DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI

PHÁP-TẠNG PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM

TRUNG ƯƠNG HỘI THƯỢNG

42, Hồng Bàng, Nha-Trang

PHÁP-ĐỘ  THỜI ĐÔNG-ĐỘ ẤN – CHỈ  IV

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI

                                                                                          

Sự nhận định Con Người với Vũ-Trụ, vấn đề này được nêu ra từ lâu. Khi con người biết nhận thức đến tinh thần đồng vật chất thảy đều có giá trị, đời sống, lẽ sống không tồn tại, chưa bao giờ thoải mái bền lâu, dù cho có cũng trong chốc lát bay theo ngọn gió cuốn mây bay, đương nhiên con người phải truy tầm những gì trong phút ấy, kéo dài ra cốt đáp ứng lâu bền sự sống, nguyện vọng của con người đón nhận có bấy nhiêu.

Bậc trí có lý-tưởng sâu xa, tự vấn đáp biết đặng:

TƯ-TƯỞNG LỆ THUỘC BẢN THÂN, TINH THẦN NUÔI VẬT CHẤT, nên họ dùng tư tưởng lần biết tỏ thông tiến bộ, dụng tinh thần bồi dưỡng Bản Thân, đó chính bậc trí đã thực hành. Nhưng chưa bao giờ quyết định rõ ràng: VŨ -TRỤ VỚI CON NGƯỜI đã sanh ra bao đời kiếp?

Từng lớp sống nơi con người có thể biết, đã có bao nghiêu thành phần người sống, qua bao thế kỷ đổi thay. Đã từng có nhiều hoàn cảnh đem đến cho con người ngang-trái, nếp sống, đời sống nơi con người trải qua rất nhiều bị trị, chỉ vì con người vấp phải cái sống tạm trên Trái Đất chuyển xoay, nên hoàn cảnh xoay chuyển, dù sao chăng cũng không ngoài Vũ-Trụ.

Nhà HIỀN TRIẾT có trí thức nhãn quang, nhìn quả đất vòng quây, xem Vũ -Trụ linh động. Còn con người đón đợi trái-đất dừng lăn, Vũ- Trụ chớ di chuyển, hoàn-cảnh chớ xảy ra, việc đời đừng thay đổi, thì thử hỏi con người mong đợi có hợp-tình, hợp-lý với Vũ-Trụ và trái đất chăng ? Nếu việc đời dừng trụ đứng yên, hoàn-cảnh chẳng thuyên diễn thì chẳng khác nào đêm khuya yên giấc, con người và vũ-trụ chết khô, tìm đâu cho ra cái sống, có phải sự hoài mong nơi con người ĐỐI TƯỢNG với Vũ -Trụ chăng? Chính nhà hiền triết chưa suy nghĩ kịp như thế.

Nói đến kiếp con người đã có từng bao nhiêu thế kỷ, con người với con người. Họ cũng đã sắp xếp thực hiện nhiều tài liệu, chương trình cốt phục vụ nhau, họ đặt thành hy vọng ngày mai đem đến lẽ sống hoàn toàn thoải mái. Do đó mới phát sanh TÔN GIÁO và TRIỀU ĐẠI, ĐẢNG PHÁI đều một mục đích bảo toàn nếp sống cho Nhân- Loài thanh-bình thịnh-vượng.

Theo triển vọng chủ đích con người: SỐNG HIỆN -TẠI, XÂY DỰNG HIỆN TẠI, nên mới vạch con đường chánh cứu giúp con người, chỉ vì quá nhiều tư-tưởng mỗi thời có mỗi lập dị riêng, sự đồng tưởng bất đồng tưởng tương-tranh thay đổi nên mới có chế độ nầy sang chế độ khác, mãi tiếp diễn làm cho con người cứ trải qua 20 năm có trận thay đổi lớn nhỏ tùy thời, sướng khổ tùy thế, lịch sử chép ghi biết mấy pho đầy đủ.

Con Người đã có sẵn tập quán thói quen, nên chi từ sự ăn uống, nề nếp lối sống, tục quán thảy đều quen thuộc. Nếu đem đặt con người vào hoàn cảnh chi hay khuông khổ chế độ nào sống lâu ngày thời gian tính vẫn quen nền tảng ấy. Nên chi các nhà Tôn-Giáo, các Chính-Trị Gia, Triều Đại, Đảng Phái mới dùng, mỗi Tôn Giáo có mỗi sắc thái văn- tự riêng. Mỗi Triều- Đại có mỗi SẮC PHẨM riêng, mỗi Đảng Phái có mỗi hành động cử chỉ riêng để cho con người tập quán quen thuộc dễ trung tín.

Con người thường có tánh kiên sợ lúc ban đầu, nễ khi đã chinh phục đặng. Lúc qua cơn sợ hãi tâm-ý hồi tỉnh, nhìn lại đối phương giảm lần sự chinh phục, vấp phải nơi bất chơn thì con người kia phát sanh liều lĩnh, càng đem sự đè ép bao nhiêu lại càng nung nấu cho con người liều bấy nhiêu. Bằng vỗ về quí mến thì con người quay về nơi chinh phục.

Nên chi con người gặp thời thế thay đổi, hay cảnh nhà tai biến, trước nhất con người lo sợ, đến hết nơi sợ lại đâm liều duy chỉ con người lo âu sợ sệt có hai lý trí: Một là thay đổi gia cảnh sướng hay khổ, hai là thay đổi chế độ mình Bị -Trị hoặc Giải Cứu, gặp Minh -Vương hay Quan Tham Ô-Nhiễm. Con người lúc nào, thời nào cũng thế, đứng trước Giao -Thừa thường hay lo nghĩ, cho nên đối với con người SỐNG LO ÂU, CHẾT SỢ SỆT, đứng trong Vũ -Trụ với Con Người chẳng biết về đâu là vậy.

Trên đã nói: TÔN GIÁO giúp TINH THẦN. Nhân-Sanh Chánh -Trị xây dựng Vật-Chất, lời nói ấy con người đa số nhận định được. Nhưng tại sao chưa được hưởng? Tại con người chưa biết giá trị phải làm mới đến, có tìm mới thấy đó chính lời thực tế đối với tinh thần vật chất hai nơi. Khi con người truy tầm về tinh thần toại hưởng thì ít nhất phải có tự tánh giải mê, tự cường nâng tư-tưởng, còn về vật chất chính mình phải tăng năng xuất, đứng về hai mặt phải phát triển lấy mới toại hưởng, bằng nương nơi tinh thần cầu vái, dựa theo vật chất chờ mong dịp may mang đến, khó mà kết quả trong kiếp con người.

Hai nữa: Con Người muốn dựng nên hương-vị thỏa mãn thân-tâm, trước tiên chính mình phải khắc phục mình, bằng cách dẹp Cá -Tánh, sử dụng tư tưởng làm kẻ đưa đường, dùng lý-trí sáng soi làm ngọn đuốc tâm-chí quyết định không lùi trước mọi khó khăn đặng CHÍ- DŨNG. Lúc Con Người có đầy đủ Công-Năng chí-dũng thì chắc chắn đoạt-đến thành công.

Tinh Thần thoải mái làm thế nào mà có? Muốn có tinh thần thoải mái, tâm- ý phải thi hành HỶ-XẢ vì Hỷ -Xả sáng tạo ĐẠO-ĐỨC, đức lớn Quỉ -Thần kiên tinh thần vui vẻ thoải mái. Bằng Tâm- Ý thắt chặt, lưu tâm mọi sự việc đối với đời, đối với mọi người lúc thớ lỡ va chạm, đối với hoàn cảnh trái ngang, chính mình trói buộc ghét vơ thù hận, liền tự mình mang lấy phiền trách, phiền não, mang lấy tê liệt tinh thần đâm ra buồn đời trách bạn vô ích, nên có câu:

– Kẻ chán đời, có nhiều tham-vọng.

– Sống yêu đời, thắt thẻo non sông.

– Người xa đời, lối sống viễn vông.

– Đồng chung BIẾT SỐNG viên-thông mọi bề.

Đối với Con Người Chí Cả, đoạt đến đích- sống thanh cao khoát đạt, có thể mang đích sống ấy cho Quần-Chúng ích lợi. Trước tiên phải chinh phục đa số con người được sự tán trợ xây- dựng, liền được con người suy tôn vào hàng THÁNH, khi bấy giờ mới có giá trị.

Bậc Thánh nào cũng thế, bậc Vĩ-Đại Siêu Nhân nào cũng vậy, đều có tinh thần phục vụ nâng đỡ đời sống của con người có sẵn mục đích tiêu chuẩn rõ ràng, hường dẫn con người thực hành kết quả. Có kết quả nên con người tỏ lòng ÁI-KÍNH bậc Thánh, khâm phục Siêu- Nhân lẽ dĩ nhiên phải như thế.

Khi đứng vào hàng Thánh, hàng Vĩ-Đại không bao giờ lấy mục đích Suy-Tôn Cá Nhân, Cá Tánh làm hãnh diện, chỉ nhìn nơi quần-chúng mức tiến bộ, mức kết-quả đích Lãnh- Đạo làm an vui, do đó nên thường sát nơi con người để nâng đỡ từng lớp hợp tình, hợp lý toàn- dân Ái-Kính Khâm- Mạng.

Từ nghìn xưa, đến thế kỷ thứ 20 ngày nay, bậc THÁNH-TRIẾT thán phục các hàng THÁNH, các hàng VĨ- ĐẠI SIÊU-NHÂN, mỗi thời mỗi vị ra đời đều phục vụ tích- cực đáng kể, xem việc nước hơn việc nhà, xem Tín-Chúng hơn con đẻ, vì Đạo chớ không vì mình, vì Quốc- Gia hơn vì riêng tư sung sướng, cho nên chép ghi nhiều tài liệu tỉ mỉ cốt để lại đời sau. Đến bậc thừa kế hướng dẫn y theo GIÁO- ĐIỀU, y theo Tôn-Chỉ Mục-Đích không sai chạy. Nhưng lạ- lùng tại sao Tín- Chúng, Toàn Dân chán nản? Vì y theo Giáo Điều chớ chưa y nơi tích cực tinh- thần hiểu biết linh- động khéo léo lần đưa, do đó mà suy thoái.

Nhà Thông -Thái nói: “Toàn thể con người khôn trước Triều- Đại. Nếu triều đại biết con người khôn phải lần theo con người hướng dẫn. Bằng Triều-Đại rõ biết trách- nhiệm Quốc- Gia, có bổn phận gìn giữ an lành cho dân chúng, hơn là trị an dân-chúng thì con- người mau phát triển đặng Quốc -Thái Dân An.”

Trong con người thường hay có tư -tưởng học làm người. Nhà Thánh- Triết nói:

Học làm người không bao giờ làm người đặng.

Hãy học làm Thánh liền biết làm người. 

Bậc Thánh ra đời tùy theo Thời-Đại. Vĩ Nhân lộ diện tùy cuộc Thế đổi thay, hai lối tượng trưng cho con người tiến bộ vật-chất lẫn tinh thần. Đời con người nơi cái sống rất cần có tinh thần vật chất tương song, không thể sống mỗi một bên gọi là hoàn-mỹ.

Nên Lão -Tử ra đời chuyên chú về tinh thần, Ngài nung đúc con người hướng-thượng, thành lập THIÊN-ĐẠO, dụng thuyết VÔ-VI giải tỏa kiếp người, đưa về THIÊN- GIỚI, gạt lòng tham, giết chí nhỏ nên Ngài nói: “Nếu ta không muốn những gì của ai, thì cần chi phải sang đoạt? Bằng ta không sang đoạt, có ai đến đòi ta.”

Sau đức KHỔNG-TỬ ra đời chủ đích dung thông vật-chất với tinh thần, chăm đạo làm người, nâng đỡ con người hướng thượng, nên Ngài mới gọi con người có tư tưởng khoát đạt là QUÂN -TỬ. Nhà vua được gọi là THIÊN-TỬ, con vua là THÁI -TỬ, con quan là CÔNG -TỬ, ngài dạy con người biết xét mình, biết trọng người, biết TIÊN TRỊ KỲ GIA, HẬU TRỊ KỲ QUỐC, thời Ngài được nhà vua Sùng-Ái, toàn dân Kính-nể, dùng tài liệu nơi Ngài làm nền Văn-Hóa trị vì. Ngài sắp đặt Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín bằng sự đối đãi ăn ở với nhau. Văn thi của Ngài đặng ưu tiên nhất bên Đông-Phương ứng dụng. Sau nầy cách- mạng cải tiến mới cải hóa nhiều để con người theo trào lưu tiến bộ, chừng ấy mới tạm ngưng.

Có thời tại Ấn- Độ, thành lập đạo BÀ-LA-MÔN do ông Krichna sáng tạo, với đích tôn thờ Trời Phạm -Thiên (Brahma) cốt gây tạo mê tín thần quyền làm cho dân Ấn-Độ thời ấy cuồng tín vô cùng.

Phái nầy chia ra Bốn giai cấp, cung đốn cho một giai cấp cao quí nhất gọi là giai- cấp Đại- Diện cho Trời Phạm -Thiên tối cao, còn giai cấp thứ hai là giai- cấp Chiến- Sĩ Nhà Quan, đến giai cấp Tỷ-Xá (Nhà Buôn) qua giai cấp Hạ -Tiện gọi là Ty -Tiện hèn yếu làm nô lệ cho tất cả ba giai cấp trên, giai cấp nầy đứng vào hàng dân- giả. Các hàng dân- giả nô- lệ ít đặng gần nhau, họ sợ gần nhau ăn nói thô bỉ mang tội Trời phạt, nên chi họ có quan niệm: “GẶP VỊ THẦN THÁNH HÓA DỄ HƠN GẶP CON NGƯỜI NÔ-LỆ.”

Sau nhờ Thái -Tử TẤT- ĐẠT-ĐA (Phật Thích Ca) ra đời tại Ấn-Độ, Ngài mục đích Cách-Mạng Bản -Thân trao-dồi tư- tưởng, xóa mờ tư- tưởng bất công trên xã hội con người với con người, Ngài an bang tư tưởng bị trị hỗn-loạn thống-khổ, Ngài tranh đấu tất cả những gì xãy ra uy hiếp phản động với tư cách con người, cốt đưa xã hội vào trật tự mới, nếp sống thoải mái an lành. Chính Ngài đã khởi xướng con người đánh đổ tư-tưởng thống- trị áp -bức, đảm phá hóa giải những bàn tay bóp con người vào vòng nô lệ, không hao giọt máu nơi con người, đoạt đến sự nghiệp viên thành, sáng lập ĐẠO PHẬT.

THIÊN- CHÚA GIÁO, do đức Chúa Jésus thành lập, Thiên Chúa là Đấng Toàn -Thiện, trăm điều nơi Ngài là LÀNH, ngàn sự nơi Ngài đều TỐT. Ngài chính bậc cứu thế, đấng cha-lành con người nương tựa. Con người thảy đều CON-CƯNG của Chúa, nên chi có câu: “LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI,” thể hiện giá trị con người đang đứng trước mặt Chúa. Ngài là đấng Toàn-Năng, Ngài có đầy đủ Đức Lực cứu giúp con người, miễn con người TIN MÌNH CHÚA, tin Ba Ngôi Chúa, với phép lạ cứu thế vô cùng huyền diệu.

 

TÓM LƯỢC

 

Trong tập “Dưới Sự nhận-định Vũ-Trụ Với Con Người” như trên đã nói: Con người sống tạm nơi cái sống, rất cần đến vật chất lẫn tinh thần. Phần chánh-trị an bang giúp-đỡ vật-chất. Phần THÁNH-ĐẠO cứu giúp tinh thần. Kể từ ĐẠO LÃO đến ĐẠO KHỔNG, BÀ-LA- MÔN, PHẬT-GIÁO, THIÊN-CHÚA-GIÁO, kế tiếp có ĐẠO HỒI- GIÁO, TIN-LÀNH GIÁO đến THÔNG THIÊN HỌC, BÀ HAI GIÁO, tóm lược chung các Tôn-Giáo để các đọc giả nhận định, trong các Tôn- Giáo thảy đều với đích nuôi dưỡng tinh thần. Lúc con người chết về CÕI-TRỜI hay THƯỢNG-ĐẾ là duy nhất.

Chỉ có PHẬT-GIÁO có đích đưa con người thoát-sanh ngoài vòng Vũ- Trụ, vì sao? Vì Phật-Đạo đã tìm đặng Tam-Thiên Đại Thiên Thế- Giới ngoài cõi trời. Khi Đạo Phật ra đời, nhận định Thái-Tử Tất-Đạt- Đa Cách-Mạng Bản-Thân xóa mờ hỗn loạn tư-tưởng, dẹp tan chế-độ áp bức giai cấp, đem con người khỏi ách nô lệ nếp sống trật tự mới. Ngài được con người tin Ngài trên công sự làm, Ngài đặng con người kính Ngài, vì Ngài quảng-đại bao dung, Ngài được con người kính nể Ngài vì Ngài Đoan-Chánh, chớ chưa tin mục-đích tối-thượng nơi Ngài đưa con người Tri-Kiến Giải-Thoát. Đến thời sau sự giải-thoát mới công bố, nhiều chư vị Bồ-Tát mới đồng ghi chép tài liệu trở thành Tam Tạng Kinh.

Đạo Phật nhờ KHOA-HOC, TRIẾT-HỌC, TÂM LÝ HỌC làm sáng tỏ. Tuy nhiên Khoa-Học là Khoa-Học hay Triết-Học cùng Tâm-Lý Học, mỗi khoa riêng rẽ không phải Khoa-Học, Triết-Học hay Tâm-Lý Học là Đạo-Phật hay đã tin Phật thi hành. Nhưng lời nói nơi Phật là lời nói vô tư tổng quát tất cả Tôn-Giáo Nhân-Sinh Tiên-Đạo Thần-Thánh Đạo thảy đều thực hành đến kết quả đúng như lời Phật nói.

Khoa Học dụng Lý-Tưởng phát sinh, lấy Thí-Vật thực nghiệm. Từ nghìn xưa Phật nói chưa rõ đặng, đến ngày nay khoa-học đã tìm thấy kết quả đặng. Như thế có phải: Lý-Tưởng thuộc về tinh thần, thí vật thuộc về Vật Chất, khoa-học từ tinh thần phơi bày thể hiện ra vật chất chăng?

Về phần Triết-Học tận dụng tư-tưởng phát sanh đảm phá tư tưởng đứng yên chưa chấp nhận, lần đến tư tưởng tận cùng mà triệt thấu qua từng bước tiến, đặng rõ-ràng tư-tưởng từng lớp con người đã suy nghĩ, kết quả đứng vào hàng Thông Thái Học, chớ chẳng đến tuyệt đích Giác Nguyên, nên chi Triết-Học chưa giải được những gì không có chỗ chỉ mà Đạo-Phật Sở-Đắc.

Tâm-Lý-Học đã từng nghiên-cứu, tác động con người từ tư-tưởng phát hiện trên hành động, từ nơi ý-nghĩ thấp cao của con người thì hành động nhịp nhàng theo giai cấp. Tâm-Lý Học biết tất cả tâm lý nơi con người để điều động giúp đỡ theo nhu cầu của họ. Nhưng Tâm-Lý Học chưa biết đặng tinh thần với vật chất dung thông trong tạng-thức bản thân của con người mà trưởng thành tất cả sự việc. Theo sự nhận định trên thì:

– Khoa-Học Thí Vật thực-nghiệm những gì Phật đã nói hàng nghìn xưa, nay mới bày biện.

– Triết-Học Hóa-Giải những gì Phật đã dạy.

– Tâm-Lý Học thâu nhận các linh-động cốt đến hiểu biết từng lớp con người, những gì mà Phật đã giảng.

Những thành quả trên với đích đức Phật chủ-yếu đưa con người Giác- Ngộ thoát khỏi Vũ-Trụ với con-người đã biết nhận định.

Đứng trong tư thế con người, bước vào Tôn-Giáo cầu lấy Cách-Mạng bản-thân thường bị vấp vào nơi phản Tôn-Giáo, phản Cách Mạng bản thân. Đến chừng thông-đạt Vũ-Trụ với con người biết điều hành ngự chế khi bây giờ không còn gọi là phản Tôn-Giáo hay phản Cách Mạng bản-thân nữa, vì sao? Vì chưa biết sử dụng tư tưởng nên tư tưởng lệch lạc bản thân bị phản đối, do đó nên mới có PHẢN TÔN GIÁO, PHẢN CÁCH-MẠNG BẢN THÂN. Nếu con người biết vận dụng tư-tưởng thì nên lúc tư-tưởng phát sinh, những tư tưởng nào không thực chất chớ phơi bày tư-tưởng đó ra, chính mình phải tự hóa giải nó đến thực chất. Bằng phơi bày ra mang đến cho con người không có lợi lại thêm vào nó mê-tín cuồng si bị chỉ trích, tự mình phản lấy mình còn phản tinh thần tôn-giáo nữa. Thế nào gọi là tư-tưởng không thực chất? Tư- tưởng không thực chất là: Tư-tưởng ngoài chơn tánh, xa chân thể khó thành tựu đặng. Cũng như: Không Hỷ-Xả tạo Đức-Độ, cỗi giải tâm, lại đòi tu-luyện TÀNG HÌNH, thì thử hỏi làm thế nào đặng. Duy chỉ Đức-Độ Từ Bi tâm rộng rãi giúp đỡ nhân-loài an vui, thì dù cho có đứng trước Quần-Chúng đặng con người Lễ-Bái, cần chi phải tu luyện Tàng Hình? 

 

BẢN NĂNG KHẢ NĂNG CON NGƯỜI

 

Bản-Năng Khả-Năng của con người có thể Tu Tiên thành Tiên, tu Thánh thành Thánh, tu Thần làm Thần, tu Phật thành Phật, dung thông khoát đạt đứng trung gian nhìn xem tất cả các bậc đang thành, các bậc sắp thành, cùng các vị đã thành. Về Khả-Năng nơi con Người có thể làm được những gì thế-giới Hoàn-Cầu sở thích ưa chuộng lần lượt làm đặng tất cả. Từ Cơ-Giới đến Điện-Tử, từ nguyên-tử đến phi nguyên tử, đồng thời còn sản xuất nhiều môn, nhiều món chưa kể hết đặng.

Bản-Năng nói riêng từng người ưa thích, nói chung từng khối yêu chuộng kết hợp với nhau, trở thành trăm màu sắc mong cầu xúc tiến trên thế-giới nầy. 

Họ đồng dùng Khả-Năng tạo thành rất nhiều cơ-sở, Lâu-Đài có những Kỳ-Quan trên thế-giới do Công-Lực Khả-Năng con người xây đắp hoặc do một số người ưa muốn hiếu-kỳ bắt buộc con người xây dựng, cũng như Vạn-Lý Trường -Thành chẳng hạn.

Bản-Năng Khả-Năng phục vụ cho con người khi con người cần đến. Tinh-Thần Vật-Chất đối với con Người là một điều kiện kết chung, chớ chẳng phải tinh-thần vật chất chia ra hai khối. Cũng như KHÔN- DẠI chưa phải là hai, vì Biết-cùng chưa được Biết chính ra nó là một. Có nhiều bậc cho mức sống tinh-thần là trừu tượng, nếu đem tinh thần hiểu biết thi-hành áp-dụng khắc phục đúng bản-năng khả-năng thành tựu thực thể thời mới biết lời nầy nói đúng là tinh-thần chưa phải lối sống trừu tượng, duy chỉ thiếu khả năng kém hào hứng chưa đúng với nguyện vọng bản năng nơi con người nên mới bị sống nơi trừu tượng.

Thông thường khối Khoa-Học khám phá Vũ-Trụ lấy phẩm chất thực nghiệm hợp hóa. Còn về Triết-Học giải đáp đảm phá tư-tưởng thường trú đem đến con người được thông-hiểu. Như vậy thời sự hiểu biết nơi con người, lúc con người NGỦ hay con người CHẾT nó sẽ về đâu? Khoa-Học và Triết-Học đồng chịu, chưa giải đáp đặng.

Còn đứng về Thần-Bí, Thần-Thánh Hóa để giải-đáp thì khoa-học, triết học không chấp nhận, vì chưa có cụ thể chứng-minh trên lời nói, dù cho có cụ thể chứng minh lời giải-đáp đặng, nhưng đối với bậc chưa đến trình-độ khó mà lãnh hội được để chấp nhận.

Do đó mới có một số Người đứng ra ngoài Tôn-Giáo, Khoa-Học, Triết-Học nói chung họ đứng ra ngoài hết thảy để nhìn hết thảy mà tạo nên Chánh-Giác. Khi đã có đầy đủ Chân-Lý Chánh-Giác mới dụng phương-thức kết nạp hết thảy để chỉ dạy, gọi là Đạo-Tràng Phật-Giáo ngày nay. Đối với Phật, Ngài đã biết nó như thế, biết con người mong đến sự hiểu biết toàn diện không thiếu sót mới đúng đắn, bằng tin vào một Tông liền bị chìm đắm nơi Tông, tin vào một phái phải chịu lầm lẫn một phái, nên chi thành lập xong Ngài công bố: “ĐẠO-TRÀNG LÀ PHƯƠNG-TIỆN GIẢI-THOÁT,” do lẽ ấy nên mới nói: “Đứng ra ngoài hết thảy, để tận giác hết thảy mới sát thật.” Ngày nay tôi viết tập “Dưới Sự nhận-định Vũ Trụ với Con Người” giảng giải ngoài tất cả đưa đến mục-đích chính của Đạo-Phật đã từng giúp cho Con-Cgười thông suốt Vũ Trụ. Tài liệu nầy giúp cho các bậc đã từng nghiên cứu Đạo-Phật hay chưa tu Phật biết rõ phần nào về ĐẠO-PHẬT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI.

 

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI

 

Đạo-Phật với Con Người, đạo-phật sát thật với con người hơn tất cả, Đạo-Phật trong con người phát sanh Đạo-Phật, đạo phật bảo con người nên có tinh-thần vật chất Tự-Giác trước mọi sự việc, đạo-Phật chưa cho con người xa lìa con người để tỏ rõ Đạo-Phật, cho nên Đạo Phật mới bảo: “PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC.” Nếu con người mong tìm Đức Phật hay các bậc Thánh thì con người phải tìm trong con người mới nhận thấy. Bằng tìm một phương xa nào hoặc giả tìm nơi tưởng-tượng thời chưa thấy đặng.

Đạo Phật thật biết BẢN-NĂNG nơi con người nói chung, sự ưa thích nơi con người nói riêng, mỗi con-người ưa thích như thế nào thì nó thi hành như thế ấy, nó tự tạo rồi nó tự than lấy nó, chớ chẳng ai bắt buộc lấy nó đặng. Kể từ khắp thế-giới mỗi người đều có bản-năng ưa chuộng lý-tưởng đó nên mới có nhiều phe phái, sự ưa chuộng đó chính nó là như nhiên nơi bản-năng xuất phát. Nhưng cứ để cho con người như nhiên hành sự thì thế giới nầy không ai ở với ai nổi, nên mới có kỷ luật ƯA CHUỘNG CÓ TRẬT TỰ. Con người phải sống trong vòng ưa chuộng có trật tự đó, đối với con người cho là cuộc sống như thế giả tạo, vì sao? Vì bản-năng của con người chưa đúng với Nguyện-Vọng sở thích nơi mình thực thể nó thành giả tạo, có giả- tạo như thế mới thanh bình đời sống.

Đạo-Phật đối với Con Người rất sống động, cũng đã biết bản năng con người trổ thành vạn thứ hoa theo vạn lối sống, bản-năng con người như nhiên nếp sống con người. Đạo-Phật muốn đánh đổi chí hướng con người, đạo Phật không bắt buộc chiều hướng phải nghe theo Đạo Phật đem những điều lợi-ích chỉ dạy, đồng thời khai thác Bản-Năng cùng Khả-Năng trưởng thành Công Năng, khi con người có Công- Năng thì Cái-Thấy-Nghe đồng với sự Biết liền đổi thay cùng nhau một hướng định.

Cũng như: Vạn thứ Hoa kia, tuy nó màu-sắc khác nhau, hương vị vốn khác nhưng mỗi thứ nó có giá-trị cao quí nơi nó, chớ chưa phải thứ nầy quí, thứ hoa kia không quí đâu. Nhà Khảo-Học Thiên Tài mới làm cho các loài hoa đồng nhìn, đồng thấy biết chung khắp các hoa thảy đều có giá trị như nhau, nên chi mới cho một thứ hoa đứng ra ngoài nhìn vào vạn thứ hoa để biết rõ vạn thứ hoa, mỗi thứ đều có Thể-Chất Hương-Vị cao quí, sắc thái như nhiên nơi nó. Nhà Khảo-Học cứ thực thi như thế lần-lượt hoa nào cũng đặng nhìn xem sự nhận-định Bình- Đẳng, nơi Thấy-Biết như nhau đồng một định hướng, đạo-phật hướng dẫn con người có một Trí Bình Đẳng hướng định đồng nhất cũng như thế.

Đạo-Phật tường tận Bản-Năng Khả-Năng con người Trí-Óc con người phải trao giồi hướng-thượng mới có một công-năng siêu việt đoạt đến Vũ-Trụ Tri-Kiến Giải-Thoát nếu cứ mặc nhiên thời trình độ cao cống chí khí ương-hèn thấp kém kia không làm thế nào đến đích cho đặng, nên mới có GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Giới-Định-Tuệ có ý-nghĩa: Nơi Trí-Tuệ lần tiến phải có Giới-Hạn lần tiến chớ nên chấp nhận bừa bãi phát sinh buông lung tự mãn, khi trí tuệ căn bản tư-tưởng giải mê phá nghi chấp đến vô giới hạn, nơi trí tuệ có định hướng Hướng-Thượng nương theo các bậc Thánh-Tăng đến đích khẳng định.

Đạo-Phật đã rõ Bản-Năng Khả-Năng nơi con người có thể nung chí kiên-dũng phụng-sự mục-đích sẽ đến tuyệt-đích, nhưng vì nhận-định thấp cao chênh lệch trở thành trình độ rộng hẹp lớn nhỏ bị phân nhiều thứ lớp, đạo Phật biết như thế nên nói: LỜI DẠY THỜI PHẬT THỪA, lúc con người lãnh hội tự nó chia ra thành TAM THỪA, chưa phải tự nó muốn như thế, vì tại tạo Công Năng sút kém nên sự lãnh hội sút kém mà thôi.

Khi con người đứng trước sự Đời, lúc con-người bước vào Đạo-Tràng tìm đến mức-độ tỏ giác thì họ hay nhìn nhau dị-biệt, nghe nhau trái với tư-tưởng ngôn hạnh trở thành sắc-thái cử-chỉ bất hòa nhau nên khó tìm hiểu nhau bằng chân thật Đức-Tánh nhau, đạo Phật mới nói: “Các ông nên CỖI-GIẢI TÂM làm cho Tâm-Thông vì đặng ích-lợi tăng trưởng hiểu-biết. Các ông nên phá nghi-chấp, vì đặng sự ích lợi Viên- Dung liền tỏ tánh nhau Giác-Ngộ.”

Đạo-Phật lại còn áp dụng những giáo-khoa chỉ-dạy cho con người LÝ- SỰ TƯƠNG-SONG, CHÂN-NGUYÊN TRỰC-GIÁC như sau:

Đứng trước sự làm thực-tế nơi con người, một là hứa cứu-giúp cho kẻ khác về Nhân Lực Tiền Bạc, Áo Quần, cơm-gạo hay gánh vác hoàn cảnh với nhau phải làm cho tròn bổn phận gọi là BI, chính con người đứng ra cứu-giúp phải có CHÍ-DŨNG bất thối nên đặng nói : BI-CHÍ- DŨNG tương song liền lạc với nhau mới nên sự giúp.

Bằng đứng nơi tinh-thần chướng-đối, tinh-thần thù hận, tinh-thần ganh- ghét, tinh-thần vướng đọng từng giai-đoạn do bối-cảnh trước lời nói sơ ý mà xảy ra thì đạo Phật mới nói TỪ- BI- HỶ- XẢ. Khi con người biết sử dụng Từ-Bi-Hỷ-Xả thời nó rất có lợi về tinh-thần đủ mọi mặt như: ĐẠO-ĐỨC thân-tâm liền tỏ rạng đặng TỰ TẠI VÔ-NGẠI nơi hiểu biết đặng hiểu-biết cùng khắp, Tạng-Thức viên-thông đặng gọi là: TỔNG-TRÌ ĐÀ-LA NI-TẠNG, cho nên tài liệu kinh có nói câu: Vô-Ngại-Tự-Tại Đại-Bi, Tổng-Trì Đà-La-Ni-Tạng.

Sự thực-hành trong Đạo-Phật để giải-tỏa con-người sống trong Vũ-Trụ chưa đặng hoàn-mỹ do tại nhận-định lạc lối Tu-Chứng thành thử ít kết quả hữu-hiệu. Nếu biết nhận-định giá trị hướng dẫn đạo Phật từng lời nói, đến phương-pháp hướng dẫn con người khai thác Tự Tánh có đầy đủ Tinh-Tấn LÝ đồng SỰ tương song, bước lần nơi Thực- Hành cùng Quán-Sát tỏ rõ, thời mới nhận định được Đạo-Phật đưa con người từ nơi thực tại khởi điểm đến thực tại Tu Chứng rất tế nhị tuyệt mỹ, nên con người gọi là: BẢO-PHÁP LỜI VÀNG. Vì vậy nên: 

“SỢ CHƯA BIẾT-TU,

  CHỚ ĐỪNG SỢ KHÔNG GIẢI THOÁT”. 

 

DƯỚI MẮT THIỀN SƯ

ĐỐI VỚI VŨ TRỤ

Khi Thái-Tử Tất-Đạt-Đa, Ngài đứng ngoài tất-cả các Tôn-Giáo Triều- Đại và con Người, Ngài nhìn tất cả quán sát quân minh trực giác Vũ- Trụ với con người Sở-Đắc THIỀN-TRÍ. Ngài mới nói: Lạ thật! Lạ thật! Chưa phải ta vứt bỏ vật chất nhịn đói tạo lấy tinh-thần mà đặng. Cũng chẳng phải xa lìa tinh thần sung mãn vật-chất mà đủ. Vật-Chất với Tinh-Thần phải quân minh, nơi nhìn không nặng nhẹ thời chốn thấy mới Lai-Hoàn. Cái nhìn nó như vậy, Cái-Thấy thực thể hoàn-lai. Chính đó là: NHƯ-LAI NHÃN-TẠNG. Ngài đoạt đặng Vô-Thượng Đẳng Chánh-Giác, Ngài rời cây Bồ-Đề, thành lập pháp-môn NHƯ- LAI NHÃN-TẠNG, gọi là Như-Lai-Thiền trong Đạo-Tràng Phật-Đạo.

Môn Thiền là một môn đạo-Phật dùng để hóa-giải tư-tưởng, hóa giải ý-thức hệ đến Tạng-Thức làm cho con người đặng hiểu biết nhìn nhận Vũ-Trụ với con-người rất tương quan vô kể, nhìn đặng tất cả những gì vũ-trụ linh-động di chuyển con người là dụng cụ, là bộ máy cho vũ-trụ điều khiển.

Lấy chứng từ nào để hiểu biết đặng sự hóa giải tư-tưởng, hóa giải Ý- Thức đến Tạng-Thức.

Khi con người biết đặng chữ A, chữ A đứng yên nó là chữ A. Nếu biết chữ B, nó đứng yên vẫn chữ B. Bằng lìa đứng yên nơi nó, đem chữ A ráp cùng chữ B liền hóa thể thành chữ BA, tư tưởng cùng ý-thức đứng yên không tiến bộ lại làm cho con người sống theo ý thức tư- tưởng cố định quan niệm nơi mình, nên chi THIỀN MÔN Đạo-Phật là dụng cụ phương pháp hóa giải ý-thức, hóa giải tư-tưởng nếu con người biết nhận-định rộng-rãi, có kiến thức nghiên cứu liền dùng môn Thiền để từ nơi tư-tưởng ý-thức đến TẠNG-THỨC tỏ rõ VŨ-TRỤ QUAN, được gọi là Như-Lai Tạng cũng thế.

Do nơi quan niệm khắc biệt của con người, bởi con người sống trong ý-thức hệ mà phân chia ra từng danh-từ theo danh-từ quan điểm nên chướng đối với nhau từ vật-chất đến tinh-thần bàn cãi trở thành Duy- Vật và Duy-Tâm, từ khối ĐÔNG PHƯƠNG, TÂY PHƯƠNG có hai đích sưu-tầm khác biệt, nhà Triết Học Tây-Phương với Triết Học Đông-Phương chưa đặng thấu nhau giao cảm nhau, vì sao? Vì Đông Phương tự sưu tầm riêng mỗi vị đoạt đến ẤN-CHỨNG SỞ-ĐẮC tuyên bố truyền trao, nên phải dụng nơi Tin về tinh-thần tu-chứng. Còn Tây-Phương lấy chứng từ thực-nghiệm chung nhau một khối, lớp nầy sưu-tầm thực nghiệm đặng, nếu chưa hoàn tất thời lớp sau tiếp tục thực nghiệm, nên Tây-Phương nhìn có sự kết quả con người nhìn thấy, nhưng về sau thường bị hủy diệt. Còn Đông-Phương thời tồn tại nhưng khó phát sanh, vì sao? Vì con-người rất hiếm bậc sống động hướng-thượng để thi hành, trong đời chẳng biết bao nhiêu tài liệu ghi chép hữu ích cho con người, chẳng biết bao nhiêu sự bày tỏ chỉ-dạy cho con người vào hàng Siêu-Nhân Thánh Triết. Nhưng con người nào có nghe, họ chỉ nghe những lời không hữu ích, họ tôn thờ những cái vu vơ, những điều vô căn cứ, họ xem những lối ấy là bảo-vật, vì vậy nên chi bậc Thánh nói cho con người nghe được thật là công-năng quá kể.

Đạo-Phật đứng trong Hoàn-Cầu con người đa-số đã biết, nhưng rất hiếm bậc biết đặng Đạo-Phật đứng ra ngoài tất cả để kết quả tất cả, Đạo-Phật đã từng thực hành trước mọi hoàn cảnh của con người, mức sống bằng tư tưởng tinh-thần hay lao-động tận lực vật chất lối sống khắc khe làm nên sự nghiệp hay lối sống giúp mọi người mà giàu có. Đạo Phật hướng dẫn cho con người vào từng lớp để tỏ biết gọi là HÀNH-THÂM PHÁP-GIỚI. Lời nói trên duy chỉ có: Dưới mắt Thiền- Sư mới nhận định đồng thời nhìn thấy đặng chân-thật mà thôi ngoài ra còn Cá-Tánh khó mà thấy đặng.

Đạo-Phật thật biết rõ, con người nơi bản thân mình như: CHÍNH MÌNH TIN ĐẶNG MÌNH THẬT KHÓ, nên đạo Phật dạy con người có một chữ TIN. Còn tất cả bắt buộc con người phải Tin hoặc ảo thuật cho con người Tin đó là những điểm dưới mắt Thiền-Sư biết.

Theo câu nói trên: Chính mình tin đặng-mình thật khó, vì sao? Vì con người phát sinh cuồng tưởng đảo-điên, cuồng tưởng nơi con người ai ai cũng đều có, từ người nầy phát sinh đến kẻ kia phát sinh, do đó mà đứng trên hoàn-cầu xã hội con người đối với con người, sự xáo động nhiều hơn yên-tỉnh, cuộc loạn lạc nhiều hơn thanh bình. Nếu dùng Thần-Thánh-Hóa, thì con người nó sợ hơn là nó thi hành đến đích. Thần-Thánh-Hóa đối với đạo phật chưa phải là mục đích của đạo-phật đích nơi đạo-phật hóa giải mê tín đem con người đến chánh-tín. Nên chi Đạo-Phật dạy con-người có một chữ TIN liền đến đích thành Phật.

Tất cả con-người thời nầy gọi là MẠT-PHÁP, nhưng đối với đạo-phật khai sáng tự bản thân con-người mà ra, khai sáng từ nơi lầm lẫn đến chỗ tỏ giác thì làm gì có câu chuyện Mạt Pháp. Duy chỉ con người đứng theo tư-tưởng quan niệm mình để thực-hành đường lối đạo-phật bị sai lạc nên mới có tình trạng ngày nay lạc hướng tu sai, tu theo quan niệm mình, lấy lý-trí nơi mình định đạt chiều hướng đạo Phật, cho đạo Phật là DUY TÂM, nếu đạo Phật là duy tâm sao Phật bảo lìa tâm mới giác, bằng đạo Phật đảm phá duy-vật tại sao đạo Phật không cho Tín- Chúng ngồi yên, bảo tín-chúng nên thi hành HẠNH-NGUYỆN, Phật nói: “LÝ-SỰ TƯƠNG SONG, CHÂN NGUYÊN TRỰC GIÁC” như thế có phải đạo Phật chung gồm tất cả cốt tận giác tất cả chăng?

Nói đến tư-tưởng quan niệm sai của con-người đối với đạo-phật thì vô kể, nói đến bản-năng ưa chuộng ngồi yên của con người thì đa số, có như thế nên mới có những bậc tự cải-tạo mình, tự nung đúc bản năng khả năng nơi mình trở thành Công-Năng vượt qua tất cả mọi trở lực trên hết con người mà trưởng thành SIÊU-NHÂN, có bậc vượt trên hết con người giúp đỡ cho con người mới đặng THÁNH-HIỀN, nếu con người ai ai cũng đều biết giá-trị nơi vươn mình vượt lên tất cả trở thành cao quí giá trị Thánh-Nhân thì tất cả đều thành Thánh còn đâu con người để mà nói.

Dưới mắt Thiền-Sư đã thật Thấy-Biết đối với con-người thảy đều không Chủ-Định, nếu bậc đã có chủ định thời bậc nầy đã có nhã ý quán sát Vũ-Trụ với con người. Dưới mắt Thiền-Sư đã thấy-biết, nếu kẻ hay bảo thủ bản thân, bảo-thủ phe phái không làm ích lợi cho con người thì con-người kia tự mình hủy diệt lấy nó, còn bị Vũ-Trụ sai khiến lắm điều mà ngỡ mình làm chủ.

Dưới mắt Thiền-Sư đã thấy THÂN CON-NGƯỜI là một BỘ MÁY RỖNG không, chỉ có nhìn trên ngó dưới NGHE-THẤY-BIẾT tiếp nhận mà phát thanh ra để mọi người nghe, ngỡ là của mình. Nên Thiền-Sư nói: 

“Nó VÔ-NGÃ nó nào nó chịu nó Vô-Ngã (không Ta) vì nếu nó vô-ngã thì lấy đâu nó sống? Nó có ngờ đâu nó là dụng-cụ của Vũ-Trụ, nó tin lời nói của Thiền-Sư, nó gạt lối bảo-thủ, lối hiểu biết riêng nơi nó từ bấy lâu nay, đặng lần tiến thâu nhận những gì nó chưa biết đặng biết, những gì khó nghe nó cố gắng nghe, để sự hiểu biết ấy thông đạt, nó liền đoạt đến Vũ-Trụ làm cái biết nơi nó. Chừng đó nó mới nhận-định được cái hiểu biết kia chính là hiểu biết vũ-trụ lần đưa đến con người hiểu biết chớ không phải hiểu-biết nơi con người hiểu biết. Nếu con người tự xưng chính-mình hiểu biết thời chưa biết chi cả.

Dưới mắt Thiền-Sư đã biết đặng, cái TA chính nó chung cùng trùm khắp Vũ-Trụ. Thân con người bị giả hợp tạo thành, làm nên Ứng Thân cho Vũ-Trụ. Con người lầm ngỡ thân con người là cái ta chính gốc, nên mới có giữa đôi bên chẳng hòa hợp mức sống Diệt-Sanh. Thiền- Sư biết như thế khó chỉ thẳng cho con người nên nói: NẾU TA CHO VŨ-TRỤ LÀ KHÁCH QUAN, THÌ VŨ-TRỤ CHO TA LÀ QUAN- KHÁCH. Bằng Ta biết Vũ-Trụ, Vũ-Trụ đồng cái biết với Ta. Đạo-Phật nói: TÂM PHÁP BẤT NHỊ, gọi là cái biết nơi ta, trong ngoài đồng nhất, con người giao cảm với thiên nhiên vũ-trụ thông thường tại con người chưa biết. Khi có bậc chỉ hiểu biết nơi tư-tưởng ưa thích thoát sanh khỏi trái đất, đặng lên Cảnh-Giới Tiên-Thần hay Cõi Trời. Sau có sự kết-quả theo chí nguyện, mới để tài liệu các Tôn-Giáo Đạo-Giáo đã nói trên đó chính sự thật hiển nhiên chớ chẳng phải thần-thoại chi cả vì đối với Đông-Phương sự Tu-Chứng riêng nơi mỗi vị, làm kết quả tùy công-năng mỗi người thành thử có những điều con người khó tìm thấy đặng.

Cái THẤY-BIẾT, dưới mắt Thiền-Sư không khác nào con người đang mang kính HIỂN-VI, thấy những loài Sâu Bọ nhỏ nhất, thân thể sâu bọ ghê tởm nhất mà con người không thể nào nhìn thấy đặng, Cái Thấy nơi Thiền Sư nó rất tế nhị mà sát thật, thấy trong Không-Khí có thực chất Đất, Nước, Lửa, đồng thời có đủ Phẩm-Chất các màu sắc như: Xanh, Đỏ, Tím, Vàng cùng hàng ngàn màu sắc thực chất, phẩm chất đang quay cuồng với nhau, kết nạp lẫn nhau tùy nơi đồng hợp của nó, liền đồng hóa đủ với các loài cây cỏ, hoa trái chúng liền đến kết nạp chung với Cây-Trái, hoa lá mà trở thành màu sắc con người đã nhìn thấy trong cảnh vật này vậy. Khi con người muốn lấy các màu-sắc ấy không lấy đâu mà có chỉ lấy lại trong cây mà ra, đến nay khoa-học đã thực hiện đặng.

Nơi THẤY-BIẾT, dưới mắt Thiền-Sư, thấy biết đặng TƯ-TƯỞNG, có hàng một tư tưởng cho đến năm, mười tư tưởng trong ngày, tư-tưởng phát sinh dài ngắn tùy theo tưởng, tùy theo mức độ của con người, tùy theo sở thích hoặc chưa sở thích nó phát sinh. Nhưng mỗi tư-tưởng đều có một mục tiêu hướng-dẫn tư-tưởng đó, còn phần phụ thuộc tánh- chất của tư-tưởng có hàng vạn chất phối hợp trong tư-tưởng. Khi con người kết nạp tư-tưởng để phối hợp tư-tưởng gọi là: ĐỊNH- TƯỞNG, nơi định-tưởng nó tùy theo sự mong mỏi, tùy theo sự khám phá những gì mà con người chưa hiểu biết đang vướng mắc nơi thân- tâm, cốt đem lại nơi giải đáp thoải-mái con người. Con người thường dùng tư-tưởng nung đúc tinh thần phát sanh ra Cảnh-Giới sau lúc mạng chung đặng về trong Cảnh-Giới đó. Đó chính là một tư-tưởng khẳng định, tư-tưởng khẳng định tu Tiên-Thần vốn thi hành theo chiều- hướng nầy mà đến kết quả. Bậc Thiền-Sư thấy biết tư-tưởng nương theo tư-tưởng sát thật chân đế tư-tưởng, biết tỏ rõ vốn nó thường-tưởng lại hay trú mà trở thành Chúng Sanh Giới. Thiền-Sư biết tỏ rõ, thấy vững vàng không cố-định, chỉ quán-xuyến để giúp con người đồng thời cứu ngay bản thân Tự-Ngã chính mình, gọi là CHÁNH ĐỊNH TAM MUỘI.

Khi Thiền-Sư nơi Nghe-Thấy-Biết chân thật không Hai-Tướng mới tỏ rõ như Tướng, thời dưới mắt Thiền-Sư đã từng thấy. LINH HỒN trùm khắp hư-không Vũ Trụ Giác-Linh cảm ứng nơi Linh-Hồn, con người chưa nhận định đặng nơi tư-tưởng khởi sanh, phải lần theo khởi sanh, khởi-diệt tỏ thấu tư-tưởng Bất-Diệt mới có Cảm Ứng Linh-Hồn cũng thế.

Trong câu chuyện Linh-Hồn chính là một phương-thức khó giải, vì sao? Vì Linh-Hồn kết nạp tạo thành đầy đủ mới hiện sinh, nên khó giải, nó không khác mấy với Nguyên-Lực Điện-Tử, nên chi có vị Thiền-Sư nào chăng nữa giảng nói đến Linh-Hồn Chân-Đế, thì sự kia cốt cho con người có CẢM GIÁC, chớ chưa thể nào nhận đặng, vì sự nhận chưa đồng, trình độ chân-Giác chưa có thành thử chưa chung một lối-Thấy, chỉ dùng cái nghe thêm nơi đó, có cái TIN lời nói, để tạo- thành đôi mắt Thiền-Sư, chừng ấy mới tin Thiền-Sư đã chỉ về Linh- Hồn Bất-Diệt. Khi con người đến thật biết tỏ rõ linh-hồn bất-diệt thì con người đã đoạt Chánh-Giác thoát khỏi Vũ-Trụ đối với con người.

Đạo-Phật đã chỉ LINH-HỒN không hai tướng, Linh-Hồn Tối-Thượng sáng suốt bất biến, quang minh bất tận, con người thường chiêm ngưỡng là THƯỢNG-ĐẾ, Phật Đạo cho đó là: ĐẠI-NGÃ cái Ta duy nhất. Còn về phần cái Ta trong thân mạng con người hoặc tất cả Sanh-Vật thảy đều là cái Ta tạm bợ gọi là: TIỂU-NGÃ GIẢ-TƯỞNG. Nơi Tiểu- Ngã Giả-Tưởng chẳng khác nào yến sáng của viên Bảo-Châu, còn Đại- Ngã nó như viên bảo châu vậy.

Dưới mắt Thiền-Sư thường gọi Linh-Hồn là NHƯ-LAI, tại sao được gọi là Như-Lai? Vì Linh-Hồn nó như vậy. Nơi lên xuống của con người Thể-Tánh nơi Linh-Hồn vẫn Lai-Hoàn, nên chi Linh Hồn trùm khắp bất tận không chỉ đặng gọi là Như-Lai.

Nơi Thân-Mạng của con người đến thân mạng các loài, khi kết nạp thành hình đầy đủ như nhiên có NGHE-THẤY-BIẾT. Sự Nghe-Thấy-Biết chính là từ nơi Đại-Ngã, Linh-Hồn thể hiện để đồng ứng thân mạng, tùy theo thân mạng đáp ứng. Không khác nào tạo thành chiếc Máy-Điện, chiếc máy ấy tùy theo khả-năng điện-lực mà xuất phát. Do sự đáp ứng, phát xuất từ NHƯ-LAI. ĐẠI-NGÃ thể-hiện đến con-người cùng các loài như thế nên được gọi là ỨNG THÂN. Theo sự Ứng-Thân đó Đạo-Phật mới nói: “TẤT CẢ CHÚNG-SANH, GIAI HỮU PHẬT TÁNH.” Do con người cùng các sanh vật đồng nhất với Vũ-Trụ nên con người mới có thể nhận định đồng tiến đến thông đạt Vũ-Trụ làm chủ Vũ-Trụ là vậy.

Thiền-Sư thật biết. Tại sao gọi là Con-Người với Vũ-Trụ đồng nhất? Vũ-Trụ có đầy đủ vạn triệu chất kết nạp chung hợp với nhau, liền trở thành Cái BIẾT. Còn con người cũng vạn triệu chất kết nạp chung hợp với nhau tạo nên Thân-mạng liền có cái BIẾT. Vũ-Trụ là BIỂN-CẢ. Con người là giọt nước, nơi giọt nước kia tuy nó nhỏ bé nhưng đồng thể chất với Biển Cả, nên gọi là Đồng Nhất.

Thiền-Sư tự biết nơi Bản-Năng Khả-Năng của mình, tự hiểu từ tư- tưởng nầy sang tư-tưởng nọ nơi mình từ chỗ chưa hiểu lần nương đặng hiểu về mình, càng hiểu càng biết đặng Vũ Trụ với con người nhịp nhàng để hiểu nhau. Do đó nên chi con người đứng trước nhiều cảnh, nhiều tình gay-cấn càng hiểu biết càng nhiều, sự cảm hóa nơi con người nhờ diễn-cảnh vũ-trụ con người mới đặng hiểu biết. Đôi lúc Thiền-Sư tự hỏi: “Có phải Vũ-Trụ là Minh-Sư ta chăng?” Phải Vũ-Trụ là Minh-Sư khi ta đã chấp nhận, ta đặng vũ-trụ làm mục đề hướng dẫn đưa ta từng hiểu biết cảm thông. Nếu ta tự hào TA KHÁM PHÁ VŨ- TRỤ thì ta chưa bao giờ Khám Phá con người nơi ta đặng, có đâu đi đến khám phá Vũ-Trụ. Khi đã khám phá đặng Ta, thì chừng đó Vũ-Trụ đương nhiên Ta tỏ thông được biết, đó chính là lời Thiền-Sư quyết định.

Dưới mắt Thiền-Sư nhìn nhận Đạo-Phật đầu tiên nhất, con người phải tự soi lấy mình trước tiên, con người phải khám-phá những gì nơi mình trước hết, vì con người là TIỂU VŨ-TRỤ, vì con người là Giọt- Nước Biển đồng chất với biển cả, vì con người là Chủng Tánh có sẵn không khác mấy với NHƯ-LAI. Con người có đôi lúc biết-nói, nhưng chưa biết nhận lời mình nói. Tại sao biết nói, nhưng chưa nhận đặng lời mình nói? Tại mình hay nói, chớ chưa Thực-Hành theo lời mình đã nói, khi con người thực hành lời mình đã nói, chừng đó mới thật mình Biết nói.

Con Người cứ mãi tìm xem Linh-Hồn mình nó ra sao? Nó như thế nào? Hình dáng nơi nó Tròn-Vuông-Dài hayNgắn, Sáng hoặc Tối đủ phương thức nghĩ ngợi suy tính, nhưng nào có thấy được đến nó. Có bậc nhẹ tính hay nhìn quần chúng để rõ tánh tình quần chúng gọi nó là GIÁC LINH. Có bậc kiểm-điểm tư tưởng chia phân tư tưởng từng khối nọ đến khối kia, lập ra trận đồ tư-tưởng gọi Linh-Hồn là TÌM THỨC THỨ SÁU hay A-LẠI GIA THỨC kết thành bộ Duy-Thức để biện minh về Linh-Hồn, thật ra Linh-Hồn trùm khắp không có chỗ chỉ. Chính là NHƯ-LAI, nên dùng cái thấy trùm khắp để quán-xuyến linh hồn Bất Diệt thì dùng đôi mắt NHƯ-LAI NHÃN-TẠNG Thiền Môn mới minh xác đặng, bằng lý-đoán khó triệt thấu.

Khi con người nhìn thẳng thân-tâm mình nhận-định tỏ rõ tư-tưởng Tánh-Tình nơi mình di chuyển từng lúc, từng hồi nhịp nhàng trước vạn lối. Có khi Nóng Giận Vui-Buồn, có lúc tinh thần đẹp tươi vô kể, có khi trực giác thông hiểu hoàn cảnh của con người đối với mình, có lúc lại làm cho con người thế nầy, thế nọ đủ trăm-phương vạn cách giữa con người với chính mình.

Liền được hiểu biết nơi Thân có linh hồn sáng-suốt bất động quán xuyến tất cả. Nhưng bị thay đổi sống động vì tư-tưởng con người chưa tỏ giác, nên chưa nắm vững tư-tưởng phải chạy theo tư-tưởng, thành thử loanh quanh hiểu biết. Nơi Bản-Thân nó khởi sanh vạn Tưởng chung vào đó nó lại có Tánh với Tình diễn hóa mãi không ngừng trở nên Sanh-Diệt, diệt-sanh nhịp nhàng chẳng dứt. Bậc Trí tạm hiểu nó sanh diệt, bậc Thiền-Sư tỏ tánh nhờ nhìn nhận thấy biết đặng nó có rất nhiều chất kết nạp nhau trở thành bản chất vận chuyển trong thân mới đặng NGHE-THẤY-BIẾT, cái Nghe-Thấy-Biết chưa phải là Linh-Hồn Tối-Thượng, chính nó là một mục tiêu cho con người đoạt đến LINH- HỒN TỐI-THƯỢNG.

Thiền-Sư thường nương theo TÁNH-THẤY, đoạt đến CHÂN TÁNH THẤY không hai tướng, bèn dùng Tưởng-Quán Như-Lai soi thấy các cõi VÔ HÌNH, đối với con người chưa thấy được, Thiền-Sư đã thấy.

Làm thế nào nương theo Tánh Thấy, đoạt đến cái Thấy Chân-Như, Thấy không hai tướng để nhận được các cõi Vô Hình trước con người chưa thấy, mà Thiền-Sư lại thấy?

Khi Thiền-Sư thấy, Thiền-Sư chưa vội chấp nhận cảnh thấy nơi mình là thật. Từ nơi tư-tưởng phát sanh cho đến tư-tưởng diệt, từ nơi bản tánh phất khởi cho đến bản tánh thối lui, Thiền-Sư thảy đều soi sáng từng lúc, từng hồi để nhìn thấy tư-tưởng, nhìn thấy bản tánh nơi mình. Khi Thân-Tâm rõ thấu tận cùng tư-tưởng, tận cùng bản tánh của mình cùng với nơi con người trùm khắp, Thiền-Sư đặng biết tỏ rõ, nhưng đối với con người làm sao biết đặng. Lúc con người thay đổi nơi thấy là do tư-tưởng hiệp tánh-thấy trở thành cái thấy nơi con người, cho nên đối với con người nhìn thấy nơi chung quanh mình toàn là hoàn- cảnh tái-diễn bao vây. Còn đứng hàng Bồ-Tát thời nhìn thấy vạn pháp xoay chiều Thuận Nghịch phản chiếu, nên Bồ-Tát nhiếp thu vạn pháp. Đứng nơi Phật-Trí nhìn thấy Diệu-Dụng Như-Lai, Hạnh-Nguyện Bồ- Tát nó như thế, đó chính là Thiền-Sư đã thật rõ quyết định.

Đứng trước hoàn cảnh con người, con người thường chấp nhận là có Ma, nên đến nhờ Thiền-Sư cứu giúp. Thiền-Sư vẫn gật đầu chấp nhận cứu giúp, như thế thì hồn Ma đã có nên Thiền-Sư mới chấp nhận, nếu không có Ma thì Thiền-Sư chối từ nào có gật đầu hứa chịu.

Khi bấy giờ Thiền-Sư đến nơi để giúp, giúp rất kết quả hoàn mỹ. Tại sao lại có Ma quả nhiên đúng như thế? Vì Thiền Sư đã điều ngự bản- năng, điều ngự MA-TÁNH nơi chu thân Thiền-Sư, Ma Tánh ấy dưới sự điều khiển của Thiền-Sư, nên chi Thiền-Sư vừa đến nơi ngoại cảnh và Thân-Tâm Thiền-Sư giao cảm phối hợp nhau liền có một Loài-Ma, từ nơi thân Thiền Sư-phát ra, đứng trước mặt Thiền-Sư thưa gởi: 

“Kính thưa Thiền-Sư, loài Ma nơi nhà nầy, nơi chốn nầy, trước kia đang còn tại thế bản-tánh hay gạt gẫm kẻ khác để thỏa mãn ăn uống nhu cầu mình cho sung sướng. Sau bị nhiều kẻ mắng nhiếc la rầy, chẳng biết hối cải, chỉ một lòng thù hận liền xãy đến việc chém giết, nên trở thành Loài-Ma phá rối. Chính bản-năng nơi con ngày trước cũng như thế, may nhờ Ngài hóa giải nên con mới đặng như ngày nay. Vậy Ngài cho con được phép cứu giải cho hắn.”  Thiền-Sư gật đầu, niệm chú chấp nhận. Loài Ma nơi Thiền-Sư, cùng với loài ma bên ngoài nói năng chốc lát, hàng phục liền hóa sanh, loài ma phá phách được siêu độ. Đó chính là một việc Thiền-Sư cứu độ vậy.

Có một hôm Thiền-Sư đến trãng núi, đến khu-rừng đang ngồi an- dưỡng. Bỗng nhiên trời mây u ám, hơi lạnh bốc ra, âm khí nỗi dậy làm cho cây lá chuyển mình, tai nghe tiếng rên rỉ thảm thê in tuồng van lạy, mắt thấy khói đen pha lẫn trắng-xanh đang quay-quần bên Thiền-Sư. Thiền-Sư thật biết vong hồn u ẩn đang cầu cứu những gì, nên chi Thiền-Sư tay bắt ấn, niệm khẩu chú, sau lúc đó có một Quái-Tặc nơi thân Thiền-Sư hiện ra vòng tay thưa thỉnh: 

Kính thưa Thiền-Sư, khu-rừng và dãy núi nầy, bảy trăm năm về trước, có một bọn Quái Tặc cướp bóc, giết người chẳng gớm tay, chúng chưa tin hậu quả là gì, miễm sao chúng cướp cho nhiều của cải chúng hoành hành tàn nhẫn. Đến sau có trận cuồng-phong cây rừng doanh trại của chúng bị tàn phá, lương-thực chúng đều hư hại, không còn đủ cho chúng tiêu-dùng, phần thì quan-quân lúc bấy giờ đang chăm vào chúng, dân-giả khiếp sợ chúng chẳng dám vãng-lai, làm cho chúng nhịn đói chết lần. Khi ấy chúng hối hận, chúng nói “Tiền-Bạc Ngọc- Vàng không thể nuôi ta đặng sống, chỉ có gạo-thóc với tình-thương mới bảo toàn thân-mạng chúng ta mà thôi.” 

Hôm nay chúng gặp phải Thiền-Sư, Thiền-Sư có nhiều đức-tánh giao- cảm đồng ứng nên chúng biết mà đến mong Thiền-Sư cho lệnh Siêu- Thoát chúng. Tôi xin thừa hành lệnh chung cùng nói năng chúng, cũng chuộc lại tội lỗi nơi tôi ngày trước có chủng-tánh Quái-Tặc như chúng,thưa xong Quái-Tặc đứng lại một bên chờ lệnh. Thiền-Sư gật đầu, miệng phát ra tiếng Thổ-Âm, tất cả khu rừng chuyển động, tự- nhiên trời thanh gió mát, không khí trở lại bình thường. Bọn Quái-Tặc được siêu-độ vào Thiền-Âm-Tự tu hành, ngày sau siêu thoát.

Theo như thường lệ, Thiền-Sư đi Bát xong trở về Tịnh-Thất. Đến đầu làng chỉ có một con đường duy-nhất vào làng. Bỗng nghe tiếng hét la của Thiếu-Nữ, vẻ mặt thiếu-nữ sợ hãi, miệng đang gào. Sau lưng có một số người đuổi theo thiếu-nữ, thiếu nữ vừa chạy giáp mặt Thiền-Sư, thiếu-nữ dừng lại nhìn Thiền-Sư in tuồng cầu cứu. Thiền-Sư bảo: 

“Con hãy quỳ xuống.” Thiếu-nữ ngoan-ngoãn qùy trước mặt Thiền- Sư ,lúc bấy giờ vẻ mặt Thiền-Sư trang nghiêm khó tả, Thiền-Sư đưa tay ấn-chứng, miệng lâm râm ấn-chứng, xong bảo thiếu-nữ về yên nghĩ, thiếu-nữ hồi tỉnh trở về.

Đến mấy hôm sau, thiếu-nữ cùng đi với bà Cụ, đến Tịnh-Thất lễ bái. Thiếu-nữ quỳ thưa: 

“Kính bạch Thiền-Sư, hôm trước con đi ngang qua Miếu-Võ, đương nhiên con thấy một khối lửa từ trong miếu bay ra, con phát sợ, thân mình rung chuyển, con nhìn khối lửa không còn thấy rõ ràng Vị Thần hung tợn vươn hai tay định bắt con. Con đâm đầu chạy hét la cầu cứu, con chạy trên tất cả gai, chạy qua gò mả như chạy ở đất liền, Vị thần chưa chịu buông tha, con càng chạy nhanh bao nhiêu thì Vị thần chạy mau bấy nhiêu sát gần đến con. May thay gặp Thiền-Sư giải cứu. Đến giờ phút nầy con quỳ trước mặt Thiền-Sư, vì con tin lời mẹ con bảo, chớ tâm còn đang nghi ngờ, vì sao? Vì hôm trước con gặp vị Thiền-Sư chưa phải là vị Thiền-Sư ngày nay con gặp. Lạ thay! Lạ thay! Vị Thiền-Sư con gặp, vị ấy có rất nhiều tay, đầu Ngài đội Kim-Khôi, mình Ngài mặc Huỳnh-Giáp, hào quang sáng tỏa một vùng, tiếng nói khác thường trong thiên hạ, làm cho vị Hung-Thần sợ hãi đảnh lễ Ngài, buông tha con, hiện-tình bây giờ con đang phân-vân chưa biết giải. Tại sao cái thấy lúc đó đến nơi thấy bây giờ khác biệt. Kính mong Thiền-Sư cứu mạng con bằng tư-tưởng ổn định cho con yên tâm” . Thưa thỉnh xong ngồi lại một bên.

Thiền-Sư suy nghĩ. Ta có nên nói thật không? Nếu Ta nói chủng-tánh giả tưởng làm sao thiếu-nữ nghe đặng, nếu như Ta nói thiếu- nữ có tính nóng đồng thời gặp đặng hai tánh hiệp nhất hóa sinh ra nơi thấy đồng đẳng làm sao thiếu-nữ hiểu đặng.

Nếu Ta nói Ta dụng Thần-Thánh hóa thân Chuẩn-Đề thu phục Hung- Thần thì làm sao thiếu-nữ tin nghe đặng, nếu Ta nói hiện giờ Ta ngồi đây, nhưng lát nữa Ta hóa thân ra khi có người đến dự-kiến hoặc nói mỗi ngày như thể Ta tự hóa ra trăm thân trở về với một thân thì thiếu- nữ kia nào có hiểu được tí nào. Nói như thế chưa có lợi, nói như vậy chưa có ích lại thêm vào thiếu-nữ vọng-tưởng đảo-điên.

Thiền-Sư suy nghĩ liền giải đáp: Nầy Thiện-Nữ, tính nơi thiện-nữ tốt có tạo phước nhiều, nên chi gặp phải Hung-Thần xảy ra điều không hay, liền gặp Đức Chuẩn Đề ứng hiện bên Ta mà cứu mạng. Vậy kể từ nay cho đến sau, thiện-nữ nên Niệm-Phật, nên tu tâm, sửa tánh, giải tỏa những tánh nóng cầu lấy chư Phật gia hộ. Nghe xong thiếu-nữ mừng rỡ trở về tu-tâm, sửa-tánh thành con-người hiền đức.

Tại sao lại có Hồn-Ma cùng Hồn Quái-Tặc đến hồn của Hung-Thần từ nơi thân Thiền Sư xuất hiện để cứu độ trên đã nói? Chính Thiền-Sư thật biết toàn thân nơi con người, có một Linh-Hồn duy nhất bất diệt, ngoài linh hồn bất diệt còn có Bá-Thiên vạn triệu Bản-Ngã Giả-Tưởng, gọi nó là TIỂU-NGÃ. Con người lầm tưởng Tiểu-Ngã Giả-Tưởng kia là linh hồn mình, nên nương tựa theo Giả-Tưởng để sống nơi lý-tưởng thường-tưởng định-tưởng, chớ nào biết sống Linh-Hồn ĐẠI-NGÃ Anh-Linh bất-diệt, vì vậy nên tìm không tỏ rõ, không thể nào ra Linh- Hồn Bất-Diệt. Những Giả-Tưởng đó chính là Chủng-Tánh nó chia ra nhiều lớp, nhiều giai cấp, nhiều thứ tự, nhiều cử chỉ trạng thái khác nhau diễn-giải không hết đặng, nó có từ PHẬT-CHỦNG đến Thánh- Chủng qua Tiên-Thiên Chủng, Thần-Thánh Chủng cùng Yêu-Tinh, Ma-Quái Chủng, vì nơi Lầm ấy mà con người tạo thành Tam Thiên Tam-Giới, Lục-Đạo các Cõi các Cảnh-Giới, gọi là Tam Thiên Đại Thiên Thế-Giới, trong Tam-Thiên còn có rất nhiều Cảnh-Giới, nhiều Cõi, nhiều Loài sinh sống khác biệt nhau như: Thế-Giới có loài đi ngang, loài đi ngữa, loài đi đứng, loài đi nằm, loài đi ngược, loài đi bò, loài đi lết, loài đi trườn, loài đi nhảy, loài đi khum, loài vô-trí, loài vô-thức, loài vô-nhân, loài vô-tác, loài vô-định, còn hằng hà sa số các cõi, các cảnh-giới không thể nào nói hết.

Con người đang bị sống theo TIỂU-NGÃ GIẢ-TƯỞNG đương nhiên phải dùng tưởng để mà sống, ngoài ra không còn cách chi khác nữa. Con người trong Bá-Thiên vạn Tiểu-Ngã lầm chọn lấy một NGÃ làm linh-hồn mình thì đương nhiên phải tùy-thuộc nơi Ngã ấy, cho nên đứng trong phương-diện mà nói thì chọn lấy NGÃ nào phải tùy thuộc nếp sống từ cử-chỉ đến ngôn-hạnh nơi Ngã đó mà hành sự. Nếu có ai chỉ-trích rằng: “Ông thế nọ hoặc ông thế kia, làm như thế là sai.” thì người ấy liền cãi không CHẤP NHẬN nơi sai của mình, trái lại phản- đối sự chỉ trích trên. Từ các bậc Thánh với Con Người, từ bậc Hiền- Triết, Siêu-Nhân với con người nó khác nhau như thế nào? Nó có khác hơn con Người ở nơi lìa Ngã-Tưởng nhiều ít mà thành chớ chẳng khác hơn con người chi cả. Còn bậc ĐẠI-NGÃ TỐI-THƯỢNG khác hơn con người ở nơi thu nhiếp hàng phục tất cả GIẢ TƯỞNG về với chính mình điều hành Giả-Tưởng không mắc míu lấy một Giả-Tưởng. Chẳng khác nào một Lãnh-Tụ chung khắp toàn dân, lãnh-tụ có quyền điều-khiển chớ chưa phải Lãnh-Tụ là người dân.

Cứ nhìn theo lời nói trên để tự con người được biết, trong Thân-Thể  có rất nhiều Giả-Tưởng Bản-Ngã, mỗi Giả-Tưởng là một chất nơi nó con người dung dưỡng tánh-chất ấy, sau khi nó thành hình nó đã trưởng thành, thân mạng con người suy-yếu đến Mãn-Phần, gọi là CHẾT thời con người ấy nó về nơi nó đã từng vun trồng nuôi-dưỡng. Lời nầy đã từng nói nhiều nhưng con-người chưa lãnh hội đặng, mà Đạo-Phật đã giải xong trên bước đường SANH-TỬ LUÂN-HỒI.

Đạo-Phật từng biết con người lầm lẫn, con người vốn sẵn đồng-thể với Vũ-Trụ, đồng chủng với Vũ-Trụ, đồng hành với Vũ-Trụ, đồng có Linh-Hồn Tối-Thượng y như Vũ-Trụ, đồng di-chuyển linh động, từ hơi thở đến hơi nóng, tánh lạnh, cứng cỏi và mềm dẻo như Vũ-Trụ không khác.

Vũ-Trụ đã biết sử-dụng, còn con người chưa biết sử-dụng nên mới bị sanh chớ chưa được sanh như Vũ Trụ sanh ra con người.

Tại sao Vũ Trụ biết sử dụng?  Vũ-Trụ biết sử-dụng nên trong vũ-trụ có hằng hà sa số thế-giới, các thế giới từng lớp lang thảy đều sống theo lớp lang của mình chẳng bao giờ lộn xộn. Vũ-Trụ biết sử dụng thể-hiện ra từng loài, mỗi loài thảy đều có tác động nơi nó chớ chẳng bao giờ tác động khác nhau. Từng nơi hiểu biết từng loài cho đến sự hiểu biết từng cõi, từng cảnh giới, từng địa phương, từng trình độ, từng hoàn-cảnh mỗi mỗi thảy đều có thế hệ, đều có trí-tuệ, đều có linh tánh, đều có trực biết, đều có giác-nguyên, đều có rốt ráo hoặc giả chưa rốt ráo, do Vũ-Trụ biết sử dụng ban hành như thế nào, tất cả thảy đều y như thế không sai chạy. Có người lầm tưởng cho lời nói nầy là thuyết Định-Mệnh chẳng phải thế đâu, đây chỉ biết nói thẳng, đồng chỉ thẳng VŨ-TRỤ BIẾT SỬ-DỤNG. Con người chưa biết sử dụng, nếu biết sử dụng thì đoạt đến Vũ-Trụ thoát sanh khỏi Vũ-Trụ.

Vũ-Trụ còn biết kết nạp, biết hóa chất, biết biến chất, biết phân định, biết dung-dưỡng, biết tất cả lý-sự dưỡng sinh từng nơi chốn. Có nơi thời ban thanh khí, có chỗ ban thấp khí, có chốn ban không khí, cứ mỗi nơi, mỗi chỗ, mỗi chốn trong thế-giới cùng các Cõi, các Cảnh- Giới thảy đều tùy thuộc khí-hậu mà dung dưỡng đủ loài. Lại biết phân định, biết biến chất, Vũ-Trụ phân định loài cây cỏ nào biến chất hợp hóa chi làm cho các loài cây trái mỗi thứ thảy đều có bản chất nơi nó trên Vũ-Trụ nầy. Từ nơi hóa chất kết nạp giữa hư không đầy đủ bá thiên vạn ức chất di chuyển kết nạp liền hóa chất cung đốn dung dưỡng cho tất cả Sơn-Hà Đại Địa cùng nhiều cảnh-giới vô kể đặng.

Một khi Thiền Sư biết đặng Vũ-Trụ biết sử dụng, biết kết nạp hóa chất biến chất, biết phân định dung-dưỡng, Thiền-Sư liền đem ra áp dụng. Cứ mỗi một TIỂU-NGÃ phân định nó như thế nào. Mỗi một tánh chất nầy, cùng tánh chất kia hợp giải nó ra thế nào. Từ nơi Hữu Tướng dụng Định-Tưởng trở thành Hữu-Phi đồng đẳng, kết nạp nhau nó hóa chất, biến chất, thành ra Cõi chi, nhờ như thế mà Thiền-Sư mới thấy tất cả thế giới HỮU-VÔ như thấy bản đồ thật sự.

Lúc Nghe-Thấy-Biết nơi Thiền-Sư tinh nhuệ thì nhìn đâu biết đó, nơi biết không thể diễn nói đặng, biết rất tỉ-mỉ chân thật vượt tầm. Khi Thiền-Sư nói ra hoặc giả viết vào văn tự cũng chưa đầy đủ ý nghĩa để nói lên cái biết chính mình. Dù cho có bậc nghe đặng một phần nào thì phần ấy nó cũng thuộc về Giả-Tưởng đặng nghe thôi.

Có một hôm Thiền-Sư cùng một số đi du-ngoạn đến gành đá bên bờ biển. Thiền-Sư tĩnh-tọa còn số người kia kẻ ngồi ngắm cảnh, người ngó biển khơi, trời mát mẻ, sóng biển vỗ đều đặn, mặt nước xanh xanh, Thiền-Sư vớt con Ốc Quắn dài độ hơn một tấc, màu vàng nhạt, đặt con ốc trên lòng bàn tay. Con ốc ló đầu ra nhìn Thiền-Sư, Thiền-Sư lẩm bẩm nói:  “ Tại sao ông không chịu ra, tại sao ông xây bảo-Tháp cứ ngồi mãi trong đó. Phải chịu như thế nầy, nên ra, nên ra nhận Vũ- Trụ Sơn Hà cùng khắp là Bảo-Tháp, rộng rãi hơn, thoải mái hơn, hãy ra đi, nên ra đi ” .Thiền-Sư vừa dứt lời, Con Ốc bò ra khỏi vỏ, bò chuyền trên tay Thiền- Sư, nhẹ nhàng Thiền-Sư đặt Con Ốc xuống nước.

Lạ thay, Lạ thay Con Ốc trước khi từ giã gật-đầu in tuồng thiện-cảm, Thiền-Sư mĩm cười chú-nguyện. Một chốc sau đương nhiên có ngọn sóng dâng cao hơn tất cả các con sóng thường lệ, có lưu tâm mới thấy đặng, số người thưa hỏi Thiền-Sư:

“Kính thưa Thiền-Sư, duyên gì Con Ốc được Thiền-Sư chú nguyện, con ốc bò ra khỏi vỏ? Xin Thiền Sư cho chúng tôi được nghe.” 

Lúc bấy giờ Thiền-Sư trầm-lặng chậm rãi đáp: 

Các ông hãy nghe đây:

Thời xưa có vị Trưởng-Giả họ Chu tên Kỳ, lúc bấy giờ Ta là Hàn-Sĩ Tu-Trì, nhân một buổi Ta đi qua nhà gặp Trưởng-Giả mời vào, lại đãi Ta một bữa cơm, cơm nước xong Trưởng-Giả nói: 

Kính thưa Hàn Sĩ, tôi tự nghĩ, đối với tôi có sẵn bạc tiền, có sẵn tất cả tiện nghi không thiếu sót, cứ để nó như thế nầy không ích-lợi chi, nên tôi muốn xây tòa Bảo-Tháp, trên thờ Phật, dưới tu-trì, may ra thân-tâm thoải mái.” Ta vừa nghe như thế hưởng-ứng tán thành. 

Sau ba năm Ta trở lại, tỏa Bảo-Tháp đã xây xong, trưởng-giả gặp Ta mừng rỡ, đưa Ta dạo khắp tòa Bảo-Tháp, Ta đi từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, tòa Bảo-Tháp tựa in hình con ốc ngày nay. Khi bấy giờ Ta có thịnh tình đối với Trưởng-Giả nên Ta hứa, sau nầy Ta đoạt Vô Thượng Ta sẽ giúp đỡ cho Trưởng-Giả đồng thời Trưởng-Giả phải nghe Ta, đến nay lời hứa thật sự mà Trưởng-Giả đã nghe Ta, nên mới có chuyện ở nơi trước mắt các ông.”

Tất cả số người đứng lên thưa thỉnh: “Vì sao Trưởng-Giả lại chịu báo thân hình con Ốc” ? Thiền-Sư đáp: Nơi Phước-Báo hay chỗ Chịu-Báo chưa phải con-người đang ở chỗ giàu sang nhà cao cửa lớn mà sau nầy được đầu thai vào chỗ sang cả. Các ông nhìn như thế chưa Đúng với chỗ con người sau khi chết sẽ về đâu. Các ông nên nhớ bản-năng tâm- thức nơi con người phải vượt qua tất cả tập-quán nhỏ nhen, tâm chí thù-hận, tánh nết gạt gẫm, cử chỉ điêu-thoa, mong sao cho mình có lợi, ngoài ra mặc nhiên không biết đến, lề lối như thế dù cho nơi kiếp hiện tại làm quan quyền hay giàu có cho mấy chăng vẫn bị sa đọa. Khi ông Trưởng-Giả Chu-Kỳ đặng phước-báo có cơ hội xây Bảo-Tháp thì chính nơi thân-mạng ông ấy phải Tâm-Thức sửa đổi tánh-tình, chớ nên ỷ lại tiền bạc, vượt qua tất cả ích kỷ khinh người để tu thì Bảo- Tháp mới có giá trị. Chớ cứ ôm lòng Tự-Ngã, nuôi mộng vọng tham không phát sanh phước điền, chưa làm gì cho thân tâm ích lợi, đó gọi là tu Bảo-Tháp chớ chưa tu thân mạng. Nên chi trong một thời nơi Công-Đức trước nay đã tiêu dùng hết phước làm gì không chịu báo vào Con Ốc.”

“Kính thưa Thiền-Sư, vì duyên gì, vì phước chi Trưởng-Giả đặng một kiếp sung sướng như thế?” 
Thiền-Sư nói: “Các ông nên biết, đứng làm con người luôn luôn mỗi một kiếp nó có một cơ hội, cơ hội ấy nó gặp dịp may phát triển hay gặp nhân duyên phát sanh, khi có nhân-duyên phát sanh chẳng chịu phát sanh thời nó vẫn diệt, lúc gặp dịp phát triển chưa chịu phát triển vẫn bị đói nghèo.

Có một kiếp Trưởng-Giả gặp đức Nhiên-Đăng Phật ra đời, Chu-Kỳ Trưởng-Giả tuổi đã quá cao, nghe tin Phật, bèn tùng theo với một số người đến lễ bái, lễ-bái xong ngồi lại một bên, đương nhiên Chu-Kỳ nhìn thấy ĐÔI DÉP Đức-Phật, dưới ghế tòa Sư-Tử bị lệch, Trưởng Giả quỳ sát gần sửa đôi dép lại cho ngay ngắn, Đức Nhiên-Đăng nhìn thấy, chứng-minh Công-Đức một kiếp có Nhân-Duyên, một đời sung sướng. Sự Chứng-Minh nơi Đức Phật cho Trưởng-Giả nên mới gặp Ta, đồng thời khởi sanh Tâm xây Bảo-Tháp. Khi Ta đến lần thứ hai thăm viếng, sau khi Ta đi thời Trưởng-Giả dùng nơi Bảo-Tháp sống cho yên thân, tu trong hình-thức an lành chớ chưa biết chính mình phải sửa đổi, như ta thường nói, trưởng-giả cứ theo quan-niệm tuổi thọ kéo dài khá lâu, đến ngày lâm-chung mến tiếc nên chịu báo trong hình-thức Con Ốc vậy.”  Lúc bấy giờ Thiền-Sư giảng giải xong, chúng tôi vẫn ngồi yên, trời mát mẻ, tiếng sóng vỗ êm lìm. Thiền-Sư nói tiếp ?

VŨ-TRỤ LÀ MỘT KHO

TẠNG HÀM CHỨA

Vũ-Trụ chính là một kho-tạng hàm chứa vô giá, không bao giờ Dư- Thiếu, mất mát nơi đâu cả. Vũ-Trụ còn tinh-nhuệ gìn giữ cất giấu hình- ảnh từ ngàn ngàn xưa nay vẫn y nguyên như cũ. Vũ-Trụ còn sắp xếp hằng vô vô tỷ Cái-Biết khắp nơi trong vũ-trụ về với Trọn Biết của Vũ-Trụ, Vũ-Trụ còn sắp xếp tỷ tỷ chất phẩm, mỗi chất phẩm như thế có hàng tỷ tỷ thứ bậc, không bao giờ lầm lẫn sai biệt tí nào. Từ một giai-cấp của con người nơi giai-cấp đó có vạn vạn trình-độ ý muốn tư- tưởng khác nhau, đối với Vũ-Trụ đã sắp sẵn, không lẫn lộn rất linh động tế nhị vô cùng.

Tất cả những vật-dụng, từ Cõi-Trời đến Cõi-Người chung khắp Tam- Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, khi nó bị hư hao tiêu mất, dưới mắt con người, dưới mắt các cõi cho đó là mất. Chớ đối với Thiền-Sư nó vẫn còn, vì sao? Vì nó vào Kho-Tạng của Vũ-Trụ, đứng yên hay để yên, đến lúc có khởi-sanh nó liền ứng chất thành ra hình sắc vật dụng như cũ. Cũng như có kẻ hút thuốc lá, điếu thuốc cháy, liền có chất thuốc trong khói thuốc, khói thuốc bốc lên hư-không, nó tìm cây thuốc nhập vào gọi là Lá Thuốc, các phẩm vật như Trầm Hương các chất đốt thảy đều như thế, từ có Hình-Tướng bị hoại tan rã vẫn trở về hư không Vũ- Trụ không thiếu sót dưới mắt con người không thấy được cho đó là VÔ-TƯỚNG, thật ra nó chưa phải HỮU hay VÔ chi cả. Nói chung lại từ vật dụng của con người cho đến Ngôn-hạnh cử chỉ và tư cách trình độ qua giai-cấp, trong quả Địa-Cầu nầy, đối với con-người đã từng sống, đã từng thấy, đã từng nghe, cũng đã từng biết. Khi con người nhìn thấy nó tan rã, đương nhiên tự nó, nó trở về hư-không Vũ-Trụ vào nơi sắp xếp sẵn của nó, gọi là Hàm-Chứa, chớ không mất đâu cả. Ví như: Khi con người nói ra, lúc dứt lời nói, con người ngỡ rằng lời nói kia mất, chớ thật ra lời nói còn mãi mãi, nó chạy vòng trong vũ-trụ từng đoàn, quay cuồng trong hư-không bất diệt, chẳng khác nào như cuộn BĂNG thu thanh, khi cuộn băng thu xong, con-người không thể nào nhìn thấy cuộn băng biết được nói những gì, phải cần lấy chiếc máy Phát-Thanh thì chừng ấy mới nhận nghe đặng. Đối với con người, khi làm lúc nói, khi dùng lúc an-nghỉ mỗi mỗi đều sắp xếp hư-không Vũ-Trụ, đến lúc hợp tình, hợp cảnh nó liền ứng-hiện không sai tí nào cả. 

 

VŨ TRỤ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

 

Vũ-Trụ đối với con người cùng vạn-vật, từ hình-sắc, đến chưa hiện hình-sắc thảy đều nhiếp-thu sắp xếp nơi Hàm-Chứa Kho-Tạng. Vũ- Trụ lại là Đại Khoa Học Siêu-Đẳng, Đại Triết-Lý Thượng-Đẳng, tất cả những gì trong vũ-trụ Tam-Thiên Thế-Giới Vũ-Trụ thảy đều Thượng- Đẳng tất cả. 

Vũ-Trụ trợ giúp cho con-người cùng các sinh-vật có cái Nghe-Thấy- Biết tinh nhuệ thần-thoại Siêu Nhân, Siêu-Thiên, Siêu Tiên – Thần mà chính con-người cùng các nhân-loại không hiểu chi cả ngỡ nơi ấy là của mình.

Thân-Mạng con người khi kết hiệp đầy đủ liền có cái NGHE-THẤY- BIẾT, nhờ NGHE-THẤY-BIẾT làm đường-dây liên lạc giữa con người với vũ-trụ, sự tương-quan mật thiết, nơi khẽ động giao-cảm trong con đường dây ấy không sai chạy, có những gì Vũ-Trụ diễn tiến vũ-trụ phát sinh, vũ-trụ hóa giải thảy đều tương ứng nơi con người với Vũ-Trụ.

Nhưng đối với Con-Người hiếm bậc đã biết. Họ tự đem tư-tưởng cái Nghe-Thấy-Biết nhịp nhàng với vũ trụ sai chạy khắc biệt, trở thành quan-niệm Tư-Hữu, đương nhiên nó phải bị riêng rẽ hai khối VŨ-TRỤ với CON-NGƯỜI.

Từ chỗ sai nầy đến chỗ lầm kia làm sao hiểu-biết Chân-Đế Vũ-Trụ Con Người đồng nhất. Nên chi con người cứ theo tư-tưởng sai biệt mà cho là tư-tưởng nơi suy-tưởng đúng, do đó mới nhìn Vũ-Trụ làm đấng Thượng-Đế ban lành hoặc Ông-Trời nhỏ phúc, trở nên quá nhiều màu sắc, quá lắm quan-niệm theo ý-thức mình đối với Vũ Trụ Nhân-Sinh, đối với Lý-Trí giữa con người với con người tranh đấu.

Đạo-Phật cũng phải chịu chung nơi quan-niệm của con người trong thế hệ nầy. Chớ con người nào có hiểu Đạo-Phật đứng ngoài tất cả, lại nhìn chung tất cả mà đặng cái NGHE-THẤY-BIẾT chung cùng với Vũ-Trụ CON-NGƯỜI ĐỒNG NHẤT. Đạo-Phật đã nói rất nhiều, nói rất rõ ràng cốt cho con người hiểu-biết Vũ-Trụ với Con-Người. Nhưng càng nói nhiều bao nhiêu lại càng rắc rối bấy nhiêu, vì bị trong vòng Lý-Đoán của con người sanh ra rối loạn. Chỉ vì con người chưa nhận- định căn bản để mà nhận-định, nếu con người có tỏ rõ nơi nhận-định căn bản, liền biết nhận định đến Cơ-Bản mà Tri-Kiến Giải-Thoát, đây là lời nói rất thiết thực chân-thật đọc giả nên lưu ý.

Đạo-Phật tìm phương-thức để cho con-người chính mắt họ đã trông thấy Vũ-Trụ là một Kho-Tạng hàm chứa từ HÌNH SẮC đến chưa có hình sắc thảy đều sắp xếp trong Kho-Tạng, cốt con người hiểu biết tường tận đoạt đến NHƯ-LAI TẠNG, nhờ trí-tuệ thoát siêu mà hoàn toàn giải quyết vũ-trụ.

Nên chi mới trao cho con người cố tạo cho đặng CẶP MẮT THIỀN- SƯ, gọi là NHƯ-LAI NHÃN TẠNG mới có thể nhìn nhận lời trên nói chân thật.

Khi con người Khởi sinh tư-tưởng, tư-tưởng khởi sinh, tư-tưởng bị diệt đó cũng gọi là chiếc máy nổ chưa có hướng-định, tư-tưởng tư duy gọi là tư-tưởng cầu-an. Nơi tư-tưởng nó có muôn ngàn lối nơi nó, nó tùy theo Bản-Năng Khả-Năng một khi tư-tưởng có định-hướng thì nó mới hành sự, gọi là: TƯ-TƯỞNG LÀ MẸ ĐẺ HÀNH-ĐỘNG.

Con người muốn đặng Cặp Mắt Thiền-Sư, ít nhất phải theo Pháp-Môn THIỀN đưa tư-tưởng có hướng-định, đem con người vào một lối Nghe-Thấy-Biết có tiêu chuẩn, làm con người kia thành một chiếc máy Ra-Đa thu nhận, vì con người trót đã lạc hướng Vũ-Trụ cùng con người.

Thiền-Sư vừa nói đến đây, lại vừa hỏi cùng với giải đáp như sau: 

“LÀM THẾ NÀO ĐƯA TƯ TƯỞNG CÓ HƯỚNG ĐỊNH?”

Muốn đưa tư-tưởng có hướng định, trước tiên hãy ngồi xóa hết tư- tưởng, cho thân-tâm rỗng-rang đương nhiên không khởi tư-tưởng, nhưng trước mặt vẫn nhìn thấy. Nơi thấy ấy bất luận thấy chi cũng được, gọi là: Không tư-tưởng mà tưởng, không thấy mà thấy, miễn sao cái thấy không khởi, miễn sao cái tưởng không khởi, vì có khởi tức nhiên cái khởi thuộc về VỌNG, không khởi đương nhiên có tư-tưởng, đương nhiên có nhìn thấy thì mới bước vào nơi thật thể thừa hành vũ- trụ để mà thấy, để mà tự biết, đặng mà đặng nghe.

Các ông cũng nên nhận-định rằng: Nơi trực thấy, nơi tự biết, nơi đặng mà đặng nghe không có nơi ràng buộc vọng khởi, vì sao? Vì tư-tưởng khởi sanh liền đó tiếp diễn khởi diệt, hai nơi sanh-diệt thảy đều có nguồn vọng-khởi, thảy đều sai lầm tư-tưởng. Nếu trường-hợp các ông gặp phải diễn cảnh nào hoặc giả đứng trước một người nào chẳng hạn mà các ông dùng Khởi-Sanh để quán-xuyến thời các ông bị sai thấy, vì nơi thấy trong lý-đoán khởi sanh vọng tưởng, trở thành bị sanh liền có Đối-Tượng, bị sanh nghi ngờ, bị sanh đố-kỵ, bị sanh vướng vào Cá- Tánh Cá-Nhơn. Do lẽ ấy nên chi những bậc Quang-Minh Chính-Đại nhìn bằng đôi mắt quân-minh vô tư quán sát, cốt tránh khởi sanh đối- tượng nghi ngờ.

Khi các ông thực hành hoặc Tu Thiền-Tọa xóa tư-tưởng đến nơi, không tưởng mà tưởng, đoạt đến mức đương nhiên không ràng buộc THƯỜNG-TƯỞNG đến ĐỊNH-TƯỞNG, định-tưởng nầy gọi là BỒ- TÁT ĐỊNH. Còn hàng Tiên-Thần đến các bậc tu tiên dùng ĐỊNH- TƯỞNG KHỞI ĐỊNH, huân tập Định mà thành. Hai lối Định đồng một văn-tự, nó khác với hành-sự tu hành. 

Đối với con người đa số đã sẵn có lối Bất Chợt Thấy, đương nhiên biết, chớ chẳng riêng gì bậc tu Thiền mới có, bậc tu thiền cùng với con người chưa tu có khác hơn là nhẹ thấy, nhẹ biết, cùng với nặng thấy chậm biết đó thôi. Khi con người lối Thấy bất chợt, trực biết tự nhiên cho đó là LINH-TÁNH hay TÁNH LINH cũng thế. Chớ nào ngờ: PHIM-ẢNH vũ-trụ đã thu-nhiếp sắp xếp hàng trăm năm hoặc hơn thế nữa, nay mình chợt thấy. Ngày nay Khoa Học đã tìm ra được loại Phim-Ảnh nầy, nhờ như vậy nên mới sáng tạo Vệ-Tinh chụp hình lúc cần đến đỡ tốn hơn là thu ảnh vũ-trụ đã chụp

Nói đến sự lần tiến nơi con người, sự khôn khéo kỹ- thuật thẩm mỹ con người phát sanh, có lắm bậc lưu ý từ một khởi điểm có triển vọng phát sanh, liền khai thác khởi điểm nương theo thực hành đoạt đến đích phát triển một món vật dụng. Kể từ cái Thấy trước cảnh đẹp họ sáng tạo đặng chiếc Máy-Ảnh, sau phát triển đến Phim-Ảnh làm cho cảnh vật linh-động,đến sau thu tiếng nói nhịp nhàng nơi Phim-Ảnh, đến những cuộn băng thu thanh tiếng hát lời ca Sự phát triển kỹ-thuật khéo léo thẩm-mỹ nơi con người không kể hết đặng.

Nếu bậc có ý-trí nhìn vào món hàng Nhân-Tạo nó có cái cao đẹp khác nhau, nó có trình độ tiến hóa mỗi nước, mỗi người sáng tạo hoặc phát triển. Khi nhìn đến Thiên-Nhiên sáng tạo, thiên nhiên cấu kết từng hạt cát đến viên sõi qua các dãy núi đều có thẩm mỹ, đều có kỹ-thuật, đều có linh-động mỗi nơi khéo léo không thể nào nói đặng.

Con người sáng tạo phát triển, Vũ-Trụ cung-cấp nguyên liệu, vũ-trụ hỗ trợ cho con người, con người đặng khôn ngoan lần tiến nhờ vũ-trụ khai thông nguyên liệu, nhờ khởi điểm phát sanh, nó cứ thế tiến mãi đến chừng con người tiến về sản xuất, về năng lượng phát triển tận cùng của con người liền bị diệt vong xóa mờ tất cả. Do tại sao bị diệt vong? Do năng-lượng có chừng, số lượng kết hợp hóa sanh phát-triển có mức, con người vì cạnh tranh cứ mãi tiến, cứ mãi đi đi đến mức cùng bị vong diệt.

Đứng chung trong Vũ-Trụ có Tam Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, các Cõi Tiên-Thần Rồng-Người từng lớp lớp. Đứng chung Hoàn-Cầu có các nước Anh-Pháp-Nga-Mỹ, Trung Quốc, Việt-Nam cùng các nước khác. Đứng vào một nước có từng giai cấp, từng trình-độ, từng lớp khôn-dại, giàu-nghèo, đó là một sự thường của Vũ-Trụ.

Nhược bằng trong Vũ-Trụ có Phật-Quốc không – chưa phải là vũ-trụ mà là Phật-Quốc. Nếu đứng trong Hoàn-Cầu có một nước nào đó không, ngoài ra không có các nước thời gọi là Nước Đó chớ chưa phải Hoàn-Cầu. Bằng một nước kia có một lớp người, một giai-cấp không từng lớp khác thì nó như thế, nó cũng gọi là lớp con người chớ chưa phải một nước, đó là sự thường kết nạp nó như vậy.

Nói đến Vũ-Trụ với Con Người, con người chưa bao giờ biết đặng vũ- trụ có hàng Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới. Mỗi Thế-Giới Tiên-Thần mức sống tầm sống vật dụng tinh xảo tốt đẹp gấp ngàn lần thế giới con người. Sự linh-động thông thái mỗi lớp cao kiến, mỗi tuần trời, mỗi Cõi, mỗi Cảnh-Giới đều có Chế-Độ sự nghiệp khác nhau, vì hiểu biết bất đồng nên nó có như thế. Thế-Giới Con-Người cùng các Thế- Giới chư Thiên, chư Tiên khó biết nhau, khó hiểu nhau, khó gặp nhau, không khác nào mỗi Thế-Giới là một giống Vi-Trùng trong Thân-Thể, trong thân thể có bao nhiêu giống Vi-Trùng không bao giờ nó biết nhau, không bao giờ nó chung nhau một cái sống, đối với Thế-Giới con người cùng các Thế-Giới cũng thế.

Đứng về Vũ-Trụ sanh mà nói, cũng được gọi là Thiên-Nhiên Sanh, thì chỉ có hóa sanh kết tạo mà thành. Sự kết tạo thiên nhiên chung gồm đủ chất trong Vũ-Trụ hóa sanh một giống. Cho nên một giống cây kia, cây ấy đã có Cái-Biết, nếu nó không biết làm sao nó lại hút màu mỡ để nuôi cây thành trái? Khi cây đó héo khô đến mục nát tự sanh con Mọt, chính con Mọt là cái-biết thoát ra khỏi cây. Thật ra tất cả hiện vật trong vũ-trụ thảy đều nơi vũ-trụ hóa sanh, nên chi chất nào con người kết hợp đều có sẵn Chất-Hóa chớ con người làm sao sáng tạo Chất-Hóa? Con người chỉ lấy hiện vật có sẵn kết nạp với nhau gọi là Biến-Chất. Dù cho con người có tiến bộ đến đâu, khám phá vũ-trụ, dạo khắp hành-tinh, không ngoài thu nhặt hiện vật nơi hành-tinh đem về thực-nghiệm, nào biết được PHI VẬT là chất chưa hóa sanh ra hiện vật. Chỉ trừ ra, con người dùng Trí-Tuệ khám phá thân-mạng, lúc khám phá xong chừng ấy mới tỏ rõ Vũ-Trụ.

Khi con người đã có Thân, thì thân ấy bị vũ-trụ hóa sanh, bị toàn chất trong vũ-trụ kết hợp thành thân, liền phải bị sống trong thế hệ của con người cho nên con người tài giỏi, tiến bộ đến đâu chăng cũng có quyền Biến-Chất hay Hóa-Chất chớ không thể sáng-tạo Hóa-Sanh.

Cũng như con người đã bị sắp xếp vào giai-cấp thì con người đó có thể vượt qua đủ trở ngại tiến lần lên từng giai cấp gọi là BIẾN CHẤT hoặc Hóa-Chất chớ không thể HÓA SANH thân khác được. Dù cho con người đó vươn mình hiểu biết Siêu Đẳng thành Phật chăng thân thể vẫn y nguyên chờ Viên-Mãn nhập Bát-Đại Niết-Bàn mới Hóa- Sanh Bát-Đại.

Bản-Thân thuộc về bản chất con-người có thể biến chất không thể Hóa- Sanh. Duy có Trí-Tuệ mới có quyền HÓA-SANH. Thiền-Sư nói đến đây ngưng giây lát nói tiếp: Các ông cũng nên biết, tại sao Trí-Tuệ có đủ quyền hóa sanh còn Thân-Mạng không thể hóa-sanh?

Trí Tuệ thuộc về NHƯ-LAI TÁNH, còn thân mạng thuộc về Phật Tướng. Phật-Tướng có quyền nâng các ông từ phàm-phu đến Phật- Tướng gọi là Biến-Thể chớ chẳng phải là Hóa-Sanh. Còn Như-Lai Tánh nâng các ông rốt ráo viên tịch hóa sanh Niết-Bàn.

Nếu các ông dùng Trí, trong giờ phút nào đó, các ông chủ quán mình là Lãnh-Tụ Hoàn-Cầu, bá vạn binh sĩ, hai hàng quan quân, không ai đến bắt các ông cả. Nhược bằng dùng lời nói đến thân-thể các ông liền bị điên rồ, cuồng-vọng lại còn hại đến mạng thân.

Các ông nên lưu ý, Trí-Tuệ sáng soi tư-tưởng kiểm-điểm hành sự đã qua cùng sắp đến, tư-tưởng sanh diệt chung khắp mọi người và chính mình vẫn đang chạy theo tư tưởng sanh-diệt ấy. Tại sao mình vẫn theo tư tưởng khởi sanh diệt mà mình nhìn thấy con người một bên mình có tư-tưởng, mình biết đặng tư-tưởng nơi họ? Tại vì chính mình đang theo một GIẢ-TƯỞNG khác với Giả Tưởng bên kia thành ra nhìn thấy. Nếu đồng một Giả-Tưởng thì không thấy. Nếu như chính mình đang ưa thích thân cận với một người nào đó, mình nhìn thấy họ với mình đồng phải, đôi lúc mình nhìn họ có chỗ trái với mình, thì các ông cũng nên soi lại! Họ vốn nhìn nơi mình cũng đồng như mình nhìn họ. Đó gọi là đồng một TIỂU-NGÃ sai lệch khi Giả-Tưởng khác nhau nên mới thấy như thế.

Trên đã nói mỗi một con người có BÁ-THIÊN VẠN ỨC TIỂU-NGÃ GIẢ-TƯỞNG, con người thường bị tư-tưởng Giả-Tưởng sanh diệt, từ nơi TIỂU-NGÃ nầy đến Giả Tưởng nọ không ngừng, nên dụng Trí- Tuệ soi từng TIỂU-NGÃ của một kẻ cố thủ cho quan điểm nơi mình là đúng, đến kẻ kia lại có một TIỂU-NGÃ khác hơn vẫn cho mình là phải. Kẻ kia nhìn kẻ nọ phê chỉ khen chê. Các ông thử nghĩ mỗi người đều mang vào mình Bá-Thiên vạn ức Tiểu-Ngã, hết tiểu nầy đến tiểu khác mà gay cấn nhau mãi, khi hiệp lúc tan từ tư-tưởng đến cử-chỉ nó cứ mãi phân trách, nó cứ mãi dị biệt quanh quần tìm chẳng ra lối thoát.

Khi con người có Trí-Tuệ lần qua các Tiểu-Ngã, lần rõ biết đặng Giả- Tưởng là bề vỏ của Tiểu-Ngã. Từ nơi hiểu biết nhỏ hẹp, đến lúc tỏ rõ lớn lao không còn dùng Trí-Tuệ nữa mà chỉ duy nhất nhiếp-thu cho rõ ràng Bá-Thiên vạn ức Tiểu-Ngã với Giả-Tưởng, liền được gọi là ĐẠI- TRÍ, cũng đặng gọi là Bồ-Tát Trí vậy.

BỒ-TÁT TRÍ phải thi hành cốt tỏ rõ những Giả-Tưởng của mọi người, tứng lớp lớp người sống theo Giả Tưởng nó như thế nào, tự nó mơ ước ảo-huyền đòi hỏi ra sao? Nếu nó hành-sự thì tác tệ như thế nào? Bằng nó phát ngôn ý-trí giả-tưởng nơi nó, nhiều người hưởng-ứng nó vui mừng ra sao? Bằng họ không hưởng-ứng nó tự sanh hờn giận ghét vơ hoặc bắt bớ đánh đập như thế nào? Gây ra Nghiệp-Quả, căn quả ra sao? Tất cả Giả-Tưởng Bồ Tát lìa BẢN-NGÃ, TIỂU-NGÃ mà quán- sát, mọi người cùng với chính thân mạng mình, đặng thâm nhập thật biết sau khỏi lầm nơi Giả-Tưởng Sở-Đắc Pháp-Giới Hành-Thâm.

Khi Bồ-Tát sở-đắc Pháp-Giới tỉ mỉ, mới thật biết Giả-Tưởng chính là khởi sanh, khởi diệt tư-tưởng, tư-tưởng sanh-diệt thảy đều là Giả- Tưởng, Giả-Tưởng cố thủ đưa về TIỂU-NGÃ GIẢ-TƯỞNG. Sau đó Bồ-Tát mới Hành Thâm BÁT-NHÃ, cốt rốt ráo TIỂU-NGÃ thật biết tỏ rõ Tiểu Ngã mà Sở-Đắc BÁT ĐẠI, đến tròn Bổn-Nguyện viên mãn mà tường tận NIẾT-BÀN, được gọi chung là BÁT-ĐẠI NIẾT-BÀN.

Các ông cũng nên biết rằng: Trong Vũ-Trụ nầy một vị Chánh- Giác rốt ráo Bá -Thiên vạn-ức Tiểu-Ngã mà thọ-chứng Bát-Đại Niết-Bàn rất hiếm. Duy chỉ có một vị chớ chưa bao giờ có đến hai vị, đừng nói rằng đến năm, mười vị hoặc giả có hàng trăm vị, vì sao?  Vì ĐẠI- NGÃ là một Linh Hồn Tối-Thượng Chánh-Giác, ngoài đại-ngã có bá thiên vạn ức TIỂU NGÃ. Mỗi một Tiểu Ngã như thế thành tựu lấy một CÕI hay một THẾ GIỚI hoặc một CẢNH GIỚI. Cũng như: Ma Quỷ, Quái-Tặc, Tinh-Yêu, Rồng-Người, Thiên Nhân, A-Tu-La, Súc- Sanh, Ngạ-Quỷ, Địa-Ngục, cho đến Tiên Thần, Thánh-Phật, mỗi mỗi Tiểu-Ngã đều Cảnh-Giới, đều là thế-giới kể không thể nào hết đặng, vì Bá-Thiên vạn ức tiểu-ngã có Bá-Thiên vạn ức cõi và Cảnh-Giới. Nhược bằng các ông mỗi ông cố-thủ lấy một Tiểu-Ngã thì nơi tiểu- ngã của ông nó có Bá-Thiên vạn ức Giả-Tưởng, Giả Tưởng đó nó chu tất cho tiểu-ngã, nó gìn giữ cho Tiểu Ngã khỏi thoát ra ngoài lập thành một nếp sống về lý-tưởng của nó mà thành đạt riêng của nó. Nếu có người hướng về Tiên Đạo, tánh tình họ đã có sẵn nhiều ít về Tiên, đến ưa thích tu Tiên, sau khi Tư-Tưởng Giả-Tưởng đưa họ đến Tiểu-Ngã, họ chấp Tiên-Đạo là cao-cống, là thiết thực hơn cả khó làm cho họ nhận-định được Phật Đạo.

Bằng có kẻ tôn-trọng kính-cẩn về THẦN-LINH Tư Tưởng huân tập thành tựu Giả-Tưởng, giả-tưởng nung đúc thần-đạo huân-tập, họ nhìn nhận Thần-Đạo Linh-Thiêng cứu-độ hiện hữu là cao cống đứng nhất chưa có đạo nào hơn đặng mà thủ chấp.

Nếu có người khởi lòng Thần-Quyền Thánh-Mẫu tôn thờ Mẫu, cầu vái giáng bút cơ hoặc trai-đàn ứng-khẩu, sau khi huân tập Giả-Tưởng, phát sanh tư-tưởng quá tin, thời nhìn thấy không nơi nào hơn Thánh- Mẫu mà thọ chấp.

Bằng có kẻ tin Cô, Bà, Thần Cấm, Thần Két hoặc Ma-Quỷ, tùy thuận đồng hợp Tiểu-Ngã ưa thích liền có tư-tưởng tôn-sùng, giả-tưởng tùng theo một nếp-sống lý-tưởng nơi họ, đồng chấp nhận hơn tất cả, ngoài ra chưa có gì hơn mà thọ-ngã.

Nếu có người chưa vào Đạo nào, chưa tin ai cả vẫn sống lập dị Tiểu- Ngã, ngỡ rằng như thế là hơn cả tư-tưởng Giả-Tưởng thảy đều làm như thật để cho người kia yên trí chính mình cao hơn ai cả mà thọ chấp.

Bằng có Kẻ Không Tin Trời-Đất, quỷ thần, không tin ma-quái, có làm mới có ăn, chưa làm thì phải đói, liền có Tiểu-Ngã in tuồng như thật, tư-tưởng Giả Tưởng vẫn phục vụ cao cống, vẫn phục vụ như thật mà cố thủ.

Nếu có người cho ta đã thành Phật, thành Thánh hay ta đạo-đức chưa ai bằng, mỗi một nhận định in tuồng như thật, từ cử chỉ đến trạng thái in như Phật Thánh, đạo-đức, thuyết-giải toàn đạo-đức hành sự như Thánh, Phật gieo rắc toàn thần-thánh hóa đem đến cho con người toàn diện mơ màng Phật Thánh, chớ hiếm bậc hóa giải rành mạch đem đến sự ích lợi Kiến-Tri.

Những bậc nầy đa số mơ màng, miệng nói mà tâm chưa biết, thuyết giả nhưng chưa biết soi giả để hoàn chân, thuyết-giả nương theo giả ngỡ thật đâm ra cạnh tranh phỉ báng, họ lại lìa Tiểu-Ngã mà Thọ-Chấp Giả Tưởng, họ theo Giả-Tưởng nên ngỡ mình thành Phật, thành Thánh, thành chân tu Đạo-Đức. Những bậc nầy dù cho họ có thành Phật, thành Thánh chăng cũng vẫn phật thánh Bản-Ngã Giả-Tưởng thế thôi.

Lúc bấy giờ số người đứng lên thưa hỏi: “Kính thưa Thiền-Sư, như thế thì Tam-Thiên Đại-Thiên Thế Giới, Rồng-Người, Càn-Cát, Đà-La-Ni, Lục-Đạo Tam-Giới hết thảy, cùng hết thảy đều lầm nơi GIẢ-TƯỞNG, lầm nơi TIỂU-NGÃ mà trở thành hết sao?” Thiền Sư đáp:  “Đúng như vậy, đúng như vậy. Vì lầm nơi Giả-Tưởng thành tựu nên mới sanh- diệt, diệt-sanh trong Vũ-Trụ, nên chi Đạo Phật, đức Phật thường căn dặn: “CÒN MỘT HOA-ĐỐM LÀ CÒN MÊ LẦM, còn một Kiến- Chấp còn Sanh-Tử.”

Thiền-Sư nói đến đây, nhìn ra biển khơi song-biển nhịp nhàng từng cơn sóng. Chúng tôi hồi-tưởng lại lời nói Thiền-Sư. Núi trời xinh đẹp, sóng nước thảnh-thơi, chúng tôi mới nhìn lại cuộc đời đang sống trong cơn ảo tượng. Bỗng nhiên Thiền-Sư nói: “Nầy các ông, nếu các ông biết so sánh Vũ-Trụ với con-người nó không riêng, không khác, vì sao? Vì Vũ-Trụ có THỂ-CHẤT nơi Vũ-Trụ, còn các ông nó lại có TIỂU- NGÃ, GIẢ-TƯỞNG. Từ nơi một Thể, chung gồm có Bá-Thiên vạn ức chất hợp thành hóa sanh một đơn vị, đơn vị ấy chẳng khác nào như Gió chẳng hạn, như Nước, như Đất, như Lửa đủ các Thể-Chất hóa- sanh Sơn-Hà Đại-Địa, Hóa-Sanh các nơi trở thành Tam-Thiên Đại- Thiên Thế-Giới cùng cõi Rồng-Người đến sinh vật Tứ-Loài chẳng thiếu sót. THỂ-CHẤT rất linh động tinh-vi tế-nhị thanh-thô đầy đủ, khó diễn-giải cho hết đặng, nên ĐẠO-PHẬT gọi Thể-Chất đó là: NHƯ-LAI TẠNG.”

Thiền Sư nói đến đây, nhìn chúng tôi thấy vẻ-mặt của chúng tôi vui vẻ đón nhận Ngài bèn nói tiếp:

 

THỂ CHẤT CÙNG TIỂU NGÃ GIẢ TƯỞNG ĐỒNG NHẤT

“Vũ-Trụ với con người, tuy hai văn-tự, hai thế-hệ lớn nhỏ khác nhau, nhưng chính nó là một, vì sao? Vì con người Thể-Hiện Ứng-Thân tiếp nối với Vũ-Trụ, thừa hành tất cả những gì vũ-trụ đã có sẵn chưa mang ra đặng thì con người tìm được mang ra, con người lại lầm tưởng nơi mình sáng tạo.

Đối với Con Người đã có sẵn đường dây tiếp-nối với Vũ-Trụ, đường dây ấy là TIỂU-NGÃ, Bá-Thiên vạn ức Tiểu-Ngã trùm khắp Vũ-Trụ, mỗi Cõi, mỗi cảnh giới đều đã có sẵn Tiểu-Ngã. Nên chi con người tu Phật có Tiểu-Ngã Phật, tu Thánh có Tiểu-Ngã Thánh, tu Tiên có Tiểu- Ngã Tiên, đến tận cùng Địa-Ngục vẫn có sẵn Tiểu-Ngã của mình ở Địa-Ngục. Nếu con-người không có sẵn thì không bao giờ tu thành Vị-Thứ hay Quả-Vị, không bao giờ có Địa-Ngục để mà sa vào.

Nói đến sự hiện diện con người ở Thế-Nhân có Tiểu-Ngã Nhân-Thế. Nếu có một con người nào có lập-trường về với Tiểu-Ngã chính mình tại Thế-Gian, liền tường tận được tất cả trên đời họ sống nhau bằng GIẢ-TƯỞNG chính mình trở lại với Tiểu-Ngã, thì các ông cũng nên biết: Bậc như thế gọi là SIÊU-NHÂN hay THÁNH-NHÂN, Tiểu-Ngã nghe giảng, nghe nói ngỡ rằng dễ biết, dễ hiểu nhưng thật ra khó biết đặng Tiểu-Ngã chính mình? Vì tư-tưởng mãi suy nghĩ, mãi tìm tòi theo Giả-Tưởng sống nơi Giả Tưởng nhiều hơn mình biết mình đặng. Cho nên con-người biết việc thiên-hạ, biết những người chung quanh lầm lỗi nhiều hơn chính mình tự soi để biết lấy mình. Khi bậc Siêu- Nhân tự soi mình đặng biết người, tự lấy Giả-Tưởng của mọi người chừa bỏ giả-tưởng nơi mình vương mang. Đạo-Phật thật biết con người xa lìa TIỂU-NGÃ chạy theo GIẢ-TƯỞNG cầu lấy hư-vị, cầu lấy hư danh, ưa thích khen tặng, đeo đuổi Tham Muốn, nên mới dạy TÌM CHƠN-TÁNH ĐỂ TU, hay dụng Thể-Tánh tự soi vọng đảo, gọi là con đường Tự-Tánh Tỏ-Tánh, đến lúc Minh-Tâm Kiến-Tánh, khi bấy giờ nhìn thấy Tâm mình vọng đảo, tánh mình an nhiên, được gọi là THỂ-TÁNH cũng là TIỂU-NGÃ vậy.

Sự tham vọng Giả-Tưởng nơi con người nói nó không cùng, nó có tham-vọng như thế nó mới phát-triển tất cả các Đồ-Dùng, nó có hoài vọng mới tìm ra CƠ-GIỚI, nhờ nơi tham vọng không ngừng nên chi ở thế-gian con người chạy theo cạnh-tranh phát triển đua theo hơn thua được mất mà vươn mình sáng tạo đủ thứ hiện vật, đủ tất cả khả-năng con người phơi bày trên trái đất nầy, ngoài ra còn chẳng biết bao nhiêu Cảnh-Giới, chẳng biết bao nhiêu Cõi thảy đều nằm nơi Giả Tưởng phát triển. Như trên đã từng nói vạn loài hóa chất phát-triển, vạn-chất Vũ-Trụ hóa-sanh để cung cấp cho con người cùng các Cõi, nó nhịp nhàng chẳng khác nào CON-THOI dệt cửi, do đó mới gọi Thể-Chất cùng Tiểu-Ngã Giả-Tưởng đồng-nhất.

Còn đứng về phương diện mà nói: THỂ cùng TIỂU-NGÃ nó có liên hệ mật thiết với nhau vô cùng, nó chính là sự tiếp nhận thành tựu nơi con người với Vũ-Trụ từng lớp, cũng được gọi là: CHẾT SẼ VỀ ĐÂU, hay Chánh-Báo cùng Chịu-Báo trong Vũ-Trụ cũng là con đường Luân- Hồi Sanh-Tử, thay hình đổi kiếp vậy, các ông hãy nghe cùng nhận định kỹ càng, trên bước đường Vũ-Trụ với con-người.”

Lúc bấy giờ chúng tôi yên lặng chăm-chỉ nghe, bất chợt Thiền-Sư hỏi: “Các ông nhận thức như thế nào?” Chúng tôi đồng đáp: 

Theo nơi nhận-định của chúng tôi, thì mỗi con người có đến Bá-Thiên Vạn-Ức Tiểu-Ngã, bá thiên vạn ức Tiểu-Ngã ấy trải khắp Vũ-Trụ, tùy thuận các Cõi, các cảnh-giới tiểu-ngã an-trú không thiếu sót Ta- Thiên Đại-Thiên Thế-Giới. Thiền-Sư gật đầu khen phải, liền hỏi tiếp: “Mỗi Tiểu-Ngã có bao nhiêu Giả-Tưởng?” Chúng tôi đồng đáp: 

“Mỗi Tiểu-Ngã có bá-thiên vạn ức Giả-Tưởng.”

Thiền-Sư nói:  “Về vấn đề TIỂU-NGÃ nói ra thật khó nghe, khó hiểu cùng khó biết đặng, vì sao? Vì các ông đa số đang nằm nơi Giả-Tưởng, nên nói đến Tiểu-Ngã duy chỉ có bậc Thánh mới nhận được mà thôi, còn ngoài ra khó phân định đặng nó. Nhưng Tôi vì đời sau trong kiếp nầy nói lên lời chân thật may ra có bậc nhận được chính là một  pháp-môn cứu thế.”

Thiền-Sư giải tiếp: “Đối với các ông vốn sẵn NGHE-THẤY-BIẾT đó chính là Tự-Thể nơi Tiểu-Ngã, khi các ông dùng Nghe-Thấy-Biết quân-minh, không có CÁ-TÁNH thích hợp mới Nghe. Không vì NHÂN-TÁNH (cá nhân) riêng tư mà Thấy, thời nơi Biết kia mới thật là Tự-Thể Tiểu-Ngã. Các ông cũng nên biết, TIỂU-NGÃ nó có Tự-Thể của nó nên nó mới sáng soi, còn về GIẢ-TƯỞNG không có Tự-Thể nên chi nó mãi chạy chẳng khác nào con Thỏ vậy.

Các bậc TU THIỀN-TỌA căn bản là nhìn đặng các Giả-Tưởng, bậc càng tu cao bao nhiêu thì mau nhìn thấy Giả-Tưởng bấy nhiêu, có nhìn thấy như thế mới khỏi lầm lẫn mà Tỏ-Tánh, có tỏ tánh mới biết được Tự-Thể của TIỂU-NGÃ, Tự-Thể Tiểu-Ngã chính là THỂ-CHÂN hay CHÂN-NHƯ cũng thế.”

Thiền-Sư muốn gom lại nghĩa trên nên Thiền-Sư nói:

“Các ông nên hiểu biết tường tận, lãnh hội đầy đủ ý-chí sau nầy khỏi sai lạc như thế gọi là Tu Chủ-Quán. Đối với LINH-HỒN Tối-Thượng hay NHƯ-LAI hoặc CHÁNH-GIÁC, kể cả Vũ-Trụ đến Thế-Nhân thảy đều có một khuôn khổ y nhau nó không sai khác, nhờ thế nên chi con người quá biết thế-gian Giả-Tưởng mà đặng trở-thành SIÊU-NHÂN hay bậc THÁNH NHÂN, đó chính lời nói chân thật.”

Linh Hồn Chánh-Giác, THỂ cùng CHẤT nơi Vũ-Trụ, đối với con người VÔ-THƯỢNG ĐẲNG ĐẲNG, đến bộ phận TIỂU NGÃ qua diễn hành nơi GIẢ-TƯỞNG. Không khác nào: Một Lãnh-Tụ trong một nước hay một Chánh-Đảng trong một vùng hoặc một nhà Vua bĩnh-trị trong một nước. Trên thời Lãnh-Tụ tối cao được gọi là Linh- Hồn tối-thượng. Dưới thời các hàng Tỉnh, các hàng Quận, các hàng Xã, được gọi là TIỂU-NGÃ, đến hàng dân-giả Bá-Thiên vạn ức gọi là GIẢ-TƯỞNG. Từ nơi Giả-Tưởng dân-giả cung cấp xây đắp TIỂU- NGÃ, do lẽ ấy nên chi từ nơi Tiểu-Ngã là mức hiểu biết của Dân-Giả có thể dùng lời nói hay văn-tự diễn giải đặng, đồng thời Dân-Giả nghe đặng bằng dùng lời nói Tối-Thượng làm sao diễn giải đặng, làm gì nghe đặng, lời nói Tối-Thượng duy chỉ có TIỂU-NGÃ lãnh hội được phần nào, nhưng đem ra phổ truyền công bố thì Tiểu-Ngã nói chưa ra lẽ, nơi ba từng lớp Tôi nói ra đây chính là một CHÌA KHÓA mở màng Vũ-Trụ giao cảm với con người, các ông hãy nghe đồng thời nhận lãnh.

Giờ đây nói rõ đồng thời chỉ điểm để cho con người ít nhất phải biết được giá trị nơi mình có thể thi-hành thực-nghiệm được chính mình khám phá Vũ-Trụ bằng Bản-Năng Khả-Năng của mình đoạt lấy Giải- Thoát, theo đường hướng Đạo-Phật đã vạch sẵn, Đạo-Phật đã tự Bản- năng khả-năng làm dụng cụ kết quả mục đích rất hữu hiệu, nên Đạo- Phật chỉ thẳng cho con người biết, con người có đủ đồng chất thành Phật, Ngài nói: “TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH, CÁC ÔNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH.” Câu nói trên quyết-định trong sự hướng dẫn của Đạo- Phật, các ông sẽ thành Phật, các ông phải theo sự hướng đạo của lời chỉ dẫn nơi Đạo-Phật.

Nếu các ông chưa tin con đường nơi Đạo-Phật, hoặc các ông quan- niệm Đạo-Phật là một Tôn-Giáo nhỏ bé dưới lệ thuộc chưa thực hành đúng với tinh-thần thì biết bao giờ các ông thành Phật? Bằng các ông tin Phật trên hình-thức nào đó, hay chưa biết giá trị nơi các ông, chưa biết Thể-Chất có Bản Chất đồng ứng đồng hợp với Vũ-Trụ thì làm sao thành Phật?” 

Thiền- Sư vừa nói đến đây lặng thinh chốc lát nói tiếp:

 

TIỂU NGÃ CỦA CÁC ÔNG TRẢI KHẮP VŨ TRỤ

Tiểu-Ngã nó có Tự-Thể, gọi là THỂ TIỂU-NGÃ. Con người có hiện diện trên quả Địa-Cầu trên một ngàn năm trăm triệu, mỗi người vốn sẵn Bá-Thiên Vạn-Ức Tiểu Ngã đang ứng-trực trong Vũ-Trụ, chia ra từng Cõi, Cảnh Giới như một chiếc ghế chờ sẵn các nơi. Chừng nào con người ở nơi quả Địa-Cầu nầy, mãn phần thoát sanh tùy theo bản- năng trình độ về nơi chiếc ghế ấy mà an trụ. Chiếc ghế nơi an trụ nó phải tương song với năng lượng, tương đồng với bản năng mà chánh báo hay chịu-báo cũng tùy thuộc nơi con người đang hành sự tại thế- giới Địa Cầu nầy.

Đối với con người, nhìn con người mới nhận thấy mỗi người có một lý-tưởng, có một định-hướng, có mỗi đức tính khác nhau, ít khi giống nhau, dù sao nó cũng không ngoài TIỂU-NGÃ của mỗi người. Có người đứng về Tiểu-Ngã Tiên, có bậc Tiểu-Ngã Thần, có người về Tiểu-Ngã Thánh, có kẻ Tiểu-Ngã Nhân, đến Tiểu-Ngã Ngạ Quỷ, Súc- Sanh, Địa-Ngục, mỗi nơi chốn đều là Tiểu-Ngã Đại-Diện cho Vũ-Trụ cùng khắp Vũ-Trụ có bao nhiêu tiểu-ngã thế-giới thì ở Thế-Gian có bao nhiêu đại-diện, con người Đại-Trí mong đoạt đến Vũ-Trụ hoặc giao cảm với Vũ-Trụ hay Xuất- Định về các Cảnh-Giới Tiên-Thần thì trước tiên phải làm thế nào chinh phục những con người làm cho tất cả đều Kính-Ái, có ái-kính mới có hàng phục Cảnh-Giới, có thiện-cảm mới có nhập cảnh giới cùng các Cõi. Lời nầy là lời chính xác, lời Tâm-Ấn thực-thể nên lưu-ý. Bằng tu Tọa-Thiền, dùng đủ phương-thức để Xuất- Định nhập cảnh chăng nữa thì những phương-thức ấy đều nằm nơi Định-Tưởng Giả-Định, khi giả-định giả tưởng cái thấy cảnh giới, hoặc vào cảnh-giới thảy đều thấy nơi Phim Ảnh Vũ-Trụ chớ chưa phải vào thật cảnh giới Tiểu-Ngã, đó chính lời minh xác rất đúng. 

 

XUẤT ĐỊNH NHẬP CẢNH

TÙY THUẬN THEO TIỂU NGÃ

 

Các Ông cũng nên biết, Xuất Định hay nhập vào cảnh-giới nào bất luận , phải tùy thuận đồng hợp mà nhập vào cảnh-giới của Tiểu-Ngã.

Bậc Thiền-Sư luôn luôn đứng tư thế nơi Tiểu-Ngã để quan sát các Giả- Tưởng, xem Tiểu-Ngã nào có hiệp với cử chỉ chi, nó ăn nói như thế nào, nó công dụng hạnh-kiểm ra sao, nó ưa thích những gì ưa thích với nó. Ví như: Tiểu-Ngã Thiên thời bậc Thiền-Sư Tâm rộng rãi, ăn nói từ tốn, giúp người ít khi kể lể ơn-nghĩa, đi đứng chớ nên bừa bãi gọi là pháp-môn Thiên đến chừng vào định, lúc xuất-định, mặt đương nhiên nóng báo hiệu lên cõi-Trời, khi đến Cõi Trời ngang qua biên- giới giữa Cõi-Trời với Thế-Gian thì Tiểu Ngã của Thế-Nhân về Thế Nhân, nhận lãnh Tiểu-Ngã Thiên-Giới dạo chơi khắp cõi lúc trở về Tiểu-Ngã Thiên về lại Thiên, Tiểu-Ngã Nhân tiếp nhận lại Nhân.

Phần nhiều mỗi một cảnh-giới hoặc mỗi cõi các vị Thiền Sư rất hiếm bậc đã từng vào ra Cảnh-Giới hoặc các Cõi tự-tại, vì chưa rõ thông Tiểu-Ngã của mỗi một Cảnh-Giới hoặc mỗi Cõi. Do tại sao mới hóa- sanh Cảnh-Giới như thế, do những gì kết-nạp thành ra Cõi? Đa số chỉ dùng ĐỊNH-TỌA lúc nó đến đâu tùy nơi Thiền diễn tiến mà thụ-chấp.

Các Ông cũng nên biết : Rất hiếm bậc vừa tu Thiền-Tọa vừa tu Hiển- Giáo gọi là VIÊN-GIÁO. Bậc Viên-Giáo rất có tin-tưởng Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, bậc nầy tu với đích chính thoát ngoài Vũ-Trụ, về với Linh-Hồn Chánh-Giác, khi đã Chánh-Giác xong mới biết được LINH-HỒN TỐI-THƯỢNG. Biết đặng TIỂU-NGÃ tận rõ GIẢ- TƯỞNG mà diễn-giải, chớ bậc đang tu, đang nằm nơi TIỂU-NGÃ ngỡ mình Chánh-Giác thành Phật không thể nào triệt-thấu đặng mà nói.

Bậc tu Xuất-Định buổi ban đầu hơi khó, nhưng khi đã xuất-định đặng đương nhiên bị bặt đi, không xuất đặng là vì bậc nầy mơ ước mừng rỡ hoài mong tự nhiên sa vào nơi Giả-Tưởng. Nên xả vọng-tưởng cố công-phu liền đặng nối tiếp.

Tu-Thiền chớ nên gò ép quá trớn, ép quá-trớn hay bị long đầu làm cho con người lảo-đảo, nhiều lúc bất bình-tĩnh, nên tập thể-dục hay tìm thú vui để giải hóa, giữ sao cho thân-tâm quân bình, tu Thiền tựa như người cầm lái XE HƠI , chính mình phải tự chủ lái Thiền-Pháp. Tọa- Thiền chớ nên quan niệm lầm tưởng gò ép để xuất-hồn, tư tưởng như thế thật sai, vì sao? Vì Tiểu-Ngã là linh-hồn đã có sẵn khắp nơi, khi Xuất-Định đến nơi nó liền giao-tiếp, chớ cho xuất-hồn như trên, đó chính là một quan niệm Ngoại-Giáo giả-tưởng lầm sai không thực thể. Khi bậc tu Thiền đến căn-bản tùy công-năng, tùy trí-tuệ đến mức tận cùng đương nhiên xuất-định, miễn làm thế nào, lần theo giả-tưởng thật tỏ thì mức Thiền càng cao, lần biết thì mức Thiền tiến bộ. Chính tu Thiền là một môn Quán Xuyến NHÃN-TẠNG, nhờ Nhãn-Tạng minh- xác những điều mê-lầm nơi Giả-Tưởng, tự nơi mình đặng Chánh-Giác, mới hay rằng nơi mình có đủ Phẩm-Chất, có sẵn linh-cảm, có sẵn nhận-định quân vương, lại có sẵn tánh thấy không bị sanh-diệt, nên nhìn thấy vạn dặm, do mình chưa biết sử-dụng, nếu biết sử-dụng thì nơi thấy kia là một bộ máy linh-động tinh nhuệ nhất, tốc độ thâu nhận nơi mình nhanh nhẹ gấp ngàn lần máy tinh-xảo nhất thế-giới của nhân tạo đã làm sẵn nơi các nước Siêu-Cường. Nếu có bậc chỉ dạy hoặc Khai- Thị để mình biết nhận, chính mình chưa chịu nhận, cứ mãi theo Giả-Tưởng, nghĩ cũng lạ thật.

Có vị Thiền-Sư tự khởi: Sau tìm đặng giải đáp câu thoại đầu của Thiền-Sư khởi như sau:

Lúc bấy giờ Thiền-Sư hái một chiếc lá, cầm chiếc lá tự hỏi? Màu xanh của nhà người từ dưới rễ dẫn lên hay từ bên ngoài đáp xuống? Thiền- Sư dùng Nhãn-Tạng xem xét, chốc lát đặng biết : Tất cả cây cảnh và Quả-Đất thảy điều động có sức hút vào nhả ra. Trên hư-không hòa lẫn khí hậu có đủ màu sắc, có đủ gió lửa không thiếu sót, tùy thuận màu nào hóa-hợp liền đáp ứng bồi dưỡng thành hình, như lá xanh, hoa vàng hoặc đỏ, cùng tím thảy đều đáp ứng tô điểm để nuôi chiếc lá đến Bông Hoa đặng hoàn-mỹ. Đến chừng Cọng thiếu sức tiếp liệu hút màu thì hoa kia hoặc lá nọ trả về màu cũ gọi là lá vàng hoặc hoa héo. Dưới mắt con người nhìn chiếc lá xanh, nhìn hoa vàng hay tím cùng đỏ cho rằng cây trổ hoa lá có màu sắc, chớ nào thật biết cây trổ hoa, cành có lá, phải hút vào tiếp liệu màu sắc nhả ra rút chất nước dưới rễ nuôi thân cây.

Vị Thiền-Sư nầy còn biết, nơi Không-Khí có chất NGUYÊN-TINH, chất nguyên-tinh nầy nó thung-dung linh-động vô kể, nó có thể xuyên qua bất cứ một nơi nào trong Vũ-Trụ. Chất nầy nó làm cho tất cả đều hóa sanh, nó tiếp nuôi con người sống lâu, nếu con người biết sử-dụng, nó hòa đồng với hư-không, bằng chẳng có nó thì hư-không cùng khí- hậu không hòa đặng nhau nó hiệp hai khối hóa-sanh ra đồng hợp, nó biến-chế ra Không-Khí nuôi dưỡng con người, con người quan niệm khí hậu tốt nuôi con người mạnh khỏe, nếu khí hậu tốt mà không có chất NGUYÊN-TINH là một Chất-Sống kia khí hậu cũng vô dụng. Chất Nguyên-Tinh nó tinh-vi linh động mạnh mẽ vô cùng, nó viên- thông xuyên qua thân thể con người, làm cho các bộ-phận con người có chất sống, chất nầy qua đến đâu vào bộ-phận nào cũng làm cho bộ- phận di-chuyển sống động, nhờ chất nguyên-tinh các tế bào mạch máu mới có chất-sống để mà sống, Chất Sống Nguyên Tinh chẳng phải riêng cho con người, nó chung cả Vũ-Trụ, có nó mới sống, gọi là một chất đặc-biệt CHẤT SỐNG VŨ-TRỤ VÀ NHÂN-LOẠI.

 

 

THỂ CHẤT TÁNH CHẤT NGUYÊN TINH NHƯ THẾ NÀO?

Thể-Chất Nguyên-Tinh là Nguyên-Chất của Vũ-Trụ, nơi Nguyên-Chất nó rất tinh-vi linh-động, nó cũng là Chất Sống Nguyên-Thủy triệu triệu xưa, nên gọi là NGUYÊN-TINH.

Tánh nơi nguyên-tinh tất cả Vũ-Trụ đến sơn-hà Đại-Địa cây cảnh Núi Sông đến muôn loài vạn vật thảy có nó đáp ứng đem cái sống linh- động tăng-trưởng cho tất cả, nếu vật chi thuộc về thiên-nhiên hóa sanh đều có chất nguyên tinh dung dưỡng, bằng nhân tạo thì chẳng có chất nguyên-tinh bồi dưỡng, vì vậy nên chi thiên nhiên hóa sanh sống lâu bền bỉ, còn nhân-tạo mau hư, mau hủy diệt.

Tánh-Chất Nguyên-Tinh không làm cách gì ngăn-chận nó nổi, nó có thể xuyên qua bộ xương để cung cấp bộ xương đặng sống, nó xuyên qua mạch máu, gan phèo phổi cùng bao tử cho đến các tế-bào để đem chất sống cho con người, con người từ bấy lâu nay chỉ biết mình đầy đủ thân-thể ruột gan không thiếu sót là SỐNG, khi ốm đau hoặc thiếu ăn thân-thể uể-oải bệnh rồi Chết, chớ nào ngờ nơi ăn uống bồi-dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần không có nguyên-tinh thì con người thiếu linh động, thiếu chất Sống con người phải chết.

Chất NGUYÊN-TINH là một chất động-cơ thúc đẩy trong thân-thể con người dù cho đầy đủ bộ phận đi chăng nữa, không có chất Nguyên-Tinh cũng không thể nào thúc đẩy các bộ phận làm việc, khi các bộ phận không làm việc thì con người không thể sống. Từ Vũ-Trụ đến vạn vật đều phải như thế.

Chất Nguyên-Tinh nó xuyên qua cũng như lằn Điện-Tử, các lằn sóng điện phát thanh hay vô-tuyến truyền hình, dù cho con người đậy kín thế nào nó xuyên qua cũng đặng. Nếu con người biết dùng chất Nguyên-Tinh thời con người sống lâu tùy nơi mình gìn giữ nó.

Các bậc Tu-Tiên đến lúc gần thành Tiên vẫn dùng chất nầy để bồi- dưỡng thân-thể tráng kiện, họ gọi là SANH KHÍ, có phái dùng chất Nguyên-Tinh tập-trung nơi tinh thần xuất định lên các cõi tiên-thần được gọi là TINH-KHÍ-THẦN, chất nầy sẵn có trong Vũ-Trụ trùm-khắp. Con người mau già hoặc chậm già vì lo-nghĩ ưu-phiền thì chất nguyên-tinh ít thu-nhận được trở nên hư hao gầy ốm, nếu giải buồn-phiền ưu-tư lòng thoải mái tươi đẹp thì chất nầy nuôi-dưỡng mãi lâu già.

Chất Nguyên-Tinh nó giúp cho bộ óc hữu-hiệu nhất, theo Khoa-Học họ đem bộ óc con người ra thực-nghiệm nào là bộ óc đường máu hở hoặc giả bộ óc xanh xanh tím tím là thông minh, hoặc lớn hay nhỏ tùy theo nơi thực nghiệm Khoa-Học mà minh-xác. Đối với nhà Thần Thoại Học họ chỉ thân-tâm thoải-mái, mỗi sự việc chi đưa đến họ tìm các hóa-giải, khi tư-tưởng khởi sanh, mặc nhiên để tư-tưởng phát sanh họ liền hóa-giải tư-tưởng liền mở mang lần tiến. Không khác nào người khai mương nước đọng đến đâu khai-thông đến đó, đối với bậc mở mang bộ óc cũng như thế. Chưa phải con người họ đã ngu, chỉ vì chưa biết sử-dụng khai hoa bộ óc, biết khai hoa đến đâu thời chất nguyên-tinh động cơ thúc đẩy đến đó, miễn con người đừng cố-thủ lấy mình đương nhiên thông thái. Phần nhiều những nhà thông thái học họ ít muốn mang những câu chuyện bé nhỏ vào thân-tâm, nên chi họ tiếp nhận nơi bộ óc nhiều sáng kiến, họ chỉ lấy sáng-kiến hay hóa-giải theo Triết-Học nên được bộ óc tiến hóa.

Đối với các Cõi như Cõi Tiên họ dùng THANH làm vi-bản, chất Thanh nhiếp-thu đặng nhiều Nguyên-Tinh Chất đồng hòa-hợp với hư- không trở thành thanh thoát mà đặng chất Nguyên-Tinh cung cấp nhiều nên chi tuổi thọ họ sống lâu. Còn con người từ chất hư-không, chất Khí-hậu đồng hòa chất nguyên-tinh nó có pha lẫn chất thô nên tuổi thọ chưa đặng bao nhiêu, do đó nên công-dụng về tinh-thần nhiếp thu chất nguyên-tinh để nuôi thân.

Bậc TIÊN ĐẠO thường dùng cặp mắt có một chiều ưa xuất trần-lao, lọc bỏ chất Thô tạo thành Thanh-Chất thành ra riêng có mỗi một phần lấy mình huân tập thành hình. Còn đối với dưới mắt Thiền-Sư soi nhìn trùm khắp nên thật biết đặng chất NGUYÊN-TINH quí vô giá, nơi nào, chỗ nào cũng sẵn có chất nguyên-tinh, miễn con người dụng tâm vui vẻ, dùng trí sáng soi, dùng thân ăn ngủ điều độ, tất cả những chuyện vặc mắc bỏ qua nuôi lấy tinh-thần thư thả liền nhiếp thu nguyên-tinh vào để nuôi thân-mạng. Chất nầy tinh-vi nguyên thể tùy theo tư-tưởng trình-độ cung cấp tăng-trưởng không ngưng, duy chỉ ưu phiền, tự mang lấy buồn bực thì nó tiếp-thu rất ít, chỉ xuyên qua nuôi thân-thể phần nào biết cách sử-dụng lấy nó có ích-lợi vô kể. Nguyên-Tinh nó không có thẩm quyền đem đến Cái-Biết viên-thông cho con người, nhưng nó có Tánh-Chất viễn-thông chạy mãi không ngừng, nhờ tất cả các chất phối hợp nhau trở thành Cái-Biết viên thông tự-tại, nếu như không có nó thì tất cả nằm yên đình-trệ tất cả không có lấy Tia-Sống, chính nó là một nguồn sống nơi hy vọng của con người, lúc con người có tia sống, có hy-vọng để mà sống, chớ nên đặt hy-vọng ấy thái quá đến ngày kia đến nơi Tuyệt -Vọng thì chất nguyên-tinh bị đình trệ nguy-hại vô cùng.

Nguyên-Tinh là một chất Sống, nó có đều-đặn từ thời Vô-Thủy, thời nào đối với chất nguyên-tinh không giảm, không khí thì có thời đầy đủ, có thời giảm chớ nguyêntinh không giảm, duy chỉ con người ưu tư buồn phiền theo diễn cảnh mà giảm đó thôi, chớ thật ra nguyên-tinh không giảm. Tại sao không-khí bị giảm? Không-Khí bị giảm do Trái- Đất già chưa đủ chất nên bị giảm.

Kể từ ngàn ngàn năm xưa, chất nguyên-tinh vẫn một mức trung-bình không tăng giảm. Nhưng thời xưa con người ít tư-tưởng, ít phóng đạt nên ít có Bối-Cảnh, con người thời ấy rất bình dị đơn giản, họ sống một lối yên thân đều đặn. Các ông nên nhận thức : Họ sống bình-dị đơn giản, chớ không phải con người sống vô tư, nếu con người thời đại nào mà cái lối sống vô-tư yên-phận hèn yếu bạc nhược, nếu sống bạc nhược vô-tư yên phận thì cũng ít thu nhận đặng Nguyên-Tinh, nên nhớ lấy.

Thời xưa tuy nhiên ít tư-tưởng nhưng tư-tưởng khỏi lầm vào Giả- Tưởng quá nhiều như ngày hôm nay, họ có một tư-tưởng thực-chất, họ có một tinh-thần bất khuất tất cả những điều vô-lý trí, họ đầy nhiệt huyết kiên hùng, họ cũng xây-dựng thành quách, họ cũng đắp đặng Con Đê vạn dặm ngàn khối đất ngăn nước khỏi hại dân, do nơi tư- tưởng thực chất đều đặn mà thu nhiếp Nguyên-Tinh bồi-dưỡng thân thể tráng kiện, sống lâu trăm tuổi, trong thời nầy con người có thể làm được, cũng vận động cơ thể cho mạch máu điều hòa, tinh thần vui vẽ liền thu thập đặng chất nguyên-tinh, thân đặng tráng kiện, ý-chí phục vụ giúp cho con người sống trong căn bản thiết thực.

Con người sống trong thời tiến bộ bao nhiêu lại càng công dụng sức khỏe bấy nhiêu, càng văn-minh bao nhiêu lại càng làm cho tinh-thần thoải-mái bấy nhiêu, nên y-học, khoa-học mới phục vụ cho con người đứng trước thời đại tiến hóa. Đối với Đạo-Phật vốn có nền văn-minh tột đỉnh, vốn có sẵn đức-tánh tiến bộ cung đốn giúp con-người bất thối trước giai-đoạn khó khăn, do tại con người đa số hèn yếu không vươn mình theo như lời Đạo-Phật dạy phải THÙ-THẮNG giải-quyết khó khăn, phải tranh đấu bản-thân nơi nghiệp-thức, chớ lười trễ cầu an mà trở thành CHỒI KHÔ MỘNG LÉP, chớ nên tâm-chí hẹp hòi làm cho con người lầm tưởng Đạo-Phật TIÊU-CỰC, Đạo Phật rộng rãi bao la, khám phá Vũ-Trụ chớ ngồi yên chờ sẵn mà thiên-hạ lầm nhận Đạo Phật bé nhỏ, dù vô tình hay cố ý chính mình tự đem Đạo-Phật vào LỔ CHÂN TRÂU.

Đạo-Phật đã từng biết nơi tuổi-thọ của con người bị tiêu-giảm lần xuống, vì nơi giả-tưởng tâm-ý ngăn cách quá nhiều trở thành eo hẹp. Từ nơi hấp thụ Nguyên-Tinh bồi-dưỡng đầy đủ trở thành nguyên-tinh yếu kém nhiếp-thu vào thân thể thiếu hụt mà tuổi-thọ phải tiêu-giảm. Con người nào có hay biết tuổi thọ bị tiêu giảm lần chính mình tự gây tạo ra nó, lại quan-niệm trời bắt giảm mình, hoặc thời nầy hay thời nọ tăng tuổi hoặc giảm tuổi, nếu con người biết được vì quá lo âu, quá sợ- sệt làm giảm tuổi thọ thời con người thư-thả thân-tâm để tiếp nhận Nguyên-Tinh tuổi thọ bắt đầu nâng cao lần. Theo tài liệu của Đạo-Phật, con người từ khởi sanh thì chưa biết được có từ bao thế kỷ, đến lúc khai-sanh con người tuổi thọ 8.000 (tám ngàn) tuổi một kiếp, sau bị tiêu giảm lần đến nay không đầy một trăm năm một kiếp, một kiếp hiện tại gọi là một thế kỷ. Như thế thời chắc hẳn con người thảy đều biết rõ, nhưng con người chưa biết tại sao tiêu-giảm, chưa biết đặng chất NGUYÊN-TINH là một chất SỐNG đem đến cho con người. Các Tôn-Giáo thi hành tâm thanh-thoát tư tưởng khoát đạt, trí tuệ bao dung thì chính những bậc ấy chỉ biết có bao nhiêu đó thôi, nào có gì khác nữa. Giờ phút nầy Hạ-Lai Mạt Pháp sắp tàn canh, Chánh- Pháp đã ra đời đem đến Nguyên-Tinh chất hoa khai Tạng trổ cho con người biết đặng chất Nguyên-Tinh làm tăng tuổi thọ mà thực hành hưởng lấy.

Đối với con người nghe được, biết được ban đầu thi hành thì rất khó, chớ các bậc tu Thiền chẳng lấy chi làm khó, dù ít nhiều vẫn thi-hành đặng. Bậc Thiền-Tọa đến mức khá cao thực hành một thời gian sở-đắc CHÁNH-ĐỊNH TAM-MUỘI thì hoàn toàn điều khiển, hoàn toàn sử- dụng Nguyên-Tinh, nhờ nơi thúc đẩy không ngừng phát sanh rốt ráo nên mới đoạt đến Vũ-Trụ tương quan nhịp nhàng chung Chánh-Định.

Chất Nguyên-Tinh rất có lợi cho các bậc tu Thiền-Tọa, nhưng nó có hại cho một số ít chưa hiểu gì về Pháp-Môn Tu-Thiền, nên chi Công- Phu say đắm nơi Thiền, sự huân tập nhiếp-thu Nguyên-Tinh quá nhiều mà trí-tuệ kém, tư-tưởng phát khởi lòng tham muốn mau trở thành PHẬT-THÁNH-TIÊN, họ chỉ theo quan niệm tu-thiền thành Phật. Còn đứng về tinh-thần chất nguyên-tinh để nói: Nguyên-Tinh là một động cơ thúc đẩy theo vạn tư-tưởng nơi con người đã mong muốn, chớ nó không thể lái con người theo sự chuyên-chính Nhất-Tôn, nên chi Đạo-Phật nói: “NÓ NGHĨ THẾ NÀO, NGUYÊN-TINH LIỀN ĐƯA NÓ ĐẾN NƠI-ẤY.”

Nguyên-Tinh tùy thuận theo ý-nghĩ Hòa Hợp Hóa Sanh, nếu nó hòa hợp nơi chất chi liền hóa-sanh trong chất ấy, như nó vào máu liền hòa hợp trong chất máu hóa sanh, nó vào xương hay tế-bào, nó liền hòa hợp xương cùng tế-bào hóa sanh. Khi con người cần dùng nơi tư- tưởng nó vào tư-tưởng hợp tinh thần hóa sanh. Do lẽ ấy Triết Học Zen bên Nhật-Bản có một phái dụng nơi Nguyên-Tinh bồi dưỡng nuôi thân, có rất nhiều Tông-Phái họ dùng quan-niệm để tu-luyện thảy đều do chất Nguyên-Tinh cung cấp.

Sự lầm tưởng nơi con người, tự mình tu-luyện, tu thân, tu tinh-thần, tu hiểu-biết phá mê chấp, tu trong Vạn Hạnh cốt được tỏ thông, hoặc giả thực hành cốt chứng ngộ. Đứng tư thế tự mình cấu tạo, tự mình hóa giải, tự mình tự giác thảy đều là một phương tiện đi đến hoàn toàn thực chất Nguyên-Tinh sống động Vũ-Trụ với con người Đồng-Thể, cho nên Đạo-Phật bảo hãy nương theo VÔ-NGÃ, lần tiến đến Đại-Ngã Viên Giác liền TỰ-THỂ hóa sanh, khi Tự-Thể hóa sanh mới thật biết mình Đại-Diện Vũ-Trụ, đại diện Vạn-Pháp Ứng-Thân Nhất- Thể.

Nơi lầm tưởng của Con-người chẳng có vị nào tránh khỏi, thời xưa đức Bổn-Sư, lúc đang còn là vị Thái Tử Tất-Đạt-Đa vẫn theo quan niệm giải-quyết SANH-TỬ- BỆNH- LÃO- KHỔ, Ngài theo phái Trần Kiều-Như tu Khổ-Hạnh chưa tìm đặng nguyên-lý tinh thần thiếu thốn. Sau đến cội Bồ-Đề tịnh dưỡng tinh-thần bồi dưỡng hiện vật như thường, thân-tâm dung hòa mới đoạt Vô-Thượng Chánh-Giác. Ngài tự nói: “Lạ thật, Lạ thật chúng-sanh nó đầy đủ bổn Tánh, đầy đủ thể- chất, đầy đủ quán-xuyến, nó không thiếu sót những gì nơi chư Phật, nó vốn có như nhau. Duy chỉ có Mê-Lầm chưa tỏ ngộ bị làm chúng- sanh, nếu nó Giác-Ngộ vẫn thành Phật.”

Câu nói trên của Thái-Tử, bằng chứng Nguyên-Tinh dung khắp, nuôi- dưỡng Vũ-Trụ với con người Bình Đẳng, con người có đầy đủ Tánh- Chất, đầy đủ lý-trí khả năng, thực hành thoát khỏi Vũ-Trụ. Nhưng con người nhận sai mục tiêu, nhận sai mục đích chính-yếu, nên chi có sự bê trễ thành thử ưa-thích những điều gì không-làm mà đặng, không thực hành mà đến, vì nó như thế nên đứng yên một chỗ không hơn kém đối với con-người hay con người ta cũng thế.

Con người có nhiều lúc đứng trước sự việc khó nghĩ, đâm phân vân từ những bậc có tu theo Đạo-Phật hoặc chưa tu cũng thế, họ tự hỏi lấy: “CÁI NGỦ , CÓ PHẢI NHƯ CÁI CHẾT CHĂNG?” Cái ngủ với cái chết hai cái khác biệt nhau, nói ra con người làm sao nhận tin được, vì sao? Vì con người đã từng ngủ, chớ chưa ai đã từng-Chết để nghe lời nói thật. Nói đến cái chết, có kẻ đã bị chết rồi sống mới nghe đặng lời kể là thật.

Còn đối với cái Ngủ là một lối an-dưỡng Thân cùng dưỡng Trí. Ban ngày con-người từ nơi Linh-Hồn mang phải xác thịt mệt nhọc vô cùng, còn phải làm việc lo lắng hằng ngày. Tối đến giấc ngủ để an-dưỡng thân, an-dưỡng trí làm cho thân đỡ mệt, trí khỏi lo, con-người có sức khỏe thì cái ngủ nó rất ngon, bằng yếu về thân hoặc mệt về trí, đêm nằm thường thấy Chiêm-Bao. Chiêm-bao là một cái trí Giả-Tưởng hoặc mệt trí hay trí bị giao động trước bối-cảnh, có trường hợp sức đang khỏe nhưng khí trời bất thường thay đổi vẫn bị thấy chiêm bao. Chiêm-Bao thuộc về Giả-Tưởng, thuộc về Tâm-Ý, thuộc về sức khỏe, thuộc về giao-động, còn về thật hay không thật do sự tin hay lòng tin của con người để báo điềm trước, đó thuộc về Thần-Thức Giả-Tưởng kết hợp một phần nào nơi Tiểu-Ngã để thấy.

Nói đến CÁI-CHẾT, nghe qua ai cũng sợ-sệt, vì đối với con người SỐNG lo-âu, CHẾT sợ sệt. Thật ra con người đã gặp cái chết mới nhận-định được cái chết rất nhẹ nhàng, thoải-mái, không khác nào để một gánh nặng về Thân-Thể con người trên bốn chục ký-lô. Cái Chết thoát sanh, nó tùy theo Cảnh-Giới, tùy theo thân-mạng thay đổi TRÍ NHỚ.

Khi con người đang bệnh, đến lúc chết liền-thoát khỏi thân-mạng đau đớn trên giường bệnh, nên nó nhận thấy nhẹ nhàng là do chỗ đó. Chết xuống CÕI-ÂM hay đến Cảnh-Giới nào, chính nó cũng quên hẳn rằng nó từ Nhân-Gian đến nơi nầy hay nơi nọ, nó vẫn tưởng nó ở Cõi-Âm hoặc Cảnh-Giới nó đang ở, nó tựa như Du-Khách chớ chưa bao giờ nó nghĩ Bà-Con hay nhà cửa chi cả, nó cứ đi hà rông mãi, đến khi nào đó đương nhiên nó bị một màng bao-phủ chụp vào người nó, nó bất tỉnh đó là nó được vào Thai, đến kỳ nó bị sanh ra như thường lệ. Đối với ở Thế Gian nầy cũng như thế, ở thế gian nếu có người nào ở Cõi-Thiên hay Cõi-Âm hoặc Cõi Thần, đến lúc Mãn Phần về cõi Nhân, họ cũng ngỡ rằng mình ở Nhân Thế, họ vẫn đi rông đến khi nhập Thai bị sanh, họ thảy đều quên bản thân của họ ở đâu đến đây, đó chính là một cuộc thay đổi từng nơi nầy đến cảnh nọ để mà Sanh-Tử.

Nói đến Cái Chết ĐƯỢC SANH hay BỊ SANH vào các CÕI hay CẢNH-GIỚI thấp-cao-sướng-khổ không căn-cứ lúc LÂM-CHUNG (chết) êm-đẹp hay trầm-trệ, mê-man hoặc tỉnh-táo trong lúc đau bệnh mà Chết. Chỉ căn-cứ đương thời con người đang lúc Sống từ nơi Hành- Sự đến Ngôn-Từ, Ngôn-Hạnh gây tạo phước điền hay Tàn-Phá ác-nghiệt, căn cứ như thế mới đúng đắn họ chết sẽ đi về đâu.

Con người chết được về Cảnh-Giới sung-sướng hoặc khổ đau nó rất thực tế, nó không phải thần thoại hoặc giả dối đặng, nó không khác nào với bậc Dược-Sĩ pha các chất chế tạo từng món thuốc, chất gì pha với chất chi được gọi là Môn-Thuốc để trị bệnh nhất định mỗi bệnh. Khi con người chết Được Sanh hay Chịu-Sanh nó cũng tùy theo Phẩm- Dược, tùy nơi chất phẩm đắng cay ngọt bùi nơi nó, lúc còn sống tạo thành mà vào CÕI hay các CẢNH-GIỚI đồng hợp nơi nó, nó liền Hóa Sanh nơi cõi ấy hoặc cảnh giới ấy sướng-khổ tùy theo Được Sanh hay Chịu Sanh cũng thế.

Theo thói thường Con-Người, lúc lâm-bệnh nó có hai trường hợp đem con người Thoát-Sanh, trường hợp thứ nhất con người bị đau NỘI THƯƠNG thuộc về đau Thân Mạng, trường hợp thứ hai đau về THƯƠNG-HÀN cảm nặng thuộc về Trí-Giác. Hai trường hợp nầy thường hay bị con người lý-đoán về Cái Chết nơi con người. Lúc bị đau về Thương-Hàn mê-man bất tỉnh, miệng nói lẩm bẩm, sau khi Chết, họ cho là người nầy chết sẽ bị tội chịu sanh khổ sở. Còn có người đau về thân-mạng Nội-Thương, lúc chết tỉnh táo, nói năng tỏ rõ, họ cho sẽ đặng lên Thiên Đàng hay Cõi-Trời. Hai lý đoán như thế không thật thảy đều sai chạy.

Nếu con người tự nhận biết được tỏ rõ, sau khi Chết sẽ về đâu, thời nên biết lúc đang còn sống tạo cho đặng PHƯỚC-ĐIỀN, tạo cho đặng Đức-Tánh cùng nung đúc tấm lòng Nhân-Đạo, chính mình biết thương nơi khổ cực của mọi người, cũng như thương thân-mạng mình, chính mình nên đem lời an ủi giúp đỡ cho những người chung-quanh mình đã từng bị Khổ, làm cho họ đặng an vui ví-như mình an vui. Con người cứ làm như thế thời con người ấy sau khi tuổi già có lâm vào tình-trạng mắc bệnh THẦN-KINH, lúc lâm-chung cũng thoát sanh lên Cõi Thần hay Cõi Thiên. Tâm trí họ liền sáng suốt, còn chứng Thần- Kinh kia nó liền trả lại cho con bệnh Thần Kinh, chớ không vướng mắc gì đến Chánh-Báo thân-mạng, đó chính là lời chân thật vậy.

Con người đang ở nơi hiện tại rất cần xây-dựng đứng thứ nhất. Bậc đã tạo đặng cơ-bản bản-năng làm con người chân thật cao đẹp, dù cho sau nầy Chết bằng cách gì đi nữa cũng đặng chánh-báo khang trang chớ không bao giờ sa Địa-Ngục, Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh đâu mà sợ, làm con người hiếm người biết xét lại công việc mình đã làm thất đức, hiếm bậc gặp trường-hợp họ gây ra tạo ác nghiệt đến nơi mình mà chính mình tha thứ cho họ. Cũng như đức Chúa Jésus, phe phái đánh đập Ngài, bắt Ngài đóng đinh nơi cây Thánh-Giá. Ngài không hờn giận kẻ đối phương, Ngài nhìn giọt máu rơi trong lúc lâm nạn, Ngài còn thốt ra lời: “GIỌT MÁU CỨU THẾ” Ngài thoát sanh bằng lối khổ đau, Ngài được CHẾT lên Thiên Đàng có phải là Đức-Tánh lòng Nhân-Đạo mà Ngài đặng Chánh-Báo chăng?

Từ Đức-Chúa Jésus đến các bậc Thánh-Tăng mong ngày chính mình ĐƯỢC CHẾT, những bậc nầy coi sự-chết là một cuộc hóa-sanh ưu tú nhất. Nên chi có một vị Tăng Già đang đi ngang qua khu-rừng dưới chân núi, bỗng nhiên gặp con Cọp từ xa đi lại, hai bên đụng-đầu nhau, vị tăng an nhiên không sợ cái Chết, mong mình được chết, làm cho chú Cọp kính-nể cúi đầu tránh vị Tăng-Già làm cho Thế-Giới ngạc nhiên, như thế có phải thần-thoại không? Đối với con người biết rõ trong tay mình có Đạo-Đức thời đứng trước mọi sự việc gớm ghê họ thảy đều an nhiên, trông mọi sự việc xảy đến nơi, nhưng mọi việc đó không bao giờ xảy đến.

Những bậc đã từng biết rõ về vấn đề SANH-TỬ, nên không bao giờ sợ chết, còn mong cái chết đưa đến cho bậc đã từng tỏ rõ về Sanh-Tử. Thuở xưa có hai người bạn thân với nhau, cùng ở chung nhau một ngôi Chùa, đồng nhau một Thầy. Sau khi vị Hòa-Thượng mãn phần, hai người cũng đã tỏ rõ đường đi lối về của Sanh-Tử, gọi là giải-quyết Sanh-Tử Luân-Hồi, hai vị tuổi mới vào lối bốn mươi chưa phải là tuổi Được Chết, hai vị bằng tìm cách yên thân để chờ viên-tịch (chết trọn). Vị thứ nhất nói với vị kia rằng: 

“Chú nên ở lại Chùa tạm mượn Chuông Mõ chỉ dạy các chú Tiểu sống cho qua-ngày, còn tôi đi giao du khắp đó đây giúp đời, nếu hai ta cùng đi thì bỏ ngôi Chùa không ai coi ngó.” Bàn định xong Sư-Trưởng ra đi, trong vòng mười lăm năm về sau. Một hôm Sư-Trưởng đi ngang qua Chùa trong buổi chiều nghe tiếng mõ trong Chùa vang dội, nhìn thấy chú Tiểu đang quét sân, Sư-Trưởng gọi chú Tiểu đến hỏi: 

“Nầy chú Tiểu, có thằng Tâm trong đó không?” 

Chú Tiểu nhìn Sư-Trưởng sợ hãi, chắp tay thưa: “Dạ có.” 

Sư-Trưởng vừa cười vừa nói: 

“Cháu nói lại với thằng Tâm Ta giảm thọ cho nó mười năm, nó được chết sớm” . Nói xong bỏ đi.

Chú Tiểu vào Chùa, cũng vừa lúc Hòa-Thượng đã công-phu xong. Chú Tiểu bái thưa: 

“Bạch Hòa -Thượng, con ra ngoài ngõ trước cổng Chùa đang quét sân, bỗng nhiên gặp một vị Sư, trán rộng, thân mình cao, tay cầm chiếc ô, hỏi con rằng:” 

Vừa nói đến đây Hòa Thượng mừng-rỡ hỏi liên tiếp: “Thế nào, thế nào, vị ấy đã nói gì với con?” 

Làm cho chú Tiểu lính-quýnh, không dám thưa vội, phần Hòa-Thượng nóng lòng mong chú Tiểu đáp, chú Tiểu bạch: 

“Kính thưa Hòa-Thượng, con nói ra con sợ lỗi tăng thượng đối với Ngài, xin Ngài tha lỗi cho con mới dám nói?” 

Hòa-Thượng gật đầu, chú Tiểu thưa: 

“Vị Sư hỏi có thằng Tâm ở trong Chùa không?” 

Con đáp: “Dạ có.” 

Vị Sư nói tiếp: 

“Cháu, ta giảm thọ cho nó mười năm, mong nó được chết sớm.” 

Vị Hòa-Thượng nghe xong vỗ tay vui mừng, chế một chung trà thưởng thức lời nói của vị anh cả thương em đang mong đợi ĐƯỢC CHẾT.

Sau đến thời LỤC TỔ HUỆ-NĂNG , lúc Ngài sắp nhập Niết-Bàn, Tứ- Chúng u buồn than thở, Ngài nói: 

“Các ông chớ nên buồn phiền, đáng lẽ các ông nên vui-mừng vì Ta đã biết đường đi lối về SANH-TỬ, có chi mà phải buồn.”

Thiền-Sư vừa nói đến đây, số người đồng thưa gởi:

“Kính thưa Thiền-Sư, con đường Tử, khi bậc đã biết nơi hiện tại đang lúc còn sống, tạo Đức-Độ đến Vị-Lai đặng thoát sanh vào nơi cao-quí, vào chốn an-nhàn Chánh-Báo. Chúng tôi mong Thiền-Sư giải cho chúng tôi được nghe nơi thoát sanh của con người từ Phàm-Phu đến Thánh-Tăng có khác nhau như thế nào? Bọn Ác-Nghiệt Bị Sanh nó ra sao?”

Thưa gởi xong yên lặng chờ nghe. Thiền-Sư nói:

“Nói đến sự ác-nghiệt bị sanh chịu cực hình thời nó vô kể. Nhưng các ông cũng nên biết, nơi thường dân tục tử, dù ác nghiệt đến đâu chăng cũng là một tội bé nhỏ, riêng mình, mình chịu chỉ có một kiếp, chỉ trừ trường hợp làm cho những bậc tu hành tạo phước điền đoạn-duyên mới đáng kể. Đứng vào hàng Vua-Chúa, Quan-Quyền, một khi đã ác- nghiệt PHÊ-CHỈ làm cho hàng triệu con người phải Lầm-Than đói khổ, làm cho vạn vạn than phiền mới nên tội A-Tỳ Địa-Ngục, ví như Tần- Thủy Hoàng xây Vạn-Lý, Vua Thành-Thang cất Bá-Lạc Đài, bọn Hắc Nô bắt con người Mò Trai Lấy Ngọc, vì lẽ ấy mà bậc Minh-Vương, bậc Vĩ-Đại Cứu-Tinh mỗi lần Phê-Chỉ ban-hành thảy đều xem xét kỹ càng ích-nước lợi dân mới dám Chuẩn-Ký.

Khi một vị Vua-Chúa ban hành điều ác-nghiệt sau lúc Lâm-Chung đang nằm trong Cung-Vàng Điện-Ngọc, các quan hầu cận đầy đủ chăng, Tiềm-Thức (hồn) vẫn nghe la ó hét hò, không khác nào toàn dân hãm thành đổ bộ, khiến cho Tiềm-Thức nhà Vua sợ hãi, vội vàng ngồi dạy, bị toàn dân tay cầm gươm-đao đến đâm chém, khi bấy giờ nhà Vua đâm đầu chạy, bọn người đuổi theo hạch-tội, xiềng-xích nhà Vua, mang về bỏ vào Ngục-Tối, trường hợp Ta nói trên thường nó như thế, nó còn hơn thế nữa kể không bao giờ hết những tội mà nhà-Vua hoặc quan-tham hà lạm, hoặc quan lừa dối dân để cướp của.

Còn đối với con người Hiền-Lành hay Phước-Đức hoặc Tánh-Tình tốt thường giúp đỡ mọi người Quảng-Đại Quang-Minh, nhưng họ chưa có mục-đích nào để đến nơi Thoát-Sanh, họ đứng ra ngoài Tôn-Giáo hết thảy. Khi Lâm Chung, nói đến trang thái con người lúc Lâm-Chung duy chỉ dưới mắt Thiền-Sư mới nhìn thấy, ngoài ra con người thường chưa thấy được. Lâm-Chung nó tùy theo giai-cấp, phước đức, giai- đoạn duyên lành mà nó xuất hồn thoát sanh.

Con người trước ngày lâm-chung, đương nhiên họ nhận thấy buồn hoặc nhận thấy lờ cờ vô căn cứ, đôi lúc có người tự thán với bà con giòng họ. Đến ngày lâm bệnh, nếu họ may mắn gặp vị Thiền-Sư đã từng xuất định cầu-cứu, thời vị Thiền-Sư nầy không phải chữa bệnh cho họ trên giường bệnh mà vị nầy xuất-định đi các cõi xem TIỀM- THỨC (Hồn) nó đã có phần nào nằm ở Cõi nào hợp với bệnh nhân, liền tháo gỡ trả về dương thế tự nhiên lành bệnh qua cái chết. Nói đến con người chết nó không có số-mạng chi cả, nó chỉ biết cách chữa-trị, biết lối bồi dưỡng hay chưa biết nên nó phải chết mà thôi. Con người sắp gặp phải bệnh nặng nó vẫn có triệu chứng nầy.

Khi con người hấp hối, thì Tiềm-Thức (hồn khôn) đã có phần nào xuống hoặc lên ở một Cõi nào rồi, còn phần xác đang nằm trên giường bệnh hấp hối, Tiềm Thức nó lần lượt xuất, lúc trong thân con người xuất, nó không khác nào hơi khói trong thân bốc lên cứ tuần tự bốc mãi đến khi hết tất cả đầy đủ Tiềm-Thức thì Vía-Dại gọi là cặn bã nghiệp-thức nó nhập xuống dưới chân giường, con người liền tắt hơi, cặn bã nghiệp-thức họ thường gọi là: HỒN THƯ. Đối với con người lúc sanh-tiền đang còn sống, nó có KHÔN và DẠI nên mới có Hồn- Khôn, Vía-Dại, cái Vía-Dại nầy nó rất ảnh-hưởng đối với con người, thoát sanh mau chậm hay còn ái-nịch luyến-tiếc bà con giòng họ, của cải nhiều ít đều do nó lôi cuốn cả. Khi Tiềm-Thức bốc lên hư-không, Tiềm-Thức là một chất Thanh, còn Hồn-Thư gọi là Vía-Dại, là chất THÔ, Chất Thanh đang còn tập nhiễm nhiều ít chất Thô nên chi Tiềm- Thức đã bốc lên hư-không, nhưng vì tập-nhiễm thành thử chưa dứt khoát về Cõi đã sẵn mà thoát-sanh hoàn-mỹ. Nếu gặp đặng vị Thiền- Sư, vị nầy chỉ nhìn vào Xác-Chết đương nhiên hai bên không còn vướng vấp nhau nữa. Bằng gặp đặng vị Đại-Đức lấy Công-Đức nơi mình chú-nguyện tự-nhiên cũng đặng như trên. Nên nhớ khi trong nhà Tang-Chủ có người Chết không còn có Âm-Khí buồn lạnh, đó là cuộc thoát sanh hoàn-mỹ, nếu còn Âm-Khí u-buồn thì vẫn còn vong-linh Tiềm-Thức lai vãng, phải chú-nguyện đặng thoát sanh.

Các ông cũng nên biết Tiềm-Thức thanh-chất nó có đặc tánh di- chuyển đến nơi Chánh Báo hoặc Chịu Báo để kết nạp với Tiểu Ngã, nơi Cõi hoặc Cảnh-Giới đó, còn Hồn Thư Vía-Dại nó nằm yên với Tiểu-Ngã đã để lại kết-nạp an-trụ đứng yên. Cũng như con-người đang ở Cõi Nhân đặng lên Cõi Trời thì Tiềm-Thức lần lượt di-chuyển lên Cõi-Trời được sanh lên Cõi-Trời, còn Hồn-Thư Vía-Dại, nó ở lại Cõi Nhân kết nạp với Tiểu-Ngã Nhân-Pháp mà an-trú. Chờ chừng nào bậc kia đoạt Vô-Thượng Đẳng-Chánh Giác, gọi là ĐẠI-NGÃ BÁT-ĐẠI thì chung gồm bá-thiên vạn-ức Tiểu-Ngã thảy đặng trở về kết chung với Bát-Đại, gọi là hoàn mỹ, hoặc Chân-Thiện-Mỹ Hoàn-Lai cũng thế.

Đối với con người tốt hiền-lành, Đạo-Đức đồng với Quảng-Đại Quang- Minh của mỗi người, dù cho di chuyển bằng cách nào đi nữa, đến bốn chín (49) ngày vẫn được thoát sanh, trừ trường-hợp ái nịch quá trớn vong-linh lai-vãng quá nhiều thì bị sanh lộn kiếp ở trong gia- đình, như Bà-Nội thương cháu nhiều không nỡ thoát sanh, lưu trú vãng lai thời nó lại đầu thai làm em của cháu Nội hay làm con của con mình trường-hợp nầy rất nhiều, do ái nịch bị sanh lộn kiếp.

Đứng về các bậc tín-ngưỡng hoặc cuồng-tín hay bậc tu-hành về Tôn- Giáo không phân biệt, miễn sao con người tự tín nơi Tôn-Giáo mình, tự tín-ngưỡng vào Thần Quyền mình, tự cuồng-tín nơi tâm-khảm mình, biết làm lành, biết xây-dựng tánh kiên-nhẫn, ăn ở thiện-căn đều đặng PHƯỚC-BÁO NHÂN THIÊN khỏi sa vào Ba Đường Ác như NGẠ- QUỶ GIỚI, SÚC-SANH GIỚI, ĐỊA-NGỤC MÔN. Nhưng căn bản ít sát sanh, vì sát sanh thường hay bị Loài-Ma đòi mạng chúng.

Bằng con người cúng-tế, sát hại Trâu-Bò-Gà-Vịt, Dê-Cừu cầu lấy phước-báo khó đặng kết-quả thoát-sanh, lại thêm vào một đường dây nghiệt quả, đây là lời nói thật, vì sao?

Vì TA đã từng nhập vào Chánh-Định, đã từng gặp các Chư-Thần ở Cõi- Trời hay cứu giúp Nhân-Gian, từ Thần Hoàng đến Thần-Miếu qua Thần Thánh lại Thánh Quân cùng Thánh-Mẫu thảy đều phàn nàn, phiền trách với Ta rằng: 

“Kính thưa Thiền-Sư, chúng tôi toàn Chánh-Trực Quang-Minh Thần, chúng tôi không thiếu chi món ẨM-THỰC hương vị ngạt ngào cao quý, thanh-thoát thơm tho. Chúng tôi thấy dương-gian gây tạo ác- nghiệp, nên có ác-căn tai nạn xảy đến cho họ liên miên. Họ lại có lòng Thờ-Phụng cung kính van cầu chúng tôi, chúng tôi động lòng ra tay cứu độ cho họ thoát khỏi tai ách. 

Mỗi lần chúng tôi giáng trần, đến nơi Đình-Miễu thì hỡi ơi! Trước mặt chúng tôi họ đặt rất nhiều Xác-Chết, thiêu-đốt-luộc-quay. Chúng tôi làm sao nói đặng? Đứng nơi lòng thành hòa lẫn ác-nghiệp, buộc tình chúng tôi cứu nạn với lòng thành. Con người họ vì tục lệ, họ vì ưa thích nên họ tưởng chúng tôi ưa thích gà, vịt, heo quay, bò tái, rượu nếp, canh xôi, thật ra chẳng biết nói sao hơn, việc đó chưa phải Tín- Chủ mà bọn Tế Lễ tham ăn dục lợi thu góp, khiến con người phải làm như thế. Chúng tôi mong Thiền-Sư đương thời hạ-lai nầy, nói lên lời nói giúp chúng tôi khỏi phải mang tiếng Tế Thần bằng lối Sát-Sanh như vậy.” Thưa gởi xong liền Chầu trời (Đêm 30 tháng 9 Âm Lịch 1965).

Các ông cũng nên biết: Khi bậc đã có phước-Điền, có một đức tin làm lành thời có nơi chốn chứng minh, có Vị-Thánh đỡ đầu. Lúc lâm chung, TIỀM-THỨC bay bỗng lên hư-không, miệng liền niệm danh- hiệu Tôn-Giáo đức tin của mình như: Kính lạy Chúa, hay Kính Mong Thần hoặc Kính gặp Thánh tùy tùy mỗi con người tin mà phát hiện, liền khi đó có tia sáng HỒNG-QUANG về cõi Thần, có tia sáng THANH-QUANG về cõi Trời làm dân, có tia sáng BẠCH-QUANG về cõi Trời làm Quan, có tia sáng HUỲNH-QUANG về Tịnh Độ. Có lúc con người thật tốt nhưng chưa đặng đức tin vững, vừa lên đến hư- không, vui mừng đi dạo khắp Vũ-Trụ, nhưng không bao giờ thấy đặng các cõi, các cảnh-giới, đến sau tâm-thần bớt khoan-khoái lờ-đờ, khi tỉnh lúc mơ, nhớ đâu gặp đó, liền đến Thần-Hoàng Miếu-Võ mà ở liền trở thành Thần-Núi Nhân-Gian, hoặc gặp phải tia sáng đủ màu liền được về Nhân-Thế mà thai sanh con nhà giàu có để tu-hành. Trái lại, có bậc thật tốt nhưng quá chơi bời, đình-trà tửu điếm. Lúc sanh tiền bạn bè thân hữu nhiều nơi, thường vui chung cùng chúng bạn. Đến giai đoạn trên dạo chơi khắp nơi, liền đến chốn ca-xướng ăn chơi nhảy múa, liền nhập bọn ở nơi đó say-mê lâu ngày vẫn bị tấm màn bao phủ thụ thai sanh vào Súc-Sanh Giới, nếu lối chơi thanh-bai quý-phái Công-Đức cao dày thanh thoát thì đặng Thụ-Thai vào cõi Trời Lục- Dục-Thiên an hưởng.

Nói đến Chánh-Báo, các bậc tu-hành Hạnh-Nguyện từ nơi Chứng-Tri Đắc-Pháp CHÂN KHÔNG chưa tỏ rõ về nơi Sanh-Tử, một là cứ thọ- chấp Chân Không chạy theo KIẾN DỤC, Tăng Thượng tự xưng Thánh-Phật thì sau khi lâm-chung bị tội VÔ-GIÁN ĐỊA-NGỤC, vì sao? Vì Chân-Không nó có rất nhiều thứ lớp theo nhận-định, tùy Công-Năng sở-chứng của mỗi bậc, từ hàng Phàm-Phu đến Thánh-Tăng lớp lớp khó giải hết. Bậc thật tu, thật chứng mới tỏ rõ Công-Năng đối với các bậc tu rất đáng kể. Bậc sở-đắc Chân-Không biết giá trị nơi Chân-Không là quét dọn GIẢ TƯỞNG về với chính mình là TIỂU-NGÃ sáng soi ngàn phương để giác-ngộ, đó gọi là:

BỒ- TÁT SOI KHẮP NGÀN PHƯƠNG.

Kẻ Ngoại-Giáo, người tham-vọng khi xem những bộ kinh của Thiền- Sư như: KINH LIỄU-NGỘ ĐỐN MÔN, học thuộc hiểu mới sơ qua vội chấp KHÔNG, cho tất cả Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới đều KHÔNG, cho vạn-pháp di chuyển Chánh-Báo Thọ-Báo thảy đều KHÔNG, cho tất cả Chư-Phật cùng Bồ-Tát Nguyện, Bồ-Tát Hạnh đều KHÔNG, cho tất cả sự tu hành, diễn tiến Phật-Quốc Tịnh-Độ đến Bát- Đại Niết-Bàn đều KHÔNG, do nơi không trụ không mà theo Kiến-Dục, ngôn ngữ TÀ KIẾN, tự xưng Như-Lai, tự xưng Phật làm cho một số con người phải lầm lạc, làm cho một số con người Ngạo- Mạn, làm cho một số con người Ngoại-Giáo sa vào Vô-Gián.

Nào họ có biết con người đối với Vũ-Trụ, con người phải hiểu biết Vũ- Trụ từng ly, từng tí, từng lớp, từng lang, từng nơi Tu-Chứng của các vị Bồ-Tát, từng sự lầm lạc của Nhân-Sanh, Tiên-Đạo, Thần Đạo Sanh cùng với Tánh-Chất Hóa-Sanh nơi Vũ-Trụ, nơi Như-Lai Tạng và Tánh-Chất Hóa-Chất của hàng Tiên-Thần đến Nhân-Loại, tất cả con-người phải có đầy đủ Khả-Năng kiến-tạo, Công-Năng vượt qua các trở ngại, vượt qua những gì chưa hiểu biết đặng biết, những gì chưa Ngộ đặng Ngộ, những gì chưa Nhập đặng Nhập, đó chính lẽ dĩ nhiên nó phải như thế. Từ khi con người Hiểu thì nó Hiểu chớ chưa phải Biết, đến lúc Biết thì Biết chớ chưa phải Thật Biết, từ lời Khai- Thị để Hiểu đặng Biết chớ chưa phải Ngộ-Nhập.

Thứ nhất giữa thời Hạ-Lai lạc pháp nầy, bọn chúng làm cho Đạo-Phật bị đánh giá do bởi chúng đem Đạo-Phật theo nơi hiểu biết quá tầm thường của chúng làm cho con người ngỡ Đạo-Phật TIÊU-CỰC, ngỡ Đạo-Phật MÊ-TÍN, ngỡ Đạo Phật CHÁNH-TRỊ, có phải chúng hiểu biết thấp kém, lòng tham nơi chúng đầy GIẢ-TƯỞNG nên mới tranh- giành nhỏ nhen hư-vọng phải sa vào nơi Chánh Trị chăng? Đến ngày lâm-chung hậu quả của Thể-Chất Tánh-Chất nơi nó như thế nào nó phải Bị-Sanh vào nơi chúng tạo mà sa-đọa vào ĐỊA-NGỤC VÔ- GIÁN. 

BẬC THÁNH TĂNG THOÁT SANH NHƯ THẾ NÀO?

 

Bậc chuyên-chính giúp đỡ cho con người không cầu-báo, đi trong cái KHỔ đặng an-vui vì cốt thật biết cái Khổ của con người nên chi bậc nầy không thấy Khổ. Bậc nầy thường tìm nơi bệnh-tật ngăn chấp, bệnh-tật lười trễ, bệnh tật nằm yên, bệnh tật Tham-Vọng, bệnh tật GIẢ-TƯỞNG, bệnh tật bảo-thủ, nên chi lúc đau-đớn bệnh tật bậc nầy tìm không ra nơi bệnh-tật đau đớn, trở thành thấy mình không có bệnh. Bậc nầy chuyên-chú vào nơi hiểu-biết tăng-trưởng hằng ngày, nhìn đến sự khai-thông là một nền tảng trẻ trung mới lạ nhất, nên chi không tìm đặng chỗ LÃO nơi mình. Bậc nầy thật biết tỏ rõ con người đua chạy theo KHỞI SANH Bị-Diệt trong Giả Tưởng lìa bỏ TIỂU-NGÃ Thể-Tánh để tu-hành nhiếp thu Giả-Tưởng thật biết giả-tưởng là NGHIỆP Cấu-Tạo Sanh-Tử, khi bậc nầy rõ đặng khỏi lầm lẫn CHỨNG VÔ-SANH, về với TIỂU-NGÃ, bậc nầy tu theo BÁT-NHÃ lấy Bát Nhã cốt nương theo VÔ NGÃ về với CHÂN-NGÃ gọi là ĐẠI- NGÃ chứng-tri rốt ráo, biết tỏ rõ Sanh-Tử Thọ Báo Chánh Báo nó như thế nào rành mạch, gọi là: Giải-Quyết SANH, TỬ, BỆNH, LÃO, KHỔ Chánh-Giác.

Mục tiêu của THÁNH-TĂNG trọn vẹn có bấy nhiêu đó, nên chi từ bậc Sở-Đắc Chân-Không Sơ-Trụ Bồ-Tát dù cho có Thoát-Sanh như thế nào chăng cũng là: ĐỘ SANH.

Từ bậc Sơ-Trụ Bồ-Tát trở lên, từ Hạnh-Nguyện Hành-Dụng Nhiếp- Thâu LỤC-ĐẠO sự thoát sanh ít nhất có Ba Kiếp THƯỢNG SANH về Cõi trên như: Cõi Trời, Cõi Tiên, Thần, tùy thuận mà Thượng-Sanh, đến Ba Kiếp HẠ-LỢI thoát sanh về Cõi dưới như: A-Tu-La, Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh, Bồ-Tát vòng quanh Lục-Đạo trong Sáu kiếp, khi nhiếp-thu Lục-Đạo rốt ráo mới Chứng-Tri Đại Bồ-Tát, đến kiếp thứ Bảy, Bồ-Tát thành tựu Tịnh-Độ Bồ-Tát. Kiếp thứ Tám và kiếp thứ Chín Chứng-Tri Bồ-Tát Nhất Sanh Bổn Xứ thành Phật, đến kiếp Bồ-Tát thành Phật là chính kiếp thứ Mười, từ kiếp thứ Chín có câu:

THƯỢNG-SANH ĐÂU-XUẤT TÔN

HẠ-LAI VÔ-THƯỢNG ĐẲNG

Thiền-Sư vừa nói đến đây nhìn chúng tôi, Thiền-Sư trầm lặng chốc lát nói tiếp:

“Các ông đang nghe những lời Tôi nói rất chân thật, các ông chớ nên nản-chí, đối với việc Đời, khi các ông xây cất mỗi một cái nhà nó cũng phải đầy đủ cửa lớn, cửa nhỏ, nơi tắm, nhà bếp đến chỗ nơi để đại tiện không thiếu sót mới thành đặng cái nhà. Còn về việc Đạo, việc khám phá Vũ-Trụ với con người cũng phải tỏ rõ tỉ-mĩ mới đoạt đến mục-đích hoàn mỹ, chớ chẳng nhẻ mới biết qua thô sơ đơn-giản mà đã gọi là làm chủ Vũ-Trụ sao? Khi bậc đã Vô-Thượng-Đẳng thời không còn chỗ phân-biệt Vũ-Trụ với con người hoàn toàn Chánh-Giác, đó mới gọi là NHẤT THỂ.

Từ nơi Sơ-Trụ Bồ-Tát thoát sanh Ba kiếp THƯỢNG SANH hay HẠ- LỢI nó tùy thuộc nơi Bồ-Tát tu theo Đạo-Hạnh, Bồ-Tát Đạo-Hạnh NHÂN-THIÊN thời thoát sanh Thượng Sanh trước. Bằng Bồ-Tát Đạo-Hạnh Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh thời thoát sanh HẠ-LỢI trước. Từ Hạ- Lợi hay Thượng-Sanh Bồ-Tát phải hành-thâm nhiếp-độ cho tỏ rõ mới bất-thối chuyển, nếu chưa triệt thấu thì Bồ-Tát thường bị Thối Chuyển hoặc chạy theo Tà-Kiến thoát sanh mơ màng không tìm đặng lối thoát.

Khi Sở-Đắc CHÂN-KHÔNG phải tu Hạnh Bồ-Tát, phát Đại-Nguyện gọi là Bồ-Tát-Nguyện, lập Đạo-Hạnh gọi là Bồ-Tát Hạnh, thi hành Hạnh-Nguyện tu Bồ-Tát mới đặng tâm không nhiễm trước gọi là Sơ- Trụ Bồ-Tát. Bậc Sơ-Trụ Tâm không nhiễm vạn pháp, nhưng chưa biết sử-dụng vạn pháp thành thử mới thực hành trong Sáu-Kiếp cốt nhiếp-thu Lục-Đạo mà tận-Giác Lục-Đạo, chừng đó mới tỏ rõ tỉ-mỉ Sanh-Tử Luân-Hồi, Sanh-Tử chính là một sợi dây thuyên-diễn BỆNH-LÃO- KHỔ vậy.

Bồ-Tát Sơ-Trụ chứng-tri. Trước ngày Lâm-Chung Bồ-Tát thường hay biết trước, vì sao? Vì hằng ngày Bồ Tát quán thấy ở trên đời, làm kiếp con người quá ư cực khổ, con người lối sống giả-tạo, vạn-pháp thực hư, nhân tình ít thích hợp với tâm-khảm của Bồ-Tát, Bồ-Tát kiên cố nhẫn-nại, kiên cố nhiếp-thâu cho rồi lấy một kiếp, Bồ-Tát quán các Cõi, quán Niết-Bàn, quán thân Tứ-Đại Giả-Hợp, Bồ-Tát lại nhớ Hỷ- Xả nương theo Bát-Nhã tu tập. Có Bồ-Tát cố-định Trường-Trai cốt thanh-tịnh ẫm thực. Bồ-Tát an lành bằng lối giúp đỡ cho con người chỉ-dạy cho con người được hiểu biết Đạo-Phật. Bồ-Tát Tu Hạnh ĐẦU-ĐÀ, tu hạnh NHẪN-NHỤC, tu-hạnh LỄ-BÁI CUNG KÍNH tất cả Tam-Thế Phật, Bồ-Tát nhận lấy Nghịch-Cảnh giúp cho con người được an-nhàn, Bồ-Tát không sợ lời xâm-xĩa, lời mắng nhiếc miễm làm sao sự xâm xĩa, mắng nhiếc kia không vào tâm của Bồ-Tát sân- hận, thù hằn là Bồ-Tát an vui đứng nhất. Nói đến Hạnh-Nguyện nơi Bồ-Tát thật vô kể, vì Bồ-Tát tùy mỗi vị thi hành hạnh-nguyện, chung lại Bồ-Tát mong thành Phật phải thực hành VẠN-HẠNH NHIẾP- THU mới đến Bất-Thối Bồ-Tát, đến khi Bồ-Tát thành Phật phải thực hành VẠN-TƯỚNG mới thành Phật, các Ông nên nhớ.

Lúc Lâm-Chung Bồ-Tát Sơ-Trụ tùy theo Hạnh-Nguyện Bồ-Tát mà Bồ-Tát thoát sanh, nếu Bồ-Tát Đạo-Hạnh khang-trang liền có mùi thơm ngào-ngạt tất cả thảy đều vắng lặng, Bồ-Tát nhìn thấy tia sáng, sau tỏa khắp phòng hoặc giả Cốc hay tịnh-xá, Bồ-Tát liền đặng thoát sanh lên cõi trên như các Cõi Trời chẳng hạn. Đến khi đặng sanh, Bồ- Tát sanh vào nhà Dân-Thiên hay nhà Quan-Thiên hoặc nhà quý-tộc hoàng-gia tùy theo Công-Đức Bồ Tát mà thành tựu.

Bồ-Tát chưa biết đặng chính mình ở đâu lai sanh nơi nầy, tại sao mình đặng sanh hay bị sanh vào nhà dân giả. Vì sao? Vì Bồ-Tát đặng thoát sanh lên đến Cung-Trời liền được tiếp vận với TIỂU-NGÃ THIÊN- NGÃ còn Nhân-Ngã trả về Nhân-Ngã để cho VÍA DẠI gìn giữ theo như trên đã nói.

Khi bấy giờ Bồ-Tát, tâm thần sáng sủa nhìn đến sự sung sướng không bền vững, Bồ-Tát được cha mẹ mến yêu, được trải hoa để Bồ-Tát yên nghỉ, được Ẫm-Thực cao-lương mỹ-vị, đặng y áo Gấm Tố-Thiên, được tắm bằng nước BẠCH HƯƠNG THỦY. Đặng Thiên-Nữ chăm sóc mang hài HUỲNH-LONG, được chư thiên yêu-quí. Bồ-Tát đương nhiên chưa thỏa-mãn, chưa đặng lẽ sống khoan khoái nơi lòng, Bồ-Tát thường tụ tập chư Thiên, thường nói năng giúp chư thiên những điều cao quí. Đến một thời nào đó Bồ-Tát phải nguyện NIỆM-PHẬT, NIỆM-PHÁP, NIỆM-TĂNG tu trì chuyên ròng thuyết-pháp. Nên nhớ rằng: Bồ-Tát một khi nhất tâm tinh-tấn được sanh vào cõi tu-trì trong Mười Tám từng Trời ở Cõi-Thiên. Đó gọi là Bồ-Tát Tinh-Tấn, đứng thứ nhất trong hàng Sơ-Trụ Bồ-Tát.

Bằng có Bồ-Tát được thoát sanh lên Cõi-Trời sung-sướng, đờn ca sáo thổi cùng với Thiên-Nữ múa hát đắm say, chạy theo Ngũ-Dục mãi chơi bời, đôi lúc thấy lòng mình chưa toại nguyện, bày thêm nhiều cuộc vui say, nó cứ thế mãi, sau mãn phần một kiếp trở lại HẠ-LỢI thoát-sanh vào SÚC-SANH GIỚI mà thi-hành Hạnh Nguyện, đến một hoặc hai kiếp, tùy thuận hợp hóa nơi nguyện mới Tái-Sanh, nói đến chủ yếu của Bồ-Tát, Bồ-Tát phải đầy đủ tỏ rõ nhiếp-thu LỤC-ĐẠO, khi Bồ-Tát thực-hành nhiếp-thu Lục-Đạo, đó chính là pháp-môn LỤC-TỰ DI-ĐÀ, pháp-môn Lục-Tự Di-Đà sở-đắc hoàn-mỹ đương- nhiên Bất-Thối, gọi là BẤT-THỐI BỒ-TÁT.

Đối với bậc Sơ-Trụ đến bậc Bất Thối cùng chư Phật, khi lai phàm vẫn Giả-Mê để Đồng-Hành, Đồng-Sự, Đồng-Ngôn cùng Đồng-Đẳng. Đến một thời nào đó Bồ-Tát Phát-Nguyện tu-hành lần tiến đến mức mình đã sở đắc từ ngàn xưa.” 

Thiền-Sư nói đến đây căn-dặn chúng tôi hai, ba lần Ngài nói: 

“Khi bậc Bồ-Tát Giả-Mê rất mau ĐỐN-NGỘ của mức Bồ-Tát Đốn- Ngộ. Qua đến giai-đoạn chưa đặng ngộ của thời trước thường hay dừng trụ, giai đoạn nầy phát sanh ra nhiều Tự-Ngã, nhiều ngạo-mạn, nhiều lầm tưởng mà chấp-trụ. Bồ-Tát nên Phát Tâm DŨNG-MÃNH NGUYỆN trọn kiếp Cúng-Dường Tam-Thế, tinh-tiến không dừng trụ, thì nó liền qua cơn Thọ-Ngã, qua cơn Ngạo-Mạn, qua cơn lầm tưởng đến mức Bất -Thối.

Bậc Bất-Thối Lục-Đạo tỏ thông, lục-đạo viên-đạt, biện-tài Vô-Ngại, đạo-hạnh dung-minh. Bậc nầy tỏ rõ đường đi lối về của con-Người chạy theo Lục-Đạo, làm con đường thay đổi, di chuyển gọi là SỐNG CHẾT, mang lấy Cá-Tánh, gìn giữ Cá-Nhân cho mình hiểu biết, ưa thích dạy đời, hơn là chính mình phải học trùm khắp phải bị Sanh-Tử trong Lục-Đạo. Do đó nên Thân-Tâm Bất-Thối chuyển, được gọi là BẤT-THỐI BỒ-TÁT.

Bậc Bất-Thối. Khi thoát sanh lâm chung bậc nầy đang bệnh nằm nơi giường, bậc nầy lúc Chết vẫn chưa biết mình ĐÃ CHẾT. Tiềm-Thức (hồn) ngỡ mình đang còn sống, thân mình nhẹ nhàng khỏe khoắn hết bệnh, nhìn thấy Tứ-Chúng ra vào lễ bái như thường lệ. Nếu là Cư- Nhân vẫn thấy Gia-Đình sinh sống như lúc bình thường. Đến bảy ngày sau, đương nhiên được biết mình Chết, nếu bậc bước vào Bất-Thối tuyệt đỉnh, bậc nầy an-nhiên không còn TẬP-KHÍ, không còn ÁI-NHIỄM bước ra đi dạo khắp các Cảnh-Giới, giao du các TỊNH-ĐỘ, lễ bái A-DI-ĐÀ, một là an-trú Tịnh-Độ, hai là phát Đại- Nguyện Lai-Trần, nếu lai trần xuống đặng làm vua minh-chánh, làm Quan Đại-Triều, làm Lãnh-Tụ cứu nước, cứu dân an lành, giải khổ ách nô lệ. Bậc nầy dù tái sanh nơi nào trong Lục-Đạo cũng đặng làm Thủ- lãnh cứu nguy, chớ không bao giờ làm thường dân cả, vì sao phải làm Vua hoặc làm Lãnh-Tụ? Vì có làm Vua hay làm Lãnh-Tụ sau nầy mới có Trang-Nghiêm thành Phật, trước tiên làm Chủ giúp Dân, sau làm Chủ Vũ-Trụ, đó chính là lẽ đương nhiên nó phải như thế. 
Bậc Bất-Thối khi Tái Phàm nó đã có sẵn CHỦ-ĐÍCH TIN-VÂNG vào Kinh-Điển, vào mục đích nơi mình đang đi, đang thực-hành. Như nhất khi vào một Pháp-Môn nào để tu trì thì đã có sẵn lập trường cao quí nhất là Tin nơi Pháp-Môn, quí Pháp-Môn đã có sẵn đức-tánh Bất-Thối chuyển.

Còn nói đến ĐẠI BỒ-TÁT, thật khó nghĩ bàn, khi bậc Đại-Bồ-Tát giả mê, bất khả Thượng-Hạ thảy đều học hỏi tu-hành, không vì bạn bè mà không học, không vì kẻ giai-cấp nghèo nàn mà không học. Tự-Tôn cao quí bậc THẦY, tự-trọng thân-hữu bạn, tự mến thương giai-cấp mà tự mến. Bậc ĐẠI-BỒ-TÁT tất cả công việc chư Phật đã thi-hành ngày nay Đại-Bồ-Tát phải làm, Đại-Bồ-Tát thu gọn tất cả những gì còn thiếu sót, những gì a-tăng-kỳ kiếp chưa làm đến nay Đại-Bồ-Tát phải làm. Đại-Bồ-Tát nhìn biết những môn Bồ-Tát chưa làm, bằng tánh-chất thua kém, bằng ý-chí chưa rộng, bằng Lề-Lối biếng-trễ, bằng đối xử với mọi người chưa chân thật đang còn chênh lệch nhau, nay Đại-Bồ-Tát phải thực-hành không thiếu sót.

Vị Đại Bồ-Tát chưa bao giờ suy nghĩ việc nơi mình giúp đỡ rộng-hẹp, lớn-nhỏ đối với con người, hoặc Tâm-Tánh mình VÔ-NGẠI để mình đặng ngôi thứ Bồ-Tát. Do nơi không so tính hơn-thua rộng hẹp, lớn nhỏ đối với mọi người nên hóa-độ được KHỔ-ÁCH.

Đại Bồ-Tát nhìn tất cả những hiện vật Vũ-Trụ đã hóa-sanh có tất cả hình-sắc, nếu kẻ nào nhìn thấy hình sắc nơi hiện vật, mà cho là Đã Biết, thì thật ra chưa biết chi cả, vì sao? Vì lúc nhìn những hiện-vật thấy đặng thực chất hóa-sanh ra nó mới thật là biết.

Có nhiều vị sống trong hình-tướng thứ vị hơn là sống nơi mức tiến hóa của con người. Nên chi Đại-Bồ-Tát sống theo nếp sống tiến hóa Vũ-Trụ, hơn là ở nơi Thứ-Vị của Bồ-Tát phải chịu nằm trong Vũ-Trụ Bị Sanh. Do lẽ ấy nên Đại Bồ-Tát không bao giờ suy-nghĩ mình là Đại Bồ-Tát, duy chỉ mục- đích thật biết tỏ rõ tất cả Động-Cơ và Phụ-Thuộc Cơ của Vũ-Trụ hóa- sanh Sơn-Hà Đại-Địa cùng vô số thế-giới, mỗi mỗi đều có mức Sống cùng lối sống khác biệt, nhưng đồng cái sống.

Đại Bồ-Tát không bao giờ cầu báo NIẾT-BÀN, cầu báo Tịnh-Độ các Cõi Chư Thiên-Tiên, vì Đại Bồ Tát thật-biết chính mình tạo những gì, chính mình có nơi đó chớ nào phải van xin cầu khẩn mới có, do biết NHƯ-TƯỚNG cùng NHẤT TƯỚNG mà tâm không bao giờ suy-nghĩ vẩn vơ, suy nghĩ mong đợi duy nhất Hạnh-Nguyện thực-thể mà đặng.

Đại Bồ-Tát khi Lâm-Chung cũng như thay nơi ở, tâm không quái-ngại, nên không có TẬP KHÍ. Lúc Tái Phàm hoặc tái sanh nơi nào tùy Đại Bồ-Tát đến nơi thai sanh mà Thị-Hiện tái sanh.

Bậc Đại Bồ-Tát NHẤT SANH BỔN-XỨ THÀNH PHẬT, khi Bồ-Tát Bất-Thối kiếp thứ Chín chưa tròn Hạnh-Nguyện đến chừng kiếp thứ Mười Hai mới thành Phật, vì phải tu trì đến mức Đại Bồ-Tát mới đặng Thọ-Ký Nhất Sanh Bổn-Xứ thành Phật.

Bậc NHẤT SANH BỔN-XỨ THÀNH PHẬT, bậc nầy đã tỏ rõ tỉ-mỉ tất cả vạn pháp di-chuyển thay đổi nơi nó như thế nào, đặng thành tựu ra sao. Từ Chủng-Tánh Chúng Sanh đến Chủng-Tánh Bồ-Tát, phân định giữa hai trạng thái cử-chỉ, đồng thời nơi Nghe- Thấy- Biết nó như thế nào thảy đều tỏ rõ thật biết rành mạch. Cũng như biết tỏ rõ tỉ mỉ Vũ-Trụ từ nơi THỂ-CHẤT, các chất nơi Vũ-Trụ hợp hóa ra sao, đặng hóa-sanh những gì, từ Sơn-Hà Đại-Địa đến Nhân-Sinh, Thiên-Sanh thảy đều biết rõ nơi thọ-chấp thứ bậc thành hình vậy.

Bậc nầy khi Lâm-Chung, đã biết trước rõ-ràng tỉ-mỉ, bậc nầy định hướng nơi an trú để sau Hạ-Lai thành Phật. Bậc nầy lại sửa soạn quét dọn an bài đâu đó trước ba tháng hoặc bảy tháng mới Lâm-Chung. Bậc nầy trước khi thoát sanh đã căn dặn tất cả Tín-Chúng từ cử chỉ đến sự hệ trọng trên con đường Giải-Thoát. Nhưng bậc nầy chưa biết sau nầy chính mình Hạ-Lai trong một nước nào, vì sao? Vì dưới mắt bậc NHẤT SANH BỔN-XỨ, nước nào cũng bình-đẳng như nhau nên chưa lưu-tâm đến. Đến ngày Lâm-Chung, đến phút Lâm-Chung Chư Phật nghìn phương đồng đứng lên Thọ-Ký “NHẤT SANH BỔN XỨ THÀNH PHẬT .”  Thiền-Sư vừa nói đến đây trời cũng về chiều, số người cùng Thiền-Sư ra về, mối tình cao cả Thiền-Sư đã nói, anh em tâm niệm cảm kích vô cùng khó tả.

 

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH CON NGƯỜI VỚI VŨ TRỤ

 

Khi Con-Người đã nhận định được Vũ-Trụ với Con Người, thì con người mới biết đặng trong tập nầy quí vô-giá, vì sao? Vì đứng trước quân minh, không có Đối Tượng một Tôn-Giáo nào, một Khoa Học, Triết-Học hay một Chế- Độ nào để nói lên sự thật của Đạo-Phật trong căn-bản đưa con người biết nhận-định giá trị nơi chính mình, biết Bản-Năng cùng Khả-Năng lý-trí của con người, biết con-người có tương-quan với Vũ-Trụ biết được chính-mình là ỨNG THÂN ĐẠI- DIỆN CHO VŨ-TRỤ, biết được mình là Động-Cơ phơi bày những món gì Vũ-Trụ đã có sẵn, nay con người có Bổn Phận trách nhiệm phô-trương phơi-bày ra tất cả sự thật. Cho nên Vũ-Trụ đối với Con Người. Con người còn tiến bộ lên gấp vạn lần hiện nay Vũ-Trụ đã biết nó như thế.

Chưa hẳn Con Người đứng về tinh thần, chưa tin hẳn về ĐẠO-PHẬT, chỉ vì chưa có bậc khai sáng để cho con người đặng nhận chân, đem đến cho con người có một nguồn sữa tươi Tin-Vâng Bất Tận. Do đó mà hiện nay mới Lạc-Pháp sắp tắt nguồn sữa thời con người đang mong muốn háo danh. Thời hiện tại con người không còn háo danh nữa mà con người đang tìm nguồn sống mới, nguồn SỐNG MỚI ấy là Thực-Tại Hưởng Thực-Tại, Đạo-Phật nói lên tất cả sự thật trong thực- tại. Thực-Tại đó phải thực hành mới hưởng thực tại. ĐẠO-PHẬT dùng mắt NHÃN-TẠNG quân-minh đưa con người biết quan-sát mới phương tiện lập Pháp-Môn THIỀN. Đạo-Phật thấy con người thường ĐỐI-TƯỢNG nên đạo-Phật bảo Lìa-Ngã cùng Sở-Ngã. Đạo Phật biết sống riêng rẽ từng người, từng khối nên Đạo Phật mới dạy, Hành- Thâm Pháp-Giới, nhiếp độ chúng-sanh tánh. Đạo-Phật thấy con người tham của hay cướp giựt giành-xé nhau nên dạy: Các Pháp như Huyển, nên Từ-Bi Hỷ-Xả tha thứ cho nhau, chỉ điểm NHÂN-QUẢ, chứng tỏ lãnh chất gì thời chịu lấy chất đó, đặng chất chi hưởng-chất đó. Đạo- Phật chỉ-dạy, diễn giải toàn là tháo-gỡ từ đường kim đến sợi chỉ của những sự rối ren con Người lần đưa con người khám phá Vũ-Trụ, cốt để con người nhận-định được Vũ Trụ với Con Người mà Giác-Ngộ.

Đạo-Phật từng phân-định con người theo trình-độ nhận-định đúng sai, sai đúng nên mới có sự Tu-Chứng từng bậc như: Thinh-Văn, Duyên- Giác, A-La-Hán cho đến Bồ-Tát cùng Phật nữa. Đến chừng Tín-Chúng tự cho mình là: Thinh-Văn, Duyên-Giác, A-La-Hán hay Bích-Chi hoặc Bồ-Tát đến danh hiệu Phật. Thì Đạo-Phật nói: Nếu con người nhận-định mình là Bồ-Tát hay Phật thì chưa phải Bồ-Tát hoặc Phật, vì sao? Vì mục đích Đạo-Phật đưa giác-ngộ Vũ-Trụ với con người, chớ chưa phải Đạo-Phật đưa mình đặng thứ vị Bồ-Tát hay Phật nên chi Đạo-Phật mới nói những lời trên. Đạo-Phật dạy con người lần bước tiến để nhận định đặng Vũ-Trụ nên Đức Bổn-Sư, Ứng-Thân Tất- Đạt-Đa, giảng giải 49 năm cốt đem con người Liễu-Ngộ, con người lầm tưởng lời thuyết ấy là chủ-đích, nên Ngài nói: “TA KHÔNG BAO GIỜ THUYẾT-PHÁP hay câu NGÓN TAY TA CHỈ CHÂN-LÝ, CHỚ CHẲNG-PHẢI NGÓN TAY TA LÀ CHÂN-LÝ.” Có phải Đạo-Phật đưa từng lớp con người Khám-Phá Vũ-Trụ chăng? 
HỘI THƯỢNG, ngày 8 tháng 7 Đinh -Tỵ
(Tức ngày 22-8-1977)

 

 

                          TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

 

MỤC-LỤC

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH VŨ TRỤ VỚI CON NGƯỜI. 1

TÓM LƯỢC.. 9

BẢN NĂNG KHẢ NĂNG CONNGƯỜI. 12

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI. 15

DƯỚI MẮT THIỀN SƯ ĐỐI VỚI VŨ TRỤ.. 19

VŨ-TRỤ LÀ MỘT KHO TẠNG HÀM CHỨA.. 42

VŨ TRỤ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI. 44

THỂ CHẤT CÙNG TIỂU NGÃ GIẢ TƯỞNG ĐỒNG NHẤT.. 57

TIỂU NGÃ CỦA CÁC ÔNG TRẢI KHẮP VŨ TRỤ.. 63

XUẤT ĐỊNH NHẬP CẢNH TÙY THUẬN THEO TIỂU NGÃ.. 65

THỂ CHẤT TÁNH CHẤT NGUYÊN TINH NHƯ THẾ NÀO?.. 69

BẬC THÁNH TĂNG THOÁT SANH NHƯ THẾ NÀO?. 91

DƯỚI SỰ NHẬN ĐỊNH CON NGƯỜI VỚI VŨ TRỤ.. 101

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishFrenchGermanVietnamese