh lệch, nặng nhẹ mỗi một bên trở thành chưa đúng với đường tu, chưa hợp với tinh thần Pháp Môn Giải Thoát. Ví như: Say Đạo dãi đải đời hay chìm đắm nơi Đời chưa có tinh thần Đạo hoặc nặng Thánh chê Phàm, hay tu Thiền thụ Thiền, tu Tịnh thụ chấp nơi Tịnh, làm cho đường tu trở thành Chủ Thủ mà chẳng đến nơi rốt ráo Giải Thoát.
Đối với Đạo Phật, bậc tu Phật căn bản là phải tu pháp môn Giải Thoát. Tu Pháp Môn Giải Thoát tư thế gìn giữ quân bình như: Trí Tuệ Hạnh Nguyện Viên Dung, Giáo Lý Đạo Đức chẳng thiếu, Thiền Tọa Trí Tuệ không hai, đó là Pháp Môn Giải Thoát. Bằng chưa có quân bình như trên hãy còn đang nặng nhẹ không sửa sang, thì việc tu cầu kia gọi là tu Phước Báo Nhân Thiên. Do như thế nên Kinh DUY MA đứng lên chỉ lời hóa giải khỏi bị mê chấp mê đặng đến nơi tường tận. Trong Kinh Duy Ma còn có một Phẩm chỉ rõ các bậc tu đã thành tựu đến mức Bồ Tát mong an trụ, thời Kinh ấy mới chỉ vào Phẩm ‘ Bồ Tát lãnh lấy cõi Phật’, cốt để Bồ Tát thực hành Hạnh Nguyện Lý Sự đồng song, tu đúng với Pháp Môn Giải Thoát. Các bậc tu xem như sau nhận định:
PHẨM XÁ LỢI PHẤT:Ông XÁ LỢI PHẤT tu Thiền THỤ THIỀN, gặp Ông Duy Ma bèn bảo: ‘‘ Ông chớ ngồi yên như thế mà được yên. Vì sao? Vì chừng nào chúng sanh (Chúng Sanh Tánh) đặng yên thì chừng ấy Ông mới yên…’’ Làm cho Ông Xá Lợi Phất thức tỉnh Giác Thiền. Từ nơi Thiền Tịch Tịnh Sở Đắc Như Lai Thiền soi sáng Thân Tâm thanh tịnh mới hay rằng chẳng phải thụ thiền suy tưởng mà tỏ ngộ.
PHẨM A NAN LẤY SỮA: Ông A NAN chưa nhận được nơi Chánh Báo Giác Tâm, chỉ dùng nơi Thân Sắc Tướng Phần, mới có quan niệm đức Thế Tôn Như Lai bệnh, nên chi gặp Duy Ma giải nghi bằng cách vặn hỏi, làm cho A Nan lý bí. Sau một hồi mới nhận rõ Chánh Báo Vô Thượng Chí Tôn không còn nghi ngờ nữa.
PHẨM ĐẠI CA DIẾP: Đại Ca Diếp đi khất thực chưa chu đáo quân bình, lấy Tướng Phần phân biệt. Gặp Duy Ma nói lên Pháp Công Đức Bình Đẳng Bất Nhị, Ông Ca Diếp tỏ thông Đức Tánh liền Sở Đắc Bình Đẳng Tánh Trí. Kinh Duy Ma là mỗi một tiếng trống thức tỉnh giữa các bậc tu đương cơn dừng trụ, chớ chẳng phải xem Kinh Duy Ma, Pháp Duy Ma mà Hoàn Giác. Kinh Duy Ma hóa giải tuyệt mỹ khó nghĩ bàn.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Về Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM, Đức Thế Tôn, Ngài giảng nói tất cả về Vọng Tâm suy tưởng nơi Tướng Phần, Lý Đoán năng biệt Bị Biết. Ngài dụng Triết Học, Khoa Học, Hình Học Siêu Thoát Tối Thượng để giải Nghi, phá Ngăn Chấp tuyệt mỹ hoạt bát để cho phơi bày Tâm Thức bậc tu hành nhận rõ nơi Chủ Thủ của mình, đặng nhận biết nương theo Tâm Giác tu đến GIÁC TÂM mà Sở Đắc BẢN THỂ CHƠN TÂM.
Phần Ông A Nan thưa gởi toàn những điểm nghi ngờ nơi năng sở kiến tri vọng thức, cốt làm gương cho các bậc tu hành để tránh khỏi năng phân bị biệt của mình mà biết nhận định Tâm Giác, thật là một bộ Kinh đáng kể, lối giải thích của Tâm Thức tuyệt pháp.
Sau đây nói lên một công trình vĩ đại của những Bổn Nguyện Diệu Dụng chư Phật, Hành Dụng chư Bồ Tát Nguyện cốt yếu nghiêng mình tán thán để các bậc tu hành nhận định rất có lợi cho con đường tu tập.
Khi các bậc tu lấy tinh thần Hướng Thượng, nhờ tinh thần ấy mới nhận định được Bổn Nguyện cùng với Hạnh Nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát đang đồng xây lâu đài Bảo Pháp. Lúc bấy giờ các bậc tu không thể nào ngồi yên, phải giúp đỡ cho những kẻ thiếu Đạo Đức, thiếu Trí Tuệ, thiếu Khả Năng tu tập, đó gọi là Hạnh Nguyện, đồng nguyện chư Phật và chư Bồ Tát chỉ vì lòng Vị Tha Đại Nguyện không ngừng cốt đưa Chúng Sanh thoát khỏi nơi Sanh Tử, nên chi mới đồng nguyện như sau:
ĐỨC ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI nguyện cứu độ chúng sanh đương khi lầm lẫn, nguyện đưa về TỰ GIÁC.
ĐỨC TÂY ĐỘ A DI ĐÀ PHẬT nguyện cứu độ các chúng sanh đương thời lầm lẫn, liền được Vãng Sanh chốn lầm lẫn ấy mà nơi thoát nghiệp lầm lẫn. Sau khi chưa thành tựu hãy còn mảy may nào nguyện đến thời LÂM CHUNG đưa về TÂY ĐỘ CỰC LẠC gọi là TỊNH ĐỘ.
ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT nguyện chỉ đạo Tối Thượng, nêu cao BA ĐỜI PHẬT, cứu độ chúng sanh thoát khỏi SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ, TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
ĐỨC QUÁN THẾ ÂM nguyện thị hiện vạn vạn thân cứu khổ cứu nạn, từ Tịnh, Bất Tịnh, Tà Ma, Ngoại Giáo Sở Cầu liền được Như Ý Nguyện.
ĐỨC ĐẠI THẾ CHÍ nguyện cứu độ chúng sanh suy kém Đức Trí, làm cho chúng sanh được Đại Trí Tổng Trì tu đến Bất Thối.
ĐỨC PHỔ HIỀN HẠNH nguyện cứu độ chúng sanh tu không ngừng nghỉ, bảo trì Kinh Pháp. Nếu Chúng Sanh sanh phải thời kỳ Trung Pháp, Hạ Pháp thảy đều cứu độ Đại Hạnh không ngừng, được Tri Kiến Giải Thoát Nguyện.
ĐỨC VĂN THÙ SƯ LỢI PHÁP VƯƠNG TỬ nguyện đem Trí Tuệ Tổng Trì Đà La Ni cứu giúp chúng sanh không ngừng nghỉ. Chúng Sanh giữa thời kỳ nào cũng đặng sự Phổ Chiếu giúp đỡ đến Giải Thoát hoàn toàn.
ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT nguyện gánh vác tất cả các Pháp để tất cả Chúng Sanh thảnh thơi tu hành, nguyện đem tất cả BẢO PHÁP đương thời Hạ Lai cứu độ Chúng Sanh, đưa tất cả Chúng Sanh tu tập Pháp Môn SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP mà không Nhiễm, đặng Tự Tại Vô Ngại đến Tổng Trì Đà La Ni Tạng. TRI KIẾN GIẢI THOÁT.
ĐỨC THANH TỊNH DIỆU PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT nguyện Diệu Hóa Hành Dụng. Ưng Thân từng lớp lớp cứu độ Chúng Sanh đủ phương pháp nguyện. Làm cho Chúng Sanh khởi Đại Tâm, đưa cho Chúng Sanh Thọ Ký từng lớp, Bảo Trì DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH, Phụng Hành Bá Thiên Vạn Ức Phật, hằng hà sa số Phật, Bảo Pháp Đại Thanh Tịnh Bất Diệt.
Lúc bấy giờ ĐỨC ĐẠI NHỰT NHƯ LAI PHẬT nguyện: Đức Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Hành Dụng Ưng Thân. ĐẠI NHỰT NHƯ LAI PHẬT MẬT PHÁP DIỆU HÓA BẤT DIỆT, cung đốn tất cả Bá Thiên Vạn Ức PHẬT, giúp đỡ Chúng Sanh thành Phật, hằng hà sa số Phật, ẨN HIỆN ĐỒNG ỨNG HIỆN.
Trên đây mới nêu sự Diệu Dụng cùng Đại Nguyện Hành Dụng chư Phật, chư Bồ Tát mới có một phần nào, còn rất nhiều phẩm nguyện, cốt để các bậc tu nhận định chư Phật, chư Bồ Tát, đối với lòng vị tha cứu độ, đối với Đại Bi giúp đỡ chúng sanh với Mục Đích Giải Thoát.
Khi các bậc tu hành nhận định biết được tất cả chư Phật đã Diệu Dụng, chư Bồ Tát Hành Dụng chỉ với mục đích cứu vãn Chúng Sanh, thì các bậc tu phải Hạnh Nguyện, phải thật tu, thật hành để báo ân chư Phật, để vãng sanh lấy Nghiệp Quả Mê Lầm mà tròn Chánh Quả với Chân Phật Tử. Nói đến Diệu Dụng Hành Dụng nơi lâu đài Bảo Pháp chư Phật, chư Bồ Tát đồng xây, thì thời nào vẫn có sẵn THỂ HIỆN ĐỘ SANH để đón nhận, kiếp nào cũng có bậc Giác Ngộ đón chờ. Với chân tình duy nhất Vĩ Đại, với một mục đích chu toàn cho Chúng Sanh Tri Kiến Giải Thoát.
Lúc các bậc tu hành quyết tâm thiện chí thật tu, chịu gánh vác giúp tất cả những kẻ chung quanh mình được Thiện Căn, Lễ Bái, Giải Khổ, Trừ Mê không nhàm chán, khi bấy giờ mới thật biết: MỖI PHÁP MÔN CHÍNH LÀ MỘT DỤNG CỤ CỨU CHỮA BỆNH MÊ LẦM, đó chính là Cúng Dường Báo Ân vậy.
PHẦN III NÊN KIỂM ĐIỂM MỚI GIẢI ĐẶNG BỆNH MÊ LẦM
Đạo Phật đối với các bậc tu hành rất cần các bậc tu phải tự kiểm điểm ĐỨC TÁNH của mình, kiểm điểm từ NGÔN HẠNH đến TRÍ TUỆ nơi mình, kiểm điểm tất cả những TÁC ĐỘNG TINH THẦN đến HẠNH NGUYỆN mới mong giải đặng bệnh lầm mê. Chính bậc Đại Trí chẳng vì THIỆN mà chủ thủ khoe khoang ỷ lại, không vì BẤT THIỆN của kẻ khác vấp phải mà mình lại khinh khi xa lánh. Bậc ít kiểm điểm lấy Tự Tánh nơi mình thì vẫn thường vấp phải nơi TỰ NGÃ CHẤP PHÁP không thể nào giải đặng bệnh lầm mê, đó chính là mục tiêu cần nhớ.
Dù cho có bậc TRÍ TUỆ THIỀN ĐỊNH chăng, nhưng chưa có Lý Sự tự kiểm để nhận đường tu hành của mình có Tự Ngã Cố Thủ không? Thì thật ra chưa phải là bậc đã tu vào con đường Chân Pháp. Bậc biết kiểm điểm chính có lợi. Vì sao? Vì ít xa lìa THỂ TÁNH để tu, bậc nầy không tu về một chiều Tham Vọng nên mới biết kiểm điểm Nghiệp Căn, Nghiệp Chướng cùng Chướng Nghiệp. Khi bậc chưa kiểm điểm, chẳng chỉnh trang Đạo Hạnh thì thường buông lung Tự Ngã phải lâm vào TÀ KIẾN hoặc lộn vòng nơi CHÚNG SANH GIỚI, chìm đắm nơi PHÁP GIỚI sanh Diệt.
Rất cần đến TRÍ TUỆ, ĐẠO HẠNH tương song mới đoạt đến ĐỨC TRÍ vẹn toàn. Nếu có Đạo Hạnh chưa có Trí Tuệ mà cho đó là mục tiêu chính, thì bậc này thường tự tạo lấy TÀ KIẾN. Một trong hai Pháp Hạnh trên phần nhiều các bậc tu chênh lệch, do lẽ ấy mà rất hiếm bậc tu đến TOÀN GIÁC.
Nói đến bệnh mê lầm thì không thể nào kể cho hết những nông nổi hành động của cái Mê, bậc tu nhìn biết được những lối Mê, nơi Chấp của kẻ khác, chớ ít khi nhìn lại cái Mê lối Chấp của mình. Bậc mà biết kiểm điểm mình và biết kiểm điểm của kẻ khác để tu mới gọi là bậc Sáng Soi TỰ TÁNH TỎ TÁNH.
Nói về những chỗ sai lạc trên con đường tu thì không thể nào nói được, vì sao? Vì còn lầm thì còn sai, chỉ nơi tự kiểm điểm mới biết được sai mới trở thành đúng. Lúc bật tu biết tất cả kẻ khác lầm lẫn chính nơi mình đã bị lầm lẫn, thì Tâm chẳng còn trách ai mà đặng đến nơi CHÂN THỂ tu đúng với đường tu.
THẾ NÀO LÀ CHÂN PHÁP?
CHÂN PHÁP chính là PHÁP KHÔNG CHẤP TRỤ, bậc kiểm điểm lần tiến không chấp trụ, đó chính là bậc tu không mất Chân Pháp, không lìa Chân Thể. Khi bậc tu Phạm Giới, Phạm Lỗi Lầm nghi chấp liền phá nghi chấp, giải lỗi lầm, nói lên để giúp cho tất cả giải Nghi Phá Chấp lầm lỗi, cốt để cho kẻ khác khỏi phạm giới, khỏi lỗi lầm nghi chấp, đó chính là bậc ĐỘ GIỚI Giải Mê không xa lìa Chân Thể, tu theo Chân Pháp.
Bậc đã biết tu nơi Chân Pháp là Pháp Không Trụ Chấp, bậc đã biết kiểm điểm ngược xuôi cốt Tỏ Tánh, phá Mê Lầm thì bậc nầy chẳng xa lìa Thể Tánh để nhiếp độ mà tu. Nhờ như thế nên chi lúc xem Kinh Pháp được biết tỏ rõ rằng: Không thể nào nhận định nơi suy tưởng của mình trong lúc hãy còn lầm mê mà suy đoán chấp nhận cho là mình đã lãnh hội đầy đủ Thời Pháp nơi Kinh Pháp được. Vì sao? Vì Kinh Pháp tùy theo trình độ Mê Lầm diễn giải, nên kinh pháp có rất nhiều chiều hướng khác nhau, không ngoài nói lên để bậc tu kiểm điểm phá Mê mà TRỰC GIÁC.
Đương thời Đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài tùy theo bệnh Năng Sở Kiến Tri (thường chấp những nơi Thấy Biết của mình) mà chỉ dạy, tùy theo đố tật cố định mà giảng nói, tùy tất cả các bệnh từng lớp chỉ bày tu tập. Như trên đã nói mỗi một Pháp Môn là một dụng cụ cứu chữa Mê Lầm.
Đôi khi gặp đặng quyển Kinh nói: ‘ TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH, CÁC ÔNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH’ hoặc giả câu: ‘NIỆM PHẬT SẼ THÀNH PHẬT’. Lời Phật nói ấn chỉ quyết định. Đứng nơi Chân Tánh để tu, thì cần phải tu mới thành Phật. Đứng về Chân Thể mà thi hành thì phải tu sao từ nơi VỌNG LOẠN đến NHẤT TÂM NIỆM PHẬT, lúc bấy giờ mới thành Phật. Đó chính là bậc biết kiểm điểm giải đặng mê lầm vậy.
Các bậc tu chưa kiểm điểm trở thành TIN chưa đúng chỗ của lời VÀNG chư Phật đã nói, nên gia công niệm Phật, niệm đến nỗi từ bước đi, đến khi đứng, qua lúc nằm, đang khi ngồi thảy đều niệm Phật, mà thật ra Tâm đang còn vọng loạn đảo điên niệm, đó chính là một lối lầm mê vô kể.
Còn nhiều bậc tu chủ yếu phá Mê Chấp, gọi là hết mê thì Giác Ngộ, càng phá chấp mê bao nhiêu lại trở thành mê chấp bấy nhiêu. Càng lìa Bản Ngã bao nhiêu lại càng nâng Bản Ngã Tự Thủ bấy nhiêu. Những bậc tu như thế thiếu kiểm điểm, thiếu Tự Lợi trao đổi để Lợi Tha đến Tha Lợi.
Nếu các bậc tu nhận định kiểm điểm đặng lời Vàng chư Phật chính là lời ẤN CHỈ quyết định để chỉ đường cho các bậc tu phải đi đến đó, phải bước đi từng giai đoạn, biết từng chi tiết cho đúng với tinh thần mục đích, thì không phải là Phật cũng thành Phật. Khi đã vẹn vừa không thiếu sót từng Đức Trí đến hoàn mỹ thì không còn là SẼ THÀNH nữa.
Bậc đã biết tu thế nào là CHÂN PHÁP, biết HẠNH NGUYỆN để tu thế nào là CHÂN TÁNH, hiểu biết thế nào là THỂ TÁNH, nhiếp độ thế nào đặng RỐT RÁO, thì đã hiểu biết được MỤC ĐÍCH, TÔN CHỈ PHẬT ĐẠO để tu được thành Phật trong Hiện Tại, bằng chưa biết như thế thật khó thành.
Nói đến Tôn Chỉ, Mục Đích Đạo Phật như thế nào? Tôn Chỉ Đạo Phật các bậc tu hành phải thi hành TỪ BI BÁC ÁI. Nơi Từ Bi Bác Ái chư Phật đã nói lên đồng thời công nhận TỨ LOÀI bình đẳng, đối với Chúng Sanh thảy đều có PHẬT TÁNH. Từ Bi Bác Ái đến nỗi nói chúng sanh nó bị mê lầm chịu trong vòng Sanh Tử, nơi Tử Sanh Luân Hồi phải mang thân làm các loài súc vật trở thành: Noãn Sanh, Hóa Sanh, Thấp Sanh cùng Thai Sanh. Chính nó là Phật sẽ thành.
Tôn Chỉ Đạo Phật chính là một Tôn Chỉ Tối Thượng cao quý vô cùng. Nơi Từ Bi Bác Ái đã công nhận như trên, còn lòng Hỷ Xả Vị Tha hãy còn nói lên lời Diệu Dụng Hành Dụng như: Nó không bao giờ có những Nghịch Hành xấu xa. Nó không bao giờ có những trạng thái đê hèn bủn sẻn. Chính nó là Phật, chẳng chịu làm Phật, ưa làm Chúng Sanh nên nó phải như thế. Thật là lời nói đầy Hỷ Xả Vị Tha không sai chạy. Đối với bậc đã Giác Ngộ mới công nhận lời nói trên không HAI TƯỚNG mà tán thán đãnh lễ chư Phật đã đem tình Duy Nhất Vị Tha cứu độ chúng sanh mà thành lập Tôn Chỉ để cho các Chân Phật Tử nương theo tu hành dưới sự chỉ đạo của Đức Chí Tôn vậy.
Mục đích Đạo Phật là mục đích GIẢI THOÁT. Các bậc tu hành hãy nương theo cho đúng Tôn Chỉ trên để mà tu, khi bậc tu thật hành đúng với Tôn Chỉ thì cần phải kiểm điểm lấy Tánh Tình Nghiệp Chủng của mình trước tiên, chớ vội phiền trách chê bai kẻ khác ở chung quanh mình, phải thi hành Lục Hòa, gặp phải sự lầm lẫn ngang chướng của kẻ khác chớ nên gây thù hận. Lúc bậc tu mang phải thù hận oán trách, chính là bậc tu mang phải bệnh Mê Lầm. Khi bậc tu cho kẻ này, người nọ ngu xuẩn, chính là bậc tu phải mang lấy ngu xuẩn của bệnh Mê Lầm. Tuy nói ra rất dễ, nhưng các bậc tu thi hành rồi biết đặng lời Chỉ Đạo của Chư Phật, chính quá ư tối diệu.
PHẦN IV LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn! Thiện Nam Thiện Nữ tu cầu đúng với tinh thần nơi Tôn Chỉ Đạo Phật đoạt đến mục đích Giải Thoát, cần phải THÀNH THẬT và THIẾT THA TÂM cốt giải bệnh Mê Lầm, liền vào CHÁNH TÍN đến CHÁNH GIÁC. Vì sao phải vào Chánh Tín mới đến Chánh Giác? Vì bị lầm mê, chính là bị vương cuồng tín. Khi đang cuồng tính nghe pháp vẫn cuồng tín. Đạo Phật dạy cho chúng sanh từ nơi Giải Mê, bớt Cuồng Tín lần vào Chánh Tín mới nhận rõ được lời Chánh Giác chân thật của chư Phật mà Giác Ngộ.
LÀM THẾ NÀO TU TÂM ĐỂ GIẢI CUỒNG TÍN?
Trước tiên, các bậc tu hành phải nhất tâm đem tư tưởng tu cầu thiết tha đến chư Phật mong Quả Bồ Đề Giải Thoát. Lúc bấy giờ mới phát Bồ Đề Tâm Nguyện, Tâm lướt qua các chướng ngại của hoàn cảnh thử thách, trong một thời gian Tâm trở thành THÙ THẮNG. Từ bấy giờ mới bước vào con đường tu cầu CHÁNH ĐẠO TÔN CHỈ GIẢI THOÁT. Bằng chưa thành tựu Tâm Thù Thắng thì có tu chăng nữa cũng vẫn đứng trước Lý tu CẦU PHƯỚC hay tu làm LÀNH lánhDỮ thế thôi.
Bậc đã nung chí có công năng tạo thành Thù Thắng Tâm thực hành lướt qua các hoàn cảnh ngăn trở trên con đường tu mới nhìn thấy đó là NGHIỆP hay MA NGHIỆP, chận đường bít lối, cản trở không cho mình tu. Khi lướt qua các chướng ngại trái tai gai mắt nghịch pháp thường thuyên diễn làm cho bậc tu hành phải nhiều cơn cố gắng giải tỏa, chừng đó mới nhận thấy mình Cỗi Giải Tâm. Các chướng đối trái tai gai mắt của các Pháp nó không thực thể, lúc bấy giờ mới nhận thấy Tâm Thù Thắng rất có lợi là tạo thành Công Quả. Bậc tu nương nhờ nơi Thù Thắng mà ít vướng vào tội lỗi, tu đúng với tinh thần TÔN CHỈ Từ Bi Bác Ái, không buộc Tâm, đó chính là TU TÂM.
Sau khi có trình độ khá, nhờ Cỗi Giải Tâm, Thù Thắng Tâm với Tự Tánh kiểm điểm soi biết sự lầm nhận từ Cá Tánh đến Trí Tưởng của mình cho mình là Phải, khi phần phải đã về mình Tự Nhận, đương nhiên nhìn thấy hành động của những kẻ chung quanh mình trái với ý mình, trở thành nghe trái tai, thấy gai mắt chướng đối. Đã chướng đối thì liền có bực tức, nào có ngờ đâu tự nơi mình tạo lầm lẫn mà trái lại cho tất cả kẻ khác lầm lẫn. Đó chính là cuồng mê, khi đang cuồng mê thì nơi Tâm Ý tin Phật vẫn bị vòng cuồng tín.
Lúc bấy giờ Tâm bắt đầu tu nơi thực thể soi giác, mới biết được Tướng sai khác, có kẻ cao người thấp, có kẻ đẹp người xấu, gọi là Tướng Bất Bình Đẳng, nhưng Tánh thì Bình Đẳng giống nhau, ai ai cũng thảy đều có: Tánh nóng, tánh hiền, tánh giận, tánh hờn, tánh vui buồn,… lần lượt soi nơi Tánh mình biết được Tánh người, từ đó thi hành Bình Đẳng Tánh Trí để nhiếp độ Tu Tâm.
Đến khi hiểu biết các Pháp Bình Đẳng nên chi từ Tịnh, Bất Tịnh, Thuận hay Nghịch, Tâm không còn quái ngại chướng đối. Nhờ Tâm không phân biệt nên phá Nghi Chấp Vọng Đảo, từ ấy tu Tâm trong Lý Sự Đồng Song, Tâm liền suông suốt ít mắc miếu Sở Đắc THANH TỊNH TÂM. Tu trong thời gian Hạnh Nguyện Tự Lợi Đến Tha Lợi chính mình được lợi là NHÃN TỊNH, NHĨ TỊNH. Nhờ Nhãn, Nhĩ thanh tịnh nên chi trước kia cái NGHE Cố Thủ nó không ngoài THINH PHÁP, cái thấy Chướng Ngại nó không ngoài SẮC PHÁP. Bởi Cố Thủ nên chi khi nghe không vừa ý liền ngăn cách. Lúc thấy chưa Hợp Tâm liền Chướng Ngại Dị Phân. Vì lẽ ấy mà Tâm mắc míu đủ cách, dù cho có cố nhiếp tâm, kìm hãm Tâm không ích chi mà trái lại Tâm vẫn bị bên trong động vọng, đó chính là bậc chưa biết Tu Tâm để giải Cuồng Tín.
Bậc biết Tu Tâm trở thành Thanh Tịnh đến Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh và bậc chưa biết tu tâm, đè ép Tâm Tịnh, hai bậc nầy khác nhau xa biệt. Vì sao? Vì bên ép Tâm để Tịnh Tâm tức nhiên Tâm bị Tịnh, Tâm bị Tịnh ấy phải xa lìa tiếng động bên ngoài, gạt bỏ cái Nghe chướng ngại, cái Thấy né sợ động Tâm ngăn cách khó tu đến thành tựu. Bậc nhiếp tâm Nhãn Tịnh, Nhĩ Tịnh đã từng đi trong chướng ngại, ngăn cách để nhiếp độ ngăn cách chướng ngại. Từ nơi bởi Cái Thấy, Cái Nghe Sắc và Thinh Pháp không còn chướng đối cách ngăn giữa hai Tướng kết chung về một Tướng.
Thế nào là Hai Tướng về Một Tướng? Tướng Nghe, Tướng Thấy là hai Tướng đều trả về trở thành Tướng Tâm. Khi Thiện Nam, Thiện Nữ biết được Tu Tâm để giải cuồng tín thì cái Nghe Thấy không còn là Bị Nghe hoặc Bị Thấy, mà nhận được Nghe, nhận biết Thấy. Đó chính là Chân Tâm Thể Tánh Thanh Tịnh mới đặng như thế.
Nhờ chẳng bị nên không ngăn ngại được Tự tại dung thông, có dung thông mới nhận lãnh được lời Chân Pháp để Tu Tâm. Khi Tâm vướng mắc ngăn ngại thì tự sanh cách biệt giai cấp, khinh ghét thù hận chê bai đủ điều vạn cách. Lúc Tâm Thông mới nhận đượcTÔN CHỈ ĐẠO PHẬT rất nên chính xác ở nơi Câu Từ Bi Bác Ái Bình Đẳng Chúng Sanh giai hữu PHẬT TÁNH. Phật Tánh mờ lu chỉ tại Tâm cuồng vọng, Tâm hết cuồng vọng thì Phật Tánh Quân Minh. Nếu tất cả chúng sanh Tâm quân minh thì chúng sanh Tâm thành Phật tất cả. Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn! Trên con đường Tu Tâm lướt qua các chướng ngại ngăn cách, học hỏi Giáo Lý, thực hành Hạnh Nguyện Tự Lợi Tha Lợi để thành tựu NHÃN TỊNH, NHĨ TỊNH. Tâm Thanh Tịnh tu thật là khó khăn, nhưng chưa khó. Vì sao? Vì có sẳn mục tiêu, có sẵn Ngự Tâm, có sẵn huân tập Thù Thắng Tâm để mà tu trên một đường lối rõ rệt với Tâm Giác nhận thức được. Đến giai đoạn Chân Phật Tử Sở Đắc CHÂN KHÔNG mới là giai đoạn khó khăn vô kể. Vì sao? Vì CHÂN KHÔNG, từ phát Bồ Đề Tâm tu qua các trở lực say Đạo, mến Đạo, hiểu Đạo, biết Đạo đặng Bất Thối Bồ Đề tu nơi Thể Tánh, dùng Thể Tánh thật tỏ rõ mà thành đạt TRI KIẾN PHẬT, mới Sở Đắc Chân Không Thật Chứng không hai. Khi Thật Chứng Chân Không liền thật biết không hai Tướng. Do mê lầm thường trụ chấp nơi Năng Sở Kiến Tri phải lầm theo vạn pháp, đương sanh khởi theo duyên khởi thọ chấp, đương diệt khởi mơ màng bất tín mà phải Sanh Tử, Tử Sanh vạn pháp. Nhờ thế mà Sở Đắc Chân Không thanh tịnh nhìn khắp Sơn Hà Đại Địa đều chân thật KHÔNG, quán Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Lục Đạo chư Thiên đều Chân Không duy nhất. Tâm vô ngại mừng rỡ rỗng rang chẳng còn ngăn ngại lấy một pháp nào chứa đọng. Đó mới gọi là CHÂN KHÔNG THẬT CHỨNG TRI KIẾN PHẬT. Bằng đọc tụng hoặc giả liều lĩnh chấp nhận trong vòng Bị Biết Chân Không, nếu như thế gọi là BỊ KHÔNG thọ chấp.
Bậc Sở Đắc Chân Không đặng Tri Kiến Phật phải tu trì Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN mới trọn lãnh rốt ráo thành Phật, bằng chưa Thực Hành không bao giờ rốt ráo viên mãn thành Phật đặng. Đó chính là một yếu điểm khó khăn như trên đã nói.
Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN có những môn gì? Có hoàn toàn đầy đủ TAM THỪA chung lại một gọi là NHẤT HẠNH PHÁP MÔN. Khi thành tựu hoàn mỹ gọi là NHẤT TÔN PHÁP HẠNH. Nơi Nhất Hạnh Pháp Môn gồm có Tiểu Thừa, Đại Thừa và Nhất Thừa tu trì tu chứng trên Hạnh Nguyện, Lý Sự tương song, Đạo và Phẩm nhiếp độ (Phần Đạo Phẩm sau sẽ giải). Tất cả chư Bồ Tát sau khi Sở Đắc Chân Không nguyện tu trì Hành Thâm Pháp Giới, Bát Nhã Ba La Mật Đa, đồng nguyện Độ Sanh trong mỗi phẩm nguyện mà hoàn toàn Tri Kiến, hoàn toàn Giải Thoát.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, các bậc Tu Tâm đứng giữa Thật Chứng Chân Không thì thường hay tự kiểm điểm để thi hành Hạnh Nguyện nhiếp độ mê lầm cho rốt ráo thành Phật. Còn ngoài ra những bậc chưa thật chứng hoặc giả vừa Kiến Tri chưa đem đến nơi sát thật Sở Đắc vội Chủ Thủ thường vấp phải nơi vọng loạn đảo điên mà tự sanh Tà Kiến. Vì vậy nên Phật mới nói:’ Mình tự nhận Sở Đắc chưa hẳn là Sở Đắc, đến giai đoạn Sở Đắc thì không nhận cũng vẫn Sở Đắc’.
Đối với bậc Sở Đắc Chân Không thì chẳng nói làm chi, nhưng sự Tu Chứng chia ra rất nhiều thứ bậc khó diễn nói cho đặng. Vì sao? Vì nó chính là một NGÃ BA chia ra rất nhiều ngộ nhận khác nhau, tùy theo Năng Sở Đức Trí mà thành tựu quả vị CHÂN KHÔNG.
Nếu là bậc căn bản Đức Trí Thật Chứng thì bậc này thường suy ngẫm kiểm soat Đạo Hạnh và Đức Trí nơi mình, nương theo Bát Nhã Tâm Kinh lấy Chân Không làm chỗ trú của Bồ Tát. Khi thực hành Hạnh Nguyện gặp phải các pháp hiện hành quá ư chướng đối thời quán Chân Không để Điều Ngự Tâm, trên cung kính ngôi Tam Bảo, dưới Đạo Hạnh Lục Hòa huân tập Đạo Tràng làm nơi Thường Lạc, làm các Phẩm Công Đức Hành Thâm Pháp Giới Tự Lợi Tha Lợi.
Bậc nầy thật biết Pháp Bất Tịnh, con đường Bất Tịnh không chướng ngại, nhưng không bao giờ thi hành dung dưỡng Dục Vọng của Bất Tịnh. Bậc này rất biết Nghịch Hành nhưng tùy theo Đốn Ngộ cho khác thi hành giúp đỡ nhưng không mất Đạo Hạnh uy nghi, từ ngôn ngữ ngạo mạn đến danh từ Tăng Thượng thật biết dùng đúng chỗ thuyết giải chẳng khác Sư Tử Hống làm cho tiêu dẹp Tứ Ma Ngoại Giáo, không một mảy may riêng riêng ý mà thi hành. Vì sao? Vì gìn giữ Bảo Truyền ngôi Tam Bảo như gìn giữ Thân Mạng mình để cho kẻ khác khỏi đoạn duyên Phật, mà chính ra đã thực hành Đạo Hạnh tương song vào con đường NHẤT HẠNH. Do đó thường làm gương cho các bậc tu hành để nhất tâm dâng cúng Bảo Phẩm Báo Ân chư Phật.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, CHÂN KHÔNG là pháp chân thật của Không. Chân Không là nơi Tịnh Độ của Bồ Tát. Lúc Bồ Tát mặc áo giáp Chân Không của Như Lai để ra vào Pháp Giới, ra vào các pháp Tự Tại Vô Ngại thành tựu Đại Bi mà thi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa vậy.
Theo tinh thần nói trên, các bậc tu Tâm nên nương theo đó mà tu. Chớ vì KHÔNG vô ký mà trụ, chớ vì quan niệm tu Đạo Hạnh thi hành phẩm hạnh độ sanh là vương nơi thọ chấp, lầm lẫn Đạo Tràng, Bậc biết tu hành, trước cũng như sau duy nhất, gìn giữ trọn Đạo, đó là bậc Đại Trí Bất Thối sẽ kết quả hiện tại đến bờ bên kia vậy.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với bậc Sở Đắc Chân Không như trên đã nói, tuy nó có một ngôn ngữ, một văn tự, nhưng nó chia ra làm NGÃ BA, vì sao? Vì có rất nhiều ngộ nhận khác nhau của mỗi một ngã. Nó tùy theo Đức Trí, tùy theo Năng Sở Kiến Tri ( theo nhận thấy biết của mình) mà thứ lớp thành tựu lấy quả vị Chân Không, Nên Ngã Ba ấy có BA LỐI như sau:
LỐI THỨ NHẤT: Bậc nầy vẫn gìn giữ Đạo Hạnh, Phẩm Hạnh, thường kiểm điểm lấy Đạo Hạnh của mình nơi sai đúng, trên cung kính ngôi Tam Bảo, dưới Lục Hòa tín chúng, thật biết các pháp chính là KHÔNG nên thường hay Tịnh Dưỡng Thân Tâm, huân tập thanh tịnh, vì như thế nên nặng về Tịnh, bảo tồn về ĐỨC nhiều hơn TRÍ. Sau khi thành tựu thật chứng TỊNH ĐỘ, còn bậc chưa Sở Đắc Chân Không tự tạo Đức Độ, gìn giữ Thanh Tịnh Tâm, chiêm ngưỡng đức Phật A DI ĐÀ, sau được độ gọi là TỊNH DỘ được ĐỘ.
LỐI THỨ HAI: Lối nầy bậc tu Tâm sau khi Sở Đắc Chân Không, nhìn nhận Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do các pháp thọ chấp an trụ mà có, vốn nó không từ chứng tri nơi KHÔNG mà Tâm Vô Ngại, nương nơi Vô Ngại mừng rỡ không chấp trụ. Do không chấp trụ mà dừng lại nơi sở chấp KHÔNG. Tâm kia liền phát sanh tự tại, nơi tự tại ấy là tự tại của Tâm phát sanh, chớ chưa phải là Tự Tại Tâm thật chứng.
Tâm tự tại bị phát sanh buông lung phóng đạt, trở lại cho tất cả đang tu tập đạo hạnh hành nguyện là đang lầm mê, cho Đạo Tràng là mơi củng cố không giải thoát, liền bước vào Bất Tịnh Nghịch Hành làm thú vui theo Dục Vọng đảo điên cho thỏa mãn nhu cầu tham vọng, cứ ngỡ mình là Sở Đắc Tối Thượng thành Phật. Vì sao? Vì thật biết các pháp có thì liền có Phật, nên chi mới chấp nhận đơn giản PHẬT là PHÁP, mà PHÁP là PHẬT, chớ chẳng chi là Phật. Nào ngờ bậc nầy vừa Tri Kiến Phật, phải cần tu Pháp Môn PHẬT TRI KIẾN cho thật Giác Ngộ, thật tỏ rõ bá thiên vạn pháp rốt ráo mới thành PHẬT. Như trước đã nói qua (trang 33,34 trong cuốn sách nầy) do lầm lẫn nơi Chân Không Pháp mà phải lâm vào Ngoại Giáo, thuyết pháp bừa bãi Tăng Thượng, ngạo mạn, tự cho mình hoàn toàn Chánh Giác phải vào TÀ KIẾN CHỦ THỦ.
LỐI THỨ BA: Bậc cần lấy căn bản ĐỨC TRÍ tương song, bậc nầy Tu Tâm Thực Tánh, vẫn nương theo Đạo Hạnh Hạnh-Nguyện cùng các pháp môn nhận thấy Biết hoàn mỹ. Huân tập Đạo Tràng để tỏ rõ Lý Sự Chứng Ngộ của từng bậc thường trụ chấp, thường vội chấp nơi năng sở kiến tri Tu Chứng từ hàng Thinh Văn, Duyên Giác đến A La Hán vì sao Thọ Báo Địa Ngục, vì sao Chánh Báo chư Thiên hay Tiên Thần, vì sao diễn hóa trở thành Tam Thiên… Bậc này cốt nhiếp thu tất cả các thứ vị của các hàng Chứng Tu để chính mình rốt ráo Thật Chứng.
Bậc thứ ba nầy không bao giờ nhàm chán Hạnh Nguyện độ sanh, vì sao? Vì Hạnh Nguyện độ sanh là món ăn của Bồ Tát, nhờ Hành Thâm Pháp Giới mới đặng thật biết vì cá tánh cố thủ, bản ngã tự thủ, sở ngã cùng ngã đều là nơi lầm lẫn tư riêng nên trở thành mỗi giới cố định, chịu nơi Sanh Tử Luân Hồi của pháp giới, chịu làm chúng sanh thọ nghiệp của mỗi giới. Bậc này nương nhờ Hành Thâm Pháp Giới mà nhiếp độ được bá thiên vạn ức pháp giới, rất tỏ rõ từng pháp giới, không còn lầm lẫn nghi ngờ gì tại sao có pháp giới. Tâm nọ liền sở đắc ĐẠI THANH TỊNH. Lại nữa, khi phát tâm Hạnh Nguyện độ sanh, nương nhờ trên con đường Hạnh Nguyện cứu giúp cho mọi người thoát khỏi nỗi đau buồn khốn khổ mà thật biết sự MÊ LẦM chính là khổ nhất, không có hoàn cảnh nào khổ cho bằng LẦM MÊ.
Do được biết sự mê lầm gây tạo buồn khổ đau thương có hằng hà sa số kiếp như thế mà bậc nầy mới nhất Tâm phát Đại Nguyện chịu lấy cái Khổ cho tất cả nhân loại để duy nhất mỗi một mình mình thay thế cho tất cả trần lao. Nhờ Hạnh Nguyện cởi mở hằng vạn lối lo âu của mỗi người bị lo âu thoát khỏi lo âu. Nhờ Hạnh Nguyện như thế mới Thật Chứng nơi diễn hành của Sanh Tử Luân Hồi quá ư ghê tởm. Từ chư Thiên mà hết phước phải sa Địa Ngục bị hình phạt rông cùm đói khát. Từ một lời nói tổn làm đoạn duyên Phật phải chịu nơi A Tỳ Địa Ngục hằng trăm kiếp, chừng nào kẻ kia phát Bồ Đề Tâm nguyện thì chừng đó lời nói tổn kia mới đặng thoát sanh. Thật biết như thế nên thường khuyên nhiều người hãy phát tâm tu nguyện cốt giải Địa Ngục những kẻ phạm ngôn.
Nhờ Hạnh Nguyện mà thật biết rõ ràng vấn đề tu Tâm đoạt đến Bản Thể Chân Tâm rốt ráo chẳng phải ngồi yên mà Tâm nọ mới đoạt được, cũng không phải tu mới vừa Đắc Pháp Chân Không mà trọn giác Bản Thể đặng. Phải thi hành Hạnh Nguyện cùng với Hành Thâm Pháp Giới nương nhờ hai pháp môn trên phối hợp trở thành pháp môn Bát Nhã. Vì sao? Vì Hạnh Nguyện Hành Thâm Pháp Giới với mục tiêu nhiếp độ Thật Giác, chớ chẳng phải Hạnh Nguyện Hành Thâm mà thọ chấp an trụ nơi Hạnh Nguyện Hành Thâm. Nhờ mục tiêu chánh đáng ấy nên mới thành tựu Bát Nhã Đà La Ni Tạng.
Lúc bấy giờ mới nhận biết thật tỏ rõ các pháp môn phải tu trì không thiếu sót ĐẠO PHẨM, phải nhiếp độ tận tường. Từ Kinh pháp đến thực hành Hạnh Nguyện phải đầy đủ mới đoạt đến TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG, mới nhận rõ ràng TÔN CHỈ chư Phật Từ Bi đã nói:’ Tứ loài tất cả chúng sanh giai hữu Phật Tánh, vì bởi mê lầm theo VỌNG TÂM mà chịu làm Chúng Sanh Giới, nó là Phật sẽ thành’’. Từ nơi lời HỶ XẢ VỊ THA Phật đã nói lên: ‘ Nó không bao giờ có nghịch hành hay bủn sẻn xấu xa, nó chính là Phật, chẳng chịu làm Phật, ưa làm chúng sanh nên phải như thế’’.
PHẦN V VÔ THƯỢNG ĐẲNG KHÔNG BAO GIỜ NÓI HAY CHỈ DẠY TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM NÓI DẠY ĐỂ CHO CHÚNG SANH TỎ TÂM GIÁC NGỘ
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn! Bản Thể Chân Tâm Bất Sanh Bất Diệt Bất Cấu Bất Tịnh, Bất Tăng Bất Giảm. Do một khởi sanh Diệu Giác soi khắp Pháp Giới trở thành PHÁP THÂN. Chẳng khởi sanh diệt đó chính NHƯ LAI đồng hiệp TẠNG liền Diệu Giác Minh, gọi là: NHƯ LAI TẠNG. Tự phân biệt theo biệt phân nó là PHÁP GIỚI. Từng Pháp Giới lầm mê trở thành CHÚNG SANH GIỚI. Có chúng sanh cần phải Tu Tâm mà thu nhiếp đoạt BẢN THỂ CHÂN TÂM.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với Chân Tâm thì không chỗ chỉ, nhưng kể từ hàng tu Tâm để nói lên có thể đưa đến Tâm Giác phần nào. Bậc tu Tâm qua các phẩm Hạnh Nguyện đoạt đến Tâm Thông. Lúc Tâm Thông vạn pháp đoạt đến Tâm Không. Thật chứng Chân Không, hạnh nguyện Tròn Nguyện Trọn Giác Bát Nhã Trí, Sở Đắc TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG. Nơi Tổng Trì soi khắp tỏ rõ thật biết tỉ mỉ không thiếu sót. Từ nơi Ẩn Mật Pháp đến Hiện Tướng Pháp tương sanh, từ ĐẠO PHẨM rốt ráo đoạt Vô Thượng Chánh Giác.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với bậc Vô Thượng Chánh Giác không thể nào chỉ điểm được, vì sao? Vì Chân Tâm còn không thể chỉ điểm diến nói được mà làm thế nào chỉ đặng Vô Thượng Đẳng Chánh Giác. Đối với pháp TỐI THƯỢNG còn có thể diễn nói chỉ dạy, chớ Vô Thượng Đẳng Chánh Giác không thể chỉ nơi Giác Vô Thượng được, mà chính Vô Thượng không bao giờ nói hay chỉ dạy, có nói có dạy chăng không phải lời nói dạy của Vô Thượng, mà chính lời nói dạy của TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM nói dạy để cho Chúng Sanh có Tín Tâm mới Tỏ Tâm Giác Ngộ, gọi là TÂM truyền TÂM, TÂM TRỌN GIÁC.
Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, chớ nên lầm tưởng Vô Thượng Đẳng đã nói, đã dạy. Khi lầm tưởng như thế đương nhiên lòng Tự Mãn phát sinh Tăng Thượng. Tăng Thượng ấy do lòng Tự Mãn nên tự xưng Tối Thượng Chánh Giác, đó chính là tự mình lầm lẫn mất nơi Cung Kính, mất tinh thần Tối Cao Vô Thượng Chánh Giác.
Các Thiện Nam, hàng Thiện Nữ, nên biết tất cả Kinh Pháp Tam Tạng Kinh Điển đã từng diễn nói chỉ dạy, chẳng phải lời nói, lời chỉ dạy của Vô Thượng Đẳng Chánh Giác, mà lời nói lời chỉ dạy kia chính là lời chỉ dạy của ĐẠI BI TÂM, TỰ TẠI TÂM vì thương xót chúng sanh mê lầm nên bị vướng vào Ngũ Độc, chịu nơi Sanh Tử. Chỉ vì cuồng tín vọng tâm mong cầu CHÁNH BÁO từng sát na nhịp nhàng may rủi, lúc sa cơ CHỊU BÁO than van buồn khổ điên đảo tưởng mơ thọ Nghiệp, thọ Chủng Tánh, thọ Tâm Sanh, mà phải thọ Chúng Sanh Giới, nên cách biệt Chân Tâm trăm vạn nẻo đường về Chánh Giác. Bởi nó như thế nên chi TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM mới chỉ dạy Tu Tâm Hành Sự đầy đủ Pháp Môn Tri Kiến Giải Thoát.
Sự diễn nói của ĐẠI BI, nói lên lời nói thương xót Chúng Sanh quan niệm lầm lẫn sai biệt với Thể Tánh Chân Tâm, cốt đưa chúng sanh tu đúng, hành đúng đồng hợp Bản Thể mà CHÁNH GIÁC. Lời dạy của TỰ TẠI TÂM nói lên lời Tự Tại phá mê chấp, giải những vọng tưởng cầu mong sai biệt, dẹp tất cả những nghi ngờ, cốt giải các Năng Sở Kiến Tri an trụ.
TỰ TẠI TÂM nói lên các pháp Tự Tại, chỉ vì thương chúng sanh thường trụ, thường chấp, thường bị tập nhiễm vương mang vọng tưởng, thường hoài mong nơi Tu Chứng mau chậm, lại thường quan niệm mơ màng, nên Tự Tại Tâm mới nói: ‘Sự Tu Chứng nó không có thứ lớp, nơi Sở Đắc nó không có chừng đổi. Vì sao? Vì Phàm Phu nương nhờ nơi Nhân Duyên mà thọ lãnh. Còn bậc Tu Chứng nhờ vào CĂN CƠ mà Sở Đắc, do đó nên Tu Chứng không có thứ lớp’.
Đến lúc sự tu hành thuần túy, tùy Căn Cơ, tùy Trí Tuệ, tùy Phẩm Hạnh, tùy Hành Nguyện còn thiếu khuyết phải nói rằng tu hành nó có nhiều thứ bậc làm cho chúng sanh suy ngẫm chu đáo thật biết tỉ mỉ từng pháp giới, được Tinh Tấn, được Nhẫn Nhục và đến NHƯ TRÍ Thiền Định thật CHÁNH GIÁC.
TỰ TẠI ĐẠI BI, vì chúng sanh CẤU và LY nên thường nói pháp Tối Thượng Phi Đẳng, cốt yếu khi chúng sanh Cấu Nhiễm liền Xuất Ly cấu nhiễm. Lúc Chúng Sanh Ly chẳng Cấu thì liền nói pháp NHIẾP THÂU CẤU TỊNH, đó chính là pháp THIỆN XẢO. Cũng như Chúng Sanh tin PHẬT quá Tín, thì nói rằng: Phải Tu Tâm giải nghiệp mới là Tin Phật, chớ chẳng nên ngồi quán tưởng mà có Phật. Đến giai đoạn chúng sanh Tu Tâm giải nghiệp CÓ, liền mang nghiệp HƯ KHÔNG Phi Tưởng thì lại nói phải nhìn, phải thường hướng về chư Phật tán thán Công Đức vô lượng vô biên chư Phật đã làm, ngày nay phải tự nguyện đang làm, , cốt đem lại cho chúng sanh DIỆU GIÁC MINH TÂM soi khắp muôn phương không thiếu sót, từ nơi chiêm ngưỡng đến tâm cung kính cung nghinh mà sở đắc các pháp vi diệu, các Lý Sự chưa bao giờ biết hôm nay được biết, những gì chưa được thấy hôm nay nhờ Thanh Tịnh Bình Đẳng đến Đại Thanh Tịnh mà được thấy huy hoàng không hai tướng, thi hành nơi Hành Dụng Diệu Dụng nhận tỏ rõ nên mới xưng tán Như Lai.
TỰ TẠI TÂM, nói lên các pháp Tự Tại không Chướng Ngại, cốt yếu mở đường dẹp lối cho chúng sanh. Chúng Sanh từ Trí Thức mơ màng đang sống nơi mê lầm hỗn loạn, nhiều Vọng hơn là Thực Thể, nhiều sự lầm lạc hơn là lần bước trên đường đi đứng đắn để được an vui trong lẽ sống huy hoàng. Khi Chúng Sanh tu tập theo lời chỉ dạy liền nhận để biết, nhận đặng nghe, nhận mà thấy, thì nơi Nghe- Thấy- Biết thảy điều là chân thật, ít lâm vào nơi điên đảo phân vân nghi ngờ nơi Tâm Thức nữa. Pháp Tự Tại là một pháp cứu cánh, khi bậc đang tu hành mỗi ngày Cỗi Giải Tâm, tạo nên Đạo Đức, càng phá mê chấp bao nhiêu thì càng hiểu biết thêm bấy nhiêu.
Càng thi hành nơi Lý bao nhiêu, thì phải thực hành nơi Sự bấy nhiêu. Nương nhờ nơi Lý Sự tương song để tỏ ngộ, đó chính là pháp môn tu không lìa Thể Tánh. Bằng đương nhiên nghi ngờ nơi Thần Thức di chuyển CÓ KHÔNG và KHÔNG CÓ mà thọ chấp lấy mỗi một bên thảy đều điên đảo. Như kẻ nhìn Mặt Trăng, mắt lòa hai ánh xao xuyến, hai Tướng CÓ KHÔNG đều là Tâm vọng. Ví như cây SEN đang sanh sống thu hút màu mỡ, bổng nhiên SEN nghĩ có hút bùn hay không hút bùn? Chỉ vì SEN kia tự nhận thấy bùn nhơ đâm ra như thế. Chẳng khác bậc tu hành đang tu Bi Chí Dũng, Giói Định Tuệ cùng các pháp môn, tự nhiên suy nghĩ CHÂN GIẢ, GIẢ CHÂN, xong trở lại suy tính NÓ CŨNG CHÂN MÀ NÓ CŨNG GIẢ. Nơi CÓ KHÔNG cũng thế, nếu SEN kia có đặng HOA. Bậc tu cứ mãi tu trì đương nhiên đắc quả, đó chính thật là minh xác vậy.
ĐẠI BI TÂM chỉ rõ để nói lên tất cả chúng sanh từ nơi CHÂN TÁNH sáng suốt của mình chẳng biết dùng nó, từ nơi TÂM GIÁC, TÂM THÔNG nơi mình không biết dùng nó. Chỉ nhận lấy SẮC TƯỚNG mà dùng, nhận lấy BỀ NGOÀI làm nơi minh xác, do Tâm thường mắc míu năng phân bị biệt trở thành có giới hạn khác nhau. Vì vậy mới có từng Sắc Thái, từng Chủng Tộc đến Y Áo giai cấp. Lý Trí chẳng đồng đương sinh khắc biệt. Từ chỗ khắc biệt nên có tranh giành thù hânj gây tạo hoàn cảnh đủ điều để mà suy nghĩ tính toán. Bởi nó như thế nên Tâm thường đọng vọng tâm hay điên đảo, tâm thường cách biệt, tâm thường hay ghét thương, tâm thường hay luyến ái, tâm thường hay sợ sệt lo âu, ít khi tâm được thong thả thảnh thơi chỉ vì sáu bộ trên nên trở thành Tâm sanh tử.
ĐẠI BI TÂM thật biết đứng về Nhân Cách, Thiên Cách, Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục, tư cách của họ không bao giờ mong muốn như thế, nhưng vì trót mê lầm nên thường bề ngoài để mà cách tướng, thường nhận lấy bề ngoài làm nơi hiểu biết tư cách cá nhân mình trở thành dị biệt thiểu trí lầm mê. Chẳng khác kẻ uống lầm Ngũ Độc mặt mày xây xẩm, đứng trước tấm gương nhìn trong gương thấy mặt mình quá to sợ hoảng la hét. Nếu kẻ ấy nhận biết mình đang lầm say Ngũ Độc mà thấy nó như thế, thì không bao giờ hoảng sợ.
Bậc đang tu hành biết chính mình đang bị lầm lẫn sống theo ý thức vọng tâm, nay đã nhận nơi Tâm Giác để mà TỰ GIÁC thì không bao giờ sợ vạn pháp. Nơi Tâm Giác ấy chính là TRÍ TUỆ THIỀN ĐỊNH.
ĐẠI BI TÂM thật biết sự lầm mê của chúng sanh bỏ Tâm Giác mà phải nhìn nhận Sắc Pháp dị biệt nên mới nói:’ TÁNH THÌ BÌNH ĐẲNG, CÒN SẮC TƯỚNG BẤT BÌNH ĐẲNG’. Bên ngoài không bao giờ Bình Đẳng, duy nhất Tâm Giác mới nhận thấy Bình Đẳng mà thôi. Nói đến bên ngoài từ sắc thái, chủng tộc, tướng mạng của mỗi dân tộc, y áo của mỗi bậc,sự hiểu biết nhiều ít, nặng nhẹ, khôn dại trở thành giai cấp thứ bậc khác nhau, đó chính là lẽ dĩ nhiên của nó phải như thế.
ĐẠI BI TÂM mới khuyên tu CHỦ QUÁN THIỀN TỌA để tự quán Thân Tứ Đại của con người, nhờ Thiền Tọa Chủ Quán nên mới nhận thấy con người, dù cho có trăm vạn người chăng thì mỗi một người có Ruột, Gan, Phèo, Phổi, Tịm, Óc, Máu; Mủ… Tổng cộng36 thứ bất tịnh in nhau. Đồng với Nghe- Thấy- Biết đều nhau. Nếu sửa Tánh tu Tâm hoặc chịu khó học hỏi cầu lấy sự tiến bộ đồng nhau bằng tu tập liền đến Giác Ngộ đồng đẳng như nhau. Nhờ nhận biết như thế nên được Tâm Giác bình đẳng sở đắc thanh tịnh. Khi Thanh Tịnh Tâm thi hành Bình Đẳng Tánh Trí mới nhận biết được pháp môn Tọa Thiền cốt nhận được Tâm Giác để Giác Ngộ, chớ chẳng phải theo sự mơ ước ảo huyền nhập Thiền ra vào Cảnh Giới Tiên Thần để nuôi mộng trên hình thức SẮC TƯỚNG lầm mê như những kẻ nói trên đã bị đứng trước Sắc Tướng cầu mong.
ĐẠI BI TỰ TẠI TÂM minh xác thật thể nhìn chúng sanh đang đứng trước mơ màng viển vông quá ư lầm mê trong vạn pháp, do đó nên mới KHAI để cho nó THỊ, mới đến đặng cho nó NGỘ NHẬP bằng đủ phương tiện cốt đưa nó nhập chân để đến Giác Ngộ. Vì nó mơ màng viển vông lầm mê như thế nên có bậc hỏi nó:’ Sống để làm gi?’ Thì nó chẳng biết nói sao hơn là: ‘Sống để ăn’. Nếu hỏi: ‘Ăn để làm gì?’ Thì nó lại nói: ‘Ăn để sống’. Hoặc giả bậc ấy hỏi nó: ‘Làm để làm gì?’ Nó cũng chẳng biết nó mãi làm rồi để làm gì.
Do đó, lúc nó tu hành nó chưa nhận định được nó tu để làm gì. Dù cho nó có nhận định với mức của nó đi chăng nữa cũng không ngoài ra tu để tạo lấy Đức Tánh tốt, hoặc nhẹ bớt cho Tâm khỏi nghĩ viễn vông bận rộn, hoặc tu để nhờ kiếp sau nhàn hạ. Chúng Sanh nó luôn luôn suy nghĩ, nơi suy nghĩ của nó không ngoài vạn pháp LUÂN HỒI.
May ra nó gặp đặng bậc Thiện Tri Thức Giác Ngộ mới tận tường chủng trí của nó mơ màng, nhiều viển vông thường cố chấp trên sự lầm lạc của nó, mới tùy phương thức nơi nó mà KHAI để cho nó THỊ, lập thể biết nó đã có sự TIN VÂNG mới ĐỐN đặng cho nó NGỘ, khi nó NGỘ mới khuyến khích cho nó thực hành cốt cho nó thật tỏ rõ để giúp cho nó NHẬP. Cứ đưa cho nó lần lần hiểu, đến lần lần biết, đến bấ thiên lần KHAI, bá thiên lần cho nó THỊ, qua bá thiên lần ĐỐN, trọn đến bá thiên lần nó NGỘ, nó phải Hạnh Nguyện qua bá thiên lần như thế cho thật rốt ráo mới NHẬP hoàn toàn Giác Ngộ.
ĐẠI BI TỰ TẠI TÂM thật biết nơi mê lầm của chúng sanh, từ Biển Cả rộng rãi, từ Đại Hải Trí nó lầm bỏ để nhận lấy Bọt Nước. Do lẽ ấy nên chi chủng trí thấp kém khi gặp bậc Thiện Tri Thức khai thị cho nó, dạy dỗ cho nó, lần đưa cho nó Trí Tuệ, đối với nó chẳng bao giờ nó muốn thọ chấp để an trụ, do nó an trụ vì chính nó chưa biết. Bởi nó như thé nên chi chính miệng nó nói là Tâm nó chưa biết. Vì lẽ miệng nói TÂM chưa biết, nên chi bậc Chỉ Đạo mới khuyên: ‘Miệng nói Tâm chưa biết thì cần phải học lại lời nói đã nói nơi miệng đi. Đến chừng miệng nói Tâm biết, hay Tâm đã biết miệng mới nói, đó gọi là GIÁC TÂM TỎ PHÁP’
Tình trạng nầy thời Đức Thế Tôn vẫn thường có chư Bồ Tát đã từng thuyết pháp có lúc thuyết thời pháp quá tầm tuyệt mỹ, chưa bao giờ có những thời thuyết ấy, mới về bạch Đức Thế Tôn, Ngài nói: ‘Ông nương vào Công Đức của Như Lai mới nói được như thế’. Chừng đó Bồ Tát nhận biết khi miệng nói Tâm chưa biết cần học lại lời nói của miệng. Đối với chúng sanh đang đứng trước mơ màng, thích thú chuyện viển vông rất dễ lầm nhận, vẫn yên trí rằng chính miệng mình đã nói đương nhiên mình đã giác, dù muốn hoặc giả chưa muốn cũng bị lầm.
Do nơi lầm ấy mà phần nhiều nói: ‘ Tôi đọc tụng Bát Nhã hay tu Bát Nhã, chưa biết Bát Nhã là chi. Dù có trích yếu văn tự nhìn hai chữ Bát Nhã là TRÍ TUỆ vẫn chưa hiểu Trí Tuệ thế nào là Trí Tuệ Bát Nhã. Đôi khi quan niệm tùy theo Thiểu Trí mơ màng cho là trí tuệ rỗng không mà thủ chấp nơi không để đến nỗi không biết, không Tâm yên lặng, tịnh khẩu cầu lấy Thanh Tịnh.
NÓI VỀ BÁT NHÃ
Bát Nhã thì tất cả đều có sẳn. Bát Nhã là gì? Bát Nhã dịch văn tự là Trí Tuệ. Trí Tuệ đều có sẳn không mấy ai chẳng có, nhưng chênh lệch nhau nơi biết dùng rộng rãi thanh cao, chưa biết dùng trở thành vụng về nhỏ nhen đen tối. Do đó mới có Thiểu Trí, Trung Trí và Đại Trí, chớ Trí thì bình đẳng. Các bậc Tu Hành nhiếp thu các Trí làm cho Trí Tuệ mỗi ngày càng thêm tăng trưởng. Sự nhiếp thu buổi ban đầu phá mê giải chấp, sau có một trình độ Công Năng mới phát Đại Nguyện tu trên Phẩm Bát Nhã đến rốt ráo BA LA MẬT.
Tu Bát Nhã phải nhiếp thu tất cả các Trí Tuệ từng lớp, từng bậc về với chính mình, khi đặng rốt ráo liền đoạt đến BÁT NHÃ TRÍ. Các Trí Tuệ nhiếp thu không phân biệt Thiện, Ác, Tốt Xấu, Hư Nên, Tịnh hoặc Bất Tịnh, sự Thủ Chấp hay không Thủ Chấp, từ nơi Tiến Bộ của Trí Tuệ hoặc Thoái Bộ nhất nhất đều nhiếp thu không thiếu sót.
Nơi nhiếp thu phải có cơ bản nhiếp độ. Bậc nhiếp thu phải là bậc Hỷ Xả Vị Tha trên mọi mặt, mọi hoàn cảnh, bậc nầy vững tâm giúp đỡ cứu vớt đồng với nhiếp thu đương sinh Bát Nhã. Bậc tu Bát Nhã thường xem con đường nhiếp độ làm mục đích, dù đứng trước Thuận hay Nghịch vẫn một lòng giúp đỡ, không vì nơi nào vẫn cứu giúp. Bằng tu Bát Nhã mà Thường Trụ Ngã hoặc Thiên Ngã, Nhân Ngã, Chúng Sanh Ngã để Thọ Ngã mà an trụ, đó chưa phải là bậc nhiếp độ tu Bát Nhã. Vì sao? Vì từ mỗi một Trí cạn cợt nhỏ bé đứng nới tư thế THIỂU TRÍ, bậc nhiếp thu cho đặng bá thiên vạn trí THIỂU hay còn hơn thế nữa mới trưởng thành TRUNG TRÍ. Bậc đã có mỗi một Trung Trí phải nhiếp thu cho đặng bá thiên vạn Trung hoặc còn hơn thế nữa mới trưởng thành mỗi một ĐẠI. Từ một Đại nhiếp thu bá thiên vạn Đại mới trưởng thành ĐẠI TRÍ. Khi có mỗi Đại Trí thường phải dung thông nhiếp độ Từ Bi Hỷ Xả đúng với TÔN CHỈ ĐẠO PHẬT, hoàn mãn bá thiên vạn đại còn hơn thế nữa mới trưởng thành BÁT NHÃ TRÍ.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM nói lên Bát Nhã Trí đã đặng thành tựu sung mãn, không còn gọi là Trí Bát Nhã nữa. Vì sao? Vì Trí ấy vượt qua bờ bên kia, văn tự dịch ĐÁO BỈ NGẠN hay BA LA MẬT, chớ nên lầm lẫn Bát Nhã Trí là Không Trí theo ngoại giáo thường chấp thủ.
NÓI VỀ CÁC PHẨM HẠNH THẢY ĐỀU TRỢ ĐẠO CHO BÁT NHÃ
Phần trên tu Bát Nhã, nói chuyên về nhiếp thu Trí Tuệ, còn dưới đây nói về các Phẩm Hạnh thảy đều là Trợ Đạo cho Bát Nhã. Các bậc tu hành cần phải Hạnh Nguyện, phải tu tập đầy đủ các Phẩm Hạnh, các Pháp Môn, chung gồm không trụ chấp, đó chính là pháp THƯỜNG CHÂN BÁT NHÃ. Nếu chưa thực hành thì chưa bao giờ thực chứng. Bậc tu đến giai đoạn tu Bát Nhã chẳng phải ngồi yên chủ quán KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG THỨC, KHÔNG TRÍ mà tròn Giác Bát Nhã. Bát Nhã Trí phải thật tỏ rõ, quá ư tỏ rõ, từ Ý THỨC phân biệt tỉ mỉ ra sao? TRÍ THỨC nếp sống như thế nào? Văn tự hành sự ra sao? TẠNG THỨC suy nghĩ thế nào? Lúc hành sự ra sao? NHƯ THỨC an nhiên tự tại vui thích như thế nào, Chánh báo ra sao? NHƯ TẠNG thật biết tỏ rõ sự sắp xếp của Như Tạng, từ một lời nói nhỏ cũng không mất, tất cả Vũ Trụ Nhân Sinh qua chư Thiên tiên các cõi thảy đều sắp xếp tuần tự có thứ lớp không sai chạy. NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ đoạt thành NHẤT TRÍ thật biết tỏ rõ chủng trí trăm người bị hoàn cảnh ra sao? Đương sanh vui buồn sướng khổ thế nào, cũng đồng chung NHẤT TRÍ trong trường hợp in nhau. Thật biết sự suy tính trong một trăm bậc, đồng Lý, đồng Trí, đồng trường hợp in nhau vẫn đồng có sự vui buồn sướng khổ, Chánh Báo Thọ Báo in nhau. NHƯ TRÍ chính là một TRÍ NGUYÊN THỂ, NGUYÊN DỤNG, NGUYÊN HÀNH, NGUYÊN ĐỘ, NGUYÊN KHỨ, NGUYÊN LAI, thật tỏ rõ không hai Tướng chẳng hai Tánh, rốt ráo thành tựu Bát Nhã Trí.
TỰ TẠI TÂM nói các phẩm như CÔNG ĐỨC, HẠNH NGUYỆN, LỤC BA LA MẬT ĐA, TỨ NHIẾP PHÁP, HÀNH THÂM PHÁP GIỚI đều là phẩm Trợ Đạo để thành tựu BÁT NHÃ TRÍ. Mỗi một PHẨM hoặc mỗi một HẠNH đều có một BỔN PHẬN MỤC TIÊU chính của PHẨM của HẠNH, đến nơi kết quả mục đích của PHẨM HẠNH ấy. Cũng như THÂN PHẬN, MẮT PHẬN để sáng soi, TAI PHẬT để nghe, MŨI PHẬT để ngửi, đối với PHẨM HẠNH đều có mục đích chính, bậc tu cần phải đầy đủ liền đặng sự phối hợp GIÁC NGỘ. Bằng thiếu khuyết thì bậc tu phải chịu lấy thiệt thòi nơi thiếu khuyết vậy.
Nói về HẠNH NGUYỆN, một văn tự liên hệ chia ra thành hai phẩm. Nơi PHẨM HẠNH thuộc về ĐẠO HẠNH, nơi NGUYỆN thì có PHẨM NGUYỆN ĐỘ SANH TỰ LỢI THA LỢI.
Bậc biết tu ĐẠO HẠNH tức nhiên biết tạo nên ỨNG THÂN ĐĂC CHÂN LÝ. Bậc biết thi hành Phẩm Nguyện tức nhiên bậc nầy biết TỰ ĐỘ và THA ĐỘ thi hành nơi TỰ LỢI THA LỢI, chính mình đặng lợi liền sở đắc PHÁP THÂN CHÂN LÝ. Khi Pháp Thân cùng Ứng Thân đắc Chân Lý thì lúc bấy giờ đến BÁO THÂN CUNG ỨNG CHÁNH BÁO CHÁNH GIÁC, đó chính là mục đích hoàn mỹ Hạnh Nguyện.
Về TỨ NHIẾP PHÁP chính là một pháp độ chung gồm tất cả các pháp môn, các phẩm hạnh để thật hành LÝ SỰ đồng song. Thời Trung Kiếp công dụng Tứ Nhiếp làm mục tiêu chính, thời nầ vừa Giáo Lý Thực Hành tương song, qua Mạt Pháp Hạ Kiếp có Giáo Lý kém Thực Hành nên NGỘ NHẬP rất hiếm. Thời Trung Kiếp đào tạo Chân Tâm thật tánh làm căn bản tu hành nên đúng với tinh thần Chân Lý. Thời Hạ Kiếp kém đào tạo Chân Tâm thật tánh, chỉ cố gắng trên Lý Trí tìm tòi, do đó thiếu căn bản, giảm tinh thần Chân Lý thành thử Thật Chứng hiếm hoi, Chân Lý sai lạc trở thành Mạt Pháp.
TỨ NHIẾP PHÁP mục tiêu nhiếp độ, thu nhiếp thi hành LỤC HÒA hóa độ chung nhau trở thành NHẤT HẠNH, nên chi có Bốn Phẩm thật hành tu tập như: ĐỒNG HÀNH, ĐỒNG SỰ, ÁI NGỮ, VỊ THA nhiếp thu dụng độ lẫn nhau trở thành hiểu biết chung nhau. Nếu các bậc tu hành thiếu kém phẩm nào thì vẫn chưa thành tựu.
TỰ TẠI TÂM nói lên Lý Sự Đồng Hành Đồng Sự là một Bảo Phẩm nhiếp độ lẫn nhau thật hành với mục tiêu giúp đỡ, thân cận chỉ bày nhau, phá giải nghi chấp cho nhau trong lúc đi đứng, trong khi lập Hành Nguyện chung trên con đường Phật Sự thảy đều thật hành nâng đỡ, thảy đều tán trợ nhau để Tự Lợi Tha Lợi với nhau. Sau khi đoạt đến đích tỏ rõ các Chủng Tánh, Nghiệp Lậu, Pháp Giới, Trí Tuệ, Đức Hạnh của mỗi bậc Thường Trụ, Thường Chấp, Thường Nghi hoặc giả năng phân bị biệt lầm mê nơi Tự Ngã, đắm chìm chốn Sở Ngã, Sắc Tướng, Danh Giả. Bậc ấy thật tỏ rõ có kẻ lìa Ngã tìm Chân, có người lìa Ngã trụ Phi Ngã, nhờ Đồng Hành, Đồng Sự Nhiếp như thế nên thật giác Chứng Tu Thọ Ngã của từng bậc, nơi mình chẳng còn lấy một Ngã Chánh Giác.
ÁI NGỮ, VỊ THA: Nơi Ái Ngữ Vị Tha có liên hệ với nhau, bậc Tứ Nhiếp thi hành Ái Ngữ, chưa thực hành Vị Tha chẳng khác nào: KẺ DỤ DỖ NGƯỜI ĐẶNG CƯỚP CỦA hay MƯU SANG ĐOẠT GIA TÀI. Loài Ma Ba Tuần thường dùng nơi Ái Ngữ để thuyết giải, lập Đồ Chúng chẳng tí nào Vị Tha Bát Ái. Đối với bậc tu Tứ Nhiếp chẳng thực hành Vị Tha cũng như Ma Ba Tuần dối phỉnh. Chư Phật đang còn áp dụng Bát Ái đến Vị Tha làm Tôn Chỉ. Còn chư Bồ Tát chỉ vì Vị Tha mới thi hành Hạnh Nguyện đồng đưa chúng sanh đến đích Giải Thoát.
Lời ÁI NGỮ tự nơi lòng VỊ THA mà phát triển, nó rất quan hệ đến Đức Trí, nó có mối tình Duy Nhất, nó cũng là một pháp ĐỘ vô biên. Khi bậc tu Tứ Nhiếp thi hành đứng đắn nhiếp độ cho tất cả liền đặng tất cả Thọ Trì Ái Kính. Ai Ngữ Vị Tha không khác mấy với lời Vàng của Chí Tôn kêu gọi các con trở về với mẹ, làm thức tỉnh Chúng Sanh Tâm hồi hướng. Ai Ngữ là tiếng chuông VÀNG cứu độ chúng sanh thoát nơi Sanh Tử.
Nếu bậc tu Tứ Nhiếp Pháp có Đồng Hành, Đồng Sự Nhiếp, mà chẳng công dụng Ái Ngữ Vị Tha, không khác nào món ăn thiếu tất cả hương vị ngọt ngào, tình nghĩa duy nhất ấm êm trong bữa tiệc. Đây chính là lời nói Chân Truyền Tứ Nhiếp Pháp, là một Pháp ĐỘ tối cần cho các bậc tu trong Lý Sự Đồng Song, Đức Trí không hai hoàn mỹ nhiếp độ trở thành BÁT NHÃ CHÂN GIÁC.
NÓI VỀ HÀNH THÂM PHÁP GIỚI CỐT TỎ RÕ KHỎI LẦM PHÁP GIỚI
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM chỉ đặc điểm Hành Thâm Pháp Giới mục đích chính cốt tỏ rõ những điều lầm mê tạo thành pháp giới, cùng với các Cảnh Giới, các Cõi trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, chịu nơi pháp giới mà sanh tử luân hồi.
Do lầm tự tạo Pháp Giới, do Thọ Nghiệp tạo Pháp Giới, do ảo tượng tự tạo Pháp Giới, do tu hành Định Tưởng hoặc Lầm Tưởng lập thành Cảnh Giới, do Thọ Ngã mộng tưởng sở đắc tạo thành các Cõi. Bậc Hành Thâm Pháp Giới thật biết như thế thì mới mong rốt ráo, khỏi lầm nơi Pháp Giới. Phải viễn ly sự điên đảo ấy mới là bậc dùng nơi để cứu cánh lấy NIẾT BÀN.
Khi bậc đã thực hành đứng trước Lý cũng như Sự, tự mình phá Mê giải Chấp, tỏ rõ nơi Mê Chấp của mình, nếu mình bị trong vòng Mê Chấp đương nhiên chính mình đã tạo thành Pháp Giới để mình tự đóng lấy mình. Đó chính bậc đã nhận biết đường lối Hành Thâm để thật rõ Pháp Giới nguy hại cốt khỏi lầm Pháp Giới thì hết Mê mà Giác Ngộ.
Pháp Giới nó đưa đến cho kẻ Mê rất nhiều phương diện, nhưng chung lại chỉ có pháp giới CHÍNH và PHỤ. Pháp Giới CHÍNH ấy là: Tư Thế của một vị Vua phải có rất nhiều pháp giới phụ thuộc diễn ảnh pháp giới của vị Vua ấy. Phải làm cùng phải có trách nhiệm trong hành sự của nhà Vua. Như tư thế vị Quạn (pháp giới chính) có rất nhiều pháp giới phụ thuộc diễn cảnh của pháp giới (hoàn cảnh) phải làm, phải có trách nhiệm hành sự của vị Quan ấy. Như tư thế bị làm tên lính là pháp giới chính, phải có nhiều công vụ hoàn cảnh giai cấp tên lính, đó là pháp giới phụ thuộc, tên lính phải lo cho tròn trách nhiệm bổn phận của tên ấy.
TỰ TẠI TÂM nói lên để các bậc Hành Thâm Pháp Giới được tỏ. Pháp Giới CHÍNH là pháp đã Thọ Nghiệp, Pháp Giới PHỤ thuộc tức nhiên vạn pháp diễn hành. Khi diễn hành kẻ mê lầm thọ chấp, quan niệm đúng đặng gìn giữ lấy trở thành Pháp Giới.
Bồ Tát thật biết nơi suy tưởng của mê mờ nó luôn luôn luân chuyển nghĩ suy, Bồ Tát mới nương theo suy tưởng ấy mà tỏ ngộ, còn kẻ lầm mê thường suy tưởng để tìm nơi hiệp ý mà an Trụ trở thành Pháp Giới. Khi Bồ Tát cứu độ kẻ lầm mê Thọ Chấp suy tưởng mới giải mê phá chấp, đem cho kẻ kia suy tưởng thung dung qua cơn an trụ, đó chính là Bồ Tát Độ Pháp Giới.
Bậc Hành Thâm Pháp Giới giải mê phá chấp cho kẻ khác thì được, nhưng khi chính mình đang bị suy tưởng lầm mê mà tự giải được mới gọi là Hành Thâm, bằng mình hiệp y an trụ thọ giới chưa phải là Hành Thâm Pháp Giới. Vì thường vấp phải như thế nên chi Bồ Tát hay dùng Tự Lợi Tha Lợi để thật tỏ rõ khỏi lầm mà mình được lợi.
ĐẠI BI TÂM nói rõ: Có bậc tu hành đã biết nơi suy tưởng chấp nhận trở thành Chấp Pháp tạo nên Pháp Giới, do lẽ ấy nên chi gìn giữ Thanh Tịnh Tâm để khỏi tạo Pháp Giới, nhưng chính ra tạo nơi Pháp Giới Thanh Tịnh mà trở thành Cõi để Chánh Báo Các Cõi.
Bồ Tát thật biết tường tận pháp Tịnh chỉ Độ lúc bộc khởi quá nhiều hoặc trong khi nóng giận lầm lỗi. Còn pháp ĐỘNG tỏ biết mới chính thật là PHÁP GIÁC, gọi là TỊNH để ĐỘ, ĐỘNG thì GIÁC.
Nói đến Pháp Giới thật quá kể, nói đến bậc đã bước vào con đường thề nguyện Hành Thâm thì kể qua những yếu điểm, cốt để lại cho các bậc tu làm một bài CẨM NANG HÀNH THÂM. Đối với Hành Thâm Pháp Giới nơi Kinh Hoa Nghiêm kể đến hơn 2.000 trang mà chưa hết, thế mà bậc tu vẫn thường lầm nhận mà tạo thành Pháp Giới, do bởi chưa sạch THAM VỌNG nên mới trở thành Pháp Giới. Có bậc vì Tự Ngã Bản Ngã mà có Pháp Giới. Có bậc vì Thánh Ngã, Thiên Ngã, Tiên Ngã mà trở thành Pháp Giới. Có bậc vì Thần Thông Chấp, Thần Quyền Thủ, Tu Chứng Trụ mà có Pháp Giới.
Bậc Hành Thâm đã thật biêt, do đó nên mới đi trong mục tiêu Hạnh Nguyện nhiếp độ thâm nhập Pháp Giới, nên không bao giờ tự hào hoặc tự nghĩ đến Đại Niết Bàn, hay nghĩ đoạt đến Chân Ngã, hoặc nghĩ rằng kết quả hay chưa kết quả, miễn sao mỗi từng pháp giới thật tỏ rõ là đủ.
Bậc nầy ví sự Hành Thâm Pháp Giới chẳng khác mấy với kẻ chèo thuyền lướt qua khỏi biển Đại Tây Dương, mỗi một con sóng lớn nhỏ lăn tăn đều là Pháp Giới, nếu rơi xuống để nắm bắt con sóng, đương nhiên bị rơi xuống biển. Do biết như thế nên không còn lấy một khởi thành thử Tâm thanh atinhj đưa con thuyền đến bờ, lên đất liền hết sóng. Đối với sạch Tham Vọng tan Pháp Giới cũng thế.
NÓI VỀ CÔNG NĂNG DO CÔNG ĐỨC TẠO THÀNH
Bậc tu hành cần có Công Năng. Công Năng do Công Đức tạo thành. Bậc tu chưa có Công Đức thì chưa có Công Năng để tu. Công Đức phẩm có rất nhiều phương pháp để tạo. Công Đức các bậc tu lướt qua các nghịch pháp, Tâm không thù oán, đó là có CÔNG, cũng là có nơi ĐỨC không thù oán.
TỰ TẠI TÂM nói lên Công Đức tạo Công Năng, nhờ có Công Năng mới có SỨC MẠNH phát triển Bi Trí Dũng làm một lợi khí đào sâu các pháp tu tập. Do đó, Bồ Tát không nhàm chán Công Đức Phẩm phát Đại Nguyện, chủ yếu tỏ rõ các Pháp không lấy một Chấp.
Khi đầy đủ Công Đức, liền đầy đủ Công Năng thi hành Lục Ba La Mật Đa như: Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Trí Tuệ, Thiền Định, nương nhờ Lục Ba La Mật Đa mà tâm không còn quái ngại, hướng tất cả Công Đức ấy về với mục tiêu Ba La Mật. Sau thật biết tất cả các pháp hiện hành thảy đều Ba La Mật, do Tự Nguyện nên có Lục Đạo. Lục Đạo là nơi Thọ Chủng của chúng sanh. Vì Đại Bi Đại Trí Thọ Trì nên chư Bồ Tát mới HÓA ĐỘ CHÚNG SANH nơi Lục Đạo, gọi là LỤC ĐỘ.
NÓI VỀ LỤC ĐỘ LỤC BA LA NHIẾP ĐỘ LỤC ĐẠO
TỰ TẠI ĐẠI BỊ TÂM nói pháp tối diệu này của chư Bồ Tát thường phụng hành để Hóa Độ Lục Đạo, cứu Chúng Sanh trong ba Cõi sáu Đường như:
- Pháp BỐ THÍ nhiếp độ ĐỊA NGỤC
- Pháp TINH TẤN nhiếp độ SÚC SANH
- Pháp TRÌ GIỚI nhiếp độ NGẠ QUỈ
- Pháp NHẪN NHỤC nhiếp độ A TU LA
- Pháp TRÍ TUỆ nhiếp độ NHÂN
- Pháp THIỀN ĐỊNH nhiếp độ THIÊN, THẦN TIÊN.
Các bậc tu hành phần nhiều đang còn thọ chủng nơi LỤC ĐẠO, lại thêm vào đó rất hiếm hoi bậc thực hành pháp môn Lục Ba La, do lẽ ấy dù hiểu biết bao nhiêu chăng nữa vẫn phải chịu trước vạn pháp diễn hành tạo thành hoàn cảnh của Lục Đạo như: Thường bực tức, thường thèm khát, thường suy tưởng Dục hoặc thích Dục Vọng, hoặc đương nhiên chẳng mong làm đều Ác mà Tâm hay nghĩ việc Ác, thường biếng trễ chán nản, đó chính là Thọ Chủng tập nhiễm Lục Đạo.
Khi bậc tu đang còn Thọ Chủng Tánh hoặc Tập Nhiễm Căn nơi LỤC ĐẠO PHÁP GIỚI, thì dù có sạch sẽ các pháp, không chấp nhận các pháp, hoặc giả am tường nơi Chân Lý, hay Sở Đắc Chân Không, đến Thông Đạt Tự Tại Vô Ngại chăng nữa thì ỨNG THÂN vẫn phải chịu lấy Chủng Tánh ấy, Căn Nhiễm ấy mà diễn hành đồng ứng nơi Lục Đạo, gọi là Bồ Tát Hóa Độ Lục Đạo. Sau khi thành Phật tùy theo Chủng Tánh Căn mà HIỆN THÂN PHẬT tại nơi chốn sở trú của Lục Đạo ấy.
ĐẠI BI TÂM chỉ vì thương cho những bậc đã hiểu, được biết, nhưng chưa tỏ tường để giải Căn Tánh đang còn Tập Nhiễm Lục Đạo đặng hoàn toàn Ngộ Nhập BÁT ĐẠI NIẾT BÀN, nên chi nơi Bồ Tát Hóa Độ Lục Đạo để nói lên pháp Nhiếp Độ Lục Đạo. Pháp nầy rất có lợi cho các bậc tu hành không còn tập nhiễm Lục Đạo hoàn toàn Chánh Giác. Nó vừa Tự Lợi Tha Lợi, vừa là một BẢO PHẨM để Bồ Tát Cúng Dường chư Phật mười phương đặng Thọ Ký thành Phật mà rốt ráo BÁT ĐẠI NIẾT BÀN.
Nói đến Bồ Tát hóa độ giới sinh nơi Lục Đạo, Bồ Tát thật biết vì mê lầm thọ chấp trở nên nhiều pháp giới, gọi là trùng trùng pháp giới bởi DUYÊN KHỞI mà có. Lại do CĂN KHỞI trở thành an trụ nơi chốn KHỞI CĂN thụ thai sanh trưởng, tùy theo Thọ Chủng Tánh tập nhiễm CĂN mà an trụ pháp giới của Lục Đạo. Lúc đã thành hình Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo, Súc Sanh Đạo, Ngạ Quỉ Đạo, Địa Ngục Đạo tùy nơi chủng tánh căn nhiễm đồng hiệp nơi nào thì liền sanh trưởng nơi Đạo đó, do nó như thế nên mới có Lục Đạo. Sự hiện hành của các bậc tu trì dù cho Trí Tuệ Thiền Định sở đắc Chân Lý chăng, nhưng chủng nghiệp kia hãy còn tập khí nơi Lục Đạo, phải thực hành nhiếp độ Lục Ba La Mật Đa, mới thoát khỏi tập khí hoàn toàn giải thoát. Bằng chẳng thực hành nhiếp độ, thì vẫn là Phật Ứng Thân Lục Đạo.
BỐ THÍ NHIẾP ĐỘ ĐỊA NGỤC
Khi Bồ Tát Hóa Độ phải biết tỏ rõ trong mỗi Pháp Đạo nhiễm hóa Chủng Tánh, nhiễm căn Tập Khí ra sao, ưa thích môn nào, chừng đó mới tùy CĂN, tùy nơi NHIỄM mà hóa độ pháp đạo. Lúc đã biết pháp BỐ THÍ phù hợp nhiếm độ ĐỊA NGỤC liền Nhất Tâm Đại Nguyện BỐ THÍ để nhiếp độ, nên mới thực hành BỐ THÍ, giúp đỡ cho tất cả đang vương mang hoàn cảnh Khổ thoát khỏi nơi lo âu khổ sở, thường đem pháp mà Bố Thí, nói lên ích lợi của Thiện Căn hóa giải tất cả những điều nghi chấp. Trên thì Cúng Dường chư Phật, dưới nguyện độ Chúng Sanh thoát nơi Địa Ngục. Do lẽ ấy nên không bao giờ lời nói làm cho kẻ nghe phải nghi ngờ sa đọa Địa Ngục hay đoạn duyên Phật.
Bồ Tát thật biết BỐ THÍ PHÁP là một Bảo Phẩm không gì bằng, đưa Chúng Sanh thoát Trần Lao Địa Ngục mà đặng Chánh Báo Nhân Thiên hoặc thoát khỏi Lục Đạo giải thoát, nên Bồ Tát nguyện đem Thân Mạng, Trí Óc đễ diễn giải cho Chúng Sanh phá Mê giải Chấp, hoặc bằng cách mở Đạo Tràng chỉ bày tu học, đem ích lợi cho tất cả chúng sanh được Phước Điền Chánh Báo. Bồ Tát nguyện như thế nên Bồ Tát đem tài sản bố thí, đem thuốc men cung cấp, đem vạt thực bố thí. Hoặc lập Trai Đàn, xây dựng Chùa Tháp cho chúng sanh có nơi chốn khang trang tu hành. Khi Bồ Tát Bố Thí, từ nơi Pháp Thí đến chỗ Tài Thí, còn dùng VÔ ÚY THÍ để cho chúng sanh Tâm không sợ, vì chúng sanh đặng Thiện Tâm, Ý không sợ vì chúng sanh được Ý TRÍ, Khẩu không sợ vì chúng sanh DUYÊN KHẨU (gây Nhân Duyên tu hành). Thân không sợ vì THÂN DẠO HẠNH. Bồ Tát Bố Thí như thế không bao giờ Bồ tát khoe khoang kể lể nên gọi là BỐ THÍ BA LA MẬT ĐA hoàn mỹ cứu độ Địa Ngục vậy.
TRÌ GIỚI NHIẾP ĐỘ NGẠ QUỈ
Khi biết được Bố Thí nhiếp độ ĐỊA NGỤC liền tự suy ngẫm kiểm điểm từ Công Đức đến Công Năng, từ Giới Định Tuệ cho đến ĐỨC TRÍ, hoặc từ nơi NGÔN HẠNH, nơi pháp nào chênh lệch thiếu hay đủ có đúng với tinh thần Giác Ngộ bảo truyền chư PHẬT hay không. Lúc bấy giờ mới tùy khả năng tư cách để bảo trì Công Đức Quả đặng khỏi vương nơi NGẠ QUỈ LỤC ĐẠO.
Bậc nầy thật biết chủng tánh Căn Nhiễm của Ngạ Quỉ thường buông lung, do nơi buông lung mà ngôn hạnh bừa bãi, tánh nghĩ không chừng. Vì tánh không chừng nên sự tiêu xài quá lố, lúc keo kiệt quá đỗi, lại thích tưng bốc gần kẻ nịnh hót hơn là chơi với bậc huy hoàng. Ngạ Quỉ thường dùng lời nói không chana thật hay điêu ngoa để có nhiều tiền bạc ăn xài thỏa dục. Do chủng tánh căn nhiễm trên nếu không đặng sự nhu cầu liền sanh tâm thù ghét, đến lúc mạng chung sa nơi NGẠ QUỈ.
Bậc nhiếp độ Ngạ Quỉ mới Trì Giới, tự sửa sang Đức Tánh của mình, tự Giới Định Tuệ đặng nhiếp độ chủng tánh buông lung, dùng Ngôn Hạnh trang nghiêm đặng giải trừ bừa bãi không chừng, phát nguyện Thành Thật Tâm cốt giải Vọng Ngữ điêu thoa, tưng bốc nịnh hót, dụng Trí Tuệ hướng thượng tu Thiền Tọa cốt giải căn nhiễm keo kiệt. Khi bậc nhiếp độ được chủng tánh căn nhiễm thường giúp đỡ cho những kẻ chung quanh mình được sửa đổi, nhờ như thế mà thoát khỏi Ngạ Quỉ Căn, Trí Tuệ chẳng còn suy nghĩ thèm khát tham vọng, Tâm được Tự Tại không cầu báo, đó chính là TRÌ GIỚI BA LA MẬT ĐA vậy.
TINH TẤN NHIẾP ĐỘ SÚC SANH
Chủng Tánh căn nhiễm của Pháp Giới Súc Sanh nó rất nhẹ nhàng tinh nhuệ,nó đưa tất cả từng lớp chư Tiên, chư Thiên trở thành LỤC DỤC THIÊN hiện tại. Nó lại thay đổi Pháp Dục Vọng rất nhiều thứ lớp. Súc Sanh có một sức mạnh vô biên, Ái Khả đứng nhứt, nó đưa chúng sanh mê man trong vòng ước mơ, thèm khát đòi hỏi không ngừng nơi Ái Dục. Nó cấu kết đường giây Sanh Tử bằng Ái Nịch. Nó hóa cảm chúng sanh nơi Hương Vị làm cái sống. Nó gợi lòng ham muốn nơi Sắc Hương.
Chủng Tánh phát sanh từ nơi SẮC. Đã có Sắc liền có HOA MỸ (đẹp), có HOA MỸ liền có LUYẾN ÁI, nơi LUYẾN ÁI liền sanh ÁI TÌNH, từ Ái Tình gây Ái Dục, Ái Dục không rời nhau bị Ái Nịch. Mong bảo trì Ái Nịch, Ái Dục, Ái Tình phải tạo DANH GIẢ. Từ Danh Giả sống mãi nơi Danh Vọng cầu lấy Địa Vị đặng thỏa mãn nơi Căn Nhiễm của Súc Sanh.
Chủng Tánh Căn thường nhiễm không ngoài SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ trở nên trìu mến hoài mong. Khi từ SẮC thành tựu đến địa vị hoàn mỹ thì chẳng nói làm chi, lúc bị thất bại địa vị sanh lòng buồn khổ, Tâm hay oán, Lòng hay hận, sau lâm chung sa vào Địa Ngục. Khi Hương Vị hưng vượng thì chẳng nói làm chi, lúc Hương Vị Danh Giả mất thì thể diện mất, Tâm sanh than van buồn chán, lòng tạo nên Địa Ngục Trần Gian sầu khổ, nếu đến lúc lâm chung vẫn sa vào Địa Ngục.
Bậc nhiếp độ LỤC ĐẠO thật biết tham vọng mong ước, mơ hồ huyền ảo đem đến sự thèm khát, thảy đều là Thọ Chủng nơi Súc Sanh nguy hại. Do lẽ rõ biết như thế nên Tâm mới chuyên chú Tinh Tấn tu không ngừng để thề nguyện Đoạn chủng tánh tập nhiễm, thường nhiễm của Súc Sanh, lìa Dục Vọng, không nhiễm SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ khỏi sa vào Súc Sanh Giới.
TỰ TẠI TÂM vạch rõ trong Lục Đạo chỉ có Súc Sanh Đạo là hơi men của Ngũ Độc, khi đã trót uống lầm Ngũ Độc kẻ bị lầm thời luôn luôn say độc, nhiễm độc, không còn cách chi hơn là thường giải độc. Vì vậy nên Tinh Tấn là Pháp Môn Giải Độc duy nhất nhiếp độ Súc Sanh Đạo tu không ngừng nghỉ là TẬN ĐỘ.
Bậc Tận Độ Nhiếp Độ, bậc này có Trí Tuệ căn bản, Trí Tuệ căn bản ấy nó tìm đặng Chơn Tánh để tu. Nơi Chơn Tánh không xa lìa Thể Tánh. Thể Tánh thường quán sát: Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác, có nghĩa là quán Phật Pháp so nơi Thế Gian đặng Giác Phật Pháp, chớ chẳng phải thế gian là Phật Pháp.
ĐẠI BI TÂM chỉ điểm bậc Bồ Tát Hành Dụng Tinh Tấn tu nơi SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP không nhiễm để nhiếp độ Súc Sanh Đạo hoàn toàn Giải Thoát. Hàng Thiên Tiên, hàng Thinh Văn, Duyên Giác đến A La Hán, lìa nhiễm SẮC, THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP huân tập thanh tịnh mà Đắc Quả.
NHẪN NHỤC NHIẾP ĐỘ A TU LA
Pháp giới A TU LA ĐẠO là một Pháp Chủng Tánh nóng nảy, căn nhiễm Trung Trực. Lúc phát nóng thường tạo Vô Minh tồi phá Đạo Hạnh Công Đức. Nó chẳng khác nào ngọn lửa đốt vườn Công Quả. Do đó bậc tu đến A La Hán bộc nóng nảy như bưng Ngũ Độc uống vậy. Vì Chủng Tánh nóng ấy mà thường tạo Nghiệp, thường tạo gây gỗ thù hận trong Nhân Quả Tử Sanh.
A Tu La Đạo thường tạo Phước Điền, thường phá Phước Điền. Bậc thường tạo Phước Điền nhiều, phá Phước Điền ít, sau khi mạng chung được thành Thần ở Cõi Trời. Bậc tạo Phước Điền ít mà tồi phá nhiều sa nơi Địa Ngục. Bậc vừa tạo lại vừa phá, dư thiếu chút ít, sau khi mạng chung thành Quỉ A Tu La. Bọn Quỉ A Tu La chia ra nhiều Cảnh Giới. Có Cảnh Giới tắm lửa, ẩm thực lửa, sống trong lửa. Có Cảnh Giới ở nơi Nước, sống nơi Nước. Có Cảnh Giới ở nơi Gió, sống trong Gió. Có Cảnh Giới ở nơi Đất, sống nơi Đất, như ở gần chân núi, gốc cây hay bắt bớ kiếm ăn bằng tế lễ như ở Miếu hoặc Ngã Ba vậy.
TỰ TẠI TÂM thật biết kỹ càng, chỉ dùng Pháp Hạnh NHẪN NHỤC mới nhiếp độ A TU LA ĐẠO thôi, ngoài ra không có pháp nào chữa trị nhiếp độ đặng. Bởi như thế nên chư Bồ Tát phải dùng nhiếp độ, chư Phật đã dùng, hôm nay các bậc tu đang dùng nhiếp độ nóng nảy của A Tu La cốt dứt Nghiệp Quả thời quá khứ, hiện tại không còn gây tạo nữa. NHẪN NHỤC chính là một Pháp Hạnh quý vô giá, vì sao? Vì NHẪN NHỤC nhiếp độ A TU LA ĐẠO, vừa lại cắt đứt giây Sanh Tử, lại vừa nhiếp Tâm khi bậc tu hành gặp phải những Pháp Giới ngang chướng không làm mất Đạo Hạnh Quả Vị mình. Bậc tu Nhẫn Nhục chính là bậc biết Tịnh Tâm hàng phục được A Tu L Đạo, liền Thật Chứng TỊNH ĐỘ hiện tiền chẳng còn lo sa ba đường ác.
ĐẠI BI TÂM nói lên khi các bậc tu hành chưa dùng Pháp Hạnh Nhẫn Nhục để nhiếp độ A Tu La Đạo, thì những bậc này thường nổi nóng. Lúc nổi nóng đã Thọ Chủng Tánh A Tu La, Căn đang còn Nhiễm, tu hành Phật Tánh khó bày biện phân minh, thường hay Tự Ngã lâu ngày trở nên Bản Ngã Thọ Chấp, khó rốt ráo thành tựu.
Bậc tu đặng biết A Tu La Chủng Tánh che khuất Phật Tánh, làm cho Phật Tánh lưu mờ khó lộ diện nguy hại như thế nên mới Nhẫn Nhục để nhiếp độ. Khi đã nhiếp độ đặng A Tu La thì Thân Tâm trở thành Dung Thông Thanh Tịnh, Đức Tánh dung hòa thi hành Bình Đẳng Tánh Trí, tỏ rõ các Pháp, thật biết các Pháp đi lại chừng đổi, mỗi Pháp thảy đều có ĐẶC TÁNH, mỗi Pháp Giới đề có NGỘ NHẬN lầm tưởng trở thành LỤC ĐẠO liền Sở Đắc Diệu Quang mà Viên Thông Hoàn Giác.
TRÍ TUỆ NHIẾP ĐỘ NHÂN
Trong Lục Đạo không có nơi nào thường chấp bằng NHÂN ĐẠO. Do thường chấp trụ như thế nên Tâm nương theo Ý Thức mà phân biệt. Nhân Đạo lại thường phân tách từng Cái Sống để mà sống theo ý thức. Do đó nên mới có từng hệ thống pháp giới giai cấp mỗi mỗi theo Ý Thức Hệ. Cõi Nhân chính là một hệ thống pháp giới trong Lục Đạo không đâu bằng. Do lẽ ấy nên chi càng học hỏi bao nhiêu lại càng thường chấp bảo thủ bấy nhiêu. Bậc học nhiều ý thức trở thành bậc TRÍ THỨC. Bậc trí thức mỗi bậc đều có mỗi hệ thống lý tưởng nơi mình làm lẽ sống. Mỗi một gia đình có mỗi hệ thống riêng nhau đóng thành mỗi khuôn khổ chấp nhứt. Cách đây 2.518 năm Đức Thế Tôn Ngài Hiện Thể đã giải chấp giữa hệ thống quan quyền và dân nô lệ. Đó chính là một điểm để nhận thấy Nhân Đạo thường chấp, thường trụ.
Căn bệnh thường chấp, chủng tánh thường nhiễm là một căn bệnh trầm trọng khó giải. Tội Lỗi và Nghiệp nhiều không đáng sợ, nhưng rất đáng sợ căn bệnh thường chấp. Căn bệnh thường chấp nó dễ đưa cho Nhân Sinh đến nơi Chấp Pháp mà Thủ Chấp. Lại nữa, từ nơi Trí Thức nó là một cái khuôn Chủng Nghiệp nơi ý thức, ngoài ý thức nó nhận thấy sai với Lý Trí của nó, do nó như thế nên sanh ra thường NGHI, đã NGHI liền có CHẤP gọi là NGHI CHẤP. NGHI CHẤP ấy nó thường đem ra thao diễn Tâm Thức của Nhân Sinh, nó nghi kẻ bên ngoài, rồi chính thân mạng của nó nó lại nghi luôn trở thành điên đảo chấp nghi đồng nghi chấp. Nó nhịn ăn, nhịn mặc, đem tài sản vàng bạc chuyên ròng canh gác gìn giữ bảo vệ chỗ nó đã nghi, nơi nó đã chấp. Vì vậy trở thành tranh giành hơn thua nhau từng quyền lợi đến ý thức nói ra thật vô kể.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM chỉ rõ căn bệnh thường chấp, hay nghi của Nhân Sinh loanh quanh không ngoài Ý Thức Hệ, nên phải dùng Trí Tuệ giải nghi, phá chấp, cốt nhiếp độ THẾ NHÂN. Khi bậc đã nhiếp độ Lục Đạo thế nhân được mới độ thoát cho Nhân Sinh, liền đem cho Nhân Sinh có Trí Tuệ căn bản về THIỀN TRÍ, thì Nhân Sinh mới có đầy đủ Trí Tuệ Tri Kiến Giải Thoát. Bằng nhân sinh chưa đặng Thiền Trí vẫn đang mơ màng trong tình trạng ý thức Lý Trí, dù cho có tu pháp môn phá MÊ CHẤP chăng, trong một thời gian nào đó rồi cũng vẫn bị ý thức để chấp MÊ, sanh chứng CHỦ THỦ, vì sao? Vì Trí Tuệ của Trí Thức nó không ngoài ý thức nhiếp thu bị biết, Nhân Sinh thì Chủng Tánh thường nhiễm ý thức từ lâu. Nếu Nhân Sinh có học Khoa nào chăng nữa cũng không ngoài ý thức học.
Ví như: Triết Lý, Triết Học, Khoa Học, Y Học, Hình Học hoặc Toán Học cho đến Siêu Hình Học vẫn theo hệ thống BỊ BIẾT, chưa thoát khỏi vòng cương của Ý Thức. Đến như Triết Học ZEN phải chia ra làm hai khối, một khối đứng hẳn bên Ý Thức dùng Thần Thức nuôi dưỡng Thân. Còn một khối dụng Triết Học cao siêu để đào tạo Thiền Trí nhưng chưa hoàn mỹ, bị lạc hướng nơi Tâm Thức Học. Lấy đâu để chỉ nơi Tâm Thức Học? Lấy đứng nơi tư thế XUẤT HỒN dung dưỡng Thần Thức, nếu như thế thì không hơn kém Siêu Hình, Thần Thức Học.
TỰ TẠI TÂM nói rất chân thành: CHÂN LÝ QUÁ Ư ĐƠN GIẢN. Khi bậc đã sở đắc mới nhận được lời Chân Thành của Tự Tại, chẳng phải tìm cao siêu mới Sở Đắc, càng đơn giản bao nhiêu nhận được mới là bậc Sở Đắc thâm diệu bấy nhiêu. Càng cầu kỳ siêu đẳng cho đó là nơi Sở Đắc của mình, thật ra chẳng Đắc gì cả. Về THIÊN TRÍ biết nhận hay chưa biết nhận mà thôi. Khi bậc biết nhận nương theo Chơn Tánh để tu đến Bất Thối. Lúc chưa biết nhận chạy theo vọng đảo tu hành. Biết nhận ít xa lìa Thể Tánh đặng sát nhận Chân. Chưa biết nhận theo tư tưởng Cá Tánh tìm hiểu chủ thủ.
Nhà THIỀN SƯ khi tìm đặng Thiền Trí duy chỉ có mỗi một khởi đầu. Lúc bấy giờ nhìn nơi THÂN TỨ ĐẠI nhận thấy trong THÂN vô số vi trùng, chia ra nhiều giống vi trùng, mỗi một giống chung họp nhau mà sống, không bao giờ giống này lạc nơi kia mà sống được. Như vi trùng máu sống theo máu. Vi trùng mủ sống nơi mủ. Vi trùng nước bọt hoặc đàm đều sống trong thể chất phù hợp đó. Về bản tánh vi trùng mỗi giống thảy đều có phận sự linh động di chuyển của chúng nó, giống nào đều phải theo linh động di chuyển trong thể chất của nó. Chúng nó được có mỗi một cái là đồng nhau linh động, đồng nhau di chuyển chạy đều trong Thân không ngừng trệ, thành thử nuôi dưỡng được Thân. Thân Tứ Đại nhờ nó mà sống. Nó nhờ Thân Tứ Đại được chất dung thông sinh trưởng.
Khi nhà THIỀN SƯ đã nhận chân nơi Thân Tứ Đại bèn đem mỗi một Thân của mình so với triệu triệu nhân sanh, mới nhận thấy chính mình là một con vi trùng đang sống trong vũ trụ đồng với nhân sinh. Sau khi tự nghĩ nếu mình TỰ NGÃ cho mình khôn ngoan, tìm đặng CHÂN lấy mình, chẳng biết nhân sinh đã có một lý lẽ chân chính hơn mình, thì chính mình chưa thấm vào đâu cả. Từ đó mới dùng Thiền Trí để nhiếp độ nhứng điều chưa tỏ đặng tỏ, những chi chưa biết đặng biết, những chi chưa thi hành nay phải thực hành nhiếp độ Ngộ Nhập ngay nơi mình làm của mình nhập. Những gì chưa chu đáo nay hoàn mỹ chu đáo, không còn tu trên ảo vọng xa xuôi để cầu Giác, mà ngay nơi Thật Hành Chánh Giác.
Nhờ nơi nhiếp độ nên bản tánh dung hòa trở thành BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ, sau khi Tánh Trí Bình Đẳng mới dụng Trí Bình Đẳng ấy mà quán soi nhân đạo thật tỏ Chủng Tánh đoạt đến DIỆU QUANG SÁT TRÍ. Nhờ nơi Diệu Quang Sát Trí mà thật biết chúng sanh nó chẳng phải là nhân sinh, mà chính chúng sanh đang ở trong Thân Tứ Đại, gọi là Chúng Sanh Tính. Chúng Sanh Tính ấy chẳng đâu xa lạ, chính nó là các giống vi trùng trong thân mạng. Khi chúng diễn âm trong Thân thì đương nhiên nhà Thiền Sư phát sinh tư tưởng . Tư Tưởng có bao nhiêu thì chủng tánh vi trùng đều có bấy nhiêu. Nhà Thiền Sư thực hành thông thái bao nhiêu thời những giống vi trùng khôn ngoan bấy nhiêu. Đến lúc nhà Thiền Sư thành Phật thì các vi trùng trưởng thành Bồ Tát Quốc Độ.
Lại nữa, các giống vi trùng ở trong toàn Thân giống nào cũng phải nhả ra từng chất nhờn nhớt, chất nhờn nhớt ấy nó lần lượt xuống thẳng quả Cật hóa thành giống tinh trùng, tinh trùng chờ khi giao hợp thụ thai đương sanh ra loài người.
Bậc nhiếp độ Nhân phải là bậc có Thiền Trí, nếu dùng bằng Trí Tuệ Trí Thức thì chỉ giúp cho Nhân Đạo tu Phước Thiện Thôi. Nhờ Thiền Trí sáng soi THÂN TÂM để phá mê thường chấp mà Trực Giác Sở Đắc TAM MUỘI PHÁP MÔN. Nhiếp độ Nhân để thật tỏ rõ tư tưởng hiện nó đang lầm nhận chính là chẳng phải của nó. Nếu nó muốn biết chân thật thì nó hãy nương theo Vô Ngã mới tỏ ngộ, bằng nó lầm nhận tư tưởng để thường chấp thì không bao giờ nó Chánh Giác.
THIỀN ĐỊNH NHIẾP ĐỘ THIÊN
Thiền Định là môn nhiếp độ Thiên Đạo cũng đào tạo DIỆU GIÁC VIÊN MINH tỏ rõ ẨN HIỆN Mật và Hiển. Đương thời nhiếp độ Vị Lại tận hưởng rốt ráo Chánh Giác.
CÓ LÀM MỚI THẤU TRẮNG ĐEN CHƯA LÀM CHỈ NÓI ĐÃ THÈM THẾ THÔI
TỰ TẠI TÂM nói lên bậc đã đến mức Thiền Định nhiếp độ Thiên, thì bậc này đã là bậc MINH SƯ các Cõi cùng Cảnh Giới chư Thiên Tiên Thần Thánh Đạo du hành cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thê Giới mới nhiếp độ, bằng chưa tỏ rõ, tâm đang còn cầu váy van xin thì chưa phải là nhiếp độ, mà đang tu Thiền vậy.
Bậc nhiếp độ các chư Thiên Tiên trong ba cõi phải Sở Đắc CHÂN THIỀN, tỏ rõ Bổn Lai Thể Tánh đồng Viên Thông PHÁP TÁNH. Nhờ tận giác như thế, nên rõ ràng Chánh Báo của các chư Thiên, Tiên, Thần, Thánh mỗi nơi nhiễm hóa thế nào mà trở thành các cõi, cảnh giới. Từ chốn Thọ Ngã thi hành huân tập Tự Ngã để lãnh lấy Thần Thông Tài Phép ra sao thảy đều tỏ rõ, tỉ mỉ tường tận không sai chạy mà nhập Chánh Định Tam Muội nhiếp độ THIÊN.
Khi các chư Thiên, chư Tiên đến thưa gởi hỏi han cầu mong chỉ giáo làm thế nào Bảo Trì Cảnh Giới trường cửu? Làm thế nào Thần Thông được vào dòng THÁNH? Vị Chánh Định mỉm cười mới nói: ‘Các Ông cũng nên biết: Dù cho các Ông có tài phép thần thông cao nhất, cũng chưa vào được thần thông của bậc Thánh, vì sao? Vì thần thông tài phép ấy nó không ngoài TUỔI THỌ, nó đã không ngoài Tuổi Thọ thì đương nhiên Thần Thông tài phép không ngoài PHÁP TÁNH. Đã không ngoài PHÁP TÁNH thì tài phép Thần Thông ấy có cao đến đâu chăng cũng không thể được vào dòng THÁNH. Vì sao? Vì Thần Thông Pháp Tánh là Thần Thông bị huân tập nhiếp thâu thành tựu. Vốn của Pháp Tánh thì di chuyển sanh diệt, không phải tự nó mà bởi THỂ TÁNH nó như thế.
Chẳng khác nào một nhà điêu khắc giỏi khéo, nhưng lầm đem cây THẠCH THỦY khắc Thần Tượng. Thạnh Thủy là Pháp Tánh, còn nơi Hiệp Tan là Thể Tánh của Thạch Thủy, vốn nó như thế, không thể nào hỏi tại sao. Thì làm thế nào Thần Thông Tài Phép của các ông không bị sanh diệt? Vì lẽ Sanh Diệt nên những Thần Thông Tài Phép đó chưa vào dòng Thánh được.
Thần Thông vào bậc THÁNH dụng DIỆU GIÁC MINH làm Thể, dùng THIỀN làm phương tiện đoạt đến TRÍ lập DỤNG. Khi đã có Dụng bằng Thiền Trí mới thực hành nhiếp độ các pháp môn, nương theo pháp môn để tỏ thông vạn pháp về KHÔNG PHÁP.
Lúc về Không Pháp phải tu trì Bát Nhã thực chứng nơi Tam Muội pháp môn gọi là: THẬT TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN. Thi hành nơi pháp môn KHÔNG HAI Nhiếp Độ, Dụng Độ, Hành Độ thu nhiếp trở thành Diệu Dụng Hành Dụng rốt ráo Chánh Giác. Khi đã Chánh Giác đương nhiên THỂ DỤNG là MỘT. Chừng đó các pháp Thần Thông đương nhiên tùy thuận Thị Hiện, đó chính là Thần Thông BẬC THÁNH. Bằng chẳng như thế thảy đều là Thần Thông chưa vào Bậc Thánh. Lúc bấy giờ chư Thiên Tiên hoan hỷ vui mừng đảnh lễ lui về các Cảnh Giới, các Cõi.
NÓI VỀ NHẬN ĐỊNH BẬC TU THIỀN VÀ BẬC CHƯA TU THIỀN
Bậc tu Thiền và bậc chưa tu Thiền CÁI BIẾT vẫn đồng đẳng, nhưng TÁNH BIẾT khác xa vời vợi. Bậc tu Thiền nhờ nơi Tánh Biết mới có thể biết được Vũ Trụ Nhân Sinh. Ngoài Vũ Trụ còn có các hành tinh, mỗi hành tinh đều có hành tinh loại phù hợp với hành tinh đó, vẫn sống an vui đầy đủ các Thể Chất phù hợp của mỗi hành tinh, không khác mấy với Vũ Trụ Nhân Sinh nơi quả Địa Cầu nầy.
Còn về Tín Ngưỡng các hành tinh đến Vũ Trụ Nhân Sinh hay Thiên Sinh hoặc Tiên Sinh, nơi hành tinh nào vẫn có mỗi một TÂM tín ngưỡng in nhau, nhưng xướng danh tôn sùng khác nhau. Như quả Địa Cầu xướng danh Tôn Sùng Đức BỔN SƯ về Đạo Phật hay Đức CHÚA TRỜI về Công Giáo, thì mỗi hành tinh đều có sự xướng danh tôn sùng nơi họ, nhưng nền Đức Trí đều như nhau.
Nhờ nhận Tánh để biết nó như thế nên bậc tu Thiền mới tu cầu trên con đường Giác Ngộ bằng cách phủ xả ý thức dị phân đặng nhận chân TỰ TÁNH đến TỎ TÁNH. Buổi ban đầu lập Hạnh, từ Ngôn Hạnh đến Tánh Hạnh Hỷ Xả tạo thành Đức Trí. Khi đã tạo thành như thế thì THẦN THỨC DI CHUYỂN nhập vào các hành tinh cảnh giới. Nếu chưa lập Đạo Hạnh như thế thì dù cho có tu Thiền một ngàn năm cũng chưa xê dịch.
Khi đã thành tựu Thần Thức di chuyển mới du hành các Cảnh Giới để thật tỏ rõ Ngôn Ngữ Hạnh Kiểm của mỗi hành tinh thảy đều khác xa biệt nơi sức tưởng tượng của bậc chưa tu Thiền. Bậc tu Thiền đã từng di chuyển thần thức đến Cảnh Giới nào thì Thân liền đồng ứng hiện hợp chung in như người trong Cảnh Giới đó không sai tí nào cả. Từ Ngôn Ngữ đến Hạnh Kiểm như nhau, nhờ thường ra vào xuất nhập hàng trăm ngàn Cảnh Giới cùng các Cõi như vậy nên Sở Đắc HIỆN NHẤT THIẾT NGÔN NGỮ TAM MUỘI và cũng nương nhờ Tự Lợi Tha Lợi nên nhận Giác được HIỆN NHẤT THIẾT SẮC THÂN TAM MUỘI.
Bậc tu Thiền thật biết từng tư tưởng của Thiên Quan, Tiên Quan, Thần Quan, Thánh Quan đồng với Nhân Sinh Quan đều theo quan niệm từng trình độ mỗi một Cõi hay Cảnh Giới theo nơi Thức Định cực đối tạo thành không thể nào vượt khỏi tầm hiểu biết hơn. Duy nhất chỉ có Thiền Tri mới rõ biết chung gồm giữa mình cùng khắp các Cảnh Giới mà thôi.
Tu Thiền còn nghe được hơi thở của thảo mộc cùng quả Địa Cầu nhịp nhàng di chuyển cho đến các loài chim chung hòa với tiếng gió reo trở thành muôn ngàn câu Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng không ngớt. Đồng với tiếng Nhạc Trời của chư Thiên trỗi lên từng lúc Thanh Bình. Nhờ nghe như thế, nhờ thấy như thế, nên mới chu đáo mà tận biết những gì mà tất cả đang lầm tưởng, do lầm tưởng đương sinh mơ ước trong hoài ảo mà thiếu kém Thực Thể phát Tâm để Tri Kiến.
Bậc Tu Thiền nhờ vào nhận Tánh để Thấy Biết, có nhận Tánh Thấy Biết như thế mới Tự Tánh Tỏ Tánh. Nhờ Tự Tánh nên MINH TÂM KIẾN TÁNH thấy biết dung thông khỏi lầm. Còn bậc chưa tu Thiền cũng dùng cái Thấy để Thấy, Thấy đặng mới biết, chưa thấy thời chưa biết, nên thường BỊ BIẾT, khi bị biết thì BỊ LẦM.
Bậc tu Thiền dù có ngồi trong CỐC chăng vẫn nhận biết được Nhân Sinh có nơi quan niệm đúng, có chỗ chưa rõ quan niệm sai, lầm nơi quan niệm sai chạy theo chỗ sai mà Sanh Tử, chớ bậc tu Thiền đã thật biết nơi ĐỐN TÁNH nên quyết định không sai chạy.
Thế nào là Nhân Sinh quan niệm đúng, có chỗ quan niệm sai? Khi Nhân Sinh Chánh Giác thì lúc bấy giờ mới nói: TA CÓ MỘT LINH HỒN, đó chính là thật đúng không sai. Lúc Nhân Sinh đang cơn Mê Lầm, chạy theo từng Cá Tánh, từng quan niệm đảo điên, giờ phút trước qua giờ phút sau, hai đức tánh khác nhau thì hai CÁI TA và hai LINH HỒN. Từ nơi hai linh hồn của Ta mãi mãi dung dưỡng thay đổi cho đến ngày hôm nay thì mỗi một Nhân Sinh có đến hằng hà sa số vô lượng vô biên cái TA và cái LINH HỒN, đâu có phải mỗi một cái như từ trước mà nay lầm nhận? Đó là chỗ chưa rõ quan niệm sai.
Bậc tu Thiền nhận thấy tất cả mê mờ lầm lẫn, từ nơi Chân Ngã Chánh Giác lầm mê xa lìa Chân Ngã chạy theo Giả Tưởng Thọ Ngã trở thành Bản Ngã hư vọng. Do đó mỗi một Nhân Sinh quan niệm lầm nhận giả tưởng bản ngã có đến hằng hà sa số vô lượng vô biên Bản Ngã mà phải Chánh Báo Thiên Tiên, Thần hoặc Ngạ Quỉ, Súc Sanh đến Địa Ngục, đó chính là GIẢ TƯỞNG BẢN NGÃ, nó động chủng tánh nơi các Cõi, các Cảnh Giới hay Địa Ngục cũng là Bản Ngã Giả Tưởng nó bị, chớ chảng phải CHÂN NGÃ bị Chánh Báo hay Thọ Báo. Đó chính là chỗ quan niệm sai.
Bậc tu Thiền thật biết THỂ TÁNH của Thiền, nếu chưa biết được Thể Tánh, theo quan niệm mình mà dự đoán để tu Thiền thì sai lạc trở thành TIÊN ĐẠO gọi là bậc khá nhứt, ngoài ra còn Điên Khùng mất Trí phổ truyền bừa bãi sa Địa Ngục.
THỂ TÁNH THIỀN, thể tánh của Thiền thì thuyên diễn đủ mọi hình thức gọi là: NÓ MUỐN THẾ NÀO THÌ NÓ VỀ THẾ ẤY. TÙY THUẬN THEO CÁI MUỐN NƠI NÓ ĐẾN. Do Thể Tánh Thiền nó như thế nên chi ngoại giáo mới có quan niệm sai lạc về vấn đề XUẤT HỒN NHẬP CẢNH. Còn về Chân Truyền Giải Thoát thì dụng Thiền để có Thiền Trí sáng soi lìa BẢN NGÃ, nương theo VÔ NGÃ nhiếp độ tấ cả Bản Ngã Giả Tưởng đoạt đến CHÂN NGÃ CHÁNH GIÁC.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM nói lên từ một Đại Ngã mê lầm liền diễn hóa ra hằng hà sa số vô lượng vô biên TIỂU NGÃ GIẢ TƯỞNG, lầm mê Thọ Ngã Giả Tưởng gọi là Bản Ngã. Bậc tu Thiền đúng với tinh thần Chánh Giác thời nương theo VÔ NGÃ, với mục đích nhiếp độ Bản Ngã. Các Bản Ngã ấy chính là Tiểu Ngã. Khi nhiếp độ hoàn tất hằng hà sa số vô lượng vô biên Tiểu Ngã thời trọn vẹn Đại Ngã. Có chu toàn hoàn mỹ Đại Ngã mới có BÁT ĐẠI NIẾT BÀN.
Bằng trong thời đang tu trì thọ chấp nơi Tiểu Ngã nào thì chỉ Chánh Báo nơi Tiểu Ngã đó thôi. Khi Tiểu Ngã Giả Tưởng đó còn thì Cảnh Giới thân mạng còn. Lúc Tiểu Ngã Giả Tưởng tan vỡ thì bị tan vỡ.
Bậc tu Thiền chưa đúng với tinh thần nói trên gọi là NGOẠI GIÁO. Vì sao? Vì Xuất Hồn đương nhiên chưa có TÂM Thọ Ngã, nhưng lầm nhận mỗi một TIỂU NGÃ huân tập Tiểu Ngã ấy cho đúng với Thiên Đạo hoặc Tiên Đạo. Khi đã thành hình Tiểu Ngã đúng với Tiên thì liền nhập vào Tiên Cảnh, còn đúng với Thiên Giới thì đến nơi Thiên Giới. Nên nhớ Tiểu Ngã nó tùy nơi HIỆP mà đến thụ thai nơi nó HIỆP. Do nó như thế nên tu Tiên thành Tiên, tu Thần thành Thần, làm Ác thì nó vào nơi Ác, lập Thiện thì Tiểu Ngã ấy nó hưởng nơi Thiện Giới. Khi nó bị sa vào BA ĐƯỜNG ÁC như Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục thì chính Tiểu Ngã nó đã có sẳn nơi Ngạ Quỉ, nơi Súc Sanh, nơi Địa Ngục nó chịu lấy hình phạt, chớ bậc đang tu nào có chịu. Nhưng trót lầm mê thì phải chịu mà than thở cầu van, đó chính là lời Tự Tại Đại Bi nói thật.
PHẦN VI CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ
Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn. Các bậc tu hành hay vấp phải tập quán, tập quán ấy là thói quen xem thường, vì xem thường như thế là dung dưỡng biếng trễ, do nên biếng trễ nên chi tu tập hoặc nghe thuyết pháp ít lưu ý thành thử khó lãnh hội được các thời Pháp sâu đậm để mà tu.
Đến lúc biết Nghe, biết Nhận để mà tu, thời nghe nhận được nhưng kém THẬT HÀNH để Ngộ Nhập. Thêm nơi tập quán xem thường mà chỉ tìm những thời pháp cao siêu học hỏi, ngoài ra nơi Kinh Pháp chỉ rõ, nói rõ yếu tố tu tập đến rốt ráo chưa thi hành, cũng chưa lưu ý đến. Do lẽ ấy thiếu căn bản Ngộ Nhận, đã thiếu Ngộ Nhận thời vẫn thiếu NGỘ NHẬP.
Đối với Chân Lý không có pháp nào là pháp cao, cũng không có pháp nào là pháp thấp cả, duy nhứt Thật Hành Ngộ Nhập là cao quý.
Khi Đức Thế Tôn còn Thể Hiện, có bậc đến thưa hỏi: ‘ Bạch Thế Tôn, nơi đây là Thế Gian hay Cõi Phật? Nơi đây là Nhân Thế hay Niết Bàn?’ Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn Ngài nói: ‘ Ở đây cũng Thế Gian cũng Cõi Phật. Ơ đây cũng Nhân Thế cũng Niết Bàn.’
Bậc nọ mới thưa: ‘Bạch Thế Tôn, con nương nhờ Ngài nói quyết định’. Đức Thế Tôn Ngài nói: ‘TA làm sao nói quyết định. Nếu TA nói quyết định đây là Niết Bàn hay Cõi Phật, mà Ông chưa thi hành tu tập đúng với tinh thần, đoạt đến mục đích thì lời TA nói Vọng Ngữ sao? Bằng TA nói đây là Nhân Thế hoặc Thế Gian, Ông thực hành tu đúng thì lời TA nói sai biệt, Ông nghĩ thế nào?’ Bạch Thế Tôn: ‘Đúng nó như thế’. Đức Thế Tôn Ngài nói tiếp: ‘Ông cũng nên biết, những điều Ông thưa hỏi nó không Thực Thể. Do nó không Thực Thể nên TA phải nói phân hai rằng: Nó cũng như thế, mà mó không phải như thế’.
Lúc bấy giờ bậc nọ thưa thỉnh: ‘Bạch Thế Tôn, xin Ngài thương chúng con đời nầy hay đời sau Ngài chỉ dạy nơi THỰC THỂ để tu thoát khỏi Sanh Tử’. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn Ngài nói: ‘ MÔN TU ĐỂ MÀ ĐẾN nên thưa hỏi. MÔN ĐẾN ĐỂ KHỎI TU, chớ nên thưa hỏi’. Thế nào là Môn Tu để đến? BI, CHÍ, DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ, đó chính là pháp môn chính yếu nên hỏi TU mà ĐẾN.
Đối với Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ kinh pháp đã từng nói, từng nhắc nhở ích lợi để tu. Thật ra vì thói quen xem thường, nơi xem thường bởi vì lòng Tham Vọng tràn ngập nên ưa học hỏi những pháp nào ĐẾN ĐỂ CHƯA TU. Còn TU đặng ĐẾN thì thờ ơ xem thường, coi đó là nhỏ nhen thường pháp. Vì vậy nên rất hiếm bậc Tinh Tiến thật hành sâu đậm Thật Chứng.
CHÂN LÝ LÀ MÓN ĂN THẬT THỂ đối với bậc đã từng lãnh hội Giáo Lý Thật Hành tương song, từ nơi Say Đạo, Mến Đạo, Hiểu Đạo, đồng Tự Tánh Tỏ Tánh biết Đạo mới công nhận Chân Lý là món ăn Thật Thể không gì bằng.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn. Đối với LÝ SỰ tu trì đem đến nơi Hiểu Biết rất Bình Đẳng, rất hiệu quả vi diệu. Tùy theo Công Năng Chân Thành Cầu Đạo. Tùy nơi xem thường tu lấy lệ có tu. Tùy theo Tham Dâm ô dục mà thọ lãnh các Pháp. Tùy theo Nương Tựa Căn, Háo Danh Căn, Thần Quyền Căn, Thọ Ngã Căn mà lãnh hội đồng ứng in nhau không sai khác.
Nếu có bậc thật hành nhất tâm áp dụng BI CHÍ DŨNG để tu, khi Bi Chí Dũng thành tựu thật vô kể nơi Chân Lý Đạo Pháp. Khi Thiện Nam hoặc Thiện Nữ duy nhất dụng mỗi một chữ ‘ BI’ làm mục tiêu, thi hành về CHÍ DŨNG làm phẩm Trợ Đạo.
Thiện Nam, Thiện Nữ nên biết. Thiện Nam, Thiện Nữ nhìn thấy trước bối cảnh của nhân sinh chật vật nơi SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ gặp nhiều sự khó khăn đói khát, Thiện Nam, Thiện Nữ chỉ thi hành chữ BI giúp đỡ, nếu gặp phải trở ngại thì dụng CHÍ DŨNG để thành tựu mục tiêu giúp đỡ của mình. Cứ như thế tùy thuận cứu giúp, tùy khả năng cứu trợ, từ lời nói giúp đỡ đến tiền bạc cứu trợ, qua từng Nhân Lục Tài Chánh Ngôn Ngữ thảy đều giúp đỡ không ngoài chữ BI. Lúc cứu giúp xong có trường hợp biết ơn, hoặc giả chẳng biết ơn sanh lòng oán giận thì chớ nên phiền trách, đó chính là dụng BI CHÍ DŨNG BA LA MẬT vậy.
Trong thời gian thật hành BI CHÍ DŨNG như thế thì Thiện Nam, Thiện Nữ vừa tu trì QUÁN THẾ ÂM HẠNH mà lại được quán xuyến tất cả mê lầm nhân sinh chịu báo khổ sở trước tấm tuồng Sanh, Tử, Bệnh, Lão, Khổ. Sau thành tựu Đại Bi Trí Tuệ sáng soi cùng khắp tỏ rõ Nghiệp Chủng Chúng Sanh, Đại Chí lướt qua các Pháp Giới. Đại Dũng Điều Ngự Trượng Phu mà Giác Ngộ. Đó có phải CHÂN LÝ cần THẬT HÀNH mới NGỘ NHẬP chăng?
NÓI VỀ GIỚI ĐỊNH TUỆ NHIẾP ĐỘ THAM SÂN SI
Nói về THAM SÂN SI thì bậc tu hành nào cũng biết nó chính là gốc của mê mờ lầm lẫn. Nhưng nào mấy ai tường tận. Càng giảm SÂN HẬN bao nhiêu thì lòng THAM tiêu giảm bấy nhiêu. Lòng THAM tiêu giảm đương nhiên Trí Tuệ tăng trưởng, SI MÊ cũng bớt nhiều. Đối với Tham Sân Si nó đứng nhiều quan điểm do nơi nhận định cho nó. Có bậc chẳng tham Tiền lại tham Quyền. Có kẻ không tham Ăn vương nơi tham Nói. Có bậc không tham của nơi Đời lại đi tham của cõi Trời, không tham Danh liền tham Lợi. Sự Lý THAM SÂN SI theo quan niệm càng tránh chạy bao nhiêu, thì vương nơi Tham bấy nhiêu, duy nhất chỉ có GIỚI ĐỊNH TUỆ nhiếp độ Tham Sân Si thôi.
- Làm thế nào dụng GIỚI để nhiếp độ THAM?
- Làm thế nào dụng ĐỊNH TUỆ đặng nhiếp độ SÂN SI?
GIỚI, chính là Giới Hạn Quyền Hạn nhiếp độ THAM, khi bật tu dùng Giới Hạn Quyền Hạn nơi mình đúng với quyền lợi của mình thì bậc ấy chẳng phải là THAM. Bằng quá mức thì không tham cũng gọi là đã tham. ĐỊNH TUỆ chính là Chủ Định nơi Trí Tuệ để thi hành đúng với Giới Hạn Quyền Lợi, bậc biết như thế mới là bậc biết dùng Giới Định Tuệ nhiếp độ Tham Sân Si vậy.
Nói đến Tham Sân Si, khi kẻ còn Si Mê đương nhiên còn sân hận. Đã còn sân hận vẫn còn Tham. Đã còn Tham thì nó rất nhiều quan điểm nhận định. Đến sự nhận định về nó chư Thiên Nhân vẫn còn nhận định sai thay, thì làm sao các bậc tu nhận định cho đúng. Sau đây là câu chuyện của vị Thiên Nhân đến thưa gởi:
Có vị Thiên Nhân đến thưa gởi với Thiền Sư: ‘ Kính thưa Thiền Sư theo tôi nhận xét, tôi cùng các chư Thiên thảy đều do nơi Tham mà trôi giạt trong Sanh Tử. Vì nghĩ đặng như thế nên mới quyết tâm lìa THAM tu cho thành Phật. Khi chúng tôi giải bỏ cái Tham trên cõi Thiên, lại mang vào cái Tham rộng lớn ở cõi Phật, thì đương nhiên chúng tôi bỏ nhỏ cầu lớn. Đó chính là lời chân thành nhờ Thiền Sư chỉ giáo về cái Tham của chúng tôi đang khó nghĩ’. Vị Thiên Nhân thưa gởi xong ngồi lại một bên.
Lúc bấy giờ Thiền Sư mỉm cười hỏi: ‘Nầy Thiên Nhân, CHÂN THIỆN MỸ của Thiên Nhân lạc mất, nay Thật Hành cốt để hoàn lai, như vậy Thiên Nhân có Tham hay không? Đối với chư Phật cũng như thế’.
Vị Thiên Nhân mừng rỡ, liền nói lên: ‘Té ra Quyền Hạn Giới Hạn nơi mình, mình biết dùng đúng với Quyền Hạn Giới Hạn để đòi lại Quyền Lợi thì chẳng có chi gọi là THAM. Tôi chưa bao giờ được nghe nay được nghe. Thật là ĐỊNH TUỆ chính môn cứu cánh sự lầm lẫn, nếu tôi chưa gặp đặng Thiền Sư, chưa Thọ Lãnh lời chỉ giáo thì dù cho có Vô Tỷ kiếp cũng không bao giờ rũ sạch nghiệp THAM. Thật chưa bao giờ được Biết, hôm nay được Biêt’. Thiên Nhân tán thán xong đảnh lễ cào từ lui gót.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, đối với con đường tu tập nó không ngoài Công Năng càng dày dặn bao nhiêu thì Chân Lý kia càng triệt thấu bấy nhiêu. Khi Công Năng đầy đủ thì bậc THIỆN TRI THỨC chỉ khai ngộ đơn giản liền Sở Đắc thật chứng. Còn Công Năng yếu kém, tham vọng hãy còn dù cho có thuyết giải bao nhiêu chăng không khác nào nước đổ trên LÁ MÔN vậy. Nên Phật nói: ‘ Chân Lý chẳng phải giảng nhiều mà tỏ ngộ. Cũng không phải không giải mà viên thông. Duy nhất phải có Công Năng thật hành song tu Giáo Lý đương nhiên có trình độ TÂM GIÁC. Bậc có đặng TÂM GIÁC mới biết được còn Tham hay hết Tham. Do đâu để thật biết còn Tham? DO CÒN VỌNG THỜI CÒN THAM, gọi là THAM VỌNG. Hết Vọng liền hết Tham, đó chính là tân tận nơi THAM SAN SI vậy’.
Nầy Thiện Nam, Thiện Nữ, nơi Chân Lý rất Thật Thể, bậc tu trước đã thi hành kết quả kêu gọi kẻ tu sau hãy nương theo dấu vết trước để mà tu đặng kết quả. Nếu chưa chị nương theo, hoặc nương theo chưa đúng với tinh thần mục đích trước thì khó thành tựu. Đó chính là lời nói quyết định không sai. Bậc đã thi hành mới nhận thấy lời nói nầy không Hai Tướng.
Lại nữa, các chư Tổ thời xưa vẫn phải nương theo vết chân chư Phật. Các chư Phật thời trước phải nương theo các chư Phật thời trước nữa, cứ thế mà lưu truyền nhau mãi mãi không bao giờ sai lạc. Nếu sai lạc thì chẳng phải Chân Truyền lời Chỉ Giáo của chư Phật, mà là lời của loại MA BA TUẦN thuyết.
Đối với chư Tổ đương thời ra Chỉ Đạo, tùy theo pháp môn Sở Đắc của Tổ gọi là TÔNG, TÔNG ấy không ngoài lời Chân Truyền của Đức Phật. Mỗi một vị Tổ như thế ra một thời Chỉ Đạo vẫn áp dụng đúng Tông, nhưng tùy thời để ứng dụng không ngoài lời Chân Truyền của Đức Phật. Đối với một mục đích duy nhất phải đem GIÁC NGỘ, còn thời thì tùy thời mà Chỉ Đạo.
Thời nào các chư Tổ vẫn phải chịu cảnh ĐỒ CHÚNG, chịu bọn đồ chúng ngăn đón, buộc chư Tổ phải chỉ đạo theo lối Ma Ba Tuần mà Đồ Chúng quan niệm là Chánh Giác. Do nó như thế nên chư Phật thời trước xa và chư Tổ hiện tại phải chịu trăm cay nghìn đắng. Chư Tổ chịu những gì mà chư Phật đã từng chịu không sai khác mảy may nào cả. Lúc bấy giờ chư Tổ mới Tri Ân tán thán, mới nhìn nhận sự cao quý, tình Tối Thượng của Đấng Chí Tôn. Vì Tri Ân, vì cao quý, chư Tổ mới Bảo Trì lời Di Truyền Bất Diệt. Thà rằng THÂN TỔ diệt sanh, không bao giờ theo bọn làm cho lạc Bảo Pháp. Chẳng bao giờ đem lời nói làm mất tất cả quý điểm của CHÍ TÔN. Đó chính là NHẤT TÔN phục vụ Bảo Truyền trong thời Tổ.
Còn về bậc tu hành thảy đều nương theo Hạnh Nguyện gánh chịu nhiều bối cảnh, dụng Tâm để lướt qua các bối cảnh, không khác mấy chư Bồ Tát đã từng vinh nhục, đã từng chua chát đắng cay cốt để tỏ tánh, cốt tha lợi cho từng lớp. Nói chung lại bậc tu chịu hoàn cảnh, về chư Tổ chịu Đồ Chúng, do đó nên Đạo Đức Cao Quý tinh thần Tri Ân bất diệt, hương vị tuyệt đỉnh, chính là CHÂN LÝ món ăn THẬT THỂ của Phật Dạo.
NÓI VỀ ĐẠO PHẨM
TỰ TẠI ĐẠI BI diễn giải về Đạo Phẩm. Đạo phẩm duy nhất có một. Từ Đạo Tràng nhiếp thâu huân tập các phẩm nguyện đầy đủ gôm về một mối Tri Kiến Giải Thoát không ngoài hai chữ: TU đồng với HÀNH ĐẠO để huân tập LÝ TRÍ HƯỚNG THƯỢNG. Lý Trí Hướng Thượng là Chân Lý Tối Thượng Bát Nhã Trí. PHẨM cốt yếu thâm nhập vạn pháp tỏ pháp Sở Đắc.
Đương thời này suy kém nơi Hướng Thượng, chỉ dùng Lý Trí Chủ Thủ trở thành Lý Luận Suông. Vì vậy nên đường tu dễ bị lâm vào Lý Chướng đến Sự Chướng. Khi Lý Sự đều chướng thì ĐẠO PHẨM mơ màng. Do mơ màng đâm ra mơ hồ thối chuyển. Vì nó như thế nên: Tự mình phát tâm TU, rồi chính mình Tự Phản lấy.
Đứng trước mơ màng ĐẠO và PHẨM, các bậc tu đang phân vân chưa quyết định, Tâm tự hỏi lấy Tâm: ‘Nên ở Đạo Tràng hay nên lìa khỏi Đạo Tràng?’ câu tự hỏi ấy nguyên nhân Lý Sự chướng mơ màng thối chuyển mà ra, chẳng phải do đâu mà có nó. Thời Trung Kiếp tất cả các bậc tu hành chẳng có câu hỏi đó. Vì sao? Vì thời Trung Kiếp bậc tu ít Lý Trí dụng Ý Trí nên chi tu thế nào hay phát nguyện ra sao vẫn gìn giữ tròn nguyện. Nhờ thế mà không có vấn đáp phân vân toại nguyện thật chứng.
TỰ TẠI TÂM nói lên Đạo Tràng không phải Thủ mà cũng chẳng phải Xả, không phải Lấy cũng chẳng phải Bỏ. Nếu đạo Tràng cố thủ tu cầu thành Phật, thành Bồ Tát, thành chư Thánh thì vẫn sai biệt với tinh thần Toàn Giác. Bằng xả bỏ xa lìa không chấp thuận chư Phật, chư Bồ Tát Tam Thiên vẫn sai biệt tinh thần hoàn giác, lại bị lâm vòng KIẾN DỤC.
Sự Lấy, Bỏ, Thủ, Xả do nơi thật hành chưa đúng tinh thần mục tiêu của Chân Giác. Khi đã tu đúng, nhận đúng liền biết. Lúc đã biết mới nhận thấy: HUÂN TẬP ĐẠO TRÀNG ích lợi những gì, bằng không huân tập thiệt hại ra sao? Nếu thật hành đầy đủ các PHẨM có lợi những gì? Bằng chưa thật hành PHẨM thời nó ra sao?
Khi các bậc tu hành nhận biết tỏ rõ ĐẠO PHẨM DUY NHẤT, các Phẩm thảy đều là những môn TRỢ ĐẠO bồi dưỡng cho Đạo Tràng chư Bồ Tát đã từng tu tập, đã từng dụng Chí Nguyện thật hành các phẩm nguyện làm tinh thần bồi dưỡng cho sự hiểu biết đến Giác Ngộ. Nay các bậc tu mong cầu diệu quả Bồ Đề rất cần nương theo vết chân chư Bồ Tát, đồng Hành đồng Sự đồng KẾT QUẢ như nhau. Đến lúc chư Bồ Tát thành tựu Bồ Tát vẫn nương theo nơi BỔN NGUYỆN của chư Phật đã làm, nay Bồ Tát phải làm mới kết quả. Hiện hành các bậc tu rất cần tu đúng tinh thần, tu đúng với Sở Nguyện thời làm gì không Giác Ngộ. Đó chính là lẽ dĩ nhiên nó phải như thế.
Bậc tu đã từng huân tập Đạo Tràng thật hành các PHẨM NGUYỆN đầy đủ bao nhiêu thì sự hiểu biết càng tăng trưởng bấy nhiêu, nương nhờ nơi Lễ Bái, Chiêng Đàn, Trống Phách, Tụng Niệm, Chiêm Ngưỡng từ Đại Lễ, Trung Lễ, Tiểu Lễ mới nhận thấy mình đang chung cùng duy nhất một LẼ SỐNG trong BÁO THÂN CHƯ PHẬT.
Nơi Báo Thân trùm khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, các Cõi cho đến các Cảnh Giới Tịnh Độ cùng Quốc Độ Ba Cõi Sáu Đường không thiếu sót đều là BÁO THÂN. Khi thành tựu Chánh Báo Thân Phật, có đầy đủ các hàng Bồ Tát như Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Bảo Trì, Bồ Tát Hộ Pháp, Bồ Tát đến Bồ Tát Ma Ha Tát, từ hàng Bồ Tát đến Đại Bồ Tát có hằng hà sa số Bồ Tát trang nghiêm từng Quốc Độ của chư Phật. Các hàng chư Thiên, chư Càng Cát, chư Long Thần, chư Hộ Pháp, chư Hộ Pháp Bồ Tát, chư Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát đồng thanh Niệm Phật, đồng thanh tán thán, đồng thanh chiêm ngưỡng Lễ Bái Nhứt Tâm cúng dường không dứt.
Báo Thân Phật có đầy đủ trang nghiêm, có đầy đủ trang trí Quốc Độ như Bảo Châu, Ngọc Bích, Xa Cừ, Xích Châu, Mã Não cùng các báu khác như: Long Thanh Quang Bảo Châu, cùng Mã Não Trân Châu, Tràng Phang Bạch Châu cùng Huỳnh Châu, Bảo Cái kết đính hằng hà sa số Châu Ngọc cốt trang nghiêm Quốc Độ.
Nơi Chánh Báo có hằng hà sa số Quốc Độ, mỗi Quốc Độ thảy đều có sự Trang Nghiêm Trang Trí như trên đồng với hằng hà sa số các hàng Bồ Tát, Các hàng Chư Thiên, các hàng chư Long Thần Hộ Pháp, chư Hộ Pháp Bồ Tát rải hoa cung kính tán thán không ngừng, sự trang nghiêm Quốc Độ chư Phật bất khả thuyết, bất khả tư nghị, duy chỉ có Nhất Tâm Tin liền đặng.
TỰ TẠI ĐẠI BI nói chân thật, đối với Đức Phật lời VÀNG đưa ra, các bậc TÍN THÀNH thọ trì KHỎI PHẢI TU vẫn thành Phật. Vì sao? Vì Phật không có Vạn Pháp, đã không có Pháp nào có Chúng Sanh? Đối với Bồ Tát có vạn pháp, không có Hoàn Cảnh, nên Bồ Tát nhiếp độ vạn Pháp chẳng lưu tâm đến hoàn cảnh. Về phàm phu khonog thể nhìn đặng vạn pháp, chỉ nhìn nơi mình có hoàn cảnh, nên chẳng nhận ra vạn pháp.
Trong ba giai đoạn trên, ba tư thế khác nhau. Nơi tu thế phàm phu thấy hoàn cảnh thuận nghịch ràng buộc ngăn cách, lúc mong thoát khỏi phàm phu tính đặng an nhiên tự tại thì phải tu pháp môn CỖI GIẢI TÂM lướt qua các Hoàn Cảnh được gọi là THÙ THẮNG TÂM. Khi có thù thắng mới có Trí Tuệ để lãnh hội vạn pháp tu trì PHÁ CHẤP MÊ đến tỏ pháp sở đắc CHÂN KHÔNG đã qua đặng nơi hoàn cảnh phàm phu tính. Liền sau lúc đó phải thật hành Hạnh Nguyện cốt qua con đường BỒ TÁT HẠNH để tròn các PHẨM NGUYỆN. Có như thế mới đứng trong vòng THÁNH đoạt đến Sở Nguyện. Bằng chưa thật hành Hạnh Nguyện, xa lìa ĐẠO TRÀNG trong thời gian ngắn phải mắc míu vương vào các pháp lộn vòng Chúng Sanh Giới lâm nơi KIẾN DỤC.
Còn chư Bồ Tát thật hành Hạnh Nguyện từ ĐẠO đến PHẨM không thiếu sót cốt nhiếp độ vạn pháp để tỏ pháp trọn Chánh Giác, chư Phật thọ ký thành Phật.
Pháp Độ Chánh Báo chư Phật trọn quyền ấn chứng thành Phật. Pháp Độ chư Phật vi diệu như thế nên thời quá khứ Thượng Kiếp Đức Thế Tôn chưa thành Phật đang còn Tu Sĩ, Ngài đến cung kính cúng dường, chiêm ngưỡng lễ bái Đức NHIÊN ĐĂNG PHẬT, Đức Nhiên Đăng Phật mới Thọ Ký Trung Kiếp thành Phật với Danh Hiệu: BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Sau Đức Bổn Sư Thể Hiện Chỉ Đạo Thọ Ký Đức DI LẠC TÔN PHẬT cùng các hàng Bồ Tát đến các bậc Hữu Học Vô Học đều thành Phật của mỗi thời tùy hỷ, nơi DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH đó lời chân thành quyết định.
Nói về Chánh Báo Thân Phật trong thời THƯỢNG KIẾP đặng thành tựu đứng bậc nhất. Thời nay các bậc tu trì Chánh Tín có hằng hà sa số, vô lượng vô biên thành Phật, qua giai đoạn sau Thượng Kiếp yếu kém căn cơ sai phần Chánh Tín chẳng đặng như trước, nên rất hiếm thành Phật, mà đa số thành TIÊN ĐẠO gọi là Đắc Quả. Đến phần sau nữa càng ngày càng sa sút Chánh Tín liền đắc quả nơi THẦN THÁNH ĐẠO.
Thần Thánh Đạo đến Thời Trung Kiếp rất hiếm, Thần Đạo được tôn sùng, vì nghiệp căn cầu đảo điên loạn mơ màng thành thử thời bấy giờ đối với Pháp Độ Chánh Báo Thân Phật chẳng còn ai biết đến, duy chỉ phát sanh ÁC ĐẠO tế lễ bằng máu huyết trâu bò. Quỉ Đạo sát sanh cúng tế bằng xương thịt súc vật sống. THẦN ĐẠO đánh đập bùa chú. MA ĐẠO khỏa thể phơi xác ép thân làm cho tất cả sống nơi Chú Ngải cuồng tín chịu nơi BIỂN Sanh, Tử, Bệnh, Lão, Khổ, cùng không ngừng các mối đạo ếm gieo rắc ghê sợ kể không hết đặng.
Trước khi Tâm Nguyẹn nói
rõ đến đoạn nầy:
TỰ TẠI ĐẠI BI ban bố cho Tín Chúng PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM lập Đại Lễ Chiêm Ngưỡng Lễ Bái cung thỉnh ĐỨC GIÁO CHỦ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT chứng minh lời chân thành chủ yếu xưng tán pháp Tối Thượng mà Ngài đã từng Đại Bi chỉ dạy. Đến nay hạ Kiếp lạc lối tu trở thành Hạ Pháp gọi là Mạt Pháp. Chúng con xin Lễ Bái đặng diễn nói lên lời chân thật, cúng dường báo ân Đức Giáo Chủ cùng xây nên ngôi Tam Bảo chân truyền, đồng thời mong cho các bậc tu thức tỉnh phát tâm trở thành Thượng Trung Hạ duy nhất.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Lành thay! Lành thay! Đức Bổn Sư Thể Hiện đúng lúc vào cuối thời Trung Kiếp, tuổi thọ của nhân loại đã giảm không ngoài100 năm một kiếp. Ngài là Vị Cứu Tinh, Ngài khéo đem pháp Tối Thượng Chỉ Đạo. Ngài khéo đem Chánh Báo Thân Phật từ thời Thượng Kiếp đã đặng hưởng đến cuối Trung Kiếp vẫn tồn sinh khỏi đoạn duyên Phật. Ngài tùy căn cơ, tùy vọng đảo, tùy mơ màng, tùy khởi niệm, tùy Thọ Ngã, Sở Ngã trụ chấp tùy nơi Chứng Tri kiến chấp, tùy nơi Chánh Báo Phước Điền, Thọ Báo Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục mà Ngài xướng lên 10 danh hiệu để cứu độ 10 lối nghi ngờ. 10 điều vướng mắc, 10 chốn Thọ Chủng giới sinh. Ngài lại chỉ bày BỐN LỐI rành mạch tuyệt mỹ, để từng cấp, từng bậc, từng hồi giảng giải cho các bậc Năng Sở Kiến Tri Thọ Ngã trở thành CHÍNH KIẾN thoát khỏi KIẾN DỤC hoàn toàn GIẢI THOÁT.
Thế nào là bốn lối
Năng Sở Kiến Tri giải nói?
- Lối thứ nhất: NHƯ LAI PHÁP. Lối Như Lai Pháp nói pháp Bình Đẳng. Lối Như Lai Pháp xóa mờ Kiến Vọng, tiêu giảm vọng ước đảo điên tập nhiễm nơi Thánh Đạo, Thần Đạo, Tiên Đạo, Thiên Đạo nơi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, ba cõi sáu đường Ác Đạo, Quỉ Đạo, Ma Đạo, cho đến mộng tưởng thành Phật sở đắc Chân Lý nơi KIẾN DỤC, KIẾN NGÃ, KIẾN CHẤP, VỌNG NGÃ đảo điên mơ màng cầu mong thảy đều sạch sẽ, đưa cho các bậc tu CHÍNH KIẾN duy nhất Thọ Ký Chánh Báo Thành Phật.
- Lối thứ hai là: PHẬT PHÁP nói về Quyết Chỉ Ấn Chứng Chánh Báo. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài đã từng nói tất cả sự trang nghiêm các Quốc Độ, tất cả Công Đức thành tựu sung mãn chư Phật, các Tối Thắng Diệu Âm chư Phật, các ấn chứng Thọ Ký trải khắp Chánh Báo Trang Nghiêm từng Quốc Độ chư Phật. Ngài cũng đã nói lên nơi Chánh Tín cúng dường các hàng Đại Bồ Tát, các hàng Bồ Tát, hàng Bồ Tát Ma Ha Tát cùng các chư Thiên Hộ Pháp không thiếu sót ở nơi Kinh Pháp vi diệu Thậm Thâm để cho Nhân Loại tu tập Chánh Tín đặng thọ ký thành Phật.
- Lối thứ ba là: BỒ TÁT HẠNH NGUYỆN nói về pháp môn Nhiếp Độ, pháp môn Thu Nhiếp, pháp môn Tự Lợi Tha Lợi, pháp môn Lý Sự đồng tu.
Các hàng Bồ Tát nương nhờ nơi Hạnh Nguyện có Trí Tuệ Giác Tâm, từ nơi Tâm Quán nhận thấy qua từng pháp môn Giải Thoát, qua từng Pháp Giới Giải Thoát, qua từng Năng Sở trụ chấp được giải thoát, qua từng kiết sử nghiệp lậu giải thoát, qua từng Thọ Ngã Kiến Ngã, Chúng Ngã giải thoát, qua từng sanh diệt, diệt sanh, tu chứng vô sanh giải thoát, qua từng SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC giải thoát, qua từng Thiên Tưởng, Nhân Tưởng, Chúng Sanh Tưởng, Thọ Giả Tưởng giải thoát, qua từng CÓ KHÔNG Thật Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn giải thoát, qua từng Năng Sở Kiến Tri tập khí giải thoát. Hạnh Nguyện đến không còn môn giải thoát đó chính là GIẢI THOÁT.
- Lối thứ tư: Lối thứ tư này chung gồm các pháp môn chỉ dạy tu. Từ nơi TU TÂM vì tâm bó buộc, tâm vặc mắc, tâm tham vọng, tâm điên đảo, tâm mong cầu, tâm tự ngã, tâm phân biệt, tâm dị biệt, tâm chướng đối, tâm khinh ghét, tâm dị biệt, tâm chướng dôid, tâm khinh ghét, tâm chê bai, tâm keo kiệt, tâm ích kỷ, tâm lừa dối, tâm thù hận, tâm tạo tác. Do đó mà trở thành NGHIỆP. Tùy nơi nghiệp sinh hoàn cảnh. Từ hoàn cảnh sanh ngăn cách. Bởi ngăng
cảnh sanh ngăng cách nên phải dùng Thù Thắng Tâm lướt qua các hoàn cảnh để mà tu. Phải tu CỖI GIẢI TÂM cho đặng Thanh Tịnh Tâm Thọ Lãnh các pháp. Lúc đã rõ pháp ít nhiều liền có nghi chấp, dụng trí tuệ phá Nghi giải Chấp, đó chính là yếu môn thứ tư vậy.
TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM chẳng biết nói làm sao đây, bốn lối chỉ đạo tuần tự đón đưa linh động tuyệt mỹ làm cho tất cả Tứ Chúng đương thời của Đức Giáo Chủ Bổn Sư Giác Ngộ, thật vi diệu, thật tuyệt đích khó nghĩ bàn, khó tán thán, lưu đến thời nay vẫn còn dấu vết Tam Tạng Kinh.
Tam Tạng Kinh đang còn giữa thời Hạ Kiếp, tuổi thọ nhân loại không đầy80 năm trong một kiếp. Thần Đạo không còn. Ac Đạo Quỉ Đạo đã hết vì nhờ tiêu giải sát sanh. Nhưng Ma Đạo thịnh hành gấp vạn lần của thời Thượng Kiếp, Ma Đạo khôn khéo, bên trong đạo Phật mượn Tam Tạng Kinh diễn nói, bên ngoài Đồng Bóng làm các Thần Linh.
Dù cho có bậc tu hành Tín Tâm chăng, hoặc giả đã tìm đặng CHƠN TÁNH để tu nơi tự tánh, nương vào kinh pháp chí tâm đi nữa mà chưa tỏ rõ thế nào là Như Lai Pháp, thế nào là Phật Pháp, thế nào Bồ Tát Pháp, thế nào Chúng Sanh Pháp để công dụng minh định tỏ rõ khỏi phải nghi ngờ, may ra tránh khỏi. Bằng còn nghi còn ngờ, còn chưa tỏ rõ vẫn bị lâm vào MA ĐẠO tàn phá.
Đến nỗi có những bậc Minh Chánh tỏ rõ, tỉ mỉ đứng ra Chỉ Đạo cốt đem đến nguồn sữa tươi nuôi dưỡng các con đang thèm khát, thì MA ĐẠO tồi phá bên trong lập thành ĐỒ CHÚNG bắt buộc đòi hỏi MINH SƯ phải tuân theo chương trình bọn chúng. Chúng nào có tỏ sự Giác Minh, chúng nào có biết được bốn lối: NHƯ LAI PHÁP, PHẬT PHÁP, BỒ TÁT PHÁP cùng CHÚNG SANH TU HÀNH PHÁP mà sử dụng hoàn giác. Chúng chưa giảm TÁNH MA, chúng chưa thật hành HẠNH NGUYỆN, chúng chưa hoàn tất TỰ LỢI NƠI MÌNH, LỢI THA NHÂN LOẠI. Chúng chỉ KIẾN DỤC chạy theo Danh Giả, đòi hỏi thèm khát sự TÔN KÍNH bên ngoài mà trở thành như thế.
Có bậc thật Tín Tâm tu lâu ngày chầy tháng, trí tuệ kém cỏi, kinh pháp dẫy đầy thật đáng kính nể được ở nơi kho tạng Bảo Pháp. Nhưng chưa biết sử dụng LỜI VÀNG thì kho tạng trở thành vô giá trị. Chưa biết được nơi linh động cứu chữa căn bệnh mê lầm, cứ mãi ôm ấp lối NHƯ LAI PHÁP mà thọ ngã. Khi đã thọ ngã mới công dụng Giáo Phẩm của mình mà chỉ trích. Chớ nào có ngờ đâu lúc Đức Bổn Sư Ngài vì kẻ mơ ước Thọ Ngã Sở Đắc mà Ngài nói nơi Như Lai Pháp: ‘ NẾU CHẤP NHẬN MÌNH ĐẮC LÀ CHƯA ĐẮC’, cốt làm cho kẻ kia lìa Thọ Ngã. Đến nay bậc Tín Tâm đem ra chỉ trích làm cho Tín Chúng tự hóa MA ĐẠO đua nhau tiêu diệt trở thành Tôn Chỉ Phật Đạo mất giá.
Từ Thân Tâm bên trong MA ĐẠO tàn phá, chỉ vì chưa thật hành Hạnh Nguyện, chưa thường tu Chủ Quán Tâm Giác cốt Giác Tâm đúng với tinh thần Phật Đạo, chưa tỏ tánh để nhận rõ BỐN LỐI mà sử dụng đúng lúc, đúng thời, đúng chỗ, thì làm sao tránh nỗi sự tàn phá của MA ĐẠO. Khi tu trì mong mỏi cho mau thành Đạo, tâm lý ưa chuộng nghe hoặc nghiên cứu pháp nào là pháp KHỎI TU mà Đắc Đạo, còn pháp môn phải tu thì cho đó là MÊ CHẤP, đâu có rõ bậc đã từng rốt ráo mà mãi Thọ Chấp Đạo Tràng. Đức Thế Tôn Ngài phải sử dụng Như Lai Pháp cốt làm cho bậc kia Chánh Giác.
TỰ TẠI ĐẠI BI nói lên thời Hạ Kiếp MA ĐẠO tàn phá PHẬT ĐẠO cực kỳ nghiêm trọng, làm cho đạo Phật chỉ còn TẤM BẢNG DANH HIỆU, còn bên trong các bậc tu thân tâm dật dờ theo Ma Chúng đến nỗi Nhân Sinh phải ứng khẩu kêu ca là MA GIÁO, tự sanh nản lòng bất tín, như thế mà các hàng Chúng Tăng đa số chưa thức tỉnh, hàng Phật Tử đa số chưa chỉnh tràn, làm cho Nhân Sinh chẳng nơi nương tựa, chỉ còn mỗi một nước TIN PHẬT BỔN SƯ thời Trung Kiếp.
Nhân Loại đang đứng trước thời Hạ Pháp, sự TIN PHẬT hòa lẫn với tâm nghi ngờ sợ hãi của Nhân Sinh chỉ vì Ma Đạo khuấy nhiễu lộng hành, dù cho có vị Minh Sư toàn vẹn cũng khó khăn đem ban cho mọi kẻ Tròn Tin. Vì bậc tín tâm cầu đạo hiếm hoi, chỉ có mến đạo, quí đạo, tín đạo chăng nữa, vẫn phải đang tu nơi Tâm Tín Dụng dò xét. Dó đó khó giải mê chấp, thành thử tâm còn chứa đựng, thành thử tâm còn chứa đọng cuồng tín hơn chánh tín. Lỗi ấy không phải nơi đâu mà có, bởi lạc pháp THIẾU TÍNH mà ra nên nó như thế.
TỰ TẠI ĐẠI BI nghiêng mình cung kính chiêm ngưỡng đọc tụng thời CHỈ ĐẠO Đức Thế Tôn tuyệt mỹ đúng lúc đúng hồi, Ngài xóa mờ vọng tưởng điên đảo, Ngài trấn an giải chấp thường trụ hay chấp, Ngài khuyến khích kẻ lười biếng trễ tu, Ngài giải bày siêng năng kém trí, Ngài lại khéo nói lên pháp môn THIỆN XẢO trấn tĩnh kẻ đã Thọ Ngã, kẻ đã chẳng chịu chừa bỏ ÁC CĂN. Ngài chỉ Đạo rất linh động sống động làm cho các bậc tu hành tránh khỏi chán chê tu tập nhất tâm TRI ĐẠO, thật khó tán thán cho hết đặng.
Lúc Ngài còn tại thế, nhân sinh thời ấy nặng về DANH GIẢ triều cống vua quan còn thêm nơi đó là mơ ước ảo huyền nơi Thiên Tưởng chen lẫn Ác Đạo, Thần Đạo nên chi Thọ Nghiệp Ác Căn rất nhiều, thọ chủng tranh giành quá lắm, Ngài mới nói lên Chánh Báo Nhân Thiên, trừ giải đố tật tạo lấy Phước Điền đặng sanh nơi Cõi Trời mà thọ hưởng, làm cho Tứ Chúng tin cẩn lìa bỏ Sát Sanh tiêu giảm nghiệp căn đố tật, gia công tu tập để thoát trần lao giải khổ. Trong một thời gian Tôn Chỉnh Đạo Tràng tầm mức tu hành đã khá, Ngài mới nói: ‘CÁC PHÁP NHƯ HUYỂN’ làm cho Tứ Chúng chấp pháp chẳng Thọ Ngã, có chiều hướng tu tập nơi pháp Thường Chân. Nhờ tu pháp Thường Chân mà sở đắc pháp Chân Thường Bất Biến, nên nhận thấy nơi lầm mê diễn cảnh Huyễn Hóa vốn Thường Chân trở nên Tâm chẳng nhiễm, trí tuệ sáng soi các vọng đảo tiêu giảm lần mà TRI KIẾN PHẬT.
Có những bậc Tâm tính eo hẹp nhỏ nhen ích kỷ bủn sẻn, phát Bồ Đề Tâm Nguyện sau trở thành tâm rộng rãi, tính dung hòa, lòng Tự Lợi Tha Lợi, đó là Yếu Môn của Giải Thoát. Có những bậc lười biếng trễ tu, nghi ngờ thường chấp từng lời nói của mọi kẻ, từng trong công việc hành sự của mọi người, nay không còn lười biếng, chẳng còn nghi ngờ, Tâm Tự Tại Vô Ngại, ngôn ngữ khoát đạt, đó chính là Yếu Môn của Giải Thoát. Có những bậc kém Trí đặng Trí Tuệ. Có những bậc Ác Căn được trở nên Thiện Căn Phước Điền, đó chính là Yếu Môn của Giải Thoát. Nhờ lối chỉ đạo tuyệt mỹ nhưu thế nên các bậc tu hành nương vào Chơn Tánh yếu môn mà hoàn toàn Giải Thoát.
Ngài lại công dụng Pháp Môn THIỆN XẢO để trấn tĩnh từng bậc không làm mất Công Đức và quả vị của Tứ Chúng. Từ hàng Nghịch Hành Bất Tịnh đến sự Tác Quái Lộng Hành thảy đều cho đó là HẠNH NGUYỆN của mỗi bậc. Thật tuyệt đích thay! Lời THIỆN đối với tinh thần Tối Thượng Đại Từ Bi không mất, lời khéo đưa tinh thần Siêu Đẳng bất diệt Thường Còn trùm khắp bao dung tất cả không thiếu sót.
Ngài lại nói NHƯ LAI PHÁP cốt giải trừ THIÊN TƯỞNG, giải trừ PHIỀN NÃO, giải trừ THỌ CHẤP, giải trừ XƯỚNG DANH, giải trừ KIẾN DỤC, giải trừ BẤT BÌNH ĐẲNG, giải trừ PHÁP GIỚI, PHẬT GIỚI, BỒ TÁT GIỚI đưa đến Chánh Kiến thật chứng.
Ngài lại vì Đại Bi nói Báo Thân Phật trang nghiêm NHẤT THỂ, cốt cho Nhân Sinh tu đến Chánh Tín được pháp độ thành Phật. Ngài vì tình cứu độ TAM THIÊN, cứu độ LỤC ĐẠO BA CÕI, cứu độ chúng sanh thành Phật, Ngài nói lên TỊNH ĐỘ TÂY PHƯƠNG, ĐÔNG ĐỘ DƯỢC SƯ để cho tất cả chúng sanh lìa NGÃ TƯỚNG giải thoát.
Thế nào là NGÃ TƯỚNG? Nơi Ngã Tướng gồm có: THIÊN NGÃ TƯỚNG giải thoát. NHÂN NGÃ TƯỚNG giải thoát. CHÚNG SANH NGÃ TƯỚNG giải thoát. Khỏi lầm chấp pháp mà giải thoát gọi là THỌ NGÃ TƯỚNG giải thoát.
Ngài lại rất mong, Tâm Chí hướng thượng của Ngài, lòng Đại Bi Hỷ Xả, Siêu Đẳng bào trì Chánh Báo Thân Phật vẹn toàn nơi Ngài, lưu lại đời này đời sau các bậc Tín Chúng nhìn theo tấm gương ấy Hành Sự hay Chỉ Đạo y như Ngài, từ Tinh Thần đến chí hướng phải là bậc hoàn mỹ Tối Thượng.
Ngài nói: ‘ Các Ông cũng nên biết, từ đời nầy đến đời sau các Ông nên bảo trì lấy quả vị của các Ông, đồng bảo trì Chân Truyền Chánh Pháp. Khi các Ông biết bảo trì trọn vẹn đương nhiên các ông thọ lãnh Chánh Báo trọn vẹn, nó chẳng khác nào HÌNH với BÓNG vậy. Các Ông Tâm Chí phải Hướng Thượng. Muốn hoàn toàn tâm chí hướng thượng phải thật hành NHƯ LAI TƯỚNG, lấy tình duy nhất đối xử từng bậc, từng lớp đúng theo Tinh Thần ĐẠI BI, ĐẠI HỶ, ĐẠI XẢ.
Tinh thần ẫy chính là NHƯ LAI TƯỚNG. Nói đến Như Lai thì không có Tướng, nhưng trùm khắp bao dung, đó là : TƯỚNG NHƯ LAI. Lại nữa, Như Lai không có Tướng, nhưng các Ông tha thứ lỗi lầm cho tất cả, chớ nên bươi móc nói xấu, tranh giành ngôi thứ, địa vị hoặc tranh nhau từng lời nói, giáo phẩm hay kỳ thị Tôn Giáo làm cho đoạn duyên tu Phật, đó là TƯỚNG NHƯ LAI. Các Ông thật hành đúng đắn như thế, đương nhiên lúc các Ông Hành Sự Phật Sự thì Hành Sự Phật Sự đó, đã nghiễm nhên THỪA HÀNH NHƯ LAI SỰ.
Bằng các ông là bậc Chỉ Đạo, đương thời Chỉ Đạo ấy các Ông đã thừa hành Như Lai để chỉ đạo, chớ chẳng phải các ông Chỉ Đạo với Ngã cùng Ngã Sở của các Ông. Vì sao? Vì thực hành như thế, thi hành như vậy chính là một tinh thần Siêu Đẳng căn bản đồng hóa Nhân Sinh lề lối Tối Thượng mà chư Phật đã làm, nay các Ông thừa hành Như Lai không thiếu kém. Do chẳng thiếu kém mà đầy đủ chư Long Thần, chư Hộ Pháp cùng Hộ Pháp Bồ Tát đến chư Thiên, chư Thượng Đẳng Đẳng Thần đều hộ trì Chánh Pháp.
Ngược lại, nếu các Ông Hành Sự Phật Sự hoặc giả đương trương đứng ra Chỉ Đạo hãy còn bận tâm Thương Ghét, mang Tâm tranh giành ngôi thứ, địa vị cùng tranh nhau nơi Ngôn Ngữ để cốt KỲ THỊ TÔN GIÁO, để cho mình tư riêng tự lợi lấy mình, dù cho các Ông có diễn giải BỐN TƯỚNG, BỐN LỐI rành mạch chăng, thì nào có Như Lai Thị Hiện như vị ở nơi trên đã nói, thì lời nói ấy không phải là lời nói của Như Lai mà là lời nói ấ cương vị chính là lời của CHÚNG SANH TƯỚNG chỉ đạo.
TỰ TẠI TÂM, nói lên lời chân thành rất tự tại, các Ông nghĩ xem: Không bao giờ tự mình lấy BỘT hòa ĐƯỜNG cho đó là SỮA. Phải tìm Cỏ Tươi cho Bò nó ăn, ăn xong bộ máy tiêu hóa nơi nó biến chất thành SỮA, chừng đó mới thật là SỮA BÒ. Đối với Chân Lý phải là món ăn thật thể của các vị THẬT TU, thành tựu Công Đức Công Năng Hướng Thượng ưu tú Hỷ Xả thông đạt, đó chính là một con đường DUY NHẤT chư Bồ Tát đã lần theo vết chân chư Phật đặng thành Phật. Phàm phu phải nương theo Hạnh Nguyện Bồ Tát mới thành tựu. Còn về phần nơi ĐẠO PHẨM các bậc tu hành nên lìa hay nên ở Đạo Tràng tu tập? Chẳng khác nào kẻ sản xuất SỮA BÒ, hỏi nên cho bò ăn cỏ hay không nên cho bò ăn cỏ? Con đường ĐẠO PHẨM rất cần đến Sự Tu Chứng thành tựu quả vị Niết Bàn, không hai Tướng, chẳng khác mấy với SỮA BÒ thật thể vậy’.
PHẦN VII TỔNG KẾT
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn. Phần VI nói về Chân Lý là món ăn thật thể, các bậc tu hành từ nơi Chơn Tánh hóa giải Nghi Chấp lần tu qua các pháp môn thời mới nhận chân được mỗi Pháp Môn cứu chữa mỗi bệnh mê lầm, không khác nào dùng CƠM HƯƠNG TÍCH. Nếu tu được như thế, biết đặng như vậy, thì mới nhận được Kinh Điển của Đức Thế Tôn bất biến. Bằng chưa biết thì Kinh Pháp kia đối với các bậc ấy vô nghĩa. Vì sao gọi là BẤT BIẾN? Vì Chánh Giác biên tập nơi Kinh Điển thời nào cũng có vị Trực Giác tỏ thông lần theo hiểu biết, lúc nào cũng thích thú đối với bậc Chơn Tu Tự Tánh nên Kinh Điển Bất Biến.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, Tam Tạng Kinh không thiếu sót, lời chỉ dạy lưu truyền không TĂNG GIẢM, vì lẽ gì hôm nay TỰ TẠI ĐẠI BI TÂM bên tập XUẤT THẾ CHƠN KINH? Xuất Thế có nghĩa gì? Chơn Kinh Lý Chí ra sao?
Nầy Thiện Nam, Thiện Nữ, Xuất Thế nó có ý nghĩa không sâu đậm cho lắm, nhưng mục tiêu chính là từ nơi mê lầm lẫn lộn, Tu Chứng Trực Giác Quân Minh. Nó cũng có ý nghĩa: Đương sinh chìm đắm nơi Lục Đạo, mê lầm nơi PHÁP TÁNH vọng khởi đảo điên, tu chứng tỏ tường nhiếp thu Lục Đạo, hoàn toàn giải thoát Sanh Tử Luân Hồi. Cũng có một ý nghĩa: Nương nhờ Thế Gian GIÁC, thân cận gần gũi Nhân Sinh tu chứng Tha Tâm Thông, Lậu Tận Thông, Thần Túc Thông, tận Ngũ Nhãn Lục Thông hoàn giác. Đó là mục tiêu chính XUẤT THẾ.
Về Chơn Kinh lời chỉ dạy diễn nói không phải Y Kinh Diễn Nghĩa, cũng không phải Ly Kinh Nhất Tự, đồng đem lại cho tất cả các bậc tu hành giải mê, Ngộ Nhận đặng rốt ráo tỏ thông Giải Thoát. Lời nói ấy nó chung đồng một quyết định gọi là CHƠN KINH.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, phần kinh pháp lưu lại cốt nhắc nhở chư Bồ Tát hoặc các bậc tu đã từng gặp Phật, đã từng nhiều kiếp Công Đức ngôi Tam Bảo hay hộ trì Chánh Pháp, hoặc từng tu theo Pháp Môn ĐẠI THỪA, đạo hạnh đã từng cung kính đầy đủ các PHẨM HẠNH, nhờ như thế nên chi hiện nay có bậc xem Kinh đương nhiên Trực Giác, có bậc xem Kinh liễu đặng nghĩa Kinh nơi lời Phật dạy. Cũng có bậc xem Kinh chưa hiểu mấy, nhưng đương nhiên sinh ra thích thú vui mừng thọ trì Kính Bái. Ngoài ra, những kẻ tục tử kêu căng ngạo mạn họ chẳng bao giờ ưa thích Kinh Pháp, họ chỉ ưa nghe theo Ngũ Dục, ăn uống cạnh tranh, nếu kẻ này được cầm đến quyển Kinh để xem hay đọc tụng, đương nhiên sinh ra buồn ngủ hoặc uể oải, họ chưa hiểu lấy mảy may chi cả, có đâu đến trọn biết Kinh Pháp. Vì lẽ ấy nên chi từ Phàm Phu phải Thọ Trai niệm Phật lập Công Đức trì giới cúng dường chư Bồ Tát, nương nhờ theo Công Đức ấy mà hóa giải Nghiệp Thức trên, sau phát tâm Đại Nguyện tu tập theo con đường Bồ Tát Hạnh.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, trên con đường Đạo, từ nơi tu cầu tu tập hoặc tu hành, tất cả các lối tu không ngoài tu thế nào cho giải hóa Vô Minh, tỏ soi vạn Pháp Tánh thì mới tỏ rõ vạn pháp là: PHÁP THÂN PHẬT, còn Pháp Tánh là: NHƯ LAI HÀNH DỤNG. Lúc bấy giờ mới nương theo Công Đức của Như Lai để Nhiếp Thu vạn Pháp, cứu cánh từng nơi trong Lục Đạo, gọi là nhiếp thu Lục Đạo như phần trên đã nói, tu nguyện đến rốt ráo Chứng Tri Bát Niết Bàn tròn BỔN NGUYỆN nhập ĐẠI BÁT NIẾT BÀN không còn lấy một kiến chấp. Bằng chẳng như thế tu sinh ra Nghiệp, Nghiệp do Tâm sanh liền tu CỖI GIẢI TÂM, thì Tâm lại sinh Nghiệp, Nghiệp thọ chấp liền có CÕI có CẢNH GIỚI, cư như thế diễn mãi đến sau rốt phải làm nhận nơi HỮU VÔ là hai pháp không ngoài Pháp Tánh, trở thành HỮU DƯ NIẾT BÀN cùng VÔ DƯ NIẾT BÀN thảy đều vướng nơi vạn pháp, chớ chưa tận tường Pháp Tánh vậy.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, nói đến vạn pháp thì vô kể, khó mà diễn giải sao cho hết được. Vì sao? Vì mỗi một pháp thảy đều có vô lượng Thể Tánh của nó biến diễn, nếu có kẻ suốt đời mãn kiếp của họ chỉ mong sao cho chính mình ĐƯỢC, thì nơi Được đó nó có vô lượng Được. Bằng có người suốt đời mãn kiếp chỉ mong sao cho mình Hiền Lành, thì nơi Hiền Lành kia nó vốn có đến vô lượng mơi chốn Hiền Lành. Cứ như thế mãi mãi từ được mất, có không còn hết, mỗi một pháp thảy đều sẳn có vô lượng cho đến Chánh Báo Thọ Báo thảy đều có vô lượng Chánh, vô lượng Thọ, thì thử hỏi các Thiện Nam cùng Thiện Nữ làm thế nào để lựa chọn để tu đến Giải Thoát, đó chính là một câu hỏi yếu tố của các bậc tu hành cần nên hiểu biết.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, Vạn Pháp mỗi một Pháp đều có vô lượng của nó, đến lúc Thiện Nam hoặc Thiện Nữ cùng các bậc Tín Tâm cho đến các hàng chư Thiên chư Tiên nhận thức khác nhau chia ra vô lượng thứ bậc, từ nơi vô lượng thứ bậc trở thành vô lượng nghĩa trong vạn pháp. Do vô lượng nghĩa ấn tượng quan niệm của nhiều thứ lớp cùng với vô lượng Thể Tánh của vạn pháp thì thử suy ngẫm xem có thế nào đếm cho đặng hay diễn nói cho hết đặng chăng? Chỉ trừ ra bậc Chánh Giác tường tận thứ lớp, tường tận chủng tánh, tường tận chủng nghiệp của mỗi loài, của mỗi ý chí của giai cấp, khi họ suy như thế nào, họ nghĩ ra sao, tuần tự mà thấu đáo nghĩa lý của họ không thiếu sót. Vì vô lượng nghĩa trở thành vô lượng Pháp Giới ngăn cách nên chi chư Bồ Tát nguyện HÀNH THÂM PHÁP GIỚI cốt tận giác các ý nghĩa sâu cạn của chúng sanh tạo thành Phật Quả.
Nầy các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, theo như lời nói trên để rõ biết, chư Phật vì chúng sanh lầm mê nơi vạn pháp, sự mê lầm không thể nào nói hết đặng. Ngài rất khéo léo diễn giải Tam Tạng Kinh Điển, không ngoài giải Mê phá Nghi Chấp của chúng sanh, cốt đưa chúng sanh đến Tri Kiến Giải Thoát. Vì vậy nên chi Phật không bao giờ có pháp nào là pháp của Phật cả, chỉ giải Mê Lầm đem đến sự ích lợi bất diệt cho chúng sanh thôi.
Từ nơi vô lượng Nghĩa, vô lượng Thọ, vô lượng Pháp Giới, vô lượng Chúng Sanh lầm lẫn tạo nên vô minh nghiệp quả Chánh Báo Thọ Báo trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Từ nơi di chuyển bên này đến thay đổi bên kia, bậc tu hành đòi lên, kẻ si mê bị xuống, kẻ thời đi qua, người thì đi lại, lộ trình chạy vạy nơi sanh tử, tử sanh, chỉ vì vạn pháp bị sự xáo động của chúng sanh mà vạn pháp kia trở thành muôn hình vạn tướng, vì sạo lạ như vậy? Vì vạn pháp nó vốn là Tâm, Tâm cùng Pháp đồng một thứ. Nó không khác nào: Một thau nước trong phẳng lặng, các Thiện Nam cùng Thiện Nữ đưa ngón tay trên thau nước cùng nhau vẽ vời trên mặt nước. Các Thiện Nam đồng Thiện Nữ vẽ thế nào nó liền y như thế ấy, vẽ hình chi nó đồng ứng như vậy. Nước kia nó không hề ĐOẠN DỊ DIỆT, chỉ có Tâm mê lầm bị đoạn diệt mà thôi, đối vạn pháp trở thành PHÁP TÁNH nó cũng như vậy.
Trong Thiên Kinh vạn điển không ngoài ra giải các Lý Sự mê lầm nơi PHÁP TÁNH, các Thiện Nam hoặc các Thiện Nữ khi tu tập tỏ Ngộ đặng THỂ TÁNH PHÁP TÁNH liền Sở Đắc Vạn Pháp, từ nơi Sở Đắc Vạn Pháp Hành Giác tròn nguyện mà rốt ráo BÁT ĐẠI NIẾT BÀN.
Trên hết ý nghĩa của tập XUẤT THẾ CHƠN KINH nầy không ngoài ra nêu rõ để các Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn GIẢI MÊ, đồng thời biết rõ rằng: MỖI PHÁP MÔN TU HÀNH CỨU CHỮA MỖI BỆNH MÊ LẦM, nhờ như thế tu khỏi chấp pháp, lại nữa, nói lên để Thiện Nam đồng Thiện Nữ biết rõ ràng thời nào Kinh Pháp vẫn sống động, do các bậc tu chấp Tự thọ Ngã, tự tạo Vô Minh nên chưa nhận chân được lời Duy Trì Bảo Pháp, lời chỉ dạy Chân Lý thực thể, làm cho đời đời tu hành tích cực sống động, chớ chẳng phải lời nói của chư Phật dạy cho Tín Chúng TIÊU CỰC đâu mà thời Hạ Lai nầy thường lầm tưởng.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, TA vì ĐẠI BI TÂM cùng TỰ TẠI TÂM mà vạch rõ đường lối tu hành giữa thời LẠC PHÁP chớ chẳng phải MẠT PHÁP để cho Thiện Nam, Thiện Nữ biết lề lối tu hành mà đến Tri Kiến Giải Thoát. ĐẠO PHẬT TA thường nói:
‘SỢ CHƯA BIẾT TU,
CHỚ ĐỪNG SỢ KHÔNG GIẢI THOÁT’
Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn thật hành tu tập Chủ Quán: CÁC PHÁP NHƯ HUYỄN hoặc TƯỚNG KHÔNG BỊ NHIỄM LÀ TƯỚNG GIẢI THOÁT, hay GHI NHẬN CỐT TỎ NGỘ, CHỚ NÊN CHẤP NHẬN BỊ LẦM MÊ.
Nầy Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhơn, TA diễn giải ra đây cũng không ngoài nêu cao tinh thần của chư Phật vì lòng Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả đã từng dày công tạo thành Tam Tạng Kinh Điển, đến ngày hôm nay sự tu hành lầm lẫn lầm lạc nên chi vẫn Kinh Điển đó, nhưng vì chưa biết sử dụng trở thành THAM TÀN BẠO NGƯỢC mà sát hại lẫn nhau làm cho thời Hạ Lai phải chịu khốn đốn, nhân loại bị tàn phá không nơi nương tựa. Vì vậy mà TA phải nói lên lời nói chân thành cứu độ nhân loại được an lành vĩnh cửu. TA không nệ hà chi, chỉ vì lời nói thật thà ngay thẳng MỘT TƯỚNG KHÔNG HAI. Lời nói nầy cũng là lời nói đương thời Hạ Lai đại diện chư Phật kêu gọi nhân loài sự tu hành rất ích lợi hữu hiệu, nhưng sự thật hành nên thịnh trọng làm thế nào:
ĐỨC TRÍ TƯƠNG SONG
CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC
Viết xong tại
TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG
NHA TRANG, VIỆT NAM
Ngày 10 tháng 09 năm 1974
Tức ngày 26 tháng 08 năm Giáp Dần
TĂNG CHỦ
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN