PHÁP-TẠNG PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM
ĐỨC TĂNG-CHỦ
TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
******************
ẤN-TRUYỀN
BIỆT-TÔN VÔ-THƯỢNG-ĐẲNG
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ ẤN-CHỈ V
TRUNG-ƯƠNG HỘI-THƯỢNG
- HỒNG-BÀNG. 42
NHA-TRANG
TẬP II
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
BÀI THỨ MƯỜI MỘT
CĂN-CƠ VÀ TÁNH-CHẤT
CĂN-CƠ và TÁNH-CHẤT là một PHẨM-LƯỢNG trọng-yếu đối với Bậc lãnh-hội Phật-Pháp để tu-hành, nó vốn là cán cân đo tầm mức Phẩm-Lượng thấp-cao tu-chứng trên con đường Tri-Kiến Giải-Thoát .
CĂN-CƠ chính là vốn-liếng hàm-chứa Bảo-Châu Phước-Báo phàm-phu , bằng đầy-đủ căn-cơ đến thành Chánh-Báo PHẬT, cho nên các hàng Bồ-Tát , từ quá- khứ đến hiện-tại thảy đều cấu-tạo căn-cơ , đến Tam-Thế-Phật ba thời vẫn nương nơi căn-cơ thành-tựu Diệu-Quả Vô-Thượng.
CĂN-CƠ chia ra thành BA-PHẨM :
– Phẩm thứ nhất là CĂN-CƠ KIẾN-TẠO đứng nơi hàng Phước-Báo Nhân- Thiên.
– Phẩm thứ hai là CĂN-CƠ BỒI-DƯỠNG đi trên con đường Bồ-Tát-Hạnh.
– Phẩm thứ ba là Phẩm TỐI-THƯỢNG XÂY-ĐẮP QUỐC-ĐỘ nằm theo Bổn-Nguyện Tam-Thế chung cùng . Mỗi một Phẩm như thế phải tu-trì THIỆN-CĂN THIỆN-CHÍ trải qua hàng triệu năm hoặc triệu kiếp mới hoàn-tất . Khi Ba Phẩm hoàn thành Chánh-Giác , gọi là VÔ-LƯỢNG CÔNG-ĐỨC-PHẬT .
Trên con đường Tu-Phật duy nhất phải cố-tạo Căn-Cơ để Thọ-Trì Bảo-Pháp , cho nên PHẬT tùy căn mà thuyết-pháp , còn Bồ-Tát tùy DUYÊN mới hóa-độ . Khi các bậc tu-hành tùy Duyên hóa-độ chính là đương thời của các bậc tu đang kiến-tạo . Bằng tùy Căn thọ-pháp chính là đương thời Bồi-Dưỡng , nơi Phẩm Bồi-Dưỡng là nơi TƯỚNG-TÁNH song tu. Chỗ Duyên-Căn Hóa-Độ là chốn Tiểu-Căn tu trong Sắc-Tướng . Tu về Sắc-Tướng trường-trai lễ-bái y-kinh để tu , đến giai-đoạn ỨNG-THÂN Sở-Đắc . Bằng tu TƯỚNG-TÁNH tương-song thi- hành Hạnh-Nguyện gọi là ĐỨC-TRÍ song tu thì PHÁP-THÂN Chân-Lý .
Thật khó-khăn thay nơi con đường Tu-Phật.
Tiểu-Căn và Đại-Căn , Tiểu-Thừa với Đại-Thừa , mỗi một THỪA nó có kết-quả chung và riêng
THẾ NÀO GỌI LÀ CHUNG VÀ RIÊNG ?
Phái Tiểu-Thừa vẫn dùng TÂM thành-thật , Tâm Thiết-Tha , Tâm Thành-Kính. Nhưng biết làm thế nào để tiêu-biểu BA TÂM kia tu-cầu Chánh-Báo . Thành thử mới dùng hương-đăng Phẩm-Vật , lễ-bái chiên-đàn xây Chùa dựng Tháp , từ nơi Tâm Khởi Duyên Sanh trở thành vạn hình-thức tu-học trong Sắc-Tướng đọc- tụng cầu-vái van xin đến kết-quả vẫn là ỨNG-THÂN Chân-Lý.
Còn phái Đại-Thừa , vẫn thành-thật-tâm , thiết tha-tâm , thành-kính tâm , nhưng nương nơi Tâm cốt đặng tỏ rõ LÝ-SỰ của Tâm di-chuyển , nhờ nương theo Lý- Sự của Tâm di-chuyển mới thâu-đạt vạn-pháp.Từ chỗ TÂM mà phát-minh ra nhiều hình-tướng , những hình-tướng kia do Tâm-Sanh , những Cấu-Nghiệp bởi THỨC chuyển, những cố-chấp bị-ngăn nên chi mới hiện-sanh Pháp Giới mà Sở- đắc Bản-Thể Chân-Tâm , PHÁP-THÂN Chân-Lý.
Nơi hai Giáo-Phái Đại và Tiểu đối với những bậc Căn-Cơ chưa hiểu biết thường phân-tách chướng-đối , Bậc đã từng biết hoặc biết hơn thế nữa thì đặng gọi chung lại là Đạo-Hạnh Trí-Tuệ của hai Môn , phân ra hai lối tu-hành nặng-nhẹ của mỗi bên, do đó mới gọi là Chung và Riêng , ỨNG-THÂN Chân-Lý cùng PHÁP-THÂN Chân-Lý . Bằng Pháp-Thân cùng Ứng-Thân song-tu thì được gọi là VIÊN-GIÁC , mới hoàn-toàn TÔN-CHỈ duy-nhất trên con đường TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT vậy.
THẾ NÀO LÀ ĐANG KIẾN-TẠO CĂN-CƠ ?
Mỗi một Môn-Giáo hay mỗi một cơ-sở chỉ-đạo của một Tông-Giáo nào bất-luận, cho đến thời Đức PHẬT Hiện Thể , các hàng Tín-Chúng phát tâm tu-hành thảy đều chung gồm có đầy-đủ căn-cơ cao-thấp rộng-hẹp Đại-Căn cùng Tiểu- Căn , có những bậc đang Kiến-Tạo Căn-Cơ , có những hàng đang Bồi-Dưỡng Căn-Cơ , đến hàng Chỉ-Đạo xây-đắp căn-cơ hướng-dẫn, đây là diễn-giải gặp đặng hàng Thiện-Tri-Thức ra đời mới đứng vào cương-vị nói trên , ngoài ra có đa-số bậc đang kiến-tạo hướng-dẫn người vừa chớm nở kiến-tạo. Sự Kiến-Tạo là bậc tu cầu Phước-Báo Thiện-Căn Phước-Điền , Phẩm Phước-Sương Kiến-Tạo nó đã có từ thời Cổ-Kiếp , chớ chưa hẳn hiện nay mới bắt đầu kiến-tạo , nhờ như thế nên chi mới đặng lai-sanh kiếp con-người để tu-tập , có như vậy nên chi hiện-nay có những bậc chưa tu mà đã sẵn có thiện-căn Tâm-Đạo sung-sướng nương- tựa nơi Phước-Điền của Thời Quá-Khứ.
Đứng về mặt thể-thức hiền-từ Nhân-Đạo , Thiên đạo , Tiên-đạo , Thiện Căn phải là có Thiện-Chí nơi Tinh-Thần lẫn vật-chất nghị-lực mới kiến-tạo căn-cơ, mới gìn-giữ bản-năng nơi cơ-bản tánh tốt . Bằng suy-tưởng nó rất dễ-dàng , nhưng thực-hiện theo nguyện-vọng tư-tưởng thật khó-khăn kiến-tạo . Vì sao ? Vì Căn-Cơ nằm nơi tiềm-năng nghị-lực , mức-độ nghị-lực do nơi Thiết-Tha- Tâm chủ-động , nơi chủ-động nặng-nhẹ nhiều ít căn-cơ cao-thấp khác nhau.
Căn-Cơ kiến-tạo , từ Vô-Thủy đến hiện nay , nó không bao giờ bị mất , mỗi một khi đã kiến-tạo căn-cơ Phước-Điền , Căn-Cơ Phước-Báo Nhân-Thiên đặng Chánh-Báo lai-sanh trong các Cõi . Căn-cơ tùy nơi lớn-nhỏ rộng-hẹp mà Phước- Báo ứng hiện . Mỗi một khi phát-tâm tu-nguyện thời tùy nơi căn-cơ thọ-lãnh tu- trì . Bậc Đại-Căn Đại-Trí , bậc Tiểu-Căn Thiểu-Trí đó là lẽ dĩ nhiên , do đó nên chi Bồ-Tát tùng-căn mà tu-học , còn nhân-loài phải tùng nơi DUYÊN để khởi- sanh . Từ chỗ quan-niệm nhỏ-nhen đến nơi rộng-rãi . Từ mức tu Tiểu-Thừa bước sang Đại-Thừa bao-la tổng-quát , Đại-Thừa nơi kinh-điển gọi là Đại-Thặng , không khác mấy với chiếc Tàu-Biển so với chiếc Ghe-Thuyền vậy .
Căn-Cơ đứng chung với Tánh-Chất nó trở thành Vô-Minh nghiệp cản . Tánh- Chất do nơi lầm-lạc CÔ-ĐỌNG bị biến thành Căn-Tánh phân chia ra từng lớp- lang bởi mê-lầm . Sự linh-động của Tánh-Chất vô-cùng tế-nhị, nên nó mới lạm quyền che Phật . Tứ-loài lầm nơi nó , phải sống từ tư-tưởng hành-động cử-chỉ và trạng-thái theo qui-chế của Phật-Tánh , chịu nơi đường hướng Chúng-Sanh-Tánh thọ các nghiệp làm chúng-sanh, chớ không đứng vào cương-vị Phật, nên chi đa số hẹp-hòi bảo-thủ xâm-xỉa nhau , cạnh-tranh bần-tiện hơn là rộng rãi bao-dung , dù cho các bậc tu-hành thật biết kiến-tạo căn-cơ là Bảo-Châu Ngọc- quý nhưng hiếm bậc có đầy đủ nghị-lực qua các trở-ngại của Tánh-Chất . Nhưng lạ thay ! Tánh-Chất che đặng Phật mà trái lại không thể nào phá vở hàm-chứa căn-cơ của các bậc Kiến-Tạo hay Bồi-Dưỡng .
Thật mấy ai hiểu Thể-Tánh Vạn-Pháp mà chu-đáo đặng tánh-chất hữu-hoá xếp- đặt thứ-tự căn-cơ hay ngăn-cản căn-cơ không cho kiến-tạo Phước-Điền cùng Chánh-Báo . Chỉ trừ bậc tu-chứng qua từng lớp , đến giai-đoạn đầy-đủ Chánh- Giác mới mang tài-liệu để minh-giải mà thôi .
Mỗi một khi mê phải lệ-thuộc nơi lầm , còn đứng trong vòng lầm-mê phải sống nhờ, chết gởi, vạn lối cuồng-quay sanh-tử , vì tánh-chất lạm quyền di-chuyển , ứng-hiện Sơn-Hà Đại-Địa lương-thực nuôi-dưỡng thân-mạng lý-trí , sống không ngoài Sắc-Pháp Hình-Tướng Vũ-Trụ Tam-Thiên thời làm sao các bậc tu-hành chưa tận giác thấu đặng.
Tánh-chất nó điều-động mỗi một Cá-Nhân , thân tâm cùng lý trí của mỗi con người , mỗi hàng thứ bậc , nó làm cho mỗi bậc tu thấp-cao nào cũng như thế , họ tu-hành thiết-tha hay thành-thật đến đâu cũng thế , nhìn mặt ngoài Sơn-Hà Vũ- Trụ , nhìn căn-tánh của mỗi người để chỉ-trích phê-bình thì rất dễ nhìn . Bằng nhìn thân-mạng thâm-tâm căn-cơ của chính mình khó mà nhìn thấu , do đó nên chi không thể biết đặng sự mê-chấp của mình , căn-cơ tu-trì mình đang thực-hiện thọ lãnh ở mức-độ nào , thì làm sao nhìn đặng căn-cơ của hàng cao-cống ?
Bậc Chỉ-Đạo khéo-léo biết đặng Căn-Cơ những bậc thấp-kém , trí-tuệ nặng-nề , thân-tâm uể-oải lúc nghe Pháp buồn ngủ , công-phu biếng-trễ , chưa hóa-giải thân-tâm vướng-đọng , liền tùy theo CĂN mà chỉ-dạy Pháp-môn tu-hành để lần tiến , hiện nay trở thành nhiều lối tu-hành về Đạo-Phật . Cũng như có thể nói trăm sông trở về với một biển . Bậc Căn-Cơ kiến-tạo gìn-giữ Phước-Điền . Bậc Bồi-Dưỡng Căn-Cơ trọng-trách về Bản-Giác . Bậc Xây-Đắp Căn-Cơ quan-hệ về Duyên-Căn đồng chung với nơi Bổn-Nguyện Tam-Thế mà Viên-Mãn . Nơi Ba Căn nầy phần trên chia ra thành BA PHẨM . Bậc đang Kiến-Tạo không thể nào nhìn thấu Bậc đang Bồi-Dưõng Căn-Cơ . Bậc Bồi-Dưỡng không thể nào hiểu đặng Bậc đang Xây-Đắp, chỉ TIN-VÂNG , lần theo Tu-Tập lướt qua từng giai- đoạn mà thôi.
THẾ NÀO LÀ BẬC ĐANG BỒI DƯỠNG CĂN-CƠ ?
Bậc Bồi-Dưỡng Căn-Cơ , phụng-sự nơi GIÁC-CHÂN cùng GIÁC-TÁNH , nên Bậc nầy lướt qua từng hoàn cảnh vạn-pháp , Thuận không vui-mừng , bằng Nghịch chẳng hờn-oán , được gọi là HỶ-XÃ thân-tâm . Bậc nầy phụng-sự nhiếp- thâu Giác-Chân , Giác-Tánh , nên tỏ rõ vạn-pháp chuyển quay , do đó mới nói :
PHÁP TƯƠNG-ĐỐI , PHÁP LẦM THAN ,
VỪA NGĂN TRÍ TUỆ, LẤP ĐÀNG VIỄN-THÔNG .
NGHĨ SUY HAI PHÁP TƯƠNG-ĐỒNG
THUẬN THƯƠNG,NGHỊCH GHÉT THÊM LÒNG TÁI-TÊ.
Bậc Bồi-Dưỡng , từ chỗ Phát Tâm-Nguyện phải thực-hiện Tâm-Nguyện nơi mình , từ ở chỗ giúp-đỡ cho mọi người ở nơi thọ-chấp căn-cơ suy-kém , phải bao-dung tha-thứ , gọi là Hạnh Bồ-Tát hay BỒ-TÁT-HẠNH cùng BỒ-TÁT NGUYỆN cũng thế.
Bản-Chất của những bậc đang Bồi-Dưỡng phải có đức-tánh bao-dung hóa-giải , ưa thích nghe Pháp , đồng-thời thường thuyết-pháp giúp-đỡ cho những bậc yếu- kém chưa hiểu-biết , đó mới được gọi là ĐẠI-BI , ĐẠI-TRÍ , ĐẠI-DŨNG . Bậc nầy say-đạo cùng khuyến-đạo , biết gìn-giữ thân-tâm Quả-Vị đang Bồi-Dưỡng . Bậc Bồi Dưỡng đa phần tu trên con đường Tỏ-Tánh , qua vạn Pháp Tâm không mắc-miếu ,cho nên có tinh-thần cầu Đạo , lãnh Bảo-Pháp làm món ăn , gần Đạo- Tràng hơn gia-tộc , lại tìm các Pháp sâu-đậm để tu nên đặng tự-tại vô-ngại . Nói chung bậc Bồi-Dưỡng Căn-Cơ toàn-diện thảy đều là Đại-Thừa Bồ-Tát-Nguyện.
Nói đến Căn-Cơ thì có Tiểu-Căn Đại-Trí , bằng nơi Pháp-môn Tu-Chứng có Đại- Thừa cùng Tiểu-Thừa. Thật ra nó không có quyết-định cho các hàng Tu- Chứng nơi thân-tâm , Vì sao ? Vì đặng tu-hành Pháp-môn ĐẠI-THỪA mà lý-trí Tiểu-Căn phụng-sự trăm nghìn sắc Tướng , thì đó chính nơi Đại-Tiểu để mà tu . Bằng tu pháp môn Tiểu-Thừa mà lý-trí bao-dung phụng-sự hóa-giải , lướt qua từng giai-đoạn trăm nghìn hình-tướng đặng Giác-Chân , thì đó chính là nơi Tiểu mà Đại để tu.
Con đường Tu-Phật duy nhất có Phật-Thừa , chung gồm Đạo-Đức cùng Trí-Tuệ. Còn đứng về Căn-Cơ Tánh-Chất gọi là Căn-Tánh nó chỉ có Thành-Thật và Thiết-Tha Tâm gọi là THÙ-THẮNG-TÂM mới ổn-định đặng con đường Tri- Kiến GIẢI-THOÁT.
Ngặt thay ! Chúng-sanh đa bệnh PHẬT phải Đa-Hạnh . Sự bất-đồng nơi Căn-Cơ điên loạn Thành-Thật Thiết-Tha sai-biệt nơi Tâm-Thức Chúng-Sanh , làm sao qua các trở-lực , kiến-tạo đến chổ Thù-Thắng-Tâm cứu-độ bản-thân lầm-mê trở thành Chánh-Giác ?
Đáng lo nghĩ thay ! Từ nơi Căn-Tánh phải tự thân-tâm sáng-tạo CÔNG-NĂNG , có Công-Năng lành-mạnh thì Kiến-Tạo đặng căn-cơ đầy-đủ , có chốn Thù- Thắng-Tâm đặng mức sung-mãn Bồi-Dưỡng . Nhưng vì sự lầm mê cao-vọng mà con đường tu-tập mới lâm vào chỗ Háo Danh-Căn . Vì nơi điên-đảo hiếu-kỳ vô lối mới bị tu nơi Thần-Quyền-Căn , trở thành quá nhiều căn-tánh như sau:
– NƯƠNG-TỰA CĂN – THẦN-QUYỀN-CĂN .
– TỊNH-BIỆT CĂN – HÁO-DANH-CĂN .
– THAM-LAM CĂN – ĐỀ – ĐẠT – CĂN .
– THÀNH-THẬT CĂN – THÙ- THẮNG – CĂN .
Từ chỗ căn-cơ cao-thấp có thể nâng lần nơi TÂM-ĐẠO mà hình thành Chánh- Báo . Chớ từ nơi Căn-Tánh phát huy thật khó-khăn trên con đường Giác-Ngộ hoàn-mỹ . Vì sao ? – Vì Nương-Tựa căn quá Yếu , Tịnh-Biệt-Căn quá khô , Tham-Lam-Căn vấp phải Thọ-Chấp An-Trụ , Đề-Đạt-Căn hóa-sanh Pháp-Giới , thời làm thế nào mà đặng GIẢI-THOÁT MÔN ?
THẾ NÀO TỐI-THƯỢNG XÂY-ĐẮP ?
Bậc Xây-Đắp-Căn là bậc đã từng trải qua từ Vô-Lượng-Kiếp , đặng Vô-Lượng Thọ , Tỏ Vô-Lượng-Nghĩa , thâu-đạt Pháp-Giới , thấu-rõ tường-tận BẢN-THỂ- TÂM , sự diễn-hành nơi Pháp-Tánh . Bậc nầy trọng-lượng về Tánh-Chất hơn về Căn-Cơ . Vì sao ? – Vì hàng-phục đặng Tánh Chất diễn-hoá lầm-mê xong thì Căn-Cơ liền đầy-đủ CHÁNH-GIÁC.
Chẳng khác mấy vị Đại-Lương-Y đã từng chữa các con bệnh , đã từng thật tỏ vị thuốc nào công-dụng chữa trị con bệnh ra sao , không còn quái-ngại nghi-ngờ , rụt-rè đối với con bệnh.
Bậc Xây-Đắp Tận-Giác chu-vi Pháp-Giới do nơi Căn-Tánh diễn-hóa thụ-sanh thành-hình , đã từng nương nơi Pháp-Giới nhiếp-độ tận-tường thị-chứng mới thực-hành Mười Danh-Hiệu , chia Ba-Phẩm , Diệu-Dụng Hành-Dụng đồng với Tam-Thế-Phật ba đời .
THẾ NÀO LÀ 10 DANH-HIỆU CHIA BA PHẨM?
Từ Phẩm thứ NHẤT đến Phẩm thứ BA , Bậc nầy QUÁN NHƯ-LAI , chỉ cho tất cả TÂM Quán Như-Lai , Hành-Sự Như-Lai Ấn-Chỉ cho tất cả Hành-Dụng nương Như-Lai , cứu-độ bình-đẳng , từ hàng Tiểu-Căn đến Đại-Căn thảy đều Tận-Độ , Đạo-Hạnh Trí-Tuệ không hai . Cúng-dường NHƯ-LAI Thề-Nguyện- Sự Sở-Đắc CHÁNH-BIẾN-TRI , chung cùng với tất cả Chúng-Sanh HÓA-ĐỘ , NGHIÊM-TÚC-ĐỘ , THỰC-HIỆN CHỨNG-TRI-ĐỘ , PHỔ-ĐỘ CỨU-KHỔ PHIỀN-NÃO-ĐỘ , nên xưng tán :
NHƯ-LAI , ỨNG-CÚNG , CHÁNH-BIẾN-TRI .
đó là HÀNH-DỤNG-PHẨM .
Phẩm thứ hai : Vì nhìn-nhận tất cả chúng-sanh đang lẫn-lộn nơi luân-hồi sanh- tử , sự tường-tận đường đi của cái Mê , lối về Chánh-Giác , do căn-tánh tập- nhiễm , tập-ái trưởng-thành Tập-Khí Sanh-Tử , từ nơi sanh-mạng phải thọ-mạng theo Pháp-Giới , chia ra từng phần , từng các Cõi , nó không ngoài NGŨ-TRƯỢC Ác- trược nơi Kiếp-Trược , Phiền-Não-Trược , Kiến-Trược cùng Mạng- Trược , nên Thề-nguyện khai-thị làm cho Chúng-Sanh kiến-thị (tri-kiến), lại ẤN-CHỈ cốt TRỰC-THỊ (thị chứng) , Sở-Đắc TAM-MIỆU TAM BỒ-ĐỀ , nên mới xưng-tán là : MINH-MẠNG-TÚC , THIỆN-THỆ , THẾ-GIAN GIẢI. Đây là Phẩm thứ Hai: DIỆU-DỤNG-PHẨM .
Phẩm thứ Ba : Bậc nầy chưa bao giờ suy-tưởng thời quá-khứ hay mong-mỏi đến Vị-Lai , NHẤT-NGÔN TRI-KIẾN-PHẬT nên tận-dụng hiện-tại THỂ-TÁNH Thực-tại mà hóa-giải PHẬT-PHÁP BẤT-LY THẾ-GIAN-GIÁC . Tất cả nơi lầm-lạc của chúng-sanh thuận-nghịch đều khai-hóa , lại vì Đại-Bi Đại-Trí mà xây-đắp tất-cả có Thiện-Căn Thiện-Chí , khai-hoang vô-minh đặng Trực- Giác . Vì sao ? Vì Bậc nầy cương-vị Giác-Tướng Chân-Như , còn tất-cả từ Thiên đến Tiên nơi Tứ-Loài đang còn hư-vọng , bị thọ-ngã giả-tướng , đang còn suy-tưởng quá-khứ , mộng-tưởng vị-lai nơi Ba-Thừa Chánh-Báo Phước-Điền , do nơi thực-tại hiện-tại ấn-chỉ mới gọi là :
THIÊN-NHÂN-SƯ – ĐIỀU-NGỰ TRƯỢNG-PHU – VÔ-THƯỢNG-SĨ – THẾ-TÔN – PHẬT
Bậc VÔ-THƯỢNG-SĨ chính là GIÁO-SĨ . Từ Thế-Gian đến Xuất-Thế-Gian thảy đều Tôn-Sùng kính-ái , đã Tri-Đạo , khéo Thuyết- Đạo đúng căn-cơ tất-cả Tứ-Loài , tất-cả nương nơi TRỰC-TÂM mà đặng TRỰC-THỌ , nương nơi GIÁC-TƯỚNG mà tỏ THỰC-TƯỚNG , đầy-đủ Uy-Nghi , đầy- đủ Nghị-Lực , từ nơi hình-thức nhiễm-hóa chúng-sanh , ý-thức hẹp-hòi , Tạng- thức vọng-đảo mà chúng-sanh tu-trì , trí-tuệ tăng-trưởng TRI-KIẾN GIẢI-THOÁT .
Mười DANH-HIỆU chia thành BA-PHẨM , đó là BỔN-NGUYỆN của BẬC XÂY-ĐẮP , BA-THÂN VIÊN-MÃN CHÁNH-GIÁC .
Đối với Bậc thực-hiện Mười Danh-Hiệu thật khó gặp , khó biết . Vì sao ? – Vì bậc nầy đồng-ứng nơi Bổn-Nguyện Tam-Thế mà Thị-Hiện . Từ ngôn-ngữ , hành- động không khác với Nhân-Sanh , do đó nên Thánh-Tăng Bồ-Tát đều chưa biết làm sao Thiểu-Căn kém trí hay đặng sự HÀNH-DỤNG NHƯ-LAI-TÁNH , nơi DIỆU- DỤNG đều trưởng-thành NHƯ-LAI DIỆU-DỤNG. Vì sao ? – Vì Năng-Sở VÔ-NGÃ , ĐẠI-NGÃ phát-huy đồng-đẳng Tam-Thế mà Hành-Dụng Diệu-Dụng . Chỉ trừ Bậc Bồ-Tát Hạnh-Nguyện BÁT-NHÃ-TRÍ, dùng GIÁC-TƯỚNG mới nhìn nhận đặng phần nào thôi, nên mới gọi là khó gặp .
Đến nổi cận-thuộc , sống chung hay thân-cận không hề hay biết , làm sao nhân- sanh quần-chúng nhìn nhận đặng ? Chỉ trừ ra những bậc Tin-Vâng thực-tiễn tu- cầu . Nhờ sự tu đặng kết-quả cạn sâu thâm-nhập nhiều ít mà ái-kính Giáo-Môn , chớ nào ái-kính TIN vào nơi Bậc Tối-Thượng để ái-kính .
Hoặc giả hàng Bồ-Tát , tu Hạnh-Bồ-Tát , Bồ-Tát chứng-tri có thể nhận-thức bậc chỉ-giáo THIỆN-TRI-THỨC nầy chính là Bậc TỐI-THƯỢNG-TÔN . Nhưng vẫn ngờ- vực chỗ Diệu-Dụng , do đó nên còn phải tu , đến trình-độ mức-độ Chứng-Thị , thời vạn-sự nó đã qua , thời Xây-Đắp của Vô-Thượng-Sĩ đã hoàn-toàn BÁT-ĐẠI , thử hỏi làm như thế nào nhìn nhận đến NHẤT-TÂM NHƯ-TƯỚNG TẬN-GIÁC CHÂN-TÔN .
Sự khó khăn nhìn-nhận thay ! Vì sao ? – Vì dụng nơi Sắc để thấy hoặc nhãn-quang nhận-chân , thì Vị Xây-Đắp vẫn là Sắc-Tướng con người , vị này vẫn là một Con-Người đồng-đẳng sanh-sống . Lúc Hành-Dụng CÓ, thời có trăm nơi vạn chốn trang-hoàng . Bằng nhìn nhận đặng thì :
TÂM KHÔNG NHIỄM TRƯỚC GIÁC-TOÀN THỂ-CHÂN (Tướng-Tánh) . Thật hiếm thay ! Mấy ai đã nhìn đến .
Bằng những vị Xuất-Gia hay Thượng-Tọa Đại-Đức đang thực-hiện Xây-Đắp Căn- Cơ đồng chung Bổn-Nguyện , vẫn có sẵn hàng nghìn Thượng-Toạ Đại- Đức , làm sao phân-định được vị nào Chánh-Giác Thượng-Tôn ? Nếu đến gần thưa hỏi bằng THINH (tiếng) thì Vị nầy giải-đáp tùy công-năng ứng-hiện , làm sao thấu đặng Bậc Vô-Thượng-Sĩ Chân-Tôn . Nơi KIM-CANG Kinh-Pháp đã từng gặp cảnh khó-khăn nầy nên mới có tài-liệu chỉ -giáo như sau :
NHƯỢC-DĨ SẮC-KIẾN NGÃ, ÂM-THANH CẦU NGÃ .
THỊ-NHÂN HÀNH TÀ-ĐẠO, BẤT NĂNG-KIẾN NHƯ-LAI.
Bậc Vô-Thượng Chân-Tôn có bốn nhiệm-vụ trọng-yếu Xây-Đắp Nhân-Sinh Tứ- Loài . Thế nào gọi là Bốn Nhiệm-Vụ ?
– Nhiệm-vụ thứ NHẤT : Mang Hạt-Giống NHƯ-LAI GIÁC-TƯỚNG để chứng- minh Tứ-Loài Thọ-Ngã Giả-Tướng về nơi GIÁC-TƯỚNG .
– Thứ HAI : Làm TẬN-ĐỘ chúng-sanh cúng-dường NHƯ-LAI-PHẬT .
– Thứ BA : Chúng-Sanh-Giới gặp PHẬT, đặng làm Đệ-Tử với Phật .
– Thứ BỐN : KHAI-HÓA CHƠN-TÁNH khỏi làm đoạn Duyên PHẬT .
Bậc Giáo-Sĩ Thượng-Đẳng Toàn-Thiện , có Toàn-Thiện mới toàn-diện cứu-độ Tứ-Loài . Từ hàng Tiểu-Thừa lần khai-hóa , phát Dũng-Mãnh-Tâm , đặng vào hàng Đại-Thừa Bồi-Dưỡng , cho nên Kinh-Pháp đã nói : THỊ-ĐẠI THẦN-CHÚ, THỊ-ĐẠI MINH-CHÚ , THỊ VÔ-THƯỢNG-CHÚ, có ý-nghĩa là: Từ nơi Tiểu- Thừa bước sang Đại-Thừa tu-tập minh-mẫn Đại-Thừa , tu Đạt đến Vô-Thượng- Chú, NHẤT-TÔN TỐI-THƯỢNG-THỪA GIÁC-NGỘ . Phải chăng Bậc Toàn- Thiện Vô-Thượng-Đẳng mới Tận-Độ toàn-diện chăng?
Bậc nầy thật tỏ , còn tỏ hơn thế nữa , toàn-diện có hàng lớp-lớp căn-cơ của mỗi thứ bậc . Từng bậc để dạy-dỗ , đến kẻ khó dạy-dỗ vì điên-đảo nghi-ngờ chưa hóa-giải , đến giai-đoạn thọ-lãnh đặng sự hóa-giải thời kẻ khó dạy kia sinh Tâm phát-nguyện , tán-thán chưa bao giờ đặng nghe hôm nay mới đặng-nghe , chưa bao giờ đặng biết ngày nay mới đặng biết , đó chính là Thị Đại Thần-Chú , đặng vào biển-cả tu-hành với Pháp-Môn Đại-Thừa , đến thời nào Căn-Tánh nở hoa , kẻ kia sạch Lý , sạch Pháp-Môn Đại-Thừa , liền tự-nguyện BÁT-NHÃ , nhiếp- thu Tận-Độ chúng-sanh , Bồi-Dưỡng Căn-Cơ gọi là Thị Đại MINH-CHÚ , cùng rốt-ráo đến Thị VÔ-THƯỢNG-CHÚ , thời sự khó dạy-dỗ kia đâu còn là kẻ khó dạy?
Những bậc thô-sơ Thiểu-Căn , cho đến hàng Đại-Căn Đại-Trí , chưa Tận-Giác chưa thể nào thật tỏ tường tận. Bậc đã nói đặng lời Minh-Thuyết kia từ nơi TỰ-TÁNH GIÁC-CHÂN thuyết-minh toàn-diện chân-thật , không còn thọ-ngã Giả- Tướng , đều là lời MINH-THUYẾT PHẬT-THỪA , không trong chẳng ngoài mới Đại-diện lời nói.
Bậc Giáo-Sĩ Vô-Thượng không lấy nơi Thăng-Trầm của các hàng Tín-Chúng làm cứ-điểm . Vì sao? -Vì thật rõ nơi thăng-trầm do nghiệp-thức , mộng-tưởng điên-đảo hình-thành thăng-trầm lui tới , chưa đáng kể . Chỉ chủ-đích hóa-giải tùy CĂN, hóa DUYÊN tùy CẢNH, hóa ĐỘ tùy DỤNG, PHỔ-ĐỘ Biện-Minh, vì tất cả chúng-sanh đang ở nơi trọng-lượng Pháp-Giới , nên bậc Xây-Đắp dùng toàn nguyện CHÂN-TÔN để hướng-dẫn , chỉ trừ ra những bậc cô-đọng thọ-ngã, Phật bất hóa độ mà thôi.
Bậc Vô-Thượng-Sĩ , tận-thấu lớp-lớp tu-đạt , vì NGÀI đã từng lướt qua từng giai-đoạn NĂNG-SỞ KIẾN-TRI Thọ-Ngã . Họ tu như thế nào , họ định-hướng mộng-tưởng ra sao , bị nơi 62 kiến-chấp như thế nào mà trụ-xứ bốn-tướng THƯỜNG-LẠC NGÃ-TỊNH . Khi đã lâm nơi Định-hướng , chính bản-năng Chứng-tu điều-khiển , nên có nhiều lý-lẽ thủ-chấp , không thể nào nghe lời giải- tỏa của Bậc Thượng-Ngôn.
Đương thời của Đức Thế-Tôn còn tại Thế , vẫn diễn tấm-tuồng như Đề-Bà Đạt- Đa thay , đến thời Hạ-Lai còn tái-diễn nhiều tấm-tuồng hơn thế nữa , bậc Giáo- Sĩ Vô-Thượng phải tận-dụng thuyết-minh , lời Minh-Thuyết Căn-Cơ và Tánh- Chất cốt giải-tỏa tình-trạng , không bao giờ Chấp-Trụ mà Trụ-Chấp chỉ vì quan- niệm nơi Căn-Cơ Tánh-Chất hữu-hóa nên nó như thế.
Chính ra Đề-Bà-Đạt-Đa là bậc Đa-Trí Đại-Cường , do nơi Đại-Cường nên lâm vào Cường-Trí . Sự Cường Thể-Thất nơi nó hay va-chạm , từ nơi va-chạm phát- sinh nghịch-hành củng-cố . Tự-Tánh bất-tín Đạo-Hạnh , làm sao Chánh-Tín Đạo- Tràng mà am-tường Tam-Thế Mật-Tôn để tỏ-thông Chánh-Định giao-cảm Mười-Phương , chư Thiên cùng các Cõi.
Sự khắc-khe bên mặt và bên trái , sự khó hiểu nơi Giác-Trí với Đạo-Tràng Đại- thừa cùng Tiểu Chúng. Đề-Bà Đạt-Đa tuy nhiên Đa-Trí, nhưng trực-thuộc Tánh-Chất Đại-Cường hữu-hóa, bởi cớ-sự trên nên không trụ mà trụ-chấp, Tự- Mãn cho mình là Phật, cạnh-tranh với Đức BỔN-SƯ .
Vẫn nơi thời ấy, có Đức DUY-MA CỔ-PHẬT trợ Đạo bằng giải pháp TRUNG- TÔN hóa-giải , Đức Duy-Ma tận-thấu tất cả mức tu-chứng của các hàng Bồ-Tát, Ngài là Bậc Tri-Đạo tường-tận mức-độ , tùy Căn-cơ, tùy Pháp-Tánh diễn-đạt hóa-giải chấp-mê cho từng lớp-lớp. Ngài đã từng suốt-suốt ĐẠO-HẠNH TRÍ- TUỆ tương-song, không còn phân-đối. Ngài lại biện-minh chứng-từ nơi Phẩm Cúng-Dường Như-Lai hay Phẩm A-SÚC Quán Như-Lai, làm cho thời Mạt-Pháp có con đường tươi-sáng, cốt thứ-tha con đường nghịch-hạnh, tránh khỏi oán-cừu, Sở-Đắc Chân-Lý NHẤT-TÔN mà TẬN-GIÁC .
Đức BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI-PHẬT, NGÀI chính bậc CHÍ-TÔN VÔ- THƯỢNG-HẠNH. Thật khéo thay! Bậc CHÍ-TÔN VÔ-THƯỢNG-ĐẲNG. Lành thay ! Toàn vẹn TAM-THÂN viên-mãn CHÁNH-GIÁC. Ngài vì tất cả Tứ- Chúng hóa-giải mà công-nhận: Đề-Bà Đạt-Đa là thầy, lời công-nhận nầy viên mãn bất khả tư nghị thuyết ngôn. Ngài lại Thọ ký Đề-Bà Đạt-Đa thành Phật nơi kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA, Phẩm Đề-Bà Đạt-Đa như sau :
Ông Đề-Bà Đạt-Đa sẽ thành Phật , hiệu THIÊN-VƯƠNG Như-Lai , có đầy-đủ Mười Danh-Hiệu . Chánh -Pháp thời Thiên-Vương trụ lại đời 20 trung-kiếp, Giáo-Hóa hằng-hà sa-số chúng-sanh, phạm-vi từ A-La-Hán đến Duyên-Giác, tất cả chúng-sanh đời ấy đều phát-tâm Vô-Thượng , mức tu tận cùng đến Bất- Thối chuyển.
Lạ thay! Thâm-Tình nơi Đức CHÍ-TÔN Vô-Thượng, đứng trước sự-lý điêu- đứng của Đề-Bà, Chí-Tôn không mảy-may vướng-đọng tâm-chí Đại-Cường , xem Đề-Bà Đạt-Đa là phẩm Trợ-Đạo Nghịch-Duyên liền đặng Ngài Chứng- minh thành Phật , hiệu-Danh chớ chưa hẳn là Chánh-Giác Phật. Vì sao ? Vì trụ đời Hai-Mươi Trung-Kiếp đổi thay , chỉ-dạy giáo-hóa chúng-sanh hàng phạm-vi hàng Nhị-Thừa A-La-Hán, Duyên-Giác. Phải chăng Bậc Đại-Trí còn phải tu tập giải-tỏa nơi Đại-Cường sống chung với A-La-Hán Hạnh thuần-túy hình thành Đức-Trí Tương-Song khi bấy giờ mới Chánh-Giác thành Phật . Lời minh- thuyết nầy chưa phải là lời Tăng-Thượng của những vị Tiền-Bối Giao-Duyên . Chính thuyết-minh lưu-lại thời nầy, thời sau nhìn-nhận đặng . Căn-Tánh như thế nào phải hướng lấy trên con đường Giải-Thoát Chánh-Giác . Khi Bậc đã Xây- Đắp Căn-Cơ rất quan-trọng những điều chưa đúng với tiêu chuẩn thành- đạt, phải xây-đắp càng vẹn-toàn bao nhiêu thời đến rốt-ráo bấy nhiêu chưa phải là DƯ hay THIẾU.
Khi Đức THẾ-TÔN Thọ-Ký cho ông A-NAN thành Phật , với Bản-Chất Đa- Văn , Ngôn-Thuyết chớ chưa phải năng-hành , rất tuyệt-tác , chứng từ như sau:
Ngài Thọ-Ký ông A-Nan ở đời sau sẽ đặng làm Phật hiệu: Sơn-Hải-Tuệ Tự-Tại Thông-Vương Như-Lai có đầy đủ 10 Danh-Hiệu, Cúng-Dường 62 ức Đức-Phật, hộ-trì Tạng-Pháp, vậy sau mới chứng Vô-Thượng Chánh-Giác, giáo-hoá hai mươi nghìn-ức, hằng-hà sa-số Bồ-Tát làm cho thành Đạo Vô-Thượng Chánh- Giác.
Cán-cân nơi Căn-Cơ, Phẩm và Lượng hữu-hóa nơi Tánh-Chất rất quân-minh bình-đẳng không sai-chạy một mảnh lông chân Cừu. Giữa thời Hạ-Lai Ta thành lập NHẤT-TÔN-HẠNH nhất-định Đức-Trí tương song thực hiện Trực-Giác, lại tuyên-thuyết Minh-Giải cốt Phụng-Hành Chánh-Pháp.
– Nam Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni-Phật lập: CHÍ-TÔN-HẠNH.
– Nam Mô Duy-Ma Cổ-Phật lập: TRUNG-TÔN-HẠNH.
– Nam Mô Tịnh-Vương Tăng-Chủ lập: NHẤT-TÔN-HẠNH.
Lễ-bái, nghiêng mình kính-bái Đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Bậc Chí- Tôn Vô-Thượng-Hạnh. Lành thay! Ngài Viên-Minh Ba-Thân đồng nhất, Ngài xây-dựng toàn-diện về sau, đương thời Ngài là Bậc Vô-Thượng-Sĩ, đã đánh tiếng trống ban đầu, mở màn giải tỏa nghịch-hạnh trong thời Chánh Pháp Chí- Tôn. Đến Hạ-Lai phải chăng có nhiệm-vụ bổn-phận minh-thuyết giải-bày Vô- Thượng Chí-Tôn cao- cả, nên ban-bố Minh-Tâm Phổ-Thuyết cho đời sau có tấm gương bất-diệt, Đức-Trí Tương-Song mới hoàn-mỹ Chánh-Giác. Kính bạch Ngài Chí-Tôn Vô-Thượng-Hạnh, đã từng hoan-hỷ nhiếp-độ Chứng- Minh Đại-Cường-Hạnh, Ngài toàn-năng toàn-hiện phổ-chiếu đức-độ cao-siêu. Thêm trong thời, Bậc Cổ-Phật Trung-Tôn Duy-Ma Cổ-Phật thị-hiện bảo-trì, một ngón tay hóa-giải ngăn-chấp tuyệt-vời. Kể nay tiếng trống Hạ-Lai sau cùng kết- thúc. Nhất-Tôn-Hạnh MinhTôn đồng xưng-tán.
Nam Mô Giáo Chủ Chí Tôn Hạnh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh
Ngày mùng Tám, tháng tư bất diệt
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI HAI TƯ TƯỞNG ĐỐI VỚI PHẬT ĐẠO
Tư-Tưởng với Phật-Đạo, Tư-Tưởng là nguồn-máy khởi-điểm phát-hiện, do Cảnh sanh Tình nó phát-hiện đủ hình-thức. Những Bậc Đại -Trí, Đại-Căn biết sử- dụng các tư-tưởng, nương nơi tư-tưởng truy-tầm tỏ-tánh, gọi là: nương nơi vạn-pháp tỏ pháp. Phật-Đạo không chấp-nhận Tư -Tưởng làm nơi Giác-Tưởng, chỉ lần tu đạt BÁT-NHÃ-TRÍ, Điều-Ngự tất-cả Tư-Tưởng mà CHÁNH-GIÁC.
ĐẠO-PHẬT mới cho Tư-Tưởng là DUYÊN-KHỞI, Duyên-Khởi đứng trên Thế- Giới con người công-nhận-diện thì nó phát-sanh vô cùng tận, gọi là trùng- trùng duyên-khởi, trở thành Biển-Khổ Sóng-Cồn. Duyên-Khởi giao-tế từng giai-đoạn không ngoài Sanh-Diệt, tất cả lầm-lạc nơi tư-tưởng, bị đổi Cảnh thay Tình, cái sống sự Sống vẫn đi trong cơn mê hoài vọng tưởng-vọng, không ngoài SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ để mà sống, trong sự sống hòa với cái Sống, có lúc ĐỒNG, có khi BẤT-ĐỒNG liền dị-tưởng chướng đối, nên mới có chỗ THUẬN và NGHỊCH, gọi là PHÁP-GIỚI Tử-Sanh.
Những Bậc tu Đại-Căn, lướt qua từng bối cảnh do tư-tưởng thành hình, làm căn-bản sáng-soi Căn-Nghiệp, Nghiệp-Chướng, Căn-Nghiệp Nghiệp-Lậu và Kiết-Sử, cốt tường-tận Pháp-Giới, tỏ-tường con đường lầm-lạc của tư- tưởng, thì Tư-Tưởng kia làm ngọn đuốc Trí-Tuệ. Khi thật tỏ rõ nó không còn là Trí-Tuệ, liền thâu-đạt GIÁC-TRÍ về NHƯ-TRÍ, nó là con thuyền BÁT- NHÃ vậy.
Bằng phàm-phu chưa hiểu Thể-cách công-dụng tư-tưởng, thường chìm-đắm nơi Tư-Tưởng Thọ-Ngã, phát sanh Tự-Hào Cá-Nhân, Cá-Tánh, Căn-Nghiệp, gây-hấn tự gây tạo nhiều phiền-não chính bản thân mình chưa hiểu lại ai- oán kẻ thân-cận, ràng-buộc lấy mình mà không hay biết, trở thành lối sống đầy hoàn-cảnh gai-góc, vô-tình hoặc cố-ý hiện-tại chính thân-tâm mình bị sanh nơi mờ-mịt. Đối với Bậc Đại-Trí rất tường-tận sự lầm-mê của hoài- vọng, sự chìm-đắm trong tư-tưởng bị-sanh nơi hành-động nên thân-mạng con người có từng lớp-lớp, càng cố thoát-sanh không đặng sanh thoát.
Tư-Tưởng thường phát-sanh nhiều lối, nhiều ngành, nhiều ngỏ từng lớp con người, nó tài-trợ cho con người nhiều hiểu biết rộng-rãi khoát-đạt, tùy- thuận nơi mỗi người hành-sự. Có người thường nghiên-cứu học-hỏi đến mức-độ trí-hóa thông-minh, nơi thông-minh lại chia ra nhiều ngành Đạo- Đức hoặc Phi Đạo-Đức, đặng làm bậc Siêu-Nhân hay Ác-Quỷ, cho đến thường-tưởng Định-Tưởng mà thành Tiên-Thần hay Thánh Tăng.
Đối với Tư-Tưởng không thể từ-chối hay vứt bỏ, có lắm bậc từ-chối tận- diệt tư-tưởng, lại vương vào nơi Định-Tưởng, có nhiều kẻ tiêu-trừ động- vọng lại hứng-chịu Tịnh-Vong. Tư-Tưởng thường-tưởng định-tưởng không- tưởng vẫn bị Tưởng-Không. Tư-Tưởng là vòng-đai Sanh-Tử, nó không khác mấy với chiếc máy ghi-âm, mỗi một khi thâu tiếng nói hay những bài ca hát, lúc phát-thanh thì lời nói kia không ngoài dư-âm tiếng điện. Khi con người bị-biết đến Định-Tưởng tỏ biết không ngoài cái biết trong tư-tưởng. Chỉ trừ ra thực-hành đến chỗ Trực-Biết mới là nơi Như- Nhiên Chân-Biết.
Sự thông-minh nó có từng giới của con-người, mỗi một người đang sống nơi hướng-định nghề-nghiệp Mưu-Sĩ, Giáo-Sĩ hoặc Đạo-Sĩ cùng Bác-Sĩ đến Vĩ-Nhân, còn Bậc Đại-Căn Đại-Trí tu-cầu Tri-Kiến Giải- Thoát thời Tâm-Chí hướng-thượng, thu-nhiếp tất cả Tư-tưởng, Tỏ- Ngộ lớp-lớp tư-tưởng, đạt GIÁC-CHÂN thành CHÁNH-GIÁ C.
ĐỨC THẾ-TÔN NGÀI thật biết, còn biết hơn thế nữa Ngài nói: Tư- Tưởng chung khắp trong Ba-Cõi và Sáu-Đường đến Tam-Thiên Thế-Giới, lẽ sống không ngoài tư-tưởng điều-động đường dây Sanh-Tử, nên mới có Thiên-Tưởng, Nhân-Tưởng, cùng Chúng-Sanh-Tưởng. Tất cả thảy đều bị nơi Thọ-Giả-Tưởng, chạy vòng trong Tam-Giới, di- chuyển thay đổi Diệt-Sanh chia thành Chủng-Tánh như Chủng- Tánh Chúng-Sanh-Tánh, Chủng-Tánh Bồ-Tát-Tánh cùng Chủng-Tánh Phật-Tánh. Từ phát-hiện Tư-Tưởng đến suy-đoán-tưởng, hành- động các sự-việc, từng mỗi giới có tác-động nơi tư-tưởng khác biệt nhau, nhưng thể-tánh đồng tư-tưởng, nên gọi là Tướng sai khác với các Cảnh mà đồng với tướng-thấy, Đức-Thế-Tôn Ngài rất tường-tận, tư-tưởng phát-huy, tư-tưởng cố-định trở thành cảnh-giới ước-ao, ao-ước Niết-Bàn do tư-tưởng mà thọ-sanh trong tư-tưởng, nên Ngài nói 62 kiến-chấp để làm kim-chỉ-nam, cho các bậc tín-tâm tu-cầu giải-thoát khỏi lầm-lạc tư-tưởng vọng-loạn.
Đức Bổn-Sư, Ngài tinh-vi khéo-léo Vô-Thượng Chí-Tôn, Ngài sáng- soi tư-tưởng khắp cả Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, Ngài công- dụng TÚC-MẠNG-THÔNG, THẦN-TÚC-THÔNG tận suốt Nghiệp -Lậu từng Chúng-Sanh-Giới, tận-tận tư-tưởng thần-túc chưa thông phải lầm mê nơi Giả-Tưởng an-trụ nơi Sanh-Tử. Nếu không dùng Tưởng thì chúng-sanh chưa lấy đâu nương-tựa, Ngài bèn chỉ-dạy phương pháp TƯỞNG-PHẬT và cho NIỆM-PHẬT. Thật tuyệt-tác thay một DIỆU-DỤNG Cứu-Độ Tận-Độ của Tưởng-Phật Niệm-Phật với Tu Thiền- Tọa cốt ổn-định tư-tưởng, giúp-đỡ cho tất cả đang chìm -đắm Tối- Tưởng, Loạn-Tưởng trở về với Sáng-Tưởng Niệm-Phật mà đến Giác- Ngộ.
Trong thời nầy đa-số Tin-Phật, tín-tâm tu-hành pháp-môn Niệm- Phật cùng Tưởng-Phật, với pháp-môn tu Thiền. Nhưng hai môn đều sai lạc phương-thức của Tâm-Truyền tế-nhị của pháp-môn khó mà thành-tựu, khó tu-đạt đến đích. Vì sao? Vì Niệm Phật, Tưởng Phật, phải: TƯỞNG MÀ KHÔNG TƯỞNG Giải-Thoát.
THẾ NÀO TƯỞNG MÀ KHÔNG TƯỞNG GIẢI-THOÁT?
Niệm Phật chiêm-ngưỡng Tướng Phật, Tâm không trụ nơi Tướng, chớ trụ nơi vọng tưởng xấu xa đen tối cốt về với tư-tưởng Từ-Bi Hỷ- Xã hướng-thượng Di-Đà, được gọi là Tưởng mà Không-Tưởng Giải- Thoát. Còn Pháp-Môn tu Thiền-Định Tưởng mà không có Hướng Định Giải-Thoát.
THẾ NÀO ĐỊNH TƯỞNG MÀ KHÔNG HƯỚNG ĐỊNH GIẢI-THOÁT?
Thiền-Tọa xả hết tư-tưởng hướng nơi Nhập Thiền, đưa vào Tịch- Tịnh-Tưởng, an-nhiên Tịch-Tịnh-Tướng của Nhãn-Tạng sáng-soi các Tư-Tưởng diễn-đạt mà soi vạn-pháp. Do nơi Cấu mới Tịnh, đến không Cấu Như-Nhiên-Tịnh, không-tưởng tỏ thấu Pháp-Giới tư-tưởng pháp-thân, đến không-tưởng vẫn là Pháp-Giới-Tưởng, tỏ- tánh thường-chân, an-nhiên Giác-Trí về Như-Trí, đó mới đặng ngồi yên Thiền-Tọa, nên gọi là Định-Tưởng mà Không Hướng-Định Giải- Thoát. Bằng Tu-Thiền theo Vọng-Tưởng, Thường-Tưởng không Giác- Tưởng, trụ nơi loạn-tưởng đều là lạc-hướng, bị sa vào Ma-Đạo, chớ chưa phải Như-Lai-Thiền Giải-Thoát.
Tư-Tưởng với Phật Đạo nó khó là lúc lầm-sai chưa lối thoát, lúc mong đợi cho Tư-Tưởng hóa thành phải sa nơi Định-Tưởng đảo- điên, không chấp vẫn bị-chấp. Cho đến nổi một vị Thượng-Tọa Thiền-Sư, khi tỉnh-ngộ tư-tưởng quan-niệm nơi mình mà Hương- Đăng sám-hối, trong Công-Đức Tiềm-Năng Tín-Thành Tự-Sám như sau:
Bạch THẾ-TÔN!
Con thật lầm-sai ngu-dại, phân-đối Phật-Pháp có lớn, có nhỏ, có cao, có thấp, thật ra Phật Pháp không lớn, không nhỏ, chẳng cao không thấp, miễn Trực-Giác Quân-Minh Phật-Pháp Bình-Đẳng.
Do nơi dại-dột như thế, con mãi truy-tầm qua nhiều phương-pháp, con nào chú ý đến lời căn-dặn của ĐỨC CHÍ-TÔN, con tu đủ muôn ngàn nơi lầm-lạc, năng-sở ham cầu, chọn xem rất nhiều Kinh-Điển để nhận lấy cao-siêu cảm-giao Phật-Độ, thật ra con nào có tỏ-rõ là bao, đến nổi hàng đêm tu-cầu Kinh Sám-Hối, cốt giải nghiệp vương trong thân-mạng, con tự nuôi hoài-vọng kỳ-mong hơn là Thực-Tiễn Bản-Thân hóa-giải, cho nên con Tu nơi mơ-màng lạc-lỏng bơ-vơ, định-hướng làm an-vui con đường Tu-Phật Tín-Thành Chiêm- Ngưỡng cốt giải nổi lo-âu chưa lối thoát, chính con rất bối-rối, bản- năng tự soi còn dẫy-đầy Nghiệp, con càng cố Tu-Đạt bao nhiêu lại càng lạc hướng, con càng xa-lìa bấn-loạn thời mãi rối loạn đuổi theo Thân-Tâm.
Thế rồi con xa ngôi Chùa chỉ vì con nhận thấy ngồi yên không nơi thoát, ra đi con vẫn cảm-mến, in tuồng mất cái gì yên-tĩnh của lòng con, con tự sống chung trong rừng sâu, cầu mong thoải-mái, cốt nương tựa Thiền-Môn làm một Vị Thầy-Thuốc cứu-độ, làm như thế, tu như vậy, con tự chọn chương-trình BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI chủ-đề, ngoài ra TỌA-THIỀN kê-kiểm, con làm một thời-gian,con chỉ vui với tất cả những người an-vui do bàn tay con xây-dựng, con làm cho tất cả những người xung-quanh con đặng an-lành, con sung-sướng trước sự an-lành của Pháp An-Lành giúp họ, con chưa ổn-định khi dân- chúng âu-lo bệnh-hoạn, con lại nhẫn-nhịn tất cả hoàn-cảnh, chính con không bao giờ Kiến-Tạo, con chỉ lướt qua từng cơn lung-lạc của những người xâm-xỉa mà không phiền trách, con tự cho đó là Pháp BỐ-THÍ, lòng con TRÌ- GIỚI không xâm-phạm.
Bạch THẾ-TÔN ! Con không ngờ:
BỐ-THÍ, TRÌ-GIỚI LÀ PHÁP-MÔN GIẢI-THOÁT.
Tuyệt-Tác thay! Lời vàng của Bậc Vô-Thượng Chí-Tôn, con không ngờ chỉ mỗi một ngón tay nhẹ khẽ, lời chỉ-giáo lại đưa cho tất cả Nhân-Loài, Thiên Loài trong Tam-Giới thực-hành ĐỒNG-SỰ ĐỒNG- HÀNH với NHƯ-LAI mà chúng con thường đọc-tụng :
NHƯ-LAI VÔ-BIÊN THỀ-NGUYỆN SỰ
Con không ngờ BỐ-THÍ chính là một pháp-môn Đồng-Sự Đồng -Hành, nhiếp-độ đặng tất cả NHƯ-LAI-THỂ , đưa đến cho chúng con đặng thọ-ký an-lành của Như-Lai.
Bạch THẾ-TÔN !
Phải chăng Pháp Bố-Thí chia ra làm BA PHẨM, mỗi một PHẨM tác- dụng mang lại cho chúng con quá nhiều sự lợi-ích vô kể khó nghĩ bàn. Theo con đặng biết: Phẩm TÀI-THÍ là nơi Đồng-Hóa Thân-Tâm chia-cách, ảnh-hưởng do nơi tham-vọng Sắc-Hương, nên dùng Tài- Thí để Hỷ-Xã thân-mạng mình, không ích-kỷ vị-kỷ tham-lam khinh- rẽ, trái lại dụng Tài-Thí vừa thương lấy mình cùng thương chung tất cả mọi người đang đói khổ, lại cứu-độ tận-độ hoàn-cảnh ngặt-nghèo, kiến-tạo Đức-Độ giữa hai bên Chúng-Sanh và Như-Nhiên Thị- Hiện Sắc-Thân Phổ-Chiếu chăng?
Thượng-Tọa Thiền-Sư vừa Sám đến đây, đôi mắt thưa cầu đầy lòng thành kính, bát trầm hương buông tỏa màu xanh-trắng bay cuộn hư-không, quây-quần in tuồng chấp-thuận nơi lòng ái-kính . Thiền Sư êm-lặng chờ đón phút thiêng-liêng . Thượng-Tọa Thiền-Sư thưa sám tiếp.
Bạch Thế-Tôn !
Lời thưa gởi nơi con không khác với hạt Vi-Trần đang đứng trước hư-không vô-tận. Con không ngờ Tài-Thí là một môn duy-nhất, cúng-dường an-vui cho tất cả chúng-sanh-giới, lại Ứng-Cúng Trang-Nghiêm Quốc-Độ, ngày sau đặng thừa-hưởng nơi Nhân-Thiên đạo-đức, làm cho Chư-Thiên kính nể Uy-Đức vô cùng. Đến giai đoạn con nhìn đến Bảo-Phẩm Pháp-Thí cực-kỳ không thể nào nói. Vì sao? Vì chỉ có Đức Ngài mới nói nổi, chính con nương nơi Công-Đức Như-Lai thừa-hành Pháp-Thí, nên con không thể nói lên lời Pháp-Thí của con.
Bạch THẾ-TÔN ! Con thật quá ư lầm-lẫn ngu đần dại-dột, con đã khoác chiếc áo Đạo-Đường, dùng tất cả ẩm-thực của Như-Lai cung- cấp, con thường hay xem và hay nói, con thường hiểu đôi lúc hiểu không, tựa như kẻ tay cầm chiếc đèn dầu nhỏ đi trong đám rừng sâu, con nào hay biết con chỉ là kẻ học đòi. Thế mà con đã lầm nơi Tự-Ngã để Pháp-Thí, Tự-Ngôn để giải Pháp-Thí, tự-hào nơi Pháp- Thí, trở nên tình trạng Loạn-Thí. Do nơi lẽ ấy mà tất cả lời nói nơi con Tín-Chúng chưa lãnh-hội đặng. Vì sao? Vì Pháp tùy căn để thí- pháp, còn con lại vì NGÃ để thuyết-ngôn. Lại nữa Pháp-Thí nó không trên, chẳng dưới, không trong ngoài, NHƯ-NHIÊN PHÁP-THÍ, để cốt hóa-giải nơi lầm-lạc, vì nơi Nhân-Tưởng, Thiên-Tưởng, Chúng-Sanh-Tưởng bị trong vòng thọ-giả mà thuyết-pháp.
Bạch THẾ-TÔN ! Con kính nơi lòng chân-thật, nơi Tâm-Ý thiết-tha , nơi lời như-nhiên tự-thốt mà thưa gởi, phải chi con nhận-chân giá-trị, con thật tỏ bản-năng, con tự-tôn thừa-hành Phật-Tướng thị-hiện thân-tâm giải-bày Pháp-thí, cốt làm lợi-ích chúng-sanh khởi tâm cầu đạo, thời con đã đem tất-cả tâm-chí thân-mạng cúng-dường mới gọi là Pháp-Thí, mới tận-thấu duyên-căn do nơi vạn triệu duyên-khởi mà nâng-đỡ Phật-Đài. Tạm thời đại-diện Phật-Pháp, cốt làm sáng tỏ Như-Lai Phật-Tướng, kết chung không ngoài Pháp-Thí. Nói đến đây Thượng-Tọa Thiền-Sư đảnh lễ ba lễ, đâu đó xong-xuôi ngồi lại yên- lành, liền thưa Sám.
Bạch THẾ-TÔN ! Con tận thấu Vạn-Pháp chẳng có chi, nhưng Hữu SANH thời Hữu VẬT, hữu TƯỚNG liền hữu NGÔN, hữu TỒN liền có TRỮ. Đó chính là NHƯ-NHIÊN nơi vạn-pháp kéo lôi .THIỆN-CĂN liền PHƯỚC- BÁO, HẠ-KIẾP phải LƯU-ĐÀY. Con chưa bao giờ tận-thấu nơi VÔ-ÚY-THÍ là chi. Con mãi tu trên Sướng-Khổ Nhục-Nhằn, mãi qua vạn-pháp Tâm không hờn-oán, củng-cố khép mình trong Thiền-Ngôi làm nơi Trì- Giới. Sự Trì-Giới, ban đầu con đang trì -giới thọ-trai, thực-hiện ngũ- giới thập-thiện, cốt-cầu Tri-Kiến. Con nương nhờ nơi Trì-Giới mới soi lại Bản-Thân, soi cùng nghiệp-cấu, con nương nhờ Trì-Giới mới giải nổi tập-khí, tâm-hành thung-dung không mang vào lòng những điều ẩn-trắc, con nhờ Trì-Giới đứng trước sự việc xẩy ra con mới ngự-trị lòng con mà nhẫn-nhục sáng-soi, kế tiếp phát sanh Trí-Tuệ hóa-giải.
Bạch THẾ-TÔN !
Con đã xa ngôi chùa con thường gọi đó là THIỀN-NGÔI , chưa trọn tình đồng-hòa nơi Tứ-Nhiếp, về nơi Thiền-Môn chung sống với mọi hoàn-cảnh trái-ngang, tâm không Tự-Ngã của Nhân- Thiên hay Thiên-Thừa Đạo-Hạnh. Trước khi con bước ra Cổng-Chùa, con tự nguyện, dù cho hoàn-cảnh như thế nào, thân mạng sẵn sàng cúng-dường ngôi TAM-BẢO. Thế rồi một thời-gian con không ngờ, chưa bao giờ ngờ được, chính nơi hoàn-cảnh từ Thế-Gian đến Xuất- Thế-Gian, lăn lộn xâm chiếm Thuận-Nghịch diễn-hành, bậc Tu-Hành lướt qua từng Pháp-Giới Tâm vẫn an-vui, vì chính mình đã từng VÔ- ÚY-THÍ.
Bạch THẾ-TÔN !
Sao mà tuyệt-tác như thế? Sao sự việc khó nghĩ bàn, phải chăng sự việc mà thế-gian xuất thế-gian chưa làm đặng, ngày nay Chân-Phật-Tử phải làm để nương vào BẤT-KHẢ TƯ-NGHÌ, qua vạn -pháp TÂM không quái-ngại, vào vạn cảnh lòng chẳng oán hờn mà chung cùng với Như-Lai Vô-Úy-Thí. Phải chăng TIỀM-NĂNG CHỦ-LỰC TỐI-THƯỢNG mà chư PHẬT đã từng trải qua, ngày hôm nay con mới đi qua am-tường thức tỉnh.
Thượng-Tọa Thiền-Sư vừa BỬU-SÁM xong ngồi yên-tĩnh, các loài chim Sơn-Ca mừng hót, cây cảnh chung quanh chào đón Bóng Hoàng- Dương, in tuồng hòa-đồng với những lời của Thiền-Sư đã từ GIÁC-CHÂN thực-hành THUYẾT-MINH TRỰC-GIÁC ./.
Kỷ niệm ngày Vía ĐỨC ĐÔNG-ĐỘ DƯỢC-SƯ
TĂNG-CHỦ TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
PHÁP-TẠNG PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI BA TÁNH TƯỚNG TƯƠNG SONG
Theo Kinh-Điển. TÁNH-TƯỚNG TƯƠNG-SONG. CHÂN-NGUYÊN TRỰC-GIÁC, là một quyết-định Sở-Đắc toàn diện rốt-ráo không Dư chẳng thiếu sót, mới được gọi là Chân-Nguyên Trực-Giác. Bằng giai-đoạn đầu hay tu đến nửa chừng mà sở- chấp Tương-Song vẫn chưa tận-thấu Tỏ-Thông tỉ-mỉ mà hoàn-toàn Giải-Thoát. Do đó nên chi mới phát Đại-Nguyện. BI-CHÍ-DŨNG. GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cùng LỤC-BA-LA MẬT-ĐA, cốt đầy-đủ bộ-phận, đầy đủ trí-hóa ngôn-hạnh gọi là Đức-Trí Tương-Song, Chân-Nguyên,Chánh-Giác.
Nơi Tương-Song nó có rất nhiều lớp kết-hợp tương-song. Từ phàm-phu, tương-song phàm-phu. Hàng Quân-tử Vĩ-Nhân hoặc Thánh-Tăng đều có hàng lớp tương-song với nhau gọi là Tri-Kỷ, bạn chí-thân gọi là: Tố nào chơi theo Tố nấy. Vật nào công-dụng theo vật nấy, món nào ra món ấy, chỉ vì TÁNH hợp TƯỚNG mới hóa ra Tương-Song, Tương-Song từng giai-cấp cho đến thân-mạng lai-sanh các hàng Thánh-Tiên cùng Chư Bồ-Tát thảy đều công-dụng tương-song tu-cầu Quả-Vị. Nơi Quả-Vị chủ-yếu Tương-Song mới đặng Hóa-Thân PHẬT TƯỚNG, hay BỒ-TÁT TƯỚNG. Mặc dù Bồ-Tát-Phật không có tướng, nhưng nó phải có cái gì tương-song mới hình thành Chánh-Giác.
Đa -số các bậc tu-hành, tu thời chỉ biết mình tu chớ nào rõ tương-song chính là nơi bảo- toàn Đức-Tánh Quả-Vị, do lẽ ấy nên Bồ-Tát không bao giờ làm Ác, Bồ-Tát chẳng bao giờ làm mất Phẩm -Hạnh nên chi Bồ-Tát lai-sanh kiếp-kiếp thảy đều không có tội lỗi, chỉ vì chúng-sanh đồng-ứng tương-song cứu-độ thôi. Các bậc tu-hành nếu khởi-điểm biết tự-trọng lấy mình, biết tự tôn cơ bản đạo đức công quả lấy mình thì không bao giờ nguyền-rũa chưởi bới hoặc giả đánh-đập làm thiệt-hại cho bất cứ một ai, đó chính là bảo-trì Tương-Song, bảo-trì Công-Quả Thứ-Vị Tu-Chứng của mình vậy.
Từng Pháp-Môn tu-hành vẫn có tương-song mới tu nương nơi Pháp-Môn Giải-Thoát, từng một hành động cử-chỉ tương-song mới hóa-sanh Phước-Điền hay Chánh-Báo cùng Thọ-Báo do chỗ tương-sanh. Thời Đức THẾ-TÔN còn tại thế Ngài rất chú-trọng về chỗ Tương-Song TÁNH-TƯỚNG hợp-hóa của pháp-môn cho các bậc tu đang thực-hiện. Thành thử dù cho các bậc Tín-Tâm lễ-bái, từ Tài-Thí đến thân-mạng chăng vẫn thực-hiện trong Lục-Ba-La-Mật-Đa cốt bảo-trì tương-song tu Đạt. Mỗi một khi Tín-Chúng lỗi-lầm vọng- ngữ lầm-lỗi hét la thù-hận gọi là GIỚI-CẤM ,nơi giới-cấm để kìm-hãm tương-song hấp-thụ thành-hình mà thọ-báo Ngạ-Quỷ, Địa-Ngục.
TÁNH-TƯỚNG TƯƠNG-SONG nầy nó có hai lối. Một lối thứ Nhất là Tu-Thân Sửa-Tánh theo khuôn-khổ Phật-Thánh-Tiên đặng tương-song trở thành Giác-Ngộ hoặc tánh Bồ-Tát cùng Tánh Tiên-Thần. Hai nữa là chưa biết gìn-giữ Tánh-Tình trong khi tu-tập buông-lung bừa-bãi Tăng-Thượng phê-bình chỉ-trích tất cả Đạo-Chúng chính bản-thân chưa sửa-đổi thì nó tương song hình-thành, từ chỗ tánh-tình mà hữu-hóa Tánh-Tướng tương-song với những loại Tánh-Tình nói trên phải Thọ-Báo, dù cho bậc có Thiền-Trí vẫn phải thọ-nghiệp không sai chạy.
Có một khi Đức Thế-Tôn còn tại thế, Ngài cùng Tứ-Chúng đi Kinh-Đàn đến thành Xá- Vệ, đi ngang qua rừng Kỳ-Lộc, có cái ao Kỳ-Đô. Bỗng từ dưới ao có con Cá-Chạch vươn đầu lên bái chào Đức Bổn-Sư ba lần, Ngài gật đầu ba cái. Ông A-Nan nhìn thấy thưa hỏi: Bạch-Thế Tôn, vì duyên chi mà con Cá-Chạch lại vái chào Ngài?
Đức THẾ- TÔN nói: Nầy A-NAN, con Cá-Chạch cách nay gần Một Trăm Năm là một Tu- Sĩ, tánh-tình bôi bát tu thì có tu, nhưng tu lấy cá-tánh nơi mình nhiều hơn là dung-hòa. Do đó phải che chiếc nhà ở gần khu rừng Kỳ-Lộc trước mặt là cái ao. Mỗi khi có người đến hỏi pháp được ông ta giải cho kẻ ấy nghe, nghe xong khen tặng tán-dương được nhà Tu-Sĩ đãi cơm nước tử-tế. Bằng nghe xong thưa hỏi, vặn bẽ thì nhà Tu-Sĩ kia chưỡi mắng đuổi đi, do tánh tình tập-nhiễm Tánh-Tướng hữu-hóa thành-hình con cá-Chạch phải chịu thọ-báo ở nơi nhỏ hẹp bùn lầy tong một kiếp hoặc nhiều kiếp. Nay gặp Ta mừng rỡ vái chào.
Đức BỔN-SƯ Ngài VÔ-THƯỢNG CHÁNH- GIÁC, tận thấu từng lớp-lớp của chúng- sanh, mỗi nơi, mỗi chốn tánh-tướng Tương-Song hợp-hóa trưởng-thành nhiều loài, nhiều súc-vật nhiều lớp-lang thứ-bậc. Tất cả đều có Tánh, có Tướng hình riêng-tư của nó, có trí- hóa khôn-ngoan, nơi khôn-ngoan của Tánh-Trí đó nên mới gọi là PHẬT-TÁNH.Cho nên các bậc tu-hành Ngài mới tùy CĂN-TÁNH mà Hóa-Độ. Căn tánh chính là cái Tánh tương-song, nhanh-trí hoặc thiểu-trí từ quá-khứ đến hiện-tại Ngài tùy nó mà hóa-độ gọi là CĂN-TÁNH TẬP-NHIỄM.
Đức BỔN-SƯ Ngài khéo thuyết-đạo, Ngài biện minh từ kẻ quan-niệm bé-nhỏ thiểu-trí phàm-phu đến phát-tâm dũng-mãnh lên hàng Đại -Trí, chủ-yếu lướt qua từng nơi Cô- Đọng Sở-Chấp, Ngài hóa-giải sự ngăn chấp trở thành THÔNG-ĐẠT. Ngài lại nhìn đến kẻ thường sa-đắm nơi thương con, thương cháu sống trong cái sống ái-nịch bao vây của pháp-giới mà cứu-độ kẻ ấy thoát ngoài vòng ái-nịch, do quan-niệm vướng nơi cô-đọng thành-hình tương-song đầy gai-gốc.
Đến thời Hạ-Lai lạc-pháp Tương-Song hòa-hợp với Pháp-môn để Tu-Chứng, bị lạc-lỏng, do nơi Tu-Hành chưa có căn-bản Sửa-Tánh Tu-Tâm, dùng Công-Năng nơi Công- Quả mà trực-giác thành-thử TU thì có, mà Đạo-Hạnh vẫn rỗng không. Xem Kinh-Pháp hiểu, nhưng thực-hành kém làm sao nhập TẠNG để Giác-Chân, cho nên mới có càng tu bao nhiêu thì lại càng lạc-lỏng bấy nhiêu, chỉ vì chưa tương-song làm sao Tận-Giác.
Nếu tường-tận mỗi Pháp-Môn phải tu như thế nào thực-hiện ra sao đến mức-độ tương- song liền Tu Đạt đến đích. Nói đến Pháp-Môn Tịnh-Độ. Thể-Tánh nơi pháp-môn tu- hành trong Bốn-Tướng: TỪ-BI-HỶ-XÃ. Từ mỗi công-việc tu-hành từ lớn, đến nhỏ phải cho tròn nguyện. Gặp phải hoàn cảnh gây-hấn, Tâm không vướng đọng nhờ nơi Hỷ-Xã nên không phiền-trách oán-cừu, tu một thời-gian đương-nhiên Thân-Tâm sống nơi Thường-Lạc, không còn lòng đau khổ, chẳng còn sân-hận đối với diễn-cảnh của bà-con gia-tộc. Tự nơi nó tương-song đến NGÃ-TỊNH, đó chính là Lý-Sự tương-song Pháp -Môn Tịnh-Độ. Dù cho bậc ở nơi Nhân-Thế nhưng Tánh-Tình đang nung đúc Tây- Phương Cực-Lạc thì vẫn là Tây-Phương Cực-Lạc.
Bằng tu về Pháp-Môn Tri-Kiến Giải-Thoát, thời Tâm-Chí ít nhất phải thanh-thoát, cố gắng đừng cho Cô-Đọng chấp-pháp, mới gọi là Pháp-Môn Giải-Thoát. Đem sự hiểu biết nơi mình áp-dụng trên mọi hoàn-cảnh, cố đặng chỗ thực-hiện chứng-tri, nó mới trưởng- thành tương-song tri-kiến. Nếu bậc tu-hành đem lý-trí chưa thực-nghiệm cho mình đã từng Kiến-tri nào hẳn là Tri-Kiến. Vì sao? Vì Trực-Giác nó phải Lý-Sự tương-song mới tận-tường trực-giác. Pháp-Môn Giải-Thoát chính phải nương vạn-pháp không mắc-miếu, thám-sát tường-tận viên-thông suốt-suốt không cô-đọng, tu đạt đến vẹn-toàn rốt-ráo Chân-Nguyên, đó chính là nơi Thực-Tiễn của Lý-Chân, nương Lý-Sự chân-thật mà tường-giác Chân-Lý vậy.
Sự tương-song nó rất dễ lầm nhận nơi lý-trí, từ nơi quan-niệm, khởi-sanh tưởng-niệm mà thọ-niệm chấp-trước, chỉ trừ ra tu đúng với Pháp-Môn Giải-Thoát thì không vướng vào lầm nhận mà thôi. Nên chi Bồ-Tát-Hạnh nương vạn-pháp cốt thâm-nhập Pháp-Giới mà thu nhận giác chân thành đạt chánh giác, do đó nên chi mới gọi là:Bồ-Tát tu Vạn- Hạnh. Từ nơi Tịnh Bất-Tịnh không chướng đối với hàng tu-cầu Giải Thoát. Trí-Tuệ nơi hàng tu Bồ-Tát là Trí-Tuệ Bất-Thối-Chuyển. Trí-Tuệ Bất-Thối chính Bát-Nhã-Trí, Trí Tuệ nầy không chấp-trụ, không vì khởi-niệm Tương-Song, lý-trí quan-niệm, tự cho mình là Bồ-Tát Lai-Trần cứuđộ.
Đối với tương-song chính là Pháp-môn KHÔNG HAI Nhất-Niệm thực-hiện từ Tánh hợp Tướng, từ Lý đến Sự dung-thông, từ Đạo-Hạnh và Trí-Tuệ đồng-đẳng, THÂN-TÂM vẹn toàn, TƯỚNG-TÁNH trưởng-thành NGÃ-TỊNH. Nơi Ngã-Tịnh của bậc Ngã-Tịnh Bất-Khả- Thuyết, vì sao? Vì nó vượt tầm văn-tự, vượt hẳn thuyết-minh, chỉ tu hành đến QUÂN- MINH CHỨNG-THỊ KHÔNG HAI của Bậc CHÁNH-GIÁC.
Nơi Tương-Song nó thật là kỳ-diệu, sự lầm-lạc của các bậc tu-hành khó mà hay biết đặng. Chỉ trừ ra bậc tu tìm các Pháp sâu-đậm để tu mới hiểu-biết đến tận biết nó mà thôi. Tương-Song nó từ nơi Tánh-Tình mà xuất-hiện qua các Hoàn-Cảnh. Một trong hai người bất-đồng Tánh-Tình Bất Bình-Đẳng nó liền xuất-hiện Bối-Cảnh gây hấn. Nếu một trong hai người Cá-Tánh cố-thủ, thì bối-cảnh nầy nó diễn mãi lâu ngưng từ việc nhỏ nó đổ vỡ ra to, họ chỉ tranh nhau nơi Cá-Tánh mà Thọ-Nghiệp. Hàng Tu-Hành biết Sửa- Tánh nhiếp-thâu Pháp-Giới, thời Tánh kia ít nặng nơi Cá-Tánh của mình, Lý-sự nhẹ-cảm qua từng cơn song-gió hoàn-cảnh, thuận cũng như nghịch về với GIÁC-TÁNH đặng NHƯ-TÁNH, gọi là
HIỆN NHẤT-THIẾT SẮC-THÂN TAM-MUỘI.
Sự tu-hành tuy nhiên là Khó, nhưng chỗ khó không bằng biết lãnh-hội pháp-môn để tu, khi tu đúng với Pháp-môn liền kết-quả đến đích. Nơi khó-khăn nhất là Bậc tu Thông-Đạt đặng, nhưng chưa Tận-Thành luôn luôn bị trở-ngại mà ngăn-chấp dừng-trụ, cho đến nỗi CHÂN-NGUYÊN TRỰC-GIÁC chớ chưa TẬN-THÀNH còn phải trải qua thi-hành BỔN- NGUYỆN mà hoàn-toàn Chánh-Giác, cho nên được gọi là BỒ-TÁT-PHẬT.Con đường thi hành Bồ-Tát-Phật chớ chưa phải là Phật Chánh-Giác. Bằng Bồ-Tát tự làm ra Tướng- Phật, vẫn chưa phải là Phật, vì sao? Vì PHẬT KHÔNG CÓ TƯỚNG. PHẬT chỉ THỊ-HIỆN đầy-đủ từng lớp-lớp không thiếu-sót bao-trùm khắp-khắp Phật-Tướng.
NAM-MÔ CẨM-NANG CHỈ-ĐẠO
TÁNH-TƯỚNG TƯƠNG-SONG
TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI BỐN THỤ-SANH VÀ THOÁT-SINH
THỤ-SANH và THOÁT-SINH là câu chuyện đáng kể, do lầm-lạc thụ-sanh từng nơi, từng chốn, từ tưởng vọng ra cảnh-giới các Cõi, chia ra từng lớp-lớp, mới có hàng bá- thiên vạn-triệu tứ-loài, chung khắp Vũ-Trụ Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới sinh-sống trong Như Lai-Tạng. Dù cho những bậc củng-cố tu-hành tìm-tòi thoát-sinh nhưng chưa biết đường lối tu vẫn bị vòng quanh, thoát-sinh từ nơi nầy đến chỗ kia thụ-sanh không ngừng-nghỉ, không ngoài vòng-đai Sanh-Tử. Chỉ Bậc đã từng bị Thụ-Sanh công-dụng Công-Năng thoát-sinh nhiều lớp, nhiều kiếp dạo khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới Rồng-Người không thiếu sót, tu-đạt Vô-Thượng-Đẳng Chánh-Giác mới thuyết-minh tài- liệu giải-quyết con đường Sanh-Tử, để lại đời sau cho tất cả những bậc Tu Phật nương vào mà thoát-sanh.
Nơi THỤ-SANH đến THOÁT-SINH là chỗ vận-chuyển qua từng đơn-vị thứ-bậc, thay hình đổi dạng, thay Cảnh đổi Tình, thay hồn đổi xác, có hàng bá-thiên vạn triệu Tứ-Loài đang Bị-Sanh, chịu Thụ-Sanh và thoát-sinh, nó không kể thứ-bậc của kẻ lầm-sanh, có khi nó từ trong A-Tỳ Địa-Ngục, hoặc Vô-Gián Địa-Ngục, gặp đặng duyên-lành của Bồ-Tát Tận-Độ, liền đặng thoát-sinh lên Nhân-Thiên. Bằng có Bậc đang sanh sống ở Nhân- Thiên, giờ phút lâm-chung mạng-vong thoát khỏi Nhân-Thiên, thụ-sanh vào Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh hay Địa-Ngục.
Nguồn vận-chuyển nơi Thụ-Sinh, chỗ thoát-sinh không đáng kể với bậc tu-hành lâu mau, sai một thời-khắc liền sa địa-ngục, đúng một thời đặng Chánh-Báo Nhân-Thiên. Do đó Bậc tu-hành nên gìn-giữ Thiện-Căn và Thiện-Chí rộng-rãi cốt đặng thoát-sinh nơi chốn an-lành.
Thụ-Sanh nó chẳng khác nào tấm gương soi nét mặt mình, nét mặt vui-tươi thì phản chiếu vui-tươi, mặt buồn khổ trong tấm gương buồn khổ, nên chi kẻ thường sân-hận, tự- nghi để buộc lấy thân-tâm, liền bị Thụ-Sanh trong chốn ràng buộc, nó tùng theo nhân- tâm lớn-nhỏ rộng-hẹp để thụ-sanh, mới nhìn nhận thấy nó đơn-giản, từ kiếp nầy bị sanh qua kiếp kia, từ Cõi nầy lai sanh Cõi khác, thật ra nó rất nhịp-nhàng trong tư-tưởng diệt- sanh, sanh-diệt hằng ngày. Khi tư-tưởng cố-định liền thụ-sanh, đã thụ-sanh liền có hành động, hành-động nó theo trình-độ giai-cấp, đàng-hoàng hay lung-lạc, do Bản-Năng Bị- Sanh mà Phát-Hiện, được gọi là Tâm-Tánh của mỗi người, có như thế nên chi mới có hoàn-cảnh, hoàn-cảnh không ngoài THUẬN-NGHỊCH tốt-xấu trở thành sóng cồn biển-khổ ngược xuôi.
Một khi con người chán-chê kiếp sống, mong giải-thoát, phải nương nơi Thụ-Sanh cổi- giải cho đặng thoát-sanh từng giai-đoạn, nên mới niệm-niệm cốt dứt bỏ từng quan-niệm theo tấm gương của Chư Bồ-Tát cùng Chư-Phật, đã từng hóa-giải thoát-sanh Bá-Thiên Vạn-Triệu Pháp-Giới, đến Tự-Tại Vô-Ngại thoát-sanh về với Giải-Thoát.
Bằng niệm-niệm nơi tưởng-niệm, mơ-ước niệm hay tận-diệt bối-cảnh để niệm-niệm, vẫn qua từng cơn thụ-sanh mà diệt chớ nào có Giác-Niệm đâu. Đến khi đặng thoát-sanh nơi nhân-thế, tái-sanh đặng thọ-hưởng giàu-sang, kẻ hầu người hạ, tâm-chí mơ-màng chưa thoải-mái, vẫn còn trong chốn thụ-sanh, cho nên tất cả chúng-sanh Tứ-Loài, lúc đã bị- sanh trong vòng sanh-tử, dù cho Vua-Quan quyền-quý, đến kẻ đói-khổ nghèo-nàn, sống trong kiếp sống không bao giờ thoải mái thân-tâm, bởi thụ-sanh thoát-sinh qua từng Cõi không ngoài vòng sanh-tử.
Có những Bậc Trí-Nhân, họ cố đánh đổi từng hoàn-cảnh để khắc-phục hoàn cảnh, nhưng càng đánh đổi bao nhiêu lại càng lắm cảnh không thể giải quyết đặng, họ nhìn-nhận bất- kham, thành-thử chấp-nhận chịu đựng cho đặng yên thân. Còn kẻ Thiểu-Trí Tiểu-Nhân họ bất-mãn thù-ghét sân-hận tất cả các hoàn-cảnh không vừa với lòng tham-vọng, một là chán-chê phiền-não, hai nữa nhìn tất cả thảy đều xấu-xa không tốt bụng, đó chính là Thụ- Sanh Kiến-Trược (mắt nhơ) phải bị Kiếp-Trược, qua đến kiếp sau thân mạng đọa- sanh loài thú-dữ.
Nơi Thụ-Sanh và Thoát-Sinh đều nằm trong tài-liệu Phật-Đạo Vô-Lượng-Thọ, Chánh- Báo hay Thọ-Báo do thân-tâm mình chấp-nhận mới thụ-sanh, quả báo hay Phước-Điền bởi mình tạo lấy. Các bậc tu-hành pháp-môn Bồ-Tát-Hạnh, con đường giải-thoát mà chưa giải thụ-sanh, Tâm còn vướng-đọng chưa hẳn thực-hiện Giải-Thoát-Môn.
Thụ-Sanh mà giải đặng mới gọi là ĐỘ-SINH, bằng tư-tưởng quan-niệm thuyết-pháp giúp-đỡ cho mọi người, Tâm-Chí Tánh-Tình, nghiệp-căn nghiệp-lậu, kiết-sử cá-nhân bảo-thủ lấy thân-tâm mình để mặc-nhiên dung-dưỡng, chưa hẳn đã Độ-Sinh. Nên chi Chư Bồ-Tát tu theo Chí-Nguyện, lập Hạnh-Nguyện, ban đầu nương nơi Nguyện để tu, đến giai-đoạn Trực-Giác mới tường-tận lướt qua các bối-cảnh Thuận-Nghịch, Tâm không mắc-miếu mới là ĐỘ-SINH.
Tuyệt-tác thay hai chữ ĐỘ-SINH, độ-sinh là một trọng-yếu nhất trên con đường giải- thoát. Nếu đã trót bị-sanh vào thế-gian, phải sanh-sống từng lớp, từng-giai cấp trình-độ và Đức-Tánh của mổi một Cá-Nhân con-người. Tu mong làm như thế nào vươn mình qua từng giai-cấp trình-độ, cử-chỉ của thế-nhân, thời chính bản-thân phải tận-dụng Trí- Hóa thực-hiện cử-chỉ và ngôn-ngữ, tâm-chí hướng-thượng, mới đến chốn thụ-sanh thành đạt bậc Vĩ-nhân hiện-đại hay văn hào siêu-phiệt. Bằng bản-năng chưa khai-thác, thân mạng vẫn nằm yên, tư-tưởng ước-mơ mơ-ước, đến lúc thụ-sanh mơ-ước, miệng nói ba- hoa rốt lại chưa thành-đạt đặng những gì, trở thành: NĂNG-XUẤT BẤT NĂNG- HÀNH. Nói ra hay chưa thực-hiện hay, chỉ sống nơi trừu-tượng vô-ích. Đối với con đường Tu-Phật phải thực-hành nơi Lý-Trí hiểu-biết, mới thâu-đạt tận-giác Bản-Năng, biết nó là tật xấu do Nghiệp Phát sanh, ít nhất phải hóa-giải độ-sanh mới trở về lành mạnh, nằm yên làm thế nào lành-mạnh để thoát-sinh?
Đức BỔN-SƯ THÍCH- CA MÂU-NI PHẬT, Ngài thật tận biết, nên mới gọi tất cả đều là Chúng-Sanh-Giới, vì chỗ Thụ-Sanh ưa chấp năng-phân bị-biệt, trở thành mỗi mỗi đều giới-hạn, gọi là Chúng-Sanh-Giới, cho nên Đời-Sống cùng Kiếp-Sống, từ ngôn-ngữ đến hành-động cử-chỉ bị-phân, không ngoài trình-độ giai-cấp mà thụ-sanh ra các Cảnh-Giới, các Cõi cao-thấp sướng khổ sáng tối trả vay vay trả không ngừng. Ngài đã từng qua chốn Thụ-Sanh, nhiếp-độ tất cả Chúng-Sanh, độ-sanh Ngài nói rõ, chỉ rõ từng cơn mê- lầm của chúng-sanh-giới bằng LUẬT NHÂN-QUẢ. Rộng thời từng kiếp-kiếp trả vay, hẹp thời từng nơi thụ-sanh của tư-tưởng hành-động của Tứ-Loài, không ngoài năng-phân bị-biệt cấu-kiết sanh-tử, tử-sanh. Ngài đã từng chỉ thẳng, đối với thân-mạng của Ngài phải thọ-sanh trải qua chẳng biết bao cam khổ, trong tập tài-liệu: TIỀN-THÂN THỤ- SANH NHIỀU KIẾP.
Phải chăng Đức BỔN-SƯ, Ngài đã thực-hiện con đường hóa-giải TẬN-ĐỘ chúng-sanh- tánh mà hoàn toàn giải-thoát, Ngài đặng Tự-Lợi, Ngài trình-bày Tam-Tạng Kinh-Điển để cho Đời sau đặng lợi chăng? Lời nói của Bậc Vô-Thượng chưa hẳn lời thuyết-minh thừa-thải mà chính Lời VÀNG Thước NGỌC ban cho. Chỉ vì tất cả trong vòng Mê- Chấp, nhiều thứ Bậc chưa thấu đặng mà thôi. Đứng trong giai-đoạn những bậc thực-hành hóa-giải thì hiểu thấu ít nhiều. Khi chưa đào sâu nơi Luật Nhân-Quả hay Tiền-Thân Đức Thích-Ca, nhận-định tầm thường cho là thuyết-minh lý-luận, cốt xoa dịu tâm-tình bận-rộn. Nhưng thực ra đó chính là tài-liệu Độ-Sinh tránh khỏi vạn-pháp, tỏ-pháp, thâm- nhập pháp-giới mà thoát-sinh.
Ngài đã từng nói: Ngoài Thế-Giới hoàn-cầu có rất nhiều Thiên-Loại, Tiên-Loại cùng Thánh-Thần-Loại, Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới Tịnh-Độ cùng Quốc-Độ, đến Ba-Cõi Sáu-Đường, vẫn vướng bị Thụ-Sanh tựa như Vi-Trần khắp cùng Vũ-Trụ. Do nơi non-trí cạn suy mà tất cả Thiên, Tiên và Nhân-Thế có hy-vọng ngưỡng-vọng Tri-Kiến Giải- Thoát Thành-Phật. Nhưng chỉ nhất-tâm thành Phật với từng Giới-Cảnh chớ chưa hoàn- toàn Tận-Giác thành Phật Chánh-Giác, thời biết làm sao tường-tận để lãnh-hội căn-bản mà Chánh-Giác.
DƯỚI MẮT THIỀN-SƯ –
ĐÃ TỪNG SÁT THẬT
Ta đã từng thấy, bộ óc đã từng xem xét, dù nói ra họ đang bị-sanh vạn-kiếp, mãi đeo đuổi Thụ-Sanh, làm sao cho lời Ta nói thật.
Họ ngỡ thế-gian là khổ, họ chỉ mong thoát khổ, nơi tâm-khảm hoài-mong làm như thế nào thoát khỏi Trần-Lao, họ tu trong một kiếp tu, chưa bao giờ nghĩ đến hiện-tại, nơi hiện-tại lướt qua hóa-giải đặng thoát-sinh. Họ mong tu giải-thoát cầu lấy giải-thoát, nhưng chưa bao giờ giải-thoát, khắc phục để thực-hiện, mổi một khi bị va-chạm đến chỗ của họ đã từng thụ-sanh.
Dù cho họ tin-tưởng ngoài thế-giới loài-người có chẳng biết bao nhiêu thế-giới sung- sướng thanh-nhàn đẹp-đẽ gấp trăm nghìn lần nơi nhân-thế. Họ mơ-ước đến nơi đặng sanh trong Cõi đó bằng ước-mơ tưởng-niệm, chớ chưa hóa-giải cốt tu Đạt đến chỗ GIÁC- NIỆM.
THẾ NÀO LÀ GIÁC-NIỆM?
GIÁC-NIỆM là những bậc đã từng huân-tập, biết tỏ rõ, làm thiện được sanh Thiện an- hưởng, làm ác phải sa-đọa làm thân trâu-ngựa, sống trong hoàn-cảnh cực-hình, do đó nên chi làm Thiện bằng cách nào vẫn thụ-sanh trong chốn Thiện mà thụ-hưởng, còn Ác phải sa-đọa vô-cùng. Chính TA đã từng sát thật hai nơi nên tư-tưởng dung-thông thanh- thoát thiện-căn, đào-tạo thiện-chí, truy-tầm Giác-Niệm về với Chính Ta mà đặng thoát- sinh bất-diệt.
Ta không vì Thiện an-trụ, không vì ác mà thù-hận ghét vơ, cũng không vì tốt tham cầu, nơi xấu vứt bỏ, từ nơi thực-hành quen thuộc, ban đầu ta cố gắng để dung-thông đến giai- đoạn, mới nhận thấy quen lần sống nơi bản-chất, nó làm cho Ta bất ngờ nghĩ lại, thời chính Ta đã hóa-giải vạn triệu lần-lướt qua từng giai-đoạn thụ-sanh, nếu ta đứng lại, nó không chấp, vẫn bị thụ-sanh trong chấp-không vậy.
Ta nhịp-nhàng kiểm-soát từng duyên-khởi Sanh-Diệt, Diệt-Sanh, mới nhận chân nơi nó , cuộc sống hằng ngày chẳng biết bao sanh-diệt, khi mơ-màng chưa phân-định thời tìm công-việc hằng ngày để làm cho giải cơn tịnh-biệt, vì tịnh-biệt là nơi an-trú trụ-sanh của lười-trễ nằm yên, phải làm chủ-động thụ-sanh tịnh-biệt.
Nương nhờ nơi chủ-động vạn-pháp nên không Trụ-Chấp hai bên Có-Không Thiện-Ác mà Huân-Tập đặng Giác-Chân, lần nơi Pháp-Giới Hành-Thâm, cốt làm sao đặng thâu- nhận Giác-Tánh. Ban đầu tu như thế, thực-hiện như vậy, huân-tập nhiều Giác trở thành ĐẠI-GIÁC. Nào ngờ đâu đã từng, từ đầu đến cuối chỉ có Thụ-Sanh và Thoát-Sinh qua từng Sanh-Diệt không trụ-chấp mà hoàn-mỹ Giác-Niệm, mới hay Niệm-Giác nó diễn- hóa thay đổi từ Thân-Tâm hồi-sanh Giác-Niệm.
Khi toàn thân đều hóa, lý-trí viễn-thông, theo thứ-lớp tỏ rạng, mới hay nơi chốn thụ- sanh, trở thành bá-thiên vạn-ức nơi chốn, nơi nào chốn ấy, từng lớp-lang thể-chất của nó đã sẳn, vì Bổn-Lai Diện-Mục của nó như thế. Tại Bản-Thân mình nuốt nó vào thì nó hoá như thế, biết làm sao mà nói nó đặng. Chỉ trường-hợp nuốt nó vào rồi kinh-nghiệm, lại nhả nó ra, Giác chân-tướng nó, được gọi là Giác-Niệm, đến khi đầy-đủ toàn khắp nơi chốn thụ-sanh, chính mình đã thoát-sinh toàn khắp, gọi là toàn-thân HỢP-HÓA TẬN-THÀNH.
Do sự việc trên, mắt TA đã từng thấy, óc đã từng xem-xét, tai đã từng nghe đầy-đủ, nơi Chánh-Báo Thọ-Báo nó có từng PHẨM-LƯỢNG kết-nạp hình-thành các Cõi, Thượng- Sanh Tiên-Thần, Hạ-Kiếp Ma-Quái, lớp lớp trong khắp Vũ-Trụ Tam-Thiên thảy đều thứ- lớp, như Cõi Thiên có Thiên-Ma, Cõi Nhân có Nhân-Ma, cảnh Tiên có Tiên-Ma, cốt ngăn-cản không cho thoát-sinh ra ngoài vòng Ma-Quái. Thật ra mỗi chúng-sanh đều có Tam-Thân Tứ-Trí Ngũ-Nhãn Lục-Thông, chỉ vì Bị-Sanh nên chưa tỏ rõ để sử-dụng, do đó nên Cõi-Nhân Bị-Sanh, sự nhìn nhận không ngoài NHỤC-NHÃN (mắt thịt), tai nghe không ngoài Tiếng, gọi là THINH, gặp Cảnh sanh Tình không ngoài SẮC-PHÁP mà biết, vòng-đai NGHE-THẤY-BIẾT Bị-Biết, Bị -Thấy và Bị-Nghe ở mỗi nơi làm sao tin đặng lời Ta nói là thật.
Còn chính Bản-Thân Ta đã từng ra vào Pháp-Giới Ta xem Tịnh Bất-Tịnh, thuận hay nghịch đối với Ta đều không nghĩa lý. Ta thật tỏ rõ vạn-pháp di-chuyển qua từng cơn, vốn nó là một sự lý thường đối với Ta, Ta đã tỏ biết mỗi mỗi tương-song đồng-hóa sanh là thể NHƯ-NHIÊN nơi nó, nếu lầm chấp bị vướng thụ-sanh, bằng biết đặng thì thoát-sinh không có chi xa lạ, do đó Ta mới tận-độ nhanh chóng hóa-sanh giúp đỡ từng lớp-lớp khỏi bị thụ sanh được thoát sinh ra khỏi những cảnh-giới và các Cõi cơ-cực.
Tất cả thảy đều lầm nhận, họ đồng chấp-nhận Thế-Gian là Biển Khổ, họ nào ngờ ngoài Thế-Gian, sa đọa Cõi Âm còn khổ đủ chiều-hướng khổ. Ta dùng TAM-THÂN, TỨ-TRÍ, NGŨ-NHÃN, LỤC-THÔNG rất tường-tận cái Khổ, chốn nơi âm-u đau-khổ của ÂM-CÕI, chỉ vì họ tùng theo duyên-nghiệp bị Thụ-Sanh. Duyên-Nghiệp nầy kiếp hiện-tại thời liên-hệ đời Quá-Khứ, do đó cho nên hiện-tại, chưa tu mà đương-nhiên nó đặng, chưa làm vẫn đầy-đủ thiện-căn, chưa cải-hóa nó vẫn có ĐỨC-ĐỘ. Ta nói ra ban đầu rất khó hiểu, nhưng cứ suy-nghĩ, nơi bản-thân mình và mọi người có thể biết đặng lời Ta nói thẳng.
Nếu có những vị chưa tu, mà đương-nhiên Tánh-Tình rộng-rãi, Tâm ưa-thích Thiện-Căn, các đố-tật vốn có nhưng ít phát-hiện. Họ chưa từng xem kinh-giáo mà đã có Tánh Bổn- Thiện thì sao? Đó phải chăng từ Quá-Khứ, hiện-tại kế- hợp đồng-hóa chăng? Còn bậc đang tu, nhìn nơi tu thiện-căn Tu-Tập, Phát-Tâm rộng-rãi tu-tập phát-tâm, Bủn-Sẻn eo- hẹp cố-gắng tu-trì mở rộng, Đố-Tật buông-lung kiên-trì gìn-giữ, đến lúc hình thành. Thoát-Sinh Ác-Tánh, thụ-sanh Thiện-Căn. Thoát-Sinh Bủn-Sẻn eo-hẹp xâm-xĩa Thụ- Sanh rộng-rãi bao-dung. Những Bậc nầy được gọi là biết tu nơi SÁNG-TƯỞNG thoát-sinh chốn sa-đọa Cõi Âm.
Bằng tu-hành trăm nghìn đố-tật giữ nguyên chưa nhìn những bậc họ chưa bao giờ tu mà đã sẳn có để tiến-hóa, chỉ tu lấy Lý-Trí hiểu-biết hóa-giải. Nếu hóa-giải lý-trí rốt-ráo, đến thời tận-giác thì hoàn-toàn giải-thoát tất-cả thụ-sanh. Bằng chưa sạch Tỏ Tánh, chưa đạt trình-độ Tu-Chứng, chưa THÔNG vạn-pháp chuyển-quay thì làm như thế nào TẬN-THÀNH Chánh-Quả, phải bị sa-đọa nơi Tăng-Thượng, sa-đọa vay-trả của bản-tánh xấu-xa mà thọ-báo trong vòng Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh đến Địa-Ngục, lại làm cho những bậc tin mình phải đi vào con đường Ba lối ác. Đến lúc mạng vong, tất cả hành-vi Thanh-Thô tế-nhị nơi CHÁNH-BÁO hoặc THỌ-BÁO đều ứng-trực Thụ-Sanh vào Cảnh-Giới cùng các Cõi không sai chạy.
Dưới mắt TA đã từng sát thật : Tất cả đương Thời Lạc-Pháp Hạ-Lai nầy, theo quan-niệm vô cùng tác-hại. Họ chỉ dùng Trí-Tuệ còn Đạo-Hạnh lại đi vào con đường PHI-NHÂN, họ nào có thấu-đáo con đường Tu-Phật giáo-lý Đại-Thừa chính là một Giáo-Môn Giải- Thoát thực-tiễn. Nó cũng là một sa-đọa tận-cùng, vì sao? Vì hóa-giải chấp-mê, khi không còn mê Đại-Giác có lợi vô cùng. Bằng còn mê còn sa-đọa do đó ta cần phải nói.
Ta đã từng sát thật:Từ nơi thế-gian đến Xuất Thế-Gian đặng ngôi Tiên-Thần Thánh-Hóa là một điều đã gay-go, phải đánh đổi tất cả những gì mới tu đạt đặng chớ lầm-lạc nơi mê chốn ngộ mà thành. Ta nói như vầy chưa phải là làm cho tất cả những bậc tu-hành thoái- bộ đâu. nói lên để biết trọng-lượng thứ-bậc tu-đạt mà đưa đến Tri-Kiến Giải-Thoát thôi.
Ta đã tường tận thứ lớp thứ bậc của thụ sanh đặng thoát-sinh như sau, các Vị nghe lấy:
Khi làm Con Người cho đúng thứ-vị con người đã là khó, nếu thoát-sinh vươn mình qua khỏi con người phải có CHÍ HƯỚNG-THƯỢNG, TÂM BAO-DUNG . Bằng bao-dung rộng-rãi giúp-đỡ cho tất cả con người, không sanh tâm hờn-oán lúc bấy giờ mới thoát-sanh qua khỏi thế-gian thụ-sanh Xuất Thế-Gian lên từng thứ bậc. Thứ-Vị nơi con người nó phải có BỐN thứ-lớp sống theo Hạng Người. Một là con người PHÀM-PHU tục tử, hai là con người có TƯ-CÁCH , ba là con người QUÂN-TỬ, bốn VĨ-NHÂN con-người. Khi con người thoát sanh chỉ chứng-tri Thiên-Nhân đến Tiên-Thần Thánh-Hóa. Bằng tu cầu GIẢI-THOÁT phải có TỨ-THÁNH THANH-PHẬT, đó chính một quyết-định, không còn cách nào hơn cả.
THẾ NÀO HÀNG TỨ-THÁNH THÀNH-PHẬT ?
Hàng TỨ-THÁNH gồm có :
HỘ-PHÁP đến HỘ-PHÁP BỒ-TÁT,
thứ Bậc BỒ-TÁT thành tựu BỒ-TÁT,
đến BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.
Thứ Bậc MA-HA-TÁT nương nơi Bổn- Nguyện NHẤT-SANH BỔN-XỨ THÀNH-PHẬT.
* Khởi-điểm ban đầu. Tâm-Chí Hộ-Pháp, Tín-Thành Hộ-Pháp, Tự-Nguyện Hộ-Pháp. Dù cho Hộ-Pháp bằng cách nào chăng vẫn đứng nơi thứ-vị CHÚNG-SANH Hộ-Pháp. Vì Sao? –Tâm-Chí Tín-Thành Hộ-Pháp chớ chưa hẳn Tự-Nguyện Hộ-Pháp, Tâm-Chí Tín- Thành nó còn nằm nơi Cá-Tánh Hộ-Pháp, Cá-Nhân Hộ-Pháp cầu lấy Phước-Điền, phải trãi qua nhiều kiếp tu-hành THÔNG-ĐẠT Phật-Pháp. Tâm không nãi chí. Tín chẳng thối- Chuyển, mới bước vào TỰ-NGUYỆN HỘ-PHÁP. Hộ-Pháp Tự-Nguyện chính là HỘ PHÁP BẤT-KHẢ TƯ-NGHỊ mới đến cương-vị HỘ-PHÁP.
* Bước đến Tầng Thánh thứ hai : Là HỘ-PHÁP BỒ-TÁT. Hộ-Pháp Bồ-Tát tu hạnh Bồ-Tát, Hành-Thâm Pháp-Giới Tận-độ giới-sanh thực-hành Hạnh -Nguyện cúng-dường NHƯ-LAI- PHẬT, lần tiến tu-hành trãi qua nhiều kiếp mới tu đạt BỒ-TÁT TỰ-NGUYỆN BÁT-NHÃ , BỒ-TÁT BẤT-KHẢ TƯ-NGHỊ liền mới bước sang cương-vị MA HA-TÁT gọi là : BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.
* Tầng Thánh thứ ba : Từ BỒ-TÁT MA-HA-TÁT, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát gọi là ĐẠI-BỒ-TÁT trải qua BẤT-THỐI BỒ-TÁT thành-tựu CÔNG-ĐỨC Sung-Mãn vào hàng ĐẠI-BỒ-TÁT.
* Đến Thánh thứ Tư : NHẤT-SANH BỔN-XỨ THÀNH PHẬT .
Trong Bốn Thời của hàng Tứ-Thánh, thật dài-dặn, trãi qua vô-lượng số-kiếp, vô-lượng Công-Đức, vô-lượng phẩm cúng dường Như-Lai, cúng-dường Chư-Phật mới thành Phật, chớ nào phải tu một kiếp mà trưởng thành đâu. Sự trở thành trong một kiếp, nó đã có sẵn gieo trồng, có sẵn đầy-đủ ngày nay mới tu đạt Chánh-Giác.
Chẳng khác nào: Hai mươi bốn làng nhỏ kia mới thành-lập cơ-sở Huyện-Quan. Sắp sửa tập-trung dân làng đi đón Huyện-Quan về nhậm-chức. Các Dân-làng bở-ngỡ nơi lòng, mong gặp Huyện-Quan, có kẻ ngu si chưa biết Huyện-Quan như thế nào, từ đâu đến làm Huyện Quan, ai là con người phải đặt ông Huyện Quan, bèn đến hỏi Ông Xã-Trưởng đầu làng mình để biết Huyện-Quan.
Ông Xã-Trưởng đầu làng cười đáp: Ông Huyện là một Con Người, đã từng đi học hồi còn nhỏ. Đến lớn lên thi đậu, được Nhà Vua phong chức Huyện-Quan. Vì Huyện Quan đã từng biết. Lý Luật, biết tư-cách, biết đối-xử từng thứ lớp trong làng, thanh-liêm quảng-đại quần-chúng mà đặng làm thứ-vị Huyện-Quan vậy. Đối với hàng Tứ-Thánh từ Ngôn-Hạnh đến Đức-Hạnh, Công-Năng, công-đức vô-lượng ngày nay mới tu-cầu giải-thoát lần-lượt mà tu đạt đến hàng Tứ- Thánh thành Phật.
TA nói lên lời CHÂN-THẬT trong ngày ĐẢN-SINH năm thứ 65 bước qua 66 để đời nầy đời sau làm tài-liệu, Phải TẬN-ĐỘ CHÚNG-SANH-TÁNH, đang khi chúng -sanh còn vòng Thụ-Sanh mà đặng THOÁT-SINH, gọi là TẬN-ĐỘ CHÚNG-SANH , GIAI-THÀNH PHẬT-ĐẠO./.
Lưu-Niệm ngày 24 tháng 12 năm QUÍ-HỢI
TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI LĂM TẬN-DỤNG THỜI HẠ-LAI
Thời Hạ-Lai là thời cuối của Thượng-Kiếp nó cũng trong thời Đồng-Độ, vạn- pháp đương-thời nó phơi bày đủ mọi mặt, nên chi tất-cả Chúng-Sanh thảy đều hiện tướng. Sự phơi bày nầy, chứng-tỏ tiêu-biểu, từ Thượng-Sanh đến Hạ-Kiếp diễn hai tấm-tuồng, nhưng là một Thể-Cách như nhau.
Theo Kinh-Pháp, thuyết-minh Chúng-Sanh nó VÔ-NGÃ, nên chúng-sanh chưa có chi tự-quyết trong lập-trường sáng-suốt khẳng-định như-nhiên, dù có khẳng-định, sự lý khẳng- định nơi tư-thế thụ-sinh mê-chấp hư-vọng chớ nào giác-chân khẳng-định, vì sao? Vì hình- thức hư-vọng sáng-tạo tư-tưởng, tánh-tướng bị sanh mà Lai-Sanh Nhân-Thế, cho đến nổi Vũ-Trụ Tam-Thiên cùng hằng-hà sa-số Chúng-Sanh-Giới bị thụ-sanh ứng-hiện, do đó nên chi tất-cả Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới mới bị sống không ngoài TAM-GIỚI, chia ra từ Thượng-Giới, Trung-Giới và Hạ-Giới, con người sanh vào kiếp Hạ-Giới gọi là Lai-Sanh.
Tam-Giới đều sinh-sống trong NHƯ-LAI TẠNG hay PHÁP-THÂN của Đức Đại-Nhựt Như-Lai-Phật, chung gồm có Quốc-Độ, Tịnh-Độ nhiều hạng chỉ vì các hàng tu-chứng dựng nên. Thượng -Trung-Hạ. Mỗi Cảnh-Giới Thế-Giới, đều có quy-chế Lục-Đạo, lục-đạo nầy để bổ sung Chánh-Báo hưởng-thụ, Thọ-Báo cực-hình phạm-vi chúng-sanh trong Cõi đó.
Thọ-Báo Chánh-Báo nó ảnh-hưởng kiếp-sống tác- tạo của chúng-sanh, từ hành-động đến tư-tưởng mà hình-thành, như: Rộng-rãi, eo-hẹp, đắn-đo, so-tính, thù-hận, hoặc bao-dung cứu giúp mà bị xếp-hàng theo thứ-lớp của Lục-Đạo, không ngoài: Thiên-Nhân, A-Tu-La, Súc-Sanh, Ngạ-Quỷ cùng Địa-Ngục.
Ví như: Cõi Thiên hay Cõi Tiên, liền ứng-trực thị-hiện nơi Tâm-Trí Lục-Đạo chạy vòng quanh các Thiên-Tiên, gọi đó là Lục-Đạo của Thiên-Tiên. Đến như hiện-tại Cõi Nhân mỗi Nhân-Sinh đều có Lục-Đạo nó bao quanh trong Con Người Nhân-Thế. Mỗi Cõi, mỗi Cảnh-Giới thảy thảy đều sẵn có Lục-Đạo sắp xếp an bài, Lục-Đạo chính là nguồn gốc thao-diễn, nên mỗi mỗi con người chung-khắp Nhân-Loại, nhịp-nhàng bất-tận, vì lầm theo nó mà có, chớ chưa phải Lục-Đạo là điều bắt-buộc Chư Thiên-Tiên với con người phải sa vào Lục-Đạo. Khi thật tỏ-rõ Lục-Đạo không còn bị-trực nơi nó, gọi là:TRI-KIẾN hay GIẢI- THOÁT vậy.
Từ mỗi một lối sống, Kiếp-Sống tuổi thọ dài ngắn, tùy thụ-sanh vào Cảnh-Giới. Chúng- Sanh toàn-diện nơi đó tùy-thuộc Quy-Chế được sống trong phạm-vi tuổi thọ, không quyết- định, mà phải nhất-định từng Cõi. Như Thế-Gian tính ra mỗi Thế-Kỷ Một Trăm-Năm, mỗi kiếp là 80 tuổi chẳng hạng, đối với hạn lượng Tiên Thần hay Cõi Thiên vẫn như thế.
Còn sự vui buồn sướng khổ, hay trình-độ thụ-hưởng hay bị hưởng cao thấp khác nhau, nhưng lớp lớp Chúng-Sanh không ngoài thụ-hưởng và bị hưởng, Chẳng khác ở Thế-Gian kẻ giàu người nghèo, kẻ sướng người khổ cùng Bậc Chức-Vị đến Dân-Giả, nhìn sai- biệt, mà nơi Lục-Đạo bản-năng làm căn-bản chính.
Đối với Chư-Thiên hoặc giả Chư-Tiên đến Con-Người Cảnh-Giới của mỗi Cõi, không thể giải nói với kẻ chưa biết chi, vì kẻ chưa biết họ sống nhỏ hẹp nơi quan-niệm, nên họ cầu vái lấy sự cầu vái linh-thiêng cho đó là giao-cảm , họ lại Tưởng-Niệm thành-thử cho tuổi thọ của Tiên-Thần Thánh-Hóa sống mãi không bao giờ bị-chết, trong vòng sanh-tử. Đến nổi Tiên-Thần Thánh-Hóa còn quan-niệm Phật-Giới không đổi thay, chỉ tuổi thọ bất-đồng mỗi nơi định-kỳ kiếp sống. Cũng như: Các Loài Thú-Vật quan-niệm con Người sống mãi thì sao?
Trên đã phân-định Thời-Gian và Không-Gian theo Tam-Giới. Thượng- Trung Hạ. Về Vũ- Trụ Nhân-Sinh vẫn có Ba-Thời vận-chuyển Tâm-Tánh Con Người, do nơi Thời mà con người bị thời hướng-dẫn, Bởi nơi Mê mà Lục-Đạo đưa đường, để các Bậc tu hành sát thật Chứng-Tri.
Ba Thời trong Vũ-Trụ đối với con người chia ra là thời Thượng-Cổ, thời Trung-Cổ được gọi là thời Trung-Kiếp hay Hiền-Kiếp cũng thế. Còn Hạ-Kiếp gọi nó là thời Mạt-Kiếp, con người tùy thời mà giảm thọ theo từng thế-kỷ.
Thời Hạ-Lai Mạt-Kiếp là thời cuối của ba thời. Tâm-Tánh lối sống của thời Thượng-Cổ khác hẳn với thời Hạ-Kiếp, nhưng lẽ sống vẫn đồng nhau trong một chiều hướng sống. Thời Thượng-Cổ con người ngu-dại, nhưng Độc-Ác vô cùng giết nhau chém nhau không kiên-sợ, hành-hạ hại nhau không Hối, đánh đập nhau chẳng xót thương. Con Người trong thời Thượng-Cổ, chẳng khác với loài thú dữ, toàn dân đương thời Thượng-Cổ, chỉ biết lương-thực món ăn, có thể người ăn thịt người là sự thường trong lẽ sống, nó mãi như thế, cuộc sống lẽ sống trãi qua thời Thượng-Cổ có hàng triệu-triệu thế-kỷ của loài người hung-bạo độc-ác làm căn-bản, do hung-bạo mới làm Bá-Chủ Thượng-Cầm Hạ-Thú, vì độc-ác nên chi con người tự-trị con người, ngoài ra chưa có loài nào làm chủ con người đặng cả.
Con người trong thời ấy xem như con vật, nhờ sự khôn-ngoan có trí-hóa phát-sanh, mới phát-minh cải-hóa đặng nhiều lối sống. Từ chỗ ăn lông ở lổ cho đến y-áo cùng các thức ăn hương vị. Con Người lần-lượt đến gần cuối thời Thượng-Cổ đã có sự sống để Sống. Khi con người có nề-nếp sống, thì trái lại bảo-vệ lẽ sống do đó nên chi đâm ra kiên-sợ sự sống bị đe-dọa của mình, sự đe-dọa thứ nhất là Hung-Bạo, cho nên mới bước sang qua thời Trung-Kiếp.
Thời Trung-Kiếp là thời xây-dựng con người bảo-vệ đời-sống. Sự bảo-vệ nơi căn-bản là Đạo-Đức, dẹp bỏ tất-cả từ Ngôn-Ngữ đến Hành-Động Hung-Bạo, độc-ác vô-nhân. Thời nầy vẫn tùy thời-cơ, thời thế hay thời cuộc trình-độ hướng-dẫn con người, nhờ như thế nên phát-hiện từng lớp nhân-loại, từng thứ-bậc trọng-đại yếu nhân ra dạy-dỗ. Tất-cả chương-trình trong thời nầy, không ngoài LÀM LÀNH, LÁNH DỮ, xa hẳn lối sống sát hại nhau, thương mến nhau, trên thuận dưới hòa, nhẫn-nhịn nhau đầy-đủ khía cạnh.
Do đó mới có hàng Thánh-Nhân, chia ra từng lớp để dễ-dàng nhận-định, Thánh-Tăng, Hiền-Triết. Thời Trung-Kiếp vẫn trãi qua hàng triệu triệu Thế-Kỷ dạy-dỗ phát-huy được nhiều ngành đến ngày nay mới có. Nó mãi đến cuối thời Trung-Kiếp được gọi là Hiền- Kiếp. Thời Hiền-Kiếp dân rất lành, đời sống sung-túc. Nhưng trái lại Háo-Danh, từ nơi háo-danh đưa lại cho con người ưa thích Thần-Thánh-Hóa, tự sanh nhiều mê tín, Tế Thần Tế Lễ sát hại súc vật, cho đến nổi mang người ra cúng tế gã bán, dâng-cúng cho Thần, được Thần giúp-đỡ dân lành an-cư làng xóm, do lẽ ấy mới chia ra rất nhiều Tông Phái Thần-Linh, chia ra từng giai-cấp bất-công trong xã-hội với con người.
Vẫn đương thời ấy. Thái-Tử Tất-Đạt-Đa, tại Ấn-Độ ra đời. Ngài vẫn là Con Người, chung với tất cả con người, có Đức-Tánh dung-hòa, Nhãn-Quang, Trí-Hóa kiểm-soát Lục-Đạo, nhiếp-thâu Lục-Đạo, hoàn-toàn Giải-Thoát Vô-Thượng Chánh-Giác. Ngài là Bậc Toàn- Thiện lời chỉ dạy toàn-diện, lời toàn-diện là lời bất-hủ, nơi Kim-Thân lời vàng. Lời Vàng giáo huấn cho nhân loại từ một kiếp đến vạn kiếp đều áp dụng xây dựng cho con người đặng an lành, đặng Tri Kiến Giải Thoát. Ngài chính Bậc Thượng Đẳng, hơn tất cả các vị Thánh Nhân, Hiền Triết Thánh Tăng cùng Thánh Đạo, nên chi Thế Gian mới suy tôn Ngài đấng Vô Thượng Thế Tôn.
Đức Thế Tôn Ngài đã tỏ tường Tam Giới nơi thời gian không gian, lại Tận Thấu Thời Cơ vạn kiếp của thế giới với con người, sống nương theo mạch lạc thời cơ quyết định Hạ Kiếp Lai-Sanh. Khi đến thời-cơ Hạ-Kiếp tất cả Thiên-Loài Nhân-Loại phải chịu tuần-hoàn vạn-cảnh nơi thời Mạt-Pháp chuyển-quay. Ngài mới Tuyên-Ngôn minh-thuyết, sau thời Hiền-Kiếp qua, đến Hai Ngàn năm sau Mạt-Pháp. Sự sống chết tử-sanh biến-đổi. Chúng- Sanh đang sống rộng-rãi trở thành nhỏ-nhen, từ thanh-cao biến thành đê-tiện khó tu, khó chứng do nơi tham-cầu tham muốn, mà phải cạnh-tranh chạy theo dục-vọng.
Trong thời Hiền-Kiếp nó dục-vọng về Danh-Giả, đến thời Mạt-Pháp nó nặng về Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh cùng Địa-Ngục lai-sanh ba đường ác. Thời Hiền-Kiếp Nhân-Thiên làm chủ-trì. Thời Mạt-Pháp ba đường ác chủ-động, nên chi vướng vào Lý-Chướng, Sự-Chướng khó tu mà đoạn-duyên Phật.
Từ khi Đức Thế-Tôn nhập Niết-Bàn, bậc tin Phật tu-hành nhiều gấp trăm triệu người. Nhưng nhận-chân rất hiếm, xem kinh-điển nghiên-cứu đa phần, còn thực-hiện trực-giác lại kém. Chung lại nơi Nhân-Thế kể ra hàng Trăm Triệu, chỉ chứng-quả lấy một vị mà thôi. Vì sao? Vì một là chưa thấu-đạt bản thân chon-giác, hai là: tu chưa thấu rõ Thời-Cơ hiện-kiếp, đa-số căn-cứ mãi một chiều-hướng làm cho đường tu chính mình bị chết khô nơi Tông-Giáo. Khi chưa rõ duyên-căn thời-cơ thời đường tu nơi mình bấn-loạn. Sự liễu- thông của chính mình nằm nơi giả-thuyết. Nếu tận duyên-căn thời-cơ nơi hiện-kiếp mới Thật-Chứng thì sự liễu-thông kia trở thành lời Minh-Thuyết không còn là lời giả-thuyết, đó chính là một yếu điểm giải Thoát Môn.
ĐẾN THỜI HẠ-LAI:
Thời Hạ-Lai là thời Chung-Kết Tam-Giới. Thượng, Trung và Hạ. Mỗi thời nó có mỗi lối sống. Thời Thượng-Cổ đơn-giản hung-bạo kém trí làm một lối sống. Thời Trung-Cổ dạy dỗ xây nền tảng con người theo một chiều hướng làm lối Sống. Thời Hạ-Lai phát-triển văn-minh khoa-học làm lối sống, đó chính là ba chỉ-tiêu của ba thời đưa nhân-loại cho đến đích lối sống.
Lối sống thời Hạ-Lai đa-phần sống theo lý-trí, hơn là Nhân-Nghĩa của thời Trung-Kiếp. Còn lại một số ưa Trung-Kiếp hơn Hạ-Lai, nên chi Thân-Tâm đang còn ngưỡng-vọng Đạo- Đức trong căn-bản Hiền-Lành mới có hai lối sống hiện-tại.
Đem so sánh hai thời Thượng Cổ và Hạ Lai mới thấy hai lối sống trở thành một lối sống của Hạ Lai và Thượng Cổ. Con Người thời Thượng Cổ kém trí Hung Bạo, người trị người cùng các loài độc ác. Thời Hạ Lai con người đa trí khôn ngoan không hung bạo nhưng kỹ thuật trị người cao, sử dụng con người với con người theo nền Khoa Học.
Khoa Học Văn Minh hiện đại mà đoạt đến đích hoàn cầu thế giới thì con người có lối sống như Thần-Tiên, vì sao? Vì Khoa-Học phụng-sự cho con người. Nhưng sự tiến-triển của khoa-học đang thực- nghiệm của một vài Cường-Quốc, cùng bao nhiêu nước chật-vật mua bán đổi chát học đòi trong khoa-học để áp-dụng con người lấy con người phụng-sự nền khoa-học, đặt con người chạy theo lớp lớp khoa-học, thì làm sao con người tránh khỏi thời Mạt-Pháp.
Đứng vào ngành khoa-học của Thần-Túc Học để phân-tách, thì con người vạn-vật đang sống trong Vũ-Trụ nếu cho nó ăn để nó sống chưa phải cái sống cho nó sống, bằng tất-cả nhu-cầu sẵn-sàng đáp-số cho nó sống thời chưa hẳn nó đặng sống. Thật ra nó chỉ sống với tinh-thần thâu nhận Nguyên-Tinh thì nó mới có nơi sống.
Nguyên-Tinh-Chất là cái gì? Là cái sẵn sống của con người với vạn-vật, gọi là thiên-nhiên vũ-trụ đã có sẵn dung-dưỡng tất-cả đặng sanh sống. Một khi con người tắt thở, có nghĩa không thâu nhận nguyên-tinh thì gọi nó là Chết. Nhưng nào có chết, chất sống một thời gian nào xuyên qua Thân Ma Xác, thân ma xác liền hóa ra vi-trùng, sự hộp hóa v- trùng, những loài vi-trùng nầy vẫn được sống trong Xác Ma. Phải chăng không có cái chết chăng?
Nền khoa-học chưa thâu-đạt hoàn-mỹ về khoa Thần-Túc-Học, khoa thần-túc học nầy nó nằm nơi Thiên-Hòa Địa-Lợi, mới thấy con người và sự sống của vạn-vật cần có nguyên- tinh mới sống, chưa phải khoa-học thành-tựu hoàn-toàn cung-cấp cho con người và Thế- Giới đặng sống đâu.
Từ nơi chất sống dung-dưỡng con người, con người sống không ngoài bồi-dưỡng nguyên- tinh chất nên chi đã từng hấp-thụ chất sống mới phát-sanh: Có Cảnh Sanh Tình, tình cảnh hoàn-cảnh thực-nghiệm thì đặng thông-thái, bằng hoàn-cảnh than-van, tự mình tiếp-thu phiền-não, khi phiền-não hờn-giận oán-trách thì không thể thu-nhận nguyên-tinh con người tự sanh đau bệnh. Bệnh hoặc Lão-Khổ là nguồn-gốc bế-tắc nguyên-tinh, đó chính lời chân-thật.
Tất-cả các Độc-Giả cùng các Bậc Tín-Tâm tu Phật hãy đọc kỹ, xem kỹ cốt đem đến sự hiểu có ích-lợi cho chính bản thân mình là hơn tất-cả. Tài-liệu nầy là một tài-liệu: Đạo Đời Hộp-Nhất Trường-Tồn Phật-Tôn. Nếu là Bậc có chí truy-tầm để mà Trực-Giác thì mới công-nhận tài-liệu nầy đúng đắn. Bằng tu đạo để chứng-từ có đạo đặng tu thì, khó xem, khó hiểu vô cùng vậy.
Con Người cùng thế-giới nương nơi Cảnh mới phát-huy do Hộp Tình mà thoải-mái, cho nên trên Hoàn-Cầu Thế-Giới tùy Cảnh tiến-triển, tùy Tình mới phát-minh của mỗi nước mà Văn-Minh Tiến-Bộ, mỗi Dân-Tộc khác nhau về Trình-Độ, dân-tộc nơi mỗi Nước trình- độ càng cao thì Nước nơi đó sung-sướng lành-mạnh, trình-độ thấp dân-tộc đói khổ, đó là nguồn sống sự sống phát hiện ra sự sinh-hoạt sướng khổ trợ giúp con người.
Con Người đối với Cảnh, con người khôn-ngoan lành-mạnh hoặc mưu-sĩ xảo-trá do Cảnh điều-động hướng-dẫn con người. Chớ nào phải con người hướng-dẫn Cảnh? Ngặt- nghèo thay! Đích nơi con người nào có Có, vì con người nương nhờ cái sống nguyên-tinh, sự sống do Cảnh hướng-dẫn để sống.
Từ vạn Cảnh lần lần thay đổi. Thể cuộc có nhiều bộ mặt đổi thay. Sự đổi thay này chưa hẵn là Cảnh đổi thay hay tình để thay đổi, nó do Nhân-Vật có nền-tảng suy-tưởng mạnh, cho nên được gọi là suy-tưởng phát-huy, nhưng suy-tưởng kia nó không ngoài Lục-Đạo mà suy-tưởng. Vì sao không ngoài Lục-Đạo đặng suy-tưởng thời con người nên nhận-xét kỷ mới nhìn nhận suy-tưởng không ngoài Lục-Đạo Hướng-Dẫn để con người hộp cảnh sanh-tình, thì chính đích chính thuộc quyền Lục-Đạo, cơ-cấu phụ sở-hữu Cảnh dẫn tình.
Lục-Đạo là một nguồn máy động-cơ, chủ-yếu con người không thoát khỏi Lục-Đạo nên con người suy-tưởng không ngoài suy-tưởng: Thiên, Nhân, A-Tu-La, Súc-Sanh, Ngạ-Quỷ và Địa-Ngục. Thiên-Nhân là suy-tưởng thanh-thoát. A-Tu-La là Nóng-Giận. Ngạ-Quỷ Căn căn-tánh tham-lam, Súc-Sanh-Giới là vòng-đai mong muốn. Địa-Ngục-Môn, tự mình độc-ác phải tự mình chui vào. Con đường Lục-Đạo bao vây, tùy theo Thời mà xuất-hiện nơi tâm-tánh con người, Chính thời Hạ-Lai nầy, Đơn Vị Hung-Bạo của A-Tu-La, Giòng Dỏi Súc-Sanh-Giới. Địa-Hạt Ngạ-Quỷ Căn. Hùng-Biện Địa-Ngục Môn. Bốn Tướng làm chủ-trì điều-hành con người cùng thế-giới phải chịu. Còn Thiên-Nhân trong thời Hạ-Lai rất hiếm, chỉ nơi lòng của một con người nào ưa chuộng gìn giữ mới huân-tập nó lai-vãng đến từng lúc với vị đó mà thôi. Vì sao? Vì Nhân -Thiên Đạo hai đạo nầy, thời Trung Cổ làm chủ-động, thời Hạ-Lai phụ-tá mà thôi.
Đến thời-kỳ Bốn-Tướng phát-huy, chủ-đích của con người theo Bốn-Tướng. Ba Đường Ác thạnh hành, tất cả con người thảy đều hiện-thân theo bốn tướng mà hoạt -động, chỉ dùng món ăn làm lẽ sống, lấy y-phục Cửa Nhà khang-trang giàu mạnh làm chỗ sống, lấy giống Đực và giống Cái thông Dâm làm mức sống. Ngoài ra tranh-giành đấu-trí nhau, đến lúc thất-bại sanh ra chém giết nhau, bảo hệ Bốn-Tướng trong lớp sống Hạ-Lai.
Thời Hạ-Lai Mạt-Kiếp con người rất Khôn-Ngoan, có bộ óc tự-lập có lý-trí tự do, tự do kia mỗi con người thảy đều mang lấy nó, nên mới xãy ra nhiều lối tự do quái đãn, chẳng ai nghe lời ai dạy cả, họ có nhiều lý-trí bác bỏ nhiều vấn-đề, dù vấn bồi-dưỡng bổ-ích bản- thân nơi họ, họ vẫn chưa chịu nghe dù cho có nghe không thực-hiện làm sao kết-quả được bổ-ích, trở thành không bao giờ qua được trở-lực của Lục-Đạo mà thoát-sinh.
TẠI SAO KHÔNG QUA NỔI CHỦ-LỰC LỤC-ĐẠO ?
Do mỗi một con người có một đích sống quan-niệm lẽ sống của một tướng môn thì làm sao qua chủ-lực được Sáu-Đạo mà thoát-sinh khỏi Lục-Đạo.
Có kẻ ưa thích Tướng-Môn A-Tu-La hay A-Tu-La Thần-Quỷ, hoặc dòng dõi Súc-Sanh giới, hoặc Ngạ-Quỷ-Căn cùng Địa-Ngục Môn, đều tường-tận, chứng-tỏ tướng-môn nơi mình là hơn hết, chẳng bao giờ nghe tướng môn khác trình-bày. Sự tự-mãn đường đi, nước bước tự-hào tự-tín, thành-thử mỗi mỗi đều gìn-giữ quan-niệm, nên không thể nào làm sao qua khỏi Lục-Đạo. được gọi là: ngành nào theo ngành nấy, chỉ vì nó đã thụ- nghiệp.
Thời Hạ-Lai thuyên-diễn, nó đi ngược lại với thời Trung-kiếp quá nhiều, nhưng theo tâm khảm tấm lòng nhân-loại vẫn ước-mơ mơ ước, nuôi mộng Hiền-Nhân, cho nên Lục-Đạo ngọn gió phong-trào đưa đẩy bằng cách nào, khi con người tham-vọng đến tuyệt-vọng phải hồi-hướng Trung-Kiếp Lai-Sanh. Sự thuyên-diễn nầy không riêng chi nhân-loại mà chung tất-cả những Bậc đã từng nhất định thoát-sanh, truy-tầm phương-thức pháp-môn giải- thoát, phải lăn mình trong Đạo-Giáo Tôn-Giáo cầu lấy Tu-Chứng Thực-Chân để chứng-tri Phật-Đạo.
Càng xả thân cầu-đạo bao nhiêu lại càng lưu-trữ giáo-điều tam-tạng kinh-điển hồi-hướng mơ-tưởng hoài-vọng nơi Trung-Kiếp của Đấng Chí-Tôn lưu Lại, đến giai-đoạn xem như tan vỡ mộng vàng vẫn nằm trong Phước-Báo cầu-báo như tất-cả quần-sanh không hơn kém. Sự hiện-diện kiến-tri của Phật-Đạo, đối với nơi nhận-định của con người rất khác biệt nhau, một bên hiện nơi Lục-Đạo hiện-hành, nhân-sinh kết-quả, còn một bên huân-tập Trung-Thời, bị sống nơi mơ-màng chân-lý, thì biết tính sao đây? Do nơi đâu mà trở nên như vậy? Do nơi chưa biết căn-cơ của mỗi mỗi chúng-sanh giới mà hướng-dẫn. Tại chưa rõ Thời-Cơ nơi kiếp Hạ-Lai để tu-hành hiện-thân theo dân-chúng mà huân-tập Giác-Chân, đặng Sở-Đắc Nhất-Tướng về với Như-Tướng mà Viên-Thông, cứ mãi gìn-giữ Giáo-Điều gọi là xây-dựng, nào có xây-dựng chi đâu lại bị sanh muôn ngàn tâm-chí Cô-Đọng, tự- phát sanh nuôi-dưỡng không-chấp bị chấp-không gọi là Chánh-Pháp.
TẬN DỤNG THỜI HẠ- LAI
Phật Đạo tùy Căn Cơ cứu độ, tùy Thời Cơ lưu hành, mới Chứng Tri Phật Đạo. Đó là chính yếu đối với Bậc Tu Phật. Chỉ sợ chưa biết Tu, chớ đừng sợ không Giải Thoát. Đương thời Hạ Lai, dù cho Đức Di Lạc Tôn Phật ra đời chăng, vẫn tùy thời mới xuất hiện, vẫn tùy căn cứu độ Tứ Loài. Ngài tùy thời đặng Thượng Sanh Đâu Xuất Môn. Ngài tùy Căn Hạ Lai Vô Thượng Tôn.
Nơi Hiền-Kiếp Hạ-Lai, tất-cả nhân-sinh tứ-loài thảy đều hiện-thân Lục-Đạo, đa-số từ A- Tu-La, Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh, Địa-Ngục, còn về Nhân-Thiên đứng vào hàng thiểu-số, thời làm sao Di-Lạc Tôn-Phật hiện thân Thiên-Nhân cứu-độ?
Ngài đã từng minh-thuyết:
THƯỢNG-HẠ HOÀ-AN HẢO
SUY-TÔN KHAI ĐẠO-TRÀNG
NHẤT-NGÔN TRI-KIẾN PHẬT
HOÀN-TẤT GIẢI-THOÁT MÔN
Ngài vừa minh-thuyết xong, thực-hiện Tận-Dụng thời Hạ-Lai.
Thiên-Tiên mừng rỡ vỗ tay.
Địa-Tiên than thở châu mày khóc than.
Nhân-Sinh đi đứng ngỡ-ngàng.
Các Hàng Bồ Tát cười vang vui mừng.
Vì sao? Vì Thiên-Tiên là Bậc nhẹ-cảm, từ quá-khứ vị-lai rất giao-cảm với bậc nầy, tất-cả di-chuyển điều-động vạn-pháp xuất-hiện hay lưu-hoàn thảy đều tỏ-thông liễu-ngộ, chỉ sút kém với hàng Bồ-Tát chưa biết thân mạng nơi mình đổi thay, thay đổi như thế nào để giải quyết Sanh-Tử Lão-Khổ mà thôi.
Bậc Thiên-Tiên nhìn thấy Vũ-Trụ Thanh-Quang buông tỏa, dân-cư an-lành, đến thời Hạ- Lai Mạt-Kiếp Địa-Ngục phát-sanh, khói nghiệp tràn đầy, liền có Huỳnh-Quang nương theo cứu-độ. Nhìn Huỳnh-Quang cứu-độ Tứ-Loài, Thiên-Tiên mừng rỡ vỗ tay.
Còn Bậc Địa-Tiên than thở châu mày khóc than. Bậc Địa-Tiên, luôn luôn ngưỡng-vọng thời Trung-Kiếp, sống mãi nơi lòng của Địa -Tiên. Đến giai-đoạn hỏa-ngục phất. Phật- Đạo tận-dụng thời Hạ-Lai cứu-độ. Tất-cả hàng Bồ-Tát tận dùng nơi Phổ-Môn Quán-Âm Thị-Hiện mà cứu-khổ. Hàng Địa-Tiên nào hay biết, than-thở Phật-Đạo suy-đồi, mạt-pháp làm cho Phật-Đạo tan vỡ, Chư-Thiên sa-đọa lai-trần, Bồ-Tát lai-sanh nơi Địa-Ngục mà than khóc.
Hàng Nhân-Sinh nào hay biết, hiện-tại lối sống ra sao, tương-lai như thế nào, cầu Đạo chưa tường trong lối Đạo, biết nơi nào là chốn Phật Đường để gởi xác nuôi thân mạng sống chết ra sao? Tất cả nhân-sinh đang ngơ-ngẩn chưa truy-tầm ra Chơn-Giác. Từ chỗ mơ-hồ ám ảnh, Phật-Thuyết Ma-Thuyết ra sao, gìn-giữ Giáo-Điều tiểu-căn làm nơi Phước- Báo làm lành tránh dữ, đặng yên thân.
Các hàng tu Đại-Thừa thực-hành Hạnh Bồ-Tát, nương vào vạn-pháp viên-thông. Tịnh Bất- Tịnh thảy đều nhiếp-thâu tận-giác. Do đó mới kiến-tạo công-năng nương nhờ nơi Công-Đức mà Tận-Dụng thời Hạ-Lai mà Sở-Đắc.
Thời Hạ-Lai chính thời Đồng-Độ, sự tu-hành đặng Phước-Báo quá nhiều, nơi Thiện-Căn được đáp số chưa phải là ít. Nơi biết Tu tận-dụng Hạ-Lai mà Giác-Ngộ. Tất cả Nhân-Sinh Tứ-Loài nương vào Hạ-Lai Mạt-Kiếp được độ Nhân-Thiên. Đức Di-Lạc Tôn-Phật Tận- Dụng Hạ-Lai Tận-Giác Vô-Thượng-Tôn. Tuyệt tác thay. Lành thay! Lành thay! Đức Chí- Tôn Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật khéo biết, khéo tường tận chốn Hạ-Lai Đồng-Độ.
NAM-MÔ ĐƯƠNG-SANH HẠ-LAI DI-LẠC TÔN PHẬT
Kỷ Niệm Thời Hạ Lai
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI SÁU PHẨM-LƯỢNG ĐỐI VỚI PHẬT-ĐẠO
PHẨM-LƯỢNG là một chỗ nương-tựa để mà sống, do đó nên Nơi-Sống, Sự-Sống, Cái- Sống bấp-bênh, khắp hoàn-cầu thế-giới với con người cho đến Chư-Thiên, Chư-Tiên cùng các Cõi Thần-Thánh thảy đều nương nơi Phẩm-Lượng cầu sống, mong có lối sống, nhưng chưa bao giờ đặng sống vĩnh-viễn hay sống thoải-mái cả.
Không cần phải cầu-kỳ, chưa cần nói chi câu chuyện xa-lạ, chỉ phanh-phui mổ xẻ Phẩm- Lượng, thật tỏ rõ, từng Phẩm-Lượng nào nó nằm trong vị-trí của nó phát-huy ra, khi đã thật biết đặng, đương-nhiên nó mang đến Sống thoải-mái an-lành vĩnh-viễn mà thôi.
Về PHẨM, thật quá nhiều Phẩm, nó đứng nơi vị-trí nào cũng thuộc quyền sở-hữu là Phẩm, còn Lượng tùng theo Phẩm, mỗi khi thành hình mới gọi là Phẩm-Lượng, từ sự việc lớn nhỏ thảy đều như thế.
Nói đến thân-mạng con người: Theo Trí-Tuệ nó chịu trọng-trách phát-huy, tùy con người đó phát-huy bao nhiêu cũng đặng, thì Lượng nó lại phân-định tần-số có trọng-lượng trình- độ nơi con người đó không sai.
Về mặt Đức-Tánh, Đạo-Đức hay Hung-Cường nó vẫn có Phẩm-Lượng, có tần-số, tần-số nầy nó theo y như trí-tuệ cao-thấp sâu-cạn. Nhưng nó chính- yếu hiền-lành hay mưu-sĩ độc- ác nhân-từ thì Phẩm nầy Bản-Chất của mỗi một con người đó, được gọi là BẢN-NĂNG Như- Nhiên trong thân-mạng.
Còn về Hạnh-Kiểm Tư-Cách, Nhân-Cách, Thiên-Cách, Ngạ-Quỷ-Cách, Súc-Sanh-Cách, Địa-Ngục-Cách, nó lại thuộc về hấp-thụ giai-cấp, hấp-thụ nơi bạn-bè, hấp-thụ Tư-Thế của Xã-Hội, không bao giờ chung với PHẨM- PHƯỢNG Trình-Độ. Vì sao? Vì Hành-Động Tư-Cách Cử-Chỉ cho đến ngôn-ngữ thuộc về Phẩm-Lượng Nhãn-Quang tập-sự nên ảnh-hưởng nơi ngoại-cảnh hơn là Nội-Tâm, do đó nên mới có câu: CÓ HỌC PHẢI CÓ HẠNH.
Trong Ba PHẨM-LƯỢNG nầy, với thân-thể con người, nó chính là mực- thước mang cái sống với con người đáng kể. Những Bậc nào có đủ Ba điều-kiện như:TRÍ -ĐỨC HẠNH-KIỂM, Nhân thì đặng làm người Quân-Tử. Bằng Thiên thì làm Minh-Vương hay Vĩ-Nhân trọng- đại, phải chăng con đường sống vinh-dự chăng?
Bằng có Trình-Độ Trí-Hóa cao-thấp đến Bậc nào chăng, vẫn thiếu Đức-Độ giữa mình và người, thì chính đó chưa phải là Con-Người, thường gọi là kẻ Phi-Nhân. Nếu có Đức mà Thiểu-Trí thường vấp cái sống dại dột. Nếu có ĐỨC cùng TRÍ mà Tư-Cách Hạnh-Kiểm lệch-lạc thì bị Đời chưa ưa chuộng. Phẩm và Lượng sắp xếp Thân-Mạng mình vào hàng thiếu tư-cách, đời sống cái sống làm sao đoạt đến Chí-Nguyện an-vui. Do đó mới có nhiều Bậc than phiền nơi Đạo-Đức Trình-Độ tạo sao chưa hưởng? Sự phanh-phui Phẩm-Lượng trong thân-thể con người nầy, chính là một tài-liệu gây tạo cho con người thường Tự-Biết Thân-Mạng của mình mà đối-xử, đương-nhiên vạn-sự thảy đều thành-công, trăm chỗ, chỗ nào cái sống vẫn an-lành cả.
Còn phanh-phui về Phẩm-Lượng dung-dưỡng, bồi-dưỡng hoàn-cầu thế-giới con người, gồm có:Nhu-Yếu Phẩm, Sản-Phẩm, Thực-Phẩm, Dược-Phẩm cùng Mỹ-Phẩm. Mỗi phẩm như thế con người phải có toàn-năng toàn-lực mới trưởng-thành Lượng, gọi là Trọng- Lượng thấp cao, Bằng chưa đủ toàn- năng toàn-lực thời rất thấp. Khi đã công-dụng toàn- năng toàn-lực thì chỗ sống trong một khối người đó đã phải sống trong Phẩm đoạt đến Lượng làm nơi an-vui, khó thoát ra Phẩm-Lượng đang thực-hiện, đặng có cái sống Tự- Sống. Phẩm-Lượng nó cực-kỳ rộng-rãi, từ mỗi một kiếp con người phải thực hiện mỗi một Phẩm vẫn chưa hết đặng, nên chi phải phanh-phui từ Phẩm nó có những quan-hệ nào, cốt tỏ rõ mạch-lạc lối sống thì đến nơi Sống thoải-mái mà thôi, không thể nào phân-tách từng Phẩm một đặng.
Đời Sống, kiếp-sống tất-cả Thế-Giới con người phải phục-vụ Nhu-Yếu Phẩm, Dược- Phẩm , Mỹ-Phẩm cùng Thực-Phẩm làm nơi sinh-sống, mỗi một Phẩm đáng kể liên-quan cho con người trong kiếp sống . Từ Lý-Trí toàn-năng theo trình-độ phát-triển, từ toàn lực thân mạng họ phải đánh đổi lấy món ăn áo mặc cùng các vật-dụng để chu-toàn cho cái-Sống để mà sống, cho nên chỗ sống yên-vui nơi họ là lúc Nhu-Yếu-Phẩm, Sản-Phẩm hay Mỹ-Phẩm lên cao về trọng-lượng, buôn-bán lãi nhiều, đem đến cái vui mừng thích-thú trong chốc lát rồi yên bặt, chưa có lối nào, ngành nào đáp số sự vui-mừng vĩnh-viễn đặng.
Đối với thế-giới con người, nếu thanh-bình bình-thản, sống nhờ Phẩm-Lượng thấp-cao tạm ổn, thì họ tạm yên vui, cuộc sống thanh-nhàn chưa có gì đáng kể, vì quả-địa cầu rộng, dân số ít đỡ phải lo, nhờ sự cạnh-tranh thấp vẫn sống cái sống thanh-bình. Đến ngày nay dân số đông, mức sanh-sản nhiều, đời sống không bắt-buộc họ vẫn bị buộc phải thi-hành toàn năng-lực, phải khai-thác bản-năng để cung-cấp dân-số. Vì dân càng nhiều thời từ LÝ đến SỰ phải tăng mới đủ ăn và đủ mặc. Đoạn nầy Thế-Giới với con người đền dư biết, khỏi phanh-phui chi cho lắm.
Trước thời hiện-đại ngày nay, đa-số trên hoàn-cầu con người không chịu nổi đời-sống dân-số cao, phải cạnh-tranh phát-sanh nhiều quái-đản. Toàn dân thay bộ mặt an-vui khác, họ vui khi đặng giàu-sang danh-giá, họ thích phát-hiện nổi danh trên thế-giới, họ đứng chiếm vào hàng Vĩ-nhân, Siêu-nhân, cốt mua lấy an-vui nơi danh-vị để mà sống.
Khi con người chưa biết nhận được lối sống an-vui vĩnh-viễn thật sống huy-hoàng, thời dù cho Vĩ-nhân Siêu-Nhân chăng, chỉ hưởng-thụ sống trong chốc lát rồi vẫn nơi tạm-sống, phải tìm-tòi mà sống.
Nó cứ như thế con người phải mua vui từng lúc, cốt giải tất cả những nhọc-nhằn, suy nghĩ mang lại cho họ điều vô-ích, cho đến nỗi, có kẻ làm thật nhiều tiền , sống trên đồng tiền, dùng tiền mua vui, mua lấy cái sống vẫn chưa đáp-số, chỉ sống nơi cái hoài-mong sống. Có Bậc vừa khôn- ngoan vừa có trình-độ, thêm vào đó hạnh-kiểm tốt, có ba điều-kiện Hạnh-Kiểm khôn-ngoan, trình-độ tiến thân làm Lãnh-Tụ hoặc Vua-Quan, đầy-đủ sung- túc, Bậc nầy một là hãnh-diện Phước-Báo, hai là hãnh-diện nơi quyền-tước nhân-cách của mình, khi suy lại mơ-hồ nơi sống, chỉ đi trong cuộc sống mà sống thôi. Còn phần đông chuyên về Nghề-Nghiệp, làm cho thật nhiều, làm để quên những niềm suy-tưởng Sống-Chết, nên họ vật-lộn vất-vả, trong lúc làm, nhờ nơi làm giải nỗi lo-âu hoặc lấy nơi chỗ làm quên hết những gì chưa đáp-số cho họ. Đến tối lăn theo giấc ngủ say quên hết tất cả. Có đôi lúc tự nghĩ thân nơi họ, hay thân con người không khác mấy Con Vật Trâu-Bò chỉ biết làm, lấy sự làm mà sống.
Từ sống tạm-bợ, sống vu-vơ đến cái sống biết nơi mình sống bấp-bênh, nên chi mới phát-sanh tất-cả lối sống phức-tạp rược chè bài-bạc hơn-thua để sống không còn làm thế nào hơn đặng.
Đến nỗi có nhiều bậc muốn thoát-sanh đi tìm chốn sống tuổi thọ kéo dài cho đặng sống mãi không bao giờ bị chết, nên mới Tu-Luyện mong đặng sống lâu, hoặc Tận-Dụng Dược- Phẩm bồi-dưỡng thân mạng. Chính làm như thế nào chăng họ đều biết trước sau cũng không qua đặng cái chết.
Trớ-trêu thay! Sống thời sống nhờ, chết đâm lo-sợ, nghèo mong giàu-sang, giàu-sang đòi Danh-Giá Chức-Vị, có chức-vị danh-giá, giàu-sang, vẫn không giải-quyết đặng Sống-Chết. Thế-Giới với con người đến khúc-eo thay đổi thân-mạng đành bó tay chấp-nhận sống tạm ở nhờ. Tất cả con người đa số có trình-độ hoặc biết xét về bản-thân thì biết lo nơi sống, tìm nơi thật sống.
Cho đến nỗi. Có Bậc đã từng biết sống, nói lên một câu, nhưng chưa mang lại cái nào , chốn nào, chỗ nào mà SỐNG như sau:
KHÔN VẪN CHẾT. DẠI BỊ CHẾT. BIẾT THỜI SỐNG.
Từ nơi BIẾT THỜI SỐNG, tất cả thảy đều hỗ-trợ Phẩm-Chất nuôi thân, dưỡng-thân, dung-hòa bản-thân, làm chốn an-vui. Còn thế-giới với con người làm như thế nào Dân-Sự thanh- bình, vì công-cuộc trên căn-bản cấu-tạo sống, biết sử-dụng sống, nên tăng-cường Phẩm- Lượng, từ sự tang-cường phẩm-lượng đến tranh-tài trở thành đấu-tranh, đấu-trí để cầu nơi Biết-Sống mà thôi.
Nói như thế chưa phải là tuyệt-đối. Có lắm Bậc họ tự tạo nơi Tự-Biết để mà sống. Bằng tư cách TU-TÂM DƯỠNG-TÁNH để phát-huy nơi Tự-Biết, Tự-Giác làm cho họ biết-sống. Càng sâu-đậm thêm, những bậc nầy, nhìn bối-cảnh Phẩm-Lượng bên ngoài thuyên-diễn, đem lại bản-thân tự-biết hơn bị-biết đua chạy trong vòng Bị-Sống mà giải-quyết bậc Biết-Sống.
Nhưng nào có đáp-số trong toại-nguyện Biết-Sống. Vì sao? Vì từ nơi Tự-Biết kia nó ảnh- hưởng trong Phẩm-Lượng phát-huy nên biết sống tùy-thuộc về Phẩm-Lượng mức-độ, không ngoài phạm-vi trọng-lượng để hoàn-toàn biết-sống. Tất-cả đa-số có quan-niệm để tự-biết mà biết sống. Chớ nào mấy ai đoạt đến hoàn-toàn biết-sống đâu, nên mới xảy ra nhiều điều đáng tiếc.
Từ đầu Thế-Kỷ Hai-Mươi, có nghĩa là gần hai ngàn năm Đức Chúa GIÉSU ra đời, Ngài đứng về hàng Thánh, có sẵn TÌNH THƯƠNG bao-dung, nên chi Ngài muốn mang cuộc sống ban-bố cho tất-cả thế-giới với con người họ gần nhau sống với nhau có Tình Thương cùng nhau đặng sống. Ngài gia-công, toàn-năng giáo-hóa những điểm-lành. Ngài đặt cho các hàng Tông-Đồ thân-cận Đức Tin MÌNH CHÚA đặng về Thiên-Đàng sống bền vững.
Tất-cả con người trên Thế-Giới, đang lo-âu được Vị Cứu-Tinh hướng-dẫn mới Suy-Tôn Ngài là CHÚA CỨU-THẾ. Công nhận tình- thương Đức-Độ nơi Ngài sau nầy thành-lập CÔNG-GIÁO. Đương thời Đức GIÉSU vì nơi Tình-Thương minh-thuyết chân-thành cảm- hóa, mới mang về một số Con-Chiên. Ngoài ra còn những kẻ bất-tín lạm-dụng tư riêng dùng nơi tự biết cá-tánh nên bất-đồng. Ngài bị bọn chúng đóng đinh lên cây Thánh-Giá.
Lành thay! Tâm-huyết Ngài đã sẵn Tình-Thương, nơi tình-thương tự biết, tự mang lại ích lợi cho Nhân-Loại, Ngài nói lên trong giờ phút, bọn chúng đang hành sự là:GIỌT MÁU CỨU-THẾ, liền được Ngôi-Báu Thiên-Đàng. Ba Ngôi Nhân Danh Cha và Thánh và Thần A- men.
Trước thế-kỷ Đức GIÉSU giáng-sinh. Tại Ấn-Độ, Thái-Tử Tất-Đạt-Đa, Ngài sẵn có Tâm- Huyết đối với thế-giới. Ngài tự-nguyện nơi lòng giờ phút thiêng-liêng ái-kính tìm phương giải-quyết Sanh-Tử Bệnh- Lão-Khổ cho toàn dân. Sau Ngài thành Phật Minh Thuyết phanh-phui tất-cả Thân-Tâm làm nơi Tự-Biết, lối sống bằng tư-cách Hành-Thâm trong sự sống tận biết sống bất-diệt cho con người tự khai-hóa về với thật- sống.
Lời Ngài dạy toàn lời Chân-Lý thực-tế. Từ nơi lầm-lạc mê-tín , Ngài lần đưa Chánh -Tín nâng từng lớp con người, từng thứ bậc lần tỏ Tri-Kiến Giải-Thoát, chỉ dạy chia ra nhiều pháp-môn do nơi Cô-Đọng Sở-Chấp con người. Phương-Thức Tam-Tạng Kinh-Điển đọc tụng cho đến bản-năng tự-biết trong thân-mạng chung gồm có Bốn Bài-Toán cùng Năm Môn chỉ- giáo.
THẾ NÀO BỐN BÀI TOÁN . NĂM MÔN?
* Bài thứ NHẤT là Bài toán trừ .
Bài nầy chuyên ròng Trừ sửa-Tánh, tâm-chí phát-nguyện tự sửa Tánh. Những tánh tốt nhiếp-thâu, tánh xấu gạt bỏ gọi là Sửa-Tánh Tu-Thân giải- tỏa những điều vặt-mắc lối-sống sự sống đối với con người cùng quần-chúng. Khi Bậc đang thực-hiện tự nhận có lợi về với bản-thân mình trong lẽ sống, phải mang sự-lý lợi ích bày vẻ giúp-đỡ cho mọi người, gọi là Tự-Lợi Tha-Lợi. Từ bản-thân tu-sửa đến trí-hóa tu-trì phải thực-hành bài toán thứ hai.
* Bài toán thứ HAI là Bài Toán-CỌNG .
Bài nầy chuyên ròng về tư-tưởng dung-thông, Tâm- Chí hướng-thượng tha-thứ lỗi-lầm. Lấy lý-sự oán-hờn giải-tỏa dung-hòa trong bài toán cọng như :
Ta có Tánh TỐT, rộng rãi thanh-cao, nhờ kẻ kia eo-hẹp xấu-xa bần-tiện, nên tánh tốt ta mới có. Bằng không có xấu làm sao có tốt? Nhờ sự hiểu-biết nên mới cộng giải thân-tâm mà không chê-bai khinh-rẻ kẻ xấu-xa đê-tiện. Lại nữa: Thiện-Ác, Lành-Dữ, Được-Mất, Nên-Hư, Sướng-Khổ đều tương-đối phân rẽ. Tại Ác mới làm Thiện do Dữ nên làm Lành, tại Hư nên lập Nên, do Buồn mới cần Vui, mong Sướng thấy Bị Khổ. Nếu DUNG-THÔNG không phân rẽ có chi đâu Thiện-Ác. Không Lành-Dữ Nên-Hư có đâu Lành-Dữ Nên-Hư. Không Vui-Buồn, Sướng-Khổ thì lấy đâu Vui -Buồn Sướng-Khổ. Bài toán CỌNG hóa giải thân-tâm không vướng đọng an-nhiên tự-tại thoải-mái vô cùng.
* Bài thứ Ba là bài Toán NHƠN .
Bài nầy nhơn lên Công-Năng Công-Đức, Nhơn mức tu chứng tín-Tâm lãnh-hội chân-lý Phước-Báo Nhân-Thiên hay Chánh-Báo Thọ-Báo, cùng với sa-đọa nơi con-người. Khi nói ra một lời Phước-Điền vô kể, lúc thốt mỗi một tiếng hư cửa hại nhà, nó rất quan-hệ từng sự việc. Chẳng khác nào Bậc nghèo mà giàu lòng Bố-Thí, kẻ đói biết thương người đói hơn cứu-giúp. Bậc cực-khổ chẳng tham-lam, kẻ khốn cùng chưa bao giờ than-trách, Ví như: Lúc Đức Phật ra đời, tất cả đều có tiền mua dầu cúng Phật. Có bà quá nghèo, tâm nhiệt-thành, hớt mái tóc , đem bán lấy tiền mua dầu dâng cúng Phật. Bài toán NHƠN là một bài toán, đứng về tinh-thần của các bậc thiện-căn , mỗi một niệm tận-thấu Tam-Thiên rung-chuyển TỊNH-ĐỘ. Vẫn một niệm nằm trong chúng-sanh tưởng-niệm.
* Bài thứ Tư , là bài TOÁN CHIA :
Bài nầy thuộc về Chủ-Quán. Khi thực-hành bản-thân ba bài trên: TRỪ -CỌNG -NHƠN thì bài toán nầy dễ- dàng tỏ-rõ sâu-đậm, dễ nghe, dễ biết, vì đã thoát khỏi vòng Bị Biết về với Tự-Biết , nó rất tự-sáng không còn bị-sáng, nó NHƯ-NHIÊN nhờ bài toán chia mà tỏ-rõ tỉ-mỉ, nơi Thân-Tâm mình xuất-xứ đoạt đến THA-TÂM-THÔNG, LẬU- TẬN-THÔNG, THIÊN-NHÃN-THÔNG cùng THẦN-TÚC-THÔNG cùng khắp , không còn phân-đối.
Bốn bài toán trên mỗi bài có một giá- trị vô cùng. Nếu Bậc tu-hành chỉ ngồi yên niệm Phật chưa thực-hiện bản-thân bài toán Cọng, thì nó vướng vào thân-tâm phân-đối, sanh chướng-đối ghét-vơ, chê bai nhiều kẻ chính mình chưa bao giờ kết-quả .Vì sao ? Vì bài toán Cọng là một bài tu-hành DUNG-THÔNG LỤC-HÒA vạn-nẻo , nhận lấy kẻ thù làm bạn, giúp người ác trở thành thiện, cứu bậc xấu trở lại tốt, tâm-thân mình trơn liền mà liễu-đạt.
Đối với con đường Tu-Phật mà Đức THẾ-TÔN hướng-dẫn, phải tự biết ngay nơi bản thân mình trước nhất, Ngài không bắt buộc tất cả phải tin Ngài, phải tự-nguyện giải-quyết trên con đường vướng-mắc tu-đạt đến Kiến-Tri Diện-Mục mới Tri-Kiến Phật-Đài. Bốn bài toán chủ yếu Thực-Hành Liễu-Ngộ, nên mới có câu:
Có làm mới thấu trắng đen.
Chưa làm chỉ nói đã thèm thế thôi.
Kế tiếp NĂM MÔN chỉ đường vạch lối , hóa-giải Đoạn-Dị-Diệt, khai-thông lầm-lạc mà chấp- mê. Năm Môn chính Ngón Tay chỉ của Đức Phật. Nếu có bậc tu-hành căn-cứ nơi Năm Môn gọi là Tu-Chứng chẳng khác nào tự mình sống trong cái sống của ngón tay Phật. Sự lầm-lạc tu-hành chấp tự nơi Kinh-Điển, đến lúc liễu-thông mà thành Phật chăng cũng được gọi là: ĐẠI-PHƯƠNG-TIỆN PHẬT-BÁO ÂN-KINH thôi, chưa bao giờ đến mức-độ Chánh-Giác của Đức Thế-Tôn hướng-dẫn TRỰC NGỘ.
Năm MÔN gồm có: GIÁO-LÝ-MÔN . TRIẾT-MÔN . TOÁN-LÝ-MÔN. KHOA-HỌC-MÔN . SIÊU-HÌNH-MÔN, chia ra thành TAM-TẠNG . Nếu Sở-Đắc mới biết Lời VÀNG chân lý.
GIÁO-LÝ-MÔN chủ-yếu là căn-bản Lý-Chân thực-tiễn. TRIẾT-MÔN khai-hóa mở thông kiến chấp thường-chấp hay chấp, đặng hóa-giải nghi-chấp. TOÁN-LÝ-MÔN thấu-đạt từ hạt-cát đến vũ-trụ bao-la, từ nơi tư-cách, Thiên-Cách, Tiên-Cách, mỗi nơi đều có một tư-phong cốt-cách nhờ lý-sự thực-hành mà đầy-đủ tư-cách, từ nơi lý-trí mơ-màng thoát-sanh thông- thái. Từ Sống nơi lối-sống mê-tín mong cầu nay đặng tự-sống trong căn-bản tự-trọng thân- tâm mà sống. Còn về KHOA-HỌC-MÔN, TOÁN-LÝ-MÔN , đến SIÊU-HÌNH MÔN, nó nằm nơi MẬT-MÔN trực-phá, phải Tu Thiền-Tọa tận thấu sạch-sẽ Chứng-Đạo Bồ-Đề.
Tuyệt-tác thay ! Sống-Động cao-quí thay! Tài-liệu Kinh-Pháp là ngón tay hướng-dẫn bất- hủ, kết-quả hiện-tại, nếu những bậc biết tu : Ta chớ sợ không giải-thoát. Chỉ sợ chưa biết tu mà thôi.
Lành thay ! Cao-quí thay những bậc đã từng làm Bốn Bài-Toán, lãnh-hội đặng Năm Môn báo-ân Chư Phật, báo-ân kinh-điển tài-trợ bản-thân đặng biết-sống thật-tế chớ nào đâu bó-buộc trong lẽ sống. Tu bị bó-buộc nơi sống, chính là con người tu khô-khan chỉ nghiên- cứu ngón tay Phật đòi lấy Trực-Giác, thì làm sao Giác-Chân sống-động. Nếu Bậc biết thực-hiện bài toán Trừ, liền nơi bản-năng quá nhiều tánh Tốt, trở thành Quân-Tử. Bằng tu-hành hoặc giả chưa tu, chỉ thực-hành bài toán Cong, Tâm-Chí cao-thượng sống động trong quần-chúng gọi là Bậc VĨ-NHÂN. Còn nói chi đến bài toán NHƠN thâu-đạt Vũ -Trụ, bài toán CHIA Tận-Giác Chư -Thiên chung khắp từng hạt bụi vi-trần Chánh-Giác.
Đời nó có muôn mặt. Tất cả muốn hiểu sao cũng được làm sao cũng xong nó sống không ngoài ĐỜI. Bằng kiến-diện trên chiều rộng của Đất, phải có muôn nơi, đi đến nơi nào vẫn là trên mặt đất. Con người sanh nơi Đời chỉ-trích phê-bình Đồng-Bất-Đồng, một thói-thường không chi xa-lạ. Khi tìm lấy thật-sống bất-diệt phải đi trong muôn mặt cái Chết , mới truy- nguyên ra thật-sống. Đang ở trên đất liền muôn nơi, Ta hãy đi muôn nơi để mà biết. Lúc đã thật biết rồi không cần đến biết đương nhiên Trực-Biết, đó chính là một tự biết giá-trị vô cùng. Từ Bậc Vĩ-Nhân hay những Bậc đã tìm ra lẽ sống hoặc cứ điểm sống bền lâu thật-sống. Một là chưa chu-đáo phanh-phui để nói. Hai là chưa đầy đủ Tâm-Huyết cứu-giúp cho con người bạo-dạn nói ra. Hoặc giả quá biết, còn e-dè bọn Côn-Đồ phá rối nên chưa dám nói , giờ nầy TA nói chưa hẳn là một sự nói càng.
Chính ra Phật nói còn bị người ta la. Đến giai-đoạn qua rồi mới cho đó là lời Phật nói. Nếu phanh-phui mà con người thực-tiễn thì sự thật sẽ ra sao? Bằng phanh-phui họ chưa chịu thực-tiễn nó như thế nào? Tuy lời nói sự hướng-dẫn hơi khác. Nhưng vẫn một chủ-đích trực-giác của phanh phui, làm sáng tỏ Phật-Đạo, mang thật-sống cho Nhân-Loài bất-diệt, đầy đủ giòng Tâm-Huyết, vạn thế-kỷ không sai.
PHẬT- ĐẠO ĐỐI VỚI PHẨM-LƯỢNG.
Đoạn trước Phẩm-Lượng đối với Phật-Đạo. Vì tất cả thế-giới đến con người, cho đến hàng Chư-Thiên Tiên-Thần phải nương nơi Phẩm-Lượng mà sống, sự-lý sống phụ-thuộc trong Phẩm-Lượng, nên chi Cảnh sanh Tình nó không ngoài Sắc-Tướng, tư-tưởng cao hoa- mỹ gọi là Thiên-Tướng, Trình-Độ tốt đẹp gọi là Nhân-Tướng, đua theo Phẩm-Lượng sống nơi trọng-lượng được gọi là Chúng-Sanh-Tướng, những tướng nầy đều nằm nơi Bị-Tướng gọi là : THỌ-GIẢ-TƯỚNG . Khi Phật ra đời hướng-dẫn đến khỏi lầm nơi thọ giả-tướng được gọi là PHẬT-ĐẠO đối với PHẨM-LƯỢNG.
Bậc nầy Chánh-Tín Giác-Ngộ, đã từng tích-cực tu-trì, tu-tập, tu-hành, bốn Bài Toán cùng Năm Phẩm-Môn rốt-ráo tường-tận. Lúc bấy giờ đối với Phẩm Lượng không còn trực-thuộc, đề-cập đến nửa, vì sao? Vì đã từng tỏ rõ lớp-lớp vạn-pháp, thường diễn-hóa, khỏi lầm theo nơi hóa của vạn- pháp, nên chi TỰ-TẠI VÔ-NGẠI TỔNG-TRÌ ĐÀ- LA- NI-TẠNG.
THẾ NÀO LÀ DIỄN-HÓA ?
Bậc nầy chủ-quán nơi thân-mạng, nhìn nhận tại sao thân-mạng nơi Ta có rất nhiều Tánh-Chất xoay-chuyển vô số vô-biên, không thể nào kiểm- kê trong thân mạng nó có bao nhiêu Tánh ?
Khi bậc nầy thật tỏ rõ nơi thân-mạng chỉ có mỗi MỘT CĂN-TÁNH mà thôi. Cũng như mỗi một giống cây nó chỉ có một giống mà thôi. Không bao giờ một thứ cây nó có nhiều giống kết-hợp. Như Cây-Xoài, Cây-Ổi, Cây Cam, Cây Quít, cây nào đều phát-sanh ra giống trái nấy không sai-chạy. Các loài HOA cũng đều như thế, Nếu Hoa-Lan, Hoa-Cúc, Hoa-Hồng, thảy đều cây Lan giống trắng-vàng màu sắc tùy theo giống mà phát sanh theo màu-sắc của nó, nó không sai khác bởi nó mỗi thứ , mỗi giống nằm nơi Diện-Mục Bổn-Lai mà trưởng- thành nên không sai, cho đến Súc-Vật mỗi giống súc-vật đều có bản-năng bản-chất phận- sự chính của nó. Ví như Con Mèo thì bắt chuột, Con chó giữ nhà, Con Heo canh Máng, con Gà gáy- đêm, gọi là mỗi mỗi thảy đều có tác-động hành-động phát-sanh BỔN-LAI DIỆN-MỤC .
Còn Con-Người, mỗi con người có một CĂN-TÁNH , nhưng chung-sống với nhau vô số con người, Tánh kia bị nhiễm do nơi con người thường-nhiễm nên mới sanh ra nhiều Tánh-Chất Bị-Nhiễm. Nếu con-người chủ-quán : Ta tánh nóng hay tánh hiền, tánh vui, tánh buồn, thì-Tánh nóng nó phải nóng luôn, tại sao hết tánh nóng nó lại trở thành tánh hiền. Bằng nói ta hiền thì nó hiền luôn, cớ sao nó buồn. Lúc chủ-quán nhìn nhận TÁNH thường di-chuyển thì tất cả thảy đều không thật đối với Ta. Khi truy-nhận ra Căn -Tánh chính nơi ta bị PHÂN-HÓA mà diễn-hóa, nó mãi diễn-hóa ta lầm mê theo Phân-Hóa của Diễn-Hóa trở thành HUYỄN-HÓA. Từ nơi Bổn-Lai Diện-Mục có một căn -tánh duy-nhất, chẳng khác một giống cây hoa, hoặc một giống cây đã nói trên, Bị PHÂN-HÓA, chính ta lầm mà theo Hoài- vọng chính ta mê chưa hay-biết phải đòi sống nơi Huyễn-Hóa là nơi sống. Ta phải VÃNG-SANH BẢN-THÂN , HỒI-SANH tu nơi Bốn-Bài, Năm-Môn mà đoạt đến CỮU-PHẨM LIÊN-HOA tận-thành CHÁNH-GIÁC . Khi bấy giờ mới hay : NGŨ-UẪN GIAI-KHÔNG ĐỘ NHẤT- THIẾT KHỔ-ÁCH vậy.
Tài-liệu CHÍ-TÔN ban cho Tu-Hành thực-tế, Phật-Đạo chưa bao giờ chỉ dạy hướng-dẫn ngoài vòng thực-tế. Bởi Ta lầm nơi PHÂN-HÓA nên nhiễm HUYỄN-HÓA mà Phật-Pháp bị ta hóa thành vạn-pháp . Khi chưa nhận chân theo hóa làm sao mà Chánh-Giác ? Lúc nhận-chân đặng thì biết sống Bất-Diệt , mới hay lời Vàng Minh-Thuyết chẳng sai.
NAM MÔ DUY NHẤT BỔN-SƯ . TẠNG PHÁP NHƯ-LAI
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI BẢY LẠ THAY! TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI-THOÁT
Đây lời Thiền-Sư nói.
Một buổi sáng tinh-sương, bên dòng suối gần cạn, của đầu mùa Hạ. Thiền-Sư lần bước trên đường mòn chổm đá, đến vũng nước, cạnh bờ suối đọng, cách ba đêm trước nhờ cơn mưa tiếp-viện.
Đưa hai tay khoát lấy nước, rửa bộ mặt đã thức ngủ tọa-thiền từ đầu canh ba, đến cuối canh tư mới tỉnh, Thiền-Sư nhìn về phía cây rừng lá-cành phe-phẩy gió-sương đưa, miệng lẩm-bẩm: CÓ TU MỚI CÓ CHỨNG. KHÔNG CHỨNG CŨNG KHÔNG TU.
Phải chăng Ta cho Vũ-Trụ gió mây là KHÁCH-QUAN, Vũ-Trụ gió mây có đủ quyền cho ta là QUAN-KHÁCH. Bằng Ta rõ Vũ-Trụ thì vũ-trụ tỏ rõ ta. Ta cùng vũ-trụ đồng nhịp- nhàng giao-cảm, đó chính lẽ thường.
Bộ Óc nơi ta, Thân-Mạng của ta, nó là giống gì? Ta chưa bao giờ biết rõ nó. Nó đâu cần, ta biết nó, nó chẳng cần biết ta, nên Ta ngỡ nó là ta, cho nó ăn hương-vị đầy-đủ, cho nó mặc sung-túc chẳng thiếu chi, cầu nó gìn- giữ trẻ-trung sợ nó già nua sút kém. Nhưng chính nó nào đâu phải vậy. Nó là bộ máy ráp vần ghi-nhận như-nhiên. Ta có bổn-phận phát-ngôn thấy- biết. Nó cùng ta thảy đều như-nhiên, phần nó đã giải-thoát từ lâu, nơi Ta lại sống theo quan-niệm, Thiền Sư nói như cười xòa lãi-rãi.
Thiền-Sư đứng lên, quay về lều-lá, tay nâng Ôm Trà, đã nung bằng rừng lá làm nước uống, lấy bình-bát trong bình-bát có tách nhỏ, hớp một hớp nước dài chép miệng nói : Đúng như vậy. Có tu mới có chứng, Có thực-hiện mới hiện-sinh. Bằng không thực-hiện nào có hiện-sinh, làm sao tận-thấu. Khi hiện-sinh phát-sanh tường-tận, mới công-nhận chốn lầm-sai, thì đâu còn hai nơi Tu-Chứng?
Dại thay, khó khăn thay con đường giải-thoát. Ta là Con Người nơi một con người. Chưa bao giờ biết đặng nơi con người, thì làm sao hơn con người mà giải-thoát ? Khi Ta biết, đã thật biết đặng con người thì lạ thay, Ta đã Giải-Thoát, dù cho có cho ta giải-thoát khỏi con người. Nhưng ta đã hoàn-toàn giải-thoát toàn bộ.
Khó thay lành thay! Bản-năng bản-chất, DIỆN-MỤC BỔN-LAI con người chưa bao giờ làm ác làm sai, hại lấy một ai, thời có đâu tranh-giành chém giết? Con người rất dung- thông, dung-hòa cao-đẹp, có thẩm-quyền làm đặng Phật-Thánh-Tiên. Nến con người nơi hiệntại, tự biết soi lấy nó, mới tỏ rõ nơi loạn-trí trong thân-mạng con-người.
Từ thuở xa xưa, Ta ngỡ ta là con người làm vị Thiền-Sư, đến sau lắc đầu ta đang sống theo cái sống lập-dị, khác sai liền tự hối. Nhìn nhận lý-sự đảo-điên hư-dối, cho đó là thật- chân, khai-thác lần lần mới truy tầm chân-thật, nên ta phải tu.
Tu qua đường lầm -lạc.
Tu nơi chỗ đúng sai.
Tu gấp bảy, gấp hai.
Để quay về với một.
Tự rõ mình bị cột.
Đột-Ngột Hiện -Sinh.
Rành rành mới mẻ.
Tuyệt-tác thay ! Con đường Giải-Thoát, Phật-Đạo ấn-chỉ làm hai lối, cốt để con người tìm chân-nguyên diện-mục, bằng phương-thức Pháp-Môn TỎ-TÁNH , cho nên mới có Ma- Nghiệp với con người, lộng-hình khuôn khổ Ma-Tánh và Phật-Tánh, lại chỉ giải Chướng- Nghiệp và Thọ-Nghiệp, cốt con người không còn quan-niệm đối-tượng nhau giải-thoát khỏi nơi Đối-Chướng, Lục-Hòa, cùng nhau trở lại Diện-Mục Bổn-Lai con người chung hưởng, khỏi nơi Ma-Quái nơi Quỷ-Tặc vương nơi tranh giành chướng-đối Thọ-Nghiệp vô cùng tác-hại bản-thân con người điên đảo.
Từ chỗ Giải-Nghiệp rồi Tạo-Nghiệp nó mãi diển nơi Tâm-Ý con người sáng soi, khi bấy giờ mới hay trong thân-thể con-người nó vô cùng, vô-tận nghiệp, nó vô cùng đảo-điên, điên-đảo sống trong ma-quái dẫn đường. Lúc đã biết như thế, hay đã từng thực-hành đặng tỏ như vậy thì những con người đó đã từng Bố-Thí, Trì-Giới, Nhẫn-Nhục, có ít nhiều mới đặng tỏ nhiều hay ít mà hiện sinh trí-tuệ sáng soi nơi tâm-ý mình, vì sao? Vì lòng Bố-Thí vị-tha là Bổn-Năng nơi con người, con người nó có sẵn đức-tánh thương-mến, giúp-đỡ cùng cứu giúp nhau những cơn hoạn-nạn ngặt-nghèo khi đói khổ, con người nó có sẵn bổn-năng hay động lòng thương-mến nhau, nó rất lành-lẽ thẳng ngay trợ-lực cùng nhau không bao giờ ghét bỏ. Do đó mà thời THƯỢNG-KIẾP khi con người đã nẩy-sinh tánh-tình chưa đặng tốt, thời mới nêu cao câu từ-ngữ rằng:Những thứ gì không phải của ta, ta chớ nên lấy. Trước ngàn thế-kỷ của thời nầy , bổn-lai con người không bao giờ lấy cắp của chi chưa phải là của mình, con người thời ấy tuổi thọ sống đến 8000- Tám ngàn – tuổi, qua thời nêu cao từ-ngữ thì con người tuổi thọ được hưởng chỉ có 6000 tuổi mà thôi, đó chính con người nó như thế không riêng chi Đạo-Phật mới Bố-Thí mà bố-thí nầy là nguồn-gốc nơi con người vậy. Còn Trì-Giới là nên biết phạm-vi nơi mình lại tự-biết trình-độ lành-lẽ, đức-tánh tốt-xấu mình để bảo-vệ quả-vị, để giải-giới rộng thêm chớ chẳng nên phá-giới, đã không phá-giới thì không phát-hiện lời nói thô-bỉ, lời bắt-buộc người khác phải tuân- lệnh của mình, hoặc bắt-buộc con mình phải tu-học, phá-giới là một điều nguy-hại, phá giới đi đến Thượng-Tăng tự-ngã, phá giới tự mua chuộc sân-hận, tự gìn-giữ si-mê, vì sao? Vì đồng tình sanh vui-vẻ, bất-đồng chướng-đối si-mê thời làm sao bước qua Nhẫn-Nại để thu-nhiếp vạn-pháp tỏ-tường. Nên chi Trì-Giới kèm theo Nhẫn-Nhục mới đạt thành. Bằng Trì-Giới chưa thực-hành Nhẫn-Nhục thì chưa phải là bậc trì-giới chính-chuyên.
Thiền-Sư vừa suy-nghĩ đến đây, yên-lặng nhìn bầy chim đang rối-rít nhảy-nhót trước sân, thiền sư đứng lên vươn đôi vai mỉm cười nghĩ tiếp: Phải rồi, phải rồi Đức Di Lạc đã từng nói nơi bài thi về Trì-Giới, Nhẫn- Nhục như sau:
Nếu người Tri-Kỷ nên yên phận.
Dẫu kẻ oan-gia vẫn Cộng-Hòa.
Miễn tấm lòng nầy không quái-ngại
Mười phương chứng đặng Lục-Ba-La.
Chính Ngài vẫn khâm-mạng Trì-Giới và Nhẫn-Nhục , bậc nào con người nào tỏ-biết Trì-Giới Nhẫn-Nhục thảy đều là TRI-KỶ con đường, vết chân của Ngài Đồng-Hành thực-tiễn, đến trùm-khắp chứng-tri. Trì-Giới nó có trọng-lượng cùng giải-giới mở rộng đến nơi Phi Trọng-Lượng mà sở- đắc, nó tùy theo mức-độ, tùy theo vết chân lần tiến của những Bậc Giác-Chân gìn-giữ Quả-Vị, nhân-cách Tư-Cách con người cùng Phật-Thánh-Tiên hàng hàng lớp lớp vậy. Đó là một con đường Trì-Giới NHẤT-TÔN cốt tu đạt đến TRÍ-TUỆ THIỀN-ĐỊNH. Trí-Tuệ Thiền-Định nó như-nhiên xuất-phát, như-nhiên sáng-soi, đến Như-Nhiên TRỰC-GIÁC, nó rất tường-tận về Thọ-Nghiệp, chủng-nghiệp lợi-hại từng cảnh-giới, nơi thế-gian cùng xuất thế-gian rồng người, các loài Ma- Quái, Tiên-Thần Thánh-hóa, đó chính là từ nơi Trì-Giới mới hiện-sinh tường-tận viên-đạt Diện- Mục Bổn-Lai từng giới, khắp trong Vũ-Trụ Thế-Giới tứ-loài. Bằng chưa Trì-Giới làm sao tỏ giới mà Viên-Đạt?
Thiền-Sư nghĩ đến đây, thì ánh mặt trời tia-sáng, ngọn nắng vàng trãi dài soi khắp núi đồi cây cỏ thấp cao bình-minh sáng rõ. Thiền-Sư đang ngồi trên chiếc ghế tre xinh nhỏ, yêm bặt tựa như đang thọ-pháp Tổng-Trì. Bỗng nhiên vỗ tay khen tặng, hay thay, hay thay! BI-CHÍ-DŨNG . GIỚI ĐỊNH-TUỆ là bao-quản bảo-trì Pháp-Môn TRÌ-GIỚI NHẤT-TÔN GIẢI-THOÁT , chính ra BI là mỗi một giới hay mỗi một bước đi, hoặc lời hứa phải gìn-giữ cho tròn sự việc, muốn gìn-giữ thực-hiện cho tròn phải là những Bậc có Chí-Dũng , bằng chưa Chí-Dũng tu đạt khó thành, khi Bi-Chí-Dũng thực-hiện đặng mới tu-đắc Giới-Định-Tuệ mà tròn-duyên Trì-Giới. Thiền-Sư nhìn nơi hư-không vô-tận, buộc miệng ứng-nhân rằng : Lạ thay ngón tay chỉ quá ư tuyệt-tác, Ta đã từng quen thuộc Bi-Chí-Dũng . Giới-Định -Tuệ hằng ngày mà chưa hề thấu-đáo, thì con đường giải-thoát dù có học thuộc nó chẳng có nghĩa lý gì thâm-nhập. Khi thâm-nhập tận-tường TỔNG-TRÌ ĐÀ-LA NI-TẠNG, mới tán-thán lời chỉ-giáo của Đức Thế-Tôn Ngài đã xây-dựng từ lớp-lang cốt con- người trở về Thể-Chân Diện-Mục, vì Bổn-Năng con người đang lầm nhận Tạp-Nhập mà điên-đảo.
Thiền-Sư nói tiếp : Mỗi một con người điên-đảo, thì bá triệu thế-giới con người lần đến lý sự đảo- điên, cho nên thế-giới của con người mà con người đâu làm chủ được con người, toàn hỗn-hộp Ma-Quái tạp-nhập điều-động con người phải chấp-hành theo vọng-loạn đảo-điên, chính nó điều-hành con người lạc-lỏng tha-phương do nó dắt dẫn quá nhiều điều vô-lối, chưa bao giờ Bổn-Lai con người ưa chuộng mà phải tuân-hành, do đó con người có Thân-Mạng, có Thế-Giới của con người, mà cái sống nơi con người chưa bao giờ thoải-mái là như thế.
PHẬT-ĐẠO không chấp-nhận hỗn-hợp tạp-nhập, mà con người lầm-mê gánh chịu, mang lấy làm chính mình mới nói lên cần thức-tỉnh rằng : VẠN-PHÁP NHƯ-HUYỄN , TẠP-NHẬP LÀ CHÚNG-SANH NHƯ-HUYỄN , lại hình-dung tạp-nhập như bóng cây dưới nước, như tia sáng trong rừng không thực-thể, chớ nên chấp-nhận, vì chấp-nhận bị mù-quáng.
Con-người với con-người, khôn-khéo đến đâu khó nói lên thế nào con đường giải-thoát, chỉ có Bậc Giải-Thoát mới bày rõ chơn-tôn, biện-bày giải-thoát. Dù cho NHẤT-TÂM tu-đạt, tin chỗ Giải- Thoát chăng, vẫn tin nơi quan-niệm giải-thoát bằng thể-thức tuyệt-dục ly-thân cắt-ái , xa lánh con người trần-lao cấu-nhiễm là giải-thoát. Chính thân-mạng nơi Ta cũng đã từng lầm lẫn quan- niệm như thế. Nhưng may thay! Nương nhờ Thiền-Tọa tự-tánh sáng-soi, tỏ-thông vạn-pháp như- huyển, nó vãng cùng lai nó sai hay đúng, nó dúng bóng-hình, lộ-trình mãi diễn , nhìn nơi Tập Nhiễm, kiểm điểm vô-biên, đến lúc Tọa-Thiền, mới hay Tạp-Nhập, cho đến giờ phút nầy, giai đoạn hiện nay ta mới hay TÍN-HẠNH-NGUYỆN một sức-mạnh Tự-Tín vô cùng, nếu tu-cầu giải-thoát chưa Tín-Hạnh-Nguyện vẫn chưa xong. Vì sao? Vì chưa Tự-Tín Bổn-Năng nơi công-năng thọ- lãnh để thực-hành Hạnh-Nguyện thì chưa bao giờ giải-thoát bởi Công-Năng, khỏi vòng-đai Sanh- Tử, nó thay-đổi của Tạp-Nhập cản-ngăn, làm thành lăn-tăn sóng gió, thật khó khăn thành-tựu.
Mâu thuẩn thay! Trí người với giải-thoát. Khi đang còn mê-lầm tạp-nhập, định-hướng chỗ mơ- màng, vọng-kỳ xao-xuyến, quan-niệm đúng sai, sống theo cái sống Cảnh sanh Tình, chưa rõ đặng Tình đổi Cảnh. Tuy những con người ấy miệng đòi giải-thoát, hoài-vọng mong tu-hành đến chí- nguyện giải-thoát. Nhưng lạ thay chỗ giải-thoát nơi họ ưa-thích không tu mà giải-thoát, chẳng chịu khắc phục bản thân mà mỏi mong nơi đến hình-thành. Nếu gặp ta, Ta bảo họ phải đứng yên xét lại bản-thân, hoặc hóa-giải thọ-sanh chướng-đối, chẳng khác qua núi đồi mới đến nơi Giải- Thoát, nào họ có nghe đâu đặng, dù nghe hiểu vẫn mơ-màng, chưa nhận-chân chi cả, nên chi họ:
Trơ trơ như tượng gỗ.
Đỗ đỗ oán gật gù.
Chỉ thích phá sương mù.
Chịu tu nơi kỳ vọng.
Thật ra con người, chưa hẳn nó muốn như thế. Chỉ vì nơi con-người yếu-kém, lại mang phải tạp-nhập quan-niệm nặng-nề, nơi chỗ Mê-Tín, Tự-Tín chưa phân nên mới phát-sanh ngơ-ngẩn. Thà nó như thế, được như vậy để nó tu, còn có thời gian vào Chánh-Tín, hãy còn lại Bổn-Chất con người nhiều hay ít về môn Đạo-Đức Hiền-Lành. Tuy những bậc nầy dại nơi con đường giải-thoát, chính khôn chỗ Hiền-Lành. Ngoan ngoãn như BỤT. Thiền-Sư cười xòa, lấy tay nhịp nơi đùi thoải- mái.
Thiền- Sư nghĩ tiếp: Kẻ tự-tín phải lâm vào mê-tín mà chẳng hay, Thường-Nhân Tự-Mãn trong cơn khôn dại, chỉ vì chưa thực-hiện chí-nghĩ lành-mạnh của mình. Còn phần Tự-Tín của Phật-Tử Chí-Tôn vẫn chưa thực-hành Hạnh-Nguyện, khai-thác trình-độ tu học nơi mình, thì làm sao Thọ- Trì bảo-pháp mà Tự-Tín? Dù cho họ lầm nơi Tự-Tín đi nữa chăng, vẫn tự-tín trong vòng học-vấn, thuyết-giả chẳng minh chân nơi Tam-Tạng-Kinh mà thuyết-giả, trở nên đảo-thuyết, thực ra chưa bước nơi chân-tâm thực-thuyết, thời làm thế nào bước vào con đường giải-thoát vẹn-toàn họ làm như thế, tu như vậy, gọi đó chính là NĂNG-THUYẾT BẤT NĂNG-HÀNH.
Khi nhận đặng Tự-Tín,
Bảo-pháp giải tâm nguy,
Chân-Tâm hồi sinh-lực,
Tỏ-Rõ giải Phước-Điền,
Hạnh-Nguyền nguyên tự-tín.
Bằng chưa an-lành trong Tự-Tín thì tu sống trong thế-hệ vu-vơ mờ sáng, nương theo tạp-nhập trở thành NHẬP-THUYẾT. Phật-Đạo mới phương-tiện là:Nương vào Công-Đức Như-Lai thuyết-pháp. Tuy nhiên đang tu nhập nói, chính các hàng tu học phải học lại thời pháp mình đã nói mà tiến thân, chớ nên lầm cho mình đã từng thuyết-pháp, nên chi Tự-Tín rất cần Hạnh- Nguyện thời tự-tín kia mới là con đường Tự-tín tu đạt Chánh-Tín.
Thiền-Sư sửa lại Y-Áo bước đến bát hương, đã đặt trên vách lá, bái ba bái chiêm-ngưỡng, xong đâu đấy vẻ mặt trang-nghiêm, đầy lòng kính-ái. Thiền-Sư chắp tay nói: Bạch THẾ-TÔN. Chính con đã đưa tất cả chúng-sanh Tri-Kiến Giải-Thoát. Sự lầm-lạc nơi con giờ phút nầy không nói được. Con vướng bệnh mê-lầm chính con phải chữa căn-bệnh, khi bệnh hết mới đặng giải-thoát. Con tu-cầu đã từng Thệ-Nguyện, độ hết chúng-sanh mới nhập Niết-Bàn. Bằng còn mỗi một chúng- sanh chưa tận-độ, con thề chưa nhập Niết-Bàn.
Thế mà, con ngỡ chúng-sanh nó buộc con chưa giải-thoát. Con phải dằn co với chúng, con tu-cầu nơi đúng chân-nguyên, con phải lang-thang kiếp sống hảo-huyền, qua từng khúc, từng hồi từng cơn khắc-phục. Nó mãi diễn tấm-tuồng, con cứ lầm nơi nó với con, cứ như thế mãi cho đến từ hàng ma-quái hay loài quỷ-quái sanh-tâm, nhất nhất tư-tưởng lầm, nung-cầu giải-thoát, lại bồi vào hàng Tiên-Thánh siêu-thoát độ nhân-sinh. Con ngở con Bồ-Tát thành, ứng-thân muôn triệu cách. Hôm nay con quét sạch mới thưa bạch Đức Thế-Tôn.
Thiền-Sư đưa đôi mắt thỉnh-cầu Bửu-Sám. Khi bấy giờ nương nhờ nơi bửu-sám chí-tôn của Thiền-Sư ứng-hiện chân-thành, hòa-đồng Tam-Thiên Vũ-Trụ, liền ánh Thái-Dương, chợt có vừng mây che bớt ngọn nắng nực nồng, trở thành trời êm gió mát. Nơi lều lá có ánh hiện huỳnh- quang, có tia vàng hương tỏa, Thiền-Sư Hiện-Thân lên Tòa thuyết-pháp. Bỗng nhiên từ Tây- phương, Đông-phương, Nam-phương cho đến Bắc-phương trong mười phương, từ hàng Trưởng-Giả, Tôn-Giả, Chư-Thiên Càng-Cát Quỷ-Vương từ một phương đến mười phương đầy đủ tựu tề, đầy-đủ lớp-lang trong hàng Bồ-Tát không thiếu sót.
Thiền-sư nói:Nầy các Ông, Đây các Ông, Đến các ông, hãy nghe Ta dạy, hãy lãnh lời Ta hòa đồng chỉ-giáo. Khi bấy giờ hàng hàng lớp lớp ngồi yên. Tiếng Sư-Tử Hống của Thiền-Sư phát-hiện nói : Ta đã dạy các Ông, từ hàng lớp sơ-khởi, cho đến bậc phát BỒ-ĐỀ-TÂM , Ta nhắc nhở từng phần, từng hồi để các ông thọ-pháp. Các Ông sinh lòng biếng nhác, ta phải giải nói siêng-năng. Các ông chẳng nói không rằng, dạy nên thuyết-pháp, các ông lý suông khoác-lác, buộc phải thụ-giới Chân-Như, các ông tâm nhỏ chưa trừ, dạy nương theo CHÍ-NGUYỆN , các ông sanh lòng Tăng- Thượng, dạy các ông Ngã giải lìa ngôn lánh nơi Thọ-Giả. Trong khi ấy các hàng Chư-Thiên, Chư- Tiên chiêm-ngưỡng chờ giải đến phần mình, thời bỗng nhiên Thiền-Sư nhìn nói:
Nầy hàng Chư-Thiên, các ông rộng hẹp chưa dung đồng bình-đẳng, chỉ vì Độc-Tôn Bỉnh-Trị, do nơi ưa chuộng say-đắm chốn uy-quyền, Ta phải dạy Sắc-Hương chớ vương trong Pháp-Giới, buông thả tỏa muôn phương cúng dường Tam-Thế chứng. Còn hàng thanh thoát của Chư-Tiên, do căn-tánh hiếu-kỳ, do lòng hữu-hóa, nên bị sống hóa-sanh trưởng-thành tài-phép chìm-đắm diệt-sanh. Ta phải dạy Tâm hành Kim-Cang Đại-Trí. Đến hàng Bồ-Tát hiện tu đạt phẩm PHỔ-MÔN, cung-kính phẩm Cúng-dường, rộng đường BÁT-NHÃ-VỊ.
Thiền-Sư vừa tuyên đọc xong: Tất cả rồng người Tiên-Thần Thánh-Hóa cùng Bồ-Tát trùm khắp Tam-Thiên Đại-Thiên thế-giới tán-thán. Chư-Phật mười phương chứng-minh đương thời Hạ-Lai Pháp-Thân thị-hiện giảng-giải.
Các hàng hàng lớp-lớp, tất cả ứng -thân thị-hiện đứng lên lễ-bái, đứng lên thưa gởi, đứng lên tỏ bày, Thiền-Sư gật đầu, tất cả đều ứng nói:
Kính Thượng-Sư, chúng con đều rõ như vậy, biết như thế. Công-Đức Thượng-Sư Vô-lượng, Công- Năng vô-biên tận-tận khó nghĩ bàn. Chỉ vì lòng chúng con, mỗi hàng, mỗi vị đều có sẵn của mỗi nơi, lớp lang đâu cũng vậy, Tình tứ mỗi vị sẵn tánh ưa thích giành nhau, bởi lòng thương cảm mến Thiền-Sư về với phần của chúng con nên chi xẩy ra sự việc.
Chúng con giành-giựt. Chực sẵn mỗi bên. Chờ lúc hở cơ, mang Thiền-Sư về an-trú. Chúng con lại mỗi giới, có giới yêu đời, có nơi dõng-dạt, có chốn nói khoác, có chỗ an-bang, có từng đoàn phỉnh-gạt. Lại thêm nơi thanh-thoát, lắm cõi hiên-ngang, xây-dựng giang-san, lập thành vua chúa, không ngoài phân bủa, giành cướp Thượng-Sư.
Nghe xong Thiền-Sư cười xòa hỏi: Tại sao? Tại sao? Kính thưa Thượng-Sư, tại mỗi nơi có sẵn mỗi CHỦNG-TỘC nó như thế. Thiền-Sư vỗ tay, tất cả thảy đều vỗ tay xưng-tán ./.
LẠ THAY ! TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI-THOÁT .
TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
Kỷ-Niệm Mùa KIẾT-HẠ
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI TÁM THẬP BÁT LA-HÁN NGHIÊM-TÚC-THẢO
Khi bấy giờ Thiền-Sư nhập xong Chánh-Định, chánh-định là nơi ra vào quán-xuyến trùm- khắp, quán-xuyến từ Thân-Mạng đến các hình-tướng, hằng-hà sa-số các Thân-Mạng Tứ-loài sống chết từng lớp, tồn sanh sanh-diệt nơi tất cả chúng-sanh, họ chỉ nương nơi Túc-Mạng mà ấn-định, sự ấn-định nó không ngoài Thần-Túc tư-tưởng và trình-độ trực-thuộc gìn-giữ, nên mới có từng Cảnh-Giới, từng mỗi Cõi, rộng hẹp khác biệt nhau của mỗi Cõi, mỗi một Cõi đồng chủng-tộc, trùm-khắp đồng THỂ-TÁNH. Thiền-Sư Ngài đã tận-tường từ chốn, nên sự giao-cảm đối với Ngài thời trùm-khắp Vũ-Trụ Tam-Thiên, không ngoài từng Pháp-Giới vận-chuyển Pháp Thân.
Thiền-Sư đã từng Nhiếp-Độ thâm-nhập chu-đáo tận-tường của mỗi Giới-Sanh, ảnh-hưởng thâm-nhiễm nên mới có một Chủng-Tộc, toàn-diện pháp-giới như thế có hằng-hà sa-số vô- lượng vô-biên Chủng-Tộc, tuy nhiên sai khác nhau nhưng đồng-đẳng, an-lành nơi Pháp-Thân gọi là PHÁP-THÂN-PHẬT. Đối với Thiền-Sư là Bậc CHÁNH-GIÁC.
Đứng nơi PHẬT-PHÁP BẤT-LY THẾ-GIAN GIÁC để diễn-giải Pháp-Thân thì nó không khác mấy với Hoàn-Cầu Thế-Giới trên quả địa-cầu gọi là Pháp-Thân. Mỗi một nước có một đường hướng chế-độ, hoặc mỗi một gia-đình có một nếp-sống trong gia-đình gọi là Pháp-Giới. Mỗi một con người có mỗi định-hướng theo trình-độ giai-cấp mình, do Bản-Tánh chủ định gọi là Chúng-Sanh-Giới. Từ trong chúng-sanh-giới đến Pháp-Giới kết-nạp nhau trở- thành Pháp-Thân-Phật . Bậc Chánh-Giác tận-tường chu-đáo từ nơi chúng-sanh giới toàn diện pháp-giới không thiếu-sót, gọi là Chánh-Giác. Đối với Thiền-Sư cũng như thế.
Khi bấy giờ Thiền-Sư quá tường-tận sự xuất-nhập nơi Như-Lai-Tạng, phân chia định- hướng cùng bất-định hướng dung-thông cùng bất dung-thông Như-Lai. Nên chi Thiền-Sư hợp-hóa Như-Lai, ứng-hiện nơi Pháp-Thân thị-hiện, toàn-thân Như-Lai Chánh-Giác. Từ mỗi một lỗ chân lông của Thiền-Sư đến bá-thiên vạn triệu hằng-hà sa-số không còn bờ ngăn nên đồng-ứng hiện Bá-Thiên Cảnh-Giới, sa số các Cõi thị-hiện vẫn từ mỗi lỗ Chân- Lông bước ra , được gọi là Ứng-Hiện-Pháp-Thân của Bậc Chánh-Giác.
Lúc bấy giờ toàn thân nơi Thiền-Sư thảy đều mỗi lỗ chân lông có một vị thị-hiện, chung quanh Thiền-Sư có hằng-hà sa-số ứng-trực thị-hiện lễ-bái, ứng-trực thọ-trì tán-thán công- đức vô-lượng Thiền-Sư, tận-độ chúng-sanh giai-thành Phật-Đạo. Thiền-Sư minh-thuyết giải-bày, nói năng xong từng lớp lớp thọ-trì, lớp lớp ái-kính. Tất cả thảy đều thưa gởi. Mỗi Chủng-Tộc của mỗi Giới-Sanh mình. Thiền-Sư cười vỗ tay, tất cả đều vỗ tay xưng tán. Thiền-Sư nói: Lạ thay! Trên con đường giải-thoát. Ngài liền thọ-ký cho tất-cả chúng-sanh-tánh sẽ thành Phật.
Thiền-Sư đứng lên, bước ra ngoài sân lều-lá, miệng lẩm-bẩm. Tuyệt tác thay! Đấng Chí- Tôn Vô-Thượng, Ngài đã thành Phật, Ngài thọ-ký chúng-sanh sẽ thành Phật. Nay Ta lại thọ-ký chúng-sanh tánh sẽ thành Phật, tuy nhiên hai lối trong ngoài, chung lại chỉ có một điều duy-nhất, phải chăng tiêu-biểu hoàn tất Ba-Thân?
Tại sao như thế? Giác thời có Giác mà vốn chỗ TẬN-THÀNH vẫn chưa. TƯỚNG-TÁNH vốn Tương-Song khi đang diệu-dụng hành-dụng, mà Thân-Tâm tự chia hai lối thành thử thực- hành và trí-tuệ nó phải chưa đồng, làm cho các bậc tu-hành dù cho tín-thành cực-điểm, đầy đủ trên con đường giải-thoát chăng, vẫn suy-nghĩ hai chiều làm sao tận-thành cho đặng. Ta thật rõ tận-tường có nên phơi bày để đời nầy cùng đời sau thực-hiện tận-giác chăng?
Khó-khăn thay một khúc eo vĩnh-cửu chổ GIÁC với TẬN-THÀNH. Nói đến các bậc Giác thời thật nhiều mà tận-thành quá hiếm, đừng nên hoài-tưởng Giác chính là Thành. Các bậc dùng Trí tu-hành vẫn từ nơi Giác-Trí đặng Như-Trí. Bằng dùng Hạnh để tu Đạo-Hạnh thời nó lại đứng vào hàng Nhất-Tướng về với Như-Tướng, tướng mà như như là Trang- Nghiêm-Tướng nơi Thập-Bát La-Hán chớ nào Tận-Giác. Đến hàng Bồ-Tát từ nơi Sơ-Trụ Bồ-Tát cho đến Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát vẫn tận-độ Chúng-Sanh giai-thành Phật-Đạo, chớ Pháp-Thân chưa Tận-Dụng vẫn chưa Tận-Thành thì sao? Duy-Nhất chỉ có Đức Chí-Tôn Bổn-Sư Vô-Thượng mà thôi.
Ta phải nói sao đây, phải bày-biện như thế nào, thật khó-khăn thay cho từng lớp-lớp căn- cơ tu-chứng, phân-phối với dung-hòa. Lời Ta diễn-giải toàn lời Công-Năng Tu-Đạt toàn- diện không hai. Khi Ta diễn-giải với Tâm-Chí Thân-Tâm của Ta thì nó nghe ưu-tú đặng Bảy Mươi phần trăm. Bằng Ta viết ra từng lời nói diễn-giải nó không ngoài văn-tự minh- thuyết. Các Bậc từ đời nầy cho đến đời sau đọc tụng chưa hẳn đã lãnh-hội vẹn-toàn, dù bậc tín-tâm thông hiểu chăng vẫn thông-hiểu với hàng Thinh-Văn gặp đặng Duyên mà Giác, chớ chưa tận sâu lời Ta đã nói, đây là lời Ta nói với hàng đã từng biết xem kinh, đã từng tu với tự-tánh. Nếu bậc tu Y-Kinh chưa liễu-nghĩa thì làm sao thấu đặng lời Ta? Thiền-Sư tự-thán xong cũng vừa đúng Ngọ thọ-trai.
Cơm nước do các nhà Hảo-Tâm mang đến cúng-dường, tuy không đầy-đủ lắm, nhưng Thiền-Sư thực-dụng tạm qua ngày đơn-giản. Theo như thường lệ, mỗi lần thọ-trai xong, Thiền-Sư thả chiếc võng treo xuống, hai tay nhún hai đầu võng thật kỹ-càng mới đặt lưng nằm xuống, có một lúc, có một cụ già ở cuối xóm, mang chiếc võng lên cúng dường, Cụ Già thưa với Thiền-Sư : Bạch Thiền-Sư, con từ thuở còn trai, làm nghề đan võng, đến nay tuổi già không còn làm nghề đan võng nữa. Con niệm tình ái-kính đối với Thiền-Sư, mua một ít dây gai, tự tay đan chiếc võng để cúng-dường, xin Thiền-Sư thương con thâu-nhận. Thiền-Sư gật đầu, cụ bái tạ ra về.
Thiền-Sư lấy một sợi dây, cắt chia làm hai đoạn, buộc hai đầu võng để treo, xong đâu đấy đặt mình nằm xuống võng, chẳng may dây đầu võng bị tuột, làm cho Thiền-Sư bổ té. Từ đó trước khi nằm võng phải nhúng kỹ mới lên nằm, phần cụ già kia đã quá vãng, chiếc võng vẫn đang còn. Đôi khi Thiền-Sư nhớ lại, lòng mình man-mát thương cụ đã qua đời, Thiền-Sư không lạ chi cả, nên nói:
Vẫn một sớm chiều man mát tính.
Do lòng đồng hóa đẹp duyên trinh.
Ngọn gió thoảng mát dưới ánh nắng vàng, chung quanh tĩnh-tịch, có những chiếc lá khô khua của lều-lá, vẫy ve nhau, Thiền-Sư nằm trên chiếc võng, võng đưa đầu võng lúc-lắc, Thiền-Sư lẩm-nhẩm tư-tưởng phát-sinh, đang giải nói hồn-mơ.
Thật hay thay! NHƯ-LAI-DỤNG. Lời nầy của kinh-pháp mà Đức-Thế-Tôn Ấn-Chỉ có hai lối Hành-Dụng và Thực-Dụng của Như-Lai, chung gồm chỉ có chữ DỤNG.
Từ Hành-Dụng của Như-Lai là vận-chuyển vạn-pháp trùm-khắp Tam-Thiên, thế-gian xuất-thế-gian, rồng người, tất-cả các sự việc hoàn-cảnh hằng ngày cho đến đi đứng nằm ngồi mỗi mỗi lớn nhỏ thảy đều Hành-Dụng của Như-Lai, chung gồm không trong ngoài của Như-Lai-Hành-Dụng. Còn về Thực-Dụng nơi Tứ-Loài chúng-sanh ăn uống Thực- Dụng hằng ngày sinh sống thảy thảy được gọi là Thực-Dụng.
Các Bậc Tu-Hành đến các Vị Thiền-Sư đa số Giác-Ngộ nương nhờ nơi va chạm nghịch-cảnh bối-cảnh Hành-Dụng mà Trực-Ngộ, hiếm bậc khi đang Thực-Dụng mà Trực-Giác, nơi các món ăn NHƯ-LAI THỰC-DỤNG . Vì sao? Vì THỰC-DỤNG là BỔN-LAI. Lạ thay nơi hiểu biết hoặc giả nghiên-cứu nơi văn-tự nó trực-thuộc về bộ-óc tạm biết, mà các hàng Thinh- Văn Duyên-Giác đã từng tu. Nếu đem sự hiểu-biết áp-dụng thực-hành nơi hiểu-biết thực- hiện thì tự biết kia đặng nương vào Công-Đức Hành-Dụng Như-Lai mà Trực-Ngộ thì thâm-sâu biết chừng nào, vấn-đề nầy đã có nhiều bậc tu-hành theo pháp-môn Như-Lai Trực-Giác không ít, còn tu Tận-Thành rất hiếm, vì sao? Vì Trực-Giác nương Công-Đức Như-Lai mà Giác, còn Tận-Thành bậc tu đã tỏ-ngộ tường-tận Thông-Đạt vạn-pháp diễn- hành mới có đầy-đủ Công-Năng, chính mình xây-dựng Tận-Thành Chánh-Giác. Lúc đến đây Thiền-Sư nở nụ cười tươi, ngọn gió thoảng qua, nơi hư-không đủ màu, đủ sắc quay quần vũ-trụ tạo thành luồng gió nhẹ-nhàng, thoải-mái với Thiền-Sư.
Thiền-Sư bừng tỉnh, bóng cây đã ngã dài, Ngài đứng lên treo lại chiếc võng về chỗ cũ, Thiền Sư vẽ mặt trầm-ngâm suy-nghĩ, Ngài bước lại hạ thấp mái hiên đóng khuôn cửa sổ, cùng hai cánh cửa lớn của lều lá, Ngài đưa tay lấy chiếc gậy cùng chiếc nón đội lên đầu, nhẹ bước ra đi về hướng Tây-Bắc.
Đối với Thiền-Sư Ngài chưa già lắm, chỉ trên dưới Năm-Mươi, có một hôm vào khu rừng, cách lều lá độ chừng 500 thước, Ngài nhìn thấy cành cây khô vừa tầm làm chiếc gậy Ngài liền bẻ mang về tự tay điêu-khắc, chiếc gậy có một đầu quéo một đầu trơn không nhọn lắm, phòng ngừa lúc vào rừng để dẹp những cành gai hay đá sỏi cốt để cho con đường mòn dễ đi. Ngài xem con đường vào rừng sâu tảng-đá, lên thác xuống gành không khác với con đường Đạo ngày trước đã từng qua, tuy chân vẫn đi, nơi tay phải có sẵn lợi-khí, lợi-khí nầy là trí-tuệ tan dẹp đóng ngăn, lợi- khí chiếc gậy là vạch đường trổ ngõ sau cho kẻ khác họ đi. Lợi-khí Trí-Tuệ giải-quyết từng giai-đoạn thoát khỏi quan-niệm chính mình vấp phải đứng yên, cho đó là : TRÍ-TUỆ CỨU-CÁNH GIẢI-THOÁT, chớ chẳng chi Giải-Thoát.
Mỗi lần Thiền-Sư ngài suy-nghĩ như thế, bản-thân Ngài thấy nó hay hay, Ngài cho đó là Niệm-Niệm. Chư Phật nghìn xưa vẫn niệm-niệm, hôm nay Ngài vẫn niệm-niệm gọi là Niệm-Niệm Phật.
Thiền-Sư đang đi nửa đoạn đường, gặp hai chàng trai gánh than đi tới, nhìn thấy Ngài, vội để gánh bên đường chờ Thiền-Sư đi qua kính-bái. Có đôi lúc Ngài nghĩ lại, khi Ngài mới đến an-trú tại địa-phương nầy, có người cho Thiền-Sư là Ông Thợ Mộc, kẻ cho là Thầy Thuốc-Nam, đủ thứ, đủ người nghĩ đến Thiền-Sư. Đến sau nầy dựng nên lều-lá, khi dân địa-phương dừng bước ghé chân đỡ cơn mệt-nhọc mới rõ là bậc Thầy Tu, may thay có người ưa thích Đạo, ưa tìm hiểu Lý-Chân, chuộng Pháp-Môn Tu-Thiền, kính nhờ Thiền-Sư chỉ-giáo, nên chi có một số người mang thức- ăn cúng-dường, mới đặng ở yên sống tạm trong địa-phương nhỏ bé.
Thiền-Sư vừa đến chân rừng thì trời chiều mát dịu, có những con chim nhỏ quấy rầy ríu-rít trên cành cây, Ngài mãi đi đến đồi đất cao nhất an-tọa đỡ hơi, lặng nhìn xa xa có những xóm nhà lẻ-tẻ chen lẫn cây xanh. Thiền-Sư lẩm-bẩm, Ta hãy đi đến với Mười- Tám Vị La- Hán, họ đang Hội-Thảo xem-xét có những gì, nghĩ xong Ngài trầm-ngâm lặng-lẽ, nét mặt thay đổi không ngừng, Thiền-Sư lắc đầu nói:Vi-Diệu thay cho PHÁP-THÂN ỨNG-TRỰC , làm thế nào tất cả những bậc tu-hành thâm-sâu tận-thấu, cho đến Chư Bồ-Tát khẩn-cầu hết mình tu cầu Chánh-quả, hết toàn-năng kiến-tạo Bát-Đại Niết-Bàn cũng chẳng thấm vào đâu, thời làm sao Nhân-Sinh Tứ-Loài Phàm-Phu hiểu đặng.
Hôm nay , Chính TA tận-thấu, nó khác hẳn với lúc đang tu, rất tận-tường trọng-lượng bản chất linh-động Thể-Chất hợp-hóa vi-diệu dung-thông vô cùng không tận ỨNG-HIỆN TRỰC-HIỆN CẢM-HÓA-HIỆN đến TẬN-THÀNH THỰC-HIỆN nơi PHÁP-THÂN chu-toàn cho tất cả từng lớp-lớp chúng-sanh cầu vái đến Chư Thiên-Tiên ứng-hiện và Chư-Thiên liền ứng-hiện, do nơi ứng-hiện của trình-độ qui-chế chúng-sanh-giới mà Pháp-Thân tùy nơi ứng-hiện, thành thử các bậc tu-hành chuyên ròng tế-lễ cầu lấy linh-thiêng ứng-hiện hơn là Trực-Hiện. Ứng- Hiện là quy-chế của Thế-Gian cho đến hàng Thinh-Văn Duyên-Giác cùng A-La-Hán. Ứng- Hiện là chỗ tu-hành cầu-vái van xin. Còn Trực-Hiện là nơi Trực-Giác Tam-Muội Pháp Môn. Nên QUÁN-THẾ-ÂM mới tự-nguyện tùy nơi Sở-Nguyện của chúng-sanh mà Ứng-Hiện. Đến hàng tu tự-tín bản-năng, tự-tín Công-Năng Công-Đức kết-tạo thời thọ- hưởng nơi quy-chế Trực-Hiện. Trực-Hiện là nơi Bồ-Tát Sơ-Trụ đến Đại-Bồ-Tát thường dùng Trực-Hiện cùng CẢM-HÓA-HIỆN, cảm-hóa hiện chính bậc thường thông-cảm Tam-Thế Tam -Thiên. Xuất-Định dạo khắp các Cảnh-Giới, gọi là Cảm-Hóa-Hiện cho đến bậc Tận-Thành, lúc bấy giờ mới THẬT-HIỆN. Bốn Tướng Hiện trên vẫn còn nơi Pháp Thân-Phật chu-toàn thị-hiện đồng-đẳng từng lớp Tu-Chứng, từng lớp chưa Tu-Chứng đảo- điên vẫn đặng thừa-hưởng hiện. Nơi Hiện-cảnh ứng-hiện chia ra làm hai nơi, gọi là Chánh- Báo cùng Thọ-Báo hiện. Chớ chưa hẳn Tâm-Hiện hay Tâm-Pháp, Pháp-Tâm hiện, vốn Như-Nhiên Pháp-Thân tùy thuận hiện. Vì sao? Vì Như-Nhiên hợp-hóa Bản-Năng Thể- Tánh đồng-hiện thôi, Thiền-Sư giải xong Thi -Vịnh :
Ta soi nơi tấm gương dày.
Đưa tay, nhảy múa, phơi bày mặt gương.
Pháp-Thân vi diệu khôn tường.
Tùy Công-Năng Đức.Tùy phương hiện-hình.
Ngài thi vịnh xong bốn câu, Ngài đứng lên sửa bộ áo, lấy chiếc gậy cầm tay, thong-thả đi vào rừng sâu là nơi Thiền-Sư an-dưỡng Tọa-Thiền, dọc đường Ngài gỡ những cành gai, của những người hái củi vứt bừa-bãi, cho đến khi vào tận chỗ, Ngài nhặt một ít củi khô để lại phòng đêm lạnh đốt lên, xong đâu đó, hớp một hơi nước, Ngài ngồi Tĩnh-Tọa trên tảng đá, như-nhiên tịch-tịnh, thả theo gió thoảng lần lần trong khi Xuất-Định. Phong-Cảnh ở khu rừng trảng, có những mõm đá lô-nhô, bắt đầu in tuồng theo cơn định của Thiền-Sư.
Thiền-Sư đến ngôi chùa cổ, mái chùa cong cong, hai cánh, vừa rộng vừa thấp, tựa như Chim Phụng-Hoàng trải cánh che-chở khách Thập-Phương. Ngài bước vào bên trong chùa có Mười -Tám-Vị chia ra Ba Nhóm đang Hội-Thảo, về Chân-Lý đường tu. Ngài dùng Nhĩ Viễn-Thông, Nhãn-Tạng Tam-Muội-Định, thấy rõ, tai nghe không thiếu sót, Thập-Bát-La- Hán không hề hay biết, trong hội-thảo có vị Đại-Đại La-Hán dự.
Các vị La-Hán, về phương-diện Y-Phục thì đủ màu sắc, tùy theo Địa-Phương-Giới. Phần sở-thích mặc do Cử-Chỉ Hành, mỗi vị đều có nét vẻ trang-nghiêm Ngôn-Hạnh, tất cả ai nhìn thấy phải kính nhường.
Trong Ba-Nhóm, mỗi nhóm có sáu vị, sáu-vị ngồi hình tròn, nhóm ngồi phía Tả, nhóm ngồi về phía Hữu, còn một nhóm ngồi ngay trước Chánh-Điện Trung-Ương. Dưới nền chùa trãi bằng Ngọc-Thạch màu xanh, những cây cột là toàn Mã-Não đính kim-cương trở thành đỏ trắng lấm-tấm sáng, mùi thơm hương thoảng, có những tiếng nhạc do các cây cảnh giao-động tự trở thành, thật thanh-tịnh tao-nhã thay cho Như-Lai Thị-Hiện cảnh đoan- trang khả-ái của Bậc La-Hán tận-thành Như-Tướng.
Nhóm thứ nhất về phía Tả hội-thảo : Thân Tứ-Đại Giả-Tướng, chốn trần-lao Ô-Trược nhiễm- Trược khó tu, chúng ta hãy tìm phương-thức Xuất-Thế Ly-Thân trừ-vọng, Ta truy- tầm bản-chất bất-diệt hư-không kiến-tạo Tinh-Khí-Thần, Ta sống nơi Tinh-Khí-Thần viễn- thông bất-biến thời làm sao thân-mạng hủy-tiêu ?
Nhóm thứ hai về phía HỮU hội-thảo : Nhóm nầy Sở-Đắc Thần-Thông, toàn-diện sáu vị phát quang từng tia sáng, thâu nhận đặng nhóm Tả đã hội thảo trên, đồng vỗ tay cười xòa nói: Tinh-Khí-Thần ở đâu mà có? Nếu có chăng thời có cả từng lớp thân-mạng của Tứ- Loài chúng-sanh trùm-khắp, chớ nào phải hư-không có, còn các chốn lại không? Tinh-Khí-Thần là một thể-chất TÚC-THẦN, cùng Túc-Mạng được gọi là Thần-Túc-Thông cùng Túc-Mạng-Thông. Nay chúng ta phải huân-tập nơi Thân-Mạng, huân-tập Thiện-Căn, mới nhiếp-thâu trí-tuệ tu đạt Túc-Thần làm căn-bản, lấy Đạo-Hạnh trang-nghiêm làm bước đi tư-tưởng định-tưởng làm quả-vị, tu như thế làm như vậy, mới mong tu đạt huyền-cơ. Ta chớ nên vì Ô-Trược, Mạng-Trược xa lánh ngồi yên trở thành CHỒI-KHÔ MỘNG-LÉP. Trước kia chúng ta truy-tầm Chân-Đế, vẫn suy-tính như trên, có lúc lăn mình tìm thuốc trường- sanh bất lão, nay chúng ta thảy đều rõ biết, trường-sanh ở nơi đầu-não chúng-sanh sẵn có Tinh-Thần Khí-Phách, khi ta sa-sút tinh-thần chưa bồi-dưỡng sung-mãn liền đâm ra nản- chí, lúc Tinh-Khí-Thần sung-mãn thì phát- sanh Trí-Tuệ viên-thông, lúc ĐỨC-TRÍ VIÊN-THÔNG đương nhiên TU-ĐẠT.
Nhóm thứ ba, là nhóm Trung-Ương, ngồi chính giữa, nhóm nầy ngồi yên, lặng yên thu- nhận rất an-nhiên, thu nhận từ ngọn gió thoảng đưa hay di-chuyển, chung-gồm đầy-đủ Sáu-Pháp Thần-Thông. Nên chi đồng nghe tiếng nhạc trời trỗi khắp mười phương, họ lại đồng thấy Thanh-Quang, Huỳnh-Quang, Bạch-Quang, Hồng-Quang cùng mỗi mỗi hào- quang di-chuyển, báo-hiệu điềm lành hoặc hung-bạo, họ vẫn nghe, vẫn nhìn-nhận cuộc hội-thảo của hai nhóm kia không thiếu-sót. Nhiều khi nhóm nầy thường-nghĩ Lạ-Thay, Lạ thay! Xuất Ly rồi Nhập-Cảnh, đến thanh-thoát, đặng bình-an, do đó nhóm Trung-Ương công dụng an-lành duy-nhất.
Bỗng nhiên có một vị trong nhóm. Vị nầy đứng vào hàng đầu bậc La-Hán, khuôn mặt thay đổi từng lúc từng hồi, từ chỗ ngạc-nhiên nầy sang ngạc-nhiên khác nói lên? Lành thay, lành thay! Huyền-Cơ vận-chuyển ánh Quang chúng ta bị mờ thay vào dòng quang rạng rỡ vận-chuyển cho đến nổi mặt đất rung-rinh, thân hình nhẹ-nhỏm. Các ông nào hay biết, thì làm thế nào vọng-tưởng tu đạt huyền-cơ vũ-trụ, làm thế nào đòi ngự-trị vạn-pháp trọn-vẹn bất-sanh an-lành bất-tử? Vị nầy nói vừa dứt Huỳnh-Quang tỏa khắp phơi-bày, làm cho tất- cả hào-quang của các bậc La-Hán chưa còn nhìn thấy. Tiếng nhạc cùng với hương-đàm lần đưa thơm ngát, có từng cánh hoa từ hư-không rãi xuống khắp sân chùa, tựa như trãi tấm nhung hoa. Ngôi chùa PHỤNG-HOÀNG TỰ biến dần trở thành TÒA LÂU ĐÀI LONG-BỬU-TỰ, tất-cả toàn-diện đính ngọc Bảo-Châu, nền thêu dệt bằng kim-cương ngọc-bích hoa vàng lấm-tấm mã não trân châu. Các vị A-La-Hán đứng lên, trở về đơn vị gần cổng chùa LONG-BỬU, thật cao qúy thay cho Bảy dòng quang đưa lượn theo chiều sóng nhạc đẩy đưa, in tuồng đón mừng Bậc Chánh-Giác.
Khi bấy giờ Mười Phương Chư-Phật, đồng nói lên câu chúc tụng Phật-Vương, xong đâu đó nói với chư-vị Bồ-Tát. Nầy các Ông hãy đi đến Khánh-Trang Tỉnh, Long-Phụng Sơn, Long-Bửu Pháp, có Vị Phật Pháp-Hiệu Phật-Vương thị-hiện thời Hạ-Lai. Vị nầy có nhiệm- vụ chỉnh-trang Phật-Pháp, chứng-thị Hạ-Lai, tuyên thời Tứ-Hạnh làm cho tất-cả đang sống vật-vờ, đang tu lầm-lạc trở thành Chánh-Pháp Tịnh-Vương, Nhất-Tôn Tứ-Hạnh, cốt mang đến điềm lành đưa về Chánh-Giác, các ông nên đến kính-bái chiêm-ngưỡng thọ trì Tứ-Hạnh Ngài đã bổ-ban Chư Bồ-Tát đồng đảnh lễ, phóng quang, nương nơi huỳnh- quang, đồng đến bái lễ.
Tất cả các hàng Chư-Thiên, Tiên-Rồng Thánh-Hóa nhìn về Đông-Nam, hương đàm trùm tỏa, nghe tiếng trên hư-không phổ-truyền, tất cả đều mang các phẩm cúng-dường đồng đến bái lễ.
Khi bấy giờ Tòa Long Bửu, các cách hoa tự động kết thành tràng hoa to bằng Quả Hồng-Đào, tựu như quả mâm xôi. Phật-Vương Thị-Hiện, mặc y áo Bạch-Nhung đầu đội mão Bảo- Trì màu trắng hồng nhạt, trên mão có Chín búp hoa, mỗi búp hoa tỏa ra mỗi hào-quang tia sáng gồm có HUỲNH QUANG, HUỲNH-HUỲNH-QUANG, THANH-QUANG có sắc THANH-THANH-QUANG, HỒNG-QUANG có sắc HỒNG-HỒNG-QUANG, HẮC-QUANG có sắc HẮC-HẮC-QUANG. Còn riêng Nhất BẠCH-QUANG không có sắc BẠCH- QUANG. Ngài Thị Hiện đầy-đủ 32 tướng tốt bước lên hoa, hào quang tia màu Vàng. Chư Bồ -Tát, Chư -Thiên Tiên cùng Chư Long -Thần cho đến hàng A-La-Hán cùng Thinh-Văn Duyên-Giác, nhìn không nháy mắt đồng thanh xưng tán, chưa bao giờ nhìn thấy nay nhìn thấy. Bỗng trên hư-không xưng-tán, do Công-Đức Vô-Lượng Phật mà Thị-Hiện VÔ –THƯỢNG -TÔN, VÔ-LƯỢNG-SẮC, VÔ-LƯỢNG-HƯƠNG đầy-đủ không thiếu-sót. Ngài lên Tòa Sư-Tử an-tọa. Tất cả các hàng Chiêm-Ngưỡng lễ bái, xong đâu đấy theo thứ lớp, theo thứ vị đồng nhau tĩnh-tọa.
Khi bấy giờ Đức Vương-Phật nhẫn mười hai triệu phút, Mặt Ngài an-nhiên bình-dị hòa- đồng với tất cả, làm cho các hàng thứ lớp thảy đều hoan-hỷ, phấn-khởi ái-kính không còn mãy may hư-vọng hoài-vọng tạp khởi. Ngài liền nói: Ta khá khen cho thời Hạ-Lai Lạc- Pháp nầy mà Thập-Bát La-Hán Hội-Thảo. Chư-Vị Bồ-Tát đang hiện-hành, hàng hàng lớp-lớp tu-trì không nhàm-chán, gìn-giữ Bảo-Pháp Trường-Tồn. Đối với các Vị, căn-cơ chưa đầy-đủ, trí-tuệ chẳng viên-thông nên chi Trí-Hóa sanh ra vạn-pháp an-lành, đặng Chánh- Báo Nhân-Thiên, đặng tu-chứng từng Phẩm-Hạnh. Bằng Trí-Tuệ tối-tăm trí-hóa tự-sanh các Nghiệp. Sống trong cơn thăng-trầm đủ lối. Tu nơi vạn-ý uyên-thâm vòng-quanh khó thoát-sanh tu-đạt Chánh-Giác. Lý-Sự Tín-Tâm Nhất-Tâm Đảnh-Lễ Chư-Phật thì có, nhưng đường lối chưa tận thâm làm sao đắc quả? Ta vì các ông Thị-Hiện đầy đủ, CƯ-NHÂN-TƯỚNG, đầy-đủ hoàn-cảnh thâm vào Sắc -Thinh-Hương-Vị mà bảo các ông đừng Xúc-Pháp, từ hàng Thiện- Nam-Tử đến hàng Thiện-Nữ-Nhơn, tu cầu Ứng-Hiện, tu lấy thọ-lãnh Nhân-Thiên , rất hiếm bậc đang tu nơi Trực-Hiện.
Ngài nói đến đây có vị Bồ -Tát bước ra đi vòng bảy lễ chiêm-ngưỡng lễ-bái thưa gởi : Bạch Thế-Tôn con đã tu sạch tất cả chúng-sanh truy-tầm lấy mỗi một chúng-sanh đều không có, con kính nhờ Chí-Tôn thương con khai-thị cho con, làm như thế nào, tu bằng cách nào cho đặng Tận-Giác Quả Bồ-Đề-Nguyện.
Hay thay ! Khéo thay ! nầy Bồ-Tát BỬU –TỊNH . Ông tu sạch LÝ chúng- sanh, chớ chưa tu-đạt BỔN-LAIcủa mỗi chúng-sanh-giới. Mỗi chúng-sanh giới, bá-thiên vạn chúng-sanh hộp-hóa trở thành Pháp-Giới. Mỗi một pháp-giới có hằng-hà sa-số chúng-sanh. Ông tận-giác chúng- sanh Bổn-Lai Diện-Mục. Ông tận-thấu Pháp-Giới diễn-hành khi bấy giờ Ông Thị- Chứng mới TẬN-THÀNH TẬN-GIÁC. Bồ-Tát BỬU-TỊNH toàn thân thảy đều nở ra hoa BỬU- PHÁP, nhẹ-nhàng tươi-tỉnh vui-mừng xưng-tán. Chưa bao giờ đặng nghe, hôm nay mới đặng, CHÍ-TÔN VÔ-THƯỢNG THỊ. Xong đâu đấy đảnh-lễ ngồi lại một bên chiêm-ngưỡng.
Các hàng La-Hán, các hành Thinh-Văn, các hàng Duyên-Giác cùng với Hộ-Pháp, cho đến Hộ-Pháp Bồ-Tát đồng đảnh-lễ thưa thỉnh:Trong khi thưa thỉnh có cả Chư-Thiên cùng hàng Chư-Tiên lễ ứng cầuthỉnh:
Bạch Thế-Tôn ! thương xót chúng con khai-thị cho chúng con có điểm lành, có nơi nương tựa trên con đường Chánh-Pháp, có một lối sống, từ đời nầy cho đến đời sau nương nơi lời vàng của Đức Thế-Tôn ban hành tường tận, khỏi lạc, khỏi sai, khỏi ngờ, tránh chấp, một khí chúng con trưởng-thành Phật-Đạo, tỏ rõ lối đi dù chúng con hiện-tại say mê, ngày mai Trực-Giác. Thưa gởi xong, bỗng nhiên toàn thân Phật HUỲNH-QUANG rạng-rỡ ngay nơi ngực Ngài phát-hiện Thanh-Quang Bạch-Quang tỏa khắp Bảo-Tòa . Ngài nói : Hay thay ! Lời các Ông thưa thỉnh có lợi-ích cho Chánh-Pháp, có một lối sống tu đến tận-thành, ta vì tất cả thị-hiện xây-dựng cho tất cả, các Ông hãy nghe đây:
Đối với trên con đường Phật-Đạo trưởng-thành thật là Vô-Lượng Công-Đức, Vô-Lượng Công-Năng, nó lại có Vô-Lượng chốn-sai chỗ đúng, vô-biên sai-lạc, lạc-sai, nghi-chấp và chấp-nghi. Nơi Nghi-Chấp chính là chỗ tu-hành có hạn-lượng. Chốn Chấp-Nghi là nơi thiếu tinh-tấn. Hai lẽ trên trở thành nghi-chấp cùng chấp-nghi. Bằng Công-Năng Công- Đức đầy đủ, Tinh -Tấn không ngừng thì làm sao không thành đạt. Công-Năng Công-Đức Tinh-Tấn là chìa-khóa giải mê-lầm. Nó ví như: Kẻ nọ có đi thời có đến. Bằng chưa đi làm sao đến đặng mà mong, Tinh-Tấn nó cũng như thế. Tinh-Tấn quá ư hệ-trọng, Công-Năng Công-Đức chẳng vừa. Nên chi Đức PHỔ-HIỀN nguyện-độ phẩm TINH-TẤN, đưa chúng sanh BẤT-THỐI BỒ-ĐỀ, giúp Chư Bồ-Tát Bất-Thối Bồ-Tát vào biển cả thành Phật. Khi gần thành Phật, đến lúc thành Phật mới chu đáo PHỔ-HIỀN-HẠNH là chính-yếu đường tu không hai con đường giải-thoát. Vì sao? Vì Tinh-Tấn mới nhiếp-thu TỨ-HẠNH, hoàn-mỹ vẹn-vừa Pháp -Thân tỏ rõ Thật- Hiện mà Chánh-Giác.
THẾ NÀO LÀ TỨ- HẠNH?
– Thứ nhất: La- Hán Hạnh.
– Thứ hai : Thinh-Văn Hạnh.
– Thứ ba : Duyên- Giác Hạnh.
– Thứ tư : Bồ-Tát Hạnh.
Chung gồm Bốn-Hạnh được gọi là TỨ-HẠNH, vì sao? Vì Phẩm-Hạnh của những Bậc A- La-Hán, gọi là Hạnh-Tướng- Phật. Nếu an- trụ tướng ấy thành- đạt Tướng -Phật thời gọi là BÍCH- CHI- PHẬT, Bằng tu- hành Hạnh-La-Hán nó lại tùy nơi tu-chứng cấp-bậc an- trụ thì Chánh-Báo từ hàng Thiên-Tiên, Địa-Tiên, trở nơi Ứng-Hiện Trực-Hiện Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới gọi là Tam-Giới.
Bậc tu La-Hán-Hạnh, nương nơi Tứ-Hạnh tu-cầu Chánh-Giác, thời tận-dụng Kinh-Điển làm ngón tay chỉ, xem kinh cốt liễu-nghĩa không chấp-tự kinh thâu-nhận Trực-Giác, gọi đó là thực-hiện Thinh-Văn-Hạnh.
Bằng tùy duyên-cảnh thuận-nghịch mà trực-giác không vì Thuận, chẳng vì Nghịch, tâm phân-đối chướng-ngại nơi Tịnh Bất-tịnh mà thối-chuyển chấp nghi, duy- nhất Trực-Giác mà đặng, gọi là thực-hiện DUYÊN-GIÁC HẠNH.
Khi ba Phẩm-Hạnh trên đầy-đủ, đương-nhiên phát-tâm dũng-mãnh vào con đường tu-hành BỒ-TÁT-HẠNH, vì sao ? Vì Hạnh Bồ -Tát tùy CĂN mà trực-hiện Bổn-Lai Diện-Mục nơi Bồ-Tát. Khi Bồ-Tát TRỰC-HIỆN ỨNG-THÂN nơi Bồ -Tát, Bồ-Tát giả mê, như-nhiên có Phẩm Hạnh đầy-đủ , có uy-nghi, có những lời chánh-đáng nằm sẵn Tự-Tánh của Bồ-Tát xuất ra, không lệ-thuộc giáo-điều, nhưng không làm hại Kinh-Pháp của Đức Thế-Tôn hướng-dẫn. Vì sao? Vì những lời trực-giác kia toàn lời Thị-Hiện Chư-Phật nay Bồ-Tát thừa-hành nên phát lời nói ấy. Các Ông chớ nên phê-phán lời trực-giác, tự-giác nói ra, hoặc giả chấp-nghi mà dừng trụ thời không bao giờ đến quả Bồ-Đề, nay Ta vì thương các ông nên nhắc nhở để các ông khỏi tổn-thương con đường Tu-Phật, Ngài vừa nói đến đây thời trong hàng Thinh- Văn Duyên-Giác cùng La-Hán, Chư-Thiên đều đứng lên thưa gởi:
Bạch Đức VƯƠNG-PHẬT. Chúng con đang đi trên đường nầy. Chúng con đang đứng trong đàng nầy, chúng con đang tu trên con đường nầy. Nếu chờ cho mãn-kiếp, nếu chờ cho đúng thời, nếu đợi cho đến lúc, chưa đặng gặp Phật, chưa đặng gặp Đại-Tăng thì mới làm sao tu-cầu Chánh-Giác? Xin chờ Đức PHẬT-VƯƠNG cứu giúp chúng con Khai-Thị. Ngài liền phóng-quang nơi Pháp-Đảnh, tỉa ra Chín dòng quang, nét mặt tươi-đẹp vô cùng tận, nở nụ cười tựa như triệu nghìn hoa đàm xòa cánh, Ngài nói:
May thay! May thay! các Ông là những bậc gặp lúc, những bậc đặng gieo- duyên căn-lành vô-triệu kiếp bị lung-lạc trong các lối đi, gặp bậc Thiện- Tri -Thức chỉ đường hướng- dẫn thì làm sao lạc lối mà sợ-sệt van xin? Ngài vừa nói đến đây tất-cả vui mừng vô kể, đồng đảnh lễ, đồng chiêm-ngưỡng, đồng-ái kính , chẳng khác Cha-Lành cứu bầy con đói-khổ , các Tuần Trời reo tiếng nhạc, các Cõi Tiên trãi hoa đầy-đủ màu-sắc, toàn là các giàn hoa quí nhất thảy đều trãi đến cúng-dường. Ngài lặng yên thọ ký công-đức cho tất cả, Ngài nói:
Các ông hãy nghe, các ông hãy thọ-trì đọc tụng. TỨ-HẠNH đồng-đẳng như nhau, không lớn chẳng nhỏ, không cao chẳng thấp, bằng thiếu-khuyết một trong Tứ-Hạnh khó mà thành. Phải chăng các Ông đã đặng sự Đồng Đẳng tu-hành thực-hiện TỨ-HẠNH mà Giác- Ngộ Chánh-Giác chăng? Tất cả đảnh-lễ thọ-trì, phụng-hành kính bái.
Lúc bấy giờ trời vừa rạng sáng, những bầy chim gọi đàn ríu-rít nhau, những con thú nhỏ chạy trong rừng cây sột-soạt. Ngài đứng lên, thở một hơi dài dưỡng- khí sạch-trong của gió rừng mát-mẻ, xong đâu đó Ngài cầm chiếc gậy với nón lá đội lên đầu, bước theo đường mòn trở về Lều-Lá, Ngài sắp đến nơi, Ngài vừa đến chỗ, lòng nơi Ngài bang- khuâng tự thán:
Lá chen Lều-Lá Cảnh xinh xinh.
Ngày đến, năm đi chuyến lộ-trình.
Hai Mái duyên lành che nắng gió.
Một Vùng Rừng trải đội trời xanh.
Ta tuyên BẢO-PHÁP, toàn dân thỉnh.
Về với GIA-TRUNG mỗi một mình.
CHÍ-NGUYỆN khai thông ĐỜI-sống ĐẠO.
Tâm Tình thắt- thẻo Tấm Lòng xinh. /.
NAM MÔ TỲ NÔ GIÁ NA PHẬT
Ngày 20 tháng 6
TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài MƯỜI CHÍN TỨ-HIỆN THÔNG-ĐẠT HIỆN-GIÁC
So Vũ-Trụ với CON-NGƯỜI, đứng về Tướng thì Vũ-Trụ rộng vô-biên. Con người sống trên quả-đất, quả đất với Vũ-Trụ thời lại quá nhỏ, thì con người với Vũ-Trụ nó bé nhỏ như thế nào? Thế mà lấy một Hạt-Cát Đạo-Phật mang so với Quả-Đất nói Đồng-Đẳng như nhau về Thể-Chất. Nên Ấn-Chỉ Con-Người cùng Vũ-Trụ Thể-Tánh như nhau không hơn kém. Phật-Đạo gọi Vũ-Trụ là Bản-Thể, là nguyên-bản. Còn thuyết-minh về Thể-Tánh thì, tất cả Chúng-Sanh hay Chúng-Sanh-Tánh cùng Chư-Phật đồng đẳng NGHE-THẤY- BIẾT.
Đối với Bậc Giác-Ngộ thành Phật, vốn từ nơi ĐỜI, từ trong con người phát-huy nguyên- lý lý-chân Bản-Thể Vũ-Trụ tu đạt thành PHẬT, cho nên nơi Nghe, chốn Thấy và tận biết bao-la trùm-khắp, vô-biên tận tận vũ-trụ đồng với Bản-Thể, Chánh-Giác.
Còn Chúng-Sanh nơi Nghe, chốn Thấy và Biết có từng khía-cạnh hạn- lượng tùy theo mức- độ trở thành bất-đồng nằm trong bản-thể vũ-trụ mà lệ thuộc Pháp-Giới Bị-Biết, Bị-Nghe, đồng Bị-Thấy. Do đó, chưa đầy đủ Công-Năng Đức-Độ thu-nhiếp Vũ-Trụ Tam-Thiên, làm thế nào Hiện-Giác? Phật- Đạo dạy ba Tâm năm nguyện, PHẬT- PHÁP vô-biên thề nguyện HỌC. VÔ-THƯỢNG-ĐẲNG CHÁNH-GIÁC thề nguyện THÀNH, chủ-yếu khai-hoang Tâm-Chí rộng-rãi Nghe-Thấy-Biết Bồ-Đề-Tâm không thiếu sót, Tận-Giác.
Nhưng lạ thay! Đọc tụng rất rõ ràng, lời VÀNG nơi THỆ-NGUYỆN, nhất-tâm không thiếu sót một Từ-Ngữ nào, mãi tu-hành chưa tiến bước, do đó PHẬT nói:Chưa bao giờ xem Kinh-Pháp, vì sao? Vì chưa bao giờ lãnh-hội đặng Kinh, thì làm thế nào khai-hóa vô-minh qua từng lớp, để tự biết những gì chưa đặng biết, mà nay đặng biết. Học những gì chưa nhận nghe mà nay đặng nghe-nhận, đến Tự- Biết Chân-Giác.
ĐỨC THẾ-TÔN còn tại thế, Ngài tường-tận Con người với Vũ-Trụ. Chúng-Sanh cùng Pháp-Giới. Quả-Đất với cành cây, cho đến con Ruồi cùng Vị Trưởng-Giả quá ư bất-đồng từng lớp-lớp. Duy chỉ có Thể-Tánh đồng-đẳng như nhau, Thể-Tánh chính là Nghe-Thấy-Biết, tuy nó có rộng- hẹp lớn-nhỏ nhưng đều Nghe-Thấy-Biết sẵn có như-nhau. Vì sự Bất-Đồng kia nên chi chia ra từng tuổi thọ sống-chết sanh-tử khác nhau trong mỗi lớp-lang thứ-bậc, gọi là Túc-Mạng-Thông.
Ngài thật tỏ rõ Mạng sống nơi con người chưa đặng bao lâu thì Viên-Tịch. Còn Chân- Lý lại bất-tận vô-biên, Chúng-Sanh thì lớp-lang trí-tuệ có hạn-lượng sự sanh-tử thêm nơi dời đổi từng kiếp đổi thay, làm thế nào cho tất cả Tứ-Loài Tận-Giác? NGÀI mới sắp xếp minh-thuyết chỉ dạy tường-tận thứ-lớp hóa-giải đủ môn 49 năm khai-hoang cái-Biết cho Chúng-Sanh đối với Bản-Thể Vũ-Trụ, vạn-pháp di-chuyển, Tâm-Sanh lầm-lạc, chúng-sanh tứ-loài chưa thấm vào đâu, chỉ gieo trồng hạt giống Như-Lai vào tâm- khảm, trở thành Tam-Tạng-Kinh, NGÀI thật biết nó chưa đủ với những bậc bê-trễ, kém nhận, chớ nó đầy-đủ với những bậc tỏ biết lãnh-hội để mà tu. Ngài là Bậc Vô- Thượng Chánh-Giác, TỎ-THÔNG TẬN-THÀNH với Bản -Thể Vũ-Trụ, lời Vàng kia chưa thể thọ-lãnh của tất cả chúng-sanh, nên Ngài nói: Ta thuyết-pháp, lời Ta chỉ dạy, không khác mấy với Lá Cây Rừng vô-lượng vô-biên, mà Ta chỉ nắm lấy một nắm lá rừng dạy các ông thôi, cốt để cho tất cả nhận chân được vô biên trải qua các thứ lớp tận biết mà giác-ngộ . Chính bản-năng nơi Ngài đã tận-thấu Vũ-Trụ, tận-độ Chúng- Sanh, tận-dụng tất cả rừng lá sử-dụng làm thành môn-pháp cứu-độ mà những bậc tín- tâm chỉ hưởng nhận mới một nắm lá rừng, lần tu đến tận-giác. Chính các Chư TỔ ra đời kế tiếp, các Ngài cùng một lý-trí bổ-sung, một là những điều chưa giải nói, hai là tùy thời ứng dạy hóa-giải cho Nhân-Sinh, lời Chư-Tổ toàn lời Trực-Ngộ thật chân, lời trực- ngộ chân-thật đều là lời thừa hành Chư Phật diễn nói hay Chư Bồ-Tát hiện-hành. Bằng lời tham-vọng dục-kiến tự ngã nói ra thảy đều lời Ma-Ba-Tuần giả-thuyết.
Mỗi một khi Chư Tổ đăng-đàn minh-thuyết. Tín-Chúng Tin-Vâng lãnh-hội, thời những bậc nầy đã từng trãi qua trăm cay nghìn đắng, tuổi thọ nơi Ngài đã gần xế-chiều một kiếp, thành-thử có bậc giải phân nhiều ít phải theo thời-cuộc thăng-trầm trong nền tảng Tôn- Giáo của thế-nhân ưa- chuộng hay chưa ưa chuộng mà cứu-độ. Đối với Chư-Tổ cùng Đức-Thế-Tôn duy nhất có một lòng tận-tình cứu-dộ, tận-dụng hết khả-năng của mình giúp-đỡ cho Tín-Chúng đủ mọi phương-thức không bao giờ nhàm-chán, không có óc Địa- Phương, do đó mà không Thọ-Ngã. Chẳng khác nào: Bậc Đại-Lương-Y cứu chữa con bệnh không phân-biệt giai-cấp, chuyên ròng phương-thức cứu-chữa mà thôi.
Đến thời Hạ-Lai cùng một tấm-tình duy-nhất tận-dụng hết toàn-năng, nhưng thời-kiếp chia thành hai lối, vì sao? Vì Thượng-Sanh . Hạ-Kiếp, con người thời Thượng-Sanh ưa-chuộng Danh-Giả Hiền-Lành mộc-mạc. Thời Hạ-Kiếp cần lấy cái-sống sự sống hiện-tại, lại khôn ngoan, phần Danh-Giả trở thành danh-nghĩa tài năng thực-tại, chia ra nhiều tư-tưởng hiếu-kỳ, từ ngành Khoa-Học cho tới tài-phép thần-thông, thuyết-minh phải biện- minh theo lời truyền-thuyết. Phật-Đạo nếu như Bậc chưa Thông-Đạt Tận-Thành , chưa Tứ-Hiện liễu-đạt Vũ-Trụ với con-người cùng hàng Tứ-Thánh, làm sao minh-thuyết chứng-từ để mà diễn-đạt? Đứng nơi Danh-Nghĩa con người thời danh-nghĩa Tự-Tôn Hiển-Đạt. Còn Danh-Nghĩa nơi Phật-Đạo lại là Danh-Nghĩa Tận-Tường Tận- Giác Bản-Năng, do đó mà nhiều Bậc tu-đạt tận-tường chưa gặp đặng thời Tự-Tôn Hiển-Đạt đành phải lặng-lẽ nhập Niết-Bàn.
Khó khăn môi-thuẩn thay! Tận-Độ thời Hạ-Lai, Đạo-Phật những bậc tín-tâm, thâm- hiểu với từng bậc tối đa hạn-lượng, vạn-pháp thao-diễn vô-biên không hạn-lượng, nhiếp tâm tâm vẫn tuôn mãi từng dòng, bằng an-cư, chưa tận thấu, thời cái sống lẽ sống nơi tinh thần kia nó chẳng khác nào nương nơi cánh-nhạn mà sống. Những bậc Tín-Thành lần theo Tỏ -Tánh kia, hãy an nhiên tu- học, chớ nên nản-chí nãi-lòng, tuy nhiên tầm- hiểu-biết nó có hạn-lượng, tinh-tấn thu-nhiếp không ngừng, thời-gian đầy đủ công-năng đương-nhiên giác-ngộ. Con người cùng quả đất, cho đến Vũ- Trụ bao-la nó có khác chi nhau, quả đất nó vẫn nương theo đường kính lần-lượt quay tròn, lý-sự tuần- hoàn nhịp-nhàng của nó không sai chạy. Còn Vũ-Trụ vận-chuyển tuân-hành theo Thời- Khóa-Biểu, đo-lường nhiệt-độ chẳng tách ly. Con người thì thay đổi, đổi thay từng cơn nơi đầu óc, nó nào phân-biệt dị-biệt bản-chất tánh hiểu-biết chi đâu, đồng-hành, đồng-sự Vũ-Trụ với con-người cùng quả-đất đồng-đều qua từng giai-đoạn, được gọi là: HUYỀN- CƠ vận-chuyển, Thế-Giới diễn-tuồng, con người sống theo thời-cuộc, mặc dù nó khác nơi hình-thức thời-thế, từng lớp người đổi thay sanh-tử, nhưng THỂ-TÁNH Bổn Lai nơi con người cùng Vũ-Trụ như nhau, đâu sai khác. Phần con người nhỏ bé, hạn- lượng hiểu biết từng phân-ly tỉ-lệ, do nơi hiểu-biết như thế mới có quan-điểm theo thời kiếp của mình mà Tự-Hào, tự-mãn nên mới tự-sanh cho đương-thời nơi mình đang sống là thời Hiện-Đại Văn-Minh. Nào có ngờ đâu thời văn-minh đã sẵn có từng thời xa xưa ngày trước?
Bậc Chánh-Giác, chính là Bậc đã tận-tường diễn-hóa Vũ-Trụ Nhân-Sinh, chia ra từng lớp-lớp thọ-sanh thọ-báo thọ-nghiệp, thọ-chủng mỗi nơi nơi, sự đòi hỏi than-van vui mừng sướng-khổ qua từng giai-đoạn cá-nhân cá-thể, cá-tánh của mỗi nơi, của mỗi con người đang đòi cái sống, đang lo chỗ sống cùng sự-sống, chính nó vẫn sống nhịp-nhàng theo Vũ-Trụ mà thôi.
Có những vận-chuyển thời-cơ, nhịp-nhàng Vũ-Trụ với con người mới diễn tuồng Thượng-Sanh Hạ-Kiếp. Chư-Phật Thị-Hiện tùy-thuộc thời-Cơ, đồng-hành đồng-sự với tất-cả chúng-sanh nơi hiện-kiếp mà cứu-độ Tứ-Loài, nơi cứu-độ nầy chính là lời Trực- Ngộ hóa-giải lầm-mê, tùy mỗi một con người hay hàng hàng lớp lớp mà hóa-giải, cốt khai-hoang nơi lầm nhận đến thông-đạt tận-tường trực-ngộ mà Chánh-Giác. Nhưng thời-cuộc Hạ-Lai Thượng-Kiếp thuyên-diễn khác nhau, mà nhất thiết Tôn-Chỉ Mục-Đích thảy đều duy-nhất, do đó mới có TỰ-THÁN như sau:
THẾ-TÔN Ngài thấu chăng Ngài ?
THƯỢNG -Sanh HẠ-Kiếp, diễn hai tấm tuồng.
Ngài Thái-Tử triệu đời vang-tiếng.
Tôi CƯ-NHÂN bốn-biển nào hay.
Vai mang bao đãy ăn mày,
Khai-Hoang TỨ-HIỆN, phơi bày TÌNH-CHUNG .
THẾ NÀO LÀ TỨ- HIỆN HIỆN-GIÁC ?
TỨ- HIỆN. HIỆN-GIÁC có Bốn THỂ-CÁCH hiện.
– Một là : ỨNG-HIỆN.
– Hai là : TRỰC-HIỆN.
– Ba là : CẢM-HÓA-HIỆN.
– Bốn là : THẬT-HÀNH THU-NHIẾP-HIỆN.
ỨNG-HIỆN là Thể-Tánh Vạn-Pháp hiện trùm khắp Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới. Tùy-nghi, tùy-thuận hiện, mà Ứng-Hiện nên mới hóa-sanh Sơn-Hà Đại-Địa, Tam-Giới, Tam-Thiên, Cõi-Trời, Cõi-Tiên, cùng lớp lớp không thiếu sót. Nó từ nơi tư-tưởng hiện, nơi TƯỚNG hiện, nơi THỨC hiện, nơi CẢM hiện, nơi XÚC hiện, nơi HÀNH hiện, nơi HỶ hiện, nơi NỘ -ÁI -Ố, THƯỜNG -LẠC -NGÃ -TỊNH hiện.
Nếu như: HỶ là VUI , xóa tất cả buồn khổ để mà Vui an-trụ làm gốc, thời Vui kia liền Ứng-Hiện chuyện phải trái chi cũng vui cười không ngớt trở thành loạn-trí. Bằng NỘ là GIẬN để trụ-xứ, nó liền ứng-hiện khởi-sanh Nộ-Nạt tất cả mọi sự việc, hung-cường đủ hoàn-cảnh. Bậc tu-hành quan-điểm trừ tà, diệt ma phải sa vào Ngoại-Giáo. Còn nặng về ÁI-Ố làm nơi Thương-Ghét Thù-Hận Mến-Yêu làm nơi an-trụ nó liền ứng-hiện Ái-Nịch, Ái-Dục cho đến nổi va chạm tình-thương tự-sanh khóc kể, tự khóc chúng-sanh lâm vào Loạn-Não Điên-khùng chạy la than khóc. Ố hiện là hiện-tượng ganh-tị, hiềm-tị, lúc đến giai-đoạn an-trụ nó liền Ứng-Hiện chống trả hận thù. Bốn-Tướng Ứng-Hiện nầy, thuộc về Trầm-Tướng ứng-hiện, những bậc tu-hành non-yếu thường vấp phải bốn tướng ứng-hiện nầy.
Còn THƯỜNG -LẠC -NGÃ -TỊNH, nó lại có chốn Thăng và Trầm như sau: Bậc tu-hành tu-đạt đến Thường-Chân Thường-Còn Bất-Biến mà an-trụ chưa Thông-Đạt Tỏ-Thông liền Ứng-Hiện Hoan-Lạc, do nơi Thọ-Ngã mà Tịnh chưa rốt-ráo Tận-Thành, đó gọi là Thăng- Trầm ứng-hiện.
Đối với Nhân-Sanh Tứ-loài, thường sống với CẢNH sanh TÌNH. Có Tướng nương theo Tướng mà sống. Bằng không Tướng thời biết lấy đâu nương tựa đặng để sống, thành thử sống nơi linh-cảm-hiện mà sống, gọi là tư-tưởng lý-tưởng hiện, suy-tưởng-hiện, nó không ngoài ý-thức, trí-thức, cùng với Tìềm-Thức nên-hư, thiệt-giả, tốt-xấu, được-mất trong quan-niệm-hiện. Lúc nó đang thao-diễn chưa trụ xứ gọi nó là cảm-hiện, đến khi Hình-Hành trụ-xứ mới cho nó là Ứng-Hiện, do đó mới có danh từ: Hiện-Vật, Thực-Hiện hay Hiện-Hành Hiện-Diện.
Sự Thấy-Biết của tất cả Tứ-Loài, thấy-biết nó không ngoài chốn hiện bưng-bít che-đậy, mới có CẢNH thời có một, nhưng TÌNH lại hóa ra nhiều nơi, tùy theo quan-niệm giai-cấp trình-độ hiện. Nghĩ như thế nào, suy như thế nào, tính như thế nào liền hiện theo không sai chạy, khi đầy đủ Công-Năng đỉnh-đạt thì nó Hiện-Giác. Lúc lầm-mê sai-chạy đảo- điên đọng-vọng, nó liền hiện mê hoài-vọng ước-ao gọi là Mộng-Tưởng Điên Đảo.
Trên con đường Tu-Phật, phải tu đến Tri-Kiến Phật mới nhận thấy vết chân của Phật mà tu. Bằng tu chưa tri-kiến Phật thì chẳng bao giờ thấy vết chân nơi Phật mà tu, thì làm sao Chánh-Giác? Mỗi một khi chưa hiểu, chưa biết thì làm thế nào kết-quả con đường tu Phật, do đó nên sự lãnh-hội Phật-Pháp tối cần cho các bậc tu-hành thọ-pháp chính là món ăn bất- diệt vậy.
Bậc Chánh-Giác tường-tận Thể-Tánh, tận-tường nhiễm-trước nơi chúng-sanh-giới cầu Tri-Kiến-Phật, sự tu-cầu thiết-tha thành-khẩn, nhưng ngặt thay dùng Ứng-Hiện tu-cầu làm sao nhận nhìn ngón tay Phật, nên Ngài nói:
Nhược Dĩ Sắc Kiến Ngã.
Âm thanh cầu ngã.
Thị-Nhơn Hành Tà-Đạo.
Bất năng-kiến Như-Lai.
Bằng dùng hiện-sắc thấy Ta hay âm-thanh cầu Ta, sự thấy làm nơi nhân-sinh sai-biệt, không thể nào thấy Ta, vì sao? Vì Như-Lai không có chỗ nào gọi đi hay về, duy chỉ TRỰC-HIỆN mới nhận thấy Ta mà thôi.
TRỰC-HIỆN và ỨNG-HIỆN vốn nó kèm nhau, nếu là bậc tu-hành biết sử-dụng Trực- Hiện làm một bước tiến từ thế-gian đến Xuất-Thế-Gian, từ nơi Hữu-Tướng đến Vô- Tướng đều công-dụng lấy nó, để kiểm-soát sáng-soi mở-mang Trí-Tuệ, nó cũng gọi là một con đường hóa-giải chấp-mê lần tiến Tri-Kiến Giải-Thoát.
Những bậc tu Đại-Thừa Tự-Tánh Tỏ-Tánh, khi tư-tưởng phát-hiện suy-tưởng không ngừng, tự lòng ham muốn, nghiệp-thức đảo-điên, liền công-dụng Trực- Hiện đo-lường nghiệp- thức, hóa-giải lòng tham, làm như vậy, tu như thế gọi là: Nương theo Vạn-Pháp Tỏ-Pháp.
Những bậc chưa hiểu, chưa biết sử-dụng gọi là chưa tu trên con đường giải-thoát thì con đường tu-hành thảy đều nương nơi Hiện mà cầu-báo, cấu-tạo vạn-pháp tu-cầu vạn-pháp Ứng-Hiện Công-Quả cho mình, do đó nên chi Đạo-Phật mới có muôn hình ngàn-tướng. Nơi muôn hình ngàn-tướng thảy đều cầu-vái phụng thờ Chư Phật Ứng-Hiện ban cho, đặng gọi là Sắc-Tướng Âm-Thanh Cầu-Ngã đã nói trên vậy.
Trên con đường Tu-Phật, đối với Đạo-Phật tu như thế nào vẫn kết-quả từng môn, không ngoài Thiện-Căn Thiện-Chí. Có những bậc biết sử-dụng sáng-soi, cấu-tạo nung-đúc Trực- Hiện về với chính mình tỏ-tánh, nhưng thiếu căn-bản Đạo-Đức vẫn vương vào sai lạc Thiện-Chân, không khéo tu-hành thường đi trên con đường Dục-Kiến hay Kiến-Dục cũng thế. Nơi Thiện-Căn Đạo-Đức là Cơ-Bản CẢM-HÓA-HIỆN dung-thông, còn KIẾN-DỤC không Thọ-Ngã vẫn là nguồn-gốc Tự-Mãn trong con đường Ứng-Hiện, Dụng-Tướng mà cầu Sắc-Tướng đi trên con đường Tiên-Đạo, Thần-Thánh-Đạo chớ chưa rốt-ráo Thành Phật.
Một trong hai môn ỨNG-HIỆN và TRỰC-HIỆN nó liên-hệ nhau, không lấy cũng chẳng bỏ, không nặng hay nhẹ mỗi một bên nào, vì sao? Vì Ứng-Hiện là TƯỚNG còn Trực-Hiện là TÁNH nên phải song tu. Bằng lìa tướng ứng-hiện áp-dụng hóa-giải Trực-Hiện, hiếm bậc Phi-Đạo Suốt-Đạo thường vấp phải Tăng-Thượng hay Chân-Không đến nơi Không- Chấp bị Chấp-Không đó chính là giữa thời Hạ-Lai thường lâm vào nơi Không-Chấp Chấp- Không trong con đường chứng-tu mơ màng chưa lối thoát.
Nếu Nhất-Tâm về Tướng hiện, thời tu đến Thường-Tưởng bước qua trạng-thái định-tưởng tu-luyện Thần-Thông tự chính mình chưa tỏ-ngộ phải riêng sống trong Trừu-Tượng mà cầu chứng Hữu-Vi sa vào Ngoại-Giáo.
Hai môn nầy rất trọng-yếu trên con đường tu-hành, vì sao? Vì Ứng-Hiện về HỮU-LẬU Công-Quả. Còn Trực-Hiện về VÔ-LẬU BÁT-NHÃ thuộc về CÔNG-NĂNG. Lại nữa : Trực- Hiện TAM-MUỘI Pháp-Môn, còn Ứng-Hiện thuộc về Định-Tưởng SẮC-PHÁP Thần-Thông diễn-đạt. Do đó mà hai môn nầy không Cấu mà chẳng Ly. Nếu Cấu nắm bắt gìn giữ hay Ly là xa lìa vứt bỏ thảy đều sai-lạc.
Các bậc tu có lý-trí NHẤT-TÂM, THIẾT-THA-TÂM tu-cầu giải-thoát. Sự tu-hành lấy-bỏ chưa thông nơi Tăng-Giảm chưa hoàn-mỹ, nên tình-trạng nặng nhẹ chẳng Quân-Minh thành thử khó khăn Hiện-Giác, do đó nơi Kim-Cang Kinh-Phật dạy các ông hãy lìa Bốn Tướng Giải- Thoát. Thế nào gọi là Bốn Tướng? Thiên-Tướng, Nhân-Tướng, Chúng-Sanh-Tướng cùng Thọ-Giả-Tướng gọi là BỐN-TƯỚNG GIẢI-THOÁT. Như thế vẫn chưa đủ, vì sao ? Vì nơi Hiện- Giác chớ chưa hẳn rốt-ráo tận-thành mà Chánh-Giác, nó rất cần cho Trí-Tuệ dung-thông bao dung chung khắp nên phải tu-trì pháp môn CẢM-HÓA-HIỆN, thực-hành trong bước đường đã trải qua nơi Ứng-Hiện và Trực-Hiện cốt kiến-tạo tự-lợi cùng Tha-Lợi cho tất cả Chúng sanh, tất cả Tứ-Loài từng lớp đặng Tri-Kiến Hoàn-Mỹ, thời chính-mình sở-đắc Chánh-Giác nơi Căn-bản Thật-Hành Cảm-Hóa-Hiện tương-song Chánh-Giác.
Hay thay ! ỨNG-HIỆN khắp Trùng-Dương
TRỰC-HIỆN là Môn-Pháp Cúng-Dường.
CẢM-HÓA-HIỆN HÀNH thu-nhiếp hiện.
THẬT-HÀNH TẬN-HIỆN thấu khôn phương./.
NAM MÔ TỨ HIỆN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT
Kỷ-Niệm mùa TRĂNG-TRÒN. Tháng TÁM
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
GIÁO-NGÔN TRỰC-CHỈ
Bài HAI MƯƠI VỀ VỚI CHÂN TÔN
CHÂN-TÔN là một lối tu Phật-Thừa không trực thuộc Pháp Môn, chỉ nương theo con đường TRUNG-ĐẠO nhiếp-thu Tỏ-Tánh, mới vào Phật-Thừa tu-tập. Chân-Tôn tường-tận, Pháp-Đảnh viên đạt Như-Lai-Tạng mà thôi.
Kể từ hàng Nhị-Thừa, y-kinh văn-tự, tự-tín bản-năng nơi tầm hiểu-biết mình mà trụ-xứ, hoặc giả tu nơi pháp-môn mình đang tu-hành tự-mãn, chưa thoát-sanh đỉnh đạt, không thể nào lãnh- hội lời Pháp-Đảnh Chân-Tôn đặng, cho đến hàng Thiền-Sư chứng trụ Thiền-Môn cũng chưa hề thấu đạt Chân-Tôn thực-tiễn, để HÓA-PHÁP HỒI-TÔN mà tu nơi Phật-Thừa Tận-Giác Chân-Tôn Pháp-Đảnh. Kể cả hàng Bồ-Tát-Hanh, Bồ-TÁT Nguyện, lần nơi Hạnh-Nguyện vẫn mơ màng, do đó mà thoái-chuyển, phải tu-hành BÁT-NHÃ đến BẤT-THỐI BỒ-TÁT vào PHẬT-THỪA CHÂN-TÔN PHÁP-ĐẢNH chứng-tri PHÁP-ĐẢNH NHƯ-LAI-TẠNG. Do lẽ ấy nhiều bậc lầm nhận sự-lý kín-nhiệm Như-Lai, thật ra Như-Lai không kín-nhiệm. Nơi lầm-lạc mơ màng cho đó là Đóng-Mở Như-Lai, thật ra NhưLai không đóng mở.
Khéo thay ! Lành thay ! Nơi Tận-Độ Chư-Phật, Đương thời Hạ-Lai Đồng-Độ Minh-Thuyết rốt-ráo tận tận, lưu lại Chư-Bồ-Tát khéo tu, khéo chứng thành-Phật, cốt tận-tường tỏ rõ tỉ-mỉ, cặn-kẽ thấu-đạt để thuyết-minh, không bao giờ có tội vọng-thuyết thượng-tăng, cốt vươn mình biểu dương lời-vàng tận-độ. Đó chính là bậc khéo tu, khéo dọn mình bước vào Phật-Thừa không hai tướng.
HỠI CHÂN-PHẬT-TỬ ĐƯƠNG-LAI !
Từ lời VÀNG Tam-Tạng-Kinh, những bậc tu học biết sử-dụng lời Vàng thì liền cứu- cánh qua từ môn mà giải-thoát ,qua từng lớp-lang trực-ngộ, tỏ thấu Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới trong một sát-na. Bằng chưa biết lối sử-dụng phải nhất-tâm lễ- bái chiêm-ngưỡng tu-cầu, chớ nên vì văn-tự tụng-đọc mà yên-đứng, biệt dị phê phán, uổng lấy đường tu học. Vì sao? Vì những gì chưa biết nhờ tu cầu biết , không uổng lấy đường tu. Những gì chưa đặng Nghe nay tu cầu mới đặng Nghe và Thấy, không uổng lấy đường tu. Nếu Dị-Biệt năng phân thời tự nơi chính mình sẽ lâm vào chỗ Đoạn-Diệt, thời đương nhiên không Thọ-Ngã vẫn vướng vào Lý-Chướng cùng sự-chướng khó tu.
Các Ông nên biết : Khi các bậc tu-hành chỉ nhìn qua đơn giản, hai chữ PHẬT-PHÁP cùng PHÁP-PHẬT, đứng yên đọc-tụng, thời hai chữ nọ vẫn phẳng-lặng, trên mặt giấy quyển Kinh. Các bậc tu hành an-nhiên chưa lưu-tâm đến chủ-yếu đào sâu Phật-Pháp cùng Pháp-Phật, làm thế nào về với Chân-Tôn Liễu-Ngộ ?
Bằng có bậc sử-dụng, tự đào lấy Pháp sâu-đậm để mà tu khai-hóaPháp-Hồi-Tôn để sáng soi Phật-Pháp, liền tận-thấu tán-thán : Tuyệt-tác Vi-Diệu thay ! Phật-Pháp khó nghĩ bàn như sau:
PHẬT-PHÁP. Chính PHẬT thời không pháp, mà chưa thọ-pháp thời không có Phật . Cũng như : Giác không còn mê, lúc đang Mê phải tu cầu Giác.
PHẬT vì chúng-sanh nên khai-hóa, cốt chúng-sanh trở về Chân-Tôn trực-giác, nên mới lien-vần PHẬT-PHÁP như-nhiên. Phần chúng-sanh Tín-Tâm với Phật, phải nương nơi Pháp-Phật tu-trì tận nhìn Chư-Phật hiện- hành mà Tri-Kiến- Phật, chỉ trong hai chữ đã nhìn thấy giá-trị nơi Bảo-Pháp Chân-Tôn mà Chư Phật đã ấn-quyết, sự tu-hành đối với bậc biết sử-dụng HÓA-PHÁP HỒI-TÔN, tu về với Chân-Tôn đắc-pháp, đó phải chăng các bậc tu cần tìm các Pháp sâu-đậm để mà tu, mới thâm-sâu tỏ ngộ vạn-pháp chuyển-luân linh-động, bằng đứng yên nơi từ-ngữ chấp- tự thời làm sao hiểu thấu để thoát-sanh vạn pháp về với thấu-đạt Như-Lai-Tạng ?
THẾ NÀO LÀ THẤU-ĐẠT NHƯ-LAI-TẠNG ?
Bậc tu thấu-đạt Như-Lai-Tạng, phải là Bậc Tỏ-Tánh liễu-ngộ dung-thông, ngoài ra những bậc đang tìm Chân-Tánh để tu, hoặc soi-tánh tự-tánh lần nơi tỏ-tánh, chân-lý chưa sạch-sẽ còn nghi-nghi chấp-chấp mơ-màng, làm sao Tỏ-Tạng mà thấu- đạt Như-Lai -Tạng. Bậc thấu-đạt Như-Lai-Tạng là những vị Đai-Bồ-Tát đã từng bao quảng cúng-dường Như-Lai , phụng-hành Tạng-Pháp của Chư- Phật Nhất-Sanh Bổn-Xứ Thành-Phật, tất cả vạn-pháp trơn liền, ra vào Viên-Giác. Khi Thị-Hiện Phật, lúc hòa-đồng Như Lai Quán-Tạng soi-sáng chung khắp Thế-Gian cùng Xuất Thế-Gian, mỗi nơi, mỗi giòng, mỗi họ, mỗi tên, mỗi thứ vị, mỗi giai-cấp đồng- đẳng mà bất đồng-đẳng, do đó nên chi mới có Mê-Ngộ. Chư-Phật và Chúng-Sanh, vô-biên thành Phật bị-giới chúng-sanh. Bậc nầy luôn-luôn tìm phương-thức hóa-giải, cốt giải-tỏa quan-niệm thường-trụ của chúng sanh, về với Chân-Tôn Giác-Ngộ.
Vì sao? Vì Chúng-Sanh có sẵn Chân-Thiện-Mỹ nơi chúng-sanh, của chúng-sanh, nhưng chúng-sanh lầm-lạc bị bỏ rơi, hiện nay chúng-sanh tu-tập khai hóa đòi lại, thu-nhiếp lại những vật BẢO-CHÂU, KIM-CHÂU, BÍCH-CHÂU, THANH-CHÂU, HOÀN-CHÂU. Từ năm châu quí-báu, bảy Bậc như: NHÂN-THIÊN, THINH-VĂN, DUYÊN-GIÁC, A-LA-HÁN, BÍCH-CHI, BỒ-TÁT, BỒ-TÁT-PHẬT hoàn-toàn thành Phật là Bảy thứ Bậc mà chúng-sanh từ thứ bậc NHƯ-LAI-PHẬT lầm lẫn phải làm chúng-sanh-giới chịu Giới cực-kỳ luân- chuyển, cực-kỳ chuyển-luân sanh-diệt.
Bậc thấu-đạt Như-Lai-Tạng thật biết, biết tỏ rõ, biết tỉ-mỉ. Như-Lai-Tạng thường còn thường sẵn có cùng khắp không thiếu sót nơi Như-Lai-Phật cho đến tất cả chúng-sanh, rất bình-đẳng dung-thông. Do tại Đức-Độ, do tại trọng-lượng BẢN-NĂNG, rộng-hẹp, dài-ngắn, vuông-tròn từng khía-cạnh mà nhận lãnh. Khi đã nhận-lãnh mỗi một hạt vi-trần Phật nào thì thừa hưởng mỗi vi-trần-Phật ấy. Bằng nhận một khối, hay một Thặng, hoặc giả một cân cho đến bá-thiên vạn cân khối liền tự mình thừa-hưởng chớ chẳng ai ban cho mình, phải chính tự mình mà đặng thành-đạt tận-thấu tận-hưởng Như-Lai-Tạng chăng?
Bậc thấu-đạt tận-thấu rất cảm-mến chúng-sanh, rất thương mến chúng-sanh, chẳng khác thương-mến cảm-mến thân-mạng mình, không có bờ-ngăn cách Phật và chúng-sanh, chỉ nhìn-nhận mình tỏ rõ tỉ-mỉ mà chúng-sanh chưa thấu-đạt thôi, chỉ nhìn nhận nơi mình vô- biên Bảo-Châu, vô-số Kim-Châu, vô-lượng Bích-Châu, vô-xứ Thanh-Châu,vô-kể Hoàn- Châu, nên chi gần gủi tất cả chúng-sanh, giả làm THẦY-TRÒ, giả làm ANH-EM, hoặc VỢ-CHỒNG, CHA-MẸ để đem BẢO-VẬT ban cho rất nhiều TƯ-CÁCH, rất nhiều vai- tuồng, tùy theo hình-thức phương-tiện, miễn chúng-sanh chớm-nở hoặc khởi-điểm liền có năm thứ châu trao tặng, thế mà vẫn bị rơi, bị rớt vì chưa biết sử-dụng, chớ chưa hề mất hẳn các thứ ban cho. Đến một thời nào hay một kiếp nào như-nhiên lấy ra xem xét, biết sử-dụng Châu, liền ngỡ là Trời cho Phước-Báo vui mừng, nào hay biết TÂM-TÌNH nơi bậc thấu-đạt giúp-đỡ, KINH-PHÁP Bảo -Tồn cho chúng-sanh đâu. Kinh-Pháp là món ăn thực-thể, là lời minh-thuyết BẢO-CHÂU, lời nầy từ nơi CHÂN-TÔN bất hủ. Lúc chúng-sanh còn yếu kém, chưa đầy-đủ công-năng, chưa nhận chân giá-trị. Đến thời nào, kiếp nào chúng-sanh ấy trổ Hoa Trực -Thị là thời-kiếp ấy đặng TẬN-ĐỘ, phải chăng đó là THÂM-TÌNH của bậc Thấu-Đạt lưu lại chăng?
Các Ông nên nhớ kỹ. Nhận-định kỹ càng: Bậc Chánh-Giác từ nơi BẢO-TẠNG-PHẬT minh-thuyết, Bảo-Tạng nầy chung gồm Năm Châu-Báu nói trên, mang ra minh-thuyết, có đầy đủ Chư Bồ-Tát phụng-hành cho đến Chư-Thiên kính-bái chiêm-ngưỡng Tạng-Pháp, nên mới xưng-tán Bảo-Pháp Ngũ-Châu lời Vàng Phật-Thuyết.
Còn đối với chúng-sanh nương nơi Pháp tu-học thọ-pháp lần nơi Pháp HÓA-GIẢI HỒI-TÔN, về với CHÂN-TÔN Sở-Đắc Phật-Pháp Sở-Chứng NHƯ-LAI –TẠNG, Tự -Tánh Tỏ -Tánh Phi- Đạo Suốt-Đạo, dung-thông thấu-đạt NHƯ-LAI -TẠNG, con đường nầy gọi là PHÁP -TẠNG.
Một chiều nhưng hai lối, Chư Phật thời cứu-giúp chúng-sanh dụng BẢO-PHÁP NGŨ-CHÂU vị- trí TẠNG-PHÁP. Còn về phương-diện chúng-sanh nhận-lãnh Bảo-Pháp phải nương Pháp Tỏ-Pháp trở về với CHÂN-TÔN BẢO-TẠNG PHẬT-THỪA Tri-Kiến Giải-Thoát.
Khéo thay! LỜI VÀNG BẬC VÔ-THƯỢNG ! Ngài tỏ-rõ tỉ-mỉ từng lớp-lớp chúng-sanh, chính nó vốn thường-còn bất-biến, nhưng nó lại lầm-lẫn nó bị biến-đổi thay. Nếu bị biến-đổi thay thì làm sao nó thành Phật? Chỉ vì tự nó vướng nơi Pháp-Giới. Pháp-Giới thời THỂ-TÁNH NHƯ-NHIÊN như thế, nó ngỡ nó Tử-Sanh nhịp-nhàng sống chết, nên Trí-Tuệ nơi nó phải chịu qui chế SẮC-THINH-HƯƠNG VỊ-XÚC-PHÁP mà Thọ-Sanh Ly-Diệt.
Nơi THỌ-SANH LY-DIỆT nầy. Dù cho bậc Thiền -Trí cho đến Siêu-Phàm, cho đến Thọ-Pháp Tỏ- Pháp chưa về với Chân-Tôn vẫn nằm nơi Pháp-Giới mơ-màng không lối-thoát, sự đòi-hỏi toại-nguyện đáp-số theo nhu-cầu con đường tu-hành giải-thoát tử-sanh nơi bậc tín-tâm tín- đạo chưa hẳn là ít, cho đến nổi phải hỏi bậc THIỀN-SƯ trong hàng Bồ-Tát rằng : Làm thế nào, tu như thế nào giải-quyết tử-sanh? THIỀN-SU đáp: Làm theo Sanh-Tử, tu theo Sanh-Tử mà giải-quyết Tử-Sanh.
Vẫn có những bậc tầm-Đạo truy-Đạo, Mến-Đạo ưa thích Tỏ-Đạo, gìn-giữ tâm-mình chuyên- chính tu-cầu lấy pháp chính-chân, mãi-miết say-sưa trong mối-đạo, lựa thanh bỏ thô, chọn lành dứt dữ, chê-chán sự thế Vô-Thường sống-chết được mất đảo-điên. Một ngày nọ, đến hỏi vị Hòa-Thượng Cao –Tôn : Bạch-Hòa-Thượng: Tu như thế nào đến Chân-Thường Bất-Biến, đoạt đến BẢN-THỂ -TÂM ? Hòa -Thượng tốn-từ đáp : Tu nặng-nhẹ, tu đặng-mất Có-Không đều là Vô-Thường Tâm-Vọng. Bằng tu con đường TRUNG-ĐẠO nhiếp-thâu dung-thông, không nặng-nhẹ được-mất có-không thảy đều thường-diễn, sướng-khổ không hai, vui-buồn như thế, đó là Thường-Chân Bất-Biến, liền đến TÂM-BÌNH , VẠN-PHÁP NHƯ-NHIÊN vậy .
Khi bấy giờ những bậc mến-đạo tỏ-pháp Thường-Chân, mới trực nhớ lời Đức HUỆ-NĂNG nói : Tâm nơi các Ông rung, chớ chẳng phải Phướng Rung . Vì sao ? Vì Rung là Thể-Tánh vận- chuyển, bởi một niệm phân-biệt, bị-biệt nhìn nơi rung, vướng bị tâm rung. Pháp Tương-Đối vốn sẵn tương-song qua lại di-chuyển không ngừng. Nó chưa hẳn là thật hay giả, chỉ có bậc tu-đạt tận-thấu Chân-Tôn mới rõ đặng mà thôi. Bằng nhìn nó hay xác-định thảy đều chưa đúng. Lúc xem Kinh-Điển hoặc những bậc nói-năng về các Pháp : Nó cũng thật. Nó cũng Giả, đều nằm nơi đơn-vị của một CẬU-BÉ nói theo mà thôi.
Tu trên con đường giải-thoát cực-kỳ tế-nhị từng phân-lượng nơi bậc chứng-tri và THỰC-CHỨNG khác nhau, cứ mỗi nơi Sở-Đắc, liền có bá-vạn đường tẻ khác nhau, chẳng khác nào : Bậc đắc Pháp Thường-Chân liền theo nơi đó tự nhận đồng-đẳng thường-chân là chân- thật, chính ra nó vốn chân-thật thường-còn bất-biến ở trong khía-cạnh nào thôi, chớ chưa hẵn là rốt-ráo CHÂN-TÔN tận-thấu.
Bậc trụ-xứ thường-chân, đương nhiên chưa đào sâu vạn-pháp, biếng-sanh lười-trễ Phật- Pháp hoang mang. Một là nhiếp-thâu Thường-Chân về TỊNH-ĐỘ . Hai là Nhiếp-Tâm Tu-Luyện, ba là mơ-màng Vô-Minh Pháp-Nhẫn không thể nào thoát-sanh. Những bậc đắc Pháp thường-chân tu đến Chân-Thường rất hiếm. Vì sao ? Vì Thường-Chân là một bước đầu Thân- Tâm Bình-Đẳng, phải tu-trì đạt đến tận cùng BẢN-THỂ-TÂM. Bản-Thể Chân-Tâm chính là về với CHÂN-TÔN cao-quí. Tu-Đạt Bản-Thể -Tâm phải tu từng bước một, kiểm- soát từng li, từng tí của Một Một như : Khổ tận-thấu tận-diệt Tập. Sướng tận-diệt Tập. Phải tận-diệt Tập, được gọi là từng bước một mà tu mới đến thâm-nhập Như-Lai-Tạng vậy.
Các ông nên biết : Về với CHÂN-TÔN là một cơ-bản hoàn-toàn Giải-Thoát, vì sao ? Vì nhìn sâu thấy rộng Tâm-Chí mở-mang không vướng mắc. Thời ĐỨC THẾ-TÔN còn tại thế, ông A-Nan là em của Chí-Tôn đang tu-trì tỏ-tánh, đang lước qua Pháp-Giới từng cơn, chưa về Chân-Tôn, thành-thử mới nghĩ: Đức Thế-Tôn Ngài đang đi, đang đứng ngồi nằm, cảnh giới Ô-Trược Uế-Trược trong cõi Ta-Bà, rất cam-lao, rất cực-nhọc, có núi sông nơi cao chỗ thấp . Khi bấy giờ, Chí-Tôn Ngài rất tường-tận, Ngài từ Bửu-Tòa bước xuống nói với A- Nan rằng: Nầy A-Nan, theo sự suy-đoán của ông sai-biệt với CHÂN -TÔN Vô -Thượng- Đẳng, sai tất cả những điều ông nghĩ sai, sai tất cả mục-tiêu nhìn nhận nơi Ông đều sai, không mảy may đúng với Chân-Tôn cả. Đức Thế-Tôn Ngài dụng Thần-Lực NGŨ-CHÂU khai-hoang, A-Nan Trực-Thị, liền trạch vai đi bảy lần thưa thỉnh : Bạch THẾ TÔN, con nào ngờ Công-Đức vô-lượng bình-đẳng CHÂN-TÔN mà Quốc-Độ Chí-Tôn trang-nghiêm, đất liền chưa có nơi nào chỗ nào cao-thấp cả, chưa có chốn nào nơi nào Ô-trược, Uế-trược, Phiền- não-trược là năm thứ con vừa suy-nghĩ. Lạ thay! Lạ thay kính bái. CHÍ-TÔN êm-lặng chứng- minh.
Đến một thời sau, A-Nan thọ-lãnh lời khai-thị, về với CHÂN-TÔN THỊ-CHỨNG , liền đảnh-lễ thưa thỉnh như sau : Bạch THẾ-TÔN, sự lầm-lạc nơi con vô-cùng vô-tận, do chốn diệt-sanh lại qua nhiều kiếp. Mỗi một kiếp con ngỡ là Cha-Mẹ nuôi con từng mâm cơm manh áo, từ chỗ tắm, nơi nằm, cho đến vô số kiếp thảy đều như thế. Đến nay con mới rõ, chỗ Thị- Danh lầm-lạc ngỡ thật Cha-Con. Nào ngờ, chính con không thể ngờ đặng. Ngài chính là Cha-Mẹ của con, Ngài là bậc đã nuôi con từ Thân-Thể Tứ-Đại Hợp-Giả trở thành KIM-THÂN MÃ- NÃO . Thân-mạng nơi con Phàm-phu tục-tử. Ngài dưỡng cho con đặng Chư-Phật Hiện toàn THÂN. Lý-Trí nhỏ-nhen vị-kỹ, con nhìn không ngoài pháp-giới bị sanh eo-hẹp, nay đặng rộn- rãi bao-la chung khắp. Ngài cho con thực-dụng Bảo-Châu, đầy-đủ Ngũ-Châu làm món ăn hương-vị, cùng với cơm Hương-Tích Ngài nhận của Chư-Phật mười phương, cốt nuôi con bất-diệt. A-Nan thưa thỉnh xong chiêm-ngưỡng lễ-bái.
Nầy các Ông ! Tất cả thứ-vị cùng với các Bậc tận-thấu Như-Lai-Tạng, tận-tường tỏ rõ tỉ- mỉ nơi các thứ-bậc Tu-Chứng hay chưa Tu-Chứng chỗ đúng nơi sai, chỗ lành-mạnh hoặc yếu- hèn sợ sệt, chưa dám tu hay chưa dám nói, phải chịu an-trụ Tam-Thừa, lãnh-giáo Nhị- Thừa tu-cầu Phước-Báo.Những lý-sự trên chưa phải do các ông mà do Ma-Ba-Tuần hướng-dẫn mỗi một khi gặp Thiện-Trí -Thức ra đời, diễn-giải toàn LỜI VÀNG CHÂN TÔN SƯ-TỬ-HỐNG, các loài ma nầy không chối cãi, chẳng nói năng. vì sao? Vì chính lời Chân-Tôn làm cho chúng kiên-sợ, đến giai-đoạn sau, chúng chỉ to nhỏ, thầm thì nhau rằng : Chớ nên tin, chớ nên lầm, hãy van xin Chư-Phật cứu-độ là đủ. Khi bấy giờ DUY-MA mới nói : Chớ nên đem chúng đặc vào lổ chân trâu, BỔN-LAI chúng thảy đều VÔ-THƯỢNG CHÂN-TÔN PHẬT -THỪA TU-ĐẠT. Lời Của Đức DUY-MA đang còn rạng-rỡ, tại sao chưa Khai-Hóa Chân- Tôn giai-thành PHẬT-ĐẠO ? Cho đến nổi TỊNH-BẤT-TỊNH năng-phân, Thánh-Phàm hai lối Chân-Giác dẹp một bên QUAN-THẾ-ÂM NHƯ-LAI nói PHỔ-MÔN- KINH dạy QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát, ứng-trực hiện-hành tu từng bước Một, thị-hiện đủ vạn loài cứu-độ chẳng năng- phân Dạ-Xoa Càng-Cát. Còn DUY-MA Ấn-Chỉ GẦN PHÀM-PHU KHÔNG MẤT THÁNH-Ý mới làm sao ?
Hay thay DUY-MA Cổ-Phật! Ngài là bậc Toàn-Thiện Toàn-Chân Thánh-Phàm hai đường trơn liền Không-Có Tự-Tại Chân-Tôn chỉ-dạy cho những bậc Nặng-Thánh Nhẹ-Phàm, hoặc Nặng-Phàm Nhẹ-Thánh làm mỗi một nấc-thang cho những bậc sau tập bước vào CHÂN-TÔN GIẢI-THOÁT . Nếu kẻ tự cho mình là Thánh, gần với phàm-phu sanh tâm Tự-Ngã, hoặc ngỡ mình là Phàm ,chưa dám bước lên, thảy đều sai biệt với đấng CHÂN TÔN CỔ PHẬT vậy./.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
ẤN CHỈ
Ngày RẰM tháng MƯỜI
HẠ-NGUYÊN
BIỆT-TÔN VÔ-THƯỢNG-ĐẲNG
GIÁO – NGÔN TRỰC – CHỈ
ẤN – CHỈ
V
TẬP II
MỤC – LỤC
Trang
- Bài MƯỜI MỘT : CĂN-CƠ VÀ TÁNH-CHẤT
- Bài MƯỜI HAI : TƯ-TƯỞNG VỚI PHẬT-ĐẠO
- Bài MƯỜI BA : TÁNH-TƯỚNG TƯƠNG-SONG
- Bài MƯỜI BỐN : THỤ-SANH VÀ THOÁT-SANH
- Bài MƯỜI LĂM : TẬN-DỤNG THỜI HẠ-LAI
- Bài MƯỜI SÁU : PHẨM-LƯỢNG ĐỐI VỚI PHẬT-ĐẠO
- Bài MƯỜI BẢY : LẠ THAY! TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI-THOÁT. ĐÂYLỜI THIỀN-SƯ NÓI
- Bài MƯỜI TÁM: THẬP-BÁT LA-HÁN. NGHIÊM-TÚC-THẢO
- Bài MƯỜI CHÍN : TƯ-HIỆN THÔNG-ĐẠT HIỆN-GIÁC
- Bài HAI MƯƠI : VỀ VỚI CHÂN-TÔN